Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#106 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/05/2020 - 20:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


„Căn nhà Rạng đông“
Tháng 6.1975 mình về Quy Nhơn thăm quê lần đầu. Buổi tối ra phố Trần Hưng Đạo, phố chính của thành phố, đèn đuốc sáng trưng, các cửa kính đầy ắp hàng hóa, hoa cả mắt.
Là dân điện tử, mình chỉ thích ngắm mấy cửa hàng bán đồ HIFI với những dàn Akai, loa Kenwood, Sansui, ampli Pioneer mới cứng cựa. Cửa hàng đồ điện to nhất ở Trần Hưng Đạo là Radio Bồng Sơn phát băng nhạc „Hoàng Hôn“ của Paul Mauriat nghe sướng thật.
Cách đó một quãng có 4 thanh niên trạc 19-20 tuổi mở cửa hòa tấu nhạc: hai đàn guitar điện, một organ và một dàn trống sáng choang. Ngoài Bắc hồi đó không thằng thanh niên nào dám mơ có dàn nhạc như thế, mà có thì bố bảo cũng không dám vác ra chơi công khai. Mình và một số người, trong đó có mấy bạn lính Bắc cũng xúm vào nghe băng nhạc này chơi. Họ biểu diến khá thuần thục, hoàn toàn theo cảm hứng, không lấy tiền.
Trong số các bản nhạc họ chơi, ấn tượng nhất là bản nhạc „The House Of The Rising Sun“ (Căn nhà Rạng đông) mà mình mê từ hồi còn ở Đức.
Bỗng nhiên có ba thanh niên đeo băng đỏ rẽ đám đông tiến tới, cắt ngang cảm hứng của mình.
- Cách mạng đã cấm không được phổ biến văn hóa Mỹ-Ngụy, các anh chỉ được chơi các bài cách mạng thôi!
Im lặng một lúc, sự thất vọng thể hiện cả trên gương mặt các bạn lính Bắc.
Rồi một cậu trong ban nhạc nói:
- Dạ, bây giờ tụi em chơi Kalinka, nhạc Liên-Xô ạ.
Đám trẻ chơi Kalinka bằng guitar điện mà nghe y như gẩy bằng Balalaika, dân chúng vỗ tay rào rào, cả mấy bạn cờ đỏ. Mình không thể ngờ đám thanh niên đó nhanh nhậy thế, chỉ mấy tháng sau ngày hòa bình mà họ đã chơi nhạc Nga thành thạo.
-Giờ là Guantanamera, dân ca Cu Ba! Một cậu nói và chơi tiếp.
Đến lượt mình hiểu ra vấn đề. Khi bản nhạc Guantanamera vừa kết thúc, mình nói luôn: Bài “Apache” cũng của Cu-Ba đó, có đánh được không?
Ban nhạc chợt nhận ra đồng minh hùng hậu, cười bảo” Dạ, tui em biết”
Thế là Apache ”xã hội chủ nghĩa” lại vang lên.
Mấy bạn cờ đỏ thấy đám cán bộ và bộ đội đứng đó khen hết bản nhạc cách mạng này đến nhạc xã hội chủ nghĩa khác nên bỏ đi.
Mình hỏi: Có chơi lại bài “The House of Rising Sun” được không? Hồi nãy đang nghe nửa chừng, thèm quá!
Mấy cậu trẻ nhìn theo bóng các bạn cờ đỏ, vẻ e ngại.
“Không sao đâu, nếu họ quay lại, tụi tớ sẽ bảo đó là nhạc Cộng hòa Dân chủ Đức, Mỹ chỉ copy thôi.” Mình nhìn sang mấy bạn bộ đội. Họ cười ồ.
Thế là "The House of Rising Sun" lại vang lên.
…..-------


PS: Năm 1976 quay lại Quy Nhơn, Radio Bồng Sơn đã bị niêm phong và mấy tối liền đi ra phố, không thấy mấy bạn trẻ đó chơi nhạc nữa.

Thanked by 1 Member:

#107 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 19:47

CHÚT KÝ ỨC VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI SAU NGÀY 30.4.1975
(Đây là chuyện mắt thấy tai nghe, kể lại cho các bạn nghe chơi. Chuyện đã hơn 40 năm...)
Chuyện này tôi cứ ngần ngừ mãi, không có ý định kể ra, song gần đây có mấy bạn trẻ cứ hỏi mãi, mặt khác, nghĩ lại, không phải lúc nào trí nhớ cũng trung thành với ta mãi, sẽ có một ngày nào đó, mọi thứ trong đầu ta sẽ trở nên trống rỗng, không còn trước, chẳng còn sau. Thôi thì, những gì mắt thấy tai nghe trong quãng đời cũ đã qua, kể lại để góp chút nào bức tranh lịch sử nhiều màu sắc vẫn còn nhiều chỗ đậm nhạt khác nhau.
Trước khi đi vào câu chuyện chính ở phần 2, xin kể trước câu chuyện phụ, ở phần 1.
PHẦN I - CHUYỆN Ở LONG THÀNH .
Nói về đời tù thì phải bắt đầu từ cái ngày 15.6.1975, xách gói ra trường Trưng Vương, Sài Gòn, trình diện cải tạo theo yêu cầu “mang theo tiền bạc, đồ dùng đủ xài trong một tháng”. Trại cải tạo Long Thành nguyên là Làng cô nhi Long Thành dưới quyền điều hành của một người tên Tư Sự, sau 30.4.1975, nghe đâu từng là một “cơ sở cách mạng”.
Ngôi làng cô nhi này từng một thời là một trung tâm từ thiện nức tiếng, ngày chủ nhật hàng tuần, người thiện tâm lên thăm viếng nườm nượp, hỗ trợ tiền bạc, thực phẩm, thuốc men. Từ tháng 6.1975, làng cô nhi biến thành Trường HTCT rồi Trại CT Long Thành. Trái với các trung tâm cải tạo tại các tỉnh do địa phương quản lý, trại CT Long Thành đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Cục trại giam Bộ Nội vụ nên mang danh số 15 NV.
Trại chứa khoảng 3 ngàn người có dây mơ rễ má với chế độ VNCH, chia thành 4 khối:
- Khối 1: viên chức các thành phần, gồm viên chức hành chánh từ cấp Phó Ty, Phó Quận đến Phó Tổng thống, các dân biểu, nghị sĩ, các thẩm phán (Chánh án, Biện lý, Phó Biện lý, Dự thẩm)
- Khối 2: đảng viên các đảng phái “ph.... đ....”: Việt Nam Quốc Dân đảng, đảng Đại Việt, đảng Dân Chủ …, từ cấp Phó Bí thư Quận-Huyện trở lên
- Khối 3: Nhân viên Phủ Đặc ủy Trung Ương Tình báo từ trung cấp trở lên
- Khối 4: Sĩ quan cảnh sát từ Thiếu tá trở lên.
4 khối này chia nhau khoảng 10-11 dãy nhà, mỗi nhà mang một số thứ tự từ 1 trở đi, có 4 gian rộng, chứa khoảng trên dưới 300 người.
Tất nhiên, khối 1 là sự tập hợp thành phần tinh túy của một chế độ vừa sụp đổ, có người từng là Chủ tịch Tối cao Pháp viện như cụ Trần Minh Tiết, có người từng là Chủ tịch Hạ viện như cụ Nguyễn Bá Lương, có người từng là Bộ trưởng Tài chánh rồi Cố vấn Tài chánh Phủ Tổng thống như cụ Lưu Văn Tính, có người tùng là Trưởng phái đoàn VNCH trong Hội đàm Ba Lê như ông Nguyễn Xuân Phong, có người là kiến trúc sư lừng danh như ông Ngô Viết Thụ …, thôi thì đủ cả!
Khối 2 có hai nhân vật nổi bật là cụ Vũ Hồng Khanh, nguyên lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng, thành viên chính phủ Liên hiệp kháng chiến của Chủ tịch H.C.M và từng cùng ông Hồ ký với đại diện chính quyền Pháp Sainteny bản Hiệp định sơ bộ Hạ Long 1946. Năm 1975, cụ Khanh đã 77 tuổi, có lẽ là người tù lớn tuổi nhất lúc bấy giờ.
Người thứ hai là luật sư Nguyễn Lâm Sanh, cương vị cuối cùng trong chế độ VNCH là Phó Chủ tịch Liên minh Á châu chống Cộng (chủ tịch là ông Phan Huy Quát, nguyên Thủ tướng Chính phủ), nghe kể lại từng mở văn phòng luật sư chung với ông Nguyễn Hữu Thọ, trước khi ông Thọ bỏ ra khu. Khoảng tháng 9-10.1975, có một đoàn căn cước của Bộ Nội vụ (sau là Bộ Công An) lên trại Long Thành làm hồ sơ căn cước từng người. Nghe đâu lần này, một người con trai ông Thọ có tháp tùng đoàn công tác trên để thăm cụ Lâm Sanh.
Ở khối 3, có một chuyện cười ra nước mắt: thông báo trình diện tập trung cải tạo định rằng thành phần công chức từ trung cấp trở lên của Phủ Đặc ủy TUTB đều phải trình diện, mà theo chế độ công chức của chính quyền VNCH, thư ký các loại được xếp vào thành phần công chức hạng B (trung cấp). Vì thế, thành phần đi trình diện tập trung cải tạo này có hàng trăm cô thư ký đánh máy của cơ quan trung ương tình báo này. Mãi đến 6 tháng sau, có lẽ duyệt xét thấy họ chỉ là những thư ký đánh máy thông thường, “chỉ đâu đánh đó”, Cục trại giam Bộ Nội vụ đã trả tự do hàng loạt, ngày họ về đông như mở hội.
Đúng một năm sau, khoảng giữa năm 1976, việc thanh lọc các thành phần “học viên” hoàn tất, những ai xét “không có tội” được cho về, những ai “có tội” được ghi danh trong một văn bản chi tiết là quyết định 3 năm HTCT. Còn nhớ trong văn bản này ghi rõ hai chi tiết:
- Ai học tập tốt, “lập công chuộc tội”, được xét cho về trước thời hạn
- Ai không chịu học tập, còn có tư tưởng chống đối, sẽ kéo dài thêm thời gian học tập.
Như vậy, cũng có thể mặc nhiên hiểu là ai không lập công, cũng không chống đối, sẽ được về sau khi hết hạn 3 năm. Song điều này đã không xảy ra trên thực tế.
Trong những năm 1975-1978, tại trại Long Thành, có hai đợt tập trung ra Bắc mà anh em tù gọi vui với nhau là đợt “bao bố 1” và “bao bố 2”.
Danh xưng này ra đời trong hoàn cảnh như sau: một buổi sáng nọ, gần 3 ngàn trại viên được đưa lên Hội trường, nơi vẫn thường được nghe các cán bộ từ Sài Gòn lên thuyết giảng (trong đó có lần người thuyết giảng là nhà biên khảo văn học Hoài Thanh, đồng tác giả quyển Thi Nhân Việt Nam).
Nhưng buổi sáng hôm đó không có là một bài thuyết giảng nào. Đó là buổi tuyên đọc một thông báo mà khi nghe qua, cả một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng của từng người trại viên một. Lệnh rằng ai có tên trong danh sách sắp đọc thì đi nhận một chiếc bao bố, về nhà dồn hết đồ đạc riêng vào đó để trại chở đi trước.
Đó là một bất ngờ lớn nhất, không ai lường trước được và sự nhớn nhác, lo sợ bao trùm cả trại mấy ngàn người suốt một ngày liền. Cuối cùng thì số cả ngàn bao bố đựng vật dụng tùy thân và chủ nhân của chúng cũng được đưa về trại 16 NV tại Thủ Đức trước khi xuống tàu ra Bắc.
Chuyến “bao bố 2” diễn ra một thời gian khá lâu sau đó, lần này đã quen rồi, sự xúc động không còn dâng cao như trước. Sau chuyến này, còn lại tại trại Long Thành khoảng 200 người thuộc khối 1 (các khối khác đã đi hết), có lẽ chờ để đi chuyến “bao bố 3”.
Nhưng chuyến đi vét “bao bố 3” đã không xảy đến, có lẽ do ít nhất 2 lý do quan trọng:
- Khoảng năm 1978, chính quyền cần mở một trại mới tại Xuyên Mộc, trong một khu rừng trống trải, dễ dàng cho những cuộc trốn trại, mà theo đánh giá của họ, thành phần công chức trung cao (cũ) ở trại Long Thành, khi cần đưa lên đó xây dựng trại mới, ít có nguy cơ trốn nhất.
- Song đây mới là lý do chủ yếu: tháng 2.1979, Trung Quốc mở cuộc tấn công các tỉnh cực Bắc, chiến tranh diễn ra ác liệt, chính quyền phải di tản các trại cải tạo đang hoạt động ở khu vực này về một số tỉnh an toàn hơn, nhiều nhất ở Thanh Hóa. Vì phải sắp xếp lại các trại cải tạo có sẵn ở miền Bắc và giải quyết hậu quả của trận chiến khốc liệt tháng 2.1979, nên có lẽ nhờ đó mà chương trình đưa tù cải tạo từ Nam ra Bắc phải đình chỉ, khoảng 200 người dự kiến cho đợt “bao bố 3” tại Long Thành thoát được cảnh đi xa.
Khoảng cuối năm 1978, đầu 1979, hơn 40 trong số gần 200 người kể trên được đưa từ Long Thành lên Xuyên Mộc để mở một trại mới gồm 3 khu:A, B và C. Năm 1979, khi vừa hoàn thành những bước đầu, trại Xuyên Mộc đã đón tiếp 5 loại “khách” đến ở, một là các tù hình sự, hai là quân nhân chế độ mới bị án tù, ba là tù “hiện hành”, danh từ dùng để chỉ những người chống phá chính quyền mới và bị bắt sau 30.4.1975, bốn là một số văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt khoảng năm 1976, năm là các sĩ quan cấp úy VNCH đi cải tạo từ các trại khác chuyển đến, và sáu là viên chức hành chánh chế độ cũ từ trại Long Thành đưa về.
Lê Nguyễn
28.4.2020


Thanked by 2 Members:

#108 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 19:57

CHÚT KÝ ỨC VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI SAU NGÀY 30.4.1975
(chuyện cũ kể lại nghe chơi...)
PHẦN II – NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG CẢNH NGỘ
Khoảng tháng 10.1979, 150 tù CT còn lại tại Long Thành được chuyển lên khu B, trại Xuyên Mộc.
Vừa bước xuống những chiếc xe khổng lồ nhuộm màu đất đỏ Bà Rịa, những con người đã sống nhiều năm ở thị thành bỗng nghe vang rền bài ca vượn hú chim kêu. Có một loài chim hót vang đều hai tiếng mà người lạc quan nghe ra là “tết về, tết về”, còn người bi quan thì lại nghe “hết về, hết về”.
Trong chuyến đi này, tù Long Thành có ít nhất ba cụ già được nhiều người biết: cụ Nguyễn Bá Lương, cựu Chủ tịch Hạ viện VNCH, cụ Nguyễn Văn Tho, cựu Trưởng khối Dân tộc Thượng Nghị Viện và cụ Cao Xuân Thiệu, một viên chức cao cấp lâu năm của chế độ cũ, cháu trực hệ của đại thần Cao Xuân Dục, Thượng thư bộ Học, Phụ chánh đại thần triều Duy Tân. (Từ “cựu” sử dụng trong trường hợp người đang được nói tới không còn giữ chức vụ trong một thời gian trước ngày 30.4.1975)
Trong số những người được chuyển đến trại trước chúng tôi, có ít nhất bốn người thuộc thành phần văn nghệ sĩ: nhà văn Duyên Anh, đội trưởng đội rau xanh số 17, nhà trưởng nhà 2 (tạm gọi theo thứ tự từ nhà 1, tính từ hàng rào trở vào), họa sĩ Đằng Giao, đội trưởng đội rau xanh số 19, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, tác giả những tập truyện nổi tiếng: Kỳ Hoa Tử, Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn… và học giả Hồ Hữu Tường.
* VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MẠNH CÔN -
Vừa nhập trại Xuyên Mộc vào buổi chiều thì buổi tối chúng tôi nhận được tin “nóng” đầu tiên về Nguyễn Mạnh Côn. Nghe kể rằng cách đó mấy ngày, trong một buổi sinh hoạt có cán bộ trại tham dự, ông Côn đứng lên dõng dạc tuyên bố là thời hạn ba năm cải tạo đã hết, ông cần được đối xử như một công dân. Các tù CT trẻ thuộc thành phần hiện hành vốn ngưỡng mộ nhà văn, cũng nhao nhao lên đồng tình ủng hộ.
Cuối cùng ông Côn bị kết tội xách động và bị biệt giam. Khoảng một tuần lễ sau, có tin gia đình ông lên thăm nuôi, bị từ chối cho gặp, vì theo qui chế trại giam, người bị kỷ luật biệt giam không được hưởng những ân huệ hay quyền lợi như người tù bình thường, như không được ăn đúng khẩu phần, không được thăm nuôi …
Không nhớ bao lâu sau nữa, ông Côn được thả về nhà ở cũ (nhà 2), có lẽ do lúc đó, sức khỏe của ông đã gần suy kiệt. Buồn hơn nữa là vào một buổi trưa đi lao động về, nhiều anh em được tin sáng hôm đó, mấy cậu trật tự (là quân phạm của chế độ mới) dẫn giải nhà văn lên cán bộ trực trại (một người tên Hưng, một người tên Độ) vì bắt quả tang ông Côn lục túi đựng đồ đạc của một đồng phạm, lấy một gói mì tôm. Sự tủi nhục của một con người đến mức đó là cùng.
Nhiều bạn tù với ông không nghĩ là ông tệ đến thế. Trong đời sống trại giam, việc hai ba người góp gạo ăn chung với nhau là chuyện phổ biến, việc ông Côn lấy gói mì của một người ăn chung, hay của một người thường xuyên chia sớt cơm gạo với ông, và bị bọn trật tự muốn lập công làm nhục là điều có thể xảy ra.
Lúc bấy giờ, nhà 1, nơi tôi ở, với nhà 2, nơi ông Côn ở (nhà trưởng là Duyên Anh), chỉ cách nhau khoảng 8 mét, ngăn đôi bằng một hàng rào kẽm gai. Chiều chiều, anh em mỗi nhà tập trung ngoài khoảng sân bên hông nhà, ngồi thành hàng lối để các cán bộ trực trại đến điểm số và lùa vào nhà, khóa cửa lại.
Một buổi chiều, tôi ngồi chờ điểm số, ngó sang sân của nhà 2 qua hàng rào kẽm gai và nhìn thấy ông Côn ngồi ở đầu hàng. Ông gầy rộc như một bộ xương, thần sắc ông không còn một chút tinh anh nào, và tôi linh cảm một kết thúc đang đến rất gần với ông. Thật vậy, chỉ mấy ngày sau là ông qua đời.
Sau này, nghe đâu, sự biệt giam và cái chết của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là một trong nhiều lý do khiến nhà văn Duyên Anh phải hứng chịu những cách hành xử thô bạo ở nước ngoài. Người ta qui một phần trách nhiệm cho anh với tư cách là nhà trưởng nơi ông Côn ở. Đây là điều mà chỉ những người sống ở nhà 2, gần gũi, thân tình với cả 2 người có liên quan mới có thể nắm được mọi tình tiết. Riêng người đang kể câu chuyện này chỉ có một hình dung rõ nét về một nhà trưởng Duyên Anh mỗi chiều thường xuyên chạy ra chạy vào thét lác anh em sớm tập họp điểm số. Phải chăng sự “năng nổ” và có phần nóng tính này là nguyên nhân gây ra những tai tiếng về anh?
Khác với Duyên Anh là đội trưởng đội Rau xanh số 17, họa sĩ Đằng Giao (Trần Duy Cát), đội trưởng đội Rau xanh số 19, là con rể nhà văn Chu Tử, sống điềm đạm hơn, ít nói hơn (có lẽ do anh không làm nhà trưởng), nên về sau này, không ai gán cho anh tai tiếng gì. Tôi chỉ có một kỷ niệm nhỏ về anh: ngày đó, ngôi nhà chúng tôi đang ở cần tu sửa gấp, chúng tôi bị phân tán đi nhiều nhà, tình cờ, tôi “lạc” vào nhà có Đằng Giao ở và cơ duyên đưa đẩy anh và tôi được một lần nằm cạnh nhau, kể chuyện cho nhau nghe gần suốt một đêm dài…
NGUYỄN BÁ LƯƠNG – Những năm 1968-1970, khi tôi về làm ở quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang thì anh Nguyễn Hảo T. làm Trưởng Chi Bưu Điện quận. Người ta cho biết anh T. là con rể cụ Nguyễn Bá Lương, đương kim Chủ tịch Hạ Nghị Viện.
Trước khi đắc cử dân biểu Quốc Hội, cụ Lương là Trưởng Ty Bưu Điện Phước Long.
Vào nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của nền đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam, mọi hoạt động đều hướng về mục tiêu dân chủ hóa đời sống xã hội. Dù nền dân chủ còn non trẻ, nhưng các luật gia giỏi đã xây dựng được cho miền Nam lúc bấy giờ một tập quán dân chủ theo cách tổ chức của phương Tây. Để hoạt động được hữu hiệu, tránh cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, phía Hành pháp tiến hành ráo riết các cuộc vận động hành lang để lôi kéo nhiều dân biểu, nghị sĩ nghiêng về phía thân chính quyền hầu đạt được túc số cao trong những cuộc biểu quyết các vấn đề quan trọng.
Nhân vật được Phủ Tổng thống lúc bấy giờ sử dụng cho công tác quan trọng này có hai người, một là dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, chủ nhân nhà bào chế OPV, hai là ông Nguyễn Văn Ngân, thường được báo chí gọi tắt là Phụ tá Ngân. Họ giữ cương vị Phụ tá đặc biệt tại Phủ Tổng thống, xếp ngang Bộ trưởng về mặt hệ cấp (một phụ tá nữa là ông Huỳnh Văn Trọng, phụ tá về chính trị, dính vào vụ án “bí mật đi đêm” với phía miền Bắc và Mặt trận DTGPMNVN).
Một trong những thành công của phía hành pháp VNCH lúc bấy giờ là đưa được một công chức tương đối lớn tuổi (so với đa số các dân biểu khác), hiền lành, lên làm chủ tịch Hạ viện. Đó là cụ Nguyễn Bá Lương. Có đọc kỹ các công báo Quốc Hội VNCH được ghi lại thật đầy đủ bắng phương pháp tốc ký các buổi thảo luận sôi nổi tại diễn đàn Quốc Hội mới thấy hết được sự lúng túng, và trình độ vừa phải của một ông công chức làm Chủ tịch Hạ viện, hiền lành và không có một tính chất tối thiểu nào của một chính khách. Tội nghiệp nhất là những phiên họp quan trọng, không khí, trật tự trên diễn đàn có lúc thật căng thẳng, rối rắm, mặc cụ chủ tịch gõ búa liên tiếp, các dân biểu trẻ cứ đăng đàn chỉ trích cụ, thậm chí nặng lời với cụ.
Đó cũng là cách các giới trên phản ứng lại với “Phủ đầu rồng” (Phủ Tổng thống) trong việc hậu thuẫn cho một người có thể làm lợi cho hoạt động của phủ.
Sang nhiệm kỳ 2 của Quốc Hội VNCH, chức vụ Chủ tịch Hạ viện về tay ông Nguyễn Bá Cẩn, tốt nghiệp khóa đầu tiên trường Quốc Gia Hành Chánh (đầu thập niên 1950), từng làm Quận trưởng thời chính quyền Ngô Đình Diệm, sau đó là Phó Tỉnh trưởng tại nhiều tỉnh. Tháng 4.1975, trong chính phủ áp chót của chế độ VNCH, ông Cẩn là Thủ tướng Chính phủ, người viết bài này còn giữ nghị định được ông bổ nhiệm vào một chức vụ lãnh đạo kinh tế cấp tỉnh. Nghị định ký ngày 22.4.1975, về đến địa phương ngày 28.4, chỉ còn không đầy 2 ngày cho sự kết thúc của một chế độ.
Tháng 6.1975, cụ Nguyễn Bá Lương cũng trình diện HTCT tại trại CT Long Thành (tên ban đầu là Trường 15 NV). Tháng 9.1979, trong lần chuyển trại, khoảng 150 trại viên tại trại Long Thành được đưa lên trại Xuyên Mộc mới lập. Mỗi xe chở khoảng 30 người, chỉ có một cán bộ áp giải nên để an toàn, cứ hai người chia nhau một chiếc còng số 8, cụ Lương cùng cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện được miễn còng, nhưng phải ra ngồi sát ca-bin xe.
Đến Xuyên Mộc, cụ Lương ở chung một đội với tôi. Chúng tôi lao động rất nặng nhọc trong rừng: thu dọn cây cối ngã rạp do đội Lâm sản đi trước cưa đổ, vỡ đất rừng cứng như xi-măng để trồng khoai lang, trồng bắp, cụ Lương được phân công công việc nhẹ nhàng hơn: lượm lặt chà cây, chất đống. Lúc này, tôi mới có dịp tiếp xúc nhiều với cụ, tôi hỏi cụ về anh Nguyễn Hảo T. đã nhắc ở trên, cụ xác nhận đúng là rể cụ.
Tại Xuyên Mộc, người tù CT sau mỗi buổi lao động, được tắm sạch trên một khúc sông Ray, từ nổng cao xuống đến bờ sông phải lên xuống một đoạn dốc dứng hàng chục thước. Với chút dây mơ rễ má đó, tôi thường xuyên nắm tay cụ Lương, dìu cụ đi từng bước lên khỏi đường dốc, mà nếu đi một mình, cụ không bao giờ lên nổi.
Lần cuối cùng tôi dắt tay cụ Lương lên khỏi dốc là một chiều thứ sáu. Tại dãy nhà 1, nơi cụ và tôi cùng ở, chỗ ngủ có 2 tầng, bọn trẻ thích ở tầng cao, ban đêm được chút ánh sáng, khoảng khoát hẳn; người có tuổi và những anh trẻ ngại leo trèo thì nằm tầng dưới. Tôi nằm tầng trên gần cửa ra vào, còn cụ Tho và cụ Lương thì nằm tầng dưới, phía trong dãy nhà, hai cụ già hủ hỉ với nhau.
Sáng chủ nhật hôm đó, chỉ sau hơn một ngày kể từ buổi chiều tôi dắt tay cụ lên khỏi dốc ở sông Ray, cụ Tho thấy người bạn già vẫn chưa dậy sớm như mọi khi, bèn thò tay vào mùng cụ Lương lay bạn dậy thì cơ thể cụ đã lạnh ngắt tự bao giờ. Cụ Tho tri hô lên, người ta xúm lại thu xếp, khiêng cụ Lương đi qua chỗ tôi nằm, tôi chỉ kịp nhìn thoáng thấy cụ lần cuối.
Những người được trưng dụng ra bìa rừng để đào hố chôn cụ Lương là mấy cậu tù trật tự. Xong mọi việc, họ về báo một tin vui: sau khi chôn cụ xong, một cán bộ long trọng đọc quyết định phục hồi quyền công dân cho cụ. Tội nghiệp cụ, song cũng mừng cho cụ, với tờ quyết định phục hồi, cụ sẽ dễ dàng di chuyển qua các cửa ngục để trình diện Diêm vương!
(còn một kỳ)
Lê Nguyễn
(30.4.2020)
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn (ngày còn trẻ)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 08/05/2020 - 20:02


Thanked by 1 Member:

#109 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 20:11

CHÚT KÝ ỨC VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI SAU NGÀY 30.4.1975 (phần cuối)
(chuyện cũ kể lại nghe chơi...)
HỒ HỮU TƯỜNG – Với nhân vật này, nhiều sách báo, tư liệu đã viết khá đầy đủ về cuộc đời của cụ. Ở đây, chỉ xin được kể lại một vài điều mắt thấy tai nghe để bổ sung chút nào vào khối tư liệu về cụ.
Trong thời tuổi trẻ của mình, lần đầu tiên tôi biết tên tuổi cụ Hồ Hữu Tường qua tác phẩm Phi Lạc Sang Tàu xuất bản năm 1949. Cụ nổi tiếng với tập truyện này vì qua những câu chuyện nửa hư, nửa thực liên quan đến tình hình thế giới, trong đó có sự kiện lực lượng quân sự của Mao Trạch Đông chiếm lấy toàn bộ đại lục Trung Hoa vào năm 1949, cụ chứng tỏ một nhãn quan sắc bén.
Khoảng những năm cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950, cụ Hồ Hữu Tường sống ở Paris, Pháp, chủ trương nhà xuất bản Đông Phong, ấn hành một số tác phẩm, trong đó có ít nhất 3 tác phẩm của cụ là: Thu Hương, Chị Tập và Gái nước Nam làm gì. Giữa thập niên 1950, cụ đã về Việt Nam, hợp tác với các lãnh tụ tổ chức Bình Xuyên, với vai trò cố vấn (theo báo chí, tài liệu đương thời). Sau khi lực lượng Bình Xuyên bị tiêu diệt, cụ cùng một số nhân sĩ bị truy tố ra tòa khoảng năm 1957 và bị kết án tử hình, giam tại trại giam Côn Đảo.
Sau ngày lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1.11.1963), cụ Hồ Hữu Tường cùng những bạn tù chung vụ được trả tự do. Năm 1964, cụ đăng loạt bài “Trầm tư của một người tội tử hình” trên tạp chí Bách Khoa, và cho xuất bản nhiều tác phẩm như “Phi Lạc bỡn Nga”, “Phi Lạc náo Hoa Kỳ”, “Diễm Hồng xuất giá”, “thằng Thuộc con nhà nông” ….
Năm 1967, cụ Hồ Hữu Tường bắt đầu lại cuộc đời hoạt động chính trị qua việc ứng cử dân biểu Quốc Hội. Trong thời gian vận động tuyển cử, Đài phát thanh Sài Gòn dành cho mỗi ứng cử viên một thời lượng phát biểu ngang nhau và lời phát biểu của cụ Tường là độc đáo hơn cả. Trong lúc hầu hết ứng cử viên vẽ ra những chương trình hoạt động đao to búa lớn, cụ phát biểu khá vắn tắt, đại khái chỉ nói rằng cụ nguyện làm cục đá, đồng bào có lăn vào Quốc Hội thì lăn.
Và cử tri đã “lăn” cụ vào thật.
Năm 1971, trong lần bầu cử Quốc Hội khóa sau (1971), cụ Hồ Hữu Tường và con trai là kỹ sư Hồ Xích Tú (được cụ dùng tên để mô tả nhân vật Xích Tử trong Phi Lạc Sang Tàu) cùng ra tái cử và ứng cử, song đều thất cử.
Về đời sống chính trị của cụ Hồ Hữu Tường, nhiều người biết cụ thuộc nhóm trí thức miền Nam theo phe Đệ Tứ quốc tế mà hai người nổi bật là Phan Văn Hùm và Tạ Thu Thâu. Trong thời gian sống ở Pháp, cụ quen biết với một số nhân vật có tiếng, và sự kiện được nhiều người nhắc lại là lá thư của văn hào Albert Camus, giải Nobel văn chương 1957, gửi cho chính quyền Ngô Đình Diệm, đề nghị trả tự do cho cụ, sau bản án tử hình tuyên cho cụ vào năm 1957.
...
Ở trại Xuyên Mộc, cụ Hồ Hữu Tường cùng thuộc nhóm văn nghệ sĩ bị bắt năm 1976, chung với nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, nhà văn Duyên Anh, họa sĩ Đằng Giao …Tôi không ở chung nhà với cụ, song vì lòng ngưỡng mộ đã lâu, mỗi trưa cùng xếp hàng ngồi trên khoảng sân rộng chờ trực trại gọi tên từng đội đi ra ngoài lao động, tôi thường dõi mắt nhìn theo cụ. Hình ảnh của cụ mà tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ là một cụ già với vẻ hiền hậu, chất phác quen thuộc, lúc đó phảng phất nét chịu đựng của một con người đã trải qua quá nhiều thăng trầm, vào những năm cuối đời trở thành một người tù bệnh hoạn.
Những ngày ấy, mỗi trưa đi lao động, cụ mặc chiếc quần đùi màu đen, chiếc áo bà ba dài tay cũng bằng vải đen, đầu đội chiếc nón cối bằng nhựa, tay xách lủng lẳng chiếc lon guigoz mà hầu hết các người tù đều sử dụng để đựng nước uống mang theo. Mỗi lần đội của cụ được gọi tên, cụ đứng dậy bước đi bằng đôi chân đã sưng vù, tôi nhìn theo cụ mà lòng trào dâng một niềm thương cảm mênh mang.
Một trưa nọ, trong lúc anh em chờ gọi đi lao động, trại loan báo một tin bất ngờ, có hai trại viên được lệnh chuyển đến trại Hàm Tân. Và chỉ có hai người, đó là Hồ Hữu Tường và Duyên Anh.
Cái kết của đời cụ nhiều người đã rõ, một thời gian sau, cụ bị bệnh nặng, được trại Hàm Tân cho đưa về nhà, và cụ đã mất tại nhà. Dù sao cụ cũng may mắn hơn cụ Nguyễn Bá Lương và nhà văn Nguyễn Mạnh Côn.
* LỜI KẾT -
Với thế hệ những người ở độ tuổi 20-40 vào thời điểm 30.4.1975, quá khứ, hiện tại và tương lai đầy rẫy những bất ngờ. Ngọn gió thời cuộc thổi họ bay tứ tán, từ những trại cải tạo đến những khu kinh tế mới, những cuộc vượt biên kinh hoàng và cuối cùng số phận đưa đẩy họ đến nhiều đất nước khác nhau. Qua thời gian, sự khác biệt về địa lý cũng tác động ít nhiều đến cách nhìn, quan điểm của họ đối với những người đồng cảnh ngộ trước đây đang ở cách xa nhau.
Điều đáng tiếc là một số người tù cải tạo sau 30.4.1975, sau khi trở về đời sống bình thường, đã trở thành tâm điểm của những cuộc phán xét và những cách hành xử “cứng rắn” nhất. Hai người nổi tiếng tiêu biểu cho trường hợp này là nhạc sĩ Vũ Thành An và nhà văn Duyên Anh. Hồi chúng tôi ở trại Long Thành, lúc đó còn cái tên “Trường 15 NV”, thì Vũ Thành An là Trưởng ban văn nghệ trường. Khoảng giữa năm 1976, tôi cùng vài bạn tù có hơn một tháng tập một vở kịch có tên “Lửa Thù Sơn Mỹ” với sự chứng kiến của anh An và hai cán bộ trại là Trưởng ban Giáo dục, trung úy Đức, và Phó ban là Thượng sĩ Mạnh. Anh An đi Bắc trong đợt “bao bố 1” nên tôi bặt tin từ đó. Nay được biết anh đã là một nhà tu tại Mỹ. Duyên Anh từ lâu đã là người thiên cổ, vợ anh vừa mới mất, ta không nhắc lại những gì anh đã trải qua và chịu đựng khi còn sống.
Đã 45 năm qua rồi, chỉ mong rằng với những ai còn tồn tại trên cõi đời này, nên nhìn những người từng cùng chia sớt nhau từng chén cơm tù với lượng bao dung, và đặt mình vào từng tình huống riêng rẽ khi cần mang nhau ra phán xét.
Cũng xin nói một sự thật là trong đời sống trại giam, một khi đã được cán bộ trại chỉ định bạn làm một “chức sắc” như đội trưởng, đội phó, nhà trưởng, nhà phó, là trong con mắt họ, bạn là người họ có thể khai thác được. Khai thác được tới mức nào là tùy ở khả năng của anh cán bộ và nhất là khả năng “xoay xở” của người tù.
Khi bạn là một tù chức sắc, bạn sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với cán bộ trại giam để báo cáo với họ những công tác mà họ giao bạn làm và bạn cũng sẽ thường xuyên đối mặt với những câu hỏi đại loại như: tâm trạng của anh em như thế nào, có “yên tâm cải tạo” không, có anh nào tỏ ra bất mãn không, có anh nào lười lao động không , có anh nào phát ngôn bừa bãi không, vv… và vv…. Tính cách và thực tâm của người tù chức sắc thể hiện rõ trong những tình huống này. Nếu anh ta muốn che chở cho bạn tù, anh ta sẽ báo cáo cầm chừng, giấu đi những gì mà bạn mình có thể bị lưu ý, trừng phạt; còn nếu anh ta muốn “lập công chuộc tội” để được xét tha tù sớm, hoặc để thanh toán một “ân oán” đang chi phối quan hệ giữa anh ta với những ai đó, thì đó cũng là dịp tốt nhất.
Phán xét một người tù chức sắc như thế là điều không dễ. Nó đòi hỏi sự sáng suốt, công tâm và cái nhìn đượm nét bao dung đối với những người đang ở tận cùng của đáy xã hội. Đôi khi hoàn cảnh sống cùng cực, những mơ ước quá tầm thực hiện biến họ thành những con thuyền chòng chành giữa làn sóng dữ và có thể thể ngữa nghiêng bất cứ lúc nào.
Chính sự “chòng chành” đó đã khiến nhiều con người –chức sắc cũng như không chức sắc – sa ngã … Thời đó, khái niệm “ăng-ten” (antenne) rất phổ biến, dành để chỉ những người tù sa ngã, chấp nhận làm những việc có thể có hại cho bạn đồng cảnh ngộ để mưu cầu một quyền lợi riêng tư như được giao những việc nhẹ, được đề nghị cho về sớm. Thành phần này gây nhiều xáo trộn trong tâm lý cũng như cách hành xử của anh em tù với nhau và không ít chuyện đau lòng đã xảy ra.
Nhân ngày 30 tháng 4 hàng năm, nhắc chút kỷ niệm cũ, mong rằng trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn, mỗi con người biết yêu thương nhau hơn, đùm bọc nhau và bao dung với nhau nhiều hơn nữa.
Lê Nguyễn
30.4.2020

Hồ Hữu Tường - Ảnh trên tạp chí LIFE (Mỹ)




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#110 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/05/2020 - 20:09

Đại Đội 35
...
Khi tôi viết bài này, với tên gọi Đại Đội (ĐĐ) 35, chắc chắn có người sẽ suy ra một chuyện khôi hài trong đời lính ngày xưa, nhưng nói cho cùng ai trong chúng ta mà không có ký ức hay kỷ niệm vui buồn trong đời. Tôi không mong mỏi nhưng tôi ao ước thế hệ mai sau biết rằng cha anh đi trước đã sống thế nào. Tôi là một người viết khi đầu óc mình thanh thản, theo trí nhớ, nhất là khi có một lực nào đó thúc đẩy, cho nên một bài viết kéo dài có khi 1 hay 2 năm mới xong.
Rời Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, chúng tôi hồ hởi phấn khởi (xin quý bạn thông cảm, lâu lâu mình gợi nhớ pha vài từ ngữ ngây ngô một chút cho vui), đoàn xe trực chỉ về Thủ Đức. Đến nơi, khi mới xuống xe vận tải, thì được đàn anh dàn chào rồi. Thôi thì các huynh trưởng (HT) thi nhau la hét quát tháo làm chúng tôi quýnh quáng ngơ ngơ ngác ngác không biết ra sao cả. Đến lúc vào hàng xong là vác túi quân trang và balô trên vai bắt đầu chạy bộ vòng Vũ Đình Trường (VĐT). Lúc đó không hiểu tại sao mà mình cứ ôm khư khư cái túi quân trang nặng ước chừng 20 hay 30 kg gì đó, thay gì quăng đại ở đâu đó đi có ai thèm lấy đâu. Mồ hôi vã ra ướt hết áo, mắt cay xè, lưởi dài ra liếm mồ hôi cho đở khát, vài bạn gục ngã nằm bên đường, nhưng đám HT vẫn không tha, bắt phải đứng dậy chạy tiếp. À quên còn chuyện này, khi mới bắt đầu chạy bộ, có 1 anh bạn móc túi áo ra 1 tờ giấy đưa cho HT xem. Tôi biết đó là giấy chứng bác sĩ cho phép làm việc nhẹ. Chạy một lúc thì thấy anh chàng ta chạy sau mình, trên tay cầm…1 cục bông gòn. Bây giờ nhắc lại thì thấy tức cười, chứ lúc đó không còn tài thánh nào cười nổi.Cuộc chạy bộ kết thúc khi… không còn thằng tân khóa sinh (TKS), đó là tên gọi của chúng tôi trong thời gian 9 tuần huấn nhục chưa đeo Alpha, nào còn đứng được. Nhìn chung quanh thật là thê thảm, tất cả nằm la liệt quân trang vất bừa khắp nơi, đến lúc mà không còn biết đồ đạt balô, túi xách quân trang của ai ở đâu, riêng vài chàng không biết có ai chỉ nước hay không mà mò được vào bệnh xá gần đó lánh nạn.
Tôi thuộc tài nguyên khóa 6/70, quân số đươc chia ra thành 8 ĐĐ, tiểu đoàn 3 Sinh Viên Sĩ Quan, và đám TKS lê thê lết thết chúng tôi được sĩ quan cán bộ đưa về ĐĐ có con số 35. Khu trại của ĐĐ chúng tôi lại nằm đối diện với khu sinh hoạt (KSH). KSH là nơi có tiệm sửa quần áo, tiệm cà phê, tiệm tạp hóa… Nơi mà suốt thời gian huấn nhục chúng tôi không được phép lai vãng. Trong thời gian này là lúc bị các HT hạch họe, soi mói kiếm chuyện thật khiếp đảm. Không bước chân ra khỏi ĐĐ, không ăn hàng rong (dù rằng các bà vợ lính với các gánh hàng rong chung quanh), không đi phép, không nhận hoặc viết thơ, không được hút thuốc lá, không cười đùa (có muốn cười cũng không cười nổi), mặc dù có nhiều tình huống sau này khi nhắc lại phải cười nghiêng cười ngửa. Khi di hành bãi tập về đến quân trường, chúng tôi phải kiểm tra an toàn súng đạn, có nghĩa là phải kiểm tra xem súng có còn đạn trong nòng hay không và bấm cò chết, tức là bấm cò súng sau đó. Tuy thế, không biết sao có chàng lại không bấm cò chết. HT bắt phạt 20 cái nhảy xổm vừa nhảy vừa hô: “Cò không chết thì tôi chết!” cứ thế mà hô vang, một hơi mệt quá hô nhỏ lại thì HT lại xóa và phạt tiếp. Lại có lúc, các HT kiểm tra súng đạn thấy không được sạch sẻ, thế là bị phạt chạy vòng VĐT, vừa chạy vừa hô thật đều: “Súng là vợ, đạn là con. Thà hao mòn còn hơn rỉ sét!”… thế mà, sao tôi lại nghe ”Súng là đạn, vợ là con. Thà hao mòn còn hơn rỉ sét!”
ĐĐ 35 chúng tôi có 1 nhạc sĩ khá nổi tiếng, dù rằng anh ta chỉ viết dăm ba bài. Chàng nhạc sĩ này lại cho ra đời “Đại đội 35 hành khúc”, được cấp trên chấp thuận, thế là anh em TKS chúng tôi tập ca khan cả tiếng. Mổi lần đi bãi tập về, đi ăn cơm, di hành… là ta ca vang (thú thật đến giờ này tôi không còn nhớ bài hát đó hát cái gì!!). Vài tháng sau, tai họa ập đến, trong các đại đội trưởng SVSQ củaTiểu đoàn 3 có đại úy Hạnh (1), ông này rất có thớ (2) trong hàng ngũ sĩ quan cán bộ. Không biết gì lý do gì mà ông ta ghim (3) ĐĐ 35 chúng tôi. Cứ mổi chiều thứ 7, trước khi đi phép về Sài Gòn, chúng tôi phải diễn hành tại VĐT dưới cặp mắt quan sát chấm điểm của các cán bộ. Đến khi hàng quân ĐĐ 35 đi ngang khán đài là tôi liếc thấy ông Hạnh này thò đầu ra khỏi các giám khảo và chỉ chỏ. Thế là xong, diễn hành dỡ cúp phép. Chưa hết, có lần sau khi ra khỏi nhà ăn ĐĐ chuẩn bị vào hàng di chuyển về trại, thì nhằm lúc đám con nít - con cái của các quân nhân phục vụ tại trường Bộ Binh - đi học về. Mấy đám con nít thấy anh thủ kỳ với lá cờ số 35, thế thì chúng reo hò vang trời “35 chúng mày ơi!! 35 kìa!!” và cười om sòm. Trong hàng quân, anh em mới kêu:” Quấn cờ lại,quấn cờ lai!” và thế thì ta quấn cờ lại và bài ca quen thuộc lại vang lên. Một chiếc xe Peugeot trắng chạy ngược chiều chúng tôi và người lái xe có gương mặt …quen biết, khi chạy ngang ông ta chỉ vào thủ kỳ và xe lại vòng trở lại chận đầu ĐĐ. Trời ơi! Thế là xong, lại gặp đ/úy Hạnh. Ông ta đứng chống nạnh và hô to “Tại sao quấn cờ, chạy vòng VĐT cho tôi!” Thế là bao nhiêu cơm cháo đều có dịp vung **** ra hai bên đường. Chạy được 2 vòng thì thấy ông ta lên xe bỏ đi. Từ đó trở đi ca khúc ĐĐ 35 từ từ lui về dĩ vãng

Huey Nguyễn
13/4/2020

Thanked by 1 Member:

#111 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/05/2020 - 20:24

VÕ HỢI, HÁT TRÊN ĐỒI TĂNG NHƠN PHÚ
Viết bài Đại Đội 35, trong đó tôi có nhắc đến thằng bạn nhạc sĩ viết bản nhạc “ĐĐ 35 hành khúc”. Bài hát ra sao, tôi không nhớ, nhưng trong quân trường Thủ Đức thì khi ĐĐ chúng tôi di hành và hát vang lên thì không khác nào “Thưa ông, tôi ở bụi này”. Bài ca gây sự dòm ngó của các cấp trên, nên sau đó chúng tôi hết dám ca luôn.
Hợi và tôi bằng tuổi nhau và cùng chung trung đội, theo danh sách trung đội thì Vũ Đức Sao Biển (VĐSB) họ Võ tên Hợi, nhưng theo tiểu sử trên Wikipedia thì lại là họ Vũ. Người ta nói họ Võ tức là họ Vũ đấy! Hai chữ này, theo tôi, nó hơi lộn xộn. Người ta gọi võ sư là thầy võ và vũ sư là thầy dạy khiêu vũ, còn gọi là múa quốc tế, múa giao lưu hay múa đôi (3 chữ múa sau là của Thành Đoàn TNCS). Và nếu ăn nói lạng quạng gọi mấy nàng vũ nữ là võ nữ thì guốc bay, và còn nhiều nhiều nữa…
Trong bài viết rồi, tôi có nói đến anh chàng cầm cục bông gòn chạy vòng Vũ Đình Trường (có giấy bác sĩ chứng làm việc nhẹ), đó là chàng nhạc sĩ thân yêu của mình. Nhờ có giấy đó nên Hợi thường được cắt làm Kiểm Thực. Sinh viên sĩ quan nào được cắt vào chức này có nhiệm vụ kiểm tra và ký nhận thức ăn rau tươi cho bếp trường và đem cơm cho thằng bạn nằm “Cải hối thất”. Còn nhớ khi học các bài tập tác chiến, thì Hợi thường được cắt làm phe địch. Có lần ĐĐ chúng tôi biểu diễn tấn công vào mục tiêu, có quan khách đứng xem, tôi bắt được Hợi và trói gô lại nằm dưới đất. Hợi tưởng tôi đùa bèn chửi thề, tôi bèn nói nhỏ :“M à y câm mồm đi có quan khách đang nhìn tụi mình đó”. Hợi mới chịu nằm yên.
Là thầy dạy Triết, Hợi có tài kể chuyện tếu và khôi hài. Sau các buổi ăn trưa ngoài bải tập, nằm dưới các tàng cây hay bụi tre xanh, có Hợi kề bên là có tiếng cười vang lên. Còn tài nói lái, nhất là tên tuổi anh em trong trung đội đều có tên riêng. Hợi rất nhạy cảm và thần kinh dễ căng thẳng. Tôi biết tính Hợi, nên khi nghe radio lúc nghỉ ngơi ngoài bải hay trong trại, tôi đều để mắt xem Hợi ở đâu. Nhiều lúc mình đang lim dim thả hồn theo nhạc thì hắn lại mò đến và nói:” Mày làm ơn đừng dùng earphone đi Huệ. t*o không chịu được!”
Sau khi ra trường Thủ Đức, tôi có nghe Jo Marcel ca”Hát tên đồi Tăng Nhơn Phú” (*) của VĐSB,nghe cũng được, nhưng bây giờ Hợi đi rồi lại nghe Elvis Phương hát thì nhớ đến hắn vô cùng. Những buổi chiều cuối tuần cơm nước xong, Hợi ngồi hí hoáy viết viết cái gì đó. Sau đó lời nhạc mới có những dòng chữ này:
“Ta ngồi đây trên đồi Tăng Nhơn Phú, chiều đong đưa tiếng đại pháo ru về...
…Đôi khi ôm súng leo lên đồi cao, hát cho quên cuộc đời, hát cho xanh tuổi người, hát cho phai tuổi trời…
…Nhìn đồi xa, xa muôn trùng, mịt mờ xanh xanh cay rừng ghìm chặt súng hát ru cuộc đời mù sương.”
Năm 1972, trong 1 một chuyến công tác về Bạc Liêu, tôi có đến thăm và dùng bữa cơm với vơ chồng Võ Hợi, nay nghe nói chị Hợi sức khỏe rất yếu và yếu hơn sau khi chồng ra đi. Đến năm 1994, khi sắp đi Mỹ, tôi có đến tòa soạn báo Thanh Niên thăm và từ giã Hợi. Hợi có cho địa chỉ mong ngày gặp lại, nhưng sau khi đến Mỹ dọn nhà năm lần bảy lượt địa chỉ cũng bay đâu mất.
Tôi có đọc bài viết của Chí Thảo phê bình Hợi nặng nề, tôi hiểu phần nào sự việc này. Trước đó khi nghe tin Hợi ra làm báo thì tôi ngán ngẩm rồi. Nghề dạy học của ông giáo già chắc không còn phù hợp nữa nên Hợi xoay ra viết báo, có ai mà không biết báo chí trong nước viết theo chỉ đạo.
Thôi yên nghỉ đi nhé Võ Hợi. Lê Văn Lôi (Bình Minh) và Trần Hữu Sơn (Chương Thiện) có còn nhớ đến m à y hay không? Riêng t a o, nơi phương trời này, hình ảnh những chiều trên đồi Tăng Nhơn Phú vẫn còn vương mãi trong tâm hồn… tận Houston.
(*) Đồi Tăng Nhơn Phú là địa danh của Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Katy Huệ (05/2020)



Thanked by 1 Member:

#112 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24398 thanks

Gửi vào 19/05/2020 - 23:58


Trong vở hài kịch nổi tiếng của Molière, Tartuffe ou l’hypocrite (1664), nhân vật chính, Tartuffe, là một gã vô lại, cơ hội chủ nghĩa, được Orgon, thuộc giới trung lưu (bourgeois), rước về nhà với sự chấp thuận của bà mẹ mộ đạo cuồng tín, Mme Pernelle, và hai mẹ con xem gã như một thánh sống. Trong khi, ngược lại, cả gia đình, từ Elmire, vợ kế của ông, đến Damis, con trai, đến Mariane, con gái, đến người anh vợ, đến cô người làm trực tính, trực ngôn, đều khinh ghét gã. Orgon, mỗi lần đi đâu về, đều ân cần vấn an Tartuffe trước tiên. Và dự tính gả Mariane cho gã, mặc dù cô đã có người yêu, là Valère. Trước mọi người, Tartuffe có thái độ khiêm cung, nói năng nhỏ nhẹ, dáng vẻ nghiêm trang, miệng lúc nào cũng kêu tên Chúa. Một hôm, có dịp gặp riêng Elmire, gã thả lời ong bướm. Từ phòng bên, Damis nghe được, liền báo cho bố biết, nhưng Tartuffe chối bay chối biến và tố ngược Damis vu khống, khiến Orgon, vì quá mê gã, bèn từ con, đuổi đi, và viết giấy tặng hết nhà cửa, tài sản cho gã. Còn Elmire giả vờ nói với gã, sẽ không tiết lộ việc này nếu gã chịu từ bỏ Mariane để cho cô lấy Valère. Rồi bày mưu, hẹn gặp Tartuffe tại phòng, làm như muốn đáp lại tình yêu của gã, nhưng trước đó, đã sắp xếp cho Orgon núp dưới bàn, nghe hết. Orgon bèn nổi giận lôi đình, đuổi gã ra khỏi nhà, trong khi Mme Pernelle vẫn không tin. Nhưng Tartuffe lại đuổi ngược gia chủ, sau khi trưng ra đầy đủ giấy tờ. Vua biết được câu chuyện, ra lệnh bắt gã. Vở kịch kết thúc có hậu cho gia đình Orgon với tin loan báo đám cưới của Mariane với Valère.

I. Tartuffe trong bối cảnh Portland, Oregon:

Tôi kể sơ về nội dung vở hài kịch Pháp, thế kỷ XVII, của Molière, để nhắc đến một vở hài kịch tương tự, đương thời, mà nhân vật là người thế kỷ XXI, đang sống giữa Cộng đồng của chúng tôi, tức Portland, Oregon. Anh là một nhạc sĩ nổi tiếng, đối với người Việt tỵ nạn trên thế giới, mặc nhiên trở thành người của quần chúng (public figure), nhưng tôi tạm gọi “không tên”, cho có vẻ lập dị như những bài hát của anh. Từ lúc chưa thành phó tế, anh nhạc sĩ không tên này luôn cư xử với mọi người còn hơn một nhà tu hành thứ thiệt: lễ độ, tươi cười, nhã nhặn, dáng vẻ e ấp như cô dâu mới về nhà chồng, và nhũn như con chi chi. Một lần, trong bữa ăn tại nhà một người bạn tôi, vốn mê những bài không tên, anh nhạc sĩ tuyên bố rằng anh đã có lời hứa với Chúa là sẽ không bao giờ hát và làm nhạc đời nữa. Liền sau đó, anh cầm đàn, hát một bài sặc mùi đạo, mà anh nói mới sáng tác. Tôi quên tựa đề, nhưng nhớ mang máng nội dung, đầy tính tượng trưng: một người leo lên dốc đá cheo leo, trượt chân ngã xuống mấy bận, cuối cùng cũng thành công, nhờ Chúa giơ tay dắt lên. Và kết thúc là một coda cao vút, ngân vang như tiếng kinh cầu, ai nghe cũng cảm động.

Nhiều lần, trước đây, bạn bè, người quen, và đồng hương Portland, Công giáo hay không, vốn dị ứng với anh nhạc sĩ kiêm thầy tu này, cho anh là một tên đạo đức giả thật. Biết tôi là con chiên trong giáo xứ Mỹ mà anh đang phục vụ, họ đã mớm ý cho, và thúc giục, tôi viết một bài tố anh ta về ba tội: làm ăng-ten [phiên âm từ chữ antenna] trong trại tù cải tạo, làm thầy sáu mà không thuộc giáo lý, lợi dụng tiền bá tánh để làm giàu cá nhân... Tôi từ chối, bác bỏ những lời buộc tội mà tôi cho hoặc quá cũ, hoặc thiếu bằng chứng cụ thể, hoặc không đủ thuyết phục. Và qua đó, vô tình đóng vai luật sư bào chữa cho anh ta – điều mà anh chưa hề biết. Như sau:

A. Làm ăng ten trong tù?

Tôi nói với họ rằng tôi cũng đã ở tù tám năm ngoài Bắc, nhưng không chung trại, chung đội với anh ta, nên không chứng kiến tận mắt, và bởi vậy, không dám lên tiếng bàn bạc về điều gì mình không rõ, không thấy, mặc dù đã đọc nhức mắt nhiều bài viết ký tên tác giả đường hoàng, và nghe rát tai những tin đồn nặc danh, nửa thực nửa hư, thuộc loại tabloids, rất tiêu cực về anh. Tuy nhiên, tôi thắc mắc, về từ ngữ, khi các tác giả, độc giả, và tù nhân cải tạo gọi anh là ăng-ten, không biết có đúng (lắm) không. Bởi một lý do đơn giản: hệ thống ăng-ten trong tù được bố trí ngầm – không, hoặc khó, có ai phát giác được, và làm sao? – và đôi khi ăng-ten chính là thằng bạn tù tử tế, hiền như ma sơ, nằm cạnh bên. Thông thường, bọn ăng-ten được giao phó nhiệm vụ theo dõi và báo cáo, một cách bí mật, cho cán bộ trại về những hành động, và tư tưởng, của đồng đội, đặc biệt âm mưu trốn trại –là điều mà bọn cai tù lo sợ nhất. Nhưng để lập công, chúng báo cáo, hoặc bịa ra, đủ thứ chuyện, thượng vàng hạ cám, kể cả thở dài trong đêm, ngủ gật trong giờ “học tập”, hay lén hôn vợ trong nhà thăm nuôi, v.v.

Riêng anh nhạc sĩ, qua lời của nhiều nhân chứng, có thời gian được cử làm thi đua, và đội trưởng một đội, với nhiệm vụ báo cáo một cách công khai, hợp pháp, về người và việc trong trại, trong đội, và mặc tình hành hạ đồng tù. Tôi nghĩ, đã là công khai thì không còn bị gọi ăng-ten nữa. Phải chăng vì hành động hắc ám, muốn lấy điểm với cai tù, mà anh đã bị những nạn nhân và nhân chứng quen miệng gán cho cái nickname ăng-ten, là danh xưng nặng nề và bỉ ổi nhất, mặc dù về hậu quả, tội làm ăng-ten hay làm đội trưởng, mà ác ôn, cũng ngang nhau, bên tám lạng bên nửa cân? Hoặc giả, có thể ở trại này, anh ta làm ăng-ten, ở trại nọ, làm đội trưởng ác ôn? Hoặc có thể ở cùng một trại, có lúc anh làm đội trưởng ác ôn, có lúc làm ăng-ten, cho nên lẫn lộn về chữ dùng chăng?

B. Làm thầy sáu dỏm?

1. Năm 1992, tôi đang nghỉ hè ở San José. Anh nhạc sĩ không tên, lúc ấy mới qua Mỹ, dự định tổ chức buổi tái ngộ với những fans của mình trong một hội trường gần đó và anh ta bị một số cựu quân nhân cảnh cáo, tẩy chay, và dọa hành hung, và cửa hội trường bị họ chận, cấm không cho ai vào dự, bởi bất mãn với thành tích “ăng-ten” của anh. Cho nên, tôi biết rất rõ. Anh bèn chạy lên Portland, để tỵ nạn. Tại đây, theo tin đồn miệng, hay phổ biến trên Mạng, nhưng không ai dám xác nhận: đầu tiên, anh ta vô chùa xin quy y. Bị chùa từ chối, anh bèn nhảy sang nhà thờ Tin Lành. Bị từ chối nữa, anh chưa biết đi đâu, thì bất ngờ được tiến cử lên LM chánh xứ La Vang bởi những người thân cận của ông. Biết anh là nhạc sĩ nổi tiếng, LM chánh xứ nhận ngay, cho vào ca đoàn và sau giữ chức “sứ vụ tông đồ mục vụ” (?), nhưng anh rất mù mờ về giáo lý, khiến giáo dân bàn tán, khó chịu. Về sau, không biết bằng cách nào, anh thuyết phục được ông LM chấp thuận cho học làm thầy sáu, mà không qua thủ tục bắt buộc cho tất cả ứng viên phó tế khác: phải đi học lấy bằng MA về Thần học (theology) tại University of Portland. Vì kém Anh văn, lại không có BA ở Mỹ, anh được Tòa Tổng Giám Mục Portland –thời đó, còn quá dễ dãi– châm chước cho tham dự các lớp Kinh Thánh căn bản do giáo phận tổ chức và học thần học “hàm thụ” tại chỗ với một LM trẻ, đệ tử của LM chánh xứ, và với sự giúp đỡ làm homework của một giáo viên dạy giáo lý tại La Vang. Năm 2001, anh được phong chức phó tế. Theo thiển ý, anh làm thầy sáu ngang, tức là [đi]tắt, cũng như làm quan tắt, chứ không phải làm thầy sáu chui hay dỏm, như dư luận dị nghị. Lúc ấy, LM chánh xứ đã đổi đi và một LM khác lên thay, và với ý kiến của giáo dân, ông cha xứ mới này từ chối, không nhận anh về giáo xứ La Vang, mặc dù đang rất cần một phó tế người Việt.

2. Rồi thầy sáu Việt Nam này được Tòa Tổng Giám Mục Portland bổ nhiệm về phục vụ một giáo xứ Mỹ, từ 2001 cho đến hôm nay.

a. Trong buổi lễ chiều Chúa Nhật, có tôi, anh được cha xứ Mỹ mời đứng lên tự giới thiệu, trước giáo dân Mỹ và thiểu số, gồm khá đông người Mễ, Phi, Nga... và lèo tèo vài bổn đạo Việt Nam. Vì thế, anh tha hồ bốc phét, khiếp quá, tuy không ác liệt như kho đạn Long Bình, hoặc văng miểng tới mây xanh như vài vị thuộc hàng cự phách trong Làng Nổ Oregon, về thân thế và lý lịch. Anh ta nói, và tôi còn nhớ rõ, tuy là một Trung úy Phật tử, nhưng anh đã có ơn gọi đi tu theo Công giáo, từ lúc còn ở Việt Nam trước 1975, sau khi một cô bạn gái dạy anh học kinh Kính Mừng, và đi đánh trận [hồi nào?], nhờ đọc kinh Kính Mừng, anh đã nhiều lần thoát chết, và sau 1975, trong tù VC, cũng nhờ đọc kinh ấy, anh đã khỏi bệnh mất ngủ [sic]. Nào là qua Mỹ, bị bệnh gần chết, anh đã nhờ Chúa và Đức Mẹ Maria cứu khỏi. Nào là anh có bằng Cử Nhân Luật ở VN, đặt nhạc trữ tình, nhưng, anh thêm, với thiên chức thầy sáu, từ nay anh sẽ quên đi “quá khứ sai lầm” đó. Nào là, động trời hơn, chức vụ cuối cùng của anh, trước ngày Sài Gòn sụp đổ, là chỉ huy Bộ Thông Tin của chính phủ Miền Nam và dùng chữ minister –bởi, tôi tự hỏi, anh cố tình nổ sảng hay không hiểu chữ đó có nghĩa “bộ trưởng”? Nào là anh bị giam nhiều năm tại những trại tù khắc nghiệt của VC, và ở đó được bạn bè rửa tội cho... Giáo dân Mỹ tò mò lắng nghe, không phản ứng, một phần vì lịch sự, một phần vì không ở trong chăn nên anh nói hươu nói vượn gì cũng tin tuốt luốt, một phần vì chỉ hiểu lõm bõm, cũng như tôi, tiếng Anh đầy accent An Nam Mít của anh.

b. Trung bình mỗi tháng, anh đến nhà thờ một lần để phụ giúp cha xứ làm lễ, và mỗi lần, trước và sau lễ, thấy tôi, anh ta gật đầu chào, và ngược lại, nhưng không bắt tay nhau, bởi mặc cảm từ cả hai phía. Tiếp xúc với anh, tôi cảm thấy khó thoải mái, nếu không muốn nói khó chịu, vì cử chỉ và lời ăn tiếng nói, khiêm nhường, hay nhún nhường quá đáng, của anh, có cái vẻ gì đó không thật, nếu không muốn nói giả tạo, làm tôi nghĩ đến vở kịch và nhân vật của Molière. Càng khó chịu hơn khi, sau này, nghe tin về một phép lạ, được ai đó đồn ầm trên báo và Mạng Việt Nam, đã xảy ra cho cặp kính mát của anh, nghĩa là giơ nó lên ánh mặt trời người ta thấy có hình Đức Mẹ hiện ra rõ ràng. Phép lạ nhảm nhí, lố bịch đó, ít lâu sau, không còn được ai nhắc nữa, nhưng nhiều người vẫn nhớ, để kể lại với ít nhiều châm biếm, mỉa mai.

C. Làm giàu từ những hoạt động từ thiện? (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Tòa Tổng Giám Mục Portland và cha chánh xứ cho anh thời gian rộng rãi để lo cho Hội Từ Thiện, mà anh sáng lập năm 2005, và quảng cáo rầm rộ trong một flyer (đính kèm).

Phải công nhận anh điều hành Hội một cách khoa học và qui mô, gồm cả việc bán điện thoại V247 và dược thảo chữa bách bệnh (trong đó có thuốc “tăng cường hạnh phúc gia đình”) và đã kiếm được tiền một cách hợp pháp, ít ra theo giấy tờ và báo cáo. Được tờ The Sentinel của Giáo phận và cha xứ nhiệt liệt ca ngợi, và anh mặc nhiên trở thành thầy sáu cưng của Tòa Giám Mục Portland. Thậm chí, cũng năm ngoái, 2016, cha xứ đã đi Manila, Philippines làm từ thiện, cùng với anh ta.

Có một điều làm đồng hương chê bai: thành công như thế, nhưng anh không bao giờ tham gia sinh hoạt Cộng Đồng, không đóng góp tài năng hay tài chánh cho Cộng Đồng khi cần. Nhưng sau hai mươi năm, vẫn né, vẫn núp dưới chiếc veste đen và cổ cồn trắng, và những ngày Chúa Nhật, dưới lễ phục –được sử dụng như một áo giáp vững chắc. Và rất tự tin, tưởng rằng người ta đã quên.

Nhưng người ta vẫn nhớ. Tôi thành thật nói với những kẻ còn căm ghét anh rằng, dù có tội gì chăng nữa, anh đã cải tà qui chánh và chọn con đường tu rồi thì hãy cho anh ta một cơ hội làm lại cuộc đời. Bằng cách để yên cho anh tu hành, leave him alone, như người Mỹ thường nói. Và tôi im lặng. Kiên nhẫn chờ đợi, và cầu mong, một ngày anh sớm thành “chánh quả”.

II. Áo gấm về làng:

Đùng một cái, có tin anh nhạc sĩ kiêm thầy tu này trở về Việt Nam làm một tua ra mắt và bán sách (Chuyện tình không tên) viết kể lại chuyện tình “hàm thụ” ngày xưa một cách vô duyên, lẩm cẩm, vớ vẩn (đối với một người trên bảy bó, quá tuổi hồi xuân, nếu không vớ vẩn, lẩm cẩm, vô duyên thì còn là cái gì?), đồng thời tổ chức hát những bài không tên cũ rích, cùng với những ca sĩ hải ngoại cóc nhái, vô liêm sỉ, mùa chay nào cũng có nước mắt, cộng với vài ca sĩ lô-can [phiên âm từ chữ "local"] quốc nội, suốt tháng 8 này, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Quảng Ngãi, và Sài Gòn. Tin được tung ra, chuyền đi nhanh như tên bắn, làm mọi người sửng sốt, thất vọng, nhưng không ngạc nhiên, vì bản chất là bản chất, ở đây, giả dối, và, như VC nói, không bao giờ thay đổi. Đối với anh ta, vấn đề chỉ là thời gian cho vở kịch bịp bợm, có lớp lang, dài đến hai mươi năm, hạ màn, trót lọt.

Hôm nay, tôi không còn chọn lựa, vì anh nhạc sĩ kiêm phó tế này đã vượt qua lằn ranh đỏ (red line). Nhìn những bức ảnh của anh chụp ngày 28/7 tại phi trường Nội Bài, và phổ biến tràn ngập trên Mạng, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, hớn hở, khác xa hồi mới đến Portland, vào đầu thập niên 90, còn lẻ loi, lêu bêu, bèo nhèo, và cười nói tươi rói với các ca sĩ địa phương, bạn bè và thân nhân ra đón, tặng hoa, níu lấy tay, khiến những người tỵ nạn chống VC và các cựu tù binh cải tạo hiện ở hải ngoại không khỏi thấy ngứa mắt và ứa gan.

Mặt nạ rơi xuống, anh ta hiện nguyên hình một Tartuffe bằng xương bằng thịt đã đóng vai trò của mình quá xuất sắc, và bây giờ, cụ thể hơn, đã trở thành một công cụ ngu ngốc, nhưng hãnh diện, của VC, trong việc thực thi Nghị quyết 36, cũng như hơn bốn mươi năm trước, tại các trại tù, trong việc đối xử ác độc với các sĩ quan VNCH đồng đội của anh. Vì sao?

1. Thời điểm trở về (tự nguyện, hay được VC mời dụ?) của anh rất phù hợp với “ý đồ” và kế hoạch thâm độc của VC và tình thế hiện tại trong nước. Xin nhắc, tháng 8 là tháng VC kỷ niệm Hà Nội khởi nghĩa (19/8/1945), còn gọi là “Cánh mạng tháng 8”. Không phải bởi trùng hợp, ngẫu nhiên, hay tự phát, mà có đến hơn hai trăm người dân (ở không, rảnh quá sao?), được gọi là fans, đội mưa hàng giờ để đón nhạc sĩ thần tượng, tại phi trường, theo tin báo chí quốc nội –một vinh dự hãn hữu mà từ trước đến nay, không có Việt Kiều nào được nhận lãnh... VC là một lũ lưu manh, xảo quyệt, biết tận dụng mọi thủ đoạn. Khi cần đàn áp biểu tình, hay đập phá nhà thờ, tu viện, chúng điều động hàng trăm côn đồ, thay vì công an, và tuyên bố đó là “hành động tự phát” của nhân dân. Làm sao có một “hành động tự phát” nào dưới chế độ độc tài, đảng trị hiện nay, mà không được bọn lãnh đạo cho phép, sắp xếp, cổ võ, hoặc ngược lại, mà không bị ngăn chận, trừng phạt, đàn áp dã man?

Vai trò của anh này rất cần thiết cho VC trong giai đoạn và bối cảnh hiện tại bởi anh ta là một phó tế Công giáo và một nhạc sĩ nổi danh. Nhất cử lưỡng tiện. Như sau:

a. Về mặt nổi, anh ta trở về trong tư cách nghệ sĩ trình diễn, được nhiều người hâm mộ tiếp đón –theo dàn dựng của VC, là chuyện thường tình đối với công luận. Ngoài ra, VC ngu gì mà không biết anh là cựu sĩ quan bị tù cải tạo nổi tiếng, nhưng vẫn cho phép về trình diễn, mà không qua thủ tục kiểm duyệt khắt khe, cấm cản gì ráo, không bắt “cởi quần áo khám nghiệm” như những ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại khác (nghĩa bóng) về nước trình diễn, hay những cô gái quê (nghĩa đen) muốn lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, kể cả những thằng người nửa điên nửa khùng, đui què sứt mẻ. Qua việc dành mọi ưu đãi cho anh nhạc sĩ này, phải chăng chúng muốn tuyên truyền, một lần nữa, chính sách “hòa hợp hòa giải”, “xóa bỏ hận thù” bịp bợm, mà chúng đã khổ công khua chiêng gõ mõ ầm ĩ, nhưng vẫn thất bại, suốt bao năm qua?

b. Về mặt chìm, là phó tế, anh bị dùng như một đối trọng (contrepoids) với những vị linh mục và giáo dân dũng cảm trong nước, từ mấy tháng nay, đã và đang ngày đêm xuống đường biểu tình chống tập đoàn Formosa và bọn lãnh đạo tham nhũng bán nước cầu vinh, cũng như, ở hải ngoại, chúng đang sử dụng những linh mục trẻ, quốc doanh, bố lếu bố láo, hay giả mạo, tại Texas, Florida hay Connecticut –đã lợi dụng bục giảng để công khai tuyên bố những lời m*t d*y về VNCH và Ngày Quốc Hận 30/4. Cho phép một nhà tu hành Công giáo, dù chỉ là phó tế, chức nhỏ nhất trong hàng giáo phẩm, về nước ca hát, VC muốn chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng chúng không kỳ thị tôn giáo, và qua đó, và cùng với sự im lặng của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng có thêm đồng minh và phương tiện để tiêu diệt một cách tinh vi và mạnh mẽ hơn những linh mục và giáo dân đang biểu tình phản kháng chúng. Đã không ủng hộ họ thì chớ, mà vô tình (hay nhận lệnh) anh thầy tu tắt này cũng không nhiều thì ít đã đồng lõa, tiếp tay triệt tiêu sự chiến đấu đầy chính nghĩa của họ, trước công luận?

2. Ngoài ra, khi về VN trình diễn nhạc đời, mà là nhạc tình sa đọa, đương nhiên anh ta đã tự lột bỏ chức thánh cao quý và chiếc áo tu hành mà anh, một Xuân Tóc Đỏ mới, đã may mắn vớ được –đã tạm thời che chở anh trước cơn thịnh nộ của những đồng hương tỵ nạn và các sĩ quan tù nhân cải tạo, một thời là nạn nhân trực tiếp, hay gián tiếp, của anh.

Thêm nữa, phải chăng vì chóa mắt trước danh và lợi, và lòng trần chưa dứt bỏ được tham sân si, anh ta đã vi phạm trầm trọng lời thề hứa, với Chúa, mà trong vai trò Tartuffe, anh thường lớn tiếng rêu rao, khi có dịp, là từ bỏ những bài trữ tình, dù có tên hay không tên, của anh?

Nhân tiện, NLGO tôi, trong tư cách một khách thưởng ngoạn, xin có lời bàn nhỏ về những bài không tên: nhạc thì ủy mị, rên siết, sướt mướt, nghĩa là tầm thường, và nội dung bài nào, nhất là bài không tên cuối cùng, cũng xúi giục người đàn bà có chồng ngoại tình, trong tư tưởng, với thằng bồ cũ rất bựa, rất nham nhở, rất cà chớn và rất độc ác đã công khai khoe khoang thành tích chơi gái, không biết giữ gìn thanh danh, bảo vệ hạnh phúc gia đình cho người đã (lỡ dại) trao thân cho nó. Tôi thực tình không hiểu nổi, về mặt nghệ thuật, và nhất là đạo đức, não trạng nào đã khiến người ta, ở hải ngoại hay trong nước, có thể mê mẩn những bài hát có nội dung vô luân đến thế, đến nỗi phải tiến cử anh ta học làm thầy sáu, hoặc phải đứng hàng giờ dưới mưa, chờ đón anh ta trở về nước, hoặc phải tranh nhau để được hát chung trong cuộc lưu diễn này. Trước 1975, chẳng hạn, một con bé hàng xóm của tôi, mới mười tuổi, thường nghêu ngao hát những câu, “mưa bên chồng có làm em khóc... có làm em nhớ những khi mình mặn nồng...”. Đúng là bệnh hoạn!

Tôi nghĩ rằng Tòa Tổng Giám Mục Portland và cha xứ họ đạo Mỹ chưa biết mục đích thật sự về VN lần này của anh. Nhưng tôi tin rồi họ cũng sẽ biết, kể cả việc làm “ăng-ten”, bức hại đồng đội trong tù, và việc rửa tội chui, còn là một nghi vấn đối với nhiều người. Vì tôi tin vào công lý tuyệt đối của Thiên Chúa, hay luật nhân quả (karma) trong đời thường. Còn anh dại gì mà khai thật. Họ cứ tưởng anh về VN lần này, cũng như mọi lần trước (và chắc chắn đã được nêu lên trong đơn xin phép của anh), là để làm từ thiện.

III. Thay cho lời kết:

Có lẽ sau bài viết này, tôi sẽ phải đi lễ tại một nhà thờ khác trong khu vực. Lý do duy nhất là để tránh nhìn thấy bộ mặt tởm lợm của một kẻ mà từ nay sẽ tiếp tục là chỗ trú ẩn an toàn cho sự lừa bịp và gian dối hóa thân. Một Tartuffe thời đại, mà những hành vi vừa qua tại Việt Nam có hậu quả rất khốc hại và lâu dài trên cả nước –còn tồi tệ hơn chính nhân vật đạo đức giả trong vở kịch của Molière.

Portland, 24/8/2017strong>
NLGO



NLGO : người lính già Oregon

#113 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/05/2020 - 19:50

Sir Nicholas George Winton - người sinh ngày 19.5 và được cả thế giới nghiêng mình kính trọng.

19.5.1909 là ngày sinh của Sir Nicholas George Winton - người đã âm thầm giải cứu 669 đứa trẻ Tiệp khắc, hầu hết là người Do Thái, đưa các em sang London an toàn bằng tàu hỏa, trước khi Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc. Thế chiến kết thúc, ông cũng không hề kể lại với ai, vì cho rằng việc mình làm không có gì đáng... kể, giúp được gì thì giúp thôi.

Thế giới chỉ biết đến nghĩa cử của ông hơn 50 năm sau đó, khi vợ của ông đã tình cờ nhìn thấy một cuốn sổ cất kỹ trên tầng áp mái của ngôi nhà. Đó là vào năm 1988. Cuốn sổ liệt kê chi tiết tên cha mẹ và những người nhận nuôi của các em nhỏ được chồng mình cứu giúp. Bà đã đưa cuốn sổ cho một nhà sử học - người sau đó đã sắp xếp cho ông gặp lại những "đứa trẻ" của mình trong chương trình That's life của BBC. Cảm động nhất là khi ông được tiết lộ: những người ngồi quanh ông hôm đấy chính là những "đứa trẻ" năm xưa.
Ông đã được trao tặng rất nhiều huân chương và danh hiệu cao quý của nước Anh, của Nữ hoàng và của nước Tiệp, được cả thế giới nể trọng kính vì.
Nhân dịp quốc khách 28.10.2014, khi ấy ông đã 105 tuổi, cộng hòa Séc đã đưa chuyên cơ sang Anh đón ông về Praha để trao cho ông Huân chương Sư tử trắng cao quý nhất của đất nước (Řád Bílého lva).
Ngày 19.5.2009, nhân dịp ông tròn 100 tuổi, Praha lấy tên ông đặt cho một mạch nước nhỏ trên đồi Strahov.
Vào ngày 1.9.2009, kỷ niệm 70 năm ngày khởi hành chuyến tàu Kindertransport cuối cùng, Praha đã dựng một bức tượng về Sir Nicholas George Winton, tại đường ray số 1a, nhà ga chính - Praha hlavní nádraží.
Tại đây, vào ngày 1.7.2015, khi nghe tin ông mất, đã có rất nhiều người đến đặt hoa và thắp nến tưởng niệm.
Trong ga, trên lối ra tàu, cũng dựng một đài tưởng niệm những người cha người mẹ đã rứt ruột đưa tiễn con lên tàu trong tình yêu và hy vọng. Phần lớn các cha mẹ đã bỏ mạng ở trại tập trung Holocaust sau đó.
Sinh ngày nào không quan trọng.
Sống như thế nào mới đáng nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


19.5.2020




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#114 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/05/2020 - 20:01

Án bỏ túi và lưới trời - nhắc lại chuyện nước Đức
Nước Cộng hòa Dân chủ Đức nằm giữa châu Âu đã có tam quyền phân lập lâu đời nên hệ thống tư pháp của nó cũng phải mang các chuẩn mực nhất định. Trong suốt 40 năm tồn tại nước CHDC Đức các trường đại học luật vẫn đào tạo ra các luật sư, quan tòa, công chứng viên…. Các sỹ quan công an cao cấp đều phải tốt nghiệp trường luật.
Ở Đông Đức có hai lực lượng công an:
1-Volkspolizei viết tắt là VOPO = “Cảnh sát Nhân dân” là lực lượng chuyên gìn giữ trật tự và anh ninh xã hội. Hệ thống này có rất nhiều thám tử giỏi mà sau ngày thống nhất đất nước vẫn tham gia vào ngành cảnh sát ở CHLB Đức.
2- Staatssicherheit viết tắt là STASI = “An ninh quốc gia” là lực lượng chỉ bảo vệ sự tồn tại của chế độ XHCN. Hoạt động của STASI chỉ chịu sự chi phối của các quyết định chính trị. Năng lực chuyên môn của STASI có thể coi là đứng đầu thế giới. STASI là người phát minh ra kho “dữ liệu mùi” và kỹ thuật nhận dạng tâm lý (Profiler) hiện đại.
Hễ vụ án nào mà STASI nhúng tay vào thì VOPO bó tay và luật sư cũng chịu chết, quan tòa và công tố viên chỉ còn việc phán xử theo “Án bỏ túi”. STASI không chỉ can thiệp vào vào các vụ án chính trị, mà vào rất nhiều vụ án thuần túy hình sự.
Sau ngày thống nhất nước Đức, báo chí mới nói đến một loạt các vụ án ấu dâm mà thủ phạm được che chở hoặc được thay đổi tung tích để đưa đi chỗ khác. Cảnh sát hình sự tuy làm việc rất bài bản nhưng không bao giờ tóm được thủ phạm. Hầu như có một bàn tay vô hình luôn đi trước họ và xóa mọi giấu vết.
Là cha mẹ, mấy vị lãnh đạo STASI cũng biết mức độ nguy hiểm của các thủ phạm ấu dâm, nhất là sau các vụ mất tích trẻ em. Nhưng họ coi nạn ấu dâm và hiện tượng đồng tính luyến ái là những biểu hiện của Chủ nghĩa Tư bản bệnh hoạn, không thể có chỗ đứng trong xã hội XHCN. Mọi vụ án, kể cả án mạng, liên quan đến các đối tượng này thường bị bịt kín, báo chí không được nói tới. Để phiên tòa không tiến hành được thì cách tốt nhất là dấu nhẹm những chứng tích và thủ phạm.
Về sau VOPO cũng sao nhãng việc điều tra các cáo buộc ấu dâm, vì họ biết là thế nào cũng bị STASI “dìm”. Vậy nên năm 2010, một người Đông Đức 47 tuổi tên là Michael P. bị tố giác là xâm hại trẻ em ở Munich. Khi ra tòa anh ta khai là “mê” trẻ em từ hồi trẻ, nhưng ở CHDC Đức anh tận hưởng các sở thích của mình khá thoải mái, vì đề tài ấu dâm là chuyện cấm kỵ ở bên đó, không ai dám nói đến. Khi sang miền Tây sống, anh ta vẫn tưởng vậy và bị tóm cổ [1]
Trong quá trình chuẩn bị thống nhất nước Đức, phía CHDC Đức đã đạt được thỏa thuận là các quan chức của họ thi hành đúng luật CHDC Đức thì coi như không phạm pháp. Nhiều vị quan tòa, công tố viên đã sử dụng án bỏ túi, nhiều vị luật sư đã phản bội thân chủ, bán tin cho STASI mừng húm. Thậm chí cả những sỹ quan biên phòng dính đến lệnh bắn chết người vượt biên cũng cho là mình hành động đúng luật CHDC Đức nên vô can.
Hàng trăm ngàn nạn nhân của các bản án oan, của các vụ khủng bố đã không tha thứ đám thủ phạm này.
Ngay từ đầu năm 1991, một làn sóng kiện đã làm cho ngành tư pháp nước Đức mới thống nhất bị bất ngờ. Làn sóng này không phải sự trả thù của chính quyền bên thắng cuộc, như một số cáo buộc ác ý, mà là nhu cầu đòi lại công lý của những công dân Đông Đức. Tất nhiên tư pháp Đức phải xét xử tất cả các vụ này theo mọi tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền. Các thủ phạm án oan có nhiều lợi thế, vì bản thân họ là những luật gia có kinh nghiệm, và họ chỉ thi hành luật của CHDC Đức. Đây là một chương rất gay go trong lịch sử tư pháp Đức.
Khởi đầu là thân nhân những người bị bắn chết trên biên giới Đông-Tây Đức và quanh bức tường Berlin. Họ kiện những binh lính, sỹ quan biên phòng đã gây án. Riêng ở thủ đô Berlin đã có 112 vụ kiên đòi xử 246 bị cáo. Các bị cáo đều đổ lỗi cho việc thi hành quân lệnh theo luật biên giới CHDC Đức , cứ như vậy dưới đổ cho trên. Tòa án phải lần lượt xử từ binh lính, sỹ quan, tướng lĩnh và cuối cùng lên đến các ủy viên Bộ chính trị đảng SED, những người đã ra lệnh bắn người chạy trốn.
Các luật sư bên nguyên đơn đã tìm ra rằng việc bắn chết người không mang vũ khí, dù áp dụng “Sắc lệnh biên giới CHDC Đức” là vi phạm chính hiến pháp CHDC Đức.
Hiến pháp CHDC Đức hay hiến pháp của bất cứ chế độ nào cũng đều cam kết bảo vệ quyền tự do thân thể, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do đi lại v.v. của công dân. Hiến pháp là bộ luật cao nhất, bao trùm lên mọi luật và các văn bản dưới luật khác. Mọi giải thích và vận dụng luật đi trái với các quy định trong hiến pháp đều là vi hiến. Đặc biệt luật pháp CHDC Đức còn quy định bảo vệ người tỵ nạn, nghiêm cấm sử dụng bạo lực với người tỵ nạn. CHDC Đức đã cứu giúp hàng chục ngàn người tỵ nạn từ Chile, Palestine, Nam Phi và từ các xứ độc tài quân sự khác, tại sao lại bắn vào người nước mình đi tỵ nạn ở miền tây?
Với các lập luân như vậy, chỉ riêng ở Berlin đã có 80 hạ sỹ quan, 42 sỹ quan cao cấp bị tuyên án. Khi những người này đổ trách nhiệm cho cấp cao nhất trong nhà nước thì có 10 vị lãnh đạo cao cấp của đảng SED cũng bị tuyên án tù. Vụ án này được gọi là "Vụ án Bộ Chính Trị" (Politbüroprozess). Dù án tù ở Đức rất nhẹ, chỉ hai, ba năm và rất nhiều án treo cho người cao niên. Nhưng các thủ phạm đã không còn vô can.
Đối với các cựu quan tòa, công tố viên CHDC Đức đã dùng „Án bỏ túi“, thì các phiên tòa có khó khăn hơn. Thứ nhất do các bị cáo đều là luật gia có sạn, lại không trực tiếp tra tấn hoặc bắn chết người nên việc tranh tụng gay gấn hơn. Tranh tụng khó khăn có nghĩa là người kiện phải mất nhiều tiền bạc và thời gian hơn để theo kiện nên nhiều người bỏ.
Bạn tôi là Michael[2] cũng là nạn nhân của 3 kẻ ác bụng: Thiếu tá Mascher, người trực tiếp điều tra, hỏi cung anh trong suốt mấy năm liền, bà chánh án Gerda Klabuhn và bà công tố viên Christa Krüger. Cả ba người này đều biết rõ Michael không hề nằm trong tổ chức chống đối nào. Cậu thanh niên con nhà cách mạng nòi này viết thư ngỏ gửi lãnh đạo hai nước Đức yêu cầu hòa bình và thống nhất đất nước chỉ vì lòng yêu nước.
Nhưng cả 3 đều bất chấp mọi lập luận của Micha về quyền tự do công dân của anh. Thiếu tá Mascher rất khôn, không bao giờ nhận là đã kiểm duyệt thư của Micha để khỏi bị Micha tấn công là vi phạm quyền tự do thư tín. Ông ta nói, chỉ tình cờ biết nội dung bức thư ngỏ vì nghi Michael buôn lậu tem!!!
Rồi bộ ba quyết định cho Michael lãnh án 4 năm tù. Luật sư khỏi cần cãi!
Sau ngày thống nhất đất nước Michael không nghĩ đến việc trả thù ba vị quan chức cũ. Anh nói:
-Họ vì mù quáng nên muốn phá hoại đời tớ, nhưng chúng tớ đâu có sụp đổ. Nay tớ không muốn hại họ làm gì vào buổi chợ chiều.
Michael tha, nhưng những bàn tay đó dính quá nhiều bùn và máu nên có những nạn nhân khác không tha. Tháng 3.1998 Michael đọc báo thấy bà quan tòa Klabuhn bị bắt trên đường phố và tống giam. Lý do là có nhiều tù chính trị kiện bà này vì những bản án bỏ túi vô nhân đạo.
Bà công tố viên Christa Krüger thì từ năm 1994 đã phải hầu tòa. Lý do là bà ta đã bị một cặp vợ chồng Đông Đức kiện vì đã bỏ tù họ 3 năm, chỉ vì họ viết thư cho báo chí Tây Đức kể về vụ đơn xin xuất cảnh sang Tây Đức đoàn tụ gia đình 5 lần bị từ chối. Tất nhiên Krüger và đồng bọn chống trả quyết liệt, cũng như trong các vụ khác. Khui hồ sơ ra thì thấy bà này đã từng bỏ tù 25 người chỉ vì họ có ý đồ hoặc đệ đơn xin di cư sang Tây Đức (xem ảnh). Tòa buộc tội bà này “Tước đoạt quyền tư do của công dân” và cho 2 năm tù treo, vì sức khỏe kém.
Thiếu tá Mascher gặp một cựu tù chính trị khác trong một siêu thị, hai người nhận ra nhau. Mascher sợ phải đối diện với nạn nhân của mình nên trốn như chuột. Anh này đuổi theo đến cùng.
Anh chỉ vào mặt Mascher thét lớn:
-Thằng hèn, hãy sống như con người, nhìn vào mắt t*o đây !
Anh khinh bỉ bỏ đi, Mascher đứng như trời trồng, đầu cúi gục, vai buông xuôi.
Mỗi người một hình phạt khác nhau. Nhưng lưới trời là một.
-----
[1]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[2]Câu chuyện về người tù chính trị Michael Verleih

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-Cựu Bộ trưởng An ninh Quốc gia E.Mielke (trái) và E. Honecke (phải) trong ghế bị cáo phiên tòa xét xử những kẻ ra lệnh bắn người vượt biên.
-Cảnh sat Tây Berlin cứu người Đông Đức bị bắn khi vượt biên giới.
-Báo chí đưa tin vụ bà Krüger bị bắt vì đã từng tuyên án 25 người chỉ vì họ muốn sang Tây Đức định cư. Tội trạng: Vi phạm quyền tự do cư trú của Hiến pháp CHDC Đức.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tho Nguyen
10/5/2020

Thanked by 1 Member:

#115 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24398 thanks

Gửi vào 23/05/2020 - 05:19

CHUYỆN CŨ… CÓ THỂ NÀO QUÊN…

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngạn

Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua…

Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sàigòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới.

Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vượt biên.

Thời gian trôi quá nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu quý giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sàigòn.

Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi, em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng? Ði bán chính thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầu Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn giá trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một người. Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy!

Bà xã tôi bận con nhỏ – khi tôi đi tù thì cháu mới hơn một tuổi – cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồi. Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt quá sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!

Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.

Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại. Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp quý nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gi. Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!

Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hoá ban đêm trong tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.

Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hoà, thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tới.

Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở quá trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đa. Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn.

Ðây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 nguời đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Ðàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữa.

Tôi không biết, trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôi. Vợ ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi.

Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củi. Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.

Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quýt, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển.

Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không gian ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ.

Ðến ngày thứ năm, vì nóng bức quá, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dưới. Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt quá, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.

Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:

- Anh Ngạn, Anh Ngạn ơi!

Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậy. Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả. Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:

- Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!

Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít. Nhà tôi lại bảo:

- Ðêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả ngườị Anh lên một chút đi!

Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vài người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó. Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:

- Tầu sắp đắm mất, anh ạ!

Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạỵ Hoá ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng,

Tôi nhìn lại phía buồng máy. Một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy. Chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vở. Ðàn bà con nít, nguời đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng nàỵ Bà xã tôi bảo:

- Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!

Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ðêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổi. Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xa. Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô. Nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợi. Người đã lên bờ thì bỏ mặc. Ðàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầu. Hơn 100 người ngồi dưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:

- Con ơi! Ðằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào…

Tôi không biết bơi. Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở quá xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Ðứa con trai hơn 4 tuổi, quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lốc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:

- Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!

Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu rú lên, bị tiếng gầm của sóng át đi Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo quá nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa!

Ðứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính chứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi!

Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Ðàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bám lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đời. Ðọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được…

Tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kinh qua bao nhiêu năm gian khổ. Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới ngày được tha về. Vậy mà cũng không sao! Tôi uất ức tự hỏi tại sao vượt biển gần đến nơi thì lại chết? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không vùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!

Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng mình đang nằm chiêm baọ. Ðứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi tôi dậy và nói:

- Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Ðắm tầu, chú Ngạn ơi!

Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi quá đuối sức và vì không có mắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:

- Chú Ngạn ơi! Ðắm tầu! Ba cháu, chị cháu với ba người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!

Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những gười sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được phép cứu những người bị ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu, tôi tin chắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy. Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy dang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo. Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chờ xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm trong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một vệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm dược xác!

Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào hét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc thuyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể.

Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua. Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Ðức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ Tiểu Đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Ðức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quà nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do!

Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sàigòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội. Ðoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!

Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầu. Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi – người giới thiệu tôi cho ông Ân – nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vay.

Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúa. Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôi. Hơn 160 người chết ngay bên cạnh tôi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Ðó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần.

Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông.

Ba năm sau, đất nước quá lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi. Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!

Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.

Những ngày trống vắng ở trại tỵ nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mới mất, tôi bắt đầu viết truyện dài “Những người đàn bà còn ở lại” trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.

Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong quá khứ. Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay.

Nguyễn Ngọc Ngạn

Thanked by 3 Members:

#116 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7719 Bài viết:
  • 17622 thanks

Gửi vào 23/05/2020 - 05:51

Ông nầy nên quên đi cho rồi, không dám ló đầu sang Mỹ nửa đâu .

Thanked by 1 Member:

#117 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/05/2020 - 18:59

Dù đã đọc rồi, giờ đọc lại vẫn thấy xúc động như mới đọc lần đầu
Cũng giống y như truyện về O Bé - em gái của Nhà văn Phan nhựt Nam
Hay là truyện của Dương Ấu Oanh viết về người bạn thân - vợ của Nhà văn Dương Hùng Cường
1 thời không xa và khó quên cho những người trong cuộc!

Thanked by 2 Members:

#118 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/05/2020 - 20:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cung Trầm Tưởng: Một Hành Trình Thơ 1948-2008
Võ Ý
(trích)
II- CÓ MỘT ĐỜI TA TRÔI BẤP BÊNH
Sau 30/04/1975, tôi gặp nhà thơ Cung Trầm Tưởng (CTT) trong Trại giam Suối Máu Biên Hòa, mới biết nhà thơ là Trung Tá Trưởng Phòng Chương Trình và Kế Hoạch Bộ Tư Lệnh Không Quân, chứ trước đó thì chỉ biết ông là tác giả có tên trong Nhóm Sáng Tạo, đã xuất bản tập thơ đầu Tình Ca, do họa sĩ Ngy Cao Uyên vẽ bìa và Phạm Duy phổ nhạc bài Tiễn Em, Bên Ni Bên Nớ, Mùa Thu Paris...
Cùng hoạn nạn là đã thương cảm nhau rồi, huống hồ lại cùng màu cờ sắc áo. Chỉ mấy câu thơ chào sân tại trại Suối Máu của CTT đã đi vào tiềm thức của tôi một cách êm ái từ 1976 cho đến bây giờ: “Nắng nhói như kim khêu thương tích/ Thuyền mây từng mảng vỡ lênh đênh/ Trên trăm ngàn mảnh trời kia vỡ/ Có một đời ta trôi bấp bênh...”.
Tết 1976, tết đầu tiên bị tù trong đời, khi nghe chuông nhà thờ Tam Hiệp ngân nga lúc giao thừa, CTT ngấn lệ nghĩ đến thân phận cá chậu chim lồng và bài thơ Lệ Chuông ra đời và anh thân tặng chúng tôi, như thể cùng một cảnh phương trời hoạn nạn: “Nay muốn bay lên không có trời/ Trong lồng gẫy cánh nằm im hơi/ Chim vốn là tim, trời là máu/ Không máu tim nào chẳng héo rơi/” (Lệ Chuông, MHTT, trang 138)
Mấy tháng sau tết 1976, chúng nó đóng hộp tất cả Sĩ quan tại Suối Máu chuyển ra các trại giam Hoàng Liên Sơn. Chúng tôi tìm cách liên lạc với nhau mỗi ngày lao khổ, đứa leo núi đẵn gỗ, người lên đồi vỡ đất trồng sắn, kẻ chặt giang nứa rừng hoang. Năm 1979, khi mấy tỉnh phía bắc bị giặc Tàu tàn phá, chúng đưa tù từ miền cao về miền trung du. Chúng tôi lại gặp nhau tại trại Hà Tây, CTT “biên chế” vào đội mộc, tôi vào đội rau xanh, cách nhau một cái ao nuôi cá. Hầu như mỗi ngày, lợi dụng xuống ao rửa sạch “phân xanh” khi tưới rau, tôi lẻn qua trại mộc để nhặt từng vỏ bào nung nấu của CTT, “bằng vai giạng đứng thế chân, bào cho lên nước đường vân của lòng”....
Tôi như con nghiện, phải tìm cách lội qua ao tù mỗi ngày để được chích vào tĩnh mạch những đường vân ma túy có tên gọi Kỳ Cùng:

“Có sông nhưng mà người không nước/ Nước bán xon rồi, bán lấy chi?- Một núi hư vô lầm chủ thuyết/ Bốn bên mây phủ kín màu chì” (Đất, trang 209, CTT, MTHT)

“Nó cõng vua Lê và chúa Mác/ Về quê cha giết mẹ hiền lành/ Tang sô bạc xóa đầu con trẻ/ Cỏ ngút sân trường, chợ vắng tanh” (Người, trang 210, CTT, MHTT)

“Có chồng mà tưởng như chồng mất/ Hương nhang đã cháy ở trong lòng/...Em đứng ôm con bồng mưa nắng/ Sắt son, dũng cảm đến Kỳ Cùng” (Và Em, trang 211, CTT, MHTT)
Đường vân của lòng là một quy tụ những nung nấu trong lò cừ dưới thời của quỷ qua cái bảng hiệu mỹ miều Trại Cải Tạo treo đầu dê bán thịt chó. Đường vân của lòng chính là những áng mây hiện thực từ đáy sâu tâm tưởng đã bùng ra và tỏa bay khắp trời thênh thang sau mười năm hai tay bị còng qua thi phẩm thứ hai của CTT là tập thơ Lời Viết Hai Tay: “...Bài học rút ra thật dứt khoát/ Nó tôi chẳng thể đội chung trời/ Nó còn tôi mất, đơn sơ vậy/ Nó mất tôi còn, chỉ thế thôi!...Vẫn cất hồn lên tìm ánh sáng/ Xa vùng cát lún, bãi lầy sâu/ Đêm đêm thơ giống như cờ tưởng/ Bầy chữ tung tăng múa ở đầu...”
Do điều kiện dinh dưỡng vệ sinh trong tù, nhiều bệnh truyền nhiễm hoành hành, mà thông thường là kiết lị và lao phổi. Tôi đã nhờ vào số thuốc tây của CTT (do Hội Văn Bút Thụy Điển (?) gởi về trại Hà Tây biếu anh) để trị bịnh kiết lỵ. Nhưng liều thần dược linh nghiệm hơn thuốc kiết lỵ, chính là những vần thơ hào hùng có đủ đa sinh tố cần thiết để vực dậy những bi quan yếm thế trong tù. Nếu ngày xưa Phùng Quán đã nói (đại ý): Khi ngã quỵ, hãy vịn câu thơ mà đứng dậy, thì ngày nay, trong trại tù cộng cản, CTT vẫn an nhiên nói : “Nếu giữa cơn đau tôi ngã xuống/ Vết thương bầm tím máu hình hài/ Lòng tôi vẫn đứng không lui nhượng/ Gối chẳng quỳ hàng, miệng chẳng khai” (MHHT, trang 251)...”Lòng ta đứng vững như Vầu/ .../ Nắng mưa thì cũng trọn đời đứng ngay” (MHHT, trang 173)...”Tóc vấn phong ba em đứng mũi/ Một thuyền lèo lái cõi càn khôn/ .../ Em vẫn đoan trang từng lóng trúc/ Vút roi quất ngã kẻ thù người/” ...(MHHT, trang 211).
Người tù nào cũng nhận thấy Thơ Tù CTT mang hơi thở và ước vọng như của chính mình, nên họ rất mong được chia sẻ và bảo bọc nhà thơ. Nhân một ngày lao động khổ sai, mọi tù nhân cố vượt qua con suối với gánh “hom sắn” trên vai, trừ CTT đang lóng cóng bên bờ suối. KQ Nguyễn Minh Công bèn cõng bạn qua con suối xiết, và bài thơ Con Công ra đời trong tình tù: “Cám ơn chim công/ Cõng ta qua sông/ Mấy mùa nước lũ/ Lận đận mưa ròng/ (...)/ Mấy năm ở rừng/ Gặp toàn thú ác/ Lòng ta tan tác/ Những dòng lệ rưng/ (…) Công bay lên trời/ Vẫn nhìn nhớ đất/ Công chuyền cành quất/ Vẫn không quên trời” (MHTT, trang 192).
Trung Tá Nguyễn Minh Công, Giám Đốc Trường Mưu Sinh Thoát Hiểm/ TTHLKQ Nha Trang, ra tù năm 1988 và mất vào năm 1989 tại Tân Định. CTT có mặt trong ngày đưa tang và chị Công đã xin nguyên bài thơ Con Công chép tay để trên bàn thờ của người bạn đời yêu dấu của mình.
Vừa ra khỏi nhà tù nhỏ, CTT âm thầm viết Bài Ca Níu Quan Tài (BCNQT), một tâm sử thi thu âm lại tiếng khóc, chụp lại hình ảnh tận cùng bi thiết của xã hội Việt Nam sau 04/1975. BCNQT được viết tay vào một tập vở học trò, như một quả bom nghìn tấn được cất giấu tại từng 3 một chung cư ở ngay trung tâm Sài Gòn: “...Kinh bang sao chép Nga Tàu/ Bình quân là chặt cái đầu cao hơn.../ Một bầy táng tận lương tâm/ Ăn hồ, ăn giẻ, ăn vần ngày công/ Ăn tranh trẻ đói lọt lòng/ Ăn lường tiếng khóc khép vòng tử sinh.../ Ngón đòn lý lịch ly kỳ/ Cha là “ngụy”, phạm trường quy con rồi.../ Mẹ xưa khóc níu quan tài/ Nàng giờ ai vãn lại lời mẹ xưa...”
BCNQT được chào đời tại Mỹ quốc trong sự đùm bọc của đồng đội anh em. Cá nhân tôi được đọc qua BCNQT tại Sài Gòn và tôi nghĩ ngay đến việc làm sao giúp tập thơ chào đời tại Mỹ quốc. Vào thời điểm ấy, đang có chương trình HO và ODP cho phép thân nhân và cựu tù chính trị đủ điều kiện định cư Mỹ quốc. Sẽ là chuyện điên rồ nếu nhờ những đồng đội sắp xuất cảnh mang theo BCNQT. Chúng tôi nghĩ cách an toàn hơn là nhờ các “bộ nhớ” xuất sắc mà chúng tôi đã gặp trong tù sắp ra đi theo diện HO, chịu khó học thuộc lòng tập thơ. Cuối cùng, Thiếu Tá Lâm Tùng Nguyên, Trưởng Phòng Quân Báo Sư Đoàn 4 KQ, nhận lời học thuộc lòng khúc “Ai Vãn” tròm trèm 1000 câu thơ trong vòng một tháng trước khi gia đình anh đi Mỹ theo diện ODP vào năm 1989. Bài Ca Níu Quan Tài được ghi chép lại và xuất bản tại Mỹ năm 2001. Thơ tù của CTT đã được đồng đội cưu mang trong tình nghĩa như vậy đó.
Sau BCNQT, chúng tôi không được dịp thưởng thức những vần thơ sáng tác tại Minnesota. Khoảng 2008, tôi từ Saint Louis, Missouri chuyển về miền trung Cali, được biết CTT muốn ra một tuyển tập thơ 60 năm. Tôi giới thiệu CTT với nhà thơ Tâm Vô Lệ, Giám Đốc Thư Viện Toàn Cầu, và hai bên đã đồng thuận tiến hành những bước cần thiết cho việc in ấn. Mãi đến tháng 5 năm 2012, tôi nhận tập thơ ký tặng của tác giả, vừa bất ngờ vừa mừng vui.
Những cảm nhận dù thô thiển, cũng là cách đáp lại cái tình cố tri (chữ của CTT) mà tác giả đã dành cho tôi...

Thanked by 1 Member:

#119 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/05/2020 - 20:54

KHÔNG NÊN NHẬN VƠ!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hôm nay, rảnh đọc về nghệ sỹ Đăng Thái Sơn chơi.
Lặng đi khi thấy đoạn này:
Trong thư gửi cho cha mình (nhà thơ Đặng Đình Hưng), Đặng Thái Sơn viết:
“Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vac-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-tan-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp được Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…”

Tiền đi thi không cho, đến cả cái danh xưng thí sinh Việt Nam cũng không cho, nhưng sau khi đoạt giải lại nhận ông ấy là người Việt Nam.
Không biết cái tay ngày trước làm Đại sứ quán Liên Xô bây giờ còn sống không nhỉ?
Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-------------------
Comments:

Đặng Đình Hưng (1924-1990), cha đẻ của Đặng Thái Sơn, người được coi là một trong những nhà thơ tài hoa nhất thời đó. Vốn là người trầm lặng, sau "tai nạn" (vụ NV-GP) ông càng trầm lặng hơn, "chỉ ngồi yên bên cửa sổ, tay cầm ly rượu trắng" sau khi ông Đặng Đình Hưng bị đi đầy, đảng buộc bà phải ly di ông Hưng, nếu ko thì bà sẽ mất việc và cũng sẽ bị đuổi theo ông chồng. Bà đành ly dị ông Hưng để còn job nuôi con.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sự thật về chuyện bạn Đặng thái Sơn đi Nga khác mọi người vì ông ấy vốn là con trai cụ Đặng đình Hưng, một người bị dính phốt Nhân văn - Giai phẩm. Vị Giáo sư Liên xô sang VN giảng dạy tiếc cho tài năng của ĐTS nên nhiều lần đề nghị VN cho ĐTS sang Liên xô học vì lúc đó điều kiện học Piano ở VN quá hiếu thốn. Chỉ sau khi ông thầy can thiệp các cửa mới đưa được ĐTS qua Liên xô. Vụ ĐTS khổ sở khi sang được Balan đọc rất cảm động và căm phẫn. Tôi đã đọc nhiều nguồn về câu chuyện ĐTS và có lần đã tiếp xúc với cả 1 người viết nên cũng có biết rõ chút bạn ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ĐTS được sang liên xô học là do áp lực rất lớn của phía liên xô đấy, họ còn định trả về tất cả các học sinh khác sang nhạc viện traikopski khi thấy trong đó ko có ĐTS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn 1 tình tiết này : mặc dù được chuyên gia L.xô tuyển học Piano nhưng ĐTS được cử đi học sửa chữa Piano từ Bộ ĐH !


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...Mấy em thi Olympic toán quốc tế hồi đó cũng vất vả lắm. Quần áo bộ tài chính cho mượn (quần áo này các đoàn đi họp ngắn hạn thay nhau mượn khi về trả lại cho bộ tài chính, đoàn khác mượn tiếp..). Ăn ở nhờ các loại nhà khách của VN ở nước ngoài, mỗi người có ít ngoại tệ để tiêu xài. Khi được giải thưởng thì bộ tài chính yêu cầu nộp lại cho bộ... Thời nghèo khổ là vậy đó!


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vở diễn của KGB và của ĐTS đều rất đạt (ĐTS đã rất giỏi đàn, nhưng chưa chắc nhất). Các bạn đã từng tìm hiểu về năm 1980 ấy, LX đã bơm thổi VN ra sao không? Năm ấy cũng là năm Phạm Tuân lên vũ trụ, năm ấy cũng là năm LX mời VN tham dự olympic ở Moscou,... Các bạn có biết rằng có một giám khảo nổi tiếng bỏ về vì bê bối trong chấm thi không?

các bạn có thể tự tìm hiểu được khi search để biết về thí sinh vừa chơi đàn vừa khóc trong cuộc thi, anh ta là Ivo Pogorelić, và giám khảo bỏ về là Martha Agerich.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Thanked by 1 Member:

#120 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/05/2020 - 19:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong lời dẫn nhập cho cuốn truyện Bếp Lửa, lần xuất bản thứ hai – 1965 - Thanh Tâm Tuyền đã kết: “Mỗi nhà văn là một kẻ sống sót”. Trong bối cảnh tang thương chết chóc vào lúc đó, ngưòi ta dễ nghĩ ngay đến sự sống còn thể xác. Nhưng hẳn TTT không muốn nói đến điều đó, hay chỉ là rất phụ. Ngay trên câu cuối đó, TTT viết: “Cái chết lựa chọn không bao giờ phi lý, nó làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết lưu truyền cho kẻ sống sót”. Thật rõ ràng, nhiệm vụ - có thể độc nhất - của nhà văn, theo TTT, là lưu truyền sự thật vậy.


Cùng thời điểm ‘Bếp Lửa’ chào đời – 1957 - tác phẩm vĩ đại ‘Doctor Zhivago’ cũng ra đời, trong một bối cảnh nghiệt ngã. Còn nghiệt ngã hơn là của ‘Bếp Lửa’ rất nhiều. ‘Bếp Lửa’ tuy ra đời như một tác phẩm của kẻ lưu vong, nhưng chỉ là "lưu vong" trên mảnh đất của mình, với bạn bè tụ tập họp chung quanh, nâng niu nó như một hài nhi mọi người mong đợi; đàng kia, Pasternak bị bắt buộc phải chối từ ‘Doctor Zhivago’ và rốt cục chính tác phẩm đã phải lưu vong (*).

Cả hai, Boris Pasternak và Thanh Tâm Tuyền, đều là một nhà thơ lớn, mang tính chất khai phá và là “thần tượng” thơ của nhiều người làm thơ trẻ cùng thời. Cả hai đều đã chọn lựa trở thành nhà văn, TTT đã làm việc chọn lựa này sớm trong cuộc đời mình hơn là Pasternak. Cả hai cũng đều trải qua những “thử thách” lớn, bởi sự chọn lựa trở thành một nhà văn là để nói lên sự thật . Thế nhưng, Pasternak xem còn may mắn hơn, ở chỗ tác phẩm chính của mình được cả thế giới biết đến, đọc và công nhận (**); trong khi với TTT, tác phẩm lớn nhất của ông, ‘Ung Thư’, đến nay chưa từng được xuất bản thành sách (***).

Một năm trước khi từ giã cõi đời, 1960, Pasternak đã viết:

Tôi đã phạm tội gì,

Tôi là kẻ cướp hay sát nhân?

Tôi đã làm thế giới thương cảm

Trước nét đẹp của quê hương tôi



Cho dù có đang thở những hơi cuối cùng

Tôi vẫn vững tin rằng hồn của ánh sáng

Sẽ sớm đập tan cái bóng đen

Mà sức mạnh là tàn bạo và hận thù

(... Am I a gangster, a murderer?

Of what crime do I stand

Condemned? I made the whole world weep

At the beauty of my land.



Evenso one step from my grave,

I believe that cruelty, spite,

The powers of darkness will in time

Be crushed by the spirit of light...)

(Pasternak, ‘Nobel’, 1959)

__________________________

(*) ‘Doctor Zhivago’ được xuất bản lần đầu ở Ý và bằng tiếng Ý, 1957.

(**) ‘Doctor Zhivago’ được trao giải thưởng Nobel Văn Chương 1958. Pasternak không được nhà cầm quyền Liên Xô cho nhận giải.

(***) Trong hơn 10 năm, 'Ung Thư' được TTT viết đi viết lại nhiều lần và đã được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Văn (Saigon) trong khoảng hai năm. Cuối 1974, TTT quyết định cho xuất bản, mọi chuyện tiến hành thì biến cố 30/04/1975 xẩy đến...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Il Dottor Zivago" - ấn bản đầu tiên thế giới,1957

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Boris Pasternak

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thanh Tâm Tuyền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Bếp Lửa', ấn bản thứ Ba, 1969
Nguồn: Luong Le-Huy

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

14 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 14 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |