Tuần Triệt
#1
Gửi vào 27/09/2011 - 16:49
Cơ sở cách xem của phái Tử Vân, luận Tuần Triệt
Cách luận Tuần Triệt
HỎI: Ông bảo ông đã nghiên cứu Tử Vi nhiều năm, vậy ông đã tìm ra một phương pháp khoa học để luận Tuần Triệt hay chưa? Chia sẻ được chăng?
ĐÁP: Như tôi đã trình bày ngay khi vào đề từ mấy bài trước là về Tuần Triệt hiện tôi có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Thế nhưng, việc xem số không thể chờ đợi đến khi mọi câu hỏi đều được trả lời thỏa đáng, nên tôi phải buộc lòng dựa vào kinh nghiệm và tư duy cá nhân suy diễn thêm để trám vào những lỗ hổng của cái lý khoa học. Hiển nhiên những điều mà tôi gọi là suy diễn chưa thỏa đòi hỏi của lô gích theo ý tôi mong muốn. Chúng có thể đúng mà cũng có thể sai, hy vọng rồi thời gian sẽ sớm trả lời.
Biết rằng khoa học là một diễn trình tiệm tiến, tôi mong mỏi những vị khác sẽ sửa sai hoặc đắp bồi thêm vào những suy luận của tôi để một ngày nào đó ở tương lai Tuần Triệt trở thành kiến thức thông dụng thay vì vẫn là một bí mật của Tử Vi như hiện tại.
Về việc chia sẻ, tôi chẳng có gì để mà dấu nghề. Hy vọng của tôi là sau khi đọc sách này độc giả sẽ biết tất cả những gì tôi biết, tức là cộng với những kiến thức có sẵn thì các độc giả chăm đọc sẽ hiểu biết khoa Tử Vi hơn tôi (và trong số đó biết đâu có người có phát kiến mới, lại viết sách cho tôi có dịp học hỏi!) Phải như thế mới mong Tử Vi mãi mãi tiến bộ như các ngành khoa học khác.
HỎI: Khi xem Tuần Triệt ông xét yếu tố nào đầu tiên?
Đầu tiên tôi xem Tuần Triệt đóng ở cung nào. Tuần Triệt có tính “bất thường” nên tôi dựa một phần vào sách cổ mà suy diễn ra rằng chúng án cung nào khiến cá tính của cung đó có tính “bất thường”; ta có thể tùy cá tính của cung mà suy ra phần nào ảnh hưởng bất thường đó.
“Cá tính” đây ám chỉ, mệnh, phụ mẫu, phúc đức v.v… Như Tuần Triệt cư mệnh thì chính bản thân ta có sự bất thường. Cư các cung người còn lại, gồm “huynh đệ, phụ mẫu, phúc đức, nô bộc, phu thê, tử tức” luận tương tự, tức là đều “bất thường” cả. Chẳng hạn như Tuần Triệt cư huynh đệ thì hoặc anh em của ta có người bất thường, hoặc liên hệ giữa ta với anh em của ta có sự bất thường; Tuần Triệt cư phụ mẫu thì cha mẹ ta có sự bất thường, hoặc liên hệ giữa ta và cha mẹ ta có sự bất thường v.v… Còn lại các cung điền quan di tật tài cũng cứ dùng lý “bất thường” mà luận.
Bất thường đây không nhất thiết là có nghĩa xấu, mà chỉ có nghĩa là có một hoặc nhiều sự phát triển (hoặc thiếu phát triển) lạ lùng nào đó khác với thường tình. Như thường tình của đời hiện đại là một vợ một chồng, có ly dị cũng một hai lần mà thôi; nên người không bao giờ lập gia đình hoặc người thay vợ đổi chồng như cơm bữa đều có thể ứng với Tuần Triệt án ở phu thê. Lại như người rất ít bệnh hoặc bệnh tật triền miên đều có thể ứng với Tuần hoặc Triệt án ở cung tật ách. (Chú ý: Cách xem này là kết quả suy diễn của tôi, có khác với sách vở. Nếu độc giả cho rằng có thể đúng cũng đừng vội vàng áp dụng mà hãy chứng nghiệm trước đã.)
Còn chi tiết của sự bất thường là gì thì thực hành thường dễ hơn giải thích. Luật chung là phải dựa vào mệnh thân phúc v.v… để có một hình ảnh khái quát về lá số trước đã, khi xem vào chi tiết thì sự bất thường sẽ tự lộ ra.
Đại hạn cũng thế. Tôi cho rằng đại hạn hễ có Tuần Triệt là có sự bất thường cái đã, mọi chuyện khác tính sau.
HỎI: Nghĩa là mặc dù theo ông tuổi già ảnh hưởng của Triệt không đáng kể nữa, nếu vào đại hạn Triệt vẫn có sự “bất thường”?
ĐÁP: Chính thế! Ấy bởi vì tôi suy diễn thế này: Tuần Triệt là hai loại ảnh hưởng trong cung (như hai loại động đất có tác dụng tương tự dù sự hiển thị và cường độ khác nhau). Tuần thì tương đối dễ hiểu rồi, vì ta đều có thể công nhận là nó có tác dụng trọn đời. Về Triệt, hãy thử tưởng tượng một trận động đất có cường độ trên 7, khi hết động đất rồi ta có dám nói là hoàn cảnh trở lại bình thường hay không? Tôi nghĩ là không. Vào đại hạn có Triệt ở tuổi già cũng như đến một nơi đã từng trải qua một trận động đất kinh khủng, cảnh tàn phá chết chóc tất nhiên khiến người ta phải chấn động. Đó là chưa kể trong cảnh hỗn mang như vậy mọi trật tự và giá trị đều bị đảo lộn, ai dám chắc là người mới tới không bị nó ảnh hưởng?
Với người quyền biến cảnh hỗn mang có thể là tai họa rủi ro mà cũng có thể là cơ hội ngàn vàng, họa phúc khó lường. Nhưng với người tuổi già sức yếu tôi e trong tám chín mươi phần trăm trường hợp gặp cảnh hỗn mang chỉ chuốc lấy họa mà thôi. Bởi vậy theo cách xem của tôi người già đến hạn Tuần Triệt phải hết sức cẩn mật đề phòng. Nhất là mệnh hạn gặp cảnh “Triệt Tuần tháo gỡ”, bởi “tháo gỡ” đây cũng có thể là tháo gỡ khỏi nợ đời, cho hồn phách tự do chu du về nơi tiên cảnh.
Còn người chưa cao tuổi mà công danh lận đận, cơm áo ngược xuôi, theo tôi đừng vội thấy đại hạn đến Tuần Triệt mà sợ hãi như các sách cổ đã ghi. Nhiều khi đây là thời điểm đổi thay, là khúc quanh dẫn đến sự huy hoàng ở tương lai đó.
Dĩ nhiên đây chỉ là yếu tố thêm vào mà thôi. Vận không thể quá mệnh, nên phải xem cách cục nguyên thủy ra sao, lại phải phối hợp với cách cục của cung đại hạn rồi hãy luận hạn Tuần Triệt là tốt hay xấu.
HỎI: Rốt ráo thì vấn đề vẫn là xác định cung có Tuần Triệt tốt hay xấu. Đây là điểm rất lờ mờ của Tử Vi, các sách không nói rõ. Ông có phương pháp suy luận nào rõ nét chăng?
ĐÁP: Cách xem Tuần Triệt của tôi dựa nhiều vào suy diễn cá nhân nên hai chữ “phương pháp” không dám nhận.
Như đã trình bày nhiều lần, luật chung mà tôi áp dụng cho cung bị chính Tuần án ngữ là uy lực của các sao bị giảm 50%, chính Triệt 80-90%. Phụ Tuần phụ Triệt tôi sẽ bàn sau; tạm thời khi tôi nói Tuần tôi ám chỉ “chính Tuần”, Triệt ám chỉ “chính Triệt”.
Tuần làm giảm 50%, nghĩa là tính chất tốt cũng như xấu của sao bị giảm nhưng vẫn còn phát huy được một phần nào. Tác dụng của Tuần lâu dài nên lý tính này không đổi (trừ trường hợp vào hạn Triệt như đã trình bày ở trên). Triệt làm giảm 80-90%, nghĩa là tính chất của sao bị đè nén không phát huy được, nhưng tác dụng của Triệt ngắn hạn nên sự đè nén này không có tính vĩnh viễn. Những điều này đã trình bày nhiều lần trong các bài trước, ở đây tôi chỉ nhắc lại để khỏi mất công lục tài liệu cũ.
Vì ảnh hưởng các sao bị giảm thiểu, Tuần và Triệt khiến cho tính chất của mọi cách cục đều bị thay đổi; nhưng không nhất thiết đảo lộn tốt thành xấu, xấu thành tốt… Vậy làm sao phân biệt xấu tốt? Xin thưa tôi chưa có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này trong mọi trường hợp. Tôi chỉ xin đề nghị vài điều, và ghi rõ độ khả tín của các điều này:
1.-Coi nhẹ ngũ hành: Tôi cho rằng ta không nên dựa vào lý ngũ hành sinh khắc để luận tác dụng của Tuần Triệt trên các sao, bởi sẽ có khi đúng khi sai.
Lời đề nghị này khả tín, vì như trình bày trong bài trước, lý ngũ hành của các sao không phải là kết quả của một bài toán nhất quán mà mỗi nhóm sao được suy bằng một hệ thống lý luận khác nhau, nên không thể nhất luật áp dụng lý sinh khắc với Tuần Triệt mà suy ra tốt xấu cho mọi sao được.
Mà thiết nghĩ luật sinh khắc của ngũ hành không cần thiết, vì ta đã biết tác dụng tổng quát của Tuần Triệt trên các sao như tôi đã trình bày nhiều lần. (Trừ một vài ngoại lệ tôi sẽ bàn sau).
2.-Phân định hoàn cảnh của chính tinh ngộ Triệt:
Xem Tuần Triệt như hai loại động đất xảy ra ở trong cung, tôi phân biệt theo ảnh hưởng ra hai loại chính tinh: Năm sao Âm Dương Tử Phủ Tướng một nhóm, nhóm kia gồm 9 chính tinh còn lại.
Luận Âm Dương và Tử Phủ Tướng trước. Trong TVHTKH1 tôi gọi Tử Phủ Âm Dương là 4 đế tinh. Cách gọi này đã gây nhiều phản kháng; thực ra điểm chính tôi muốn nói là Tử Phủ Âm Dương có vai trò lãnh đạo nên khác với 10 sao còn lại. Điểm này hết sức quan trọng, hiểu nó rồi thì sẽ giải thích được tại sao Tử Phủ Âm Dương có những cách cục khác hẳn các sao khác.
Riêng sao Thiên Tướng có một vai trò rất lạ lùng trong Tử Vi. Như đã trình bày trong TVHTKH1, theo lý hình thành thì Thiên Tướng là sao yếu đuối nhất trong nhóm động (tức nhóm 8 sao Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham), nhưng vì lý vận hành mà Tướng được vĩnh viễn tam hợp với Phủ, tạo thành cặp quý tinh Phủ Tướng. Có thể nói Tướng là một loại “nửa ông nửa thằng” (theo ý nghĩa tốt), chẳng thể kể là thuộc giai tầng lãnh đạo, nhưng lại được hưởng nhiều quy chế đặc biệt dành riêng cho cấp lãnh đạo.
Tuần Triệt như hai loại động đất. Tác dụng của chúng là giảm thiểu tín hiệu của các sao, nên các nhân vật lãnh đạo đang ở ngôi cao (tốt) tất bị sụt xuống thấp (bớt tốt), các nhân vật đang ở chức quá thấp so với khả năng (xấu) có thể được trung ương cứu xét để thăng lên chức gần với khả năng hơn (bớt xấu). Thế nhưng từ quan điểm chủ quan thông thường của giới lãnh đạo thì từ ngôi cao sụt xuống không phải là bớt tốt mà là xấu, tương tự đang ở chức quá thấp mà được cứu xét là có hy vọng lên chức gần hơn với khả năng của mình, nên không phải bớt xấu mà là tốt. Dùng lý tương ứng ta suy ra:
Tử Phủ Tướng không có hãm địa nên gặp Tuần Triệt ví như ở ngôi cao sụt xuống ngôi thấp, gặp Tuần Triệt là hung hiểm (riêng Mão Dậu là hai cung yếu nhất của ba sao này thì lại có thể hưởng phúc của kẻ tu hành, như đã luận trong bài trước).
Âm Dương miếu vượng gặp Tuần Triệt ví như lãnh chúa ở ngôi cao sụt xuống ngôi thấp, hiểu lẽ tiến thủ thì vẫn hơn người; thế nhưng hiểu lẽ tiến thủ là ngoại lệ, nên đa số trường hợp là xấu.
Âm Dương hãm địa gặp Tuần Triệt ví như nhân tài đang ở vị trí quá thấp so với tài nghệ của mình bỗng được nâng lên một vị trí cao hơn (mặc dù vẫn là thấp so với tài nghệ). Rõ ràng là một tiến bộ, nhưng công tâm mà xét thì vẫn là chưa đạt hết tiềm năng. Bởi vậy Âm Dương hãm địa gặp Tuần Triệt là có cơ hội tốt để thành công, nhưng khó thành công lớn được.
Trường hợp Âm Dương cùng cung ở Sửu Mùi gọi là “đắc địa” vì lý do đặc biệt xin xem phần hỏi đáp.
Chín chính tinh còn lại tôi phân ra các sao vũ dũng, thư sinh, và làng nhàng. Vũ dũng có Liêm Vũ Sát Phá Tham, thư sinh có Cơ Lương, làng nhàng có Đồng Cự.
Vũ dũng gặp Tuần Triệt lý tính giảm đi, nhưng vẫn còn tàn tích, không hết hẳn được. Như Phá Quân chủ phá hoại, gặp Tuần Triệt khuynh hướng phá hoại giảm đi, có thể thành ra thích sửa đổi. Như Vũ Phá cư Hợi là hãm địa, ngộ chính Triệt ở đây không có nghĩa trở thành tốt, mà chỉ là đỡ xấu đi thôi. Lại như Tham Lang cư Tý gặp Kình là cách “phiếm thủy đào hoa”, thường lông bông lãng đãng thích trăng hoa; nếu sinh trong tuần từ Giáp Dần đến Quý Hợi tất ngộ Tuần, có thể nhờ vậy mà không tỏ ra lông bông lãng đãng hoặc trăng hoa, nhưng khuynh hướng này vẫn tồn tại ở mức thấp và phải được thể hiện ra ở đâu đó (chẳng hạn là văn sĩ hoặc diễn viên, sở trường diễn tả các vai lãng tử).
Thư sinh gặp Tuần Triệt thì thay đổi hoàn cảnh. Tốt thành xấu, xấu đỡ hơn, chưa tốt hẳn dễ thành ra tốt. Hai sao Cơ Lương thỏa tính “thư sinh” nên miếu vượng ngộ Tuần Triệt ví như học trò giỏi giang nhưng chẳng may thi rớt nên giảm hẳn nhuệ khí, biến thành ra xấu. Cơ Lương hãm gặp Tuần Triệt như học trò nghèo được nhờ hoàn cảnh đổi thay mà tìm được việc dạy kèm trẻ kiếm tiền dằn túi, hoặc như học trò dở nhưng may nhờ thang điểm đổi mà đậu vớt kỳ thi cuối khóa; tốt đấy, nhưng chẳng thể nói là huy hoàng. Riêng Cơ Tý Ngọ và Lương cư Sửu (cách “nhật nguyệt tịnh minh”) là các trường hợp thiên về tốt nhưng không rõ nét lắm thì ví như người học trò tự xem mình quá thấp, cứ làm những việc lận cận đâu đâu; gặp Tuần Triệt ví như may nhờ gặp biến cố mà vỡ lẽ ra. Vỡ lẽ ra rồi thì chuyên tâm học tập thành tài, nên dễ tốt vậy.
Sao làng nhàng thì gặp Tuần Triệt chẳng hại gì, lại thường có lợi. Bởi thế chẳng sách nào nói Đồng sợ Triệt Tuần, các sách lại hay nói đến cách to là “thạch trung ẩn ngọc”, tức Cự Môn Tý Ngọ đắc Triệt Tuần.
3.- Định hoàn cảnh chung của các sao ngộ Tuần Triệt:
Tuần Triệt không làm các sao biến mất, chúng vẫn tồn tại trong cung, nhưng thể hiện ra ở một mặt khác.
Chẳng hạn trường hợp mệnh vô chính diệu, lại gặp hung tinh khắc mệnh rất nguy hiểm. Sách viết là cần có Triệt án ngay cung để hóa giải. Ảnh hưởng hóa giải của Triệt trong trường hợp này dĩ nhiên có, nhưng đồng thời cần ghi nhận rằng hung tinh ấy vẫn hiện hữu trong cung. Đây hung tinh ngộ Triệt ví như gã ăn cướp bị giam lỏng; có thể là mối họa của ta sau này (nhưng cũng có thể là thiện duyên, nếu ta ra công cải hóa được gã ăn cướp ấy về đường chính đạo). Bởi vậy cung có hung tinh khắc mệnh ngộ Triệt khác với cung trống ngộ Triệt. Ngược lại, cũng mệnh vô chính diệu, nhưng có quý tinh Khôi hoặc Việt thủ ngộ Triệt (can Canh hoặc Nhâm) thì ví như quý nhân bị hãm hại ngay trong nhà của ta, xấu hơn hẳn trường hợp cung trống ngộ Triệt. Xin nhớ đây chỉ là đề nghị của tôi, không dám nói là hoàn toàn khả tín, nhưng thiết nghĩ có phần nào cơ sở.
Phối hợp ba luật này với những gì đã biết về cách cục, thêm sự hiểu biết rằng khi cung gặp Tuần Triệt thì ảnh hưởng của tam phương tứ chính mạnh hẳn lên, tôi nghĩ rằng hai người khác nhau có thể luận ra cùng kết quả về ảnh hưởng tốt xấu của các cung trong đa số trường hợp. Thiểu số trường hợp còn lại thì mỗi người một ý, nhưng đó là hiện trạng của Tuần Triệt; khi có thêm đột phá thì tỷ lệ các trường hợp đồng thuận sẽ tăng lên theo.
Đó là mới nói chính Tuần, chính Triệt. Phụ Tuần và phụ Triệt tôi chỉ coi là yếu tố “giọt nước tràn ly”. Cách xem của tôi là trước hết bỏ Tuần Triệt ra không tính, sau khi định cách cục tốt xấu rồi thì cân lượng xem độ tốt xấu bao nhiêu. Nếu rất tốt thì giảm tốt đi (nhưng vẫn tốt), hơi tốt hoặc thành trung tính hoặc hơi xấu; trường hợp rất xấu và hơi xấu ngược lại; trung tính thì không có ảnh hưởng.
Theo cách xem này, khác biệt quan trọng giữa chính Triệt Tuần và phụ Triệt Tuần là chuyện xấu thành tốt tốt thành xấu xảy ra rất thường khi năm sao Âm Dương Tử Phủ Tướng gặp chính Tuần chính Triệt, nhưng rất hiếm khi chúng gặp phụ Tuần phụ Triệt.
Vài cộng hưởng đặc biệt của Tuần Triệt
HỎI: Có sao nào là ngoại lệ của Tuần Triệt hay chăng? Rõ ràng hơn, có sao nào bị Tuần Triệt ảnh hưởng nặng nề hơn bình thường hoặc nhẹ hơn bình thường hay chăng?
ĐÁP: Trước khi trả lời câu này, cần nói rõ là –theo tôi- những trường hợp gọi là “ngoại lệ” của Tuần Triệt là vấn đề của ngôn từ hơn là hiện tượng.
Ta có thói quen gọi mọi thứ được an trên lá số Tử Vi là “sao”; nhưng theo suy luận của tôi Tuần Triệt không phải là sao, mà là hai ảnh hưởng trong các cung chúng đóng.
Ngoài Tuần Triệt ra, theo tôi vòng Thái Tuế và tứ Hóa cũng không phải là sao.
Vòng Thái Tuế chỉ giản dị là 12 phương vị phản ảnh tính thiên văn được áp đặt lên địa bàn nhờ có tính phù hợp tình cờ. Vai trò của vòng Thái Tuế ví như 12 bảng chỉ phương hướng, cho ta biết cung nào được hưởng địa lợi, cung nào phải đấu tranh, cung nào chậm trễ, cung nào dễ lỗ lã v.v… Tóm lại, vòng Thái Tuế đánh dấu đặc tính của các cung.
Vòng Thái Tuế dĩ nhiên ứng với đơn vị năm nên tôi cho rằng vòng này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần vì Tuần ứng với đơn vị năm. Nhưng không phải là Tuần làm giảm ảnh hưởng của vòng Thái Tuế mà là Tuần và vòng Thái Tuế cộng hưởng với nhau. Từ cộng hưởng này không thôi ta đã có thể làm vài dự trắc. Chẳng hạn gặp trường hợp Bạch Hổ ngộ chính Tuần, ta phối hợp tính đấu tranh quyết liệt của Bạch Hổ với ảnh hưởng giảm thiểu của Tuần, đoán được là xác xuất thành công thấp hơn bình thường, bởi kẻ quyết liệt muốn thành công thì phải mong đợi vào biến chuyển cực đoan, nhưng gặp Tuần thì các yếu tố cực đoan trong cung đã bị giảm thiểu.
Có người sẽ bảo cách xem này chẳng có gì lạ, vì cho rằng Tuần giảm tác dụng của Thái Tuế cũng ra kết quả tương tự. Điểm khác ở đây là ảnh hưởng của Triệt. Như đã trình bày ở trên, Triệt giảm 80-90% tác dụng của các sao; nhưng vì nó ứng với tháng nên không có ảnh hưởng đáng kể gì với lý tính của các sao trong vòng Thái Tuế.
Tôi biết có người sẽ nói rằng cách Bạch Hổ ngộ Triệt rõ ràng là bị phá cách. Thế nhưng tôi cho rằng đây chỉ là một sự lầm lẫn giữa bản chất với hiện tượng mà thôi. Rõ ràng hơn, nếu tôi gặp số cung mệnh có Bạch Hổ ngộ Triệt tôi vẫn đoán người ấy cá tính thích đấu tranh quyết liệt (tức là bản tính không đổi của Bạch Hổ), còn chuyện “phá cách” thì lý vẫn như trường hợp Tuần, chẳng phải là Bạch Hổ bị giảm tác dụng mà là các yếu tố cực đoan mà Bạch Hổ cần để chiến thắng đã bị Triệt phá hủy, nên Bạch Hổ khó đạt mục tiêu.
Có người sẽ hỏi nếu vòng Thái Tuế ứng với chi năm không bị Triệt ảnh hưởng thì tại sao Đào Mã Cái Sát là bốn sao tam hợp hành của chi năm lại chịu ảnh hưởng của cả Tuần lẫn Triệt. Tôi xin trả lời rằng Đào Mã Cái sát là kết quả phối hợp của chi năm với ngũ hành, vòng Thái Tuế thì không; đó là một khác biệt hết sức quan trọng.
Kế tiếp xin vắn tắt về tứ Hóa. Độc giả hẳn đã nghe những câu như “Kình Dương hóa Hình, Đà La hóa Kỵ”; tức là trong cảnh cực đoan Kình Dương sẽ biểu lộ tính “hình” (sát khí), còn Đà La biểu lộ tính “kỵ” (đố kỵ, ngăn trở v.v…) Theo tôi tứ Hóa ý nghĩa cũng tương tự như thế. Nói cách khác, tứ Hóa không phải là 4 sao mà là bốn trạng thái biến đổi của mà chính tinh và Xương Khúc Tả Hữu có thể trải qua. Như năm Giáp, ta biết hóa Lộc được cư trong cung có Liêm Trinh, hóa Lộc cung có Phá Quân, hóa Khoa cung có Vũ Khúc, hóa Kỵ cung có Thái Dương. Ấy bởi vì “năm Giáp Liêm Trinh hóa ra Lộc”. Tương tự, “Phá Quân hóa ra Quyền”, “Vũ Khúc hóa ra Khoa” , “Thái Dương hóa ra Kỵ”. Quan điểm này có thể lạ với làng Tử Vi Việt Nam, nhưng là cách nhìn tiêu chuẩn ở Đài Loan cũng như Hồng Kông trong hiện tại.
Chấp nhận như vậy thì sẽ thấy tứ Hóa không phải là bốn sao theo nghĩa bình thường, nên chẳng có lý do gì để chúng bị Tuần Triệt làm giảm ảnh hưởng.
Có người sẽ hỏi “Vậy tại sao cho rằng tứ Hóa bị Tuần Triệt ảnh hưởng có vẻ cho kết quả đúng trong nhiều trường hợp”. Tôi sẽ trả lời rằng đây lại là một trường hợp lầm lẫn giữa bản chất với hiện tượng. Hóa Lộc tượng mùa xuân, ta có câu tục ngữ “một con én không làm nổi mùa xuân”, nay giả như hoàn cảnh của cung bị Tuần Triệt án ngữ chẳng lấy gì làm đẹp (nhưng không đủ xấu để thỏa lý “tuyệt xứ phùng sinh”), thì một tính “Lộc” được chính tinh biến hóa ra làm sao đổi được tình trạng ấy? Cái lý cho Quyền, Khoa, Kỵ đại khái cũng thế.
Có người sẽ hỏi “Cho rằng tứ Hóa không bị Tuần Triệt ảnh hưởng có công dụng gì trong việc xem số?” Tôi sẽ trả lời rằng cách này có công dụng trong nhiều trường hợp, trong đó có các trường hợp gọi là “tuyệt xứ phùng sinh” mà tôi sẽ trình bày trong tập 3 của sách này nếu tôi có duyên viết đến tập ấy. Nhưng hãy đưa một thí dụ dễ hiểu để thấy sự khác biệt giữa cách xem này với cách xem truyền thống. Giả như ta xem một lá số thấy rằng nếu tính hóa Lộc từ cung xung chiếu về thì tốt, nhưng cung xung ngộ Triệt. Nếu cho rằng hóa Lộc bị Triệt phá hủy (như truyền thống) thì phải luận là xấu, theo cách mà thôi đề nghị thì vẫn luận là tốt như thường.
Ngoài ra, còn có một điểm tưởng là không liên hệ đến tác dụng giữa Tuần Triệt và tứ Hóa nhưng theo tôi cần ghi nhận làm dữ kiện tham khảo. Như tôi đã trình bày nhiều lần trong loạt bài này, đa số các sách Tử Vi ở Đài Loan bây giờ không xem Tuần Triệt là quan trọng. Dĩ nhiên họ làm thế là từ kinh nghiệm. Làng Tử Vi Việt Nam càng lúc càng trọng Tuần Triệt, dĩ nhiên cũng vì kinh nghiệm. Hai bên cùng theo kinh nghiệm cả, tại sao một bên trọng một bên khinh Tuần Triệt?
Tôi cho rằng sở dĩ có hiện tượng này là vì Tử Vi Đài Loan trọng tứ Hóa hơn thần sát, Tử Vi Việt Nam (tối thiểu trong giai đoạn hiện tại) dĩ nhiên ngược lại. Từ đó suy ra có một lời giải giả định nhưng giải thích được tại sao cả hai bên đều đúng mặc dù cách xem khác nhau, đó là tứ Hóa không bị Tuần Triệt ảnh hưởng!
HỎI: Âm Dương Sửu Mùi ngộ Tuần (hoặc Triệt) hóa Kỵ được nhiều sách gọi là “kỳ cách”; có lý hay chăng?
ĐÁP: Tôi cho rằng khi truyền lại cách này, người xưa đã dấu một phần bí quyết. Ta thử tái khám phá bí quyết này xem sao.
Trước hết muốn có Kỵ đóng cùng Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi thì chỉ có 4 trường hợp sau đây:
Sinh năm Giáp: Liêm hóa Lộc, Phá hóa Quyền, Vũ hóa Khoa, Nhật hóa Kỵ. Tức là song Lộc ở tật, Quyền ở tử, Khoa ở bào. Tín hiệu rõ nhất là quan gặp cặp song Hao hãm địa, ngoài ra không có cách cục gì đặc biệt.
Sinh năm Ất: Cơ hóa Lộc, Lương hóa Quyền, Tử hóa Khoa, Nguyệt hóa Kỵ. Tức là Lộc cư Phúc được Lộc Tồn ở tài xung chiếu, Quyền cư quan, Khoa cư Điền.
Sinh năm Tân: Cự hóa Lộc, Nhật hóa Quyền, Khúc hóa Khoa, Xương hóa Kỵ. Tức là song Lộc cư Phúc, mệnh đắc Khoa Quyền. Ngoài ra, muốn Xương Khúc cư cùng Nhật Nguyệt thì phải sinh giờ Mão hoặc Dậu, đều là thân cư thiên di vô chính diệu được song Lộc Khoa Quyền hội họp.
Sinh năm Kỷ: Vũ hóa Lộc, Tham hóa Quyền, Lương hóa Khoa, Khúc hóa Kỵ. Tức là Khoa cư quan, mệnh ngộ hoặc xung Kình đắc địa và giáp Quyền Lộc. Ngoài ra, cũng như trường hợp năm Tân, thân cư thiên di vô chính diệu, nhưng kém trường hợp năm Tân vì không được tam Hóa hội họp.
Có thể thấy rằng sinh năm Ất, Tân, Kỷ đều có điểm đặc biệt khác người, nhưng năm Giáp thì phải đặt câu hỏi, bởi cách cục không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là dưới trung bình.
Vậy ta tạm kết luận muốn thành cách phải sinh các năm Ất, Kỷ, Tân. Nhưng tại sao lại cần phải có thêm điều kiện là Tuần hoặc Triệt án ngữ? Thưa, vì Âm Dương như hai lãnh chúa, ở cùng nơi tất sinh xung đột. Tác dụng của Tuần Triệt là chiết giảm hoặc triệt tiêu sự xung đột đó. Xung đột giảm thiểu hoặc biến đi rồi các cách kể trên tự nhiên sẽ thành hình.
Có thể thấy rằng các cách trên tốt không phải vì Kỵ, mà vì những cộng hưởng đi đôi với Kỵ. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng người xưa đã giữ lại “bí quyết” khi truyền cách này cho chúng ta.
HỎI: Còn Không Kiếp, Thiên Không cũng thường được coi là có tính không vong, gặp Tuần Triệt phải luận làm sao?
ĐÁP: Thiên Không luôn luôn chiếm một vị trí cố định trong vòng Thái Tuế (trước Thái Tuế một cung), nên lời giải của tôi y hệt như trường hợp vòng Thái Tuế ở trên (không bị Triệt ảnh hưởng, cộng hưởng với Tuần thay vì bị Tuần ảnh hưởng). Nhưng chú ý rằng Thiên Không luôn luôn ở vị trí phụ Triệt nên ảnh hưởng của Tuần ở đó không mạnh.
Còn cặp Không Kiếp vốn thỏa mọi điều kiện của sao nên muốn nhất quán tất nhiên phải cho rằng chúng bị Tuần giảm 50% dài hạn, Triệt giảm 80-90% ngắn hạn.
HỎI: Cuối cùng, có người nói xem hạn phải thêm lưu Tuần lưu Triệt mới chính xác, đáng tin cậy chăng?
ĐÁP: Ly kỳ làm sao, mới vài ngày cách đây vấn đề này đã được đặt ra ở trên một mạng mệnh lý có uy tín. Phải chăng đây là một trong những diễn biến tưởng là tình cờ của cuộc đời mà thực ra đã được ông trời sắp xếp trước, vì khi bắt đầu viết loạt bài về Tuần Triệt hơn tháng trước tôi chẳng thể ngờ khá nhiều vấn đề tương tự lại được người khác đặt ra sau đó.
Trở lại câu hỏi. Khi xem hạn năm chúng ta lưu rất nhiều sao, như Tuế Tang Hổ Khốc Hư Lộc Kình Đà Thiên Mã. Tử Vi Đài Loan, Hồng Kông lưu thêm tứ Hóa (và nhiều người coi chúng quan trọng hơn hết). Đó đều là các sao thuộc đơn vị năm. Tuần mười năm chuyển động một lần, Triệt chuyển động một lần mỗi năm. Hiển nhiên có thể coi Triệt là sao năm, và nếu nghĩ rằng nó có tín hiệu mạnh thì lưu nó là hợp lý (chữ nếu ở đây rất quan trọng, xin xem thêm ý kiến riêng của tôi ở cuối). Nhưng đã lưu Triệt mà không lưu Tuần e không ổn. Thành thử đã lưu thì phải lưu cả hai sao.
Tử Vi Đài Loan có một điều tôi học được là họ phân ra “tầng ảnh hưởng” dựa theo khác biệt của đơn vị thời gian. Như cách cục nguyên thủy tất nhiên ảnh hưởng đại hạn, đại hạn tất nhiên ảnh hưởng niên hạn (tiểu hạn hoặc lưu niên, tùy phái), niên hạn tất nhiên ảnh hưởng nguyệt hạn, nguyệt hạn tất nhiên ảnh hưởng nhật hạn, nhật hạn tất nhiên ảnh hưởng thời hạn. Thế nhưng cách cục nguyên thủy chưa chắc có ảnh hưởng trên niên hạn, đại hạn chưa chắc có ảnh hưởng trên nguyệt hạn v.v… Theo quy luật đó, thêm lý giản dị của “dao cạo Occam” thì khi luận niên hạn, nguyệt hạn, thời hạn; nếu xét Tuần Triệt thì chỉ xét lưu Tuần, lưu Triệt mà thôi.
.
Lý “Triệt Tuần tháo gỡ”
HỎI: Một số phái, chẳng hạn phái Thiên Lương (chú 1), cho rằng mệnh Tuần Triệt đến hạn Triệt Tuần, hoặc thân Triệt (sau 30 tuổi), đến hạn Tuần thì có hiện tượng “Triệt Tuần tháo gỡ cho nhau” nên được đắc ý; thuyết này có cơ sở gì chăng?
ĐÁP: Xin gọi đây là thuyết “Triệt Tuần tháo gỡ” cho gọn. Vì ông Thiên Lương không giải thích lý do, tôi đoán thuyết này là kết quả chứng nghiệm của riêng ông sau khi xem nhiều lá số. Tình cờ làm sao, cách đây mấy ngày trên một mạng mệnh lý tôi thấy có người –cũng dựa theo chứng nghiệm cá nhân- cho rằng thuyết này không đúng.
Chứng nghiệm cho kết quả trái nghịch nhau là một vấn nạn lâu đời của mệnh lý nói chung và Tử Vi nói riêng. Vì những chứng nghiệm với kết quả trái nghịch cứ xảy ra hoài hoài, ta không thể lấy chúng làm tiêu chuẩn định giá các thuyết chống đối nhau; và cho đến khi có những kết quả thí nghiệm thỏa điều kiện bất định của khoa thống kê, ta vẫn chỉ có cách dùng lý luận để định xem thuyết nào có xác xuất đúng cao nhất. (Dĩ nhiên, vì đúng sai còn chưa ngã ngũ, việc xem số lại không thể chờ đợi được nên khi thực hành thì mỗi người cứ việc tin theo cách của mình, miễn là đừng vội khẳng định cách mình không theo chắc chắn sai.)
Rất tiếc là về mặt lý luận tôi vẫn chưa xác định được giá trị của thuyết “Triệt Tuần tháo gỡ”, chỉ có vài điểm xin trình bày sau đây, hy vọng sau này có người sửa sai hoặc khai triển để tiến dần đến câu trả lời tối hậu.
Như đã trình bày trong vài bài trước, Tuần và Triệt đều ứng với hai can Giáp Ất đi sau một chu kỳ đầy đủ của thiên can và vì vậy cùng mang tính ‘không vong’. Vì điểm tương đồng này, ta có quyền suy diễn rằng các cung bị Tuần Triệt án ngữ có lý tính tương tự, mặc dù không nhất thiết y hệt.
Chú ý rằng tính ‘không vong’ của 2 cung mà Tuần án ngữ chỉ là một hình ảnh tương đối khi ta so sánh chúng với 10 cung trong vòng thiên can mà thôi; nên khi còn ở trong vòng thiên can ta thấy cung có Tuần mang tính ‘không vong’, nhưng một khi ta vào một cung mang tính ‘không’ giống hoặc từa tựa như Tuần thì cảnh ‘không’ ấy đối với ta chính là cảnh thật mà ta gặp, nên không kể là ‘không’ nữa! Chẳng hạn Tuần ở Tí Sửu; khi hạn chuyển đến Tí Sửu là đã vào địa vực của hai cung ‘không’, thì hoàn cảnh của hai cung này chính là hoàn cảnh ‘thật’ mà ta gặp phải.
Hiện tượng này trong bốc phệ rất quen thuộc, gọi là “xuất không”, thường được áp dụng trong việc đoán ứng kỳ, tức là đoán thời gian mà quẻ có ứng nghiệm. Như gieo quẻ xin việc. Ngày gieo quẻ tính ra thấy Tí Sửu không vong (tức là ngộ Tuần), hào Tí lại động ứng với sự kiện là có việc làm, thì đoán là ngày Tí hoặc tháng Tí có việc; ấy bởi vì lúc gieo quẻ Tí đang ‘không vong’, nên gặp Tí là đã ‘xuất không’, tức là đã biến thành ‘thật’.
Trở lại khoa Tử Vi. Ta biết Tuần 10 năm chuyển động một lần, sau 60 năm về chỗ cũ, Triệt 1 năm chuyển động một lần, sau 60 tháng về chỗ cũ. Con số 60 là đại chu kỳ gồm đủ can chi, nên xét trên tiêu chuẩn thời gian mà thôi thì Tuần chi phối yếu tố năm, Triệt chi phối yếu tố tháng. Theo cách thành lập lá số Tử Vi thì năm đại biểu toàn thể 12 cung, mỗi tháng đại biểu 1 cung.
Thử xét trường hợp mệnh có Tuần, đại hạn gặp Triệt. Vì cung có Triệt hoàn cảnh tương tự như Tuần, về tính chất đây cũng giống như trường hợp đến hạn “xuất không”, nên tính ‘không vong’ của Tuần (vốn kéo dài cả đời và ứng với toàn thể 12 cung) tạm thời bị hóa giải ở 2 cung có Triệt. Ta có thể giải thích hiện tượng Triệt tháo gỡ cho Tuần như vậy; mặc dù xin thú nhận là tôi chưa bằng lòng với cách giải thích này cho lắm. Rất mong được quý vị cao nhân bốn phương góp ý thêm vào cho phần lập luận được vững chắc hơn.
Hiện tượng ngược lại, tức mệnh Triệt đại hạn gặp Tuần, thì cái lý chắc chắn phải khác, ấy bởi vì Tuần ứng với đơn vị thời gian dài hơn Triệt (Tuần ứng năm Triệt ứng tháng, Tuần cả đời Triệt một phần đời). Xin đưa thí dụ so sánh cho dễ hiểu. Như một người lập dị không hớt tóc đã nhiều tháng, câu hỏi “Tháng nào anh sẽ hớt tóc?” nghe hợp lý, nhưng nếu một người mới chỉ hơn tháng chưa hớt tóc câu hỏi “Năm nào anh sẽ hớt tóc?” lại nghe vô lý (lẽ ra phải hỏi “Ngày nào anh sẽ hớt tóc?”). Ví “không hớt tóc” với “không” và “hớt tóc” với “xuất không”, mệnh Triệt đại hạn gặp Tuần nếu nói là tương tự như “xuất không” thì vô lý. Chỉ có thể nói là Triệt Tuần tương tự nhau, nên mệnh Triệt gặp hạn Tuần thì nhờ sự tương tự của hoàn cảnh mà áp lực nguyên thủy của Triệt được giảm đi. Nhưng Tuần vốn tác dụng yếu hơn Triệt, nên mệnh Triệt nếu gặp đại hạn Tuần ở nửa đời đầu e độ giảm thiểu không đáng kể.
Chú ý rằng những hiện tượng “tháo gỡ” trên đây có nghĩa Triệt ở hạn làm giảm tác dụng của Tuần ở mệnh thân và ngược lại. Giả như mệnh nhờ Tuần mà tốt hoặc đỡ xấu, gặp hạn Triệt tất độ tốt giảm đi, cái xấu phục hồi. Tức là ảnh hưởng tháo gỡ không nhất luật là tốt, mà có khi xấu có khi tốt, phải dựa theo cách cục nguyên thủy cũng như cách cục của đại hạn mà đoán. Điểm này có khác với cái lý của ông Thiên Lương, vì ông cho rằng hễ có “tháo gỡ” nói chung là tốt. Rõ hơn ông Thiên Lương cho rằng mệnh Triệt gặp đại hạn Tuần, mệnh Tuần gặp đại hạn Triệt đều đắc ý cả (chú 1). Tôi lại cho rằng có khi xấu khi tốt.
Nhưng đã nói trên, tôi chưa bằng lòng lắm với cái lý “Triệt Tuần tháo gỡ” trên đây, về phần chứng nghiệm thì chưa đủ thỏa tiêu chuẩn thống kê nên cũng không thể nói là “đúng theo kinh nghiệm”; chỉ xin ghi rõ ý của mình ra để người sau có sẵn cái nền mà tùy nghi sửa sai bổ khuyết.
HỎI: Còn trường hợp Tuần Triệt cùng cung thì sao? Có người bảo chúng tháo gỡ cho nhau nên không còn ảnh hưởng gì nữa, có người bảo ảnh hưởng của chúng hội tụ mạnh gấp bội; ai đúng ai sai?
ĐÁP: Tuần Triệt muốn cùng cung chỉ có những trường hợp sau đây
Năm N.Hành Chính Tuần-Triệt N.Hành
Giáp Tuất Hỏa Thân (Điếu Khách) Kim
Ất Dậu Thủy Mùi (Điếu Khách) Mộc
Bính Thân Hỏa Thìn (Bạch Hổ) Thủy
Đinh Mùi Thủy Mão (Bạch Hổ) Kim
Mậu Ngọ Hỏa Tý (Tuế Phá) Kim
Kỷ Mão Thổ Dậu (Tuế Phá) Kim
Canh Dần Mộc Ngọ (Quan Phù) Mộc
Tân Sửu Thổ Tỵ (Quan Phù) Thủy
Nhâm Tý Mộc Dần (Tang Môn) Kim
Quý Hợi Thủy Sửu (Tang Môn) Kim
Chú ý rằng hai năm Thìn Tỵ không thể nào có Tuần Triệt cùng cung.
Tôi ghi những trường hợp trên ra chẳng có mục đích gì khác hơn là để chúng ta nắm vững những gì đã biết. Tôi làm vậy vì -một lần nữa- tôi chưa tìm ra lập luận nào có tính quy luật cho các trường hợp này. Tôi chỉ có những ý nghĩ rời, hy vọng sau này có người sửa sai hoặc tiếp tục khai triển cho đến khi tìm ra một đáp án thỏa tiêu chuẩn khoa học.
Tôi xin chép lại đoạn sau đây từ trang 52 sách “Tử Vi nghiệm lý – Lý mệnh học” của ông Thiên Lương (chú 1):
“Mệnh; thân bị cả Tuần lẫn Triệt, tức là không còn gì để tháo gỡ, ngay khi đến đại vận tam hợp tuổi, ảnh hưởng tốt đẹp cũng chỉ thỏa mãn 50% là tối đa”.
Tôi đồng ý với kết luận này của ông Thiên Lương vì nó phù hợp với cái lý cơ bản của Tuần Triệt mà tôi đã trình bày trong vài bài trước. Đại khái Tuần Triệt đều có tác dụng giảm uy lực các sao trong cung chúng án ngữ. Giả như chúng là hai sao thì nói sao này triệt tiêu tác dụng của sao kia khả dĩ chấp nhận được, đằng này chúng là hai ảnh hưởng trong cung, ví như hai loại động đất khác nhau, cộng lại sao có thể thành hư không?
Tóm lại, tôi cho rằng khi Tuần Triệt cùng cung thì không tháo gỡ cho nhau được, trái lại ảnh hưởng của chúng tiếp trợ cho nhau nên mạnh gấp bội.
HẾT
Thanked by 17 Members:
|
|
#2
Gửi vào 28/07/2013 - 00:03
Đã có ai nghĩ tới chuyện :
- Triệt chỉ tác dụng lên những sao an theo hàng Can, vòng lộc tồn, vòng bác sĩ, khôi việt. (Khiếm khuyết của từng tuổi)
- Tuần chỉ tác dụng lên những sao an theo hàng Chi. Tuần ko bao giờ an vào cung Thái Tuế và cung giáp nó. Nói đúng hơn ko bao giờ án vào hàng Chi của nó (ví dụ tuổi XYZ - Dậu ko an Tuần ở Thân - Dậu, tuổi XYZ - Tý ko an tuần ở Tý - Sửu...).
Tổng cộng số sao chịu tác động cũng tới 50% tổng số sao tồn tại rồi !
Liệu "phải chăng" điều trên có thể xẩy ra - đơn giản vì ông trời luôn "công bằng" cho mỗi tuổi !!!
Thanked by 4 Members:
|
|
#3
Gửi vào 28/07/2013 - 00:15
#4
Gửi vào 28/07/2013 - 00:55
- Lộc Tồn ko an ở 2 trục Thìn - Tuất, Sửu - Mùi ?
- Khôi Việt ko An tại Thìn - Tuất ?
- Triệt ko an ở Tuất - Hợi ?
Đài Loan - Hồng Kông ko an Tuần/Triệt
Cụ Bửu Đình, coi việc hưởng Khôi Việt gần như hưởng vòng Lộc Tồn, và coi Triệt là sao có hành hẳn hoi...
Một vài câu phú nói lên việc kết hợp Tuần/Triệt với sao an theo hàng Can/Chi...
Càng uýnh nhau nhiều càng thích
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 29/07/2013 - 02:43
anh có thể giải thích không
#6
Gửi vào 29/07/2013 - 06:26
Triệt là Triệt bỏ, Triệt chủ động tấn công yếu tố Thiên Thời của ta - tác dụng suốt đời (tạo lên sự công bằng cho các tuổi) !
Tuần là Tuần Tra, Ta chủ động để yếu tố Địa Lợi bị Tuần tấn công - tác dụng có chu kỳ !
Cứ tưởng tượng Triệt/Tuần như 2 cái kim đồng hồ vậy !
Triệt chạy 1 vòng 10 năm, thì Tuần bắt đầu nhích 1 cung bậc !
Triệt chạy tác động lên Can, Can quay làm Chi quay Theo, Chi quay được 10 Nấc thì hất Tuần lên 1 nấc mới !
(Nếu coi Can - Chi là 1 khối liền, tác động lên Triệt/Tuần thì hơi bất hợp lý, vì Triệt chỉ an theo Can)
Hay ví Triệt/Tuần như 2 cái camera quay lại cảnh đua xe, 1 cái đặt ngay trên xe - quay liên lục cố định 1 phần nào đó của xe (Triệt), 1 cái gán tại đích, quay lại thời điểm xe chạy đc 1 vòng (Tuần) !
Khởi là Năm Giáp Tý, Tuần tại Tuất Hợi, Triệt tại Thân Dậu <= Cứ từ đây mà suy diễn !
PS : Trình độ tử vi có hạn, các tiền bối mãi chả đưa ra lý thuyết thuyết phục, thằng Virus này đành suy diễn vui, các Bác bỏ quá cho !
Sửa bởi VirusBNG: 29/07/2013 - 06:41
Thanked by 3 Members:
|
|
#7
Gửi vào 29/07/2013 - 12:46
VirusBNG, on 28/07/2013 - 00:55, said:
- Khôi Việt ko An tại Thìn - Tuất ?
- Triệt ko an ở Tuất - Hợi ?
Tiên thiên vị của khôn ở Tý (cung Khảm). hậu thiên thì ở Thân (cung Khôn). Hợp 2 cung tiên thiên và hậu thiên để bố trí đi thuận và đi nghịch, 2 độn chia riêng âm và dương Quý nhân.
Dương Quý nhân theo vị Khôn trong tiên thiên, ở cung Tý khởi thuận độn; âm Quý nhân theo vị khôn trong hậu thiên ở cung Thân khởi nghịch độn. Lấy Mậu là dương thổ nóng, khô không sinh được phải dùng Kỷ là âm thổ nhưỡng nhuận là tượng của khôn(mẹ) cho nên phải theo Kỷ mà lấy.
Tiên thiên dương Quý nhân tính từ cung Tý khởi Kỷ đi thuận cho nên Kỷ Quý nhân ở Tý, Canh Quý nhân ở Sửu, Tân Quý ở Dần, Nhâm Quý nhân ở Mão, Thìn là thiên la là chỗ Quý nhân không đến, cho nên Quý Quý nhân vượt Thìn mà đến Tỵ. Ngọ xung với Tý (khởi dương Quý nhân) Quý nhân cũng không đến cho nên Giáp Quý nhân qua Mùi, Ất Quý nhân đến Thân, Bính Quý nhân đến Dậu, Tuất là địa võng cho nên Quý nhân không đến cho nên Đinh Quý nhân ở Hợi. Tý không tính lại nữa cho nên Mậu Quý nhân qua Sửu. Đó là phép khởi dương Quý nhân.
Hậu thiên âm Quý nhân từ cung Thân khởi Kỷ đi nghịch (12 chi) cho nên Kỷ Quý nhân ở Thân, Canh Quý nhân ở Mùi, Tân ở Ngọ, Nhâm ở Tỵ, Thìn là thiên la Quý nhân không đến, cho nên tuổi Quý Quý nhân đến Mão. Dần xung với Thân (khởi âm Quý nhân) Quý nhân cũng không đến cho nên Giáp Quý nhân đến Sửu, Ất Quý ở Tý, Bính Quý ở Hợi, Tuất là địa võng Quý nhân không đến cho nên Đinh Quý nhân đến Dậu, Thân không Tính lại nữa cho nên Mậu đến Mùi. Đó là phép khởi âm Quý nhân.
Chỉ ở dưới đất mới có Triệt Lộ vì thế cung “Tuất, Hợi tức Kiền cung” (Trời) không có Triệt Lộ tại đó.
Thanked by 7 Members:
|
|
#8
Gửi vào 29/07/2013 - 13:24
Chỉ nguyên hàng Can mà ta có thể lập được 1/4 lá số !
Với những lá số này, tùy vị trí Mệnh - Thân đã có thể xem được yếu tố Thiên Thời cho đương số chưa nhỉ ?
Trích dẫn
Thanked by 1 Member:
|
|
#9
Gửi vào 29/07/2013 - 14:14
VirusBNG, on 29/07/2013 - 06:26, said:
Triệt là Triệt bỏ, Triệt chủ động tấn công yếu tố Thiên Thời của ta - tác dụng suốt đời (tạo lên sự công bằng cho các tuổi) !
Tuần là Tuần Tra, Ta chủ động để yếu tố Địa Lợi bị Tuần tấn công - tác dụng có chu kỳ !
Cứ tưởng tượng Triệt/Tuần như 2 cái kim đồng hồ vậy !
Triệt chạy 1 vòng 10 năm, thì Tuần bắt đầu nhích 1 cung bậc !
Triệt chạy tác động lên Can, Can quay làm Chi quay Theo, Chi quay được 10 Nấc thì hất Tuần lên 1 nấc mới !
(Nếu coi Can - Chi là 1 khối liền, tác động lên Triệt/Tuần thì hơi bất hợp lý, vì Triệt chỉ an theo Can)
Hay ví Triệt/Tuần như 2 cái camera quay lại cảnh đua xe, 1 cái đặt ngay trên xe - quay liên lục cố định 1 phần nào đó của xe (Triệt), 1 cái gán tại đích, quay lại thời điểm xe chạy đc 1 vòng (Tuần) !
Khởi là Năm Giáp Tý, Tuần tại Tuất Hợi, Triệt tại Thân Dậu <= Cứ từ đây mà suy diễn !
PS : Trình độ tử vi có hạn, các tiền bối mãi chả đưa ra lý thuyết thuyết phục, thằng Virus này đành suy diễn vui, các Bác bỏ quá cho !
Đối với tuần thì nhẹ hơn nhưng tác động trong thời gian dài,,giống như mình vừa bị đấm xong,trong thời gian ngắn đã có thể phục hồi lại,sau đó lại tiếp tục bị đấm nữa,rùi hồi phục.cứ tiếp tục như thế
Có thể nói đơn giản,chúnng ta trả nợ ngân hàng:
Triệt là trả trong thời gian ngắn,sau khi trả xong thì tán gia bại sản,làm lại từ đầu
Tuần là trả góp,cứ đến chu kỳ là trả một lần,trả trong thời gian dài
Còn nếu theo ý anh triệt giống như kim chỉ phút,tuần như kim chỉ giờ.Thì tất nhiên giờ mạnh hơn phút,vậy tại sao uy lực của triệt lại mạnh hơn tuần ?
#10
Gửi vào 29/07/2013 - 14:42
asahar, on 29/07/2013 - 14:14, said:
Đối với tuần thì nhẹ hơn nhưng tác động trong thời gian dài,,giống như mình vừa bị đấm xong,trong thời gian ngắn đã có thể phục hồi lại,sau đó lại tiếp tục bị đấm nữa,rùi hồi phục.cứ tiếp tục như thế
Có thể nói đơn giản,chúnng ta trả nợ ngân hàng:
Triệt là trả trong thời gian ngắn,sau khi trả xong thì tán gia bại sản,làm lại từ đầu
Tuần là trả góp,cứ đến chu kỳ là trả một lần,trả trong thời gian dài
Còn nếu theo ý anh triệt giống như kim chỉ phút,tuần như kim chỉ giờ.Thì tất nhiên giờ mạnh hơn phút,vậy tại sao uy lực của triệt lại mạnh hơn tuần ?
Tuần thì đúng ý anh rồi, ko bàn !
Còn Triệt, cứ nhìn 20 lá số chỉ an Thiên Can là có thể đoán Triệt tác dụng thế nào ! Triệt găm thẳng vào Thiên Can để tạo sự cân bằng. Theo hiểu biết nông cạn, Triệt là Triệt Bỏ yếu tố Thiên Thời của cung nó đóng ! Ko tác động lên chính tinh, cũng chả tác động lên phụ tinh, nhưng vì mất yếu tố Thiên Thời nên cung số lao đao, khiến ta hiểu nhầm !
Ví như 1 người sinh ra đã khiếm khuyết 1 bộ phận cơ thể, sau thời gian rèn luyện, nỗ lực của bản thân, thì điểm khiếm khuyết kia ko còn đáng ngại ! Như tay chân khiếm khuyết như thế, nhưng có khi anh ta gõ văn bản nhanh hơn tui ấy chứ !
Nhiều người có rằng sau 30 tuổi Triệt ảnh hưởng nhẹ đi - thực ra đâu có nhẹ đi, mà do họ rèn luyện nhiều trong gian khó nên mới thành công đấy chứ !
Thanked by 2 Members:
|
|
#11
Gửi vào 29/07/2013 - 16:45
Tuần - Triệt
I - Khái niệm:
1. Tên gọi:
- Tuần Trung Không Vong (gọi tắt là Tuần Không hoặc Tuần), nghĩa đen là “khoảng hư không trong trong 1 đơn vị thời gian của Tuần” với nghĩa của chữ “Tuần” = “1 chục” (mười, 10) như “Tuần Giáp Tý” = 10 năm từ năm Giáp Tý tới năm Quý Dậu, hoặc như nói “ông A đã lục tuần” = ông A đã 60 tuổi, hay 1 tháng được chia làm 30 ngày với 10 ngày đầu gọi là “thượng tuần”, 10 ngày tiếp theo gọi là “trung tuần” và 10 ngày cuối gọi là “hạ tuần”.
Đôi khi Tuần mang nghĩa của 1 chu trình có tính tuần hoàn, như “1 tuần Trăng” = 1 tháng, “1 tuần trà” hay “1 tuần hương” là 1 khoảng thời gian ước lượng uống xong 1 chén trà hay cháy hết 1 cây hương.
- Triệt Lộ Không Vong (gọi tắt là Triệt Không hoặc Triệt), nghĩa đen là “khoảng hư không trên con đường (không gian) bị Triệt”, với nghĩa của “Triệt” = Tiệt = chia cắt, chặn lại,... như câu thành ngữ “đoạn kiều tiệt lộ” = cầu bị gãy, đường bị chặn, ngụ ý về sự khó khăn ngáng trở.
- Tên gọi chung của chúng khi muốn đề cập tới cả hai thì thường dùng là “Không Vong”.
- Với cung nơi có Tuần/Triệt chiếm đóng thì được gọi là “Tuần/Triệt án ngữ”.
- Các sao (chính/phụ tinh) ở trong cung có Tuần/Triệt án ngữ thì trạng thái của (các) sao ấy được gọi là “lạc Không Vong”.
2. Công năng của tên gọi:
Vì sao tôi lại đề cập tới nghĩa đen (nghe có vẻ lạ lẫm đến mức hơi ngây ngô và buồn cười) của 2 cụm từ Tuần Trung Không Vong và Triệt Lộ Không Vong?
Thưa, các cụ thâm nho ngày xưa khi đặt tên cho bất cứ thứ gì đều rất chắt chiu ngôn từ và ý nghĩa, tại chúng ta cứ gọi tắt chúng là Tuần Triệt cho tiện lợi nên thành ra lâu dần gây ra sự khó hiểu về chúng luôn. Đúng là tiện lợi đôi khi cũng tiện đi mất cả cái có lợi
Từ nghĩa đen của chúng như trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản của Tuần và Triệt là: Tuần Trung Không Vong thì nhấn mạnh về Thời Gian (Thời), còn Triệt Lộ Không Vong thì nhấn mạnh về Không Gian (Vị). Đó là 2 yếu tố rất quan trọng trong môn Tử Vi Đẩu Số, Thời và Vị.
Gọi Thời và Vị là 2 yếu tố để ta phân chia ra mà xét cho cặn kẽ, chứ thực ra Không Gian và Thời Gian về bản chất chỉ là 1 mà thôi, vì chúng mô tả lẫn nhau và có thể hoán đổi để mô tả lẫn nhau.
Trong 1 đề tài khác, tôi sẽ chứng minh cặn kẽ điều này, còn bây giờ để dễ hiểu thì bạn chỉ cần hình dung: chỉ có 1 mình bạn đứng ở trên 1 mặt phẳng vô tận không có gì khác, thì không gian xung quanh sẽ là vô nghĩa với bạn vì dù đứng ở bất cứ vị trí nào cũng chỉ như vậy mà thôi. Nhưng khi bạn bỏ đôi dép ra để đánh dấu và tiến 3 bước về phía trước mặt thì Không Gian và Thời Gian đồng thời xuất hiện. Vì nhìn vào chỗ đôi dép, bạn có thể hình dung được chỗ đứng của mình trong khoảng thời gian t vừa qua là cách chỗ hiện tại 3 bước chân. Nói cách khác, dùng lưu ảnh trong Không Gian để mô tả Thời Gian và ngược lại lấy Thời Gian của sự chuyển động để mô tả vị trí trong Không Gian.
Đây cũng là ý nghĩa trong câu chuyện Tôn Ngộ Không nhún 1 cái bay 1 vạn 8 ngàn dặm mà không ra khỏi được bàn tay của Phật Tổ Như Lai vậy
Không Gian và Thời Gian cũng là 1 cặp giống như 1 cặp Âm Dương vậy, tuy 2 nhưng là 1, chia ra là 2 nhưng hợp lại là 1 bản thể Thái Cực.
Điều này liên quan chặt chẽ đến sự hình thành Ngũ Hành cũng như của 10 Thiên Can và 12 Địa Chi. Bài toán của Ngũ HÀNH và của Lịch Pháp chính là bài toán về chuyển động Thời-Vị.
Quay trở lại với đề tài Tuần Triệt, mặc dù sự nhấn mạnh của chúng là về Thời và Vị, nhưng xét về bản chất thì chúng có nhiều điểm tương đồng và có thể mô tả lẫn nhau.
Vậy chúng được hình thành như thế nào?
II – Nguồn gốc và sự hình thành của Tuần Triệt
1. Nguồn gốc:
Từ khi nào Tuần Triệt xuất hiện trong lịch sử huyền học, điều này thật là khó mà biết được chính xác, nhưng có 1 điều ta có thể chắc chắn là nó chỉ xuất hiện sau khi loài người có hệ cơ số 10 (thập phân) của Thiên Can và hệ cơ số 12 (tá -thập nhị phân) của Địa Chi. Và Tuần Triệt chỉ xuất hiện khi người ta sáng tạo ra hệ cơ số 60 (lục thập phân) khi muốn phối hợp hai hệ cơ số nói trên (10 & 12) lại với nhau.
Trước Tử Vi thì các môn Bốc Dịch, Thái Ất, Lục Nhâm, Kỳ Môn Độn Giáp đã có sử dụng Không Vong của Tuần Triệt từ rất lâu rồi. Trên bàn Tử Vi thì Tuần Triệt chỉ là sự sử dụng mang tính kế thừa và có vận dụng đặc trưng riêng biệt của môn thuật số này mà thôi.
2. Sự hình thành của Tuần Triệt:
a. Tuần Trung Không Vong (TTKV):
Các sách chép lại cách an Tuần Trung KV như sau
Tuần Giáp Tý thì TTKV an tại Tuất Hợi
Tuần Giáp Tuất thì TTKV an tại Thân Dậu
Tuần Giáp Thân thì TTKV an tại Ngọ Mùi
Tuần Giáp Ngọ thì TTKV an tại Thìn Tị
Tuần Giáp Thìn thì TTKV an tại Dần Mão
Tuần Giáp Dần thì TTKV an tại Tý Sửu
Vì chu kỳ Thiên Can chỉ có 10 mà chu kỳ Địa Chi lại có 12, việc phối Can với Chi lại theo nguyên tắc liên tục của thời gian, cứ thế tiếp diễn mãi cho hết 6 chu kỳ 10 Can và 5 chu kỳ 12 Chi thì sẽ xảy ra hiện tượng lặp lại của sự chuyển động Thời-Vị như sau (xem bên dưới đây):
Giáp---Ất---Bính---Đinh---Mậu---Kỷ---Canh---Tân---Nhâm---Quý-//-Giáp---Ất--/-Bính---Đinh--- …
Tý----Sửu---Dần---Mão---Thìn----Tị----Ngọ----Mùi---Thân----Dậu-//-Tuất---Hợi-/-Tý-----Sửu---- …
Nhìn vào đây ta sẽ thấy Tuần Trung Không Vong nằm tại 2 vị trí mà ở đó Thiên Can bị “thiếu” so với Địa Chi, tức chỗ 2 can Giáp, Ất “thứ hai” trong 1 chu kỳ hoàn chỉnh của 12 địa chi. Hay nói cách khác thì đó là chỗ mà Địa Chi “KHÔNG” có đủ Thiên Can của Tuần trước đó để mà phối với nó.
Đây là ví dụ cho Tuần Giáp Tý:
Biểu diễn 2 dãy sau đây dưới dạng đường tròn hay là trên 12 cung của lá số Tử Vi:
Giáp(1)---Ất(1)---Bính---Đinh---Mậu---Kỷ---Canh---Tân---Nhâm---Quý-//-Giáp(2)--Ất(2)--/
Tý---------Sửu-----Dần---Mão---Thìn----Tị----Ngọ----Mùi---Thân----Dậu-//-Tuất------Hợi---/
Thì ta sẽ thấy rất rõ rằng từ vị trí Giáp (1) tức là con Giáp thứ nhất, nghịch chiều kim đồng hồ sẽ gặp ngay Tuần ở 2 cung tiếp theo, cũng chính là vị trí của 2 con Giáp(2), Ất (2) “ảo” kia.
Lý do thêm Tuần vào chỗ ấy là để đảm bảo tính hoàn chỉnh của hệ 10 Can và 12 Chi được trọn vẹn. Tức là làm cho “VONG” đi 2 con Giáp(2), Ất (2) “ảo” kia đi.
Tương tự ta có thể xét cho cả 6 Tuần của Lục Giáp, ví dụ với Tuần Giáp Dần:
Giáp---Ất---Bính---Đinh---Mậu---Kỷ---Canh---Tân---Nhâm---Quý-//-Giáp---Ất--/---
Dần---Mão--Thìn----Tị-----Ngọ---Mùi--Thân---Dậu----Tuất-----Hợi-//-Tý----Sửu-/---
...
Và lại biểu diễn nó lên đường tròn hay 12 cung của lá số TV. Ta lại thấy Tuần Trung Không Vong nằm ở vị trí 2 con Giáp Ất thứ hai kia, nhằm biểu hiện tính Không (không có, thiếu, khiếm khuyết) của Can và muốn làm Vong 2 con Giáp Ất thứ hai trên đường tròn để bảo toàn sự trọn vẹn hoàn chỉnh của Can có 10 và Chi có 12 vậy.
Quan sát thấy với cả 6 Tuần (Lục) Giáp, thì bắt đầu từ Giáp Tý đến Giáp Dần ta sẽ thấy đường mà Tuần dịch chuyển là theo chiều nghịch. Tuần Trung KV luôn đứng ngay sau chữ Giáp theo chiều nghịch, cũng chính là vị trí của cặp Giáp2-Ất2 "ảo" kia.
Từ các điểm trên mà ta hiểu được cái tên đầy đủ TUẦN TRUNG KHÔNG-VONG. Theo đó, ta cũng hiểu được bản chất của Tuần là sự làm Không Vong, mất đi 1 cặp Âm-Dương Không-Thời Gian đã thuộc tính Ngũ Hành là cặp Giáp2-Ất2 “ảo” kia.
Thanked by 9 Members:
|
|
#12
Gửi vào 29/07/2013 - 16:48
Các sách chép về cách an Triệt Lộ KV như sau
Năm Giáp Kỷ thì TLKV an tại Thân Dậu
Năm Ất Canh thì TLKV an tại Ngọ Mùi
Năm Bính Tân thì TLKV an tại Thìn Tị
Năm Đinh Nhâm thì TLKV an tại Dần Mão
Năm Mậu Quý thì TLKV an tại Tý Sửu
Cũng theo cùng phương pháp khảo sát như đối với Tuần, bây giờ ta diễn giải Can - Chi trong năm Giáp thì sẽ thấy rằng, tương ứng với từng tháng:
Bính---Đinh---Mậu---Kỷ---Canh---Tân-//-Nhâm---Quý-//-Giáp---Ất---Bính---Đinh
Dần----Mão---Thìn---Tị-----Ngọ---Mùi-//-Thân----Dậu-//-Tuất---Hợi---Tý-----Sửu
Ta lại biểu diễn 2 dãy trên lên đường tròn hay trên lá số Tử Vi để khảo sát chuyển động của Thời-Vị.
Do Lịch Pháp từ khi đổi lịch Kiến Tý sang lịch Kiến Dần, mà tháng 1 âm lịch (Giêng) luôn là tháng Dần, nhưng ta hãy tạm thời quên đi cái mốc Dần đó của vua Hán Vũ Đế, để xét thuần túy trên chu kỳ 10 thiên can.
Mà đối với chu kỳ của Thiên Can thì con Giáp phải được lấy làm điểm mốc ban đầu.
Ta biểu diễn các tháng của năm Giáp nói trên với 1 chu trình 10 Thiên Can hoàn chỉnh từ Giáp tới Quý gắn vào các tháng.
Giáp1--Ất1--Bính1--Đinh1---Bính(Mậu1)--Đinh(Kỷ1)--Mậu(Canh1)--Kỷ(Tân1)--Canh(Nhâm1)--Tân(Quý1)-//-Nhâm(Giáp2)--Quý(Ất2)-/--
Tuất---Hợi----Tý-----Sửu--------Dần-------------Mão------------Thìn----------Tị--------------Ngọ------------Mùi----//-----Thân-------------Dậu--//--
Hãy xem, từ Giáp1, Ất1,… cho đến Nhâm1, Quý1 thì đã tạo ra 1 chu trình hoàn chỉnh của 10 Thiên Can.
Và Triệt Lộ Không Vong vẫn ở đúng chỗ cũ, tương ứng với hai vị trí Nhâm - Quý của tháng Thân - Dậu, và cũng tương ứng với vị trí của cặp Giáp2 - Ất2 dư ra sau chu trình hoàn chỉnh Can từ Giáp1 tới Quý1.
Điều này nghĩa là Triệt là sự cắt bỏ, làm VONG (mất) đi phần thừa Giáp2-Ất2 kia, khỏi chu trình hoàn chỉnh từ Giáp1 tới Quý1. Đó cũng là biểu hiện của sự KHÔNG đủ của Thiên Can (có 10) đối với Địa Chi (có 12).
Đến đây hẳn quý vị sẽ thấy điều này “quen quen”! Vâng, đúng là chúng ta rất quen với nó sau khi biết được bản chất của Tuần Trung Không Vong và ý nghĩa của nó. Ta có thể thấy Triệt đối với Tháng, có vai trò tương đương như là Tuần đối với Năm.
Biểu diễn tương tự cho các năm còn lại, ta sẽ thấy đường mà Triệt dịch chuyển là theo chiều nghịch. Triệt Lộ Không Vong luôn đứng ngay sau chữ Giáp theo chiều nghịch, cũng chính là vị trí của cặp Giáp2-Ất2 ảo kia. Cũng sẽ thấy rằng Triệt không bao giờ cư ở Tuất Hợi vì Lịch Kiến Dần sẽ ko bao giờ xảy ra chuyện năm Giáp có tháng Giáp Tý cả.
Tương tự như với Tuần, ta cũng hiểu rằng bản chất của Triệt là sự làm Không Vong, mất đi 1 cặp Âm-Dương Không-Thời Gian đã thuộc tính Ngũ Hành là cặp Giáp2-Ất2 “ảo” kia.
c. Đánh giá chung:
Với mối quan hệ của [Tuần Trung Không Vong và Năm] thì ta dễ dàng nhận thấy, tính chất Thời Gian là chủ yếu nếu không muốn nói là thuần túy về tính chất Thời Gian.
Nhưng mối quan hệ của [Triệt Lộ Không Vong và Tháng] thì do có sự điều chỉnh của tay chơi Hán Vũ Đế, cho nên ta phải dùng thêm nhiều yếu tố Không Gian nhằm mô tả mối quan hệ ấy cho rõ ràng (biểu hiện ở việc ta phải dùng sự liên tục của chuyển động Giáp1 đến Quý1 để nhận ra bản chất của nó.
Lâu nay chúng ta vướng mắc vào vị trí của Triệt là chỗ 2 can Nhâm-Quý, nhưng thực ra thì không phải như vậy vì đó chỉ đơn giản là sự “biểu kiến”, nếu cứ tư duy cứng nhắc vào sự “biểu kiến” này thì sẽ bị vướng mắc không giải thích nổi khi gặp các năm Mậu Quý. Cũng giống như giới khoa học xưa không bao giờ nhận ra Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà cứ tưởng là Mặt Trời quay quanh Trái Đất vậy. Chỉ đến khi “gã khùng” Nicolaus Copernicus đưa ra Thuyết Nhật Tâm, giới khoa học đã ngỡ ngàng đến mức Giáo Hội Roma suýt nữa đã thịt tay khùng này. Nhưng ngày nay, chúng ta đều biết rằng Copernic đã đúng và khai phá cho chúng ta 1 nút thắt vĩ đại trên con đường tiến vào không gian.
(đoạn này viết thêm khi trình bày ở FB)
Các kết quả nghiên cứu trên đây được QNB gần như xây dựng xong vào thời gian 2005, sau đó khi được đọc cuốn Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học của tác giả Đằng Sơn thì tôi phát hiện ra vào thời điểm năm 2003 ông đã có ý niệm về sự tác động của Triệt tới Giáp-Ất chứ không phải là tới Nhâm-Quý như nhiều người lầm tưởng. Nhưng khi ấy, với thói quen thận trọng của mình thì tác giả Đằng Sơn vẫn khá hồ nghi nên chưa đưa ra được 1 sự khẳng định chắc chắn cũng như xây dựng lý thuyết hoàn chỉnh về sự tương quan của Tuần với Triệt. Cho đến khi tập 2 của TVHTKH ra đời thì ông đã khẳng định chắc chắn hơn về phát hiện của mình nhưng tiếc là vẫn chưa dựng lên lý thuyết hoàn chỉnh về Tuần - Triệt trong Tử Vi. Có lẽ chúng ta sẽ chờ đợi điều này trong tập 3 hoặc tập 4 của bộ TVHTKH của ông???!!!
Mặc dù là những nghiên cứu độc lập, nhưng phải nhờ vào những ý niệm của tác giả Đằng Sơn thì tôi mới thêm củng cố niềm tin và hoàn thiện được lý thuyết riêng cho Tuần – Triệt của việc xây dựng mô hình Thời-Vị (không gian – thời gian) trong quá trình thiết lập và lý giải trọn vẹn cấu trúc lá số Tử Vi theo mô hình tôi hướng đến từ Thiên Văn, Lịch Pháp, Ngũ Hành, Ngũ Sự, Biểu Tượng, Tạp Chiêm.
Gần đây, nick minhgiac trên diễn đàn tuvilyso.org đã trình bày 1 bài viết về lý giải cách an Tuần Triệt, cũng đã đề cập tới mối tương quan của Tuần và Triệt theo tương quan Tháng và Năm. Nhưng theo những phản hồi trong topic thì có thể nhận thấy, không có nhiều người hiểu được tâm ý muốn truyền tải của minhgiac.
III - Ứng dụng của lý thuyết Tuần – Triệt vào giải đoán lá số:
Điều này xin dành lại cho bạn đọc, vì khi hiểu được bản chất của Tuần Triệt Không Vong thì ta có thể dễ dàng áp dụng vào việc giải đoán một cách phù hợp nhất với cơ sở lý luận riêng của mỗi cá nhân, như:
- Nguyên nhân Triệt có tác dụng nhanh, mạnh mẽ, và cũng có thời gian hiệu lực ngắn hơn, trong khi Tuần thì lại tác dụng không mạnh như Triệt nhưng kéo dài cả 60 cuộc đời.
- Chính tinh bị ảnh hưởng của Tuần Triệt mạnh mẽ hơn các phụ tinh.
- Tùy thuộc vào vị trí, mà ngay trong 14 chính tinh thì có một số sao rất sợ Triệt, một số sao rất sợ Tuần, hoặc có sao lại thích gặp Triệt (Cự ở Tý Ngọ), có sao lại thích gặp Tuần (Phá ở Thìn Tuất).
- …
Đúng Thời đúng Vị mới tốt, sai Thời sai Vị là toi. Không có sao nào hoàn toàn tốt và không có sao nào hoàn toàn xấu. Sự cân bằng là trạng thái bền nhất của vạn vật cũng chính là xu hướng để đạt được của mọi quá trình.
Thanked by 15 Members:
|
|
#13
Gửi vào 29/07/2013 - 18:23
Sửa bởi asahar: 29/07/2013 - 18:29
#14
Gửi vào 29/07/2013 - 21:07
QuachNgocBoi, on 29/07/2013 - 16:48, said:
Điều này xin dành lại cho bạn đọc, vì khi hiểu được bản chất của Tuần Triệt Không Vong thì ta có thể dễ dàng áp dụng vào việc giải đoán một cách phù hợp nhất với cơ sở lý luận riêng của mỗi cá nhân, như:
- Nguyên nhân Triệt có tác dụng nhanh, mạnh mẽ, và cũng có thời gian hiệu lực ngắn hơn, trong khi Tuần thì lại tác dụng không mạnh như Triệt nhưng kéo dài cả 60 cuộc đời.
- Chính tinh bị ảnh hưởng của Tuần Triệt mạnh mẽ hơn các phụ tinh.
- Tùy thuộc vào vị trí, mà ngay trong 14 chính tinh thì có một số sao rất sợ Triệt, một số sao rất sợ Tuần, hoặc có sao lại thích gặp Triệt (Cự ở Tý Ngọ), có sao lại thích gặp Tuần (Phá ở Thìn Tuất).
- …
Đúng Thời đúng Vị mới tốt, sai Thời sai Vị là toi. Không có sao nào hoàn toàn tốt và không có sao nào hoàn toàn xấu. Sự cân bằng là trạng thái bền nhất của vạn vật cũng chính là xu hướng để đạt được của mọi quá trình.
Cám ơn anh QNB đã chia sẻ, vậy kính anh cho Virus hỏi 2 ý nhỏ để hiểu rõ hơn (ko phải để phủ nhận) !
+ Theo 1 số cao nhân thì cách Thạch Trung Ẩn Ngọc đâu phải là cần Tuần/Triệt (ko phải họ bỏ tuần/triệt) ? Và nếu nó là cách thật (có trong sách vở), vậy các phái ko có tuần triệt bỏ cách này ?
+ Phối hợp 2 dữ kiện Chính Tinh với hàng Can (cụ thể là triệt) liệu có những câu thơ phú, hoặc cách cục nào cụ thể ko, hay chỉ là kinh nghiệm các cụ đúc rút ra ?
Theo bản thân Virus việc phối hợp Chính Tinh với Hàng Can thì Tứ Hóa là kết quả duy nhất ! Ví như cách Tham Đà tại Dần (phong lưu thái thượng) là cách xấu, hiển nhiên vì Tham Đà chỉ có tuổi Ất, mà tuổi Ất - Tham Lang tại Dần tam hợp xung chiếu ko đc bất kì Hóa nào !
Lấy 1 ví dụ khác để anh hiểu ý Virus :
Mệnh Tử Tướng sợ Triệt (hiển nhiên), vì sao ? Tử Tướng chỉ ngộ triệt (tại Thìn) ở tuổi Bính và tuổi Tân.
Mà tuổi Bính - Tân thì tam hợp xung chiếu cùng lắm sẽ có Khoa Kị cùng chiếu, hoặc ko đc Hóa Nào, Hoặc chỉ có Hóa Kị chiếu ! Vậy ko cần nhắc tới yếu tố Triệt, cũng đã có thể kết luận là bất lợi rồi !
Sau khi đọc được phương pháp xem số của NMT viết trên lyso24h và của Bác danghoang9, thấy rất dễ hiểu, logic, hợp lý và có lẽ đc gọi là chuẩn mực (mặc dù họ coi trọng Tuần/Triệt), thì Virus đã hiểu vì sao có 1 số phái coi trọng Tứ Hóa và bỏ luôn Tuần/Triệt (họ ko muốn đồng thời coi "mặt trời quay quanh trái đất" và "trái đất quay quanh mặt trời" cùng đúng mà chỉ có 1 cái là chuẩn) !
Giờ lấy các lá số mệnh Tử Phủ Dần/Thân ngộ Triệt (Giáp-ĐInh-Kỷ-Nhâm) để phân tích, sẽ thấy đc Triệt tác dụng, hay Tứ Hóa tác dụng (Virus chưa biết cái nào đúng, đưa ra để thảo luận thôi) ?
PS : Virus đang thảo luận, kiến thức có hạn, nên ko dám phản bác ai cả, chỉ đưa ra vài lời nhận xét khi thấy những ý kiến khác nhau mà thôi
Sửa bởi VirusBNG: 29/07/2013 - 21:09
Thanked by 1 Member:
|
|
#15
Gửi vào 30/07/2013 - 09:59
VirusBNG, on 29/07/2013 - 21:07, said:
Như ở trong bài viết thì anh đã nói rõ rồi, phần áp dụng trên lá số xin dành cho bạn đọc, vì mỗi phái có một hệ thống lý luận khác nhau, thậm chí mỗi người trong cùng một trường phái cũng còn có lý luận riêng của bản thân nữa.
"Thạch trung ẩn ngọc" là cách hoàn toàn có thật chứ sao lại không được. Bất kể phái nào, dù bỏ hay không bỏ Tuần Triệt, muốn thành được Ngọc thì buộc phải có Tam Kỳ (KQL còn được gọi là Châu. Ngọc với Châu thì tương đương về nghĩa), nếu không chỉ có mà ngồi đó hát bài Hòn Đá Cô Đơn thôi
Phái mà bỏ TT thì dễ thấy rồi họ vẫn dùng cách này mà khỏi cần quan tâm đến TT nhưng lại quan tâm đến cái khác, còn những phái không bỏ TT thì sao?
Thưa, Cự Môn thuộc Âm Thủy, hóa khí là Ám, ở trên trời thuộc ti phẩm vạn vật, vào số chủ thị phi, ám muội, nghi kị, mồm năm miệng mười, nói năng đanh thép sắc bén,... bất kể miếu hãm đều chủ thiếu niên vất vả. Ở nơi Tý Ngọ là chỗ vượng địa của Cự Môn, dù muốn dù không đều không thoát khỏi tính ám vốn có của nó, ngay từ lúc nhỏ mà đem thông minh + ám muội thì -> nhẹ thì nghịch ngầm, vừa thâm lại vừa điêu, ngoa, nặng thì lưu manh (tùy phụ tinh cát/hung đi kèm). Chú Cuội đấy, nó thông minh + ăn nói trơn tuột chẳng ai bằng, vậy mà cái nổi tiếng của nó lại là... nói dối thành thần. Cho nên cần Triệt để kìm hãm và cũng để rèn luyện trong gian khổ từ lúc nhỏ (Triệt - Cự = cấm cự, cấm cãi, cấm luyên thuyên...), sau này nhờ tinh hoa của tam hóa mà thành công.
Nếu không như vậy thì từ bé mà "tinh hoa phát tiết ra ngoài" kiểu ấy thì e là chưa thành được Ngọc đã sớm thành ngớ ngẩn vì bị người ta ghét người ta đập cho bầm dập hoặc bỏ rọ trôi sông rồi
VirusBNG, on 29/07/2013 - 21:07, said:
Theo bản thân Virus việc phối hợp Chính Tinh với Hàng Can thì Tứ Hóa là kết quả duy nhất ! Ví như cách Tham Đà tại Dần (phong lưu thái thượng) là cách xấu, hiển nhiên vì Tham Đà chỉ có tuổi Ất, mà tuổi Ất - Tham Lang tại Dần tam hợp xung chiếu ko đc bất kì Hóa nào !
Có nhiều cách cục đúc kết qua thơ phú về Chính Tinh với Triệt Tuần mà không cần quan tâm đến 4 Hóa chứ.
Ví dụ:
- Tử Tham lạc Không Vong, hư danh giả lợi Không Môn nhân (Tử Tham + Không Vong = không màng/có danh lợi, hoặc đi tu).
- Phủ phùng Không xứ tài suy.
- Tham lang cư Tý thử thiết vô nghi, nhi ngộ Không Vong phản vi đoan chính.
- ...
Thanked by 9 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
sách triết học vedanta |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
|
|
Sách Minh triết trong ăn uống Phương Đông Mr Ngô Đức Vượng |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | au007 |
|
|
|
HUYỀN MÔN TRIẾT LUẬN |
Khoa Học Huyền Bí | YOYO |
|
||
Cái nhìn về sự bảo tồn triệt để của Rừng nhiệt đới bí ẩn của Campuchia |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Lục tự chân ngôn, Phật pháp và Triết hoc |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | emvomr.dam |
|
||
Tuần Triệt có Môn |
Linh Tinh | s2ducvip197 |
|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |