Jump to content

Advertisements




Địa Không tọa cung nào phúc cho cung đó


207 replies to this topic

#181 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 08/07/2023 - 02:59

Abe Shinzō
Cựu Thủ tướng Nhật Bản

Hôm nay là ngày 08/07/2023.
Vào ngày này năm ngoái (08/07/2022), cả thế giới bàng hoàng với tin cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị ám sát. Đến khoảng 17 giờ 03 phút (giờ Nhật Bản) ngày 8 tháng 7 năm 2022, ông được xác nhận là đã qua đời.
Abe Shinzō (21/09/1954 – 08/07/2022) tuổi Giáp Ngọ, là con trai của một gia tộc có truyền thống nhiều đời làm chính trị. Shinzo Abe là thế hệ thứ 3 trong dòng họ chính trị gia liên tục là tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do. Việc này chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Ông cũng ghi dấu ấn là thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất ở đất nước Nhật Bản.

Chức vụ đã đảm trách:
1/ Hạ nghị sĩ.
Nhiệm kỳ 19/07/1993 – 20/10/1996: 3 năm, 93 ngày.
Nhiệm kỳ 20/10/1996 – 08/07/2022: 25 năm, 261 ngày (bị ám sát).
2/ Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP).
Nhiệm kỳ tháng 09/2003 – tháng 09/2004.
3/ Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản.
Nhiệm kỳ 31/10/2005 – 26/09/2006: 330 ngày.
4/ Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do.
Nhiệm kỳ 20/09/2006 – 26/09/2007: 01 năm, 6 ngày.
Nhiệm kỳ 26/09/2012 – 14/09/2020: 7 năm, 354 ngày.
5/ Thủ tướng Nhật Bản.
Nhiệm kỳ 26/09/2006 – 26/09/2007: 1 năm, 0 ngày.
Nhiệm kỳ 26/12/2012 – 16/09/2020: 7 năm, 265 ngày.

Ông ngoại của ông là Kishi Nobusuke giữ chức Thủ tướng từ 1957 đến 1960.
Ông nội của ông là Abe Kan từng phục vụ trong Hạ viện Nhật Bản.
Cha của Abe, ông Abe Shintaro từng là Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1982 đến 1986.
Nobuo Kishi, em trai của Abe, từng là Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2020 đến 2022.
Bên cạnh đó Abe Shinzō còn có quan hệ gần gũi với Thủ tướng, và cũng là ông chú (em ruột của ông ngoại), Santo Eisaku là người từng giữ chức vụ này từ năm 1964 cho đến năm 1972 và sau đó được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1974. Với một gia tộc như thế chứng tỏ lá số tử vi của ông có một cung Phúc đức rất tốt đẹp. Tuổi Giáp Ngọ được lợi thế về bộ sao Tuần Triệt khi Triệt đáo kim cung Tuần lâm hỏa địa, nhất là tại đó có bộ Tử Phủ Vũ Tướng Liêm.

Abe Shinzō là vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất Nhật Bản, cũng là người giữ chức Thủ tướng Nhật Bản bốn nhiệm kỳ liên tiếp; đồng thời là Chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) từ 2012 đến 2020, và trước đó từ 2006 đến 2007.

Ông đã cải tổ bộ máy an ninh khi cho ra đời Hội đồng An ninh Quốc gia năm 2013. Một trong những mục tiêu suốt 9 năm cầm quyền mà cố Thủ tướng Abe ấp ủ là sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, điều mà đến nay vẫn là mục tiêu dang dở. Sau Thế chiến II, điều 9 hiến pháp Nhật Bản quy định nước này “cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế” và “lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì". Ông Abe hiểu rằng việc viết lại điều 9 và biến Nhật Bản trở thành “quốc gia bình thường” có quân đội là không thể. Chủ nghĩa hòa bình đã ăn sâu vào suy nghĩ của dân Nhật Bản. Bởi những trở ngại từ quy trình lập pháp phức tạp cũng như sự phản đối của người dân, kế hoạch sửa đổi hiến pháp của ông Abe không bao giờ thành hiện thực. Vì vậy, ông đề xuất thêm khoản mới trong điều 9 nhằm khẳng định vị thế của Lực lượng phòng vệ (SDF). Việc thừa nhận sự tồn tại của SDF cũng hợp pháp hóa vai trò hiện tại của lực lượng này. Tháng 07/2014, chính quyền Thủ tướng Abe gây tranh cãi khi giải thích lại điều 9 hiến pháp, theo đó đề xuất cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài trong trường hợp đồng minh bị tấn công vũ trang. Đến tháng 09/2015, quốc hội Nhật Bản bỏ phiếu thông qua luật hợp pháp hóa đề xuất trên của ông Abe. Hiến pháp hòa bình cũng không ngăn được ông Abe liên tục tăng cường sức mạnh của SDF.

Về con cái, vợ chồng ông Abe không có con, họ đã trải qua những cuộc điều trị hiếm muộn không thành công. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, bà Akie Abe cho biết bà chấp nhận hai vợ chồng sẽ không có con. “Tôi nghĩ tất cả đều là số phận và tôi phải chấp nhận, thực tế là tôi kết hôn với một chính trị gia, rằng ông ấy trở thành thủ tướng và chúng tôi không được ban phúc để có con”, bà nói.

Năm 2007, Abe từ chức Thủ tướng với lý do bệnh viêm loét đại tràng. Sau khi phục hồi, Abe bất ngờ trở lại chính trị, vượt qua cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru để trở thành Chủ tịch LDP lần thứ hai vào tháng 9 năm 2012. Tháng 12 năm 2012, sau chiến thắng áp đảo của LDP trong cuộc tổng tuyển cử, ông trở thành Thủ tướng đầu tiên tái nhiệm kể từ Yoshida Shigeru năm 1948. Ông tiếp tục đắc cử với kết quả áp đảo năm 2014 và 2017. Tháng 8 năm 2020, Abe thông báo ý định từ chức, với lý do là bệnh viêm loét đại tràng trở lại. Ông chính thức từ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 2020. Ngày 8 tháng 7 năm 2022 ông qua đời do bị ám sát.

Bất chấp nhiều thành tựu, những gì Abe đạt được chưa bao giờ tương xứng với tham vọng của ông. Abe ra đi để lại nhiều mục tiêu chưa được hoàn thành. Những mục tiêu tham vọng và phức tạp mà ông Abe còn dang dở như sửa đổi hiến pháp, trao trả tù nhân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt giữ, hay giải quyết dứt điểm vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Dù vậy, Nhật Bản đã trở thành một đất nước rất khác dưới bàn tay ông Abe. Trước khi Covid-19 ập đến, số người nước ngoài đến thăm và định cư ở Nhật Bản nhiều nhất trong lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NhatHanh: 08/07/2023 - 03:00


#182 BlackBerry

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 338 thanks

Gửi vào 08/07/2023 - 13:34

Abe Shinzō (21.9.1954 - 8.7.2022)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#183 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 14/07/2023 - 22:14

Kishi Nobusuke
Cựu Thủ tướng Nhật Bản

Nói về chính trường Nhật Bản suốt nhiều thâp kỷ có 2 dòng họ Sato và Kishi là nổi bật nhất. Kishi Nobusuke là Thủ tướng thứ 55 và 56 của Nhật Bản từ 31/01/1957 đến 19/07/1960.
Kishi Nobusuke sinh ngày 13/11/1896 tại Tabuse, Yamaguchi, Nhật Bản. Mất ngày 07/08/1987 tại Tôkyô, Nhật Bản.
Cha mẹ: Hidesuke Sato, Moyo Sato
Cháu nội/ngoại: Abe Shinzō, Kishi Nobuo, Abe Hironobu. Trong đó: Abe Shinzo là Thủ tướng 4 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 26/12/2012 đến 16/09/2020); còn Kishi Nobuo là Bộ trưởng Quốc phòng.
Con: Kishi Yoko, Nobukazu Kishi.
Kishi Nobusuke có người em ruột cũng là Thủ tướng. Satō Eisaku – Thủ tướng thứ 61, 62 và 63 của Nhật Bản (từ 09/11/1964 đến 07/07/1972).
Đảng phái: Liberal Democratic Party.

Thời tuổi trẻ, Nobusuke Kishi đã từng đi nhiều nơi để học ngành công nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp từ Mỹ, Đức, Nga.
Các chức vụ đã đảm nhiệm:
Thành viên Chúng Nghị viện. Nhiệm kỳ 30/04/1942 – 07/10/1979
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp. Nhiệm kỳ 18/10/1941-08/10/1943
Sau Đệ nhị thế chiến 08/1945, Kishi Nobusuke bị đi tù 3 năm.
Năm 1952 Nobusuke Kishi quay lại chính trường.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhiệm kỳ 23/12/1956 - 10/07/1957
Bộ trưởng Quốc phòng Nhiệm kỳ 31/01/1957 – 02/02/1957
Thủ tướng thứ 56 và 57 của Nhật Bản Nhiệm kỳ 31/01/1957 – 19/07/1960.
Năm 1960 Nobusuke Kishi bị ám sát: Theo báo Japan Times, về mặt chính trị, năm 1960 là một trong những năm hỗn loạn nhất trong lịch sử thời hậu chiến tranh của Nhật Bản, với các nỗ lực ám sát nhắm vào ít nhất 3 nhân vật chính trị tầm cỡ, trong đó có một vụ thành công. Năm 1960, Nobusuke Kishi bị một kẻ ám sát liên kết với các nhóm cánh hữu dùng dao tấn công. Không rõ động cơ tấn công vào thời điểm đó. Ông Kishi may mắn sống sót vì lưỡi kiếm đã đâm trượt các động mạch chính. Tính từ năm 1909 đến nay, đã có 7 thủ tướng và cựu thủ tướng Nhật Bản bị ám sát và tấn công, trong đó có vụ ám sát bất thành cố thủ tướng Kishi Nobusuke, ông ngoại của ông Abe.

Trong nhiệm kỳ Thủ tướng, Kishi Nobusuke có tâm nguyện sửa đổi Điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản để khôi phục lực lượng quân đội của Nhật Bản sau thế chiến II nhưng không thành. Đến thời Shinzo Abe tiếp tục hoàn thành tâm nguyện của ông ngoại nhưng vẫn còn dở dang.
Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản được ban hành vào ngày 04/05/1947, được xây dựng dưới sự giám sát của lực lượng Mỹ đang chiếm đóng. Điều 9 của văn bản này quy định người dân Nhật Bản chân thành tìm kiếm hòa bình quốc tế dựa trên công lý và trật tự, việc vĩnh viễn từ bỏ quyền phát động chiến tranh, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực được coi là giải pháp giải quyết tranh chấp quốc tế; để đạt được mục đích đó, Nhật Bản không giữ lại lực lượng lục quân, hải quân, không quân và các lực lượng chiến đấu khác. Nhật Bản không thừa nhận quyền giao chiến của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp Nhật Bản còn được gọi là “Hiến pháp hòa bình”. Bản hiến pháp này đã đảm bảo hòa bình cho Nhật Bản trong hàng chục năm sau Thế chiến II nhưng Nhật Bản cũng đánh mất đi phần lớn quyền tự chủ về quốc phòng mà một quốc gia bình thường cần có.
Năm 1960, sau khi ký kết Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật và rút lui khỏi chức Thủ tướng, Nobusuke Kishi chuyển từ Nanpeidai sang Tomigaya một thời gian. Sau đó chuyển chỗ ở về khu dinh thự ở tỉnh Shizuoka từ năm 1970. Dinh thực này trở thành nơi sinh sống cho đến cuối đời của Nobusuke Kishi. Ngày 07/08/1987 Nobusuke Kishi qua đời tại Tokyo, thọ 92 tuổi. Ông ra đi với nhiều tâm nguyện chưa thành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#184 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 16/07/2023 - 15:00

Tôn Trung Sơn
Người sáng lập Trung Hoa Dân Quốc

Khi nhắc đến lịch sử hiện đại của Trung Quốc thế kỷ 20, không thể không nhắc đến ông Tôn Trung Sơn, và Tống Khánh Linh. Nếu ông Tôn là người tiên phong của cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc hiện đại, người sáng lập Trung Hoa Dân Quốc và Quốc Dân Đảng Trung Quốc, thì Tống Khánh Linh, vợ của ông, đã có những đóng góp to lớn trong việc giáo dục quyền và nhân văn cho phụ nữ và trẻ em Trung Quốc.
Khi nhắc đến Tôn Trung Sơn thì không thể không nhắc đến người vợ của ông là Tống Khánh Linh – một trong “ba chị em nhà họ Tống” với “ba cuộc hôn nhân nổi tiếng”: chị cả Tống Ái Linh (vợ của Khổng Tường Hi, sau này là Bộ trưởng Bộ Tài chính 1933-1944 và cũng là người giàu nhất Trung Quốc thời điểm đó); chị thứ hai Tống Khánh Linh (vợ của Tôn Trung Sơn, bà cũng từng giữ chức đồng Chủ tịch CHND Trung Hoa với ông Đổng Tất Vũ nhiệm kỳ 1968-1972; và Chủ tịch danh dự năm 1981); cô út Tống Mỹ Linh (vợ của Tưởng Giới Thạch, sau này là Tổng thống Đài Loan).
Trong ba chị em thì Tống Ái Linh được xem là "một người yêu tiền" (一個愛錢), Tống Khánh Linh được xem là "một người yêu nước" (一個愛國), Tống Mỹ Linh được xem là "một người yêu quyền" (一個愛權). Năm 1997 có một bộ phim của Hồng Kông nói về ba chị em nhà họ Tống có tên "Hoàng triều nhà Tống" (Tống gia hoàng triều - 宋家皇朝), có sự tham gia diễn xuất của nữ minh tinh Trương Mạn Ngọc đã miêu tả cuộc sống của ba chị em.
Tôn Trung Sơn (12/11/1866 – 12/03/1925), nguyên danh là Tôn Văn, tự Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên là nhà cách mạng vĩ đại, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được người dân yêu mến, tôn kính và xưng ông là quốc phụ. Cuộc đời của Tôn Trung Sơn đầy sóng gió, lưu lạc, thăng trầm, nhiều lúc tính mạng như chỉ mành treo chuông.
Thời niên thiếu, ông sang Honolulu (quần đảo Ha-oai) ở với người anh buôn bán kinh doanh, ở bên đó ông theo học các trường tiểu học và trung học của người Âu Châu. Năm 1883, Tôn Trung Sơn trở về nước, theo học trường Đại học Y khoa ở Hương Cảng và trở thành bác sĩ. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị đế quốc xâu xé, ông thấy việc cứu nguy cho toàn xã hội quan trọng hơn là trị bệnh cho một vài người, nên ông bỏ nghề y tham gia hoạt động chính trị.
Thời trung học, ông học tại trường Iolani, Honolulu được dạy dỗ bởi những người Anh theo Anh giáo. Tại đây, ông lần đầu tiếp xúc với Kitô giáo và bị ấn tượng sâu đậm. Sau đó ông tham dự Nhà thờ Đạo Tế (được sáng lập bởi Hội Truyền giáo London vào năm 1888) trong khi học Y khoa ở Hồng Kông. Việc ông theo đạo Ki-tô liên hệ tới những lý tưởng cách mạng và nỗ lực cải tiến đất nước.

Chiến tranh Nhật – Thanh là cuộc chiến tranh giữa đế quốc Đại Thanh và đế quốc Nhật Bản diễn ra từ ngày 01/08/1894 đến ngày 17/04/1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Mãn Thanh.
Năm 1894, Tôn Trung Sơn thành lập Hưng Trung Hội ở Honolulu (Ha-oai) là Hội cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc đề ra Cương lĩnh: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, sáng lập chính phủ hợp quần”. Hội đã thu hút nhiều nhân sĩ và thanh niên Trung Quốc yêu nước tham gia, quyên góp kinh phí, mua sắm vũ khí chuẩn bị các cuộc khởi nghĩa Quảng Châu (1895), Huệ Châu (1898) dự định kết hợp với phong trào phản đế của Nghĩa Hòa Đoàn ở miền Bắc, nhưng đã không thành công, ông lại phải lưu vong ra nước ngoài.
Năm 1895 ông bị vây bắt ở Hương Cảng về tội chuyên chở võ khí lậu về Trung Hoa, ông nhờ may mắn nên thoát nạn.
Năm 1896 ông bị giam giữ ở Tòa lãnh sự Trung Hoa tại Luân Đôn, chỉ chờ giờ là giải ông xuống tàu về nước thọ lãnh án tử hình, may nhờ Bộ Ngoại giao Anh can thiệp kịp thời nên thoát chết.
Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức cách mạng ở trong nước, lập thành “Trung Quốc Đồng Minh Hội” do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của Hội, ông đã đề xướng Chủ nghĩa Tam dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Từ đó, phong trào cách mạng tiến mạnh hơn trước.
Từ 1905, Trung Quốc Đồng Minh Hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam, nhưng không thành công. Thời điểm đó, bất mãn vì nhà Thanh quốc hữu hoá đường sắt Xuyên-Hán, Việt-Hán để gán nợ cho Anh, Pháp, Đức, Mỹ; nhân dân các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên nổi dậy phản đối.
Ngày 10/10/1911, lợi dụng thời cơ nhà Thanh điều quân đội từ Vũ Xương đến Trùng Khánh, vào ban đêm binh lính ở Vũ Xương đã nổi dậy. Đây là kết quả của một cuộc vận động lâu dài của Trung Quốc Đồng minh Hội. Mờ sáng hôm sau thì quân cách mạng chiếm được Vũ Xương. Sách sử gọi là Khởi Nghĩa Vũ Xương. Thắng lợi này đã cổ vũ các tỉnh khác tuyên bố ly khai với nhà Thanh, làm nên cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.
Ngày 02/11/1911, Viên Thế Khải (họ Viên là một đại thần cuối thời nhà Thanh) cho quân đánh chiếm lại Hán Khẩu, sau đó cho bao vây Vũ Xương.
Ngày 15/11/1911, đại biểu quân cách mạng ở các tỉnh về Thượng Hải dự hội nghị, nhưng đến ngày 24/11/1911 thì bị vây phải dời về Vũ Xương. Nơi này lại bị vây, hội nghị phải họp trong tô giới Anh ở Hán Khẩu.
Ngày 02/12/1911, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh, hội nghị liền dời về đây để bầu đại Tổng thống, lập Chính phủ lâm thời.
Ngày 25/12/1911, Tôn Trung Sơn từ Mỹ về nước.
Ngày 29/12/1911, Tôn được đại biểu của 17 tỉnh dự họp bầu làm Đại tổng thống lâm thời, và lấy ngày 01/01/1912 làm ngày khai sinh của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Ông đã ban bố bản Lâm thời ước pháp (Hiến pháp lâm thời) để làm cơ sở cho việc xây dựng nước Trung Hoa dân quốc.
Được tin, Viên Thế Khải liền tìm mọi cách tấn công vào chính quyền mới. Vừa bị quân đội của Viên Thế Khải uy hiếp, vừa bị các nước đế quốc thu hết thuế quan (họ không công nhận chính phủ của Tôn Dật Tiên), nên chính phủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn.
Tôn Trung Sơn xuất thân từ ngành y, nhưng các hoạt động chính trong suốt cuộc đời của ông lại tập trung vào đấu tranh vũ trang. Từ khởi nghĩa Quảng Châu năm 1895 đến khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương (Quảng Châu) ngày 27/04/1911, cả 10 lần bạo động vũ trang đều do ông lãnh đạo phát khởi từ Đồng Minh hội và Trung Hưng hội. Ảnh hưởng to lớn từ tư tưởng Tôn Dật Tiên và tổ chức bí mật Đồng Minh hội trong quân Thanh đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, cuối cùng khiến triều đình Mãn Thanh bị lật đổ. Sau khi Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống lâm thời, không chỉ Viên Thế Khải và các thủ hạ quân đội Bắc Dương mới của Viên luôn chực chờ như hổ đói, mà các đội quân khác cũng đang hùng cứ các nơi. Khi đó, Trung Hoa Dân Quốc vừa mới thành lập, Đại Tổng thống Tôn Trung Sơn nắm đảng cầm quyền nhưng trong tay lại không có quân đội, vậy nên ông khó có thể thi triển được hùng tâm tráng chí của mình. Ngay ở những ngày đầu tiên khi Trung Hoa vừa thoát khỏi ách chuyên chế phong kiến, lãnh tụ Dân quốc của họ (Tôn Trung Sơn) đã có chủ trương sai lầm. Chỉ sau một tháng kể từ khi nhậm chức, Tôn Trung Sơn đã thoái lui, nhường ghế Đại Tổng thống lại cho Viên Thế Khải, chỉ kèm theo điều kiện đã hiển nhiên diễn ra: Viên Thế Khải phải bắt Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, xếp lịch sử phong kiến Trung Hoa vào viện bảo tàng và phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Chính phủ Cộng hòa.
So với lời thề trung thành với chế độ cộng hòa thì mộng bá vương với Viên Thế Khải còn quan trọng hơn gấp bội. Sau khi thu tóm được quyền lực, họ Viên lập tức tiến hành hàng loạt động thái chống lại nền Cộng hòa non trẻ. Ông ta cách chức một loạt tỉnh trưởng, đốc quân các tỉnh.
Ngày 20/03/1913, một đảng viên trọng yếu của Trung Quốc Đồng Minh hội là Tống Giáo Nhân bị mưu sát mà người chủ mưu là một viên chức cao cấp trong Chính phủ của Viên Thế Khải. Vì việc này mà Tôn Dật Tiên tuyên bố chống Viên Thế Khải.
Tháng 08/1913, vì sợ Viên Thế Khải lộng quyền, Trung Quốc Đồng Minh Hội do Tôn Trung Sơn thành lập (từ trước) được cải tổ thành Quốc dân Đảng, lấy ưu thế chiếm đa số, tìm cách nhanh chóng thông qua Quốc hội kiềm giữ tham vọng xưng Hoàng đế của Viên. Đáp lại, người của Viên Thế Khải đã thủ tiêu, ám sát một số nhân vật quan trọng của Quốc dân Đảng. Đồng thời, Tôn Trung Sơn cũng tập hợp các lực lượng cách mạng ở các tỉnh phía Nam chống lại họ Viên, nhưng bị đàn áp nhanh chóng và thất bại (lịch sử gọi là Cuộc cách mạng lần thứ hai). Để lên ngôi Hoàng đế, Viên Thế Khải đã thỏa hiệp cho Nhật chiếm đóng một phần lãnh thổ để được họ làm lực lượng hậu thuẫn.
Sau thất bại, Tôn Trung Sơn và nhiều đồng chí của mình đã phải sống lưu vong tại Nhật Bản. Người bạn thân thiết của Tôn Trung Sơn là Tống Diệu Như (Tống Gia Thụ - sau này là cha vợ), một thương gia giàu có nhưng rất có cảm tình với Đảng cách mạng, đã hỗ trợ ông rất nhiều trong thời gian hoạt động tại Nhật Bản. Lúc đó, người con gái lớn của Tống Diệu Như là Tống Ái Linh làm thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn và người con gái thứ hai là Tống Khánh Linh vẫn đang lưu học tại Mỹ. Tống Khánh Linh nhiều lần gặp mặt và rất sùng bái Tôn Trung Sơn, cô mang hy vọng cháy bỏng được theo ông tham gia cách mạng. Khi Tống Ái Linh kết hôn với Khổng Tường Hi (sau này là Bộ trưởng Tài chính 1933-1944 và cũng là người giàu nhất Trung Quốc thời điểm đó) và không thể tiếp tục đảm nhận vai trò thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn, thì Tống Khánh Linh liền chủ động đề xuất đảm nhận công việc này. Kể từ đây tình yêu bền chặt keo sơn giữa hai người đồng chí cùng chung chí hướng đã nảy sinh. Mối tình giữa ông Tôn Trung Sơn và bà Tống Khánh Linh đã bị những định kiến xã hội ảnh hưởng rất lớn vào thời điểm đó. Trong thời đại đầy biến động đó, Tống Khánh Linh kém ông Tôn Trung Sơn 27 tuổi nên đã có rất nhiều người đồn đoán ác ý về mối quan hệ của họ. Trải qua nhiều khó khăn, thị phi, cả hai đi đến kết hôn vào năm 1915 sau khi Tôn Trung Sơn ly dị người vợ đầu tiên là Lư Mộ Trinh. Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh chung chí hướng rằng phải tạo ra một cuộc cách mạng mới, để tương lai Trung Quốc ngày càng tốt đẹp hơn, cuộc sống dân chúng ngày một tốt hơn.
Trong thời gian Tôn Trung Sơn bỏ sang Nhật sống lưu vong. Các nghị viên thuộc Quốc dân đảng chiếm đa số cũng nhanh chóng bị Viên Thế Khải tống cổ ra khỏi Quốc hội, buộc số còn lại phải thừa nhận quyền lực của ông ta.
Năm 1914, Viên Thế Khải giải tán luôn Quốc hội, vay 25 triệu bảng từ các nước đế quốc Anh, Pháp, Nga, Nhật, Đức để củng cố quân đội riêng, chống lại nền Cộng hòa. Không chấp nhận được điều đó, hàng loạt thủ lĩnh quân sự, chính trị Trung Quốc ở khắp nơi đã nổi lên chống Viên Thế Khải, tuyên bố ly khai, hình thành nên nạn cát cứ, đưa Trung Quốc bước vào giai đoạn hỗn loạn Bắc Dương quân phiệt. Bản thân Viên Thế Khải sau đó đã lên ngôi, làm hoàng đế Trung Hoa được 83 ngày thì chết ở tuổi 57.
Năm 1916 cái chết của Viên Thế Khải đã dẫn đến sự phân hóa sâu sắc cả hệ thống chính trị Trung Quốc và sự kết thúc của Chính phủ Bắc Dương với tư cách là cơ quan trung ương của Trung Hoa Dân quốc.
Tháng 09/1917, Tôn Trung Sơn đi về phía nam đến Quảng Châu, đảm nhiệm chức vị đại nguyên soái của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và tổ chức quân đội bảo vệ Hiến Pháp. Ông sử dụng “Kế hoạch tác chiến đối kháng lại quân đội phương Bắc” do Tưởng Giới Thạch đề xuất để phát động cuộc chiến bảo vệ Hiến Pháp và thảo phạt Đoàn Kỳ Thụy, mấy tháng liền thường xuyên có tin vui. Không ngoài dự liệu của quân chủ lực bảo vệ Hiến Pháp, các sứ quân của Đường Kế Nghiêu và Lục Vinh Đình vì lợi ích cá nhân đã tự ý cầu hòa với phương Bắc và âm mưu với các tướng lĩnh nhằm lũng đoạn quyền lực của đại nguyên soái. Bởi vậy nên vào tháng 05/1918, Tôn Trung Sơn tức giận từ chức đại nguyên soái.
Ngày 05/04/1919 khi phong trào Cách mạng Ngũ Tứ chống phong kiến cát cứ, chống đế quốc thôn tính đất đai Trung Quốc, chống hiệp ước Verseille cắt tỉnh Sơn Đông từ tay Đức sang giao cho Nhật Bản… thành công, Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh từ Nhật Bản trở về Thượng Hải, tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
Năm 1920, ông xuống Quảng Châu đảm nhận chức đại nguyên soái và triển khai “Phong trào hộ pháp”, tuy nhiên đã bị tập đoàn quân phiệt và giới chính khách phản bội, Tôn Trung Sơn phẫn nộ từ chức trở về Thượng Hải.
Tháng 01/1921, hội nghị đại hội Quốc hội bất ngờ diễn ra tại Quảng Châu. Vào tháng 4, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống và Trần Quýnh Minh được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội Quảng Đông, một lần nữa chuẩn bị cho cuộc Bắc phạt để thống nhất Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch đã sớm nhìn ra Trần Quýnh Minh là loại người không đáng tin cậy, nên đã sớm cảnh báo cho Tôn Trung Sơn nhưng ông bỏ ngoài tai và cái gì phải đến đã đến, Tôn Trung Sơn đã trả một cái giá rất đắt.
Ngày 16/6/1922, Trần Quýnh Minh trở mặt phản bội và ra lệnh hơn 4.000 binh lính vây chặt phủ Tổng thống, lại dùng đại bác và máy bay bỏ bom bắn phá phủ Tổng thống. Tôn Trung Sơn buộc phải liều mạng vượt qua rừng súng mưa đạn, rời khỏi phủ Tổng thống, đi bộ tới Bộ tư lệnh Hải quân trên con đê dài. Sau đó bước lên chiến hạm Vĩnh Phong, chỉ huy hải quân đánh trả quân phiến loạn. Trong lúc hoạn nạn, Tôn Trung Sơn đã nghĩ tới Tưởng Giới Thạch. Lúc này Tưởng Giới Thạch đang cúng giỗ một năm ngày qua đời của mẹ ở Triết Giang. Tôn Trung Sơn liền sai người đánh đi một bức điện khẩn: ”Việc nguy cấp, mong tới đây ngay”. Sau khi Tưởng nhận được bức điện, đã cấp tốc tới Quảng Đông lặng lẽ bước lên chiến hạm Vĩnh Phong, hộ vệ Tôn Trung Sơn, sau đó Tôn Trung Sơn thoát nạn. Sự kiện phiến quân Trần Quýnh Minh một lần nữa nêu bật sự cần thiết phải thành lập quân đội quốc gia. Sau sự kiện đó, Tôn Trung Sơn bắt đầu xem xét khả năng khi liên minh với các lực lượng quân sự khác.
Sau khi kết hôn với Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh vẫn làm công việc phụ giúp ông Tôn Trung Sơn. Cô đã chăm sóc ông Tôn Trung Sơn bằng mọi cách có thể. Do hết lòng với cách mạng và công việc bận rộn nên cả hai vẫn chưa có con sau nhiều năm chung sống. Mãi đến năm 1922, bảy năm sau khi hai người kết hôn, Tống Khánh Linh mang thai, đây là lần mang thai duy nhất trong đời cô. Vào tháng 06/1922, khi Trần Quýnh Minh phát động một cuộc binh biến ở Quảng Châu, đã bắn phá dinh tổng thống. Khi đó, Tống Khánh Linh đang mang thai và khả năng vận động hạn chế. Chính bà Tống Khánh Linh đã nhất quyết yêu cầu ông Tôn Trung Sơn rời khỏi Phủ Chủ tịch trước, Tống Khánh Linh cũng rời khỏi Phủ Chủ tịch sau đó, nhưng trong quá trình này, bà cũng mất đi đứa con duy nhất của mình.
Đầu năm 1924 Tôn Trung Sơn cử Tưởng Giới Thạch lập kế hoạch xây dựng Trường quân sự Hoàng Phố, cử Tưởng Giới Thạch làm chủ tịch ủy ban trù bị của Học viện Quân sự Hoàng Phố để thành lập trường quân sự và lực lượng quân sự của riêng mình. Năm 1924 trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã tuyên bố thực hiện 3 chính sách lớn “liên Nga, liên Cộng và giúp đỡ nông dân”, tiếp nhận sự trợ giúp của Đảng CSTQ và Đảng CS Liên Xô, cải tổ Quốc Dân Đảng.
Lúc này, bản đồ Trung Quốc đã bị băm nhỏ, mỗi địa phương bị cát cứ bởi một tập đoàn tướng lĩnh quân phiệt, khi hợp tung, lúc liên hoành đánh nhau hỗn loạn. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn đã quyết định liên minh với Đảng CSTQ vào năm Dân quốc thứ 5 (năm 1924) nhằm đoàn kết tạo sức mạnh chính trị chống nạn cát cứ quân phiệt. Ông phong cho Tưởng Giới Thạch làm Tư lệnh quân Bắc phạt.
Năm 1924 biểu hiện bệnh gan của Tôn Trung Sơn cũng chưa rõ ràng, nhưng tới tháng 01/1925, bệnh tình của Tôn Trung Sơn bỗng trở nên trầm trọng. Lúc này, ông đang khổ sở chống chọi căn bệnh ung thư gan. Ngày ngày, Tống Khánh Linh túc trực bên giường bệnh của chồng. Bà chăm sóc ông hết mực, một bước không rời đức phu quân. Đau khổ xót xa, nhưng người phụ nữ ấy vẫn cứng cáp, vững vàng. Bà nén buồn thương, giấu nước mắt trong lòng. Ngày 12/3/1925, nhà lãnh đạo họ Tôn vĩnh viễn rời xa cuộc đời với biết bao tâm nguyện còn dang dở. Phút lâm chung, ông cố góp chút hơi tàn căn dặn mọi người hãy đối xử thật tốt với người vợ yêu của mình.
Sau khi Tôn Trung Sơn mất, quyền lãnh đạo Quốc Dân đảng do Tưởng Giới Thạch nắm giữ. Cái chết của Tôn Trung Sơn là một tổn thất lớn cho phong trào cách mạng Trung Quốc lúc đó.
Năm 1925, khi Tôn Trung Sơn qua đời tại Bắc Kinh, bà Tống Khánh Linh vô cùng đau buồn. Ba bức thư mà Tôn Trung Sơn để lại cũng là người trao gửi những thành quả cách mạng và tâm nguyện cuối đời của ông cho Tống Khánh Linh. Chính với sự giao phó của ông Tôn Trung Sơn, trong mấy chục năm sau, bà âm thầm chịu đựng nỗi cô đơn và làm việc chăm chỉ để hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của ông Tôn. Sau cái chết của Tôn Trung Sơn cũng mở ra nửa thế kỷ hỗn loạn nhất ở Trung Quốc.
Để ghi nhớ những đóng góp của vị lãnh tụ vào cuối thời kỳ nhà Thanh, Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn được xây dựng tại Đài Bắc và hoàn thành vào năm 16/05/1972. Với lối kiến trúc cổ xưa pha lẫn nét hiện đại, tòa kiến trúc tráng lệ và uy nghiêm được đặt trong không gian quảng trường Chung Shan với tượng đài Tôn Trung Sơn uy nghi, vững chắc như cánh tay vững chắc bảo vệ cho nhân dân cả khu vực, nhiều hoa tô điểm xung quanh.
Tại đại lục, Tôn Trung Sơn được xem là “Cách mạng tiên hành giả” (người tiên phong của cách mạng) và tên của ông thậm chí còn được đề cập tới trong lời tựa Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Có thể nói, ông là một nhà cách mạng vĩ đại, người cả đời theo đuổi lý tưởng cách mạng, trải qua bao thăng trầm để khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.
Tại TPHCM, Quận 7 hiện nay chúng ta cũng thấy có con đường mang tên Tôn Dật Tiên tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NhatHanh: 16/07/2023 - 15:06


Thanked by 3 Members:

#185 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 553 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 18/07/2023 - 01:22

năm nhâm tý 1912 lưu triệt tại dần tiểu vận tại dần, vừa vào thân cung đại vận 1911 địa kiếp hóa quyền quốc ấn vừa nắm đại quyền rồi cũng trao đi quyền lực

Thanked by 1 Member:

#186 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 22/07/2023 - 00:35

“Thành công luôn luôn đến với những người dám hành động và ít khi đến gần những người quá nhát gan không dám đón nhận hậu quả.”
- Jawaharlal Nehru.

Từ khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, trong chính trường có một gia tộc rất nổi bật vì 3 đời làm Thủ tướng, đó là gia tộc Nehru - Gandhi: Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru, Thủ tướng thứ ba Indira Gandhi và Thủ tướng thứ tư Rajiv Gandhi.
Từ năm 1858 thế kỷ 19, Ấn Độ đã bị thực dân Anh cai trị trực tiếp. Ngày 1/1/1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ. Ấn Độ bị thực dân Anh thi hành chính sách ngu dân gần 100 năm, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
Nói đến chính trị Ấn Độ thế kỷ 19 phải nói đến Đảng Quốc đại, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Đảng Quốc Đại Ấn Độ thành lập từ năm 1885 và là đảng phái có sự nghiệp chính trị đồ sộ nhất trong lịch sử nước này. Đây là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Anh. Đảng Quốc đại gắn liền với gia tộc Nehru – Gandhi vì có nhiều đời làm Chủ tịch đảng.
Thế kỷ 20, sau Thế chiến I, phong trào đòi độc lập diễn ra khắp nơi, nổi bật nhất là phong trào bất bạo động của nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi.
Trong Thế chiến II, Vương quốc Anh hứa sẽ trao trả độc lập cho Ấn Độ để đổi lấy việc người Ấn tham chiến. Sau Thế chiến II, kinh tế Anh bị thiệt hại nặng nề, và việc duy trì thuộc địa ở Ấn Độ trở thành một gánh nặng. Thủ tướng Anh khi đó là Clement Atlee tuyên bố rút khỏi Ấn Độ, dự kiến vào tháng 6/1948.
Từ nhiều thế kỷ, ba tôn giáo chính ở Ấn Độ là đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Sikh tồn tại xen kẽ. Ngày 16/8/1946, thủ lĩnh Hồi giáo Jinnah kêu gọi người Hồi giáo tổng đình công trên toàn Ấn Độ để đòi ly khai. Bạo loạn bùng phát ở Calcutta, thủ phủ tỉnh Tây Bengal, châm ngòi cho một tuần đẫm máu mang tên "Đại thảm sát Calcutta" khiến khoảng 5.000 người thiệt mạng.
Năm 1947, người Hồi giáo tấn công và áp đảo người Sikh ở tỉnh Punjab.
Để khỏi phải chịu trách nhiệm cho cảnh bạo lực ngày một trầm trọng, Toàn quyền Louis Mountbatten quyết định đẩy ngày độc lập cho Ấn Độ sớm hơn, tức ngày 15/08/1947 thay vì tháng 06/1948 như dự kiến.
Ngày 15/08/1947, Ấn Độ được chia thành hai quốc gia dựa trên sự khác biệt tôn giáo. Theo đó, các tỉnh đa số người Hồi giáo thuộc về Pakistan, các tỉnh đa số người Hindu thuộc về Ấn Độ. Tỉnh Punjab và Bengal bị chia đôi với ranh giới chưa được quyết định.
Ngày 14-15/8/1947, Pakistan và Ấn Độ lần lượt tuyên bố độc lập mặc dù chưa rõ ranh giới lãnh thổ.
Mahatma Gandhi, linh hồn của phong trào độc lập, từ chối ăn mừng ở Delhi. Thất vọng vì cách tiến hành việc chia cắt, ông đến Calcutta nơi bạo lực đang hoành hành để tuyệt thực và cầu nguyện.
Jawaharlal Nehru được Quốc hội bầu làm Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập, mặc dù câu hỏi về lãnh đạo đã được giải quyết từ năm 1941, khi Mahatma Gandhi thừa nhận Nehru là người thừa kế chính trị của ông.

Jawaharlal Nehru sinh ngày 14/11/1889 tại Allahabad, là con trai của luật sư Motilal Nehru - cựu Chủ tịch Đảng Quốc Đại. Motilal Nehru là một luật sư ưu tú, hoạt động tích cực trong phong trào đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ ngay từ thời kỳ đầu và trở thành Chủ tịch đảng Quốc Đại 1919-1920 và 1928-1929. Motilal Nehru và Mahatma Gandhi không có huyết thống. Motilal Nehru là một trong những người bạn cách mạng sớm nhất của Mahatma Gandhi trong đảng Quốc đại.
Jawaharlal Nehru xuất thân từ tầng lớp quý tộc, du học tại Anh từ năm 15 tuổi, theo học Trường Harrow, rồi sau đó là Đại học Trinity ở Cambridge. Ông nghiên cứu luật tại Hội luật sư Inner Temple ở London.
Năm 1912 Nehru quay trở lại Ấn Độ và hành nghề luật trong vài năm.
Năm 1916, ông kết hôn với Kamala Kaul, năm sau đó (1917) họ sinh một người con gái và đặt tên là Indira Gandhi.
Năm 1919, nối gót cha mình làm cách mạng, Nehru tham gia Đảng Quốc đại Ấn Độ và đấu tranh đòi quyền tự chủ lớn hơn từ người Anh.
Trong các thập niên 1920 và 1930, có hơn 10 năm, Nehru liên tục bị người Anh giam giữ trong tù do các hành vi bất tuân dân sự của mình. Ngay cả khi ở trong tù, Jawaharlal Nehru vẫn cùng với Mahatma Gandhi lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
Đến năm 1929, Jawaharlal Nehru kế nhiệm cha mình (ông Motilal Nehru) trong cương vị Chủ tịch đảng Quốc Đại. Với uy tín và tài năng của mình, Jawaharlal Nehru nhiều lần được bầu làm Chủ tịch Đảng Quốc đại (các năm 1929-1930, 1936-1937, 1946, 1951-1954).
Trước ý chí đấu tranh kiên quyết của nhân dân Ấn Độ, đặc biệt là trong phong trào chống thực dân Anh được phát động vào năm 1942, buộc thực dân Anh đã phải ngồi vào bàn thương thuyết với Ấn Độ.
Đến cuối Thế chiến thứ hai, Nehru được xem như người kế nhiệm Mahatma Gandhi. Ông đóng vai trò trung tâm trong những cuộc đàm phán độc lập cho Ấn Độ.
Năm 1947, Jawaharlal Nehru phản đối quan điểm của Liên đoàn Hồi giáo yêu cầu chia cắt Ấn Độ theo tôn giáo. Louis Mountbatten, Phó vương người Anh cuối cùng của Ấn Độ, đã ủng hộ sự chia cắt lãnh thổ bởi đây là giải pháp nhanh nhất và khả thi nhất. Nehru cuối cùng cũng miễn cưỡng đồng ý.
Ngày 15/8/1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, Nehru được bầu làm Thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập, đồng thời kiêm nhiệm chức Ngoại trưởng Ấn Độ.
Những chức vụ Nehru đã đảm nhiệm:
1/-Bộ trưởng Quốc phòng: Nhiệm kỳ từ 10/02/1953-10/01/1955; Nhiệm kỳ từ 30/01/1957-17/04/1957; Nhiệm kỳ từ 31/10/1962-14/11/1962.
2/-Bộ trưởng Tài chính: Nhiệm kỳ từ 24/07/1956-30/08/1956; Nhiệm kỳ từ 13/02/1958-13/03/1958.
3/-Bộ trưởng Ngoại giao: Nhiệm kỳ từ 15/08/1947 đến 27/05/1964: 16 năm 286 ngày.
4/-Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ: Nhiệm kỳ từ 15/08/1947 đến 27/05/1964: 16 năm 286 ngày.
Hiến pháp Ấn Độ đã được ban hành vào năm 1950, sau đó Nehru bắt tay vào một chương trình đầy tham vọng về cải cách kinh tế, xã hội và chính trị. Ông đã tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội đáng kể và gắn Ấn Độ với chính sách công nghiệp hóa. Chủ yếu, ông giám sát quá trình chuyển đổi của Ấn Độ từ một thuộc địa sang một nước cộng hòa, trong khi nuôi dưỡng một hệ thống đa nguyên, đa đảng. Trong chính sách đối ngoại, ông giữ vai trò lãnh đạo trong Phong trào không liên kết. Ông là một trong những người Ấn Độ đầu tiên đã đưa ánh sáng khoa học của thế kỷ chiếu rọi vào lịch sử rất đa dạng, phong phú nhưng cũng đượm màu huyền bí của Ấn Độ; và đã phát hiện ra những mâu thuẫn giữa một bên là tiềm năng vô tận của đất mẹ và một bên là thực tế nghèo nàn của đại đa số nhân dân Ấn Độ.
Nehru là người đã đưa ra sáng kiến triệu tập hội nghị các nước châu Á năm 1947 và là một trong những người sáng lập Phong trào không liên kết. Chính sách hòa bình không liên kết, chống đế quốc của ông đã mang lại uy tín lớn lao cho đất nước Ấn Độ, đồng thời góp phần làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới, củng cố hòa bình và hợp tác giữa các nước. Trong thời kỳ ‘chiến tranh lạnh’ (1947-1991), Nehru cho Ấn Độ thi hành chính sách ‘trung lập tích cực’. Chính ông cũng là vị thượng khách đầu tiên đến thăm Hà Nội sau khi thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới giải phóng được 1 tuần lễ. Ông và Chủ tịch H.C.M đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị bền chặt Ấn Độ và Việt Nam.
Năm 1962, tranh chấp ở biên giới Trung – Ấn đã leo thang thành chiến tranh, quân Ấn Độ bị đánh bại hoàn toàn. Sự việc này tác động mạnh đến tình trạng sức khỏe đang suy yếu của Nehru. Sau thất bại trong xung đột với Trung Quốc vào năm 1962, Nehru nhận thấy quân đội Ấn Độ cần thiết phải có vũ khí hạt nhân. Sau đó, Ấn Độ dưới sự chỉ đạo của Nehru đã khẩn trương bắt tay vào nghiên cứu vũ khí nguyên tử (hay còn gọi là vũ khí hạt nhân) và công việc được chính thức bắt đầu vào năm 1965 dưới thời tiến sỹ Homi Bhabha. Quá trình nghiên cứu và phát triển có những bước đột phá dưới thời nữ Thủ tướng Indira Gandhi. Năm 1974, Ấn Độ thử nghiệm vụ nổ plutonium đầu tiên của mình. Trải qua 35 năm nghiên cứu, Ấn Độ chính thức tuyên bố sở hữu vũ khí nguyên tử vào năm 1998, với việc liên tiếp thử nghiệm 5 vụ thử hạt nhân, trong đó một quả bom nhiệt hạch và bốn quả bom phân hạch.
Trong lúc Nehru còn quá nhiều kế sách đang thực hiện thì Nehru đột ngột qua đời vào ngày 27/5/1964 sau một cơn đau tim nặng, hưởng thọ 76 tuổi. Thi hài ông được hỏa táng, tro được đem trải khắp đồng ruộng Ấn Độ và được thả xuống dòng sông Hằng ở nơi thành phố quê hương ông.
Jawaharlal Nehru không chỉ là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của thế kỷ 20, mà còn là một nhà văn hóa, khoa học và triết học tài năng. Ông đã để lại cho đất nước Ấn Độ và nhân loại một di sản văn hóa lớn. Các tác phẩm của ông thể hiện trí tuệ triết học sâu sắc và niềm tin bất diệt ở tiến bộ xã hội, như cuốn “Tiểu sử tự thuật” (năm 1936), “Sự thống nhất Ấn Độ” (năm 1941), “Sự phát hiện Ấn Độ”… Đặc biệt trong tác phẩm “Sự phát hiện Ấn Độ” nổi tiếng khắp thế giới, Nehru đã đi sâu tìm hiểu “tính sách dân tộc Ấn” và những giá trị to lớn của nền văn hóa Ấn Độ. Ông đã đưa ra những ý kiến sắc sảo về sự “không đoạn tuyệt”, “không bao giờ quên” những di sản huy hoàng trong quá khứ của đất nước Ấn Độ.
Để vinh danh cho Jawaharlal Nehru sau khi ông qua đời, chính phủ Ấn Độ thành lập Giải Jawaharlal Nehru hàng năm. Giải này được thiết lập năm 1965, do "Hội đồng quan hệ Văn hóa Ấn Độ" (Indian Council for Cultural Relations) quản lý, dành cho những người "có đóng góp xuất sắc vào việc thúc đẩy sự Thông cảm quốc tế, thiện chí và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới". Khoản tiền thưởng của giải là 2,5 triệu rupee tương đương 800 triệu VNĐ.
Sau khi J. Nehru qua đời (27/05/1964), giai đoạn ổn định tương đối của Ấn Độ chấm dứt. Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội gay gắt. Nạn thiếu lương thực trầm trọng và kéo dài, đặc biệt là những năm 1965 - 1966.
Ngày 19/01/1966, sau khi Thủ tướng kế nhiệm J. Nehru, ông L.B. Saxtri qua đời, bà Indira Gandhi (con gái của cố Thủ tướng J. Nehru) trở thành vị Thủ tướng thứ ba của Cộng hoà Ấn Độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#187 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 29/07/2023 - 12:11

“Sự thay đổi trong xã hội được tạo ra bởi những người dám thách thức và hành động, những người có lối suy nghĩ khác biệt, độc đáo” – Indira Gandhi.

Indira Gandhi là con gái của Thủ tướng đầu tiên, Jawaharlal Nehru, và là mẹ của một Thủ tướng khác, Rajiv Gandhi.
Indira Gandhi là một trong những nữ chính khách nổi bật nhất sau khi Ấn Độ giành độc lập, bà được mệnh danh là "Người đàn bà thép của Ấn Độ". Do họ Gandhi nên bà hay bị nhầm là có họ hàng với anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi.
Bà Indira Gandhi sinh ngày 19/11/1917, là con một trong một gia đình có tầm quan trọng về chính trị. Do môi trường ảnh hưởng từ nhỏ nên bản thân Indira cũng bước chân vào con đường chính trị từ sớm.
Lớn lên trong sự chăm sóc của người mẹ vẫn thường bệnh tật và xa cách gia đình bên nội, Indira dần dần phát triển mạnh bản năng tự vệ và tính cách đơn độc. Indira thường bất hòa với các bà cô (chị em của cha).
Vào năm 12 tuổi, Indira Gandhi đóng vai trò lớn hơn trong cuộc đấu tranh của Ấn Độ. Bà thành lập phong trào Vanar Sena với sự tham gia của 60.000 thanh thiếu niên, chuyên tổ chức những cuộc phản kháng, diễu hành cũng như hỗ trợ các chính khách đảng Quốc đại phổ biến các ấn phẩm nhạy cảm và tài liệu bị cấm đoán vào đầu thập niên 1930.
Năm Indira 17 tuổi, mẹ bà mất do bệnh lao phổi.
Bà từng theo học tại những trường nổi tiếng của Ấn Độ và Châu Âu. Trong những năm sống ở Châu Âu, bà gặp và kết hôn với Feroze Gandhi, một thành viên tích cực của đảng Quốc Đại, họ có 2 người con là Rajiv và Sanjay (Rajiv Gandhi về sau trở thành thủ tướng kế nhiệm mẹ). Song, rất tiếc, sau đó, Feroze ngoại tình. Nên phần lớn cuộc đời sau này, bà Indira sống cùng cha mình sau khi ông trở thành Thủ tướng vào năm 1947. Tuy nhiên, năm 1958, Feroze mắc bệnh tim, căn bệnh đã hàn gắn cuộc hôn nhân của họ. Đến sống với chồng ở Kashmir và giúp chồng hồi phục, gia đình Gandhi ngày càng gắn kết hơn. Nhưng Feroze qua đời ngày 08/11/1960 khi Indira đang đi cùng Nehru trong một chuyến viếng thăm nước ngoài.
Trong năm 1959 và 1960, khi cha của bà đang là Thủ tướng thì Gandhi ra tranh cử và đắc cử Chủ tịch Dảng Quốc Đại Ấn Độ. Bà đảm trách việc quản lý nhân sự cho cha. Vì Nehru thường lớn tiếng chỉ trích chủ trương gia đình trị, bà không ra tranh cử trong kỳ bầu cử năm 1962.
Nehru từ trần ngày 24/05/1964, Indira Gandhi trở thành người thừa kế di sản của ông. Theo lời khẩn nài của tân Thủ tướng Lal Bahadur Shastri, cho nên Gandhi ra tranh cử và bắt đầu tham chính, được bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Phát thanh và được bổ nhiệm làm thành viên Thượng viện Rajya Sabha.
Ngày 14/01/1966, 49 tuổi, trong cuộc bầu cử lãnh đạo nghị viện của Đảng Quốc Đại, bà giành chiến thắng và trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ.
Từ ngày 16/07/1969 đến 27/06/1970: 346 ngày, bà kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính.
Từ ngày 27/06/1970 đến 04/02/1973 bà kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Nội vụ.
Bà đã thực hiện các biện pháp nhằm xoá đói giảm nghèo, cùng "Cuộc cách mạng Xanh" và cuộc chiến với Pakistan giúp giải phóng Bangladesh đã khiến danh tiếng của bà lan xa.
Bangladesh thành lập nhà nước từ thế kỷ VI TCN. Đến thế kỷ XIII, Bangladesh bị người Hồi giáo thống trị. Từ năm 1557 đến năm 1947, nước này là một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh. Năm 1947, bị sáp nhập vào Pakistan với tên gọi là Đông Pakistan. Bạo lực bắt nguồn từ cuộc bầu cử Quốc hội Pakistan vào năm 1970 sau khi đảng Awami do giáo chủ Mujibur Rahman, đại diện cho cộng đồng người Hồi giáo tại vùng lãnh thổ đông Pakistan (Bangladesh) giành thắng lợi. Tuy nhiên, Thủ tướng Pakistan khi đó, Zulfikar Ali Bhutto từ chối trao chiếc ghế Thủ tướng lại cho Giáo chủ Rahman, đồng thời ra lệnh cho quân đội thẳng tay đàn áp những người Hồi giáo có thiện cảm với đảng Awami. Có khoảng 3 triệu người đã thiệt mạng. Đông Pakistan từ đó đã tuyên bố ly khai và dẫn đến việc nhà nước Bangladesh ra đời. Cuộc chiến năm 1971 đã diễn ra ác liệt giữa Pakistan và Bangladesh. Trước thế tấn công đẫm máu của quân đội Pakistan, Ấn Độ và Liên Xô quyết định giúp đỡ dân tộc Bangladesh. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon lại ủng hộ Pakistan khi quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho nước này để giải quyết tình hình trong nước bằng vũ lực. Đồng thời quân đội Pakistan còn oanh tạc cả miền Bắc Ấn Độ. Indira Gandhi đã cho quân đội Ấn Độ đã liên minh với quân đội Bangladesh đánh bại quân đội Pakistan sau 8 tháng, Pakistan phải tuyên bố đầu hàng dẫn đến việc thành lập Nhà nước Bangladesh ở phần lãnh thổ phía đông Pakistan. Có thể nói việc Bangladesh độc lập có góp sức của Indira Gandhi.
Ngày 24/1/1972, Thủ tướng Pakistan Bhutto chính thức triển khai chính sách chế tạo bom hạt nhân.
Năm 1964, Trung Quốc đã tiến hành thử vụ nổ quả bom nguyên tử thành công.
Về quốc phòng, Gandhi cũng cho đẩy mạnh chương trình hạt nhân quốc gia vì Ấn Độ cảm nhận mối đe dọa hạt nhân từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1974, Indira Gandhi đã hoàn thành được tâm nguyện của cha mình (Nerhu) là “Ấn Độ phải có vũ khí hạt nhân” với kết quả Ấn Độ tuyên bố đã thí nghiệm thành công vụ nổ quả bom nguyên tử đầu tiên dưới mặt đất kế cận ngôi làng Pokhran trong sa mạc ở Rajasthan. Mặc dù miêu tả cuộc thí nghiệm là vì "mục đích hòa bình", từ nay Ấn Độ trở thành cường quốc hạt nhân.
Kế hoạch đổi mới nông nghiệp và các trợ giúp của chính phủ khởi đầu từ thập niên 1960 giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt lương thực triền miên, rồi dần dà thặng dư trong sản xuất lúa mì, lúa gạo, sợi, sữa và bắt đầu xuất khẩu thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình này được biết đến dưới tên cuộc Cách Mạng Xanh. Đồng thời, cuộc Cách mạng Trắng được tiến hành nhằm phát triển công nghiệp sản xuất sữa với mục tiêu kiềm chế nạn suy dinh dưỡng, nhất là trong trẻ em.
Năm 1975, Indira đã thâu tóm quyền lực của các tiểu bang quy về chính phủ tập trung, điều này dẫn đến nhiều thế lực bắt đầu hình thành chống Gandhi đã ảnh hưởng xấu đến kết quả bầu cử của bà cho nhiệm kỳ kế tiếp. Việc kiểm soát dân số được xem là cần thiết để Ấn Độ phát triển thịnh vượng, với tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ chỉ đạo và có các chính sách để khuyến khích nam giới triệt sản. Theo một bài báo trên tạp chí Time xuất bản năm 1977, kể từ giữa tháng 4.1976 đến tháng 1.1977, đã có tới 7,8 triệu nam giới triệt sản, trong khi mục tiêu ban đầu là 4,3 triệu người khiến người dân lo lắng. Chính vì vậy, vào đầu năm 1977, khi bà Indira vận động bầu cử, chính chính sách triệt sản cũng góp phần vào thất bại của bà.
Năm 1977, do nhận định sai về uy tín của mình, Gandhi tổ chức bầu cử và thất bại thảm hại trước Đảng Janata của Desai. Bà khiêm nhường đồng ý rút lui, kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng vào ngày 24/03/1977 (11 năm 59 ngày lúc 61 tuổi). Desai lên làm Thủ tướng thay Indira Gandhi.
Lợi dụng quyền lực, tân Bộ trưởng Nội vụ Choudhary Charan Singh ra lệnh tống giam Indira và Sanjay Gandhi (con trai cả) dựa trên một số cáo buộc không chính đáng. Tuy nhiên, việc bắt giữ và xét xử kéo dài khiến hình ảnh một phụ nữ yếu đuối bị ngược đãi đã làm thay đổi tình cảm của công chúng và là nhân tố dẫn đến sự hồi sinh chính trị cho Indira Gandhi.
Các thành phần trong Chính phủ liên hiệp Janata trước đây đã gắn kết với nhau do căm ghét Gandhi, nhưng khi thắng lợi thì chính phủ lại lún sâu trong những tranh chấp nội bộ đến nỗi không ai quan tâm đến những kế hoạch của Gandhi. Gandhi liền tận dụng tình thế để biến thành lợi thế. Bà khởi sự diễn thuyết trước công chúng, khôn khéo nhận lỗi về những sai sót đã phạm trong thời kỳ khẩn trương, và tìm kiếm sự ủng hộ từ những nhân vật được tôn trọng.
Tháng 06/1979, Thủ tướng Desai phải từ chức, Singh được Tổng thống bổ nhiệm vào chức Thủ tướng.
Tân Thủ tướng Singh cố gắng thành lập chính phủ với liên minh Janata của ông nhưng không giành được thế đa số. Sau một thời gian ngắn, Tổng thống Reddy giải tán Quốc hội, quyết định tổ chức bầu cử trong năm 1980. Đảng Quốc Đại của Gandhi trở lại cầm quyền với đa số áp đảo.
Ngày 14/01/1980 Indiara Gandhi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thủ tướng và trở lại nắm quyền lực vào tuổi 63. Cũng trong năm 1980, bà nhận tin buồn về cái chết của con trai cả Sanjay trong một tai nạn máy bay.
Từ ngày 14/01/1980 đến 15/01/1982 bà kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Từ ngày 09/03/1984 đến ngày 31/10/1984 bà kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Indira có một người bạn tâm giao thấu hiểu đến tận tâm can bà - đó là nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh - Margaret Thatcher. Indira và Thatcher gặp nhau lần đầu vào năm 1976. Đến năm 1977, Indira tạm phải rời bỏ quyền lực sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 1977, song Margaret Thatcher không bỏ rơi bà. Hai người vẫn tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp. Vào tháng 10/1984, bà Thatcher suýt chết trong một vụ ám sát của lực lượng Tổ chức quân đội Cộng hòa Ireland (IRA), Indira Gandhi hết sức chia sẻ. Đến lượt bà Indira bị ám sát và chết ngay sau đó vài tuần (31/10/1984), Margaret Thatcher đã bỏ qua lời đe dọa ám sát để đến tham dự lễ tang người bạn.
Trong những năm cuối đời, Indira Gandhi vướng vào mâu thuẫn với đảng phái của người Sikh. Bà đã cho quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng - nơi thờ phụng thiêng liêng nhất của người Sikh, dẫn đến sự phẫn nộ không tưởng của những người theo đạo Sikh ở đất nước này. Sau vụ việc, các cố vấn của bà Indira đề nghị nữ thủ tướng loại bỏ hết các thành viên đội cận vệ, vệ sĩ có nguồn gốc là người Sikh vì lý do an ninh. Bà Indira đã khước từ lời đề nghị này vì nghĩa tình với nhiều người thân cận đã theo bà hàng chục năm kể từ khi lên nắm quyền. Và bà đã trả giá cho quyết định này. Các cố vấn đề nghị bà mặc áo chống đạn mỗi khi ra ngoài, ngồi trên xe chống đạn và có đội ngũ bác sĩ, y tế luôn túc trực 24/24. Bà Indira miễn cưỡng mặc áo chống đạn nhưng nhiều lần tự cởi ra vì lý do không thoải mái. Đội ngũ y tế cũng phải tránh xa tầm mắt bà.
Vào ngày 31/10/1984, hai người Sikh thuộc nhóm cận vệ của Indira Gandhi đã nổ súng ám sát bà ngay tại khu vườn của Tư dinh Thủ tướng ở New Delhi. Vì đang ở trong khuôn viên tư dinh Thủ tướng nên Gandhi chủ quan không mặc áo chống đạn. Khi bước qua chiếc cổng nhỏ để vào phòng tiếp khách, bà cúi chào họ theo phong tục Ấn, hai cận vệ Satwant và Beant đang đứng gác, hai người liền nổ súng. Bà từ trần khi đang trên đường đến bệnh viện, hưởng thọ 68 tuổi. Indiara Gandhi nắm quyền Thủ tướng lần này được 4 năm 291 ngày.
"Nếu tôi chết ngày hôm nay, từng giọt máu của tôi sẽ tiếp thêm sinh lực cho quốc gia và dân tộc Ấn Độ vĩ đại", đó là câu nói cuối cùng trước công chúng của bà Indira, một ngày trước khi bà bị ám sát.
Sau cái chết của Gandhi, những cuộc bạo động chống người Sikh bùng nổ khắp thủ đô New Delhi khiến hàng ngàn người thiệt mạng và nhiều người khác mất nhà cửa.
Từ năm 1986, để tưởng nhớ công lao của bà, chính phủ Ấn Độ bắt đầu tổ chức giải thưởng Indira Gandhi giành cho các cá nhân hoặc tổ chức có cống hiến xuất sắc cho hòa bình, lễ phát thưởng được diễn ra hàng năm tại thủ đô New Delhi, trị giá giải thưởng 2,5 triệu rupee (khoảng 700 triệu VNĐ).
Trong suốt cuộc đời mình, Indira Gandhi phải trải qua nhiều thăng trầm, biến cố mà một người phụ nữ bình thường khó mà chịu được: mẹ mất sớm, hôn nhân tan vỡ, con trai trưởng mất sớm, bị tù đày sau 1977… nhưng bà không chỉ thay đổi đất nước Ấn Độ mà còn làm thay đổi quốc gia Pakistan kế cận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#188 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 03/08/2023 - 18:47

Tarcisio Bertone
Nguyên Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh

Tòa thánh Vatican là tổ chức cao nhất của Giáo hội Công giáo La Mã toàn cầu, là chủ thể của luật pháp quốc tế. Tòa thánh có địa vị như một quốc gia, có quyền gửi đại diện và tiếp nhận đại diện ngoại giao các nước.
Đứng đầu Tòa thánh là Giáo hoàng trị vì trọn đời và có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đối với Tòa thánh và Giáo hội Công giáo La Mã toàn cầu. Giáo hoàng cũng là giám mục Giáo phận Rome.
Hiện nay Tòa thánh có quan hệ ngoại giao với 183 nước, có hơn 100 cơ quan đại diện thường trú trên toàn cầu. Tòa thánh cũng tham gia nhiều tổ chức, liên minh, diễn đàn quốc tế và khu vực. Trong đó có 33 cơ quan đại diện tại các tổ chức quốc tế và 10 cơ quan, tổ chức khu vực với tư cách thành viên chính thức. Tại Liên Hiệp Quốc, Tòa thánh hưởng quy chế quan sát viên thường trực từ năm 1964. Cơ quan đại diện của Tòa thánh thường được tổ chức gọn nhẹ và kiêm nhiệm nhiều nước.
Cơ cấu tổ chức của Tòa thánh gồm: Phủ Quốc vụ khanh, 16 bộ và cơ quan tư pháp.
Phủ Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề nội vụ, ngoại giao và nhân sự ngoại giao. Người đứng đầu Phủ Quốc vụ khanh do Giáo hoàng bổ nhiệm - chức vụ như Thủ tướng các nước, vai trò quan trọng thứ hai sau Giáo hoàng. Phủ Quốc vụ khanh là cơ quan duy nhất của Giáo triều nằm trong thành phố Vatican, các cơ quan còn lại nằm rải rác ở Rome.
Người đứng đầu Phủ Quốc vụ khanh hiện nay là Hồng y Pietro Parolin, người tiền nhiệm là Hồng y Tarcisio Bertone.
Hồng y Tarcisio Bertone sinh ngày 02/12/1934 tại Italia.
Quá trình truyền chức của Hồng y Tarcisio Bertone:
Thụ phong: 01/07/1960
Tấn phong: 01/08/1991
Thăng Hồng y: 21/10/2003
Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh: 2006-2013
Bertone có bằng tiến sĩ giáo luật. Ngoài tiếng Ý mẹ đẻ, Bertone còn nói thông thạo 4 thứ tiếng: Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Bồ Đào Nha.
Bertone là một trong những đại cử tri đã tham gia mật nghị giáo hoàng năm 2005 bầu chọn Giáo hoàng Benedict XVI. Ông cũng tham gia với tư cách là một đại cử tri trong mật nghị giáo hoàng năm 2013 bầu ra Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#189 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 553 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 14/08/2023 - 18:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhatHanh, on 29/07/2023 - 12:11, said:



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



cảm nhận riêng đây chính là kỳ cách, mong lá số đúng

Sửa bởi tripooh1: 14/08/2023 - 18:42


#190 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 05/09/2023 - 19:14

“Success is one percent inspiration, ninety-nine percent perspiration.”
- Honda Soichiro

Soichiro Honda sinh ngày 17/11/ 1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu), hạt Iwata thuộc Shizuoka Prefecture (Nhật Bản). Cha của Honda, ông Ghihei là một thợ rèn. Khi còn nhỏ, Shoichiro luôn quanh quẩn bên bố, xem ông làm việc và qua đó ông đã học được cách tự làm đồ chơi cho mình. Tài sản mà Soichiro được thừa kế từ cha chính là lòng yêu thích nghề cơ khí.
Năm 1922, Soichiro cùng cha đi lên Tokyo sau khi xem một quảng cáo tìm người giúp việc được đăng trên tờ báo thương mại. Nơi họ đến là một cửa hàng sửa chữa ô tô có tên là Art Shokai. Lý do lớn nhất để cậu bé Soichiro 15 tuổi muốn làm việc ở đây chính là có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với những chiếc ô tô. Thời gian đầu, công việc của Soichiro là nội trợ và trông trẻ cho gia đình ông chủ. Buổi tối khi đã làm xong hết công việc, Soichiro thường trốn vào trong xưởng để được ngắm những chiếc ô tô. Cậu bé không hài lòng với công việc của mình và thậm chí còn nghĩ sẽ từ bỏ để trở về nhà. Chính lúc này, Sochiro Honda được ông Hikoji Kitazama, người giám sát trực tiếp động viên, giúp đỡ. Hàng ngày sau khi hoàn tất mọi công việc, Sochiro được phép đi tới cửa hiệu thứ hai của Art Shokai nơi mà một chiếc xe ô tô đua đang được làm tại đó.
Năm 1923, sau khi cứu 3 chiếc xe đua của hãng khỏi một đám cháy, Sochiro được giao việc trở thành thợ chính, giúp thiết kế xe đua.
Năm 1924, chiếc xe Curtiss do Sochiro làm thợ kỹ thuật đã giành giải nhất tại cuộc đua tổ chức ở Tsurumi thuộc Kanagawaken. Chàng trai trẻ vô cùng vui sướng và chiến thắng này là bước khởi đầu cho niềm đam mê xe đua của Soichiro.
Sau 5 năm học việc tại cửa hàng Art Shokai và 1 năm chứng minh khả năng với ông chủ, cuối cùng Soichiro đã được phép tự mở chi nhánh Art Shokai ở làng của mình tại Hamamatsu. Lúc đó Soichiro vừa tròn 21 tuổi. Mặc dù công việc kinh doanh đang trong thời kỳ phát đạt, cửa hàng ngày càng được mở rộng nhưng Soichiro vẫn không hài lòng. Thiếu những khó khăn thử thách Soichiro cảm thấy bứt rứt, buồn bực không yên. Soichiro muốn làm một cái gì đó hơn là chỉ sửa chữa đơn thuần. Từ đó, Soichiro bắt đầu suy nghĩ đến việc kinh doanh sản xuất.
Điều đầu tiên thu hút sự chú ý của ông là những chiếc séc măng (piston ring). Séc măng dường như là một chi tiết hoàn hảo, nhỏ nhưng rất đắt. Và thế là, Soichiro nhanh chóng xây dựng kế hoạch để tiến hành sản xuất hàng loạt. Ông thuê nhà xưởng tại thị trấn Yamashita của thành phố Hamamatsu và mở “Phòng nghiên cứu sản xuất séc măng Art Shokai". Ban Giám đốc của Art Shokai kịch liệt phản đối ý tưởng này của ông và họ không cấp vốn cho ông. Soichiro cảm thấy rất chán nản sau khi giấc mơ của mình bị dập tắt, do vậy ông đã bị đau dây thần kinh vùng đầu và sau đó đau lưng nặng. Trong suốt gần hai tháng Soichiro phải nghỉ ở nhà chữa bệnh, nhưng ngay cả trong lúc khó khăn đó ông cũng vẫn luôn bị ám ảnh bởi việc phát triển chế tạo séc măng. Ông không bao giờ bỏ qua mơ ước của mình và luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách mới.
Năm 30 tuổi, dù đã là Chủ tịch công ty do ông thành lập nhưng Soichiro vẫn quyết định phải trở lại trường học. Người ta khá ngạc nhiên khi thấy một người lớn tuổi ở trong lớp học. Ngoài giờ lên lớp, Soichiro giành hết thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thậm chí Soichiro ăn ngay ở phòng thí nghiệm vào những lúc trái khoáy, không cạo râu và để đầu tóc rối bời nhưng ông không để ý đến các điều đó, ông chỉ quan tâm đến một vấn đề là chiếc séc măng.
Năm 1936, Soichiro tham gia một cuộc đua và gặp tại nạn thảm khốc. Ông bị gãy xương bả vai và bị thương nặng ở mặt. Trong bệnh viện, ông không ngừng nghĩ về công việc kinh doanh của mình. Một tuần sau ông ra viện, bị thương nặng, tiền tiết kiệm thì hết và công việc kinh doanh chế tạo séc măng sụp đổ. Gia đình Soichiro rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Vợ của ông cùng với con nhỏ phải đem cầm cố những đồ vật có giá trị của họ.
Một hôm, Soichiro chọn 50 chiếc séc măng trong số 30.000 chiếc ông đã làm và giao cho Toyoda Jido Shokki. Sau đó, được biết là chỉ có ba chiếc qua được vòng thử nghiệm của Toyota, ông rất tức giận. Ông cố kìm nén cơn tức giận một cách khó khăn và quyết định chuyển sang đối mặt với thử thách mới.
Năm 1939, Soichiro thôi làm quản lý cửa hàng Art Shokai Hamamatsu, chuyển đến Sueo Kawashima trở thành Chủ tịch của Tokai Seiki Jyukogyo.
Sau hai năm học ở trường Hamamatsu, do không tham dự kỳ thi nên Soichiro bị buộc phải thôi học. Tuy nhiên, ông đi học chỉ là để có được những kiến thức cần thiết nhằm đạt được mục đích của mình và thành quả của ông được mọi người công nhận. Sau khi bị đuổi khỏi trường, ông đến trường đại học Tohoku Imperial và Nihon Muoran Seisakusho để học thêm những kiến thức khác.
Được trợ giúp bởi những điều học được ở trường, Soichiro đã phát minh ra nhiều thứ và có được rất nhiều bằng sáng chế. Một trong những phát minh đó là máy đánh bóng séc măng. Chiếc máy đó quả là một sự thay đổi to lớn và rất đơn giản trong khi sử dụng. Sau 3 năm thử nghiệm và thất bại, khi sự kiên nhẫn của ông đã đến giới hạn, thì cuối cùng sự huyền bí được khám phá và Soichiro đã có thể làm được những chiếc séc măng tuyệt vời. Những ngày tháng đó là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời của Soichiro. Tuy nhiên, chính từ những kinh nghiệm này, công ty Honda ngày nay đã ra đời.
Năm 1948 Honda bắt đầu sản xuất xe máy trong cương vị chủ tịch Công ty Honda. Ông đã biến công ty Honda thành một tập đoàn đa quốc gia giá trị hàng tỉ đô la chuyên sản xuất ra những xe máy bán chạy nhất thế giới. Tài năng về kỹ thuật và tiếp thị của Honda thể hiện ở việc bán nhiều sản phẩm vượt hơn tưởng tượng của các loại xe Triumph ở thị trường nội địa và Harley-Davidson.
Năm 1959 Xe máy Honda mở đại lý bán sỉ đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Ông giữ chức chủ tịch công ty Honda cho đến khi nghỉ hưu năm 1973 nhưng vẫn là giám đốc.
Năm 1983 ông được nhận chức danh "cố vấn cao cấp".
Biểu tượng huyền thoại này được tạp chí People xếp trong danh sách năm 1980 của "25 người gây thú vị nhất năm", và tôn ông là "Henry Ford của Nhật Bản".
Khi đã nghỉ hưu ông vẫn bận rộn với công việc của Tổ chức Honda. Ông mất năm 1991, thọ 85 tuổi. Ông được coi là người mở đầu cho động cơ thế giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#191 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 05/10/2023 - 21:50

Yoshisuke Aikawa – Người khai sinh thương hiệu Nissan Motor

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Nissan Motor, Yoshisuke Aikawa tuy không phải là nhà sáng lập đầu tiên của hãng xe nhưng ông chính là nhân vật chủ chốt trên con đường mang danh tiếng Nissan vang khắp toàn cầu. Bắt đầu khởi thuỷ của Nissan chính là Kwaishinsha Motor, được thành lập vào năm 1911 bởi Masujiro Hashimoto và 3 năm sau đổi thành tên thành Datsun với mẫu xe đầu tiên DAT. Trải qua gần 20 năm biến động, Yoshisuke Aikawa xuất hiện và làm thay đổi tất cả, hợp nhất Datsun với các phân xưởng nhỏ lẻ thành một Nissan thống nhất, lớn mạnh cho đến sau này. Hãy cùng điểm qua chặng đường gian nan cũng cuộc đời nhiều thăng trầm của vị chủ tịch tiên phong Nissan – Yoshisuke Aikawa.

Yoshisuke Aikawa sinh ngày 06/11/1880 tại thành phố Yamaguchi, Japan. Vốn có dòng dõi truyền thống Samurai, Yoshisuke Aikawa luôn nhận được tinh thần học hỏi và không ngừng phấn đấu. Ông tốt nghiệp khoa Cơ khí - Đại học Hoàng gia Tokyo vào năm 1903, sau đó làm việc tại Shibaura Seisakusho là tiền thân của hãng điện tử Toshiba sau này.
Tuy nhiên, công việc với đồng lương ít ỏi tại quê nhà đã khiến Yoshisuke Aikawa thực hiện chuyến đi tới Mỹ để học công nghệ luyện thép. Kết thúc việc học tập sau hơn 2 năm, ông quay về lập nên phân xưởng luyện đúc thép Tobata ở Kitakyushu vào năm 1909.
Năm 1928, Yoshisuke Aikawa tiếp quản chức vụ Chủ tịch Công ty khai mỏ Kuhara từ người anh rể Fusanosuke Kuhara và tạo nên công ty cổ phần có tên Nihon Sangyo, gọi tắt là Nissan.
Khi bong bóng tài chính xảy ra vào năm 1931, Yoshisuke Aikawa đã nhanh chóng tận dụng cơ hội mua lại cổ phần của 132 công ty vừa và nhỏ trực thuộc để lập thành một tập đoàn Nissan lớn hơn. Riêng Nissan Motor là một trong những đầu tàu quan trọng của tập đoàn Nissan non trẻ được thành lập dưới tên gọi đơn giản Jidosha-Seizo (Automobile Manufacturing) sau khi nhận nhiệm vụ sản xuất những chiếc xe 5 chỗ cỡ nhỏ đầu tiên mang tên Datsun Type 12.
Tháng 6 năm 1934, Nissan Motor chính thức trình làng do Yoshisuke Aikawa sáng lập, bên cạnh ông còn có một người Mỹ khác tên William Gorham giữ vai trò thiết kế trong phần lớn thời gian mà Yoshisuke Aikawa giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Nissan với mẫu xe Austin 7 huyền thoại.
Năm 1935, Nissan đưa vào vận hành nhà máy sản xuất xe hơi hàng loạt đầu tiên tại Yokohama, Nhật Bản. Cùng với sự kiện trọng đại này Nissan đóng vai trò là hãng xe tiên phong trong thời kỳ sơ khai của ngành công nghiệp ô tô đất nước mặt trời mọc.
Yoshisuke Aikawa quyết định dời trụ sở về Manchukuo sau một thời gian kinh doanh thuận lợi. Đồng thời ông kiêm luôn vai trò hoạch định phát triển công nghiệp hoá ở vùng chiếm đóng của quân đội Nhật Hoàng Kwantung.

Trong suốt 5 năm ở Manchukuo, Yoshisuke Aikawa đã tạo ra những biến đổi về kinh tế và công nghiệp không nhỏ cho nơi này, nhưng rào cản chính trị và tư tưởng lại không ủng hộ ông, điều này làm Yoshisuke Aikawa bị các phe đối lập đưa vào danh sách những kẻ cần loại bỏ vì có những động thái chống lại quân đội phát xít lúc bấy giờ.
Năm 1942, ông từ chức Chủ tịch Công ty đầu tư phát triển Manchurian để quay về Nhật Bản.
Thế chiến thứ 2 kết thúc thì Yoshisuke Aikawa bị cáo buộc là tội nhân chiến tranh và ngồi tù chính trị gần 20 tháng. Trong thời gian này tập đoàn Nissan cũng đã tan rã, kéo theo việc sản xuất ô tô trước đây ngưng hoạt động.
Khi mãn hạn tù, Yoshisuke Aikawa đã quay về và quyết tâm làm lại từ đầu với vai trò tái thiết nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Đầu tiên, ông đã mua lại một ngân hàng thương mại cổ phần để tạo ra những khoản vay cho các công ty nhỏ. Bên cạnh đó, ông còn giữ chức Chủ tịch công ty dầu mỏ Teikoku và công ty xăng dầu Nhật Bản.

Năm 1953, Yoshisuke Aikawa được bầu vào Hội đồng thành viên Thượng nghị viện Nhật Bản, trở thành cánh tay đắc lực của Nobusuke Kishi và vận động ông này đắc cử Thủ tướng sau đó. Điều này đã trợ giúp không nhỏ cho Yoshisuke Aikawa giành được vị thế quan trọng khi thu về trong tay những công ty vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển vào những năm 1960 sau đó.
Cũng trong năm 1953, Nissan Motor đã có bước tiến khá nhanh khi bắt tay với hãng xe Austin của Anh quốc lập nên dây chuyền giao dịch các dòng xe được sản xuất tại Nhật với sự giám định từ Austin nhằm phát triển thị trường ô tô không chỉ tại Nhật mà còn lan rộng ra khắp châu Á, tiêu biểu lúc bấy giờ có mẫu xe Austin A50 sử dụng động cơ 1.489 phân khối.

Những đóng góp của Yoshisuke Aikawa dành cho tập đoàn Nissan và đất nước mặt trời mọc nói chung cùng Nissan Motor nói riêng mang nhiều dấu ấn quan trọng, đặc biệt là ông đã vượt qua mọi trở ngại của môi trường cạnh tranh và khó khăn trong chiến tranh để gây dựng hình ảnh Nissan vững mạnh, làm nền tảng phát triển thương hiệu ô tô ra thế giới.
Yoshisuke Aikawa mất ngày 13/02/1967 tại Tokyo sau một thời gian điều trị bệnh.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình danh giá và có những con đường trải đầy hoa hồng đã định sẵn cho mình, Yoshisuke Aikawa lại lựa chọn trở thành thợ cơ khí và làm việc hết mình trên tuyến đầu của một cơ sở sản xuất để học hỏi chuyên môn về kỹ thuật. Ông cũng là người đã cống hiến hết mình cho tương lai của ngành công nghiệp xe hơi tại Nhật Bản. Không chỉ là người sáng lập Nissan Motor mà còn là một nhân vật vĩ đại, người đã viết nên một trang sử quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô tại Nhật Bản, Yoshisuke Aikawa được xem là một trong những người đàn ông vĩ đại nhất Nhật Bản.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#192 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 12/10/2023 - 21:38

Benjamin Netanyahu

Việc lực lượng Hamas vừa phát động cuộc tấn công vào Israel sáng sớm ngày 07/10/2023 là diễn biến biến mới nhất trong leo thang xung đột dai dẳng giữa Israel và Palestine trong nhiều năm qua. Trung Đông đang nóng với cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza và Israel. Tính đến ngày 10/10/2023, có hơn 1.500 người Israel và Palestine thiệt mạng.
Một trong những người được giới truyền thông chú ý nhất hiện nay là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel từ năm 2009-nay, Benjamin Netanyahu rất sẵn sàng gây chiến tranh với Palestine bất kỳ lúc nào.

Israel có lịch sử thù địch lâu dài với Hamas. Trước cuộc xung đột mới nhất nổ ra ngày 07/10/2023, thì 2 bên đã trực tiếp đối đầu quân sự với nhau 4 lần, theo tờ The Wall Street Journal. Hamas là tổ chức chính trị do ông Ismail Haniyeh lãnh đạo, và quản lý Dải Gaza. Tên của nhóm là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Ả Rập được dịch là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Hamas được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy nhằm phản đối việc Israel đóng ở Gaza và Bờ Tây. Hamas là một trong hai đảng chính trị lớn ở vùng lãnh thổ Palestine. Nhóm này chính thức nắm quyền ở Gaza sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006. Kể từ đó, không có cuộc bầu cử nào được tổ chức, theo tờ The Washington Post.

Israel là quốc gia rất có tiềm lực về quân sự. Nói về vũ khí hạt nhân, thì các quốc gia được biết là từng kích nổ vũ khí hạt nhân và thừa nhận sở hữu chúng là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên. Một số quốc gia có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không được công nhận là Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan, Israel. Nam Phi là quốc gia duy nhất đã tự phát triển và sau đó từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sinh ngày 21/10/1949 tại Tel Aviv, Israel.
Ông là thủ tướng đầu tiên của Israel sau khi Nhà nước Israel được thành lập và cũng là người duy nhất 3 lần làm Thủ tướng.
Trình độ học vấn: Viện Công nghệ Massachusetts (khoa kiến trúc); Viện Đại học Harvard (khoa chính trị).
Tác giả của những cuốn sách:
- The Jerusalem Alternative (Balfour Books, 2003)
- A Durable Peace: Israel and Its Place Among the Nations (Warner Books, 2000)
- Fighting Terrorism: How Democracies Can Defeat Domestic And International Terrorism (Diane Pub Co, 1995)
- A Place Among the Nations (Bantam, 1993)
- Terrorism: How the West Can Win (Farrar Straus & Giroux, 1986)
- International Terrorism: Challenge and Response (The Jonathon Institute, 1980)
Các chức vụ đã kinh qua:
- Đại diện Thường trực của Israel tại Liên Hợp Quốc. Nhiệm kỳ: 1984 – 1988
- Lãnh đạo phe đối lập. Nhiệm kỳ 03 tháng 1 năm 1993 – 18 tháng 6 năm 1996.
- Nhiệm kỳ Thủ tướng 18 tháng 6 năm 1996 – 6 tháng 7 năm 1999: 03 năm, 18 ngày.
- Bộ trưởng Tài chính. Nhiệm kỳ 28 tháng 2 năm 2003 – 9 tháng 8 năm 2005: 2 năm, 162 ngày.
- Lãnh đạo phe đối lập. Nhiệm kỳ 16 tháng 1 năm 2006 – 6 tháng 4 năm 2009.
- Nhiệm kỳ Thủ tướng 31 tháng 3 năm 2009 – 13 tháng 6 năm 2021: 12 năm, 74 ngày.
- Lãnh đạo phe đối lập. Đương nhiệm. Nhậm chức 13 tháng 6 năm 2021 đến nay.
- Nhậm chức Thủ tướng 29 tháng 12 năm 2022 đến nay: 286 ngày.

Ông đã từng là quân nhân phục vụ trong đơn vị trinh sát Sayeret Matkal thuộc Các lực lượng Phòng vệ Israel – từ năm 1967 tới năm 1972, Benjamin giữ chức đại uý. Ông có một bằng B.S. về kiến trúc của Viện Công nghệ Massachusetts năm 1975, một bằng M.S. của MIT Sloan School of Management năm 1977, và đã học khoa học chính trị tại Đại học Harvard và MIT. Sau khi tốt nghiệp, Netanyahu làm việc tại Boston Consulting Group ở Boston, Massachusetts, và cuối cùng quay trở về Israel.
Sau một thời gian ngắn làm người phụ trách marketing trong một công ty nội thất, Netanyahu được Moshe Arens chỉ định làm Phó đoàn của mình tại Đại sứ quán Israel ở Washington, D.C. năm 1982. Sau đó, ông trở thành Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc, giữ chức vụ này từ năm 1984 tới năm 1988.
Netanyahu đã viết nhiều cuốn sách, gồm hai cuốn về chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố. Ông có một con gái, Noa, từ cuộc hôn nhân đầu tiên với Micki Weizman. Người vợ thứ hai của ông là Fleur Cates, người đã cải theo Đạo Do Thái chỉ bởi cha bà là một người Do Thái. Hiện ông đang sống với người vợ thứ ba, Sara, và có hai con trai với bà này: Yair và Avner.

Nửa đầu năm 2008, các bác sĩ đã loại bỏ một polyp ruột kết đã được phát hiện là khối u lành.
Trong suốt thời kỳ làm Thủ tướng Israel từ năm 2009-nay, ông được coi như là một lãnh đạo "diều hâu", "hiếu chiến", và "rất sẵn sàng gây chiến tranh với Palestine bất kỳ lúc nào".
Phu nhân của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, bà Sara, bị truy tố ngày 21-6-2018 với cáo buộc sử dụng sai mục đích công quỹ vào việc gọi các món ăn đắt tiền từ nhà hàng trong khi dinh thủ tướng đã có sẵn đầu bếp. Lúc đó, Thủ tướng Netanyahu, người cũng đang bị vướng vào một loạt cáo buộc tham nhũng, đã gọi những cáo buộc chống lại vợ ông là vô lý và vô căn cứ. Trước đó, nhà lãnh đạo Israel và các thành viên trong gia đình bị nghi ngờ nhận các món đồ xa xỉ như trang sức, xì gà và rượu có giá lên tới 285.000 USD.
Xuất hiện trong phiên tòa ngày 24-5-2020, khi phiên tòa xét xử các cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông bắt đầu diễn ra. Benjamin Netanyahu tiếp tục khẳng định mình vô tội, 'lưng tôi luôn thẳng và đầu tôi ngẩng cao'. Ông là thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel hầu tòa.
Ngày 29/12/2022, ông Benjamin Netanyahu đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Israel lần thứ 3. Ông sẽ lãnh đạo một chính phủ được cho là cực hữu nhất trong lịch sử nước này.
Báo Times of Israel ngày 23-7-2023 cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hoàn thành ca phẫu thuật cấy máy tạo nhịp tim ngay trong đêm 22, rạng sáng 23-7 (khoảng 4h) tại Trung tâm Y tế Sheba.

Dải Gaza và Bờ Tây có sớm lập lại hòa bình hay không, phụ thuộc phần lớn từ ông Benjamin Netanyahu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#193 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 07/11/2023 - 21:03

Quách Phú Thành

Quách Phú Thành có tên tiếng Anh là Aaron Kwok, sinh ngày 26/10/1965 tại Hồng Kông (Trung Quốc), là một nam ca sĩ, vũ công và diễn viên nổi tiếng.
Ngôi sao này từng có tuổi thơ không giàu có, cha mẹ anh phải đối mặt với rất nhiều áp lực kiếm tiền nuôi con. Trong một cuộc phỏng vấn với Today, Quách chia sẻ rằng, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình, anh bắt đầu làm công việc dọn dẹp trong thời gian đó. Anh có một người bạn cùng lớp, gia đình bạn ấy sở hữu một công ty vệ sinh. Trong kỳ nghỉ hè, có rất nhiều vị trí cần người dọn dẹp nên anh đã tìm đến người bạn cùng lớp để được giúp đỡ.
Anh hoạt động nghệ thuật từ những năm 1980, bắt đầu thành danh từ năm 1990, sau đó Quách Phú Thành được xem là một trong "Tứ đại thiên vương" của Hồng Kông, đồng thời được mệnh danh là "Vũ vương" xuất phát từ tài năng nhảy với những vũ điệu điêu luyện trên sân khấu.
Nếu như theo ý nguyện của cha anh, Quách Phú Thành có thể sẽ trở thành người quản lý công việc kinh doanh trang sức của gia đình mình. Nhưng may mắn thay, một trong những người anh em của anh đã nhận đảm đương trọng trách này và nhờ đó mở đường cho anh hướng tới niềm đam mê nghệ thuật, phát triển thành công và trở thành ngôi sao lớn.

Giống như nhiều người cùng thời, Quách Phú Thành cũng có khởi đầu khiêm tốn. Trong khi nhiều người biết đến anh là một diễn viên và ca sĩ hàng đầu, thì ban đầu anh chỉ là một vũ công nền, biểu diễn trong các video ca nhạc và chương trình tạp kỹ trong một khóa đào tạo vũ công tại TVB, nơi tài năng của anh ngay lập tức được chú ý.
Năm 1984, Quách Phú Thành tham gia lớp vũ đạo TVB. Vì có khả năng vũ đạo vượt trội, anh nhanh chóng được sắp xếp múa minh họa cho các ngôi sao hàng đầu như Trương Quốc Vinh, Mai Diễm Phương, Châu Huệ Mẫn, Trương Học Hữu… Tại đây, Quách Phú Thành quen một cô gái 18 tuổi tên Diêu Chính Thanh. Nam nữ thanh niên luôn thu hút lẫn nhau, huống chi Diêu Chính Thanh vô cùng xinh đẹp, thế là hai người bắt đầu hẹn hò. Diêu Chính Thanh tưởng rằng mình sẽ nhanh chóng nổi tiếng, nhưng nào ngờ mấy năm trôi qua cô vẫn không có cơ hội đóng vai nữ chính thứ nhất. Vì nôn nóng muốn thành danh, Diêu Chính Thanh dứt khoát rời khỏi TVB, còn tham gia đóng phim 18+. Đáng tiếc, dù đã làm đến bước này, Diêu Chính Thanh vẫn không thể nổi tiếng. Về phía Quách Phú Thành, vì không thể chấp nhận chuyện bạn gái đóng phim người lớn nên anh đã đề nghị chia tay với cô. Trong lúc nóng giận, Diêu Chính Thanh quyết định rút lui khỏi làng giải trí, kết hôn với một doanh nhân nước ngoài.
Sau khi làm vũ công phụ họa, anh cũng đóng các vai nhỏ trong nhiều bộ phim truyền hình TVB trước khi “hạ cánh” trong quảng cáo mô tô Honda giúp anh thay đổi cuộc đời.
Mọi chuyện bắt đầu với một quảng cáo truyền hình cho chiếc xe máy Honda DJ-1RR vào năm 1990, quảng cáo này đã giúp anh trở nên vô cùng nổi tiếng với phụ nữ Đài Loan và phần còn lại đã trở thành lịch sử.

Quách Phú Thành từng là người tình trong mộng của nhiều phụ nữ châu Á trong thập niên 90 và đầu những năm 2000 nhờ vẻ ngoài điển trai, lãng tử.
Năm 1990, Quách Phú Thành vụt sáng thành sao nhờ mẫu quảng cáo xe máy của Đài Loan, sau đó khi quay MV anh đã gặp Trần Đức Dung. Năm ấy, Trần Đức Dung mới 16 tuổi, còn chưa đóng phim Trâm hoa mai. Trai xinh gái đẹp, hai người nhanh chóng xuất hiện tin đồn tình cảm. Nhưng sau này, khi Quách Phú Thành trở về Hồng Kông, tin đồn này cũng chấm dứt.
Sự nghiệp ca hát của Quách Phú Thành đạt đến tầm cao mới vào những năm 1990 sau khi phát hành album Mandopop, trong đó có bài hát nổi tiếng Loving You Forever. Anh tiếp nối nó với những sản phẩm Cantopop đặc biệt ở Hồng Kông và nhanh chóng được vinh danh là một trong 'Tứ đại thiên vương' cùng với Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu và Lê Minh.
Năm 1991, khi Quách Phú Thành đóng phim Tân Thần điêu đại hiệp với Lưu Đức Hoa và nhiều ngôi sao khác, anh lại có tin đồn với Diệp Uẩn Nghi, 18 tuổi. Thời điểm đó, có truyền thông hỏi về mối quan hệ của hai người, Quách Phú Thành ngập ngừng không trả lời thẳng, Diệp Uẩn Nghi thì thành thật nói: “Trong phim, tôi có chút thích anh ấy”. Nếu hai người thật sự thành đôi thì có lẽ cũng là mối tình đẹp, nhưng sau đó Diệp Uẩn Nghi đột ngột kết hôn với doanh nhân Trần Bách Hào, còn Quách Phú Thành gặp Viên Khiết Doanh.
Năm 1992, Quách Phú Thành và Viên Khiết Doanh hợp tác đóng phim Người tình nguy hiểm, Tiếu hiệp Sở Lưu Hương, Lửa tình rực cháy… Trong phim, hai người diễn đôi tình nhân, ngoài đời cả hai cũng vì đóng phim mà nảy sinh tình cảm. Nhưng sau khi mối quan hệ của hai người được công khai, fan của Quách Phú Thành kiên quyết phản đối mối tình này. Thậm chí, có người còn gửi “huyết thư” cho Viên Khiết Doanh. Không còn cách nào khác, Viên Khiết Doanh đành chia tay Quách Phú Thành.
Sau khi mối tình với Viên Khiết Doanh đổ vỡ, Quách Phú Thành gặp Chung Lệ Đề. Hai người bén duyên khi hợp tác quay album ca nhạc Hy Lạp chi lữ. Không lâu sau, mối tình của hai người bị giới truyền thông phát hiện, từ đó họ thường xuyên công khai thể hiện tình cảm với nhau. Như khi Quách Phú Thành tổ chức concert đã nói với truyền thông rằng người xem hết 16 buổi diễn của anh, chính là người phụ nữ quan trọng nhất đời anh, thế là Chung Lệ Đề gác lại toàn bộ công việc đến xem Quách Phú Thành biểu diễn, cuối cùng thật sự xem hết 16 buổi diễn.
Yêu nhau nồng cháy như vậy, nhưng tình yêu của họ cũng tan vỡ sau hai năm. Nguyên nhân là vì Quách Phú Thành ngày càng nổi tiếng, các cô gái vây quanh anh cũng ngày càng nhiều, sau cùng khi Chu Nhân xuất hiện, Chung Lệ Đề đã “nhường ngôi”.
Năm 1995, Chu Nhân và Châu Tinh Trì chia tay sau 3 năm hẹn hò, còn Quách Phú Thành đã nổi tiếng đến mức tổ chức 17 buổi diễn liên tục ở trung Quốc, ngay cả siêu sao Michael Jackson cũng mua album của anh. Năm đó, Chu Nhân 23 tuổi và Quách Phú Thành 30 tuổi cùng đến Úc quay album ca nhạc Thất ức tình duyên cho TVB. Trong quá trình ghi hình, chiếc môtô nước của Quách Phú Thành đụng trúng chiếc canô của Chu Nhân, khiến cô bị thương. Anh lập tức bế Chu Nhân đến bệnh viện, thế là hôm sau truyền thông liền đưa tin hai người đang yêu nhau.
Năm 1997, nữ diễn viên Singapore - Tuyết Nhi và Quách Phú Thành 32 tuổi vì hợp tác đóng quảng cáo mà xảy ra tin đồn tình cảm. Tuyết Nhi mang hai dòng máu Trung - Ấn, đã đóng các phim Cỗ máy thời gian, Vườn sao băng 2… Sau khi xuất hiện tin đồn, Quách Phú Thành còn mời cô đóng vai nữ chính trong MV Tiếng gọi của tình yêu.
Sau Tuyết Nhi, Quách Phú Thành gặp một cô gái trẻ hơn - Thư Kỳ. Năm 1997, Thư Kỳ đảm nhận vai nữ chính trong MV Phục chế linh hồn của Quách Phú Thành, có tin đồn hai người bí mật hẹn hò nửa năm.
Đến năm 1999, Quách Phú Thành giành được danh hiệu Nam ca sĩ Hồng Kông được yêu thích nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cũng trong năm này, anh và người đẹp nước Pháp - Amanda Strang kém anh 15 tuổi xảy ra scandal khi quay MV. Nghe đồn Quách Phú Thành phải lòng người đẹp mang hai dòng máu Trung - Pháp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau khi MV hoàn thành, Quách Phú Thành đưa Amanda về nhà và nán lại mấy tiếng đồng hồ. Khi anh ra về, người đẹp tiễn anh ra đến tận cửa. Khi những hình ảnh này bị giới săn ảnh đăng tải, có người nghi ngờ là do người đẹp tự tạo scandal để gây chú ý, sự thật thế nào thì chỉ có người trong cuộc mới rõ.
Chưa đầy một năm sau, Quách Phú Thành 35 tuổi quen nữ diễn viên Nhật Bản - Norika Fujiwara (Đằng Nguyên Kỷ Hương) 29 tuổi khi đóng bộ phim Lôi đình chiến cảnh. Từ đó hai người thường xuyên qua lại giữa Hồng Kông và Nhật Bản để hẹn hò. Thật ra, mối quan hệ giữa Quách Phú Thành và Norika Fujiwara hết sức bí ẩn, không những người ngoài mà ngay cả bạn bè của họ cũng không biết rõ. Năm 2005, Norika Fujiwara tuyên bố kết hôn, nhưng chú rể lại không phải Quách Phú Thành, mà là diễn viên Nhật Bản - Jinnai Tomonori.

Từ khả năng diễn xuất của anh trong các phim như Savior of the Soul, Future Cops, Port of Call, hay album âm nhạc Mandopop đầu tiên của anh bắt đầu với Loving You Never Stop hay những bước di chuyển trên sân khấu lấy cảm hứng từ những điệu nhảy mê hoặc của Michael Jackson – Quách Phú Thành đã tạo ra một chỗ đứng nổi bật và được tôn vinh là một ngôi sao giải trí toàn diện. Giới chuyên môn từng nhận xét, Quách Phú Thành là ca sĩ, vũ công cũng như một diễn viên hoàn hảo – là một chuyên gia (và bậc thầy) trong mọi ngành nghề anh từng làm trong giới giải trí, người đã làm hài lòng người Hồng Kông trong gần bốn thập kỷ qua. Đồng thời anh cũng rất “được lòng” người hâm mộ trên khắp châu Á và trên thế giới.

Để thực hiện mơ ước hoạt động từ thiện của mình, nghệ sĩ này đã thành lập Quỹ từ thiện quốc tế Aaron Kwok vào năm 2002. Tài sản của Quách ước tính khoảng 6.000 tỷ VNĐ, và Quách đã sử dụng sự giàu có của mình phục vụ cho lợi ích xã hội, Quách đã tham gia vào một số hoạt động từ thiện trong nhiều thập kỷ. Nam diễn viên đã từng làm đại sứ cho UNICEF, huy động sự hỗ trợ và nguồn lực cho tổ chức thông qua nhiều sự kiện dành cho người nổi tiếng và đối tác.

Năm 2006, sau phim Thiện ác đối đầu, Quách Phú Thành lại nhờ phim Phụ tử lần thứ hai đăng quang Ảnh đế Kim Mã. Cũng trong năm nay, người mẫu từ Nam Kinh, Trung Quốc đến Hồng Kông phát triển, qua sự giới thiệu của bạn bè cô đã quen với Quách Phú Thành, người mẫu này chính là Hùng Đại Lâm. Thời điểm đó, Quách Phú Thành đang chuẩn bị quay MV triển lãm game Phong chi tử, vừa nhìn thấy ngoại hình cao 1,78m của Hùng Đại Lâm, anh liền mời cô diễn cặp với mình. Trong MV, Quách Phú Thành và Hùng Đại Lâm có cảnh khóa môi nồng nhiệt, có thể xem đây là “nụ hôn định tình” giữa hai người. Lúc này Quách Phú Thành 41 tuổi, Hùng Đại Lâm 26 tuổi, hai người chênh lệch nhau 15 tuổi. Năm 2013, Quách Phú Thành 48 tuổi và Hùng Đại Lâm 33 tuổi đường ai nấy đi sau 7 năm bên nhau.
Trong số các mối quan hệ tình cảm, cuộc tình với Hùng Đại Lâm được xem là dài nhất, thời điểm hai người chia tay nhiều người đã lấy làm tiếc cho họ. Thậm chí còn có người cho rằng, sở dĩ hai người chia tay là vì Quách Phú Thành đã phải lòng nữ diễn viên TVB Cẩu Vân Tuệ. Hai người quen nhau tại một bữa tiệc, sau đó giữ liên lạc với nhau.
Cẩu Vân Tuệ sinh ra ở Đài Loan, kém Quách Phú Thành 18 tuổi. Sau khi được Quách thiên vương chỉ định đóng nữ chính trong một mẫu quảng cáo, thì không lâu sau, Cẩu Vân Tuệ cũng chuyển nhà đến sống cùng một tiểu khu với mẹ của Quách Phú Thành, khi ấy anh và Hùng Đại Lâm vẫn chưa chia tay.
Quách Phú Thành và Cẩu Vân Tuệ đã bí mật hẹn hò 5 tháng, nhưng cuối cùng Cẩu Vân Tuệ không thể trở thành bạn gái chính thức của Quách thiên vương vì lúc này anh lại bắt đầu hẹn hò với người mẫu trẻ Trung Quốc - Diệp Hy Kỳ kém hơn anh 21 tuổi. Trong thời gian quen nhau, mỗi lần Diệp Hy Kỳ đến Hồng Kông làm việc, Quách Phú Thành đều cho xe đến đón cô về nhà.

Tuy nhiên, những bóng hồng xoay quanh cuộc đời Quách Phú Thành đều không phải “nửa kia” của anh. Năm 2017, khi đã bước vào tuổi ngũ tuần, Quách Phú Thành 52 tuổi mới kết hôn với Phương Viên 30 tuổi. Được biết, hai người quen nhau tại một bữa ăn tối, sau đó hẹn hò, chính thức công khai chuyện tình.
Sau khi kết hôn, Phương Viên sinh cho Quách Phú Thành hai cô công chúa nhỏ xinh xắn. Hiện tại, Quách Phú Thành đã 57 tuổi, tuy đường tình rất gập ghềnh, nhưng nay anh đã có hai thiên thần và bà xã xinh đẹp kém anh 22 tuổi, cuộc sống gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Sau khi kết hôn, Quách Phú Thành được biết đến là người chồng người cha gương mẫu, ngoài công việc anh dành hết thời gian cho gia đình.

Về thiện nguyện, Quách Phú Thành đã tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện trực tuyến vào năm 2020 để hỗ trợ ngành giải trí địa phương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong buổi hòa nhạc quyên góp được hơn 1 triệu đô la Hồng Kông, anh kêu gọi người xem quyên góp cho Hiệp hội nghệ sĩ biểu diễn khiêu vũ Hồng Kông và hỗ trợ các vũ công và nhà làm phim đang gặp khó khăn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#194 A92

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 149 Bài viết:
  • 75 thanks

Gửi vào 22/11/2023 - 16:34

Mình nhận thấy thì mấy lá số thành công kia thì dù cho mệnh thân có lạc hãm thì vẫn có khoa quyền lộc, chắc đây là điểm giải cứu

#195 NhatHanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 455 Bài viết:
  • 1811 thanks

Gửi vào 24/12/2023 - 15:25

Savitri Jindal - người mẹ 9 con trở thành nữ tỷ phú giàu nhất châu Á

Mới đây, bảng xếp hạng Danh sách tỷ phú của Bloomberg đã được cập nhật, những đàn ông và phụ nữ giàu nhất châu Á đều là người Ấn Độ. Nữ doanh nhân 72 tuổi Savitri Jindal đã trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á. Bà Dương Huệ Nghiên, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden (Trung Quốc), người giữ vững vị trí nữ tỷ phú giàu nhất châu Á suốt 5 năm đã bị soán ngôi. Tân nữ tỷ phú giàu nhất châu Á chính là Savitri Jindal, 72 tuổi, người phụ nữ Ấn Độ có 9 người con, sở hữu khối tài sản 18 tỷ USD, cùng 4 con trai điều hành tập đoàn Jindal hùng mạnh có sức ảnh hưởng đến toàn kinh tế Ấn Độ.

Savitri Jindal sinh ngày 20/03/1950 tại Assam, India. Xuất thân trong một gia đình bình thường ở Assam, hầu như không được đến trường vì là con gái nhà nghèo. Năm 15 tuổi, bà bị cha ép kết hôn với nhà công nghiệp O.P. Jindal - người anh rể nhiều hơn 20 tuổi, vì chị gái của Savitri không may qua đời sau khi kết hôn với Jindal. Chị gái và ông Jindal đã có 6 con, người con trai lớn chỉ kém Savitri hai tuổi. 5 năm sau cuộc hôn nhân “nối dây” đó Savitri mới chính thức kết hôn với Jindal khi 20 tuổi và ông Jindal đã 40. Savitri sau đó sinh được 3 người con và cùng chồng nuôi dạy tổng cộng 9 người con của mình và chị gái.
Trong khi chồng mở rộng địa vực, Savitri hoàn toàn không tham gia vào việc phát triển kinh doanh, thậm chí bà không bao giờ hỏi chồng kiếm được bao nhiêu tiền. Trong xã hội Ấn Độ truyền thống, đàn ông phải chịu trách nhiệm về mọi thứ bên ngoài, phụ nữ chỉ đóng vai trò làm mẹ và làm vợ. Mặc dù không có quyền phát ngôn trong đế chế kinh doanh của ông Jindal nhưng Savitri là chất keo của cả gia đình, bà chăm sóc 9 người con rất chu đáo, 4 người con trai sau khi lập gia đình kết hôn vẫn cùng vợ con sống trong dinh thự của gia đình Jindal. Savitri chia dinh thự thành 4 khu vực riêng biệt, được nối với nhau bằng bếp chung, tất cả cùng sinh sống trong một nhà. Cuộc sống “gia đình hòa thuận vạn sự như ý”, cuộc sống của Savitri trải qua một cách êm đềm như vậy, cho đến năm 2005, bà phải dấn thân ra khỏi bốn bức tường.
Năm 2005, chồng bà đột ngột qua đời, bà phải tiếp quản việc kinh doanh mà không có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm. Bà bị buộc phải bước ra khỏi vòng an toàn, nói lời tạm biệt với công việc của một bà nội trợ và xuất hiện trong các nhà máy thép. Mỗi lần xuất hiện ở nhà máy, Savitri lúc nào cũng bị chỉ trỏ, nói ra nói vào, nhưng bà không quan tâm mà chỉ cười trừ cho qua chuyện.
May mắn thay, ông Jindal thông minh đã có một kế hoạch kế vị. Ông để 4 người con trai của mình phụ trách 4 mảng lớn trong công việc kinh doanh của gia đình: người con cả Prithviraj phụ trách công ty đường ống; Sajjan con thứ hai phụ trách công ty thép; Ratan con thứ ba phụ trách công ty thép không gỉ và Naveen người con thứ tư đã học ở Mỹ về phụ trách công ty điện lực.
Savitri cũng rất thông minh, sau khi ra khỏi bốn bức tường, bà không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các con trai, dù sao họ đều là những ông chủ giỏi, việc bà phải làm là phải đoàn kết các ông chủ lớn lại. Mỗi năm vào ngày 31/3 và ngày 7/8, là ngày giỗ và sinh nhật của ông Jindal, cả gia đình đều dành thời gian quây quần bên nhau. Các con trai vẫn sống trong ngôi biệt thự và không can thiệp vào công việc hàng ngày của nhau, nhưng nếu ai đó bắt đầu một dự án mới hoặc gặp phải một vấn đề nào, ba người kia sẽ cùng ngồi lại bàn bạc. 5 năm sau khi bà trở thành chủ tịch của Jindal Group, doanh thu đã tăng gấp bốn lần và các con trai của bà đều đã thể hiện tài năng của mình, niêm yết, mua lại và liên kết với các công ty nước ngoài, ai cũng giỏi giang.
Ngay cả bà Savitri tuy đã già, cũng tự mình “xuất trận”, tuy nửa trước cuộc đời là bà nội trợ, nhưng sự nghiệp của bà cũng không xoàng. Ông Jindal, là ủy viên ba nhiệm kỳ của Hội đồng lập pháp bang Haryana trước khi qua đời. Bà Savitri được thừa kế di sản chính trị của chồng và được bầu làm thành viên của Quốc hội bang này. Mỗi tuần bà dành ra ba ngày để kết nối với các cử tri.
Gia đình bà tham gia cả vào chính trị và kinh doanh, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, giá cả hàng hóa tăng chóng mặt, không có gì lạ khi họ đã kiếm được rất nhiều tiền. Hiện nay, tài sản của bà Savitri và các con trị giá tới 18 tỷ USD, một mức mà ngay cả chồng bà khi còn sống cũng không thể mơ tới. Càng kiếm được nhiều tiền, tâm thái của Savitri càng ổn định. Bà rất quan tâm đến phúc lợi xã hội và hoạt động từ thiện, bà từng nói: “Chúng ta dù xây dựng nhà máy ở đâu thì cũng phải xây trường học, bệnh viện”. Bà chưa từng học đại học, nhưng đã mở trường “O.P Jindal Global University” nổi tiếng khắp Ấn Độ.
Là một phụ nữ Ấn Độ bị áp chế từ nhỏ, bà Savitri đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quyền của phụ nữ, năm ngoái, bà đã được trao giải Thành tựu quyền phụ nữ quốc tế. Từ một bà nội trợ trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á, câu chuyện của bà Savitri diễn ra ở Ấn Độ được coi là một điều thần kỳ, trở thành câu chuyện huyền thoại chưa từng có trong lịch sử Ấn Độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NhatHanh: 24/12/2023 - 15:34







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]