PhapVan, on 05/05/2014 - 20:51, said:
Hà Đồ và Lạc Thư
Hà Đồ và Lạc Thư là hai bức đồ được biểu diễn bằng những điểm đen trắng hợp thành. Điểm đen biểu thị số chẵn là âm. Điểm trắng biểu thị số lẻ là dương.
..............................................................
Với hình tượng số âm dương ngũ hành cho ta ý niệm về sự hòa hợp âm dương sinh thành khởi đầu cho vạn vật. Sự hài hòa âm dương số được biểu trưng bằng âm dương ngũ hành tượng là biểu tượng cụ thể hóa của vạn vật.
Đã nói đến số tức là nói đến thứ tự tự nhiên của số. Thứ tự tự nhiên của số là tự nhiên của Thiên lý. Một (số 1) là chỗ khởi đầu của vạn vật liên kết với nó là biểu tượng hành Thủy. Hai (số 2) là động lực tạo thành vạn vật liên kết với nó là hành Hỏa và hai lực luợng Thủy Hỏa như đối lập âm duơng với nhau; Sự sinh hóa của vạn vật được hiển lộ từ con số ba (số 3) liên kết với nó là hành Mộc. Mọi vật kết quả bằng con số bốn (số 4) liên kết với nó là hành Kim. Và mọi việc sẽ được thông suốt hòan mỹ bằng con số năm (số 5) là con số trí tuệ của hành Thổ.
Các số hiển thị thay nhau nối tiếp được cụ thể bằng biểu tượng ngũ hành theo nguyên lý tuơng sinh tương khắc. Qui ước Hành này nối tiếp và thay thế hành kia tạo nên một chu kỳ xoay vần tương ứng với bốn mùa trong năm và tương hợp với sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Chu kỳ ngũ hành tương sinh được duy trì bởi lực lượng đối lập là ngũ hành tương khắc và ngược lại. Hai lực lượng đối lập này chế hóa lẫn nhau làm cho vạn vạn cân bằng là nguyên lý căn bản tạo lập nên thế giới, tạo nên sự thống nhất. Vũ trụ, vạn vật được nhìn nhận như một sự tòan vẹn đầy đủ cả hai phần sáng lẫn phần tối.
Chu kỳ ngũ hành tương sinh đã hàm chứa ngũ hành tượng khắc và chu kỳ ngũ hành tương khắc cũng hàm chứa ngũ hành tương sinh. Trong sinh lẫn khắc, trong khắc lẫn sinh . Khắc tức là sinh, sinh tức là khắc – ngoài khắc không có sinh, ngoài sinh không có khắc.
Đó chỉ là sự toàn vẹn một chiều theo triết lý nhân sinh thông thường chứ đối với vũ trụ pháp giới đại đạo chưa hẳn đã là toàn vẹn.
Lưỡng nghi phân ra, dương nghi một vạch liền, âm nghi một vạch nối. Lưỡng nghi này chính là bản thể của Khảm Ly. Khảm quái một hào dương được bao bọc bởi hai hào âm, Ly quái một hào âm được bao bọc bởi hai hào dương. Khảm Ly bỏ thượng hạ hào thì Khảm còn lại một vạch dương, Ly còn lại một vạch âm, dương dĩ tương âm, âm dĩ hàm dương.
Hà đồ là sinh thành chi khí, nhất sinh nhất thành, 1 2 3 4 sinh khí, 6 7 8 9 thành khí.
Lạc thư là lưu hành chi khí, nhất thuận nhất nghịch, 1 2 3 4 6 7 8 9 thuận, 9 8 7 6 4 3 2 1 nghịch.
Hà đồ Lạc thư lại ẩn dấu sâu xa trong nguyên lý chữ Vạn của nhà Phật.
- Cái mà đạo hữu PhapVan nói đó là quá thuận sinh, thuận hoá không ngừng của vạn vật: Sinh, lão, bệnh, tử, thành, trụ, hoại, không...
Tức là quay theo chiều Kim đồng hồ (Thuận quay) của chữ Vạn, Cũng giống chu trình thuận sinh của ngũ hành: Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ - Cái gọi là ngũ hành hậu thiên tâm pháp.
- Đạo gia hay Phật gia đều lấy cái phản bổn hoàn nguyên làm pháp để tu luyện tức là phải ngược dòng, vì vậy mà chữ Vạn nghịch quay chăng?
Ngũ hành điên đảo thì Thủy sinh kim, kim sinh hỏa, hỏa sinh mộc, mộc sinh thủy,
Ấn đơn kinh viết "kim thuỷ đồng nguyên, mộc hoả đồng hương", Kim thật được sinh ra từ Thuỷ, Mộc được sinh ra từ Hoả... tuần hoàn chu lưu khép vòng đúng theo thứ tự thứ nhất là thủy, thứ hai là kim, thứ ba là hỏa, thứ tư là mộc trải đủ ngũ vận thập can rồi lại bắt đầu lại từ đầu, cái gọi là Ngũ hành Tiên thiên tâm pháp.
Dù là ngũ hành thuận sinh hay ngũ hành điên đảo thì Thủy vẫn là gốc, cái mở đầu cho tất cả. Trong ngũ hành điên đảo, tuần hành hết một vòng thiên đạo thập can thì mở đầu là thủy mà kết thúc vẫn là thủy. Mở đầu là vô 0 mà kết thúc cũng là vô 0, Lão Tử nói " Vô danh thiên địa chi Thuỷ Hữu danh vạn vật chi Mẫu", ẩn dấu cái đạo vô thủy vô chung, là đạo lý thủy chung trước sau như một của tự nhiên.
- Chữ Vạn thuận quay - Pháp giới Hoả khanh
- Chữ Vạn nghịch quay - Đại địa thất bảo.
Thế nên có câu: Đời là bể khổ.
Ps: Chỉ là mấy lời góp nhặt rông dài góp vui, không tự cho là đúng, mong được học hỏi thêm.
Sửa bởi vovivo: 23/11/2014 - 21:48