Jump to content

Advertisements




KINH DỊCH có gì hay ?


63 replies to this topic

#1 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 12:21

Kính chào cả nhà,

Như tiêu đề đã lập, em thấy gì hay ở Kinh dịch mà thiết thực với thời hiện tại thì em bỏ vô chủ đề này, trước là trình ra chỗ thấy bản thân để mọi người góp ý hòng đi tới chỗ Chánh chân, hai là vạ may có gì ích lợi giúp được cho người thì em cũng thêm phần âm đức.

Cúi ngưỡng thành tâm.

---------------
Thiệu Khang Tiết, trong Mai Hoa Dịch số, có bình xướng rằng:

Dịch trung bí mật cùng thiên địa,
Tạo hóa thiên cơ tiết vi nhiên,
Trung hữu thần minh tri họa phúc,
Tùng lai thiết mạc giáo khinh truyền.

Em tạm dịch:

Cái bí mật của Trời Đất, nó nằm cả trong Dịch.
Theo lẽ tự nhiên, nó được hé lộ hết sức tế nhị.
Nhờ nó mà có thể biết rõ được phúc và họa,
Vì vậy truyền trao cho hậu thế, dặn chẳng được khinh thường.

----------------

Theo thiển ý của em, thì "thiên cơ bất khả lộ" vì nếu lộ rồi thì Trời còn có uy đức gì với người nữa ? Một khi đã biết lại để lộ thì phải "thăng thiên" sớm cũng là lẽ tự nhiên, hí hí. Cho nên, Lão Từ trong Đạo đức kinh nói: Đạo bất khả đạo, phi thường đạo. Cái có trước cả Trời Đất, ta gọi là Đạo. Chẳng biết để luận, lại lý luận chẳng thể chạm tới được cho nên "bí mật" dù cho có bật mí thì khó thể nào toàn triệt toàn mỹ, hẳn thế ban đầu Kinh dịch là "vô tự chân Kinh", chẳng một chữ, chẳng một lời, do đó mà hợp với Đạo, ứng với ý Trời vậy.

Vậy nay em lạm bàn, là theo lẽ "hằng, ích" mà nói, vì Trời thường che chở, Đất thường đỡ nâng, nuôi dưỡng tất cả không phân biệt là Đất, che chở tất cả không tư lợi là Trời, Trời Đất có đức lớn vì người và muôn loài mà hiển bày lẽ ấy, thì việc lợi ích dù nhỏ bé cũng không cô phụ tấm chân tình thường tại này đây.

Sửa bởi HieuHcmVN: 20/05/2025 - 12:25


Thanked by 2 Members:

#2 ThienKhoi8666

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 251 Bài viết:
  • 70 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 12:51

Kinh Dịch người giỏi xem mới chuẩn, tay mơ kinh nghiệm vài năm xem toàn trật.

Bởi cách xem của Kinh Dịch hoàn toàn là ngẫu nhiên, gần như là không có cơ sở, dựa vào trực giác mà gieo quẻ. Người bình thường xem tử vi và tứ trụ oke hơn

Thanked by 1 Member:

#3 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 12:56

- Phật giáo nói: Vạn pháp vô thường.
- Triết học Tây phương: Vật chất luôn vận động, tinh thần cũng là một dạng vật chất.

Thế thì "vô thường" hay "vận động" cũng chỉ là tên gọi khác của Dịch mà thôi, vậy nghĩa đơn sơ trần trụi tức là sự biến đổi, sự biến hóa. Theo định luật bảo toàn, thì chẳng có cái gì thực sự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác thôi. Khoa học hiện nay, nghiên cứu các trạng thái tồn tại của vật chất thì chia ra thành rắn, lỏng, plasma, khí. Thế thì hai Khí Âm Dương trong DỊch tức là đại biểu cho vật chất vậy, hay nói chính xác hơn, nó là nguyên tố cơ bản cấu thành mọi loại vật chất, bao gồm cả Trời Đất. Cho nên, Kinh dịch chỉ cần có vạch liền (dương), vạch đứt (âm) là biến hóa vô cùng vô tận.

Âm Dương biến hóa, gia giảm sinh sôi, như tế bào tự nhân đôi, mà thai trứng tạo hình, người vật tạo sinh. Cái này với khoa học vi tính hiện thời thì càng tỏ rõ, khi mà chỉ với hai bit 0, 1, hệ nhị phân có thể truyền tải đủ dạng âm thanh, hình ảnh, chữ nghĩa, văn tự v...v nó lại tạo thành câu lệnh để điều khiển các thứ vật chất vô tri v...v "âm dương" lại chẳng thần diệu , thì còn gì thần diệu hơn nữa ư ?

- - âm (0) __ dương (1)

Vậy từ dưới lên trên, thì số nhị phân lại thành thứ tự thập phân, đó là trật tự của Quái dịch: 00, 01, 10, 11 là tứ tượng, 000, 001, 010, 011, 100, 101, 110, 111 là bát quái, theo đó mà gọi tên là Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn. Tương tự với 64 quẻ từ 0 tới 63 lần lượt gọi tên là: Khôn 0, Bác 1, Tỷ 2, Quán 3, Dự 4, Tấn 5, Tụng 6, Bĩ 7, Khiêm 8, Cấn 9, Kiển 10, Tiệm 11, Tiểu quá 12, Lữ 13, Hàm 14, Độn 15, Sư 16, Mông 17, Khảm 18, Hoán 19, Giải 20, Vị tế 21, Khốn 22, Tụng 23, Thăng 24, Cổ 25, Tỉnh 26, Tốn 27, Hằng 28, Đỉnh 29, Đại quá 30, Cấu 31, Phục 32, Di 33, Truân 34, Ích 35, Chấn 36, Phệ Hạp 37, Tùy 38, Vô vọng 39, Minh di 40, Bí 41, Kí tế 42, Gia nhân 43, Phong 44, Ly 45, Cách 46, Đồng nhân 47, Lâm 48, Tổn 49, Tiết 50, Trung phu 51, Quy muội 52, Khuê 53, Đoài 54, Lý 55, Thái 56, Đại súc 57, Nhu 58, Tiểu súc 59, Đại tráng 60, Đại hữu 61, Quải 62, Càn 63.

Từ Lý lập Số, tự Số lập Tượng, rồi xét Tượng mà biết số, xét số mà tỏ Lý; đại khái là Trời Đất an lập, Thánh nhân xét định mà lập quẻ để tỏ lẽ Trời.

Vd: Ích 35 hợp với Tỉnh 26 thì thành 61 Đại hữu, duy trì sự lợi ích lâu dài, lẽ nào lại không "Đại hữu" ?...số thành Lý cũng có sự thú vị của nó.

Sửa bởi HieuHcmVN: 20/05/2025 - 13:02


Thanked by 1 Member:

#4 ThienKhoi8666

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 251 Bài viết:
  • 70 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 13:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HieuHcmVN, on 20/05/2025 - 12:56, said:

- Phật giáo nói: Vạn pháp vô thường.
- Triết học Tây phương: Vật chất luôn vận động, tinh thần cũng là một dạng vật chất.

Thế thì "vô thường" hay "vận động" cũng chỉ là tên gọi khác của Dịch mà thôi, vậy nghĩa đơn sơ trần trụi tức là sự biến đổi, sự biến hóa. Theo định luật bảo toàn, thì chẳng có cái gì thực sự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác thôi. Khoa học hiện nay, nghiên cứu các trạng thái tồn tại của vật chất thì chia ra thành rắn, lỏng, plasma, khí. Thế thì hai Khí Âm Dương trong DỊch tức là đại biểu cho vật chất vậy, hay nói chính xác hơn, nó là nguyên tố cơ bản cấu thành mọi loại vật chất, bao gồm cả Trời Đất. Cho nên, Kinh dịch chỉ cần có vạch liền (dương), vạch đứt (âm) là biến hóa vô cùng vô tận.

Âm Dương biến hóa, gia giảm sinh sôi, như tế bào tự nhân đôi, mà thai trứng tạo hình, người vật tạo sinh. Cái này với khoa học vi tính hiện thời thì càng tỏ rõ, khi mà chỉ với hai bit 0, 1, hệ nhị phân có thể truyền tải đủ dạng âm thanh, hình ảnh, chữ nghĩa, văn tự v...v nó lại tạo thành câu lệnh để điều khiển các thứ vật chất vô tri v...v "âm dương" lại chẳng thần diệu , thì còn gì thần diệu hơn nữa ư ?

- - âm (0) __ dương (1)

Vậy từ dưới lên trên, thì số nhị phân lại thành thứ tự thập phân, đó là trật tự của Quái dịch: 00, 01, 10, 11 là tứ tượng, 000, 001, 010, 011, 100, 101, 110, 111 là bát quái, theo đó mà gọi tên là Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn. Tương tự với 64 quẻ từ 0 tới 63 lần lượt gọi tên là: Khôn 0, Bác 1, Tỷ 2, Quán 3, Dự 4, Tấn 5, Tụng 6, Bĩ 7, Khiêm 8, Cấn 9, Kiển 10, Tiệm 11, Tiểu quá 12, Lữ 13, Hàm 14, Độn 15, Sư 16, Mông 17, Khảm 18, Hoán 19, Giải 20, Vị tế 21, Khốn 22, Tụng 23, Thăng 24, Cổ 25, Tỉnh 26, Tốn 27, Hằng 28, Đỉnh 29, Đại quá 30, Cấu 31, Phục 32, Di 33, Truân 34, Ích 35, Chấn 36, Phệ Hạp 37, Tùy 38, Vô vọng 39, Minh di 40, Bí 41, Kí tế 42, Gia nhân 43, Phong 44, Ly 45, Cách 46, Đồng nhân 47, Lâm 48, Tổn 49, Tiết 50, Trung phu 51, Quy muội 52, Khuê 53, Đoài 54, Lý 55, Thái 56, Đại súc 57, Nhu 58, Tiểu súc 59, Đại tráng 60, Đại hữu 61, Quải 62, Càn 63.

Từ Lý lập Số, tự Số lập Tượng, rồi xét Tượng mà biết số, xét số mà tỏ Lý; đại khái là Trời Đất an lập, Thánh nhân xét định mà lập quẻ để tỏ lẽ Trời.

Vd: Ích 35 hợp với Tỉnh 26 thì thành 61 Đại hữu, duy trì sự lợi ích lâu dài, lẽ nào lại không "Đại hữu" ?...số thành Lý cũng có sự thú vị của nó.
Kiến thức rất hay thưa HieuHcmVN, thiên thời địa lợi chiếm 70%, nhân hòa chiếm 30%

Thanked by 1 Member:

#5 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 13:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhoi8666, on 20/05/2025 - 13:20, said:

Kiến thức rất hay thưa HieuHcmVN, thiên thời địa lợi chiếm 70%, nhân hòa chiếm 30%

Chào bác ThienKhoi,

Bác nhắc tới câu này làm em nhớ tới lời xưa: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên", nghĩa là con người có toan tính điều gì thì cũng làm sao ra ngoài quy luật của Vũ trụ được, nếu mưu tính hợp quy luật thì thành, mưu tính trái quy luật thì bại. Thế giới ngày nay tuy vật chất lên ngôi, những xét kỹ thì sự sáng tạo ấy đâu có ngoài lẽ Tự nhiên được, tính chất kim loại vốn an bai như vậy, chỉ có thể nhận ra mà thuận theo, chứ đâu có làm cho nó "thay tính, đổi nết" được. Ngay cái sự chuyển hóa qua loại giữa vật này tính này sang vật khác tính khác, cũng là đã được an định rồi. Con người chỉ lợi dụng bản tính của vật chất để sáng tạo, chứ con người hoàn toàn không sáng tạo ra "tính vật". Vậy thì tại Thiên như gieo nhân gặt quả, trồng dưa được dưa, trông đậu được đâu, làm lành thì được phúc may, làm ác thì chịu họa tai.

Nên cổ nhân nói: Đã là phúc thì không phải là họa, đã là họa thì làm sao tránh được ? Ý chỉ cho tính nhân quả kiên định, chứ "nhân định thắng Thiên, đức năng thắng số", làm sai mà biết sửa thì tương lai lại rạng rỡ vô cùng, nhưng nhân đã gieo thì quả phải gặt, nếu khéo tu phước thiện thì ác nhân chiêu cảm khổ quả, mà khổ ấy nó như nhà giàu mất vật, chẳng khiến bị suy sụp là bao.

Thế thì, ở giữa Trời Đất, muốn hành sự mà thành công thì trên phải xét quy luật, dưới phải xét nhân quả duyên (điều kiện), sau phải xét tâm đức chính mình (có kiên định như Trời, có nhẫn nại như Đất, có đủ thiện lành nhân nghĩa chưa ?), thì cũng gọi là Thông thiên, triệt địa, tỏ nhân, hí hí, như thế thì chẳng khác nhà Phật là bao: Thiên đường cũng do ông đi tới, địa ngục cũng do ông tạo ra mà thôi.

Sửa bởi HieuHcmVN: 20/05/2025 - 14:01


#6 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 15:20

乾 : 元, 亨, 利, 貞.

Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.


Nguyên sơ chi đạo - 元初之道

Hanh thông bất ngại - 亨通不礙

Phổ lợi quần sinh - 普利群生

Trinh chí bất du - 貞志不渝


Em dịch nôm na lại là : Càn là cái đạo nguyên sơ thủa đầu, thường giữ lòng trong sáng chẳng đổi dời mà làm lợi ích khắp cả muôn loài nên nhìn đâu cũng thông suốt, tới đâu cũng thuận lợi, chẳng có gì chướng ngại.

Cái Đức này của Trời có lớn chăng ? Rất lớn, nó xứng với "vô ngã vị tha" "bác ái", nên cao tột và khó hành, chỉ nhìn vào mà noi gương sửa dần sự hẹp hòi ích kỷ nơi mình, chớ chẳng thể nhất thời làm được y lời, vì thế Thánh nhân ngước lên Trời mà tự thẹn lòng chưa trọn mà hằng luyện gắng tâm, bởi thế đứng giữa nhân loại, tuy cử chỉ khiêm cung, mà hạnh đức phi phàm, xứng đáng làm Thầy của người, là gương cho đời noi theo vậy.

Người xưa tôn vinh Khổng Phu Tử là "vạn thế sư biểu", quả thật không ngoa.

Sửa bởi HieuHcmVN: 20/05/2025 - 15:30


#7 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 20/05/2025 - 16:12

Bắc thang lên hỏi ông Trời:
Kiếm tiền có dễ, lừa người được chăng ?
Ông Trời mới đáp lại rằng:
Tiền tài gắng sức, bỏ công mới thành.
Chớ mà khôn lỏi, tài lanh,
Của Thiên trả Địa, trách mình chớ ai.

Do đó muốn thành Thiên đức phải có Địa hạnh, tức là "tẫn mã chi trinh vậy".

Sửa bởi HieuHcmVN: 20/05/2025 - 16:13


Thanked by 1 Member:

#8 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 21/05/2025 - 12:00

坤 : 元, 亨, 利, 牝 馬 之 貞 .

Khôn: Nguyên, hanh, lợi, tẫn mã chi trinh.


君 子 有 攸 往 . 先 迷 後 得. 主 利 .

西 南 得 朋 . 東 北 喪 朋 . 安 貞 吉 .

Quân tử hữu du vãng, tiền mê hậu đắc, chủ lợi.

Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh, cát.


Đức Trinh của Càn có khác với Khôn, mã là vật mạnh mẽ,tốc độ, người ta hay gọi mã lực cho sức mạnh của động cơ. Một thứ mạnh mẽ như vậy lại biết chịu đựng, lại có thể chịu đựng "người cưỡi" "roi quất" một cách bền bỉ như thế thì đúng là xứng đáng để tượng trưng cho sự cao mà dày của Đất. Ai chà ai đạp lên cũng được, phẩn uế đồ dơ đổ lên cũng xong, Đất vẫn nhẫn chịu tất cả. Thế thì Tẫn mã là sức chịu đựng bền bỉ của ngựa cái (ngựa cái thì có thể sinh sản, như đất có thể sinh sôi vạn loại), là tượng cho sự nhẫn chịu đầy mạnh mẽ, là đức Trinh của Khôn. Nó tức là "bản lĩnh" của người ôm chí lớn, mà sau này Kinh gọi là Quân tử, tuy hình dung thì có vẻ là nhún nhường thấp yếu, mà khí chất nội tại lại cao tột. Như hình dưới đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bác Hồ khi còn trẻ, ngồi dưới đất, đây chính là biểu tượng con người có đức Trinh của Khôn.

Quả nhiên sau này thành bậc xuất cách tên gọi H.C.M, làm nên những điều vĩ đại cho dân tộc và nhân loại.

"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc:

Là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do,

Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

"Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá trồng rau,

Sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi"

"Thời cơ đã đến, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải dành cho được độc lập"!


Người quân tử - lòng ôm trí lớn, hiền lương, mưu lược, muốn khởi dựng cơ nghiệp ắt phải "tầm sư học Đạo", "búi tóc đọc Thi thư, tu thân tu đức hạnh", người xưa nói: Đi một ngày đường, học một sàng khôn, thế thì Quân tử ắt phải "du vãng" để trau dồi trí tuệ, rèn luyện đức hạnh, thực hiện hoài bão của mình, Kinh nói: Quân tử hữu du vãng, là ý này vậy.

Mới ra đời "lăn lộn, bươn trải", kinh nghiệp tri thức còn non nớt ấy là "tiên mê", trước còn mê muội, sau nhờ đức "tẫn mã" mà đạt được tài trí nên gọi là Hậu đắc. Có câu "tài năng trí tuệ nên sự nghiệp", thế thì tài trí là gốc rể của của cải, lại có tài thì mới làm được việc, giúp được người, nên cái tài do "hậu đắc, chủ lợi" là lẽ tất nhiên.

Người ta sống ở đời, "thành công giàu sang là nhờ bạn hữu", "làm nên nhờ Thầy", có Thầy có bạn mới có Trí có Tài, lúc mà tài năng tới độ chín muồi thì của cải theo đó sinh sôi, cái sự được và mất cũng theo đó nảy nở, sống đúng thì được bạn (đắc bằng) ? sống sai thì mất bạn (táng bằng).

Kinh nói: Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng.

Tây Nam thì từ xa lạ biến thành gần gũi, Đông Bắc thì từ thân quen lại hóa người dưng. Mình có lòng biết ơn, thương tưởng tới người thì người không xa mình, còn ngược lại vô tâm thờ ơ lạnh nhạt thì người ắt xa mình. Có câu: đường không đi đường thành cỏ dại, người không qua lại ắt thành người dưng, cùng là ý này đây.

Tư phương ứng với bốn mùa: Đông ứng Xuân, Nam ứng Hạ, Tây ứng Thu, Bắc ứng Đông, xuân thì tươi tốt, hạ thì ấm áp, thu thì khô hanh, Đông thì lạnh lẽo. Tây hướng Nam thì khô hanh lại thành ấm áp, như lạ thành quen; Đông hướng Bắc thì tươi tốt lại thành lạnh lẽo tàn phai, như quen thành lạ, một bên tượng cho đắc bằng (được bạn), một bên tượng cho (táng bằng) là mất bạn. Rõ là "cách sống" ở đời như phương hướng bốn mùa trong Trời Đất vậy, sai một ly đi một dặm, tuy là ý Trời, cũng lại ở nơi người tạo ra.

Nếu sống với người trước sau như một, một ngày làm bạn cả đời là bạn, một ngày là Thầy cả đời làm Thầy, giữ vững chẳng đổi dời thì tức là An trinh. Đã An trinh không đổi thì lại chẳng phải là Cát (đại lợi) hay sao.

Giả như lúc xuất hành (vì việc hệ trọng), bốc được quẻ này, lại từ nơi xuất phát định hương Tây, Đông. Theo hướng mà tới gặp người lạ, người quen thì ôi thôi, khác nào Gia cát thiêu Tư Mã nơi thành vây, mà mưa tuôn gió lộng, thì mưu sự ở người cứ thuận ý Trời mà đi thôi.

Sửa bởi HieuHcmVN: 21/05/2025 - 12:18


#9 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 21/05/2025 - 14:38

Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ghi rằng:

"...Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh...


Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng trí khắc phục gian nan.."


Phàm mưu sự gì trong Trời Đất, ắt phải trải qua lúc vận Bĩ - khó khăn, đây là lúc thử thách tinh thần, cũng là thời cơ rèn luyện Tài Trí, cho nên người Quân tử học theo đạo của Thánh nhân, hiểu cái lẽ thịnh suy của Trời Đất thì biết là "vạn sự khởi đầu nan", hễ mà kham nhẫn tới thời "bĩ cực" ắt hồi "thái lai", cho nên xét tiếp hai quẻ Bĩ Thái để bao trùm vạn sự trong thiên hạ, hầu tỏ cái lẽ được mất, mà sáng cái đạo Càn Khôn.

#10 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 21/05/2025 - 19:11

Thiên Địa Bĩ


否: 之匪人, 不利君子貞, 大往小來.

Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.


Kinh nói: Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh.

Chữ "chi" là nhấn mạnh cho tính nhân quả, ở đây Bĩ là quả, còn "phỉ nhân" là nhân. Do người làm điều "phỉ" - tức xấu xa, trái đạo lý, nên gọi là "phỉ nhân", người làm điều trái đạo thì cái việc gặp "bế tắc, trắc trở" là chuyển tất yếu rồi, không có gì lạ cả, ấy thế thì có gì lại "bất lợi" đối với đức Trinh của người Quân tử cơ chứ ? Bởi người Quân tử, lòng ôm trí lớn, hiển dương Đạo nghĩa, nay gặp cảnh trái đạo đức ắt theo lẽ thường thì chống trái, lên án; do có sự lên án ấy nên khiến bị thù ghét, hãm hại mà gặp cảnh "bất lợi", chứ chẳng phải do hành cái đạo Chánh chân mà khiến bị bất lợi đâu.

Như Nguyễn Trãi là bậc chánh nhân Quân tử nhưng lại phải chịu chu di tam tộc, bởi vụ án Lệ Chi Viên; bậc công thần nghĩa sỹ vang danh thiên cổ, lập quốc an bang, phò Vua giúp nước, còn chẳng thoát khỏi hàm oan, thì phải biết hành đức Trinh này nơi đời thực là khó thay. VÌ vậy, Quân tử ở nơi đời, hành Đạo đức thì cần "khéo léo", biết "ẩn mình" tùy thời cơ, có câu: kẻ thức thời mới là tuấn kiệt; biết lúc đương thịnh thì nhường cái danh lợi cho người, biết lúc đương suy thì nhận cái khổ cực về mình, ấy là "khéo" giữ Đạo vậy. Mạnh mà không tranh, hạnh cái đức Tẫn mã của Khôn mà vượt qua lúc suy vi trược thế.

Kinh nói: Đại vãng, tiểu lai.

"Vãng" tức là ẩn khuất, "Lai" tức là hiển lộ ra ngoài; ấy là khuyên người Quân tử thức thời, biết ẩn bớt tài năng đức hạnh, mà để chỗ cho cái kém yếu thiếu khuyết của mình nó lộ ra ngoài, khi ấy thì sự tranh, sự ganh ghét đố kỵ cũng sẽ giảm bớt theo, ấy là Thánh nhân dạy cho cái đạo "khéo" thuận thời thế để bảo toàn tính mệnh, thật là chu đáo lắm thay.

Than ôi ! Nguyễn Trãi có thấu hết ý này chăng ?

Sửa bởi HieuHcmVN: 21/05/2025 - 19:23


#11 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 21/05/2025 - 20:11

Địa Thiên Thái


泰: 小 往 大 來 , 吉, 亨 .

Thái: Tiểu vãng đại lai, cát, hanh.


Trên là Bĩ - bế tắc, gian lao, cốt cũng bởi nhân tâm chẳng thuận nhau, có hiềm khích có ganh ghét đố kỵ có hơn thua, chứ nếu nhân hòa rồi thì có việc gì mà chẳng xong, lại còn có gì gọi là Bĩ nữa, vậy gốc của Bĩ tức là bất hòa, thế thì Thái thời cũng tức là lúc yên bình do hòa hợp của lòng người mà sinh ra. Cái sự "hẹp hòi, vụ lợi" (tiểu) của lòng người ẩn khuất, cái sự "độ lượng, thiện lương" (đại) của lòng người nó hiển lộ ra, khi ấy thì chẳng kể mưu sự gì đều Cát Hanh cả, bởi "nhân hòa thiên hạ thuận", mà mưu sự tại nhân thì nhân thuận ắt là sự thành đó thôi. Vì "ý dân là ý Trời", thì toàn thể đều đồng thuận thì ý Trời cũng chiều lòng theo cái sự đại đồng ấy mà thành tựu cho người, do đó mới nói là "nhân hòa" sự tất thành là thế.

Sửa bởi HieuHcmVN: 21/05/2025 - 20:14


#12 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 22/05/2025 - 10:50

Trên nói Bĩ qua Thái tới cốt ở lòng người nghịch thuận mà ra. Vào thế kỷ 19, sau khi triều đình nhà Mạc tan rã, thời kỳ Vua Lê - Chúa Trịnh phân tranh, Chúa Trịnh thì ở đàng ngoài, tức miền Bắc ngày nay, Vua Lê thì ở đàng trong, tức miền Nam ngày nay, lấy sông Gianh nay thuộc Quảng Bình làm ranh giới, sau này thì được thống nhất bởi Anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ khởi sự từ Tây Sơn.

Ở thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, thì tác phầm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du ra đời, lột tả như thực cái lòng người "ngổn ngang", cái phận người bẽ bàng:

Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?...

Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh,
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ.
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đổ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành...


Lại nói:

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Thì đừng có trách Trời gần Trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài...

Qua đây mới thấy nhiệm mầu, đồng tâm tương ứng đồng khí tương cầu, người thành tất ứng, người cầu tất linh. Nên ta xét tiếp quẻ chi, để cho tỏ rõ lòng vì cố nhân ?

Sửa bởi HieuHcmVN: 22/05/2025 - 11:07


#13 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 22/05/2025 - 20:49

Thúy Kiều nhan sắc tuyệt trần,
Cầm kỳ thi họa xứng phần giai nhân.
Vì cha phải bán tấm thân,
Ấy lòng Hiếu thảo, nghĩa nhân vẹn tròn.
Tú Bà cứu giúp như con,
Ngờ đâu lại bán nàng vào lầu xanh.
Thúc Sinh, khách ấy đoái tình,
Chuộc làm vợ lẽ, ngẫm mình chắc yên.
Nghịch duyên, vợ cả thấy phiền,
Hoạn Thư hành hạ, Sư Duyên giúp về.
Bạc Bà, Bạc Hạnh lôi đi,
Đem vào lầu cũ, ép nàng bán thân.
Anh Hùng nơi cõi hồng trần,
Từ Hải duyên tới hiện thân cứu nàng.
Oán ân đáp đủ nhân gian,
Xưng làm lãnh chúa dọc ngang một vùng.
Kiều kia vụng dại xót lòng,
Lại khuyên Chàng hãy theo hầu các quan.
Thế là Từ Hải chết oan,
Kiều đau nhói dạ, liễu hồng quyên sinh.
Trời Phật lại ứng hiển linh,
Sư Duyên lần nữa cứu nàng nẻo mê.
Bao năm lưu lạc sơn khê,
Gặp chàng Kim Trọng, theo về hầu cha.

Xét ra Truân Giải ứng mà,
Truân thời được Giải, Giải thời lại Truân.
Càn Khôn vẫn mãi xoay vần,
Kiếp người cứ thế, trầm luân ái hà.

Sửa bởi HieuHcmVN: 22/05/2025 - 21:16


#14 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 22/05/2025 - 22:02

Thủy Lôi Truân


屯 : 元, 亨, 利, 貞, 勿 用 有 攸 往, 利 建 侯 .

Truân: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu.


Kinh nói: Truân, nguyên hanh lợi trinh.

Truân tuy là truân chuyên, gian nan, nhưng là cái gian nan không thể tránh của người mang "mệnh lớn" - giúp đỡ cho người, làm gương cho đời - đó là cái thử thách để thành tựu Đức Hạnh, tuy là gặp cảnh gian nan, phải chịu khổ ải thiệt thòi hi sinh, nhưng cái gốc của việc hi sinh ấy là từ cái tâm đức trong sáng làm lợi ích cho người mà quên mình của Càn đó vậy.

Thúy Kiều tuy là phận nữ nhi, bị kìm kẹp bởi thời cuộc hoàn cảnh bất khả kháng, xong vì Cha mà hi sinh bản thân mình, đem cái "ngàn vàng" biểu tượng cho khí tiết danh dự của một người thiếu nữ đoan chính, là thứ quý hơn mạng sống của nữ nhân ở thời bấy giờ, đổi lấy tiền bạc tầm thường , thế thì một mạng đổi một mạng, ấy là đền ân đáp Hiếu tới chỗ tận thiện của tục nhân rồi vậy. Cảm phục thay, nữ nhi tài sắc mà khí chất ngút Trời, có thua gì nữ tướng Bà Trưng Bà Triệu, chỉ là cảnh đời đôi khác. Có khác gì Việt Vương phải chui háng nếm phân, chỉ là nam nữ lưỡng bên đôi ngả. Thế thì, cái gian nan mà Kiều phải gặp, cũng chính là cái gương đức mà "người mang mệnh lớn" phải làm, để cho thiên hạ xét vào mà học lấy Đức sáng của Trời Đất vậy. Quả không hổ là "khuê trung quân tử" (quân tử nơi khuê phòng), liễu yếu đào tơ mà lòng son dạ sắt.

Kinh nói: Vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu.

"Vật dụng" nghĩa là chớ dùng, chớ có dụng của người vô cớ vì ắt có sự tính toan nào đó. Như Mai An Tiêm từng nói: Của biếu là của lo, của cho là của nợ, quả là ứng vô sự này, đã nhận của người thì phải đáp lại cho người, cho nên "hữu du vãng" là tức phải ra đi phụng sự báo ân đó vậy. Giả như chịu ân của người có Đức thời cái sự trả cũng có phần thanh nhẹ, lỡ mà chịu ân của kẻ thất đức mưu toan, thì cái nợ này khác nào kẻ vay nặng lãi lúc khó khăn, có khi suốt đời vẫn còn ám ảnh. Vì thế, nếu bất đắc dĩ phải chịu ân, thời chỉ có "lợi" khi "kiến hầu" mà thôi. Hầu là một trong năm tước quý Vua ban (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam), người phải có công với nước có đức với dân mới được thành Hầu - vua quản một xứ, cũng là ý chỉ cho việc chịu ơn của người có Đức vậy.

Thúy Kiều trải muôn vàn gian nan tủi hổ, sau gặp Từ Hải mà ở ngôi cao, ấy cũng là nét tỏ cho sự "lợi kiến hầu" của người có Đức.

Sửa bởi HieuHcmVN: 22/05/2025 - 22:29


#15 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7422 Bài viết:
  • 4854 thanks

Gửi vào 23/05/2025 - 00:44

Chả có j hay
Hay nhất là xem tướng
Vừa đc ngắm nhìn , ko đau đầu mà nhân sinh quan yêu ghét nảy số rõ ràng
Ko đau đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |