Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
SongHongHa, on 30/06/2025 - 17:27, said:
Bạn đã mắc một sai lầm đáng ngại qua câu: "Chỉ khi khoa học đo c đủ chính xác, mét mới được gắn liền với ánh sáng"
Bạn cho rằng khi khoa học đo được tốc độ ánh sáng chính xác thì độ dài 1 mét hoàn toàn do ánh sáng quyết định phải không?
Thước 1m làm bằng Bạch Kim làm chuẩn nằm ở Paris, năm 1975 sau khi được hiệu chỉnh chính xác người ta đo 1 m này bằng tốc độ ánh sáng ra con số (1/299792458)m/s.
Đến năm 1983 nếu đo lại vẫn ra số này (sau khi cái thước đã hiệu chỉnh nếu có sai số).
Vậy thì phải hiểu ở đây người ta đã quyết định lấy tốc độ ánh sáng làm thước đo met thay thước bằng Bạch Kim mà thôi. Hiểu như vậy có phải là đơn giản và chính xác hơn câu "mét mới được gắn liền với ánh sáng" nghe thấy khó hiểu, tối nghĩa quá...
Nhưng bài viết về Tốc Độ Ánh Sáng của tôi mục đích không phải như vậy mà tôi đã nghi ngờ 1 m làm bằng Bạch Kim làm chuẩn này đã sai ngay từ đầu rồi nên mới ra con số (1/299792458)m/s.
Vì 1m này là 1 phần 10 triệu đường kinh tuyến từ đường xích đạo tới Bắc Cực qua Paris. Cho nên khi đường tròn kinh tuyến đã sai thì rõ ràng bán kính trung bình của trái đất sai là hiển nhiên.
Cho lên năm 1978 khi thầy Nguyễn Hoàng Phương cho chúng tôi biết tốc độ ánh sáng là 299792,458km/s. Lúc đó tôi đã nghĩ ngay rằng tốc độ ánh sáng phải là 300000km/s mới thật sự đúng vì đo được bán kính trung bình của Trái Đất thì đến bây giờ khoa học chắc cũng chưa làm được nói gì đến những năm xa tít mù xa ấy.
Do vậy bài viết về Tốc Độ Ánh Sáng này tôi đã làm một việc mà chưa ai nghĩ tới là thừa nhận tốc độ ánh sáng là 300000km/s rồi tính ngược lại xem bán kính trung bình của Trái Đất chính xác là bao nhiêu?
Đây mới chính xác với câu dùng tốc độ ánh sáng để quyết định độ dài của 1m trên Trái Đất.
Ớ cụ có biết cụ nói gì ko?
1m này là
1 phần 10 triệu đường kinh tuyến từ đường xích đạo tới Bắc Cực qua Paris
Ở đây, khi khả năng đo đặc vật lý liên quan đến trái đất còn nhiều hạn chế và có tỉ lệ sai số còn cao, cho nên chiều dài đường kinh tuyến khi đo phải cộng thêm vào phần sai số của nó nữa.
Lấy phương pháp đo thực tế -> tính ra định nghĩa mét và coi đó là sự thừa nhận. Tức là mét phải gắn vào hệ qui chiếu đường kinh tuyến này và nó là 1 qui ước chung, nghĩa là cộng đồng vật lý đặt ra và thừa nhận nó như nào thì nó như vậy, như định nghĩa vậy, và sau nhiều năm nọ qui ước mét là chiều dài của
Thanh platinum-iridium mẫu.
Đến đây, đơn vị mét đã hoàn toàn được định nghĩa và thừa nhận, ko qua tính toán nữa, kệ rằng trái đất thế nào thì mét nó cũng là khoảng cách như vậy. Nghĩa là cả thế giới qui định mét là cỡ đó đó, mà ko phải cỡ khác, còn bác thích mét là cỡ khác thì cũng ok thôi, tuy nhiên bác ghi chú rằng đây là mét mà bác định nghĩa.
Từ giai đoạn này trở đi, mét là đơn vị để đo cái khác rồi, ko còn phải định nghĩa lại nữa. Và người ta sử dụng cái khoảng cách dc gọi là mét này đo bán kính trái đất, đo ánh sáng, đo bất cứ cái gì đó.
Và với mét đc định nghĩa như vậy, họ đo được bước sóng ánh sáng là 2.99 x 10 mũ 8 m/s, còn bác thích là 3 thì cũng ok thôi, nhưng bác nhớ chú thích đơn vị của bác.
Chứ đâu có lẽ, từ cái được thừa nhận xong rồi người ta suy ra định lý, bác lại dùng định lý để chứng minh định nghĩa.
Để nói đơn giản hơn :
Người ta : định nghĩa mét -> đo tốc độ c -> đo bán kính trái đất.
Bác : Định nghĩa c -> đo đường kính trái đất -> suy ra mét.