“Thần chính là sinh mệnh cao tầng thực sự tồn tại, hết thảy sự việc của con người đều nằm trong sự an bài của chư Thần. Lúc còn sống, thuyết vô thần của Mao Trạch Đông đã bị những người tu luyện thách thức: “Một đời của ông với 8341 là có quan hệ“. Mao không biết được vì sao, nên đã gọi bộ đội cảnh vệ của mình là “Bộ đội 8341”. Lúc lâm chung thì mới minh bạch, ấy là vì Mao thọ mệnh 83 tuổi, tại vị 41 năm (từ Đại hội Tuân Nghĩa năm 1935, Mao nắm quyền lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, cho tới năm 1976 tạ thế)! Con người không thể thoát khỏi định số của Thần.”
Nguồn trang :
Đội vệ sỹ của Mao Trạch Đông Được gọi là "Bộ đội 8341"
Ông Uông Đông Hưng là người đứng đầu đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời là chỉ huy "Bộ đội 8341" trong nhiều thập kỷ.
“Sở dĩ gọi là “Bộ đội 8341” bởi khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông từng gặp một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu, và hỏi “khi nào thì nên vào Trung Nam Hải”. Đại lão hòa thượng không nói không rằng, chỉ viết 2 số 99. Mao Trạch Đông lại hỏi: Quyền vị của mình giữ được bao lâu? Đại lão lại viết dãy số 8341.
Ngày 9/9/1949, Mao Trạch Đông vào Trung Nam Hải và đổi phiên hiệu đội bảo vệ của mình thành “Bộ đội 8341”; đồng thời hỏi một số bạn học vấn cao siêu như Quách Mạt Nhược, Chu Cốc Thành, Phạm Văn Lan về 2 thuật số 99 và 8341. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông qua đời (ngày 9/9/1976), 2 thuật số kể trên mới được hóa giải: Mao Trạch Đông chết ngày 9/9/1976, thọ 83 tuổi (1893-1976) và tại vị 41 năm (1935-1976).”
Trích từ bài viết : Bí mật về Đội trưởng đội vệ sỹ của Mao Trạch Đông
Link:
“Tháng 1 năm 1935 tại Hội nghị Tuân Nghĩa, (tức Lạc Phủ) lên làm Tổng Bí thư. Bộ Chính trị gồm: Trương Văn Thiên, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Hạng Anh. Trên thực tế Mao Trạch Đông là người nắm vai trò quyết định.
Tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 20 tháng 3 năm 1943 tại Diên An, Mao Trạch Đông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng, Chủ tịch Bộ Chính trị, Chủ tịch Ban Bí thư. Trương Văn Thiên vẫn là Tổng Bí thư nhưng chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, không có thực quyền.”
Nguồn : Wikipedia “đảng cs Trung quốc”
SẤM TRẠNG TRÌNH :
“Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch”
Nguồn trang https://tuvilyso.org...am-trang-trinh/
“Tháng 8 âm lịch năm 1976 tiết BẠCH lộ, khí thu phân. “Lộ” cũng đồng âm với lộ - đường, vậy tháng BẠCH LỘ không phải chính là đường chết của mao hay sao?
Đến đây xin giải thích một chút về Bạch lộ, theo cách tính của lịch pháp cổ truyền thì vì tiết Bạch lộ rơi vào ngày 14 tháng 8 âm lịch năm 1976 nên tháng này có lệnh tháng là Bạch lộ, tức là tháng 8 âm lịch sẽ tính từ ngày 29/07 AL sau tiết Xử thử (28/07AL) đến hết ngày Thu phân là ngày 30/08 AL, Bạch lộ 14/08 AL được coi là giữa tháng 8AL và là lệnh của tháng 8 AL. Cách tính này khác với cách hiểu của chúng ta hiện nay là từ mồng một đến hết tháng là một tháng.
Ngày 09/09/1976 là ngày 16/08 AL sau Bạch lộ hai ngày, cũng là ngày BẠCH.
Tại sao là ngày Bạch? Bởi vì tháng 8 AL (bạch lộ) năm 1976 sẽ có 3 ngày theo các môn cổ học gọi là Kỳ nguyên tiết khí Bạch lộ là các ngày: 16/08 AL là ngày Bạch lộ thượng 9, 21/08 AL là ngày Bạch lộ trung3 và cuối cùng là ngày 26/08AL là ngày Bạch lộ Hạ 6. Họ Mao chết vào ngày 16/08 AL chính là ngày BẠCH lộ thượng 9, thượng 9 là kỳ nguyên tiết khí bạch lộ đầu tiên, nhưng thượng cũng là trên cùng, 9 là ứng với vua, vậy ngày bạch lộ thượng 9 ý nghĩa chẳng phải là: ngày chết của ông vua mao hay sao, ông ta chính là chết vào năm BẠCH, tháng BẠCH và ngày BẠCH (TAM BẠCH).
Trên bề mặt thì chữ tận cũng đọc là Tẫn – tẩm liệm gói người chết, một dải lụa trắng cũng gọi là Bạch, tẫn bạch -là gói trong lụa trắng (chỉ rõ là chết rồi)”
Sửa bởi catdang: 29/02/2020 - 09:39