Jump to content

Advertisements




Một cách nhìn khác về thuyết âm dương ngũ hành


6 replies to this topic

#1 Atula01

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 13/11/2018 - 14:06

Thưa quý đọc giả !
Lời đầu tiên xin gửi tới quý đọc giả lời chào trân trọng !
Tiếp theo Atula01 xin được nêu rõ quan điểm rằng tất cả những trình bày dưới đây đều là kiến giải cá nhân, để tránh những tranh luận thái quá không cần thiết có thể phát sinh. Thêm nữa Kiến thức của bản thân Atula01 về lãnh vực này cũng còn hạn chế nên không tránh khỏi những hiểu biết sai hay suy luận phiến diện. Rất mong nhận được góp ý & phạn biện của mọi người trên tinh thần thảo luận tích cực. Xin cám ơn!
Các kiến giải này sẽ được trình bày qua loạt bài sau đây:

Bài 1: Một cách nhìn khác về thuyết âm dương ngũ hành
Bài 2: Hà đồ, lạc thư
Bài 3: Thiên can, địa chi
Bài 4: Cơ sở khoa học của học thuyết âm dương ngũ hành, phong thuỷ và số mệnh



Bây giờ xin được đi vào Bài 1: Một cách nhìn khác về thuyết âm dương ngũ hành

Như chúng ta đã biết và chấp nhận rằng âm dương ngũ hành là một học thuyết mang tính khoa học và bởi vì thế nó chắc chắn đã được cổ nhân đầu tư nghiên cứu rất công phu chứ không chỉ là những kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Thêm vào đó những truyền thuyết như vua phục hy thấy Hà đồ trên lưng long mã, vua Hạ Vũ thấy Lạc thư trên mai Long quy để từ đó mà có thuyết ngũ hành, Atula01 cho rằng tất cả hoặc là phương thức mị dân thời cổ đại, hoặc là cách giải thích cho những nghiên cứu đã thất truyền chứ hoàn toàn không thể là nguồn gốc thực sự của thuyết âm dương ngũ hành. Để tìm ra nguồn gốc thực sự của học thuyết này ta nhất định phải đặt mình vào vị trí của cổ nhân thời bấy giờ, 4000-6000 năm trước công nguyên (hay thậm chí là còn xa hơn thế) và đừng quên rằng âm dương ngũ hành là một học thuyết về vũ trụ (tiên thiên) sau này mới được mở rộng ra cho cây cồi chim muông, vạn vật trên mặt đất (hậu thiên). Và vì là học thuyết về vũ trụ nên chắc hản nó phải là kết quả của các nghiên cứu về vũ trụ (bầu trời) hay đúng hơn là kết quả chiêm tinh. Atula01 đặt mình vào vị trí một nhà nghiên cứu cổ đại không hề có bất cứ một kết quả nghiên cứu nào làm tiền đề. Chỉ biết rằng ngẩng đầu nhìn lên là bầu trời rộng lớn bao la chẳng biết nó ở bao xa, bao cao chỉ nhìn thấy nó có hình tròn, nhìn xuống chân là đất đai vạn dặm, đó hẳn phải là thổ. Mỗi người sau khi chết đều được đem chôn và được tin rằng sẽ qua thế giới bên kia, nơi ấy ở phía dưới đất đai mà con người đang sinh sống, cũng chẳng đo đếm được là nó thực sự ở bao sâu, bao xa chỉ biết nó hẳn phải cùng hình vuông với thổ. Muốn hiểu rõ hơn nữa có lẽ chả còn cách nao khác là nghiên cứu những thứ nhìn thấy được trong cái vòng trời đất, đó phải là những vì sao. Thế nhưng sao có ngàn vạn phải bắt đầu từ đâu ?, có lẽ không chỉ các nhà nghiên cứu thực nghiệm mà bất kể ai trong chúng ta cũng sẽ chọn bắt đầu từ những tinh tú sáng nhất trên bầu trời vì đơn giản là tín hiệu của nó rõ nhất. và vì thế gần như hiển nhiên ta sẽ bắt đầu từ mặt trời (Hoả) và mặt trăng (thuỷ), tiếp đến sẽ là hai vì sao sáng nhất trên bầu trời, đó chính là sao mộc và sao kim. Có một manh mối cho việc suy luận này, đó là tương truyền rằng Hoàng Đế sai Hi Hoà xem mặt trời, Thượng Nghi xem mặt trăng, Sử Khu xem sao khí, Đại Náo đặt Can Chi, Lệ Thủ đặt toán số và sai Dung Thành hợp sáu thuật ấy để soạn Điều lịch”. Sao khí chính là sao mộc (có thể bao gồm cả sao kim). Như vậy thuyết âm dương ngũ hành có thể là một học thuyết xoay quanh Địa (âm), thiên (dương) và 5 hành tinh (Mặt trời, mặt trăng, sao mộc, sao kim và địa cầu). Đồng thời khớp với số đếm trên 1 bàn tay: lòng bàn tay, lưng bàn tay và 5 ngón tay

Ngũ hành tương sinh: thuỷ sinh mộc sinh hoả sinh thổ sinh kim sinh thuỷ: đây có lẽ chính là chu kỳ sáng liên tiếp của 5 hành tinh: mặt trăng - sao mộc - mặt trời - trái đất sáng khi mặt trời lên - sao hôm (sao kim) - mặt trăng

Ngũ hành tương khắc: sáng vs tối:
Thuỷ >< Hoả: Mặt trăng sáng thì mặt trời lặn
Hoả >< Kim: Mặt trời lên thì sao mai bị lu mờ (không hoàn toàn khắc)
Kim >< Mộc:Sao mai (sao kim) mọc thì sao mộc lặn
Mộc >< Thổ: Sao mộc sáng khi mặt trăng đã mờ nên mặt đất tối (không hoàn toàn khắc)
Thổ >< Thuỷ, khi mặt đất được chiếu sáng bởi mặt trời thì mặt trăng cũng lặn

Và như vậy thuyết ngũ hành đã hoàn tất. Những yếu tố khác như phương vị, màu sắc, mùa, vạn vật… thuộc ngũ hành Atula01 cho rằng đều chỉ là ứng dụng của học thuyết ngũ hành vào vạn vật, trên cơ sở niềm tin vạn vật do ngũ hành tương tác sinh ra. Cho nên vạn vật được chia vào ngũ hành sao cho hợp lý với tính tương sinh tương khắc giữa chúng.

Sửa bởi Atula01: 13/11/2018 - 14:13


Thanked by 1 Member:

#2 Atula01

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 14/11/2018 - 10:50

Bài 2: Thiên can, địa chi và nạp âm

Xin chào đọc giả, Atula01 xin được tiếp tục, để cho hợp logic Atula01 xin được nói về Thiên can, địa chi và nạp âm trong bài này

Như Atula01 đã phân tích về học thuyết ngũ hành ở bài 1, thuyết âm dương ngũ hành là một học thuyết về vũ trụ với đầy đủ 2 cực âm dương và 5 hành tinh Trái đất (thổ), mặt trăng (thuỷ), mặt trời (hoả), sao kim (buổi chiều là sao hôm và buổi sáng là sao mai) và sao mộc. trong đó ngũ hành tương sinh tương khắc vốn là sự liên tiếp trong chu kỳ sáng tối của ngũ tinh. Sự ảnh hưởng tương tác hay nói chính xác hơn là vị trí tương đối của 4 hành tinh còn lại so với trái đất mà tạo ra vạn vật trên trái đất, vì vậy mà vạn vật đều thuộc ngũ hành (sẽ được trình bày kỹ hơn ở Bài 4: Cơ sở khoa học của học thuyết âm dương ngũ hành, phong thuỷ và số mệnh)
Cũng là một bộ phận không tách rời của học thuyết âm dương ngũ hành là hệ thống tính thời gian Thiên can và địa chi, tất nhiên nó cũng không thể vượt ra ngoài sự vận hành của ngũ tinh, mà chính xác nó phải là một chu kỳ lập lại của các vị trí tương đối trong hệ 5 hành tinh này, tất nhiên ở phạm vi nhìn thấy được từ vị trí quan sát ở địa cầu (bắc bán cầu). Trong hệ ngũ hành tương sinh tương khắc chúng ta phải thấy rằng mộc không hoàn toàn khắc thổ cũng như hoả không hoàn toàn khắc kim (quan hệ giữa chúng đúng ra chỉ là át chế). Atula01 cho rằng cổ nhân vốn đã dung phương pháp chia cặp để nghiên cứu. trong đó thổ là nơi sinh sống cũng là gốc của hệ quy chiếu trong nghiên cứu.
  • Mặt trời (Hoả) và mặt trăng (thuỷ) là 2 tinh tượng sáng nhất, to nhất, khắc nhau rõ nhất, ảnh hưởng lên trái đất cũng rõ nhất, khả năng cổ nhân cho rằng chúng cũng ở gần trái đất hơn nên được ghép làm một cặp để nghiên cứu về địa chi (ý là tượng của đất)
  • Sao kim và sao mộc tối hơn, nhỏ hơn, nên khả năng ở gần trời xa đất và vì vậy được ghép thành cặp để nghiên cứu thiên can (ý là tượng của trời)
Với cách lập luận này thì một chu kỳ địa chi 12 năm thực chất là thời gian mà hệ mặt trời-trái đất- mặt trăng được lập lại. Trong khi đó Thiên can là thời gian một chu kỳ của hệ hệ sao mộc- sao kim-trái đất.
Xin được tạm bỏ qua thực tế vị trí khảo sát, bởi vì Atula01 không đủ khả năng để tính góc nhìn và vị trí quan sát của cổ nhân. Thay vào đó là sử dụng kết quả của khoa học chiêm tinh hiện đại để luận.
  • Nói về địa chi, chúng ta cần phải chú ý những con số và mệnh đề sau đây:
  • Trái đất quay quanh mặt trời với chu kỳ 365.25 ngày
  • Mặt trăng quay quanh trái đất với chu kỳ 27.32 ngày
  • Trái đất quay quanh trục của nó với chu kỳ 1 ngày, hay nói chính xác là một vùng lãnh thổ trên trái đất, nơi sinh sống và khảo sát quay quanh trục trái đất với chu kỳ 1 ngày
Như vậy chu kỳ của vị trí tương đối mặt trời lên một cùng lãnh thổ trên trái đất không phải là 1 năm mà chính xác phải là 4 năm (lý do có năm nhuận trong tây lịch) tức 4x365.25=1461 (số chẵn nhỏ nhất của số vòng quay của trái đất)
Tiếp đến ta lại xét chu kỳ mặt trăng, mặt trăng quay quanh trái đất với chu kỳ 27.32 ngày, trong khi đó trái đất lại quay quanh mặt trời với thời gian 365.25 ngày, như vậy trái đất quay 1 vòng quanh mặt trời thì mặt trăng quay được 365.25/ 27.3 = 13.37 (số lẻ vòng quay) vòng quanh trái đất. Điều này tức là mặt trăng sẽ mất 3 năm (lý do có năm nhuận trong âm lịch) tức là 3x365.25/27.32=40 (số chẵn vòng quay nhỏ nhất) vòng quay quanh trái đất nó mớt trở lại vị trí ban đầu.
Bây giờ ta hãy tính thời gian lập lại của hệ : một vùng lãnh thổ trên trái đất- mặt trời-mặt trăng thì đây chính là bộ số chung của 4 và 3 là 3x4=12 đó chính là địa chi

2. Nói về thiên can: với các mệnh đề sau:
  • Sao mộc quay quanh mặt trời với chu kỳ 11.8 năm
  • Trái đất quay quanh mặt trời với chu kỳ 1 năm
  • Sao kim quay quanh mặt trời với chu kỳ 0.6 năm (225 ngày)
Bởi vì cả 3 hành tinh đều quay quanh mặt trời nên chu kỳ sẽ lập lại vị trí giữa chúng sẽ là 11.8-1-0.6 = 10.2 năm. Lấy tròn số là 10 năm thì đây chính là một chu kỳ thiên can

3. Nạp âm: do ngũ tinh đã được tách làm 2 hệ thống để khảo sát, thế nên ảnh hưởng của cả ngũ tinh phải là một ảnh hưởng cộng gộp với 1 hàm số y = f(x) trong đó thiên can làm trục tung và địa chi làm trục hoành. Tuỳ theo toạ độ (x,y) mà xác định năm – tháng- ngày- giờ đó là thuộc về hành nào. Đây là lý do mà ngũ hành của nạp âm nhiều khi không giống cả thiên can lẫn địa chi.

Sửa bởi Atula01: 14/11/2018 - 11:12


Thanked by 2 Members:

#3 Atula01

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 15/11/2018 - 09:55

Bài 3. Hà đồ - Lạc thư – Bát quái

Phần 1. Hà đồ
Atula01 cho rằng Hà đồ, Lạc thư và bát quái là những sản phẩm trí tuệ khác của cổ nhân. Rất có thể tuổi đời của nó phải nhỏ hơn học thuyết âm dương ngũ hành nguyên thuỷ rất nhiều. Lý do suy luận như vậy là vì Atula01 nhìn thấy ở Hà đồ, lạc thư không chỉ là sự kết hợp của ma phương toán học mà còn có cả hình học không gian để mô tả học thuyết âm dương ngũ hành, chứng tỏ trình độ khoa học của cổ nhân lúc này đã ở một mức độ khá cao. Trong khi chúng ta đều thấy rằng thuyết âm dương ngũ hành nguyên thuỷ có vẻ chỉ là những nghiên cứu đơn giản về chu kỳ sáng tối của các vì tinh tú được ghi nhớ một cách đơn thuần với những chi tiết trên bàn tay (lòng bàn tay, lưng bàn tay và các ngón tay). Có thể nói rằng thuyết âm dương ngũ hành là một học thuyết khoa học, được nghiên cứu vô cùng công phu và mang những tính chất kế thừa qua nhiều thế hệ cổ nhân.
Để xây dựng ma phương toán học hà đồ, lạc thư, điều đầu tiên là phải xác định
  • Phương hướng của ngũ hành. Vẫn là lấy nơi sinh sống của mình làm trung tâm (phía bắc bán cầu) để xác định phương hướng. Mặt trời nóng (hoả), mặt trăng lạnh (thuỷ) cho nên phương nam nóng bức (do gần xích đạo) thuộc hoả, phương bắc lạnh (gần bắc cực) thuộc thuỷ. Sao mộc nhìn từ địa cầu nó sẽ di chuyển từ tây sang đông (về nhà nghỉ ngơi, đông là nhà của mộc) nên phương đông thuộc mộc. cũng quan sát từ địa cầu sao kim di chuyển ngược chiều với sao mộc, từ đông sang tây, tương tự phương tây thuộc kim.
  • Thứ tự của ngũ hành. Atula01 cho rằng mặt trăng là tinh tú được nghiên cứu đầu tiên và trước hết. thời thượng cổ khi trời sáng con người rất bận rộn với những việc săn bắt, hái lượm chắc chẳng có thời gian để nghiên cứu mặt trời. Đêm về là lúc rảnh rỗi nhìn lên bầu trời xanh thẳm với muôn vì tinh tú, có lẽ lúc ấy con người mới tự hỏi về nguồn gốc của mình và vũ trụ. Liên hệ chu kỳ mặt trăng với thuỷ triều, sự phát triển của cây cối, ứng dụng chu kỳ mặt trăng vào mùa màng… đây có lẽ là một trong những lý do thuỷ là hành đầu tiên “thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi”. Sau khi nắm được chu kỳ mặt trăng, mặt trời gần như là đối tượng để tìm hiểu đây gần như là logic rất căn bản và vì vậy hoả là hành thứ hai “địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi”. Còn lại hai hành kim và mộc, thì chắc chắn mộc là hành tinh được nghiên cứu trước. Bởi lẽ trong cả 4 hành tinh này sao kim là khó nghiên cứu hơn cả vì nó quay ngược so với quỹ đạo của các hành tinh khác, đồng thời có hai pha: buổi chiều tối mà ta gọi là sao hôm, và buổi sáng sớm gọi là sao mai, và vì thế nó có lẽ là hành tinh được nghiên cứu sau cùng. Cho nên “thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi” và “Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi”. Thiên ở trên, địa ở dưới, thổ ở giữa là bất di bất dịch từ muôn đời, nên “Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi”.
  • Lập thành hà đồ: Hà đồ được tạo thành từ lý thuyết âm dương ngũ hành sử dụng ma phương toán học 3x3 kết hợp với kỹ thuật hình chiếu vuông góc từ trên xuống để mô tả. Nếu ta đặt mình vào trung tâm của hà đồ, nhìn lên trên đó là một hình tròn (5 chấm), ấy là thiên. Nhìn xuống đất ấy là thổ hình vuông (10 chấm), sâu thẳm dưới lòng đất ấy là địa (10 chấm, chiếu từ trên xuống sẽ trùng với thổ), 4 phía xung quanh là thuỷ-hoả-mộc-kim xoay xung quanh. Nói đúng hơn hà đồ là một biểu đồ mô tả vũ trụ quan 3 chiều: trên (thiên) – dưới (địa) – trung tâm (thổ) – bắc (thuỷ) – nam (hoả) – đông (mộc) – tây (kim)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Atula01: 15/11/2018 - 10:08


#4 Atula01

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 15/11/2018 - 10:49

Phần 2. Lạc thư
Lạc thư được cho là ra đời vào thời vua Đại Vũ trị thuỷ, nhìn thấy đồ hình trên mai Long quy mà vẽ ra lạc thư. Tuy nhiên đây chẳng qua là truyền thuyết mị dân của cổ nhân mà thôi. Atula01 cho rằng Lạc thư là sản phẩm phát triển của Hà đồ. Nói đúng hơn Lạc thư mô tả một hệ quả của Định lý âm dương ngũ hành trong Hà đồ. Để cho dễ hiểu ta hãy phát biểu định lý và hệ quả này
Định lý (Hà đồ): Cấu tạo của vũ trụ bao gồm một khoảng không gian giới hạn bởi thiên và địa. Và nơi mà con người sinh sống là thổ nằm ở trung tâm của vũ trụ có bốn hành tinh xoay xung quanh là bắc (thuỷ) – nam (hoả) – đông (mộc) – tây (kim). Do sự vận hành (dịch chuyển) của năm hành tinh này mà tạo ra vạn vật.
Hệ quả (Lạc thư): Tất cả vạn vật sinh ra và hiện hữu trên mặt đất đều thuộc về ngũ hành.
Được xây dựng với phương pháp tương tự như Hà đồ tuy nhiên Lạc thư tập trung mô tả những thứ thực sự hiện hữu và nhìn thấy được trên mặt đất chứ không phải vũ trụ. Chính vì thế, trên lạc thư không có địa, bởi vì đó là thứ không nhìn thấy được. Đứng ở trung tâm của lạc thư nhìn lên vẫn là bầu trời (5 chấm) và nhìn xuống chân vẫn là thổ. Vạn vật trên mặt đất vốn dĩ đều bao gồm cả 5 thuộc tính (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) chỉ khác nhau về tỷ lệ và vì thế không có ranh giới phân biệt 4 hướng rõ ràng như trên Hà đồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 Atula01

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 15/11/2018 - 12:19

Phần 3. Bát Quái

Atula01 sẽ không múa rìu qua mắt thợ về sự hình thành và phát triển của dịch lý. Ở đây chỉ đi vào phân tích sự liên quan giữa tiên thiên bát quái với hà đồhậu thiên bát quái với lạc thư vì đã có rất nhiều tranh luận về sự phù hợp và bất phù hợp trong các liên hệ này.
Tiên Thiên bát quái và Hà Đồ: Cổ thư viết “hỗn độn, khí dương trong, nhẹ bay lên thành thiên, khí âm nặng, đục tụ lại thành địa…”. như vậy thiên (càn) ở trên, địa (khôn) ở dưới còn những thứ trung gian là vừa giống thiên vừa giống địa ấy chính là ngũ hành. Nói tới đây ta thấy rằng Tiên Thiên bát quái chính là Hà đồ. Tuy nhiên nếu Hà đồ là hình chiếu từ trên xuống, thì Tiên Thiên Bát quái là một hình chiếu từ phía trước. Và như vậy trong Tiên Thiên bát quái, càn và khôn là không có thuộc tính, không thuộc về ngũ hành đó là hai đỉnh của thái cực, vượt ra khỏi ngũ hành cho nên phải biết rằng Càn không thuộc kim, Khôn không thuộc thổ mà là những cảnh giới tuyệt đối.
Hậu Thiên bát quái và Lạc Thư: như ở phần 1, đã nói Lạc Thư là hệ quả của hà đồ, Thì ở đây Atula01 cũng cho rằng Hậu Thiên bát quái là hệ quả của thiên thiên bát quái và bởi vì Tiên Thiên bát quái chính là Hà Đồ nên Hậu Thiên bát quái cũng chính là hình chiếu từ phía trước của Lạc Thư. Bởi vì Lạc thư hay hậu thiên bát quái nói về những thứ hiện hữu (nhìn thấy, sờ mó được) trên mặt đất cho nên đó đều là những thứ thuộc về ngũ hành. Bát quái hậu thiên cũng không có phương vị trên và dưới. Trong hậu thiên bát quái vốn dĩ không có thiên cũng không có địa cho nên quẻ càn không phải là thiên mà chỉ là những thứ thuộc kim, khôn cũng không phải địa mà chỉ là những thứ thuộc thổ (có lẽ là đồng bằng). Chính vì điều này dẫn tới sự thay đổi về vị trí của 8 quẻ trong Hậu thiên so với tiên thiên. Cho nên để sắp xếp phương vị: Khảm (bắc)-Ly (nam), Chấn (đông)-Đoài (tây) là bảo lưu bất biến tuân theo quy tắc của hà đồ. Còn việc sắp xếp phương vị của 4 quẻ còn lại Cấn (Đông bắc)– khôn (Tây nam), Càn (tây bắc)- tốn (đông nam) phải được xác định dựa vào vị trí của người lập lên bát quái bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào địa hình xung quanh lãnh thổ mà người lập sinh sống. Bát quái hậu thiên văn vương được vẽ theo vị trí của ông ta vào lúc bấy giờ.

Atula01 cho rằng kẻ hậu học chúng ta sau này phải tránh sự rập khuôn, làm theo y chang mà chả hiểu gì? Người ở trung quốc, phương vị của bát quái phải khác với người sinh sống ở VN hay châu phi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Atula01: 15/11/2018 - 12:29


#6 Atula01

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 16/11/2018 - 15:00

Bài 4: Cơ sở khoa học của học thuyết âm dương ngũ hành, phong thuỷ và số mệnh

Phần 1. Cổ nhân đã làm khoa học như thế nào
Khác với hiểu biết đơn giản của cổ nhân về vũ trụ, cho rằng trái đất hình vuông nằm ở trung tâm vũ trụ, 4 hành tinh kim – mộc – thuỷ - hoả xoay xung quanh. Ngày nay chúng ta đã biết rằng trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời. Trong đó mặt trời ở trung tâm, trái đất cùng 7 hành tinh khác xoay xung quanh nó. Chúng ta cũng biết rằng quỹ đạo của các hành tinh xung quanh mặt trời được duy trì bởi lực tương tác giữa các hành tinh trong hệ và cả những hành tinh nằm ngoài hệ. Lực ấy được gọi là lực hấp dẫn. Thật ra đứng yên hay xoay vốn cũng chỉ là tương đối chẳng qua là khác nhau ở việc chọn gốc của hệ quy chiếu. Trong vũ trụ bao la này vạn vật đều đang vận hành, trái đất của chúng ta xoay chuyển, các hành tinh khác đang xoay chuyển và cả thái dương hệ, cả vũ trụ đều đang xoay chuyển quanh những nguồn gốc nào đó to tát lớn lao hơn. Xoay chuyển chính là lý lẽ của sự tồn tại càn khôn vũ trụ này.
Hãy trở lại với vị trí của một cổ nhân, quan sat bầu trời với gốc của hệ quy chiếu là mặt đất, liên hệ sự thay đổi vị trí của các vì sao (thật ra là vị trí của của kim – mộc – thuỷ - hoả) với các thay đổi trên bề mặt địa cầu mà cổ nhân gọi là thổ bằng các thí nghiệm vô cùng khoa học. Có thể nói đó là những nghiên cứu hết sức thông minh mà ngay cả con người hiện đại ngày nay chưa chắc có thể làm được. Sau đây là những thí nghiệm cổ nhân đã thực hiện mà Atula01 hình dung được.

Giống như một đề tài khoa học: Khảo sát sự ảnh hưởng của 5 hành tinh lên vạn vật trên mặt đất
  • Quan sát sự chuyển dịch vị trí và ghi nhớ chu kỳ sáng tối của 5 hành
  • Quan sát và ghi nhớ chu kỳ lập lại trên bầu trời của 5 hành, bao gồm: Chia 5 hành thành 2 hệ: Trái đất- mặt trời – mặt trăng làm địa chi được một chu kỳ 12 năm, Trái đất- sao kim – sao mộc làm thiên can được một chu kỳ 10 năm.
  • Khảo sát sự thay đổi của thực vật theo chu kỳ thiên can và địa chi, cho nên thiên can và địa chi đều là để chỉ chu kỳ phát triển của thực vật.
Từ những nghiên cứu như thế này, cổ nhân đã rút ra được quy luật về sự thay đổi vị trí của 5 hành trong mối tương quan với thời gian, chu kỳ sáng tối và sự ảnh hưởng của chúng lên vạn vật. Từ đó đã cho ra đời học thuyết âm dương ngũ hành, với các quy luật tương sinh tương khắc như đã trình bày trong các bài trước.

Sửa bởi Atula01: 16/11/2018 - 15:10


#7 Thaiduongvong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 62 thanks

Gửi vào 06/07/2019 - 12:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Atula01, on 14/11/2018 - 10:50, said:

Bài 2: Thiên can, địa chi và nạp âm

Xin chào đọc giả, Atula01 xin được tiếp tục, để cho hợp logic Atula01 xin được nói về Thiên can, địa chi và nạp âm trong bài này

Như Atula01 đã phân tích về học thuyết ngũ hành ở bài 1, thuyết âm dương ngũ hành là một học thuyết về vũ trụ với đầy đủ 2 cực âm dương và 5 hành tinh Trái đất (thổ), mặt trăng (thuỷ), mặt trời (hoả), sao kim (buổi chiều là sao hôm và buổi sáng là sao mai) và sao mộc. trong đó ngũ hành tương sinh tương khắc vốn là sự liên tiếp trong chu kỳ sáng tối của ngũ tinh. Sự ảnh hưởng tương tác hay nói chính xác hơn là vị trí tương đối của 4 hành tinh còn lại so với trái đất mà tạo ra vạn vật trên trái đất, vì vậy mà vạn vật đều thuộc ngũ hành (sẽ được trình bày kỹ hơn ở Bài 4: Cơ sở khoa học của học thuyết âm dương ngũ hành, phong thuỷ và số mệnh)
Cũng là một bộ phận không tách rời của học thuyết âm dương ngũ hành là hệ thống tính thời gian Thiên can và địa chi, tất nhiên nó cũng không thể vượt ra ngoài sự vận hành của ngũ tinh, mà chính xác nó phải là một chu kỳ lập lại của các vị trí tương đối trong hệ 5 hành tinh này, tất nhiên ở phạm vi nhìn thấy được từ vị trí quan sát ở địa cầu (bắc bán cầu). Trong hệ ngũ hành tương sinh tương khắc chúng ta phải thấy rằng mộc không hoàn toàn khắc thổ cũng như hoả không hoàn toàn khắc kim (quan hệ giữa chúng đúng ra chỉ là át chế). Atula01 cho rằng cổ nhân vốn đã dung phương pháp chia cặp để nghiên cứu. trong đó thổ là nơi sinh sống cũng là gốc của hệ quy chiếu trong nghiên cứu.
  • Mặt trời (Hoả) và mặt trăng (thuỷ) là 2 tinh tượng sáng nhất, to nhất, khắc nhau rõ nhất, ảnh hưởng lên trái đất cũng rõ nhất, khả năng cổ nhân cho rằng chúng cũng ở gần trái đất hơn nên được ghép làm một cặp để nghiên cứu về địa chi (ý là tượng của đất)
  • Sao kim và sao mộc tối hơn, nhỏ hơn, nên khả năng ở gần trời xa đất và vì vậy được ghép thành cặp để nghiên cứu thiên can (ý là tượng của trời)
Với cách lập luận này thì một chu kỳ địa chi 12 năm thực chất là thời gian mà hệ mặt trời-trái đất- mặt trăng được lập lại. Trong khi đó Thiên can là thời gian một chu kỳ của hệ hệ sao mộc- sao kim-trái đất.
Xin được tạm bỏ qua thực tế vị trí khảo sát, bởi vì Atula01 không đủ khả năng để tính góc nhìn và vị trí quan sát của cổ nhân. Thay vào đó là sử dụng kết quả của khoa học chiêm tinh hiện đại để luận.
  • Nói về địa chi, chúng ta cần phải chú ý những con số và mệnh đề sau đây:
  • Trái đất quay quanh mặt trời với chu kỳ 365.25 ngày
  • Mặt trăng quay quanh trái đất với chu kỳ 27.32 ngày
  • Trái đất quay quanh trục của nó với chu kỳ 1 ngày, hay nói chính xác là một vùng lãnh thổ trên trái đất, nơi sinh sống và khảo sát quay quanh trục trái đất với chu kỳ 1 ngày
Như vậy chu kỳ của vị trí tương đối mặt trời lên một cùng lãnh thổ trên trái đất không phải là 1 năm mà chính xác phải là 4 năm (lý do có năm nhuận trong tây lịch) tức 4x365.25=1461 (số chẵn nhỏ nhất của số vòng quay của trái đất)
Tiếp đến ta lại xét chu kỳ mặt trăng, mặt trăng quay quanh trái đất với chu kỳ 27.32 ngày, trong khi đó trái đất lại quay quanh mặt trời với thời gian 365.25 ngày, như vậy trái đất quay 1 vòng quanh mặt trời thì mặt trăng quay được 365.25/ 27.3 = 13.37 (số lẻ vòng quay) vòng quanh trái đất. Điều này tức là mặt trăng sẽ mất 3 năm (lý do có năm nhuận trong âm lịch) tức là 3x365.25/27.32=40 (số chẵn vòng quay nhỏ nhất) vòng quay quanh trái đất nó mớt trở lại vị trí ban đầu.
Bây giờ ta hãy tính thời gian lập lại của hệ : một vùng lãnh thổ trên trái đất- mặt trời-mặt trăng thì đây chính là bộ số chung của 4 và 3 là 3x4=12 đó chính là địa chi

2. Nói về thiên can: với các mệnh đề sau:
  • Sao mộc quay quanh mặt trời với chu kỳ 11.8 năm
  • Trái đất quay quanh mặt trời với chu kỳ 1 năm
  • Sao kim quay quanh mặt trời với chu kỳ 0.6 năm (225 ngày)
Bởi vì cả 3 hành tinh đều quay quanh mặt trời nên chu kỳ sẽ lập lại vị trí giữa chúng sẽ là 11.8-1-0.6 = 10.2 năm. Lấy tròn số là 10 năm thì đây chính là một chu kỳ thiên can

3. Nạp âm: do ngũ tinh đã được tách làm 2 hệ thống để khảo sát, thế nên ảnh hưởng của cả ngũ tinh phải là một ảnh hưởng cộng gộp với 1 hàm số y = f(x) trong đó thiên can làm trục tung và địa chi làm trục hoành. Tuỳ theo toạ độ (x,y) mà xác định năm – tháng- ngày- giờ đó là thuộc về hành nào. Đây là lý do mà ngũ hành của nạp âm nhiều khi không giống cả thiên can lẫn địa chi.


Mình có hứa với bạn vào xem lại và góp ý khi rảnh rỗi, có đoạn trên viết : " Sao kim và sao mộc tối hơn, nhỏ hơn"
xem ra không thỏa đáng ( hình ảnh mình chứng):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


* Để tính Ngũ hành mình lấy hành tinh Trái Đất ( THỔ ) làm trung tâm ứng với các Hành về các hướng, Hành THỦY(sao Thủy) , Hành KIM (sao Kim), Hành HỎA(sao Hỏa), Hành Mộc(sao Mộc).







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |