Atmao75, on 23/01/2019 - 08:09, said:
1. Quan hệ phi hóa giữa các cung lúc nào thì dừng lại. Nói rõ hơn
A phi Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ sang B; B lại phi Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ sang A, C, D, E. Cứ như vậy biết lúc nào thì nên dừng?
Như muốn xem tài bạch thế nào thì:
-Hỏi: Cung nào làm lợi cho tài bạch? Đáp: Cung khiến chính tinh trong tài hóa Lộc.
-Hỏi: Cung nào có thể gây hại cho tài bạch? Đáp: Cung khiến chính tinh trong phúc (xung tài) hóa Kị.
-Tứ hóa trong tài có ảnh hưởng gì? Đáp: Xem Kị của tài đi đâu, Lộc của tài đi đâu, rồi nếu ứng hợp thì dùng thêm lý “Lộc tùy Kị tẩu” mà luận; nhưng lưu ý rằng trong đa số trường hợp Kị là tín hiệu quan trọng nhất và trong nhiều trường hợp Lộc chẳng có ý nghĩa gì đáng kể (Quyền, Khoa còn yếu hơn nữa, trừ trường hợp xem tật ách hoặc hôn nhân, thường chỉ dùng để luận thêm chi tiết khi đã rõ diễn biến là gì rồi). Thí dụ tài Kị nhập di xung mệnh, vậy là mình “vô duyên” với tiền bạc.
VDTT thêm: Cơ bản tử vi là xác xuất, cứ mỗi lần hóa là một lần tín hiệu yếu đi, nên A hóa nhập B mạnh, B hóa nhập C đã hơi yếu đi rồi, C hóa nhập D thì còn yếu hơn nữa. Thành thử đa số trường hợp chỉ hóa một lần, hóa hai lần là vì có thể tạo thành “cách” (sẽ trình bày), hóa 3 lần là gượng lắm rồi. Hóa 4 lần trở lên -theo ý tôi- chẳng có ý nghĩa gì cả trừ trường hợp vì lý do nào đó tạo thành những tín hiệu cực kỳ đặc biệt, dĩ nhiên trường hợp này cực hiếm.
Tóm lại, thông thường hóa 1 lần, họa hoằn hóa 2 lần, hiếm khi hóa 3 lần.
Vài cách do hóa 2 lần mà ra, ghi lại từ sách “Tử Vi đẩu số tứ hóa phi tinh mệnh phổ” của ông Tử Vi cư sĩ
--
Tuần hoàn Kị
Kị của cung A nhập cung B, cùng lúc kị của cung B nhập cung A.
Như mệnh Kị nhập nô, nô Kị nhập mệnh: Đối xử tốt với thuộc cấp thì thuộc cấp hết công ra sức, bằng không thì hai bên chẳng quan tâm đến nhau.
Thị phi Kị
Phàm cung lục thân có Lộc đến Kị đi hoặc Lộc đi Kị đến đều gọi là Thị phi Kị.
Như mệnh Lộc nhập nô, nhưng nô Kị nhập mệnh, ý là ta bị bạn bè mượn tiền, hoặc bị người ta lấy mất tiền; tức là người ta “thiếu nợ” ta.
Xung Hỗ Kị (chú: Sách TV cư sĩ dùng tên “Củ Triền Kị” tiếng Việt hơi khó nghe nên đề nghị không dùng)
Giả như nô Kị nhập tài, mệnh Kị nhập phúc, tài phúc thành cảnh hai Kị xung nhau. Giữa ta và bạn bè có chuyện rắc rối tài chánh.
--
Ngoài ra, thỉnh thoảng đọc sách phi tinh ta thấy “Lộc chuyển Kị” tức là sau khi Lộc vào một cung lại xem thêm hóa Kị của cung ấy đi đâu, hoặc “Kị chuyển Lộc” tức là sau khi Kị vào một cung lại xem thêm hóa Lộc của cung ấy đi đâu. Chỉ xem theo lối này khi nào không có thêm chi tiết thì dữ kiện thiếu ý nghĩa, tức là không xem thêm không được.
Thí dụ (trích sách “Tử Vi đẩu số tứ hóa phi tinh mệnh phổ” của Tử Vi cư sĩ): VDTT dịch nghĩa:
“Nếu quan hóa Lộc nhập huynh đệ-nô bộc, tất muốn làm ăn chung với người khác. Có kiếm tiền được không, tất dùng cung huynh đệ “Lộc chuyển Kị” mà xem. Nếu Kị chuyển (Chú: tức Kị của huynh đệ trong trường hợp này) xung mệnh, tất chẳng thể làm ăn chung với người khác.” (Chú: Vì Kị xung là xấu, là “vô duyên”)
Nhưng tại sao “Lộc chuyển Kị” mà không “Lộc chuyển Lộc”? VDTT đáp: Vì bắt đầu bằng Lộc là có triển vọng, có triển vọng thì phải xem có vấn đề hay không, thành thử chuyển Kị. “Kị chuyển Lộc” lý ngược lại. (Xem thêm tuần hoàn Kị, thị phi Kị, hỗ xung Kị ở trên).
Hóa 3 lần thì có công thức “Lộc Kị Lộc” và “Kị Lộc Kị”, ông KHTC trong sách Tử Vi tiến giai (Tuyền Nguyên, Đài Bắc, 1994) đưa ra lý lẽ như sau:
--
Là kết quả cuối cùng của quan lộc hoặc Kị. Một nhập Lộc, hai chuyển Kị, ba chuyển Lộc. Hoặc một nhập Kị, hai chuyển Lộc, ba chuyển Kị. Hóa đầu là tượng, tức là chuyện thế này phải phát sinh. Hóa hai là cát hung, tức quá trình biến hóa. Hóa ba là kết quả, tức đáp án.
--
Như đã nói trên, gần như chẳng khi nào có lý do để cho hóa 4 lần.
Atmao75, on 23/01/2019 - 08:09, said:
- Khi nào thì đoán cát (nhiều lộc quyền khoa, ít kỵ) hoặc phải xem theo thứ tự lớp lang (sao lớn, nhỏ, khí lớn, nhỏ, tượng lớn, nhỏ, nguyên thủy, đại, tiểu, thời...)
Cách xem không phải là đếm số sao Hóa mà là định mỗi một sao Hóa có tác dụng gì, mạnh hay yếu; có bị sao hóa khác phá hoặc hóa giải hay không.
Sửa bởi VDTT: 28/01/2019 - 23:45