

Dịch lý và Tính Mệnh
#391
Gửi vào 23/01/2015 - 22:39
Thanked by 2 Members:
|
|
#392
Gửi vào 23/01/2015 - 23:05
"Đông phương sắc xanh .... thuộc về số là số Tám" - mùa xuân ứng tháng 1, 2.
"Nam phương sắc đỏ .... thuộc về số là số Bảy" - mùa hạ ứng tháng 4, 5
"Trung ương sắc vàng ... thuộc về số là số Năm" - Thổ vượng cuối bốn mùa ứng tháng 3, 6, 9, 12.
"Tây phương sắc trắng ... thuộc về số là số Chín" - mùa thu ứng tháng 7, 8.
" Bắc phương sắc đen ... thuộc về số là số Sáu" - mùa đông ứng tháng 10, 11.
Hà Đồ
Như vậy Hà Đồ có thể ứng phương thời chăng ?
Quán Hà Đồ sẽ thấy Lạc Thư - làm sao thấy đây, làm sao thấy đây ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#393
Gửi vào 24/01/2015 - 06:27
Số nằm theo phương vị, ví dụ 38 mộc, là đặc tính ngũ hành của vạn vật ở phương thời đó mang tính mộc. Một ngày là buổi sớm, một năm là mùa xuân.
Thanked by 1 Member:
|
|
#394
Gửi vào 24/01/2015 - 09:49
PhapVan, on 23/01/2015 - 23:05, said:
"
Hà Đồ
Như vậy Hà Đồ có thể ứng phương thời chăng ?
Quán Hà Đồ sẽ thấy Lạc Thư - làm sao thấy đây, làm sao thấy đây ?
Đạo lý của Hà đồ Hậu kỳ thân nhi thân tiên, Ngoại kỳ thân nhi thân tồn.
Lễu mệnh thấy đạo là dụng
Liễu tính thấy thể là Tâm
Quán Không-thời cũng là một Pháp tu
Chúc cụ PhapVan sớm đắc Pháp !
Thanked by 1 Member:
|
|
#395
Gửi vào 24/01/2015 - 10:28
Albert Einstein nói "God always takes the simplest way"
Cứ nghĩ chân lý thường đơn giản, hóa ra phức tạp quá nhỉ. Thế này nông dân như e chỉ biết khóc thầm!?
Thanked by 1 Member:
|
|
#396
Gửi vào 24/01/2015 - 11:07
Không có không thì vạn vật chẳng thể sinh hóa, vũ trụ chẳng thể cân bằng
Không là vòng tròn, giống như thần tiên ẩn hiện khó lường
Không là giáp, là khớp nối của mọi chu trình chuyển hóa trong trời đất, tùy theo thời gian và không gian cụ thể mà 0 có lúc hiện ra, có lúc ẩn đi (độn mất).
Không chính là nguyên thủy vô vật.
Phật gia gọi vòng tròn này (0) là Giác, đạo gia gọi là kim đơn, nho gia gọi làThái cực.
Đại đạo tự nhiên Ngũ Hành Bất Thuận Hành, Long tòng hỏa lý xuất, Ngũ Hành điên đảo thuật, Hổ hướng Thủy trung sinh.
- Theo đạo lý "Thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư Vô" thì 0 ắt phải có trước rồi mới đến 123456789.
- Lại theo đạo lý nên có Nhất sinh nhị, nhị sinh Tam, tam sinh chu thiên, chu thiên hóa Vạn, vạn sinh ức, ức quy về Nhất. Tóm gọn thể hiện cái đạo 1 là vạn lý, vạn lý là 1.
Từ 00 > 99, từ 01 >100 ứng hợp với cuộc đời con người trải đủ Ngũ (đức) Vận, Thập Can.
Hợp cục 2 số từ 00 tới 05 theo ngũ hành điên đảo tự nhiên hữu sinh vô khắc, 00 hợp thủy đức, 01 hợp kim đức, 02 hợp thổ đức, 03 hợp hỏa đức, 04 hợp mộc đức, 05 hợp thủy đức, mở đầu là Thủy mà kết thúc cũng là Thủy, ẩn hiện cái đạo vô thủy vô chung, chẳng đầu cuối. Vô 0 đến chỗ không cùng là 010 (100) tức là 0+1+0 bằng 1, tức là lại quay về tới con 01, cứ luân lưu như vậy cho tới vô cùng. Không là nhất mà nhất cũng là không, vô cực 0 mà cũng là thái cực.
Chứng nhất Thái cực là Vô cực
Tự nhiên tri túc hà Thời túc.
- 0 chính là con số siêu xuất Thiên Địa, đầu mối của ngũ hành, chúng diệu chi môn.
- Kim đan, hạt Xá Lị, thái cực, hư hợp đạo hóa 0 (vô) mà thực cũng là nhất, nhất tâm cũng là vô tâm.
Mục đích tu luyện để không trong tam giới, ra ngoài ngũ hành ắt phải ngược dòng hóa sinh, từ Ngũ hành điên đảo, dựa vào Tâm không mà hạ thủ đạt khế hợp với TỰ NHIÊN.
p/s: vovivo có cái nhìn hơi trái khoáy so với lẽ thường, mong các đạo hữu không chấp.
Thanked by 2 Members:
|
|
#397
Gửi vào 24/01/2015 - 17:33
Thanked by 1 Member:
|
|
#398
Gửi vào 24/01/2015 - 18:25
Thanked by 2 Members:
|
|
#399
Gửi vào 24/01/2015 - 20:24
0 cũng như 1,2,3...,9 ;là 1 trong những con số đếm ,có gì mà siêu xuất thiên địa !Siêu xuất thì đã không có tên!Tư duy phàm nhân không thể không dùng ngôn ngữ văn tự để diễn bày ,hởi ơi !lý giải cho nhiều càng xa chân lý !
"Không" đâu phải số 0 đâu bạn ơi !
Sửa bởi pvcpvcp: 24/01/2015 - 20:41
Thanked by 1 Member:
|
|
#400
Gửi vào 24/01/2015 - 21:24
Thanked by 3 Members:
|
|
#401
Gửi vào 24/01/2015 - 21:54
Thanked by 1 Member:
|
|
#402
Gửi vào 24/01/2015 - 22:08
Cụ ankhoa chắc họ mạc gần xa với cụ Mạc Đĩnh Chi thì phải, đồn rằng một lần đi qua cái bia cổ trong khi nước lụt tràn vào dâng lên nhanh quá mà phải đọc hết chữ trên bia đang bị ngập, thế là cụ Mạc Đĩnh Chi liền đọc ngược từ dưới đọc lên, nên sự việc liền hết sức đơn giản.
Vậy thử hỏi kẻ phàm phu cứ theo chiều thuận (thuận hành) mà đọc từ trên xuống thì thế nào?
Thanked by 2 Members:
|
|
#403
Gửi vào 24/01/2015 - 22:56
vovivo, on 24/01/2015 - 22:08, said:
Cụ ankhoa chắc họ mạc gần xa với cụ Mạc Đĩnh Chi thì phải, đồn rằng một lần đi qua cái bia cổ trong khi nước lụt tràn vào dâng lên nhanh quá mà phải đọc hết chữ trên bia đang bị ngập, thế là cụ Mạc Đĩnh Chi liền đọc ngược từ dưới đọc lên, nên sự việc liền hết sức đơn giản.
Vậy thử hỏi kẻ phàm phu cứ theo chiều thuận (thuận hành) mà đọc từ trên xuống thì thế nào?
Đức Thánh Khổng còn phải tự trách mình vì nhận định chủ quan qua câu chuyện sau :
CÂU CHUYỆN VỀ NỒI CƠM :
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Thời Đông Chu bên Tàu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ...
Thầy trò Khổng Tử trên đường từ Lỗ sang Tề cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng "cộp" từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thì thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ ... Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh ... rồi từ từ đưa cơm lên miệng ...
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của người thầy. Khổng Tử thở dài, ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi! Học trò giỏi nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!"
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ ...
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: "Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước ...
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ! Thầy nhớ đến cha mẹ thầy... cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nên ạ!"
Khổng Tử lại nói: "Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?"
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch."
Khổng Tử hỏi: "Tại sao?"
Nhan Hồi thưa: "Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi ... nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em... Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi ... bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!"
Thanked by 2 Members:
|
|
#404
Gửi vào 25/01/2015 - 08:59
ankhoa, on 24/01/2015 - 18:25, said:
Bác này đố vui, 87.
@vovivo:
Bác vovivo có thử liên hệ Hà Lạc Tiên Hậu với tự nhiên chưa, có nhiều điều thú vị, thánh nhân xưa có thể nhờ quan sát tự nhiên tìm thấy quy luật nên mã hóa lại thành Hà Đồ và Tiên Tiên, Tiên Thiên dùng vạch đứt vạch liền biểu thị âm dương, đây không phải ngẫu nhiên mà là gợi ý/ một lần nữa xác nhận quy luật. Trình tự có Hà Đồ + Tiên Thiên rồi tới Lạc Thư đến Hậu Thiên, đây là quá trình có tính kế thừa, từ Tiên qua Hậu có quy luật hẳn hoi, một cái chỉ sự sinh, một cái chỉ dụng đúng theo lý Hà Đồ, thấy được điều này sẽ thấy thánh nhân xưa không lập thuyết mà chỉ mã hóa lại quy luật tự nhiên (xin lỗi không dùng từ "thuyết" vì bản thân chữ "thuyết" không mang tính chân lý). Muốn truy về gốc, nếu dùng lý giải của phái này phái kia, người này người nọ, ... e rằng khó kiểm chứng, nên chăng quay về tự nhiên? (Điều này tiểu sinh phải cảm ơn Bác Khongtuong vì trước đây có gợi ý quan trọng "5- Nguyên lý của Tiên thiên là gì, xây dựng dựa vào đâu? 6- Nguyên lý của Hậu thiên là gì, xây dựng do đâu? 7- Bát quá dựa trên nguyên lý tự nhiên nào?")
Vài lời linh tinh, nếu không hợp ý xin bỏ qua!
Hình như Bác vovivo là người quen?
Thanked by 3 Members:
|
|
#405
Gửi vào 25/01/2015 - 12:33
Có đạo hữu đã đi khắp đông tây mong lấy hình để liễu khí nhưng khó mà thỏa nguyện, giờ dỗi bỏ lên núi rồi.
Mời cụ Annhien thưởng tranh.
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












