Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
MaiLan, on 24/10/2020 - 20:45, said:
Xin chủ nhà cho ML bàn thêm chút xíu về thuế má. Cám ơn ông / Bà / Anh / Chị.
"… Tập đoàn luôn dùng tiền vốn để mở rộng kinh doanh, tạo thêm việc làm. Tập đoàn khi có tiền sẽ sử dụng để sinh lợi nhuận chứ không cất vào ngân hàng như cá nhân. Ngoài ra, tập đoàn sẽ thưởng lương cho nhân viên mỗi năm.
Đánh thuế tập đoàn sẽ làm chậm sự phát triển của kinh tế và cắt giảm việc làm. Đây là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, làm chậm bao nhiêu, giảm bao nhiêu công việc lại là một bài toán khác.
Nhìn chung thì chính sách thuế của Biden đánh lên tầng lớp trung lưu là hợp lý. Tuy nhiên, việc đánh lên tập đoàn có lẽ cần thời gian để trả lời là quyết định đúng đắn hay sai lầm."
Về chính sách thuế má, “Đánh thuế tập đoàn” hay các công ty làm ăn, buôn bán là việc hữu lý và cần thiết. Ý kiến của ML dựa trên vài dữ kiện sau đây:
- Trong nước, công ty thương mại được yên ổn làm ăn kiếm tiền nhờ sự an ninh của xã hội: tiền vốn bỏ ra được bảo đảm phần nào (không bị cướp bóc, đòi “mãi lộ”, đóng hụi chết…) nên kiếm ra tiền.
- Ở ngoại quốc: công ty được chính phủ “bảo kê” để làm ăn với thế giới qua chính sách hối đoái, các hiệp ước thương mại … Boeing yên ổn bán máy bay, kỹ nghệ quốc phòng tha hồ bán vũ khí, nông dân bán đậu nành.
Công ty thương mại khi kiếm ra tiền đều tiêu xài (trả tiền lãi, dividend, cho người đầu tư), cho nhân viên tiền thưởng… như bạn nói nhưng khi kinh tế èo uột như hiện nay thì lại gõ cửa xin tiền tài trợ. Như hãng hàng không kêu la “sắp sập tiệm” nếu không được vài tỷ bạc để cầm hơi. Những món tiền khổng lồ này đều xuất phát từ tiền đóng thuế của người dân, hôm nay và tương lai, không phải trợ cấp của chính phủ. Vì vậy các công thương mại cần phải đóng thuế, và đóng thuế cho đủ để chính phủ có tiền mà tiếp tục vận hành quốc gia.
Câu hỏi là mức đánh thuế (business tax) sẽ là bao nhiêu thì hợp lý so với các quốc gia khá giả khác?
Kính Chào các Bác!
Thuế có hai loại phổ biến là: Thuế trực thu (thuế thu nhập và tài sản) và thuế gián thu (ví dụ VAT). Trong thuế trực thu của Mỹ thì họ quan tâm nhiều nhất đến Thuế TNCN không phải thuế TNDN. Vậy nên việc giảm vài điểm phần trăm hay tăng vài điểm phần trăm không ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư, chính sách của DN. Bởi vì người ta quan tâm nhiều hơn đến TNCN và Thuế Tài sản.
Điều quan trọng nhất đối với ng làm chính sách thuế là làm sao để tăng cơ sở tính thuế. Ví dụ như tạo cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho DN hoạt động và phát triển hiệu quả.
Chính sách thuế ảnh hưởng rất lớn, đúng như vậy, nhưng chính sách thuế là chính sách thuế nào, trực thu hay gián thu, trực thu thì trực thu chủ yếu ở cái gì, có điều kiện hỗ trợ nào đi kèm hay không. Tăng hay giảm nó chỉ là một phía thôi, lấy gì ra để kết luận.
Tôi thấy các Bác ở đây đều là người lớn tuổi, các Bác bảo Trump thế này Trump thế nọ. Vậy các Bác thử đặt vào hoàn cảnh của Trump thử, các Bác sẽ giải quyết xung đột như thế nào.
- Đóng cửa, dịch bệnh được kiểm soát, nhưng kinh tế trì trệ một thời gian. Những người còn lại có để cho ông ta yên ổn hay lại mang chủ nghĩa xét lại. Thấy kết quả ít bị ảnh hưởng lại bảo là Trump có chính sách sai lầm. Mở cửa mới đúng. Rằng corona k đáng sợ như ta tưởng.
- Mở cửa, thì như trường hợp bây giờ.
Cái nào cũng nói được, cái nào cũng chê được. Bên cạnh Trump còn có một hệ thống cố vấn, còn có dân chủ, tòa án và cả người dân giám sát, còn phải bàn lên bàn xuống, tìm hiểu kỹ càng, cân nhắc lợi hại mới dám làm.
Mỹ là xã hội thương nghiệp, đầu tư và hợp tác quốc tế rất đa dạng và sâu rộng. Một ngày đóng cửa đồng nghĩa với mất rất nhiều thứ, mở cửa cũng vậy. Không như VN.
Chẳng ai muốn thanh danh gầy dựng của mình bị tổn hại, nhất là một người làm tổng thống của một cường quốc. Chấp nhận làm, dám làm, dám chịu, dám khắc phục sửa đổi và đám chấp nhận dèm pha, di nghị là thứ mà Trump có mà mọi người ở đây k bao giờ có được.
Các Bác mang vấn đề lớn ra tranh luận là đúng. Nhưng tranh luận để tìm ra nguyên nhân, tìm ra được điểm mấu chốt khiến cho họ chọn mở chứ không phải là đóng và ngược lại, qua đó các Bác sẽ có cái nhìn rộng mở hơn và tận dụng được cơ hội hơn nếu chính phủ đưa ra một chính sách khắc phục.
Các Bác toàn suy ngược từ hiện tại về quá khứ, trong khi đó chưa chắc đóng cửa sẽ làm nc Mỹ tốt hơn. Cũng chưa chắc Biden hay Hillary nếu trước kia làm tổng thống sẽ tốt hơn. Quan trọng nhất là tranh luận xong thì mọi người đều có giải pháp để khắc phục và giải quyết vấn đề khi những trường hợp tương tự.
Nếu cứ nhìn vào dòng thời gian bằng con mắt xét lại. Thì hậu nhân, những thế hệ 9x, 20k như Cháu cũng xét lại. Ôi sao ngày xưa cha ông mình ngu thế, lại đi đóng cửa kinh tế, kế hoạch hóa tập trung, ngăn sông cấm chợ, bao cấp bao nhiêu năm, để dân đói khổ. Những thành tựu ở bây giờ chẳng qua là vì thoát khỏi cái kìm kẹp của chính quyền, chứ chính quyền chẳng giải quyết được gì cả. Ông Kim Ngọc thì bị tù đày.
Hậu nhân đọc bài nó sẽ có suy nghĩ như vậy. Bởi vì cha ông họ cũng như vậy.
Trump lên hay Biden lên thì cũng vậy, theo dòng lịch sử thì Trump hoặc Biden lên phải giải quyết được 3 vấn đề:
- Đường lối nào cho hậu khủng hoảng từ dịch.
- Có tiếp tục đánh Tàu và các nc thương mại được cho là bất lợi cho Mỹ hay không
- Giải quyết tình trạng việc làm và nhân sinh như thế nào
- Ai sẽ là người kế tục sự phát triển ở thời kỳ mới hay nói cách khác họ có kiến tạo được gì cho người sau hay không hay là sau giai đoạn của họ lại toàn một đống hổ lốn.