Jump to content

Advertisements




KINH DỊCH có gì hay ?


119 replies to this topic

#76 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 27/06/2025 - 09:01

Thủy Địa Tỷ


比 吉 . 原 筮 , 元 永 貞 , 无 咎

Tỷ cát. Nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu.

不 寧 方 來 , 後 夫 凶 .

Bất ninh phương lai, hậu phu hung.​


Chữ “比”-Tỷ , nghĩa sâu sắc nhất là nằm trong chữ “Tỷ Kheo” (比丘) – là người tinh tấn tu tập theo Giới – Định – Huệ, dẹp trừ phiền não (mừng, giận, buồn, vui, sầu, bi, ưu, não v..v) và những điều tệ ác xấu xa nơi mình.

Chữ “Tỷ” nghĩa phổ thông là so sánh. So sánh điều gì ? Có hai ý lớn:

Thứ nhất sự lợi hại giữa thực hành Đạo Đức với làm theo “thói hư tật xấu”, hai hướng hành động ấy có sự tốt xấu ưu khuyết nó ra làm sao ? Khi người ta tiến hành so sánh, nghĩa là người ta đang đắn đo để lựa chọn phương án tốt nhất. Trước khi hành động, đặc biệt là những hành động mang tính chất quyết định tới vận mệnh hiện tại và mai sau, thì sự đắn đo càng cẩn trọng tỉ mỉ hơn bình thường. Ở đây cũng vậy, sự so sánh để quyết định lý tưởng sống, nguyên tắc sống, mục tiêu sống, nền tảng sống đang được đưa ra để xem xét, lựa chọn.

Thứ hai, so sánh sự tăng giảm sau thời gian rèn luyện tu sửa: hôm nay tiến bộ hay thụt lùi so với hôm qua, tháng này so với tháng trước thì có thay đổi gì không, năm vừa qua so với năm hiện tai đã chuyển biến được bao nhiêu rồi v…v cho tới kiếp trước và kiếp này - tức là hoàn cảnh lúc niên thiếu với hoàn cảnh lúc “xế chiều” – có phát triển hơn gì không ? Nhỏ là hành vi hiện tại với tiêu chuẩn Đạo Đức, Xã hội; Lớn là hoàn cảnh sống trước đây với bây giờ như thế nào ? Tất cả đều được đem ra mổ xẻ, chiêm nghiệm để biết hướng đi của mình là đúng hay là sai.

Ngoài ra, ”Tỷ” cũng nghĩa là làm theo, bắt chước; làm theo Giới luật, bắt chước Giới luật – khi xét theo khía cạnh người Tu. Giới luật được thay bằng Lễ Nghĩa, khi xét ở khía cạnh người Đời. “Tỷ” cũng nghĩa là gần gũi; gần gũi người có Đạo Đức, gần gũi Thầy sáng bạn lành. “Tỷ” cũng nghĩa là thi đua, không phải thi đua với người mà thi đua với chính mình, lấy sự tiến bộ làm phần thưởng, lấy Đạo Đức là mục tiêu. Mình tự nhắc mình, mình tự động viên mình, mình tự đối chiếu, chiến đấu với chính mình, chiến thắng sự trì trệ của chính mình, nhằm đạt được Giới hạnh, Đạo đức.

Đây là lược nói một số ý nghĩa nổi bật ẩn chứa bên trong chữ “Tỷ” của Thánh nhân.

“Nguyên” là lúc đầu, lúc ban sơ; là bắt nguồn ở, phát sinh từ; cũng nghĩa là suy cầu cho tới nguồn gốc; cũng nghĩa là tha thứ cho, suy đến cội nguồn chân tình để có thể tha thứ được. “Nguyên phệ” là bói toán để hỏi về nguồn gốc phát sinh, để hiểu được bản chất sự việc, để có thể buông xả sự trói buộc, hòng giải thoát tâm hồn, giúp tâm hồn trở nên rỗng rang tự tại. “Vĩnh” nghĩa là lâu dài, mãi mãi. “Nguyên vĩnh” là bản thể vĩnh hằng, chữ “nguyên” ở đây nghĩa là đầu tiên, cơ bản, to lớn, đứng đầu; là “nguyên” trong “nguyên, hanh, lợi, trinh”. Nên nói “vĩnh” để nhấn mạnh tính bền vững, tính thường trụ chẳng hoại của “bản thể thanh tịnh”, của nguồn gốc Vũ trụ vạn loại; là căn bản, là gốc rễ của mọi thứ Giới hạnh, Đạo đức. “Bất” nghĩa là không; sử dụng để phủ định; “Ninh” là yên ổn, yên lặng, yên tĩnh; cũng nghĩa là thăm hỏi, vấn an; là an toàn. Cũng nghĩa là thà (thà chịu điều gì đó tổn thương, thiệt thòi chứ nhất định không chịu làm điều gì trái với mong ước, với lý tưởng, tiêu chuẩn của mình đã định hình và giữ gìn noi theo, ở đây nghĩa suy rộng ra là: thà chịu thiệt thòi tổn thương, có thể là mất mạng, chứ nhất định không làm điều trái Đạo Đức, không hủy phạm Giới luật Lễ nghĩa). “Bất ninh” nghĩa là chẳng thà.“Phương” là trái lời, không tuân theo; là nơi, chốn, khu vực; là biện pháp; là so sánh, phê bình; là ngay thẳng; là đương khi; là phương hướng. “Lai” là đến, là xảy ra; là sắp tới. “Hậu” là lúc sau, phía sau; là sau này; đời sau. “Phu” là chồng, là đàn ông; cũng nghĩa là người bình thường, chỉ con người nói chung.

Toàn câu Kinh trên nghĩa là: So sánh phấn đấu, đạt tới cái gốc rễ của sự bói toán, tức là đức trinh vĩnh hằng nguyên thủy, thì ắt trong mọi sự chẳng có lỗi lầm. Chẳng thà cố gắng đi đúng hướng (mà chông gai, khó khăn, chậm chạp ) còn hơn là người chịu đựng hậu quả xấu về sau.

Kinh nói: Tỷ cát, nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu.

Như trên đã từng nói, Thánh nhân dụng ít lời mà tỏ nhiều nghĩa, đúng theo cách dụng văn của người xưa, “ý tại ngôn ngoại” – ý nghĩa đôi khi còn nằm ngoài cả lời nói, đòi hỏi người học xét phải cởi mở tâm hồn, tránh tự gò ép vào một khuôn mẫu sẵn có nào cả, thì mới hàm thụ được đầy đủ, mới thấy hết được ý vị của Thánh nhân, bởi việc nói trong Dịch là cho muôn người cho ngàn Đời, nếu tự định khuôn nghĩa thì chẳng khác nào lấy thau nước đòi đựng hết cả biển khơi, đâu có lý nào mà trọn vẹn thành tựu cho được.

Ở đây, “Tỷ” tuy là so sánh, là gần gũi; lại cũng nghĩa là “bắt chước” là “thi đua”, cho nên lấy từ “phấn đấu” để biểu đạt được cả hai nghĩa này, khi nào mình phấn đấu thì đồng nghĩa mình có cái mốc, có cái đích để hướng tới để nhìn vào, cũng có chỗ để đối chiếu để rèn luyện, như thế trong nó đã hàm chứa sự “so sánh”, sự “bắt chước” rồi.

Lại lấy Đạo đức, lấy Đức hạnh làm chỗ vươn tới, làm đích đến trong hành vi, thì tất nhiên, đó là cơ sở, là cội gốc của sự “bói toán” - tức là tránh “Hung”, tìm “Cát”. Đạo đức là gốc của mọi điều thiện, khi đã lấy Đạo đức làm nền tảng, làm cơ sở ra quyết định và hành động, thì tất nhiên chẳng cần phải “bói toán”, đó là chánh nhân của điều “Cát” rồi, gieo nhân thiện thì gặt quả “Cát” hỷ, ấy chẳng phải là điều mong muốn cuối cùng của người thực hiện "bói toán" hay sao ? Bởi thế, mới nói “Tỷ cát, nguyên phệ”.

“Trinh” đức, nơi người Quân tử thì không thiếu, nơi Thánh nhân thì không dư, nơi Trời Đất thì trọn vẹn đầy đủ. “Trinh” đức của người Quân tử như ngọc trong đá, vàng trong cát, cần phải gạn bỏ tạp chất, cần phải tinh luyện nung nấu trong thời gian nhất định thì tánh chất nguyên thủy nó mới lộ diện rõ ràng. Ở đây lấy cái trọn vẹn “nguyên vĩnh trinh”, so sánh với cái “Trinh” đức hiện tại đang ẩn tàng, đang mờ bụi nơi lòng người Quân tử, để khích lệ, nhắc nhở người Quân tử hãy nên cố gắng, hãy nên kiên trì nhẫn nại, “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “nước chảy đá mòn” v..v hễ cố công kiên trì rèn luyện thì cái tánh Đức bất biến trường tồn sáng ngời của Trời Đất “nguyên vĩnh trinh” nó sẽ phản chiếu đầy đủ nơi mình mà thôi. Hãy phấn đấu không ngừng ! Nhất định sẽ thành tựu, một khi thành tựu, một khi hiển lộ đầy đủ rồi, thì ắt là trong mọi việc đều được sự không lỗi lầm “vô cữu” đó thôi.

Kinh nói: Bất ninh phương lai, hậu phu hung.

“Bất ninh” nghĩa là chẳng thà. Khi nói từ “chẳng thà”, thì luôn hàm ý rằng phía trước có nhiều điều chông gai trắc trở, nhiều khó khăn thử thách; nhưng vì đó là phương hướng nên đi, là con đường đúng đắn nên chọn, do đó chớ vì ngại khó khăn trước mắt, mà lại lựa chọn sự dễ dàng, sự thuận lợi nhanh chóng hiện tiền; bởi “nhanh mà sai hướng” đâu có ích lợi gì, cái quan trọng là kết quả cuối cùng, chớ đâu cần phải quá bận lòng tới lộ trình trở ngại. Bởi cái gì cũng có cái giá của nó, nếu như khó khăn trở ngại thử thách ấy là cái giá phải trả, thì cứ vui vẻ mà đón nhận, sự thành tựu cuối cùng nó mang lại lợi ích chẳng nhưng cho hiện đời, mà còn mãi mãi về sau. Ấy là lý do Thánh nhân nói "bất ninh".

“Phương lai” hướng đến, chữ “lai” nghĩa là tới một nơi chưa xác định trong tương lai. Ở đây có hai nghĩa:
- Thứ nhất, nếu cố gắng vận động hướng tới một nơi nào đó, bất kể là nơi nào, nhưng xa rời Đạo đức và che mờ Trinh đức, thì nơi ấy ắt khiến người phải chịu điều xấu tệ “hậu phu hung”.
- Thứ hai, nếu biết hướng về đức Trinh, lấy “Nguyên vĩnh trinh” là đích đến, làm điểm nương tựa, làm chỗ hướng tâm, là chỗ tìm tòi khám phá, thì bất kể nơi nào hướng tới trong tương lai, cũng đều được “Tỷ cát”.

Cho nên, Thánh nhân trước nói “Cát”, sau lại nói “Hung”, dụng từ “Tỷ” thì có hàm nghĩa so sánh cân nhắc, chỉ ra rõ chỗ lợi hại hơn thiệt cho người Quân tử tự do chọn lựa, muốn người dụng hết sức trí mà lựa chọn cho đúng con đường để bước tới, bởi “Cát” hay “Hung” đều là do hướng đi của mình quyết định mà ra. Nếu hướng về Đạo đức, lấy Đạo Đức làm thước đo, làm chuẩn mực, làm cơ sở thì bất kể muốn tới đâu đều sẽ được “Cát” cả. Ngược lại, nếu chẳng nương theo Đạo Đức, chẳng trừ dẹp thói hư tật xấu, chẳng rèn luyện Đức Hạnh thế thì chẳng kể anh muốn đi đâu, kết quả đã xác định trước rồi, chỉ có là “hậu phu hung” mà thôi !


Sửa bởi HieuHcmVN: 27/06/2025 - 09:02


#77 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 27/06/2025 - 18:10

Trạch Địa Tụy

萃 : 亨, 王假有廟.利見大人.
Tụy: Hanh, Vương cách (giả) hữu miếu. Lợi kiến đại nhân.
亨, 利貞.用大牲, 吉, 利有攸往.
Hanh, lợi Trinh. Dụng đại sinh, cát, lợi hữu du vãng.



Chữ“萃”- Tụy nghĩa là họp, tụ tập, tụ lại, hợp lại; nó khác với “胰” – tụy, trong “tuyến tụy” là cơ quan tiết dịch tiêu hóa hay “悴” – tụy, trong “tiều tụy” là gầy gò, xanh xao, ốm yếu.

“Vương” là Vua, người đứng đầu một vùng đất. Chữ “假”phiên âm là "cách" hoặc "giả", nghĩa là mượn hay nương tựa, nhưng vì mượn hay nương đều là tạm bợ, chẳng phải thực lực thực chất của chính mình, nó đồng loại với từ "giả tạm", vì vậy xét ra thì nên phiên âm là "giả" sẽ hay hơn. “Miếu” là miếu thờ, là nhà thờ tổ tiên của Vua. Vậy câu “Vương cách hữu miếu” ý là nương nhờ Tổ tiên phò Trợ. “Kiến” là gặp, thấy; “Đại Nhân”, như trên đã phân tích là người có tấm lòng rộng lớn, trí tuệ sáng suốt hơn người. “Lợi kiến đại nhân” là gặp người Đại Trí thì có lợi. “Sinh” là gia súc dùng cúng tế; “Dụng” là sử dụng. “Dụng đại sinh” là sử dụng gia súc lớn để cúng tế.

Toàn câu Kinh trên nghĩa là: Tụ tập lại, chẳng chướng ngại, Vua đứng trước miếu thờ với lòng kính ngưỡng xin sự phò trợ, muốn được sự lợi ích từ việc gặp gỡ bậc Đại trí. Chẳng có gì ngăn ngại được, lòng trong sáng sẽ được sự lợi ích. Dùng vật lớn cúng tế, có cảm giác thật hân hoan, trước khi ra đi để làm điều ích lợi.

Kinh nói: Tụy hanh, Vương cách hữu miếu.

Con người sống giữa Trời Đất, lệ thuộc vào Trời Đất, so với Trời Đất con người quả là nhỏ bé. Những gì con người có thể tạo ra được đều dựa vào tài nguyên nơi Đất, những gì con người được hưởng thụ đều nhờ dưỡng khí của Trời, thế thì việc quay về nhớ ơn, việc coi trọng kính ngưỡng Trời Đất ấy là người hiểu lẽ sống nên làm. Nếu chẳng như thế thì “Thiên tru Địa diệt” Trời Đất bất hòa, thiên tai triền miên, làm sao mà người đứng vững giữa Đời tạo dựng cơ nghiệp ngàn thu cho nổi.

Vua là người tôn quý, xưng là Thiên tử (con Trời), việc thi hành cúng lễ kính Thiên là làm gương cho trăm họ muôn dân noi theo, vị Vua biết tùy thời hành sự ấy cho phải phép thì có thể coi là Hiền Quân, lại khéo tu dưỡng Đức Tài thì trở thành Minh Quân, như thế chẳng những bản thân Vua làm tròn sứ mệnh trị vì quốc gia được thịnh vượng, mà còn khiến trăm họ cũng được ơn hưởng thọ sự ấm no thái bình. Cái việc tuy nhỏ mà thể hiện được cái gốc Đạo sâu xa, cho nên ở quẻ “Tụy”, Thánh nhân dụng từ “hanh, lợi” lặp lại 2-3 lần là ý này đây.

“Vương cách hữu miếu” là hình ảnh Vua đứng trước tông miếu Tổ tiên, bày tỏ lòng thành, trình bày ước vọng, mong Tổ tiên Trời Đất linh thiên ứng cảm phò trợ cho vạn sự được như ý, được thông lợi. Như người Quân tử, với hoài bão lớn lao trong lòng, muốn dẹp yên thói xấu tật hư, làm trong lành thân tâm, thành tựu Đức Tài mà làm lợi ích cho Đời, cho mọi người mọi loại, cũng nên dành khoảng lặng để quay về nhìn lại nguồn cội, để mà vững bước tiến lên, để mà vượt thắng những ham muốn tầm thường, làm nên những sự tốt đẹp cao cả, như thế mới chẳng phụ thâm ân của Trời Đất, của muôn sự hi sinh cho mình được ngày nay thành Người "đầy đủ".

Kinh nói: Lợi kiến đại nhân, hanh, lợi Trinh. Dụng đại sinh, cát, lợi hữu du vãng.

Thánh nhân lấy hình ảnh “nương nhờ” Trời Đất Tổ Tiên, tức là “nguồn cội” của Người, để cầu được sự tốt đẹp; làm chỗ biểu trưng cho người Quân tử quay lại “nguồn gốc” của Tánh Đức để khai mở cái Trí tuệ nơi Tiềm thức sẵn có. Nếu xoay vào bên trong mà “kiến” được “Đại nhân” tức mở mang được kho Trí tuệ nơi mình thì ắt là “lợi” ích vô cùng. Vì khai mở được Trí tuệ thì biết được con đường, rõ được cách làm dĩ nhiên sự phải “hanh” rồi. Muốn khai mở Trí Tuệ thì phải trong sáng thành thực với chính mình, cho nên để “kiến Đại Nhân” thì cần “Trinh” đức, cả hai đều hiện hữu thì tất nhiên “lợi” ích nhân đôi cũng là điều dễ hiểu.

Thánh nhân có lòng hiếu sinh như Trời Đất, cành cây ngọn cỏ con chim con thú cũng chẳng nỡ phá hại, sao lại lấy sự “dụng đại sinh” làm việc “Cát” hỷ vui thích ? Bởi “sinh” tức gia súc là giống ngu muội, lấy “sinh” tượng cho “sự ngu tối”, thì “đại sinh” tức là chỗ ngu tối nhất, chỗ tăm tối nhất; nhà Phật gọi là “vô thủy vô minh” – là nguồn gốc của sự ngu muội, là chỗ khởi đầu của sự ngu tối từ thủa ban sơ. Nay “dụng đại sinh” tức là phá bỏ ngu tối, vì ngu muội thì chẳng hiểu biết đúng đắn, dụng chỗ chẳng hiểu biết đúng đắn tức là “sơ phệ cáo” của quẻ Mông – hỏi lần đầu được biết, quay về chỗ ngu tối hỏi điều chẳng rõ ràng, từ đó phát minh ra sự hiểu biết, “cáo” cho biết được câu trả lời, tức là nghĩa của “dụng đại sinh” vậy ! Phá mê được ngộ, thì ắt là việc “Cát” hỷ nhất rồi, biết phải làm gì, biết nên làm gì rồi thì ra ngoài hành sự sao lại chẳng lợi ích cho được, do đó mà nói “dụng đại sinh, cát, lợi hữu du vãng”.

Thánh nhân thuận theo thói Đời mà hiển bày ý Đạo, chớ chẳng phải khuyến khích sự ấy hay khen ngợi sự ấy, dù cho không nói thì sự ấy ở thời xa xưa vẫn diễn ra như thường, đã nhất định phải nói tới chi bằng ta nói cho đúng như thật mà lại nhẹ nhàng đưa vào trong đó những ý nghĩa sâu sắc, khiến người tỉnh ngộ thoát mê, ấy chẳng phải là pháp phương tiện khéo léo vô cùng đó hay sao !

Sửa bởi HieuHcmVN: 27/06/2025 - 18:12


#78 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 28/06/2025 - 08:40

Tập Khảm

習坎: 有孚, 維心亨, 行有尚.
Tập Khảm: Hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng.


“Tập” là hai lần; là theo điều đã học mà thực hành. “Khảm”là hố, trũng, chỗ hõm; là hiểm hóc; “Hữu phu” là có sự thành tín. “Duy” là duy trì, giữ gìn; là chỉ, chỉ có; là dây buộc; “Tâm” là tim – người xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm; là lòng dạ; là suy tư, mưu tính. “Thượng” là tôn sùng, coi trọng; còn nghĩa là khoe khoang, tự phụ.

Kinh nói: Tập khảm, hữu phu.

Tại sao lại là tập khảm ? Vì khảm là chỗ khó khăn, là sự hiểm hóc trên đường Đời, sự khó khăn nhân đôi khi mà lúng túng không biết phải làm sao, phải xử lý thế nào cho phải, bởi trước Khảm là “Mông” – tâm trí ngu tối, do đó mới gọi là “tập khảm” – nhân đôi sự hiểm nguy.

Trên quẻ Mông nói không biết phải hỏi lại, cái sự hỏi là quay về nội tâm, hướng về cội gốc của Tâm là Tiềm thức để hỏi cho ra nhẽ, khi được cái sáng suốt, cái lối đi rồi thì tin tưởng mà đem cái đó vô để thực hành thực hiện chứ không phải hỏi đi hỏi lại hai ba lần, thế thì “hữu phu” tức là đặt niềm tin vào điều Tiềm thức mình mách bảo.

Kinh Kālāma còn có tên gọi khác là Kesamutti sutta,nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh, thuộc cuốn I, chương Ba Pháp ( Tikanipata) phần Đại Phẩm (Mahavagga) ghi lại lời dạy đức Phật về những điều chớ vội tin:

Này đại chúng Kālāmā,
(1) Chớ vội tin điều gì chỉ vì đó là lời truyền khẩu. Chớ vội tin điều gì chỉ vì đó là truyền thuyết.
(2) Chớ vội tin điều gì chỉ vì đó là điều truyền tụng.
(3) Chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó được truyền thừa trong kinh điển.
(4) Chớ vội tin qua lý luận suy diễn.
(5) Chớ vội tin chỉ vì diễn giải tương tự.
(6) Chớ vội tin qua sự đánh giá hời hợt những dữ kiện.
(7) Chớ vội tin chỉ vì phù hợp với định kiến, với kiến thức nền của mình.
(8) Chớ vội tin chỉ vì điều đó nghe như hợp lý.
(9) Chớ vội tin chỉ vì vị Sa- môn nói ra là sư phụ của mình.


Như vậy thì ở đây “hữu phu” tức là có niềm tin chẳng những vào điều nội tâm Tiềm thức cho hay, lối đi hé mở từ sâu nội tâm của mình, mà còn là tự tin vào bản thân mình, tự tin vào việc nếu con đường đó là đúng đăn, nếu lối đi ấy là chân lý thì thời ta hãy ứng dụng nó vào vấn đề đang bế tắc, ắt là thực tế sẽ cho ta lời khẳng định chính xác, mà chẳng phải bị rơi vào những điều “chớ vội tin” mà đức Phật đã cảnh tỉnh ở trên đây.

Kinh nói: Duy tâm hanh, hành hữu thượng.

Người xưa nói: “Tâm thông tắc sự thông” – tư tưởng thông suốt thì hành động tất thuận lợi; lại nói: “Dĩ tâm minh đạo, dĩ đạo ngự vật” – dùng tâm để làm sáng tỏ đường lối, dùng đường lối mà điểu khiển mọi việc; thế thì cái sự thông suốt tư tưởng trong lúc gặp cảnh “hiểm hóc” khó khăn ắt có vai trò quan trọng, nó chẳng những tăng thêm sự tự tin, còn khiến cho hành vi có mực thước tầng bậc rõ ràng, làm mà biết rõ mình làm gì, biết rõ vì điều gì mà mình làm việc đó, được vậy thì sự làm ắt “hanh”, mới cần phải “duy tâm” – giữ gìn cái tâm sáng suốt mà hành sự, thì việc mới nên và mới vượt thành được sự khó.

Tâm dù biết phải làm gì rồi, nhưng đó mới là “bản vẽ, bản đồ”, chưa phải là cái thực tế “thông suốt”, biết thì đã biết mà ứng dụng cái biết vào để chuyển hóa cái vướng ở hiện tại lại là một chuyện khác nữa, cần nhất là không được vội vàng, không được gấp gáp khinh xuất, vì đây là lối đi mới để xử lý vấn để mới mẻ với mình, cho nên rất cần “hữu thượng” – cọi trọng, không phải sự coi trọng bình thường mà có thể nói là như người dưới “tôn sùng, kính trọng” người trên vậy, coi cái sự thành bại của việc làm nó trọng tới mức phải dè dặt, phải nhún nhường chẳng được khoe khoang. Tại sao lại sinh tâm khoe khoang ? Vì việc người khác không biết phải làm sao mình lại biết làm, chỗ đang tối tăm được mình rọi vào đó ánh sáng, nghĩ mình hơn người nên sinh lòng ấy, đó là việc không tốt. Bởi tất cả mới chỉ ở mức “cho là” sẽ thành, chữ sự thì chưa đạt tới. Vậy nên, gặp lúc khó khăn, trước là phải đả thông tư tưởng, tìm ra phương cách, kiểm tra kỹ càng rồi từ từ áp dụng vào chuyển hóa thực tế, ấy mới thực là chỗ “duy tâm hanh, hành hữu thượng” mà Thánh nhân khuyên dạy. Cách tiếp cận này chẳng những đúng với việc làm, còn đúng với việc sửa mình nữa vậy. Rất cần phải lưu tâm.


#79 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 28/06/2025 - 15:24

Phong Thủy Hoán

渙: 亨.王假有廟.利涉大川.利貞.
Hoán: Hanh. Vương giả hữu miếu, Lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.


Cụm từ “Vương cách hữu miếu” có nhắc tới trong quẻ Tụy, ấy là khi mọi người tập trung lại cùng Vua đối trước Tổ tiên Trời Đất mà bày tỏ lòng mình, cầu mong có được sự sáng suốt thông thái để hành sự thành công mà tránh được lỗi lầm không lường hết được. Ở đây, một lần nữa lại nhắc tới, thế thì biết rằng việc này có tầm quan trọng không hề nhỏ, vì vậy mới phải kính Thiên lễ Tổ.

Kinh nói: Hoán, hanh.

“Hoán” nghĩa là tan tác; phân tán, chia lìa; là loại bỏ. “Hoán” là việc phải làm khi thời “Cách” tới.

“Cách” thay đổi, đổi mới; muốn đổi mới thì phải loại bỏ đi những cái không còn phù hợp, tạo nên “không gian” để cho cái mới mẻ tốt tươi có cơ hội nảy sinh, có thể gieo hạt ươm mầm những nhân tốt tiến bộ nhằm hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, sự loại bỏ ấy tức là “Hoán” vậy. Nguyên nhân phát sinh “Hoán” không giống như ở “Khuê” mâu thuẫn, hay “Tụng” tranh cãi, nó cần thiết khách quan và mang tính tích cực. Chính vì thế nó mang lại sự “hanh” thông.

Sự thay đổi của “Cách” muốn thành tựu, suy tới cùng là phải thay đổi bản thân mình, thay đổi bản thân mình tức là sửa đổi thói hư tật xấu của mình, nhưng gốc của thói hư tật xấu nằm ở tâm niệm bất thiện. Trước đây, trong quẻ Tỉnh, Thánh nhân mượn hình ảnh giếng nước dụ cho Tâm, trong Tâm thì có dòng chảy như vô tận âm thầm phía dưới gọi là dòng “ý niệm”, dòng ý niệm này có thiện ác, tốt xấu, hỷ nộ, ái ố v..v như dòng nước có trong có đục, khi mà dòng nước “suy nghĩ” bị “ô nhiễm” bởi những ý niệm xấu xa, trái với chuẩn mực, nó sẽ thôi thúc xuất sanh hành động không chính đáng, lâu ngày cứ niệm sinh thì hành động hiện, tích tụ thành thói quen, gọi là “thói hư tật xấu”. Do đó, nay cần “Hoán” bỏ những tạp niệm xấu tệ ấy đi, để chỗ cho những ý niệm tốt đẹp có khoảng không gian phát triển, lớn mạnh; mỗi ngày vun tưới cho nó thì trở thành thói lành việc tốt, như cây trái lớn mạnh chiếm giữ không gian thì cỏ dại tự động thui chột dần dần, nếu lại siêng năng cuốc xới – “Hoán” - ắt là một ngày kia, cả “khu vườn” Tâm chỉ toàn hoa thơm trái ngọt "ý thiện, lòng lành", không còn sự um tùm của cỏ “tệ niệm xấu ác” bủa vây.

Kinh nói: Vương giả hữu miếu, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.

Việc “Hoán” tuy là tích cực, nhưng chỉ tích cực khi nó được thực hiện chuẩn xác, loại bỏ đúng cái cần bỏ. Muốn vậy thì rất cần sự “tịnh tâm sáng suốt”, do đó mới có việc “Vương giả hữu miếu”, người đứng đầu là Vua phải tới trước nơi thờ Tổ tiên để lắng lòng, đón nhận sự minh mẫn cần có. Đã có trí huệ lựa chọn đúng nơi cần bỏ, đúng người cần chia li rồi thì ắt việc lớn sẽ thành, khó khăn sẽ vượt qua để mang lại kết quả tốt đẹp thôi, nhưng cũng như trước đây và mãi mãi về sau, trí huệ chỉ hiện diện trong một tấm lòng trong sáng rỗng rang, cũng như sự lợi ích chỉ nảy sinh khi việc làm được thực hiện bởi một tấm lòng trong sạch như thế. Do đó, Thánh nhân nói rằng: “lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh”. Lợi ích nhân đôi nhờ Trí sinh bởi đức “Trinh” sáng rõ.

Tâm là “Vua”, Ý là “Quan”, Thức là “lính”, toàn bộ “tâm hồn tiềm thức” là đất nước. Nay “đất nước” Tâm hồn có giặc tham lam, thù ghét, bỏn xẻn, oán hại v..v xâm nhập, “Vua” Tâm nhận biết sự nguy hại, mới chia “Quan” Ý đi các nơi dẹp trừ, loại bỏ - tức “Hoán”, “Quan” ý xem xét tình hình đánh giá lợi hại rồi quyết định phương án hành động, giao việc cho Lính “thức” phân biệt thông qua Óc, điều khiển mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tạo tác việc lành, lánh xa việc dữ, tập thành thói tốt v..v cho tới một ngày thân tốt, miệng lành, thức thiện thì khi đó Ý an, Tâm tịnh, “đất nước” tâm hồn được hưởng thái bình thịnh trị, tức là hỷ lạc an yên không còn lo ưu phiền muộn. Khi ấy thì sự “Cách” thành tựu nhờ sự “Hoán” thực hiện đủ đầy tạo nên !


#80 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 29/06/2025 - 08:44

Lên cao vui lắm ai ơi,
Quyền Tài đủ cả hơn người thích ghê ?
Nhưng mà "Lợi" ắt hiểm "Nguy",
Ẩn tàng sau nó lụy bi cũng nhiều.
Khuyên người khôn - dại nhớ điều:
Tùy lòng biết đủ, khéo chiều thế nhân !

Bạc vàng chất núi tiêu dần,
Mang ra sẻ bớt tích âm Đức mình.
Của mình ắt thuộc về mình,
Cầu chi tới mức hủy thân làm càn.
Phước phần tích chứa giang san,
Tùy thời chiêu cảm, Tài thần xuất kho.

Nhọc chi bụng dạ âu lo,
Nhọc chi khổ lụy, lừa ta dối người.
Nhọc chi cất giữ khắp nơi.
Của người người lấy, lẽ Đời trả vay.

Ha ha, nhân thế nhọc chầy,
Bởi do chẳng rõ, chẳng hay Đạo Trời.
Dù Trời dạy tỏ khắp nơi,
Mà người đâu biết, sống thời bất an.

Được duyên, nay nói rõ ràng.
"Thăng", "Cổ" tiếp nối, rẽ ngang đôi đường !

Sửa bởi HieuHcmVN: 29/06/2025 - 08:47


#81 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 29/06/2025 - 10:20

Địa Phong Thăng


升: 元亨, 用見大人, 勿恤, 南征, 吉.

Thăng: nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh, cát.


Kinh nói: Thăng nguyên hanh.

“Thăng” nghĩa là lên cao, lên đến. Vì sao mà phát triển “Thăng” lên được ? Vì giữ cái gốc “nguyên”- tâm hồn trong sáng như trẻ thơ mới lọt lòng - chẳng có mưu tính hơn thiệt , chỉ giữ lòng trong sạch mà nỗ lực hết mình khi gặp nghịch cảnh khó khăn, rèn Đức luyện Tài, học hỏi không ngừng, do đó mà khi Đức đủ Trí thành thì Tài năng phát huy rực rỡ, có Tài thì tất nhiên có đất dụng, nên được “Thăng” lên là lẽ đương nhiên.

Thế thì ắt là có những sự “thăng” chẳng dựa vào Đức Tài mà dựa vào mưu mô nhóm hội thế lực nâng đỡ ? Đúng vậy ! Nhưng như thế thì chẳng thể “hanh” được lâu dài, Thánh nhân dạy người Quân tử sửa mình, tuy là khó khăn vất vả, nhưng cốt để có được sự “hanh” lâu dài, chứ chẳng phải “ăn xổi ở thì” tạm bợ, mới nắm tay này mà bay ngay sang tay khác, do đó dạy cái Gốc của Quyền chức cao sang, dạy cái nền của “Cát” “Hanh” “Lợi” ích, chú trọng sự rèn luyện Đức hạnh giữ lòng trong sáng trong sạch, nhẫn chịu thiệt thòi khó nhọc, để sáng cái Trí nội tại bên trong, vì trong lòng vốn sẵn có biển trí vô biên, hễ khai thông ra thì sử dụng vô cùng, xài hoài không hết. Vì thế mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông có dạy trong bài Cư trần lạc Đạo phú rằng: "Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch" - trong nhà có báu thôi tìm kiếm; cũng nhằm ý chỉ cho cái Trí huệ “vô sư”- không thầy, sẵn có nơi mỗi người, không do học mà được !

Vậy cái Trí này có tồn tại thật sự hay sao ? Dĩ nhiên rồi, nếu chẳng tồn tại, thì nhân loại từ khi hiện hữu trên Trời Đất, bao nhiêu phát minh phát hiện vốn chẳng sẵn có, vốn là không thể giải quyết thì do đâu mà lại có thể, chẳng phải các nhà khoa học khi dụng trí tới chỗ cùng đường thì Ý buông Tâm lặng mới phát lộ được cái mới mẻ hay sao ? Ấy là minh chứng rõ ràng nhất rồi, tự mình chẳng tin thì uổng mất cơ hội chạm đặt được của báu vô lượng, như “nồi cơm” của Thạch Sach ăn hoài không hết, thì Trí Huệ sẵn có nơi Tiềm thức mỗi người, nếu ai khai mở ra rồi, ắt là Trí Tuệ thông suốt, học một biết mười, chẳng có việc gì nơi thế gian mà lại không thông hiểu, hễ học là hiểu, hễ làm là thành thì Tiền bạc không cần khởi lòng, tự nhiên là ầm ầm kéo tới !

“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” – một việc đã rành rẽ thì thân mình thời được hưởng an nhàn sung sướng rồi, huống chi là “bách nghệ tinh thông” – trăm việc đều rành, thì cần gì phải khởi tâm mong cầu cho thêm nặng đầu chi nữa ? Cứ rèn Đức luyện Tài, nghĩ làm điều Thiện, không ngừng cố gắng như vậy thì chẳng thiếu thốn cái gì trong kiếp người ngắn ngủi này đâu !

Kinh nói: Dụng kiến đại nhân, vật tuất.

Trước đây chỉ “kiến đại nhân” – gặp bậc cao đức, quyền hành, trí tuệ. Nay lại “dụng kiến” thì nghĩa thế nào ? “Dụng” nghĩa là sai khiến; là sử dụng, thi hành, làm. Người quân tử gặp bậc Đại nhân thì tức Quân tử ở vị trí “tiểu” rồi, nên sự sử dụng, sai khiến này nên hiểu là dựa vào cái Trí của Đại nhân mà thi hành, thực hiện, triển khai trong thực tế, là áp dụng lời hướng dẫn vào trong việc làm, dĩ nhiên không phải là sai khiến người Đại nhân đi làm thay mình rồi !

“Dụng” tức là chủ động, muốn “Thăng” lên vị trí cao, lên trình độ mới, lên hoàn cảnh tốt đẹp hơn thì phải “chủ động” mà dụng cái Trí Đại nhân sẵn có nơi mình hay lời dạy bảo từ người có Đức Tài đã thành tựu, dụng cái đó thì được lợi cho việc “Thăng” tiến trong công danh sự nghiệp, trong đường Đời nhiều lối rẽ nhiều gian truân. Tại sao phải nhận lãnh lời khuyên từ bậc có Đức ? Vì người đứng trên đỉnh vinh quang cũng có nhiều hạng loại, có kẻ do phước phần quá khứ mà gặp thời vận khôn khéo đạt được vị trí cao, tài lộc lớn nhưng Đức tánh chẳng thuần hòa, chỉ là mưu lợi thủ đoạn được chỗ tạm thời cao quý hơn người, vì thế thì chẳng nên học hỏi và ứng dụng theo người như vậy, hãy lựa người thành công mà có Đức thì nó sẽ giúp sự thành công của mình bền vững hơn ! Thực tế trong xã hội, những kẻ thành công sớm mà hậu vận cuối đời tù tội gông cùm, bệnh tật hoạn tai rất nhiều v…v cho nên, cổ đức dạy rằng: chọn bạn mà chơi, chọn Thầy mà học ! Chớ không phải bạ đâu học đó, nói gì nghe nấy, cứ để lòng tham và tâm nóng vội sai khiến hành vi thì ắt là lợi bất cập hại – không thể nào tránh khỏi nỗi gian nan về sau chưa lường hết được đâu !

“Vật” là đừng, chớ, dừng lại; là không nên. Chớ nên làm gì ? Chớ nên “tuất” – lo buồn, ưu lự, thương cảm. Vì sao lại xảy ra tình trạng này ? Vì trước “Thăng” là Tụng, ấy là việc chướng nạn, tranh cãi, do đó mà ắt sinh ưu tư lo nghĩ; một là không biết phải làm sao để hòa giải êm đẹp; hai là “thương cảm” cho chính mình vì lỡ làm điều không hay khiến bản thân rơi vào hoàn cảnh không được tốt đẹp ! Lại cũng có nghĩa là, khi mưu tính sự nghiệp, phía trước chẳng biết đường đi, phía sau áp lực hoàn cảnh ( như gia đình, vợ con, cha mẹ, nợ nần v…v) trước sau bủa vây, lòng rất khó yên vì thế mà sinh ưu tư phiền muộn. Thánh nhân thấu tỏ lòng người, nên dặn dò kỹ càng chớ nên như thế - “vật tuất”, vì sao ? Vì cái gì cũng có nhân quả của nó, muốn cái quả thì phải trồng cái nhân, quan trọng là vun trồng nhân đúng chứ ngồi lo âu thì tổn thần hại thân chứ có ích lợi gì đâu, ấy thế mới cần phải “Tu thân” – rèn luyện Đức hạnh, giữ gìn Tâm tánh, thay tính đổi nết, sửa chữa thói hư tật xấu v…v tất thảy đều chỉ dạy rõ ràng, cốt để lòng người yên lặng chẳng hoang mang trong mọi cảnh Đời biến động. Hễ Tâm yên thì Trí sáng, Đức đủ thì Tài sinh, cứ trồng nhân lành thì tới thời đúng chỗ quả trổ, người Quân tử sẽ gặt được thành công thôi mà !

Kinh nói: Nam chinh, cát.

“Nam” là phương Nam, là nơi ánh sáng rực rỡ, là mùa Hè chói chang, là tiếp sau mùa Xuân muôn hoa đâm chồi nảy lộc. Hoa kỳ thảo dị ví như Đức hạnh Tài năng, ươm mầm vun bón cả mùa Xuân rồi thì tới mua Hạ này là lúc hoa thành quả gặt, nên nói phương Nam là hướng Đức hạnh nở rộ, là hướng thành tựu trí nguyện, là thời vạn sự sẽ được “Cát” hỷ vui vẻ đẹp lòng như ý.

Hướng về Tài Đức, Trí Huệ tức là hướng Nam, sử dụng Đức Tài cùng với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ Xuân xanh, lòng khát khao cùng niềm đam mê vươn lên “Thăng” tới những nơi tốt đẹp tức là “Chinh” – là đi xa, đánh dẹp ( tức là không ngại khó khăn, không ngại đường xa, đánh dẹp tất cả, đạp bằng tất cả khó khăn chướng ngại ). Do đó Thánh nhân nói phương “Nam” là ẩn dụ cho sự màu nhiệm thuận theo lẽ Trời cũng như bốn mùa xoay qua chuyển lại. Hễ muốn đạt tới điều tốt đẹp nơi mùa Hạ, thì phải gieo xới ươm mầm chăm bón lúc Xuân sang, đó là lẽ Đời vốn thế, chẳng có lối tắt đường nhanh đạt tới thành công đâu ! Nếu có thì cũng như trên đã nói, chóng nở sớm tàn, ngàn năm vẫn thế !



Sửa bởi HieuHcmVN: 29/06/2025 - 10:42


#82 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 29/06/2025 - 16:07

Sơn Phong Cổ


蠱: 元亨, 利涉大川.先甲三日, 後甲三日.

Cổ: Nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên. Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.


“Cổ” là con vật nhỏ độc hại, là thứ làm hại người; cũng nghĩa là làm cho mê hoặc.

Các loài vật có độc trong tự nhiên như rắn, ếch, nhện, bướm v..v phần lớn có màu sắc rất nổi bật sặc sỡ vừa để hấp dẫn con mồi, vừa để cảnh báo kẻ thù. Thánh nhân lấy hình ảnh các loài ấy trong tự nhiên dễ gặp dễ biết để so sánh, với “dục lạc, danh lợi” nơi thế gian, chúng cũng có cái vẻ ngoài cuốn hút hấp dẫn tương tự, thế thì hẵn là hấp dẫn nhường nào, lại ẩn chứa độc hại nhường ấy, rất cần phải e dè cẩn trọng.

Nhờ “Thăng” lên vị trí cao mà đạt được quyền cao lợi lớn, nếu ngự trị trong tâm chỉ toàn là mưu mô thủ đoạn, thế thì lợi bất cập hại, trở thành thứ “Cổ” không tốt cho người, bất lợi cho Đời. Thánh nhân răn dạy người Quân tử tránh “hung” tìm “cát”, bằng cách gieo cái thiện, hành Đạo đức, thay vì để thói hư tật xấu nó sai khiến làm điều tà vạy, trở thành thứ "Cổ" độc hại cho nhân gian thì hãy trở thành hoa đẹp tỏa hương, làm điều lợi ích cho mình cho người.

“Thăng” tiến thì ắt đạt được Danh Lợi, Danh Lợi rất hấp dẫn, nó “mê hoặc” tâm trí con người vì giá trị mà nó mang tới lớn lao, khiến cho cái điều “bất như ý” trở nên thành “như ý”, cái khó thành dễ, cái thiếu thành thừa v..v vì thế mà người người cầu Danh, người người tranh Lợi; hại nhau thù nhau cũng từ đây mà ra; tệ ác xấu xa cũng từ đây mà hiện, thiếu sự tu dưỡng thì người đạt gặt Danh Lợi sẽ bị nó làm cho biến chất, làm cho tha hóa, làm cho phước thiện tiêu mòn, do đó mà họa tai rồi dần xuất hiện, ấy là gốc của sự “Hung” xấu; ấy là chỗ răn của Thánh nhân cho người Quân tử biết trước mà lánh tránh trừ đi. Ở trên cao thì phải khiêm liêm khiết bạch, phải ít muốn biết đủ, phải làm lợi ích cho người cho Đời, như thế thì Danh tự chánh, Lợi tự hòa, ấy là cách giữ cho Danh Lợi trường tồn mà hữu ích cho thiên hạ thế nhân.

Danh Lợi không xấu, địa vị cao sang không có lỗi, lỗi tại người có nó đạt nó chẳng biết tự chế tự dưỡng Tâm tánh cho nó phù hợp, cho nó tương xứng với chỗ cao chỗ quý, vì thiếu tu dưỡng nên ở chỗ cao mà không được lâu dài, đạt được lợi mà lợi sớm rời đi, thiếu Đức hạnh Tài năng Trí tuệ, mọi thứ đều theo đạo Dịch mà chuyển hóa thay màu, ấy là luật lệ Trời Đất xưa nay, người và vạn vật chỉ có thể tuân theo mà không tài nào chống cự cho nổi. Cho nên, phép thọ trường của vạn hữu ấy là cân bằng hài hòa chớ để nó bị quá, bị chướng ngại, ngăn trệ, thiên lệch.

Sự tiếp nối của các Quẻ có tính nhân quả, ấy là Thánh nhân khéo léo trình bày đạo lộ có thể xảy ra để người Quân tử tự lường tự cảnh giác mà tránh phạm phải sai lầm. Trước quẻ Cổ là quẻ Thăng, sau quẻ Cổ là quẻ Tỉnh. Ý chỉ “Thăng” tiến thì gặt hái được lợi danh, lợi danh là thứ “Cổ” – hấp dẫn, làm mê hoặc, có thể trở thành “vật hại người”, thế thì cần Tỉnh – sáng suốt, chánh niệm để giữ mình không bị tha hóa, bị chuyển hóa theo hướng bất thiện, tiêu cực và hướng hạ.

Kinh nói: Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên.

“Cổ” là chỗ mê hoặc do Danh Lợi che mờ tâm trí, nhưng xét tới cùng thì cũng nhờ nhân phước thiện đã gieo quá khứ của chính mình tạo nên, nhân xưa kia khổ học khổ hành để có Tài kiến tạo nên đời sống vật chất đầy đủ mà ngày nay vươn lên tới địa vị cao sang, nếu khéo lợi dụng cái thành quả điều kiện thuận lợi ấy mà khai mở tâm trí, thành tựu Đức Trinh thì ắt được “nguyên hanh” – là sự thông lợi của Đạo Đức đủ đầy, rất có “lợi” cho việc vượt thắng khó khăn chướng nan “thiệp đại xuyên” giữa cuộc Đời xuôi ngược bôn ba.

Kinh nói: Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

“Tiên” là trước, “Hậu” là sau, lấy sự “Cổ” mê hoặc ở chính giữa. Thánh nhân dụng ý khéo léo mà nhắc người Quân tử rằng: thấy cái “hấp dẫn, mê hoặc” trước mắt thì phải nghĩ tới cái “độc hại nguy hiểm” đằng sau về sau; chớ chẳng nên thấy cuốn hút rồi bị cuốn theo, để nó dẫn dụ sai khiến, thành ra phá hoại chính Đức Hạnh của bản thân mình, khiến cho mai sau phải ăn năn ân hận.

Dịch là đạo của sự biến chuyển, mô tả cái hiện thực không ngừng biến đổi theo thời gian của vạn sự vạn vật, vậy cái thành tựu ngày nay có được thì ngày mai có thể tan bay theo gió, cái sung sướng ngày nay đang thọ hưởng có thể là tiền đề cho cái hung họa ngày sau mình đón nhận. Người xưa lấy từ “nhật” để tượng cho thời gian trôi chảy không ngừng, chữ “tam” để chỉ cho cơ hội, giới hạn thử nghiệm, như “quá tam ba bận” – thử tới ba lần chẳng được thì nên xem xét lại. “Giáp” là một can đứng đầu trong Thiên Can, biểu trưng cho cơ hội Trời cho, Trời cho cơ hội để mình làm nên sự nghiệp mà thành Danh được Lợi, thế thì trước khi thành tựu đã rèn luyện Đức hạnh thế nào thì sau khi thành tựu cũng phải rèn dũa Đức hạnh như thế ấy, trước sau như một cũng là nghĩa An Trinh của quẻ Khôn.

Đối mặt với hấp dẫn cuốn hút của Tài, Sắc, Danh, Thực, Dục lạc v…v những thứ hấp dẫn của Danh Lợi đưa tới, muốn được bền lâu An hưởng thì phải dụng cái Đạo Đức, rèn cái Đức Hạnh và nhất là phải duy trì nó ngày này qua ngày khác, trước cũng như sau, giữa chốn đông người cũng như khi ở một mình, nhất nhất đều giữ gìn cẩn trọng như thủa ban đầu phát tâm: lấy Đạo Đức làm nền tảng, lấy Giới Hạnh Lễ Nghĩa làm chuẩn mực hành vi. Như thế thì dù cho có vào thời “Cổ” cũng vẫn cứ được “nguyên hanh” chẳng gì khiến cho mình suy vi bại nhược được nữa.

Người xưa nói: “Tranh danh đoạt lợi, tất hữu kỳ ương” – tranh giành danh lợi ắt gặp họa tai. “Lợi lộc thân tâm, cốt nhục tương tàn” – lòng tham ham lợi, tới người thân ruột thịt cũng tàn hại nhau. “Sắc thị khoái đao, lợi thị nan nhẫn” – sắc đẹp như dao bén, lợi lộc thật khó cưỡng. “Tham sắc tham lợi, gia phá nhân vong” – háo sắc tham lợi, nhà tan người nát v..v rất nhiều điều răn dạy về sự nguy hại của Danh Lợi, trải ngàn năm rồi giá trị vẫn chẳng hề suy giảm, dù thời thế có thay đổi xoay vần, song lòng người muôn thủa vẫn học bài học Danh Lợi chưa qua được tốt nghiệp, học chưa xong thì tái sinh học nữa, học mãi, học cho tới ngày thành tựu "tốt nghiệp" vượt thắng được thì thôi.

Sửa bởi HieuHcmVN: 29/06/2025 - 16:24


#83 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 30/06/2025 - 12:01

Đôi khi sung sướng Quyền cao,
Kẻ trong Danh Lợi hóa người bất nhân.
Thờ ờ hờ hững muôn phần,
Mặc cho thiên hạ đau sầu, khổ than.
Người sầu trăm mối lo toan,
Thân ta cứ hưởng, lòng vui phận mình.
Tâm kia nhỏ hẹp, chẳng "minh",
Trời đâu cho để vui mừng được lâu.
Quyền tan, chức hết lẹ mau
Nay đây mai đó mưu cầu dọc ngang.
Thánh nhân xét kỹ rõ ràng:
"Bác" thời rơi mất, "Lữ" thời bôn ba.


Sửa bởi HieuHcmVN: 30/06/2025 - 12:08


#84 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 30/06/2025 - 13:03

Sơn Địa Bác


剝: 不利有攸往.

Bác: Bất lợi hữu du vãng.


“Bác” là bóc vỏ, lột vỏ; là rớt mất, rơi, rụng; cũng nghĩa là để lộ ra.

Lớp “vỏ” bảo vệ người Quân tử là gì ? Đó là Đạo Đức, nay cái “lớp” bảo vệ ấy bị rớt mất, bị rơi rụng đi, thì tức là buông rời Đạo Đức, từ bỏ con đường hướng thiện hướng thượng, đã từ bỏ lộ trình rèn luyện tu sửa, để cho “thói hư tật xấu” tự do bộc phát, tự do thâm nhập, tự do lớn mạnh sai khiến Thân Tâm chạy ra ngoài tìm cầu đủ thứ Danh Lợi, khoái lạc v..v thế thì dĩ nhiên, càng chạy đôn chạy đáo, càng tiếp xúc cọ sát bao nhiêu, càng bị lôi cuốn vào vòng xoáy thị phi bấy nhiêu, cứ như thế mà “hữu du vãng” thì tất phải chịu sự “bất lợi” không thể nào tránh được.


Hỏa Sơn Lữ


旅: 小亨. 旅貞, 吉.

Lữ: tiểu hanh, Lữ trinh, cát.


“Lữ” là lang thang; du lịch; là ở trọ, ở tạm; cũng nghĩa là sống ở nơi xa, đi xa.

Nếu ở nơi hiện tại mà đang phát triển tốt đẹp thì theo lẽ tự nhiên không ai muốn phải bôn ba nơi xứ xa, “lữ” không giống “du vãng” mặc dù đều là đi ra ngoài khỏi nơi mình đang yên ổn. “Du vãng” là đi ra ngoài học hỏi rèn luyện, sau đó trở lại tiếp tục việc hiện tại với một sự hiểu biết và kinh nghiệm mới, còn “lữ” là thay đổi nơi chốn, tới nơi mà mình không muốn an trụ nhưng vẫn phải an trụ vì ngoại cảnh bắt buộc, đây là “tha hương cầu thực”. Do đó, tâm trạng có phần nặng nề, kém phấn trấn hơn “du vãng” nhiều. Chính vì ra đi với một tâm thế bị động, mặc dù nơi đến có thể là chủ động lựa chọn, xong việc cất bước đi đã bị động rồi ắt là ảnh hưởng tới việc định làm, đây không phải do bất tài thiếu trí, mà là do “tủi phận” “than thân” tạo ra. Vì vậy “lữ, tiểu hanh” mà chẳng được “hanh”, chữ “tiểu” này tức là tâm nặng nề không vui đó vậy !

Tuy thế, bởi lẽ Dịch nhiệm mầu, lạ rồi thành quen, khó rồi thành dễ, hễ mà kiên trì giữ lòng “trong sạch, thành tín, sáng suốt” – Trinh ấy, bất kể là “lữ” tới đâu, cũng sẽ đều “Cát” hỷ vui vẻ may mắn thôi. Bởi Đức – Tài đủ đầy cùng Tâm sáng tròn trong trẻo, dĩ nhiên mọi khó khăn chỉ là thử thách nhất thời, chỉ giúp cho Đức hạnh Trí tuệ ngày càng trọn vẹn viên mãn như trăng rằm 16, soi sáng đêm tối bớt cô đơn, của người lữ hành tạm xa rời chốn thân thương nhiều điều lưu luyến.

#85 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 30/06/2025 - 17:25

Trạch Thủy Khốn


困: 亨 貞, 大人吉, 无咎. 有言不信.

Khốn: Hanh Trinh, đại nhân cát, vô cữu. Hữu ngôn bất thân.


Trước quẻ Khốn là quẻ Vị Tế (việc chưa xong), sau là quẻ Tụng (tranh cãi, kiện cáo).

“Khốn” nghĩa là khốn cùng, khốn khổ, khốn đốn; là gian nan, nghèo túng; phàm sự mỏi mệt do túng thiếu quẫn bách - bị dồn vào đường cùng, bế tắc không tìm ra giải pháp - gây ra đều gọi là Khốn. Việc được giao tới thời hạn phải hoàn thành hay nợ vay phải trả tới kỳ thanh toán , lời đã hứa mà không giữ được thì ắt phải sinh ra cái áp lực, cái sự bức bách của “Khốn” rồi.

Kinh nói: Khốn hanh trinh.

Người xưa nói: “Cẩu cấp điêu tường, nhân cấp tạo phản” – chó cùng đường thì nhảy qua tường, người cùng đường thì tất làm phản, thế thì người bị dồn vào chỗ “Khốn” cùng mà lại giữ được đức Trinh trong sạch, ấy thì mới có thể được sự “hanh” thông như ý, bằng không mà khởi tà ý ác tâm, tìm mọi thủ đoạn miễn là hoàn thành được việc mình, kể cả phải gian dối lưa lọc thì ắt sẽ bị chiêu lấy cái nghịch của quẻ Tụng tương lai.

Kinh nói: Đại nhân cát, vô cữu. Hữu ngôn bất thân.

“Đại nhân” là người có Trí Tuệ lớn, cũng là người có tâm hồn rộng rãi, giống như hư không vậy, cho nên dung chưa được tất thảy mọi vật, lại giúp cho mọi vật có điều kiện, có không gian để phát huy, để thể hiện tính cách riêng của mình. Người Đại nhân vì tâm hồn luôn bao dung, không bị kẹt ở điều thi phi phải trái hơn thiệt, nên chẳng bị giận hờn lôi kéo, chẳng bị tiếng ngọt dẫn lôi, chẳng bị chuyển bởi Danh, chẳng bị biến vì Lợi v…v hết thảy đều dung chứa, nhưng chẳng bị uốn theo bất kỳ hình thức nào, rộng lớn vô hình dạng, trống rỗng trong lặng trong sáng như thế tức là tâm hồn vĩ “Đại” của Đại nhân.

Trước cảnh bức ngặt của Khốn, mà giữ được cái tâm Đại thì ắt là “Cát” hỷ, vì sao vậy ? vì cảnh bức ngặt mà tâm vẫn rỗng rang, nên Trí Huệ sáng suốt, sáng suốt nên thấy được lối đi, tìm được cách làm, do đó ắt sẽ vượt qua được thủ thách “Khốn” cùng, do đó mà chẳng làm điều bất thiện phi nghĩa, chính vì thế Thánh nhân mới nói “Cát, vô cữu” – vui vẻ, chẳng phạm lỗi lầm.

“Ngôn” là lời tự mình nói ra; là chữ dưới dạng âm thanh; là bàn bạc, đàm luận; là báo cho biết điều gì; là thuật kể lại chuyện đã xảy ra. “Thân” nghĩa là tin theo, tín ngưỡng, sùng bái; cũng nghĩa là hiểu, biết.

Câu “hữu ngôn bất thân” – lời nói chẳng ai tin nghe, ý chỉ cái lúc mình bị “khốn” cùng bức bách, dù nói ra lời nào, dường như chẳng có trọng lượng, chẳng ai muốn nghe theo. Người xưa nói: “Cùng ngôn tạp ngữ, quân tử bất thính” – những lời nói hỗn tạp trong cảnh cùng khốn, người quân tử không muốn nghe. “Thế cùng lực kiệt, ngôn khinh mạc khuyến” – thế lực chẳng còn, sức lực suy kiệt thì lời nói nhẹ tựa lông chim, chẳng còn ai nghe theo. Vì sao lại tới nỗi này ? Vì “ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả” – nói lời mà chẳng giữ được lời thì cái kết quả của việc làm há có thể nhìn thấy được hay sao ? Thế thì, Thánh nhân chi rõ, sở dĩ rơi vào cảnh “Khốn” là bởi đánh mất lòng tin của người, là nói lời chẳng giữa lấy lời, là do đễ mất cái Tín đức rồi, nên mới chiêu cảm cảnh này xuất hiện.

Lại cũng có nghĩa rằng, khi gặp lúc “Khốn” khó, chớ nên hứa hiêu hứa vượn, nói sai nói dối để lừa người tin nghe mà giúp đỡ cứu trợ, làm như thế thì chẳng thoát được cảnh “Khốn” đâu, chỉ càng thêm khó khổ về sau. Do đó mà, người trong cảnh Khốn lại chẳng giữ được Tín Nghĩa thì ắt tiếp sau là phải đón nhận sự phiền phức, sự nguy hại của Tụng phát sinh.


Sửa bởi HieuHcmVN: 30/06/2025 - 17:27


#86 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 30/06/2025 - 18:44

Lôi Hỏa Phong


豐: 亨. 王假之, 勿憂, 宜日中.

Phong : hanh. Vương giả chi, vật ưu, nghi nhật trung.


Đầy đủ “Đức, Tài” nên đời sống vật chất lẫn tinh thần được “dồi dào, sung túc”. Trước quẻ Phong là quẻ Gia Nhân, người làm giúp cho mình, một mình dù gắng hết sức cũng chỉ có quỹ thời gian và sức lực hạn chế, nên tài sản hoa lợi cũng chỉ có mức độ nhất định, nay do có thêm “gia nhân” nên cùng một ngày, cùng một giờ, lượng của cải mang lại nhiều hơn nhanh hơn, dẫn tới kết quả “Phong” sung túc là vậy.

Kinh nói: Phong, hanh.

“Phong” nghĩa là nhiều, đầy đủ, thịnh; là được mùa; là dồi dào, sung túc; Đẩy đủ, sung túc cả vật chất lẫn tinh thần. Vì sao vậy ? Vì thiện tâm sinh ra thiện hạnh, thiện hạnh là làm việc mang lại lợi ích cho người, người được lợi ích nên người vui vẻ, người vui vẻ thì sẽ đưa đến sự vui vẻ cho mình, cho nên tinh thần mới vui vẻ. Lại nữa, của cải nhiều vì Đức Tài đầy đủ, muốn gì thích gì đều có thể sở hữu, nên tất nhiên là mong cầu toại nguyện như ý, tất nhiên là càng vui vẻ hơn rồi !

Tinh thần lúc nào cũng vui vẻ, của cải lúc nào cùng dồi dào, thì làm việc gì cũng “hanh” thông.

Kinh nói: Vương giả chi, vật ưu, nghi nhật trung.

“Vương” là Vua, “giả” (cách) là nương tựa. “Chi” là đấy, đó; “Vật” là đừng, chớ. “Ưu” là âu lo, lo lắng. “Nghi” là làm cho hòa thuận, hòa hợp; là cùng hưởng; cũng nghĩa là thích đáng, là tương xứng, ngang nhau. “Nhật” là ngày; là mỗi ngày; ngày ngày; là ngày càng; cũng nghĩa là mặt trời. “Trung” là giữa; là trong.

Toàn câu Kinh trên nghĩa là: Vua nương tựa vào đó, chẳng còn âu lo, như mặt trời giữa không trung mọi vật đều được hưởng ánh sáng như nhau.

“Nương tựa vào đó” là nương tựa vào đâu ? Đó là vào Đạo đức, vào Trí Tuệ. Người mang đức nhẫn nại chịu khó thì học tập không ngừng, do đó mà sự hiểu biết ngày một gia tăng, Trí Tuệ ngày một thêm lớn, khi Trí Tuệ đã soi tỏ được sự vật thì lúc ấy, sự nghiệp cũng hưng thịnh mà của cải theo đó sinh sôi. Có Đức thì có Trí, có Trí thì có Tài, có Tài rồi thì sự thuận tâm như ý, chẳng còn âu lo “vật ưu”. Không những bản thân được yên ổn, mà còn có thể dùng Tài Trí làm lợi cho người, giúp ích cho đời, Thánh nhân ví sự lợi ích của người có đủ Đạo đức Tài trí như mặt trời giữa không trung - “nhật trung”, có thể soi sáng muôn vật, sưởi ấm muôn loài.

Khi mình có đủ đầy thì phải biết rằng, mọi sự trên đời không chỉ có riêng sự nỗ lực của mình lại có thể tạo nên được thành quả to lớn dường ấy, đều là mọi người chung sức chung lòng mới tạo ra. Khi được hưởng sự sung sướng của thành quả, phải biết san sẻ cho những người góp sức tạo dựng cho mình trước tiên, sau đó nữa là xã hội bên ngoài. Tại sao của cải do mình khổ công tạo ra lại phải san sẻ cho xã hội ? Vì tất cả là một khối thống nhất, mình chỉ là một mảnh ghép được “ưu ái” của Trời Đất mà thôi, mọi người mọi loài, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều có mối liên hệ khăng khít với nhau, một giọt nước giữa đại dương mênh mông bay hơi lên cũng góp sức thành đám mây mang mưa đi tưới mát khắp chốn, thì nào đâu có chuyện cái ta có được lại chỉ có nhờ công sức của riêng ta ? Đạo của Trời Đất là cân bằng, “vật cực tất phản” – cái gì tới giới hạn thì sẽ đổi chiều, cho nên có nhiều chưa hẳn đã tốt, nó chỉ tốt khi biết san sẻ để quay lại thế quân bình tự nhiên, ấy là phép “trường thọ” – kéo dài sự thịnh mà Thánh hiền dạy răn. Cho nên, “nghi nhật trung” – cũng tức là san sẻ chẳng phân biệt thân sơ, là đem của mình được đại diện thọ hưởng, chia sẻ rộng rãi ra cho thiên hạ, điều ấy không chỉ đúng với cái rộng lớn của xã hội nhân sinh cổ xưa, mà con tỏ rõ thật nghĩa của người làm Kinh tế trong thời buổi ngày nay, đó là "Kinh bang" thì phải "Tế thế" vậy !



Sửa bởi HieuHcmVN: 30/06/2025 - 18:50


#87 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 01/07/2025 - 11:00

Nhún nhường quá mức theo người,
Người càng lấn lượt gieo thêm uất sầu.
Đè đầu cưỡi cổ thật lâu,
Khuyên ngăn chẳng được, như sâu bám cành.

Thì ta dứt khoát thẳng tinh
Không sân không giận, chỉ trình "Thật" ra.
Sự thật là thuốc phá tà,
Là đèn chiếu dẹp u mê sai lầm.

Cho nên Thiện Ác đôi dòng,
Giữa Đời chẳng lệch, tức đường Trung dung.
Từ rày cho đến sau cùng,
Hiển bày thiện ác, nhân gieo cảm liền !

Cứ gieo nhân ác triền miên,
Thay Trời hành đạo, luật Thiên xử phàm.
Mau mau uốn nắn dọc ngang,
Mau mau sửa lại tâm can chính mình.
Mau mau bỏ thói dối khinh.
Mau mau làm lại, kẻo mình gặp nguy.

Thánh hiền xưa cũ khắc ghi:
"Tốn", "Ly" lẽ ấy, tức thì bày ra.


Sửa bởi HieuHcmVN: 01/07/2025 - 11:15


#88 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 01/07/2025 - 11:47

Thuần Tốn


巽: 小亨, 利有攸往, 利見大人.

Thuần Tốn: tiểu hanh, lợi hữu du vãng , lợi kiến đại nhân.


“Tốn” tức là nhún nhường, là thuận theo, không phản kháng; nó bị động và yếm thế hơn "Khiêm" - là không tự cao, tôn trọng người khác, sẵn sàng lắng nghe để học hỏi quan điểm mới, cho dù nó trái với định kiến của mình, uyển chuyển thuận theo những điều khác biệt. “Tốn” là nhún nhường, thì “Thuần Tốn” tức là nhún nhường quá mức, nhún tới mức nhu nhược, trở thành "yếu hèn".

Người xưa lấy tính chất của “Gió” để biểu tượng cho “Tốn” vì gió không hình dạng cho nên len lỏi khắp nơi, có thể hòa vào mọi vật chứa không gian mà chẳng làm biến đổi hình dạng hiện hữu của nó. Thế thì người có đức “Tốn” sống trong môi trường tập thể đa dạng tính cách, đa dạng góc nhìn, đa dạng trình độ hoàn cảnh v..v thì sẽ rất dễ hòa nhập mà chẳng làm cho tập thể ấy bị xáo trộn hay khiến cản trở sự vận hành tự nhiên của tập thể ấy. Tuy nhiên, Gió có thể làm mát khi đối tượng tiếp xúc có hiểu biết và nhận thức đâu là phải trái, nhưng Gió có thể thành Bão và cuốn phăng tất thảy những thứ được cho là "cứng rắn, mạnh mẽ, sắc bén" nhất, hay những kẻ cứng đầu cứng cổ ngu muội cố chấp cái gì đó sai lầm và tệ ác !

“Tốn” và “Khiêm” có điểm giống và khác nhau thế nào ? Khiêm là nhường phần hơn cho người, nhưng vẫn giữ lấy quan điểm của mình, tượng của nó là “Đất trên Núi”, đất tuy là vật thấp nhưng lại đặt ở núi thì thành vật cao, thế thì ngoài vẫn giữ tánh “nhu” của đất, nhưng trong giữ vững quan điểm như “núi” một cách sừng sừng, vững chắc không gì lay chuyển được. “Tốn” là trong ngoài đều uyển chuyển, chẳng giữ định kiến gì, hễ người muốn thế nào thì ta thuận theo thế ấy, chẳng chống trái; nếu người có tính cách mạnh mẽ nhìn vào thì Tốn dường như rất bị động, nhu nhược và thiếu chủ kiến. Do đó, cả hai đều có cùng một hướng ứng xử với người và cảnh, đều cùng nhường lại cho người phần quyết định, nhưng cách thức và nội hàm bên trong thì khác nhau rất xa, có phần còn đối nghịch với nhau về mặt tánh chất như Núi với Gió vậy.

Kinh nói: Tốn, tiểu hanh.

Đứng trước mọi việc mọi sự đều thuận theo ý người, để người sai khiến thế thì đánh mất cái chủ kiến, cái tư cách tồn tại của mình. Duy trì như thế chỉ tạm thời được sự “hanh” thông, bởi chẳng cản trở người nên người buông tha không làm phiền mình, song lại ghi dấu trong tâm trí người đối diện hình ảnh là một kẻ bất tài, vô dụng, thiếu định kiến và bản lĩnh; đã yếu như thế thì phải chịu người chà đạp, dày xéo bất cứ lúc nào họ thích; nhẹ thì trêu chọc, nặng thì lừa gạt, đem mình ra làm trò đùa.

Do đó, Tốn chỉ có “tiểu hanh” – là sự hanh thông nhất thời, tạm bợ, bé nhỏ; chứ chẳng được sự “hanh” đích thực của bậc Quân tử đầy đủ Đức Trí Tài năng, vừa khiến người kính nể khâm phục, lại khiến người e dè sợ hãi, chẳng dám tùy tiện khinh cợt coi thường.

Kinh nói: Lợi hữu du vãng, lợi kiến đại nhân.

Người mang trong mình đức "Tốn" quá "thuần" thì rất cần phải rèn luyện lại cá tính bản thân cho nó trở nên quân bình, nếu không thì lại thành “hiền ngu”, thành “nhu nhược”. Vì thế, cái “lợi” của việc Tốn ấy là phải “hữu du vãng” – ra ngoài, đi xa học hỏi thiên hạ, nâng cao Trí Tuệ, thành tựu Đức hạnh và tài năng ứng xử biến hóa nơi Đời, trong quá trình “du học” ấy mà gặp được bậc “Đại nhân” thì ắt thì có “lợi”, vì ấy là Thầy sáng, bạn lành, người có lòng chỉ vẽ cho ta điều hay sự phải. Giúp ta rèn luyện khắc phục chỗ yếu khuyết, dù cho là mắng chửi chê trách, cũng phải gắng nhận lãnh thọ ân, bởi tiếng như gió qua tai, quan trọng là hương trong gió mới khiến người và mình say mê ngây ngất; lời mắng nhiếc chẳng qua chỉ là chiếc thuyền “chông gai” chở theo của cải “ý đẹp lợi ích” ẩn dấu cần phải thu nhận và khai quang ra thì mới có thể học hỏi được nhiều mà chẳng sanh tâm tự ti, lùi sụt.

Sửa bởi HieuHcmVN: 01/07/2025 - 11:51


#89 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 01/07/2025 - 21:32

Tập Ly


習 離: 利貞, 亨.畜牝牛, 吉.

Tập Ly: lợi trinh, hanh. Súc tẫn ngưu, cát.


“Ly” là dời xa, chia lìa, lìa tan; là chia rẽ; là ánh sáng.

Trước “Ly” là Phong – đủ đầy, sau “Ly” là Cách – thay đổi. Thế thì sự dời xa, sự chia lìa này chính là chia sẻ điều tốt lành, thứ tốt đẹp – như ánh sáng – để hướng tới sự đổi mới của “Cách”. Cùng là sự rời xa cái gì đó, nhưng “Hoán” – là bỏ đi cái không tốt đẹp, bỏ đi thói hư tật xấu; trong khi đó “Ly” – là cho đi điều tốt đẹp, cho đi thành quả của đức hạnh, thiện lành, của tài năng trí tuệ. Việc cho đi, sự chia sẻ này chẳng những làm lợi ích cho người nhận hưởng, mà còn giúp cho chính người cho đi cũng tăng thêm phước phần, lại khiến tài năng trí huệ ngày càng sắc bén, do việc chia sẻ mang lại lợi ích cho cả hai nên mới gọi là “Tập Ly”.

Kinh nói: Tập ly, lợi trinh, hanh.

Tập Ly là cho đi điều tốt đẹp, có ích vì thế mà tạo nên sự “hanh” thông, tuy nhiên, sự cho đi đôi khi lại chỉ là sự mưu tính, cho trước để hi vọng nhận lại điều gì đó, cho đi như vậy thì chẳng phải “lợi trinh” – vì lợi trinh là sự cho đi vô cầu hồi báo, cho đi vô tư lự, cảm thấy mình có mà người lại cần thì mình cho, chứ chẳng phải cho để chờ nhận lại. Thánh nhân dạy cái đạo “lợi trinh” là để giúp cho cái phước phần của người Quân tử khi thực hành sự chia sẻ được gia tăng phần lợi ích, nhà Phật gọi đó là “phước vô lậu” – cho mà tâm trong sáng, không mong cầu, không tính toán thiệt hơn, vì là “vô lậu” nên nó cũng “vô lượng” – không thể cân đo tính đếm được ! Cứ gieo trồng phước thiện thì tất nhiên là gặt hái quả may mắn thuận lợi, ấy là đạo lý nhân quả của Trời Đất an bài.

Kinh nói: Súc tẫn ngưu, cát.

“Súc” nghĩa là nuôi nấng. “Tẫn” là con cái. “Tẫn ngưu” là con trâu cái.

Trâu cái vừa có thể kéo cầy trên ruộng mang lại lúa gạo hoa màu, vừa có thể sinh con đẻ cái duy trì giống loài, nay lại biết "súc"- nuôi lớn trâu này mỗi ngày thì lợi cả đôi đường ấy là nghĩa của “súc tẫn ngưu”. Người Quân tử nuôi nấng Đức hạnh Trí tuệ của bản thân mình, một mặt vừa làm lợi ích cho mình ở chỗ nuôi sống mình bằng tài năng trí tuệ, lại còn có thể chia sẻ trí tuệ tài năng ấy, kết quả của sự nuôi dưỡng rèn luyện ấy cho những người khác, cho thế hệ mai sau, như trâu cái sinh con. Hiện tại được lợi, tương lai cũng được lợi, bản thân được lợi, người khác cũng được lợi, đôi bên có lợi từ giờ cho đến mai sau, do đó Thánh nhân nói là “Cát” hỷ vui vẻ.

Song việc làm lợi ích, việc tốt đẹp chia sẻ phải liên tục không ngừng, như mỗi ngày phải cho trâu ăn “súc ngưu”, chẳng cho ăn thì con trâu Đức hạnh nó sẽ héo mòn rồi chết mất, vì thế mà nói phải nuôi nấng Đức hạnh Trí tuệ, chăm sóc Đức hạnh Trí tuệ không ngừng không nghỉ, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, đời này qua đời khác v…v mãi mãi lâu dài như vậy, tới khi vun bồi Phước (lộc tài, may mắn) Huệ (hiểu biết, trí tuệ) trở thành thói quen thường nhật, Đức hạnh trở thành lối sống hằng ngày, sự làm lợi ích ấy quen thuộc như cơm nước không khí, chẳng thể thiếu thốn, thì mới đúng thật là “Cát” hằng “Ích” lợi – sự lợi ích và niềm vui trường viễn muôn Đời !



Sửa bởi HieuHcmVN: 01/07/2025 - 21:59


#90 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 390 Bài viết:
  • 192 thanks

Gửi vào 02/07/2025 - 16:13

Hỏa Phong Đỉnh

鼎: 元吉, 亨.

Ðỉnh: Nguyên cát, hanh.


“Đỉnh” là cái vạc, cái đỉnh; là vật làm bằng kim loại có chân dùng để nấu ăn. Cũng là vật đại biểu cho quyền lực và sự tôn nghiêm - ở đây tức là khát vọng vươn lên, niêm tin về chân lý chánh nghĩa sẽ luôn chiến thắng !

Trước quẻ Đỉnh là quẻ Hằng, sau quẻ Đỉnh là quẻ Đại Quá. Muốn được lợi ích, muốn được lâu bền thì phải “Hằng” luyện gắng tâm, luyện ở đâu ? Ở trong cái khuôn phép của “Đỉnh”, rèn luyện trong khuôn phép, bằng kỷ luật cứng rắn thì chẳng phóng chạy theo thói xưa tật cũ, lại giữ được “nhiệt” khí khát khao, như vật sống muốn thành chín để ăn được thì nhiệt lửa cần tập trung vào một chỗ, chỗ giữ được nhiệt ấy, chỗ chứa đựng nguyên liệu ấy Thánh nhân ví như cái “Đỉnh” – tức là bầu nhiệt huyết, niềm khát khao, sự đam mê – nó là động lực nuôi dưỡng lòng kiên trì, sự liên tục không ngừng nghỉ, muốn cho cái gì có thể thành tựu để mang lại của cải, mang lại lợi ích – như đồ nấu chín để ăn mang lại sức lực – thì bao giờ cũng phải đặt để nó ở trong Tâm hồn vững vàng như Đỉnh, niềm tin tất thắng như chất Đồng, và ngọn lửa nhiệt huyết thiêu đốt thôi thúc của đam mê, khát vọng.

Khát khao phải xuất phát từ nội tâm sâu kín, sâu lắng, sâu sắc, không phải hời hợt bên ngoài, không phải là sự ham thích nhất thời, không phải là cảm giác hơn người hay muốn có được mà chẳng chịu trả giá v…v như vậy thì dù muốn dù cầu trăm nghìn vạn điều đi nữa, cũng chỉ thành thứ nóng vội, bộc phát, nay thì hừng hực lửa cuộn mai thì nguội lạnh như Đông đã về. Xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn muốn làm điều gì đó lợi ích, điều gì đó ý nghĩa, không phải chỉ cho mình và còn cho người, ấy tức là “Nguyên” thể ban sơ, tâm hồn hiện hữu khi mới lọt lòng, từ trong sâu thẳm tâm hồn ban sơ ấy phát sinh ra động lực, phát sinh ra quyết tâm, phát sinh ra khát khao…thế mới có thể thúc đẩy mình đi xa và không bị khó khăn chướng ngại làm cho nản lòng bỏ cuộc. Từ gốc rễ tâm hồn phát sinh ra niềm tin mãnh liệt thì có gì mà chẳng thành, có gì mà không thông lợi, đó là thực nghĩa của “nguyên cát, hanh”.

Nhưng khao khát quá mức mà bất chấp điều kiện hoàn cảnh, bất chấp thân thể thế nhân, chỉ có một thứ ấy mà quên hết những thứ khác thì tức là tự tách mình ra ngoài Xã hội lại mong Xã hội công nhận mình, nào đâu có lý như thế ? Do đó, vẫn là cái đạo bao trùm vũ trụ - cân bằng – hãy nỗ lực và rèn luyện không ngừng, nhưng đừng có vì thế mà thành ra “Đại quá” – muốn cái gì vượt quá khả năng, muốn cái gì chóng thành ít khổ, muốn mà không chịu trả giá, thích mà không cần bận tâm hậu họa sau này, đó không phải là lối đi phương hướng Thanh nhân chỉ dạy. Thánh nhân nói ra để phòng mà tránh, không phải nói ra để biết rồi tặc lưỡi cứ làm, vậy thì Trời cũng không cứu nổi người ngu si cố chấp đâu.

Khác với “Tỉnh” là cái giếng, sự lợi ích nằm ở sự khai thác cái sẵn có, đúng chỗ đúng lúc. “Đỉnh” là cái vạc, sự lợi ích chỉ sinh ra khi biết chủ động gia giảm, vun bồi những gì có sẵn, tôi luyện nó thành thứ có ích. Xét ra thì, một bên là phước quá khứ - tức cái có sẵn lấy ra để xài – hên may chẳng cần gắng nhiều sức, một bên là Đức hiện tại phải tôi luyện rèn dũa mới nên, là phước hiện đời – có làm thì mới có ăn.

Quẻ Khôn lấy "tẫn mã" làm hình tượng đại biểu cho Đức hạnh "nhẫn nại" để vượt qua chông gai, thì quẻ Đỉnh lấy "tẫn ngưu" làm hình tượng cho Niềm tin khát khao hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả !




Sửa bởi HieuHcmVN: 02/07/2025 - 16:26







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |