Jump to content

Advertisements




KINH DỊCH có gì hay ?


27 replies to this topic

#16 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 00:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 23/05/2025 - 00:44, said:

Chả có j hay
Hay nhất là xem tướng
Vừa đc ngắm nhìn , ko đau đầu mà nhân sinh quan yêu ghét nảy số rõ ràng
Ko đau đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Há há,

Bác chọn cái sướng không, phần khổ dành cho ai. Hí hí

#17 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7408 Bài viết:
  • 4844 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 00:58

Phần you , làm trai đầu đội trời chân đạp đất
Sướng nhé =,*

#18 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 01:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 23/05/2025 - 00:58, said:

Phần you , làm trai đầu đội trời chân đạp đất
Sướng nhé =,*

Hí hí,
Không lẽ bác lại khác em, trồng cây chuối để đầu đội đất, chân đạp Trời.

#19 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7408 Bài viết:
  • 4844 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 01:04

Chả làm gì
Phụ nữ ko làm j là tốt nhất =,=

Thanked by 1 Member:

#20 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 01:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 23/05/2025 - 01:04, said:

Chả làm gì
Phụ nữ ko làm j là tốt nhất =,=

Hí hí,

Phụ nữ có thể tự hào rằng, chúng tôi có thể làm một việc mà tất cả đàn ông thế gian không làm nổi...

Người ta hay nói Địa Mẫu Chân Kinh, chứ có ai nói Địa Phụ Chân Kinh đâu, mà chỉ có Đậu Phụ chiên giòn thôi. Hí hí

#21 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7408 Bài viết:
  • 4844 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 01:13

Ừ đúng có 1 việc mà đàn ông k làm nổi, mang bầu 9 tháng 10 ngày và đẻ ra người =]]]

Thanked by 1 Member:

#22 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 10:45

Lôi Thủy Giải.


解 : 利西南, 无所往, 其來復, 吉, 有攸往, 夙吉.

Giải: lợi Tây Nam, vô sở vãng, kỳ lai phục, cát; hữu du vãng, túc cát.


Kinh nói: Giải lợi Tây Nam.

Giải tức là giải thoát, là thoát khỏi sự ràng buộc, ràng buộc bởi cái gì ? Cảnh, người và Tâm.
Người từng cho là bạn, là ân nhân lại bẫy giăng hãm hại, làm mình khổ đau, vì thế ở đây chẳng có Đông bắc táng bằng, bởi khi Giải tới thời thì người cho là “bằng” cũng “táng” theo rồi, nhưng theo cái đạo của Thánh nhân thì biết là do nhân duyên thuở trước, nên cũng "tặc lưỡi" mà mìm cười như người đối diện trước mưa giống bão tố mà thôi. Lợi Tây Nam, như quẻ Khôn đã nói, Tây Nam đắc bằng, người này hại thì có người kia giúp, thế mới thành ân oán trường lưu. Tự cứu chẳng xong thì phải nhờ người, là lẽ tự nhiên, như kẻ đuối nước gặp phao, kẻ lao mình xuống sông phải nhờ ngư dân cứu độ, ấy cũng là do phước Đức tích thành, dễ gì khi không mà được.

Kinh nói: Vô sở vãng, kỳ lai phục, cát.

Chẳng có nơi để đến thì nên quay lại chốn xưa. Ý là người gặp hoạn nạn, mà thoát ra được, thì nên nhìn về chỗ xuất phát, chỗ xảy chân để mà tự thân rút kinh nghiêm, một là chẳng tái phạm sai lầm, hai là chẳng viễn vông ảo mộng, cứ quay về chỗ thực tại mà làm lại từ đầu. Biết đứng lên sau ngã, biết rút kinh nghiệm khi lầm lạc, ấy tức là “kiển quân tử dĩ phản tu kỷ” – người quân tử khi gặp khó khăn phải xem lại bản thân để sửa mình. Vì thế mới nói “kỳ lai”, nhấn mạnh cái chỗ ấy chỗ đó, chính là chỗ khởi thành sự bại, mà xét rõ nguyên do, như thế thì tương lai ắt được Cát, cũng là lẽ tất nhiên nhờ nhân tâm tu chỉnh vậy.

Kinh nói: Hữu du vãng, túc cát.

Nhận ra sai lầm thì phải sửa chữa sai lầm chứ chẳng phải ngồi than Trời trách Đất, hận mình giận người. Có câu “thua keo này ta bày keo khác”, làm cách này không được thì ta làm cách khác, tránh hết chỗ sai thì tất thành chỗ đúng, do đó “hữu du vãng” là phải làm đi, nhưng làm cách gì thì phải đổi thay cho nó tốt, nhưng mục tiêu xưa, trí nguyện cũ - “túc” - ắt phải giữ trong tim, ấy thì “túc cát” là vững trí mà nên, trí nguyện xưa luôn mang theo chẳng bỏ. Như thế mới được Tâm cũng Giải mà Thân cũng Giải. Mới trọn vẹn sự Giải của Thánh nhân.

Sửa bởi HieuHcmVN: 23/05/2025 - 11:02


#23 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 14:03

Mọi sự trên đời, hễ hời hợt thì chẳng thành mà "dục tốc" lại "bất đạt", biết kiểm soát sự nỗ lực và duy trì nó một cách hài hòa cân bằng, mới hầu đem đến kết quả như ý mà chẳng tạo thành di hại về sau. Khao khát điều gì tới nỗi đánh mất sự tỉnh táo sáng suốt sẽ dẫn tới hành động quá mức và quá sức, trước là việc bất thành, sau là thân bất ổn. Rốt cục lại đem thứ quý giá hoản hảo đổi lấy sự méo mó tầm thường, thật đáng tiếc thay.

Đạo của Trời Đất là cân bằng, nên Thánh nhân chỉ rõ chỗ đối nghịch để mà biết nẻo đi lối về. Một chữ "Quá" sau đây là biển báo ven đường, tức thời cảnh tỉnh cho người có tâm muốn dốc lòng vì lý tưởng đã cố gắng, phải biết nên tự xét định mà điểu chỉnh cho hài hòa điều độ.

Sửa bởi HieuHcmVN: 23/05/2025 - 14:06


#24 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 21:08

Lôi Sơn Tiểu Quá


小過: 亨, 利貞.
Tiểu quá: Hanh, lợi trinh.
可小事, 不可 大事
Khả tiểu sự, bất khả đại sự.
飛鳥遺之音, 不宜上, 宜下, 大吉.
Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát.



Kinh nói: Tiểu Quá hanh, lợi trinh.

Chữ "Quá" tức là hơn, là vượt; vượt hơn cái gì ? Hơn giới hạn của bản thân mình. Như vận động viên rèn luyện, mỗi ngày lại tăng thêm một ít, mỗi ngày một ít vượt hơn kỳ trước tức là "tiểu quá" vậy. Như "mài sắt thành kim", "kiến tha lâu đầy tổ", do sự tích tiểu mà thành đại, khiến sự đương khó khăn lại thành dễ dàng, vì thế cái quả "hanh" thông nó tự nhiên theo sau, cái sự "lợi" ích nó tự nhiên biểu hiện. Cái đức "tiểu quá" - mỗi ngày hơn một chút này, là nét Trinh của bậc quân tử đang trên đường rèn Đức hạnh, để xứng với Đức Trinh của Đất Trời. Tuy chẳng phải là ích lớn cho người, xong là chánh nhân mai sau làm nên sự Đại lợi cho thiên hạ, vì người quân tử biết rằng: Trời không giúp kẻ lười biếng, Đất chẳng dung kẻ an phận, nên tự mình phải rèn luyện gắng công.

Kinh nói: Khả tiểu sự, bất khả đại sự.

Chữ "khả" là chỉ cho khả năng, là năng lực hiện tại. Cái năng lực của "tiểu quá" mới chỉ là Tu thân, sửa mình, tề gia cho nên chỉ tạm xứng với "tiểu sự" tức việc nhỏ nhẹ trong phạm vi thân thuộc mà thôi, chứ còn thống lãnh thiên hạ, trị quốc an bang, hãy còn xa vời chưa chạm đến. Đây là chỗ mà Thánh nhân đặc lưu chú ý, phàm làm gì phải biết tự lượng sức mình, chớ ham danh hão lợi to, mà vong ngôn cuồng trí, lao đầu vô nghĩ nhận lấy trọng trách vượt quá giới hạn. Như vậy chỉ là tự chuốc lấy nhọc, tự làm trò cười cho thiên hạ mà thôi, rốt sau lại chẳng những uổng phí thì giờ của chính mình, mà còn làm lỡ mất thời cơ của bao người khác.

Kinh nói: Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát.

"Phi điểu" là con chim đang bay, chim bay mà phát ra tiếng thì một là do hốt hoảng, sợ hãi; hai là do muốn được chú ý; đang bay tức là chưa tới nơi, chưa thành tựu, chưa thành mà lại vội vã "tại thượng" ấy là tối kỵ, do đó Thánh nhân dạy răn: "bất nghi thương" - chưa phù hợp nơi cao, nên đặt mình nơi thấp "nghi hạ", ấy là "an phận thủ kỷ, cầu kỳ sở năng" (giữ phận đúng tầm, làm việc vừa sức), do đó mới được "đại cát" vậy.

Sửa bởi HieuHcmVN: 23/05/2025 - 21:12


#25 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 22:21

Trạch Phong Đại Quá


大過: 棟撓, 利有攸往, 亨.

Đại quá: đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh.


Kinh nói: Đại quá đống nạo.

Cột trụ chính gọi là "đống", khi bị cong đi thì gọi là "nạo", đây là chỉ cho vị trí nhiều trọng trách, người quân tử từ chỗ "tiểu" mà không ngừng nghỉ, nay lại tới chỗ "đại" thì lẽ cho đúng ắt phải tương xứng, hà cớ gì lại trụ chẳng vững, khiến cho bị "cong" bị vẹo như vậy ? Ấy là vì tiểu vượt quá thì được chỗ trung, đại vượt quá thì thành bất trung, Thánh nhân đều lấy chữ "trung" làm Đạo lập pháp, lập cương, lập đức; do đó mà lìa "trung" lại thành ra "đống nạo" vậy.

Kinh nói: Lợi hữu du vãng, hanh.

Nay bị nghiêng ngả cong vẹo, ắt phải tu chỉnh lại cho bằng để được chỗ "Trung", muốn thấy rõ vật , hiễu rõ chỗ "cong vẹo" của nó thì phải "cách vật trí tri" - xem xét cho thấu đáo, sáng tỏ tới cội nguồn. Tự mình chẳng thấu ắt phải cầu học, nên chỗ "lợi" lúc này tức là "hữu du vãng" - đi xa học hỏi , nhân "hữu du" mà tỏ tường, lại đem chỗ đã tỏ ứng dụng tu chỉnh nên được sự "hanh" thông.

Chưa tới chỗ cao thì phải tùy sức mà hành, đã ở chỗ cao thì phải không ngừng suy tường chỉnh đốn, cốt để được cái đạo an hòa bình ổn, hòa cùng cái đức Trung Chính của Đất Trời, hòng kéo dài sự thịnh cho tới ngàn thu vạn đại về sau. Bằng không thì thành tất hoại, trụ tất suy, lại theo lẽ biến hóa Thái Bĩ cùng Càn Khôn theo vòng xoay chuyển.

Dịch đã bất tận, thì người cũng phải "tùy thời chế nghi" (tùy thời điểm địa vị mà chế phương cách phù hợp), "dĩ cái bất biến" để "ứng cái vạn biến" không cùng.

Sửa bởi HieuHcmVN: 23/05/2025 - 22:31


#26 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 23:26

Người nào bạc nghĩa, quên tình,
Thì sao đứng vững, hiển vinh ở đời.
Thủy chung son sắt thảnh thơi,
Hoang dâm, vô độ, bạc vơi, sắc tàn.
Giàu sang mà lại ngang tàng,
Trời đâu cho ở ngai vàng được đâu.
Danh kia lợi ấy chẳng lâu,
Là do đức hạnh, chẳng lâu chẳng bền.
Khi khó thì gắng giữ gìn,
Của tiền đôi chút liền quên hết rồi.
Cho nên Thái Bĩ đổi ngôi,
Tài tiêu, mệnh yểu, gia phiền, rầu lo.
Khuyên ai chưa tỏ gắng lo.
Tài cao Đức cả là do ở mình,
Thiện ác tỏ rõ phân minh,
Phước tài quả Đức, oán phiền quả Gian.
Cho nên Thánh đạo thênh thang,
Bởi do tỏ rõ lẽ vàng Trời trao.
Tài thấp mà ở ngôi cao,
Là bất chánh vị, là thời "Quá" sinh,
Tùy cơ ứng biến đinh ninh,
Khéo mà ứng hợp cho mình vẹn Trung.
Chính Trung, thì được ung dung.
Ích người, ích nước, ích đời, ích dân.

Tiếp theo Hằng Ích biện minh,
Vì người phân tỏ, đường trần sáng tươi.

Sửa bởi HieuHcmVN: 23/05/2025 - 23:35


#27 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào Hôm qua, 13:57

Lôi Phong Hằng


恆: 亨, 无咎; 利貞, 利有攸往.
Hằng: Hanh, vô cữu; lợi trinh, lợi hữu du vãng.



Kinh nói: Hằng, hanh vô cữu, lợi trinh.

"Hằng" nghĩa là không đổi, là lâu bền, trong cái sự không ngừng biến đổi của "Dịch" có nét "bất biến thường trụ" của "Hằng", như bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, mà Xuân này qua rồi Xuân kia lại tới, thế thì Xuân "biến" hay Xuân "hằng" ? Người quân tử, sống trong Trời Đất biến đổi từng ngày, mà luôn giữ tròn Đức Hạnh, dù là trong gian nguy, hay là lúc an nhàn, dù là khi danh lợi đề huề, hay là khi khởi sự nguy nan thiếu thốn, tánh Đức chẳng thay đổi ấy tức là nghĩa "hằng" Đức "lợi trinh". Như quẻ Khôn nói: An trinh, tức là nghĩa trước sau như một, thì "Hằng" tức là sự quy hướng về An Trinh mà ra.


Vì sao "An trinh" thì Cát, mà Hằng thì chỉ "hanh, vô cữu" ? Bởi An trinh tức là tự tại vô tác, không cần kiểm tỏa mà tư nhiên hiển hiện, là hạnh Đức thuận thục, là "bản thể vô nhiễm", trong khi đó "Hằng" là luôn phải tự ý thức, tự kiềm tỏa, nếu sơ xảy ắt bị lạc mất đức Trinh, bởi thế cho nên chẳng lạc mất, chẳng quên giữ tức là "vô cữu" - không phạm sai lầm, không bị lỗi lầm. Đã không phạm lỗi thì "hanh" thông, được "lợi trinh" là lẽ tự nhiên.

Đất thì đã thành, người thì chưa thành, vẫn còn không ngừng rèn luyện, Khổng Tử nói: Quân tử thuận kỳ độc dã - người quân tử nên cẩn thận khi ở một mình; để nhắc nhở rằng, sự rèn luyện đức hạnh không phải để khoe khoang với người, mà cốt là để làm cho mình tốt lên môi ngày, mà khi ở có một mình, sự hành xử ấy mới lộ rõ thói hư tật xấu của mình ra vậy.

Kinh nói: Lợi hữu du vãng.

Tâm hồn có thể bình lặng khi sóng gió chửa nổi lên, con người có thể hiền hòa khi chưa gặp nghịch cảnh bất như ý, vì thế, muồn học bơi thì phải xuống nước, muốn học chạy thì phải ra đường v..v chi có sự cọ sát trong cuộc đời thực tại mới quyết trạch được đức hạnh chân thực đã thành hay mới chỉ là sự tự kỷ ảo cầu nơi mình tưởng tượng mà hóa ra. Thánh nhân bị người chửi người khen chẳng còn dao động, cũng nhờ rèn luyện cọ sát, chớ chẳng phải ngồi thu một chỗ, tựa núi nhìn sống, trong lòng trống không mà tự xưng là Đại được. Ấy là cái lý "du vãng" để có cái "lợi" thật hành, ra ngoài cọ sát tức là "hữu du vãng" vậy.

Sửa bởi HieuHcmVN: Hôm qua, 14:25


#28 HieuHcmVN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào Hôm qua, 22:04

Phong Lôi Ích

益: 利有攸往, 利涉大川.
Ích: lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên.


Người quân tử không ngừng sửa chữa lỗi lầm, "lau trùi" những điều dở khuyết, vun đắp những sự đẹp tươi, thêm nhiều dần lên tức là sự Ích.

Kinh nói: Ích, lợi hữu du vãng.

Trên nói ra ngoài để cọ sát thì mới lộ ra những điều chưa được để sửa chữa, ở đây thì sự "lợi" ấy lại càng tăng thêm nhờ thu lượm được thêm những điều tốt đẹp từ chặng đường đang đi, từ những người được gặp, từ những sự xảy ra. Việc sửa chữa của mình trên chặng đường đời, giúp cộng hưởng gia tăng làm nảy sinh thêm sự cảm mến của người, sự lợi ích cho người, đôi đường đều lợi tức là " Ich, lợi hữu du vãng" vậy.

Kinh nói: Lợi thiệp đại xuyên.

"Đại xuyên" là con sông lớn, lớn cỡ nào vậy ? Sông Hồng, sông Cửu Long hay sống Hằng v..v tất cả đều không phải, e là chưa đủ lớn. Người xưa nói "nhân sinh tựa lưu thủy" (đời người như nước chảy), người nay thì ví von: dòng đời xô đẩy, sóng gió cuộc đời, vậy "đại xuyên" này là chỉ cho cuộc mưu sinh của đời người đang qua đó vậy, vượt qua khó khăn trong đời tức là "thiệp đại xuyên". Việc sửa mình không ngừng, thu lượm điều hay, thổi bay điều dở giúp mình trải qua cuộc đời này được nhiều lợi ích. Tức là chuyển từ xấu tệ thành tốt tươi, từ ác hiểm thành thiện lương,thuần hậu. Vì nó không dễ dàng, cho nên chẳng phải một ngày hai ngày mà được,nhưng có đi, lại không ngừng đi, thì tất có ngày tới nơi thôi.

Sửa bởi HieuHcmVN: Hôm qua, 22:23







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |