Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
vuivui, on 10/10/2011 - 00:41, said:
Thân đối với Mệnh cũng vậy, mang tính chất nguyên lý. Như thấy Mệnh thuộc âm thì Thân sẽ thuộc dương. Đó là về lý thuyết thì phải định ra như vậy. Sau này, trên cơ sở áp dụng thực tiễn, người ta mới thấy, quả thật mệnh âm, thân dương. Cho nên, một cách thích ứng, mệnh thì tĩnh, còn thân thì động. Mệnh tiền, thân hậu, nên mới cho rằng mệnh chủ quản tiền vận, thân chủ về hậu vận là vậy. Thậm chí còn có thể quy rằng mệnh chủ về tiên thiên, Thân chủ về hậu thiên - quan niệm này rất quan trọng khi xem xét về khí hóa các sao trong tử vi, do đó đặc biệt quan trọng khi giải bài toán về bệnh tật qua lá số tử vi. Đoán bệnh nặng, nhẹ. thực hay hư. cấp hay mãn. ...
Cặp âm dương mệnh thân chỉ là một cặp trong vô vàn cặp âm dương trong tử vi. Căn bản của nội dung này, cho thấy lý âm dương không thể thay thế bằng một cái lý cặp khác. Chẳng hạn như lý đồng - dị. Mà chỉ được phép xem lý đồng dị, như một cặp phạm trù khu biệt, trong những trường hợp xác định - mà không thể tổng quát - thì xét chúng có những ứng dụng nhất định. Như trong cặp mệnh - thân, lý đồng - dị được xét rất hữu dụng. Bình thường, khi học tử vi, hay luận đoán, người giải rất khó phân biệt mệnh và thân. Việc chia ranh giới như tiền vận - hậu vận, mệnh tĩnh - thân động chỉ có tính cách rất tương đối. ranh giới rất mờ nhạt và trừu tượng. Nhưng nếu áp dụng lý đồng - dị thì sự phân biệt trở nên rõ ràng. Cần nhớ rằng, mệnh với thân, về mặt nguyên lý là cặp âm dương, nhưng thực chất là đồng nhất Thể - đó là đồng. Cần nhớ rõ điều này, khi luận vào việc cụ thể sẽ không tách ra. Nhưng khi xét động tĩnh, tiền hậu thì lại là dị, nên phải tách ra. Các bạn cứ vào bài toán cụ thể, sẽ thấy rất rõ vấn đề này.
Không chỉ như thế, trong cặp mệnh - thiên ri. Có phải là cặp âm dương không ? Thưa vẫn là cặp âm dương, nhưng không phải là mệnh, mà đó thuộc về cặp Nội - Ngoại. Theo đó, trên mỗi trục của lá số tử vi, cũng hình thành từng cặp âm dương là thế.
Đầu tiên tìm hiểu : Thái cực sinh lưỡng nghi trước
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Với tử vi thì Thái cực là khởi đầu 1 cuộc sống.Thái cực là cái đồng, cái khởi nguồn của vật chất.Lưỡng nghi là Cái Dị, cái khác biệt.Nếu chỉ có cái Đồng, không có cái Dị thì cái Đồng sẽ là vô nghĩa.
Khởi đầu, cái hiện hữu là tất cả như vậy chẳng có gì khác nữa. Nhưng tất cả cái "hiện như" không thể tự biết nó, vì tất cả "hiện như" chỉ có như vậy chứ không có gì khác nữa. Và như thế, tất cả "hiện như"…không hiện hữu. Vì vắng cái khác thì tất cả như không có.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Nên một triết lý của thuyết âm dương là: Thái cực phải sinh lưỡng nghi thì thái cực mới hiện hữu và tồn tại.
Giống như thuyết Bigbang, điểm kỳ dị là Thái cực (chưa có thời gian, vận trình), vụ nổ tạo ra Không thời gian là âm dương.
Một kiếp người cũng vậy, trước khi sinh là Thái cực (có hình nhưng chưa có dạng, có tồn tại nhưng chưa có thời gian, vận trình) , khi sinh ra là âm dương phân tách, Mệnh an nghịch thân an thuận thành 1 cặp âm dương, vận trình số mệnh thời gian mới hình thành.Cả Mệnh và Thân đều là Ta (Đồng) nhưng Thân là cái Dị tách ra từ cái Đồng (mệnh, thái cực) để Mệnh được sống, hiện hữu.Có thể khái niệm Dương gian bắt nguồn từ đây, Dương là cái mới nảy sinh,là cái dị biệt từ cái đồng dạng, là hào dương biến mình từ hào âm.
Nên mệnh tốt không bằng thân tốt có lẽ ở đây, Thân là cái Dị, là cái mới, là hậu vận.
Mệnh là cái gốc, cái nguyên thủy, tiền vận.
Một cung Thân tốt có thể thay đổi 1 cung mệnh xấu cũng như 1 cung Thân xấu có thể phá hỏng 1 cung mệnh tốt.Giống như hình xoắn âm dương quanh thái cực, cái Dương mới sinh có thể tái tạo cái âm nguyên thủy.
Nên 1 phép lạ vĩ đại nhất của sự sống chính là cái chết
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Sửa bởi ThienA: 11/10/2011 - 00:21