Sau đây là ví dụ số 178 trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú” của Từ Nhạc Ngô:
“178 - Ất Mão – Đinh Hợi – Đinh Mùi – Canh Tuất
Bính Tuất/ Ất Dậu/ Giáp Thân/ Quý Mùi/ Nhâm Ngọ/ Tân Tị/ Canh Thìn
(Ở chương Chính Quan ví dụ này số 172 có luận: “Mệnh này dụng Tài Ấn, không có Thương quan cũng không có tạp Sát, gọi là “khử kỵ tồn hỷ”.)
Quan hóa thành ấn mà hóa tài, đây là mệnh Kim Trạng Nguyên đã nói đến ở chương Chính Quan. Hợi Mão Mùi tam hợp mộc cục, cho nên Quan (nguyệt lệnh Hợi thủy) hóa thành Ấn (mộc), Ất mộc lộ ra, Thân vượng Ấn trọng. Dụng Tài để tổn Ấn, trụ giờ gặp Canh Tuất là Tài tinh hữu căn (Canh thông gốc tại Tuất do Tuất tàng Mậu, Tân và Đinh). Ban đầu hành vận hướng Tây là Thân Dậu đó là Tài địa, Giáp không thông căn mất gốc, Ất tòng theo Canh để hóa, cho nên tự thành vận tốt đẹp như ý. Sau là vận Quý Mùi, vận chuyển sang phương nam, Nhật nguyên quá vượng, Nhâm Quý là Quan Sát tiết Tài sinh Ấn, cũng không được như ý. Đây là cái gọi là “Thân vượng bội Ấn, hỷ Thực Thương Tài hương”.
I - Sơ đồ Binh Pháp dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của VULONG:
Qua sơ đồ tính toán trên ta hấy Thân vượng mà Ấn nhiều (tức trọng hay mạnh) nên đầu tiên ta phải lấy Tài tinh là Tân tàng trong Tuất trụ giờ (vì Tân vượng hơn Canh), hỷ thần làThổ còn kỵ thần là Thủy, Mộc và Hỏa. Điều này đúng như tác giả luận: “Thân vượng Ấn trọng. Dụng Tài để tổn Ấn”.
Ta thấy Canh là dụng thần lộ ở trụ giờ làm sao mà khắc được Ấn ở xa cách 2 ngôi, hơn nữa Canh đã nhược còn bị khắc gần bởi Đinh trụ ngày thì hỏi cách cục này đẹp ở chỗ nào (chưa nói tới tam hợp Mộc cục)?
Thân vượng, Ấn quá trọng, Quan nếu có cũng thành kỵ thần theo Kiêu Ấn, còn Tài là dụng thần thì nhược còn bị khắc cho lên bờ xuống ruộng thì cách cục đẹp ở đâu để thành Trạng Nguyên thiên hạ?
Chưa cần luận hành vận cũng biết trụ giờ đã xác định sai, vậy thì với ngày Đinh có giờ nào có Mệnh đẹp tới mức trở hành Trạng Nguyên thiên hạ (ngày xưa cứ 4 năm một lần tổ chức thi Đình, vòng thi cao nhất thời đó mới có được 1 Trạng Nguyên – có kỳ thi còn không có ai đạt được Trạng Nguyên – ngày nay cứ coi như là đoạt giải Nobel)?
Với ví dụ này xác định giờ sinh không khó, mọi người cứ cố gắng suy nghĩ xem sao?
(Gợi ý: Nó ứng với 1 câu phú trong Tử Bình về Học Thuật.)
Sửa bởi SongHongHa: 03/07/2022 - 10:42