Tôi thấy bài này trên trang "Dòng họ Nhữ Việt nam", chữ HÁN có lẽ mất rồi, chỉ có quốc ngữ.
câu đó là "Lại tam tam thế hựu".
"Thượng ngươn Thánh Đức" là nói chệch đi từ chữ "Thượng Nguyên".
Thượng nguyên, trung nguyên hay hạ nguyên của Nguyên lớn hay nguyên nhỏ đều bắt đầu từ Giáp Tí (Gíáp tử).
Có câu "Thượng nguyên giáp tí huyền thiên cơ" , theo tôi hiểu chính là Thượng nguyên tương lai.
Cũng nhờ đọc câu "trở lại" của bác Slcsv mà tôi đã tra lại lịch và phát hiện ra vài điều.
Lúc đầu tôi định viết chỉ trong Sấm trạng Trình mới giải ra ngày tháng năm sinh của Thánh Nhân, may mà chưa viết ra nay phát hiện ra trong "Lưu Bá Ôn Thôi bi đồ" cũng chứa huyền cơ này.
"Thì niên giáp tử kỉ nhân tri
Chuyển lập kiền khôn tạo hóa ki,
Nhâm thần Qúy tị thị căn nguyên,"
"Giáp ất bính đinh thị sơ phân,
Nhâm tử Qúy sửu lập nhân luân"
Tháng 3 âm lịch năm Tân Mão (1951) là Nhâm Thìn (Nhâm Thần)
Tháng 4 âm lịch năm Tân Mão (1951) là Qúi Tị
Ngày 07 tháng 4 âm lịch năm Tân Mão (12/05/1951) là ngày Nhâm Tí (Nhâm Tử)
Ngày 08 tháng 4 âm lịch năm Tân Mão (13/05/1951) là ngày Quý Sửu.
Hôm trước viết câu :
"Tứ bách niên tiền chung phục thủy
Thập tam thế hậu dị nhi đồng"
Câu này không phải Sấm Trạng Trình, hình như là Trạng Trình trả lời Trạng Nguyên Giáp Hải.
Xin tạm dịch là :
Bốn trăm năm trước cuối cùng lại quay về như mới đầu (thửa ban đầu)
Mười ba thế sau có chố khác khác biệt nhưng cũng đồng (giống, cùng)
Lúc đầu tôi nghĩ là 400 năm trước của Trạng Trình nên đi tìm nhân vật của 400 năm trước, nhưng hôm nay mới nghĩ ra từ ba chữ "Chung phục thủy", nếu lấy từ 400 năm trước lại quay về 400 năm trước nữa mới đúng nghĩa, vậy nên câu này thật ra là: "Người đã được dự ngôn trước 400 năm sẽ là cuối cùng và làm cho quay lại như mới ban đầu".
Được dự ngôn trước 400 năm chính là SẤM.
Có Câu :
"Vừa năm NHÂM TÍ xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa long câu nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy Sấm trời
Từ Đinh đổi đời chí lục thất gian"
Năm Nhâm Tí là 1552, Xuân đầu tạm coi như là vào lập xuân của năm 1552.
Lập xuân của năm Tân Mão (1951) là ngày 28 tháng chạp năm Canh Dần tức là 04/02/1951.
Từ lập xuân năm Nhâm Tí (1552) đến 13/05/1951 là bằng : 399 năm + 3 tháng+9 ngày
đó chính là "Tứ bách niên tiền chung phục thủy"
"Thập tam thế hậu" đã giải là: 360 năm + 6 năm tính từ 1585 đến 1951.
"Dị nhi đồng" là gì ?
Theo WIKIPEDIA : Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ngày 13/05/1491 tức là ngày 06 tháng 4 âm lịch năm Tân Hợi.
Dị là hai nhân vật một trước một sau, một Việt Nam, một Trung Quốc, một sinh mồng 06 tháng 4, người còn lại là mồng 08 tháng tư.
Đồng là cùng ngày 13/05 dương lịch.
Khám phá đến đây ta thấy có gì lạ lạ.
Sấm Trạng Trình cũng có nhiều câu lạ lạ như vậy.
"Đến thời thịnh vượng còn lâu
Chờ đến tam hợp chia nhau sẽ làm"
Tam hợp ở đây có lẽ là hai bộ : HỢI-MÃO-MÙI và TỊ-DẬU-SỬ
Nếu là Mùi thì ắt là : Kỉ Mùi.
"Thiên sinh thiên tử ư hỏa thôn
Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn
Tiền sanh cha mẹ đà cách trở
Hậu sanh thiên tử Bảo giang môn"
"Nước Nam thường có Thánh tài
Ai khôn xem lấy hôm mai mới tường"
"Nam Việt hữu ngưu tinh
quá thất thân thủy sinh
Địa giới xỉ vị bạch
thủy trầm nhĩ bất kinh"
"Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ"
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong Tam Thánh được Cao Đài Đạo thờ phụng và gọi Ông là "Thanh Sơn Chân Nhân"
Còn nữa nhưng hôm nay xin tạm dừng!
Sửa bởi catdang: 20/05/2019 - 16:48