Jump to content

Advertisements





47 replies to this topic

#46 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/03/2020 - 20:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hé lộ chuyện Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer xây cầu Long Biên ở Hà Nội

25/03/2020

Tại Việt Nam, dấu ấn Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thể hiện ở các công trình cơ sở hạ tầng và kiến trúc cổ xưa. Còn ở Hà Nội, cầu Long Biên từng một thời mang tên ông, với bao câu chuyện ít được biết tới.
Trong năm năm nhiệm kỳ của mình, Toàn quyền Đông Dương đã tạo một “bước ngoặt lớn” cho Lào – Việt Nam – Campuchia, cùng với đó là việc nhiều cây cầu và cơ sở hạ tầng để đời khắp cả nước: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn), cảng Hải Phòng, hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương, đường sắt Vân Nam… liên tiếp được ông cho triển khai.
Paul Doumer còn đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa và khoa học: Ngoài khu nghỉ dưỡng trên cao ở Đà Lạt, ông lập ra nhiều học viện nghiên cứu, như Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - EFEO, Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang… mang mục đích phát triển dài lâu tại Việt Nam. .
Vì vậy, cuốn sách Paul Doumer toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): bàn đạp thuộc địa, viết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Bộ Thuộc địa và kho tư liệu của chính quyền Đông Dương lưu trữ tại Pháp (do Nguyễn Văn Trường dịch) của tác giả Amaury Lorin, đã góp phần làm sáng tỏ nhiều trang sử thuộc địa Pháp.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Dinh Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn

Ảnh: T.L





"Hà Nội trong mắt Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer"

Paul Doumer sinh ngày 22.3.1857 tại Aurillac, thuộc vùng Cantal trong một gia đình 3 chị em, trên ông có hai chị gái. Cha Paul Doumer làm nhân viên lắp đặt đường ray nhưng mất khá sớm, còn mẹ thì không nghề nghiệp. Cuốn sách miêu tả: “Ông xuất hiện bất ngờ như một hiện tượng lạ trong giới chính trị tại Pháp. Sắc lệnh của tổng thống phê chuẩn việc bổ nhiệm ông làm Toàn quyền Đông Dương ban hành vào ngày 27.12.1896 và ngày 17.1.1897 tại bến cảng Marseille, Paul Doumer cùng vợ lên con tàu già nua của công ty Vận tải đường biển đến Sài Gòn mang theo hai cô con gái, một 16 tuổi và một 14 tuổi. Cô con gái thứ ba là Germaine sau này được sinh tại Cap Saint-Jacques (nay là Vũng Tàu). Họ để lại Pháp 5 cậu con trai để khỏi bị ảnh hưởng”.
Sau thời gian gắn bó với Sài Gòn, vẻ duyên dáng của Hà Nội khiến Paul Doumer đặc biệt thích thú. Ông cảm nhận những dòng trong Ký ức Đông Dương thuộc Pháp, như sau: "Khi tôi nhìn thấy Hà Nội vào đầu tháng 3.1897. Thành phố lúc đó thật là duyên dáng với các ngôi nhà trắng cổ kính của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và người Hoa chen lẫn nhau ở bờ Bắc khiến nó giữ được vẻ đẹp phương Đông như trong tranh . Các khu phố An Nam với những con phố nhỏ hẹp, hai bên là những hàng nhà thấp có cửa hàng lấn ra cả vỉa hè đông đúc trông thật ấn tượng. Chính đó mới là cái hồn thật sự của Hà Nội”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902)


Nhìn những con phố run lẩy bẩy trong mùa Đông giá rét, toàn quyền Đông Dương viết tiếp: “Dân cư ở đây thật chăm chỉ, thông minh và khéo léo. Mỗi khi trời mưa dầm, lạnh buốt là họ run lập cập, mình gần như trần ngoài đường mỗi tấm áo nhỏ hẹp bằng rơm che phần thân bị mưa quất vào. Quần áo thường chẳng có gì ngoài một chiếc quần đùi ngắn tới nữa người, bằng vải bông thô có màu nâu giống màu đất…”.
Ông quyết định chọn Hà Nội là trung tâm chính trị để đặt bộ máy toàn quyền khiến Đông Dương thời kỳ chuyển giao để lại nhiều dấu ấn. Bộ máy Toàn quyền Đông Dương chỉ để lại một văn phòng tại Sài Gòn để duy trì liên lạc thư từ với Viễn Đông và châu Âu, còn lại lần lượt chuyển ra Hà Nội. Năm 1902, ông cho xây dựng một nhà khách mới tại góc Công viên Bách Thảo dành cho người kế nhiệm của mình.

Và chuyện xây cây cầu "vượt rào" mang tên Doumer

Mỗi khi ra thăm thủ đô, bất cứ du khách nào có dịp đi ngang qua cầu Long Biên thường nghe người Hà Nội rất tự hào giới thiệu về một di sản, gắn bó với những năm tháng chiến tranh ác liệt khi Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc, đó là cây cầu mang tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer trước đây vẫn sừng sững như chứng nhân của lịch sử qua bao thử thách của thời gian.
Vì vậy, việc cuốn sách Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương (1897-1902): bàn đạp thuộc địa, vừa xuất bản hé lộ nhiều điều cây cầu Long Biên, mang tên Toàn quyền Đông Dương là điều gây nên sự tò mò của nhiều người. Câu cầu đầy vẻ tráng lệ dài hơn 2.000 m này, vắt qua sông Hồng từng được xem là sự “vượt rào thường có trong lịch sử” của Toàn quyền Đông Dương. Theo tác giả Amaury Lorin: “Bất chấp những chỉ trích ngay sau đó va sự hoài nghi xung quanh dự án này, ngài Toàn quyền vẫn cho tiến hành việc khảo sát kỹ thuật và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sơ bộ, rồi sau đó mở thầu, lựa chọn thiết kế ngay từ năm 1897. Dự án của công ty Daydé et Pillé được lựa chọn. thi công rất mau lẹ và hoàn thành sau ba năm. Câu cầu tốn 6.1 triệu franc so với mức 5,9 triệu franc dự trù. Mười chín nhịp bằng thép với những trụ cầu cắm sâu tới ba mươi mét dưới mức nước thấp nhất, đã biến câu cầu trở thành một trong những công trình tầm cỡ nhất cả khu vực châu Á xét ở phương diện kỹ thuật”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tự hào về cây cầu này, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer từng có chia sẻ: “Cây cầu xứng đáng khiến cả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phải chú ý đến. Công trình tôn vinh đồng thời lao động bản địa và nhân lực của chính quốc. Dàn thép thành cầu và dầm cầu khi nhìn ở khoảng cách gần thật tuyệt vời. Ta cứ ngỡ như nó kéo dài tới vô tận".





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Biển ghi tên nhà thầu cùng với năm khởi công và khánh thành

Ảnh: T.L





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cầu Long Biên như "một dải đăng – ten được giăng ra trên nền trời" luôn là niềm tự hào của người Hà Nội

Ảnh: T.L


Tự hào về cây cầu này, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chia sẻ: “Cây cầu xứng đáng khiến cả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phải chú ý đến. Công trình tôn vinh đồng thời lao động bản địa và nhân lực của chính quốc. Dàn thép thành cầu và dầm cầu khi nhìn ở khoảng cách gần thật tuyệt vời. Ta cứ ngỡ như nó kéo dài tới vô tận. Nhưng nếu ta ngắm toàn bộ cây cầu từ trên sông thì nó lại giống với một tấm lưới thép thật nhẹ nhàng, chẳng khác một dải đăng – ten được giăng ra trên nền trời”, tâm sự ông viết trong Ký ức Đông Dương thuộc Pháp..
Và như một kỷ niệm tuyệt vời của đời mình, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer để dành thời gian tổ chức lễ khánh thành cây cầu được gọi theo tên mình trước khi ông rời Đông Dương ngày 2.2.1902, nhờ vào những dàn giáo tạm thời được dựng lên khi mà việc xây dựng còn chưa kết thúc.
“Lễ khánh thành còn là dịp tổ chức những hoạt động lễ hội hoành tráng, có sự tham dự của vị khách mời đặc biệt là vua Thành Thái. Ngoài ra còn có Paul Beau – Quốc vụ khanh Pháp tại Bắc Kinh, cùng nhiều nhân vật khác nữa. Đoàn xe được trang trí duyệt binh, diễn văn “nước Pháp tại châu Á” chưa bao giờ hoành tráng và tưng bừng như ngày hôm đó” cuốn sách viết về Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer do Omega và NXB Thế giới vừa ấn hành tiết lộ.
Lê Công Sơn

Sửa bởi tuphuongsg: 25/03/2020 - 20:12


Thanked by 3 Members:

#47 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 21:07

CẦU TRACH-MOI ở Sơn Tây
1/ Hình ảnh chiếc cầu mái ngói trong ảnh Hocquard năm 1886 được chú là cầu Trach-Moi chính là cầu Gia Hòa 嘉禾 (tên cổ hơn là Cầu Trò 稠橋). Cầu này hiện nay nằm ở Trung tâm thị trấn Phúc Thọ huyện Phúc Thọ. Theo đường 32 từ Hà Nội về, qua sân Vân động huyện Phúc Thọ là đến cầu Gia Hòa [hiện nay cầu cổ đã mất]. Đường bằng đè qua sông đã gần cạn. Qua cầu bên tay trái là UBND huyện Phúc Thọ, đối diện sang bên kia đường là đền Cầu Trò và đình Phúc Thọ. Từ đình rẽ vào là đến Kỳ Úc. Còn nếu đi thẳng thì đến ngã tư Chợ Gạch (tên cổ là Ô Cách). Rẽ tay trái sẽ về Trạch Mĩ Lộc (một phần là Trạch Lôi xưa), rẽ phải sẽ vào Chợ Gạch lại đi thẳng thì đến Võng Xuyên. Từ Ngã tư Chợ Gạch đi thẳng về Sơn Tây vài trăm mét thì bên phải là xã Thọ Lộc, bên Trái là xã Tuy Lộc cổ. Cầu Gia Hòa bắc qua nhánh phía bắc (tên cổ là Kỳ Úc) của sông Tích Giang, cắt chéo với Đường 32 (đường quan báo xưa). Cầu Gia Hòa còn có tên cổ/ dân gian là Cầu Trù, vốn đã được khởi dựng từ thế kỷ 17.
2/ cái tên Trach-Moi là do người Pháp ghi nhầm từ làng Trạch Lôi (澤雷), họ không biết tên cầu, nên gán luôn tên làng gần đó vào.
3/ Còn địa danh được ghi là Thuong Luc có thể là Thượng Lộc nay. Thượng Lộc nay là cụm dân cư (xưa là thôn, cùng với các thôn Ổ Thôn, Ba Bướm, thôn Gium, thôn Đoài) thuộc địa bàn xã Thọ Lộc huyện Phúc Thọ. Xã Thọ Lộc trong bản đồ Đồng Khánh được ghi là Trừng Lục (澄籙).
4/ Hai tên Trach-Moi và Thuong-Luc là tên hai trận đánh đầu tiên của quân Pháp trong quá trình tiến sát vào thành cổ Sơn Tây (cách thành 10 km), nên đây là hai địa danh nổi tiếng trong nhiều sử liệu tiếng Pháp.
Link xác định vị trí hiện tại (from Pham Vu Loc):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trần Trọng Dương




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#48 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2022 - 19:59

Đái bậy ở Hà Nội: Vấn nạn nhức nhối từ… thời Nguyễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thứ Ba, 22/02/2022 07:30:00 +07:00
(VTC News) -

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đái bậy - một vấn nạn của Hà Nội hiện tại, nhưng ít ai ngờ chuyện ấy vốn từng là nỗi nhức nhối của Hà Nội từ... thời nhà Nguyễn.

Dù không còn là kinh đô, nhưng từ triều vua Gia Long (1802) đến triều vua Tự Đức (1883) phủ Hoài Đức vẫn là trung tâm kinh tế lớn của cả nước với hệ thống chợ đầu mối, chợ bán lẻ cùng nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công.
Giao thương tấp nập, người các tỉnh đổ về mua bán nhưng phủ Hoài Đức không có nhà vệ sinh công cộng, ai có nhu cầu thì đi nhờ nhà dân hay phong uế ra các khu đất trống hoặc ao hồ nằm xen lẫn trong các khu dân cư.
Đái chết cả cây duối cạnh chợ Đồng Xuân
[indent]Những túp lều dày đặc bao quanh Hồ Gươm, lối đi xuống hồ là những ngõ nhỏ nồng nặc mùi xú uế và nước tiểu[/indent]

Hocquard - bác sỹ của quân đội viễn chinh Pháp


Trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne au Tonkin - xuất bản tại Paris năm 1896) tác giả Hocquard - bác sỹ của quân đội viễn chinh Pháp đến Hà Nội năm 1883 - đã mô tả: “Những túp lều dày đặc bao quanh Hồ Gươm, lối đi xuống hồ là những ngõ nhỏ nồng nặc mùi xú uế và nước tiểu. Thành phố này không có bất cứ nhà vệ sinh công cộng nào”.
Khi Pháp chiếm trọn Hà Nội năm 1883, Công sứ Bonnal đã đưa ra chủ trương cải tạo lại khu vực “36 phố phường” và xây một khu phố mới ở phía nam Hồ Gươm. Nhưng trước tiên ông ta cho quy hoạch lại Hồ Gươm và quyết liệt thực hiện kế hoạch này.
Năm 1888, một phần của phủ Hoài Đức trở thành thành phố Hà Nội do Pháp quản lý. Để tránh trùng tên, tháng 5/1902 chính quyền Pháp cho đổi tên tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ (tháng 12/1904 lại đổi thành tỉnh Hà Đông).
Vì thành phố Hà Nội là nhượng địa của Pháp nên các quy định của triều Nguyễn không còn giá trị. Chính quyền thành phố, Thống sứ Bắc Kỳ, Toàn quyền Đông Dương đã ra nhiều nghị định để quản lý Hà Nội giống như chính quốc.
Năm 1889, chính quyền dựng hàng rào làm chợ Đồng Xuân, dồn những người buôn bán ở chợ Cầu Đông về đây. Đồng Xuân trở thành chợ lớn nhất phía Bắc, hàng hóa không thiếu thứ gì và nó được ví là cái “dạ dày” của Hà Nội.
Đi chợ không chỉ có người Việt mà còn có vợ con của sĩ quan, binh lính, công chức, viên chức Pháp. Rồi chợ được dựng khung sắt, bao hàng rào xung quanh song vẫn chưa có nhà vệ sinh khiến đám đàn bà con gái Tây đi chợ kêu la ầm ĩ nên năm 1891, chính quyền cho xây nhà vệ sinh công cộng đầu tiên cạnh chợ.
Tuy nhiên nhà vệ sinh này chỉ dành cho đầm, không cho đàn bà Việt vào vì thế dân chúng gọi là “nhà vệ sinh đầm”. Khi có nhu cầu, người Việt bán hàng trong chợ và người mua hàng không có chỗ đi vệ sinh vì thế họ đã ra phía sau chợ (nay là khu vực chợ Cao Thắng) phóng uế sau mấy cây duối to.
Nước tiểu lưu niên làm chết cả mấy cây duối. Khi gió đông nam thổi, mùi khai nồng nặc lùa vào chợ khiến cả người bán lẫn người mua không chịu nổi buộc chính quyền thành phố phải xây nhà vệ sinh cho người Việt.
Cảnh sát bắt tiểu bậy
Trên các phố, lúc này chính quyền cho nắn đường, làm nhà thẳng hàng, bắt buộc nhà nào cũng phải có nhà vệ sinh, cống thoát nước thải chảy ra hệ thống cống chung của thành phố cũng đang xây dựng.
Để Hà Nội là thành phố văn minh, ngày 29/3/1892, Đốc lý Hà Nội ra nghị định về vệ sinh công cộng và trật tự lục lộ, theo điều 2 của Nghị định, các nhà mặt phố phải vệ sinh trước cửa nhà, khơi thông cống rãnh cho nước chảy, không được tiểu bậy. Xe ngựa đi trên phố phải có miếng vải đỡ phân phía sau, không được chăn thả gia súc, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt “theo Luật Hình sự của nước Pháp”.
Cùng với Nghị định, thành phố thành lập Cảnh sát lục lộ hàng ngày đi tuần xử phạt người vi phạm. Tuy nhiên, vì thành phố chưa có nhà vệ sinh công cộng nên lúc bí người đi đường vẫn lẻn vào ngõ vắng, các khu đất trống hai bên đường phóng uế.
Những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, bộ mặt Hà Nội có nhiều thay đổi, đường phố được mở rộng, có vỉa hè, phía đông Hồ Gươm đã hình thành khu hành chính và nhiều biệt thự của các nhà tư bản Pháp.
Để Hà Nội văn minh như Paris, ngày 21/4/1902, Hội đồng thành phố họp và bàn về việc xây dựng các nhà vệ sinh công cộng trên các con phố và 3 địa điểm dự kiến được lựa chọn quanh Hồ Gươm, nhưng cuối cùng chỉ có một nhà vệ sinh được xây vào năm 1903 ở phố Paul Bert (nay là nhà vệ sinh công cộng 29 phố Hàng Khay).
Năm 1902, ga Hàng Cỏ hoàn thành. Năm 1903 chính quyền cũng cho xây nhà vệ sinh công cộng. Sau đó các nhà vệ sinh ở Cửa Nam, phố Phùng Hưng, chợ Hàng Da... cũng được xây dựng.
Thậm chí, phố Trần Hưng Đạo cuối thập niên 20 thế kỷ XX nhà còn thưa thớt nhưng họ vẫn cho xây nhà vệ sinh ở góc Trần Hưng Đạo - Hàng Bài. Hằng ngày, những nhà vệ sinh này có nhân viên của các công ty đổ thùng trúng thầu quét dọn và dội nước.
“Anh bắt đái” phố Tố Tịch
Thập niên đầu thế kỷ XX, dân số Hà Nội đã lên trên 10 vạn, khách các tỉnh về nhiều hơn nên ở nhiều con phố vẫn xảy ra tình trạng tiểu bậy.
Phố Tố Tịch (hay Tô Tịch) đầu thập niên 20 là con phố nhỏ, phần tiếp giáp với Hàng Gai còn thưa thớt người. Vì thế, đây là nơi dân chúng ghé vào “tè” trộm. Mùi xú uế khiến các nhà quanh không chịu nổi, họ góp tiền thuê một người chuyên rình bắt những kẻ tiểu bậy gọi là “anh bắt đái”.
Bắt được ai “tè” bậy, anh này giao cho cảnh sát, nhưng vì nhiều quá nên bắt không xuể. Trước thực trạng đó, ông Kỳ Dương ở phố Tố Tịch đã nghĩ ra kế. Ông xây bệ thờ nhỏ giả làm miếu thắp hương suốt ngày, người vào đó định tiểu thấy hương khói nghi ngút không dám đi nữa, từ đó ngã ba này không còn nạn đái bậy.
Chính quyền thành phố lập đội “cảnh sát phong tục”, đội này có nhiệm vụ phạt các cô gái điếm hành nghề không giấy phép, người đi tiểu bậy, gây gổ nơi công cộng...
Trong tiểu thuyết "Số Đỏ" của Vũ Trọng Phụng, có hai nhân vật là Min Đơ, Min Toa - hai ông cảnh sát Pháp này hàng ngày mặc quần soóc đi các phố phạt những người đái bậy là thật, không phải hư cấu.
Chính quyền không tin cảnh sát người Việt vì đã có người nhận hối lộ rồi bỏ qua sai phạm nên “cảnh sát phong tục” hầu hết là người Pháp.
Đái bậy thời bao cấp
Sau năm 1954, dân số Hà Nội tăng lên đang kể, bà con các tỉnh qua lại Hà Nội cũng nhiều, nhưng thành phố vẫn không có thêm nhà vệ sinh công cộng.
Trong bài Một ngày Chủ nhật đăng báo Thời Mới năm 1956, nhà văn của Lũy hoa, Sống mãi với Thủ đô Nguyễn Huy Tưởng đã phàn nàn về một Hà Nội “nhếch nhác”.
Phóng uế, tiểu tiện diễn ra sau gốc cây, bờ tường cơ quan công sở đẫm nước trong ngày hè nắng gắt, cột điện sắt han rỉ. Người đi qua không chịu nổi phải nhắm mắt, bịt mũi. Dân khi ấy đùa “chỗ nào có biển cấm phóng uế nghĩa là chỗ đó được phép”.
Thời bao cấp có giai thoại về phạt đái bậy, chuyện là ông uống bia hơi xong có nhu cầu bèn bảo cháu đợi rồi xông vào chỗ có biển “Cấm đái bậy”.
Vừa làm xong cái việc khoan khoái ấy, ông quay ra thì gặp anh làm nhiệm vụ xé vé phạt, ông vui vẻ đưa 5 hào nhưng anh thi hành công vụ không có tiền lẻ trả lại, ông bèn bảo “thôi để cháu tôi tè nốt là đủ 5 hào”.
Cũng thời bao cấp, hầm tránh bom ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) lúc nào cũng sặc sụa mùi xú uế. Cho đến hôm nay nhiều người lớn tuổi sống ở phố Hàng Khay vẫn không thể quên nguyên nhân cây đa ở góc ngã tư Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng (nay là vị trí đặt đồng hồ hoa) bị chết chỉ vì... úng ngập nước tiểu.
Thế nhưng ngay khi có nhà vệ sinh công cộng thì người đi cũng rất thiếu ý thức vì thế nhà vệ sinh nào cũng có khẩu hiệu “Ỉa đúng lỗ, đái đúng dòng/ Làm xong đốt giấy bỏ tro mới về”. Lại có cả chuyện họa thơ trong nhà vệ sinh
Ngày nay việc đái bậy tuy có giảm ở khu vực trung tâm hoặc những nơi nhộn nhịp người qua lại, nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày ở nơi thưa vắng.
Ông Nguyễn Đức Chung khi mới lên chức Chủ tịch thành phố đã tuyên bố sẽ xã hội hóa xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên các tuyến phố Hà Nội, nhưng cho đến khi ông bị bắt vì tham nhũng vẫn chưa có một nhà vệ sinh nào được xây.
Thiếu nhà vệ sinh là nguyên nhân khách quan của việc tiểu tiện bừa bại, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do con người thiếu ý thức

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |