Trước tiên xin đọc một bài viết trên mạng :
Nguốn trang :
"PHẦN SẤM CHỮ QUỐC NGỮ
Phần Sấm chữ quốc ngữ trong nhiều bản in dài khoảng 400 câu, thường viết theo thể lục bát hoặc song thất lục bát, cũng có khi xen thể ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn.
Phần này có thể được phiên ra từ ba bản nôm của Trường Viễn Ðông Bác Cổ : Trình Tiên Sinh Quốc Ngữ, Trình Trạng Nguyên Sấm Ký Diễn Ca, Trình Quốc Công Sấm
.
Phần Sấm chữ quốc ngữ không có giá trị chân xác bằng Sấm chữ Nho vì nhiều lý do :
1-Thời Trạng Trình, thế kỷ XVI, chưa có thể thơ lục bát hoặc thể này mới phôi thai trong giới bình dân. Hơn một trăm bài thơ Nôm của Bạch Vân Thi Tập còn lại đều làm theo thể thất ngôn bát cú ( bẩy chữ tám câu ) , thỉnh thoảng có bài sáu câu sáu chữ, không có bài nào làm theo thể lục bát.
2-Viết bằng chữ Nho tiện cho Sấm văn vì nhiều khi phải dùng tới ẩn ngữ, chiết tự, kinh Dịch, tinh đẩu…vốn là ưu điểm diễn đạt hàm xúc của Hán tự.
3-Suốt 400 năm qua, thời Nho học, kẻ sĩ biết trọng chữ nghĩa của cổ nhân, ít ai dám bôi bác tác phẩm của ngươì khác, lại càng không dám mạo danh một danh nho như Trạng Trình để bịa đặt hoặc thêm thắt. Vì thế phần Sấm chữ Nho tương đối giữ được nguyên tác, trong khoảng 90-100 câu, chỉ độ 16-20 câu ( 20 % ) đáng nghi ngờ, đa số các câu khác đều phản ảnh trung thực chủ đề của Sấm Trạng Trình. Một vài sửa đổi của vua Tự Ðức ( như đổi họ Lý ra họ Nguyễn ) rất vụng về không ăn khớp với câu khác và với đại thể, nên các nhà Nho thời xưa đều phân biệt được.
4-Từ 1930 tới nay, chữ quốc ngữ được xử dụng và thể lục bát rất phổ biến, lại thêm nhiều phe phái tuyên truyền trong hai ba thế hệ tranh chấp, nên phần Sấm quốc ngữ bị thêm thắt xuyên tạc, thay đổi, nhiều khi trắng trợn và vô nghĩa
.
Tuy vậy việc nhận ra nguyên bản không phải là không thể làm được. Một khi đã đọc toàn phần Sấm chữ Nho, lấy được đại ý và tìm thấy chủ đề, đọc sang phần chữ quốc ngữ sẽ phân định được ngay chính giả.
Dựa vào tiêu chuẩn trên, xoay quanh chủ đề Thánh nhân xuất, chúng tôi luận giải sau đây một số câu Sấm đích thực hoặc những câu do cổ nhân ( nhà Nho, nhà Sư…) viết thêm diễn nghĩa Sấm Trạng mà không có tà tâm xuyên tạc. Việc ghi hết các câu Sấm ra đây không cần thiết vì lẽ không có bản Sấm nào là chính bản, ngay cả những bản đầu tiên ( 1930 ) cũng sai sót.
Lại nói sự Ðà giang sinh thánh
sông Bảo giang thiên định ai hay
lục thất cho biết ngày đây
phụ nguyên ấy thực ở rày Tào khê
có thầy Nhân Thập đi về
tả phù hữu trì cây cỏ làm binh
giốc hết sức sửa sang vương nghiệp
giúp vạn dân cho đẹp lòng trời
ra tay điều đỉnh hộ mai
bấy giờ mới biết là tài yên dân
lọ là phải nhọc kéo quân
thấy Nhân ai chẳng mến Nhân tìm về
Năm Giáp Tý vẻ khuê đã rạng
lộ ngũ tinh trinh tượng thái hanh
ơn trên vũ thí vân hành
kẻ thơ Ký túy, kẻ canh Xuân đài
bản đồ chẳng sót cho ai
nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn
Ðoạn này nhắc lại Bảo giang và lục thất, hai chữ lục thất chưa thấy tài liệu nào giải được rành mạch. Có thể chắc rằng đây là một cách tính trong kinh Dịch, Thái Ất… để cho mốc thời gian từ đó có thể tính ra chính xác thời điểm xuất hiện của “ Ngưu tinh tụ Bảo giang “ và “ Ðại nhân cư chính trung “. Trong đoạn sấm khác cũng có câu tương tự :
Quyển vàng mở thấy sấm trời
từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
Trong khi chờ đợi các bậc cao minh nghiên cứu lý số tinh đẩu để xác định, may thay trong đoạn số 5 và số 6 người xưa đã cẩn mật để thêm một mốc nữa đánh dấu thời điểm thánh xuất : Câu “ Ngẫm về sau họ Lý xưa nên “ được nối tiếp ở đoạn sau : “ Nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn “. Như vậy đã khá rõ khi ta đọc liền lại hai câu là nghìn năm sau họ Lý lại thấy mọi nơi vẹn toàn. Triều Lý khởi đầu năm 1010, khoảng nghìn năm sau là 2010, hợp với câu Sấm : Canh, Tân, tàn phá ( Canh Thìn 2000, Tân Tỵ 2001 ), Tuất, Hợi phục sinh ( 2006-2007 ), nhị ngũ dư bình ( nhị ngũ có thể là năm nhuận tháng 5 ? ) sẽ thái bình.
Hai câu sấm khác cũng diễn tả tương tự
Chó nọ vẫy đuôi mừng Thánh chúa
ăn no ủn ỉn, lợn kêu ngày
Chó là năm Tuất, Lợn là năm Hợi, cùng hợp vào câu “ Tuất,Hợi, phục sinh “.
Câu “ thấy Nhân ai chẳng mến Nhân tìm về “ và câu trên “ có thầy Nhân Thập đi về “ nhấn mạnh khéo léo những chữ Nhân ám chỉ tên thánh Tản và cũng hàm ý nhân nghĩa đạo đức của bậc Thánh quân vương.
Chữ Giáp Tý có thể bị vua Tự Ðức đổi vì năm Giáp Tý ( 1804 ) là năm vua Gia Long được Tầu phong vương mặc dù lên ngôi từ năm Nhâm Tuất ( 1802 ). Nếu suy diễn một nghìn năm sau nhà Lý đúng, thì câu đó phải đọc là năm Mậu Tý 2008 đi liền sau 2 năm phục sinh Bính Tuất 2006 và Ðinh Hợi 2007. Nếu là năm Giáp Tý chu kỳ sau, 2044, thì lại không ứng hợp với câu nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn ( sau nhà Lý ).
Chữ Ðà giang bị đổi thành Hoàng giang, chữ phụ nguyên ( chiết tự thành chữ Nguyễn ) cũng có thể đã bị sửa vào đời Nguyễn.
Tưởng cũng nên kể ra ở đây một sự kiện lịch sử lý thú là con cháu Hoàng tử Lý Long Tường lưu lạc sang Hãn Quốc từ bảy trăm năm nay , đã trở về thăm đền Lý Bát Ðế tại Ðình Bảng, Kinh Bắc, và lễ tổ vào năm 1997. Như vậy một phần nào lời Sấm đã bắt đầu ứng nghiệm và đang mở dần dần ra.
* Theo lời Bốc sư Ba La, Sư Vạn Hạnh đã biết núi TảnViên là tổ sơn, Bảo giang, Bảo Sơn có đại thế phong thủy nên đã đặt đất cho nhà Lý để nghìn năm sau tái phát thánh vương, lấy đại địa tối linh phối hóa vào Nhân Thập Bạch Sỉ với đại hồng vận non sông.
*Năm 1963, một nhà Chiêm tinh Ấn Ðộ sang Việt Nam và đã nhìn thấy ma khí trong dinh Ðộc Lập. Sau ngày chính biến 11-1963, ký giả Phan Nghị trên báo Ngôn Luận đã tường thuật cuộc phỏng vấn bị kiểm duyệt trước đó, bài tường thuật có 2 điểm rất đáng chú ý :
Một là nước Việt Nam có nhiều cơ hội để thống nhất, hai là ông ( Chiêm tinh gia Ấn ) nhìn thấy một vì sao rất sáng trên vòm trời Khảm phương nước Việt, báo hiệu sự giáng thế của một đại nhân."
HẾT PHẦN TRÍCH DẪN.
Đăng bài này lên đây tôi muốn nói rằng có nhiều người đối với "Sấm Trạng Trình" là hết sức nghiêm túc và mong muốn giải ra, cũng có rất nhiều lý giải từ xưa đến nay đã ảnh hưởng đến những ai thật sự muốn đi giải Sấm Trạng Trình.
Toàn bộ những lý giải về Thánh Nhân trong Sấm Trạng Trình trước đến nay chưa bao giờ vượt ra khỏi phạm vi Việt Nam, chưa có ai lý giải ra phạm vi lớn hơn chứ không nói là VŨ TRỤ.
Mượn bài viết này tôi sẽ giải lại câu "Canh niên tân phá" bằng chữ Hán đế bạn đọc có chỗ so sánh rằng người ta tại sao lại cứ ghép nó với các năm này hay năm khác mà không rõ chính xác là năm nào?
Nguyên văn :
Canh niên tân phá
庚年辛破
Tuất hợi phục sinh
戌亥復生
Nhị ngũ dư bình
二五餘平
Hai chữ CANH TÂN này là trong hàng can chi 庚辛
Chữ Canh này đồng âm chữ "Canh" 更- đổi đi. thay cái khác "Canh" 畊 - cày ruộng.
chữ Tân này đồng âm với chữ "Tân" 繽 - hỗn loạn, rối loạn.
Hai năm CANH TÂN này hàm nghĩa là KHỔ nên viết là "CANH NIÊN TÂN PHÁ"
Tuất hợi phục sinh
戌亥復生
Hai năm TUẤT HỢI nào sẽ "PHỤC SINH"- SỐNG LẠI
Chữ Nhâm trong thiên can - 壬, đồng âm chữ "Nhâm"- 妊 - mang thai, có chửa
Chữ Qúy trong thiên can - 癸 . đống âm chữ "Qúy" - 季- em bé, em nhỏ, em út.
"Nhâm quý" nghĩa là "Người mẹ có mang chờ sinh em bé" là PHỤC SINH.
Đó là hai năm : NHÂM TUẤT , QUÝ HỢI.
Hai năm Canh , Tân là CANH TUẤT, TÂN HỢI.
Từ Canh tuất đến Nhâm tuất là 12 năm
Từ Tân Hợi đến Nhâm Tuất là 11 năm
Từ Canh Tuất đến Qúy Hợi là 13 năm.
Chữ Nhâm- 壬- cũng có nghĩa là "gian nịnh", kẻ gian
Chữ Qúy -癸- đồng âm chữ "Qúy" - 貴- quý giá, quý báu.
Nên có câu Sấm :
Bốn phương bảng lảng đông tây
chó không tiếng cắn người không rình mò
Lợn kia nằm ở trong lò
Bán trăm quan quý chảng lo điều gì
Câu cuối là :
Nhị ngũ dư bình
二五餘平
Nhị ngũ là 2x5=10
Nghĩa là hơn mười năm là YÊN ỔN.
Giải ra vậy ý tôi muốn nói rằng nói sao cho người khác tin không dễ, có người mãi không tin!
Sửa bởi catdang: 18/10/2019 - 10:32