SẤM TRẠNG TRÌNH 2018
#331
Gửi vào 26/12/2019 - 15:33
Mấy trăm năm trước ông cha ta cũng "dân tộc tính" như thế thì cũng không có Trạng Trình, cũng không có sấm Trạng Trình để cho các bạn nói chuyện "tàu" hay không "tàu".
Việt Nam mà muốn "hết duyên" với những gì là Trung Quốc thì người ta phải bắt đầu đổi tên từ cái trường SƯ PHẠM để đào tạo ra HỌC SINH thành cái gì gì tôi cũng không biết nữa, rồi những chữ dạy trẻ con cũng phải đổi thành gì gì nữa thì mới mong "cắt duyên" với Trung Quốc được.
Còn "đội Trung Quốc" lên đầu tôi nghĩ khối người đang đội mũ made in China cũng là "đội Trung Quốc" đấy. Tôn làm nhà các bạn nguồn gốc nguyên liệu cũng China không phải là phải đội nó suốt ngày đêm à.
"Nhất thị đồng nhân" Việt Nam ta 100 triệu cũng là số nhỏ so với 7 tỷ người trên trái đất thôi, Đạo hay Pháp hay lý chẳng dành riêng cho bất cứ dân tộc hay chủng tộc hay quốc gia nào, người giảng ra Đạo hay Pháp nói bằng ngôn ngữ nào thì các sắc dân khác cũng đều sẽ được nghe thấy cả, khẳng định là như thế!
#332
Gửi vào 26/12/2019 - 15:41
Bác xem Người ta giải Hán văn có gượng Ép như Bác không ?
第四十九象 壬子 坤下坤上 坤
讖曰 山谷少人口
帝王稱弟兄 欲剿失其巢
紛紛是英豪
頌曰
一個或人口內啼
六爻占盡文明見 分南分北分東西
棋布星羅日月齊
聖嘆曰久分必合,久合必分,理數然也,然有文明之象,當不如
割據者之紛擾耳
Phiên âm
Đệ tứ thập cửu tượng
Nhâm Tý Khôn hạ Khôn
thượng Khôn
Sấm viết
sơn Cốc thiểu Nhân Khẩu
dục Tiễu thất kỳ Sào,
đế vương xưng đệ huynh,
phân phân thị anh hào.
Tụng viết
nhất Cá Hoặc Nhân Khẩu nội đề
phân Nam, phân Bắc, phân Đông Tây
Lục Hào chiêm tận văn minh kiến
kỳ bố tinh la Nhật Nguyệt tề
Thánh Thán viết cửu phân tất hợp, cửu hợp tất phân, lý
số nhiên dã, nhiên hữu văn minh chi tượng, đương bất
như cát cứ giả chi phân nhiễu nhĩ.
Tạm dịch
Tượng thứ 49 Nhâm Tý Khôn dưới Khôn trên quẻ Khôn
Sấm rằng:
Thung trong núi ít Người
muốn chặn đánh (thành ra) mất tổ
vua gọi nhau là anh em
rối ren đều là anh hùng hào kiệt
Tụng rằng:
một Cái Hoặc một Người kêu khóc bên trong mồm
chia Nam chia Bắc chia Đông Tây,
xem hết thảy cả sáu hào thấy được rõ ràng
bày ra khắp chốn cùng Mặt Trời Mặt Trăng
Kim Thánh Thán bàn rằng: chia ra lâu ắt hẳn sẽ hợp lại,
hợp lâu ắt hẳn sẽ phân chia ra, lý số vốn vậy, thế nên
sáng sủa đẹp đẽ, nên chẳng bằng chia ra chiếm cứ mỗi
người một chỗ, rối ren quấy quả vậy.
(hình vẽ: Tám cái Đao là Bát 八 Đao 刀 tức là chữ Phân
分 nghĩa là chia ra, lại có ý là chia làm 8.
Sấm
Câu 1: chữ Cốc 谷 mà thiếu chữ Nhân 人 chữ Khẩu 口 thì
còn chữ Bát 八
Câu 2: chữ Tiễu 剿 bỏ đi chữ Sào 巢 còn lại chữ Đao刂 ;
hợp với chữ Bát ở câu 1 thành chữ Phân分, ý giống hình
vẽ.
Câu 3,4: ngang cơ nhau.
Tụng
Câu 1: chữ Khẩu 口 cho chữ Hoặc 或 vào thành chữ Quốc
國 , cho chữ Nhân 人 vào thành chữ Tù 囚 ; ra khỏi tù sẽ
dựng nước.
Câu 3: quẻ Khôn xem đến hào trên cùng Thượng Lục, lời
hào龍戰于野,其血玄黃 -Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền
hoàng-rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu tóe loe khắp
trời đất; chỉ đánh nhau ác liệt, sau mới ổn định; 用六利永
貞 dụng lục lợi vĩnh trinh.
Câu 4: cát cứ phân liệt.
#333
Gửi vào 26/12/2019 - 15:50
Sửa bởi babylon: 26/12/2019 - 15:54
#334
Gửi vào 26/12/2019 - 15:54
Sự đấu tranh ấy là do chấp mình là vật mà gây ra, tự tưởng mình là ông này ông kia... mà không thấy rằng chỉ mình là không, không ác, không thiện, không sang , không hèn... Vì lầm nên mới đấu, vì thấy có nên mới đấu. nếu một phút giây ngộ tánh không thì mình sẽ an bình ngay.
Bác cứ tưởng tượng nếu một ngày cái giáo phái nắm hoàn toàn thế giới này cho là có thiện, thiện là phải thế này thế kia, thiện là phải nói lời ngọt ngào... thì khi người ta không nói lời ấy, phản bác lại thì sẽ dùng lực, nhẹ thì áp lực tâm lý, nặng thì sẽ dùng vũ lực tập thể của mình để đè ép kẻ yếu thế. Ấy là hậu quả do việc chấp có gây ra.
Thần và Thiên luôn đấu với nhau đó chỉ có một con đường hoà giải đó là bằng Tánh không để can ngăn, để quy hướng họ quay đầu. Người có thể làm được vậy mới xứng đáng là Thiên nhân Sư, là Thế Tôn.
Tôi đã đọc PLC, tôi cũng nghiên cứu PLC, tôi thấy rằng ông Lý không hiểu tánh không, không thuyết tánh không,.. ít nhất là trong các tác phẩm ông ta thuyết giảng, thì sao mà tới quả Vô Thượng Bồ Đề là đệ nhất Tánh Không? Vì khi thuyết được tánh không thì ắt phải hiểu quả "vô sanh", mà khi giảng "vô sanh" của tất cả mọi người, thì tức là đồng ý rằng:ông ta không tạo ra được ai.., Vì vốn tự tánh của mọi người đã vô sanh.Đã tự tồn tại từ vô thuỷ đến nay. Mà lúc đó, sẽ phản ngược lại lời ông ta.
#335
Gửi vào 26/12/2019 - 16:05
Hay bác lại Dịch Sư tử = Thầy
Bản thân Sư đã là Thầy rồi
Chữ Tử đứng sau Họ mới thành Thầy được
Khổng Tử = Ông thầy họ Khổng
Mạnh Tử = Ông thầy họ Mạnh
Lão Tử = Ông thầy với vẻ ngoài già dặn
chẳng lẽ Sư tử = Thầy của thầy ah ?
kể cả như vậy thì Giác giả chỗ nào ? chũ Ưng lai vô giá trị ah ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#336
Gửi vào 26/12/2019 - 16:55
Sửa bởi education: 26/12/2019 - 16:57
#337
Gửi vào 26/12/2019 - 18:20
Đây chính là chỗ tu tứ vô lượng tâm: từ bi hỉ xả. Khi làm cho người ta rồi cũng tự khẳng định được với người ta là: tôi không chứng không đắc, không đạt gì cả... vì tự tánh của tôi là không. Chỉ người như vậy mới bước lên ghế thứ 7: ghế Vô Thượng (Vì là tánh không nên không có cái gì cao hơn nó, vì không có gì cao hơn nó nên mới gọi là vô thượng. Chứ không phải vô thượng là cao quá không ai cao lại. Phải hiểu rõ ràng chỗ này!!!
Vị này mới chính là vị bạch sĩ, thanh khiết, trong sạch!!! Chứ không phải là một ông nào tự nhận mình ở tầng cao đâu!
#338
Gửi vào 26/12/2019 - 19:11
Có tứ Thánh quả, Tứ thiền - Bát định,... đã tách bạch rõ ràng. Đã giải thích rõ ràng trong kinh điển. Ngoài các định nghĩa đó thì là Thánh của ngoại đạo.
Ngoại đạo thường tung hoả mù lên chúng sinh để họ phân vân về cấp bậc của chứng ngộ. Điểm cuối là Niết Bàn, còn điểm khởi đầu - xuất phát và hành trình đến Niết Bàn thường bị ma quỷ tô vẽ gây rối loạn để thu hút đồ chúng.
Cũng như Lý sư phụ diễn giải về các cõi giới vậy, vì sao? Vì nếu như anh không có một hệ thống mới thì cái bản ngã của anh không có chỗ đứng, học thuyết của anh sẽ thuộc dạng lai chép, ma quỷ sợ điều này, sợ không còn chỗ để bám víu, cái thuyết của chúng không có sự đặc biệt.
Cho nên con người mới phát triển cái gọi là "bản quyền sở hữu trí tuệ", vi phạm là kiện ngay.
Một vài hội nhóm như Thông thiên học, Lightworker... cũng lập ra hệ thống tu chân khá rầm rộ, nhưng bước không qua hai chữ "vô thường". Đáng thương hơn là đáng trách.
#339
Gửi vào 26/12/2019 - 19:24
Mình viết ghế thứ 7 là chỉ quả Phật. Chứ có gì đâu mà khó hiểu và mơ hồ...
Sửa bởi MR.Hoang: 26/12/2019 - 19:27
Thanked by 1 Member:
|
|
#340
Gửi vào 26/12/2019 - 19:31
Thanked by 1 Member:
|
|
#341
Gửi vào 27/12/2019 - 11:05
若待鷹來獅子尚
世閒盡享太平風
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Thế gian tận hưởng thái bình phong .
Giá như chúng ta là người Trung Quốc thì chúng ta không cãi nhau vì mấy chữ Hán đó.
獅子 - ở đây là con sư tử
Khi một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ thì chúng ta tất nhiên tinh thông nó hơn những người nước khác.
Là một người Trung Quốc chỉ nhìn "hình" chữ Hán thôi cũng có thể hiểu ngay nghĩa của nó ví dụ chữ Tiêm (nhọn)
尖 - là chữ "tiểu" xếp trên chữ "đại", vật gì trên nhỏ dưới to chính là hình vật nhọn (kim tự tháp hình)
Hôm nay chúng ta "mù" chữ Hán nhưng không "điếc" chữ Hán tức là chúng ta vẫn được dạy âm của chữ Hán mà không biết hình của nó.
Sấm Trạng Trình nếu viết cho người ngày nay đọc thì nó chính là viết cho những người "mù" chữ Hán có thể hiểu.
Có ông tiến sĩ Hán Nôm đầu tiên của Việt Nam là ông Cung Khắc Lược, ông ấy đáng ra phải đi giải sấm mới đúng chứ. Tôi chỉ là người "dốt chữ Hán" sao lại đi giải sấm? Nguyên do chính là như vậy, là ông biết chữ Hán thì thấy rõ ràng là chữ "Bạch xỉ tự" dịch đúng là "Chùa răng trắng", nên bao giờ tìm thấy "chùa răng trắng" thì mới tìm thấy Thánh Nhân?
Các bạn cãi nhau "tứ" nọ kia cũng không biết rằng là kinh Phật nguyên thủy nó là tiếng Pali khi dịch sang Hán tự thì nó đã mang nội hàm của hán tự rồi, đừng tranh luận vì điều đó, trong Phật giáo người ta đã đấu lý với nhau hàng nghìn năm nay rồi, nên pháp đã bị biến rôi, Xin hãy đọc "Đại tập kinh" tập 55.
Sửa bởi catdang: 27/12/2019 - 11:06
#342
Gửi vào 27/12/2019 - 16:09
経, 經 “Kinh” – Kinh sách, trải qua.
“Kinh Dịch” ( : 易经; : 易經, : Yì Jīng)
“Kinh Lễ” hay còn gọi là Lễ ký (
Khổng Phu Tử “Kinh Thi” - 詩經- : 禮記 Lǐ Jì)
Chữ “kinh” trong kinh sách có ý nghĩa là : thường đọc, phải đọc, hay đọc, luôn đọc. Chữ 常 “thường”- hay, thường xuyên, lâu, mãi; chữ 嘗 “thường” - đã từng.
Kinh điển Phật giáo hay bắt đầu bằng câu “Như thị ngã văn” – “Như tôi nghe rằng:….” hay “Tôi được nghe rằng:….”.
Tôi ở đây là Ngài Tôn giả A-Nan.
A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa., pi. ānanda, bo. kun dga` bo ཀུན་དགའ་བོ་), cũng gọi ngắn là A-nan, dịch nghĩa là Khánh Hỉ (zh. 慶喜), Hoan Hỉ (zh. 歡喜), sinh 605 - 485 TCN. Theo tài liệu ghi nhận, A-nan sinh năm 605 TCN - là anh em chú bác với Đức Phật vì cha của ông, vua Amitodana, là em vua – tức Tịnh Phạn Vương, thân phụ của Đức Phật.
Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy. Tôn giả là người xây dựng cơ bản giáo pháp trong lần và được xem là Nhị tổ của Ấn Độ.
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất là đại hội được thực hiện vào mùa hạ sau khi tổ chức lễ trà tỳ (hỏa táng) cho Phật , mục đích của đại hội là nhằm xác định chính xác và để tránh những sai lệch do hiểu lầm hoặc phá hoại.
Nguồn : Wikipedia.
Như vậy chúng ta có thể hiểu “bản lai diện mục” của kinh điển Phật giáo nguyên thủy là những lời giảng của Phật Thích Ca Mâu Ni được ghi chép lại qua trí nhớ của Ngài A-Nan.
Vì là lời giảng của Đức Phật nên nguyên văn của kinh điển ví dụ là : “A B C…..” thì hai người đọc khác nhau sẽ hiểu ra khác nhau là: “ a b c….” và “x y z….” khẳng định là như thế. Ngay cả những điều đơn giản ví dụ như một văn bản tiếng nước ngoài cho hai người dịch khác nhau thì cũng đã có hai bản dịch khác nhau rồi.
Một người nếu muốn nói đến những điều của kinh điển Phật giáo thì chỉ có thể nói kinh đó viết nguyên văn là : “A B C …..” tôi hiểu là : “a b c …..” , đó là người đó hiểu như thế là đúng, không phải là người khác cũng phải hiểu như thế là đúng.
Ai đó cứ đi giảng những điều trong Pháp của Phật giáo thì nói thẳng ra thực chất là ngay đến cả chữ “Kinh Phật” là gì người đó cũng không hiểu, họ cứ dùng những điều “họ hiểu” về những khái niệm trong kinh điển Phật giáo để giảng cho người khác, hành vi đó nếu là đệ tử trong Phật giáo sẽ bị coi là “loạn Pháp”. Tôi nói rằng các bạn tốt nhất là đừng bao giờ nghe đó là “họ hiểu” không phải hàm nghĩa kinh điển Phật giáo là như vậy, hiểu thế nào là do các bạn phải tự mình đọc, phải tự “trải qua” đó là ý nghĩa của chữ “Kinh”. Nếu kinh đó có Pháp ở trong thì Thần Thông của Pháp sẽ khiến cho các bạn hiểu, không phải như vậy thì sao lại nói “Phật Pháp Thần Thông”.
Khi ông A nào đó giải Sấm cũng vậy thôi, đó là người đó giải, các bạn muốn chứng minh người đó sai thì các bạn phải cho thấy rằng : “Giải ra thế này mới đúng” không phải “Giải ra như ông thế kia” nhưng khi các bạn không có một kết quả khác để so sánh khiến cho những người khác “gật gù” là đúng thì các bạn không thể phủ nhận kết quả của ông A kia được. Đừng dùng cách nhắm vào hạ thấp ông ta để chứng minh ông ta sai, hãy chứng minh nó bằng một kết quả khác có lẽ sẽ được mọi người “tâm phục khẩu phục”.
Có vậy mới thể hiên các bạn cao, còn ông ta thấp.
Sửa bởi catdang: 27/12/2019 - 16:14
#343
Gửi vào 27/12/2019 - 17:50
1. Ngôn Ngữ Bất Đồng
2. Sử dụng nhiều từ Chuyên môn nếu không tìm hiểu hay được giảng giải sẽ rất khó tiếp thu ; chẳng hạn thọ , tưởng , hành , sắc , uẩn ...
3. Một số kinh điển sử dụng Mật chú ; những từ vốn chẳng hề có một Ý nghĩa rõ ràng nhưng khi Tụng niệm có Tác dụng gia trì nhờ oai lực của Các Đại bồ tát và trụ tâm ; định ...
Nên nói khi Tụng niệm nhờ Pháp mà Hiểu là hoàn toàn sai lầm ? Nhưng Phật giáo vẫn chủ trương bản địa hóa các kinh điển chỉ sử nguyên gốc Mật chú hay các Danh từ đặc biệt với mục đích khi Tụng niệm Hành giả nhờ nó mà Trụ tâm phát sinh Định và Tuệ ! Không ai dùng kiến thức và Trí tuệ khi Tụng niệm cả vì nó làm cho Tâm chạy lăng xăng bất định ...Giống trò chơi đuổi bắt vậy ! Người Ta không cần hiểu khi tụng niệm Kinh điển - thời gian đó làm cho Tâm lắng xuống ...Thời gian để hiểu là khi Các Thầy thuyết Pháp - giảng giải... Vậy thần thông Bác Lý thế nào mà bắt Các đệ tử đọc đi đọc lại thế ? đọc 1 lần không hiểu thì đọc lần thứ hai thứ ba thứ n ...? Khi xưa Đức Phật khai Ngộ có cần bảo đệ tử các con phải suốt ngày ghi nhớ lời Ta ... 1 lần không được thì 2 lần hai lần không được thì n lần đâu ? Bác xem Bác hiểu Trí Bát nhã trong Tâm kinh đến đâu :
#344
Gửi vào 27/12/2019 - 18:31
#345
Gửi vào 27/12/2019 - 18:44
còn như ông catdang gò ép sấm vào lý hồng chí , thiếu cả tính logic lẫn nghĩa của ngôn từ. Chẳng phải có một dạo kênh tuyên truyền của plc cho rằng lý hồng chí là chuyển luân thánh vương thời mạt pháp, đc ghi trong kinh phật ? sao lắm thứ thế
nhưng kinh phật còn ghi tà sư nhiều vô kể, lhc tự nhận là đệ tử phật môn muốn xin vào 1 trong hơn 8 ngàn để có đc danh nghĩa như đứng đầu giáo phái nhưng ko đc chấp nhận. Chưa kể pháp môn của ông ta bêu xấu đạo phật nói rằng nó ko còn tác dụng nữa, lừa gạt người tập rằng khỏi bách bệnh trẻ mãi ko già, ko tôn theo phong tục truyền thống tôn thờ tổ tiên mà chỉ tôn thờ ông ta .... quá vô lý
Tôi chưa thấy ông lý hồng chí nói rằng chữa bách bệnh trên truyền hình mà chỉ nói đó là môn tu luyện nhân nghĩa và sức khoẻ .? Vậy mà trang minh huệ phát ngôn chính danh thì nói sao ? Ko giống phường trộm cắp lừa lọc thì là gì
Sửa bởi education: 27/12/2019 - 18:47
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt |
Tử Vi | PhongMinhQuan |
|
||
Sách Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt Cổ, của bác Đỗ Văn Xuyền |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | nonamekhongten |
|
||
Lá cọ Nadi hành trình tìm bản thân (tiếng Hoa) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
DỊCH TRÌNH THEO TỨ TRỤ - THIỆU TƯỚNG MINHDỊCH TRÌNH THEO TỨ TRỤ - THIỆ |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | Romanum |
|
||
Trang Manh Phái (phái người mù thật) bát tự, do 3 ông mù giảng trên youtube có phụ đê· |
Tử Bình | Elohim |
|
||
Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
12 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 12 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |