3
Địa Không tọa cung nào phúc cho cung đó
Viết bởi NhatHanh, 27/09/21 19:06
206 replies to this topic
#196
Gửi vào 27/12/2023 - 10:53
Mệnh thân là một cặp đỗi xứng nhau qua trục nguyệt lệnh, Mệnh xấu thân tốt thì tuy là kẻ bệnh hoạn, độc ác, gàn dở, kém tài nhưng lại may mắn có cái vật chất đủ đầy, thế gian này không có thiếu. Xem thành công ở lá số không dựa vào Mệnh, mà phải nhìn vào Thân, hầu hết các lá số bác NhatHanh đưa ra, đều có cung an Thân rất hoành tráng, quan chức thì quý tinh, tướng lĩnh thì quyền tinh, doanh nhân thì tài tinh trong đó, và nhất là cung Thân xa lánh tuần triệt và địa không, đây đều là các sao không vong bất lợi cho đời sống vật chất.
ở Vn có lá số của Phạm Bình Minh
cung Mệnh thái dương sáng đã đẹp rồi, tuần ở đây không đánh cung dương vì ông này tuổi âm, thân cung đồng lương tướng ấn rất đẹp, đây là người có khí chất cao quý, đường công danh quan lộ cũng sáng rõ, chỉ tiếc các biến động chính trị (do vận hạn 63 của ông dính hình hỏa kiếp) cho nên về vườn. Ông này nhất định là người tài giỏi, có năng lực thực sự.
hay như lá số của VĐH
Mệnh thân đều đẹp sáng rõ, là hiền tài đất nước chẳng có gì khuất tất
ở chủ đề topic, tôi cho rằng địa không cư đâu thì cư, chứ tối kị nằm cung an Thân, địa không nằm ở Thân thì cuộc đời chẳng làm nên được cái gì lớn lao cả, vận hạn có tốt mấy thì cũng chỉ như cơn mưa mát mặt nhất thời thôi
ở Vn có lá số của Phạm Bình Minh
cung Mệnh thái dương sáng đã đẹp rồi, tuần ở đây không đánh cung dương vì ông này tuổi âm, thân cung đồng lương tướng ấn rất đẹp, đây là người có khí chất cao quý, đường công danh quan lộ cũng sáng rõ, chỉ tiếc các biến động chính trị (do vận hạn 63 của ông dính hình hỏa kiếp) cho nên về vườn. Ông này nhất định là người tài giỏi, có năng lực thực sự.
hay như lá số của VĐH
Mệnh thân đều đẹp sáng rõ, là hiền tài đất nước chẳng có gì khuất tất
ở chủ đề topic, tôi cho rằng địa không cư đâu thì cư, chứ tối kị nằm cung an Thân, địa không nằm ở Thân thì cuộc đời chẳng làm nên được cái gì lớn lao cả, vận hạn có tốt mấy thì cũng chỉ như cơn mưa mát mặt nhất thời thôi
#197
Gửi vào 30/01/2024 - 22:54
Chàng trai được đào tạo để thừa kế ngai vàng Morocco
Moulay Hassan sinh ngày 8 tháng 5 năm 2003, khi 19 tuổi, bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo để thừa kế ngai vàng trong khi bố anh, Quốc vương Mohammed VI, từng bước chuyển giao quyền lực.
Thái tử Moulay Hassan, con trai Vua Mohammed VI của Morocco và Hoàng hậu Lalla Salma khi bước sang tuổi 18, đồng nghĩa anh chính thức đủ tuổi hợp pháp để thừa kế ngai vàng. Đây cũng là thời điểm Thái tử Moulay bắt đầu chương trình đào tạo đặc biệt để sẵn sàng nối ngôi.
Vua Mohammed VI thường xuyên đi lại giữa Morocco và Pháp, nơi mẹ ông, Thái hậu Lalla Latifa đang nằm viện. Trong thời gian ở nước ngoài, ông giao phó cho các cận thần giám sát các vấn đề chính trị, an ninh và y tế tại vương quốc Morocco, đồng thời tạo cơ hội để Thái tử Moulay quan sát và học hỏi cách điều hành.
Theo báo Pháp AfricaIntelligence, Thái tử Moulay có văn phòng tại cung điện, nơi người thừa kế ngai vàng "làm quen với quyền lực khi bố vắng mặt". Anh cũng đã thường xuyên tham gia các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Morocco. Vua Mohammed VI có hai người con, gồm Thái tử Moulay và Công chúa Lalla Khadija. Khi Moulay ra đời, Morocco đã bắn 21 phát đại bác chào mừng.
Từ nhỏ, Moulay đã làm quen với các sự kiện chính thức. Anh là người nhỏ tuổi nhất tham gia Hội nghị Một Hành tinh ở Pháp năm 2017 và giành được cảm tình của cộng đồng quốc tế trong hội nghị.
Năm 2019, Thái tử đại diện vua cha tham gia lễ khánh thành cảng Tanger Med II, cửa biển quan trọng ở Địa Trung Hải. Anh sau đó cũng tham gia tang lễ cố tổng thống Pháp Jacques Chirac và dự tiệc chiêu đãi do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức ở Điện Elysee.
Thái tử Moulay gây ấn tượng cho bất kỳ người nào từng gặp, không chỉ vì khối tài sản 5,7 tỷ USD của gia đình. Thái tử thành thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Arab, Pháp, Anh và Bồ Đào Nha. Anh đang theo học ngành Quản trị và Khoa học Kinh tế Xã hội tại đại học Bách khoa Mohammed VII ở Ben Guerir.
Năm 2020, Thái tử cũng tham gia các cuộc đàm phán giữa Jared Kusher, cố vấn cao cấp Nhà Trắng, con rể tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump, với quan chức Morocco về Hiệp định Abraham nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel.
Hiệp định mang ý nghĩa quan trọng với Morocco, khi Mỹ đồng ý công nhận chủ quyền của Morocco với Tây Sahara, khu vực đã tranh chấp từ lâu với Algeria, để đổi lấy việc Morocco đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel.
Moulay Hassan sinh ngày 8 tháng 5 năm 2003, khi 19 tuổi, bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo để thừa kế ngai vàng trong khi bố anh, Quốc vương Mohammed VI, từng bước chuyển giao quyền lực.
Thái tử Moulay Hassan, con trai Vua Mohammed VI của Morocco và Hoàng hậu Lalla Salma khi bước sang tuổi 18, đồng nghĩa anh chính thức đủ tuổi hợp pháp để thừa kế ngai vàng. Đây cũng là thời điểm Thái tử Moulay bắt đầu chương trình đào tạo đặc biệt để sẵn sàng nối ngôi.
Vua Mohammed VI thường xuyên đi lại giữa Morocco và Pháp, nơi mẹ ông, Thái hậu Lalla Latifa đang nằm viện. Trong thời gian ở nước ngoài, ông giao phó cho các cận thần giám sát các vấn đề chính trị, an ninh và y tế tại vương quốc Morocco, đồng thời tạo cơ hội để Thái tử Moulay quan sát và học hỏi cách điều hành.
Theo báo Pháp AfricaIntelligence, Thái tử Moulay có văn phòng tại cung điện, nơi người thừa kế ngai vàng "làm quen với quyền lực khi bố vắng mặt". Anh cũng đã thường xuyên tham gia các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Morocco. Vua Mohammed VI có hai người con, gồm Thái tử Moulay và Công chúa Lalla Khadija. Khi Moulay ra đời, Morocco đã bắn 21 phát đại bác chào mừng.
Từ nhỏ, Moulay đã làm quen với các sự kiện chính thức. Anh là người nhỏ tuổi nhất tham gia Hội nghị Một Hành tinh ở Pháp năm 2017 và giành được cảm tình của cộng đồng quốc tế trong hội nghị.
Năm 2019, Thái tử đại diện vua cha tham gia lễ khánh thành cảng Tanger Med II, cửa biển quan trọng ở Địa Trung Hải. Anh sau đó cũng tham gia tang lễ cố tổng thống Pháp Jacques Chirac và dự tiệc chiêu đãi do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức ở Điện Elysee.
Thái tử Moulay gây ấn tượng cho bất kỳ người nào từng gặp, không chỉ vì khối tài sản 5,7 tỷ USD của gia đình. Thái tử thành thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Arab, Pháp, Anh và Bồ Đào Nha. Anh đang theo học ngành Quản trị và Khoa học Kinh tế Xã hội tại đại học Bách khoa Mohammed VII ở Ben Guerir.
Năm 2020, Thái tử cũng tham gia các cuộc đàm phán giữa Jared Kusher, cố vấn cao cấp Nhà Trắng, con rể tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump, với quan chức Morocco về Hiệp định Abraham nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel.
Hiệp định mang ý nghĩa quan trọng với Morocco, khi Mỹ đồng ý công nhận chủ quyền của Morocco với Tây Sahara, khu vực đã tranh chấp từ lâu với Algeria, để đổi lấy việc Morocco đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel.
#198
Gửi vào 31/01/2024 - 18:21
Tôi thích topic này, nhưng các lá số nên lấy theo LOCAL time.
Thanked by 2 Members:
|
|
#199
Gửi vào 02/02/2024 - 09:58
MikeDo, on 31/01/2024 - 18:21, said:
Tôi thích topic này, nhưng các lá số nên lấy theo LOCAL time.
Lâu rồi em không thấy anh lên đây. Dạo này chắc anh bận công việc nhiều. Anh có chiêm nghiệm gì về huyền học có thể chia sẻ cùng mọi người được không ạ? Em thấy ở chủ đề khác anh mới có chạm đến mối quan hệ giữa tam tài trong câu "chính tinh hãm đáo quyền lộc quang vinh". Em thấy mối quan hệ này trong Tử Vi rất ít được nói đến, hi vọng sẽ có lúc anh viết về nó - những gì thuộc thiên, địa, nhân và khi nào chúng có thể bổ trợ hoặc phá nhau.
#200
Gửi vào 06/02/2024 - 11:27
CaspianPrince, on 02/02/2024 - 09:58, said:
Lâu rồi em không thấy anh lên đây. Dạo này chắc anh bận công việc nhiều. Anh có chiêm nghiệm gì về huyền học có thể chia sẻ cùng mọi người được không ạ? Em thấy ở chủ đề khác anh mới có chạm đến mối quan hệ giữa tam tài trong câu "chính tinh hãm đáo quyền lộc quang vinh". Em thấy mối quan hệ này trong Tử Vi rất ít được nói đến, hi vọng sẽ có lúc anh viết về nó - những gì thuộc thiên, địa, nhân và khi nào chúng có thể bổ trợ hoặc phá nhau.
Tôi lấy một ví dụ cơ bản ở tầng tiên thiên thôi:
Thiên: Các hệ sao an theo can năm.
Địa: Các hệ sao an theo địa chi năm.
Nhân: các hệ chính tinh+ Bộ sao an theo tháng ngày giờ+ Cục.
Đây là con đường tôi từng đi qua, còn việc lãnh ngộ, mở rộng, hay sử dụng là việc của mọi người.
Thanked by 3 Members:
|
|
#201
Gửi vào 08/03/2024 - 08:19
Hoàng hậu Nhật Bản Masako Owada
Masako Owada sinh ngày 09/12/1963 tại Tokyo, Japan. Thời trẻ, bà Masako nổi tiếng nhờ khả năng biết nhiều ngoại ngữ, tài ngoại giao và là thủ lĩnh của tổ chức sinh viên nhiệt huyết tại Đại học Harvard. Những năm niên thiếu, vì cha làm trong ngành ngoại giao, Masako được đến nhiều quốc gia, tiếp xúc nhiều nền văn hoá từ sớm.
Học vấn Radcliffe College, đại học Havard.
Bà trở thành thành viên của hoàng gia Nhật Bản thông qua cuộc hôn nhân với Thiên Hoàng Naruhito. Sau khi phụ hoàng Akihito thoái vị vào cuối tháng 4/2019, ông Naruhito kế vị, lên ngôi Nhật hoàng. Bà Masako trở thành hoàng hậu
Masako Owada đã là một công dân toàn cầu trước cả khi đến trường đi học. Khi còn ở độ tuổi mẫu giáo, bà đã tới sống tại Nga và New York trong những nhiệm kỳ “đi sứ” của cha bà. Sau vài năm trở lại Nhật Bản, gia đình Owada đã quay lại Hoa Kỳ khi Masako đang học năm thứ hai trung học. Là một sinh viên xuất sắc, bà đã học chuyên ngành kinh tế tại Harvard, rồi sau đó tới Đại học Tokyo để học cao học.
Năm 1986, bà trở thành một trong số ít những người phụ nữ vượt qua kỳ thi đầu vào danh tiếng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Đó cũng là năm mà Masako lần đầu gặp Hoàng tử Naruhito, và người ta kể rằng hoàng tử đã lập tức ấn tượng với sự thông minh và cách ứng xử của bà. Tuy nhiên, bất chấp những sự quan tâm của truyền thông về tiềm năng trở thành cô dâu hoàng gia, Masako vẫn quyết tâm tập trung vào sự nghiệp đang chớm nở của mình. Bà đã được chọn để đến làm nhiệm vụ ở Anh, ở đó bà cũng đã theo học để lấy bằng quan hệ quốc tế tại Oxford.
Tuy vậy, Hoàng tử vẫn không quên được Masako, và khi bà trở về Nhật Bản sau đó vài năm, Cơ quan Nội chính Hoàng gia đã bắt đầu bố trí những cuộc gặp măt được lên kế hoạch cẩn thận giữa hai người. Hoàng tử đã đề cập đến chủ đề hôn nhân một cách lịch sự nhưng kiên trì. Và mặc dù đã từ chối lời cầu hôn vài lần, nhưng cuối cùng Masako cũng bị thuyết phục và đồng ý kết hôn với hoàng tử vào tháng 12 năm 1992. Lễ đính hôn của họ được công bố vào tháng 1 sau đó.
Cả công chúng và giới truyền thông đều vui mừng khi người phụ nữ trẻ thông minh và xinh đẹp này trở thành vị hôn thê của Hoàng tử Naruhito. Khi đó, dân chúng cũng bàn tán nhiều về việc Masako sẽ trở thành một biểu tượng cho phụ nữ trẻ hiện đại tại Nhật Bản và có thể sẽ mang lại luồng gió mới cho gia đình Hoàng gia.
Masako, người nói được bốn thứ tiếng, từng hy vọng có thể sử dụng những kỹ năng ngoại giao của mình trong vai trò mới, nhưng điều đó đã không xảy ra. Đầu tiên và quan trọng nhất, bà phải chịu áp lực từ việc hạ sinh người kế vị.
Công nương Masako đã sảy thai một lần vào năm 1999 trước khi sinh Công chúa Aiko vào năm 2001. Mặc dù đất nước Nhật Bản rất vui mừng khi công chúa nhỏ chào đời, nhưng điều đó không xoa dịu được Cơ quan Nội chính Hoàng gia, vì phụ nữ không thể thừa kế ngai vàng của Nhật hoàng. Hơn nữa, các nàng công chúa Nhật Bản đều phải từ bỏ địa vị hoàng gia khi kết hôn, như em gái của Thái tử, hiện là bà Sayako Kuroda đã làm khi lấy chồng vào năm 2005.
Mặc dù Công nương Masako cũng phải đối mặt với nhiều áp lực, có một điều không thay đổi, đó là sự quan tâm và ủng hộ tận tụy của chồng bà. Rất hiếm khi Hoàng gia Nhật Bản bày tỏ ý kiến mạnh mẽ trước công chúng, nhưng vào năm 2004, Hoàng tử Naruhito, bây giờ là Nhật hoàng Naruhito, đã bất ngờ lên tiếng về tình trạng của vợ mình.
Ông nhấn mạnh rằng bà “đã nỗ lực để thích nghi với môi trường hoàng gia trong suốt 10 năm qua, nhưng từ những gì tôi thấy, tôi nghĩ rằng cô ấy đã hoàn toàn vắt kiệt sức mình để làm điều đó.” Thái tử Naruhito cũng nói thêm rằng, “Đúng là đã có những biến cố xảy ra phủ định sự nghiệp của Công nương Masako cũng như cá tính của cô ấy.”
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc bảo đảm tương lai của hoàng tộc. Nhiều ý kiến kêu gọi hiện đại hóa luật thừa kế, mở đường cho Công chúa Aiko kế vị cha mình, nhưng cũng có nhiều ý kiến bất đồng từ những quan chức bảo thủ. Giữa cuộc tranh luận chưa có hồi kết này, vào tháng 1/2006, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã cam kết đệ trình một dự luật cho phép phụ nữ thừa kế ngai vàng.
Tuy nhiên, tình hình đã bất ngờ rẽ sang một hướng khác. Dường như hết sức tình cờ, vào tháng 2/2006, có thông báo rằng Công nương Kiko, vợ của em trai Thái tử Naruhito, Hoàng tử Akishino, đang mang thai người con thứ ba. Cặp đôi này khi đó đã sinh được hai người con gái 14 và 11 tuổi. Chưa có vị hoàng tử nào được sinh ra trong hoàng gia Nhật Bản từ sau khi Hoàng tử Akishino chào đời cách đó 40 năm.
Trong khi những người chỉ trích hệ thống hiện tại tỏ rõ sự thất vọng, không khó để tưởng tượng rằng Công nương Masako có lẽ đã thở phào nhẹ nhõm khi biết tin cháu trai mình đã an toàn chào đời. Điều đó không chỉ quẳng đi gánh nặng trên vai bà, mà còn có nghĩa là bây giờ Công chúa Aiko có thể có một cơ hội để quyết định con đường tương lai của chính mình. Sinh năm 2001, năm nay 23 tuổi, dường như Công chúa Aiko được cho là dần dần đảm nhận thêm các nghĩa vụ hoàng gia.
Masako Owada sinh ngày 09/12/1963 tại Tokyo, Japan. Thời trẻ, bà Masako nổi tiếng nhờ khả năng biết nhiều ngoại ngữ, tài ngoại giao và là thủ lĩnh của tổ chức sinh viên nhiệt huyết tại Đại học Harvard. Những năm niên thiếu, vì cha làm trong ngành ngoại giao, Masako được đến nhiều quốc gia, tiếp xúc nhiều nền văn hoá từ sớm.
Học vấn Radcliffe College, đại học Havard.
Bà trở thành thành viên của hoàng gia Nhật Bản thông qua cuộc hôn nhân với Thiên Hoàng Naruhito. Sau khi phụ hoàng Akihito thoái vị vào cuối tháng 4/2019, ông Naruhito kế vị, lên ngôi Nhật hoàng. Bà Masako trở thành hoàng hậu
Masako Owada đã là một công dân toàn cầu trước cả khi đến trường đi học. Khi còn ở độ tuổi mẫu giáo, bà đã tới sống tại Nga và New York trong những nhiệm kỳ “đi sứ” của cha bà. Sau vài năm trở lại Nhật Bản, gia đình Owada đã quay lại Hoa Kỳ khi Masako đang học năm thứ hai trung học. Là một sinh viên xuất sắc, bà đã học chuyên ngành kinh tế tại Harvard, rồi sau đó tới Đại học Tokyo để học cao học.
Năm 1986, bà trở thành một trong số ít những người phụ nữ vượt qua kỳ thi đầu vào danh tiếng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Đó cũng là năm mà Masako lần đầu gặp Hoàng tử Naruhito, và người ta kể rằng hoàng tử đã lập tức ấn tượng với sự thông minh và cách ứng xử của bà. Tuy nhiên, bất chấp những sự quan tâm của truyền thông về tiềm năng trở thành cô dâu hoàng gia, Masako vẫn quyết tâm tập trung vào sự nghiệp đang chớm nở của mình. Bà đã được chọn để đến làm nhiệm vụ ở Anh, ở đó bà cũng đã theo học để lấy bằng quan hệ quốc tế tại Oxford.
Tuy vậy, Hoàng tử vẫn không quên được Masako, và khi bà trở về Nhật Bản sau đó vài năm, Cơ quan Nội chính Hoàng gia đã bắt đầu bố trí những cuộc gặp măt được lên kế hoạch cẩn thận giữa hai người. Hoàng tử đã đề cập đến chủ đề hôn nhân một cách lịch sự nhưng kiên trì. Và mặc dù đã từ chối lời cầu hôn vài lần, nhưng cuối cùng Masako cũng bị thuyết phục và đồng ý kết hôn với hoàng tử vào tháng 12 năm 1992. Lễ đính hôn của họ được công bố vào tháng 1 sau đó.
Cả công chúng và giới truyền thông đều vui mừng khi người phụ nữ trẻ thông minh và xinh đẹp này trở thành vị hôn thê của Hoàng tử Naruhito. Khi đó, dân chúng cũng bàn tán nhiều về việc Masako sẽ trở thành một biểu tượng cho phụ nữ trẻ hiện đại tại Nhật Bản và có thể sẽ mang lại luồng gió mới cho gia đình Hoàng gia.
Masako, người nói được bốn thứ tiếng, từng hy vọng có thể sử dụng những kỹ năng ngoại giao của mình trong vai trò mới, nhưng điều đó đã không xảy ra. Đầu tiên và quan trọng nhất, bà phải chịu áp lực từ việc hạ sinh người kế vị.
Công nương Masako đã sảy thai một lần vào năm 1999 trước khi sinh Công chúa Aiko vào năm 2001. Mặc dù đất nước Nhật Bản rất vui mừng khi công chúa nhỏ chào đời, nhưng điều đó không xoa dịu được Cơ quan Nội chính Hoàng gia, vì phụ nữ không thể thừa kế ngai vàng của Nhật hoàng. Hơn nữa, các nàng công chúa Nhật Bản đều phải từ bỏ địa vị hoàng gia khi kết hôn, như em gái của Thái tử, hiện là bà Sayako Kuroda đã làm khi lấy chồng vào năm 2005.
Mặc dù Công nương Masako cũng phải đối mặt với nhiều áp lực, có một điều không thay đổi, đó là sự quan tâm và ủng hộ tận tụy của chồng bà. Rất hiếm khi Hoàng gia Nhật Bản bày tỏ ý kiến mạnh mẽ trước công chúng, nhưng vào năm 2004, Hoàng tử Naruhito, bây giờ là Nhật hoàng Naruhito, đã bất ngờ lên tiếng về tình trạng của vợ mình.
Ông nhấn mạnh rằng bà “đã nỗ lực để thích nghi với môi trường hoàng gia trong suốt 10 năm qua, nhưng từ những gì tôi thấy, tôi nghĩ rằng cô ấy đã hoàn toàn vắt kiệt sức mình để làm điều đó.” Thái tử Naruhito cũng nói thêm rằng, “Đúng là đã có những biến cố xảy ra phủ định sự nghiệp của Công nương Masako cũng như cá tính của cô ấy.”
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc bảo đảm tương lai của hoàng tộc. Nhiều ý kiến kêu gọi hiện đại hóa luật thừa kế, mở đường cho Công chúa Aiko kế vị cha mình, nhưng cũng có nhiều ý kiến bất đồng từ những quan chức bảo thủ. Giữa cuộc tranh luận chưa có hồi kết này, vào tháng 1/2006, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã cam kết đệ trình một dự luật cho phép phụ nữ thừa kế ngai vàng.
Tuy nhiên, tình hình đã bất ngờ rẽ sang một hướng khác. Dường như hết sức tình cờ, vào tháng 2/2006, có thông báo rằng Công nương Kiko, vợ của em trai Thái tử Naruhito, Hoàng tử Akishino, đang mang thai người con thứ ba. Cặp đôi này khi đó đã sinh được hai người con gái 14 và 11 tuổi. Chưa có vị hoàng tử nào được sinh ra trong hoàng gia Nhật Bản từ sau khi Hoàng tử Akishino chào đời cách đó 40 năm.
Trong khi những người chỉ trích hệ thống hiện tại tỏ rõ sự thất vọng, không khó để tưởng tượng rằng Công nương Masako có lẽ đã thở phào nhẹ nhõm khi biết tin cháu trai mình đã an toàn chào đời. Điều đó không chỉ quẳng đi gánh nặng trên vai bà, mà còn có nghĩa là bây giờ Công chúa Aiko có thể có một cơ hội để quyết định con đường tương lai của chính mình. Sinh năm 2001, năm nay 23 tuổi, dường như Công chúa Aiko được cho là dần dần đảm nhận thêm các nghĩa vụ hoàng gia.
#202
Gửi vào 02/04/2024 - 00:38
Nội thân vương Aiko
Nội thân vương Aiko sinh ngày 01/12/2001, là con gái duy nhất của Thiên hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, công chúa Aiko luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Aiko phải học tại nhà trong phần lớn thời gian học tập. Sống trong cung điện Hoàng gia, cô bị cô lập với những người đồng trang lứa. Điều này khiến cô ấy có biệt danh là "công chúa cô đơn nhất thế giới". Trải qua tuổi thơ đầy cô đơn, công chúa Aiko của Nhật Bản giờ đây phải đối mặt không ít câu hỏi khó đặt ra cho tương lai và cuộc sống hôn nhân của cô. Ở tuổi 23, công chúa sống cùng cha mẹ trong Cung điện Hoàng gia ở Tokyo và gần đây đã đảm nhận các nhiệm vụ hoàng gia. Cô được cho là đã trải qua một tuổi thơ cô độc và cuộc sống của cô khi trưởng thành cũng không dễ dàng hơn là bao khi cô đang phải đối mặt với một quyết định khó khăn về hôn nhân.
Aiko sẽ không thể lên ngôi vì Luật Hoàng gia năm 1947 quy định rằng phụ nữ không được kế vị. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất.
Là một thành viên hoàng tộc còn độc thân, cô vốn chỉ được phép kết hôn với các thành viên trong hoàng tộc của Nhật Bản nhưng vấn đề là ở Nhật hiện lại không còn đối tượng nào thỏa điều kiện như vậy. Điều này khiến cô chỉ còn 2 lựa chọn mà cả hai đều có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Aiko sẽ phải đối mặt với quyết định khó khăn về hôn nhân. Cô có thể chọn kết hôn với một thường dân nhưng nếu làm vậy cô sẽ bị tước bỏ tước hiệu hoàng gia.
Năm 2021, cháu gái của Thiên hoàng là Công chúa Mako đã có động thái tương tự khi quyết định kết hôn với người bạn trai thời đại học và chấp nhận trở thành thường dân. Quyết định của công chúa Mako đã vấp phải sự phản đối lớn từ một số công dân Nhật Bản. Khi Công chúa Mako quyết định kết hôn với luật sư Kei Komuro, cô chấp nhận mất tước hiệu công chúa và sẽ chuyển đến New York sống cùng chồng. Điều này gây tranh cãi dữ dội ở Nhật Bản.
Lựa chọn còn lại của Aiko nếu không kết hôn là trở thành một "miko" ("vu nữ"- tức người phụ nữ giữ đền thờ Thần đạo của Nhật Bản). Nếu vậy cô cần phải tuyên thệ sẽ giữ trinh tiết, trải qua quá trình rèn luyện thể chất và tinh thần và làm việc trong một đền thờ Thần đạo.
Hoàng gia Nhật Bản là chế độ quân chủ cha truyền con nối liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Hoàng gia Nhật đến nay đã chứng kiến 126 vị vua lên ngôi, bắt đầu từ năm 660. Sau Thế chiến II, hoàng gia Nhật có 67 thành viên nhưng bây giờ chỉ còn 15 người và chỉ 5 người trong số họ là nam giới.
Năm 2006 đã từng có đề xuất thay đổi luật để cho phép phụ nữ lên ngôi nhưng rồi dự luật đã rơi vào quên lãng sau khi Hoàng tử Hisahito chào đời và đây cũng là người con trai đầu tiên được sinh ra trong hoàng tộc sau hơn 40 năm. Một số người nói rằng đã đến lúc xem xét lại luật một lần nữa.
Theo quy định chỉ có nam giới mới được kế vị thì người tiếp theo kế vị ngai vàng Nhật Bản hiện nay sẽ là Thái tử Fumihito, 59 tuổi và tiếp đến con trai của ông, Hoàng tử Hisahito – sinh năm 2006, hiện 18 tuổi.
Nhưng các quy tắc có thể thay đổi và ý tưởng này gần đây đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Nhật Bản. Một cuộc thăm dò năm 2021 của hãng tin Kyodo News cho thấy 84% công dân Nhật Bản ủng hộ một nữ hoàng lên ngôi. Nếu dự luật Nữ hoàng lên ngôi trở thành sự thật thì tương lai của Nội thân vương Aiko vẫn còn là một ẩn số.
Tờ thời báo Japan Times đưa tin, ngày 22/1/2024, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản phát đi thông báo Công chúa Aiko, con gái duy nhất của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, sẽ làm việc tại Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản từ tháng 4/2024, sau khi tốt nghiệp đại học. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời công chúa “hot” nhất Nhật Bản khi đã hoàn thành chương trình học tập và bắt đầu làm việc, cống hiến.
Mặc dù dự định sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chính thức của mình với tư cách là một thành viên hoàng gia Nhật Bản, nàng công chúa vẫn hy vọng được làm việc cho xã hội, điều mà cô khẳng định rằng mình "luôn quan tâm".
"Tôi rất vui khi được tham gia vào các công việc của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản", Cơ quan Nội chính Hoàng gia dẫn lại lời công chúa. "Đồng thời, tôi cảm thấy rất quyết tâm... Bằng cách làm việc chăm chỉ với ý thức rằng mình đã trở thành một thành viên của xã hội, tôi hy vọng có thể giúp ích được gì đó cho người dân và xã hội dù chỉ một chút".
Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản hiện có khoảng 60.000 nhân viên, chịu trách nhiệm điều hành các bệnh viện, trung tâm truyền máu và cơ sở đào tạo điều dưỡng. Được biết, Hoàng hậu Masako cũng là chủ tịch danh dự của tổ chức này.
Nội thân vương Aiko sinh ngày 01/12/2001, là con gái duy nhất của Thiên hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, công chúa Aiko luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Aiko phải học tại nhà trong phần lớn thời gian học tập. Sống trong cung điện Hoàng gia, cô bị cô lập với những người đồng trang lứa. Điều này khiến cô ấy có biệt danh là "công chúa cô đơn nhất thế giới". Trải qua tuổi thơ đầy cô đơn, công chúa Aiko của Nhật Bản giờ đây phải đối mặt không ít câu hỏi khó đặt ra cho tương lai và cuộc sống hôn nhân của cô. Ở tuổi 23, công chúa sống cùng cha mẹ trong Cung điện Hoàng gia ở Tokyo và gần đây đã đảm nhận các nhiệm vụ hoàng gia. Cô được cho là đã trải qua một tuổi thơ cô độc và cuộc sống của cô khi trưởng thành cũng không dễ dàng hơn là bao khi cô đang phải đối mặt với một quyết định khó khăn về hôn nhân.
Aiko sẽ không thể lên ngôi vì Luật Hoàng gia năm 1947 quy định rằng phụ nữ không được kế vị. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất.
Là một thành viên hoàng tộc còn độc thân, cô vốn chỉ được phép kết hôn với các thành viên trong hoàng tộc của Nhật Bản nhưng vấn đề là ở Nhật hiện lại không còn đối tượng nào thỏa điều kiện như vậy. Điều này khiến cô chỉ còn 2 lựa chọn mà cả hai đều có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Aiko sẽ phải đối mặt với quyết định khó khăn về hôn nhân. Cô có thể chọn kết hôn với một thường dân nhưng nếu làm vậy cô sẽ bị tước bỏ tước hiệu hoàng gia.
Năm 2021, cháu gái của Thiên hoàng là Công chúa Mako đã có động thái tương tự khi quyết định kết hôn với người bạn trai thời đại học và chấp nhận trở thành thường dân. Quyết định của công chúa Mako đã vấp phải sự phản đối lớn từ một số công dân Nhật Bản. Khi Công chúa Mako quyết định kết hôn với luật sư Kei Komuro, cô chấp nhận mất tước hiệu công chúa và sẽ chuyển đến New York sống cùng chồng. Điều này gây tranh cãi dữ dội ở Nhật Bản.
Lựa chọn còn lại của Aiko nếu không kết hôn là trở thành một "miko" ("vu nữ"- tức người phụ nữ giữ đền thờ Thần đạo của Nhật Bản). Nếu vậy cô cần phải tuyên thệ sẽ giữ trinh tiết, trải qua quá trình rèn luyện thể chất và tinh thần và làm việc trong một đền thờ Thần đạo.
Hoàng gia Nhật Bản là chế độ quân chủ cha truyền con nối liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Hoàng gia Nhật đến nay đã chứng kiến 126 vị vua lên ngôi, bắt đầu từ năm 660. Sau Thế chiến II, hoàng gia Nhật có 67 thành viên nhưng bây giờ chỉ còn 15 người và chỉ 5 người trong số họ là nam giới.
Năm 2006 đã từng có đề xuất thay đổi luật để cho phép phụ nữ lên ngôi nhưng rồi dự luật đã rơi vào quên lãng sau khi Hoàng tử Hisahito chào đời và đây cũng là người con trai đầu tiên được sinh ra trong hoàng tộc sau hơn 40 năm. Một số người nói rằng đã đến lúc xem xét lại luật một lần nữa.
Theo quy định chỉ có nam giới mới được kế vị thì người tiếp theo kế vị ngai vàng Nhật Bản hiện nay sẽ là Thái tử Fumihito, 59 tuổi và tiếp đến con trai của ông, Hoàng tử Hisahito – sinh năm 2006, hiện 18 tuổi.
Nhưng các quy tắc có thể thay đổi và ý tưởng này gần đây đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Nhật Bản. Một cuộc thăm dò năm 2021 của hãng tin Kyodo News cho thấy 84% công dân Nhật Bản ủng hộ một nữ hoàng lên ngôi. Nếu dự luật Nữ hoàng lên ngôi trở thành sự thật thì tương lai của Nội thân vương Aiko vẫn còn là một ẩn số.
Tờ thời báo Japan Times đưa tin, ngày 22/1/2024, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản phát đi thông báo Công chúa Aiko, con gái duy nhất của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, sẽ làm việc tại Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản từ tháng 4/2024, sau khi tốt nghiệp đại học. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời công chúa “hot” nhất Nhật Bản khi đã hoàn thành chương trình học tập và bắt đầu làm việc, cống hiến.
Mặc dù dự định sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chính thức của mình với tư cách là một thành viên hoàng gia Nhật Bản, nàng công chúa vẫn hy vọng được làm việc cho xã hội, điều mà cô khẳng định rằng mình "luôn quan tâm".
"Tôi rất vui khi được tham gia vào các công việc của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản", Cơ quan Nội chính Hoàng gia dẫn lại lời công chúa. "Đồng thời, tôi cảm thấy rất quyết tâm... Bằng cách làm việc chăm chỉ với ý thức rằng mình đã trở thành một thành viên của xã hội, tôi hy vọng có thể giúp ích được gì đó cho người dân và xã hội dù chỉ một chút".
Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản hiện có khoảng 60.000 nhân viên, chịu trách nhiệm điều hành các bệnh viện, trung tâm truyền máu và cơ sở đào tạo điều dưỡng. Được biết, Hoàng hậu Masako cũng là chủ tịch danh dự của tổ chức này.
Thanked by 1 Member:
|
|
#203
Gửi vào 19/04/2024 - 21:56
Giáo hoàng John Paul II
Giáo hoàng Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị; tiếng Latinh: Ioannes Paulus II; tên khai sinh: Karol Józef Wojtyła, 18 tháng 05 năm 1920 – 02 tháng 04 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.
Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử giáo hội Công Giáo, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX. Cho đến hiện tại, ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520. Ông được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21.
Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến công du hơn 129 quốc gia, ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ, ngoài tiếng Ba Lan còn nói được tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và có thể nói được một chút tiếng tiếng Việt.
Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; tổng cộng hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội Công giáo trong đó có sự kiện xưng thú 7 tội của Giáo hội trước đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 12 tháng 3 năm 2000. Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương và Do Thái giáo; Anh giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao Đài và Hồi giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem.
Gioan Phaolô II đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI phong là Đấng đáng kính ngày 19 tháng 12 năm 2009 và phong chân phước ngày 1 tháng 5 năm 2011. Ngài được Giáo hoàng Phanxicô tôn phong hiển thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014, chỉ 9 năm sau khi Ngài tạ thế. Vì Ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới trẻ Thế giới nên Ngài được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho nhiều kỳ đại hội này kể từ năm 2008.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị; tiếng Latinh: Ioannes Paulus II; tên khai sinh: Karol Józef Wojtyła, 18 tháng 05 năm 1920 – 02 tháng 04 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.
Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử giáo hội Công Giáo, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX. Cho đến hiện tại, ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520. Ông được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21.
Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến công du hơn 129 quốc gia, ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ, ngoài tiếng Ba Lan còn nói được tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và có thể nói được một chút tiếng tiếng Việt.
Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; tổng cộng hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội Công giáo trong đó có sự kiện xưng thú 7 tội của Giáo hội trước đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 12 tháng 3 năm 2000. Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương và Do Thái giáo; Anh giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao Đài và Hồi giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem.
Gioan Phaolô II đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI phong là Đấng đáng kính ngày 19 tháng 12 năm 2009 và phong chân phước ngày 1 tháng 5 năm 2011. Ngài được Giáo hoàng Phanxicô tôn phong hiển thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014, chỉ 9 năm sau khi Ngài tạ thế. Vì Ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới trẻ Thế giới nên Ngài được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho nhiều kỳ đại hội này kể từ năm 2008.
#204
Gửi vào 22/04/2024 - 23:21
Tỷ phú giàu nhất thế giới Arnault, Bernard.
Born on: 5 March 1949. Place Roubaix, France.
Sử dụng dữ liệu từ danh sách tỷ phú theo thời gian thực của tạp chí Forbes, tính tới ngày 1/2/2024 tỷ phú Pháp Bernard Arnault đã vượt qua ông Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới năm 2024.
Ông Arnault hiện là chủ tịch kiêm CEO công ty hàng xa xỉ LVMH, sở hữu một loạt thương hiệu như Louis Vuitton, Sephora và Tiffany & Co. Tỷ phú Pháp cũng đầu tư vào các công ty gồm Netflix và ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.
Vị tỉ phú sinh ra tại thị trấn Roubaix phía bắc nước Pháp. Ông học ngành kỹ thuật tại một trong những trường danh giá nhất của Pháp là École Polytechnique. Sau khi tốt nghiệp, Arnault đến làm việc cho công ty xây dựng của cha mình, Ferret-Savinel.
Bernard Arnault (75 tuổi) đã xây dựng tài sản của mình trong gần bốn thập kỷ, tích lũy một đế chế hàng xa xỉ bao gồm một số tên tuổi nổi tiếng nhất trong lĩnh vực thời trang, trang sức và rượu, bao gồm Louis Vuitton, TAG Heuer, Dom Pérignon.
Năm 1984, ông mua lại một công ty "ốm yếu" Agache-Willot-Boussac, sở hữu các thương hiệu như cửa hàng bách hóa Pháp Bon Marché và nhà mốt Christian Dior.
Ông đổi tên công ty thành Financière Agache và khởi xướng một cuộc cải tổ, cắt giảm chi phí, bán bớt một số mảng kinh doanh của công ty.
Ngay sau đó, ông mua hãng thời trang Celine và tài trợ cho nhà thiết kế người Pháp Christian Lacroix.
Vào cuối những năm 1980, Arnault cho biết mục tiêu của ông là điều hành công ty xa xỉ lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.
Sau đó, ông để mắt đến LVMH Moët Hennessy - Louis Vuitton, chi 2,6 tỉ USD mua cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn nhất của công ty, và cuối cùng là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành vào năm 1989.
Bernard Arnault kết hôn với Anne Dewavrin vào năm 1973, có với nhau hai người con trước khi ly thân vào năm 1990. Ông tái hôn vào năm 1991 với Hélène Mercier, một nghệ sĩ piano hòa nhạc người Canada. Giống như nhiều tỉ phú khác, Arnault có một cuộc sống xa hoa.
Ông đi du lịch bằng máy bay riêng, sở hữu một biệt thự nghỉ dưỡng rộng lớn ở Saint-Tropez hào nhoáng trên vùng duyên hải Pháp, chi ít nhất 96,4 triệu USD cho các bất động sản khác ở Beverly Hills, Trousdale Estates và Hollywood, California.
Tỉ phú người Pháp và vợ sống ở Paris, phía nam sông Seine, một khu vực lịch sử bao gồm khu phố Latinh và St.Germain-des-Prés. Tại nhà, Arnault lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại của các nghệ sĩ bao gồm Jean-Michel Basquiat, Damien Hirst, Maurizio Cattelan, Andy Warhol và Pablo Picasso.
Arnault có năm người con: hai con với người vợ đầu tiên và ba con với người vợ hiện tại. Antoine và Delphine Arnault là hai người con của ông từ cuộc hôn nhân đầu tiên.
Ba người con sau: Alexandre, Frédéric và Jean từ cuộc hôn nhân thứ hai của ông với Mercier.
Arnault hiện sở hữu 97,5% cổ phiếu của Christian Dior, kiểm soát 41,4% cổ phiếu LVMH. Năm 2017, Bernard Arnault gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tháp Trump ở thành phố New York, ngay trước lễ nhậm chức của Trump, để thảo luận về việc mở rộng các nhà máy LVMH ở Mỹ. Arnault cũng là bạn của người sáng lập công ty Apple - Steve Jobs. Arnault còn là bạn lâu năm với cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và là nhân chứng trong đám cưới của Sarkozy với ca sĩ kiêm người mẫu Carla Bruni. Arnault bắt tay với Vladimir Putin trong chuyến thăm năm 2003 của Tổng thống Nga tới vườn nho Château Cheval Blanc ở Pháp, thuộc sở hữu của LVMH.
Trong những năm qua, Arnault đã xây dựng LVMH thành tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới và tự đặt cho mình biệt danh "con sói khoác áo cashmere". Ông đứng sau việc thành lập Foundation Louis Vuitton, một bảo tàng nghệ thuật đương đại do Frank Gehry thiết kế và không gian biểu diễn ở Paris, khai trương vào năm 2014.
Vào tháng 4.2019, LVMH thay mặt gia đình Bernard Arnault đưa ra một tuyên bố, cam kết hỗ trợ 200 triệu euro, tương đương khoảng 218,8 triệu USD, để giúp xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà ở Paris bị hư hại nặng nề trong trận hỏa hoạn năm 2019.
Arnault đồng sáng lập tập đoàn hàng xa xỉ cách đây 36 năm và là cổ đông chính của tập đoàn, gần đây ông đã bổ nhiệm các con của mình vào những vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.
Vào tháng 1.2023, con gái lớn Delphine, được bổ nhiệm làm người đứng đầu Christian Dior, thương hiệu lớn thứ hai trong đế chế. Anh trai của cô, Antoine được thăng chức điều hành công ty cổ phần kiểm soát LVMH và tài sản của gia đình Arnault.
Ba người con nhỏ của ông cũng có những công việc quan trọng trong công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, bao gồm các thương hiệu như Stella McCartney, TAG Heuer, Bvlgari và Tiffany. Alexandre Arnault là giám đốc điều hành của Tiffany; Frédéric Arnault là giám đốc điều hành của TAG Heuer, trong khi người em út Jean Arnault đứng đầu bộ phận tiếp thị và phát triển sản phẩm cho thương hiệu đồng hồ của Louis Vuitton.
Born on: 5 March 1949. Place Roubaix, France.
Sử dụng dữ liệu từ danh sách tỷ phú theo thời gian thực của tạp chí Forbes, tính tới ngày 1/2/2024 tỷ phú Pháp Bernard Arnault đã vượt qua ông Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới năm 2024.
Ông Arnault hiện là chủ tịch kiêm CEO công ty hàng xa xỉ LVMH, sở hữu một loạt thương hiệu như Louis Vuitton, Sephora và Tiffany & Co. Tỷ phú Pháp cũng đầu tư vào các công ty gồm Netflix và ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.
Vị tỉ phú sinh ra tại thị trấn Roubaix phía bắc nước Pháp. Ông học ngành kỹ thuật tại một trong những trường danh giá nhất của Pháp là École Polytechnique. Sau khi tốt nghiệp, Arnault đến làm việc cho công ty xây dựng của cha mình, Ferret-Savinel.
Bernard Arnault (75 tuổi) đã xây dựng tài sản của mình trong gần bốn thập kỷ, tích lũy một đế chế hàng xa xỉ bao gồm một số tên tuổi nổi tiếng nhất trong lĩnh vực thời trang, trang sức và rượu, bao gồm Louis Vuitton, TAG Heuer, Dom Pérignon.
Năm 1984, ông mua lại một công ty "ốm yếu" Agache-Willot-Boussac, sở hữu các thương hiệu như cửa hàng bách hóa Pháp Bon Marché và nhà mốt Christian Dior.
Ông đổi tên công ty thành Financière Agache và khởi xướng một cuộc cải tổ, cắt giảm chi phí, bán bớt một số mảng kinh doanh của công ty.
Ngay sau đó, ông mua hãng thời trang Celine và tài trợ cho nhà thiết kế người Pháp Christian Lacroix.
Vào cuối những năm 1980, Arnault cho biết mục tiêu của ông là điều hành công ty xa xỉ lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.
Sau đó, ông để mắt đến LVMH Moët Hennessy - Louis Vuitton, chi 2,6 tỉ USD mua cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn nhất của công ty, và cuối cùng là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành vào năm 1989.
Bernard Arnault kết hôn với Anne Dewavrin vào năm 1973, có với nhau hai người con trước khi ly thân vào năm 1990. Ông tái hôn vào năm 1991 với Hélène Mercier, một nghệ sĩ piano hòa nhạc người Canada. Giống như nhiều tỉ phú khác, Arnault có một cuộc sống xa hoa.
Ông đi du lịch bằng máy bay riêng, sở hữu một biệt thự nghỉ dưỡng rộng lớn ở Saint-Tropez hào nhoáng trên vùng duyên hải Pháp, chi ít nhất 96,4 triệu USD cho các bất động sản khác ở Beverly Hills, Trousdale Estates và Hollywood, California.
Tỉ phú người Pháp và vợ sống ở Paris, phía nam sông Seine, một khu vực lịch sử bao gồm khu phố Latinh và St.Germain-des-Prés. Tại nhà, Arnault lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại của các nghệ sĩ bao gồm Jean-Michel Basquiat, Damien Hirst, Maurizio Cattelan, Andy Warhol và Pablo Picasso.
Arnault có năm người con: hai con với người vợ đầu tiên và ba con với người vợ hiện tại. Antoine và Delphine Arnault là hai người con của ông từ cuộc hôn nhân đầu tiên.
Ba người con sau: Alexandre, Frédéric và Jean từ cuộc hôn nhân thứ hai của ông với Mercier.
Arnault hiện sở hữu 97,5% cổ phiếu của Christian Dior, kiểm soát 41,4% cổ phiếu LVMH. Năm 2017, Bernard Arnault gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tháp Trump ở thành phố New York, ngay trước lễ nhậm chức của Trump, để thảo luận về việc mở rộng các nhà máy LVMH ở Mỹ. Arnault cũng là bạn của người sáng lập công ty Apple - Steve Jobs. Arnault còn là bạn lâu năm với cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và là nhân chứng trong đám cưới của Sarkozy với ca sĩ kiêm người mẫu Carla Bruni. Arnault bắt tay với Vladimir Putin trong chuyến thăm năm 2003 của Tổng thống Nga tới vườn nho Château Cheval Blanc ở Pháp, thuộc sở hữu của LVMH.
Trong những năm qua, Arnault đã xây dựng LVMH thành tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới và tự đặt cho mình biệt danh "con sói khoác áo cashmere". Ông đứng sau việc thành lập Foundation Louis Vuitton, một bảo tàng nghệ thuật đương đại do Frank Gehry thiết kế và không gian biểu diễn ở Paris, khai trương vào năm 2014.
Vào tháng 4.2019, LVMH thay mặt gia đình Bernard Arnault đưa ra một tuyên bố, cam kết hỗ trợ 200 triệu euro, tương đương khoảng 218,8 triệu USD, để giúp xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà ở Paris bị hư hại nặng nề trong trận hỏa hoạn năm 2019.
Arnault đồng sáng lập tập đoàn hàng xa xỉ cách đây 36 năm và là cổ đông chính của tập đoàn, gần đây ông đã bổ nhiệm các con của mình vào những vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.
Vào tháng 1.2023, con gái lớn Delphine, được bổ nhiệm làm người đứng đầu Christian Dior, thương hiệu lớn thứ hai trong đế chế. Anh trai của cô, Antoine được thăng chức điều hành công ty cổ phần kiểm soát LVMH và tài sản của gia đình Arnault.
Ba người con nhỏ của ông cũng có những công việc quan trọng trong công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, bao gồm các thương hiệu như Stella McCartney, TAG Heuer, Bvlgari và Tiffany. Alexandre Arnault là giám đốc điều hành của Tiffany; Frédéric Arnault là giám đốc điều hành của TAG Heuer, trong khi người em út Jean Arnault đứng đầu bộ phận tiếp thị và phát triển sản phẩm cho thương hiệu đồng hồ của Louis Vuitton.
Sửa bởi NhatHanh: 22/04/2024 - 23:22
#205
Gửi vào 31/05/2024 - 22:06
Willis Haviland Carrier
Cuộc sống tiện nghi và hiện đại kéo theo sự ra đời, phát triển của vô vàn sáng kiến vĩ đại như thiết bị, máy móc công nghệ. Một trong những sản phẩm quen thuộc với người người, nhà nhà vào mỗi mùa hè đó chính là chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Một trong những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới hiện nay là máy điều hòa nhiệt độ Carrier.
Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại nhu cầu của con người từ xa xưa rằng không một ai thích thú với sự nóng nực và cái nắng cháy da thịt. Ngay cả từ thời tiền sử con người cũng cố gắng sáng tạo ra những phát minh để giúp mùa hè trở nên mát mẻ hơn. Và sáng kiến tạo ra điều hòa của Willis Carrier chính là một phát minh vĩ đại.
Những hệ thống làm mát đầu tiên được tạo ra bởi người Ai Cập cổ đại. Họ đã nghiên cứu ra việc tận dụng các bó sậy có nhúng nước và treo ở cửa sổ, khi nước bốc hơi sẽ giúp giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm cho không khí. Điều này giúp họ tránh được sự khô nóng của khí hậu sa mạc và để làm mát khuôn viên trong nhà
Người La Mã lại phát triển được một hệ thống điều hòa hiện đại hơn. Họ cho xây dựng các đường ống dẫn nước ngọt quanh những ngôi nhà. Khi nước lưu thông sẽ làm giảm được nhiệt độ không khí bên trong những căn biệt thự.
Khi con người dần hiểu biết hơn, cách thức làm mát cũng được cải thiện nhiều hơn. Tuy nhiên phải qua một loạt các thí nghiệm thất bại mới tìm ra được những bước đột phá.
Năm 1758, nhà phát minh Benjamin Franklin người Mỹ cùng với John Hadley, giáo sư tại Đại học Cambridge đã có một cuộc cải tổ cách thức làm mát bằng việc thử nghiệm tác dụng làm lạnh của chất lỏng. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà phát minh đã cho thử nghiệm một số loại chất lỏng như rượu hoặc ete đều có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vật thể xuống đến tận 0 độ C.
Năm 1820, Michael Faraday - nhà phát minh người Anh nghiên cứu về tính chất làm lạnh của chất khí. Kết quả cho thấy việc nén và hóa lỏng khí amoniac có thể làm mát không khí trong phòng thí nghiệm.
Năm 1842, nhà vật lý học John Gorrie nghiên cứu về việc sử dụng công nghệ nén để tạo đá lạnh và giúp đỡ những bệnh nhân của ông đang nằm viện có không khí mát mẻ hơn.
Sau rất nhiều những phát minh, cho đến năm 1902, thế giới mới có một “làn gió mới” với một phát minh vĩ đại: máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên chiếc điều hòa không khí đầu tiên ra đời lại không phải mục đích làm mát mà là để phục vụ cho việc in ấn.
Willis Carrier hay Willis Haviland Carrier (26/11/1875 – 07/10/1950) là một kỹ sư và là nhà sáng chế người Mỹ, sự nổi tiếng của ông bắt nguồn với sáng kiến tạo ra máy điều hòa nhiệt độ vào năm 1902. Ông sinh ra tại New York, Mỹ, trong một gia đình có bố mẹ luôn giúp ông kích thích khả năng sáng tạo kể từ khi còn bé.
Willis Carrier giành được học bổng ngành cơ khí tại Đại học Cornell ở Ithaca và tốt nghiệp năm 1901. Sau đó ông bắt đầu làm kỹ sư tại Công ty Buffalo Forge – công ty chuyên thiết kế động cơ và máy bơm hơi với công việc đầu tiên là thiết kế hệ thống sưởi ấm để làm nóng cà phê. Nhờ làm tốt trong công việc, Willis Carrier được đề cử lên thành giám đốc bộ phận kỹ thuật thí nghiệm.
Năm 1930, Willis Carrier thành lập thương hiệu riêng ở Hàn Quốc và Nhật Bản - lấy tên là Toyo Carrier and Samsung Applications. Công ty của Willis Carrier cũng chính là nơi tiên phong trong việc chế tạo và sản xuất ra các loại máy điều hòa nhiệt độ sử dụng trong các hộ gia đình và ở cả những nơi có không gian rộng lớn.
Vào những tháng mùa hè nóng bức ở Mỹ, phát minh của Willis Carrier đã đóng góp rất lớn vào việc cách mạng hóa đời sống của người Mỹ. Sáng chế của Willis Carrier cho đến hiện tại vẫn là một phát minh có tầm quan trọng với con người ở khắp các quốc gia.
Vấn đề đầu tiên được đặt ra cho Willis Carrier chính là tạo ra một hệ thống xử lý không khí tại Công ty Xuất bản và In ấn Sackett-Wilhelms ở Brooklyn, New York. Bởi độ ẩm quá mức tại nhà máy in đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và màu sắc của các bản in.
Trong một lần gặp sự cố sân ga tàu Mỹ đang ngập hơi nước, lúc này ý tưởng của Willis Carrier bắt đầu bừng sáng bởi ông nghĩ ra rằng: nếu như có không khí đầu vào chứa độ ẩm 100% thì độ ẩm đầu ra sẽ được điều chỉnh. Ông đã bắt tay vào thiết kế một hệ thống các cuộn dây làm lạnh, hệ thống dây này có mục đích duy trì nhiệt độ mát mẻ và tạo ra độ ẩm cố định ở mức 55% – tương đương việc sử dụng 49 tấn băng đá mỗi ngày để làm mát không khí trong nhà máy.
Chiếc điều hòa đầu tiên ra đời nhưng lại có kích thước rất lớn, ngang ngửa với chiếc máy tính thời kỳ đầu. Máy tuy có thể giải quyết được vấn đề về độ ẩm ở trong các xưởng in nhưng lại gặp bất cập là quá ồn, cồng kềnh và còn sử dụng các chất độc hại để làm mát không khí.
Chính sự quyết tâm không ngừng của mình, Willis Carrier đã tiếp tục cải tiến hệ thống làm mát. Những năm đầu 1900, máy điều hòa được tiếp tục sử dụng trong các nhà xưởng và cho đến năm 1914 chúng được lắp đặt lần đầu tiên tại nhà tư nhân.
Không chỉ dừng lại ở phát minh cũ, Carrier đã tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra điều hòa có hiệu quả hơn được gọi là máy làm lạnh ly tâm hay “chiller”. Ông đã phát triển một chiếc máy sử dụng chất làm lạnh an toàn, không độc hại và đặc biệt là chi phí thấp hơn ngay cả khi phải lắp đặt tại những vị trí khó khăn.
Năm 1920, Willis Carrier bắt đầu lắp đặt máy điều hòa không khí ở cửa hàng bách hóa J.L.Hudson và Quốc hội, cũng như 300 rạp chiếu phim.
Trước khi máy điều hòa nhiệt độ trở nên phổ biến trong các ngôi nhà ở Mỹ, nhiều người thường chọn đến rạp chiếu phim để được hưởng bầu không khí mát mẻ. Không lâu sau, các doanh nghiệp bắt đầu lắp đặt máy điều hòa không khí và điều này giúp cho năng suất lao động của nhân viên tăng vọt trong những tháng mùa hè.
Phát minh ra máy điều hòa nhiệt độ của Willis Carrier đã tạo ra một sự thay đổi mãnh liệt lên nước Mỹ từ dân số, năng suất công việc,... Hơn nữa sự phát minh ra máy điều hòa còn tác động đến 3 ngành công nghiệp lớn khác bao gồm ô tô, kiến trúc và giải trí.
Đầu tiên, máy điều hòa không khí được lắp trong các rạp chiếu phim giúp nâng cao trải nghiệm của người xem và kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí. Vào mùa hè, các phương tiện giao thông nóng bức như ô tô, tàu hỏa được lắp thêm điều hòa giúp cho việc di chuyển được trở nên thuận tiện hơn. Cách xây nhà, xây các công trình cũng phải thay đổi tiên tiến hơn để thuận tiện cho việc lắp đặt máy điều hòa.
Năm 2020, máy lọc không khí chế độ kép (Dual-Mode Air Scrubber) và Máy lọc không khí (Negative Air Machine) OptiClean của Willis Carrier được vinh danh là một trong 100 Phát minh tuyệt vời nhất theo bình chọn của Tạp chí TIME của Mỹ.
Trong suốt cả cuộc đời cho đến khi chết, Willis Carrier nhận được hơn 80 bằng sáng chế. Giờ đây những chiếc máy điều hòa nhiệt độ đã trở nên vô cùng thân thuộc trong nhiều hộ gia đình. Giải pháp máy điều hòa của Willis Carrier đã giúp cho cuộc sống tốt đẹp, an toàn và thuận tiện hơn rất nhiều lần.
Cuộc sống tiện nghi và hiện đại kéo theo sự ra đời, phát triển của vô vàn sáng kiến vĩ đại như thiết bị, máy móc công nghệ. Một trong những sản phẩm quen thuộc với người người, nhà nhà vào mỗi mùa hè đó chính là chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Một trong những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới hiện nay là máy điều hòa nhiệt độ Carrier.
Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại nhu cầu của con người từ xa xưa rằng không một ai thích thú với sự nóng nực và cái nắng cháy da thịt. Ngay cả từ thời tiền sử con người cũng cố gắng sáng tạo ra những phát minh để giúp mùa hè trở nên mát mẻ hơn. Và sáng kiến tạo ra điều hòa của Willis Carrier chính là một phát minh vĩ đại.
Những hệ thống làm mát đầu tiên được tạo ra bởi người Ai Cập cổ đại. Họ đã nghiên cứu ra việc tận dụng các bó sậy có nhúng nước và treo ở cửa sổ, khi nước bốc hơi sẽ giúp giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm cho không khí. Điều này giúp họ tránh được sự khô nóng của khí hậu sa mạc và để làm mát khuôn viên trong nhà
Người La Mã lại phát triển được một hệ thống điều hòa hiện đại hơn. Họ cho xây dựng các đường ống dẫn nước ngọt quanh những ngôi nhà. Khi nước lưu thông sẽ làm giảm được nhiệt độ không khí bên trong những căn biệt thự.
Khi con người dần hiểu biết hơn, cách thức làm mát cũng được cải thiện nhiều hơn. Tuy nhiên phải qua một loạt các thí nghiệm thất bại mới tìm ra được những bước đột phá.
Năm 1758, nhà phát minh Benjamin Franklin người Mỹ cùng với John Hadley, giáo sư tại Đại học Cambridge đã có một cuộc cải tổ cách thức làm mát bằng việc thử nghiệm tác dụng làm lạnh của chất lỏng. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà phát minh đã cho thử nghiệm một số loại chất lỏng như rượu hoặc ete đều có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vật thể xuống đến tận 0 độ C.
Năm 1820, Michael Faraday - nhà phát minh người Anh nghiên cứu về tính chất làm lạnh của chất khí. Kết quả cho thấy việc nén và hóa lỏng khí amoniac có thể làm mát không khí trong phòng thí nghiệm.
Năm 1842, nhà vật lý học John Gorrie nghiên cứu về việc sử dụng công nghệ nén để tạo đá lạnh và giúp đỡ những bệnh nhân của ông đang nằm viện có không khí mát mẻ hơn.
Sau rất nhiều những phát minh, cho đến năm 1902, thế giới mới có một “làn gió mới” với một phát minh vĩ đại: máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên chiếc điều hòa không khí đầu tiên ra đời lại không phải mục đích làm mát mà là để phục vụ cho việc in ấn.
Willis Carrier hay Willis Haviland Carrier (26/11/1875 – 07/10/1950) là một kỹ sư và là nhà sáng chế người Mỹ, sự nổi tiếng của ông bắt nguồn với sáng kiến tạo ra máy điều hòa nhiệt độ vào năm 1902. Ông sinh ra tại New York, Mỹ, trong một gia đình có bố mẹ luôn giúp ông kích thích khả năng sáng tạo kể từ khi còn bé.
Willis Carrier giành được học bổng ngành cơ khí tại Đại học Cornell ở Ithaca và tốt nghiệp năm 1901. Sau đó ông bắt đầu làm kỹ sư tại Công ty Buffalo Forge – công ty chuyên thiết kế động cơ và máy bơm hơi với công việc đầu tiên là thiết kế hệ thống sưởi ấm để làm nóng cà phê. Nhờ làm tốt trong công việc, Willis Carrier được đề cử lên thành giám đốc bộ phận kỹ thuật thí nghiệm.
Năm 1930, Willis Carrier thành lập thương hiệu riêng ở Hàn Quốc và Nhật Bản - lấy tên là Toyo Carrier and Samsung Applications. Công ty của Willis Carrier cũng chính là nơi tiên phong trong việc chế tạo và sản xuất ra các loại máy điều hòa nhiệt độ sử dụng trong các hộ gia đình và ở cả những nơi có không gian rộng lớn.
Vào những tháng mùa hè nóng bức ở Mỹ, phát minh của Willis Carrier đã đóng góp rất lớn vào việc cách mạng hóa đời sống của người Mỹ. Sáng chế của Willis Carrier cho đến hiện tại vẫn là một phát minh có tầm quan trọng với con người ở khắp các quốc gia.
Vấn đề đầu tiên được đặt ra cho Willis Carrier chính là tạo ra một hệ thống xử lý không khí tại Công ty Xuất bản và In ấn Sackett-Wilhelms ở Brooklyn, New York. Bởi độ ẩm quá mức tại nhà máy in đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và màu sắc của các bản in.
Trong một lần gặp sự cố sân ga tàu Mỹ đang ngập hơi nước, lúc này ý tưởng của Willis Carrier bắt đầu bừng sáng bởi ông nghĩ ra rằng: nếu như có không khí đầu vào chứa độ ẩm 100% thì độ ẩm đầu ra sẽ được điều chỉnh. Ông đã bắt tay vào thiết kế một hệ thống các cuộn dây làm lạnh, hệ thống dây này có mục đích duy trì nhiệt độ mát mẻ và tạo ra độ ẩm cố định ở mức 55% – tương đương việc sử dụng 49 tấn băng đá mỗi ngày để làm mát không khí trong nhà máy.
Chiếc điều hòa đầu tiên ra đời nhưng lại có kích thước rất lớn, ngang ngửa với chiếc máy tính thời kỳ đầu. Máy tuy có thể giải quyết được vấn đề về độ ẩm ở trong các xưởng in nhưng lại gặp bất cập là quá ồn, cồng kềnh và còn sử dụng các chất độc hại để làm mát không khí.
Chính sự quyết tâm không ngừng của mình, Willis Carrier đã tiếp tục cải tiến hệ thống làm mát. Những năm đầu 1900, máy điều hòa được tiếp tục sử dụng trong các nhà xưởng và cho đến năm 1914 chúng được lắp đặt lần đầu tiên tại nhà tư nhân.
Không chỉ dừng lại ở phát minh cũ, Carrier đã tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra điều hòa có hiệu quả hơn được gọi là máy làm lạnh ly tâm hay “chiller”. Ông đã phát triển một chiếc máy sử dụng chất làm lạnh an toàn, không độc hại và đặc biệt là chi phí thấp hơn ngay cả khi phải lắp đặt tại những vị trí khó khăn.
Năm 1920, Willis Carrier bắt đầu lắp đặt máy điều hòa không khí ở cửa hàng bách hóa J.L.Hudson và Quốc hội, cũng như 300 rạp chiếu phim.
Trước khi máy điều hòa nhiệt độ trở nên phổ biến trong các ngôi nhà ở Mỹ, nhiều người thường chọn đến rạp chiếu phim để được hưởng bầu không khí mát mẻ. Không lâu sau, các doanh nghiệp bắt đầu lắp đặt máy điều hòa không khí và điều này giúp cho năng suất lao động của nhân viên tăng vọt trong những tháng mùa hè.
Phát minh ra máy điều hòa nhiệt độ của Willis Carrier đã tạo ra một sự thay đổi mãnh liệt lên nước Mỹ từ dân số, năng suất công việc,... Hơn nữa sự phát minh ra máy điều hòa còn tác động đến 3 ngành công nghiệp lớn khác bao gồm ô tô, kiến trúc và giải trí.
Đầu tiên, máy điều hòa không khí được lắp trong các rạp chiếu phim giúp nâng cao trải nghiệm của người xem và kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí. Vào mùa hè, các phương tiện giao thông nóng bức như ô tô, tàu hỏa được lắp thêm điều hòa giúp cho việc di chuyển được trở nên thuận tiện hơn. Cách xây nhà, xây các công trình cũng phải thay đổi tiên tiến hơn để thuận tiện cho việc lắp đặt máy điều hòa.
Năm 2020, máy lọc không khí chế độ kép (Dual-Mode Air Scrubber) và Máy lọc không khí (Negative Air Machine) OptiClean của Willis Carrier được vinh danh là một trong 100 Phát minh tuyệt vời nhất theo bình chọn của Tạp chí TIME của Mỹ.
Trong suốt cả cuộc đời cho đến khi chết, Willis Carrier nhận được hơn 80 bằng sáng chế. Giờ đây những chiếc máy điều hòa nhiệt độ đã trở nên vô cùng thân thuộc trong nhiều hộ gia đình. Giải pháp máy điều hòa của Willis Carrier đã giúp cho cuộc sống tốt đẹp, an toàn và thuận tiện hơn rất nhiều lần.
#206
Gửi vào 24/08/2024 - 19:24
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa
Matamela Cyril Ramaphosa (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1952) là một doanh nhân và chính trị gia người Nam Phi, giữ chức tổng thống thứ 5 và đương nhiệm của Nam Phi...
Trưa 19/6/2024 (giờ địa phương), ông Cyril Ramaphosa chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ thứ hai tại Tòa nhà Liên minh ở thủ đô Pretoria.
Ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lãnh đạo công đoàn và doanh nhân, ông làm Phó Tổng thống Nam Phi từ năm 2014 đến năm 2018.
Ngày 15/2/2018 Quốc hội Nam Phi đã bầu ông Cyril Ramaphosa, Phó Tổng thống và Chủ tịch đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền, làm tổng thống nước này thay cho ông Jacob Zuma, người đã từ chức vào đêm 14/2/2018. Ông Ramaphosa đã được nhất trí trở thành tổng thống mà không cần thông qua bỏ phiếu do ông là ứng cử viên duy nhất được đề cử trước Quốc hội. Trước đó, cùng ngày, ANC đã đề cử ông Ramaphosa vào vị trí Tổng thống Cộng hòa Nam Phi.
Người vợ đầu tiên của Ramaphosa là Nomazizi Mtshotshisa, nhưng đã chia tay. Cuộc hôn nhân thứ hai của ông với Tshepo Motsepe mang lại cho ông 4 người con. Tshepo Motsepe có một người anh em trai là tỉ phú hầm mỏ Patrice Motsepe lấy doanh nhân thời trang Precious Moloi-Motsepe và một chị em gái là Bridgette Radebe lấy thủ tướng Nam Phi Jeff Radebe.
Matamela Cyril Ramaphosa (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1952) là một doanh nhân và chính trị gia người Nam Phi, giữ chức tổng thống thứ 5 và đương nhiệm của Nam Phi...
Trưa 19/6/2024 (giờ địa phương), ông Cyril Ramaphosa chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ thứ hai tại Tòa nhà Liên minh ở thủ đô Pretoria.
Ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lãnh đạo công đoàn và doanh nhân, ông làm Phó Tổng thống Nam Phi từ năm 2014 đến năm 2018.
Ngày 15/2/2018 Quốc hội Nam Phi đã bầu ông Cyril Ramaphosa, Phó Tổng thống và Chủ tịch đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền, làm tổng thống nước này thay cho ông Jacob Zuma, người đã từ chức vào đêm 14/2/2018. Ông Ramaphosa đã được nhất trí trở thành tổng thống mà không cần thông qua bỏ phiếu do ông là ứng cử viên duy nhất được đề cử trước Quốc hội. Trước đó, cùng ngày, ANC đã đề cử ông Ramaphosa vào vị trí Tổng thống Cộng hòa Nam Phi.
Người vợ đầu tiên của Ramaphosa là Nomazizi Mtshotshisa, nhưng đã chia tay. Cuộc hôn nhân thứ hai của ông với Tshepo Motsepe mang lại cho ông 4 người con. Tshepo Motsepe có một người anh em trai là tỉ phú hầm mỏ Patrice Motsepe lấy doanh nhân thời trang Precious Moloi-Motsepe và một chị em gái là Bridgette Radebe lấy thủ tướng Nam Phi Jeff Radebe.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Các Công tố viên Liên bang Xem xét Lệnh khám xét đối với các Email của Giuliani. Barr sớm sẽ không thể giúp đỡ |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Mũi: không dễ xem! |
Nhân Tướng Học | SONGHI |
|
||
Kamala Harris: Những khoảnh khắc ngầu không thể nào quên |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Đại Tràng Bạn Không Nên Bỏ Qua |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
||
Xin các bác chỉ điểm lá số có phải Tòng thủy không ạ? |
Tử Bình | linhgiang1986 |
|
||
làm nhà nước không vì tiền vậy vì cái gì |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |