Địa Không tọa cung nào phúc cho cung đó
#166
Gửi vào 24/05/2023 - 09:35
Nguyên soái Hồng quân Liên Xô trong Đệ nhị thế chiến
Georgy Konstantinovich Zhukov (01/12/1896 - 18/06/1974; 78 tuổi) là một sĩ quan cấp tướng và là Nguyên soái Liên Xô.
Ông từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Zhukov đã lãnh đạo một số chiến dịch quan trọng của Hồng quân.
Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov được đánh giá là một trong những anh hùng có công lớn nhất trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đánh bại chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Cho tới ngày hôm nay ông vẫn là danh tướng được ngưỡng mộ nhất không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều quốc gia khác.
#167
Gửi vào 28/05/2023 - 23:36
Người mẫu, ngôi sao truyền hình, tác giả sách.
Cố vấn Tổng thống 2017-2021.
Sinh ngày 30/10/1981 tại New York, Hoa Kỳ. Với chiều cao 1m80, đôi chân thon dài, từ năm 1997 - 16 tuổi, cô đã bước chân vào làng mẫu và thành danh. Trước đó, cô phải có “hiệp ước” với cha mẹ mình, rằng phải được nhà trường cho phép, không bỏ học và giữ vững thành tích học tập thì mới được cho đi làm người mẫu.
Xuyên suốt cuốn “Women who work” (đã được dịch sang tiếng Việt với tựa Phụ nữ hiện đại viết lại luật thành công, dịch giả Nguyễn Thị Yến) là những thông điệp mạnh mẽ của cô tiểu thư nhà Trump về hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ hiện đại, được cụ thể hóa trong từng phương diện cuộc sống. Đọc sách, người ta thấy một Ivanka Trump tự chủ, mạnh mẽ với suy nghĩ: "Thành công với tôi nghĩa là đặt ra những mục tiêu đúng nhất với bản chất con người mình, không gắng sức theo tiêu chuẩn xã hội đặt ra hay theo những gì người khác nghĩ là quan trọng với bạn".
Nhưng cô cũng vô cùng truyền thống khi chia sẻ: "Cuối một ngày phiền não, tôi luôn cảm thấy tốt hơn khi tắt máy tính và vào phòng ngắm các con ngủ. Không gì bằng hình ảnh con trẻ ngủ yên lành, nó nhắc chúng ta về cuộc sống tươi đẹp, và hầu hết những điều đang lo lắng chỉ là nhỏ nhặt và thoáng qua". Đọc sách, ta có niềm tin sâu sắc rằng người phụ nữ sinh năm 1981, mẹ của ba đứa con nhỏ, một doanh nhân thành đạt, sẽ luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức. Không phải vì cha cô là tổng thống nước Mỹ, mà bởi cô luôn nỗ lực là mình - Ivanka Trump - theo cách thành thật và dũng cảm.
Ivanka - 'bé cưng' của ông Trump là 'nhà ngoại giao thiên bẩm'. Trong mắt cựu Tổng thống Donald Trump, những người con của ông đều tuyệt vời, giỏi giang, đầy tiềm năng, nhưng cô con gái Ivanka nổi bật hơn cả. Cô là "Người đặc biệt".
Michael Caputo, một cố vấn chiến lược chính trị của Đảng Cộng hòa, nhớ lại những buổi chiều năm 2013 và 2014.
Đó là khi ông Trump còn đang phân vân giữa việc ra tranh cử thống đốc New York và tổng thống Mỹ. Ivanka đã ở đó, trong các cuộc họp với những người thân tín nhất của cha mình và luôn giữ im lặng. "Nhưng ông Trump thì luôn quay sang Ivanka và hỏi cô ấy hàng tá câu hỏi. Rõ ràng là ông ấy tin tưởng con gái hơn bất kỳ ai khác" - ông Caputo kể lại.
#168
Gửi vào 04/06/2023 - 11:51
Cựu Tổng bí thư ĐCSTQ
Hôm nay là ngày 04 tháng 6 năm 2023.
Riêng tại Trung Quốc, ngày 04/06 hàng năm là ngày đặc biệt đối với giới trí thức vì khiến họ nhớ đến sự kiện Thiên An Môn vào ngày 04/06/1989. Sự kiện Thiên An Môn xảy ra với nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan đến lễ tang của lãnh tụ Hồ Diệu Bang.
Kể từ khi thành lập (1/7/1921) tới nay (bản tin này được cập nhật vào ngày 04/06/2021), ĐCSTQ có 13 Tổng bí thư (không tính giai đoạn 1944-1955 và 1968-1979, bởi khi đó Mao Trạch Đông lập chức danh Chủ tịch đảng) và ông Hồ Diệu Bang (20/11/1915 – 15/4/1989) được xem là một nhân vật đặc biệt. Cho đến nay đã có nhiều tài liệu được công bố xung quanh việc ra đi của ông Hồ Diệu Bang và điều này hiện vẫn là đề tài gây tranh cãi của nhiều giới. Bởi cái chết của ông Hồ Diệu Bang từng tạo nên “sự kiện Thiên An Môn”.
Hồ Diệu Bang sinh ra (20/11/1915), trong một gia đình nông dân tại tỉnh Hồ Nam, khi Trung Quốc bước vào thời đại cách mạng dân chủ sau khi nhà Thanh bị lật đổ. Ông gia nhập cách mạng từ khi mới 14 tuổi và là người ủng hộ Mao Trạch Đông nên từng bị coi là “người không đáng tin cậy”. Ông có số mệnh rất ly kỳ, ông đã từng bị kết án tử hình, bị thương nặng tưởng chết dọc đường, bị bắt làm tù binh, chờ ngày hành quyết, nhưng đều may mắn thoát nạn. Ông đã từng giữ các chức vụ:
Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CSTQ. Nhiệm kỳ tháng 6 năm 1953 – tháng 8 năm 1966.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ. Nhiệm kỳ 15 tháng 12 năm 1977 – 25 tháng 12 năm 1978.
Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ. Nhiệm kỳ 25 tháng 12 năm 1978 – 12 tháng 3 năm 1980.
Tổng thư ký Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Nhiệm kỳ 25 tháng 12 năm 1978 – 29 tháng 2 năm 1980.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Nhiệm kỳ 29 tháng 2 năm 1980 – 12 tháng 9 năm 1982.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Nhiệm kỳ 29 tháng 6 năm 1981 – 12 tháng 9 năm 1982.
Tổng Bí thư ĐCSTQ. Nhiệm kỳ 12 tháng 9 năm 1982 – 15 tháng 1 năm 1987.
Tiểu sử ông là một vấn đề gây tranh cãi và hiện có ba cuốn tiểu sử do những trợ lý cũ của Hồ Diệu Bang viết vẫn chưa được xuất bản và đang nằm dưới sự quản lý của chính phủ.
Khi Đặng Tiểu Bình dần giành lại quyền kiểm soát ĐCSTQ, đối thủ của Đặng là Hồ Diệu Bang trong chức vụ Chủ tịch Đảng năm 1981. Năm 1980, Hồ Diệu Bang được giữ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, nhưng cho tới giữa thập niên 1990, Đặng Tiểu Bình vẫn nắm quyền quyết định tối cao, vì Đặng giữ lại chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương của ĐCSTQ. Đặng Tiểu Bình buộc Hồ Diệu Bang từ chức trong bối cảnh hàng loạt những vụ biểu tình của sinh viên hồi cuối năm 1986, mà những người trong phái cứng rắn cho là hậu quả của chính sách khoan dung và có lẽ cả thái độ thông cảm của ông với giới trí thức mang tư tưởng tự do của Trung Quốc, những người đang yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa tự do chính trị và cải cách.
Những ý tưởng dân chủ về: "vấn nạn gia đình trị trong chính phủ", "tự do ngôn luận" và "tự do báo chí" của Hồ Diệu Bang năm 1986 đã gây ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội. Trong nhiệm kỳ của mình, Hồ Diệu Bang đã tìm cách khôi phục danh dự cho những người từng bị ngược đãi thời Cách mạng Văn hóa. Nhiều người Trung Quốc cho rằng đó là thành tựu quan trọng nhất của ông. Ông cũng ủng hộ một chính sách thực dụng tại Tây Tạng, ra lệnh rút hàng nghìn cán bộ người Hán khỏi Khu tự trị Tây Tạng sau một chuyến viếng thăm tới đây năm 1980, tin rằng người Tây Tạng có đủ sức tự điều hành các công việc của mình.
Ngày 18 tháng 11 năm 2005, ĐCSTQ chính thức mừng lần thứ 90 ngày sinh Hồ Diệu Bang (ngày tổ chức đã được thay đổi chỉ hai ngày trước đó), với các hoạt động tại Đại Lễ đường Nhân dân. Đây là lần đầu tiên từ khi ông qua đời, cái tên Hồ Diệu Bang lại xuất hiện trước công chúng. Có ý kiến cho rằng ông sẽ được "khôi phục danh dự", khiến nảy sinh hy vọng sự kiện Thiên An Môn cũng sẽ được ĐCSTQ đánh giá lại. Một số nhà phân tích chính trị đã cho rằng chính quyền của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hy vọng gắn mình với danh tiếng của Hồ Diệu Bang. Cả hai người đều lên nắm quyền lực từ Liên đoàn Thanh niên CSTQ, và được miêu tả là một phần của "Nhóm Đoàn Thanh niên". Hồ Diệu Bang cũng góp phần nâng đỡ Hồ Cẩm Đào vào chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương ĐCSTQ.
Thanked by 1 Member:
|
|
#169
Gửi vào 08/06/2023 - 09:28
tập trung và củng cố quyền lực là khi bạn chỉ đưa vào và dùng những người bạn tin tưởng. thân cung quyền kiếp thiên không, nô cung nắm tuế Hổ Phù
#170
Gửi vào 08/06/2023 - 09:40
Thanked by 1 Member:
|
|
#172
Gửi vào 11/06/2023 - 12:55
Chung Ju-yung ( 정주영, Trịnh Chu Vĩnh, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1915 – mất ngày 21 tháng 3 năm 2001) là nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân người Hàn Quốc, nhà sáng lập tập đoàn Hyundai. Ông là một trong những nhà công nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc.
Trong giới xe hơi, cái tên Hyundai có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Thương hiệu ô tô này là một trong những niềm tự hào của người dân Hàn Quốc vươn lên sau chiến tranh, tự sản xuất ra xe hơi nội địa. Thế nhưng, ít ai biết rằng người sáng lập ra tập đoàn Hyundai, ông Chung Ju Yung đã phải nhiều lần bỏ nhà ra đi mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
Vào năm 1946, Chung Ju Yung thành lập Hyundai để tận dụng cơ hội tái xây dựng và công nghiệp hóa sau chiến tranh. Ban đầu ông định tiếp tục mảng sửa xe, cơ khí nhưng nhanh chóng nhận thấy chúng không lợi nhuận bằng xây dựng công trình bất động sản.
Tại thời điểm đó, ngành xây dựng Hàn Quốc có sự khủng hoảng niềm tin khi các công ty trong nước yếu về kỹ thuật không được giao các dự án lớn. Để tìm kiếm hướng đột phá, Chung Ju Yung đã quyết định đấu thầu các dự án nước ngoài để lấy kinh nghiệm và xây dựng thương hiệu trước khi quay trở về thị trường nội địa.
Ban đầu, Hyundai đấu thầu thành công dự án đường cao tốc Pallani Narathiwat ở Thái Lan, tiếp đó là những công trình khó khăn ở Nhật Bản và các nước trong khu vực. Hyundai đã tự chế tạo những thiết bị xây dựng và đưa vào thương mại hóa như máy nén áp suất, xe bê tông xi măng… để tự tháo gỡ các khó khăn trong quá trình làm dự án.
Sau khi đã có kinh nghiệm và danh tiếng tại các dự án quốc tế, Hyundai quay trở lại Hàn Quốc và dễ dàng trúng thầu nhiều dự án lớn, thậm chí là những hợp đồng với quân đội Mỹ.
Đường cao tốc đầu tiên Gyeongbu có độ dài 428km, băng qua hơn 200 cây cầu và 6 đường hầm chính (động thổ ngày 01/02/1968) nối Seoul - Busan được xây dựng bằng tinh thần "cứ làm đi" của người Hàn Quốc, khi nước này không có cả vốn lẫn công nghệ.
Richard M. Steers – tác giả cuốn “Made in Korea: Chung Ju Yung và Sự trỗi dậy của Hyundai” cho biết tổng thống Park Chung Hee đã đề nghị chủ tịch trẻ của Hyundai khi đó – Chung Ju Yung giám sát dự án. Dù kinh nghiệm xây đường quốc tế của Hyundai lúc ấy chỉ là một cao tốc 93 km năm 1964 tại Thái Lan, mà cũng không mấy thành công. Chính phủ Hàn Quốc khi đó hợp tác chặt chẽ với Hyundai để làm cao tốc. Chung Ju Yung thuê nhân công làm việc gần như cả ngày. Các lao động chỉ nghỉ 2 ngày mỗi tháng. Ông cũng ăn ngủ cùng công nhân tại công trường.
Tiếp trong những năm sau đó, Hyundai liên tục mở rộng sang các ngành đóng tàu, xe hơi, điện tử…
Thập niên 1980, Huyndai trở thành tập đoàn gia đình trị (Chaebol) lớn nhất Hàn Quốc. Hãng đóng tàu của Hyundai vào thời đỉnh cao là một trong 3 hãng đóng tàu sừng sỏ trên thế giới và là người đi tiên phong cho mảng này tại Hàn Quốc. Công ty con sản xuất điện tử của Hyundai cũng nhanh chóng trở thành nhà sản xuất chip vi tính lớn thứ 2 thế giới trong thập niên 1990.
Mặc dù không được học hành đầy đủ nhưng trước đó vào năm 1982, Chung Ju Yung là người đầu tiên không phải công dân Mỹ được nhận bằng tiến sỹ danh dự về quản trị của trường đại học George Washington.
Trước khi cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 diễn ra, doanh thu của Hyundai đã vượt 90 tỷ USD. Bản thân Chung Ju Yung với tổng tài sản hơn 6 tỷ USD đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc khi đó.
Mặc dù giàu có nhưng Chung Ju Yung sống rất tiết kiệm, ngay cả gia đình ông cũng chi tiêu hợp lý chứ không phung phí. Gia tộc Hyundai đến ngày nay vẫn có thói quen ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày, một điều hiếm trong số các Chaebol Hàn Quốc.
Bản thân Chung Ju Yung cũng chưa bao giờ trách cứ thân phận nông dân nghèo gian khó, thay vào đó ông cảm ơn số phận đã cho ông nghị lực để tiến về phía trước.
Nhà sáng lập Hyundai cho rằng người thành công hay thất bại khác nhau ở quá trình nỗ lực và cách nhìn nhận kết quả chứ không phải do xuất phát điểm.
Đối với người dân Hàn Quốc, Chung Ju Yung là huyền thoại khởi nghiệp và là niềm tự hào của dân tộc.
#173
Gửi vào 12/06/2023 - 06:40
Lá số hay, đáng học hỏi và chiêm nghiệm! Xét qua các Vận Hạn, cuộc đời đương số trải qua rất nhiều thăng trầm, tự rèn luyện để thành đạt khi ngoài 50t đến lúc lìa đời. Đương số là người hiền lương và để lại di sản Hyundai cho Nam Hàn (nói riêng).
Thanked by 3 Members:
|
|
#174
Gửi vào 12/06/2023 - 08:27
Tâm Thiện, on 12/06/2023 - 06:40, said:
Lá số hay, đáng học hỏi và chiêm nghiệm! Xét qua các Vận Hạn, cuộc đời đương số trải qua rất nhiều thăng trầm, tự rèn luyện để thành đạt khi ngoài 50t đến lúc lìa đời. Đương số là người hiền lương và để lại di sản Hyundai cho Nam Hàn (nói riêng).
Cảm ơn a Hạnh với sự bền bỉ!
#175
Gửi vào 17/06/2023 - 01:17
Thành viên trong Hội đồng Tổng thống về Đạo đức Sinh học
Người phụ nữ Úc đầu tiên được trao giải Nobel – Khoa học về những tế bào không bao giờ lão hóa
Điều gì đã khiến cơ thể chúng ta lão hóa... da chúng ta nhăn nheo, tóc bạc đi, hệ miễn dịch yếu dần?
Nhà sinh học Elizabeth Blackburn giành được giải Nobel cho công trình của mình khi tìm ra câu trả lời, với khám phá về telomerase: một enzym giúp khôi phục phần rìa của các chromosome, chúng bị mất đi khi tế bào phân chia.
Elizabeth Helen Blackburn, (sinh 26 tháng 11 năm 1948) là một người Mỹ-Úc đạt giải Nobel, và là người từng giữ chức vụ giám đốc của Viện nghiên cứu sinh học Salk. Trước đó, bà là một nhà nghiên cứu Sinh học tại Đại học California tại San Francisco (UCSF). Blackburn nghiên cứu đoạn telomere, một bộ phận ở phần đuôi của nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ cả cấu trúc di truyền này.
Năm 1984, Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, một enzym giúp kéo dài đoạn telomere. Vì nghiên cứu này, bà đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak. Đồng thời, Blackburn là người phụ nữ người Úc đầu tiên được trao giải Nobel.
Ngoài ra, bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa, và từng là một hội viên trong Hội đồng Tổng thống về Đạo đức Sinh học (tiếng Anh: President's Council on Bioethics hay PCPE) trước khi bị Tổng thống Bush sa thải - một sự kiện khiến dư luận xôn xao thời bấy giờ.
Học vấn: Đại học Melbourne; Đại học Cambridge, Anh.
Nơi công tác: Đại học Yale, Đại học California tại Berkeley, Đại học California tại San Francisco, Viện Salk.
#176
Gửi vào 25/06/2023 - 00:01
Chủ tịch SK Group
Từ ngày 22/06/2023 đến 24/06/2023 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đến Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước. Tháp tùng ông là đoàn 205 doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu như Samsung, SK, Hyundai, Daewoo.
Chúng ta đã nghe nói nhiều về SK Group. SK Group tiền thân là công ty dệt may Sunkyong Textiles, được thành lập vào năm 1953 do ông Chey Jong-kun (chú của ông Chey Tae-won) sáng lập và điều hành. SK Group được biết tới là một trong những chaebol hàng đầu Hàn Quốc, kinh doanh đa ngành, bao gồm các lĩnh vực truyền thông, chất bán dẫn, hoá chất và năng lượng và một số mảng khác.
Một số công ty thành viên hiện nay:
SK E&C (SK Engineering & Construction Co. Ltd - Công ty Xây dựng và Kỹ thuật SK).
SK Innovation (dầu khí và hóa chất),
SK Telecom (SK Telecom được xem là nhà mạng lớn nhất và dẫn đầu về công nghệ 5G tại Hàn Quốc. SK Telecom còn sở hữu đội game Liên Minh Huyền Thoại SKT1)
SK Hynix (một công ty bán dẫn lớn của Hàn Quốc, họ được xem là nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Samsung Electronic).
SK Holdings (dịch vụ công nghệ cao),
SK E&S (cung cấp năng lượng và nhiên liệu sạch).
Dẫn dắt 'đế chế' này hiện nay là Chủ tịch Chey Tae-won (Ngày sinh: 03 tháng 12 năm 1960), là cháu trai của nhà sáng lập SK Group Chey Jong-kun.
Ông Chey Tae-won đã được chuẩn bị để lãnh đạo tập đoàn đa quốc gia Hàn Quốc. Khi đang học tại Đại học Chicago vào cuối những năm 1980, ông đã gặp vợ mình, Roh So-young, con gái của cựu tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo. Cuộc đời Chey Tae-won khá ly kỳ, ông từng 2 lần vướng vòng lao lý vì gian lận tài chính.
Ông gia nhập SK vào năm 1989 với vai trò quản lý tại một công ty con ở San Jose, California, hai năm sau chuyển đến trụ sở chính của tập đoàn tại Mỹ ở New York và trở lại Seoul vào năm 1994 với vị trí Giám đốc điều hành của tập đoàn.
Năm 1997, ông được thăng chức từ trưởng bộ phận phát triển kinh doanh lên Giám đốc điều hành của SK Corp., khi đó là công ty con lớn nhất của tập đoàn.
Đến năm 1998, SK Group tiếp tục chứng kiến một cuộc chuyển giao thế hệ khi Chey Tae-won trở thành chủ tịch tập đoàn sau cái chết của người cha do căn bệnh ung thư phổi.
Năm 2000, ông thu xếp thương vụ SK Telecom thâu tóm Shinsegi Telecom với giá 2,3 nghìn tỉ won (2 tỉ USD) bằng tiền mặt và cổ phiếu. Chỉ sau 1 đêm, thị phần viễn thông tại Hàn Quốc của SK Telecom tăng vọt từ 43% lên 57%. Nhưng kế hoạch vươn ra nước ngoài của Chey đã bị trì hoãn khi vào năm 2003, ông bị kết án ba năm tù vì gian lận kế toán song được hoãn thi hành án. Chey Tae-won được trả tự do sau bảy tháng và được tổng thống Hàn Quốc khi đó ân xá hoàn toàn vào năm 2008. Ông sau đó dẫn dắt SK Group tiến vào thị trường Trung Quốc, đầu tư vào thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông cũng như năng lượng và hóa chất ở Thượng Hải và Vũ Hán.
Đầu năm 2013, ông một lần nữa bị bắt vì tội biển thủ công quỹ của công ty, bị truy tố và bị kết án bốn năm tù vào tháng 02/2014. Ngày 13/08/2015, Tổng thống khi đó là Park Geun-hye đã ân xá cho Chey cùng với 16 doanh nhân khác “nhằm mục đích tạo cơ hội để họ phát triển nền kinh tế của đất nước”. Đặc biệt, trong thời gian Chủ tịch Chey ở tù, cổ phiếu của SK Hynix vẫn tăng 51% nhờ lợi nhuận ròng năm 2014 tăng 40%. Cổ phiếu của SK Holdings cũng gần gấp 3 lần với với lợi nhuận tăng 90%.
Tháng 03/2016, Chey trở lại với vai trò là chủ tịch của cả SK Holdings và SK Hynix. Năm 2017, thu nhập của SK Hynix tăng hơn gấp ba lần và tăng thêm 46% vào năm 2018 lên mức kỷ lục 15,5 nghìn tỷ won. Chey đã đa dạng hóa sang các ngành công nghiệp mới, chi 3,2 tỷ đô la để mua 12 công ty ở Châu Âu, Đông Nam Á và Mỹ trong sáu năm.
Vào tháng 09/2019, SK Hynix xếp thứ 20 trên Forbes Digital 100. Thời điểm đó, Chey đứng thứ 7 trong danh sách 50 người giàu nhất Hàn Quốc.
Dưới sự điều hành của ông, SK trở thành một trong 4 chaebol lớn nhất xứ kim chi với giá trị tập đoàn chỉ đứng sau Samsung. Tờ The Korea Economic Daily cho biết tại Việt Nam: SK South East Asia Investment nắm giữ 6,1% cổ phần của tập đoàn Vingroup JSC; 9,5% cổ phần của Masan Group; còn có 14,5% cổ phần của chuỗi bán lẻ Pharmacity; 54% cổ phần của công ty dược phẩm Imexpharm Corp.; 16,3% cổ phần của nhà bán lẻ VinCommerce và 4,9% cổ phần của The CrownX Corp.
Ngày 06/12/2022, Tòa án gia đình thành phố Seoul đã chấp thuận việc ly hôn của Chủ tịch SK Chey Tae-won và vợ Roh Soh-yeong sau 7 năm tỷ phú thừa nhận ngoại tình, có con ngoài giá thú (theo Korea JoongAng Daily đưa tin). Theo phán quyết của tòa, ông Chey sẽ phải trả khoản tiền cấp dưỡng 100 triệu won (hơn 75.000 USD) và một khoản thanh toán trị giá 66,5 tỷ won (50,7 triệu USD) cho bà Roh. Họ có với nhau một con gái, một con trai. Báo chí gọi đây là cuộc ly hôn 66 tỷ won của giới tài phiệt Hàn Quốc. Tuy hôn nhân xuất phát từ tình yêu, nhưng sự khác biệt về tính cách khiến hạnh phúc của hai vợ chồng đã không kéo dài lâu.
(Nguồn tham khảo: Forbes)
Sửa bởi NhatHanh: 25/06/2023 - 00:04
#177
Gửi vào 29/06/2023 - 23:42
Năm nay là năm Quý Mão 2023, vừa tròn một hoa giáp 60 năm Nam Phương hoàng hậu tạ thế. Nam Phương hoàng hậu, người phụ nữ mở đầu cho một thế hệ nữ quyền của nữ nhân chốn hậu cung, đồng thời cũng là người chứng kiến ngày “cáo chung” của chế độ phong kiến cuối cùng tại Việt Nam. Cuộc đời thời trẻ của hoàng hậu giống như một giấc mộng cổ tích đối với tất cả thiếu nữ thời bấy giờ. Một tuổi thơ nhung lụa, một tình yêu đẹp (dù chỉ là thuở ban đầu) với hoàng đế Bảo Đại, và một thân phận Hoàng hậu cao quý.
Người ta thường bảo, sai lầm lớn nhất cuộc đời bà là lấy Vua Bảo Đại. Vì nếu nên duyên cùng người khác, sẽ chẳng bao giờ bà phải cô đơn những ngày cuối đời, sẽ chẳng bao giờ phải chứng kiến chồng mình đi cùng người phụ nữ khác, và càng không bị cuốn vào những vòng xoáy chính trị bất tận. Nhưng cũng nhờ cuộc hôn nhân với Bảo Đại, bà có cơ hội được tỏa sáng như một viên kim cương trên bản đồ Đông Dương, được lưu danh sử sách về nhan sắc lẫn trí tuệ của mình. Trong địa hạt chính trị, có lẽ bà không thành công.
Nam Phương hoàng hậu với khuê danh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14/11/1913 tại vùng đất Gò Công, Tiền Giang. Gò Công vốn được mệnh danh là “đất Hoàng gia” khi có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế (theo lời kể của vua Bảo Đại trong hồi ký “Con Rồng An Nam”). Thân thế của Thị Lan càng thêm quyền quý khi nàng là con gái của ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bình. Ông ngoại nàng là đại phú hộ Lê Phát Đạt, hay còn gọi là Huyện Sỹ, người giàu nhất xứ Nam Kỳ thời bấy giờ (mà người ta hay kháo nhau rằng “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa” - Nhiều người nhận định các đại gia này không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn thuộc vào hàng giàu nhất Đông Dương trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20).
Năm 12 tuổi, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp du học tại tu viện nữ sinh nội trú Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng 9 năm 1932, chưa tròn 20 tuổi, nàng hoàn thành tú tài Pháp và trở về quê hương, và gặp được Vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt vào năm 1932. Sau lần gặp đầu tiên, Vĩnh Thụy - tức cựu hoàng Bảo Đại - đã đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Nguyễn Hữu Thị Lan.
Sau 6 năm sinh sống và học tập tại Pháp, vị hoàng hậu tương lai vẫn giữ được cốt cách và nét kín đáo chuẩn mực của một người con gái An Nam. Với chiều cao 1m75, vóc dáng mảnh khảnh yêu kiều, khuôn mặt trái xoan thanh tú, ánh mắt nhỏ nhưng tinh anh, ưa thích thời trang của hãng mốt danh tiếng Dior, Thị Lan chính là hiện thân cho vẻ đẹp dịu dàng nhưng đầy tri thức, điều hiếm thấy ở con gái thời bấy giờ.
Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 năm 1934 ở Huế, bà được tấn phong hoàng hậu ngày 21/03/1934. Nguyễn Hữu Thị Lan thời điểm kết hôn cùng Vua Bảo Đại chỉ mới là cô thiếu nữ vừa ngoài 20, nhưng hưởng thụ nền giáo dục phương Tây từ nhỏ, là một bà Hoàng đặc biệt, khi không thấm nhuần những tư tưởng của Nho giáo. Tuy sống trong lồng son phong kiến, nhưng qua những gì bà thể hiện, người ta biết rõ đây là một người phụ nữ tân thời, và đầy tham vọng. Bà thường xuyên tháp tùng chồng trong các chuyến công du ngoại quốc hoặc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Với khả năng nói tiếng Pháp trôi chảy, kiến thức và sự tinh tế, thanh lịch, khéo léo, bà đã để lại ấn tượng rất đẹp trong lòng các chính khách.
Về chuyện vợ chồng, bà chỉ mong muốn có được người chồng chung thủy. Vì thế, điều kiện bà đặt ra để tiến đến hôn nhân với vua Bảo Đại là phải giải tán tam cung lục viện, bỏ hẳn chế độ thê thiếp trong cung. Trái ngược với mong muốn của bà, Bảo Đại chỉ mặn nồng với bà được vài năm sau đó vướng vào những tình ái khác khiến cho bà phiền lòng không ít. Tuy vậy, bà cũng không hề có một thái độ nào quá đáng. Bà vẫn luôn luôn giữ thể diện cho chồng và dành phần thua thiệt về mình. Săn đuổi đàn bà đẹp là đặc tính cố hữu của Bảo Đại. Bất kể đó là cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân, hoa hậu Đông Dương hay các cô gái nhảy… Nam Phương vẫn luôn có cách hành xử đầy kiêu hãnh. Bà đã bỏ cả một quãng thời gian dài để vun vén hạnh phúc cùng chồng rồi sau đó mở lòng tha thứ những phụ bạc ruồng rẫy. Có thể nói, bà là một phụ nữ có đầy đủ đức tính cao đẹp mà người đời phải nể phục.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn, Nam Phương hoàng hậu một mình sống tại cung An Định (Huế) để lo cho các con. Năm 1947, sau khi Ngô Đình Diệm lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại, vì không còn hy vọng về việc Thái tử Bảo Long sẽ lên ngôi, Nam Phương hoàng hậu dường như “chấp nhận” số phận, ngày 01/01/1947 bà đưa các con sang Pháp định cư và dành năm tháng cuối đời ở nơi đất khách.
Kể cả khi người ta hay bảo là bà “lưu vong”, Nam Phương hoàng hậu vẫn sống trong nhung lụa nhờ gia đình giàu có của mình. Bố mẹ hoàng hậu, ông bà Nguyễn Hữu Hào, đã mua cho bà nhiều nhà đất, những mong của cải vật chất có thể khỏa lấp nỗi buồn riêng của con gái. Nhưng bà đã lựa chọn lánh xa nơi phù phiếm đô thành, tìm về với niềm vui an nhiên ở vùng quê Chabrignac, cách Paris 500km về phía Tây Nam.
Trong những năm tháng cuối cùng, ở nơi xứ người, Nam Phương hoàng hậu vẫn chiếm trọn cảm tình của những người dân xung quanh. Lucien Boudy – một cựu xã trưởng làng Chabrignac, mô tả về hoàng hậu Nam Phương: “Là một mệnh phụ phu nhân rất duyên dáng, đặc biệt thân thiện rộng rãi với dân làng. Bà cũng rất nhân đạo và yêu thương với người hầu kẻ hạ trong nhà”. Truyền thông nước Pháp cũng luôn dành sự ưu ái và những lời có cánh cho người phụ nữ đến từ An Nam xa xôi: “Bà hoàng hậu đẹp vẫn ngự trong tim” (La belle impératrice demeure dans les coeurs – Tiêu đề một bài báo điện tử của Pháp).
Năm Quý Mão 1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời, nhưng chút hương thơm miền Nam trên đất Pháp ấy sẽ còn lặng lẽ mà vương vấn mãi trong tâm trí những người yêu quý bà. Cuộc đời nhiều thăng trầm và nhan sắc của bà hoàng hậu cuối cùng của nước Nam đến nay vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Người đời có thể tiếc nuối, nhưng cô gái Nguyễn Hữu Thị Lan ngày nào đã sống trọn một cuộc đời xứng đáng với cái danh hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
(Nguồn tổng hợp)
#178
Gửi vào 01/07/2023 - 11:24
NhatHanh, on 29/06/2023 - 23:42, said:
Năm nay là năm Quý Mão 2023, vừa tròn một hoa giáp 60 năm Nam Phương hoàng hậu tạ thế. Nam Phương hoàng hậu, người phụ nữ mở đầu cho một thế hệ nữ quyền của nữ nhân chốn hậu cung, đồng thời cũng là người chứng kiến ngày “cáo chung” của chế độ phong kiến cuối cùng tại Việt Nam. Cuộc đời thời trẻ của hoàng hậu giống như một giấc mộng cổ tích đối với tất cả thiếu nữ thời bấy giờ. Một tuổi thơ nhung lụa, một tình yêu đẹp (dù chỉ là thuở ban đầu) với hoàng đế Bảo Đại, và một thân phận Hoàng hậu cao quý.
Người ta thường bảo, sai lầm lớn nhất cuộc đời bà là lấy Vua Bảo Đại. Vì nếu nên duyên cùng người khác, sẽ chẳng bao giờ bà phải cô đơn những ngày cuối đời, sẽ chẳng bao giờ phải chứng kiến chồng mình đi cùng người phụ nữ khác, và càng không bị cuốn vào những vòng xoáy chính trị bất tận. Nhưng cũng nhờ cuộc hôn nhân với Bảo Đại, bà có cơ hội được tỏa sáng như một viên kim cương trên bản đồ Đông Dương, được lưu danh sử sách về nhan sắc lẫn trí tuệ của mình. Trong địa hạt chính trị, có lẽ bà không thành công.
Nam Phương hoàng hậu với khuê danh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14/11/1913 tại vùng đất Gò Công, Tiền Giang. Gò Công vốn được mệnh danh là “đất Hoàng gia” khi có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế (theo lời kể của vua Bảo Đại trong hồi ký “Con Rồng An Nam”). Thân thế của Thị Lan càng thêm quyền quý khi nàng là con gái của ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bình. Ông ngoại nàng là đại phú hộ Lê Phát Đạt, hay còn gọi là Huyện Sỹ, người giàu nhất xứ Nam Kỳ thời bấy giờ (mà người ta hay kháo nhau rằng “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa” - Nhiều người nhận định các đại gia này không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn thuộc vào hàng giàu nhất Đông Dương trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20).
Năm 12 tuổi, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp du học tại tu viện nữ sinh nội trú Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng 9 năm 1932, chưa tròn 20 tuổi, nàng hoàn thành tú tài Pháp và trở về quê hương, và gặp được Vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt vào năm 1932. Sau lần gặp đầu tiên, Vĩnh Thụy - tức cựu hoàng Bảo Đại - đã đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Nguyễn Hữu Thị Lan.
Sau 6 năm sinh sống và học tập tại Pháp, vị hoàng hậu tương lai vẫn giữ được cốt cách và nét kín đáo chuẩn mực của một người con gái An Nam. Với chiều cao 1m75, vóc dáng mảnh khảnh yêu kiều, khuôn mặt trái xoan thanh tú, ánh mắt nhỏ nhưng tinh anh, ưa thích thời trang của hãng mốt danh tiếng Dior, Thị Lan chính là hiện thân cho vẻ đẹp dịu dàng nhưng đầy tri thức, điều hiếm thấy ở con gái thời bấy giờ.
Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 năm 1934 ở Huế, bà được tấn phong hoàng hậu ngày 21/03/1934. Nguyễn Hữu Thị Lan thời điểm kết hôn cùng Vua Bảo Đại chỉ mới là cô thiếu nữ vừa ngoài 20, nhưng hưởng thụ nền giáo dục phương Tây từ nhỏ, là một bà Hoàng đặc biệt, khi không thấm nhuần những tư tưởng của Nho giáo. Tuy sống trong lồng son phong kiến, nhưng qua những gì bà thể hiện, người ta biết rõ đây là một người phụ nữ tân thời, và đầy tham vọng. Bà thường xuyên tháp tùng chồng trong các chuyến công du ngoại quốc hoặc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Với khả năng nói tiếng Pháp trôi chảy, kiến thức và sự tinh tế, thanh lịch, khéo léo, bà đã để lại ấn tượng rất đẹp trong lòng các chính khách.
Về chuyện vợ chồng, bà chỉ mong muốn có được người chồng chung thủy. Vì thế, điều kiện bà đặt ra để tiến đến hôn nhân với vua Bảo Đại là phải giải tán tam cung lục viện, bỏ hẳn chế độ thê thiếp trong cung. Trái ngược với mong muốn của bà, Bảo Đại chỉ mặn nồng với bà được vài năm sau đó vướng vào những tình ái khác khiến cho bà phiền lòng không ít. Tuy vậy, bà cũng không hề có một thái độ nào quá đáng. Bà vẫn luôn luôn giữ thể diện cho chồng và dành phần thua thiệt về mình. Săn đuổi đàn bà đẹp là đặc tính cố hữu của Bảo Đại. Bất kể đó là cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân, hoa hậu Đông Dương hay các cô gái nhảy… Nam Phương vẫn luôn có cách hành xử đầy kiêu hãnh. Bà đã bỏ cả một quãng thời gian dài để vun vén hạnh phúc cùng chồng rồi sau đó mở lòng tha thứ những phụ bạc ruồng rẫy. Có thể nói, bà là một phụ nữ có đầy đủ đức tính cao đẹp mà người đời phải nể phục.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn, Nam Phương hoàng hậu một mình sống tại cung An Định (Huế) để lo cho các con. Năm 1947, sau khi Ngô Đình Diệm lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại, vì không còn hy vọng về việc Thái tử Bảo Long sẽ lên ngôi, Nam Phương hoàng hậu dường như “chấp nhận” số phận, ngày 01/01/1947 bà đưa các con sang Pháp định cư và dành năm tháng cuối đời ở nơi đất khách.
Kể cả khi người ta hay bảo là bà “lưu vong”, Nam Phương hoàng hậu vẫn sống trong nhung lụa nhờ gia đình giàu có của mình. Bố mẹ hoàng hậu, ông bà Nguyễn Hữu Hào, đã mua cho bà nhiều nhà đất, những mong của cải vật chất có thể khỏa lấp nỗi buồn riêng của con gái. Nhưng bà đã lựa chọn lánh xa nơi phù phiếm đô thành, tìm về với niềm vui an nhiên ở vùng quê Chabrignac, cách Paris 500km về phía Tây Nam.
Trong những năm tháng cuối cùng, ở nơi xứ người, Nam Phương hoàng hậu vẫn chiếm trọn cảm tình của những người dân xung quanh. Lucien Boudy – một cựu xã trưởng làng Chabrignac, mô tả về hoàng hậu Nam Phương: “Là một mệnh phụ phu nhân rất duyên dáng, đặc biệt thân thiện rộng rãi với dân làng. Bà cũng rất nhân đạo và yêu thương với người hầu kẻ hạ trong nhà”. Truyền thông nước Pháp cũng luôn dành sự ưu ái và những lời có cánh cho người phụ nữ đến từ An Nam xa xôi: “Bà hoàng hậu đẹp vẫn ngự trong tim” (La belle impératrice demeure dans les coeurs – Tiêu đề một bài báo điện tử của Pháp).
Năm Quý Mão 1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời, nhưng chút hương thơm miền Nam trên đất Pháp ấy sẽ còn lặng lẽ mà vương vấn mãi trong tâm trí những người yêu quý bà. Cuộc đời nhiều thăng trầm và nhan sắc của bà hoàng hậu cuối cùng của nước Nam đến nay vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Người đời có thể tiếc nuối, nhưng cô gái Nguyễn Hữu Thị Lan ngày nào đã sống trọn một cuộc đời xứng đáng với cái danh hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
(Nguồn tổng hợp)
Tạm cho là ngày sinh trên bia mộ 14/11/1913 mới là ngày sinh đúng (theo wiki là 4/12/1913) - Tôi thì tin ngày sinh trên mộ hơn vì như vậy mới là tháng 10 AL có Địa Không thủ mạng dẫn đến tình trạng mắt híp/nhỏ so với khuôn mặt.
Theo các dữ kiện lịch sử của NPHH trên thì tôi không công nhận lá số giờ Mão chủ yếu vì:
- không khớp hình tướng người phá quân (lùn, thô, đen)
- xuất thân không phù hợp; phải là xuất thân nghèo hèn mới ứng Phá Quân hãm (hóa khí hao), hóa lộc thì bị phá bởi địa không
- vị trí cung mệnh như vầy trong vòng trường sinh thì phải là người hiếm muộn, dễ không con. Trong khi đó bà có tới 5 người con.
Tôi nghiêng về lá số giờ Mùi:
- Đẹp kiểu yêu kiều nhưng đoan trang
- Thông minh
- Xuất thân vừa giàu có vừa quyền quý
- Chồng cao quý nhưng sụp đổ giữa chừng
- Nhiều con
- Tiền tài kém hơn về hậu vận
- Cung tật ách kim-hỏa-thủy xung nhau nặng nên vừa bị bệnh tim vừa bị bệnh phổi, sau này mất vì biến chứng phổi
- Về Tử Bình: năm và giờ xung nhau nên phù hợp với việc lưu vong sau này.
Sửa bởi CaspianPrince: 01/07/2023 - 11:26
Thanked by 1 Member:
|
|
#179
Gửi vào 02/07/2023 - 12:58
Nữ Giáp Dần ngày 20 tháng 12 giờ Mùi
Lá số của NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU?
Nữ Giáp Dần ngày 20 tháng 12 giờ Mùi
Luận giải:
Nữ mệnh tuổi Giáp Dần cư Ngọ là vị trí của người đáng bực đàn chị trong xã hội về phương diện xử thế ,1 người luôn luôn cố suy nghĩ sao cho xứng đáng với tư cách và địa vị của mình .Nhưng Thân đóng ở cung Thân là nỗi niềm của người thất vọng ,chán nản , vì có Phượng các nên không thể có những hành động quá khích .,và có lẽ nghiệp quả (Hình Riêu Không Kiếp) mà cam chịu không lột xác làm điều của thế nhân thường làm (Phượng -Triệt)
Thân Mệnh vcd là 1 điểm kém ,tuy nhiên vcd đắc Nhật Nguyệt lại là 1 cách sang .Nòng cốt của mệnh là Long trì ,của Thân là Phượng các (sinh xuất) : chứng tỏ 1 vị mệnh phụ đài các sang trọng .Người này nổi bật lên có đôi mắt mặc dầu Nhật -Kị ,Âm -Tuần ; còn có Tồn –thanh long ,còn Mệnh Thân =Long Phượng không thể nào nói là kém quang huy .Đặc biệt có Sinh nên con mắt dài có đuôi .
Đây là cặp mắt phụng trên tư cách đường bệ của người chính đính (Thái tuế -Vượng).
Về hình thức Á Đông phải công nhận đây là 1 người đẹp ,không phải liễu yếu đào tơ ,mà có vẻ thanh mai khỏe mạnh (Hỏa ở Ngọ tuổi Giáp Dần);uy nghi oai vệ (Tướng -Ấn).
Tiếc rằng 1 Long trì làm nòng cốt không đủ tư thế để ngăn Địa Kiếp và Hỏa tinh hè nhau hãm hại .
Một trường hợp vcd thủy mệnh khó khăn,Long trì quá yếu chỉ câu được bộ Nhật Nguyệt để chiếm lấy địa vị cao sang ,cuộc đời rồi như mộng ảo : không bần thì yểu.
Thân cũng như Mệnh đều vô chính diệu ,nhờ vào cung Phúc đức ,mà Phúc đức lại không có cách gì qua mắt được vô chính diệu đắc Nhật Nguyệt chiếu cung Ngọ và Thân .Người này nhờ Thân dựa vào Phúc đức : con giòng cháu giống ,có tiếng tăm danh vọng trong xã hội .Tuy trong thình trạng chua cay ,bất mãn (Phá –Hư) nhưng vẫn phải đóng vai trò đủ tư cách của người cao cả ,không thể làm những việc gì sai phạm để mất danh dự được.
Chồng là 1 hiền nhân khôn khéo ,khỏe mạnh (Cơ LươngThìn Tuất),bệ vệ ,thành thật (Mộ Bát tọa) (trong lá số mẫu thì là sao Mộ chứ không phải là sao Đế vượng),có tâm trạng lo âu nhưng buồn nhát (Tang-Khốc).Hai bên đã gặp nhau trong trường hợp tình cờ rồi hẹn ước (Phục) mà nên tương đắc và quý trọng nhau(Mệnh thủy gặp Cơ Lương)
Quyền -Lộc chỉ là phù phiếm(nhị hợp cung Phu sinh nhập) ,không thể gây nguy hiểm tàn ác (Liêm Phá ngộ Triệt) là may ,kể gì đến chuyện thành công trong những lo toan ,còn có thể đi đến chỗ phá sản .Nhưng dù sao cũng vẫn được hưởng cảnh vinh hiển thanh nhàn(Mộ-Bát tọa)
Hồi đó báo chí có nói là Hoàng hậu kém Đức vua 1 tuổi ,tức là tuổi Giáp Dần.
-Trích Tử vi Nghiệm lý của cụ Thiên Lương-
Thanked by 4 Members:
|
|
#180
Gửi vào 02/07/2023 - 23:13
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Các Công tố viên Liên bang Xem xét Lệnh khám xét đối với các Email của Giuliani. Barr sớm sẽ không thể giúp đỡ |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
|
|
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
|
|
Nghiệm lý lá số mệnh Vcd đắc tam không |
Tử Bình | Nguyentuananh79 |
|
||
Cần Những Tứ Trụ Nam Không Có Ta`i Tinh Để Nghiệm Lý |
Tử Bình | lymenhoc |
|
||
TS Lê Thẩm Dương- giỏi thì không giàu |
Linh Tinh | BiendoiQuyenluc |
|
||
Cảnh báo! Không có Luân hồi, con người chỉ sống có 1 lần |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
11 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |