Tôi gật gù: Ừ hén, chưa có con người thì làm gì có niệm của con người? Chưa có niệm của con người mà vẫn tồn tại trời (dương) đất (âm) đấy thôi => Câu nói: Âm dương vốn là cùng một thể, đó là đạo, sau đó do niệm của con người mới sinh ra Âm Dương là không đúng.
Dù con người khăng khăng niệm mãnh liệt rằng trái đất đứng yên và mặt trời quay quanh trái đất, thì cũng không thể làm thay đổi sự thật khách quan là trái đất quay quanh mặt trời.
Một người có thể dùng cường quyền để ép buộc người khác phải chấp nhận lý thuyết do anh ta/cô ta đưa ra, nhưng không thể dùng cường quyền để biến lý thuyết đó thành chân lý; Tương tự vậy, một người có thể dùng lời lẽ ngụy biện để thuyết phục người khác chấp nhận lý thuyết của mình, nhưng không thể dùng lời lẽ ngụy biện để biến lý thuyết đó thành chân lý. Lý thuyết do con người đưa ra có thể đúng cũng có thể sai, nghĩa là chân lý tồn tại hoàn toàn khách quan, không hề phụ thuộc vào con người.
Tôi thử lấy một ví dụ liên quan đến tử vi. Khi bạn theo học ông thầy A, ông ta khăng khăng sao X + sao Y = hoàn cảnh Z. Nhưng khi bạn sang học ông thầy B, ông ta lại khăng khăng sao X + sao Y = hoàn cảnh M. Sau đó lại sang học thầy C, rồi thầy D.v.v. Mỗi thầy đều đưa ra một sách nào đó làm căn cứ cho nhận định của mình và đưa ra cả các lá số để chứng minh nữa. Chúng ta nghe cái nào cũng có lý hết. Ồ, vậy thì chúng ta sẽ có hai hay nhiều chân lý chăng?
Không. Chân lý chỉ có một. Chân lý tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào niệm chủ quan của con người. Chẳng qua chìa khóa vấn đề nằm ở đâu đó chúng ta chưa tìm ra mà thôi.
Sửa bởi PMK: 04/12/2014 - 13:12