←  Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Dịch lý và Tính Mệnh

PhapVan's Photo PhapVan 29/11/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 29/11/2014 - 11:56, said:

Tôi thì vốn dĩ kém thông minh nhưng được cái ham học hỏi, không giấu dốt. Xin hỏi bác Pháp Vân, vẫn nghe Âm đại biểu cho lạnh, tối, đàn bà, đất..., Dương đại biểu cho nóng, sáng, đàn ông, trời...Vậy tôi có thể nói: Đàn bà và đàn ông vốn là cùng một thể, ấy là lưỡng tính, chỉ do niệm của con người nên mới sinh ra đàn bà và đàn ông, trùng trùng duyên khởi?

Xin đáp PMK,

Từ xưa đến nay cái học chung thông thường thì "Lý đốn, còn Sự tiệm" (Hình nhi thượng - kinh dịch)

1. Về Lý : "Thị cố Dịch hữu Thái cực, Thị sinh Lưỡng nghi..." "nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



PMK thử quán xem hình đồ hình Thái cực ?
Học Lý thì phải quên hình tướng đi, không lìa khỏi tướng sẽ chấp trước hình tướng.

2. Về Sự : ví dụ Nam (giống đực) và Nữ (giống cái), PMK có đồng ý chắc chắn là chung Thể Dục ? mở rộng ra đúng cho loại động vật có xương sống, ... mở rộng thêm nữa cho các hữu tình.

Trong một cơ Thể con người (một Thái cực) vì dụ : tay trái là dương, tay phải là âm.
Khi PMK chợt khởi niệm Thiện (dương), chợt khởi niệm Ác (âm) niệm ấy của ai ?
Phong thủy Bát trạch phân lưỡng nghi Đông và Tây trạch.
Bản đồ Tử vi 12 cung vẫn chung một Bản mệnh.

Vô số không hạn lượng ví dụ về Sự.

Có nhiều sự việc do vì nhân duyên chưa đủ nên chưa thấy được sự tương ứng.

P/s : cũng vì nhân duyên trao đổi với đạo hữu vovivo mà mới có đối đáp có thề chỉ tương ứng riêng với vovivo thôi.
Sửa bởi PhapVan: 29/11/2014 - 23:51
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 30/11/2014

Hữu duyên, hữu duyên...
Kính mời các đạo hữu uống trà, thưởng hoa rồi lại đàm đạo tiếp.
Trong lúc giải lao thấy có bài viết khá hay, mời các vị tham khảo.

Tánh Không là nền tảng cho mọi kinh điển Đại thừa, và do đó là nền tảng cho mọi tông phái, cả lý thuyết và thực hành, như Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Duy Thức tông, Hoa Nghiêm tông…
Kinh nói: “Cái này có nên cái kia có; cái này sanh khởi nên cái kia sanh khởi. Cái này không có nên cái kia không có; cái này diệt mất nên cái kia diệt mất.” Đó là duyên sanh.
Hãy nhìn một đóa hoa ở trước mặt. Sự hiện hữu của nó là do rất nhiều nhân duyên: hạt giống, người trồng, thời tiết đất đai…. Và tự đóa hoa, nó hiện hữu nhờ vào những chất liệu tạo ra nó (chẳng hạn, đất , nước, lửa, không khí), nhờ vào những phần tử của nó như cành, lá, những cánh, nhụy, mùi hương, màu sắc… Hơn nữa, nó hiện hữu vì có các thức giác quan và ý thức của tôi hiện hữu. Bông hoa này hiện hữu là do duyên sanh. Sự hiện hữu bông hoa là duyên sanh.

Một bông Địa hoa (nơi đất kết huyệt) cũng có rất nhiều yếu tố tạo nên nó: Tổ sơn, tay long, tay hổ, sa thủy, minh đường, quan quỷ, cầm diệu… mà thực chất là do đất, đá, gió nước…tạo nên.
Lại do sơn mạch đến đấy thì dừng, khí ngưng tụ, âm dương giao cấu…mà khai Hoa
Lại do ta học (sách, thầy) rồi nhận biết trong ý thức của ta mà biết nó tồn tại….
Cũng giống y như bông hoa trên vậy, tất cả là do duyên sinh nên mới hiện hữu.

Bản chất của con người và sự vật là duyên sanh, nên chúng không có thực thể (vô tự tánh), không có hiện hữu thực (vô sở hữu), không có một thực tại có thể nắm bắt (bất khả đắc), là Vô sanh, là tánh Không.
Lấy ví dụ 2 đóa hoa ở trên. Đóa hoa này mai mốt sẽ tàn và đang tàn. Nó là vô thường. Bởi vì nó vô thường, nên nó là vô tự tánh. Nó là tánh Không.
Có thể nói rằng, duyên sanh và nhân quả là hiện tượng, tánh Không là bản thể. Nói theo Trung luận, duyên sanh là chân lý tương đối, quy ước (tục đế) và tánh Không là chân lý tuyệt đối, tối hậu (đệ nhất nghĩa đế). Duyên sanh là hiện tượng của bản thể tánh Không. Và tánh Không là bản thể của hiện tượng duyên sanh.
Đệ nhất nghĩa đế là tánh Không được ngài Long Thọ tóm tắt trong bài kệ mở đầu của Trung luận:
Không sanh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi
Bậc thuyết giáo đệ nhất
Nói pháp nhân duyên ấy
Khéo diệt các hý luận
Con cúi đầu lễ Phật.
Dù vũ trụ này được sanh ra theo những nguyên nhân nào và theo cách nào, hoặc Big Bang (Vụ nổ lớn) hay Big Bounce (Vụ nẩy bật lớn), hay diễn biến theo thuyết Nhất>Nhị>Tam, 2>4>8…thì nó là duyên sanh, được duyên sanh trên nền tảng vô tự tánh hay tánh Không.
Trung luận nói:
Do vì có nghĩa Không
Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa Không
Tất cả pháp chẳng thành
(Phẩm Tứ Đế)
Kinh Kim Cương, một kinh thuộc hệ Bát- nhã tánh Không, đã chấm dứt bằng bài kệ:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt ảnh
Như sương cũng như chớp
Hãy tu quán như vậy.
Trong Pháp bảo đàn Kinh Lục tổ nói: “Thiện tri thức, chơn như tự tánh thường khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại nên khéo phân biệt được các Pháp tướng mà nơi đệ nhất nghiã thường chẳng động là vậy”
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 01/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 30/11/2014 - 08:45, said:

...
Trung luận nói:
Do vì có nghĩa Không
Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa Không
Tất cả pháp chẳng thành
(Phẩm Tứ Đế)
Kinh Kim Cương, một kinh thuộc hệ Bát- nhã tánh Không, đã chấm dứt bằng bài kệ:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt ảnh
Như sương cũng như chớp
Hãy tu quán như vậy.
Trong Pháp bảo đàn Kinh Lục tổ nói: “Thiện tri thức, chơn như tự tánh thường khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại nên khéo phân biệt được các Pháp tướng mà nơi đệ nhất nghiã thường chẳng động là vậy”

Bàn pháp bất nhị
Thanh tịnh diệu dụng.
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 02/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 30/11/2014 - 08:45, said:

Trong Pháp bảo đàn Kinh Lục tổ nói: “Thiện tri thức, chơn như tự tánh thường khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại nên khéo phân biệt được các Pháp tướng mà nơi đệ nhất nghiã thường chẳng động là vậy”


"chơn như tự tánh thường khởi niệm" - Vovivo có thể cho ví dụ ?
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 02/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 02/12/2014 - 02:38, said:

"chơn như tự tánh thường khởi niệm" - Vovivo có thể cho ví dụ ?

Kính tiền bối !
Bài viết trên vovivo vô tình biết được qua 1 người bạn (xin lỗi không thể nói tên), vovivo không dám nhận là mình đã hiểu lại càng chẳng dám nói Pháp trước các đạo hữu nên đưa lên đây để các tiền bối tham khảo với hy vọng nhận được đôi lời khai sáng. Riêng câu cuối bài viết thì vovivo đã có cơ duyên đọc qua, tiền bối TuBinhTuTru quan tâm xin mời vào đọc Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục tổ Huệ Năng, phẩm ĐỊNH HUỆ do ngài Thích Duy Lực dịch và lược giải để tham khảo thêm.
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 02/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 22/10/2013 - 23:05, said:

"Thái hư rộng thẳm, gây nên hóa nguyên; muôn vật gây lúc đầu, năm vận chọn chu thiên; khí tán ra chân linh, tổng thống cả khôn nguyên; chín sao treo sáng, bẩy diệu vòng quạnh; rằng âm, rằng dương; rằng nhu, rằng cương; u, hiển đã xếp, hàn, thử, thỉ, trương; sinh sinh, hóa hóa, phẩm vật phô bầy" (Thiên nguyên kỷ đại luận - sách HĐ Nội kinh Tố vấn; Lương y N.T. Siêu dịch)

Chín sao treo sáng : Tham lang; Cự môn; Lộc tồn; Văn khúc; Liêm trinh; Vũ khúc; Phá quân; Tả phụ ; Hữu Bật.

Bẩy diệu vòng quanh : Nhật Diệu; Nguyệt diệu; Hỏa diệu; Thủy diệu; Mộc diệu; Kim diệu; Thổ diệu.

Phần đạo hữu PhapVan nói trên hiện hữu cái lý nhất thể vạn thù, cái đạo hợp tan của trời đất, ứng với câu Thượng sinh Hạ hóa, thượng Phân Hạ Hợp chăng?
Xét cho cùng các môn phái đều lấy âm dương làm gốc, các môn tử vi, dịch lý, phong thủy ...đều có điểm đồng quy.
Xem qua Xuân Hạ Thu Đông 4 thời, vạn vật sinh thành hoại diệt, tuế nguyệt xoay vần, bát quái ngũ hành lưu hành chi khí.... thực sự đều là Âm, dương, Khảm Ly Thủy Hỏa thay nhau mà quán xuyến.

- Đồ hình chữ Vạn, Hà, Lạc, Bát quái đều ẩn chứa cái cốt lõi của âm dương, khảm ly giao cấu.
- Từ Khảm Ly tới ngũ hành, thất Chính, cửu Tinh...
- Từ nhật nguyệt hợp bích Đồ, tới Thư Hùng đồ, rồi Ai Tinh pháp Đồ (cái này còn đang là một bí mật lớn) > Cốt lõi của Khảm - Ly, âm dương, ngũ hành được Dương công diễn giải vô cùng ảo diệu trong Thanh Nang Tự, chỉ tiếc là quá ít người tham thấu được.
Sửa bởi vovivo: 02/12/2014 - 22:52
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 03/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 02/12/2014 - 20:28, said:

Kính tiền bối !
Bài viết trên vovivo vô tình biết được qua 1 người bạn (xin lỗi không thể nói tên), vovivo không dám nhận là mình đã hiểu lại càng chẳng dám nói Pháp trước các đạo hữu nên đưa lên đây để các tiền bối tham khảo với hy vọng nhận được đôi lời khai sáng. Riêng câu cuối bài viết thì vovivo đã có cơ duyên đọc qua, tiền bối TuBinhTuTru quan tâm xin mời vào đọc Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục tổ Huệ Năng, phẩm ĐỊNH HUỆ do ngài Thích Duy Lực dịch và lược giải để tham khảo thêm.


Khoảng 15 năm trước, tôi đã từng viếng Từ Ân Thiền Đường và gặp thầy Duy Lực. Tôi cũng đọc qua các Kinh sách dịch và lược giải của ông, luôn cả Kinh Pháp Bảo Đàn nhưng không có chữ màu đỏ trong câu kia:

"chơn như tự tánh thường khởi niệm

... không rõ người bạn của Vovivo đã đọc ở đâu vì ngay cả chính văn: " 真如自性起念 " cũng không có!?
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 03/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 02/12/2014 - 22:45, said:

Phần đạo hữu PhapVan nói trên hiện hữu cái lý nhất thể vạn thù, cái đạo hợp tan của trời đất, ứng với câu Thượng sinh Hạ hóa, thượng Phân Hạ Hợp chăng?
Xét cho cùng các môn phái đều lấy âm dương làm gốc, các môn tử vi, dịch lý, phong thủy ...đều có điểm đồng quy.
Xem qua Xuân Hạ Thu Đông 4 thời, vạn vật sinh thành hoại diệt, tuế nguyệt xoay vần, bát quái ngũ hành lưu hành chi khí.... thực sự đều là Âm, dương, Khảm Ly Thủy Hỏa thay nhau mà quán xuyến.

- Đồ hình chữ Vạn, Hà, Lạc, Bát quái đều ẩn chứa cái cốt lõi của âm dương, khảm ly giao cấu.
- Từ Khảm Ly tới ngũ hành, thất Chính, cửu Tinh...
- Từ nhật nguyệt hợp bích Đồ, tới Thư Hùng đồ, rồi Ai Tinh pháp Đồ (cái này còn đang là một bí mật lớn) > Cốt lõi của Khảm - Ly, âm dương, ngũ hành được Dương công diễn giải vô cùng ảo diệu trong Thanh Nang Tự, chỉ tiếc là quá ít người tham thấu được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

VoLy's Photo VoLy 03/12/2014

Ai Tinh pháp Đồ
Ai Tinh là thuật tính toán Thất Tinh chuyển động rồi đưa ra trận pháp thất tinh cửu chuyển . thuộc Thượng Thừa Phong Thủy ... Hiện giờ vẫn còn có người đắc được và còn tiến xa hơn cái này nhiều .
Trích dẫn

tichtac's Photo tichtac 03/12/2014

Xin hỏi các bác: Chỉ cần đi từ một đồ này có được ko?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tichtac: 03/12/2014 - 11:06
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 03/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tichtac, on 03/12/2014 - 11:05, said:

Xin hỏi các bác: Chỉ cần đi từ một đồ này có được ko?



Tại sao lại không ?
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 03/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 02/12/2014 - 22:45, said:

...
Xét cho cùng các môn phái đều lấy âm dương làm gốc, các môn tử vi, dịch lý, phong thủy ...đều có điểm đồng quy.
Xem qua Xuân Hạ Thu Đông 4 thời, vạn vật sinh thành hoại diệt, tuế nguyệt xoay vần, bát quái ngũ hành lưu hành chi khí.... thực sự đều là Âm, dương, Khảm Ly Thủy Hỏa thay nhau mà quán xuyến.
...

"Nhật nguyệt vận hành, nhất hàn nhất thử" (Hệ từ thượng - kinh dịch"
Lạnh (âm) và nóng (dương) do mặt trời (ly) và mặt trăng (khảm) chu lưu.
Sửa bởi PhapVan: 03/12/2014 - 23:16
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 04/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 03/12/2014 - 02:13, said:

Khoảng 15 năm trước, tôi đã từng viếng Từ Ân Thiền Đường và gặp thầy Duy Lực. Tôi cũng đọc qua các Kinh sách dịch và lược giải của ông, luôn cả Kinh Pháp Bảo Đàn nhưng không có chữ màu đỏ trong câu kia:

"chơn như tự tánh thường khởi niệm

... không rõ người bạn của Vovivo đã đọc ở đâu vì ngay cả chính văn: " 真如自性起念 " cũng không có!?

Kính tiền bối.
Đúng là câu chữ không có giống như trong bản dịch, vovivo xin trích lại nguyên văn:
"Thiện tri thức, VÔ là Vô việc gì? Niệm là Niệm vật gì? VÔ là VÔ NHỊ TƯỚNG (Pháp đối đãi), tất cả tâm trần lao. Niệm là Niệm CHƠN NHƯ BẢN TÁNH. CHƠN NHƯ là thể của Niệm , Niệm là dụng của CHƠN NHƯ. Chơn như tự tánh khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷ thiệt năng niệm, chơn như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chơn như không tánh thì nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại. Thiện tri thức, chơn như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại. Nên Kinh nói: Khéo phân biệt được các pháp tướng mà nơi đệ nhất nghiã thường chẳng động là vậy"

Cảm ơn tiền bối đã chỉ điểm, vovivo có một số câu muốn hỏi thêm tiền bối nhưng ở đây e không tiện lắm, nếu có dịp sẽ xin được thỉnh giáo.

Vạn tạ !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VoLy, on 03/12/2014 - 10:50, said:

Ai Tinh pháp Đồ
Ai Tinh là thuật tính toán Thất Tinh chuyển động rồi đưa ra trận pháp thất tinh cửu chuyển . thuộc Thượng Thừa Phong Thủy ... Hiện giờ vẫn còn có người đắc được và còn tiến xa hơn cái này nhiều .

Tiền bối có thể cho một vài dẫn chứng không? nếu được tiền bối VoLy chỉ điểm thêm về Ai tinh tâm pháp Đồ thì thật là vạn hạnh.
Sửa bởi vovivo: 04/12/2014 - 08:05
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 04/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tichtac, on 03/12/2014 - 11:05, said:

Xin hỏi các bác: Chỉ cần đi từ một đồ này có được ko?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo như vovivo được biết thì Tiên - Hậu thiên bát quái vốn không quản được AI tinh.
Trích dẫn

tichtac's Photo tichtac 04/12/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 04/12/2014 - 08:20, said:

Theo như vovivo được biết thì Tiên - Hậu thiên bát quái vốn không quản được AI tinh.
Tại sao bác lại bảo ko quản được, ai tinh từ đâu mà có? Tất cả chẳng phải từ AD thái cực đồ!?
Trích dẫn