Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
Chào bác VDTT,
Phiền bác cho cháu hỏi mấy câu hỏi sau:
1. Dùng tứ hóa phi tinh có thể biết được khi nào sự kiện diễn ra hay không?
Tất cả mọi phái đều có cách xem khi nào chuyện xảy ra. Nhưng từ kinh nghiệm của tôi tử vi VN, thậm chí thêm tứ hóa như Đài Cảng (chẳng hạn phái Tử Vân trước khi chuyển hướng) rất khó xem, tức là phải học rất lâu cái đã, rồi hẵng nói chuyện chính xác hay không.
Xét trên lý thuyết thì đây chính là ưu điểm của phái phi tinh so với các phái khác vì có cách xem ứng kỳ lớp lang hơn nên dễ học hơn (nhưng không có nghĩa chính xác hơn, chuyện này tôi chưa đủ tư cách xác quyết).
Chẳng hạn áp dụng lý thiên địa nhân vào lá số nguyên thủy, đại hạn, và năm rồi dùng lý “hướng thượng truy tượng, hạ tầm ứng số” để áp tứ hóa của đại hạn vào lá số nguyên thủy (thượng) và lá số năm (hạ) thì biết được năm nào chuyện xảy ra. Cứ thế đi xuống, thậm chí có thể dùng lý y hệt vào tháng, ngày, giờ để xem giờ nào chuyện xảy ra.
Dĩ nhiên từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách rất xa.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
Bác dùng Lộc hay Kỵ để định thời gian sự kiện xảy ra và kết thúc?
Phản ứng đầu tiên của ta là muốn dùng Lộc để bắt đầu, Kị để kết thúc. Luật chung vẫn là: Khi xem biến chuyển, đang xấu tìm Lộc, đang tốt sợ Kị.
Nhưng sự thật chẳng giản dị như thế.
-Thứ nhất, tôi đồng ý với ông Tử Vân (Đài Loan) rằng “có tín hiệu trên lá số không có nghĩa có tín hiệu ngoài đời”, nên khi dùng lá số đoán dữ kiện tương lai ta chỉ có thể nói “Có xác xuất cao là việc X sẽ xảy ra”.
-Sau khi chấp nhận quan điểm xác xuất, khi đoán việc xảy ra chúng ta phải tìm tín hiệu mạnh, tức là Lộc Kị. Nhưng vẫn còn tùy trường hợp. Chẳng hạn, người thường thì đang kiếm việc cần tìm việc phải xem có Lộc không, nhưng anh hùng áo vải đang muốn khuấy động thiên hạ có khi phải gặp Kị mới là đúng thời.
Từ đó có thể thấy Kị không nhất thiết là chấm dứt, mà thường là một biến chuyển từ chuyện A sang chuyện B. Như đang có việc, đổi sang làm việc khác có thể tín hiệu là Kị mà không phải Lộc, mặc dù việc đổi thay này chẳng có gì xấu.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
2.Can năm Thái Tuế và Can của tiểu hạn kích động phi tinh về mặt thể và dụng có gì khác nhau?
Thay vì nói “thể dụng” dễ gây hiểu lầm mất công, tôi xin vào thẳng vấn đề xem hạn năm. Hãy khoan nói chuyện tiểu hạn. Tạm chỉ bàn Thái Tuế.
Chủ trương quen thuộc nhất của các phái phi tinh là nếu năm là đơn vị nhỏ nhất của tam tài (thiên=cả đời, địa=đại hạn, nhân=năm) thì cần phân biệt can Thái Tuế và cung can của Thái Tuế. Như năm nay là năm Mậu Tuất thì can của Thái Tuế là Mậu. Giả sử người xem sinh năm Ất Mùi 1955 thì cung Tuất là Bính Tuất, do đó cung can của Thái Tuế là Bính.
-Chỉ đưa tứ hóa theo can của Thái Tuế, tức can Mậu, vào đại hạn để tìm “định số” (tức định tượng).
-Các trường hợp khác dùng cung can của Thái Tuế, kể cả trường hợp thiên nhân hợp nhất. Chú ý rằng ngoài phép “thiên nhân hợp nhất” ra, phái phi tinh không dùng lưu niên tứ hóa để xem hạn năm (chỉ dùng nó để xem hạn tháng, hạn ngày).
Trên đây chỉ nói đến Thái Tuế, và các sách phi tinh đại đa số chỉ xem Thái Tuế. Nhưng một tinh hoa của Tử Vi Việt là cung tiểu hạn, nên tôi chủ trương phối hợp Thái Tuế và tiểu hạn lại mà xem hạn năm.
-Thái Tuế là trời định.
-Tiểu hạn là ta định.
Xem tiểu hạn bằng phương pháp giống như xem Thái Tuế, rồi tùy theo Thái Tuế và tiểu hạn có đồng thuận hay không mà luận ra cách ứng xử hợp lý.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
Đối với sự kiện diễn ra trong nhiều năm thì sao, ví dụ bệnh tật hoặc quan tụng?
Câu hỏi hay, chẳng hiểu sao bây giờ mới thấy.
Nếu chỉ dùng lý Lộc Kị thì đừng hòng xem sự kiện diễn ra trong nhiều năm.
Xin nhắc rằng phái Tử Vân, tức một cách xem Đài Cảng, có cách giải quyết vấn đề này bằng “cung trọng điểm”. Tiếc rằng cách này mặc dù có lý lại rất khó thực hành. Tôi đã hy vọng trong những sách mới ông Tử Vân đề nghị những cách xem mới, chẳng ngờ ông chuyển hướng thành một phái phi tinh mới, nên chưa biết cách xem “cung trọng điểm” của ông sẽ đi về đâu.
Nhưng tôi hiểu cái lý của cung trọng điểm, nên xin ghi ra đây. Trước hết phải có diễn biến thật xảy ra đã, hẵng xem. Kẻo thành võ đoán. Một khi đã có diễn biến thật xảy ra, ta xem lá số rồi định xem cung nào ứng với diễn biến đó, cách xem là chọn cung rõ nét, tức là nhiều cộng hưởng.
Như kiếm được việc, muốn xem làm được lâu dài hay không thì:
1-Tìm xem cung nào ứng với việc làm ấy. Phải chọn một trong ba cung quan nguyên thủy, hạn quan, lưu quan. Cung nào có cộng hưởng mạnh nhất, bất luận xấu tốt, chọn cung ấy.
2-Sau khi đã chọn cung rồi thì coi cung ấy là cung “công việc” (tương tự cung quan lộc), rồi tùy cách xem mà định những diễn biến tốt xấu theo thời gian ra sao. Cơ bản vẫn là xem ảnh hưởng của đại hạn, của tiểu hạn, của Thái Tuế. Một lý quan trọng ở đây là phải chú ý đến Lộc Kị theo lý “Lộc tùy Kị tẩu” (ông Tử Vân gọi là ”duyên khởi duyên diệt”). Như công việc của ta có vẻ ứng với Tham hóa Lộc; vì Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ. Phải xem Cơ ở đâu, coi chừng khi đến đại hạn hoặc năm có Cơ là lúc công việc có thể chấm dứt.
Cách xem bệnh tật cũng thế. Phải xem cung nào ứng bệnh của mình, rồi xem có gì cứu giải hay không, khi nào. Hoặc không có gì cứu giải thì khi nào có thể ra đi.
Có thể thấy rằng muốn xem diễn biến lâu dài thì phải giỏi xem tượng sao. Đây chính là ưu điểm của Tử Vi Việt.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
3.Mùa sinh/hạn và trật tự/vị trí của sao hóa có ảnh hưởng ra sao đối với hóa tinh và phi tinh? Nói cách khác, có phải sinh mùa Thu hoặc vận tháng vào mùa thu thì (phi) hóa Quyền vào cung Thân, Dậu, Tuất có biểu hiện đặc biệt?
Đây là một đề tài tranh luận mãi vẫn chưa ngã ngũ.
Tương đối mới với phi tinh, tôi quen thuộc hơn với những cuộc tranh luận trong các phái không dùng phi tinh, nên về quan điểm phi tinh tôi chỉ là một lý thuyết gia, chưa có thực chứng về vấn đề này. Nhưng dù sao tôi cũng xin trình bày quan điểm của mình, trong chủ trương Tử Vi hoàn toàn khoa học.
Nhìn nhận, tôi chưa từng thử xem bỏ mùa sinh vào có chính xác hay không, nhưng đây chính là một cách mà nhiều Tử Vi gia Đài Loan, trong đó có ông Phương Vô Kị, đã xử dụng và truyền bá mấy mươi năm trước. Sự thật là cách này đã bị thời gian đào thải. Sau ông Phương Vô Kị chẳng thấy danh gia nào nhắc tới nữa.
Ý kiến của tôi: Một lý lớn của khoa học là dao cạo Occam, phải cắt hết tất cả những gì mà lý thuyết không đòi hỏi phải có. Trong trường hợp Tử Vi chúng ta có một thực thể hết sức đặc thù là cung mệnh, từ cách hình thành có thể nói cung mệnh là “tháng tương đương” do bài toán Tử Vi tính ra (theo tháng thuận giờ nghịch). Nên sinh mùa thu không có nghĩa phải dùng lý của mùa thu, mà sinh bất cứ mùa nào cũng đều dùng lý của mùa ứng với cung mệnh. Nhưng dùng lý của mùa ứng với cung mệnh là việc mà mọi phái Tử Vi xưa nay đã làm, chẳng hạn như “Tham Lang cư Tí như lãng lý hành thuyền”. Thành thử theo tôi khi bỏ mùa sinh vào bài toán Tử Vi là đã vẽ rắn thêm chân rồi.
Câu hỏi là “Thế thì làm sao luận cường nhược?” Thú thật tôi chưa từng coi cường nhược là yếu tố quan trọng; nhưng đó là ngày xưa khi tôi không để ý đến phép phi tinh. Biết đâu tôi sai?
Vì thế tôi xin ghi lại cách xem cường nhược của ông Khuyến Học trai chủ (KHTC), có ghi trong sách “Tử Vi tiến giai”, nxb Tuyền Nguyên, Đài Bắc 1994.
Trước hết phân cung thành âm dương, đếm theo chiều nghịch:
-Từ 1 (mệnh) đến 5 (tài) cứ lẻ dương chẵn âm.
-Từ 6 (tật) đến 12 (phụ mẫu), trừ 5 rồi lẻ dương chẵn âm, kết quả là tật dương, di âm, nô dương, quan âm, điền dương, phúc âm, phụ mẫu dương.
Chú ý rằng 5 cặp xung chiếu đều có 1 âm 1 dương (mệnh dương di âm, bào âm nô dương, phối dương quan âm, tử âm điền dương, tài dương phúc âm) chỉ riêng phụ tật hai cung dương cả.
Sau đó dùng luật hóa của cung A nhập vào cung B, như sau:
1-Dương nhập dương: Cộng hưởng yếu nhì.
2-Âm nhập âm: Cộng hưởng yếu nhất
3-Dương nhập âm: Cộng hưởng rất mạnh.
4-Âm nhập dương: Cộng hưởng khá mạnh, nhưng kém trường hợp 3.
Ông KHTC còn ghi rằng nếu xét tam phương mệnh tài quan thì cung mệnh có thể dương có thể âm (trong khi đó tài dương quan âm), nếu chỉ so sánh mệnh di thì mệnh âm (bất động) di dương (động). Thành thử cách chia âm dương này còn vài điểm chưa rõ ràng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xem cường nhược bằng cách áp dụng hai vòng tràng sinh có sẵn trong khoa Tử Vi truyền thống, thí dụ xem sách Vân Đằng Thái Thứ Lang ắt thấy:
-Tứ hóa nguyên thủy cường nhược thế nào? Yếu tố năm tức tài thiên đã có vòng trường sinh dựa theo nạp âm của năm sinh. Vòng này áp dụng được vì năm sinh là một yếu tố hết sức quan trọng trong bài toán Tử Vi, và 12 cung địa bàn quả ứng với chu kỳ 12 năm.
-Chính tinh và cung hóa, hạn hóa cường nhược thế nào? Tất cả các yếu tố này đều ứng tài nhân, đã có vòng trường sinh dựa theo nạp âm của cung an mệnh. Vòng này áp dụng được vì cung an mệnh quan trọng thế nào chúng ta đã biết, và 12 cung địa bàn quả ứng với 12 tháng của năm sinh.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
4.Sự kiện (phi hóa theo vận) có thay đổi được mệnh cách (tứ hóa và phi hóa theo năm sinh/can của cung nguyên bàn)? Nói một cách khác, con người thay đổi theo thời gian hay chỉ là thời gian dần dần lột trần bộ mặt thật của con người?
Dựa trên sự kiện là cùng lá số đời sống có thể rất khác nhau, tôi cùng quan điểm với ông Khuyến Học Trai Chủ (phi tinh Đài Loan) rằng con người thay đổi theo thời gian, mà không phải là thời gian dần dần lột trần bộ mặt của con người.
Thử nghĩ, một cuộc ẩu đả giữa hai thanh niên vì chẳng ai chịu thua ai trong một chuyện nào đó, kết quả cả hai cùng bị còng tay vào tù. Giả như một bên chịu thua thì có chuyện gì xảy ra không?
Thành thử khi xem Tử Vi cho người khác, ông thầy nên đóng vai trò như bác sĩ, khuyên bệnh nhân phải làm gì cho ứng hợp hoàn cảnh và giảm xác xuất nguy hiểm, tăng xác xuất an toàn, thay vì phán như đinh đóng cột.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CaspianPrince, on 21/01/2019 - 08:57, said:
5.Kết hôn, sinh con, bố mẹ mất, thêm bạn, mua nhà v.v. những thay đổi trong các cung chức có dẫn động được phi hóa hay không hay chỉ là hệ quả của tương tác phi hóa với tinh đẩu? Hiểu một cách khác, hành động do ta định đoạt và sự kiện do người khác chủ động có mối quan hệ như thế nào với phi hóa? Cháu hỏi câu này vì từng đọc qua bài viết của cụ Hà Uyên nói về việc Nguyễn Đức Kiên đã phá bỏ sự bảo vệ của Quang Quý khi làm cho nhân tình có thai rồi phá thai (hành động >< tinh đẩu).
Xin cảm ơn bác.
Trở lại vấn đề cơ bản của bài toán Tử Vi, tức là xác xuất. Phi hóa chỉ là một bài toán giúp ta tìm ra những dữ kiện có xác xuất cao có thể xảy ra.
Tôi chưa đọc bài này của cụ Hà Uyên, nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm mà cụ muốn đưa ra. Rằng hành động của ta có thể tăng độ tốt xấu của lá số, thậm chí thay đổi cái “mệnh” của ta.
Lời giải thích là luật nhân quả và lý của khoa xác xuất.
Sửa bởi VDTT: 27/01/2019 - 01:27