Jump to content

Advertisements





47 replies to this topic

#16 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/09/2017 - 21:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tác giả:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Em Hà Nội Hàng Đường trong giọng nói
Để Hàng Bông êm ái lót cơn mơ
Thương những buổi chiều Bác Cổ ngày xưa
Anh nắn nót một Trường Thi lãng mạn
Thơ thuở bé khắc ghi tình Ngõ Trạm
Hàng Cỏ ơi, nét thảo có mờ phai
Theo gót chân em từng bước Hàng Hài
Yêu Hàng Lược chải mềm hương mái tóc
Thương dĩ vãng chiều Cổ Ngư trốn học
Hồn ngây ngô theo điệp khúc Hàng Đàn
Hàng Guốc trưa hè gõ nhịp bình an
Khi Hàng Nón quay nghiêng che mắt thỏ
Anh lúng túng cả Đồng Xuân xấu hổ
Gió mơn man Hàng Quạt, áo đong đưa
Đây Hàng Khay anh đưa tặng bài thơ
Em hốt hoảng chợ Hôm vừa tắt nắng
Thơ bay lạc, hồn anh là Hàng Trống
Nghe Hàng Gai cùng mũi nhọn buồn đau
Ôi Hàng Ngang tội nghiệp mối tình đầu
Anh hờn giận mơ Hàng Buồm lãng tử
Em Hà Nội dáng Sinh Từ thục nữ
Tìm đến anh Hàng Giấy mỏng tương tư
Nghe khơi buồn sông Tô Lịch ngẩn ngơ
Thơ giàu có như thương về Hàng Bạc
Hàng Vôi đó nồng nàn trong ngây ngất
Ý Hàng Đào chín mọng trái môi chia
Xin Hàng Than rực cháy lửa đam mê
Khi quấn quít trong ái ân Hà Nội.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tác giả:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc
Mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm
Giã từ em – mười bảy tuổi – một lần
Thu rất mỏng, mưa hững hờ đẫm lá

Hà Nội yêu, áo lụa ngà óng ả
Thoáng khăn san nũng nịu với heo may
Năm ngón tay nhón một trái ô mai
Chiếc răng khểnh xinh nụ cười cam thảo

Hà Nội yêu, mối tình đầu khờ khạo
Em nhận thư, anh ngây ngất tủi mừng
Khi về nhà, cười nụ với cầu thang
Một tuần lễ, vui như ngày thi đỗ

Hà Nội yêu, cốm Vòng đơm gió nhỏ
Nên mùa Thu kín đáo khép tà mây
Ván giải gianh, có một lúc bàn tay
Vơ nắm sỏi với lòng anh hồi hộp

Hà Nội yêu, đẹp Trưng Vương mái tóc
Chiếc kẹp nghiêng, ba lá nép vào nhung
Miếng sấu xanh đừng chua quá ghê răng
Em hóm hỉnh, chiếc mũi xinh chun lại

Hà Nội yêu, liễu hẹn hò nắng mới
Hẹn hò em anh bối rối chim khuyên
Nào có bao giờ anh được hôn em
Nên dáng liễu còn u sầu vạn thuở

Hà Nội yêu, xin cầm tay lần nữa
Một lần thôi cho vừa đủ hai lần
Thèm ngày xưa hạnh phúc rất thiên thần
Anh chết lặng trong tình yêu thác đổ.

Hà Nội yêu, vẫn y nguyên tưởng nhớ
Nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua
Bóng hoàng lan, sân gạch mát sau nhà
Còn vương vấn trong những bài thơ cũ

Hà Nội yêu, xin về từ thống khổ
Dây kẽm gai dù xé rách bờ vai
Bóng ngục tù dù ngầu đục mắt nai
Anh xin đón vào đôi tay khô héo.

Thanked by 2 Members:

#17 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/09/2017 - 21:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về Hà Nội: ​Dinh thự sang trọng nhất Đông Dương

07:16 AM - 13/09/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dinh Toàn quyền Đông Dương
Ảnh: T.L
Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương (1902 -1945) nên dinh toàn quyền Đông Dương được người Pháp xây lớn và bề thế hơn so với dinh ở Sài Gòn, Đà Lạt.
Nguyên liệu tốt nhất
Năm 1887, chính phủ Đông Dương ra đời, toàn quyền đầu tiên là Constant. Tuy nhiên, phải đến nhiệm kỳ của Toàn quyền Lanessan (1891 - 1894) thì bộ máy hành chính để cai trị mới hoàn thiện. Ban đầu họ dự định xây dinh toàn quyền trên một khu đất rộng ở phố Ngô Quyền, nhưng khu đất này không đủ rộng để phô diễn kiến trúc Pháp và thể hiện quyền lực của nước Pháp nên họ trì hoãn và sau đó xây Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở đây (nay là Bộ LĐ-TB-XH).
Khi công việc phá dỡ tường thành Hà Nội hoàn thành năm 1897, chính quyền Pháp quyết định lấy một phần đất phía tây bắc thành và một phần đất của Vườn thực vật (thành lập năm 1890, nay là Bách thảo) để xây dinh. Công việc quy hoạch dinh giao cho KTS người Pháp gốc Nga Vladimir de Gontcharoff. KTS này sử dụng 12.000 m2 đất cho công trình với một tòa nhà chính và các công trình phụ. Vẽ phối cảnh, thiết kế tổng thể do KTS Henry Vildieu đảm nhiệm trên tinh thần tân cổ điển và những bản thiết kế hoàn thành vào năm 1899. Dinh chính cao 4 tầng gồm: tầng hầm, tầng trệt và 2 tầng gác. Tổng chi phí cho công trình (kể cả những lần sửa chữa) là 1.228.386 đồng Đông Dương.
Bảng tiêu chuẩn vật liệu xây dựng công trình do Lichtenfelder lập để đấu thầu gồm những vật liệu tốt nhất. Gạch phải lấy từ nhà máy gạch Hà Nội và Đáp Cầu (Bắc Ninh). Đá xây móng lấy ở vùng Đông Triều (Quảng Ninh) và Kẻ Sở (Hà Nam). Cầu thang ngoài trời dùng đá hoa cương trắng Thanh Hóa. Đá mảnh nhỏ dùng để ghép là đá Biên Hòa. Cầu thang, cửa dùng gỗ lim, gụ Thanh Hóa, Nghệ An; gỗ lát sàn là lãnh sam (họ của gỗ thông) nhập khẩu từ Mỹ và Na Uy. Xi măng, sắt thép, kính, tôn... sản xuất ở Pháp. Lichtenfelder cũng đưa ra những yêu cầu rất khắt khe, chi tiết, như gỗ phải thẳng thớ, không có mắt, không có mấu, phải khô. Từng viên gạch phải nung đủ chín, vuông vắn. Xi măng chở từ Pháp sang phải đóng trong thùng kín. Với vôi, nhà thầu phải vận chuyển đến công trình và tỷ lệ chưa chín chỉ là 10%, sau khi các kỹ sư chấp thuận mới cho tôi...
Tòa nhà chính được khởi công tháng 5.1903. Trong quá trình thi công, KTS Lichtenfelder mới thiết kế chi tiết nội thất các phòng và lập bảng tiêu chuẩn để đấu thầu. Phong cách trang trí của dinh thự rất cầu kỳ và tỉ mỉ. Bàn họp, ghế ngồi sơn men trắng có đường chỉ mạ vàng. Đèn chùm, đèn vách, đèn góc, đèn tường theo nhiều phong cách: đế chế, phục hưng, Louis XIV. Riêng đèn chùm 5 bóng có quạt trần theo phong cách hiện đại. Đá ốp lò sưởi ở phòng khánh tiết là đá hoa cương màu. Bản thiết kế bếp do Hãng Ateliers Briffaut (Pháp) cung cấp với bệ rửa bát hoàn toàn bằng bạc đã giành được giải vàng Triển lãm quốc tế kiến trúc năm 1900.
Bí mật về đám đông và lời hứa của toàn quyền
Có một chuyện diễn ra ở dinh toàn quyền cho đến nay vẫn còn bí mật chưa được lý giải rõ ràng. Tuần báo Thức tỉnh kinh tế Đông Dương (L’Eveil économique de L’Indochine) số 516 năm 1927 viết “Vào khoảng 9 giờ tối ngày 30.6.1909 có một đám đông dân chúng không rõ bao nhiêu người nhưng đông lắm kéo đến trước hàng rào phủ toàn quyền. Một hạ sĩ quan Pháp ra cản họ lại nhưng đám đông tràn qua cửa và trèo qua hàng rào, tiến lên bậc thềm. Toàn quyền Bonhous và Chánh văn phòng Pierre Pasquier ra trước công chúng hiểu dụ, hứa xét đơn thỉnh cầu của mọi người. Đám đông giải tán”. Không rõ đám đông thỉnh cầu chuyện gì và toàn quyền hứa gì.
Không rõ là tôn trọng tín ngưỡng người Việt hay “nịnh” Toàn quyền Paul Doumer (ông này tỏ thái độ không đồng tình với việc phá thành Hà Nội) mà trong quy hoạch, Gontcharoff đã giữ lại ngôi miếu có tên là Hội đồng xây năm 1841. Từ 1914 đến 1944, dinh được sửa chữa 20 lần không kể quét vôi và sơn cửa. Tháng giêng năm 1922, Toàn quyền Maurice Long có ý định sửa sang lại khu vực này đã giao cho KTS Hebrard vẽ lại kiểu thành một tổng thể kiến trúc. Tuy nhiên trên đường về Pháp, Maurice Long chết dọc đường nên công việc bị bỏ dở.
Khi Nhật đảo chính Pháp, dinh trở thành dinh toàn quyền Nhật từ 3.9.1945. Sau Hiệp định sơ bộ 6.3.1946, quân Pháp tiến vào Hà Nội chiếm dinh. Từ năm 1948 - 1954, dinh thành dinh quốc trưởng. Ngày 10.10.1954, Việt Minh tiếp quản thủ đô, dinh trở thành phủ chủ tịch từ đó đến nay.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 1 Member:

#18 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/09/2017 - 21:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về Hà Nội: Hồ Gươm và những điều chưa kể

07:00 AM - 14/09/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồ Gươm đầu thế kỷ 20
Ảnh: T.L
Cuối đời Hậu Lê, hồ Lục Thủy nằm ở phía đông kinh thành bị ngăn làm đôi, phần trên gọi là Tả Vọng (nay là hồ Gươm), phần dưới là Hữu Vọng. Tả Vọng trở thành nơi nghỉ ngơi, giải trí của các chúa Trịnh. Tuy nhiên mãi đến cuối thế 19, hồ Gươm mới đẹp đẽ và trở thành trung tâm của Hà Nội.
“Cuộc chiến” công văn
Sau khi chiếm trọn Hà Nội năm 1883, công sứ Pháp đầu tiên ở Hà Nội là Bonnal đã cho quy hoạch hồ Gươm. Tết năm 1893, họ tổ chức khánh thành con đường rộng 10 m quanh hồ. Sau đó cho trồng cây tạo cảnh và lấy bóng mát. Nhưng đến năm 1925, hội đồng thành phố ra nghị quyết lấp hồ. Lý do là “theo nguyện vọng của dân chúng Hà Nội muốn có một không gian rộng rãi để vui chơi, vì thế cần thiết phải mở rộng quảng trường Négrier” (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục). Không thể di dời nhà dân vì làm như vậy kinh phí rất lớn nên chỉ còn cách lấp hồ. Hội đồng thành phố đã họp và thống nhất phương án lấp 20 m hồ ở phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng hiện nay) và 10 m ở phía tây (phố Lê Thái Tổ hiện nay) để trồng cây, làm tiểu cảnh.
Tháng 3.1925, dự án được thực hiện. Công việc đang tiến hành thì Viện Viễn Đông Bác cổ có công văn hỏa tốc gửi thống sứ Bắc kỳ, kiến nghị cho dừng vì lý do “phá hoại các di tích lịch sử ven hồ”. Ngay lập tức ngày 1.5.1925, Thống sứ Bắc kỳ J.Krautheimer có công văn gửi đốc lý Hà Nội yêu cầu tạm dừng nhưng Đốc lý Louis Frédéric Eckert vẫn cho san lấp. Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Léon Finot tức tối gửi tiếp công văn thông báo cho thống sứ: “Đốc lý Hà Nội vẫn tiếp tục lấp hồ”. Trong công văn gửi thống sứ, đốc lý Hà Nội cho rằng: “Nghị định của Toàn quyền Đông Dương giao quyền quản lý các di tích lịch sử cho Viện Viễn Đông Bác cổ vẫn chưa ký và chưa đăng trên công báo nên không thể áp dụng vào việc thành phố đang làm. Mặt khác, nếu nghị định được ký thì bờ hồ cũng không thể xếp vào di tích lịch sử”. Đốc lý Eckert yêu cầu thống sứ xóa bỏ lệnh cấm. Trước lý lẽ đó thống sứ Bắc kỳ đã cho phép thành phố tiếp tục công việc. Và Viện Viễn Đông Bác cổ cũng gửi công văn không chịu trách nhiệm về những gì thành phố đã làm, đồng thời yêu cầu thành phố thông báo những công việc tiếp theo là gì. San lấp xong, thành phố cho trồng cây, lát vỉa hè và diện tích hồ từ đó đến nay không thay đổi.
Nơi các cô gái trầm mình
Luận án tốt nghiệp bác sĩ Trường Y Hà Nội năm 1937 của Vũ Công Hòe là: Vấn đề tự sát trong xã hội VN (Du suicide dans de société Annamite). Sở dĩ Vũ Công Hòe chọn đề tài này vì tự tử đã trở thành vấn đề mang tính xã hội ở VN trong thập niên 1920, 1930. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tử: do nghèo đói, bị ức hiếp nhưng các vụ tự tử ở Hà Nội phần lớn là vì tình và hầu hết xảy ra ở hồ Gươm.
Chỉ tính từ năm 1934 - 1936, có 20 vụ. Các cô tự tử vì xung đột quan niệm cũ và mới, có cô quyết chết vì không lấy được người mình yêu, có cô bị gia đình ép hôn, lại có cô bị phụ tình. Tuy nhiên chỉ có những vụ các cô gái con nhà gia thế mới gây được sự chú ý của dư luận, trong đó 2 vụ gây ồn ã nhất là cô Tuyết Hồng con nhà giàu phố Hàng Gai và cô Phượng ở phố Hàng Ngang.
Cô Hồng đem lòng yêu một chàng trai ở phố Hàng Bồ, bố mẹ cô biết chuyện đã cấm đoán nên hai người chỉ bí mật thư từ. Trong khi đó bố mẹ cô nhận lời gả cô cho con trai một gia đình nhà buôn lớn ở phố Hàng Đường. Ngày anh này du học từ Pháp về, gia đình anh đến thưa chuyện có lời chính thức cho 2 người đi lại. Tuyết Hồng từ chối, khóc lóc van xin và bị cha mẹ mắng mỏ bắt phải lấy. Và một tối cô Hồng ra hồ Gươm gieo mình. Không thấy con về, người nhà nháo nhác đi tìm, báo cảnh sát. Hôm sau người ta thấy xác cô nổi ở gần bờ phía phố Hàng Khay. Vụ cô Phượng xinh đẹp ở phố Hàng Ngang cũng là ngang trái vì tình. Trong hồi ký của nhà văn Vũ Ngọc Phan, cô Phượng từng làm ngẩn ngơ đám con trai Trường Bưởi. Cô Phượng chết, xác nổi gần Tháp Rùa. Các tờ báo lá cải thêm “mắm muối” tường thuật thành vụ tự tử ly kỳ. Có nhà văn viết thành cuốn tiểu thuyết lấy tên là Mồ cô Phượng, sách in ra bán rất chạy. Và có rạp đã thuê thầy tuồng dựng thành kịch, các bà các cô đi xem ai cũng đẫm nước mắt.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 1 Member:

#19 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/09/2017 - 21:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về Hà Nội: ​Vua Lê bị 'nhốt' 34 năm

07:53 AM - 15/09/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khu di tích tượng vua Lê Thái Tổ bên hồ Gươm
Ảnh: Tư liệu
Tượng vua Lê Thái Tổ ở phía tây hồ Gươm (số 16 phố Lê Thái Tổ hiện nay) do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng vào năm 1894 (một số sách viết tượng dựng năm 1888 là không chính xác, vì năm này Hoàng Cao Khải mới được bổ làm tổng đốc tỉnh Hải Dương).
Có ý kiến cho rằng Hoàng Cao Khải cho dựng tượng là để đối trọng với tượng tổng trú sứ Paul Bert ở phía đông hồ. Lại có ý kiến khác chia sẻ việc dựng tượng đơn thuần chỉ là để tưởng nhớ Lê Thái Tổ với truyền thuyết trả gươm báu cho thần Kim Quy để rồi hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm.
Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống, tay trái chống vào hông. Đầu đội mũ bình thiên, bốn góc có treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng. Tượng cao khoảng 1,2 m, đặt trên trụ đá tròn, có 3 cấp bệ xếp bằng đá; phía dưới cũng được lượn tròn theo thân trụ với đường kính to nhỏ khác nhau. Tượng dựng trên mặt bằng bao gồm: cổng, sân vườn, nhà phương đình và tượng đài dựng trên một cấp nền cao hơn 0,8 m. Ngoài cùng có cổng xây gạch dạng trụ biểu. Nhà phương đình bốn mái cong ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ. Toàn bộ các hạng mục trên nằm trong một khuôn viên riêng, hòa cùng khung cảnh của hồ Hoàn Kiếm tạo nên vẻ trang trọng song cũng rất nên thơ. Kể từ khi tượng được dựng, việc bảo quản và hương khói do các quan nhà Nguyễn ở Hà Nội chịu trách nhiệm.
Nhưng từ khi chính phủ Pháp xóa bỏ Nha Kinh lược thì không còn ai chăm sóc tượng và khu di tích bị bỏ hoang. Trận bão xảy ra vào tháng 7.1902 gây hư hại tượng, nên ngày 4.10.1902 chính quyền Hà Nội gửi công văn xin ý kiến thống sứ Bắc Kỳ cho sửa chữa. Năm 1924, chính quyền cho xây hàng rào và làm cổng ra vào bằng sắt.
Ngày 5.8.1964, Mỹ ném bom miền Bắc, khu tưởng niệm vua Lê bị đóng cửa từ đó cho đến năm 1998. Ngày giỗ vua Lê Thái Tổ (22 tháng 8 âm lịch), ngành văn hóa cũng không mở cửa cho dân vào thắp hương nên họ chỉ còn cách đứng ngoài vái vọng. Trước sự phản ánh của báo chí “vua Lê bị nhốt”, ngành văn hóa mới lập dự án cải tạo nâng cấp. Ngày 7.10.1999, họ tiến hành tôn tạo khu vực quanh tượng, ngày 29.7.2000 tổ chức khánh thành. Từ đó đến nay, tượng vua Lê được “thả” cho dân chúng, khách du lịch vào thăm viếng.
Lệ đi chơi sau giao thừa quanh hồ Gươm
Ngày 5.2.1919, thống sứ Bắc Kỳ đã cho phép thành lập Hội Rèn luyện trí thức và đạo đức cho người VN (Association pour la formation intellectuelle et morel des Annamites) nhưng người ta gọi là Khai trí tiến đức. Chính quyền cho xây một khối gồm hai tầng và đến hôm nay nó vẫn như lúc mới xây (nay là 79 Hàng Trống). Ở góc nhọn của công trình, giữa phố Lý Thái Tổ và Hàng Trống, họ xây bồn hoa hình tròn đường kính khá rộng, dưới có chân đỡ rất đẹp.
Cuối năm 1966, người ta phá bồn hoa để lấy chỗ trưng bày xác chiếc máy bay trinh sát của Mỹ bị bắn cháy rơi xuống xã Trung Hòa (nay là P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy). Bên cạnh bồn hoa, họ vẫn giữ nguyên hai chiếc ghế đá do cô Tư Hồng trúng thầu phá tường thành Hà Nội mang ra cho dân ngồi từ năm 1897. Sau này, một chiếc bị mang đi đâu mất và một chiếc bị ô tô lùi vào đâm vỡ đêm 6.2.2015.
Với danh nghĩa một tổ chức văn hóa, hội thu hút những người có chức sắc trong chính quyền thực dân, tầng lớp trí thức Bắc Kỳ cùng nhiều giới khác trong xã hội. Thi thoảng tại Khai trí tiến đức, người ta tổ chức diễn thuyết về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Ban Tu thư cũng đã soạn cuốn Từ điển tiếng ViệtNgữ pháp tiếng Việt, hai cuốn từ điển đầu tiên do người Việt Nam biên soạn. Ban Văn học đã cho tạc bia ghi công lao Nguyễn Du đặt trong sân và tấm bia vẫn còn cho đến hôm nay.
Sau Cách mạng Tháng 8, hội bị giải tán. Câu lạc bộ trở thành trụ sở Hội Văn hóa cứu quốc. Tiếp đó, sau tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên (6.1.1946) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tòa nhà trở thành trụ sở Ban Thường trực Quốc hội. Thời kỳ Pháp tạm chiếm, đây là trụ sở của cơ quan Nha Thông tin Bắc Việt.
Năm 1955, nhà 16 Lê Thái Tổ dành làm câu lạc bộ Thống Nhất, đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết đến giao lưu, sinh hoạt, tìm và gặp gỡ đồng hương. Cán bộ, đồng bào miền Nam khi kết thúc liên hoan gặp mặt đón giao thừa và nghe Bác Hồ chúc tết trên đài ở câu lạc bộ Thống Nhất (do Ủy ban Thống nhất Chính phủ tổ chức), xong không muốn về nhà. Mọi người đi chơi quanh hồ cho bớt nỗi nhớ quê. Tình cảm đó được nhiều người Hà Nội trân trọng và chia sẻ bằng cách ra hồ Gươm đi chơi cùng bà con, từ đó thành tục lệ đẹp cho đến hôm nay.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 1 Member:

#20 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/09/2017 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về Hà Nội: Cây cầu 'giọt ánh sáng đậu lại'

07:27 AM - 16/09/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cầu Thê Húc ngày nay
Ảnh: Ngọc Thắng
Trước sự xuống cấp của đền Ngọc Sơn, năm 1865, Nguyễn Siêu, một nhà thơ và nhà văn hóa lớn của Hà Nội, đã đứng ra cải tạo và nâng cấp đền.

Để nối bờ với đảo, Nguyễn Siêu cho làm cầu và đặt tên là Thê Húc (giọt ánh sáng đậu lại). Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Cổng ra vào có câu đối “Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn” (cầu gỗ như chiếc cầu vồng đưa lên đảo).
Đốt cầu vì căm thù quân Pháp
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1882, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư trong quân đội viễn chinh Pháp. Trước cảnh ngang trái ấy, cuối đông năm 1887, một thanh niên tên là Nguyễn Văn Minh (còn gọi là Hai Minh) chờ lính gác đi ngủ đã nhét những miếng giẻ thấm dầu vào khe các tấm ván rồi đốt. Nhưng do sơ suất để lộ chuyện nên có kẻ báo quân Pháp và mấy ngày sau Hai Minh bị bắt. Vì mới 17 tuổi nên Hai Minh không bị kết án tử hình, nhưng phải ngồi tù, rồi sau đó bị chỉ huy quân Pháp ở Bắc kỳ đưa vào nhóm tải đạn, tải lương phục vụ cho lính Pháp đánh chiếm các tỉnh miền núi phía bắc.
Mùa đông năm 1888, Hai Minh bị đày lên Thái Nguyên theo cuộc hành quân của lính viễn chinh Pháp đánh vào chợ Chu. Lợi dụng lính canh mệt mỏi ngủ quên, Hai Minh bỏ trốn. Tuy nhiên, do không thông thạo địa hình rừng núi nên anh bị lính Pháp bắt lại và phải chịu án tử. Năm đó, Hai Minh tròn 18 tuổi.
Sau đó, cầu được chính quyền thành phố cho sửa chữa, lát ván dọc theo cầu.
Văn thân trốn dưới gầm cầu
Từ năm 1904 - 1906, Hà Nội xảy ra nạn dịch hạch. Phu người Hoa được nhà thầu người Pháp mộ ở Quảng Châu đưa sang làm đường sắt Vân Nam khi qua Hà Nội đã gieo rắc bệnh dịch này. Chính quyền thành phố đã đưa những người Việt mắc dịch bệnh vào trong Văn Miếu để cách ly, đồng thời cho tẩy uế và đốt hết giường, tủ, màn, chiếu của những gia đình có người bị bệnh.
Phẫn nộ trước hành động của chính quyền, mấy trăm văn thân Hà Nội họp nhau trong đền Ngọc Sơn bàn bạc làm đơn khiếu kiện đốc lý ra tòa. Khi các văn thân đang họp thì cảnh sát vây quanh hồ và chặn trên bờ. Không còn đường nào thoát, các văn thân đành phải lội xuống hồ nấp dưới gầm cầu. Cảnh sát không bắt người nhưng cho thu hết giày dép, sau đó mang bán.
Cầu bị sập
Phong tục của người Hà Nội xưa là sau giao thừa thường vào đình, đền lễ và xin lộc. Lộc là những cành lá non do nhà đền chuẩn bị sẵn. Nếu hết thì xin mấy nén hương về thắp. Cũng theo tục lệ sáng mồng một tết thì lại đi lễ đền và chùa. Tết Nhâm Thìn 1952, người dân đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông, vì không chỉ có người Hà Nội mà dân các tỉnh chạy về Hà Nội trốn chiến sự đang diễn ra ở các tỉnh Bắc kỳ, khiến cầu Thê Húc bị sập.
Nguyên nhân là từ lâu cầu không được chính quyền tu bổ nên gỗ bị mục và lại phải chịu tải quá lớn. Rất may năm đó, nước hồ Gươm cạn nên trẻ con, người già rơi xuống không ai bị chết đuối.
Ai thiết kế cầu Thê Húc mới ?
Cách đây mấy năm, có tờ báo đăng bài kèm ảnh cụ Phạm Ngọc Lan (1902 - 1964) chụp trên công trình xây dựng cầu Thê Húc năm 1953 và cho rằng cụ là người thiết kế cầu Thê Húc. Đầu tháng 9.2012, con trai cụ Lan là ông Phạm Bích Ngọc và một người cháu của cụ đã có ý kiến khi một tờ báo viết người thiết kế cầu là kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm...
Chuyện là sau khi cầu bị sập, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới. Để có thiết kế đẹp, ông Thẩm Hoàng Tín tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu và trong hơn ba chục mẫu của các kiến trúc sư cả Pháp lẫn Việt tham gia, thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm (1908 - 1999) được lựa chọn. Vẫn giữ lại dáng cong cầu vồng xưa, nhưng Nguyễn Ngọc Diệm thiết kế cong hơn để cầu khỏe hơn, đồng thời cũng làm cầu nổi hơn. Cầu giữ nguyên hàng cọc tròn nhưng các đầu trụ được vuốt nhọn như gợi nhớ lại chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Dầm ngang và dầm dọc đúc bằng bê tông, tuy nhiên mặt và thành cầu ông thiết kế bằng gỗ.
Vì không có tài liệu nào nói về công việc của cụ ở công trình xây dựng cầu Thê Húc nên trong khi các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm tư liệu và bước đầu chỉ có thể nhận định: Có thể cụ Lan là người chỉ đạo thi công, giám sát thi công hay quản lý công trình xây dựng cầu Thê Húc.
Nguyễn Ngọc Tiến

Thanked by 1 Member:

#21 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 21:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về Hà Nội: Một chuyện 'đạo thơ' ly kỳ

06:54 AM - 19/09/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường phố Hà Nội xưa
Ảnh: T.L
Ít ai ngờ một bài thơ miêu tả cảnh sống thanh bình của người nước Nam xuất hiện trong tập thơ Nga và được nhà thơ Hồng Thanh Quang dịch sang tiếng Việt thực ra lại xuất phát từ sách của một nhà nghiên cứu người Pháp có nhiều năm sống ở Hà Nội.
Ông Tây mê xứ An Nam
Gustave Dumoutier sinh ngày 3.6.1850 tại tỉnh Courpalay nước Pháp. Từ nhỏ ông đã đam mê đọc sách lịch sử, khảo cổ và văn hóa. Tốt nghiệp tú tài, G.Dumoutier theo học ngành nhân loại học thời tiền sử. Ngay sau khi ra trường ông đã có những bài viết về khảo cổ đăng trên tạp chí chuyên ngành được giới chuyên môn đánh giá cao và nhờ đó ông trở thành hội viên Hội Khảo cổ vùng Seine et Marne. Năm 1883, các tờ báo trên đất Pháp tràn ngập những bài viết về thuộc địa của Pháp ở châu Phi, châu Á kể về sự lạc hậu và mê muội, rất cần sự có mặt của trí thức Pháp. Ông bị các bài viết ám ảnh, nhất là viết về xứ An Nam, nên quyết định theo học tiếng Việt và tiếng Hoa tại Trường Ngôn ngữ Đông Phương (Ecole des Langues Orientales). Paul Bert, một nhà sinh vật và là nghị sĩ quốc hội, sau khi được Bộ Ngoại giao Pháp bổ nhiệm làm Tổng trú sứ ở Trung kỳ và Bắc kỳ đã mời Dumoutier làm trợ lý văn hóa kiêm phiên dịch tiếng Việt, tiếng Hoa. Sau một tháng lênh đênh trên biển, hai người tới Hà Nội vào ngày 4.4.1886.
Công việc bù đầu nhưng cứ rảnh rỗi G.Dumoutier lại đến đền, chùa ở Hà Nội tìm hiểu. Nhờ giỏi chữ Hán và chữ Quốc ngữ nên ông dễ dàng hiểu được nội dung các câu đối, văn bia. Chỉ trong 2 năm (1887 - 1889), G.Dumoutier viết một loạt bài khảo cứu và sách về Hà Nội gồm: Những ngôi chùa ở Hà Nội, Chùa Quán Sứ; Văn Miếu, đền thờ Khổng Tử ở Hà Nội; Nghiên cứu về khảo cổ học và văn minh học tại chùa Trấn Vũ, Tiểu luận về người Bắc Kỳ, Chùa Hai Bà.
Từ năm 1890 đến 1903, nhiều bài khảo cứu của ông được đăng trên báo xuất bản ở Pháp và Hà Nội, đồng thời ông cũng cho xuất bản nhiều cuốn sách như: Những bài hát và truyền thống dân gian của người An Nam, Các biểu tượng, biểu hiệu và dụng cụ thờ cúng của người An Nam, Thuật phù thủy và bói toán của người An Nam, Thuật phong thủy của người An Nam, Lễ tang của người An Nam...
Bài thơ An Nam
Do tính cách cởi mở, gần gũi và không có “máu thực dân” như các quan chức Pháp khác nên trong khi điền dã và khảo cứu, G.Dumoutier quen biết rất nhiều nhà Nho và người dân. Nhờ vậy ông đã sưu tầm được các bài đồng dao, ca dao, dân ca, sau đó dịch ra tiếng Pháp và tập hợp thành cuốn sách Những bài hát và truyền thống dân gian của người An Nam. Ông cho xuất bản ở Pháp với mục đích để người dân Pháp và châu Âu có thêm hiểu biết về văn hóa VN. Trong đó có bài An Nam và những câu ca dao đại loại như:
Ham chi đồng bạc con cò
Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang-sa
(Lang-sa: từ Việt xưa chỉ nước Pháp)
Hay:
Cái cò trắng bạch như vôi,
Có về lấy lẽ chú tôi thì về!
Chú tôi chẳng đánh, chẳng chê,
Thím tôi móc ruột, lôi mề, ăn gan.

Năm 1918, nhà thơ N.Gumilev (1886 - 1921), một đại diện xuất sắc trong nền thi ca Nga đã xuất bản tập thơ Lâu đài bằng sứ trong đó có 3 bài Các cô gái, Đồng dao và An Nam. N.Gumilev chưa từng đến VN và xứ Đông Dương, vậy tại sao ông có thể viết được những câu thơ đẹp đẽ và mơ mộng đến thế? Thấy bài thơ An Nam trong tập thơ này quá hay, nhà thơ Hồng Thanh Quang đã dịch ra tiếng Việt và in trong tập Một góc thơ Nga năm 2001:
Vầng trăng lơ lửng treo
Giữa khung trời vô tận
Gió quanh quẩn rặng tre
Hương thơm tràn mát đậm
Cả gia đình bằng an.
Những người lớn uống trà,
Đọc thơ ngoài vườn biếc.
Đàn trẻ đùa trong nhà
Hồn nhiên và ríu rít
Tiếng khóc nào oa oa…
Cảnh đời hoan lạc thế!
Nào có nghĩa gì đâu
Những bạc tiền, danh giá,
Nếu ta biết đời sau
Luôn hậu sinh khả úy!

Mãi sau nhiều năm tìm hiểu người ta đã phát hiện ra N.Gumilev đến Pháp năm 1917, và 3 bài thơ trên không phải do ông sáng tác mà dịch từ sách của G.Dumoutier. Rất tiếc Những bài hát và truyền thống dân gian của người An Nam không phải là sách song ngữ nên không thể biết G.Dumoutier dịch An Nam từ bài hát nào. Một số người cố gắng tìm bản gốc nhưng chưa thể khẳng định là dân ca ở đâu trên đất VN. Dù sao đi nữa những vần thơ trong sách của N.Gumilev cũng giúp bạn đọc Nga phần nào hiểu về con người và đất nước VN.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 1 Member:

#22 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/11/2017 - 13:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về ga Hàng Cỏ

07:39 AM - 12/11/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ga Hàng Cỏ xưa
Ảnh: T.L
Sau khi chiếm Hà Nội và Bắc kỳ, chính phủ Pháp hiểu rằng muốn phát triển kinh tế ở xứ thuộc địa này thì phải mở mang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Vì thế một kế hoạch xây dựng cầu, đường trong đó có đường sắt đã được vạch ra từ cuối thế kỷ 19.
Vì sao có tên Hàng Cỏ?
Khi Paul Doumer nhậm chức toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902), ông ta muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông. Ngày 16.6.1898 Paul Doumer chấp thuận vị trí xây ga là khu vực cuối phố Gambetta (phố Trần Hưng Đạo hiện nay) và đường Mandarine (nay là đường Lê Duẩn) trong đó có một phần trường đua ngựa mới thành lập (hiện là Cung văn hóa Hữu Nghị) và thôn Tứ Mỹ. Ga được khởi công xây dựng năm 1899, khánh thành năm 1902 được đặt tên là ga Trung tâm Hà Nội. Vì cái tên quá dài và thói quen gọi tên theo địa danh nên dân chúng gọi là ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội).
Ban đầu ga chỉ gồm dãy nhà chính trông ra đầu phố Gambetta, sau đó chính quyền trưng mua đất của dân rồi mở rộng diện tích như hiện nay. Cả khu vực ga hiện nay thời Nguyễn là đất của nhiều thôn. Còn dãy nhà chính từ cuối thời Hậu Lê là nơi những người làm nghề cắt cỏ quanh vùng mang ra đây bán cho các chủ ngựa và người nuôi bò trong thành. Khi Nguyễn Ánh chuyển kinh đô vào Huế đã hạ cấp Thăng Long thành trấn và nơi đây là hậu quân của Tổng trấn Bắc thành. Đến đầu đời vua Tự Đức, hậu quân không còn, khu này thành bãi đất hoang. Cũng thời Tự Đức, vì đoạn đường gần Cửa Nam nằm trên đường Cái Quan (từ Huế ra thành Hà Nội) có nghề làm lọng nên nó được đặt tên là Hàng Lọng. Khi người Pháp chiếm Hà Nội, họ đổi Hàng Lọng thành đường Cái Quan (Route Mandarine).
Tiền xây ga hoàn toàn không phải do chính phủ Pháp bỏ ra mà họ kêu gọi các nhà tư bản góp vốn. Tổng diện tích bao gồm sân ga là hơn 200.000 m2. Dãy nhà phục vụ các hoạt động của ga dài 110 m với sảnh chính cao 3 tầng, trên gắn đồng hồ cho khách biết giờ tàu đến và đi. Kiến trúc tòa nhà theo kiểu các công trình công sở như ở Paris có mái dốc đứng. Cùng với ga Hà Nội, chính phủ Pháp cũng cho xây dựng ga Gia Lâm với quy mô khá lớn đóng vai trò ga đầu mối phía bắc. Không lâu sau khi ga Trung tâm Hà Nội khánh thành các tuyến đường sắt đi phía nam, phía bắc cũng hoàn thành tạo ra hệ thống đường sắt mà họ gọi là đường sắt Đông Dương.
Sau một thời gian mang tên ga Trung tâm Hà Nội, để mị dân, toàn quyền Đông Dương cho đổi lại tên thành ga Hàng Cỏ. Nhà thơ Tản Đà có bài thơ La gare Hàng Cỏ với đoạn kết:
Kẻ ra Hải Phòng, kẻ đi Vinh/Kẻ ngược Lào Kay, kẻ lên Lạng/Chuyến ấy qua xong, chuyến khác về/Sớm sớm, trưa, chiều, đưa, đón rước/Bao nhiêu nhanh chóng bấy nhiêu tiền/Đã tiện cho dân lại lợi nước/Nghĩ xem một sự đường hỏa xa/Thực người đời nay sướng hơn trước.
Kiến nghị dời ga từ 93 năm trước
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ga Trung tâm Hà Nội và đường sắt nằm ở ngoại ô thành phố. Thế nhưng các vùng đất ngoại ô thuộc tỉnh Hà Đông như: Khâm Thiên, Nam Đồng, Vọng... giáp Hà Nội đã phát triển thành khu phố đông dân. Khâm Thiên còn trở thành phố cô đầu, phố nhảy đầm nên ga và đường sắt bị các phố bao vây buộc chính quyền phải làm thanh chắn, cho người gác mỗi khi tàu chạy qua. Điều này dẫn đến ùn ứ người và phương tiện giao thông từ phía đông sang tây hoặc ngược lại mỗi khi tàu chạy qua Khâm Thiên, ngã tư Vọng. Và dần dần trở thành vấn đề lớn khi mỗi ngày có vài chục chuyến tàu hàng và tàu khách đến, đi từ ga Hàng Cỏ.
Trước thực trạng này, dư luận đã lên tiếng. Ngày 15.6.1924 báo Thức tỉnh kinh tế Đông Dương (L’Eveil économique de L’Indochine) đã đăng chuyên đề về thực trạng ùn ứ giao thông do đường sắt gây ra và kiến nghị chính quyền xem xét quy hoạch lại ga Hàng Cỏ. Tuy nhiên, ga được xây với số tiền quá lớn lại mới hoạt động hơn 20 năm nên chính quyền không thể di dời đường sắt và ga Hàng Cỏ. Chính quyền đưa ra giải pháp hạn chế khách đi tàu phải vào ga trung tâm bằng cách xây ga Vọng phía nam thành phố và ga Đầu Cầu (nay là Long Biên). Giải pháp này tạo thuận lợi cho nhiều hành khách khi họ không cần phải vào ga Hàng Cỏ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ga Hà Nội ngày nay ẢNH: NGỌC THẮNG


Những năm 1930, dân cư Hà Nội tăng vọt, thành phố trở nên chật chội, vì thế năm 1936, chính phủ thuộc địa đã tiến hành quy hoạch lại thành phố. Và quy hoạch mang tên Henri Cerutti được toàn quyền Đông Dương Jean Decoux phê duyệt năm 1943. Theo quy hoạch, Hà Nội được mở rộng lên phía hồ Tây và phía nam với nhiều đại lộ cùng các nút giao thông lớn. Về phương tiện giao thông công cộng thì đường tàu điện sẽ nhiều hơn. Một ga tàu hỏa lớn sẽ được xây dựng ở Giáp Bát và ga này trở thành ga trung tâm của thành phố. Tuy nhiên thời điểm đó quân đội Nhật đã chiếm VN và nước Pháp cũng đang trong chiến tranh nên quy hoạch không thực hiện được. Suốt từ đó đến sau này, đường sắt vẫn chạy qua các phố để vào ga Hàng Cỏ, gây khó khăn cho giao thông đường bộ Hà Nội.
Trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối năm 1972 chống cuộc tập kích đường không của Mỹ vào miền Bắc nước ta, ga Hàng Cỏ bị bom Mỹ rơi trúng làm sập sảnh chính. Sau đó sảnh này được xây lại theo một kiểu khác không ăn nhập với phần còn lại. Và cũng để giảm bớt các chuyến tàu hàng vào ga Hàng Cỏ, năm 1973, ngành đường sắt đã chuyển tàu hàng xuống ga Giáp Bát, bốc dỡ hàng hóa ở đây.
Từ khi đổi mới, phố xá mọc lên san sát, dân cư ngày càng đông đúc đã gây nhiều điểm xung đột giao thông giữa đường sắt và đường bộ. Mỗi khi tàu chạy qua, ùn tắc lại xảy ra tại các điểm giao cắt khiến giao thông Hà Nội càng thêm hỗn loạn.
Nguyên Vũ

Thanked by 1 Member:

#23 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/11/2017 - 13:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giải mã chuyện trà đá vỉa hè ở miền Bắc

09:02 AM - 12/11/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trà chanh phố Nhà Thờ, Hà Nội
Ảnh: Phạm Hùng
Miền Bắc vẫn giữ cách uống chè (trà) nóng ở các quán cóc ven đường, nhưng giờ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng thành thói quen và là nhu cầu hằng ngày của nhiều người, không chỉ ở thành thị mà cả những vùng quê.
Bắt đầu từ các quán “kem sờ” Bờ Hồ
Cuối thế kỷ 19, Pháp xâm chiếm Hà Nội. Vì khí hậu miền Bắc nóng bức vào mùa hè nên để bảo quản thực phẩm và duy trì thói quen dùng đá như ở Pháp, chính quyền đã cho xây nhà máy sản xuất nước đá ở phố Trần Nhật Duật. Nhà máy này chỉ cung cấp cho quân đội, các khách sạn, quán rượu còn người dân Hà Nội thì thờ ơ vì cũng không biết dùng đá vào việc gì.
Đến mãi những năm đầu 1920, khu vực phía tây hồ Gươm (nay là phố Lê Thái Tổ) xuất hiện các quán bán kem cốc ven hồ. Thị phi người làm thuê cho những quán kem là các cô gái “dễ dãi” nên dân chúng Hà Nội gọi là quán “kem sờ” Bờ Hồ. Khi khách ăn xong, người bán hàng rót cốc nước lọc cho vào vài viên đá rồi thêm một giọt bạc hà để khách tráng miệng. Từ đó người dân bắt đầu làm quen với nước đá. Sang những năm sau 1930, người Hà Nội quen thuộc hơn với ẩm thực Pháp vì thế họ bắt đầu uống thức uống có đá như: nước chanh, nước cam, sữa hay cà phê đá. Và đá trở thành nhu cầu cho giải khát của dân chúng đô thị này nhất là trong mùa hè.

Thời bao cấp, dân số Hà Nội đông hơn và người nhập cư cũng bắt chước thói quen uống nước giải khát có đá nên nhu cầu đá tăng cao, tuy nhiên công suất Nhà máy nước đá Trần Nhật Duật tăng ì ạch. Khi đó, nhà máy này chỉ cung cấp cho các cửa hàng giải khát quốc doanh. Trong khi tư nhân lại không được phép sản xuất đá dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu đá trong mùa hè. Sáng sáng, xe xích lô chở đá cây đến các cửa hàng giải khát trong thành phố và mỗi cửa hàng cũng chỉ được cấp số lượng nhất định, bán hết là thôi. Sáng mùa hè oi nóng mà nhìn thấy cây đá cũng cho cảm giác mát mẻ. Và trẻ con thế nào cũng lăn vào chạm cả bàn tay rồi áp lên má, mặc bác xích lô hay các cô nhân viên quát tháo. Lại có đứa nhặt những mẩu đá vỡ cho vào mồm, vừa ngậm vừa cười khoái chí. Đá chỉ là nước đóng băng nhưng vì thiếu nên nó trở thành thứ hàng hóa xa xỉ.
Thời đó các cửa hàng ăn uống giải khát quốc doanh quanh đi quẩn lại chỉ có cà phê đá, nước chanh đá, si rô đá... Mang tiếng là nước giải khát có đá song đá không đủ làm lạnh. Chưa uống hết cốc nước đá đã tan. Nếu ai xin thêm thì chỉ nhận được cái lắc đầu của nhân viên vì định lượng đá một cốc chỉ có thế. Định lượng này do cửa hàng đặt ra. Nhưng hết ca, thế nào trong cái làn của các bà, các cô cũng có cục đá mang về nhà cho chồng con.
Nội thành là vậy còn ngoại ô thì đá còn hơn cả thứ xa xỉ. Những năm 1970, muốn pha nước chanh cho con, các gia đình ở vùng ven chỉ có cách sáng sớm thả chai nước lọc xuống giếng, chiều đi làm về kéo lên. Chai nước nằm dưới đáy giếng cả ngày cũng hơi lành lạnh. Dù sao thứ “giống nước đá” này cũng an ủi được lũ trẻ.
Cắm vào thân cứ rung rung
Trước năm 1975, người Hà Nội không uống trà đá. Phần vì không có đá, phần không quen. Sau thống nhất đất nước, thói quen uống trà đá từ miền Nam lan ra ngoài bắc và bắt đầu ở Hà Nội vì Hà Nội có cơ sở sản xuất đá và nhiều gia đình có tủ lạnh. Cán bộ vào nam công tác, bộ đội phục viên, ông nào cũng cõng ra đủ thứ, khung xe đạp, búp bê, máy hát... Hồi đó có câu: “10 năm đi Nga không bằng 3 năm đi Đức, 3 năm đi Đức không bằng một lúc đi Sài Gòn”. Nhưng mang tủ lạnh ra bắc thì chỉ có cán bộ ở Hà Nội và một vài thành phố vì nhiều tỉnh khi đó còn không có điện.
Tủ lạnh Nhật hiệu Sanyo, Hitachi không dùng để đựng thực phẩm vì thực phẩm bán bằng tem phiếu ăn hằng ngày còn không đủ lấy đâu dư thừa mà tống vào tủ lạnh. Thế nên tủ lạnh chỉ có việc duy nhất là làm đá bán cho mấy bà bán nước chè đầu phố để bán chè đá. Gọi chè đá dễ nhầm với chè ngọt cho đá vào nên nhiều người quay sang dùng từ trà đá. Lâu dần ai cũng gọi là trà đá.
Nhưng thời bao cấp nguồn điện lưới vừa thiếu lại yếu. Vì thế phải sắm sút von tơ (bộ tăng giảm điện bằng tay). Có sút von tơ cũng khổ, điện bất ngờ tăng vọt không kịp hạ là cháy tủ lạnh. Và ban đêm chạy tủ làm đá, dứt khoát phải có một người trực bên cạnh. Khi chuông báo điện tăng kêu reng reng phải nhanh chóng vặn nút giảm ngay. Vất vả và gầy người vì mẻ đá nhưng dù sao cũng có một khoản tiền chợ.
Thập niên 1980, người đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô gửi hàng hóa về trong đó có tủ lạnh. Tủ Saratov của Liên Xô rất “nồi đồng, cối đá”. Và chức năng của nó cũng chỉ làm đá bán cho mấy bà bán trà đá đầu ngõ. Tuy nhiên tủ Saratov chạy không êm như tủ Nhật, khi cắm điện, thân tủ rung bần bật, lúc rút điện, nước đóng băng tan theo khe cửa chảy ra sàn, vì thế người nhiều chữ mới vịnh:
Cắm vào thân cứ rung rung
Rút ra nước chảy tứ tung ngoài sàn
Hỡi người quân tử giàu sang
Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra”.
Bây giờ Hà Nội còn có phố trà đá, trà chanh Nhà Thờ. Tối tối, thanh niên ngồi kín vỉa hè, uống trà nói chuyện thế giới, lướt Facebook đúng khái niệm “trà đá, trà chanh chém gió”.
Nguyễn Ngọc Tiến

Thanked by 1 Member:

#24 TieuDu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 85 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 25/11/2017 - 22:23

[Official Audio] Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Remix) - PB Nation

Hà Nội của Tôi...



#25 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/12/2017 - 12:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cải lương ở Hà Nội xưa

03/12/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Sỹ Tiến trong vai Ngũ Tử Tư, ảnh chụp năm 1935
Ảnh: T.L
Nghệ thuật tuồng và chèo hiện diện trong đời sống xã hội ở Thăng Long - Hà Nội qua nhiều thế kỷ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân
Thế nhưng khi nghệ thuật cải lương ra đời năm 1918 ở phía nam thì thói quen thưởng thức nghệ thuật của người Hà Nội dần thay đổi.
Cải lương Sài Gòn đổ bộ ra Hà Nội
Đầu những năm 1920, nhiều thanh niên Hà Nội yêu thích cải lương đã mua các đĩa hát do hãng thu âm Pathé và Béka sản xuất để học hát cải lương. Nhiều nhóm cải lương nghiệp dư ra đời, trong đó đáng kể là nhóm Tài tử Đồng ấu và Tài tử phố Hàng Giấy. Năm 1926, Hà Nội vẫn chưa có cải lương mang tính chuyên nghiệp.
Năm 1927, Nghĩa Hiệp ban, gánh cải lương đầu tiên ở Sài Gòn ra Hà Nội, biểu diễn ở rạp Quảng Lạc (nay là số 8 phố Tạ Hiện, do Nhà hát Kịch Hà Nội quản lý). Trong 4 đêm diễn ở rạp này, khán giả chen chúc mua vé. Chủ rạp Quảng Lạc thấy đây là cơ hội để thành lập gánh hát của riêng mình nên gây khó khăn bằng cách tăng tiền thuê rạp, đồng thời bí mật dụ dỗ, mua chuộc một số đào kép chính. Chủ gánh Nguyễn Văn Đẫu bất bình liền sang thuê rạp Thăng Long (phố Hàng Bạc, nay là Nhà hát Cải lương Hà Nội) diễn luôn 7 tối liền. Thấy diễn cải lương đông khách nên chủ rạp chiều chuộng ông bầu Nguyễn Văn Đẫu bằng cách đổi tên Thăng Long thành Cải lương hí viện rồi Tố Như. Ông chủ rạp Quảng Lạc vẫn không từ bỏ tham vọng bằng cách tiếp tục lôi kéo đào kép và đã thành công khi Quảng Lạc là rạp dừng chân thường xuyên của các gánh hát từ nam ra.
Năm 1932, gánh cải lương Phước Cương đi hát ở Paris về Hà Nội đã thuê rạp Philharmonique (nay là Nhà hát Múa rối Thăng Long, phố Đinh Tiên Hoàng) để diễn. Người ta đổ xô mua vé xem cô Năm Phỉ “mặc váy nhảy valse” đóng vai Bàng Quý Phi. Vì diễn ở Hà Nội khán giả luôn kín rạp nên nhiều gánh cải lương ở Sài Gòn năm nào cũng lưu diễn ở Hà Nội.

Hình thành cải lương Hà Nội
Đầu những năm 1930, nhiều thanh niên Hà Nội có giọng và mê mẩn nghệ thuật này đã khăn gói vào Sài Gòn theo các gánh học hát. Một trong những người đầu tiên trở thành diễn viên chuyên nghiệp là Sỹ Tiến. Ông là diễn viên người Bắc duy nhất của gánh Tân Hí ban ở Sài Gòn.
Biết rạp chuyên diễn chèo Sán Nhiên Đài của ông bầu Trương Văn Tố cũng có ý thành lập gánh cải lương nên ông Đẫu đã nhường lại một số đào kép cho Sán Nhiên Đài và Nghĩa Hiệp ban tan rã. Để tiết kiệm chi phí và có ngay diễn viên tham gia vào các vở, chủ rạp đã nhờ chính các diễn viên, nhạc công của Tân Hí ban truyền nghề cho người có thanh có sắc ở Hà Nội muốn theo nghiệp này. Cả Sán Nhiên Đài và Quảng Lạc đều có diễn viên miền Nam diễn chung với diễn viên Bắc mà hát không hề chênh. Đó là những bước đi đầu tiên của cải lương Bắc ở Hà Nội. Năm 1940, Sán Nhiên Đài trở thành nơi diễn chính của Nhật Tân ban, gánh hát này do các ông Doãn Bá Chính, Trần Quang Cầu lập khoảng năm 1935. Diễn tại rạp Quảng Lạc có Quốc Hoa ban với những diễn viên: Tư Ban, Bá Quyền, Hải Tý, Bích Lộc, Phước Thọ, Tuấn Sửu, Bích Hợp, Mộng Dần, Lệ Thanh, Ngọc Dư, Bích Được... Đến năm 1943, Hà Nội đã có 16 gánh hát cải lương lớn nhỏ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Sỹ Tiến và Bích Được trong phòng hóa trang rạp Chuông Vàng, trước giờ diễn vở Kiều, ảnh chụp năm 1962 Ảnh: T.L


Đầu năm 1947, Pháp tái chiếm Hà Nội, dân phố tản cư về các vùng quê, nhiều nghệ sĩ cũng theo gia đình, một số gánh hát về diễn ở nông thôn cầm cự chờ ngày trở lại nên các rạp phải đóng cửa. Đầu năm 1948, dân lác đác trở về, Hà Nội dần đông đúc và các rạp lại sáng đèn.
Gánh cải lương Nhật Tân ban vẫn diễn ở Quảng Lạc, Tố Như ban diễn ở Văn Lang, Đại Quốc Hoa diễn ở rạp Olympia (nay là rạp Hồng Hà ở phố Hàng Da), ban Ái Liên diễn ở rạp Hiệp Thành, gánh cải lương Đan Thanh diễn ở rạp Lạc Thành (rạp này sau chuyển thành rạp chiếu bóng Bạch Mai). Các vở chủ yếu lấy tích cổ của Trung Hoa và VN.
Hầu hết các vở cải lương thời đó đều khai thác đề tài có nội dung éo le, bi thảm, khốn khổ của đàn bà nên thu hút rất đông các bà, các cô đi xem. Họ xem để chia sẻ và cảm thông với những số phận như họ. Có loại khán giả rất đắm đuối với cải lương là các cô làm nghề hát cô đầu, và cải lương sinh ra cứ như dành riêng cho họ. Vì thế, chỗ nào có nhiều nhà hát cô đầu, nhà săm thế nào cũng có rạp cải lương. Đối diện ngõ Vạn Thái, ngõ nổi tiếng về hát cô đầu ở phố Bạch Mai, có rạp Lý Vịt, thực ra tên rạp là Lạc Thành nhưng vì ông chủ họ Thành này là lý trưởng lại có lò ấp vịt giống nên người ta mới gọi như vậy. Vào năm 1938, xuất hiện một rạp cải lương nằm ở cuối phố Đại La gần ngã tư Trung Hiền (nay là Ngã tư Mơ) vì khu vực này có vài chục nhà hát với hơn 200 cô đầu. Còn gần Cầu Mới (Ngã tư Sở), năm 1941 xuất hiện rạp Thiên Xuân Đài, chuyên diễn cải lương, rạp đóng cửa năm 1946 vì chiến tranh.
Đến năm 1951 thì các vở mô phỏng theo phim Mỹ như: Sóng nhạc hương tình, Tình Vương ý nhạc nên người ta gọi các vở này là La Mã diễm huyền. Hai đoàn Kim Phụng và Kim Chung khá đông khách. Năm 1954, nhiều diễn viên và chủ gánh di cư vào nam. Nghệ sĩ Mộng Dần ở đoàn Kim Chung không di cư, ông đã vận động một số diễn viên và tự bảo ban nhau tiếp tục hát nên được gọi là Kim Chung mới. Năm 1957 Kim Chung mới đổi thành Chuông Vàng, còn Kim Phụng vẫn giữ nguyên tên và cả hai trở thành các đoàn cải lương quốc doanh. Sau năm 1954, Tuấn Sửu, Mộng Dần, Lệ Thanh, Ngọc Dư... tiếp tục hát và trở thành các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng.

Hát chèo theo giai điệu cải lương
Rạp Sán Nhiên Đài (nay là Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, số 50 phố Đào Duy Từ) chuyên diễn chèo cổ nhưng do thưa khách nên chủ phải sang rạp cho người khác. Năm 1925, trùm chèo Nguyễn Đình Nghị thâu tóm rạp thì mọi chuyện bắt đầu khác. Nguyễn Đình Nghị thay đổi phong cách diễn, có thêm phông màn, cảnh trí đồng thời soạn lại các tích cổ thành vở lớp lang và gọi là chèo văn minh. Khán giả trở lại xem chèo nhưng rạp cũng chỉ đông được vài năm rồi vắng vẻ và một lần nữa ông Nghị lại chuyển sang chèo cải lương, nghĩa là hát chèo theo giai điệu của cải lương. Sự đổi thay này khiến Sán Nhiên Đài trở thành tâm điểm của khán giả yêu thích chèo - cải lương.
Nguyễn Ngọc Tiến


Thanked by 2 Members:

#26 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 18:44

Tâm hồn' Hà Nội


17/12/2017 Thanh Niên
Nếu văn hóa vật thể và phi vật thể là linh hồn của một đô thị thì văn hóa ứng xử là 'tâm hồn đô thị'.
Ứng xử được hiểu không chỉ giữa người với người mà là ứng xử với chính bản thân mình, với xã hội, với di sản văn hóa, với thiên nhiên môi trường... trên nền tảng đạo đức.
Văn hóa ứng xử từ Thăng Long đến đô thị Hà Nội
Một số nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa ứng xử văn minh lịch sự của người Hà Nội chỉ xuất hiện khi Hà Nội là thành phố nhượng địa của Pháp, nghĩa là từ khi có chính quyền đô thị. Các quy định chi tiết trong quản lý thành phố, cộng thêm người dân bị văn minh Pháp cưỡng bức rồi cả tự nguyện đã hình thành nếp ứng xử đẹp đẽ mà cho đến hôm nay nhiều người cao tuổi ước ao “bao giờ cho đến ngày xưa”.
Không thể phủ nhận văn hóa, văn minh Pháp có ảnh hưởng tới nhiều người Hà Nội, nhất là tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên chỉ mấy chục năm mà hình thành văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch Hà Nội xem ra là điều không thể. Nếu nét đẹp ấy chỉ hình thành vào đầu thế kỷ 20 thì phải trả lời câu hỏi: Trước đó văn hóa ứng xử của người Hà Nội thế nào?
Văn hóa ứng xử của người VN hình thành dựa trên nhiều yếu tố gồm: đất đai, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa dân gian, Nho giáo, Phật giáo... và đặc biệt là những quy định của các triều đại phong kiến. Tuy nhiên ở Thăng Long lại thêm những yếu tố khác là ngay sát triều đình và dĩ nhiên phải nền nếp hơn vì “gần lửa thì rát mặt” không như những vùng xa kinh đô “phép vua thua lệ làng”. Thăng Long có tới ba nghề: “sĩ, công, thương”, lại thêm văn hóa nước ngoài du nhập và văn hóa ứng xử còn được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa nên lối sống và văn hóa ứng xử phải khác với các vùng chỉ có nghề “nông”.
Trong các cuốn sách viết về Thăng Long - Hà Nội của các nhà thám hiểm hàng hải, truyền giáo, nhà buôn phương Tây... từ thế kỷ 16 -19 thì dù mang tính chủ quan, phóng đại, miệt thị nhưng cũng có những đoạn khá khách quan, công bằng. Về tế nhị trong giao tiếp ứng xử, cuốn Mô tả vương quốc xứ Đàng Ngoài (Description of the kingdom of Tonqueen) của Samuel Baron viết năm 1683 có đoạn: “Gặp nhau họ không chào theo kiểu Cậu khỏe không? mà là Thời gian qua cậu đi đâu thế? Và Thời gian qua cậu làm gì vậy? Còn nếu biết người mình gặp vừa ốm dậy hoặc qua thần sắc đoán có vẻ ốm yếu thì họ chào theo kiểu Mỗi bữa cậu ăn mấy bát cơm? hay Cậu ăn có ngon miệng không?”. Samuel Baron là con lai có bố từng là trưởng thương điếm Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Thăng Long và mẹ là người Thăng Long, Baron sống mấy chục năm trên đất này nên rất am hiểu phong tục, tập quán.
Richard là thầy tu, ông ta có cuốn sách về xứ Đàng Ngoài có tên Lịch sử tự nhiên, dân số và chính trị xứ Đàng Ngoài (Histoire naturelle.civile et politique du Tonkin, Paris 1778) trong chương 3 ông có nhận xét về phụ nữ Thăng Long: “Nói chung họ ăn mặc rất khiêm nhã” và “cái áo bên ngoài thường là mầu sẫm nhưng bên trong lại là những chiếc áo đủ các mầu sắc”. Richard tỏ ra vô cùng thích thú cái yếm “nó bằng vải trắng hay miếng lụa có hình trái tim để làm đẹp”. Mô tả không có lời bình nhưng rõ ràng toát lên vẻ dịu dàng, biết cách ăn mặc nhưng cũng rất kín đáo của phụ nữ Thăng Long.
Về nét văn hóa ứng xử khi có khách đến ăn cơm tại một gia đình trung lưu, ông ta viết: “Trong giao tiếp họ khá thoải mái khiến cho khách cũng thoải mái, cuối bữa ăn họ đưa ra những cái khăn bông trắng hay có hoa văn cho khách lau tay”. Từng ấy ví dụ chưa đủ để có thể khẳng định Hà Nội xưa có nếp sống đẹp, ứng xử văn minh nhưng nó cũng cho ta một hình dung “có cái gì đó” khác với những nơi khác. Nếu đem nó trộn vào với nhận định của nhà vua quan, các nhà Nho qua các triều đại thì rõ ràng Thăng Long có văn hóa trong ứng xử.
Trong bài viết 30 năm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa folklore ở Hà Nội, Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định: “Thăng Long - Hà Nội có phong độ văn hóa riêng, có một sắc thái ngôn ngữ riêng - Tiếng Hà Nội, một bản lĩnh riêng: sành sỏi, thông minh, can trường, khoáng đạt; một cách ứng xử giao tiếp riêng: ý nhị, tế vi, t*o nhã, thanh lịch”.
Xuống cấp vì tư duy coi trọng đồng tiền
Văn minh của một đô thị dựa vào văn hóa ứng xử của chính công dân trong đô thị đó, đó là với giao thông, môi trường, với kiến trúc di sản; nếu văn hóa ứng xử xuống cấp thì đô thị đó có vấn đề. Sự thật thì văn hóa ứng xử có dấu hiệu xuống cấp từ lâu. Trong một bài viết vào năm 1956 có tựa đề Một ngày chủ nhật, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã mô tả sự nhếch nhác quanh hồ Gươm, rác và màu sắc trang phục. Giai thoại nhà văn Nguyễn Tuân đang đi bộ thì một thanh niên nọ va vào rồi mở mồm xin lỗi, nhà văn cảm ơn lại “vì anh biết xin lỗi”.
Dù giai thoại nhưng nó phản ánh một điều văn hóa ứng xử Hà Nội có vấn đề. Nguyên nhân một phần do người từ vùng kháng chiến về và phần lớn trong số họ chưa từng sống đô thị. Một nguyên nhân khác là sai lầm trong nhận thức khi đánh đồng văn hóa ứng xử đô thị với thành phần tư sản và tiểu tư sản (còn gọi là tạch tạch sè) mà nhà nước cần phải xóa bỏ sau 1954. Điều đó đã dẫn đến nhiều người phải tự “xuống cấp” khi ăn nói, ứng xử để giống ngôn ngữ công nông binh tránh bị mang tiếng là ăn nói kiểu tiểu tư sản. Hiện ở Hà Nội vẫn có rất nhiều người hiểu rất rõ chuyện này.
Năm 1994 trong một bài viết đăng trên Báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài, người sống nhiều năm liên tục ở thủ đô đã cảnh báo văn hóa ứng xử Hà Nội xuống cấp ở mức trầm trọng. Và nhận định của nhà văn cách đây hơn 20 năm hiện ra ngày càng rõ hơn, thậm chí đang ở mức báo động. Nguyên nhân thì nhiều song nguyên nhân coi trọng đồng tiền đã hủy hoại “tâm hồn Hà Nội”.
Một thành phố dù có nhiều ô tô xịn, nhiều biệt thự, quần áo hàng hiệu... vẫn không phải là thành phố văn minh, sang trọng.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 2 Members:

#27 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/12/2017 - 21:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện núi Trà Phương bị đục rỗng thời chiến tranh

Đăng lúc: 19.12.2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Núi Trà Phương nhìn từ phía tây - Ảnh: N.T

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Núi Trà Phương còn có tên nôm là núi Chè, ở xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, đất Hải Phòng quê tôi.


Làng Trà Phương nằm ngay chân núi Chè. Núi Chè với núi Đối (ven sông Đa Độ, nơi người ta thường bắt được những con ba ba nặng mấy chục ký) như hai anh em sinh đôi. Thật kỳ lạ, giữa vùng đồng bằng mênh mông chỉ có ruộng và đầm lầy, ao chuôm, tự dưng nhô lên hai ngọn núi đá sừng sững. Hồi nhỏ, nghe bu tôi kể rằng bà chúa Chè gánh đá đi lấp biển Đồ Sơn - Bàng La, chỗ gần cửa sông Văn Úc để mở mang đất đai bờ cõi, đến đây thì gãy đòn gánh, đành phải bỏ lại thành 2 ngọn núi. Thời học đại học, tôi đùa với bạn bè rằng mình là người miền núi, cũng giống như mấy anh chị người Tày, Nùng... trên Thái Nguyên, Cao Bằng vậy, thế mà ối đứa tin.
Núi Chè cao hơn 5 chục mét, chạy dài gần cây số, tinh đá là đá. Trên núi phía nam có hang Bà Chúa, phía bắc núi gần làng Xuân La, xã Thanh Sơn có hai cây quéo cổ thụ to cả mấy người ôm, lại có cái miếu thiêng lắm. Sau này hồi giữa những năm 60, công binh Trung Quốc sang đục rỗng quả núi làm hầm chứa đại bác chĩa nòng ra biển để bắn tàu chiến Mỹ. Nhưng tôi chưa thấy bắn được phát nào, chỉ nghe đồn rằng họ sang đào bới của cải do tổ tiên chôn giấu từ thời xửa thời xưa. Nếu đúng vậy thì quả là kỳ công bởi đục rỗng cả hòn núi đâu phải chuyện đùa, chút nữa tôi sẽ kể kỹ.
Hôm tiết lập xuân năm ngoái tôi lên núi thăm lại cảnh cũ. Lúa xuân chân ruộng ven núi xanh ngắt mơn mởn. Tôi buột miệng mưa xuân thế này thì lúa tốt là phải, nhưng đứa cháu tôi nó bảo cậu ạ, mưa này lúa tốt nhưng cũng sinh ra nhiều sâu bọ lắm. Ừ nhỉ. Sực nhớ sau tiết lập xuân khoảng 1 tháng là tiết kinh trập (sâu bọ), công nhận người xưa khiếp thật, họ biết hết, tính hết, không đểnh đoảng nông cạn như người thời nay.
Con đường mòn ven núi được thay bằng đường bê tông xe ô tô vào được. Chỉ còn dấu tích cái giếng ngoài, còn giếng trong thì đã mất dạng. Hồi xưa, giếng trong (tức là nằm sâu phía trong) lúc nào cũng đầy nước, mát ngọt như nước đường. Người cả làng lên núi gánh về dùng, có hôm nhiều người lên lấy quá phải xếp hàng, giếng sâu gần chục mét, cả mấy mét nước bị múc cạn đến đáy. Nhưng chỉ chờ một lát là nước trong núi lại chảy ra tràn đầy. Thày tôi sinh thời bảo nước giếng núi Chè pha chè (trà) ngon hơn nước mưa nhiều.
Người ta vừa xây ở chân núi cái miếu nhỏ thờ Linh quy đại vương. Vốn ngày xưa chỗ này có cái miếu thờ thần rùa, nhưng bị đập bỏ từ hồi cải cách ruộng đất, đả thực bài phong, chỉ còn dấu tích. Núi Chè nhiều rùa lắm. Nhà ông ngoại tôi ở xóm núi, xóm ngay sát chân núi. Ông tôi từng kể rằng lên núi nếu đi không khéo là dẫm phải rùa. Rùa lẫn trong đá, bò lổm ngổm khắp nơi. Nhưng không ai bắt, hình như người ta ngại đụng chạm đến con cháu của Ngài. Lúc tôi còn bé, đầu thập niên 60, mỗi lần lên núi đều thấy rùa ở các bụi dứa dại trên bờ ruộng sát chân núi. Những con rùa vàng ươm, rất đẹp. Vậy mà khi xảy ra chiến tranh Mỹ ném bom miền Bắc, xe cộ ào ào kéo về trận địa tên lửa Mả Đò, rồi công binh Trung Quốc ì ầm khoan đục núi, rồi dân quân trực chiến trên núi, rồi tàu bay Mỹ thả bom bi vào trận địa của dân quân, thế sự tanh bành, tự dưng lũ rùa kéo nhau biến đi dần. Giờ thì chả ai có thể nhìn thấy chúng nữa. Miếu Linh Quy đại vương thu hút nhiều khách thập phương đến cúng vái, cầu xin Ngài phù hộ. Tuy nhiên, chỗ lập miếu cũng là chỗ mà bên quân sự lâu nay nhắm để làm nơi tập bắn, thế là họ về giải tỏa miếu mất tiêu, bàn ghế, đồ thờ bị thu hết gom lên huyện, chỉ còn chỏng trơ chiếc bát nhang lạnh lẽo trên hòn đá hình cụ rùa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Miếu thờ Linh Quy đại vương được người dân phục hồi nhưng năm 2016 lại bị phá bởi chỗ đó là đất quân sự - Ảnh: N.T

Thuở nhỏ hầu như ngày nào tôi cũng lên núi Chè, hôm thì đi gánh nước, hôm tắm sông máng rồi tiện leo núi chơi. Có hôm đi sớm gánh nước, giấu thùng và đòn gánh vào bụi dứa rồi trèo hẳn lên đỉnh núi. Nhìn về biển Đồ Sơn, Bàng La, Cổ Tiểu… thấy gần xịt, tưởng chỉ vươn tay là sờ được những cánh buồm nâu ngoài ấy. Vậy mà suốt hơn 2 chục năm từ lúc sinh ra không hề đặt chân đến Đồ Sơn, bởi phải đi học và tranh thủ phụ giúp thầy bu làm ruộng, rồi gặp đận chiến tranh bom đạn, máy bay Mỹ ầm ì suốt ngày, xe đạp không có, lội bộ thì ngại, nhưng cơ bản là không có tiền, nên Đồ Sơn chỉ tồn tại trong tưởng tượng. Nghe người ta bảo Đồ Sơn cảnh đẹp lắm, con gái Đồ Sơn rất đẹp, nổi tiếng đến mức đi vào thành ngữ dân gian “cam Đồng Dụ, gà Văn Cú, vú Đồ Sơn”, tắm biển thích hơn tắm sông Đa Độ nhiều… Chỉ ao ước thôi, thèm quá thì lại lên đỉnh núi nhìn và mong có một ngày tới tận nơi biết Đồ Sơn nó thế nào. Sau này lớn rồi thì lại nghe câu “Không đi không biết Đồ Sơn/Đi rồi lại thấy không hơn đồ nhà”.
Quay về chuyện đục núi Trà Phương. Hồi tôi gần 10 tuổi, năm 1964 tự dưng thấy bộ đội công binh kéo về đầy làng. Ban chỉ huy dựng lán trại ngay sân ủy ban, còn các chú bộ đội thì chia nhau vào ở nhà dân. Nhà tôi có chú A, chú Ngưỡng, chú Quát, bên nhà chú Chung hàng xóm cũng 3-4 chú, có chú tên Đận. Các chú đều là thợ mộc, suốt ngày hì hục xẻ gỗ thành từng tấm dài lớn, sau đó xe ô tô chở lên núi. Bọn trẻ tò mò hỏi chú Đận để làm gì hở chú, chú đằng hắng, t*o nói chúng mày nghe, biết nhưng bỏ đó đừng có bép xép. Chờ mỏi tai, chú mới ra vẻ bí mật bảo gỗ đó là cốp pha, đổ bê tông làm hầm xuyên núi, chống được cả bom nguyên tử. Trong hầm chứa đạn, cửa hầm thì đặt đại bác tầm xa, bắn tận ra hạm đội 7 Mỹ, nếu nó bắn lại thì pháo ta sẽ tụt vào hầm an toàn. Hèn chi gỗ chở về bao nhiêu cũng hết. Có điều, bộ đội công binh ta chỉ được làm phần bên ngoài, còn khoan núi, chở đất đá ra, dựng hầm bên trong thì hoàn toàn do lính Trung Quốc đảm nhận. Suốt hơn 2 năm ròng rã, họ đã đục rỗng ruột quả núi, phần chân núi phía nam mở 5 miệng hầm lớn, xe tải ra vào được, phần sườn núi phía tây có 3 miệng hầm đều ở lưng chừng núi, trẻ con từ đó bị cấm không cho trèo lên nữa, ngay cả chăn trâu cũng không được leo lên. Lạ là bao nhiêu đất đá khoét từ lòng núi, không hề biết lính Trung Quốc chở đi đâu bởi họ không đổ tí ti nào ra nên ngoài. Cứ đêm đêm xe tải rì rầm chở đi, không ai thấy, không ai biết đi đâu. Mãi khoảng cuối năm 1967 thì chỉ trong gọn một đêm, họ bịt hết 5 cửa hầm, sáng ra mọi người mới biết.
Sau này có nhiều dư luận về chuyện đào hầm khoét núi Trà Phương. Có người bảo rằng các bố nhà mình làm chuyện tào lao, đại bác mà đặt trong hầm chĩa nòng về hướng biển thì bắn thế quái nào được, chỉ nổ vài phát đã điếc bà nó hết, còn bắn biếc gì. Ngoài biển, pháo nó căn trúng cửa hầm, nó bùm cho một phát có mà chạy đằng giời. Còn ông em rể tôi lại nghi ngờ hay người Tàu chỉ cốt tìm của chôn giấu từ hồi xưa, biết đâu tổ tiên nó giấu, ém ở núi Chè, giờ bày ra chuyện làm hầm chứa pháo rồi lấy cớ đó khoét núi, chở hết về Trung Quốc rồi, còn ta thì được quả núi rỗng vô tích sự.
Giờ đây, ai đi qua núi Chè-Trà Phương chỗ nga ba Đại Hà ít để ý đến mấy cái cửa hầm bởi nó chả còn dùng vào việc gì, dân địa phương đã làm nhà kín đặc phía trước, che chắn mất cả hầm hiếc. Quả núi rỗng vẫn nằm trầm mặc, chứa trong mình nó bao bí ẩn của một thời.
Xuân Quỳnh

Thanked by 3 Members:

#28 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/12/2017 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cưới hỏi ở Hà Nội xưa

31/12/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đám cưới ở Hà Nội thập niên 1940 - 1950 Ảnh: T.L
Hà Nội xưa dù vẫn giữ phong tục như các vùng miền khác nhưng có nhiều trí thức, thương nhân, tầng lớp trung lưu nên cưới hỏi cũng có nét riêng
Đón dâu bằng ô tô từ đầu những năm 1930
Lễ ăn hỏi ở Hà Nội xưa không thể thiếu cốm và hồng, gia đình khá giả thì có thêm lợn sữa quay nhưng bị phê phán là phong kiến nên người ta bỏ từ năm 1946. Theo thời gian, lễ vật ăn hỏi thay đổi gồm: bánh cốm, mứt sen. Nhà giàu lễ to, nhà nghèo lễ nhỏ nhưng không thể thiếu bánh phu thê, biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn.
Với nhà giàu, mâm cỗ bao giờ cũng phải đủ bốn bát, sáu đĩa. Sáu đĩa bao gồm: một đĩa thịt gà da vàng rượi, một đĩa thịt lợn quay xếp hình cánh hoa đều tăm tắp, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế, thêm một đĩa xôi gấc, một đĩa nộm thập cẩm. Bốn góc mâm là bốn bát canh gồm: bát măng ninh chân giò, bát mọc thả nấm, chim bồ câu hầm hạt sen và bát mực nấu rối gồm: su hào, cà rốt thái chỉ, trứng tráng thái chỉ, giò lụa thái chỉ, mực khô thái chỉ xào cháy cạnh. Nhà sang còn có thêm hoa quả tráng miệng hay đĩa chè kho. Cỗ cưới nhà nghèo ít bát ít đĩa hơn nhưng không thể thiếu thịt gà luộc và xôi gấc.
Cưới hỏi ở Hà Nội có nhiều thay đổi vào những năm 1920. Một phần do ảnh hưởng của văn hóa, văn minh Pháp, một phần cũng vì thấy các lệ xưa quá nhiêu khê. Đám cưới đầu tiên dùng thiếp mời, kèm theo gói chè nhỏ và hạt sen là đám cưới con trai thứ của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Đây cũng là đám cưới đầu tiên ở Hà Nội không làm tại tư gia mà đặt cỗ ở khách sạn Pháp quốc (nay là khu vực rạp Kim Đồng, phố Hàng Bài). Vào những năm 1920, trong lễ vật đưa sang nhà gái còn có thêm thuốc lá điếu hiệu Job. Với gia đình trung lưu, rượu sâm banh với bánh săm pa là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới. Năm 1930, nhà Quảng Tín (119 Hàng Bông) mua chiếc Citroen cho thuê ăn hỏi và đưa dâu, trở thành nhà đầu tiên ở Hà Nội mở dịch vụ này. Tiếp đến là Tự Vân ở Hàng Gai, Hoa Tường ở Khâm Thiên. Xe được trang trí hoa, kết dây băng bằng lụa màu. Và từ đó, những gia đình giàu có đã bỏ đưa dâu bằng xe song mã, thay bằng ô tô.
Từ những năm 1920 đến năm 1940, Hà Nội có lệ mừng đám cưới bằng đôi câu đối. Chữ thì thuê các nhà nho viết rồi mang ra phố Hàng Trống thuê thêu. Vì công thêu rất đắt nên người ta nghĩ ra cách cắt chữ bằng vải hoặc dạ màu rồi dán lên vải lụa đã trang trí, người có sáng kiến này là nhà Dịu Long ở phố Hàng Gà.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những đám cưới nổi tiếng và tai tiếng
Năm 1930, nhà tư sản Bạch Thái Bưởi tổ chức cưới cho con trai út, du học ở Pháp về. Cô dâu là con gái ông Cửu Nghi, một người giàu ở phố Hàng Bồ. Chú rể không mặc áo lam, đeo thẻ ngà theo truyền thống mà mặc complet thắt cà vạt, cô dâu mặc áo dài. Vì chú rể ở Hải Phòng nên ông Bạch Thái Bưởi đã thuê máy bay đón dâu. Lần đầu tiên ở VN, có đám cưới đón dâu bằng máy bay. Người ta còn loan tin cô dâu chú rể sẽ thả hoa giấy bên trong có tiền trinh làm bà con từ Hưng Yên đến Hải Phòng ngong ngóng tiếng máy bay. Cuối cùng hoa có thật nhưng tiền thì không.
Năm 1936, ở làng Nghi Tàm có đám cưới gây xôn xao Hà Nội. Đó là đám cưới con gái ông Hán Cẩn, làm ký lục ở Tòa Thống sứ Bắc Kỳ. Ông ăn mặc theo kiểu Tây, sinh hoạt cũng rất Tây, thế nhưng khi nhà trai đến đón dâu, Hán Cẩn bắt con rể phải lạy sống mới cho đón. Chú rể cũng là dân du học ở Pháp thấy vậy bỏ về, thế là đám cưới tan. Năm 1942, có đám cưới gây ầm ĩ Hà Nội là đám cưới của bác sĩ Lộc. Anh này là dân chơi có tiếng thường cùng với nhà báo Hoàng Tích Chu nhảy đầm, uống rượu Tây và sử dụng thuốc “cường dương xập xập dì”. Ngay trong đêm tân hôn đã tống tiền vợ. Kết quả là người vợ không chịu nổi nên tự vẫn ở hồ Gươm.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một đám cưới tai tiếng cả xứ Bắc kỳ là đám cưới con gái Thống sứ Bắc kỳ tổ chức năm 1936 ở khách sạn Metropole. Cô dâu Huguette đã chọn bốn cô gái Việt phù dâu, trong đó có hai con gái tổng đốc Vi Văn Định. Viên thống sứ mời tất cả các quan hàng tỉnh, hàng phủ và huyện của Bắc kỳ nên có tới hàng nghìn khách. Dự đám cưới con quan thống sứ thì phải có đồ mừng mà mừng thì phải ra mừng, vì thế cửa hàng nữ trang Perroud ở phố Tràng Tiền dịp đó “cháy” hàng. Perroud là Chủ tịch Phòng Thương mại Hà Nội, ngoài bán đồ nữ trang còn làm đại lý đồng hồ Omega và cho vay nặng lãi. Sau ngày cưới con gái thống sứ, một số khách đã phát hiện những món đồ nữ trang độc, đắt tiền họ mua ở cửa hàng của Perroud để mừng con gái quan, lại được bày bán ở cửa hàng này.

Nhà báo Tam Lang đắt show

Đám cưới nào có quan chức, nhà văn, nhà báo đi ô tô đến dự mới sang. Vì thế mới có chuyện nhà báo Tam Lang thường xuyên được mời ăn cưới dù ông không hề quen chủ nhà. Họ nài nỉ, nói khó, đưa phong bì có tiền đã chuẩn bị trước cho ông, chỉ mong ông gật đầu đến dự. Một lần Tam Lang nhận lời dự cưới ở phố Hàng Gai, nhưng vì có việc đột xuất ông không đến được. Chủ nhà buồn và thông báo cho quan khách biết chuyện đó.

Phòng cưới đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội vào năm 1932, xuất phát từ nhu cầu của người nông thôn ra Hà Nội làm thuê lấy nhau. Cưới ở nhà trọ theo tục xưa gọi là “mèo mả gà đồng”, không dám nhờ nhà người quen vì người ta kiêng cô dâu chú rể động phòng. Người có sáng kiến này là nhà Cả Tròn ở 21 phố Phùng Hưng. Ngoài việc cho thuê phòng để cô dâu chú rể mời bạn bè đến dự, Cả Tròn còn cho thuê phòng tân hôn, có sẵn giường, chiếu, chăn... được bày biện lịch sự.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 2 Members:

#29 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/02/2018 - 19:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thương nhớ thời bao cấp - sách tranh của Thành Phong và Hữu Khoa

02/02/2018



TTO - Hai hoạ sĩ nổi tiếng Việt Nam là Thành Phong và Hữu Khoa vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách tranh Thương nhớ thời bao cấp.

* Cuốn sách được vẽ theo phong cách cổ động pha chút biếm hoạ hài hước. Đó có phải là điểm nhìn của tác giả khi thực hiện cuốn sách này?
- Tôi lựa chọn những bức tranh minh hoạ giống như minh hoạ sách ngày xưa là sử dụng ít màu. Tranh của tôi trong sách gần như chỉ có hai màu trắng - đen và thêm màu vàng đất. Đó cũng là một cách để mô phỏng lại sách thời bao cấp.
Hoặc tôi chọn phong cách tranh cổ động để gợi nhớ lại thời ấy. Nhưng đó chỉ là mô phỏng để dẫn mọi người liên tưởng đến thời ấy dễ hơn. Chứ tôi không hoàn toàn sử dụng hòan toàn thủ pháp như thời bao cấp, nên cách tạo hình trong sách vẫn rất hiện đại.
* Dù không sống ở thời bao cấp nhưng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, anh cảm nhận ra sao về những năm tháng ấy?
- Một thời đại kết thúc không đơn thuần như ta gập lại một trang sách để mở ra trang mới mà nó sẽ có nhưng hệ quả đi theo từ thời ấy đến bây giờ. Thậm chí đến bây giờ vẫn có những nếp suy nghĩ ảnh hưởng từ thời bao cấp.
Chúng ta quan sát, nhìn xem những di sản gì tốt đẹp từ thời bao cấp thì có thể duy trì hoặc làm cho nó hồi sinh trở lại nếu nó đã biến mất. Còn những điều tiêu cực, cần phải thay đổi thì ta sẽ tự rút ra được bài học.
Cuốn sách này không thể đại diện cho toàn bộ góc nhìn hoặc những vấn đề đã xảy ra trong thơi kỳ bao cấp mà chỉ thể hiện một lát cắt thuộc về lịch sử, văn hoá mà những người đã trải qua thời kỳ bao cấp đúc kết lại thành những câu nói thời ấy.
Có nhiều khía cạnh khác nhau của thời kỳ này, xuất phát từ những tầng lớp, công việc, vùng miền khác nhau. Mỗi người có cảm nhận khác nhau.
Xem một số hình ảnh trong Thương nhớ thời bao cấp:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VŨ VIẾT TUÂN thực hiện

Thanked by 2 Members:

#30 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/06/2018 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bớt định kiến về quan lại miền Bắc xưa

16/06/2018
Nghiên cứu của nhà sử học Pháp Emmanuel Poisson cho thấy có nhiều điểm tiến bộ của bộ máy hành chính quan và lại ở miền Bắc VN thời kỳ 1820 - 1918.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý và con trai Vi Văn Định
Ảnh chụp lại trong sách
Nhà sử học Pháp Emmanuel Poisson đã công bố một đoạn viết của ông Hoàng Trọng Phu trong cuốn sách Quan và lại ở miền Bắc VN - một bộ máy hành chính trước thử thách (1820 - 1918) của mình. Cuốn sách do Công ty Nhã Nam và NXB Tri thức thực hiện vừa ra mắt tuần qua tại Hà Nội.
Trong đoạn viết đó, ông Hoàng Trọng Phu, Hiệu trưởng Trường Hậu bổ, có mối quan tâm rõ rệt tới tầng lớp thương nhân và sự phát triển thương mại. Từ năm 1898, ông Phu mong muốn tạo một tầng lớp dạy kế toán để một số học sinh có thể đi vào kinh doanh. “Càng theo việc kinh doanh, những ông quan giàu có sẽ không màng đến những vị trí thấp kém mà ngạch cai trị có thể đem đến cho họ. Do hoạt động kinh doanh, họ có thể có thêm thu nhập đồng thời góp phần xây dựng đất nước phồn vinh”, ông Phu viết.
Tiến bộ trong khoa cử là một trong những điểm nổi bật của hệ thống quan lại miền Bắc thời bấy giờ. Theo thạc sĩ Lê Huy Hoàng (ĐH Sư phạm 1 Hà Nội), qua các tư liệu trong sách, có thể thấy việc đào tạo, khoa cử đã có những nội dung thúc đẩy thương mại. “Đến đời Nguyễn, khoa cử không chỉ là khảo về kinh nghĩa, hỏi tứ thư ngũ kinh hay bình luận câu trong sách cổ”, ông Hoàng nói. Trong cuốn sách của Emmanuel Poisson, có nhiều câu chuyện có thể thay đổi nhận định về quan lại phong kiến như vậy.


Cố dịch giả Đào Hùng đã viết trong lời giới thiệu rằng một bộ máy cai trị tồn tại được qua ngàn năm, huy động được nhân tài vật lực, lãnh đạo được nhân dân qua nhiều cuộc chống ngoại xâm thắng lợi phải có những điểm tốt, cần được tìm hiểu với thái độ thực sự cầu thị.
Cuốn sách dựa trên phân tích một nguồn sử liệu dồi dào. Số lượng tài liệu tác giả tham khảo: 1.271 bản lý lịch các quan và lại viên ở các tỉnh miền Bắc VN; hầu hết báo cáo của các công sứ, thống sứ Bắc kỳ, thư từ trao đổi, biên bản xử án... trong một thời kỳ kéo dài mấy chục năm. Tư liệu phong phú, nền tảng lý luận mới
Theo ông Lê Huy Hoàng, tác giả tập trung vào giai đoạn 1820 - 1918 vì tư liệu phong phú và đó là giai đoạn chuyển tiếp giữa xã hội mới và xã hội cũ. Ở thời kỳ đó, có cả việc nhà nước phương Tây bước vào xã hội VN, cũng có cả tư tưởng duy tân, trong đó có phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Nó làm rõ các mâu thuẫn giữa tập trung quyền lực và bè cánh. Chẳng hạn, các vua Nguyễn đã ứng xử thế nào để sử dụng được các sĩ phu Bắc Hà mà không ảnh hưởng sĩ phu miền Trung.
Emmanuel Poisson đã công bố một số tư liệu cho thấy, nhiều quan lại cho rằng thái độ hợp tác của họ với nhà cầm quyền thuộc địa cốt để duy trì một nền cai trị thực sự phục vụ đất nước. Ông lấy ví dụ về trường hợp quan phụ chánh Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902). Sau khi bị đánh giá là phản quốc, gần đây người ta có xu hướng đánh giá lại vai trò của ông. Ông Hợp là người đã yêu cầu nhà cầm quyền Pháp chọn người giỏi đã đỗ ra làm quan; lo lắng đến việc củng cố bộ máy nhà nước, mở cửa và ngoại giao, buôn bán...

“Có những người làm quan có tư tưởng mạnh mẽ như Nguyễn Trường Tộ, đặt ra vấn đề đừng kêu gọi không tham nhũng nếu lương thấp. Hoặc Đặng Xuân Bảng cải cách bằng giáo dục, đưa tư tưởng cải cách kinh tế vào giáo dục. Hoàng Cao Khải cũng hay bị “ném đá” nhưng ông ấy cũng cải cách, đưa vào nội dung thi mới... Có cả Nghiêm Xuân Quảng cáo quan để mở công ty, giờ ta gọi là start up. Đó là ví dụ để thấy hệ thống quan lại không chỉ bảo thủ”, ông Hoàng nói.
Nhà nghiên cứu David W.Del Testa (tạp chí The Journal of Asian Studies) cho rằng cuốn sách có thể trở thành nền tảng cho các đề tài nghiên cứu khoa học mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |