Jump to content

Advertisements




VDTT trả lời những câu hỏi về Tử Vi phi tinh

phi tinh

116 replies to this topic

#91 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 857 Bài viết:
  • 854 thanks

Gửi vào 06/02/2019 - 17:50

Trích dẫn


@MikeDo: Theo anh nói thì anh đã đi theo con đường tôi mới tìm ra từ 5, 7 năm nay rồi. Hiện tại dĩ nhiên tôi coi đó là con đường đúng, nên nhân năm mới xin chúc mừng anh vì đi trước tôi 5, 7 năm chắc chắn anh đã bỏ xa tôi về kiến thức phi tinh, và phải được coi là đầu tàu của phái phi tinh Việt Nam cho đến khi có nhân tài mới nổi lên.
Trước hết, cháu xin phép được cảm ơn lời khen ngợi quá mức không phù hợp với thực tế của bác VDTT. Đây hoàn toàn không phải là khiêm tốn, mà là thấu hiểu thực sự kiến thức của mình. Cụ thể hơn, cụ Hà Uyên đã thong thạo bắc phái từ những năm 7-80, đến nay đã gần 50 năm công lực. Đường kiếm kinh dị của học trò cụ (ví dụ ngọc Hoa mà casp.. đã đề cập), cháu tự vấn thực sự không chịu nổi một tát. Đấy là đánh giá thực tế, và hơn nữa học trò của cụ toàn tuổi 8x-9x. Sợ nhất trên đời mình không biết mình và biết người, và trở thành dốt đặc cán mai mà không tự biết thích ra vẻ cao cao thâm thâm.
Cho nên cháu tự nhận mình là đầu tàu đồ chơi bên cạnh đủ loại tàu titanic xuất hiện đã lâu, dù mình không muốn, nhưng sự thật vẫn là sự thật. biết người là trí, biết mình là sáng.

Quay trở lại vấn đề về dịch số. cháu đã từng đọc qua đoạn bác lý giải về cục số trong sách, tuy nhiên cháu không đồng ý. Cục số liên quan chặt chẽ tới thời điểm khởi vận, và việc an chính tinh, cho nên trong mọi trường hợp một học thuyết giải thích được nó phải đủ sâu để bao gồm cả việc xem vận cũng như lý thuyết về chính tinh, cái mà cháu tin rằng không xuất hiện trong sách của bác vì nó quá đơn sơ. Tất cả ở đây đều được dựa trên việc bỏ qua các sloppy trong suy luận.

Dựa trên điều đó tầm năm 2011, cháu có kết quả đầu tiên, là tìm ra nguyên lý hình thành của cục dựa trên lạc thư, và từ đó đưa tới một phương pháp tiếp cận mà có thể nối được tử vi với độn giáp. CHáu cũng được biết, cụ Hà Uyên có sử dụng lý thuyết thái huyền kinh của ngài Dương Hùng để giải quyết vấn đề cục số, qua đó đưa tới việc bắt buộc phải đưa dịch số của ngài Dương Hùng vào trong bức tranh.

Vì sự khác biệt như vậy, nên cháu tin bước đi đấy là giai đoạn bác đã bỏ qua việc đưa hai lý thuyết quan trọng vào trong tử vi. Nếu như chấp nhận hướng tiếp cận của ngài Dương Hùng để giải quyết cục số, thì bắt buộc sẽ phải chấp nhận nền tảng thái huyền kinh, và từ đây bắt buộc phải dùng dịch số trong tử vi để tránh đi mâu thuẫn hoặc lý thuyết không hoàn thiện. Nếu dùng cách tiếp cận của cháu, thì chắc chắn phải nối nó với độn giáp, cái mà cháu biết chắc là có nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Đài Loan cũng đã và đang thực hiện. Chính vì vậy, cháu nghĩ bác có thể xem xét thật kĩ lại bước này. Ví dụ, vấn đề cháu đưa ra cho casp, dùng bát pháp và thời châm là dựa trên nền tảng của ngài Dương Hùng.

Tuy nhiên, đấy vẫn là quan điểm cá nhân, rất có thể bác có viewpoint hoàn toàn khác, vì mỗi người có research interest khác nhau, và do đó có cảm ngộ khác nhau về lãnh vực.
Có một giai đoạn bác sẽ cần phải đột phá qua cảnh giới lá số âm bản, và lý thuyết nam và bắc phái thông thường sẽ không đủ mạnh để đột phá. Cháu dùng các đòn thế trên để vượt qua, nhưng thực sự cháu mong bác không sử dụng mà sẽ nghĩ ra các đòn khác để từ đấy cháu tiếp tục tham khảo chéo để thu được tư lợi.

Về cách hóa giải cách xấu, không có môn phái nào tuyên bố sinh ra để chiêu họa, hại người, hư hỏng bản thân,mà môn phái nào cũng tuyên bố cải số, giúp người, tu dưỡng bản thân, nhưng thực tế thế nào lại là chuyện khác.

Hiển nhiên một điều, tử vi bắc phái mạnh gấp 12 lần tử vi nam phái. Lý do, nam phái chỉ dùng các cách cục hội sao trong cung đó, còn bắc phái thì sử dụng chiến thuật toàn cục liên cung vị. Ví dụ, cách cục cung phu thê xấu, lại có thể có 12 nguyên nhân gây họa khác nhau, ứng với 12 cung chức, mỗi cái đều có các biến cách. Như cung phụ mẫu tiêu diệt cung phu thê, nguyên nhân sẽ là do bố mẹ hai bên chứ không phải do nội tại quan hệ, và nếu khám bằng nam phái thì gần như không ra, lý do cung phụ mẫu không tam hợp hay chiếu cung phu thê. Tương tự, nhiều khi do cung điền (đổi phong thủy là xong), cung tật (chữa bệnh thì hôn nhân hạnh phúc, tập tố nữ kinh). Rồi từ đây ta mới quay ra dụng tới từng sao.

Sửa bởi MikeDo: 06/02/2019 - 17:56


Thanked by 2 Members:

#92 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 06/02/2019 - 23:33

Trước hết, chúc mừng năm mới, vạn sự như ý.

 Vô Danh Thiên Địa, on 06/02/2019 - 12:27, said:


Trở lại thuyết nhân quả Lộc Ky. Theo anh VDTT thì chữ Lộc, Kỵ, Khoa viết như thế nào và nghĩa là gì?
Tôi vốn chẳng tin mấy vào chuyện chiết tự trong huyền học nên xin phép không bàn chuyện mấy tên này viết thế nào trong chữ Hán.


 Vô Danh Thiên Địa, on 06/02/2019 - 12:27, said:


Theo tự nhiên bốn mùa thì mùa Đông gieo mạ ( Kỵ ??/??) mùa Xuân nẩy mầm Lộc , mùa Hạ trổ bông Quyền và mùa thu gặt lúa Khoa ... chu trình đó lại tiếp tục vậy Lộc là nhân của Kỵ hay Kỵ là nhân của Lộc ?
Xuân Hạ Thu Đông là tượng của Lộc Quyền Khoa Kị. Không thể phát triển ý nghĩa của tượng ra ngoài phạm trù dự liệu của chúng.


Thí dụ: Kinh dịch dùng rất nhiều tượng. Có khi quái Khảm có tượng con ngựa, lại có khi quái Chấn có tượng con ngựa; dĩ nhiên Khảm và Chấn là hai quái khác nhau.

Chính tôi đã từng lậm vào ý nghĩa của Xuân Hạ Thu Đông và vì thế mà bỏ qua tinh hoa của phái phi tinh khi tôi còn ở Đài Loan cuối thập niên 90.

Tóm lại: Không nên dựa vào tượng Xuân Hạ Thu Đông để xét xem Lộc Kị cái nào là quả, cái nào là nhân. Lộc ứng nhân, Kị ứng quả là một bài toán hoàn toàn khác.

Thanked by 1 Member:

#93 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 05:45

 VDTT, on 06/02/2019 - 23:33, said:

Trước hết, chúc mừng năm mới, vạn sự như ý.
Tôi vốn chẳng tin mấy vào chuyện chiết tự trong huyền học nên xin phép không bàn chuyện mấy tên này viết thế nào trong chữ Hán.

Xuân Hạ Thu Đông là tượng của Lộc Quyền Khoa Kị. Không thể phát triển ý nghĩa của tượng ra ngoài phạm trù dự liệu của chúng.

Thí dụ: Kinh dịch dùng rất nhiều tượng. Có khi quái Khảm có tượng con ngựa, lại có khi quái Chấn có tượng con ngựa; dĩ nhiên Khảm và Chấn là hai quái khác nhau.

Chính tôi đã từng lậm vào ý nghĩa của Xuân Hạ Thu Đông và vì thế mà bỏ qua tinh hoa của phái phi tinh khi tôi còn ở Đài Loan cuối thập niên 90.

Tóm lại: Không nên dựa vào tượng Xuân Hạ Thu Đông để xét xem Lộc Kị cái nào là quả, cái nào là nhân. Lộc ứng nhân, Kị ứng quả là một bài toán hoàn toàn khác.
Không nhất thiết phải đòi hỏi chiết tự để hiểu nhưng nghĩa lý của nó thì không thể vứt bỏ nó đi rồi tự cho nghĩa theo ý mình được. Theo tôi Tứ Hoá của Tử Vi và tứ hoá Lộc Kỵ ý nghĩa hoàn toàn khác nhau (tôi không đánh giá hay phê bình đúng sai của thuyết này ở đây vì thuyết này cũng như các thuyết khác của huyền học chẳng có gì căn cứ thực tế để tranh luận nó đúng hay sai mà chỉ có thể chiêm nghiệm cho riêng mổi người thôi).Bốn mùa và nông vụ gắn bó không thể tách rời khỏi đời sống ngươi` xưa nên để xét thuyết Tứ Hoá nào hơpp vớí tự nhiên và con người thì thiết nghĩ không có tượng tự nhiên nào hợp hơn 4 mùa và đời sống thực tế của con người. Anh không dùng tượng 4 mùa và đời song sanh nhai thực tiển để xét vậy có thể cho biết Lộc Kỵ nhân quả trong tự nhiên và đời sống như thế nào ? Khoa học của ngày xưa họ nghĩ như thế nào?



Thanked by 1 Member:

#94 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 05:52

Và như anh viết "Lộc ứng nhân, Kị ứng quả là một bài toán hoàn toàn khác" vậy cái nguồn gốc để tạo nên nó hay ý nghĩa của nó có nên hiểu khác nhau và ảnh hưởng của hai thuyết này có nên hiểu khác không?

PS: Mấy ông Tàu hay có cái lối dùng một thuyết đã thành danh để ghép thuyết mớí của mình vào vào nên tôi cũng không ngạc nhiên chút nào .

#95 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 857 Bài viết:
  • 854 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 13:56

Hỏi rất thật, cả cuộc đời mấy chục năm,ông VDTD tu luyện tử vi theo kiểu chiết tự "Nhâm biến vi vương" "Quả tú là đi tù vì chiết tự tù và tú cùng vần", miền nam chỉ có 2 mùa, nên tứ hóa phải bỏ bớt 2 cái lộc khoa cho phù hợp, hóa khoa là phụ khoa, vị trí mộc dục của vòng tướng tinh tượng trưng cho tình yêu, nên thi sĩ gán nó với bông hoa đào, mà hoa là bộ phận sinh dục nữ của cây, cây hành mộc nên sao hàm trì thuộc mộc, rồi bịa tiếp ra hoa nở buổi trưa, nở ban đêm?

Đấy là cái ông dành cả đời nghiên cứu học thuật đến 40 năm nay???

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MikeDo: 07/02/2019 - 14:07


#96 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 312 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 16:11

 MikeDo, on 07/02/2019 - 13:56, said:

Hỏi rất thật, cả cuộc đời mấy chục năm,ông VDTD tu luyện tử vi theo kiểu chiết tự "Nhâm biến vi vương" "Quả tú là đi tù vì chiết tự tù và tú cùng vần", miền nam chỉ có 2 mùa, nên tứ hóa phải bỏ bớt 2 cái lộc khoa cho phù hợp, hóa khoa là phụ khoa, vị trí mộc dục của vòng tướng tinh tượng trưng cho tình yêu, nên thi sĩ gán nó với bông hoa đào, mà hoa là bộ phận sinh dục nữ của cây, cây hành mộc nên sao hàm trì thuộc mộc, rồi bịa tiếp ra hoa nở buổi trưa, nở ban đêm?

Đấy là cái ông dành cả đời nghiên cứu học thuật đến 40 năm nay???

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người ta có cả một khoa đối chữ chiết tự, sấm Trạng Trình cũng có nhiều chiết tự, các trạng nguyên thành danh khoa bảng cũng phải hiểu chiết tự. Tàu nhiều lần bị nhục cũng từ đó mà ra. Nói nó phải có lý, cái lý của anh hiện là lý sự cùn.
P/s: xin lỗi bác VDTT và bạn đọc vì comment chả liên quan.

#97 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 857 Bài viết:
  • 854 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 16:23

Trích dẫn

Người ta có cả một khoa đối chữ chiết tự, sấm Trạng Trình cũng có nhiều chiết tự, các trạng nguyên thành danh khoa bảng cũng phải hiểu chiết tự. Tàu nhiều lần bị nhục cũng từ đó mà ra. Nói nó phải có lý, cái lý của anh hiện là lý sự cùn.
Tên sao chỉ là một cách đặt tên biến của phương trình dịch lý, người ta khi đặt tên chả mấy khi nghĩ nhiều, đằng này mấy cha học xong không hiểu gì về nguyên lý, lại cứ dựa vào mặt chữ để đẽo gọt?
E=MC^2, thế thì đi chiết tự thành Em=Mẹ+2 Con, rồi từ đó sáng tác tiếp về giá trị của phụ nữ rồi cổ vũ cho phong trào nữ quyền, phải single mum có 2 con mới đúng tinh thần của Einstein?
vậy tử vi là một môn khoa học, hay là một môn hoa ngôn xảo ngữ ngụy biện?

Đúng là truyện cười năm mới.

Thanked by 1 Member:

#98 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 312 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 16:43

 MikeDo, on 07/02/2019 - 16:23, said:

Tên sao chỉ là một cách đặt tên biến của phương trình dịch lý, người ta khi đặt tên chả mấy khi nghĩ nhiều, đằng này mấy cha học xong không hiểu gì về nguyên lý, lại cứ dựa vào mặt chữ để đẽo gọt?
E=MC^2, thế thì đi chiết tự thành Em=Mẹ+2 Con, rồi từ đó sáng tác tiếp về giá trị của phụ nữ rồi cổ vũ cho phong trào nữ quyền, phải single mum có 2 con mới đúng tinh thần của Einstein?
vậy tử vi là một môn khoa học, hay là một môn hoa ngôn xảo ngữ ngụy biện?

Đúng là truyện cười năm mới.
A và những ai chưa quan tâm đến chiết tự thì tự bổ xung đi nhé. Còn cách anh đang nói là cưỡng từ đoạt lý.
Bản thân chữ TQ là chữ tượng hình. Nên xét theo mọi trường phái từ triết học nó cũng có sự duy vật biện chứng khi chiết tự xét về dịch nó là cũng là tượng. Cũng như câu hỏi về tứ hoá của bác VDTD, tượng thì biến hoá của tự nhiên từ sự vật có thật đc mô tả dưới góc nhìn khác. Tượng áp dụng cho nhiều sự vật hiện tượng. A giỏi dịch lý a cứ giải thích theo dịch, chứng mang ct toán vào rồi cưỡng từ như thế khó đọc lắm

#99 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 857 Bài viết:
  • 854 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 17:26

Tiếng trung có chiết tự, nhưng đấy là về mặt văn tự học , còn mấy oing tử vi có liên quan gì tới mấy ông ở viện văn học rảnh việc đi chiết tự mua vui đâu? Cũng như Einstein chả liên quan gì tới mấy lão làm báo tuổi trẻ cười lý sự em: mẹ+2 con!
Chiết tự nhâm biến vi vương vì chữ nhâm và chữ vương viết tháu gần giống nhau, kiểu chữ tác đánh chữ tộ người ta làm thí dụ điển hình cho sự ngu xuẩn cẩu thả. Sang tiếng việt, thành ra “nôn ra máu” được đưa thẳng vào khoa sản!
Không hiểu nổi vì sao sự ngu xuẩn lại trở thành điển hình làm tấm gương tu học cho nền tử vi việt

#100 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 857 Bài viết:
  • 854 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 17:26

thế này nhé, vậy ý ông thiendia.com là ông ta đòi bỏ hoá lộc và hoá khoa cho tất cả những người sinh ở miền nam, vì trong đó có hai mùa?
Sinh tại Úc vì nam bán cầu nên mùa đổi đi, thành ra giáp vũ dương liên phá ?
Sao năm mới lắm trò cười thế nhỉ?

Sửa bởi MikeDo: 07/02/2019 - 17:32


#101 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 312 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 18:58

Đôi khi chỉ cần gọi cái tên người ta cũng đủ hiểu, có khi phải ngẫm nát óc. Cái tên là tượng, tượng cũng biến hoá khôn lường và sao tử vi cũng là tên gọi cũng là một dạng tượng tùy trình mà chiết tự, đúng sai ai ngộ thì là phúc hay hoạ sau sẽ rõ. Khi đọc tử vi e cũng thấy nhiều truyền kỳ giữa tử vi và địa lý, a nghiêm cứu sâu rồi sao còn hỏi người bắc bán và người nam bán. Cái lý của giờ sinh đâu kấy giờ tại đó của anh đâu ko mang ra phản biện. A có thấy mâu thuẫn ko? Lý thuyết sâu rộng chưa có giải đáp biết đâu sau có tứ hoá ẩn, tàng vân vân và mây mây...

Sửa bởi NsndThino: 07/02/2019 - 19:00


#102 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 857 Bài viết:
  • 854 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 19:42

Thôi, tôi kiên nhẫn hết nổi, năm mới không thích bốp chát.
Người ta dùng từ tượng, dịch sang tiếng việt có nghĩa là "giống như". Hóa lộc chủ khởi phát giống mùa xuân ở hàm ý cây cối nảy nở, hóa kị giống mùa xuân ở cây cối tàn lụi, để mô tả rõ hơn hàm ý nghĩa bóng, Nhưng không có nghĩa hóa lộc là mùa xuân.
Ví dụ cự môn cư tý, gọi là thạch trung ẩn ngọc, là hàm ý thế đấy cự môn cư nội thiên cơ cư ngoại, tức là khen thằng ấy có tài mà tẩm ngẩm tầm ngầm đấm chết voi, nói cách khác "mặt mày ngu ngu mà được việc gớm". Cái này suy ngay ra từ nguyên lý thập nhị huyền đồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nó là câu thành ngữ, nói kiểu nghĩa bóng.

Nhưng dụng tượng theo kiểu ngu xuẩn, mang búa tạ ra đập đá, mang cưa ra cưa đá, mang đục ra đục đá, để găm kình dương phá đá vào thì đúng là hết thuốc chữa.

Lý sự kiểu đấy, tên cũng là tượng, tượng biến hóa vô cùng, nên sao thanh long, biến thành quả thanh long chắc? Cứ ai sinh mùa thanh long tăng giá thì thanh long miếu vượng? Độ miếu vượng của sao thay đổi theo cổ phiếu của công ty xuất khẩu thanh long trên thị trường chứng khoán?


Đấy là ng* d*t khi học, chứ không phải là tượng biến hóa gì sất.

Sửa bởi MikeDo: 07/02/2019 - 19:49


#103 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 08/02/2019 - 00:05

@NsndThino
Xin nhấn mạnh rằng bản thân tôi dùng rất nhiều tượng trong khi nghiên cứu huyền học, nhưng chính vì như thế mà tôi khám phá ra một thực tế là “tượng” hay bị đẩy đi quá xa ý nghĩa dự liệu của chúng.

Bạn đã rất đúng khi viết rằng “tên là tượng”. Tôi chỉ xin ghi chú thêm rằng tên là một loại tượng trong rất nhiều loại tượng, và cũng như những loại tượng khác, tên có thể bị đặt sai, hoặc bị hiểu sai.

Lấy ngay trường hợp của bản thân tôi trong việc nghiên cứu tứ hóa. Chữ Kị (ghen ghét, sợ hãi) gồm chữ Kỉ (mình) trên chữ tâm (tim và các ý nghĩa liên hệ đến tình cảm) dưới. Mặc dù không cố ý chiết tự, tôi bị “tượng” của chữ này ảnh hưởng nên nghĩ nó chẳng thể nào đại diện cái gì tốt. Và đây chính là một lý do khiến tôi bác ngay thuyết phi tinh khi đọc các sách về thuyết này (Tôi vẫn mua sách vì lý do muốn nghiên cứu, nhưng vì đã cho là sai thành thử chẳng bao giờ dành nhiều thì giờ đọc chúng). Đó là một sai lầm rất đáng tiếc!

Nên tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời tới tất cả các quý vị nghiên cứu dùng phương pháp chiết tự: Phải hiểu cái giới hạn tất phải có của phương pháp này!

@ Vô Danh Thiên Địa
Hy vọng ông đã hiểu tại sao tôi không muốn chiết tự trong trường hợp tứ hóa.

Còn về Lộc nhân Kị quả có 2 dữ kiện tôi xin ghi lại.

Trường hợp 1 là ông Tử Vân: Hoàn toàn do chứng nghiệm. Dựa theo những gì ông Tử Vân ghi lại thì ông có ý gì trước và không được thày dạy về liên hệ nhân quả của Lộc Kị. Nhưng sau khi xem nhiều số ông cứ thấy khởi đầu liên hệ đến Lộc, chấm dứt liên hệ đến Kị nên khi luận những lá số ứng như vậy, ông ghi thêm một đoạn gọi là “duyên khởi duyên diệt” với ghi chú rằng đây chỉ là nghiệm chứng bằng kinh nghiệm, ghi lại cho người sau được rõ.

Trường hợp 2 là phái phi tinh: Phái này có câu thiệu “Lộc tùy Kị tẩu” Không biết ai nghĩ ra câu này đời nào, nhưng một ý nghĩa nôm na là “khi chuyện đến hồi chấm dứt thì Lộc của mình sẽ theo Kị mà đi”, từ đó dễ dàng suy ra câu thiệu “Lộc nhân Kị quả”, dĩ nhiên câu này phải được hiểu đúng nghĩa dự định của nó.

Cuối cùng, tôi nài nỉ ông, khi trao đổi với tôi đừng gọi mấy ông chuyên gia Tử Vi Đài Loan là “mấy ông Tàu” nữa. Tôi đã ở Đài Loan lâu năm trong bối cảnh làm việc phải gặp rất nhiều người ở ngoài Đài Loan. Họ dĩ nhiên chẳng biết gì về Đài Loan, nên muốn khen thường hay nói “Tôi rất mến văn hóa Tàu”. Mỗi lần bị gọi là “Tàu” một anh Đài Loan trong văn phòng đều ậm ừ cho qua, nhưng gần như luôn luôn sau đó bảo tôi rằng anh “hết sức tức tối, tại sao người ta cứ bảo tôi là người Tàu” rồi anh khẳng định “Tôi là người Mân Nam, đa số người Đài Loan là người Mân Nam”. Khoan nói Mân Nam nghĩa gì, hãy tưởng tượng người nước khác biết chúng ta là người Việt mà vẫn gọi chúng ta là người Tàu thì tức đến thế nào.


Thanked by 1 Member:

#104 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3113 Bài viết:
  • 27336 thanks

Gửi vào 08/02/2019 - 00:31

Monsieur VDTT,


Trước hết chúc mừng năm mới, vạn sự như ý.

do ông Indochine ...
Nhân năm mới xin chúc mừng và chúc thọ ông Indochine.


Mấy hôm nay Tôi theo gia đình đi chùa ở xa nên không được đọc .
Xin kính chúa anh VDDT và gia đình một năm mới Hanh thông và An khánh cùng đắc nhiều Tài lộc .

Thankss ,

#105 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 08/02/2019 - 06:17

Khi đặt tên cho một sao thì nguời xưa đều lồng ý nghĩa/đặc tính của nó vào cái tên , nếu điều này mà anh VDTT không đồng ý thì chẳng cần phải dài dòng thêm nửa. Tôi đã nói chẳng cần chiết tự hay tượng gì hết, cái mà tôi đang xét là khoa học tự nhiên và đời sống nhân văn của con nguời đuợc phản ảnh trong Tử Vi. Tôi có thể dẩn chứng cã 3 phần Lý, Khí, và Số lẩn chính danh (ý nghĩa) đều khế hợp tự nhiên cho Kỵ là nhân thay vì là quả còn ai đó nghiệm chứng là số rồi kết luận ngược lại thì là quan điểm riêng theo kinh nghiệm cá nhân xem số của họ chứ không giải thích dựa theo nê`n tảng khoa học đông phương là Lý , Khí và Số.


Xin lổi tôi vẩn gọi những nguời bạn Tàu tôi quen là nguời Tàu , họ không có gì là tỏ ý không thích và theo tôi hiểu tên Tàu là vì họ đến VN bằng Tàu, nó không có ý nghĩa xấu gì cã, chỉ khi nào gọi là các chú ba tàu thì mớí có ý chế diểu họ, khác với kiểu ngày xưa họ gọi ngườI Việt là Nam man là có ý khi dể dân Nam mọi rợ nên tôi vẩn tie6'p tục dùng chữ ngươi` Tàu để nói chuyện còn ông Tàu nào thích xem ổng là ngưo=i` Mân Nam không phải Tàu thì nó không liên hệ gì đến tôi hay tôi có ý sỉ nhục họ.


@MikeDo : Đáng lẻ tôi không trả lời cho cậu vì lối viết vô giáo dục nhưng để cho cậu thấy cái sự thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứú của mình để học hỏi:
Tư Hoá mà chúng ta đang nói là Tử Vi san định bởỉ Trần Đoàn nơi ông ta ở thì có đũ 4 mùa cậu à. Từ nay tôi sẽ tuyệt chẳng thèm để ý đến hạng như cậu nưả nên cậu có chửi gì hay viết dốt gì tôi cũng mặc cậu .






Similar Topics Collapse

21 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 21 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |