Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#16 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/04/2019 - 19:58

Chuyện những người lính (2) – Anh Phong
(tiếp theo)
Phạm Hùng Phong sinh 1953, nhưng may mắn hơn Bình là tại Hà Nội. 17 tuổi Phong cũng đi nghĩa vụ quân sự như Bình, nhưng may mắn là đi giày vải và đội mũ cối. Chiến tranh đã đẩy cả hai anh đến Quảng Trị để bắn giết nhau.
Trich hồi ký của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở Dortmund (Đức), đồng đội của Phong:
„.. Phong bị trúng 2 mảnh đạn, một mảnh vào đầu, một mảnh xuyên thái dương vào sau mắt phải, ngất đi. Do nằm cạnh cửa hầm, sau đó anh còn bị 2 phát đạn AR15 bắn thẳng vào cẳng chân.
Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trong một chiếc lều bạt của Thủy quân lục chiến (TQLC). Mấy người lính nói giọng miền Nam và giọng Huế đang lao xao quanh anh. Một người lính đeo túi cứu thương cắm phập mũi kim vào vai anh, tiêm 1 liều chống uốn ván, rồi tiến hành băng bó các vết thương. Họ nói trong khi lục soát trận địa, thấy anh còn thoi thóp thở, họ đã khiêng anh về đây. Chắc quân ta tưởng anh đã chết nên khi rút đã bỏ lại. Sau này gia đình anh còn nhận được Giấy báo tử là anh đã hy sinh ở mặt trận phía Nam. Sau khi bị thẩm vấn qua loa, anh khai là Binh nhì thuộc Trung đoàn 48, F320B, họ đưa anh lên xe tải cùng 1 số tù binh khác và chở về Huế. Trong số tù binh đó anh nhìn thấy khoảng 10 đồng đội cùng C1 E48, có cả Đại đội trưởng Mai người Hải phòng, Trung đội trưởng Đông, và cậu Sơn cùng đơn vị huấn luyện.... Nhưng tất cả đều khai là lính mới, mới được bổ sung vào Thành đêm qua, và không ai biết ai cả.
TQLC chở anh vào nằm ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2 ngày, thấy vết thương khá nặng, họ lại đưa anh ra sân bay Phú Bài tải thương về Đà nẵng. Trên chiếc máy bay C130, ghế ngồi đã được tháo hết, khoang máy bay được cải tạo thành những giá để băng ca, có 5 tầng giá như vậy. Băng ca với thương binh được đẩy vào theo đường ray, rồi xếp lên các giá như xếp sách trong thư viện. Hạ cánh xuống sân bay Đà nẵng, trong khi chờ xe tải ra chở đi, anh tò mò ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đúng là 1 thế giới khác hẳn, ồn ào ầm ĩ, đầy ngập vật chất và kỹ thuật hiện đại. Anh lạ lẫm nhìn mấy cô gái ăn mặc hở hang, không hiểu là điếm hay nhân viên sân bay, đang ưỡn ẹo cạnh mấy người lính Mỹ. Những người lính Mỹ này vừa hết hạn phục vụ và đang chờ máy bay để về nước.
Xe tải nhà binh chở anh về Tổng y viện Duy tân điều trị. Đó là 1 Quân y viện rất lớn, chủ yếu điều trị thương binh VNCH, nhưng cũng có một khu dành riêng để điều trị thương binh tù binh CS. Khu vực này có Quân cảnh canh gác, còn lại thì không có gì khác biệt trong cách đối xử. Các anh được hưởng quy chế Tù binh của Liên Hợp Quôc, 1 USD/ ngày, còn các chế độ bệnh viện, thuốc men, ăn uống...thì cũng như Thương binh VNCH vậy
Chân anh Phong bị gẫy nên phải bó bột, người ta còn khoét 1 lỗ để thay băng cho vết thương phần mềm ở cẳng chân. Một lần thay băng thấy có dòi, viên Bác sỹ Quân y đã thẳng tay tát người Y tá vì tội không sát trùng kỹ vết thương. Bác sỹ Quân y này tên Khánh, vốn là người Bắc di cư, quê ở phố hàng Đào Hà nội. Thấy anh Phong nói mình cũng là người Hà Nội ở Phố Phan Bội Châu, ông tỏ ra có cảm tình với anh. Ông đã làm tất cả để anh không bị cưa chân và khoét mắt. Sau này, vào năm 2010, có dịp sang Mỹ, anh đã tìm đến Quận Cam dò tìm Bác sỹ Khánh để tri ân. Nhưng tiếc thay, đáy biển mò kim, không thể nào tìm được.“ [1]
(Hết trích)
Anh Phong mong muốn nhờ bạn bè FB tìm hộ bác sỹ Khánh, nghe nói đang định cư bên Mỹ. Tất cả chúng ta ở đây, ai cũng mong cuộc hội ngộ này xảy ra.
Sau khi đọc bài về anh Bình thương binh TQLC, Phong gọi điện cho tôi, kể về những trải nghiệm của anh trong thời gian điều trị ở Tổng y viện Duy Tân (Đà Nẵng). Ở đó, các thương bệnh binh Bắc Việt được điều trị trong một khu riêng có hàng rào thép gai, do quân cảnh canh gác. Nhưng chiều chiều, các thương binh VNCH vẫn kéo đến bên hàng rào bắt chuyện với các tù binh Việt Cộng và họ hay mang thuốc lá cho các anh. Phong và nhiều anh em tù binh khá ngỡ ngàng trước sự thân thiện của những người đồng bào từ phía bên kia.
Trích hồi ký …“Phong bị thương, bị bắt ngày 15.9.1972 và may mắn chỉ nằm trong tay đổi phương có 6 tháng. Tháng 3 năm 1973, sau khi Hiệp định Paris ký kết, Phong cùng đồng đội được máy bay chở ra trao trả ở bờ sông Thạch hãn. Khỏi phải nói gia đình anh mừng rỡ đến mức nào, vì trước đó nhận được Giấy báo tử, họ đã lập bàn thờ làm lễ truy điệu cho anh. Mẹ anh đã khóc hết nước mắt, tinh thần lẫn thân thể suy sụp trầm trọng, thì nay lại thấy anh từ cõi chết trở về. Tất cả bạn bè và người thân ai cũng mừng rỡ cho anh.
Xuất ngũ về với đời thường, anh phải lăn lộn làm đủ nghề để sống. Bán nước ở hè phố, làm thuê, vay tiền đi buôn chuyến Hà nội-Sài gòn, rồi bị lừa trắng tay, ôn thi và đỗ Đại học, xin vào làm cơ quan nhà nước...cái gì anh cũng trải qua. Nhiều lần vết thương cũ tái phát, có lần phải vào Viện 108 mổ dùng nam châm điện để hút mảnh đạn từ sau mắt ra...[2]
(Hết trích)
Để tránh những cơn đau hành hạ các vết thương khi trái gió trở trời ở miền Bắc, Phong phải vào Nam làm ăn và cuối cùng đậu lại ở Mũi Né, nơi anh gây dựng được một cơ sở nghỉ mát nhỏ cho khách du lịch.
Một lần, hai vợ chồng Phong ngồi uống cà phê ở Sài Gòn, bỗng gặp một người bán vé số lết đi từng bàn để mời khách. Đó là Bình. Chiếc mũ lưỡi trai rằn ri của TQLC trên đầu người bán vé số bỗng gợi lại cho Phong những ký ức cũ. Trong suốt bao năm qua, anh không bao giơ quên ơn cứu mạng của những người lính quần áo rằn ri đó. Hai vợ chồng Phong liền mua mấy vé số của Bình để bắt chuyện và hai người linh bỗng kể lại cho nhau những kỷ niệm về trận đánh đó. Cả hai đều nhận ra là mình đang nói chuyện với người mà hồi đó có thế đã xả súng bắn sang phía mình, vì hai câu chuyện khớp với nhau kinh ngac về thời gian và địa hình.
Phong nói với Bình: “Không có lính TQLC cứu tôi, đưa về viện Nguyễn Tri Phương gần đồn Mang cá ở Huế , rồi nặng quá phải dùng máy bay đưa vào Tổng y viện Duy tân ở Đà Nẵng nằm 2 tháng ...thì tôi đã chết rồi”. Cùng bị thương vào chân, nhưng các bác sỹ VNCH chỉ cứu được đôi chân của anh tù binh Việt cộng. Nhìn đôi chân cụt của Bình, nghĩ đến vận may của mình, Phong ngậm ngùi xót xa.
Cùng đổ máu vì nghĩa vụ công dân, nhưng chỉ anh thương binh Bắc Việt được xã hội công nhận. Sự bất công đó phản lại đạo lý của những người Việt Nam bình thường như Phong và Bình.
Chống lại bất công, hai anh đã gắn kết với nhau từ cuộc gặp đó. Chính Phong đã gọi điện cho Bình nói là có anh Thọ ở Đức về đang muốn gặp anh ta.
Tôi xin cảm ơn các anh.
Köln 30.3.2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Anh Phong và anh Bình bên cái xe lăn tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Thanked by 1 Member:

#17 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/04/2019 - 20:08

Chuyện những người lính (4) – Anh Ngọc và bác sỹ Lân
(tiếp theo)
Trích từ „Đừng kể tên tôi“
Tôi được chuyển về điều trị tại khoa ngoại Viện quân y 175. Làm bệnh án và điều trị cho tôi là bác sĩ Lân. Qua mười ngày tôi vẫn đang trong tình trạng khó thở. Sức khỏe suy kiệt.
Sáng nay tôi mệt lả không ăn nổi. Bác sĩ Lân đến tiêm. Mọi khi y tá tiêm nhưng không hiểu sao sáng nay lại là bác sĩ. Rút kim tiêm xong tôi lịm đi không biết gì nữa.
Tỉnh dậy tôi nghe anh bệnh nhân giường bên cạnh tường thuật lại chuyện đã xảy ra với mình. Sau khi tiêm xong tôi không kéo quần lên, không quay người lại, không bỏ chân xuống. Anh sang lắc người tôi nhắc nhở thì biết tôi đã mê man. Anh gọi bác sĩ đang thăm khám phòng bên kia. Các phòng ngăn cách bằng tấm kính nên từ phòng này nhìn rõ sang phòng kia. Các bác sĩ có mặt. Họ lật người tôi lại, đo huyết áp, kéo xem tròng mắt. Không rõ tôi bị sốc thuốc, thuốc quá liều hay vì lý do gì, chỉ biết sau đó bác sĩ Lân tiêm thuốc cho tôi rồi quan sát chờ tôi tỉnh dậy.
Từ hôm đó tôi trở thành bệnh nhân đặc biệt, được bác sĩ Lân quan tâm nhiều hơn những bệnh nhân khác. Mỗi ngày tôi phải tiêm ba lần. Tôi nằm sấp. Bác sĩ Lân chọc một phát kéo ra từ phổi một xi lanh đỏ ngầu máu mủ. Tôi bị tắc động mạch phổi. Đó chính là nguyên nhân khiến khó thở.
Số thuốc tôi phải tiêm và uống trong suốt gần ba tháng nằm viện nhiều không biết bao mà kể. Mỗi ngày ba phát tiêm. Sang tháng thứ ba giảm xuống còn hai phát mỗi ngày.
Bác sĩ Lân hàng ngày xuống thăm, động viên tinh thần tôi. Những hôm không phải phiên trực anh cũng ghé qua vài phút hỏi han dăm ba câu vui vẻ. Tôi cảm nhận được sự quan tâm chân thành anh dành cho mình.
Tôi bắt đầu ngồi dậy rồi đi lom khom. Một buổi chiều ăn cơm xong bác sĩ Lân qua rủ tôi sang nhà chơi cho thay đổi không khí. Ngôi nhà anh ở trong khuôn viên bệnh viện.
Tôi đồng ý đi. Anh dắt tôi từng bước chậm chạp. Một tay tôi cầm nạng một tay dựa vào anh như đứa trẻ lần đầu tập đi.
Ngôi nhà anh thật gọn gàng, ấm cúng. Vợ anh là chị Sâm giọng nhỏ nhẹ từ tốn. Chị pha trà. Đưa ra một đĩa bánh kẹo. Những đứa con đi lại quanh phòng quanh chỗ tôi ngồi nhìn tôi vẻ tò mò và quý mến. Chị giới thiệu mình là nhân viên điều dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy. Không khí thân mật buổi tối giúp tôi bớt ngại ngùng khi lần đầu tiên bước vào một ngôi nhà ở Sài Gòn.
Anh dắt vài lần, sau đó tôi tự sang một mình. Nằm viện mãi cũng buồn, tôi lại dậy chống nạng đến chơi với bọn trẻ. Chúng hỏi tôi những câu trẻ nhỏ vốn hay tò mò. Câu nào tôi không trả lời được thì cười trừ.
Một lần chị mang kem cốc ra mời tôi. Tôi xúc một thìa. Kem ngon quá. Tôi định xúc thêm thìa nữa bỗng giật mình cảnh giác. Lỡ người ta bỏ thuốc độc thì sao. Tôi nhớ lời thủ trưởng nhắc nhở hôm ở Tuy Hòa. Bây giờ tình hình đang hỗn loạn khó phân biệt địch ta. Trong lòng tôi xúc động. Trong lòng tôi muốn đón nhận muốn san sẻ tâm tư nhưng phút chốc ấy đột nhiên tôi thả chiếc thìa xuống bên cạnh cốc kem rồi từ tốn nói với chị em ăn thế đủ rồi. Vị kem lạnh lần đầu tiên nếm thử thấm lưỡi tôi tới ngày hôm nay.
Chị Hai – chị gái của anh lần đầu tiên gặp tôi đã trò chuyện như quen thân từ lâu rồi. Chị cũng là dân Bắc nhưng di cư vào Nam năm 1954. Có lẽ anh chị đã nói sơ qua về tôi cho chị biết.
Chị Hai hỏi tôi ngoài Bắc cung cách làm ăn kinh tế ra sao. Tôi trả lời rằng chúng tôi làm ruộng, thành lập tổ hợp tác xã. Chị chăm chú lắng nghe tôi nói. Tôi mặc cảm bệnh tật nhưng trong lòng kiêu hãnh là anh bộ đội giải phóng. Tôi trả lời rành rẽ những thắc mắc của chị về bà con ngoài Bắc.
Ngoài Bắc làm ăn theo kiểu gì? là câu tôi được nghe những người Sài Gòn hỏi thêm nhiều lần sau đó nữa. Một người phụ nữ đã chê cười khi nghe tôi nói ngoài quê mình làm ăn theo cung cách hợp tác xã.
“Chú này, nếu làm như vậy thì đầu óc con người ta ngày càng ngu đi nhỉ”. Tôi nóng mặt vì tự ái. Tôi điềm đạm trả lời: “Cái đó là tùy suy nghĩ của chị thôi. Ngu hay không là tự cá nhân đó phát triển hay không”.
Chị tiếp tục: “Đó là chú bảo thủ. Riêng quan điểm tôi cách thức làm ăn như vậy là không tự do phát triển. Đợi đội trưởng đánh kẻng rồi dân mới cầm cuốc mang cày đi. Đội trưởng chưa đánh kẻng thì ngồi ở nhà chờ. Ngoài làm ruộng ra không biết mở rộng ra làm kinh tế thì làm sao phát triển”.
Tôi kiềm chế. Mình là bộ đội. Họ là dân. Bộ đội với dân như cá với nước, mình phải giữ lời ăn tiếng nói để đi dân nhớ ở dân thương, dù lý do gì thì gây hiềm khích là không nên.
Có chỉ thị các gia đình cán bộ không được ở trong khu vực bệnh viện nữa. Gia đình bác sĩ Lân đi tìm mua nhà ngoài phố. Anh bảo tôi cùng đi xem một ngôi nhà dự tính sẽ mua. Tôi nói, anh tin tưởng, tôn trọng thì nói thế chứ em ở quê vào rừng đánh trận rồi trên rừng về đây biết gì chuyện mua bán.
Chị thuyết phục tôi đi cùng anh. Chị nói có tôi đi cùng anh chị mới yên tâm.
Thật sao, có tôi đi cùng anh chị mới yên tâm? Tôi cảm thấy sự khách sáo trong câu chị nói. Tôi đang buồn, được đi ra ngoài thì vui. Đây cũng là dịp được thăm thú Sài Gòn.
Ngôi nhà hai tầng khang trang lộng lẫy. Vừa đặt chân vào tôi thấy choáng ngợp. Đây là phòng khách, đây phòng ngủ, đây phòng bếp, đây phòng vệ sinh. Tôi đi theo anh chỉ dẫn. Hôm ở Tây Nguyên học về chính trị chúng tôi đã được cho biết rằng trong Sài Gòn làm nhà cao tầng vì đất chật hẹp chứ không rộng rãi như ngoài ta. Trong kia hào nhoáng giàu có là vẻ bên ngoài. Vẻ hào nhoáng đó là do đế quốc Mỹ đầu tư. Tôi nghĩ tới lời cảnh tỉnh đó nên nhanh chóng lấy lại sự thăng bằng. Anh nói giá nhà là bao nhiêu cây vàng gì đó rồi hỏi ý kiến tôi ra sao. Tôi trả lời thật bình thản, ngôi nhà này cũng tuyệt vời đấy, có ưu điểm gần bệnh viện anh đi làm.
Mấy hôm nay bác sĩ Lân trầm ngâm, buồn bã. Anh đến giường bệnh tôi ngồi. Hai chúng tôi đi dạo quanh khuôn viên bệnh viện.
- Anh nghe đài thành phố nói liên tục không?
- Tôi có nghe liên tục.
- Anh sĩ quan quân hàm đại úy anh phải chấp hành. Anh nên ra đăng ký tại phường. Người ta yêu cầu anh làm đơn gì anh làm nấy, yêu cầu anh đăng ký tên tuổi thế nào anh cứ làm như thế. Anh là bác sĩ quân y. Anh chữa bệnh cho quân nhân. Không việc gì phải sợ. Học tập cải tạo vài năm anh về.
Ngày tôi ra viện chị Sâm đưa một túi bánh kẹo, thuốc lá đến chia tay tôi.
Cảm ơn gia đình chị. Em chỉ xin một gói kẹo và một gói thuốc mang về làm quà anh em ở đơn vị. Còn lại em xin phép không nhận. Bọn em đời lính không được dùng những khoản này. Em mang về rồi đơn vị họ cho rằng em lấy khi đang đánh nhau. Đó chính là chiến lợi phẩm. Mà là chiến lợi phẩm thì thuộc vào mồ hôi xương máu của đồng đội đã ngã xuống. Chúng em dùng những thứ này là có tội với đồng đội. Nếu chị có lòng thì đợi khi ra quân chị cho bao nhiêu em cũng lấy.
Tôi về Tây Nguyên nhận được thư chị. Chị hỏi thăm vết thương tôi thế nào rồi, đã về Bắc chưa, bọn trẻ và chị Hai ở đây luôn nhắc tới tôi và mong sớm có ngày gặp lại. Cuối thư chị báo tin anh Lân nghe lời tôi đã ra phường đăng ký và hiện đang đi học tập cải tạo.
Tôi chưa kịp viết thư trả lời thì chục ngày sau nhận tiếp được lá thư nữa. Chị cho tôi địa chỉ nơi anh đang học tập cải tạo, mong tôi viết thư động viên anh.
Lá thư tiếp nữa. Tôi nghĩ ra từng lời thật mạnh mẽ động viên chị. Chị viết thư trả lời ngay khi nhận được thư tôi. Tôi cảm nhận được cái gì đó gấp gáp mà chị khó nói ra.
Tôi chỉ là một thằng lính. Tôi chỉ biết tới vậy thôi. Tôi không muốn chị buồn. Tôi không biết nói gì. Tôi ngại ngùng. Chị viết thư lên tôi im lặng.
Lá thư cuối cùng tôi nhận được viết ngày 8 tháng 12 năm 1975.
“Anh đã đi tập trung cải tạo từ ngày 23/6 đến nay gần sáu tháng chưa được về. Chị vừa làm việc vừa nuôi các cháu vừa lo không biết sức khỏe anh ra sao. Chị và chị Hai cứ gầy mòn đi. Tại tính đàn bà hay lo. Vả lại từ trước tới nay sum họp một nhà quen rồi, bây giờ xa cách không gặp được mặt nhau là chị lo nghĩ liên miên mất cả ăn ngủ nên gầy mòn chứ chị được biết chính quyền cách mạng khoan hồng, cho cơ hội cải tạo và lo cho áo cơm đầy đủ chị cũng vững tin.
Gia đình chị có ông chú ruột hiện là Đảng viên – cán bộ giáo dục, cơ sở hoạt động cho cách mạng tại Nam Việt Nam từ 1945 tới nay. Anh đã tận tình giúp đỡ cho gia đình chú trong hai lần bị bắt tù đày Côn Đảo. Chú chị có làm giấy bảo lãnh cho anh và kêu theo đơn xin của chị có thị thực chính quyền địa phương đầy đủ. Không biết đơn có được cứu xét hay không mà hai tháng nay chị chưa được thư anh. Em có thể viết thư thăm anh được không? Nếu được lá thư của em sẽ là nguồn an ủi lớn cho anh đó.
Các cháu đi học cả rồi và học giỏi nữa. Các cháu rất nhớ chú Ngọc và mến yêu chúc chú sớm được sum họp gia đình – cũng như các cháu hằng mong tin ba Lân vậy.
Chị cầu xin ơn trên cho anh, chị, chị Hai và các cháu sẽ được cùng em họp mặt trong một bữa cơm gia đình thân thiết.
Chị Sâm”.
(Hết trích)
Tác giả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã lấy tên Lân để đặt cho bác sỹ Nguyễn Văn Lựu. Chị Sâm tên thật là Phan Ngọc Sương. Các con anh chị tên là Tuấn, Thư, Đào, Thảo, Tú. Chị Sương từng là y tá khoa Nhi bệnh viện Chợ Rẫy. (hình như là y viện Sùng Chính chứ ko phải Chợ Rẫy như tác giả nhớ nhầm)
Suốt 44 năm qua, anh Ngọc vẫn muốn tìm lại anh Lựu chi Sương và các cháu. Anh vẫn giữ kín những bức thư của chị Sương và mỗi khi mang ra đọc anh đều nghẹn ngào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh Ngọc hay ra ngồi bên con đường 15, con đường đã dẫn anh vào Nam, để nghĩ về những ân nhân của mình.

Thanked by 1 Member:

#18 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/04/2019 - 19:31

KỶ NIỆM VỀ MỘT VỞ KỊCH THƠ ĐÊM CUỐI NĂM XA NHÀ
Đã 43 năm rồi, mà hình ảnh kỷ niệm vẫn còn hiển hiện trong đầu mỗi khi Tết đến. Tết năm Bính Thìn đó (1976), chúng tôi chỉ mới xa nhà hơn 6 tháng, sau cái ngày 15.6.1975, xách ba lô đi trình diện theo thông cáo của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Định: “mang theo tiền bạc và vật dụng đủ xài trong một tháng”. Giấc mơ một tháng tan biến dần theo thời gian, lụi hụi cái Tết xa nhà đầu tiên đã lù lù đến. Nó nặng nề, khắc khoải hơn cả 6-7 cái tết về sau, khi đã dày dạn kiếp tù.
Thời đó, người ta còn dành cà năm trời để thanh lọc từng trường hợp nên trong năm đầu tiên, chúng tôi còn được gọi là “học viên”, nơi giam giữ còn có tên “Trường 15 NV” ở Long Thành (NV: Nội vụ, tức trường trực thuộc Bộ Nội vụ), chứ chưa là trại.
Có thể nói trường HTCT Long Thành là nơi chứa chấp hầu hết “tinh hoa” của chế độ VNCH, gồm dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán và công chức hành chánh từ Phó Ty, Phó Quận đến Phó Tổng thống (theo tinh thần thông cáo của UBQQ). Nhà tôi ở là nhà số 2 (hay A14) trong số hơn 10 dãy nhà, mỗi dãy chứa gần 300 người. Các viên chức có tên tuổi rải đều các nhà. Riêng nhà 2 của tôi có những nhân vật cộm cán sau:
- KTS Ngô Viết Thụ, Khôi nguyên giải La Mã, người đã thiết kế và thực hiện công trình tái thiết Dinh Độc lập
- Ông Trần Minh Tiết, nguyên Ủy viên Nội vụ (Bộ trưởng) nội các Nguyễn Cao Kỳ (1965), nguyên Chủ tịch Tối cao Pháp viện.
- Ông Lưu Văn Tính, chuyên gia kinh tế-tài chánh, từng làm Tổng Giám đốc Ngân sách và Ngoại viện một thời gian dài, rồi Bộ trưởng Tài chánh, cuối cùng là Cố vấn Tài chánh tại phủ Tổng thống
- Ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng phái đoàn hòa đàm Paris (1968-1972) của VNCH, Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại giao của nội các VNCH cuối cùng.
- Anh Nguyễn Đình Xướng, nguyên sinh viên QGHC, Tỉnh trưởng Vĩnh Bình thời chính phủ Ngô Đình Diệm, Tổng Thư Ký Bộ Nội vụ, chức vụ cuối cùng là Tổng Quản trị hành chánh Phủ Tổng thống.
- Chung đội với tôi là một tổ Ngoại giao mà người đứng đầu là cụ Phạm Trọng Nhân, từng làm Đại lý Đại sứ, rồi Đại sứ, chức vụ cuối cùng là Giám đốc Nha Nghi Lễ Bộ Ngoại giao. Trước 1975, cụ Nhân là một cây bút mà tôi khá ngưỡng mộ trên tạp chí Bách Khoa. Cụ có nhiều bài viết trên tạp chí này, khi thì với tên thật, khi thì với bút danh Phạm Lương Giang. Lúc ấy, tuổi của chúng tôi chỉ ở khoảng trên dưới 30 thì cụ đã gần sáu chục. Người thứ hai trong tổ Ngoại giao là anh Trương Hữu Lương, Giám đốc Nha Phi Châu sự vụ. Người thứ ba là anh Nguyễn Ngọc Diễm, từng là giáo sư trung học, chức vụ cuối cùng là Giám đốc Nha Âu châu sự vụ. Khi gặp anh lúc đó (1975), trí nhớ thiên phú mách với tôi rằng, trước đó 16 năm (1959), tôi đã thi oral (vấn đáp) kỳ thi THĐIC tại trung tâm Hồ Ngọc Cẩn, Gia Định, và anh Diễm chính là ông thầy đã sát hạch tôi môn văn. Tôi còn nhớ cả những câu hỏi mà anh đã đặt ra cho tôi. Tôi nhắc lại với anh chút kỷ niệm mong manh của kỳ thi vấn đáp ấy, hai thầy trò cùng cười, và từ đó không còn là thầy trò nữa, mà đã là hai … bạn tù. Người cuối cùng trong tổ Ngoại giao cũng khá đặc biệt, đó là anh Nguyễn Cao Quyền, nguyên Đại tá Nha Quân pháp, từng làm Ủy viên Chính phủ, Chánh thẩm Tòa án Quân sự Đặc biệt, từng xử tử hình trùm lúa gạo Tạ Vinh, chức vụ cuối cùng là Cố vấn Ngoại giao. Anh Quyền có người em là họa sĩ Ngy Cao Uyên, trước 1975 là một nghệ sĩ tài hoa. Về phần anh Quyền, tuy là con nhà luật, nhưng cũng tài hoa không kém người em trai, anh viết chữ Hán thật đẹp.
Xin kể thêm là số phụ nữ nằm trong tiêu chuẩn trình diện HTCT tại trại Long Thành khi đó có khoảng hơn 200 người. Họ được dành cho một dãy nhà riêng, nhưng khi sinh hoạt thì từng nhóm khoảng 20 chị sinh hoạt chung với các nhà nam. Nhà 2 của tôi có khoảng 20 chị cùng tham dự sinh hoạt, trong đó có ít nhất hai chị rất nổi tiếng, một là bà Nguyễn Thị Hoa tự Phấn, dân biều Quốc Hội, chánh thất của tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt. Nghe đâu khi Ba Cụt còn sống, bà cầm quân đánh trận lừng lẫy nên các phương tiện truyền thông thời đó phong tặng bà danh hiệu “nữ tướng Phàn Lê Huê”; người thứ hai là chị Cao Thị Liễu, một nữ trí thức rất giỏi, là Bí thư của riêng bà NVT, phu nhân Tổng thống VNCH. Chị Liễu là con gái một nhân sĩ trí thức đương thời là bác sĩ Cao Văn Trí.

***
Ở trên, tôi nhắc nhiều đến tổ Ngoại giao vì có ít nhất hai người có liên quan mật thiết đến kỷ niệm mà tôi sẽ kể dưới đây.
Những ngày cuối năm ấy, ai cũng buồn và nhớ nhà lắm. Rồi không biết cụ Phạm Trọng Nhân moi đâu từ trong trí nhớ một vở kịch thơ với nhan đề tạm đặt tên là “Chiến sĩ triều Trần” , diễn tả cảnh người anh hùng Trần Bình Trọng bị giặc Nguyên Mông bắt giữ và bị cô công chúa Mông Cổ dùng ba tấc lưỡi dụ hàng. Cụ Nhân lúc đó được anh em gọi vui là “ông bầu gánh”, tìm những người thích hợp, mời vào từng vai một. Vai người anh hùng Trần Bình Trọng được giao cho Dorohiem, khóa 12 QGHC, một trong hai bạn đồng môn người Chàm mà tôi đã có bài tưởng nhớ. Vai công chúa Mông cổ thuộc loại cần có người dễ thuộc thơ vì phải ngâm hay đọc thơ gần suốt vở kịch, và kẻ hèn này bị buộc phải chuyển đổi giới tính. Anh Nguyễn Đình Xướng, khóa 1 QGHC (đã giới thiệu ở trên) là người to cao, nước da sậm, thích hợp với vai tướng Mông Cổ. Tướng thì phải có quân hầu, anh Nguyễn Duy Thanh, khóa 7 QGHC, Giám đốc một Nha tại Thượng viện, vui lòng đảm nhận vai này, chỉ đi qua, đi lại, không nói năng gì cả. Bạn Nguyễn Thế Viên, khóa 17 QGHC, trẻ và trắng trẻo, thích hợp với vai tì nữ của cô công chúa Mông Cổ. Bạn Cao Đình Phúc, chuyên viên Tổng Cục thực phẩm thủ vai tùy tướng.
Người bận rộn nhất không phải là các diễn viên mà là Đại tá Nguyễn Cao Quyền. Anh bao thầu việc trang trí trong vở kịch, hóa trang và trang điểm cho các diễn viên, nhất là các vai công chúa và tì nữ. Để tô má hồng và môi son, anh lấy gạch non cà nhuyễn, pha với nước, về sau trại Long Thành có mua giấy hồng đơn để viết câu đối Tết, anh xin được một ít, lấy loại giấy này cho thấm nước rồi áp lên hai má là có thể tạo ra một cặp má hồng xinh xắn. Để trang bị cho vị tướng quốc Mông Cổ (Nguyễn Đình Xướng) chiếc nón chóp giống như nón của các quan Tàu, anh lấy chiếc nắp xô nhựa rồi dùng giấy cứng cuốn tròn dán lên làm chóp nhọn, viên tướng này đội lên đầu trông cũng ra dáng lắm. Người anh hùng Trần Bình Trọng (Dorohiem) mặc chiếc áo chẽn màu đen, anh Nguyễn Cao Quyền dùng giấy bạc trong bao thuốc lá, cắt ra, trang trí lên quần áo của chàng.
Đêm trình diễn sơ khởi cho nội bộ nhà 2 xem vào tối 29 tết, anh Nguyễn Đình Xướng vẫn chưa thỏa mãn lắm với trang phục đang mặc, sắp đến giờ diễn, nhìn thấy chiếc mền (chăn) người bạn vứt trên chỗ nằm, anh chụp lấy và khoác vội lên người cho thêm phần … bặm trợn. Nhìn anh lúc đó, quả là ra vẻ tướng Tàu thật!
Vai công chúa Mông Cổ (LN) mang lại nỗi khổ tâm không ai có. Ngoài việc phải diễn ngâm suốt vở kịch, trang phục của công chúa cũng phải có phần nữ tính, và tôi đã phải lẻo đẻo theo anh Nhà trưởng Đỗ Hữu Cảnh (chuyên viên dầu khí) đi xuống nhà của các chị, mượn một bộ quần áo phù hợp. Người cho tôi mượn trang phục là chị Q., Chánh sở thuộc Bộ Xã Hội. Chị nằm ngoài tiêu chuẩn phải tập trung cải tạo, nhưng buổi chiều ngày 15.6.1975 năm đó, tại sân trường Trưng vương, tôi tận mắt chứng kiến cảnh chị nóng ruột, đi ra đi vào chỗ trình diện, cố nài nỉ được… vào tù. Cuối cùng chị cũng được chấp nhận.
Người phải thuộc nhiều thơ sau tôi là Trần Bình Trọng. Dorohiem không có duyên lắm với thơ, thường bị vấp trong các buổi tập. Anh đã chứng tỏ một tinh thần phấn đấu cao độ: tối tối, trong lúc anh em nghỉ ngơi, anh ra khoảng vườn rộng tối tăm ở bên ngoài để vừa nhẩm thơ, vừa tập điệu bộ khi diễn.
Trương Quốc Khánh, khoảng hai mươi mấy tuổi, là một tay trống có hạng ngoài đời. Vào trại mới hai tháng, anh bị một trận xuất huyết dạ dày (ulcère d’estomac) thừa chết thiếu sống, phải đi nằm bệnh viện Biên Hòa hơn tháng trời. Nhà trang trí Nguyễn Cao Quyền đã tìm cho Khánh một chiếc “trống” độc đáo, đó là cái xô nước bằng nhựa lật úp xuống, giơ đáy lên trên, Khánh dùng đôi đũa cứng, gõ tốt ra trò …Lúc tập tuồng, anh vẫn chưa hết căn bệnh dạ dày, vừa gõ “trống”, vừa lấy tay xoa xoa cái bụng.
Đêm 28 Tết năm ấy, anh em diễn vở kịch thơ cho nội bộ anh chị em nhà 2 xem trước. Họ từng chứng kiến tụi tôi tập tuồng, nhưng khi đã ráp thành một vở kịch hoàn chỉnh, trong “trang phục” do anh Nguyễn Cao Quyền tạo ra, họ cũng hết sức bất ngờ và hào hứng.
Buổi trình diễn chính thức diễn ra đêm mùng hai tết Bính Thìn 1976 tại hội trường lớn của trại Long Thành. Khán giả khoảng 3.000 người, trong đó có cả cụ Vũ Hồng Khanh, nhà cách mạng lão thành, nguyên Đảng trưởng VNQDĐ, cụ Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, người đồng nghiệp thân thiết với Luật sư Nguyễn Hữu Thọ trước khi ông Thọ chạy ra khu, cụ Nguyễn Bá Lương, nguyên Chủ tịch Hạ Viện, ông Trần Minh Tiết, nguyên Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện…
Không ngoài dự đoán của mọi người, trong gần 10 tiết mục trình diễn đêm đó, vở kịch thơ Chiến Sĩ Triều Trần được chấm giải nhất, phần thưởng gồm mấy loạt tiếng vỗ tay, không hiện kim, hiện vật.
Xong rồi đêm văn nghệ, anh em trở về nhà khi đã 1g sáng. Trong cái Tết xa nhà đầu tiên đó, nhiều người chỉ nằm mà không ngủ, quá khứ, hiện tại, tương lai nháo nhào trong những cái đầu u uất. “Cô” công chúa Mông Cổ cũng thế, cô xin một mẩu nến thừa của người bên cạnh, thắp lên và nằm hí hoáy viết một bài thơ dài 12 đoạn, đơn sơ, mộc mạc, chỉ như một sự nhắc nhở chút kỷ niệm cho riêng mình…
Đến cái tết năm nay (2019), đã 43 năm trôi qua, bao nhiêu vật đổi sao dời! Ông bầu gánh Phạm Trọng Nhân không còn nữa, tướng Mông Cổ Nguyễn Đình Xướng cũng không còn; tướng Trần Bình Trọng Dorohiem cũng vừa vĩnh biệt mọi người cách nay chưa đầy một tháng, tì nữ Nguyễn Thế Viên đang sống ở Mỹ, những người khác không biết lưu lạc hà phang, ai còn, ai mất? Với những ai còn, chắc hẳn không quên được kỷ niệm về vở kịch thơ vào một trong những cái tết đáng nhớ nhất của một đời người.

Lê Nguyễn – 2.2.2019
***
KỶ NIỆM VỀ MỘT VỞ KỊCH THƠ

Bọn mình mấy gã cùng làm kịch,
Cho bớt nhớ nhà đêm cuối năm,
Mỗi đứa lần đầu ra góp mặt,
Lòng riêng nơm nớp mối lo thầm

Có ông bầu gánh tuổi tuy cao,
Nhưng máu thanh niên vẫn dạt dào,
Chỉ sợ người đời chê lắm tuổi,
Mới gần sáu chục, đã già đâu.

Có chàng tướng quốc triều Mông Cổ,
Vai rộng lưng dài nón chóp xanh,
Phút chót muốn làm tăng vẻ hách,
Quơ chăn người khác phủ lên mình.

Có nàng công chúa vừa .. tư tám (4x8)
Cũng đã xa rồi cái tuổi hoa,
Mượn giấy hồng đơn tô má thắm,
Mi dài thêm đậm nét kiêu sa.

Có anh tùy tướng mặt đầy râu,
Chòm tóc xanh xanh mọc giữa đầu,
Áo chẽn bó vừa thân cá hố,
Quần dài, ống chật bước chân mau.

Anh chàng thủ diễn vai Bình Trọng,
Ra tận vườn rau để tập tuồng,
Viền áo làm bằng bao thuốc lá,
Nụ cười che giấu vẻ bi thương.

Và không kể xiết bao người nữa,
Đã góp phần trong vở kịch thơ,
Nào chú lính hầu cao thước bảy,
Nào cô tỳ nữ đẹp như mơ.

Nào anh đánh trống bằng xô nước,
Chốc chốc thầm xoa cái dạ dày,
Anh họa sĩ chuyên nghề vẽ mặt,
Miệt mài nào kể chuyện riêng tây

Buổi diễn mỗi người run tựa rét,
Nghe hằn trên trán nỗi ưu tư,
Trái tim nhảy loạn trong lồng ngực,
Chưa diễn mà nghe đã mệt nhừ

Nhưng những niềm vui thật bất ngờ,
Có gì sánh được tiếng hoan hô,
Trong từng tay vỗ, từng đôi mắt,
Trên những vành môi thoáng đợi chờ

Tan rồi đêm kịch, mình không ngủ,
Lắng tiếng mùa Xuân nhẹ bước về,
Thắp nến hồng lên cho đủ ấm,
Nghe hồn trổi dậy chút tình quê.

Mai này mình sẽ về trăm ngả,
Vút cánh bằng bay khắp mọi miền,
Chắc hẳn lòng mình luôn nhớ mãi,
Ảnh hình vở kịch buổi tàn niên…

LN - Long Thành 1.2.1976

Thanked by 1 Member:

#19 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/04/2019 - 19:54

Đi Tìm Xác Em Tôi
Tác giả: Kim Chi
Tác giả tên thật là Nông thị Ngọc Diệp. Khi còn ở Sài Gòn, từng là diễn viên ca vũ kịch. Vượt biển năm 1985, là thuyền nhân tại Galang, Indonesia. Định cư tại Canada năm 1986, sống ở thành phố Toronto. Từ 2005, di dân qua Úc, hiện sống ở thành phố Melbourne. Công việc: nội trợ và là công tác các sinh hoạt văn nghệ Cộng Đồng tại địa phương. Sau đây là bài viết...

* * *
Em trai tôi đi vượt biển vào tháng 12/1980. Có ai ngờ được em đi mãi mãi không về... Chuyến tàu của một người quen tổ chức, khởi hành ở cửa Cần Giờ. Tàu thì nhỏ, chở quá đông người, một số đã bỏ về. Nhưng em tôi, Út Trị và anh bạn trai của tôi, anh H. vẫn ngồi trên con tàu định mệnh đó mà không chịu trở về nhà...
Nhà có bốn chị em gái và hai anh em trai. Anh Ba tôi vừa trầy vi tróc vảy mới lấy được mảnh bằng Bác sỹ Thú Y giữa những duyệt xét lý lịch khắt khe những năm ấy.. Còn Trị, là em út, tuy học giỏi nhất nhà, ngoan hiền nhất nhà, nhưng lại bị bọn c.... s.. ngành Giáo dục gạt tên em ra, giống như tôi và Sáu, không cho vào Đại Học vì lý lịch của gia đình tôi quá tồi tệ! Anh H. đã tốt nghiệp Đại học rồi, nhưng vì thấy tôi muốn đi vượt biên quá đổi, nên anh đặt hai chổ ngồi cho tôi và anh lên tàu. Vào những ngày giờ, tôi bỗng muốn nhường cho Út đi. Em không muốn đi vượt biên, nhưng chúng tôi khuyên lơn, năn nỉ em, hầu như nài ép em phải đi để có một tương lai ở ngoại quốc, vì em là con trai, em cần đi hơn tôi. Nào ngờ...
Sau bao nhiêu năm chờ tin trong vô vọng, chúng tôi lấy ngày đi của hai anh em làm ngày giỗ.
Cho đến 1985, tất cả anh chị em chúng tôi đều lần lượt đến bến bờ tự do. Sau bao nhiêu năm khổ nhục trong trại học tập, ba tôi cũng được bảo lãnh qua Úc sống cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và tự do. Nhưng, càng ấm êm, chúng tôi càng đau xót cho em tôi đang ở đâu đó chắc rất lạnh lẻo... Chúng tôi luôn khoắc khoải nhớ thương Út. Riêng tôi, nổi đau, nổi cắn rứt này của tôi kéo dài có lẽ cho đến ngày tôi nhắm mắt....
Vô tình, người kiến trúc sư VN, anh L. ở Melbourne đang vẻ họa đồ cho nhà của chị Tư của tôi, kể cho chúng tôi nghe chuyến đi tìm cái... đầu ông ngoại của anh! Ông ngoại của anh bị đấu tố trước năm 1954 ở miền Bắc. Gia đình lúc ấy đem cái xác ông ngoại của anh đi chôn mà thiếu cái đầu! Trong nhà làm ăn không trôi chảy, cứ có toàn những chuyện kỳ lạ xãy ra. Rồi có người chỉ anh L. về VN nhờ một người có giác quan thứ sáu, chuyên tìm xác chết thất lạc lâu năm. Anh L đã về VN, theo từng chỉ dẫn của nhà ngoại cảm tên Dũng. Anh đi xe đò đến thành phố Hà Tây, xuống xe ở một ngã ba, tìm đến một căn nhà có trồng nhiều cây hoa giấy được cắt tỉa hình dáng các con thú vật. Vào trong ấy và hỏi tên ông Cang, ông Cang sẽ chỉ dẫn tiếp.
Ấy thế mà anh L. đã tìm được đến nhà ông Cang. Khi gỏ cửa nhà và hỏi có ai tên Cang ở nhà này không; thật không ngờ, ông ta bước ra, hỏi ngược lại ai đã cho biết cái tên Cang này, vì ông đã đổi tên lâu lắm rồi!
Ông Cang đã dẫn anh L. đi đến nơi chôn cái đầu. Ông ta là...đao phủ thủ ngày xưa!
Theo như những người đi chung tàu của em tôi bỏ về SG lại, con tàu không thể ra biển nổi, vì quá khẳm, mà gió biển hôm ấy cấp sáu, cấp bảy, cộng thêm là trên đường ra cửa Cần Giờ, có một nơi có đá ngầm, rất nhiều tàu bị đắm ngay đấy. Tôi cũng biết chuyện này, khi tôi đi công tác vài lần ở Duyên Hải năm 1978, 1979, đi trên con tàu đến đoạn đá ngầm này, gia đình chủ tàu bắt hành khách ngồi im cùng... khấn vái cho tai qua nạn khỏi! Do đó, chúng tôi hy vọng Út nằm đâu đó không xa cửa Cần Giờ.
Chúng tôi năm người gồm có: má tôi, chị Hai, chị Tư, và Sáu, (em gái tôi) từ Úc Châu về, còn tôi thì từ Canada, hẹn gặp nhau ở Sài Gòn để cùng đi tìm xác Út vào tháng 11 năm 2001.
Trước khi quyết định về, chị Tư từ Úc đã phone cho nhà ngoại cảm: anh Dũng. Anh tốt nghiệp ĐH Khoa Học trước 1975. Anh rất bận rộn, nhưng vẫn vui vẻ đồng ý giúp chúng tôi mà không hề nhận BẤT CỨ THÙ LAO gì. Chúng tôi ở khách sạn Palace ngày đầu, chờ giấc chiều tan sở rồi, chị Tư mới phone chào anh Dũng và để xin anh chỉ dẫn làm sao tìm được xác Út.
Trên phone, anh bảo chị Tư kể lại ngày giờ khi em Út đi, em mặc đồ gì, đem theo những gì, đi với ai, đi từ đâu... Rồi anh bảo cứ thắp nhang cầu nguyện hương hồn em Út. Đến tối khuya hôm ấy, anh phone lại, anh bảo hãy chuẩn bị sẵn dụng cụ đào đất, bao nylon đựng xác, trái cây, nhang... để cúng dọc đường, và anh cũng bảo ngày mai đi được rồi! Rồi anh bảo ghi xuống những điều anh đã thấy trước được đây:
- Chúng tôi đi chẳng bao lâu sẽ có một người đàn bà chỉ đường đi!
- Trên đường đi, sẽ có một người tên Tâm, một người tên Tùng giúp đở!
- Sẽ có một em bé gái nhỏ chừng sáu, bảy tuổi, tóc dài, kẹp cây kẹp ba lá, nắm tay dẫn ra một cái miếu hoang. Hãy cúng trái cây và thắp hương ở đây.
- Sẽ thấy một căn nhà có cánh cửa màu xanh dương. Trước hiên nhà, một cô gái mặc áo đỏ đang ngồi ghế chơi. Từ căn nhà này, cách đấy một trăm mét, có một bãi đầy chuồn chuồn bay. Có một cành cây chết, có vướng một bao nylon rác màu trắng. Dở bao rác lên, có một cái mai con cua chết nằm ngữa, nơi đấy là nơi Út nằm!
Tất cả chỉ có bấy nhiêu tin tức để đi tìm thằng em trai đã mất từ hơn hai mươi năm trước. Không có lấy một tên đường, không có một số nhà, không có địa chỉ để đi tìm... Chỉ biết là phải đi đến cửa Cần Giờ mà thôi!
Chúng tôi nhờ nhân viên khách sạn Palace bao thuê một chiếc Toyota Corrola, cộng với cậu tài xế trẻ, trên xe có tổng cộng sáu người.
Suốt đêm, cả nhà chúng tôi nôn nao! Bao nhiêu chuyện xưa chợt ùa về trong đầu tôi. Tôi đề nghị ghé thăm gia đình anh H, người bạn trai của tôi cùng mất tích chung với Út. Tôi muốn thắp nén nhang cho anh trước khi khởi hành chuyến đi này.
Đây là lần đầu tiên tôi về thăm lại VN sau mười sáu năm rời xa. Nhưng tôi vẫn nhớ như in trong đầu căn nhà thật khang trang, xinh xắn nằm trong một con hẻm rộng lớn trên đường Trần Hưng Đạo. Tôi hình dung lại những buổi cơm gia đình ấm cúng những ngày cuối tuần, từng nụ cười ấm áp, từng ánh mắt rạng ngời như?đón một đứa con dâu, một em dâu, một chị dâu. Bỗng... Đùng! Tất cả trôi theo thân xác của anh xuống lòng biển sâu...
Mẹ của anh tóc trắng như tuyết phủ, lưng còng gãy cụp xuống, run-run nắm lấy tay tôi mà đầm đìa lệ! Tôi thắp nhang cho anh, tôi cầu nguyện... Trên bàn thờ, anh vẫn cười tươi với tôi mà tim tôi sao như có ai đâm hằng trăm, hằng nghìn nhát dao...
..... Đã bao nhiêu ngày tháng năm qua rồi nhỉ?
Ai quất nghìn roi cho máu rỉ tim côi
Đời vẫn lăn hai dòng mưa nắng, nhật nguyệt
Người chẳng có tin, từ buổi ấy chia phôi...
Hôm ấy anh đi trên chuyến đò trái ngang
Con thuyền mong manh tựa như chiếc lá vàng
Lá vàng rơi em còn nhặt cài lên tóc
Thuyền bặt tin.. em chỉ khóc.. lệ như tang...
Rời khỏi nhà của anh H, chúng tôi bắt đầu đi Cần Giờ! Anh tài xế tên là Tony. Anh hay chở du khách ngoại quốc đi chơi. Tony có thể nói tiếng Pháp và tiếng Anh. Tony cũng nói rằng anh là người quê ở Cần Giờ. Lâu lắm rồi anh không về lại đây. Hôm nay được đi Cần Giờ, anh rất là hứng thú! Chúng tôi không dám nói cho anh biết là đi tìm xác em trai, mà chỉ nói là đi tìm nhà người quen mà không có địa chỉ "chắc chắn"! Anh rất sốt sắng, vui vẻ chạy xe ra ngoại ô Saigon. Anh hơi lúng túng vì đường sá thay đổi nhiều quá, Tony bèn dừng xe lại ở một quán cà phê bên đường để hỏi đường. Khi anh trở ra, anh vui vẻ bảo:
- Chúng mình đi đúng hướng, đúng đường rồi!
Và anh nói tiếp:
- Lạ thật! Cả một cái bàn toàn là đàn ông ngồi ăn sáng uống cà phê, chỉ có MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ mà thôi. Mà bà ta lại rất rành rẻ đường sá. Chính bà này đã chỉ đường cho em đó bác và các chị! Mình cứ đi thêm một giờ nữa sẽ qua phà nhỏ, rồi sẽ đi tới một cái chợ, rồi qua cửa Cần Giờ...
Chúng tôi giật mình, chợt nhớ lại anh Dũng đã bảo sẽ có một người đàn bà chỉ đường đi... Sao lại trùng hợp như thế?!
Xe chạy trên một con đường đất đỏ đang làm dở, bụi mù mịt. Rồi cuối cùng đến bến phà. Trong thời gian chờ cái phà khoảng nữa giờ nữa mới khởi hành, tôi muốn đi mua ít nón lá để đội vì nắng quá là nắng. Mà "ngũ long công chúa" này chỉ vỏn vẹn có một cây dù thôi! Tôi thấy có một căn phố lầu rộng lớn, phía trước có xe nước mía có ghế ngồi, có mái nhà mát mẻ với các chậu cây cảnh xung quanh. Tôi mua vài ly nước mía cho các chị em tôi uống, và bảo má tôi ngồi chờ tôi băng qua đường để mua thêm vài cái nón lá. Khi tôi trở lại, má tôi và chị chủ nhà đang nói chuyện vui như pháo nổ. Thấy tôi lại chị nhìn tôi một thoáng, và bảo:
- Bác ơi! Bác nói bác ở Dalat về Cần Giờ tìm người quen.. Bác và các cô trắng trẽo hồng hào thế này, chẻ cái đầu cháu ra, cháu cũng nói các cô và bác không phải ở Dalat, mà ở nước ngoài về! Có đúng không?! Coi nước da của các cô kìa, đỏ au cả lên. Thật là nguy hiểm quá, các cô nhìn yếu đuối như thế này, sao các cậu, các chú đâu mà để bác và các cô đi như dzầy? Bác thì có tuổi, đau yếu, đi vào trong ấy hẻo lánh, rủi ro có gì có ai giúp không? Hay người ta sẽ... làm thịt cả nhà năm người đàn bà, không có lấy một người đàn ông đi cùng?!
Chúng tôi nhìn nhau, không biết phải nói sao! Nhìn lại em gái tôi, dù Sáu đã mặc một cái quần sa tin đen và chiếc áo bằng gấm lụa trông rất... thôn nữ!. Nhưng lại quên, Sáu xách một cái bóp đầm (hand bag), mang... đôi giày cao gót, nhìn không thôn nữ chút nào cả! Tôi thì mặc một cái jean overalls bạc màu nhìn thật... bụi đời. Đã thế, cái mặt và cánh tay trần của tôi đỏ như da lột vì tôi ở Canada bao nhiêu năm trời, không quen với cái nóng 35, 36 độ C như thế này. Ông bà trời đất đã phù hộ cho chúng tôi ngồi nghỉ chân ngay đúng nhà của chị chủ nhà thật tốt bụng này. Lúc ấy khoảng 11 giờ trưa, chị bảo chúng tôi chờ một chút thôi, rồi chồng của chị đang đi đón thằng bé con tan học về, chị sẽ bảo chồng của chị hộ tống chúng tôi đi vào sâu trong Cần Giờ!. Chị bảo, vợ chồng của chị còn không dám vào trong đó nữa, mà chúng tôi năm người đàn bà từ ngoại quốc về lại dám vào sao?!
Chờ chỉ độ mười phút, chồng của chị chở thằng bé con đi học về. Chị trình bày câu chuyện, và người chồng thật tốt bụng y hệt như người vợ, đồng ý đi theo hộ tống chúng tôi ngay. Chẳng những thế, anh còn bảo chị vợ và thằng bé con đi theo luôn! Anh dặn dò chúng tôi phải nói với mọi người chung quanh rằng vợ chồng của anh là người nhà của chúng tôi ở đây, để dân chung quanh đấy không ăn hiếp chúng tôi.
Sau khi qua phà, rồi lên xe hơi đi thêm một đoạn, đến một ngã ba đường, chúng tôi phải xuống xe hơi, vì đường nhỏ quá, nhỏ đến độ xe không cách chi trở đầu xe lại được, mà chỉ có cài số de để đi về thôi... Tony phải ở lại coi chừng xe. Chúng tôi đi bộ vào sâu trong làng, anh chị "bà con" này chạy xe phía trước, rồi chạy ngược lại phía sau kiểm điểm xem chúng tôi có được an toàn không. Càng đi sâu vào làng mạc, nhà cửa càng vắng vẻ. Xa xa mới có một cái nhà. Má tôi không thể đi bộ xa được. Tôi cũng thế. Trước ngày đi về VN vài ngày, tôi bị bong gân khá nặng vì mang giày cao gót trợt té xuống thang lầu. Chân của tôi sưng to, bị đau nhức khi cử động. Bác sỹ dặn tôi phải nghỉ ngơi vài tuần, nhưng tôi đã mua vé về VN rồi, tôi không thể "nghỉ ngơi" được! Tôi bó cổ chân rất chặt. Tôi mang một đôi giày thật êm. Nhưng chỉ đi bộ độ 300 mét thôi, chân tôi bắt đầu làm reo. Tôi ngồi bệt xuống đường để nghỉ chân. Bỗng dưng, có một em bé gái từ trong xóm đi ra, ẹo cái đầu ngắm chúng tôi, rồi buộc miệng hỏi chúng tôi:
- Đi đâu dậy mấy cô...đẹp ơi!
Hahaha! Em bé gái trông lôi-thôi lếch-thếch thế kia mà cũng biết nịnh đầm rồi! Tôi bảo em chúng tôi muốn đi tìm một cái miếu nào gần đây để thắp hương!
Em mừng rỡ, chạy lại nắm tay tôi kéo đi không kịp thở! Em nói:
- Cái miếu ở ngay sau nhà em nè. Ngày nào em cũng ra miếu chơi hết á! Đi theo em, đi nhanh lên. Tụi mình chơi... thắp nhang ở đó "nheng"?!...
Chị Tư của tôi bỗng kêu chị Hai tôi giật ngược, và bảo chị Hai tôi mở lại tờ giấy ghi chú lời dặn dò của nhà ngoại cảm xem sao! Thật kỳ lạ! Anh Dũng đã đoán trước có một cô bé gái nắm tay dẫn đi đến cái miếu. Tóc em như râu bắp, rối bời, rít chịch nước biển, được túm lại bằng cái cây kẹp ba lá, đúng hệt như anh Dũng đã nói. Không giải thích được!
Đi theo em gái, chúng tôi khó nhọc men trên những bờ ruộng ghồ ghề, bước lên những thân cầu mong manh bắc ngang những mương nước nhỏ để đến cái miếu.
Đây là một cái miếu như bỏ hoang. Ít cọng chân nhang vẫn còn cắm trong lon sữa bò. Một tượng Phật Bà Quan Âm bụi đất bám đầy. Một bức ảnh Phật Thích Ca cũ kỷ trong khung gổ không có kính, nên nhìn càng thấy buồn hơn. Chúng tôi bày hết trái cây ra đấy, phủi bụi, lau sơ khung hình Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm, rồi chúng tôi thắp nhang van vái.
Trên đường đi ra, chúng tôi cho em bé gái ít tiền, và dặn em khi nào đi ra đây chơi, nhờ em lau chùi, phủi bụi giùm chúng tôi. Em giương mắt to ngạc nhiên nhìn chúng tôi. Có lẽ đây là lần đầu tiên em được trả tiền cho một việc mà không bao giờ em được ai cho tiền cả!
Trên đường đi ra, anh chị "bà con" của chúng tôi đã lanh lẹ huy động được năm chiếc xe gắn máy của dân làng gần đó để chở chúng tôi đi sâu vào cửa Cần Giờ mà không cần đi bộ khổ cực nữa. Có hai người làm nghề xe ôm, và ba người là dân làng xin được làm để kiếm thêm tiền. Chị Tư của tôi là người... tròn trịa nhất, đã bị ông tài xế thiếu kinh nghiệm chở...Việt Kiều, chạy ngang qua ổ gà, đã...quăng chị té xuống đất, ướt bẩn hết cả người. Cũng may mà chị và ông ta không sao cả!
Chúng tôi đến bến tàu, anh chị "bà con" của chúng tôi lo đi ngoại giao để mướn một cái tàu đánh cá đẹp và khá lớn, nhưng phải chờ nước lên mới qua bên kia cửa biển Cần Giờ được. Trong thời gian ngồi chờ nước lên, chúng tôi giở bánh mì, xôi, trái cây, nước... ra ăn uống. Chúng tôi ngồi túm lại với nhau, và mời anh chị "bà con" dùng chung thức ăn, thức uống với chúng tôi! Má tôi chợt hỏi:
-Anh chị đi theo chúng tôi nãy giờ mà không biết tên anh chị là gì để xưng hô đây nữa.!
Người chồng vui vẻ trả lời:
- Dạ bác! Con tên là Tâm đó bác.
Tôi trợn mắt nhìn anh! Anh vẫn điềm nhiên, vợ anh vẫn vui vẻ nói chuyện. Chị Hai tôi kề tai má tôi nói nhỏ:
- Má ơi! Ảnh tên... TÂM, tên Tâm đó má ơi!.
Má tôi líu giọng lại, cứ nhìn anh Tâm, miệng lẩm bẩm:
- Sao... mà ngộ quá vậy? Sao... kỳ quá vậy... hả con?
Chị Tư tôi cũng trợn ngược mắt lên, hỏi lại lần nữa:
- Xin lổi anh, anh vừa nói anh tên gì?
- Tui tên là Tâm, Nguyễn văn Tâm. Mai mốt chị có dìa VN nữa ghé nhà tụi tui chơi. Cứ nói tên tui là không ai dám gạt hay ăn hiếp chị đâu!
Cô em gái, Sáu, chậm tiêu nhất. Nhìn thấy chúng tôi to nhỏ với nhau mà ngơ ngác không hiểu gì cả! Chị Hai tôi phải lấy tờ giấy con trong bóp ra, không nói gì mà chỉ lấy ngón tay dí đúng vào cái tên Tâm nằm trên tờ giấy. Sáu giật nẫy mình lên, nhìn anh Tâm chầm-chập, lại hỏi lại câu hỏi ngớ ngẫn này lần nữa:
- Anh tên là Tâm thiệt à? Oh... My... God...!
Gần ba giờ trưa, nước lên xấp xỉ đủ để tàu khởi hành qua bên kia là cửa Cần Giờ. Người ta cõng má tôi xuống thuyền trước. Từ trên bờ muốn xuống thuyền, phải xắn quần lên quá đầu gối, chân dẫm lên bùn, lún rất sâu, làm tôi bồi hồi nhớ lại ngày tôi xuống tàu đi vượt biên mười sáu năm trước, tôi cũng lội lên bùn như thế này để leo lên cái thuyền thúng, rồi chuyển qua tàu lớn và đến bờ tự do của Indonesia...
Sau khi cõng má tôi, họ quay lại cõng tôi, vì tôi đang băng một miếng băng elastic ở cổ chân. Nó cũng đang sưng, đau vô cùng khi tôi cử động.Tàu nổ máy, bắt đầu rẽ sóng chạy xình xịch qua bên kia cửa biển. Nhìn biển bắt đầu mở rộng ra, sóng nhấp nhô, má của tôi rưng rưng nước mắt, tưởng tượng ngày em tôi đi, không biết con tàu nhỏ bé như thế nào... Chị Tư của tôi thì bồi hồi nhớ lại chuyến đi vượt biên của chị, những rượt đuổi giữa đám Công An với con tàu, rồi tàu của chị đã liều mạng, một sống một chết, xã súng bắn hết cả đạn vào bọn CA đang rượt theo! Lucky, bọn chúng chết nhát, tưởng tàu của chị có nhiều đạn dược súng ống lắm, đâu ngờ rằng họ chỉ có một cây súng và một băng đạn độc nhất thôi! Còn tôi, nhìn sóng nước mênh mông, bờ lau sậy xa dần phía sau, tôi bồi hồi xúc động đến đau nhói cả trái tim... Tôi ngồi lâm râm cầu nguyện, lâm râm gọi tên anh H, gọi tên em trai Út vắn số của tôi...
Tàu chạy chỉ độ nữa giờ đồng hồ là qua đến cửa Cần Giờ. Chị Hai và chị Tư tôi cứ lấy giấy của anh Dũng dặn dò ra xem xét cẩn thận. Theo như anh dặn, tất cả sự việc đều đã xãy ra đúng hệt như có người sắp đặt. Chị Hai tôi quyết định mướn hai xe gắn máy của dân làng chở chị Hai và chị Tư, cùng anh chị Tâm đi tìm căn nhà nào có cánh cửa màu xanh dương. Còn tôi, má tôi, và Sáu thì ở trên thuyền chờ tin tức. Nhìn hai cha con người chủ tàu mặc quần xà lỏn, ở trần trùng trục, nước da nâu bóng ngời, cái bắp tay lực lưỡng, vấn thuốc rê hút phì phèo, tôi bỗng nhiên... lo lắng! Tôi tưởng tượng họ không phải là người VN, mà là.. cướp biển Thái Lan tuy tôi chưa biết bọn cướp biển Thái Lan như thế nào!
Trên đất liền ở ngay cửa biển Cần Giờ, nhà cửa rất thưa thớt. Xa xa mới thấy có một căn nhà lá. Phải chạy khắp nơi để tìm cho ra cái nhà nào có cánh cửa màu xanh dương, có cô gái mặc áo đỏ ngồi trước hiên nhà không phải là chuyện dể. Anh chị Tâm cũng chạy ngược xuôi trên những bờ ruộng, bờ ao nuôi cá tôm phu tìm kiém.. Còn tôi ngồi chờ trên tàu, tay thọc vào túi quần jean overalls đầy tiền mặt mà lo lắng vô cùng.
Cuối cùng, chị Hai tôi vui mừng chạy đến báo tin là đã thấy cô gái áo đỏ ngồi trước căn nhà có một cánh cửa màu xanh dương rồi! Nếu chỉ tìm cánh cửa xanh dương, chắc đến tết... Congo! Vì cánh cửa này tróc sơn hết tám mươi phần trăm rồi. Nhờ nhìn thấy cô gái áo đỏ trước, rồi thấy cái cửa xanh dương sau lưng của cô, mới tìm ra khu vực này. Thế là hai xe gắn máy bỏ hai chị tôi lại đấy, cùng vòng lại với anh chị Tâm, đón tôi, má tôi và Sáu. Tôi và Sáu ngồi chung một xe, má tôi một xe, và anh chị Tâm hộ tống vì anh chị không yên tâm để chúng tôi đi với dân chài ở đây! Tôi thật nhớ ơn anh chị này vô cùng, chúng tôi đã gặp người thật tốt giúp đỡ.
Cả gia đình năm người chúng tôi túa ra tìm chổ nào là đất có đám chuồn chuồn bay! Dân làng bắt đầu tò mò bu chung quanh chúng tôi đến mấy chục người. Lúc ấy, chúng tôi quyết định không giấu giếm nữa. Chúng tôi nhờ họ tìm giúp chúng tôi chổ nào là miếng đất có chuồn chuồn bay.
Bỗng, chị Tư tôi reo lên, và xăng xái lội xuống một bãi lầy có đầy chuồn chuồn đang bay vần vũ! Chúng tôi mừng rở, rồi vừa cầm máy quay phim, chị Tư vừa lội ra xa hơn. Chị lại reo lên:
- Đây rồi, đây có cành cây khô với bao rác đây...
- A! Cái mai con cua đây! Đúng nơi đây rồi.. Đúng chỗ rồi...
Tôi vì đau chân nên không thể bước xuống bãi sình này được. Nước biển đang ngập lầy lội. Vài căn nhà lá xa xa.Trước mặt là biển mênh mông, chỉ có dăm cây đước, cây lau sậy ngăn sóng biển không bổ mạnh vào đây như phía bên ngoài.
Dân làng đã biết chúng tôi đi tìm xác người nhà. Họ sốt sắng chạy về nhà lấy thêm cuốc xẻng. Những người đàn bà thì vây xung quanh bàn tán. Cách đây rất lâu, họ nói đã thấy ít tử thi trôi tấp vào đây. Lại có người còn nói thấy một tử thi có cái ba lô bằng kaki vắt chéo ngang vai. Giống như là em tôi ngày em đi... Má tôi khóc sụt sùi dù chưa thấy, chưa tìm được gì cả! Tôi ráng bước lại gần hơn để nhìn cái cành cây khô, cái bao rác màu trắng, và cái mai của con cua chết lật ngửa... Tim tôi tan nát, tưởng tượng anh H. và Út cái ngày giờ xuôi tay thua cuộc vẩy vùng, rồi đau đớn, lạnh lẻo, cô đơn, nằm chôn vùi ước mộng tuổi trẻ nơi đây... Tôi khấn vái em tôi. Tôi gọi tên anh H. Tôi chỉ biết ứa nước mắt cầu nguyện. Ngực của tôi nặng thật là nặng...
Trong khi tôi đang lặng lẻ cầu nguyện, có khoảng bốn thanh niên lực lưởng bắt đầu đào. Đào tới đâu, nước cứ túa ra tới đó. Họ cố gắng vừa đào, vừa chắt nước đổ sang chổ khác. Trời bắt đầu tắt nắng. Họ không thể nào đào sâu hơn được. Chị Tư tôi cầm phone, cố phone cho anh Dũng. Ở đây không bắt sóng điện đài (reception) dể dàng như trong đất liền. Sau nhiều lần phone, anh bắt phone lên và nói nếu đã tìm được địa điểm đúng rồi thì chỉ việc ráng đào lên thôi. Sẽ thấy được xương cốt nếu đào sâu xuống khoảng hai mét. Chúng tôi năn nỉ dân làng hết sức tát nước ra và xúm nhau đào trước khi trời tối. Nhưng, thật lạ, nước cứ ngập tràn vào, càng lúc càng nhiều hơn, nhanh hơn, không cách nào đào sâu hơn được. Chị Tư lại phone anh Dũng. Anh Dũng bỗng nhẹ giọng lại, khuyên chúng tôi hãy đi về đi: Anh thấy vong hồn của em tôi không muốn bị dời chổ ở nữa.!
Trời buông sập tối nhanh một cách kỳ lạ. Má tôi và chúng tôi cầu nguyện lần cuối rồi ra về. Chúng tôi cho những người đào đất tiền, trả cho những người chạy xe gắn máy tiền. Tôi đã cẩn thận chia tiền ra làm nhiều túi quần. Sau này, những người biết rành về anh Dũng đã nói, chúng tôi đi về mà chưa lấy được di cốt của em tôi là một chuyện ít thấy khi anh Dũng đã đoán đúng hết các sự việc nhỏ nhặt xãy ra trước đó.
Trên xe hơi đi về, chúng tôi giở tờ giấy ghi chú ra xem, chợt thấy còn tên một người mà chúng tôi chưa gặp trên đường đi. Đó là tên Tùng! Chúng tôi bàn với nhau:
- Chắc Tùng là tên của vợ anh Tâm đó mà mình đã quên không hỏi chị ấy...
Tony chợt lên tiếng:
- Em tên Tùng đây nè bác và các chị. Tên thật của em là Tùng đó mà!
Tôi không thể nào ngờ được mọi sự việc lại kỳ quặc như thế! Chúng tôi về đến SG trời đã tối lắm. Dùng cơm tối ở nhà hàng, rồi về lại khách sạn, mở lại cái video xem lại lúc quay phim, nhất là lúc các thanh niên đang trần trùng trục đào bới, tôi chợt thấy đám mây trên trời đang xanh biếc lúc ấy, bỗng dưng tối sầm lại như có một cái màn cửa màu xám đen đang cố kéo lại che mắt của mọi người. Tôi rewind tới, lui. Sao mây đen kia lạ lùng thế? Trời bỗng đổi màu xanh biếc qua màu xám xịt chỉ trong có tíc-tắc...
Anh chị Tâm phone cho chúng tôi vài hôm sau. Anh bảo chúng tôi hãy trở lại lần nữa đi, mà ngủ đêm ở nhà anh chị trước một ngày, rồi qua bên cửa Cần Giờ sáng sớm hôm sau để có nhiều thì giờ hơn. Nhưng, chị Hai tôi quyết định sẽ không đi lấy cốt của em nữa, vì tối hôm đi tìm cốt Út về, chị lần đầu tiên trong cuộc đời, đã nằm mơ thấy em đứng ở đầu giường, mĩm cười thật tươi với chị như hài lòng với quyết định của chúng tôi. Tôi buốt cả lòng, tôi chưa bao giờ chiêm bao thấy được anh H...
....Anh hãy về đây trong giấc ngủ em mong
Mơ thấy anh trìu mến nắn mấy tơ hồng
Ngày anh đi tóc em còn xanh như ngọc
Đợi mỏi mòn nên đã hoá vạn xiềng gông...
Em tôi và anh H đã không cùng với chúng tôi sống và hưởng thụ một cuộc sống tự do đầy màu sắc ở trần gian, nhưng chắc em cùng anh H đang vui và rất toại nguyện ở một thế giới nào đó. Nơi ấy, chắc chắn là thiên đường, không có áp bức, không có hơn thua, không có bom đạn, không ai... cứu xét lý lịch. Và chắc em cũng đang nắm tay ba của tôi, nắm tay anh H. nhìn thấu lòng thương nhớ của tôi đối với hai anh em...
Kim Chi

Sửa bởi tuphuongsg: 20/04/2019 - 20:13


Thanked by 1 Member:

#20 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/04/2019 - 20:25

TÌM THÂN NHÂN CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT
Mọi cuộc chiến tranh đều dẫn đến mất mát, đau thương. Mặc dầu chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng nỗi đau mất mát của những thân nhân có người nằm xuống thì khó phai nhòa, dù là người từ phía bên nào của cuộc chiến. Tôi cứ nghĩ: người lính nào may mắn có mồ yên mả đẹp thì còn ấm lòng, còn những ai vùi nắm xương tàn nơi đèo cao heo hút hay rừng sâu quạnh quẽ thì lạnh lẽo biết bao. Vậy rồi đọc được bài viết của anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một người bạn vai vế đàn anh, tôi thấy cần đưa những thông tin này lên để may ra có ai đó đọc được.
Anh Son Vo có người cha là lính quốc gia, thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 3, trung đoàn 57, trực thuộc sư đoàn 3, bộ binh KBC 4555. Ngày 27/3/1975, những ngày cuối của cuộc chiến ở miền Trung, trong một lần giao tranh ác liệt giữa hai bên ở núi Cấm Dơi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cha của anh Sơn đã tử trận.
Sau ngày hòa bình, phần không rõ cha tử trận ở chiến trường nào, phần cuộc sống quá thiếu thốn, khó khăn, gia đình anh Sơn không thể đi tìm hài cốt của cha. Mãi đến năm 1999, qua sự thúc giục của người mẹ sau khi đến nhờ một nhà ngoại cảm ở Đà Nẵng, chìu lòng mẹ, anh Sơn miễn cưỡng đến lại đây mà lòng đầy nghi hoặc. Nhà ngoại cảm cho biết rõ: khi thấy khó bề sống sót, cha anh đã nhảy xuống một cái hầm được xem là căn cứ chỉ huy mang tên hầm Ross. Lúc đó trong hầm đã có một người lính nấp sẵn. Khi bộ đội phát hiện và ném lựu đạn vào hầm thì cha anh cùng người lính kia bị chết. Sau đó nhà ngoại cảm hướng dẫn anh Sơn đường đến nơi đó.
Theo lời chỉ dẫn, ngay ngày hôm sau, gia đình anh Sơn lên núi Cấm Dơi. Lên đó, anh tình cờ gặp một công an viên tên C. Anh C. hiện ở ngay thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn kể rằng hồi nhỏ anh hay đi lượm phế liệu ở vùng này. Anh C. cũng biết cái hầm chỉ huy và kể rằng khi vào hầm mò tìm phế liệu, anh phát hiện ra hai bộ hài cốt, một bộ nằm trong, một bộ nằm ngoài. Đúng như lời nhà ngoại cảm trước đó, người nằm ngoài là cha của anh Sơn, người nằm trong là người lính đã vào hầm trước đó.
Đến năm 2000, gia đình anh Sơn đưa hài cốt người cha về quê an táng. Lúc này xảy ra một tình huống khó tin. Người lính nấp trước đó trong hầm và chết cùng lúc với cha anh Sơn cũng đòi theo về với cha anh. Lúc đó, anh Sơn vì thương cho người đồng đội của cha mình đã đồng ý và quyết định đưa hai người về luôn một lần. Rất tiếc, nhà ngoại cảm lại không cho và khuyên ông ta cứ nằm lại đó đi rồi sẽ có cơ hội để gia đình tìm về, chứ theo về quê anh Sơn, ông sẽ không có cơ hội về với gia đình.
Công việc hoàn tất, đầu năm 2001, gia đình anh Sơn lại được “gặp” cha qua nhà ngoại cảm. Cha của anh đã nói rõ người đồng đội cùng chết trong hầm với mình có tên là NGUYỄN THÀNH VŨ, ngày trước ở gần sân bay Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thương thì thương cho trót, anh Sơn đã lặn lội hai ngày trời gần sân bay Phú Bài và phát tờ rơi ở một số khu vực quanh đó, mong có ai đó biết được chút ít về bác Vũ. Kết quả bằng không.
Vậy rồi anh Sơn cũng quên bẵng câu chuyện này. Mãi đến khoảng 8, 9 năm sau bỗng dưng nhớ lại chuyện cũ, anh Sơn vội trở lai Quế Sơn thăm mồ mả và thắp cho bác Vũ nén nhang. Điều đầu tiên đập vào mắt anh là mồ mả không còn, cảnh vật thay đổi hoàn toàn bởi thay vào chỗ cũ giờ là công viên.
Anh Sơn vội đi tìm anh công an viên tên C. Anh C. cho biết cách đây 5,6 năm, để xây dựng công viên, người ta đã di dời mộ bác Vũ lên nghĩa trang thị trấn Đông Phú cách đó khoảng hai cây số. Anh nhờ anh C. dẫn đường lên chỗ di dời mộ.
Đến đó, anh C. cho biết thêm sau trận giao tranh thời điểm đó, thi thể của những người lính nằm rải rác khắp nơi. Ai nằm đâu thì người dân chôn tại chỗ đó. Chỗ nằm của những người này cách chỗ nằm của cha anh khoảng từ 5 mét đến 100 mét.
Khi di dời mộ để làm công viên thì anh C. là một trong những người nhận trách nhiệm di dời cho nên biết rất rõ. Đến nơi, anh Sơn không thể tưởng tượng nỗi 17 ngôi mộ giờ chỉ là một bãi đất trống. Người dân nơi đây không biết là có mộ (có lẽ do mộ sơ sài, không có bia) nên làm sân trộn hồ để xây những ngôi mộ khác. Anh Sơn nghĩ nếu mình không giúp thì hài cốt các bác, các chú một lần nữa thất lạc vì có thể người dân không biết có mộ nên sẽ án táng người thân của mình vào đó. Vậy là anh quyết định xây mộ không chỉ cho bác Vũ mà xây luôn cho 16 người còn lại.
Sau khi hoàn thành việc lớn, anh lại đến gặp nhà ngoại cảm. Chính tại đây, mình đã “gặp” bác Vũ. Khi đó, mình đến đây cũng vì việc tìm mộ cho người thân. Mình ngạc nhiên khi thấy bác Vũ về cảm ơn anh Sơn. Anh Sơn lúc đó cứ xin bác Vũ cho tên người thân để anh Sơn đi tìm và thông báo cho họ biết, bác lắc đầu cười cười, nói: “Thôi, không cần con à”. Có lẽ bác không muốn làm phiền anh Sơn. Sau khi nghe câu chuyện giữa hai người, mình đã tò mò đi theo hỏi anh Sơn và bắt đầu quen anh Sơn là từ câu chuyện này.
Kết thúc câu chuyện, anh Sơn nói với mình: “Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm, các bà con tộc họ nô nức trở về quê hương để chạp mã, hương khói, tôn tạo mộ phần cho ông bà, tổ tiên. Riêng tôi cứ đau đáu, cũng là kiếp con người sao có kẻ bất hạnh thế này? Thôi thì mình cũng tôn tạo mộ phần, thắp nén tâm hương để an ủi cho những người đã khuất. Cầu mong các vị siêu thoát”.
Xin thưa các bác, các chú có ai biết về bác NGUYỄN THÀNH VŨ (có thể thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 3, trung đoàn 57, trực thuộc sư đoàn 3, bộ binh KBC 4555- cùng đơn vị với cha của anh Sơn?) cũng như biết hiện nay thân nhân của bác ở đâu, xin chuyển thông tin này đến cho người nhà. Biết đâu trong số 17 vị này có người được trở về quê hương hoặc ít ra, con cháu họ cũng biết được người thân của mình đang nằm ở đâu.

Đây là 17 ngôi mộ của những người lính tử trận tại núi Cấm Dơi vào ngày 27/3/1975, trong đó có mộ của chú Nguyễn Thành Vũ. Tất cả đều do anh Son Vo xây cất.

Anh Son Vo (áo xanh, bên trái, đeo kính) trong một lần lên thăm nơi yên nghỉ của 17 hương linh. Phía sau là hầm căn cứ Ross.

Lâm Nguyễn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 20/04/2019 - 20:30


Thanked by 1 Member:

#21 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/04/2019 - 20:41

XƯA NAY CHINH CHIẾN MẤY AI VỀ
Mình có quen một cô là nữ hộ sinh trước 1975. Cô Tuyết có chồng tử trận năm 1972. Nhưng mãi đến năm 2011, cô mới có thể đi tìm hài cốt của chồng ở vùng A Sầu, A Lưới. Nghe cô kể lại chuyện đi tìm hài cốt có nhiều chi tiết thật ly kỳ. Nơi cô đã tìm được chồng vẫn còn hài cốt của bốn người lính khác mà cô không biết thân nhân ở phương nào để báo tin. Thật là đau lòng cho tất cả những người lính hai bên sau ngày hòa bình hơn 40 năm, nắm xương tàn vẫn gửi nơi rừng xa và không hề có ai hương khói.
Hôm nay tình cờ đọc bài viết về chuyện hài cốt của một người lính cũng khá cảm động. Tình người vẫn là điều quý giá của cuộc sống. Câu chuyện được kể lại bởi người cháu ruột của trung úy phi công Việt Nam Cộng Hòa Vũ Đình Long.
Ông Vũ Đình Long, sinh năm 1948 ở Qui Nhơn, Bình Định. Cha là cụ Vũ Đình Vĩnh, cựu công chức Pháp, mẹ là bà Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Mai, một quận chúa chị em họ với vua Bảo Đại. Năm 1967, ông Vũ Đình Long đậu tú tài hai. Năm 1968 nhận lệnh động viên vào khoá 4/68 Trường Võ bị Thủ Đức. Mãn khóa, ông trúng tuyển vào không quân và được đưa đi Hoa Kỳ học khoá phi cơ vận tải. Kết thúc khóa học, ông về Việt Nam phục vụ tại Sự đoàn I không quân , chức vụ sau cùng là trung uý trưởng phi hành đoàn AC119, phi đoàn 821 AC119K Tinh Long.
Rạng sáng ngày 16/4/1975 trung úy Vũ Đình Long được lệnh cùng phi hành đoàn bay ra Phan Rang để yểm trợ cho các phi đoàn trực thăng giải cứu Phan Rang. Ông không biết đêm hôm đó Phan Rang đã thất thủ. Tướng tư lệnh vùng Nguyển Vĩnh Nghi và tướng Sang tư lệnh Sư đoàn 6 không quân cùng một số sĩ quan tuỳ tùng đã bị bắt sống.
Sau khi hạ độ cao quan sát và tìm kiếm thì máy bay của ông bị phòng không quân Bắc Việt bắn cháy bên cánh phải. Sau khi cho toàn bộ phi hành đoàn nhảy dù, trung úy Vũ Đình Long một mình bay ra biển. Đơn vị của ông đã thông báo máy bay bị bắn cháy và phi công mất tích. Ngày 30/4 /1975, gia đình trung úy Long ra tìm kiếm nhưng vô vọng. Những ngày sau đó, thân nhân của ông, người vượt biên, người đi tù cải tạo.
Ngày 16/8/1992, gia đình ông bất ngờ khi thấy trên trang quảng cáo báo Tuổi Trẻ có tin nhắn “tìm thân nhân ông Vũ Đình Long”. Lập tức, họ liên lạc với người đăng tin thì được biết đó là em Phương, một thanh niên mới đậu đại học, vào Sài Gòn chuẩn bị nhập học. Phương có người chú trong gia đình nhờ em đăng tin này trên báo Tuổi Trẻ. Em đã cho địa chỉ người chú và vẽ đường vào một làng chài nhỏ ở huyện Tuy Phong, tỉnh Ninh Thuận.
Vài ngày sau, người cháu ruột của Trung úy Vũ Đình Long là anh Vu Dinh Hai cùng một người em chạy xe honda hơn 350 km đến huyện Tuy Phong. Đến nơi, hai anh em kiếm nhà nghỉ vì trời cũng đã xế chiều. Ngày hôm sau, họ dậy sớm vào làng chài để tìm nhà vị ân nhân. Người nhà sau khi mời hai anh emvào nhà đã cho người xuống biển tìm ông. Đó là một ngư dân có nước da đen sạm và nhìn rất khỏe mạnh. Ông pha trà mời khách và bắt đầu kể.
Vào khoảng cuối tháng 4/197575, ông đi lưới cá một mình trên chiếc thuyền nhỏ thì bất ngờ gặp xác chết trôi của một phi công nổi trên biển. Ông lấy dây cột thi thể, kéo vào bờ và đào huyệt chôn gần bờ biển. Ông nói là mình làm việc này cũng chỉ nghĩ là làm phước thôi. Mỗi lần ra biển, ông đều đến mộ thắp nhang cầu hương linh viên phi công phù hộ cho ông gặp bình an và may mắn. Vài năm sau , có một trận bão lớn thổi vào Tuy Phong. Sáng ra, ông thấy hài cốt viên phi công bị sóng đánh trồi lên trên. Lúc này ông mới thấy từ chiếc giày rớt ra bao nylon trong có giấy căn cước quân nhân và thông tin cá nhân. Ông bèn đưa hài cốt viên phi công về nghĩa trang làng chôn cất tử tế và khấn xin nhận viên phi công làm em nuôi bởi ông không có vợ con, hiện sống chung với người anh ruột. Khi nghe đứa cháu vào Sài Gòn chuẩn bị nhập học. Ông đã nhờ cháu đăng thông tin trên báo mà không dám hy vọng có lời phản hồi bởi trong rừng các mẫu tin quảng cáo hằng ngày trên các báo, có mấy ai để ý đến những thông tin tìm thân nhân.
Sau những giờ hàn huyên, ông dẫn gia đình trung úy Vũ Đình Long ra thăm mộ. Khi nghe gia đình có ý kiến xin cải táng hài cốt trung úy Long về Sài Gòn để gần gũi với gia đình thì ngư dân này nói những việc cần làm tại địa phương, ông sẽ lo hết. Đến ngày hoàn tất việc di dời hài cốt, , đại diện gia đình xin gởi lời tạ ơn ông đã chôn cất, nhang khói cho người mất suốt 17 năm qua. Gia đình xin gởi món quà để tỏ lòng biết ơn của gia đình đến ông, mới đầu ông không nhận nhưng sau với lời lẽ khẩn thiết, chân thành của họ, ông đã nhận và khóc thật xúc động khi phải “chia tay” người em nuôi.
Sau một ngày đưa hài cốt chạy từ Phan Rang về đến Sài Gòn, cả gia đình Trung úy Vũ Đình Long đã đợi ông ở đó và tiến hành lễ mai táng, kết thúc hành trình 17 năm tìm về gia đình của hương linh viên phi công. Âu cũng là một cái duyên đầy may mắn cho Trung úy Vũ Đình Long khi ông gặp được người ngư dân tốt bụng và khi cơn bão đã đưa đưa những thông tin cá nhân của ông lên khỏi mặt đất.
Còn lại, trên mảnh đất Việt Nam này, biết bao nhiêu hài cốt người lính đã không tìm được đường về nhà. Một người quen của mình kể rằng những lần đi tìm hài cốt binh lính của hai bên, bởi ảo giác hay bởi vọng tưởng, chị “thấy” họ nằm trên võng, nằm trên mặt đất với những vết thương không bao giờ liền miệng.
Vì vậy, xin hãy tưởng nhớ và thắp một nén hương lòng cho tất cả những người lính chưa tìm được đường về nhà!

Lâm Nguyễn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#22 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/04/2019 - 21:44

LÊ NIN VÀ HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ
Bùi Quang Minh 22/4/2017
Hôm nay là ngày sinh nhật của lãnh tụ vô sản Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) - người khai sinh ra chủ thuyết Nhà nước chuyên chính vô sản, tức là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để trấn áp giai cấp tư sản, các mầm mống chống đối khác như tiểu tư sản, tư bản quốc tế... nhằm xây dựng nên một nhà nước c.... s.. không có giai cấp.
Để phản ánh đúng tầm vóc tư tưởng của vị lãnh tụ đàn ông này xin được đối chiếu với tư tưởng của 2 người đàn bà cùng làm cách mạng cùng thời và tầm tuổi với Lênin.
1- Người đàn bà Nga Maria Spirodonova (1884-1941): bà là đồng chí của cách mạng Nga, luôn luôn ủng hộ Lenin giai đoạn đầu cách mạng. Cùng với nhiều lãnh tụ khác của Đảng c.... s.. Nga, bà này đã nêu ra những câu hỏi phản biện về vai trò của giai cấp lao động như sau: "Công nhân hỏi - Chúng ta là gì? Có thực chúng ta là nòng cốt của giai cấp nắm độc quyền thống trị, hay chúng ta chỉ là bầy quần chúng ngoan ngoãn được dùng làm hậu thuận cho những kẻ, sau khi cắt đứt mọi mối liên quan với đại chúng, đã thực hiện chính sách của riêng họ... dưới cái nhãn hiệu khả tín của đảng?". Lê Nin đã không trả lời câu hỏi của bà mà đã ra lệnh tống giam bà Spirodonova. Bà đã bị đi đày sang Trung Á năm 1925, biệt tích từ năm 1930 và bị tử hình năm 1941.
2- Người đàn bà Đức Rosa Luxemburg (1871-1919) nhà lý luận c.... s.., nhà triết học xã hội và cũng là một nhà cách mạng, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, giảng dạy môn Chủ nghĩa Marx của Đảng này. Bà từng viết bài "Về cuộc Cách mạng tại Nga" (Die Revolution in Russland) dựa trên cái nhìn đa nguyên về chủ nghĩa xã hội. Bà cho rằng "Liều thuốc mà Lê Nin và Trotsky đã tìm thấy, nghĩa là sự hủy bỏ nền dân chủ, còn tệ hại hơn cả căn bệnh hiểm nghèo mà thứ thuốc ấy định chữa cho xã hội", "Tự do chỉ cho những người theo chính quyền, chỉ cho các đảng viên của một đảng - cho dù là số đảng viên đó có nhiều bao nhiêu đi nữa - không phải là tự do thật sự. Tự do luôn luôn là tự do của kẻ bất đồng chính kiến. Không phải vì công bằng một cách mù quáng, mà vì hiệu quả của tự do chính trị: mang lại sinh khí mới, hàn gắn và làm trong sạch. Những điều này sẽ không có, khi tự do chỉ là một đặc ân...". Bà chủ trương không sử dụng bạo lực để cướp chính quyền cũng như không dùng chính đảng này tiêu diệt các đảng phái khác, phe phái tư tưởng này trong đảng tiêu diệt phe phái tư tưởng khác (tức phi dân chủ ngay trong một đảng). Lê Nin tuy không phản biện lại những điều bà nêu ra nhưng vẫn đánh giá cao nữ đồng chí này và viết: “Dù có mắc sai lầm gì thì đồng chí ấy vẫn mãi mãi là một con chim ưng”. Thật tiếc, năm 1919 tư sản Đức đã giết hại nhà cách mạng nữ này, nếu không Lê Nin còn nhận được những phản biện búa bổ khác từ nữ cách mạng gạo cội cùng tuổi này.
Như vậy, ở vào thời đại của Lê Nin, cả thế giới, dù xã hội tư sản hay c.... s.., những con người phản biện chính trị xã hội đều rất khó bày tỏ tư tưởng công khai, thậm chí bị khủng bố, đàn áp không thương tiếc. Chưa hẳn thời nay, dù văn minh, tiến bộ dần nhưng điều đó đã chấm dứt mà còn lay lắt ở nhiều thể chế.
Sau khi nhà tư tưởng Lê Nin mất, tổng bí thư hậu duệ của Đảng c.... s.. Liên Xô Khrushchev (1894-1971) cũng nhận được những quan điểm phản biện chí tử của Hội đồng các Đảng Dân chủ Xã hội ở châu Âu, Hội đồng Xã hội quốc tế, tháng 4 năm 1956 khi ông viếng thăm Anh, cho hệ thống tư tưởng của ông mà không một lời đáp lại như sau: "c.... s.. cầm quyền ở nơi nào là họ vặn quẹo hết thảy mọi quyền tự do, mọi quyền của công nhân, mọi thắng lợi chính trị, mọi giá trị nhân bản mà những đảng viên xã hội đã phải hàng bao nhiêu thế hệ mới tranh thủ được"... (các đảng c.... s.. nảy sinh và ly khai khỏi các đảng xã hội tại Âu châu).
Nhân ngày sinh nhật của Lênin xin được tưởng nhớ 2 nữ đồng chí cách mạng của ngài. Họ bất diệt trước thời đại và lương tri của nhân loại!





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#23 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 20:08

Những câu chuyện tháng 4
CHÚT HỒI ỨC VỀ NHỮNG NGÀY BỆNH XÁ NĂM 1975
(Đây chỉ là chút hồi ức nhỏ của người viết)
Những ngày giữa tháng 6.1975 ấy, nhiều chàng trai xách túi ra đi, lòng xuân phơi phới. Lịch sử sang trang rồi, làm người thua cuộc, sau một tháng “học tập”, ta có về làm phu bốc vác cũng cam lòng. Thế nhưng sau một tháng, có muốn làm phu bốc vác cũng chẳng được. 30 ngày huy hoàng cơm nhà hàng Á Đông bưng, nước nhà hàng Đồng Khánh rót, sớm lụi tàn, nhường chỗ cho những bữa cơm chỉ việc gỡ bỏ các hạt bông cỏ ra cũng tốn hàng tiếng đồng hồ. Từ những bữa ăn đóng tiền hơn 400 đồng/ngày tụt xuống những bữa cơm trại vài chục đồng là cả một sự tuột dốc thê thảm. Cơ thể không kịp thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt nên bắt đầu làm reo, biểu hiện đầu tiên là bệnh ngứa vì thiếu vitamin. Ngứa ở đâu không ngứa, lại ngay chỗ cần phải che kín nhất trong cơ thể mà ngứa. Báo hại các chàng trai cứ phải thường xuyên “diện bích”, mặt nhìn vào tường vôi như tìm kiếm một giai nhân vô hình nào đó, còn hai bàn tay thì cứ khua loạn xạ.
Nhưng phổ biến nhất lại là bệnh phù thũng (beri-beri), 10 người thì hết 8-9 người vướng bệnh. Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh này là hai má phình ra như người mập, nhưng nặng chình chịch, dùng ngón tay cái ấn vào cổ chân, thịt da lõm xuống và cứ lõm xuống hoài như thế. Thời đó, các phương tiện truyền thông bên ngoài thường xuyên dùng 4 từ “phồn vinh giả tạo” để nói về xã hội miền Nam trước 1975, có lẽ để trấn an những bộ đội và người dân miền Bắc choáng ngợp trước vẻ bề thế của đô thị Sài Gòn. Và 4 từ này đã sớm được ứng dụng đầy sáng tạo trong cuộc sống ở trại Long Thành, dành riêng cho những người cứ tưởng mình lên ký, nhưng thật ra cơ thể chứa quá nhiều nước. Sáng sáng, những chàng trai trên dưới ba mươi ngồi bật dậy, ấn ngón tay vào cổ chân, chờ mãi nhúm thịt vẫn không chịu phồng lên, đành nhẹ nhàng thốt ra một lời than vãn “tụi bây ơi, t*o bị phồn vinh giả tạo rồi!” Thật, không có một sự ứng dụng chữ nghĩa nào tuyệt vời đến thế!
Những ngày ấy, món thực phẩm mà nhiều anh em gửi tiền nhờ căng-tin mua hộ là… cám. Cám mang về trộn với đường cát, rưới vào chút nước cho dẽ dặt rồi ép thành bánh mà ăn, vừa ngon, vừa đối phó với căn bệnh “phồn vinh giả tạo” bất trị.
Ngày quốc khánh năm ấy được ăn thịt lần đầu sau một thời gian dài vắng thịt, nhưng cũng đồng thời là cực hình cho những bạn nào lỡ trúng phải phiên trực ngày đó. Phần ăn được lãnh về cho cả tổ 10 người vừa bày ra thì người lãnh phần chia thịt bỗng quíu tay trước hàng chục “con mắt hình viên đạn” chăm chú nhìn vào chén thịt. 10 người nhưng đếm đi đếm lại chỉ có 8 cục thịt to cỡ ngón chân cái. Anh vội lựa ra những miếng thịt to hơn cả rồi cắt bớt để có thêm hai phần thịt nữa cho đủ 10 người. Lính quýnh thế nào làm cho một miếng thịt văng xuống nền xi măng trơn láng. Con người đáng thương đó không dám nhìn ai, vội vã lượm miếng thịt lên, kê gần miệng thổi phù phù rồi bỏ vào một chiếc ca nhựa để sẵn, ai trúng người đó chịu.
Bệnh kiết lỵ không nhiều như phù thũng, nhưng mức độ nguy hiểm lại cao hơn rất nhiều. Các hố xí lộ thiên được đào sát hàng rào, nhưng chỉ cách chỗ ở độ 50 mét là cự ly mà gián và ruồi nhặng dễ dàng mò tới. Bữa nọ, anh N., Thiếu tá quyền Chánh sở Nội dịch Phủ Tổng thống cầm đưa cho tôi một ca cơm trắng, anh nói đang đau bụng, không ăn cơm được, nhờ tôi “ăn giùm”. Bạn có lòng, mình lại khó từ chối một thức ăn đang bắt đầu trở thành xa xỉ phẩm, tôi đỡ lấy ca cơm trắng. Chiều hôm đó, ăn được gần nửa ca cơm, bỗng nghe mùi gián nồng nặc. Song đã muộn rồi, cơm đã nuốt vào không thể trục ra, đành phó thác cho… số mạng.
Buổi sáng hôm đó, bệnh kiết lỵ bộc phát trong tôi như một hậu quả được báo trước. Mỗi ngày tôi thực hiện trung bình 20 chuyến khứ hồi từ nhà ra đến hố xí sát cạnh hàng rào rồi quay lại nhà, rồi lại trở ra. Thuốc thì cứ Tétracycline mà nốc vào, nhưng chẳng thấy kết quả đâu. Những chuyến khứ hồi như thế kéo đến hết ngày thứ 7 thì cơ thể không còn sức chịu đựng nổi nữa, tôi nhờ người bạn dìu xuống bệnh xá xin nằm lại. Và cuộc sống của tôi ở bệnh xá đã bắt đầu như thế.
Gọi là bệnh xá nhưng đây chỉ là một ngôi nhà nhỏ không có một tiện nghi tối thiểu nào, kể cả toilet. Bệnh nhân mới như tôi phải học tập kinh nghiệm của người đi trước, nhờ người bạn mua giúp ở căng-tin một cái bô nhựa, xúc cho một ít tro để dành đổ vào bô mỗi khi thực hiện xong nhu cầu... Từ đó mới nghiệm ra rằng khi con người ta đi đến nỗi đau cùng cực về thể xác lẫn tinh thần thì mọi thứ khác đều vô nghĩa.
Bệnh xá có 2 cán bộ y tế gồm một y sĩ, một y tá, nhưng tù phạm cứ gọi là bác sĩ tuốt. May mà có hai bác sĩ tù thực thụ được đưa xuống bệnh xá để chẩn trị cho anh em. Một bác sĩ tên T., một người tên H., bác sĩ thuộc Viện Pasteur, Sài Gòn, họ đóng góp phần chính trong việc điều hành bệnh xá.
Số bệnh nhân nằm thường trực ở bệnh xá Long Thành vào tháng 9 năm ấy chưa đến 10 người, “niên trưởng” là cụ Nguyễn Văn Tho, Thượng nghị sĩ, Trưởng khối Dân tộc Thượng Nghị viện. Chúng tôi sống với nhau đầm ấm, chan hòa trong tinh thần “đồng bệnh tương lân”, nhất là vào ban đêm, khi tất cả đã vào nhà, trả lại cho bệnh xá cái lạnh lùng đến buốt cả xương, đau cả óc. Lúc ấy, giữa bệnh xá chúng tôi nằm với dãy nhà 6 chỉ cách nhau một con đường đất nhỏ. Ban đêm cả nhà 6 trên dưới 300 người đang tập hát...
Họ 300 người hành quân thì chúng tôi, một lũ bệnh phạm chưa đến 10 người nằm im đó, lắng hồn về những kỷ niệm xa vời. Tất nhiên chúng tôi cũng có sinh hoạt riêng, tự biên tự diễn, đặc biệt là những buổi “ăn hàm thụ” tuyệt vời! Cứ mỗi đêm, một người được phân công kể lại cho mọi người nghe một món ăn yêu thích, cách làm, cách thưởng thức. Tôi thì thích nhất cái món bò nướng ngói cụ Nguyễn Văn Tho làm, sao mà nó thơm ngon đến thế! Chỉ nghe thôi mà nước bọt cứ tuôn ra ào ạt trong mồm. Khi bữa ăn hàm thụ đã no nê, không khí đã lắng xuống, thì tiếng tập hát ở nhà 6 lại vang lên:… Đến một lúc, tiếng hát không còn nữa, ý chừng họ đã chuẩn bị đi ngủ, chúng tôi rọ rạy trong cái ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn chong trong phòng, rồi những câu chuyện kể cất lên, đủ cho mọi người nghe, mỗi người một cảnh đời riêng, cái buồn nào cũng có thể làm cho nước mắt ứa ra, ướt đầm cả gối. Đó là nguyên nhân ra đời của hai câu thơ:
Nỗi người thương cảm khôn nguôi,
Nỗi mình âu cũng đầy vơi giọt buồn …
***
Ở bệnh xá Long Thành lúc đó có một nữ lao công nhà ở gần trại, nghe đâu là vợ của một du kích xã đã tử trận. Bà được thu nhận làm lao công bệnh xá có lẽ cũng nhờ cái chết của người chồng. Bà có cái già trước tuổi của một phụ nữ miền quê chơn chất, thường lãnh phần phát thuốc cho lũ bệnh chúng tôi, và hầu như lần nào bà cũng phát nhiều hơn chỉ định của bác sĩ, nhất là món vitamin. Chúng tôi giúp bà bằng một cách lương thiện khác, trên tinh thần có qua có lại. Cứ mỗi buổi trưa, chúng tôi ráng lết xuống căng tin, xếp hàng rồng rắn chờ mua những gói thuốc lá Đà Lạt, Vàm Cỏ, Hoa Mai…. Mua xong, tất cả thuốc lá tập trung lại cho người phụ nữ nghèo và tốt bụng đó, bà mang về bán ra ngoài với cái giá thị trường chênh lệch rất lớn so với giá mua theo cơ chế quốc doanh. Thỉnh thoảng đi làm buổi sáng, bà mua cho tôi gói xôi trộn nhiều đường, đó là món quà tình nghĩa của vợ người tử sĩ du kích với một tên tù ngã ngựa.
Năm 1975 đó lạnh hơn những năm trước rất nhiều, nhất là những tháng cuối năm, có lúc nhiệt độ Sài Gòn xuống đến 16o C. Lúc tôi nằm ở bệnh xá, trời mới vào tháng 9, nhưng những cơn mưa nhỏ theo gió thốc vào bệnh xá, ngấm vào cơ thể người bệnh đã tụt gần hết calci, cái lạnh buốt đến tận xương, tận tủy. Có những buổi sáng ngồi tựa lưng vào vách, qua khung cửa sổ, nhìn ra một khoảng trống bát ngát bên ngoài làng cô nhi Long Thành khi xưa, nghe đâu trước tháng 4.1975 là doanh trại cũ của Lữ đoàn Mãng Xà vương của Thái Lan. Những hạt mưa bay lơ lửng giữa bầu trời còn vương chút nắng, mọi hi vọng trở về tắt ngấm, cái lạnh càng lạnh hơn và nỗi buồn mênh mông như vạt đất mênh mông trước mặt. Đó là lúc mà thơ cất lên tiếng nói của mình:

MƯA BỆNH XÁ

Nằm đây ngửa mặt lên trần,
Lòng tương tư áng phù vân cuối trời,
Bên ngoải từng hạt mưa rơi,
Từng cơn gió lạnh buốt rời thịt xương.

Nằm đây mà nhớ cố hương,
Đêm đêm làm bạn chiếu giường vô tri,
Xót thân phận chẳng ra gì,
Ba mươi mốt tuổi hoài đi nửa đời ….

Nỗi người thương cảm khôn nguôi,
Nỗi mình âu cũng đầy vơi giọt buồn!

Long Thành 16.9.1975

Lê Nguyễn
18.4.2019

Sửa bởi tuphuongsg: 23/04/2019 - 20:12


Thanked by 1 Member:

#24 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/04/2019 - 21:28

HOÀ THƯỢNG THÍCH THANH BỐI: VỊ CẦU SIÊU CHO 7.000 TỬ SĨ VNCH
Nghĩa trang quân đội Biên Hoà (1966 - 1975) đã chôn khoảng 10.000 mộ tử sĩ (thiết kế cho 16.000 mộ), trong đó có khoảng 70% tử sĩ theo đạo Phật và thờ cúng ông bà.
Nhà tang lễ chia làm 3 dải, từ ngoài nhìn vào, bên phải là Phật giáo, bên trái là công giáo, ở giữa là sĩ quan.
Đầu tháng 12/1972, thằng bạn cùng khoá 3/72 sĩ quan Thủ Đức đi chiến dịch tử trận, tôi phải đi gác linh cửu nó hai ngày.
Lúc đó, 3 mặt trận mùa hè đỏ lửa (Bình Long, Kontum, Quảng Trị) đã lắng dịu, nhưng quan tài tử sĩ rất đông, bên Phật giáo chừng 70 hòm, bên công giáo khoảng 30 hòm.
Bên Công giáo có một linh mục tuyên uý mặc áo thụng đen cầm tô nước và đoá hoa, đứng trước đầu hòm vẫy nước và đọc kinh. Chừng 30 phút cha làm lễ xong 30 quan tài.
Nhưng bên Phật giáo, vị đại đức tuyên úy phải tụng kinh cúng cơm cho từng quan tài mất tổng cộng hơn hai tiếng.
Mặc dầu hòm tử sĩ đều được bọc tole tráng kẽm và hàn chì bên trong, nhưng cả trăm hòm gây ra mùi thối kinh khủng.
Thân nhân quỳ cúng cơm tử sĩ chừng 10 phút là bỏ về nhà nghỉ, chứ không dám đứng gần hòm
Vây mà nhà sư và hai anh lính hầu bàn vong phải chịu mùi hôi suốt 5 tiếng/ngày (cúng cơm trưa và chiều)
Tôi rất quý trọng nhà sư chừng 40 tuổi rất mẫn cán vì tử sĩ
Mới đây, tôi gặp thằng em tên Đảm pháo binh Sư Đoàn 7, cho biết bố vợ hắn là bạn thân vị sư này.
Ngài là cố hoà thượng Thích Thanh Bối (1928-1994), với cấp bậc đại úy tuyên úy Phật giáo, tụ trì chùa Hải Đức (Phú Nhuận), mỗi sáng có jeep chở thầy lên nghĩa trang quân đội, đến chiều tối xe jeep mới chở thầy về chùa.
Sau 30/4/1975 thầy đi học tập cải tạo 2 năm, rồi trở lại chùa Hải Đức tu cho đến ngày viên tịch.
Hiện nay cốt của ngài được chôn trong ngôi tháp bên trái sân chùa.
Hôm nay, sắp đến ngày thua cuộc, tôi đến thắp nhang và lạy thầy 4 lạy để tỏ lòng tri ơn thầy đã dày công tụng niệm cho 7.000 tử sĩ đã bỏ mình để bảo vệ nền tự do mong manh và ngắn ngủi.




Mai Bá Kiếm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#25 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/04/2019 - 21:40

VƯỢT BIÊN
Mình có một người anh họ bên nội mà tụi mình gọi là anh Ti. Nhà anh có đến 12 anh em, ai cũng cao lớn, đẹp trai, học giỏi. Hẳn nhiều người biết và yêu thích bài hát “Vì đó là em” của nhạc sĩ Diệu Hương. Tác giả chính là người chị gái duy nhất trong gia đình anh. Ngày anh ở Sài Gòn ra nhà mình chơi, mình nhớ anh rất hiền, hay cười và đẹp như những hoàng tử trong phim. Hôm đó, mấy chị hàng xóm cứ vẫy mình lại hỏi anh đó ở đâu, làm gì, tên gì, ra Đà Nẵng chơi lâu hông. Vậy rồi hơn năm sau, mình nghe nói anh vượt biên mất tích, thấy thương anh quá. Ba anh là trung tá, các anh em của anh thi đậu đại học nhưng không ai được đi học. Có lẽ thấy tương lai mù mịt nên các anh đã phải tìm đường ra đi.

Những năm 1979, 1980, các anh chị lớp trên của mình đi vượt biên khá nhiều Hồi đó, mình nghe nói những người vượt biên là tham bơ thừa sữa cặn của Mỹ, là bu chân đế quốc. Rồi ngạc nhiên khi thầy Dũng dạy môn Hóa ở trường mình cũng là phó bí thư đoàn trường bỗng nhiên một ngày nọ cũng mất tích. Ngạc nhiên khi thầy là người mà trong những buổi chào cờ dưới trường thường hay lên tiếng phê phán gay gắt những người vượt biên và cho đó là “những kẻ bán nước”, nay lại lặng lẽ âm thầm ra đi.
...
Mình cũng từng có lần “gặp” một người vượt biên mất tích. Nghe anh ấy kể lại chuyến đi của anh và nói rằng anh rất nhớ mẹ, mình đã giàn giụa nước mắt không kìm nén được. Đến bây giờ, mỗi lần đến Rằm Tháng Bảy, mình đều cầu nguyện cho anh ấy siêu thoát.
Nghĩ lại, người ta ra đi là vì cùng đường, chứ chẳng ai muốn đem tính mạng mình ra đánh cược với số phận, với những chuyến đi mà phần chết nhiều hơn phần sống. Hôm nay, coi clip này, mình mới thấy thật là kinh khủng, ôi những chuyến vượt biên quá bất trắc. Những bà cụ già trên 70 tuổi, những đứa bé đang còn bú mẹ... vì sao họ phải ra đi?
Vì vậy, đối với mình, ngày 30 tháng Tư nên là một ngày dành để tưởng niệm cho đồng bào chiến sĩ hai bên đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt vừa qua, tưởng niệm những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả. Là người Việt, ai mà không đau xót khi đồng bào của mình ra đi bất đắc kỳ tử như vậy. Vui nỗi gì! Sướng nỗi gì!
Lâm Nguyễn

Thanked by 4 Members:

#26 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18628 thanks

Gửi vào 24/04/2019 - 22:54

Vì vậy, đối với mình, ngày 30 tháng Tư nên là một ngày dành để tưởng niệm cho đồng bào chiến sĩ hai bên đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt vừa qua, tưởng niệm những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả. Là người Việt, ai mà không đau xót khi đồng bào của mình ra đi bất đắc kỳ tử như vậy. Vui nỗi gì! Sướng nỗi gì!

-----------------------------------------------------------------------

Khoát lác cho rằng mình là đỉnh cao trí tuệ loài người .

Lãnh đạo được tôn thờ cho rằng trồng người gây ảnh hưởng 100 năm -- bây giờ thấy hậu quả ra sao ? Đồi bại và đạo đức giả -- tham nhũng ở mức quốc nạn -- đạo đức, truyền thống và văn hóa ở mức quốc nhục .

Đó là kết quả đương nhiên của 1 chủ nghĩa sai lầm và sắt máu .

HC

1- Người đàn bà Nga Maria Spirodonova (1884-1941): bà là đồng chí của cách mạng Nga, luôn luôn ủng hộ Lenin giai đoạn đầu cách mạng. Cùng với nhiều lãnh tụ khác của Đảng c.... s.. Nga, bà này đã nêu ra những câu hỏi phản biện về vai trò của giai cấp lao động như sau: "Công nhân hỏi - Chúng ta là gì? Có thực chúng ta là nòng cốt của giai cấp nắm độc quyền thống trị, hay chúng ta chỉ là bầy quần chúng ngoan ngoãn được dùng làm hậu thuận cho những kẻ, sau khi cắt đứt mọi mối liên quan với đại chúng, đã thực hiện chính sách của riêng họ... dưới cái nhãn hiệu khả tín của đảng?". Lê Nin đã không trả lời câu hỏi của bà mà đã ra lệnh tống giam bà Spirodonova. Bà đã bị đi đày sang Trung Á năm 1925, biệt tích từ năm 1930 và bị tử hình năm 1941.

---------------------------------------------------------------------
Nhận xét cay đắng nhưng chính xác . Thật sự chỉ có 2 giai cấp - cai trị và bị cai trị .

HC

Còn lại, trên mảnh đất Việt Nam này, biết bao nhiêu hài cốt người lính đã không tìm được đường về nhà. Một người quen của mình kể rằng những lần đi tìm hài cốt binh lính của hai bên, bởi ảo giác hay bởi vọng tưởng, chị “thấy” họ nằm trên võng, nằm trên mặt đất với những vết thương không bao giờ liền miệng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Con mụ Phan Thị Bích Hằng từ chối kiếm tung tích các binh lính phe VNCH cho rằng họ là ngụy nên không muốn .

Đang tự hỏi Bích Hằng có cách nào áp vong các VIP từng chê't hay mới chết xem họ có chỉ thị cho các thuộc cấp hay không ?

HC

Thanked by 3 Members:

#27 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/04/2019 - 21:16

Nhà ngoại cảm Bích Hằng có lùm xùm vụ tìm thủ cấp của liệt sĩ PCK

#28 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/04/2019 - 21:33

Chút tản mạn nhân ngày 30.4
NGHĨ VỀ NHỮNG BÀ MẸ TRONG CUỘC CHIẾN

Sau hơn 20 năm chiến trận giữa hai miền Nam-Bắc, các bà mẹ của bên thắng cuộc được vinh danh ngất trời, có nơi dành vài trăm tỷ xây dựng tượng đài, vừa xây xong vội vàng gửi thư xin Trung ương rót tiền… cứu đói. Thôi thì, vinh danh các Mẹ cũng là điều hợp với đạo lý, nếu như bên cạnh việc làm này, người ta cũng biết cúi xuống cảm thông nỗi đau của những bà mẹ thua cuộc, ngày ngày quét bụi trên cái bàn thờ của thằng con tử sĩ VNCH hay tựa cửa mong ngóng ngày trở về của đứa con đi cải tạo nơi rừng xa, núi thẳm.
Sau cái ngày 30 tháng 4 ấy, người ta chứng kiến sự đoàn tụ của nhiều gia đình bị ly tán vì cuộc chiến. Một sự đoàn tụ kéo theo đủ niềm vui, nỗi buồn, có nhiều nụ cười, nhưng không thiếu nước mắt. Tôi vẫn thường kể lại trường hợp một bà mẹ hạnh phúc nhất trong những bà mẹ thời chiến, đó là bà mẹ người bạn đồng môn của tôi. Dưới chế độ VNCH, bà là mẹ một trung tướng kỳ cựu thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau 30.4, được biết bà cũng là mẹ một thiếu tướng của bên thắng cuộc. Song đó chỉ là ngoại lệ. Bên cạnh bà mẹ hạnh phúc đó, có hàng chục, hàng trăm ngàn bà mẹ ứa nước mắt, ngày ngày thắp hương trên bàn thờ những đứa con không bao giờ trở về, dù của bên này hay phía bên kia.
Nhưng cay đắng và khó xử nhất lại là các bà mẹ có những đứa con trai mà hoàn cảnh xã hội đã đưa đẩy họ đứng ở hai bên chiến tuyến đối nghịch nhau. Cuộc chiến kết thúc, mẹ chứng kiến bao nhiêu cảnh xào xáo gia đình. Người anh đi tập kết trở về hằn học lên lớp thằng em trai theo “ngụy”, “ôm chân đế quốc”, “giết hại đồng bào”… người mẹ không kiên nhẫn được nữa, bà gào lên trong nước mắt: ”nó theo ngụy, nhưng nó nuôi t*o sống tới bây giờ, mày theo cách mạng, mày có nuôi t*o được ngày nào chưa?”. Nhiều tình huống gia đình như thế mà những bà mẹ sau cuộc chiến hẳn sẽ rất đau lòng khi chứng kiến.
Những ngày ở trại cải tạo Xuyên Mộc, một người bạn tù họa sĩ kể cho tôi nghe câu chuyện gia đình của một nữ viên chức cao cấp bên thắng cuộc có người anh ruột là “ngụy dân” đang sống ở Sài Gòn. Cứ mỗi lần người phụ nữ này đến thăm nhà người anh là những con trai của ông này vừa nhác thấy bóng dáng người cô ruột đã đứng bật dậy, bỏ nhà đi chỗ khác. Hậu quả của sự ly tán lòng người khiến cho người nữ viên chức này ray rứt không yên.
Một người bạn đồng môn của tôi vừa qua đời cách nay hai năm. Vào thập niên 1970, từng trải qua những ngày cải tạo ở một trại thuộc vùng núi Châu Đốc. Bữa nọ, ban giám thị trại thông báo anh có một người anh ruột là Thiếu tướng NTB, tư lệnh phó một quân khu đến thăm, yêu cầu anh ra gặp. Anh trả lời thẳng thừng với họ: “tôi không có thằng anh nào tên NTB cả!”. Cuối cùng thì ông thiếu tướng đã thân hành vào tận nơi ở thăm cậu em “ngoan cố”. Câu chuyện đó nói lên lòng tự trọng của người thua cuộc, dẫu là trong chỗ ruột rà, nhưng quan trọng hơn, nó phản ánh một số thực trạng đáng tiếc của nhiều gia đình sau ngày 30.4 khi con cái họ từng ở hai chiến tuyến đối đầu nhau. Và người đau khổ nhất khi phải chứng kiến những thực trạng đó chính là những người mẹ.
Sáng nay, mình đọc trên trang của bạn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

một bài viết ngắn thật ấn tượng. Bài viết trích dẫn truyện “Má Phải Sóc Trăng” của nhà báo Nguyễn Tiến Tường. Đó là câu chuyện về một người mẹ có mấy người con trai, thằng Tư đi lính VNCH, thằng Năm theo quân giải phóng, thằng Sáu đi đâu mất tích. Một đêm nọ, thằng Năm được lệnh công đồn, trong đồn có thằng Tư, sáng ra, thằng Năm ghé lại nhà má: (trích)
“- Anh Tư chết rồi Má, thằng Năm nói xong rồi đi mãi, thằng Sáu sau ngày giải phóng cũng không thấy về. Trên bàn thờ thằng Ngụy chung với hai liệt sĩ Cách mạng, má thắp ba cây nhang cho ba đứa con cùng chui ra từ trong lòng mình. Hòa bình rồi còn mình má chơ vơ trong căn nhà xiêu vẹo.
Đêm công đồn thằng Năm tìm cho được anh mình trong những xác chết la liệt, nó đã hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Trên đường về nó tranh thủ ghé nhà cho Má nó hay.
- Anh Tư chết rồi Má “ (hết trích)
Nên chăng trong những ngày 30.4 trên đất nước này, bên cạnh hàng triệu gia đình vui của bên thắng cuộc, hàng triệu gia đình buồn của bên thua cuộc, chúng ta hãy dành những phút lắng lòng tưởng nhớ đến những bà mẹ của thằng Tư, thằng Năm do mẹ rứt ruột sinh ra và đau đớn chứng kiến cảnh chúng chĩa súng vào nhau để hoàn thành những nghĩa vụ ‘thiêng liêng” nhất.

(Chú thích: Hình ảnh pho tượng Bà Mẹ Việt Nam nhiều ý nghĩa nhất trên trang của bạn Báu Lại Thanh, ảnh của anh Trần Chí Kong,
tượng của điêu khắc gia Trần Thanh Phong. Một tay mẹ nâng chiếc mũ tai bèo, tay kia nâng chiếc mũ sắt của người chiến binh VNCH, thật xót xa và nhiều ý nghĩa! Xin ngả mũ trước những tấm lòng)
Lê Nguyễn
(26.4.2019)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#29 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/04/2019 - 21:54

Hủy 10 chiếc trực thăng để cứu 7 người Việt
(Xem đoạn phim ngắn này hồi hộp không thua gì xem phim bom tấn của Hollywood, nhưng xúc động hơn nhiều vì đây là câu chuyện có thật)
Câu chuyện xẩy ra vào ngày 30/04/1975 trên chiếc chiến hạm của Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Việt Nam. Khi những chiếc trực thăng đã di tản những quan chức Hoa Kỳ và những người lính Mỹ cùng những người Việt di tản ra đến Hạm Đội Hoa Kỳ an toàn, chiếc Hạm Đội chuẩn bị quay đầu đi Hawaii thì vị chỉ huy hạm đội nhận được một cuộc điện đàm của một sĩ quan đang điều khiển một chiếc phi cơ mang theo 6 người gồm một bà vợ và 5 trẻ nhỏ xin được đáp xuống chiến hạm.
Lúc này trên chiến hạm có trên 10 chiếc trực thăng đủ loại đang đỗ, nên chiếc phi cơ không thể đáp xuống. Và như thế chiếc phi cơ có khả năng rớt xuống biển vì không còn nhiên liệu. Với quyết định dứt khoát, vị chỉ huy Ham đội đã ra lệnh đẩy số trực thăng đủ loại trị giá 10 triệu dollars thời bấy giờ xuống biển để lấy chỗ cho chiếc phi cơ có 7 người Việt di tản đáp xuống. Chiếc phi cơ đã đáp xuống an toàn trong tiếng vui mừng của những người có mặt trên tàu. (Lâm Nguyễn)
Tư liệu sau của tác giả Nguyễn Thành Tân
"Cú đáp lịch sử trên tàu sân bay
Thiếu tá Lý Bửng và cú đáp lịch sử trên tàu sân bay USS Midway trong ngày lịch sử 30-4-1975.
Một phi công chưa từng đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy bay không đủ điều kiện để đáp trên tàu sân bay, không có radio liên lạc với đài không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công trên tàu sân bay vào ngày 30-4-1975.
Đó chính là Thiếu tá phi công Lý Bửng, đã lái chiếc máy bay Cessna OE-1 “Bird Dog” (L-19), còn gọi là máy bay bà già hay là máy bay thám thính. Máy bay này chỉ có 2 chỗ ngồi, một cho phi công và một dành cho người quan sát, nhưng ông Lý Bửng đã chở tới 7 người, gồm vợ chồng ông và 5 người con.
Ngày 29-4, ông Lý Bửng đã cùng vợ con bay từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn để sang ngày 30-4-1975 sẽ bay từ Côn Sơn ra hàng không mẫu hạm của Mỹ đậu ngoài khơi. Ông Bửng biết có chiếc tàu sân bay đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy tàu sân bay USS Midway đang đậu ngoài biển khơi.
Gặp tàu sân bay, nhưng trên máy bay không có radio để liên lạc xin đáp. Ông Bửng bay vòng quanh tàu và chớp đèn ra hiệu đáp, nhưng ông không nhận được tín hiệu đèn xanh để đáp xuống.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có một mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông không đáp trên tàu, mà phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.
Ông kể, ông đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu tá Bửng, vợ và 5 đứa con”.
Ông Vern Jumper thuyền trưởng của tàu Midway đã cho ông hạ cánh. Biết không đủ chỗ đáp, nên ông Jumper ra lệnh cho các thủy thủ đẩy mấy chiếc trực thăng VNAF UH-1 Huey xuống biển. Trị giá của số máy bay bị đẩy xuống biển lúc đó khoảng 10 triệu Mỹ kim, để có chỗ trống cho ông Bửng đáp xuống.
Trên tàu sân bay lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh. Thế nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người Mỹ có mặt trên tàu".
Sau này kể lại, ông Lý Bửng cho biết: "Tôi xin nó cho mình đáp xuống, nhưng khổ nỗi trên máy bay của tôi không có vô tuyến để liên lạc với dưới hàng không mẫu hạm, nên tôi cứ bay vòng vòng xung quanh nó và dùng các phương pháp mình đã học để áp dụng cho nó hiểu mình xin đáp nhưng chẳng thấy dấu hiệu trả lời! Sau đó tôi nghĩ ra cách viết ghi chú cho họ hiểu là tôi xin đáp.
Đầu tiên tôi cột vào con dao và bay sát con tàu, tôi mở cửa liệng dao xuống. Nó đụng sàn tàu, tưng lên rơi xuống biển. Sau đó tôi làm cái thứ hai, thứ ba, cột vào dây súng thảy xuống, cũng rơi luôn xuống biển. Lần thứ tư, tôi cột vào khẩu P38, bay thật thấp và liệng xuống. Lần này nó không rơi xuống biển. Tôi nhìn thấy một người chạy lại lượm lên coi và chạy biến đi, không biết đi đâu. Sau khi xuống tàu, được biết khi lượm và đọc ghi chú của tôi, họ chạy ngay lên báo cho hạm trưởng.
Tôi bay mấy vòng nữa quan sát thì thấy họ đang dọn dẹp mấy chiếc trực thăng đậu trên phi đạo cho gọn lại, lúc đó tôi biết họ đồng ý cho mình xuống".
Hàng không mẫu hạm Midway đã trở thành Viện bảo tàng nổi tại San Diego và thu hút khá nhiều khách du lịch.


Thanked by 3 Members:

#30 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24398 thanks

Gửi vào 28/04/2019 - 23:17

Tôi đã thấy trực tiếp cảnh
Hai xe cảnh sát
1 xe cứu thuong
2 xe cứu hoả với thang cần cẩu
Tất cả tập trung chi để giải cứu một con mèo kẹt trên đường giây điện .
Nếu chỉ tính giá trị băng tiền thì các chi phí ấy sẽ mua được mấy trăm con mèo khác .
Nhưng ở đây chỉ nên rằng : chính sách luật pháp và sự nhân đạo của con người trong đế quốc tư bản giãy chết

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |