Jump to content

Advertisements





47 replies to this topic

#31 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/03/2019 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điều chưa biết về nữ tiến sĩ 'Tây học' đầu tiên của Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hiên


06/03/2019

Tạp chí Khoa học số 97 (ra ngày 1.7.1935) có bài: 'Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa vật lý học'.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TS Hoàng Thị Nga
Ảnh gia đình cung cấp
Theo nhiều nhà khoa học, bà Nga không chỉ là nữ tiến sĩ “Tây học” đầu tiên mà còn là tiến sĩ ngành khoa học cơ bản đầu tiên của Việt Nam.
Gần đây, gia đình cố GS Đào Văn Tiến (một nhà khoa học được xem là người đặt nền móng cho ngành sinh học Việt Nam) công bố một số đoạn hồi ký của ông, trong đó có một đoạn viết về bà Hoàng Thị Nga với tư cách là hiệu trưởng của Trường đại học Khoa học (một thành viên của Đại học Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập sau Cách mạng tháng Tám – PV) .
Theo đoạn hồi ký, thời điểm TS Hoàng Thị Nga nhậm chức là cuối năm 1945. Cố GS Đào Văn Tiến mô tả: “Bà khoảng 40 tuổi, người đẫy đà, mặt trái xoan trắng trẻo, mắt một mí, môi mỏng và trông hơi giống phụ nữ Nhật. Bà thường mặc bộ đồ tay-ơ, áo vét, váy ngắn màu xám, chân đi giày cao gót, tôi nhớ mang máng là bà để tóc xoăn dài, rẽ giữa và uốn thành hai mảnh vỏ trai úp sau đầu. Khi được tin bà về trường đại học đã có nhiều bàn tán trong giới sinh viên vì họ đã quen với các thầy giáo Pháp ở trường đại học trước kia – không có thầy giáo Việt Nam ở trường đại học. Ngay cả thầy Nguyễn Mạnh Tường, đã đỗ tiến sĩ luật khoa, cũng không được nhận vào dạy cho khoa Luật. Nay có giáo viên người Việt mà lại là nữ, đứng trên bục đại học giảng bài bằng tiếng Việt, quả là một hiện tượng hiếm có”.

Thông tin trên khiến nhiều người trong giới học thuật nước ta ngạc nhiên bởi nhiều lẽ. Trước hết, trong các tài liệu nói về lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội chưa bao giờ cái tên Hoàng Thị Nga được nhắc tới. Hơn nữa, trong các tài liệu nói về lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội đều không đả động gì đến việc thành lập Trường đại học Khoa học.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trang bìa Luận án, trình bày tại Khoa Khoa học Đại học Paris để nhận Bằng Tiến sỹ về Vật lý, do Bà Hoàng Thị Nga trình bày
ẢNH TƯ LIỆU


Theo tìm hiểu của phóng viên báo Thanh Niên, đúng là sau Cách mạng tháng Tám, chính phủ ta đã thành lập Trường đại học Khoa học, nhưng việc “giải mã” câu chuyện này, chúng tôi sẽ thực hiện trong một bài báo khác. Còn ở đây, chúng tôi xin tiếp tục kể câu chuyện về bà Hoàng Thị Nga với tư cách bà là nữ tiến sĩ tây học đầu tiên của Việt Nam.
Từ đoạn hồi ký của GS Đào Văn Tiến, nhiều nhà khoa học, nhất là những nhà khoa học trong giới vật lý, đã hào hứng tìm hiểu về TS Hoàng Thị Nga. Trên một diễn đàn của giới khoa học vật lý Việt Nam, GS Đàm Thanh Sơn (ĐH Chicago) đã chia sẻ thông tin: “Đề tài luận văn của bà Hoàng Thị Nga năm 1935 rất hiện đại: Các tính chất quang điện của các chất hữu cơ. Một bài báo của bà từ năm 1939 đến năm 1996 vẫn còn được trích dẫn. Bà làm hiệu trưởng trường Đại học Khoa học ở Việt nam một thời gian ngắn, tới năm 1946 thì quay về Pháp”.

Kèm theo thông tin trên là đường link dẫn đến trang lưu trữ của Thư viện quốc gia Việt Nam, trong đó là ảnh chụp bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học số 97, ra ngày 1.7.1935, bài báo có tựa đề “Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa học vật lý”.
Theo bài báo trên, TS Hoàng Thị Nga quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông. Thân phụ của bà là quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Anh em của bà có nhiều người là trí thức “Tây học”, chẳng hạn như ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân khoa vật lý học, giáo sư trường Trung học Bảo hộ; hoặc ông Hoàng Cơ Bình, thời điểm đó (năm 1935) đang học ở bên Pháp về y khoa (ngành bác sĩ). Bà sinh năm 1903, từng học trường con gái (thời đó ở phố Hàng Trống), sau học trường sư phạm (ở phố Hàng Bài). Sau khi tốt nghiệp sư phạm, bà từng dạy học ở Đáp Cầu. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất bên ta, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19.3.1935.
Bài báo viết: “Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sỹ vào ưu hạng. Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard”
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, không chỉ đến giờ tên tuổi bà Hoàng Thị Nga mới được giới trí thức đương đại nước nhà biết đến (qua đoạn hồi ký của cố GS Đào Văn Tiến). Từ cách đây nhiều năm, trên tạp chí Xây dựng Đảng, GS Hoàng Xuân Sính (chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long) cũng đã nhắc đến TS Hoàng Thị Nga.
GS Hoàng Xuân Sính viết: “Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sĩ tây học là bà Hoàng Thị Nga, tiến sĩ Vật lý - một ngành học khó với phụ nữ. Bà được Toàn quyền Pháp Đờ-cu, đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương tiếp lúc mới từ Pháp về sau khi đỗ tiến sĩ. Hồi đó nam giới người nào được tiếp xúc với Hoàng Thị Nga đều lấy làm vinh hạnh và cũng phải chuẩn bị trước lời ăn, tiếng nói để không hở ra những câu kém tri thức làm hổ thẹn đấng mày râu! Ngoài một số ít ỏi phụ nữ có bằng cấp ra, ta còn có một số những nữ văn sĩ và thi sĩ được biết trong văn học. Trí thức nữ thời đó cũng chỉ có vậy, không nhiều hơn thời phong kiến là bao”.
Trao đổi với Thanh Niên, một người họ hàng gần của TS Hoàng Thị Nga cho biết, bà Hoàng Thị Nga sau này có tham gia trong nhóm phát minh sáng chế vô tuyến màu ở Pháp, nên được nước Pháp vinh danh bằng cách ghi tên bà trên Bia tưởng niệm ở nghĩa trang Danh nhân Pháp. Mộ của bà hiện vẫn chôn ở thành phố Nice, nơi sau này bà sống với người chồng Pháp.

Thanked by 2 Members:

#32 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/03/2019 - 20:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phuở ê! Phuở ê!


Trịnh Bách

17/03/2019
Đọc hồi ký của bố tôi, và qua những gì cụ kể lại, thì đầu những năm 1920, với dân số chỉ khoảng 30.000 người, Hà Nội đã là trung tâm sinh hoạt văn hóa ẩm thực phong phú nhất của nước mình.
Các mẫu mực văn hóa ăn uống đó hiện nay người ta vẫn đang cố phục hồi lại, hay cố bắt chước, nhưng nhiều khi vẫn không đúng.
Từng có thời phong phú món Hoa

Bên cạnh các món cỗ bàn tinh tế của nhiều đại gia tộc và các món ăn bình dân của người Việt, Hà Nội thời đó còn phong phú hơn với các món ăn của người Hoa. Sang thì có các cao lâu (quán ăn sang), đời thường thì có các gánh hàng ăn ở khắp nơi. Và khi đã nhập vào cái thế giới ẩm thực, ngôn ngữ Hoa - Việt được sử dụng hòa đồng.
Ví dụ như người Hà Nội xưa ai cũng biết món “chuýa hùng chúc”, tức là cháo tiết lợn. Dầu chao quẩy chỉ được dùng độc nhất cho món này, có lẽ để thêm chất. Chứ dầu chao quẩy không được ăn với đủ thứ như ngày nay. Rồi các món vặt như “lục tào xá” (chè đậu xanh), phá xáng thoòng (kẹo lạc), chi ma phù (chè vừng đen)...
Đại đa số người Hoa ở Việt Nam thời đó là người Quảng Đông, nhưng sau nhiều thế kỷ ở Việt Nam, tiếng Quảng của họ cũng nhiều khi có thay đổi, cả về cách đọc lẫn cách dùng. Ví dụ như Phuở ạp (vịt quay) trong tiếng Quảng Đông đã trở thành Phỏ dạp ở Việt Nam. Trong cao lâu người ta gọi chung các bồi bàn là phổ ky, ví dụ như “chú phổ ky cho tôi thêm ít nước dùng…”, mà thật ra phổ ky là người nấu bếp. Các chủ tiệm lớn nhỏ đều được gọi chung là tài phú (đại phu)… Cơm là phàn, mì vàng làm bằng bột mì và trứng là mìn, hủ tiếu hay phở làm bằng gạo trắng là phắn. Nhưng chả hiểu sao ở Hà Nội xưa phắn thường bị đổi thành phấu. Các công đoạn nấu các món mì và phấu được họ dồn cả vào hai cái chạn ở hai đầu đòn gánh và gánh đi bán rong khắp nơi.

Phát tích món phở bò

Người Việt ngày xưa không có thói quen ăn thịt bò. Mãi đến khi người Pháp sang, thịt bò mới bắt đầu trở thành thông dụng. Dần dần bên cạnh các món mì, phấu truyền thống như chạp (tạp, thập cẩm), sủi khảo, mằn thắn… đó, theo bố tôi, thì khoảng đầu thập niên 1920, khi cụ đã biết ăn quà, quán, đã có một món gánh gọi là ngầu dục phấu, nghĩa là hủ tiếu (hay phở) thịt bò, ra đời từ trước và đến thời điểm đó trở nên phổ biến. Vẫn là nước dùng cũ, nhưng món phấu này có thịt bò hầm chín thái mỏng, với nạm và vè giòn (gầu).
Người Việt mình cũng làm những gánh đồ ăn đi bán theo lối người Hoa, dù ít hơn. Riêng món ngầu dục phấu dần được Việt hóa với gia vị của người Việt. Thay vì chỉ có các vị như hoa hồi, mực khô, ca la thầu… làm trọng tâm trong nước dùng; món ngầu dục phấu của người Việt dùng hoa hồi, thảo quả, quế, gừng và hạt tiêu. Và nhất là nước mắm. Món thảo quả được dùng nhiều trong ẩm thực Việt cũ. Nhất là các món thịt bò. Từ thịt bò bắp hầm tỏi hay bò xốt vang là món mặn cho đến cốm xào đường người mình đều cho thêm thảo quả.
Thay vì xương lợn thông dụng của nước dùng của người Hoa, người mình dùng xương bò trong món ngầu dục phấu An Nam, sau gọi là phở bò. Xương bò hay có mùi tanh hoi hoi, như thường thấy ở các quán phở bình dân ngày nay. Để xử lý việc này, người ta chần xương với gừng, và có khi muối, trước khi hầm. Nhưng quan trọng là phải để các khúc mía đã róc vỏ trong nồi phở. Vì khi hầm sau đó, xương tiếp tục tiết ra mùi từ bên trong. Mía không chỉ hút mùi của xương, mà còn làm cho nước dùng có vị ngọt dịu tự nhiên.

Khi nấu nước phở phải để mở vung và luôn vớt, lau váng để nước không bị đục. Việc này thì mẹ tôi, một chuyên gia nấu phở bắc lối cũ, có nói rằng nước phở trong leo lẻo là nước phở giả, không có chất vì không đủ xương, thịt. Theo mẹ tôi thì quan niệm nước dùng phở và bún thang phải trong là do đã bị hiểu lầm. Ngày xưa khi mì chính (bột ngọt) mới du nhập vào Hà Nội có giá bán quá đắt nên chỉ có các gia đình đại quan, đại phú mới sắm nổi. Cho nên nhiều người khoe mẽ rằng nước dùng của nhà mình trong veo, tức là chỉ dùng mì chính, để khoe giàu… Tôi tin mẹ, vì từ khi còn rất trẻ, cụ đã quán xuyến mọi việc cỗ bàn trong dinh của ông nội cụ (là tổng đốc Hà Nội và Hà Đông). Ngày nay nếu nước dùng phở trong, thì nhiều khi do nấu bằng bột phở công nghiệp.
Một chi tiết thú vị nữa của nước phở xưa là màu vàng đặc trưng mà ngày nay ít thấy. Nướng nhiều củ hành tây nguyên củ cho chín với vỏ cháy đen, rồi để nguyên hành với vỏ cháy đen này vào nồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từ khi bắt đầu nấu, nước dùng sẽ có ánh vàng này.

Nói tiếp chuyện phở gà

Phở gà là món mới ra đời khoảng năm 1950 thôi. Một trong hai, ba vị tiên phong của món phở gà là cụ Bất. Cụ là người độc nhất trong nhóm đó di cư vào nam. Cụ không vào Sài Gòn mà mở quán phở trong chợ Đầm ở Nha Trang. Nay cụ Bất đã mất lâu rồi, và con cháu hiện đang sống ở Úc.
Nước phở gà khác với nước phở bò là nấu bằng xương lợn. Xương gà đã bóc thịt sau khi luộc cũng được nấu chung trong nồi nước. Và chỉ có quế, gừng, tiêu, hành, chứ không có hoa hồi và thảo quả. Phở gà khi xưa không có lá chanh, vì hăng quá và nhiều khi cho vị đắng. Lá chanh chỉ ăn riêng với gà luộc. Còn vị thơm thanh thanh giống như vậy trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thật ra là từ quế.
Quan trọng nhất, gà phải là gà sống (trống) thiến, như gà nấu phở của cụ Bất hồi trước. Ngày xưa thịt gà sang, quý là gà sống thiến. Đi biếu các quan, các cụ, không được thiếu món này. Gà thiến rồi nuôi trong lồng nhỏ không đi lại được để thịt mềm. Đợi đến khi gà được từ 1 năm đến 14 tháng mới làm thịt. Lúc đó thịt lườn gà rất dày, hơn 10 cm.

Dĩ nhiên là thịt gà thiến nuôi như vậy có nhiều mỡ, nhưng đối với người xưa thì thế mới quý. Xẻ dọc lưng và bụng gà đã luộc chín để bóc thịt nguyên tảng hai bên lườn ra thái lát, rồi bày vào bát phở. Ngày trước các nhà phú quý ăn gà, vịt luộc bao giờ cũng tách thịt, thái lát, rồi đắp lại vào xương cho khéo như còn nguyên rồi mới ăn. Việc dùng đũa nhằn xương bị xem là nhỗ nhã, bất lịch sự.

Tiếng rao thành tên của món ăn
Hồi xưa vì có lò lửa trên gánh cho nên khi di chuyển qua chỗ đông người các gánh mì, phấu của người Hoa đều cảnh báo bằng cách hô lớn lên, chứ không phải là rao: “Phuở ê! Phuở ê!”, nghĩa là coi chừng lửa nóng (lửa đấy! lửa đấy!). Cũng như ngày nay người ta cảnh báo “nước sôi! nước sôi!” khi bưng các bát phở, mì nóng. Dần dần âm thanh này trở thành biểu tượng quen thuộc của các gánh hàng ăn rong với dân Hà Nội cũ sành sõi. Các gánh của người Việt, phần nhiều xuất hiện sau, cũng hét toáng lên “Phở ê! Phở ê!”.
Và tiếng rao độc tôn trong thời gian quá dài như thế đã trở thành tên của món ăn.

Sửa bởi tuphuongsg: 17/03/2019 - 20:54


Thanked by 2 Members:

#33 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/03/2019 - 20:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Gánh “Phở ê” Việt trên bưu thiếp
Ảnh: Tư liệu

Thanked by 2 Members:

#34 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 17/03/2019 - 21:11

'Huyền thoại' sá sùng - vị ngon đã mất của phở Việt



Ít ai còn nhớ rằng sá sùng, loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, lại chính là linh hồn của nước phở ngày trước.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con sá sùng tươi đào được ngoài đảo Quan Lạn - Ảnh: Thúy Hằng


1. “Ngày đó, phở 3 đồng một tô và khách tới ăn toàn là khách sang. Thời xưa, chỉ nhà khá giả, trung lưu mới có tiền đi ăn phở”, ông Phồn, chủ của thương hiệu phở Cao Vân (25 Mạc Đĩnh Chi, Q1) lừng danh một thời ở Sài Gòn hồi tưởng lại...

Sinh ra tại Hà Nam, lớn lên ông Phồn theo anh trai đi bán phở ở Ngã Tư Sở (Hà Nội) những năm 1930-1940. Thời đó, hai anh em thuê một cái nhà nhỏ và để xe phở ở đó, người bán chỉ bỏ thịt và gia vị vào tô phở, khách sẽ tự chan nước dùng vào tô rồi kiếm chỗ ngồi ăn. Mỗi ngày nấu chỉ một nồi phở, bán hết là nghỉ. Nồi nước phở không có gì khác ngoài xương bò và sá sùng Quảng Ninh. Sau này vào Sài Gòn, ông không dùng sá sùng để nấu được vì chỉ có sá sùng Nha Trang mà vị hơi tanh, không thể nấu được như ngày còn ở Hà Nam.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nước phở Cao Vân (25 Mạc Đĩnh Chi, Q1) từng được nấu từ sá sùng
khi người chủ còn ở Hà Nam - Ảnh: Giang Vũ


2. Bạn đến Quảng Ninh mà chưa ra đảo Quan Lạn đã là tiếc. Nhưng ra đến đảo Quan Lạn mà chưa từng đi đào sá sùng và nếm những món ngon từ đặc sản “vàng ròng” này thì quả là một nỗi tiếc nuối khó mà bù đắp được. Con sá sùng còn được người xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh gọi là con mồi, sái sùng hoặc sa trùng (con trùng trong cát).

Sá sùng có ở khắp các bãi triều ven biển từ thị xã Quảng Yên cho tới huyện Đầm Hà. Thế nhưng sá sùng ngon nhất phải kể đến 2 bãi triều Trước, Sau của Quan Lạn vì tại đây cát trắng, sạch, cho con sá sùng mình sáng màu. Đi đào sá sùng là một công việc khó khăn, gian khổ, đòi hỏi cả nhanh mắt và nhanh tay, là cả một nghệ thuật được những người phụ nữ (và một số ít đàn ông trong làng) tích lũy sau nhiều năm vác mai trên đầm bãi nắng chang chang.

10 lần đâm mai xuống đất, có khi 9 lần bỏ đi vì chỉ thu được bùn, cát hoặc một mẩu con sá sùng đã bị đứt đoạn. Những con này chỉ mang về nấu canh. Sá sùng con càng lớn, màu càng sáng và còn nguyên vẹn mới được lái buôn thu mua về sấy khô, phân phối.

Con sá sùng tươi dễ khiến người yếu bóng vía phát hoảng về hình thức bề ngoài. Thuộc loài thủy sinh, con sá sùng da trơn nhẫy, dài, thuôn, trông xa như con giun. Con lớn to bằng cỡ ngón tay cái người lớn. Người dân Quan Lạn kể có khi đào được sá sùng dài bằng cả gang tay. Đó là những ngày cực kỳ may mắn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sá sùng phơi khô được bán với giá 4 triệu đồng/kg - Ảnh: Thúy Hằng


Sá sùng tươi được thu mua ngay trên bãi với giá cao ngất ngưởng 280.000 đến 300.000 đồng một kg. Thế nhưng thương lái mang về, chọn lọc, sơ chế, sấy trên bếp than và đóng gói thì giá một kg sá sùng phơi khô lên đến 3,8- 4 triệu đồng một kg, ngang ngửa với giá một chỉ vàng. Đó là lý do vì sao người ta bảo đi mua sá sùng Quan Lạn khô là săn "vàng ròng" của xã đảo.

Sá sùng tươi có thể nấu canh với bầu, bí và đủ các loại rau, củ. Sá sùng khô có thể chiên trong dầu cho vàng ươm, chấm tương ớt ăn giòn tan, ngọt lừ.

Tất nhiên, trước hết phải xoa con này cho kỹ, vặt hết phần đầu đi để tránh cát sót lại, ăn rất sạn. Phần đầu của sá sùng rửa sạch, mang nấu canh bí xanh thì ngon quên sầu.

Những nồi nước phở muốn thơm ngon, ngọt tự nhiên thì ngoài xương ống, người ta cho thêm một nắm nhỏ những con sá sùng khô, loại nhỏ. Nước dùng không những trong mà còn ngọt thanh, chẳng loại gia vị nào bì kịp.

Để thưởng thức đặc sản “vàng ròng” này, người ta có thể đến bất cứ nhà hàng nào ở thành phố Hạ Long. Sá sùng nấu lá lốt, sá sùng xào măng, nấu canh bí, sá sùng khô chiên... loài thủy sinh được đánh giá là bổ dưỡng như một vị thuốc "biến hóa" thành những món ăn được chế biến hết sức giản đơn.


3. Người Quan Lạn trước đây đào sá sùng quá dễ dàng, mỗi buổi sáng chỉ cần vài giờ vác mai là có thể mang về cả rổ. Vì thế với nhiều người sống ở đảo xa, con sá sùng trở thành nỗi chán ngán. Anh bạn làm du lịch ở khu nghỉ dưỡng Sơn Hào ngoài Quan Lạn, mỗi khi nhắc đến sá sùng lại rùng mình vì ngày nhỏ ăn nhiều quá.

Điều ấy sau hơn 20 năm đã trở thành dĩ vãng. Sá sùng hiếm, nay bỗng chốc trở thành thực phẩm của nhà giàu. Những nhà hàng ở Quảng Ninh có món sá sùng nấu lá lốt, gừng tươi, ăn chua dịu, cay nồng và thơm đặc trưng. Một phần ăn cũng rơi vào khoảng 50.000 - 70.000 đồng cho một chén nhỏ xíu, ăn mà còn thòm thèm. Đắt đỏ là vậy, nên chuyện dùng sá sùng nấu phở dường như chỉ còn trong dĩ vãng.

Nói vậy thôi, đặc sản mà, đến Quảng Ninh mà chưa một lần nếm thử sá sùng, ấy thế là ta đã chạm phải một trong những điều hối tiếc nhất sau khi rời mảnh đất này rồi đấy...

-Theo thanhnien -


P/s: Tôi đã được thưởng thức món sá sùng chiên giòn làm mồi nhậu với bia. Ăn lạ đấy mà tôi không mê lắm.

Thanked by 4 Members:

#35 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2415 Bài viết:
  • 4724 thanks

Gửi vào 17/03/2019 - 23:03

Sá sùng trong món ăn Hà Nội không phải đã hoàn toàn mất như chú biết đâu hé hé
Ngoài Phở, còn Mỳ Vằn Thắn nữa kakaka.
.


...

Chiên giòn ngồi nhậu bia cũng vui mồm, tuy nhiên toàn sạn kekeke, đúng như chú nói, thực sự cũng không mê lắm!

P/S: cũng lâu rồi không thấy anh H'Mông, Thiện Ấm đặt tên gọi thân thương cho anh là: "Bát Mông công tử" 1 trong Tứ đại công tử, vì anh xài Bát Tự Hà Lạc thật là xuất xắc!

Sửa bởi Krishamodini: 17/03/2019 - 23:07


Thanked by 2 Members:

#36 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 18/03/2019 - 10:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Krishamodini, on 17/03/2019 - 23:03, said:

Sá sùng trong món ăn Hà Nội không phải đã hoàn toàn mất như chú biết đâu hé hé
Ngoài Phở, còn Mỳ Vằn Thắn nữa kakaka.
Đúng là nước dùng sá sùng chưa mất vì có nơi vẫn nấu, nhưng nay được xếp vào hạng cao cấp.

Xưa, đa số các hàng phở bình dân đều cho sá sùng, vì khi đó sá sùng không hiếm và không đắt như bây giờ. Chính điều đó làm nên nét đặc trưng của phở nói chung và phở HN nói riêng.

Thế rồi, giờ đây ở xứ người, muốn ăn bát phở thì chấp nhận bánh phở khô nhúng nước sôi, nước hầm xương thì cho thêm túi gia vị phở bán sẵn. Thậm chí nước dùng cho phở bò và phở gà giống nhau. Vậy thì dù có ăn với bò thượng hạng thì cũng chỉ là lấy cái tinh thần quê hương thôi, chứ mùi vị thì đã khác nhiều rồi.

Sửa bởi Expander0410: 18/03/2019 - 10:16


Thanked by 2 Members:

#37 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3862 Bài viết:
  • 24404 thanks

Gửi vào 18/03/2019 - 11:40

Thực ra là sa trùn
Sa là cát , trùn là con giun
Sa trùn nguyên là con giun sống dưới tầng cát bùn ở bờ biển , tuỳ theo thổ nhưỡng mà vị có hơi khác nhau một chút
Sau đọc trại theo âm Tàu ra Việt thành Sá sùng
Nấu mì , nấu phở nếu muốn thơm ngon vị đặc biệt thì không thể thiếu sá sùng .

Thanked by 3 Members:

#38 LuCiF3R

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 663 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 18/03/2019 - 11:55

Con sá sùng này ăn ngon. Làm đĩa giun biển xào thì ực ực. Ngày trước chỉ ước ao có nhiều tiền để ăn mấy món của biển.

Thanked by 1 Member:

#39 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/07/2019 - 12:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Thương hiệu' của thành phố

20/07/2019
TTO - 'Thành phố hoa phượng đỏ', Hà Nội 'mùa hoa sữa', Sài Gòn 'ai ra đi nhớ hàng me già'... Trải qua thời gian, đô thị phát triển, loài cây đặc trưng sẽ trở thành 'thương hiệu' của thành phố ấy.

Từ bao giờ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sữa đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội - nhất là đối với những người đi xa?
Tôi không biết chính xác nhưng tôi nhớ Hà Nội bắt đầu từ một tối mùa thu 1975 chia tay bạn bè trong hương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tôi bắt gặp nỗi nhớ ấy trong bài hát Hoa sữa của Hồng Đăng, và sau đó da diết hơn theo từng câu hát "Em ơi Hà Nội phố... ta còn em mùi hoa sữa" (thơ Phan Vũ), và "hoa sữa thôi rơi em bên tôi một chiều tan lớp..." (nhạc Trương Quý Hải).
Khi còn ở Hà Nội, nhà tôi trên phố Ngô Thời Nhiệm, một quãng phố này và phố Lò Đức gần đó có hàng cây hoa sữa.
Vào những ngày cuối thu đầu đông, chiều tối Hà Nội lãng đãng hơi sương, từng chùm hoa trắng sữa tỏa hương đậm đặc đến mức... nhức đầu. Thỉnh thoảng một làn gió thoáng qua là mùi hương lan xa và dịu hẳn.
Quãng đường Nguyễn Du ven hồ Thiền Quang cũng vậy, những ngôi biệt thự "kín cổng cao tường" thời Pháp quanh đó như gần gũi và thân thiện hơn với người trong phố khi cùng được đắm mình trong hương hoa sữa...
Những cây hoa sữa trở nên quen thuộc với nhiều người Hà Nội thời kỳ 1950-1960, và "hương hoa sữa" trở thành ký ức chung của những chàng trai, cô gái Hà Nội thập niên 1970-1980 và về sau.
Ngay cả những người sống ở Hà Nội từng "khổ sở" vì mùi hương nồng nàn của nó thì khi đi xa, "hoa sữa" đã là một từ khóa để mở ra "kho kỷ niệm" về Hà Nội.
Phải chăng từ vẻ đẹp quyến rũ của những lời hát về hoa sữa (và cả từ nỗi nhớ của những người Hà Nội đi xa?), khoảng những năm 1990 một số đô thị bắt đầu trồng hoa sữa trên đường phố chính.
Hàng hoa sữa mới trồng chỉ cao hơn đầu người, cành còn khẳng khiu đã bắt đầu bung những chùm hoa tỏa hương đậm đặc. Nhưng không như mong đợi, nhiều người bất ngờ vì mùi hương của nó...
Chỉ sau vài mùa hoa, nhiều nơi đã phải chặt đi trồng cây khác vì không phù hợp với sức khỏe người dân.
Rồi Hà Nội lại trồng hoa sữa trên một số đường mới như Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh... Cũng như nơi khác, vài năm nay với mật độ cây trồng cao trong điều kiện khí hậu thay đổi, cây chưa kịp lớn nhưng hoa sữa đã nở sớm hơn ngay trong những ngày hè...
Trước đây vào cuối thu trong tiết trời se lạnh, hương hoa sữa nồng nàn như mang chút hơi ấm cho người đi ngoài phố, nay trong cái nắng oi mùa hạ người ta khó có thể "lãng mạn" với mùi hương đặc biệt này.
Hệ quả tất yếu là hàng cây hoa sữa trên những con đường mới chưa kịp trở thành "ký ức" đã bị chặt bỏ di dời, đành ngậm ngùi chia tay với phố.
Hà Nội có hương hoa sữa trên đường Nguyễn Du, có mùa lá sấu rụng vàng trên phố Phan Đình Phùng... nhưng trước khi hương sắc ấy trở thành ký ức thì Hà Nội đã có hàng cây cổ thụ trăm năm, hàng cây là bóng mát mùa hè đổ lửa, là "nhân chứng" của bao đời người.
Việc trồng cây lâu năm ở đô thị là một khoa học vì nó bảo vệ môi trường và sự cộng cảm giữa con người với thiên nhiên. Không thể cứ tùy tiện trồng cây rồi chặt bỏ hay di dời, làm tốn kém nguồn vốn xã hội, gây ra tâm lý bất an và cảm giác không thân thiện trong đời sống đô thị.
Hàng cây luôn gắn bó với những con đường, những ngôi nhà, với người thành phố. Cảnh quan đô thị không thể thiếu những hàng cây cao vút tỏa bóng mát tạo khoảng xanh bình yên...
Mỗi thành phố, vô tình hay hữu ý, có loại cây đặc trưng riêng, như Hải Phòng "thành phố hoa phượng đỏ", Hà Nội "mùa hoa sữa" và bây giờ là "mùa hoa tím bằng lăng", Sài Gòn "ai ra đi nhớ hàng me già", giờ là mùa hoa bò cạp vàng hay hoa kèn hồng...
Trải qua thời gian, đô thị phát triển, loài cây "đặc trưng" sẽ trở thành "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" của thành phố ấy.
NGUYỄN THỊ HẬU



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bằng lăng nhuộm tím bờ hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: HẢI PHƯỢNG

Thanked by 1 Member:

#40 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/08/2019 - 20:44

Tin Mới:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tin Cũ:
Tướng Chung lên tiếng việc Hà Nội bị xếp tốp 10 nạn 'móc túi'

Thứ Ba, ngày 4/11/2014
Trao đổi với báo chí chiều 4/11, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội, bày tỏ băn khoăn về tiêu chí mà TripAdvisor- một website chuyên nghiên cứu về du lịch, xếp Hà Nội đứng thứ 9 về nạn móc túi trên thế giới.
TripAdvisor- một website chuyên nghiên cứu về du lịch, xếp Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về vấn nạn “móc túi”, ông nghĩ sao?
Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, kể cả châu Âu và thực tế cho thấy, chuyện trộm cắp móc túi ở quốc gia nào cũng xảy ra. Tôi thấy, ở nhiều nước, tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở nước ta và tại các nơi công cộng bên họ đều có biển nhắc nhở phòng ngừa trộm cắp tài sản.
TripAdvisor xếp hạng Hà Nội đứng thứ 9 về nạn trộm cắp móc túi trên thế giới, nhưng lại xếp Hà Nội đứng thứ 2/25 thành phố hấp dẫn nhất châu Á và đây là hai điều nghịch lý. Hiện tại, chúng tôi đang chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tìm hiểu xem cơ sở họ đánh giá như thế dựa trên tiêu chí gì, hay chỉ dựa vào số liệu vụ việc xảy ra.
Về hoạt động của tội phạm trên địa này năm nay tăng hay giảm, thưa ông?
Tình hình hoạt động của tội phạm nói chung trên địa bàn Thủ đô năm nay giảm 4,7%, riêng trọng án giảm 27%. Hoạt động của các loại tội phạm ở địa bàn công cộng cơ bản được kiềm chế, không nảy sinh phức tạp, không tạo thành “điểm nóng” về an ninh trật tự (ANTT) chung trên địa bàn thành phố.
Vậy công an thành phố đã triển khai những biện pháp nào để đảm bảo ANTT cho Thủ đô Hà Nội và đặc biệt khách du lịch?
Đây là nhiệm vụ thường xuyên của Công an Hà Nội. Công an Hà Nội đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu và các kỳ cuộc quan trọng diễn ra trên địa bàn thành phố.
Không chỉ thực hiện các cao điểm, lực lượng Công an Hà Nội còn tập trung triển khai có hiệu quả các chuyên đề chuyên sâu như hoạt động của các tổ công tác 141 nhằm đấu tranh với các loại tội phạm “đường phố”; các tổ công tác 142 chuyên đấu tranh với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến xe buýt công cộng, bến xe khách, bến tàu, nhà ga, và có những chuyên đề chuyên sâu được Công an Hà Nội phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện, nhằm đấu tranh, phòng ngừa với các loại tội phạm hoạt động ở sân bay; Chuyên đề phối hợp với các bệnh viện đấu tranh với tội phạm lừa đảo, trộm cắp móc túi, “cò mồi” hoạt động trong môi trường chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, Công an Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các biện pháp, nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm về ma túy, kinh tế, môi trường, kịp thời có đối sách xử lý thích hợp, để đảm bảo ANTT trên địa bàn Thủ đô.
Cảm ơn ông!

Thanked by 1 Member:

#41 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/08/2019 - 20:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


GIẢI HUYỀN THOẠI VĂN HÓA BẮC HÀ
Vừa đọc lại Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, thấy các cụ ngoài Bắc đấm đá hại nhau và xỏ nhau kinh quá. Xỏ từ những ông đứng đầu trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Nhị..., cho đến Tố Hữu và Cụ Hồ. Văn nghệ sĩ Bắc hà không chừa một thủ đoạn nào để hạ bệ nhau, làm thịt nhau. (*)

Nhưng trong hồi ký, cụ Mạnh lại có đoạn viết tự cho là miền Bắc "văn hóa cao":
"Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng khó. Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá cao đến nơi văn hoá thấp".
(Trích Chương Quá trình công tác, mục 6. Sài gòn, Nam bộ. Vài suy nghĩ về đất và người phương Nam).
Nói trước, tôi rất kính trọng cụ Mạnh như bậc thầy của mình. Nhưng đúng sai thì phải phân minh, vì điều cụ viết ảnh hưởng đến nhiều người.
Nói là cảnh vật và sinh hoạt, tức nghĩa rộng của văn hóa, nhưng tác giả chỉ lấy quang cảnh chùa chiền, sau đó toàn lấy văn chương ra so sánh, đem Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà,Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc (**), Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. vv… ra so sánh với Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng.... Ông cho rằng cả hai đều ảnh hưởng Tàu, nhưng Bắc ảnh hưởng "Tàu bác học", còn Nam ảnh hưởng "Tàu bình dân" rồi khẳng định lần nữa: "Như thế là, về sự tiếp nhận văn hoá Trung Hoa, từ Bắc vào Nam, vẫn là đi từ nơi văn hoá cao đến miền văn hoá thấp".
Lấy văn hóa bình dân và bác học của Tàu để phân biệt Nam Bắc, không rõ cái văn hóa bình dân xứ Bắc ảnh hưởng từ đâu và cụ xếp vào loại nào hay tự cho là thuần chủng và cũng thuộc loại văn hóa rất cao!
Logic của tư duy cụ Mạnh đơn giản thế này. Trung tâm văn hóa là Trung Hoa. Miền Bắc ảnh hưởng Trung Hoa phần tinh hoa bác học, còn miền Nam ảnh hưởng phần bình dân vô học. Hóa ra người Tàu từng xem người Việt là "man di thô lỗ", đến lượt người Bắc xem người Nam cũng như vậy, mặc dù Bắc Nam cùng một giống nòi?
Nhận xét này không chỉ cụ Mạnh mà rất thường gặp ở sĩ phu Bắc hà. Cụm từ "sĩ phu Bắc hà" do trí thức gốc Bắc hay vỗ ngực tự xưng chứ không phải tôi đặt ra. Thói kiêu ngạo này tôi gặp vô số kể khi giao thiệp với người Bắc. Kiêu ngạo đến mức, sau năm 1975, chúng tôi hỏi "Ngoài Bắc có Ti vi không?", họ trả lời "Thiếu gì. Ti vi chạy bẹt nước!".
Nhưng thôi, bốc phét có cái này cái kia là chuyện vật chất, theo cụ Mạnh, văn hóa cao là ở tinh thần. Cụ nói tinh thần thì tôi nói về tinh thần vậy.
Cụ có nói đến chùa miền Nam: "Chùa chiền đặt ngay bên đường cái, quét vôi xanh xanh đỏ đỏ. Tượng Phật Bà đứng, nằm lồ lộ không kín đáo gì cả". Vậy là cụ chẳng hiểu gì Phật giáo miền Nam. Trừ loại chùa của bọn Tàu di cư lập ra, và từ Bắc vào, đa số chùa miền Nam chẳng ảnh hưởng gì Tàu cả mà từ Cambot và theo Nam tông. Ở miền Nam chùa ra chùa, đình ra đình, miễu ra miễu, khác với ngoài Bắc, các loại trên bị lẫn lộn tùng phèo. Phật ở miền Nam thuần túy là Phật, khác với ngoài Bắc, Phật ngồi chung với thánh thần ma quỷ đủ loại. Bây giờ thì người ta còn đưa thêm lãnh tụ c.... s.. vô thần chui vào ngồi chung cho dân thờ cúng. Cái tín ngưỡng Phật không ra Phật, Ma không ra Ma ấy là văn hóa cao ư? Người Nam ngày xưa đi chùa chỉ để cầu an, nay ảnh hưởng người Bắc đi chùa để cầu tài, cầu lộc, cầu quan, thậm chí cầu bẻ cổ người khác là ảnh hưởng văn hóa cao hay văn hóa thấp?
Cụ nói đến văn chương thì tôi cũng nói đến văn chương. Đã đem Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ra so sánh với văn sĩ miền Nam thì sao cụ không so sánh với văn sĩ Champa, vì khi ấy người Việt ở miền Nam vẫn đang là người Bắc khai hoang chưa định cư đủ lâu để thành văn hóa bản địa? Đào Tấn, Đào Duy Từ vẫn phải được xếp vào người Bắc, không thể đem ta so sánh với ta. Còn thời tiếp thu văn hóa Tây thì theo tôi, chưa chắc văn chương miền nào hơn miền nào. Hơn chăng là miền Bắc đem cái rổn rảng chữ nghĩa của anh Tàu trộn với văn Tây nên có cảm giác vừa thâm vừa đểu hơn thôi. Món này miền Nam thời khai hoang không cần, vì họ quen sống hồn nhiên, chân thật, giàu nghĩa khí. Văn chương Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Đình Chiểu,... là văn chương nghĩa khí trong buổi đầu mở nước và chống giặc. Còn bây giờ muốn thâm, muốn đểu, người Nam sẽ không thua kém vì ảnh hưởng ngoài Bắc. Tôi thú nhận có ảnh hưởng phần nào cái thâm và đểu đó và cố gắng sử dụng nó với điều kiện không hại người. Phải nói thâm và đểu không thể gọi là văn hóa cao vì văn hóa là những giá trị mang lại lợi ích cho cả cộng đồng chứ không phải để hại người.
Tôi tin, nếu cụ lấy giá trị nhân văn làm tiêu chuẩn mà đem so sánh văn học nghệ thuật miền Nam với văn học nghệ thuật miền Bắc, kể cả lý luận phê bình trước 1975, thì cụ sẽ thấy văn hóa nào cao hơn. Chỉ nói âm nhạc thôi đã khác xa một trời một vực: một bên hiếu chiến, một bên đầy tình người.
Văn hóa không phải chỉ chuyện văn chương mà chủ yếu nằm ở lối sống. Văn chương chỉ là một trò tiêu khiển "mua vui cũng được một vài trống canh", trừ phi các giáo sư văn chương Bắc hà xem nó là tất cả. Lối sống của người Bắc trước sau, dù đã cải tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, vẫn là thứ văn hóa Kẻ Chợ, tên gọi cũ của Thăng Long. Cái gì cũng mua gian bán lận được, từ cô hàng mậu dịch quốc doanh ăn xén bớt tiêu chuẩn thịt của người dân đến nạn chặt chém khách và mua quan bán tước như ngày nay. Tôi học ở Trường Đại học sư phạm Hà Nội những năm 90 của thế kỷ trước, khi vừa bước xuống ga là bị đám xe ôm lừa giá rẻ, một bác hai bác ngọt xớt và đưa đi đến chỗ hoang vắng để chặt thêm tiền. Với đa số người Bắc, nếu làm gì đó mà không cúng cho họ nhiều tiền thì chỉ có thể từ bác cháu chuyển sang t*o mày và ăn chửi. Hỏi đường phải mất tiền, hỏi nhà cũng mất tiền, nếu không có tiền thì lập tức nhận ngay cái văn hóa "đéo biết!". Người Bắc đ*o bạt mạng, ở vỉa hè lẫn công sở khi không nhận được tiền. Đến mức khi tôi làm thủ tục bảo vệ luận án thạc sĩ, cái chị thư ký quèn mà cũng đòi ăn phong bì, nếu không chị ngâm, chị "đéo làm!".
Nếu cụ Mạnh còn sống cụ sẽ cãi, rằng đó là bọn cặn bã, cụ đang nói giới tinh hoa kia. Thưa cụ, ảnh hưởng văn hóa Tàu mà thuộc văn hóa tinh hoa bác học thì vô cùng đểu. Bề ngoài khuôn phép theo Nho giáo và đủ các loại tín ngưỡng nhưng cực kỳ đua chen, ích kỷ và thực dụng. Đó là chưa nói kẻ hủ Nho thì chỉ có ăn theo nói leo nhưng lại khoe khoang là có trình độ lý luận hay tư tưởng gì đó. Háo danh, vĩ cuồng, gì cũng khoe được, từ cá nhân đến truyền thống họ hàng là đặc sản Bắc hà. Tôi gặp mấy "ông trẻ" vểnh ria vểnh mặt lên trời đi nghênh ngang mà phát ớn. Đặc biệt, thói đạo đức giả, ng... q... tử đang thống trị nhưng hoang tưởng văn hóa cao. Họ khoa trương đến mức tang lễ thì rùm beng dài ngày, điếu phúng linh đình, ăn chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Trong gia đình khi tới bữa ăn thì người nhớn bắt con cháu phải cất tiếng mời cho hết người này đến người kia, mời đến leo lẻo cái mồm nhưng chẳng có chút gì chân thật. Mời đểu! Bài viết ngắn này không thể kể hết cái văn hóa khôn đểu mà tôi từng chứng kiến. Bạn nào đọc hết hồi ký này, qua những trang miêu tả đánh đấm, xuyện tạc, chụp mũ đầy thủ đoạn của sĩ phu Bắc hà cũng đủ thấy văn hóa của họ cao đến mức nào.
Trung Quốc tự cho mình là trung tâm, kỳ thị xem dân Việt là giống man di. Đến lượt người Bắc tự xem mình là "văn hóa cao", xem dân các miền khác là "văn hóa thấp", cùng một nòi giống mà kỳ thị như vậy có đau không?
Dám chắc với cụ, miền Nam trước đây không có chuyện như ngoài Bắc. Miền Nam là vùng đất mở xa trung tâm văn hóa Bắc hà, nhưng cũng vì thế, người Nam vốn hồn nhiên và chân thật, tự do và phóng túng, không ràng buộc bởi làng xã cổ hũ. Văn hóa miền Nam hiển nhiên có gốc Bắc, nhưng lại pha trộn với Chiêm Thành, kể cả Tàu di cư, sau này là ảnh hưởng Tây một cách nhanh chóng. Nó có vẻ lai tạp, nhưng nhờ tương tác trong sự lai tạp đó mà phát triển mạnh, trẻ trung và nhanh hội nhập với thế giới văn minh. Thú thực, tôi chẳng khoái cái thứ thuần chủng hủ Nho, bảo thủ và lạc hậu được gọi là "bản sắc" nhưng đặc sệt chất Giao Chỉ nô dịch mà lại tự hào là văn hóa cao.
Tôi không kỳ thị Nam Bắc, vì tốt xấu của con người là do thể chế xã hội tạo ra. Tôi học trên đất Bắc và học được một số giáo sư cực tốt. Nhưng số ít người tốt ấy không thể đại diện cho một nền văn hóa. Tư tưởng kỳ thị Nam Bắc có từ thời Quang Trung tiến quân ra Bắc. Dù cả đám sĩ phu Bắc hà sợ vỡ mật nhưng theo sử sách viết về nhà Tây Sơn, họ vẫn xem nhà Tây Sơn thuộc "giống man di thô lỗ". Và bây giờ cụ Mạnh viết trang hồi ký này đã gieo rắc thêm sự kỳ thị của thói kiêu ngạo Bắc hà mà tôi phải viết thẳng ra điều tôi biết để chữa lỗi cho cụ. Bởi chính vì sự kỳ thị đầy kiêu ngạo của cái gọi là "sĩ phu Bắc hà" mà dân miền Nam đang bị Bắc hóa theo cách hứng lấy những thói xấu tự xưng là "văn hóa cao" ngoài Bắc tràn vào. Thói chặt chém trong mua bán, thủ đoạn, háo danh, vĩ cuồng và đểu cáng đang ở mức báo động!
-------------
(*) Theo anh Thiếu Khanh, chính cụ Mạnh thể hiện trong Hồi ký của ông: "trong số đỉnh cao văn hóa đó có hàng lô hàng lốc những “y” những “hắn” những “thằng” những “bọn” “vừa ngu vừa đểu”, những “thằng đểu, ” “thợ đánh, ” chuyên “đánh dẹp, ” “đánh đấm”, những “tiểu nhân” “có biệt tài dối trá, xỏ xiên, bịa đặt, nguỵ biện… giảo hoạt”, những “đầu gấu nổi tiếng phản bội (phản chúa, phản đảng, phản vợ, phản bạn, phản chủ, “phản thơ”, “phản phê bình,”) những “loại người bỉ ổi,” “vô lại,” trở cờ” “trở mặt,” những “Xuân tóc đỏ” “bệnh hoạn” “phản bội” “bất chấp đạo lý làm người” chuyên “đánh hơi” “xuyên tạc, qui chụp có vẻ tinh vi hơn, nghĩa là xảo quyệt hơn.” Và còn nhiều nữa những kẻ mà thầy Mạnh gọi là “trí thức,” “lương tâm tắt ngấm” bị “cuốn vào con đường danh lợi” và suy nghĩ “những điều nông cạn, hời hợt.”
(**) Cụ Mạnh nhầm. Nguyên Ngọc là người đất Quảng, không phải người Bắc.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#42 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/08/2019 - 20:56

"Để trả lời một câu hỏi?"
Có lần mình đã gặp một anh người Bắc, nói năng nho nhả cũng thuộc dạng trí thức anh đã hỏi mình một câu như vầy :
Em người miền Nam sống ở Saigon từ nhỏ, anh hỏi thật em trả lời đúng sự thật với suy nghĩ của người Saigon nhé !

Tại sao cũng là người Bắc, nhưng Bắc 54 di cư vô miền Nam, tới giải phóng là 21 năm.
Anh vô miền Nam năm 75 đến giờ là 42 năm, gấp đôi dân 54.
Thế nhưng tại sao người SàiGòn lại coi Bắc 54 là một phần của họ gặp nhau tay bắt mặt mừng như ruột thịt, anh để ý riêng bản thân anh thôi nha. Có thân lắm có vui lắm, dân SàiGòn vẫn luôn mang một khoảng cách khi tiếp xúc với anh, nếu họ biết anh đến với Sài Gòn năm 75???
Trời, một câu hỏi khó cho thí sinh à nha !
Em trả lời thật, anh đừng giận em nói :
-Tách riêng 2 phần chính trị và văn hoá nghệ thuật ra đi ha!
Phần chính trị thật ra khi giải phóng vô em mới có gần 15 tuổi thôi về quan điểm thắng, thua em chưa đủ trình độ nhận xét,
Nhưng nếu nói về cuộc sống của thời trước và thời sau 75, khác nhau nhiều lắm : sướng khổ rỏ rệt. Má em chỉ là công chức nhỏ của tổng nha kiều lộ, bây giờ mấy anh gọi là cầu đường đó, nhưng hồi nhỏ em rất sướng, đi học toàn trường dòng, em không biết ngoài Bắc anh có không, chứ thời đó mà học nội trú là mắc lắm đó, nhà em không giàu, cậu đi lính Quốc Gia, dì và ông ngoại đều dân Kiều lộ, nhưng sống rất thanh thản, mặc dầu lúc đó chiến tranh tràn lan khắp nơi.
Thời đó người Bắc di cư vô Nam, thường sống từng vùng do chánh phủ chỉ định, rồi từ từ lan ra.
Người miền Nam học được người Hà Nội nhiều điều : Cần kiệm, lễ giáo, nếp sống thanh lịch quý phái và tri thức.
Người miền Bắc vô Nam học được của người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung : Sự giản dị, chân thật, tốt bụng, phóng khoáng ; không câu nệ bắt bẻ hay khó khăn.
Và cả hai miền học được của miền Trung cái chịu thương chịu khó, cái đùm bọc tình đồng hương.
Cả ba miền hoà nhập với nhau, ảnh hưởng nhau lúc nào không hay. Hồi đó, em đi học gặp mấy đứa bạn Bắc Kỳ rốn vẫn hay chọc tụi nó là "Bắc kỳ con bỏ vô lớn kêu chít chít" mà tụi nó cũng không giận, chọc lại em : "mày Nam kỳ ga guộng bắt con cá gô bỏ dô gổ kêu gột gột", rồi lại khoác tay nhau chơi bình thường. Trẻ con thì như vậy, người lớn gặp nhau ba miền chung bàn nhậu là dô đi anh hai mình, là tay bắt mặt mừng ...
Em nói dài dòng để cho anh hiểu rõ hơn vì sao Bắc 54 trở thành người miền Nam.
Chưa kể đến cái tình nha anh! Tình đồng đội khi chiến đấu chung. Ngoài anh chắc gọi đồng chí, trong đây em nói quen tiếng dân Sài gòn xưa, lúc chiến tranh mà đi lính thì cũng phải đi chung, cả ba miền gặp nhau giữa lúc thập tử nhất sinh, thân nhau là chuyện bình thường.
Đó là lính, còn người dân giữa cái tan tác đau thương chạy loạn lạc, chết chóc hầu như từ mũi Cà Mau đến sông Bến Hải.... nơi nào không có. Từ đó, người ta thương yêu nhau và không ai nghĩ miền nào là miền nào. Người ta gọi đó là tình đồng bào, tình quân dân cá nước nói theo kiểu miền Nam của em.
Đó là nói hơi thiên về chính chị chính em đó nha !
Bây giờ, bàn hơi sâu văn hoá nghệ thuật thời đó nha !
Em nói với anh ngay từ đầu rồi nhé ! Lúc đó em chỉ mới 15 tuổi, làm sao đủ tư cách phê bình văn học. Em chỉ kể cho anh nghe theo cái hiểu biết nhỏ bé của em thôi.
Người miền Bắc 54 vô miền Nam đem theo được gì nhỉ ?
Người thì chắc cũng không có của cải gì nhiều rồi, đi giống như đi vượt biên mà có gì, sao anh cười, em nói thiệt mà !
Nhưng có một di sản khổng lồ mà người miền Bắc 54 đã đem cho miền Nam. Đó là văn hoá, nghệ thuật. Nếu xét kỹ, nhà văn thời đó của người Nam bộ vẫn ít hơn người Trung và Bắc. Những tác phẩm giá trị, từ dịch thuật đến thơ văn, hầu như tác giả người Hà Nội, người Huế, Đà Nẵng, Sài gòn, v.v... toàn những tác phẩm để đời.
Em xin lỗi, “giải phóng” hơn bốn chục năm năm rồi, nhưng nếu ai có hỏi em đã đọc được cuốn sách nào để lại ấn tượng trong em chưa....
Xin chào thua, giận em, em chịu, vì có đọc đâu mà nhớ !
Chả có gì cho em ấn tượng, chắc một phần do em dốt anh ạ, nên không hiểu nổi văn học thời này thôi.
Nói đến nghệ thuật cái này thì em thích ca thích hát nên hơi rành một chút. Chắc anh không ít thì nhiều cũng phải có nghe Duy Quang hay Sĩ Phú, Duy Trác, Tuấn Ngọc... những người con Hà Nội hát trước 75, nói về văn học có thể anh không biết chứ hát hò anh phải biết sơ thôi.
Vâng, Hà Nội 36 phố phường để lại cho người miền Nam nhiều ca khúc để đời của Phạm Duy, chắc anh không biết bài Viet Nam... Việt Nam, bài tình ca Con đường cái quan, của bác ấy .
Em nói nhiều về Pham Duy vi đúng là dân Hà Nội 45 đó anh !
Oh, anh biết nhiều về Phạm Duy, như vậy chắc anh cũng biết rõ những nghệ sĩ nổi tiếng trước 75, đến bây giờ vẫn ăn khách, những người ca sĩ mà anh biết không, cái thời ngăn sông cấm chợ, muốn được nghe phải thức canh đài BBC hay đài VOA, vừa nghe vừa khóc vì quá xúc động. Đó là lý do tại sao ca sĩ Hải ngoại khi về nước người ta đi đón râ`n trời, một cái vé có khi nữa tháng lương người ta vẫn cắn răng để nghe cho bằng được thần tượng của mình hát.
Đó là ca sĩ Hà Nội, còn trong Nam hay ngoài Huế cũng rất nhiều ca sĩ nổi tiếng, kiểu Chế Linh, Nhật Trường, Duy Khánh, v.v...
Em xin lỗi anh nhé, có thể ca sĩ ngày xưa người ta hát không cần phải là học trường lớp thanh nhạc như cái cô Thanh Lam gì ngoài Bắc của anh bây giờ đâu, nhưng vẫn đi vào lòng người nghe mãi không quên, còn cô ấy học cao quá diva diviec gì đó, nói thiệt anh đừng cười em lạc hậu với thời cuộc quá anh ạ, nhờ cái chuyện cổ chửi ca sĩ miền Nam thất học, dư luận ồn ào quá, em mới để ý, chứ thiệt tình bình thường em mà biết cô này .. em chết liền đó anh, chưa từng nghe giọng hát này bao giờ.
Thì đó, nhờ những tác phẩm giá trị của văn học nghệ thuật, những nhạc sĩ, ca sĩ, kịch sĩ đều có sự đóng góp của Huế, Sài gòn, Hà Nội.. đã đưa ba miền Nam-Trung-Bắc, gần nhau hơn, hoà quyện lại với nhau thành một.
Cám ơn anh chịu khó nghe em phân tích một cách dài dòng xoay quanh câu hỏi của anh.
Vì đây là lần đầu tiên em được nghe một câu hỏi rất thật của một người Bắc vào trong Nam ... năm 1975 .Thế cho nên em cũng trả lời rất thật lý do vì sao Bắc 54 lại là dân miền Nam dầu chỉ mới sống với nhau có 21 năm.
Và dân Bắc 75, dầu sống trong Nam đến 42 năm, vẫn mãi mãi là .... người Bắc, chứ không thể nào là người Hà Nội của dân miền Nam xưa.
Với một ít kiến thức nhỏ nhoi, một ít kinh nghiệm sống từng trải qua những thăng trầm của đất nước.
Em xin các cô bác, anh chị đã, đang và sắp đọc những giòng tự sự này một lời xin lỗi nếu như em có viết sai một ít chi tiết nào đó, các bậc cao nhân, tiền bối làm ơn bỏ qua cho kẻ hậu bối này câu trả lời mơ hồ của em, chắc chưa đủ sức thuyết phục cho anh bạn miền Bắc của chúng ta hiểu rõ hơn... Nhưng sức người có hạn, em nói rồi - tầm hiểu biết của em hạn hẹp bao nhiêu đấy thôi.
Xin chỉ giáo thêm!
Tác giả: Nguyen Anh

Thanked by 1 Member:

#43 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 20:58

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI KẸT LẠI HÀ-NỘI SAU 1954

Tác giả: tựdo Nguyễn Văn Luận
[Với bút hiệu tựdo ‒ chữ thường, viết liền ‒ ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài “Người Tìm Tự Do Và Tượng Thần Tự Do” đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết 3 tháng Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1937, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.]
Ông Hoà là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà, bị c.... s.. bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hoà, hỏi tôi:
- Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười:
- Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi,… nữa là bác!
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ c.... s.. trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người diễu cợt.
Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người c.... s.. chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Genève chia đôi nước Việt. c.... s.., chưa lộ mặt là c.... s.., tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là… Vẹm!
Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.
Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại.
Hiệp định Genève ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất.
Ai ngờ c.... s.. miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn…
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi:
- Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!
Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ c.... s..”: “đấu tranh”, “cảnh giác”, “căm thù” và… “tiêu diệt giai cấp”! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành.
“Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”.
Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”.
Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hoá nô dịch!”
Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là… “cực kỳ ph.... đ....!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học.
Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đoạ đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”,… đi tù!
Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hoà bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư.
Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hoá hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhoà, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội.
Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.
Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “ph.... đ.... tụ tập”.
“Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”.
Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm hoạ.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.
Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”!
Giáo sư Trương Văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết, chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hoá”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu…! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ.
Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân…” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “c.... s..”.
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về XHCN là… nói dối!
Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you.”
Ở miền Bắc VN thời đại H.C.M, “cán bộ” hỏi: “Công tác” thế nào?” Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “… rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng” giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hoả Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”!
Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”.
Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy sụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này.
Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiểu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!
Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, ph.... đ....”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ð… nói dối!
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển.
Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hoà, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười:
- Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!
- Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!
Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”.
Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ CS.
...

Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ…!
tựdo (Nguyễn Văn Luận)

Thanked by 1 Member:

#44 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/02/2020 - 20:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hà Nội ô nhiễm bụi mịn nhất thế giới

26/02/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đó là một trong những kết quả từ báo cáo chất lượng không khí toàn cầu 2019 do Tổ chức IQAir công bố hôm qua (25.2).

Ô nhiễm do đô thị hóa quá nhanh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tiếp tục là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, với 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí không tốt cho sức khỏe. Dữ liệu mới nhất do IQAir công bố trong Báo cáo chất lượng không khí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 2019 và xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất, cho thấy sự thay đổi tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trên toàn thế giới trong năm 2019.
Theo kết quả báo cáo, các thành phố của Trung Quốc đã giảm trung bình 9% mức PM2.5 vào năm 2019, sau khi giảm 12% vào năm 2018. Tuy nhiên, vẫn còn 98% các thành phố vượt quá ngưỡng của WHO và 53% các thành phố vượt quá các mục tiêu quốc gia ít nghiêm ngặt hơn của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã giảm hơn một nửa mức PM2.5 hằng năm. Năm nay, Bắc Kinh đã thoát khỏi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

200 thành phố ô nhiễm nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

là quốc gia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PM2.5 nhất trong số các quốc gia OECD vào năm 2019. Mức chất lượng không khí tại các thành phố trọng điểm hầu như không có sự biến đổi trong những năm gần đây. Trong khi đó, các thành phố ở Ấn Độ bình quân đều vượt ngưỡng PM2.5 hằng năm của WHO là 500%, ô nhiễm không khí quốc gia đã giảm 20% từ năm 2018 đến 2019, với 98% thành phố có sự cải thiện. Sự thay đổi này được cho là phần lớn dựa trên hệ quả của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chậm lại.
Tại Nam Á, các thành phố ở Ấn Độ và Pakistan vẫn giữ vị trí các thành phố ô nhiễm nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về PM2.5 vào năm 2019. 21 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Ấn Độ. 5 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Pakistan.

Đặc biệt, tại Đông Nam Á, IQAir đánh giá trong khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở khu vực này, các đô thị lớn như Jakarta và Hà Nội lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh, trở thành một trong số các thủ đô ô nhiễm bụi PM2.5 nhất thế giới.

Theo ghi nhận, từ tối 22.2, chất lượng không khí ở Hà Nội giảm mạnh. Lúc 1 giờ 20 ngày 23.2, Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual) áp dụng cách tính AQI của Mỹ cảnh báo ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở ngưỡng màu nâu, giá trị AQI là 328, đây là mức nguy hại cho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tất cả mọi người. Ứng dụng Air Visual xếp Hà Nội đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí.

Dữ liệu mới nhấn mạnh mức độ ô nhiễm không khí tăng cao là hệ quả của biến đổi khí hậu, như bão cát và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đồng thời ô nhiễm gia tăng cùng quá trình đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố, trong các khu vực, điển hình như Đông Nam Á. Mặc dù đạt được một số thành tựu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giám sát chất lượng không khí trên toàn cầu, song vẫn còn đó những lỗ hổng lớn trong việc truy cập dữ liệu trên toàn thế giới.
Nguy hiểm hơn cả dịch Covid-19

Ông Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir cho biết: Trong khi virus Corona chủng mới đang chi phối thông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì một kẻ giết người thầm lặng đang ‘góp phần’ làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm, đó chính là ô nhiễm không khí. Thông qua quá trình tổng hợp và quan sát dữ liệu từ hàng ngàn trạm quan trắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019 đưa ra bối cảnh mới cho mối đe dọa sức khỏe môi trường hàng đầu thế giới.
Phần lớn dân số trên toàn thế giới vẫn còn hạn chế khả năng nắm bắt thông tin dữ liệu về thực trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở châu Phi và Trung Đông. Ngày càng có nhiều công dân và tổ chức phi chính phủ toàn cầu đã tự phát triển các cảm biến chất lượng không khí chi phí thấp để lấp đầy khoảng trống dữ liệu tại địa phương. Nhờ những nỗ lực này, lần đầu tiên dữ liệu chất lượng không khí công khai liên tục có sẵn cho Angola, Bahamas, Campuchia, DR Congo, Ai Cập, Ghana, Latvia, Nigeria và Syria.
Dữ liệu chất lượng không khí năm 2019 cho thấy các dấu hiệu rõ ràng rằng biến đổi khí hậu có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ dẫn tới ô nhiễm không khí, thông qua sự gia tăng tần suất và cường độ của các vụ cháy rừng và bão cát. Tương tự, ở nhiều vùng, nguyên nhân gây ô nhiễm PM2.5 xung quanh và khí nhà kính do biến đổi khí hậu là có liên quan, cụ thể như đốt nhiên liệu hóa thạch, tiêu biểu là than đá. Các hành động khẩn cấp cần được thực hiện để giải quyết những vấn đề trên, bảo vệ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và hệ sinh thái.
Ông Hammes nói thêm: “Trong khi số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí đang tăng lên, việc thiếu dữ liệu chất lượng không khí ở các khu vực rộng lớn trên thế giới đặt ra một vấn đề nghiêm trọng, vì những gì không được đo lường thì không thể quản lý. Các khu vực thiếu thông tin về chất lượng không khí được ước tính tồn tại một số địa phương ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới, gây nguy hiểm cho người dân. Châu Phi, lục địa với 1,3 tỉ dân, hiện có gần 100 trạm quan trắc cung cấp dữ liệu về PM2.5 thực tế. Dữ liệu chất lượng không khí công khai nhiều hơn giúp người dân và chính phủ đưa ra quyết định phù hợp hơn, cải thiện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của hàng triệu người trong những thập kỷ tới”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổng kết 2019, Hà Nội là 1 trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Thanked by 2 Members:

#45 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/02/2020 - 21:28

Cảnh hỗn loạn khi người Hà Nội giành giật để mua bằng được tôm hùm giảm giá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cảnh hỗn loạn khi người Hà Nội giành giật để mua bằng được tôm hùm giảm giá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- 24/02/2020
“Chỉ chưa đầy 5 phút trong thùng đã không còn một con tôm hùm nào”, nhân viên tại VinMart Lê Đức Thọ (Mỹ Đình, Hà Nội), cho biết.
Nhu cầu của người dân tăng cao, trong khi đó lượng tôm hùm cần giải cứu có hạn nên từ nhiều ngày nay, các hệ thống bán lẻ lớn đã rút bớt điểm bán tôm hùm "giải cứu".
Theo ghi nhận, 9h sáng tại VinMart Lê Đức Thọ, hàng trăm người đã xếp hàng từ sáng sớm để chờ mua tôm hùm giá rẻ. Mặt hàng tôm hùm được VinMart giải cứu là loại tôm hùm xanh baby đông lạnh giá 495.000 đồng/kg, trọng lượng từ 0,2-0,3 kg/con.
“Canh từ mấy hôm nay nhưng vẫn chưa mua được. Mình đến chậm quá nên hôm nay nhận được thông báo từ cửa hàng là phải chạy xe đến ngay, ngồi chờ mua cho bằng được mới về”, chị Lan Anh, ngụ tại Mỹ Đình (Hà Nội) chia sẻ.
Nhân viên tại đây cho biết, ngày đầu tiên giải cứu, lượng tôm hùm bán hết chỉ sau một tiếng đồng hồ, đến ngày thứ hai thì chỉ 15 phút đã “cháy hàng”.
Đúng 10h30, những thùng tôm đông lạnh được nhân viên vận chuyển ra điểm bán. Hàng trăm người lao vào chen lấn, giành giật để mua cho bằng được. Thùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đầy ắp hết veo chỉ trong tích tắc.
Chứng kiến cảnh tượng trên, ông Xuân Hoà, 65 tuổi - một khách mua hàng lắc đầu ngao ngán: “Nhìn hình ảnh này có khác là bao so với cảnh thiếu thốn thời trước. Mình đi mua tôm với tâm thế là ủng hộ bà con nuôi trồng thủy sản, chứ nào phải mua lấy được như thế”.
Trong khi đó anh Nguyễn Nam, một nhân viên văn phòng tại Cầu Giấy (Hà Nội) lại tỏ ra chia sẻ với những khách hàng. Anh Nam cho biết: “Trước đây phần lớn tôm hùm được xuất khẩu, trong nước thì giá cũng đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng một kilogam, nhiều người khó có điều kiện tiếp cận được mặt hàng này”.
Cũng theo anh Nam, do lượng người mua đông mà số lượng tôm giải cứu có hạn, các điểm bán nên hướng dẫn người mua xếp hàng, phát số thứ tự và giới hạn số lượng mỗi người có thể mua được.
Loạn giá tôm hùm “giải cứu”

Không chỉ các hệ thống bán lẻ tham gia “giải cứu” tôm hùm, các cửa hàng nhỏ chuyên bán thuỷ hải sản đến các thương gia bán hàng trực tuyến cũng vào cuộc.
Tuy nhiên, cùng là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhưng lại diễn ra thực trạng mỗi nơi mỗi giá, khiến tiêu dùng phải đau đầu để tìm địa điểm mua tin cậy.
Đơn cử, tại hệ thốngVinMart miền Bắc hiện đang bán sản phẩm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

0,2-0,3 kg/con giá chỉ 495 nghìn đồng/kg. Tại miền Nam, ngoài tôm hùm xanh baby đông lạnh, VinMart còn bán thêm tôm hùm xanh baby tươi sống 0,2 - 0,5 kg/con với giá 630 nghìn đồng/kg.
Tại Sói Biển, giá tôm hùm sống loại 0,2 - 0,3 kg/con là 920 nghìn/kg, tôm hùm ngất cùng loại giá 650 nghìn đồng/kg. Trong khi đó tại MM Mega Market, giá tôm hùm giải cứu loại sống, trọng lượng 200-300 gram là 599 nghìn đồng/kg.
Tôm hùm giải cứu tại Lotte Mart hiện bán với giá 749.000 đồng/kg và tại Aeon Mall là 890.000 đồng/kg.
Chuỗi cửa hàng Đảo Hải Sản, giá tôm hùm baby đang bán thấp nhất là 700.000 đồng một kg. Cụ thể, tôm cỡ 4-5 con/kg có giá hơn 700.000 đồng, loại 3 con/kg giá 850.000 đồng.
Ngoài ra, trên các chợ thuỷ hải sản online, giá tôm hùm “giải cứu” càng loạn.
Ví dụ, trong một group bán tôm hùm online trên Facebook, nếu như hai tuần trước đây giá tôm hùm được thương giá báo giá ở mức từ 600 - 650 nghìn đồng/kg thì nay tăng lên giá mới từ 750 - 800 nghìn đồng/kg.
Tại một nhà hàng hải sản tươi sống trên đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội), giá tôm hùm loại 0,3kg/con bình thường đã tăng từ 800 nghìn đồng/kg lên 830 nghìn đồng/kg. Loại bé hơn cũng tăng từ 700 nghìn đồng/kg lên 750 nghìn đồng/kg.
Người dân chen lấn, giành giật để mua cho được tôm hùm giá rẻ ở Hà Nội

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng trăm người lao vào giành giật thùng tôm hùm mà nhân viên vừa bưng ra. (Ảnh: Thiên Trường).

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |