Jump to content

Advertisements




Dịch lý và Tính Mệnh


444 replies to this topic

#151 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 23:22

Trần Đoàn Lão Tổ (871-989) tác giả Tử Vi Đẩu Số. Ông tinh thông Tam giáo Phật, Lão, Nho.

Tìm hiểu tư tưởng Ngài qua cơ cấu hình thành môn Tử Vi, ngay cái hiệu Hy Di các tác giả chú giải Đạo Đức Kinh đều cho ông lấy từ " Thị chi bất kiến, danh viết Di; thính chi bất văn, danh viết Hy" (Chương 14).

Nho: Sao Bác Sĩ : danh hiệu của một chức Quan trong triều đình phong kiến, người có học thức uyên bác thông suốt (mới dụng được Lộc Tồn cân bằng).

Phật: Sao Hoa Cái : có thể tương ứng với "Đại bạch tán cái trong kinh Lăng nghiêm", sự che chở huyền bí.

Thanked by 1 Member:

#152 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 31/12/2013 - 22:53

"Sức Người nói với Số mệnh: Công lao của ngươi làm sao so với ta được ?

Số Mệnh đáp : Ngươi có công lao gì với sự vật mà dám so sánh với ta ?

Sức Người nói : Thọ hay yểu, cùng khốn hay đạt, tôn quý hay ti tiện, nghèo khổ hay giầu sang, những việc ấy ta đều đủ sức làm được.

Số Mệnh nói : Bành Tổ không có trí tuệ bằng Nghiêu Thuấn mà sống đến tám trăm tuổi, Nhan Uyên có tài năng không kém ai mà chỉ sống có mười tám tuổi. Phẩm đức của Trọng Ni không kém các vua chư hầu mà bị vây khốn ở giữa đất Trần đất Thái, phẩm hạnh của Trụ vương không hơn ba bậc nhân mà làm vua đời Thương, hiền năng như Quý Trát mà chẳng có tước vị gì ở nước Ngô, gian trá như Điền Hằng mà nắm hết đại quyền ở nước tề. Bá Di, Thúc Tề chết đói ở núi Thú Dương, bọn Quý Tôn thị mà giàu có hơn Liễu Hạ Huệ (có đạo đức thanh cao). Nếu như nói Sức Người có thể làm được thì tại sao lại cho người này trường thọ mà bắt người kia yểu mệnh, tại sao lại bắt thánh nhân bị khốn khổ mà lại cho kẻ tiểu nhân hiển đạt, sao lại bắt hiền nhân ti tiện mà lại cho kẻ ngu phú quý, sao lại bắt hiền nhân nghèo khổ mà cho kẻ xấu giầu có như vậy ?

Sức Người nói : Như nói thế vậy thì quả là ta chẳng có công lao gì với loài người, nhưng người ta gặp những hoàn cảnh ấy chẳng lẽ là do ta sao ?

Số mệnh đáp : Nếu đã gọi ta là Số Mệnh, chẳng lẽ lại là do ta ? Bất luận đúng hay sai cong thẳng thế nào, ta đều tùy thuận cả. Người được trường thọ thì tự nhiên trường thọ, người đáng chết yểu thì tự nhiên chết yểu, đáng khốn cùng thì tự nhiên cùng khốn, đáng hiển đạt thì tự nhiên hiển đạt, đáng tôn quý thì tự nhiên tôn quý, đáng ti tiện thì tự nhiên ti tiện, đáng giàu có thì tự nhiên giàu có, đáng nghèo nàn thì tự nhiên nghèo nàn, Ta làm sao biết được ? Ta làm sao biết được ?

(Liệt Tử Xung Hư Chân Kinh - Nguyễn Tôn Nhan Biên dịch; nxb văn học-năm 1999)

Sửa bởi PhapVan: 31/12/2013 - 22:56


Thanked by 2 Members:

#153 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 01/01/2014 - 09:50

Năm Thái Tuế là Vua, chỉ có thể nhìn theo cùng chiều hoặc triều củng, không thể hướng trực diện là Tuế phá xung xấu.

Năm Thái Tuế : Tỵ Dậu Sửu địa vị của Kim tinh.

Năm Thái Tuế :Hợi Mão Mùi địa vị của Mộc tinh.

Năm Thái Tuế : Thân Tí Thìn địa vị của Thủy tinh.

Năm Thái Tuế : Dần Ngọ Tuất địa vị của Hỏa tinh.

Sửa bởi PhapVan: 01/01/2014 - 10:00


Thanked by 1 Member:

#154 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 09/01/2014 - 18:18

Khai tâm biểu tượng

1. Tìm hiểu Biểu tượng

Chỉ bằng hai ba chấm đen trắng, hai ba nét vạch liền và vạch đứt chồng lên nhau thay đổi vị trí như là một ảnh tượng của thiên nhiên. Các quái tượng, tượng số chính là sự tượng trưng vạn vật trong vũ trụ. Quái tượng còn ẩn dụ biểu thị chân lý, ý tưởng, khái niệm … để chuyển tải ý nghĩa bằng dấu hiệu âm dương, dấu hiệu âm dương chính là biểu tượng nguyên lý ẩn tàng trong thiên nhiên.

Ngôn ngữ biểu tượng sống động bởi những dấu hiệu tự nhiên, như những hình tượng mô phỏng thiên nhiên trong đó thiên nhiên như muốn gửi gắm và phơi bày ẩn ý, hiển lộ bản tánh chân thật thông qua tám quái biểu tượng cơ bản. Giải mã các biểu tượng để khai mở kết cấu một vật cụ thể bằng một nguyên lý xuyên suốt nằm trong vạn pháp mang nhiều dáng vẻ khác nhau trong vạn tượng.

Ngôn ngữ biểu tượng như là thể của các ngôn ngữ.

Sửa bởi PhapVan: 09/01/2014 - 18:20


Thanked by 1 Member:

#155 beyeu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 482 Bài viết:
  • 417 thanks

Gửi vào 10/01/2014 - 14:02

Tại sao lại có chấm, có vạch, ...tại sao các quái tượng lại tượng trưng cho vạn vật trong vũ trụ, và nhiều cái tại sao nữa, bác giải mã e hóng với

Thanked by 1 Member:

#156 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 10/01/2014 - 16:09

2. Nội dung tìm hiểu

Biểu tượng so với dấu hiệu - biểu tượng là một dạng nâng cao nhưng lại khác cơ bản, vì trong biểu tượng có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa năng động một chỉnh thể. (phân biệt khác với dấu hiệu là một quy ước diễn đạt bằng hình ảnh giống như một tấm gương soi)

Biểu tượng có tính kinh điển, tuy cổ xưa nhưng không cũ lại luôn luôn sáng và có từ lực mạnh. Không những tạo ra sự công hưởng ở tất cả các bình diện, mà còn tạo ra sự biến đổi trong chiều sâu ở các cấp độ của ý thức. Do vậy mỗi Biểu tượng là một thế giới tòan vẹn.

Biểu tượng xuất hiện từ cõi chung vô thức của con người, tư tưởng cá nhân và xã hội, nó thực hiện chức năng sâu sắc như buộc người khác tìm thăm dò sâu lắng và cố diễn đạt ý nghĩa cho được sáng tỏ. Sự thăm dò này sẽ được biểu tượng trả lời bằng lối tượng hình liên tưởng hoặc trực giác tức thì và đáp ứng thỏa mãn cho mọi câu hỏi qua nó, kể cả những câu hỏi lơ lửng. Biểu tượng giống như chiếc cầu trung gian mang lại một sự hỗ trợ hiệu quả theo chiều hướng tâm giúp mọi người tìm thấy sự thống nhất chung, là tính xã hội hóa của biểu tượng . Đồng thời thông qua sự hiện diện của Biểu tượng như một năng lực tâm lý và vật lý làm cho người ta giầu lên cả tinh thần lẫn vật chất (ứng dụng).

Sửa bởi PhapVan: 10/01/2014 - 16:17


Thanked by 1 Member:

#157 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 10/01/2014 - 17:22

Trước khi có ngôn ngữ con người giao tiếp bằng gì?

Thanked by 2 Members:

#158 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 15/01/2014 - 23:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 10/01/2014 - 17:22, said:

Trước khi có ngôn ngữ con người giao tiếp bằng gì?

Chưa có ngôn ngữ có thể gọi là con người được chăng

#159 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 15/01/2014 - 23:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 15/01/2014 - 23:21, said:

Chưa có ngôn ngữ có thể gọi là con người được chăng

Được quá đi chứ.

Thanked by 1 Member:

#160 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 15/01/2014 - 23:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 10/01/2014 - 17:22, said:

Trước khi có ngôn ngữ con người giao tiếp bằng gì?

Cử chỉ, ánh mắt, âm thanh.

Thanked by 1 Member:

#161 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 23:44

3. Giá trị của biểu tượng
Giá trị của biểu tượng là cái phần dấu kín của biểu tượng, nếu cái phần dấu kín một ngày nào đó lộ ra hết, thì biểu tượng sẽ chết nó chỉ còn một giá trị lịch sử.
Nhiều biểu tượng cổ xưa do cổ nhân sáng tạo còn truyền đến ngày nay đã làm biết bao học giả ra sức lý giải (nội hàm) phần ẩn dấu của nó mãi mà vẩn chưa lộ ra hết. Biểu tượng bát quái và biểu tượng số hà đồ lạc thư là một trong những dạng biểu tượng bí ẩn ấy.

Thanked by 2 Members:

#162 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 05/05/2014 - 20:51

Hà Đồ và Lạc Thư


Hà Đồ và Lạc Thư là hai bức đồ được biểu diễn bằng những điểm đen trắng hợp thành. Điểm đen biểu thị số chẵn là âm. Điểm trắng biểu thị số lẻ là dương.
Theo truyền thuyết thì cả hai bức đồ đều do thiên nhiên ban tặng cho con người. Họ Phục Hy làm Vua có con Long Mã hiện ở sông Hà, trên lưng có vằn Vua Phục Hy nhân đó vẽ lại hình bức Hà đồ. Vua Vũ trị thủy có con Thần Quy nổi lên, trên lưng nó hiện số từ 1 đến 9 vua Vũ bắt chước vẽ lại thành bức Lạc Thư.

Hà Đồ

Qui ước phương vị : bên trên là hướng Nam, dưới là hướng Bắc, bên trái là hướng Đông, bên phải là hướng Tây, ở giữa là trung cung.

- Phương Bắc số 1 – 6

- Phương Nam số 2 – 7

- Phương Đông số 3 – 8

- Phương Tây số 4 – 9

- Cung trung ở giữa số 5 – 10.


Hệ từ truyện nói: “ Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất 6, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Trời năm số đất năm số”

Trời 5 con số, đất 5 con số. Vị trí 5 số tương đắc nhau thế là hợp nhau. Trời lấy 1 sinh Thủy, đất lấy 6 thành Thủy. Đất lấy 2 sinh Hỏa, Trời lấy 7 thành Hỏa. Trời lấy 3 sinh Mộc, Đất lấy 8 thành Mộc. Đất lấy 4 sinh Kim, Trời lấy 9 thành Kim. Trời lấy 5 sinh Thổ, đất lấy 10 thành Thổ.

Tổng số của Trời là 25 = 1+3+5+7+9 (các số lẻ)
Tổng số của Đất là 30 = 2+4+6+8+10 (các số chẵn)
Cộng số Trời và Đất thành số 55.

Như vậy: Một là số sanh Thủy, Sáu là số thành Thủy; Hai là số sanh Hỏa, Bảy là số thành Hỏa; Ba là số sanh Mộc, Tám là số thành Mộc; Bốn là số sanh Kim, Chín là số thành Kim; Năm là số sanh Thổ, Mười là số thành Thổ.

Theo các số sinh thành của Hà đồ thì số thành tại trung cung thật đặc biệt, là tổng cộng của bốn số sinh đông tây nam bắc. Còn bốn số thành của đông tây nam bắc đều dùng số 5 của cung trung cộng vào.
Miền âm dương số

- Miền dương gồm có bắc số 1 – 6 và đông số 3 -8;

- Miền âm gồm có nam số 2 – 7 và tây số 4 – 9;


Âm dương Ngũ hành là biểu tượng cụ thể của các con số Hà đồ
Cồ nhân qui lý âm dương ngũ hành Hà đồ gọi là chính ngũ hành, được xắp xếp theo từng cặp:

- Phương Bắc số 1 – 6; trong dương ngòai âm thuộc hành Thủy

- Phương Nam số 2 – 7; trong âm ngòai dương thuộc hành Hỏa

- Phương Đông số 3 – 8; trong dương ngòai âm thuộc hành Mộc

- Phương Tây số 4 – 9; trong âm ngòai dương thuộc hành Kim

- Cung trung ở giữa số 5 – 10.; trung ương trong dương ngòai âm thuộc hành Thổ.


Với hình tượng số âm dương ngũ hành cho ta ý niệm về sự hòa hợp âm dương sinh thành khởi đầu cho vạn vật. Sự hài hòa âm dương số được biểu trưng bằng âm dương ngũ hành tượng là biểu tượng cụ thể hóa của vạn vật.

Đã nói đến số tức là nói đến thứ tự tự nhiên của số. Thứ tự tự nhiên của số là tự nhiên của Thiên lý. Một (số 1) là chỗ khởi đầu của vạn vật liên kết với nó là biểu tượng hành Thủy. Hai (số 2) là động lực tạo thành vạn vật liên kết với nó là hành Hỏa và hai lực luợng Thủy Hỏa như đối lập âm duơng với nhau; Sự sinh hóa của vạn vật được hiển lộ từ con số ba (số 3) liên kết với nó là hành Mộc. Mọi vật kết quả bằng con số bốn (số 4) liên kết với nó là hành Kim. Và mọi việc sẽ được thông suốt hòan mỹ bằng con số năm (số 5) là con số trí tuệ của hành Thổ.

Các số hiển thị thay nhau nối tiếp được cụ thể bằng biểu tượng ngũ hành theo nguyên lý tuơng sinh tương khắc. Qui ước Hành này nối tiếp và thay thế hành kia tạo nên một chu kỳ xoay vần tương ứng với bốn mùa trong năm và tương hợp với sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Chu kỳ ngũ hành tương sinh được duy trì bởi lực lượng đối lập là ngũ hành tương khắc và ngược lại. Hai lực lượng đối lập này chế hóa lẫn nhau làm cho vạn vạn cân bằng là nguyên lý căn bản tạo lập nên thế giới, tạo nên sự thống nhất. Vũ trụ, vạn vật được nhìn nhận như một sự tòan vẹn đầy đủ cả hai phần sáng lẫn phần tối.

Chu kỳ ngũ hành tương sinh đã hàm chứa ngũ hành tượng khắc và chu kỳ ngũ hành tương khắc cũng hàm chứa ngũ hành tương sinh. Trong sinh lẫn khắc, trong khắc lẫn sinh . Khắc tức là sinh, sinh tức là khắc – ngoài khắc không có sinh, ngoài sinh không có khắc.

Sửa bởi PhapVan: 05/05/2014 - 20:51


Thanked by 1 Member:

#163 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 07/05/2014 - 23:02

Trong khoảng trời đất chỉ có một khí mà phân ra làm hai là âm và dương, đầu cuối muôn vật. Phân ra động tĩnh, cho nên nói Thái cực ngầm hiểu gồm cả lý cả khí - cả lý cả số - lý trong khí và khí trong lý. Khí âm dương phân ra thì thành Thiên Địa, tức là dương ở dưới giao với âm, âm ở trên giao với dương sinh tứ tượng của Trời. Cương giao nhu, nhu giao cương sinh tứ tượng của đất. Khi động tĩnh giao hòa nhau sinh ra và gọi đó là thần phát ra biến hóa, thần đi đến số 1, số đến tượng, tượng đến khí cụ.

#164 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 09/05/2014 - 13:27

Phapvan có biết vì sao 4 9 và 2 7 lại hoán đổi vị trí cho nhau khi chuyển từ Hà đồ sang Lạc thư không ?

Thiena nghĩ không ra. Hay đạo tự nhiên đã vậy ? Thủy Hỏa giao tranh mà hợp là gốc rễ ?

Thanked by 1 Member:

#165 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 09/05/2014 - 18:19

ThienA có nghĩ Hà đồ và Lạc thư là một ?

Thử nghĩ hai hướng : cả hai là một thì Hà đồ là thể còn Lạc thư là dụng; hoặc cả hai, mỗi đồ có cách dụng khác nhau thì số sẽ khác nhau - Hà đồ chủ về cân bằng tĩnh còn lạc thư chủ về cân bằng động.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |