Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn
#31
Gửi vào 14/09/2024 - 11:36
Tây phương sinh táo, táo sinh kim, kim sinh tân, tân sinh phế, phế sinh bì mao, bì mao sinh thận, phế chủ tỵ. Kỳ tại thiên vi táo, tại địa vi kim, tại thể vi bì mao, tại tạng vi phế, tại sắc vi bạch, tại âm vi thương, tại thanh vi khốc, tại biến động vi khái, tại khiếu vi tỵ, tại vị vi tân, tại chí vi ưu. Ưu thương phế, hỷ thắng ưu; nhiệt thương bì mao, hàn thắng nhiệt; tân thương bì mao, khổ thắng tân.
Phương Tây sinh Táo, táo sinh kim, kim sinh cay, cay sinh Phế, Phế sinh da lông, da lông sinh Thận, Phế chủ mũi. Trên trời là khí táo, dưới đất hành kim, ở thân là da lông, ở tạng là Phế, ở sắc là trắng, ở âm là Thương, ở tiếng là khóc, ở biến động là ho, ở khiếu là mũi, ở vị là cay, tình chí là lo. Lo thương Phế, vui thắng lo, nhiệt hại da lông, hàn thắng nhiệt; cay hại da lông, đắng thắng cay.
Thanked by 1 Member:
|
|
#32
Gửi vào 16/09/2024 - 11:57
Bắc phương sinh hàn, hàn sinh thuỷ, thuỷ sinh hàm, hàm sinh thận, thận sinh cốt tuỷ, tuỷ sinh can, thận chủ nhĩ. Kỳ tại thiên vi hàn, tại địa vi thuỷ, tại thể vi cốt, tại tàng vi thận, tại sắc vi hắc, tại âm vi vũ, tại thanh vi hạp, tại biến động vi lật, tại khiếu vi nhĩ, tại vị vi hàm, tại chí vi khủng. Khủng thương thận, tư thắng khủng; hàn thương huyết, táo thắng hàn; hàm thương huyết, cam thắng hàm.
Phương Bắc sinh Hàn, hàn sinh thủy, thủy sinh mặn (1) , mặn sinh Thận, Thận sinh xương tủy (2), tủy sinh Can, Thận chủ tai. Trên trời là khí hàn, dưới đất hành thủy, ở thân là xương, ở tạng là Thận, về sắc là đen, về âm là Vũ, về tiếng là rên (3) , ở biến động là run, khai khiếu lỗ tai, ở vị là mặn, tình chí là sợ. Sợ thương Thận, nghĩ thắng sợ; hàn hại huyết (4), táo thắng hàn; mặn thương huyết, ngọt thắng mặn.
CHÚ THÍCH:
- Biển là mẹ của trăm sông, nước thuộc thủy là chí âm nên nó chảy về chỗ thấp nhất tụ hội thành biển, vị của nó mặn. Nước ấy ở biển ở đất hóa khí lên trời thì thành hơi, mà rơi xuống đất ngầm vị ngọt của hành thổ nên ngọt nó thắng mặn, nên nước biển vị mặn mà nước sông vị ngọt, cũng là nước nhưng chất âm dương ngũ hành nó khác nhau, cây cỏ và thuốc cũng nên xét tính như thế.
- Mặn sinh Thận, Thận sinh xương tủy là nhắc lại khí âm dương ở bốn phương thì nó hóa thuộc về ngũ hành, cái phần âm nó hóa ra vị, vị nó nhập thông vào thành tạng và tạng sinh ra hình hài.
- Thận phát ra tiếng là rên rỉ, nên lạnh (hànà thủy 1 gốc) người rét thì run rồi rên, khi khoái lạc (Thận hành) thì cũng như thế.
- Hàn thuộc âm nên hại về phần huyết thuộc âm. Táo thì thắng hàn, ngọt thắng mặn là lẽ mẹ thắng con, còn thổ thì lại khắc thủy.
故曰:天地者,萬物之上下也;陰陽者,血氣之男女也;左右者,陰陽之道路也;水火者,陰陽之徵兆也;陰陽者,萬物之能始也。故曰:陰在內,陽之守也;陽在外;陰之使也。
Cố viết: thiên địa giả, vạn vật chi thượng hạ dã; âm dương giả, huyết khí chi nam nữ dã; tả hữu giả, âm dương chi đạo lộ dã; thuỷ hoả giả, âm dương chi trưng triệu dã; âm dương giả, vạn vật chi năng thuỷ dã. Cố viết: âm tại nội, dương chi thủ dã; dương tại ngoại; âm chi sử dã.
Nên nói: trời đất là trên dưới của vạn vật vậy; âm dương là khí huyết của nam nữ vậy; tả hữu là đường lối của âm dương vậy; thủy hỏa là âm dương của triệu chứng vậy; âm dương là gốc biến hóa của muôn vật vậy (1) . Nên nói: âm ở trong, dương giữ cho vậy; dương ở ngoài, âm sai khiến vậy.
CHÚ THÍCH:
- Trong câu 陰陽者,萬物之能始也 (âm dương giả, vạn vật chi năng thuỷ dã): chữ năng có thể hiểu là khả năng, cũng có thể hiểu là năng lượng (thế năng, cơ năng, nhiệt năng, động năng). Dịch quan niệm rằng âm dương là gốc của muôn vật, vừa là năng lượng bên trong, vừa là hình thái, lại luôn biến hóa chuyển đổi muôn hình vạn trạng. Điều này vừa giống vừa khác với khoa học. Vật lý cổ điển chia năng lượng và vật chất thành 2 đối tượng tách biệt để nghiên cứu, nhưng vật lý hiện đại cho rằng năng lượng nhiều khả năng có thể chính là bản thân của vật chất, là nguồn gốc nhỏ nhất của vạn vận trong vũ trụ. Quan điểm của Dịch vừa giống vật lý hiện đại, vừa giống thuyết Vô Ngã của Phật giáo, vừa giống Đạo của Lão Tử: vạn vật chính là âm dương, hóa chuyển lẫn nhau không ngừng, âm dương vừa là phần cấu tạo nhỏ nhất, vừa chính là năng lượng cho sự chuyển hóa lẫn nhau giữa tất cả những thứ nhìn thấy và không nhìn thấy được. Chữ năng vì vậy hơi khó dịch, tôi chỉ có thể dịch tạm như trên.
Thanked by 1 Member:
|
|
#33
Gửi vào 17/09/2024 - 15:47
Đế viết: pháp âm dương nại hà. Kỳ bá viết: dương thắng tắc thân nhiệt, tấu lý bế, suyễn thô vi chi miễn ngưỡng, hãn bất xuất nhi nhiệt, xỉ càn dĩ phiền oan phúc mãn, tử, năng đông bất năng hạ. Âm thắng tắc thân hàn hãn xuất, thân thường thanh, sổ lật nhi hàn, hàn tắc quyết, quyết tắc phúc mãn, tử, năng hạ bất năng đông. Thử âm dương canh thắng chi biến, bệnh chi hình năng dã.
Đế hỏi: Phép âm dương thế nào? Kỳ Bá đáp: dương thắng thì mình nóng, tấu lý bít, thở gấp mà khó cúi ngửa, mồ hôi nín là nhiệt, răng se mà phiền oán ruột đầy, chứng chết, Đông nên Hạ chẳng nên. Âm thắng tất thân lạnh đổ mồ hôi, mình thường mát, run sợ là hàn, hàn tất Quyết (1) , Quyết tất ruột trướng, chứng chết, nên Hạ chẳng nên Đông. Âý là âm dương thắng nhau chuyển biến, bệnh hiện hình theo vậy.
CHÚ THÍCH:
Quyết là từ chuyên môn trong Đông y, chỉ bệnh do khí nghịch lên chân tay mà quéo lạnh, thường gọi là Quyết Nghịch. Nguyễn Tử Siêu có chú thích rằng: “Âm thắng thời dương hư, nên hãn ra. Âm thắng ở bộ phận BIỂU, nên mình thường mát ; nếu ở LÝ thời hay run và rét. Tứ chi là gốc của chư dương. Biểu lý đều hàn thời tứ-chi quyết lãnh ; tứ chi đã quyết lãnh thời Phúc-bộ sẽ hư mà đầy. đó là tử chứng thuộc về “ Âm hàn thiên thắng”. Nếu nhờ được cái khí dương nhiệt của mùa Hạ còn có thể cứu được cái nạn Âm-hàn.
đó là do sự biến của âm dương mà gây nên tật bịnh”. Ở đây đang nói về sự thắng nhau của âm dương, âm nó ở bên trong, dương ở bên ngoài, nếu âm thắng ở trong mà hiện ra cả bên ngoài thì dương đã suy kiệt lắm rồi, và ngược lại, đó là bệnh chết, ví như cục pin mất đi 1 điện cực vậy. Nếu dương thắng âm nguy, mùa Đông nhờ có khí hàn của trời đất cứu vãn cho cái phần âm, sang mùa Xuân khí dương bắt đầu thắng thế, đó là lúc âm đã tuyệt, không gì cứu được nữa. Âm thắng cũng như vậy, dương đã suy kiệt, chỉ nhờ khí Xuân Hạ là hai mùa thuộc dương, như người chết đuối níu nhờ phao, sang Thu Đông khí âm vượng đến cực điểm thì khí dương không còn nương nhờ vào đâu được nữa, thời chết.
Thanked by 1 Member:
|
|
#34
Gửi vào 22/09/2024 - 17:15
Đế viết: điều thử nhị giả, nại hà. Kỳ bá viết: năng tri thất tổn bát ích, tắc nhị giả khả điều, bất tri dụng thử, tắc tảo suy chi tiết dã. Niên tứ thập, nhi âm khí tự bán dã, khởi cư suy hỹ. Niên ngũ thập, thể trùng, nhĩ mục bất thông minh hỹ. Niên lục thập, âm nuy, khí đại suy, cửu khiếu bất lợi, hạ hư thượng thực, thế khấp câu xuất hỹ. Cố viết: tri chi tắc cường, bất tri tắc lão, cố đồng xuất nhi danh dị nhĩ. Trí giả sát đồng, ngu giả sát dị, ngu giả bất túc, trí giả hữu dư, hữu dư tắc nhĩ mục thông minh, thân thể khinh cường, lão giả phục tráng, tráng giả ích trị. Thị dĩ thánh nhân vy vô vy chi sự, nhạc điềm đảm chi năng, tòng dục khoái chí ư hư vô chi thủ, cố thọ mệnh vô cùng, dữ thiên địa chung, thử thánh nhân chi trị thân dã.
Đế nói: Điều dưỡng cả hai thế nào? Kỳ Bá đáp: nên biết 7 bớt tám thêm (1) , tất điều dưỡng được cả, không biết dùng chúng, tất là sớm suy hao vậy. Năm 40, thì âm khí còn một nửa, khởi cư suy hĩ. Năm 50, thân nặng, tai mắt không thông sáng nữa. Năm 60, âm nuy, khí rất suy, 9 khiếu bất lợi, dưới HƯ trên THỰC, nước mắt mũi tự chảy (2). Nên nói: biết nó tất khỏe, không biết tất già, nó cùng gốc mà nghe khác tên (3) . Bậc trí xét giống, người ngu xét khác, kẻ ngu bất túc, bậc trí hữu dư (4), hữu dư tất tai mắt thông sáng, thân thể khỏe nhạy, già vẫn cường tráng, khỏe mà lợi yên (5) .
CHÚ THÍCH:
- 7 bớt tám thêm: nguyên văn là 七損八益 – thất tổn bát ích. Thất và bát là nhắc lại kì thiên quý: nữ lấy số 7 thiếu dương làm chủ, nam lấy số 8 thiếu âm làm chủ. Số 7 thuộc về dương nên tính nó tăng thêm, số 8 thuộc về âm nên nó hao giảm. Đó là lí “Dương thường hữu dư, Âm thường bất túc” vậy. Cho nên phép điều dưỡng đúng là đừng để phần âm nó bất túc (hao giảm), bởi vì âm sinh ra, dương tăng trưởng, ví như người nữ sinh con mà nam là trụ cột làm ra cho cả gia đình, ví như Mặt Trời mọc lên từ dưới đất, rồi cứ thế tăng trưởng lên cao. Vậy nên phép dưỡng sinh là chớ để âm nó ham giảm thêm thì âm sẽ sinh ra dương mà dương tự nó lớn, thời âm dương tự sẽ điều hòa được.
- Phần âm nó sinh ra dương, nên đầu tiên âm khởi, dần mới sinh dương, giờ giấc cũng vậy, đầu ngày mới bắt đầu tính từ giờ Tý thuộc âm rồi mới đến giờ Dần Mão thuộc dương thì Mặt Trời mới mọc. Âm sinh trước nên nó hao giảm trước. Con người thiên quý bất quá nữ nửa kì là 7 x 4 = 28 dần sẽ suy, nam 8 x 4 = 32 dần sẽ suy, đến 40 thì nam nữ đều suy cả. Đến năm 50, 60 thì thân thể cạn hết thiên quý mà già nua. (Xin xem lại thiên đầu: Thượng Cổ thiên chân luận).
- Cùng gốc mà nghe khác tên: Câu này giống đoạn đầu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử: Thử lưỡng giả đồng xuất nhi nhị danh, đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn (Hai thứ ấy cùng từ một chỗ ra chỉ khác cái tên, cùng huyền vị như nhau, huyền vi huyền vi, mọi điều diệu đầu ở cửa đấy). Ý nói con người có Tinh – Khí – Thần làm gốc, âm Tinh là nơi khởi sinh, khí và thần đều từ đó mà ra, cũng như âm dương từ Thái Cực và Vô Cực sinh ra vậy, bởi vậy nên nói con người là tiểu vũ trụ. Bậc trí biết điều ấy nên xét rõ, còn kẻ ngu thì đi tìm tiểu tiết mà không hiểu gì, ví như thấy cây không thấy rừng, không rõ cái gốc, nên không điều dưỡng được thân thể mà già nua sớm vậy.
- Bất túc – hữu dư: bất túc nghĩa đen là không đủ, hữu dư nghĩa đen là có thừa, nhưng đa phần các sách đều dùng nguyên chữ, bất túc để chỉ sự còn thiếu hụt không đầy đủ, hữu dư để chỉ sự sung mãn tràn đầy, vì vậy xin để nguyên văn.
- Nguyên văn là chữ ích trị, ích là được lợi cho sức khỏe, trị là thân thể âm dương khí huyết đều nhờ công phu dưỡng sinh mà yên trị, không loạn, vì không loạn nên được lợi ích, chữ này khó dịch, xin dịch sơ sài như vậy để sát nghĩa nhất.
Thanked by 1 Member:
|
|
#35
Gửi vào 27/09/2024 - 08:00
Thiên bất túc tây bắc, cố tây bắc phương âm dã, nhi nhân hữu nhĩ mục bất như tả minh dã. Địa bất mãn đông nam, cố đông nam phương dương dã, nhi nhân tả thủ túc bất như hữu cường dã.
Trời không đủ Tây Bắc, bởi Tây Bắc là hướng âm, nên tai mắt bên phải người không sáng như trái. Đất không dư Đông Nam, bởi Đông Nam là hướng dương, nên tay chân bên trái người không mạnh như bên phải.
Thanked by 1 Member:
|
|
#36
Gửi vào 03/10/2024 - 11:12
故天有精,地有形,天有八紀,地有五里,故能為萬物之父母。清陽上天,濁陰歸地,是故天地之動靜,神明為之綱紀,故能以生長收藏,終而復始,惟賢人上配天以養頭,下象地以養足,中傍人事以養五藏。
天氣通於肺,地氣通於嗌,風氣通於肝,雷氣通於心,谷氣通於脾,雨氣通於腎。六經為川,腸胃為海,九竅為水註之氣。以天地為之陰陽,陽之汗,以天地之雨名之;陽之氣,以天地之疾風名之。暴氣象雷,逆氣象陽。故治不法天之紀,不用地之理,則災害至矣。
Đế viết: hà dĩ nhiên. Kỳ bá viết: đông phương dương dã, dương giả kỳ tinh tịnh ư thượng, tịnh ư thượng, tắc thượng minh nhi hạ hư, cố sử nhĩ mục thông minh, nhi thủ túc bất tiện dã. Tây phương âm dã, âm giả kỳ tinh tịnh ư hạ, tịnh ư hạ, tắc hạ thịnh nhi thượng hư, cố kỳ nhĩ mục bất thông minh, nhi thủ túc tiện dã. Cố câu cảm ư tà, kỳ tại thượng tắc hữu thậm, tại hạ tắc tả thậm, thử thiên địa âm dương sở bất năng toàn dã, cố tà cư chi.
Cố thiên hữu tinh, địa hữu hình, thiên hữu bát kỷ, địa hữu ngũ lý, cố năng vi vạn vật chi phụ mẫu. Thanh dương thượng thiên, trọc âm quy địa, thị cố thiên địa chi động tĩnh, thần minh vy chi cương kỷ, cố năng dĩ sinh trưởng thu tàng, chung nhi phục thuỷ, duy hiền nhân thượng phối thiên dĩ dưỡng đầu, hạ tượng địa dĩ dưỡng túc, trung bàng nhân sự dĩ dưỡng ngũ tạng.
Thiên khí thông ư phế, địa khí thông ư ách, phong khí thông ư can, lôi khí thông ư tâm, cốc khí thông ư tỳ, vũ khí thông ư thận. Lục kinh vy xuyên, trường vị vy hải, cửu khiếu vy thuỷ chú chi khí.
Dĩ thiên địa vy chi âm dương, dương chi hãn, dĩ thiên địa chi vũ danh chi; dương chi khí, dĩ thiên địa chi tật phong danh chi. Bạo khí tượng lôi, nghịch khí tượng dương. Cố trị bất pháp thiên chi kỷ, bất dụng địa chi lý, tắc tai hại chí hỹ.
Đế hỏi: Cớ vì sao?
Kỳ Bá đáp: Phương Đông là dương, dương tinh tất thảy dồn ở trên, đều ở trên tất trên sáng mà dưới hư, nên khiến tai mắt thông sáng, nhưng tay chân không thuận. Phương Tây là âm, âm tinh hết thảy tịnh ở dưới, đều ở dưới tất dưới thịnh mà trên hư, nên tai mắt không thông sáng nhưng mà tay chân thuận. Thế nên cảm phải tà, nó ở trên ắt bên phải nặng, ở dưới ắt bên trái nặng, đó là âm dương đất trời vốn không thể toàn, nên tà mới ở đó (1) .
Bởi trời có tinh, đất có hình, trời có tám giềng, đất có năm lẽ (2) , nên mới là cha mẹ của muôn vật. Dương trong lên trời, âm đục về đất, vì cớ trời đất có động tĩnh, thần minh có cương kỉ, mới có thể sinh trưởng thu tàng, tận cùng lại mới, duy hiền nhân trên phối trời để dưỡng đầu, dưới theo đất để dưỡng chân, giữa tựa mọi người để nuôi ngũ tạng (3) .
Khí trời thông nơi Phế, khí đất thông nơi Ách, khí Phong thông ở Can, khí sét thông vào Tâm, khí cốc thông vào Tỳ, khí mưa thông vào Thận (4). Sáu kinh là sông, Trường – Vị là biển, chín khiếu là nơi khí nước rót đi.
Lấy trời đất mà làm âm dương, mồ hôi dương, lấy cái mưa trời đất đặt tên, cái khí dương, lấy gió dữ trời đất để đặt tên. Khí bạo tượng sét, khí nghịch tượng dương. Nên cách chữa không theo mối của trời, không dùng lẽ của đất, tất tai hại lắm thay! (5)
CHÚ THÍCH:
- Ý nói tà khí nhân chỗ thiếu hụt của người mà xâm hại rồi lưu lại. Bởi vì bên trên thuộc dương nên phần dương có thừa mà phần âm bị thiếu hụt, nên bên trái mạnh mà bên phải yếu, vì sao?
Theo bản đồ cổ phương Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái, đó là người bên ngoài nhìn vào. Vậy nên nếu mình ở trong thân nhìn ra thời hướng Tây nó ở bên phải, hướng Đông nó ở bên trái vậy.
(Phần ảnh này không upload được)
Tai và mắt ở trên thượng tiêu, còn tay chân xuôi xuống đều nằm ngang hạ tiêu.
Tai mắt ở trên, thuộc dương. Ở trên dương thịnh mà âm suy, nên phần bên hướng Tây (bên phải, từ trong mình tự nhìn ra) thuộc âm (Tây kim, Bắc thủy là âm) yếu hơn, phần hướng Đông (bên trái từ trong nhìn ra) mạnh hơn vì nó thuộc dương (Nam hỏa, Đông Mộc là dương).
Tay chân ở dưới nên âm thịnh, dương suy, vì thế ngược lại bên phải nó mạnh hơn và là phần thuận, bên trái yếu hơn mà ở phần nghịch.
Như vậy xem ra trời đất cũng không thể toàn vẹn cả, lí tự nhiên vốn như vậy, cho nên nếu tà khí mà xâm hại, nó sẽ thừa chỗ yếu để lấn vào, nên phần yếu nhất bị nặng hơn là do thế.
- Trời có tám phương, 8 phương hóa sinh ra 8 khí, phục địa thành năm hành, đất có năm hành, hóa vào vạn vật, đó là lẽ âm tinh sinh ra ngũ vị, ngũ vị sinh ra ngũ tạng, ngũ âm, và muôn hình muôn vật. Đấy chính là sự hóa hợp của 8 quẻ và âm dương ngũ hành. Trời là âm đất là dương hóa chuyển thành tất cả, nên mới nói trời đất là cha mẹ, gốc vốn từ vô thủy vô chung mà lại chuyển hóa không có đầu cuối. Chữ thần minh không phải chỉ bậc quyền phép mà muốn nói đến sự biến hóa bất trắc của âm dương, chỉ có thể thấy biết chứ không thể xét đoán tận cùng được. (Xin xem: âm dương ứng tượng đại luận).
- Trên theo trời để dưỡng đầu, vì trời thuộc dương nên linh hoạt, người nên để mưu chí tung bay, tâm trí thoáng đạt, để tai mắt thông sáng. Dưới theo đất để dưỡng chân, vì đất ổn định dầy lớn, nên khởi cư có nghỉ có làm, chỗ ở nên yên, hạ bộ và các tạng phủ bên dưới nên nuôi bù cho sự bất túc, chớ nên để kinh sợ, hãi động. Giữa gần người hiền, lánh người ác, hòa nhã với xung quanh, dùng người thân cận, mượn sức người để tác thành công việc, như vậy tình chí luôn an ổn không buồn lo oán giận, lo sợ, tinh thần thoải mái, đó là cách dưỡng sinh từ trong tâm ra đến sự ăn ở bên ngoài và thân mình.
- Phế là quẻ Càn kim, thuộc về trời, nên nó ở bộ vị cao nhất, thống lĩnh khí là chư dương mà thông với khí trời. Đất sinh ra vạn vật hữu hình, nó ứng với Tỳ thuộc hành thổ nên hít khí trời thì thông vào Phế, mà hít khí đất thì trôi vào thực quản là Ách. Can thuộc Mộc, mộc động thì sinh phong, Nam phương sinh Phong, Phong sinh Mộc, Mộc sinh Can, nên nó tìm tới chỗ ứng hợp mà thông vào. Lôi khí gọi là Thiên thượng hỏa, lửa trên trời, nóng cực mà nhanh cũng cực, chỉ có trên trời không có dưới đất, chỉ giáng xuống không mọc lên, đó chí dương ở trong dương, nên ứng với tạng Tâm. Cốc khí xin để nguyên chữ vì đây là danh từ chuyên môn chỉ những tinh hoa của tất cả đồ ăn, chúng đều từ đất mẹ mà có, nên ứng với Tỳ. Khí mưa thuộc Thủy, nên nó ứng với Thận. Đó là lẽ thân mình với vũ trụ thông nhau, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu vậy.
- Ý nhắc lại câu: Trời có tám giềng mối, đất có năm điều lẽ tức là bát phương và ngũ hành. Chữa trị phải xét thiên địa, âm dương ngũ hành, vận khí vượng suy theo tứ thời và lẽ tương hợp chuyển hóa nương tựa của tạng phủ, coi rõ sự ăn ở cùng luận xét những thứ liên quan. Nếu xét bệnh như vậy thực là thần y chữa trăm bệnh đều không thể sai lạc.
Sửa bởi Lenam098: 03/10/2024 - 11:16
Thanked by 1 Member:
|
|
#37
Gửi vào 27/10/2024 - 10:17
治五藏者,半死半生也。故天之邪氣,感則害人五藏;水穀之寒熱,感則害於六府;地之濕氣,感則害皮肉筋脈。故善用鍼者,從陰引陽,從陽引陰,以右治左,以左治右,以我知彼,以錶知裏,以觀過與不及之理,見微得過,用之不殆。
善診者,察色按脈,先別陰陽;審清濁,而知部分;視喘息,聽音聲,而知所苦;觀權衡規矩,而知病所主。按尺寸,觀浮瀋滑濇,而知病所生;以治無過,以診則不失矣。故曰:病之始起也,可刺而已;其盛,可待衰而已。故因其輕而揚之,因其重而減之,因其衰而彰之。
Cố tà phong chi chí, tật như phong vũ, cố thiện trị giả trị bì mao, kỳ thứ trị cơ phu, kỳ thứ trị cân mạch, kỳ thứ trị lục phủ, kỳ thứ trị ngũ tạng.
Trị ngũ tạng giả, bán tử bán sinh dã. Cố thiên chi tà khí, cảm tắc hại nhân ngũ tạng; thuỷ cốc chi hàn nhiệt, cảm tắc hại ư lục phủ; địa chi thấp khí, cảm tắc hại bì nhục cân mạch. Cố thiện dụng châm giả, tòng âm dẫn dương, tòng dương dẫn âm, dĩ hữu trị tả, dĩ tả trị hữu, dĩ ngã tri bỉ, dĩ biểu tri lý, dĩ quan quá dữ bất cập chi lý, kiến vi đắc quá, dụng chi bất đãi.
Thiện chẩn giả, sát sắc án mạch, tiên biệt âm dương; thẩm thanh trọc, nhi tri bộ phận; thị suyễn tức, thính âm thanh, nhi tri sở khổ; quan quyền hành quy củ, nhi tri bệnh sở chủ. Án xích thốn, quan phù trầm hoạt sắc, nhi tri bệnh sở sinh; dĩ trị vô quá, dĩ chẩn tắc bất thất hỹ. Cố viết: bệnh chi thuỷ khởi dã, khả thích nhi dĩ; kỳ thịnh, khả đãi suy nhi dĩ. Cố nhân kỳ khinh nhi dương chi, nhân kỳ trùng nhi giảm chi, nhân kỳ suy nhi chương chi.
Nên phong tà khi đến, nhanh tợ bão giông, thầy giỏi chữa ngay bì mao, bậc thứ trị cơ phu, bậc thứ trị gân mạch, kế nữa chữa lục phủ, kế nữa chữa ở ngũ tạng.
Trị đến ngũ tạng, đã sống dở chết dở. Bởi tà khí ngoài trời, nhiễm ắt hại ngũ tạng người; hàn nhiệt của thủy cốc, trúng ắt hại tới lục phủ; thấp khí của đất, cảm tất hại da thịt gân mạch. Nên thầy châm giỏi, tùy âm dẫn dương, tùy dương dẫn âm, lấy bên trái chữa bên phải, lấy bên phải chữa bên trái, coi mình biết người, nhìn bên ngoài biết bên trong, dựa xem lẽ sự thừa thiếu, hiểu nhỏ đắc lớn, chữa mà không nguy.
Người xem giỏi, coi sắc ấn mạch, trước phân âm hay dương; nghiệm trong đục, để biết bộ phận; nhìn hơi thở, nghe âm thanh, để biết chỗ khốn, xem quyền hành quy củ, mà biết bệnh chủ đâu. Ấn XÍCH-THỐN, xem PHÙ -TRẦM – HOẠT – SẮC (1) , để biết nơi bệnh sanh; xem cả người vô bệnh, chẩn đoán ắt không sai lầm.
Vậy nên: khởi đầu của bệnh, có thể dùng châm; bệnh nặng, đợi nó suy đi đã. Nếu nguyên nhân nhẹ thì khích lên, nguyên nhân nặng thì giảm đi, còn nếu suy thì biểu dương thêm (2) .
CHÚ THÍCH:
- Phù – Trầm – Hoạt – Sắc: là tên bốn mạch thường gặp. Ý chỉ phải xem nhận rõ hình mạch để đoán trúng bệnh bên trong.
- Câu văn này thể hiện một nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh theo y học cổ truyền, đó là "biến chứng luận trị". Nghĩa là, tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.
- 因其輕而揚之: Khi bệnh mới chớm nở, các triệu chứng còn nhẹ, cơ thể có khả năng tự phục hồi tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị tích cực để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bệnh nhanh chóng khỏi hẳn. Ví dụ như dùng các loại thuốc bổ, châm cứu...
- 因其重而減之: Khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, cơ thể suy yếu, các chức năng bị ảnh hưởng. Lúc này, nếu dùng thuốc quá mạnh có thể gây ra tác dụng phụ, thậm chí làm bệnh tình trầm trọng hơn. Vì vậy, bác sĩ sẽ giảm bớt liều lượng thuốc, kết hợp với các biện pháp điều trị khác để giảm nhẹ triệu chứng, giúp cơ thể có thời gian hồi phục.
- 因其衰而彰之: Khi bệnh tình đã suy yếu, các triệu chứng giảm đi, đây là thời điểm thích hợp để tăng cường điều trị, giúp cơ thể loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh và phục hồi chức năng.
- 因其輕而揚之: Khi bệnh mới chớm nở, các triệu chứng còn nhẹ, cơ thể có khả năng tự phục hồi tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị tích cực để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bệnh nhanh chóng khỏi hẳn. Ví dụ như dùng các loại thuốc bổ, châm cứu...
Sửa bởi Lenam098: 27/10/2024 - 10:23
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Một Thoáng Ở Con Tim |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Tài liệu của thầy Hoàng Quý Sơn - Thiên Kỷ Quý |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Kaikudo999 |
|
||
Sách thiên văn lịch pháp ở đôn hoàng |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
||
LƯU BÁ ÔN VIẾNG MỘ KHỔNG MINH, NHÌN THẤY 5 CHỮ LẬP TỨC HOẢNG SỢ DẬP ĐẦU LẠY 1000 CÁI |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Ai có tài liệu tử vi của thầy Hoàng Quý Sơn không? |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ch8484 |
|
|
|
Hoàng đế Anh kỉnh trọng Hoàng hậu |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |