Jump to content

Advertisements




Tại sao THÂN không cư Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Tử Tức?


170 replies to this topic

#1 Thoa

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 128 Bài viết:
  • 220 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 14:11

Kính chào các bác,

Xin cho Thoa hỏi tại sao THÂN chỉ nằm ở 1 trong 6 cung: Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài, Phối mà thôi?

Lý do tại sao THÂN không cư Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Tử Tức?

Mong quý vị nào biết xin chỉ dẫn cho Thoa. Thành thật cám ơn.

Thoa

#2 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 270 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 09/10/2011 - 14:30

Trích: website cuocsongviet.
Và Thienco theo quan điểm này.

Trong ba bộ môn, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh, thì Tử Vi là khoa nặng về thiên mệnh hơn cả. Khi nghiên cứu về khoa Tử Vi Đẩu Số, chúng ta sẽ thấy rằng, một người sinh ra đời vào giờ nào, tháng nào và năm nào thì cuộc đời của người này đã được an bài từ giây phút đó. Bởi vậy, chúng ta có thể nói, đời người mười hai bến nước, Thân cư bến nào thì cuộc đời của mình sẽ có sắc thái của bến mà thuyền đời mình đã buông neo. Khi nói khoa Tử Vi chia cuộc sống của một người thành 12 lãnh vực là chúng ta chưa diễn đạt rõ trong 12 lãnh vực này thì lãnh vực nào sẽ nỗi bật nhất trong cuộc đời của người ấy? Khoa Tử Vi diễn đạt điều này bằng cung thứ mười ba, đó là cung Thân. Cung Thân không có một vị trí nhất định trong Thiên Bàn của lá số như 12 cung đã nêu trên, mà vị trí của cung Thân tùy thuộc vào giờ sinh của mỗi người và cung Thân chỉ đóng vào 1 trong 6 cung chính yếu là cung Mệnh, cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Tài Lộc, cung Thiên Di và cung Phu Thê mà thôi. Điều này phản ảnh một nhân sinh quan hợp lý của xã hội phong kiến: cuộc đời một người lúc sinh ra đã bị chi phối bởi số mệnh của mình (Thân cư Mệnh hay còn gọi là Thân Mệnh đồng cung), khi ra đời thì bị chi phối bởi xã hội (Thân cư Thiên Di), bởi công danh sự nghiệp (Thân cư Quan Lộc hay Thân cư Tài Lộc), bởi vợ chồng (Thân cư Phu Thê) và bởi phúc đức của chính mình tạo ra hoặc thừa hưởng của ông bà cha mẹ (Thân cư Phúc Đức), chứ không bị chi phối bởi con cái (Tử Tức), anh chị em (Huynh Đệ) hoặc bạn bè hay người ăn người làm của mình (Nô Bộc)... Khoa Tử Vi Đẩu Số cũng cho rằng, trong 13 cung của một lá số thì cung Mệnh và cung Thân là hai cung quan trọng nhất. Cung Mệnh nói lên nét tổng quát cả cuộc đời của người đó và nhấn mạnh giai đoạn khởi đầu của cuộc đời gọi là tiền vận, tức là từ lúc sinh ra cho đến đoạn đời trong khoảng 30 đến 36 tuổi và cung Thân là bức tranh của đoạn đời còn lại hay còn gọi là hậu vận. Bởi sự quan trọng của cung Thân như vậy, cho nên một nguyên tắc căn bản của khoa Tử Vi là: “Thân cư cung nào thì cung đó sẽ là lãnh vực sinh hoạt chính yếu trong cuộc đời của người đó”. Như chúng ta đã nói ở trên, Thân chỉ ở vào 1 trong 6 cung chính và Thân an theo giờ sinh, cho nên những người sinh vào giờ Tý hay giờ Ngọ thì Thân đóng ở cung Mệnh, gọi là Thân cư Mệnh, hay Thân Mệnh đồng cung, những người sinh vào giờ Sửu hay giờ Mùi thì Thân cư Phúc Đức, những người sinh vào giờ Dần hay giờ Thân thì Thân cư Quan Lộc, những người sinh vào giờ Mão hay giờ Dậu thì Thân cư Thiên Di, những người sinh vào giờ Thìn hay giờ Tuất thì Thân cư Tài Lộc và những người sinh vào giờ Tỵ hay giờ Hợi thì Thân cư Phu Thê. Từ ý nghĩa căn bản đó của khoa Tử Vi, khi biết một người sinh vào giờ nào, chúng ta có thể phác họa được một nét tổng quát về cuộc đời của người này sẽ như thế nào, và đó chính là một trong những sự kỳ diệu của khoa Tử Vi Đẩu Số, một trong những khoa học huyền bí của người Trung Hoa đã có từ hơn bốn ngàn năm trước. Và kỳ sau, chúng ta sẽ nói về những nét đặc điểm và ý nghĩa về cuộc đời của những người có số Thân cư Mệnh, hay còn gọi là mẫu người Thân Mệnh Đồng Cung, tức là những người sinh vào giờ Tí, giờ theo đồng hồ là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, hay những người sinh vào giờ Ngọ, từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
Thienco
Có thể tham khảo các mẫu người ở đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Thienco: 09/10/2011 - 14:48


#3 Thoa

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 128 Bài viết:
  • 220 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 14:53

Cám ơn Thiên Cơ đã hồi âm. Bài viết này của Ông Nguyễn Phúc Vĩnh Tung. Thoa đã từng đọc. Thoa thấy rất là vô lý. Nếu nói là cuộc đời một người lúc sinh ra đã bị chi phối bởi số mệnh của mình thì Phụ Mẫu chính là người mà chúng ta bị chi phối nhiều nhất. Cha Mẹ sinh ra mình, nuôi nấng, và giáo dục mình. Thời xưa thì còn có chuyện Cha Mẹ tìm vợ tìm chồng cho con, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nữa. Tại sao THÂN có thể cư Phúc mà không cư Phụ Mẫu? Không có lý chút nào cả. Thoa thấy đây chỉ là ý nghĩ riêng của tác giả mà thôi. Đọc giả suy nghĩ thế nào thì Thoa không biết. Riêng Thoa thì không thỏa mãn với những lý do như thế.

Do đó Thoa mới đặt câu hỏi vì muốn biết nguyên nhân thật sự tại sao Thân chỉ cư 1 trong 6 cung. Không biết đã có ai từng đào sâu về nguồn gốc của việc này chưa?

Thoa

#4 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 270 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 09/10/2011 - 15:05

Cha mẹ sinh ra ta, nhưng thực tế theo thienco thì môi trường, hoàn cảnh sống có tác động rất lớn đến đương số chứ không phải là Phụ Mẫu, cha ông ta có câu, cha mẹ sinh con trời sinh tính là lẽ vậy. Vậy nên hoàn cảnh sống đó chính là Quan, Di, mình được sự trợ giúp thế nào từ cha mẹ (giàu có, nghèo hèn, lo lắng cho mình hay không, được thừa hưởng ...) lúc đó lại phải xem phúc, vậy nên có Thân cư Phúc, phúc bao trùm lên cả cha mẹ, dòng họ, tổ tiên rồi...
Theo thienco hiểu là như vậy

#5 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 23:55

Đúng là 1 câu hỏi khó trả lời, vì nó bắt đầu từ cách an mệnh và thân, một bên thuận giờ (Thân), một bên nghịch giờ (mệnh) nên thành ra Thân chỉ luôn nằm trong 6 cung.

ThienA thì suy nghĩ thế này:

Phải khởi nguồn từ Nhất dương, nhất âm chi vi đạo.Từ thuyết âm dương, nếu có Dương thì phải có Âm, có Thế phải có ứng.Nếu mệnh là Dương thì Di là Âm, Di cung là đối tượng vừa thống nhất, vừa đối lập với mệnh.Di cung là trường đời mà qua đó mệnh cung biến đổi.Nên Mệnh_Di là 1 cặp âm dương.

Như vậy cái Thân hành động, cái biến dịch có thể chính là Ta (mệnh), và cũng có thể là cái đối lập với Ta (Di), nên Thân của Ta có thể là Mệnh, hoặc đối lập với Mệnh (Di. (ví dụ gặp Thủ tướng Dũng, đầu tiên do sự đối lập về vị trí giữa ta và thủ tướng nên ban đầu là xung, nhưng nếu ta dần trở thành người quen của ông thủ tướng, thân ta cư ở Di, thì vị thế của Ta cũng thay đổi, thân ta thay đổi mệnh ta, Thân ta làm cung mệnh lớn mạnh.

Nên người Thân cư Di là người luôn đặt mình, đặt suy nghĩ của mình hướng ngoại nên dễ thay đổi, thích ứng, học hỏi nhanh (nếu 1 cung Di tốt đẹp ) là vậy.

Nên có thể kết luận đầu tiên: Thân (hành động) của ta có thể vừa là Ta (mệnh) hay cái đối lập với ta (Di)

Mặt khác, Mệnh-Tài-Quan tuy là 3 cung nhưng thực chất chỉ là Ta. Mệnh là cái tư tưởng,quan niệm, trí tuệ.
Quan là cái khắc ta (quan động khắc huynh) nên Quan là Tả thanh long, là hành động, là sự sáng tạo thành các biến cố của cung Mệnh tư tưởng.
Tài là cái ta khắc ( huynh động khắc tài), là kết quả của hành động, sáng tạo của Quan. Tài là hệ quả của tư tưởng tới hành động sáng tạo, sau sự sáng tạo ta được gì, ngoài tài lộc, đó còn là Kinh nghiệm của sự sáng tạo.
Nên Mệnh Tài Quan là 1 quá trình nhận thức : Quan Niệm (mệnh)- Sáng tạo (Quan)- Kinh nghiệm (tài)

Tương tự như tam hợp mệnh quan tài, Di cung (thế lực đối xung) cũng có mệnh tài quan của mình (Di phúc phối).
Khi Thân của ta đặt vào Di phúc phối cũng chính là đặt vào cái đối lập với ta.
Nên Mệnh tài quan (Dương) và Di phúc phối (âm) là 1 cặp âm dương mà Thân hành động có thể rơi vào.

Vậy tại sao Thân ta không rơi vào các tam hợp Phụ Nô tử hay điền tật huynh ?

Lại quay về thuyết âm dương, Thái cực sinh lưỡng nghi (Âm-Dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng (Thái dương, Thiếu Dương, Thiếu âm, Thái âm).

Thái dương (Mệnh tài quan) xung Thái âm (Di phúc phối), hỗ trợ cho Thái dương là Thiếu dương, hỗ trợ cho Thái âm là Thiếu âm.
Ví dụ lá số sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mệnh tài quan ở Dần ngọ tuất (hỏa) là thái dương
Phụ nô tử ở Hợi mão mùi (mộc) là thiếu dương
Di phúc phối ở Thân tý thìn là thái âm
Điền tật huynh ở Tỵ dậu sửu là thiếu âm

Do lục hợp nên từng cặp của Thái dương luôn nhị hợp với Thiếu dương (mệnh-nô, quan-phụ, tài-tử).
Tương tự, từng cặp của Thái âm luôn nhị hợp với Thiếu âm.

Nên 12 cung trên tử vi chỉ tóm lại trong 4 nhân vật: Ta (thái dương), cái xung với ta (thái âm), cái giống ta (thiếu dương), cái giống với cái xung với ta (thiếu âm).

Như vậy cặp quan hệ Mệnh_Thân là cặp Thể-Dụng, Thế-Ứng, Ta-Cái Khác ta, vừa đối lập, vừa thống nhất.Thân của Ta có đối lập với Mệnh (nằm trong tam hợp Di phúc phối) cuối cùng cũng chỉ để thống nhất với cái Mệnh.
Do Ta(mệnh)là Thái dương, xung với ta là Thái âm, Mệnh ta là Thái dương nên Thân của ta cũng chỉ có thể nằm trong tam hợp của Thái dương hoặc Thái âm mà thôi.Còn khi xét tới các cung Phụ, nô, tử, huynh, tật, điền là đã xét tới Thiếu âm, thiếu dương rồi, không còn đồng thứ nguyên nữa, đây chỉ là những cung trợ lực cho Thái dương (mệnh tài quan) và Thái âm (Di phúc phối ) thôi.

Hơi dài dòng, có thể không chuẩn lắm.Hy vọng các bạn hiểu được ý ThienA diễn đạt.

#6 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3831 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 00:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thoa, on 09/10/2011 - 14:11, said:

Kính chào các bác,

Xin cho Thoa hỏi tại sao THÂN chỉ nằm ở 1 trong 6 cung: Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài, Phối mà thôi?

Lý do tại sao THÂN không cư Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Tử Tức?

Mong quý vị nào biết xin chỉ dẫn cho Thoa. Thành thật cám ơn.

Thoa
Bài của ông nguyễn phúc vĩnh tung viết mang tính suy diễn chủ quan. Chúng ta cần biết rằng môn tử vi là một môn nghiên cứ về con người trên nền tảng dịch lý. Mà dịch lý cơ bản là biến hóa của âm dương, xem mệnh như một đối tượng của môn học, cũng như mục tiêu xem xét và ứng dụng. Theo dịch lý, âm - dương phải là một cặp. Nay có mệnh thì tất phải có một đối tượng cùng cặp âm dương với nó. Theo đó, đối cặp âm dương với mệnh là một đối tượng mà người ta gọi đó là Thân. Đây là sự suy lý trên nguyên tắc căn bản lý luận dịch lý. Vì thế sự tồn tại của Thân cũng tự nhiên như Mệnh vậy. Điều này sẽ rất dễ hiểu nếu như chúng ta tưởng tượng tới sự tương tự như một hiện tượng trong vật lý. Nguyên khi giải phương trình cơ học lượng tử tương đối tính, Dirac đã tìm ra nghiệm của phương trình là một nghiệm kép. Một ứng với trạng thái của loại hạt mang điện tích âm - mà tương ứng, đó chính là electron. Một nghiệm khác, đối cặp với nghiệm kia ứng với trạng thái hạt có cùng khối lượng, nhưng mang điện tích trái dấu, mà người ta gọi là Pozitron, sau này người ta mới hiểu ra rằng đó là hạt phản điện tử. Phản hạt này tồn tại trong tự nhiên, được suy nghiệm trên cơ sở lý thuyết, mà sự tồn tại của nó là quy luật, mang tính chất nguyên lý. Thân đối với Mệnh cũng vậy, mang tính chất nguyên lý. Như thấy Mệnh thuộc âm thì Thân sẽ thuộc dương. Đó là về lý thuyết thì phải định ra như vậy. Sau này, trên cơ sở áp dụng thực tiễn, người ta mới thấy, quả thật mệnh âm, thân dương. Cho nên, một cách thích ứng, mệnh thì tĩnh, còn thân thì động. Mệnh tiền, thân hậu, nên mới cho rằng mệnh chủ quản tiền vận, thân chủ về hậu vận là vậy. Thậm chí còn có thể quy rằng mệnh chủ về tiên thiên, Thân chủ về hậu thiên - quan niệm này rất quan trọng khi xem xét về khí hóa các sao trong tử vi, do đó đặc biệt quan trọng khi giải bài toán về bệnh tật qua lá số tử vi. Đoán bệnh nặng, nhẹ. thực hay hư. cấp hay mãn. ...
Cặp âm dương mệnh thân chỉ là một cặp trong vô vàn cặp âm dương trong tử vi. Căn bản của nội dung này, cho thấy lý âm dương không thể thay thế bằng một cái lý cặp khác. Chẳng hạn như lý đồng - dị. Mà chỉ được phép xem lý đồng dị, như một cặp phạm trù khu biệt, trong những trường hợp xác định - mà không thể tổng quát - thì xét chúng có những ứng dụng nhất định. Như trong cặp mệnh - thân, lý đồng - dị được xét rất hữu dụng. Bình thường, khi học tử vi, hay luận đoán, người giải rất khó phân biệt mệnh và thân. Việc chia ranh giới như tiền vận - hậu vận, mệnh tĩnh - thân động chỉ có tính cách rất tương đối. ranh giới rất mờ nhạt và trừu tượng. Nhưng nếu áp dụng lý đồng - dị thì sự phân biệt trở nên rõ ràng. Cần nhớ rằng, mệnh với thân, về mặt nguyên lý là cặp âm dương, nhưng thực chất là đồng nhất Thể - đó là đồng. Cần nhớ rõ điều này, khi luận vào việc cụ thể sẽ không tách ra. Nhưng khi xét động tĩnh, tiền hậu thì lại là dị, nên phải tách ra. Các bạn cứ vào bài toán cụ thể, sẽ thấy rất rõ vấn đề này.
Không chỉ như thế, trong cặp mệnh - thiên ri. Có phải là cặp âm dương không ? Thưa vẫn là cặp âm dương, nhưng không phải là mệnh, mà đó thuộc về cặp Nội - Ngoại. Theo đó, trên mỗi trục của lá số tử vi, cũng hình thành từng cặp âm dương là thế.
Theo lẽ cặp âm dương mệnh - thân. Một khi ta xác định Mệnh trên lá số, thì đối với đối cặp của mệnh, việc xác định Thân là lẽ đương nhiên, và một cách tự nhiên, nếu như vị trí cung an mệnh được xác định bởi đếm ngược giờ sinh, thì vị trí của thân được xác định bởi đếm thuận giờ sinh. Do đó mà khi có một cung an mệnh được cố định, bởi vì từ đó ta xác định 11 cung còn lại, thì đương nhiên cung an thân cũng duy nhất có một, nhưng động, nên cung an thân có thể ở một số cung khác nhau. Trên thực tế cách an mà ta thấy cung an thân chỉ ở vào các cung ri, phúc, phu/thê, tài và quan. Do kết quả này mà hậu học lại không thấy tự nhiên, lại cứ đi tìm những lý giải từ thwujc tiễn mà gán ghép một cách chủ quan như tác giả nguyễn phúc vĩnh tung chẳng hạn.
Xem thế, suy nghĩ trên cơ sở dịch lý, ta thấy sự lập thành lá số cũng như số lý tử vi cũng hoàn toàn lô gíc và có tính chặt chẽ, có cơ sở và nền tảng rõ ràng. Chỉ vì chúng ta chưa hiểu hết mà cứ cho nó có tính Huyền Bí mà thôi. Cần nhận rõ rằng, bản chất huyền bí của tử vi, không phải ở chỗ phi lô gíc, mà là ở chỗ khả năng thực nghiệm kết quả cũng như tư tưởng hiện nay chưa có phương pháp thực tiễn.
Thân ái.

Sửa bởi vuivui: 10/10/2011 - 01:19


#7 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 322 Bài viết:
  • 306 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 10/10/2011 - 00:52

Đụng đến những cái này thì thú vị mà như đâm đầu vào tường vậy.Hic.

#8 Thoa

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 128 Bài viết:
  • 220 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 01:28

Thoa xin thành thật cám ơn hai Bác vuivui và ThienA. Thoa đọc trả lời của 2 Bác đến 2 lần rồi nhưng vẫn cần đọc lại thêm vài lần nữa để hiểu rõ hơn vì bài viết quá thâm sâu. Thoa thì mới bắt đầu học tới an Mệnh và Thân thôi chưa biết gì cả. Khi học đến cách an Thân thì có thắc mắc này và bị khựng lại tại đây. Thoa không thể tiến thêm bước nào nữa trước khi tìm ra câu trả lời. Khi Thoa hiểu được các bài viết sâu sắc của các bác thì Thoa có thể Thoa sẽ có thêm rất nhiều câu hỏi. Thoa rất cảm kích là các bác đã có lòng hảo tâm chỉ bảo. Thoa xin cám ơn các bác rất nhiều.

Thoa

#9 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 02:15

Để dể hiểu thì cô Thoa suy nghĩ như vầy : xác định Mệnh/Thân rồi từ đó mới xác định các cung khác ở đâu, như vậy thì câu hỏi của cô không còn là vấn đề nửa.

#10 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 07:24

Trích dẫn

Không chỉ như thế, trong cặp mệnh - thiên ri. Có phải là cặp âm dương không ? Thưa vẫn là cặp âm dương, nhưng không phải là mệnh, mà đó thuộc về cặp Nội - Ngoại. Theo đó, trên mỗi trục của lá số tử vi, cũng hình thành từng cặp âm dương là thế.
Lý thuyết trục trong tử vi, như là cặp đối xứng trục âm dương qua tị hợi, sửu mùi là một trong những bí mật lớn nhất trong tử vi.

#11 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4986 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 07:44

Trích dẫn


Lý do tại sao THÂN không cư Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Tử Tức?



Chào Thoa

Câu hỏi Thoa nêu ra cũng thấy ít sách vở bàn đến, có thể nói là rất ít. Nhưng, câu hỏi này lại mang trong nó những Nội dung, mà liên quan đến hầu hết những nhận thức của Cổ nhân về thế giới tự nhiên khi lập Thuyết. Có thể nói như vậy! Câu hỏi liên quan đến rất nhiều kiến thức nền tảng.

Để có thể nắm bắt rõ hơn về Câu hỏi, có nghĩa là nội dung của câu hỏi, được xuất phát từ mối quan hệ giữa Mệnh viên - Giải Ách, Huynh đệ - Nô bộc, Điền trạch - Tử tôn, sáu mối quan hệ này được Hình Thượng Học đưa ra khái niệm đồng tâm.

Ta bắt đầu bằng 7 con số, được tượng trưng cho 7 điểm.

Theo tiền lệ, những số 1 - 3 - 5 - 7 được cho là số , số 2 - 4 - 6 được cho là số Ngẫu.

Tiếp theo, là mối quan hệ giữa Đẩu Số. Cổ nhân nhìn thấy 7 điểm của Đẩu trên bầu trời, hình dung giống chiếc gáo có tay cầm để múc nước.

Từ hình ảnh này cổ nhân lập thuyết: 1 - 5 - 7 và 2 - 4 - 6 nói rằng: nhất ngũ thất trực như huyền, nhị tứ lục diệc đương nhiên, duy hữu tam tinh cư nhất bộ. (Một năm bảy thẳng như sợi dây đàn, hai bốn sáu cũng đương nhiên như thế và song song nhau, duy có số 3 đứng một mình - Thông thiên hiểu)

Vậy, quan hệ của Đẩu với 12 cung trên lá số Tử vi như thế nào?

Ta có một điểm ví như cung mệnh kể là 1, thuận tới cung thứ 5 (quan) hay nghịch tới cung thứ 5 (tài), rồi tới cung thứ 7 (di). Cổ nhân nói: "một năm bảy thẳng như sợi dây đàn". Đó là Mệnh Quan Di thuận hay Mệnh Tài Di nghịch, được tượng trưng bằng số cơ 1 - 5 - 7.

Kể 1 là cung Mệnh tượng trưng cho 1 điểm, thuận thì 2 là cung Phụ Mẫu, hay nghịch thì cung thứ hai là Huynh Đệ. Tiếp theo thuận thì tới cung thứ tư là Điền Trạch, hay nghịch tới cung thứ tư là Tử Tôn. Tiếp theo thuận tới cung thứ sáu là Nô Bộc, hay nghịch tới cung thứ sáu là Giải Ách. Cổ nhân nói: "Hai bốn sáu cũng đương nhiên như thế". Theo thuận là Mẫu Điền Nô hay theo nghịch Huynh Tử Ách, được tượng trưng bằng số Ngẫu 2 - 4 - 6

Kể một tại cung Mệnh, thuận tới cung thứ 3 là cung Phúc Đức, hay nghịch tới cung thứ 3 là cung Phu Thê. Cổ nhân nói: "duy hữu tam tinh cư nhất bộ" (Chữ bộ ở đây được hiểu là 60, 875 ngày)

Đây là hình tượng của Đẩu tương quan với 12 cung trong mỗi lá số Tử Vi.

Như vậy, câu hỏi mà Thoa nêu ra, có thể được giải thích từ mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Về mối quan hệ trong ngoài, nội ngoại, trên dưới, trước sau, ... thì Dịch đã cho ta biết. Ở đây, chúng ta tạm hiểu để nói về cái "bên trong" là cái đương nhiên như thế, không thế không được, đó là mối quan hệ từ số Ngẫu 2 - 4 - 6, được chứa đựng trong nó những thông tin Phụ Mẫu đối tâm Giải Ách, Huynh Đệ đối tâm với Nô Bộc, và Điền Trạch đối tâm với Tử Tôn.

Sơ qua như vậy, vì câu hỏi mà Bạn nêu ra, chính là hình ảnh của Đẩu trong lá số, từ sự thuận nghịch theo tự nhiên, để thấy được số Cơ Ngẫu tượng trưng cho Bắc Đẩu, và phép dùng số Cơ khi nói Tử Vi Đẩu Số.

Thoa tham khảo thêm.

HaUyen

Sửa bởi HaUyen: 10/10/2011 - 08:23


#12 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 10:08

Đồng tâm và đối xứng. Xưa đã có một hội viên giải thích về ý nghĩa Động và Tĩnh rất hay bằng thông qua hình ảnh của một cái bánh xe :
tất cả mọi điểm trên vành bánh xe đều động, duy chỉ cái trục bánh xe đó là tĩnh. Tất cả các điểm động trên vành bánh xe đều hướng tâm, và tâm điểm là một điểm tĩnh. Đó là một cái nhìn hướng tâm. Nếu đứng tại tâm mà nhìn thì ta lại có một cái nhìn đối xứng.
Vận dụng vào trường hợp Mệnh-Thân ta thấy Mệnh-Thân an theo quy tắc đối xứng, do vậy Mệnh-Thân sẽ an theo số Cơ 1 - 3 - 5 - 7 - 9.
Các cung bố trí trên lá số TV theo số Cơ 1 - 3 - 5 - 7 - 9 là : 1-Mệnh, 3-Phúc, 5-Quan, 7-Di, 9-Tài, 11-Phối, nên THÂN là cung đối xứng với MỆNH thì chỉ an vào các cung này.


( Ngày xưa thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, bây giờ thì con đặt đâu cha mẹ ngồi đó nên Thân làm sao mà an cung phụ mẫu được !)

#13 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 13:45

Để trả lời được câu hỏi này của Thoa, tưởng dễ nhưng thực đúng là không hề dễ chút nào. Thôi thì chúng ta cứ đi từ sơ tới thâm vậy.

Tại sao Thân lại không cư ở các cung Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Điền Trạch, Tử Tức, Nô Bộc, Tật Ách?

Nên hiểu như vầy cho đơn giản: Đó là do sự “ngẫu nhiên” mà thành chứ không phải do sự quan trọng nặng nhẹ của các cung (cường, nhược) như một số quan điểm đã suy luận/suy diễn.

Sự “ngẫu nhiên” đó từ đâu mà ra? Vì sao lại bảo nó “ngẫu nhiên”, hẳn là nó phải có sự tính toán xác định và logic nào đó chứ?

Sự “ngẫu nhiên” đó không phải là xác suất ngẫu nhiên vô định, mà là sự “ngẫu nhiên” được cấu thành bởi 2 yếu tố có nguyên tắc xác định, đó là:
1. Nguyên tắc xác định đồng thời cặp Mệnh/Thân của môn Tử Vi Đẩu Số.
2. Nguyên tắc bài bố thập nhị cung trên địa bàn của môn Tử Vi Đẩu Số.
Do được cấu thành bởi 2 yếu tố có tính chất nguyên tắc xác định mà việc Thân không cư ở các cung nói trên được hiểu rõ ràng hơn và trở nên là điều tự nhiên, hiển nhiên chứ không còn là “ngẫu nhiên” nữa.

Xin cụ thể hơn về 2 nguyên tắc nói trên, trước hết là nguyên tắc thứ nhất?

Về nguyên tắc xác định đồng thời cặp Mệnh/Thân thì ai cũng biết là “từ tháng sinh: nghịch đến giờ sinh an cung Mệnh; thuận đến giờ sinh an cung Thân”.
Bởi đi nghịch mà định vị nên Mệnh có thuộc tính của Âm, là phần Thiên định.
Bởi đi thuận mà định nên Thân có thuộc tính của Dương, là phần Nhân định.

Mệnh ví như là phần xương cốt, là cái khung, cái nền móng của số phận, đó là phần cố định, phần tĩnh. Còn Thân ví như là phần da thịt, là nước sơn, sự trang hoàng bố trí do tự thân mỗi cá nhân bổ trợ vào phần Mệnh của mình mà tạo nên một sự tổng thể toàn diện của số phận, đó là phần thay đổi, phần động.

Lấy ví dụ để dễ hiểu:
Anh A có Mệnh được an bài cho cuộc đời là căn gác trọ trần gian nhỏ bé và bụi bặm. Anh B có Mệnh được an bài cho cuộc đời là căn biệt thự, tòa lâu đài lộng lẫy. Nếu A chăm chỉ thì anh ta có thể tự dùng phần Nhân định (tức Thân) mà dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, sơn sửa trang hoàng thì gác trọ của anh ta sẽ được tươi đẹp và sáng sủa lên. Ngược lại, nếu B lười biếng thì sớm muộn gì tòa lâu đài của anh ta cũng bị rêu phong, bụi bặm, ngổn ngang mà thôi.

Quay trở lại với vấn đề chính, ta biết rằng nếu Mệnh chuyển nghịch (tức là có Âm tính, phẫn tĩnh) bao nhiêu thì Thân cũng phải chuyển thuận (tức là có Dương tính, phần động) bấy nhiêu tương ứng. Đó là bởi phải hợp lẽ của cặp Mệnh/Thân về tính cân bằng Âm Dương, động tĩnh. Khoa học của Tây phương sau này cũng công nhận rằng trạng thái cân bằng là trạng thái bền nhất và mọi sự vật sự vật hiện tượng đều có xu hướng trở lại trạng thái cân bằng, trạng thái bền này.

Còn về nguyên tắc thứ hai?

Tử Vi Đẩu Số là món ăn, món chơi tinh thần nhằm mô tả và nghiên cứu các mối quan hệ, sự thịnh suy của cá nhân đương số đối với các yếu tố trong môi trường hoàn cảnh xung quanh – phần Địa định.

Do đó, mặc dù thời điểm hình thành của môn Tử Vi Đẩu Số còn chưa rõ ràng nhưng sự bài bố thập nhị cung trên địa bàn của nó chắc chắn có liên quan mật thiết đến hoàn cảnh gia đình, xã hội, những quan niệm, xu hướng phát triển của cá nhân trong xã hội và cơ sở của đạo đức tại khoảng thời gian hình thành môn Tử Vi Đẩu Số.

Theo đó, khi lấy cá nhân đương số làm tâm điểm thì mô phỏng theo quá trình phát triển từ bé tới lớn sẽ hình dung rõ hơn về cái logic trong triết lý nhân sinh quan của cổ nhân:
- Từ khi sinh ra, Phụ Mẫu và Huynh Đệ sẽ là những yếu tố có khoảng cách gần và cường độ mạnh tới ta nhất. Do đó, bố trí 2 cung này ngay 2 bên cung Mệnh.
- Khi thành niên, mối quan hệ sẽ được mở rộng, phải nhận biết rõ ràng về phả hệ và những yếu tố trong giòng tộc. Bên cạnh đó thì việc lập thất, dựng vợ gả chồng (thời xưa, việc cưới gả có khi thường diễn ra khi đương số mới 13, 14 tuổi. Các danh gia vọng tộc còn coi đây là việc quan trọng để nhắm tới sự liên kết và củng cố địa vị, quyền lực, và tài sản). Do đó, bố trí 2 cung tiếp theo là Phúc Đức và Phu Thê ở 2 bên.
- Khi trưởng thành hơn, phải trông coi quản lý ruộng vườn của gia đình và sanh con đẻ cái duy trì nòi giống. Đó cũng là những yếu tố và nhiệm vụ chính tác động lên đương số ở thời gian này. Bởi vậy mà, bố trí 2 cung Điền Trạch và Tử Tức ở 2 bên tiếp theo.
- Thời gian ngay sau đó là mối quan hệ cũng như nhiệm vụ chính của đương số là phải làm việc để tạo dựng cơ nghiệp và kiếm tiền tài. Kẻ thành đạt làm quan, làm phú ông phú hộ (quan lang), thì rõ rồi, còn những kẻ thương nhân, làm thuê mướn thì cũng đại đồng tiểu dị - đều là làm việc và kiếm thu nhập mà thôi -. Do đó, bố trí 2 cung Quan Lộc và Tài Bạch ở 2 bên tiếp theo. Đây cũng là thời gian rất quan trọng của 1 đời người bởi tính độc lập và tự thân vận động thể hiện ra hết tại thời điểm này.
- Thời gian sau đó thì những yếu tố tác động mạnh đến đương số là các mối quan hệ chủ tớ, đồng nghiệp, bạn bè. Và đương nhiên khi có tuổi sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn của bệnh tật tác động lên sức khỏe của đương số. Do đó, bố trí 2 cung tiếp theo ở 2 bên là Nô Bộc và Tật Ách.
- Cuối cùng là vị trí của cung Di, cung này xung đối với Mệnh nên nó mang rất nhiều ý nghĩa: khi đi ra ngoài thì các quan hệ trọng yếu là là các yếu tố lành dữ của vạn vật xung quanh, khi tuổi già thì Di cũng có nghĩa là nơi an nghỉ cuối cùng, khi với đối phương thì là sự đối đầu xung đột,… Ngoài ra, khi thâm cứu còn thấy có nhiều ý nghĩa khác mà trong khuôn khổ 1 bài viết này khó mà lột tả hết được. Có thể sơ lược rằng, nếu ta đứng ở vị trí của Di thì tiến trình và mối quan hệ gần tương tự như các bước đã nói ở trên: Khi ta ở bên ngoài xã hội, những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới ta nhất chính là Nô Bộc và Tật Ách, người phò trợ giúp đỡ quan tâm tới ta chính là bạn bè đồng nghiệp (tương tự như Huynh Đệ đối ta còn bé ở Mệnh), bệnh tật có thể hành hạ làm tổn thương ta có thể khiến cho ta vong mạng (tương tự như Phụ Mẫu đã sinh hạ và nuôi dưỡng khi ta còn bé ở Mệnh).

Bởi vậy, ta nhận thấy sự bài bố của thập nhị cung trong môn Tử Vi Đẩu Số đã mô tả rất logic tất cả các mối quan hệ xoay xung quanh ta (lấy Mệnh làm tâm) trong suốt thời gian của cuộc đời.


Tóm lại, việc Thân cư tại các cung Phúc Đức, Phu Thê,... là được quyết định bởi hệ thống lý luận Âm Dương cũng như triết lý nhân sinh quan của cổ nhân khi quán xét số phận của con người trong hoàn cảnh xã hội thông qua các yếu tố Thiên mệnh, Địa mệnh, Nhân mệnh. Các yếu tố đó trong môn Tử Vi Đẩu Số được mô phỏng thông qua nguyên tắc bài bố địa bàn thập nhị cung, cách an Mệnh và Thân.


P.S: Để tiện cho việc so sánh tính logic của việc bài bố thập nhị cung, việc an Mệnh/Thân trong món Tử Vi, kỳ tới tui sẽ viết tiếp phần tầm nguyên về các môn "Thất chính tứ dư", "Thập bát phi tinh" - các môn được coi là tiền thân và có quan hệ mật thiết với Tử Vi Đẩu Số - như là 1 tài liệu nhằm tham khảo chơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Vị Tế: 10/10/2011 - 13:55


#14 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 270 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 10/10/2011 - 13:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị Tế, on 10/10/2011 - 13:45, said:

Để trả lời được câu hỏi này của Thoa, tưởng dễ nhưng thực đúng là không hề dễ chút nào. Thôi thì chúng ta cứ đi từ sơ tới thâm vậy.

Tại sao Thân lại không cư ở các cung Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Điền Trạch, Tử Tức, Nô Bộc, Tật Ách?

Nên hiểu như vầy cho đơn giản: Đó là do sự “ngẫu nhiên” mà thành chứ không phải do sự quan trọng nặng nhẹ của các cung (cường, nhược) như một số quan điểm đã suy luận/suy diễn.

Sự “ngẫu nhiên” đó từ đâu mà ra? Vì sao lại bảo nó “ngẫu nhiên”, hẳn là nó phải có sự tính toán xác định và logic nào đó chứ?

Sự “ngẫu nhiên” đó không phải là xác suất ngẫu nhiên vô định, mà là sự “ngẫu nhiên” được cấu thành bởi 2 yếu tố có nguyên tắc xác định, đó là:
1. Nguyên tắc xác định đồng thời cặp Mệnh/Thân của môn Tử Vi Đẩu Số.
2. Nguyên tắc bài bố thập nhị cung trên địa bàn của môn Tử Vi Đẩu Số.
Do được cấu thành bởi 2 yếu tố có tính chất nguyên tắc xác định mà việc Thân không cư ở các cung nói trên được hiểu rõ ràng hơn và trở nên là điều tự nhiên, hiển nhiên chứ không còn là “ngẫu nhiên” nữa.

Xin cụ thể hơn về 2 nguyên tắc nói trên, trước hết là nguyên tắc thứ nhất?

Về nguyên tắc xác định đồng thời cặp Mệnh/Thân thì ai cũng biết là “từ tháng sinh: nghịch đến giờ sinh an cung Mệnh; thuận đến giờ sinh an cung Thân”.
Bởi đi nghịch mà định vị nên Mệnh có thuộc tính của Âm, là phần Thiên định.
Bởi đi thuận mà định nên Thân có thuộc tính của Dương, là phần Nhân định.

Mệnh ví như là phần xương cốt, là cái khung, cái nền móng của số phận, đó là phần cố định, phần tĩnh. Còn Thân ví như là phần da thịt, là nước sơn, sự trang hoàng bố trí do tự thân mỗi cá nhân bổ trợ vào phần Mệnh của mình mà tạo nên một sự tổng thể toàn diện của số phận, đó là phần thay đổi, phần động.

Lấy ví dụ để dễ hiểu:
Anh A có Mệnh được an bài cho cuộc đời là căn gác trọ trần gian nhỏ bé và bụi bặm. Anh B có Mệnh được an bài cho cuộc đời là căn biệt thự, tòa lâu đài lộng lẫy. Nếu A chăm chỉ thì anh ta có thể tự dùng phần Nhân định (tức Thân) mà dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, sơn sửa trang hoàng thì gác trọ của anh ta sẽ được tươi đẹp và sáng sủa lên. Ngược lại, nếu B lười biếng thì sớm muộn gì tòa lâu đài của anh ta cũng bị rêu phong, bụi bặm, ngổn ngang mà thôi.

Quay trở lại với vấn đề chính, ta biết rằng nếu Mệnh chuyển nghịch (tức là có Âm tính, phẫn tĩnh) bao nhiêu thì Thân cũng phải chuyển thuận (tức là có Dương tính, phần động) bấy nhiêu tương ứng. Đó là bởi phải hợp lẽ của cặp Mệnh/Thân về tính cân bằng Âm Dương, động tĩnh. Khoa học của Tây phương sau này cũng công nhận rằng trạng thái cân bằng là trạng thái bền nhất và mọi sự vật sự vật hiện tượng đều có xu hướng trở lại trạng thái cân bằng, trạng thái bền này.

Còn về nguyên tắc thứ hai?

Tử Vi Đẩu Số là món ăn, món chơi tinh thần nhằm mô tả và nghiên cứu các mối quan hệ, sự thịnh suy của cá nhân đương số đối với các yếu tố trong môi trường hoàn cảnh xung quanh – phần Địa định.

Do đó, mặc dù thời điểm hình thành của môn Tử Vi Đẩu Số còn chưa rõ ràng nhưng sự bài bố thập nhị cung trên địa bàn của nó chắc chắn có liên quan mật thiết đến hoàn cảnh gia đình, xã hội, những quan niệm, xu hướng phát triển của cá nhân trong xã hội và cơ sở của đạo đức tại khoảng thời gian hình thành môn Tử Vi Đẩu Số.

Theo đó, khi lấy cá nhân đương số làm tâm điểm thì mô phỏng theo quá trình phát triển từ bé tới lớn sẽ hình dung rõ hơn về cái logic trong triết lý nhân sinh quan của cổ nhân:
- Từ khi sinh ra, Phụ Mẫu và Huynh Đệ sẽ là những yếu tố có khoảng cách gần và cường độ mạnh tới ta nhất. Do đó, bố trí 2 cung này ngay 2 bên cung Mệnh.
- Khi thành niên, mối quan hệ sẽ được mở rộng, phải nhận biết rõ ràng về phả hệ và những yếu tố trong giòng tộc. Bên cạnh đó thì việc lập thất, dựng vợ gả chồng (thời xưa, việc cưới gả có khi thường diễn ra khi đương số mới 13, 14 tuổi. Các danh gia vọng tộc còn coi đây là việc quan trọng để nhắm tới sự liên kết và củng cố địa vị, quyền lực, và tài sản). Do đó, bố trí 2 cung tiếp theo là Phúc Đức và Phu Thê ở 2 bên.
- Khi trưởng thành hơn, phải trông coi quản lý ruộng vườn của gia đình và sanh con đẻ cái duy trì nòi giống. Đó cũng là những yếu tố và nhiệm vụ chính tác động lên đương số ở thời gian này. Bởi vậy mà, bố trí 2 cung Điền Trạch và Tử Tức ở 2 bên tiếp theo.
- Thời gian ngay sau đó là mối quan hệ cũng như nhiệm vụ chính của đương số là phải làm việc để tạo dựng cơ nghiệp và kiếm tiền tài. Kẻ thành đạt làm quan, làm phú ông phú hộ (quan lang), thì rõ rồi, còn những kẻ thương nhân, làm thuê mướn thì cũng đại đồng tiểu dị - đều là làm việc và kiếm thu nhập mà thôi -. Do đó, bố trí 2 cung Quan Lộc và Tài Bạch ở 2 bên tiếp theo. Đây cũng là thời gian rất quan trọng của 1 đời người bởi tính độc lập và tự thân vận động thể hiện ra hết tại thời điểm này.
- Thời gian sau đó thì những yếu tố tác động mạnh đến đương số là các mối quan hệ chủ tớ, đồng nghiệp, bạn bè. Và đương nhiên khi có tuổi sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn của bệnh tật tác động lên sức khỏe của đương số. Do đó, bố trí 2 cung tiếp theo ở 2 bên là Nô Bộc và Tật Ách.
- Cuối cùng là vị trí của cung Di, cung này xung đối với Mệnh nên nó mang rất nhiều ý nghĩa: khi đi ra ngoài thì các quan hệ trọng yếu là là các yếu tố lành dữ của vạn vật xung quanh, khi tuổi già thì Di cũng có nghĩa là nơi an nghỉ cuối cùng, khi với đối phương thì là sự đối đầu xung đột,… Ngoài ra, khi thâm cứu còn thấy có nhiều ý nghĩa khác mà trong khuôn khổ 1 bài viết này khó mà lột tả hết được. Có thể sơ lược rằng, nếu ta đứng ở vị trí của Di thì tiến trình và mối quan hệ gần tương tự như các bước đã nói ở trên: Khi ta ở bên ngoài xã hội, những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới ta nhất chính là Nô Bộc và Tật Ách, người phò trợ giúp đỡ quan tâm tới ta chính là bạn bè đồng nghiệp (tương tự như Huynh Đệ đối ta còn bé ở Mệnh), bệnh tật có thể hành hạ làm tổn thương ta có thể khiến cho ta vong mạng (tương tự như Phụ Mẫu đã sinh hạ và nuôi dưỡng khi ta còn bé ở Mệnh).

Bởi vậy, ta nhận thấy sự bài bố của thập nhị cung trong môn Tử Vi Đẩu Số đã mô tả rất logic tất cả các mối quan hệ xoay xung quanh ta (lấy Mệnh làm tâm) trong suốt thời gian của cuộc đời.


Tóm lại, việc Thân cư tại các cung Phúc Đức là được quyết định bởi hệ thống lý luận Âm Dương cũng như triết lý nhân sinh quan của cổ nhân khi quán xét số phận của con người trong hoàn cảnh xã hội thông qua các yếu tố Thiên mệnh, Địa mệnh, Nhân mệnh. Các yếu tố đó trong môn Tử Vi Đẩu Số được mô phỏng thông qua nguyên tắc bài bố địa bàn, cách an Mệnh và Thân.


P.S: Để tiện cho việc so sánh tính logic của việc bài bố thập nhị cung, việc an Mệnh/Thân trong món Tử Vi, kỳ tới tui sẽ viết tiếp phần tầm nguyên về các môn "Thất chính tứ dư", "Thập bát phi tinh" - các môn được coi là tiền thân và có quan hệ mật thiết với Tử Vi Đẩu Số - như là 1 tài liệu nhằm tham khảo chơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thienco theo quan điểm như bác Vị Tế viết, dễ hiểu và rất logic và hợp lý thực tế, nó không khác vòng trường sinh, một chu kỳ cần có của một đời người mà ta phải trải qua như sinh, lão, bệnh, tử. Còn phân tích trên lý âm dương thì đúng như các bác nói nhưng nó vẫn lý thuyết quá, rất mơ hồ cho người chưa hiểu sâu hoặc mới học.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#15 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 17:38

Thân (của Mệnh) không thể cư Phụ, Tử, Huynh,vv... mới thấy cuộc đời, thân ta không thể "là" bố mẹ,anh em, con cái của Ta được.
Bố mẹ giàu, anh em tốt cũng chỉ giúp được 1 đại vận khi mệnh đi qua.

ThienA có 1 câu hỏi tuy không liên quan nhiều đến Mệnh_Thân, nhưng cũng rất thú vị và giải thích phần nào cho cái Thân hành động, ThienA cũng đã tự tìm cho mình 1 cách giải thích nhưng vẫn muốn được kinh nghiệm thêm từ mọi người.

Đó là theo thuyết Âm dương thì: Hư vô sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi. Vậy tại sao từ hư vô lại sinh ra được thái cực, và tại sao từ thái cực lại sinh lưỡng nghi ?

Nếu biết rằng vũ trụ luôn chia thành Âm-dương, và khởi đầu đã có âm dương thì thuyết Âm dương đưa thêm đoạn Hư vô-> Thái cực làm gì nữa cho phức tạp?

Hư vô ở đây là cái gì mà lại sinh ra được thái cực ?

Rất nhiều người, kể cả ThienA ban đầu cũng không để ý rằng trong thuyết âm dương còn nêu rằng "Thái cực được sinh ra từ hư vô "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |