坤 : 元, 亨, 利, 牝 馬 之 貞 .
Khôn: Nguyên, hanh, lợi, tẫn mã chi trinh.
君 子 有 攸 往 . 先 迷 後 得. 主 利 .
西 南 得 朋 . 東 北 喪 朋 . 安 貞 吉 .
Quân tử hữu du vãng, tiền mê hậu đắc, chủ lợi.
Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh, cát.
Đức Trinh của Càn có khác với Khôn, mã là vật mạnh mẽ,tốc độ, người ta hay gọi mã lực cho sức mạnh của động cơ. Một thứ mạnh mẽ như vậy lại biết chịu đựng, lại có thể chịu đựng "người cưỡi" "roi quất" một cách bền bỉ như thế thì đúng là xứng đáng để tượng trưng cho sự cao mà dày của Đất. Ai chà ai đạp lên cũng được, phẩn uế đồ dơ đổ lên cũng xong, Đất vẫn nhẫn chịu tất cả. Thế thì Tẫn mã là sức chịu đựng bền bỉ của ngựa cái (ngựa cái thì có thể sinh sản, như đất có thể sinh sôi vạn loại), là tượng cho sự nhẫn chịu đầy mạnh mẽ, là đức Trinh của Khôn. Nó tức là "bản lĩnh" của người ôm chí lớn, mà sau này Kinh gọi là Quân tử, tuy hình dung thì có vẻ là nhún nhường thấp yếu, mà khí chất nội tại lại cao tột. Như hình dưới đây:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Bác Hồ khi còn trẻ, ngồi dưới đất, đây chính là biểu tượng con người có đức Trinh của Khôn.
Quả nhiên sau này thành bậc xuất cách tên gọi H.C.M, làm nên những điều vĩ đại cho dân tộc và nhân loại.
"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc:
Là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do,
Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
"Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá trồng rau,
Sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi"
"Thời cơ đã đến, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải dành cho được độc lập"!
Người quân tử - lòng ôm trí lớn, hiền lương, mưu lược, muốn khởi dựng cơ nghiệp ắt phải "tầm sư học Đạo", "búi tóc đọc Thi thư, tu thân tu đức hạnh", người xưa nói: Đi một ngày đường, học một sàng khôn, thế thì Quân tử ắt phải "du vãng" để trau dồi trí tuệ, rèn luyện đức hạnh, thực hiện hoài bão của mình, Kinh nói: Quân tử hữu du vãng, là ý này vậy.
Mới ra đời "lăn lộn, bươn trải", kinh nghiệp tri thức còn non nớt ấy là "tiên mê", trước còn mê muội, sau nhờ đức "tẫn mã" mà đạt được tài trí nên gọi là Hậu đắc. Có câu "tài năng trí tuệ nên sự nghiệp", thế thì tài trí là gốc rể của của cải, lại có tài thì mới làm được việc, giúp được người, nên cái tài do "hậu đắc, chủ lợi" là lẽ tất nhiên.
Người ta sống ở đời, "thành công giàu sang là nhờ bạn hữu", "làm nên nhờ Thầy", có Thầy có bạn mới có Trí có Tài, lúc mà tài năng tới độ chín muồi thì của cải theo đó sinh sôi, cái sự được và mất cũng theo đó nảy nở, sống đúng thì được bạn (đắc bằng) ? sống sai thì mất bạn (táng bằng).
Kinh nói: Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng.
Tây Nam thì từ xa lạ biến thành gần gũi, Đông Bắc thì từ thân quen lại hóa người dưng. Mình có lòng biết ơn, thương tưởng tới người thì người không xa mình, còn ngược lại vô tâm thờ ơ lạnh nhạt thì người ắt xa mình. Có câu: đường không đi đường thành cỏ dại, người không qua lại ắt thành người dưng, cùng là ý này đây.
Tư phương ứng với bốn mùa: Đông ứng Xuân, Nam ứng Hạ, Tây ứng Thu, Bắc ứng Đông, xuân thì tươi tốt, hạ thì ấm áp, thu thì khô hanh, Đông thì lạnh lẽo. Tây hướng Nam thì khô hanh lại thành ấm áp, như lạ thành quen; Đông hướng Bắc thì tươi tốt lại thành lạnh lẽo tàn phai, như quen thành lạ, một bên tượng cho đắc bằng (được bạn), một bên tượng cho (táng bằng) là mất bạn. Rõ là "cách sống" ở đời như phương hướng bốn mùa trong Trời Đất vậy, sai một ly đi một dặm, tuy là ý Trời, cũng lại ở nơi người tạo ra.
Nếu sống với người trước sau như một, một ngày làm bạn cả đời là bạn, một ngày là Thầy cả đời làm Thầy, giữ vững chẳng đổi dời thì tức là An trinh. Đã An trinh không đổi thì lại chẳng phải là Cát (đại lợi) hay sao.
Giả như lúc xuất hành (vì việc hệ trọng), bốc được quẻ này, lại từ nơi xuất phát định hương Tây, Đông. Theo hướng mà tới gặp người lạ, người quen thì ôi thôi, khác nào Gia cát thiêu Tư Mã nơi thành vây, mà mưa tuôn gió lộng, thì mưu sự ở người cứ thuận ý Trời mà đi thôi.
Sửa bởi HieuHcmVN: 21/05/2025 - 12:18