Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#61 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/02/2017 - 12:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người Sài Gòn và bùng binh Quách Thị Trang

06:45 AM - 19/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bùng binh chợ Bến Thành (Place Marché) năm 1932 ẢNH: T.L

Ngày 18.2, vòng xoay Quách Thị Trang được phá dỡ để xây dựng nhà ga ngầm trung tâm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.

Theo quy hoạch, sau khi hoàn thành ga ngầm metro Bến Thành vào năm 2020, khu vực

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sẽ được xây dựng thành quảng trường hiện đại. Tuy nhiên, nếu chưa kịp thực hiện theo quy hoạch thì sẽ phục hồi nguyên trạng như hiện nay.
Cái vòng xoay này với hai chiều xe cộ xuôi ngược ôm trọn lấy công viên Quách Thị Trang như bóng với hình, gá nghĩa từ thuở khai sinh. Khi phá dỡ vòng xoay thì cái công viên đã gắn với dân Sài Gòn 104 năm cũng không còn lý do để tồn tại. Cuộc chia tay nào mà chẳng để lại vấn vương: “Cái bùng binh nó năm bảy ngã, bậu thương đó rồi đâu dễ nào quên…”.
Trong một số truyện dài của các nhà văn viết về trẻ bụi đời và giang hồ trước 1975 thì không thể thiếu những đoạn văn viết về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhất là cái bùng binh to đùng, được gọi là bùng binh chợ Bến Thành - Diên Hồng hay Quách Thị Trang. Những đứa trẻ đánh giày, những tay anh chị thuộc loại “cắc ké” ngồi trên những băng ghế để chờ thu tiền thuế giang hồ. Những người yêu nhau hẹn gặp nhau tại bùng binh những buổi chiều hẹn hò, nơi nghỉ chân của những người tứ xứ đến ngồi nghỉ để chiêm ngưỡng chợ Bến Thành. Cũng có thể là họ ngồi đợi những chuyến xe lửa ở đường Hàm Nghi đi về hướng Gò Vấp, đường tàu điện chạy vào Chợ Lớn hay bến xe thổ mộ cuối chiều hè…




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vòng xoay Quách Thị Trang đang được phá dỡ để xây dựng nhà ga ngầm Ảnh: Ngọc Dương


Biểu tượng được vinh danh
Cái bùng binh này gần như là một biểu tượng được vinh danh trong cuộc sống của người dân Sài Gòn chứ không cần nhà nước gắn huy chương hay sơn son thếp vàng cho nó bằng danh hiệu. Gần như là song sinh với chợ Bến Thành - ngôi chợ mới do Hãng thầu Brossard et Maupin - khởi công xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3.1914 thì hoàn tất. Khu vực xây chợ, vốn là một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boresse), được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con đường. Mặt bắc chợ là rue d'Espagne, phía đông là rue Viénot, và phía tây là rue Schroeder. Năm 1955 ba con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Trước mặt cổng chính của chợ là quảng trường Eugène Cuniac (Place d’Eugène Cuniac) đặt theo tên vị thị trưởng người Pháp đầu tiên của thành phố là François Jean Baptiste Cuniac thường gọi thân mật là Eugène (1851 - 1916). Tên chính thức là quảng trường Cuniac, có thời được gọi là “Cộng Hòa” nhưng người Sài Gòn thường gọi là bùng binh chợ Bến Thành (Place Marché). Năm 1955, chính quyền Bảo Đại đổi tên quảng trường thành quảng trường (hay bùng binh công viên) Diên Hồng.
Theo một tài liệu của tác giả Minh Trí cho biết thì khu đất giữa quảng trường Cuniac trong những năm 1920 là nơi có lễ hội vui chơi buôn bán. Các gánh xiếc giải trí, cải lương, nhạc tài tử, múa, ca nhạc với đánh võ quyền anh đã được tổ chức tại đây. Trên báo Écho Annamite (ra ngày 9.6.1927) có đăng quảng cáo gánh xiếc Long Tiên ở Place de Cuniac, cho biết đoàn xiếc Long Tiên là đoàn thứ ba sau đoàn VN và Đại Nam của người Việt từ Bắc kỳ vào trình diễn. Nhưng thời gian sau này, do địa thế rộng rãi, dễ tập hợp và phân tán vì có nhiều con đường chung quanh nên bùng binh Bến Thành cũng gần như là nơi “huyết mạch” lan truyền thông tin cho những đợt tranh đấu chống chính quyền.
Ngày 19.3.1950, hàng vạn học sinh, sinh viên và đồng bào các giới xuống đường tuần hành, phản đối hai tàu chiến Mỹ cập cảng Sài Gòn. Trên đường tuần hành, họ đã tập trung tại bùng binh Bến Thành và trong cơn phấn khích nhìn chợ Bến Thành như là một công trình của Pháp, một số người phẫn nộ đã đốt một phần chợ Bến Thành để thị uy cho cuộc biểu tình. Sau này, những cuộc biểu tình cũng đến công viên Bến Thành để biểu dương thái độ chính trị vì nơi đây đối diện với tòa nhà Quốc hội (Nhà hát TP), Trung tâm thông tin báo chí (góc Lê Lợi - Đồng Khởi), những quán cà phê như Givral, Brodard, khách sạn Continental, ngã tư quốc tế (đường Bùi Viện, Đề Thám), các tòa soạn nhật báo ở đường Phạm Ngũ Lão... nơi các phóng viên quốc tế và trong nước thường tụ tập để săn tin buổi sáng.
Sau khi được đổi tên là công viên hay bùng binh Diên Hồng do chính quyền Bảo Đại đặt lại vào năm 1955, bùng binh này lại được đổi tên lần nữa. Ngày 25.8.1963, trong cuộc biểu tình của sinh viên - học sinh chống lệnh thiết quân luật, học sinh Quách Thị Trang, 15 tuổi, đã bị cảnh sát bót Lê Văn Keng, cạnh bên Bệnh viện Sài Gòn bắn chết. Năm 1964, sinh viên Vũ Quang Hùng đã vận động xây và được phép đặt tượng tại bùng binh Diên Hồng. Đây là tượng đầu tiên được đặt tại công viên này chứ trước đó thì nó là một cái bùng binh trống trơn. Thời gian đó, dân chúng gọi là công viên hay bùng binh Quách Thị Trang cho đến bây giờ. Đến năm 1965, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa thả chim đại diện cho thánh tổ truyền tin đặt trên một bệ cao, rất uy nghi làm cho bùng binh này càng đẹp thêm chứ không trơ trọi như vào đầu năm 1960 (1).
Khoảng năm 1970, Tổng thống Thiệu và Phó vương Kỳ có xung đột về quyền lợi chính trị thì bỗng dưng xuất hiện một cái cầu bắc ngang - nghe nói là do Hãng Eiffel thiết kế, nối liền công viên Quách Thị Trang với bên phía mặt tiền chợ Bến Thành (giống cây cầu nối từ Bệnh viện Bình Dân qua đường Điện Biên Phủ) để cho người đi bộ.
Lúc đó, có tin rằng Tổng thống Thiệu nghe lời thầy bói, muốn trấn yểm Nguyễn Cao Kỳ nên phải xây cây cầu (kiều) bắc qua chợ (thị). Thị - Kiều nói lái lại là Thiệu - Kỳ nghĩa là Kỳ phải nối với Thiệu mới vững chắc. Nhưng sau một thời gian, bị báo chí chửi rủa cũng như bà con la ó vì sự xấu xí của nó (cũng như chính quyền) nên cây cầu cũng bị dẹp bỏ. Phải nói là sinh viên học sinh tranh đấu cũng đã đứng ở cây cầu này để rải truyền đơn chống chính quyền tưng bừng hoa lá cành mà chẳng ai bị bắt. Chưa nói là đã từng có những cuộc biểu tình chống chính quyền cũ vào năm 1971 mà điểm tập trung, liên lạc là công viên Quách Thị Trang.
Đối với người Sài Gòn - công viên Quách Thị Trang là tình cũ - làm sao quên?

Lê Văn Nghĩa
(Tổng hợp tư liệu)


(1) : Nhằm phục vụ thi công nhà ga metro Bến Thành, cuối năm 2014, tượng đài Trần Nguyên Hãn đã được di dời về bảo quản tại công viên Phú Lâm (Q.6), tượng bán thân Quách Thị Trang đã được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp (Q.1).

Thanked by 4 Members:

#62 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2017 - 21:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

06:39 AM - 22/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhóm nhạc nữ The Blue Stars Ảnh: Tư liệu
Một ban kích động nhạc đúng chuẩn phải có “bèo” lắm là 2 cây đàn guitar điện: một lead, một bass hoặc accord.

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.
Bây giờ nhắc đến tên ông, những ca sĩ như Elvis Phương, Đức Huy, Tuấn Ngọc, Tiến Chỉnh... không thể không biết. Theo lời kể của “vua nhạc trẻ” Trường Kỳ, một ngày nọ, một người Mỹ xách cây đàn guitar Fender và ampli chính hiệu đến một tiệm đàn tuốt trong Chợ Lớn để nhờ sửa. Nhân cơ hội bằng vàng này, người chủ tiệm đàn ghi lại tất cả sơ đồ cấu tạo của cây đàn và ampli để nghiên cứu. Một thời gian sau, anh thợ sửa đàn mang tên Lâm Hào đã tung ra thị trường cây đàn guitar điện đầu tiên được chế tạo tại VN, rập theo cây đàn hiệu Fender. Và từ đó tiệm của anh trở thành nơi cung cấp đàn guitar điện và ampli cho những ban kích động nhạc chuyên nghiệp cũng như tài tử vì giá cây đàn tại tiệm này chỉ bằng 1/3 đàn hiệu Fender, Hofner hay Gibson.
Nối đuôi theo Lâm Hào, một người sản xuất trống tên Năm Đúng ở đường Trần Hưng Đạo cũng sản xuất trống “made in Saigon” cho các chàng trai thích chơi nhạc Tây, nhạc Mỹ. Từ đó các tay chơi nghèo đã có thể dành dụm tiền để mua đàn trống rồi tập hợp thành một ban kích động nhạc đi múa dùi, vuốt đàn ở những tụ điểm vui chơi. Phải công nhận rằng ông Lâm Hào, và sau này có tiệm Viễn Phương, đã góp phần không nhỏ trong việc góp phần thúc đẩy phong trào kích động nhạc.
Ủng hộ và đả kích nhạc trẻ
Nếu không là những ban nhạc kiểu gia đình như The Dreamers (các con của bố già Phạm Duy), The Uptight (gia đình Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Bé Thúy), C.B.C... thì các ban nhạc được thành lập kiểu “góp gạo nấu cơm chung” - nhạc công tự mang nhạc khí của mình đến, biểu diễn xong thì xách về (chỉ trừ ca sĩ chỉ mang giọng hát đến mà thôi). Khi thành lập, họ phải tìm một cái tên không phải của VN và Tàu là được, như: Les Vampires, The Blue Stars, The Teen Sound, The Black Caps, The Spotlights, The Crazy Dogs... Một số thành viên ban nhạc còn lấy tên Mỹ, Tây thay cho tên Việt như Jo Marcel, Billy Shane, Bernard... để dễ dàng trình diễn trong các câu lạc bộ dành riêng cho lính Mỹ. Hầu hết các ban kích động nhạc hát những bản đang thịnh hành của The Beatles, The Monkees, The Ventures... Họ thường nghe qua đĩa, băng rồi tập đàn và hát theo. Ca sĩ Bích Chiêu (chị Tuấn Ngọc) quan niệm rằng trước hết muốn hát được nhạc ngoại quốc thì phải hát cho đúng nhạc và lời, làm sao cho thật giống để người nghe có thể rung động, có thể cảm được tiếng hát của mình. Tuấn Ngọc cho biết cũng nghe băng rồi tập hát theo. Nghe lại, nếu còn thấy dở và chưa đúng với băng gốc thì tập tiếp, chừng nào nghe thật giống băng mới thôi. Tuấn Ngọc cố hát sao cho giống Tom Jones, thần tượng của anh, nên giới báo chí gọi anh là Tom Jones Tuấn Ngọc.
Điều khá bất ngờ là có một vài ban nhạc mà những thành viên không hề biết nhạc lý là gì, chỉ thẩm âm rất tốt, nghe theo đĩa và bắt chước theo. Ông bố kiêm bầu sô của ban nhạc gia đình nổi tiếng The Peanuts đã nói với Báo Kịch Ảnh: “Chúng tôi thành thực thú nhận rằng cho tới nay cả bốn đứa tụi nó chưa đứa nào biết qua một nốt nhạc. Tất cả đều toàn “tự mò” lấy mà thôi. Thằng Bernard nghe đĩa rồi chỉ lại cho từng đứa…”. Jo Marcel đã xác nhận điều này trong buổi hội thảo về nhạc trẻ do Báo Kịch Ảnh tổ chức vào năm 1971: “Nghe nhiều, bắt chước chơi theo đĩa và học được nhiều cái mới lạ của nhạc ngoại quốc”.
Với các thể loại tên tuổi, các ban nhạc đặt tên Mỹ, hát nhạc Mỹ ầm ĩ, giậm giựt, kích động, tóc tai và quần áo khác người nên nhạc trẻ chỉ được dạng công chúng trẻ ưa thích. “Dưới mắt những người lớn tuổi, nhạc trẻ được nhìn như một thứ gì quái lạ mang nhiều tính chất phi luân. Mỗi khi nhắc đến kích động nhạc, họ thường lắc đầu, không hiểu thứ nhạc đó là nhạc gì mà toàn những tiếng gào, tiếng thét rầm rầm, lại còn nằm dài cả xuống đất, giãy lên đành đạch”… (Trường Kỳ - Tuần báo Hồng). Chưa nói đến tệ nạn một số thành viên trong các ban nhạc trẻ dính vào xì ke, ma túy để phê khi chơi loại nhạc này. Ngay cả trong giới nhạc sĩ cũng phân luồng ý kiến. Chỉ có nhạc sĩ Phạm Duy lên tiếng ủng hộ mạnh nhất: “Nhạc trẻ cũng như những bộ môn khác, đều có cái hay riêng của nó. Và nếu được dẫn dắt kỹ càng, những ban nhạc trẻ VN sẽ còn tiến rất xa”.
Có thể vì sự ủng hộ của nhạc sĩ Phạm Duy đối với nhạc trẻ nên lúc đó ông được gọi là “bố già hippy”.

LÊ VĂN NGHĨA



Thanked by 3 Members:

#63 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2017 - 21:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

06:21 AM - 21/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc The Rocking Stars Ảnh: Tư liệu
Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình - tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động nhạc mang tên Thời Đại của hai anh em Dương Quang Minh và Dương Quang Định.

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình - tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động nhạc mang tên Thời Đại (thời kỳ này chưa Mỹ hóa) của hai anh em Dương Quang Minh và Dương Quang Định. Sau đó, phòng trà Anh Vũ có hai ban chơi kích động nhạc là Rock Tigers rồi tiếp đến là The Blue Jean boys .
Từ năm 1961, xuất hiện những ban nhạc mang tên nước ngoài như một cái mốt: Les Vampires, The Rocking Stars (với giọng ca trẻ Elvis Phương thường hát những bản nhạc của thần tượng Evis Presley). Hai ban The Rocking Stars và Black Caps thường biểu diễn tại thánh đường Trường Lamartine, cạnh hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Les Vampires và Rocking Stars là những ban nhạc được thành lập vào năm 1961. Chàng trai Đức Huy sau này gia nhập Les Vampires chơi lead guitar và hát. Cũng trong khoảng thời gian này, The Black Caps xuất hiện với chiếc mũ đen trên đầu, với giọng ca được chú ý Thanh Tuấn.
Vào năm 1963, Les Tridents ra đời và sau này đổi tên là Surfing. Đây cũng là ban nhạc trẻ tiêu biểu trong kỳ đầu tiên của kích động nhạc và tan rã vào năm 1966 khi nhạc trẻ VN trên đà lên cao. Năm 1964 - 1965 thì có Les Faucons Noirs, được xem là một trong những ban nhạc nổi bật nhất trong các buổi trình diễn văn nghệ do các trường trung học lớn tổ chức. Cũng trong năm 1964, một ban nhạc có cách phục sức lịch sự là Teddy Bears với Tiến Chỉnh sử dụng bass điệu nghệ xuất hiện. Tháng 10.1964, đã đánh dấu lần ra mắt của ban nhạc nữ đầu tiên The Blue Stars tại Đại nhạc hội Vui Sống bên cạnh các ban nhạc đàn anh như Teddy Bears, The Black Caps…
Thi thố tài nghệ
Một trong những lời than vãn của giới trẻ ngày đó là “nhạc trẻ không có được sự ủng hộ, không có nơi biểu diễn để thi thố tài năng” hoàn toàn đúng. Các chàng trai, cô gái tự mua đàn, trống, tự tập rồi trở thành ban nhạc và chỉ đi biểu diễn trong các hội hè nho nhỏ kiểu gia đình. Không có dịp chường mặt và thi thố tài năng với nhau, thế mà họ vẫn âm thầm luyện tập để chờ ngày tên tuổi được biết đến.
Thế là vào năm 1963, Hội Ái hữu học sinh Trường J.J Rousseau và Marie Curie (hai trường dạy theo chương trình Pháp) tổ chức một liên hoan nhạc trẻ tại vũ trường Đại Kim Đô quy tụ sự có mặt của những ban nhạc trẻ lúc ấy. Liên hoan được xem như khởi đầu cho những đại hội nhạc trẻ sau này. Trong liên hoan này, ca sĩ Công Thành và ban The Fanatiques thành công vang dội. Sau đó, đại hội nhạc trẻ đầu tiên đã được tổ chức tại thính đường Trường Lasan Taberd vào năm 1964 với những ban nhạc trẻ và những giọng ca được xem là thời danh. Cũng vào tháng 10.1964, rạp Văn Hoa tổ chức đại hội kích động nhạc trong 5 đêm.
Phải công nhận rằng nhạc trẻ VN được sự ủng hộ rất lớn của Ban Giám đốc Trường La San Taberd. Từ năm 1965, vào dịp cuối năm Trường Taberd đứng ra tổ chức một buổi đại hội kích động nhạc với chủ đích là giúp quỹ xã hội, tiếp đến là tạo cơ hội cho các ban nhạc trẻ được dịp thi thố tài nghệ cùng nhau. Đơn cử đại hội nhạc trẻ Taberd được tổ chức vào ngày 28.11.1965, ngày của lễ thánh Celcile - đấng bổn mạng của âm nhạc. Có đến 17 ban nhạc góp mặt trong chương trình đại hội nhạc tổ chức tại hí viện trường Taberd. Đây là một con số kỷ lục vì từ trước đến giờ chưa có một đại hội nào quy tụ nhiều ban nhạc trẻ đến thế. Có tới 40 ban đăng ký nhưng vì thời gian có hạn chỉ chọn 17 ban thuộc loại có số má như The Black Caps, The Blue Stars, Les Vampire, Hải Âu... Giá vé có ba hạng 200, 100 và 50 đồng, số tiền bán vé được dùng để gây quỹ xây dựng Trường Mù La San. Đại hội nhạc trẻ năm 1966 cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.
Các ban nổi tiếng có The Spotlights (sau này đổi tên là Strawberry Four) với Billy Shane, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Tùng Giang, The Blue Stars với Kim Thoa, Kim Loan...
Từ đó, những tên tuổi của phong trào nhạc trẻ là Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang đều cố gắng tổ chức đại hội nhạc trẻ hằng năm. Ngoài ra, để các ban có nơi tập hợp, thi thố tài năng, Trường Kỳ -người được mệnh danh là vua nhạc trẻ, vua hippy dù anh chẳng chơi được một nhạc cụ nào - đã tổ chức “Teen à-go-go”, rồi sau đó là “hyppyes À-go-go” hằng tuần vào năm 1967 để các ban có đất dụng võ khi không có đại hội nhạc trẻ.
Góp phần thúc đẩy phong trào nhạc trẻ, Alpha Phim đã tung ra phim Saigon By night (1964). Đây là cuốn phim đen trắng phóng sự về giải trí ban đêm của Sài Gòn với phần phụ diễn ca nhạc do các ban nhạc trẻ biểu diễn. Sự xuất hiện của The Black Caps với Thanh Tuấn trong bộ đồ sa màu đen, sợi dây xích thật to tòng teng trên cổ, Vincent Taylor lăn lộn gào thét trong những nhạc phẩm của Gene Vincent, rồi Jacky cùng Les Vampieres thật chững chạc trong bộ veston… đã gây sự chú ý với công chúng. Rồi sau đó là hàng loạt phim đã đưa hình ảnh các ban nhạc trẻ lên màn bạc, tuy nhiên chỉ như thêm mắm, muối hương vị trẻ vào bộ phim chứ nhạc trẻ chưa có một bộ phim riêng cho mình. Tức khí, cuối năm 1971, nhóm Jo Marcel cho tung ra cuốn phim 16 ly dài 1 giờ 30 phút thuần túy về thế giới nhạc trẻ, với những ban nhạc và những ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc trẻ Sài Gòn.
Từ những năm 1963 trở đi hằng năm đều có đại hội nhạc trẻ (trừ năm 1968 - 1969). Đại hội nhạc trẻ Taberd năm 1974 là đại hội cuối cùng với sự có mặt của Quốc Dũng trong ban Hồn Hoang, Ban Thăng Long, AVT, The Dreamers - với Thanh Lan, Crazy dogs với Ngọc Bích…

Lê Văn Nghĩa



Thanked by 4 Members:

#64 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2017 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và 'kích động nhạc'

08:00 AM - 20/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy Ảnh: Tư liệu
Vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là... kích động nhạc. Nói đến các ban kích động nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, giậm giựt, kích động của nhạc rock & roll.

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” - hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau - thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.
Thời đó, khi nói đến kích động nhạc là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chàng trai, cô gái ăn mặc “không giống con giáp nào”. Quần áo đủ màu sắc, có tua, có ren cộng với những chiếc bông tai biểu tượng của dân hippie, những mái tóc dài như của phụ nữ trên những gương mặt đàn ông đầy râu và đầy mụn. Ngứa mắt với mái tóc dài của hippie không chỉ có các bậc cha mẹ. Tháng 5.1972, Đô trưởng Sài Gòn ra lệnh nam thanh niên không được để tóc dài. Tất nhiên là thành viên trong các ban nhạc trẻ - trừ nữ - đều phải xuống tóc, vì nếu không tự xuống thì sẽ có cảnh sát đứng ở các đầu đường hớt miễn phí (và dĩ nhiên là vô cùng quái đản với hai nhát tông đơ từ trước ra sau và từ trái sang phải thành một hình chữ thập). Thế là từ nay họ phải từ giã mái tóc dài thân yêu, những mái tóc đã góp phần làm họ trở thành ca sĩ, nhạc công kích động nhạc. Các ban nhạc trẻ cũng làm đơn kiến nghị búa xua nhưng lệnh quan trên đã ban thì nhạc trẻ, nhạc già gì cũng rứa!
Trào lưu đợt sóng mới
Trong khoảng những năm cuối 1950 - 1960, nhạc nước ngoài, đặc biệt là giọng ca Elvis Presley qua những nhạc phẩm rock & roll, twist giậm giật được tiếng đàn ghi ta điện réo rắt của ban The Jordanaires, Bill Haley và ban nhạc The Blue Comets phụ họa đã ảnh hưởng nhiều đến phong trào yêu nhạc của lớp trẻ.
Từ Mỹ, năm 1953, bản Rock Around the Clock được Elvis Presley và Gene Vincent thể hiện bành trướng khắp thế giới. Tại Sài Gòn, nhạc rock và twist - một biến thể của rock, cũng ảnh hưởng đến giới trẻ con nhà khá giả. Ở nước ngoài, điện ảnh và âm nhạc có trào lưu “đợt sóng mới” (new wave) để chỉ những khuynh hướng cách tân trong phim ảnh và âm nhạc. Rock & roll được dân mê nhạc đợt sóng mới biết đến từ Bill Haley, Chubby Checker và Elvis. Trào lưu này vào Sài Gòn qua học sinh trường Pháp - những người sớm có điều kiện tiếp cận. Do vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi những ca sĩ nhạc công từ năm 1960 trở đi phần đông đều xuất thân từ các trường Pháp như J.J Rousseau, Taberd, Marie Curie, chẳng hạn hai ban Rockin’ Stars (với Elvis Phương), The Black Caps (Công Thành, Thanh Lan, Helena, Bích Trâm…). Lý do dễ hiểu là thành phần học sinh này có tiền để mua dàn máy, đĩa hát, nhạc cụ, các tạp chí sách báo nước ngoài viết về kích động nhạc để tìm hiểu thêm các thần tượng của mình.
Rồi những phim ca nhạc như Rock Around the Clock, Nuits d’Euro với hình ảnh của những Buddy Holly, Eddie Cochran, The Platters, Gene Vincent biểu diễn quằn quại trên sân khấu, trong tiếng đàn tiếng trống được chiếu tại các rạp đã làm sục sôi giới mê nhạc trẻ. Bên cạnh đó, hằng ngày trên đài phát thanh có những chương trình nhạc nước ngoài với những ca sĩ Mỹ như Ricky Nelson, Pat Boone, Frankie Avalon… do Hải Nam thực hiện, cùng với lời bài hát thường được in trong các báo Màn ảnh, Kịch ảnh cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nhạc trẻ thời kỳ phôi thai.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nghe và chơi nhạc nước ngoài này đã thúc đẩy giới trẻ - không còn gói gọn trong giới học sinh trường Tây nữa - tụ họp nhau mua những cây đàn ghi ta điện, ampli và trống để kết hợp thành những ban nhạc theo mô hình những ban kích động nhạc nước ngoài. Thời gian đó, một số học sinh các trường như Petrus, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương… đều mê kích động nhạc. Các bạn trẻ ngoài giờ học tụ tập nhau lại cùng đàn, cùng trống và cùng hát. Có những lớp thành lập nguyên một ban kích động nhạc hay một trường tuyển chọn những “cao cầm” để lập một ban nhạc như Petrus với ban Bách Việt, Trưng Vương có Phoenixs…
Rồi dần dần ban nhạc học sinh các trường trung học Sài Gòn cũng có mặt các nhạc công, ca sĩ như Kim Ngân học ở Lê Văn Duyệt, Đức Huy (học sinh Nguyễn Trãi sau chuyển qua Chu Văn An), Cathy Kim Dung (Gia Long)... Một hình ảnh mà chúng tôi nhớ nhất là những dịp liên hoan tất niên cuối năm mỗi lớp đều có một ban kích động nhạc, trống đàn hòa điệu. Hay dở chưa biết nhưng rất là oách xà lách. Lớp nào không có thì coi như là quê một cục với mấy em gái Gia Long, Trưng Vương được mời làm khách vinh dự.
Cũng có những gia đình tự thành lập một ban kích động nhạc mà thành viên là những người trong gia đình, cùng đàn tưng tưng, đánh trống xèng xèng hát hò ỏm tỏi như CBC hay Peanuts. Những ban nhạc trường lớp và gia đình này thường biểu diễn trong những đám cưới, những “boum” - dạ vũ gia đình… Sau này khi kích động nhạc phát triển, các ban cùng tham gia thi tài trong các đại hội nhạc trẻ hay đi biểu diễn ở các club Mỹ để kiếm sống.

Lê Văn Nghĩa



Thanked by 3 Members:

#65 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/02/2017 - 21:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Những ban nhạc tiếng tăm

07:10 AM - 24/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc The Strawberry Four gồm Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane (từ trái sang) Ảnh: Tư liệu
Những ban nhạc này được đánh giá về tài năng qua nhiều lần xuất hiện trong các đại hội nhạc trẻ từ năm 1963.

Ban nhạc nhà giàu
The Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Shane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, ampli Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc. Trên sân khấu, họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi The Strawberry Four là ban nhạc VN đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).
Khi The Strawberry Four tan rã, Đức Huy gặp Thanh Tuyền thành lập song ca Tuyền - Huy. Đức Huy, cử nhân văn khoa, ban sinh ngữ, được xem là kẻ “tô màu” nhiều nhất mỗi khi xuất hiện trên sân khấu: một cái lắc bạc, một bộ vest sọc lớn có cầu vai, cái khăn quàng trên cổ, cây đàn gỗ với dây gân mà phải là của ngoại quốc hay một chiếc harmonica với gọng khóa inox thật sáng trước mặt, một cách cầu kỳ. “Huy hát không hay, giọng đực mà không khan, thiếu sắc hay trừu tượng nhưng bài hát mà Huy lựa chọn thì tuyệt đối làm rung động người nghe tức thì, say đắm như nét mặt của anh, buồn như lúc Huy ngửa mặt và nhắm mắt, lúc solo thì vai rung và dù có thấy giả dối thì vẫn xúc động theo anh” (Trường Kỳ - báo Màn ảnh ra năm 1972).
Bắt đầu đi hát “từ khi chưa biết chữ”, khi Sài Gòn có phong trào thành lập những ban kích động nhạc chơi trong những club Mỹ, Tuấn Ngọc đã hát và đàn trong những ban nhạc The Black Caps, Blue Jays, The Revolution, The Strawberry Four. Thời điểm Thanh Tuyền rã với Đức Huy để theo Trung Nghĩa, Tuấn Ngọc và Đức Huy thành lập ban song ca chuyên hát nhạc country của Mỹ nhưng cũng phải chia tay vì giới trẻ và lính Mỹ chỉ khoái nhạc psychedelic (nhạc phiêu diêu - NV).
Ban nhạc gia đình
The Blue Jets có bảy người. Hoàng Long cùng với ba anh em Robert, Albert và Philippe là nhạc công phối hợp cùng giọng hát của ba anh em Anh Tú, Khánh Hà và bé Thúy. Trước đó, ba anh em Robert, Albert và Philippe tập tễnh bước vào làng nhạc trẻ với tên là The Rocking Stars Brothers (không phải The Rocking Stars với giọng ca Elvis Phương), sau đó lập ban nhạc mang tên The Blue Jets - một ban nhạc nổi bật nhờ thành phần ca sĩ trong gia đình Tuấn Ngọc với Anh Tú, Khánh Hà và bé Thúy.
Anh Tú trước khi được biết đến trong The Blue Jets cũng từng cộng tác với những ban nhạc trẻ khác nhưng âm thầm hoạt động tại các club Mỹ hoặc ở những tỉnh xa. Khánh Hà chỉ mới nổi lên khi ra mắt trong chương trình Hippy a Gogo của Trường Kỳ ở Queen Bee chứ trước đó cũng chỉ được lính Mỹ thấy mặt, nghe giọng hát trong các club Mỹ và bé Thúy - ca sĩ bé tí teo của The Blue Jets là ca sĩ nhỏ tuổi nhất trong các ban nhạc trẻ.
Trường Kỳ đã gọi ban CBC là đệ nhất ban kích động. Đây là một ban nhạc gia đình, nổi tiếng vì chơi loại nhạc psychedelic. Ban CBC ra đời vì một sự tình cờ. Một ca sĩ của ban là Bích Liên được bà chủ nhà hàng Lệ Liễu chọn hát chung với một ca sĩ khác. Nhưng hát hoài Bích Liên cũng chỉ là ca sĩ vô danh. Còn ca sĩ Bích Loan bất mãn thái độ phách lối của một ông chủ night club nên xin nghỉ hát. Tức giận, bà già của các cô bèn lấy tiền mua nhạc khí cho lập ban nhạc vào năm 1962. Thành phần gồm có 4 chị em Bích Linh, Bích Liên, Tùng Vân, Bích Loan với giọng khàn và trầm, hát rất khỏe. Bà cụ ban nhạc được gọi là bà già psychedelic và ban nhạc CBC còn được gọi vui là ban nhạc Con Bà Cụ.
Ban The Dreamers gồm Duy Quang, ba cậu em ruột Duy Minh (trống), Duy Hùng (lead guitar), Duy Cường (organ). Đồng thời có thêm hai chị em ca sĩ nổi tiếng là Julie Quang và Vény. Gương mặt Julie Quang mang nét lai, có quốc tịch Pháp, với tên thật là Angot Rany. Không quá bắt mắt về ngoại hình nhưng Julie Quang có một giọng hát lạ. Julie Quang, gái Việt lai Ấn sinh năm 1951, theo học tại Trường Regina Pacis ở Sài Gòn cho đến năm 16 tuổi thì đứt gánh sách đèn. Trong thời gian học ở trường, nàng cũng tham gia văn nghệ bằng giọng ca bản năng của một cô bé 7, 8 tuổi, sau đó cộng tác với những ban văn nghệ không tên tuổi. Giọng ca này vẫn chưa tìm được chỗ đứng, theo cô do: “Không có thầy dạy nhạc, không “bồ” với bất cứ một nhạc sĩ nào trong bất cứ ban nhạc nào”. Julie chính thức ra mắt giới trẻ vào cuối năm 1967 tại Đại hội nhạc trẻ ở rạp Đại Nam với ban nhạc The Sunshines, sau đó hợp tác với ban Free Ones rồi The Dreamers.
Năm 17 tuổi, Julie gặp Duy Quang với một tình yêu thật êm ả, dịu dàng và say đắm, kết thúc bằng một cuộc hôn nhân. Từng là nữ sinh trường Tây, Julie Quang hát được nhiều loại nhạc, kể cả nhạc nước ngoài và hát nhạc kích động giỏi nhưng chỉ thích nhất là hát nhạc của bố chồng - Phạm Duy cùng một vài nhạc phẩm của Lê Uyên - Phương.
Rất yêu và sợ chồng ghen nhưng rồi trong một phút định mệnh trái ngang không giữ được lòng như trước đó đã vận vào số phận Julie trong bài hát Mùa thu chết, nàng không còn dính đến Duy Quang nữa. Sau đó, người ta nghe được những lời ca da diết của Duy Quang: “Tôi xin người cứ gian dối/Nhưng xin người đừng lìa xa tôi” (Kiếp đam mê).


Ngoài những ban nhạc kể trên, Sài Gòn còn có những ban nhạc trẻ thành danh không kém: The Hammers với Nguyễn Thành (guitar), Lê Hòa (trống), Nguyễn Đức (bass), Ngọc Tâm (organ) và Cathy Huệ; The Enterprise với Lý Được, Trung Nghĩa, Thanh Tuyền; The Rocking Stars với Nguyễn Trung Lang (bass), Nguyễn Trung Phương (guitar), Jules Tampicanou (guitar), Đặng Hữu Tòng (saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương...

Lê Văn Nghĩa



Thanked by 3 Members:

#66 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/02/2017 - 21:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

06:00 AM - 23/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc Phượng Hoàng Ảnh: Tư liệu

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Việt hóa pop rock
Sự xuất hiện của ban nhạc Phượng Hoàng vào tối 15.6.1971 tại Đêm Màu Hồng đã gây một bất ngờ cho giới yêu nhạc trẻ. Các ban nhạc trẻ thường lấy tên Mỹ, hát những bản nhạc nước ngoài, ca sĩ và nhạc công tóc dài, ăn mặc theo kiểu hippy với khoen vòng lúc lắc. Ban nhạc này mang một cái tên rất Việt: Phượng Hoàng và chơi toàn nhạc VN do chính những nhạc sĩ trong ban này sáng tác như Yêu người yêu đời, Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa và Yêu em trở thành những điển hình về tình ca trong làng nhạc.
Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu được thành lập năm 1963 với thành viên chủ chốt là nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Lúc ấy, Lê Hựu Hà đã có những bản Mai Hương, Chiều... nhưng không được chú ý khi dân mê nhạc kích động chỉ thần tượng các bản nhạc ngoại quốc. Sau khi tham dự đại hội kích động nhạc tổ chức năm 1963 tại rạp Văn Hoa, Hải Âu cũng như những ban nhạc kích động ngày ấy thường được biểu diễn ở những bar, club Mỹ. Ở đại hội nhạc trẻ năm 1965, 1967, Hải Âu không còn xuất hiện. Với sự kiên nhẫn mạnh mẽ, Hà tiếp tục sáng tác và tin tưởng rằng đến lúc nào đó sẽ đưa được nhạc trẻ lời Việt đến với công chúng. Lê Hựu Hà đã gặp người bạn đồng hành là Nguyễn Trung Cang, một nhạc sĩ trẻ của ban nhạc Rolling Sound. Năm 1971, Lê Hựu Hà cùng nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang thành lập ban Phượng Hoàng với phong cách Việt hóa pop rock.
Hai người đã sáng tác hàng chục bản nhạc cho Phượng Hoàng và được xem là một cách tân cho nhạc trẻ lúc ấy: không vay mượn nhạc nước ngoài và hát nhạc do chính mình sáng tác. Thành phần ban đầu của ban Phượng Hoàng gồm: Lê Hựu Hà (solo, ca phụ), Nguyễn Trung Cang (organ, bass, ca phụ), Nguyễn Trung Vinh (trống), Như Khiêm (bass), hai ca sĩ là Hoài Khanh và Mai Hoa. Sau một thời gian hết hợp đồng với Đêm Màu Hồng, Phượng Hoàng tung cánh qua Queen Bee và Maxim’s. Vì là giọng ca riêng của Đêm Màu Hồng, khi Phượng Hoàng bay đi thì giọng ca Hoài Khanh không thể bay theo. Đây là dịp để Phượng Hoàng có một giọng ca nam để đời, góp phần làm cho Phượng Hoàng vút lên bầu trời nhạc trẻ VN: Elvis Phương.
Vào khoảng năm 1962, năm mà tên tuổi của Elvis Presley lẫy lừng khắp thế giới và ảnh hưởng đến giới yêu nhạc trẻ thì ở Sài Gòn tên tuổi của Phương cũng được chú ý nhờ có khuôn mặt, mái tóc, dáng người và lối trình bày hao hao Elvis Presley, nên được gán cho biệt danh Elvis Phương. Anh tên thật là Phạm Ngọc Phương, cựu học sinh Jean Jacques Rousseau. Từ ngày bước chân vào sự nghiệp hát ca vào những năm đầu 1960, Phương từng cộng tác với các ban nhạc trẻ danh tiếng như The Rebels, The Rockin’ Stars, The Vampires, The Shotgun và ban Không Tên.
Hướng tới thể hiện “tình ý VN”
Lúc ấy, cũng có dư luận cho rằng Phượng Hoàng hát nhạc nước ngoài dịch ra lời Việt như một số ban thường làm. Phải biết từ 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ và cũng là cây viết báo về nhạc trẻ Vũ Xuân Hùng đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện phim buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Aventura), Anh thì không (Toi Jamais)... Trả lời việc này, Nguyễn Trung Cang cho biết họ chỉ dựa theo những điệu nhạc thịnh hành của nước ngoài như bolero, tango, soul, còn phần nhạc cũng như lời là do chính Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà sáng tác.
Điểm nổi bật của Phượng Hoàng là kỹ thuật hòa âm. Trước đây, giới sáng tác vẫn quan niệm chỉ cần làm những bản nhạc hay rồi khi trình diễn thì giao toàn bộ “vận mạng” vào tay ban nhạc. Gặp ban nhạc ý ẹ thì kể như bản nhạc sẽ “tèo”. Riêng ban nhạc Phượng Hoàng thì khác hẳn. Cả hai nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang là hai cây sáng tác cho ban nhưng khi tập dợt thì đây là sự phối hợp của toàn ban nhạc trong việc hòa âm. Mỗi khi có một đoạn dạo đầu (intro) cho một bản nhạc thì tất cả thành viên trong ban đều tự soạn rồi đem ra thảo luận. Phượng Hoàng quan niệm, họ muốn “phá cách” nhạc trẻ từ trước đến nay (1971) để trong “tương lai loại nhạc trẻ Mỹ, Ăng-lê sẽ nhường chỗ cho nhạc trẻ VN đúng với tình ý VN như yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa và những suy tư về tình người... vẫn là chiều hướng sáng tác từ bấy lâu nay” (Lê Hựu Hà).
Nói đến các tác phẩm mang lại danh tiếng và thành công để đời cho Phượng Hoàng, trước hết phải đề cập tới ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết, đó là bản Mặt trời đen, có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn. Người nhạc sĩ chết trẻ này (1947 - 1985) có gương mặt hiền như một nhà truyền đạo. Gia tài của Nguyễn Trung Cang là những ca khúc để đời Phiên khúc mùa đông, Thương nhau ngày mưa, Bước tình hồng, Mặt trời đen, Kho tàng của chúng ta và sau này là Bâng khuâng chiều nội trú.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 23/02/2017
* Tác giả Lê Văn Nghĩa có nhắc Poupée de cire Poupée de son ) là một trong 14 ca khúc hay nhất của chương trình kỷ niệm 50 năm Eurovision Song Contes . Ca khúc đoạt giải năm 1 965 của Eurovision Song Contes do ca sĩ người Luxembuorg trình bày. Tại Việt Nam, NS Vũ Xuân Hùng đã soạn lời Việt . Không ít ca sỹ thể hiện . Nhưng bài hát đã gắn liền & nằm trong Top hit của Nữ danh ca Thanh Lan. Phát âm chuẩn xác ( chị được mệnh danh ca sỹ hát nhạc Pháp hay nhất Đông Nam Á ) , giọng truyền cảm , quyến rũ. Hai ca sĩ khác cũng thường thể hiện là Thanh Mai , Thái Hiền ( ái nữ của cố NS Phạm Duy ). Sau 75, hải ngoại có nhóm Ngũ Long công chúa : Thúy Vy, Ngọc Anh ...hát trong liên khúc rất sôi động, bốc lửa. Chương trình Chào Xuân vài năm trước của VTV 3 có phiên bản mà tôi ngỡ bắt chước hải ngoại : Đồng Lan, Phương Linh ..nhưng hát không tự nhiên, chưa đã.
Tạ ngọc Phong
Quảng Ngãi - 23/02/2017
Dòng nhạc một thời lay động tuổi trẻ. Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã để lại ấn tượng khó quên trong giới trẻ một thời . Cảm ơn rất nhiều những vị tiền bối đã đưa âm nhạc VN lên tầm cao của thế giới ,...
22 thích

Thanked by 4 Members:

#67 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/02/2017 - 21:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Hát trong club Mỹ

09:00 AM - 25/02/2017 Thanh Niên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc The Enterprise

Điều tưởng chừng như nghịch lý là phong trào nhạc trẻ phát triển mạnh theo mức độ hiện diện của lính Mỹ.


Các căn cứ quân sự như Long Bình, Biên Hòa, Đà Nẵng... tổ chức các câu lạc bộ (club) dành cho quân đội Mỹ giải trí cần có những ban nhạc có đàn, có trống, có ca sĩ vừa hát tiếng Mỹ vừa nhảy tưng tưng, nên có những ban nhạc được gấp rút thành lập chỉ để diễn trong các club này.
Một trong những người đầu tiên đứng ra lập các ban nhạc như thế là nhạc sĩ Tùng Giang. Ngoài khả năng sử dụng trống, Tùng Giang còn là một nhà tổ chức. Thoạt đầu, Tùng Giang đóng kịch cho ban Anh Lân rồi quen biết Huỳnh Háo và được Háo dạy chơi trống. Ban The Dreamers cho biết: Khi diễn ở Nha Trang, toàn ban nhạc được hưởng 20.000 đồng một show - trung bình 15 show một tháng. The Peanuts - một ban nhạc chơi toàn nhạc Psychedelic, từ ngày thành lập chỉ biểu diễn trong các club Mỹ - mỗi tháng kiếm được gần cả triệu đồng. Ca sĩ Thanh Long (Long bass) cho biết là một tháng anh nhận thù lao khoảng 500.000 đồng.
Trong bàn tròn nhạc trẻ do báo Kịch Ảnh tổ chức năm 1971, ca sĩ Tuấn Ngọc nhận định “làm club Mỹ có tiền nhiều hơn ở các phòng trà” và Trường Kỳ chỉ ra một thực trạng “các bạn trẻ thành lập ban nhạc một cách vội vã, hấp tấp, thiếu căn bản chỉ với mục đích kiếm tiền”. Nhận định trên của Trường Kỳ chỉ là nói về những ban nhạc với thành phần “cà na, xí muội”. Không hiếm những ban nhạc nổi tiếng, trước khi đến phòng trà đều đi diễn cho các club Mỹ như The Dreamers, The Spotlights, The Blue Jets, The Enterprise, The Teen Sound với các ca sĩ cộng tác như Thanh Lan, Ngọc Bích, Kim Dung... Đa số ca sĩ nữ đều bắt đầu sự nghiệp ca hát tại các club Mỹ nhưng… chìm lỉm cho đến khi xuất hiện tại phòng trà thì tên tuổi của họ mới sáng rực lên (hay là tại phòng trà có đèn chiếu) như Khánh Hà, Julie Quang, Cathy Huệ, Ngọc Bích, Pauline Ngọc…
Khi hát club Mỹ, Vy Vân chưa được biết nhiều, sự xuất hiện của cô tại phòng trà Chez Jo Marcel trở nên chói sáng. Đây cũng là trường hợp của Julie với ban nhạc The Sunshines và rồi The Dreamers. Khánh Hà ra mắt khán giả trẻ trong chương trình Hippies À Go Go. Giọng ca tươi mát cùng cách biểu diễn trẻ trung của cô đã chinh phục khán giả ngay từ nhạc phẩm đầu tiên. Hơn nửa năm sau, Thúy Anh (em Khánh Hà) cũng chiếm cảm tình của Hippies À Go Go khi còn quá trẻ. Rồi Vy Vân kết hợp với Tuyết Hương (trước đó đã hát nhiều năm trong các club Mỹ) và Tuyết Dung thành lập tam ca Ba Trái Táo (The Apple Three) - khởi đầu cho việc thành lập tam ca nữ sau này như Ba Con Mèo (The Cats’trio). Rồi Carol - một giọng hát soul độc đáo, những năm đầu âm thầm hoạt động cho các club Mỹ, sau đó hát chung với Mây Bốn Phương tại Queen Bee. Cô có lối hát thật vững vàng, giọng hơi khan nhưng mạnh rất thích hợp với nhạc soul.
Chính vì sống nhờ vào việc biểu diễn cho các club Mỹ nên khi quân đội Mỹ và đồng minh rút quân thì các ban nhạc trẻ thi nhau rã đám. Trước đó, vào năm 1968, các ban nhạc trẻ đã lâm đại nạn khi có lệnh không cho mở các vũ trường và dạ vũ tại tư gia. Đất dụng võ của nhạc trẻ không đâu khác là những “boum” (dạ vũ gia đình), những đại nhạc hội, một số khá đông tại các dancing và phần lớn là trình diễn tại các club Mỹ. Chưa hết, họ còn phải cạnh tranh với các ban nhạc nước ngoài như Phi, Hàn đổ xô sang Sài Gòn và hưởng nhiều ưu đãi hơn các ban nhạc trẻ nội. Những tháng đầu tiên của năm 1969, những ban nhạc danh tiếng đã tan rã nhiều như Les Penitents, The Rising Sun, The Sunshines, The Fighters..., số còn lại không quá 10 ban.
Nhạc trẻ phục hồi khí thế từ giữa năm 1969 khi tiến vào lãnh vực phòng trà. Đi đầu có lẽ là ban The Spotlights với Billy Shane, Tiến Chỉnh, Tùng Giang, Đức Huy tại Night Club “Chez Jo Marcel”. Những năm tiếp theo thì phòng trà thời thượng nào cũng có ban nhạc trẻ xuất hiện sau phần nhạc êm dịu. Lúc này, các ban nhạc trẻ có tiếng thích diễn ở phòng trà vì kiếm nhiều tiền hơn, ở thành phố và khi hát được sự chia sẻ của người nghe, mau nổi tiếng. Điều này thì các ca sĩ nữ như Khánh Hà, Julie Quang, Vy Vân… hiểu nhiều nhất.
Đang sung độ với phòng trà, thì các ban nhạc trẻ gặp “đại nạn” lần 2 - các phòng trà phải đóng cửa vào năm 1972. Cách duy nhất để tiếp tục kiếm tiền và tồn tại là quay trở lại những nơi đã nuôi ban nhạc trẻ: club Mỹ. Nhưng việc trở lại club Mỹ vào năm 1972 không phải dễ dàng vì các đợt rút quân Mỹ khỏi VN ngày càng một gia tăng. Các club Mỹ ở Chu Lai, Cam Ranh, Đà Nẵng, Long Bình, Dĩ An, Biên Hòa… ngày càng thu hẹp lại và bây giờ không còn cảnh lập các ban nhạc xô bồ, biết hát và chơi một số bản nhạc Mỹ thịnh hành là có thể đi biểu diễn. Bây giờ chỉ còn những ban nhạc thuộc loại có trình độ như The Dreamers với Đức Huy đầu quân cho ban này để được đi hát club Mỹ. Để hát được club Mỹ, các ban phải lụy ông bầu, phải tham dự các buổi tuyển chọn và phải đổi tên Mỹ cho hợp thời, hợp cảnh. Còn các ban nhạc trẻ kém tài năng thì chỉ còn ngáp ruồi, chờ thời. Ca sĩ Ngọc Anh mở tiệm ăn uống lai rai, Pauline Ngọc mở quán cà phê, Jo Marcel ngoài nghề sang băng nhạc còn nhảy ra mở tiệm phở. Và khi Mỹ phải triệt thoái toàn bộ quân đội thì các ban nhạc trẻ coi như hết đất sống.

Lê Văn Nghĩa



Thanked by 3 Members:

#68 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/03/2017 - 12:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ cũ ở Sài Gòn

06:44 AM - 19/03/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ cũ nhìn từ bến Bạch Đằng Ảnh: Chụp lại từ cuốn Sài Gòn - Chợ lớn ký ức đô thị và con người

Chợ cũ Tôn Thất Đạm sẽ chấm dứt hoạt động trong năm 2017 nhưng ngôi chợ này vẫn luôn in rõ trong ký ức người Sài Gòn.

Tôi biết đến Chợ cũ từ một quán ăn vào năm 1969. Đó là quán ăn của người Hoa mang tên Chí Tài trên đường Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu). Sở dĩ tôi nhớ đời cái tên quán Chí Tài - không phải vì giống tên một danh hài đâu - mà vì hôm đó tôi cũng thấy thần tượng của mình là kịch sĩ kiêm diễn viên điện ảnh La Thoại Tân đang ngồi ăn trong quán cùng một người bạn. Lớn lên, tôi mới vỡ lẽ rằng đây là quán ăn được nhiều người nổi tiếng trong giới văn nghệ và quan quyền đến thưởng thức món cơm tay cầm còn được gọi là cơm thố. Chợ cũ của tôi chỉ là đường Võ Di Nguy có quán ăn Chí Tài này.
Khi lớn lên chút nữa, tôi biết Chợ cũ có thêm ngôi chợ ở đường Tôn Thất Đạm, từ đầu đường Hàm Nghi và đụng ngay góc đường Huỳnh Thúc Kháng. Đây là một ngôi chợ dành cho nhà khá giả, khác với chợ Bến Thành, có những mặt hàng chuyên biệt theo “gu” Pháp hay Mỹ - và nhiều nhất là Mỹ. Ngoài những gian hàng bán thịt bò, thịt heo, hải sản cao cấp, cũng có những gian hàng bán đồ Mỹ như xúc xích, đồ hộp, gạo sấy dành riêng cho lính Mỹ, những gói thuốc Salem, Pall Mall, LucKy… nho nhỏ chỉ có bốn điếu một hộp, những gói cà phê bột uống chua lét.
Ngôi chợ thành lập lúc nào cũng chẳng ai xác định được, chỉ biết là có từ lâu lắm. Một lão làng “đại ca” đã giải thích hồi xưa nơi đây là khu vực chợ của người Hoa. Khi Tổng thống Ngô Đình Diệm lên chấp chánh liền giải tán chợ này, di chuyển người Hoa vào Chợ Lớn thành lập Chợ Lớn Mới nên khu chợ Tôn Thất Đạm được gọi là Chợ cũ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ cũ Tôn Thất Đạm nhìn từ trên cao Ảnh: Ngọc Dương


Đầu thế kỷ 17, khi người Việt đến lập nghiệp ở phương nam, chợ Bến Thành đầu tiên nằm ven kênh Chợ Vải là một trong vài bến ghe tàu của thành Gia Định, tụ tập hàng trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông thuyền buôn lớn nhỏ nối liền nhau. Theo tư liệu người xưa để lại thì sau khi Pháp chiếm Nam kỳ năm 1859, ngôi chợ này được xây dựng dãy nhà lồng, gọi là Marché de Saigon với năm gian cột gỗ, lợp mái lá nằm sâu trong kênh Chợ Vải, trên đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) nằm giữa 4 con đường là: Nguyễn Huệ - Hải Triều - Hồ Tùng Mậu - Ngô Đức Kế.
Chợ Bến Thành đầu tiên bên kênh Chợ Vải đi vào lịch sử với tên Chợ cũ khi kênh Chợ Vải bị lấp trở thành đường Charner vào năm 1877. Khu Chợ cũ cũng bị phá đi để xây tòa nhà ngân khố mới thay thế tòa ngân khố cũ trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) và tiếp đến chợ Bến Thành Mới “tân khai thị” vào tháng 3.1914. Những người Hoa dù không còn dựa vào kênh Chợ Vải nhưng đã buôn bán lâu năm nên vẫn quyết chí bám trụ, dời xuống phía dưới để mở một khu vực chợ của họ mang tên Chợ cũ. Không nhà lồng chợ, không bảng tên, chỉ buôn bán trên vỉa hè vậy mà Chợ cũ vẫn sống rất khỏe, hùng cứ cả hai con đường nhỏ Tôn Thất Đạm, Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu). Những người bán hàng tại đường Hàm Nghi gọi khu này là “chợ chạy” vì thường xuyên bị cảnh sát rượt chạy vô đường Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Huỳnh Thúc Kháng… do buôn bán trên vỉa hè, lòng đường như kiểu chợ trời.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng hóa bày bán tại Chợ cũ Tôn Thất Đạm tràn xuống lòng đường Ảnh: Ngọc Dương


Không chỉ là tên chợ
Sau này, người Sài Gòn thường gọi Chợ cũ không phải chỉ tên một ngôi chợ cụ thể mà là nói về một khu vực. Khu vực Chợ cũ. Chợ cũ có thể là chợ Tôn Thất Đạm nhưng người ta cũng hàm ý đó là một khu vực lớn bao gồm những con đường trong tứ giác Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Pasteur, Tôn Thất Thiệp. Thậm chí có khi còn “vượt biên” sang khu vực có quán hủ tíu cá Nam Lợi (gần đường Nguyễn Công Trứ).
Khu vực Chợ cũ rộng lớn này đã hình thành rất nhiều cái chợ mang tên “nhánh” như Chợ chim rồi Chợ chó trên lề đường Hàm Nghi phía sau lưng Trường Cao Thắng từ những năm 1950. Cũng có thời dọc đường Hàm Nghi là chợ bán đồ thờ cúng, đồ mã với liễn, hoành phi, tấm vãng… Người ta không quên khu vực Chợ cũ dọc đường Hàm Nghi sau ngày 30.4.1975, là một khu chợ trời tấp nập với hai sạp hàng đối mặt nhau, chỉ có một lối đi ở giữa với những khách mua sắm mặc quần áo bộ đội. Khu vực Huỳnh Thúc Kháng đầy những mặt hàng mà nhiều khách hàng mua gửi về Trung hay Bắc như ti vi, tủ lạnh, máy thu băng, quạt máy… Riêng chợ Tôn Thất Đạm vào thời bao cấp cũng là nơi trao đổi hàng hóa phân phối đường, sữa, gạo và cung cấp những mặt hàng tươi sống thuộc loại cao cấp như thịt bò, tôm càng.
Cho đến nay, 50 năm từ khi hình thành, chợ Tôn Thất Đạm vừa được gọi là chợ nhà giàu hay chợ quê vì bán đủ thứ từ hàng cao cấp đến con tôm, con cá, cọng rau… đã phơi bày sự rệu rã bởi những mái tôn chằng chụp, những tấm bạt che kiểu dã chiến và theo một số hộ chung cư cho biết là không khí luôn bốc mùi hôi tanh của cá, tôm khi về chiều…
Dù chợ Tôn Thất Đạm có bị giải tỏa trắng vì quá xuống cấp, vì ngôi chợ này nằm trên lòng đường, giữa chợ lại có một trường tiểu học, giờ tan tầm tập trung rất đông người qua lại, gây mất trật tự đô thị cũng như nguy cơ về cháy nổ, thì tên Chợ cũ vẫn còn. Có những khu chợ được đặt tên mới nhưng người ta vẫn quen gọi tên chợ cũ như chợ Phường 11 ở Q.Tân Bình vẫn được gọi là chợ Bà Hoa.


Chuyện hai nàng công chúa
Ít người thời nay biết khu Chợ cũ gắn liền với câu chuyện thần tiên về hai nàng công chúa da đen lưu lạc, người cha vốn là lính lê dương sau trở thành vua của một vương quốc Trung Phi. Cô con lai da đen tên Baxi hằng ngày vẫn ôm cái mẹt kim, chỉ, đồ ráy tai cùng đủ thứ linh tinh đi bán dạo quanh khu Chợ cũ, bỗng một ngày báo chí Sài Gòn đưa tin cô chính là đứa con bị lưu lạc của ông hoàng Trung Phi. Người thời đó không biết chính xác đất nước này nằm ở đâu trên bản đồ thế giới, mà chỉ đồn đó là một nước có nhiều kim cương giàu có, ai cũng mừng cho số phận của cô. Tuy nhiên cô lại không phải là con gái ruột của ông vua nọ, cô con gái ruột sau này được xác định đang ở Thủ Đức và làm nghề bốc vác cho Nhà máy xi măng Hà Tiên. Có rất nhiều biến cố tiếp theo trong cuộc đời của hai nàng công chúa và cả ông vua trọng tình trọng nghĩa. Đó là một trong những câu chuyện ly kỳ xung quanh khu Chợ cũ, ngôi chợ không có cổng tên, không có nhà lồng nhưng thuộc hàng chợ nhà giàu của đất Sài Gòn.

Lê Văn Nghĩa


TRẦN QUANG DINH
- 19/03/2017
* Thiệt ra, ký ức về chợ Cũ với tôi là những bộn bề , như một khối rubic cứ xoay xoay mãi...Cứ nhớ, ngoài thịt vịt quay, heo quay đường Tôn Thọ Tường (Phú Thọ Q.11) & nhiều nơi khác nữa. Thì hai món trên ở chợ Cũ rất đặc trưng. Ngon thơm, người bán hiếm nói thách. Không vồn vã như phố người Hoa nhưng nơi đây hồi ấy GIÁ NHẤT ĐỊNH ! Thành ra , gần như khỏi mặc cả. Chợ còn chuyên bán đồ hộp như tin của tác giả Lê Văn Nghĩa. Từ phô mai Pháp , anh đào Mỹ - Nhật, xúc xích Đức , mỳ chay hiệu Phật Tổ của Nhật... Má & chị tôi ngày xưa cũng loại giỏi nữ công gia chánh - thường làm bánh này nọ , bỏ công ra chợ này mua bơ, nguyên liệu khác. Chỗ quen giá + chất lượng yên tâm (chữ TÍN làm đầu). Nói vậy, hàng hóa Việt Nam cũng "xôm tụ" lắm. Mỳ vị hương (một thuơng hiệu trước 75) mà Má tôi hay mua 2- 3 thùng khi ghé đây. Nhớ về chợ Cũ , bao hoài niệm ùa về. Đâu phải lập tức nhớ hết nhỉ . Nhưng bằng đó cũng đủ khiến ta bồi hồi , xuyến xao...
67 thích

Thanked by 3 Members:

#69 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 19:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thi hoa hậu trên Đài truyền hình Sài Gòn 50 năm trước

10:00 AM - 21/05/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thí sinh Tô Châu, Khánh Dung, Ngọc Thúy, Tố Trinh, Trúc Mai, Thùy Sơn, Thương Hoa và Ngọc Bích (từ trái sang) trong trang phục áo tắm
Ảnh: L.M.Q chụp lại tư liệu

Năm 1967, Đài truyền hình Sài Gòn đã tổ chức cuộc thi hoa hậu trên truyền hình. Cuộc thi này đến nay vẫn có rất ít thông tin còn lưu lại.

Căn cứ vào nhiều tài liệu đáng tin cậy, Đài truyền hình Sài Gòn (THSG) phát sóng lần đầu tiên vào lúc 19 giờ 30 ngày 7.2.1966. Trụ sở của đài đặt tại Trung tâm quốc gia điện ảnh, 15 Thi Sách. Sau, đài chuyển về số 9 Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), trụ sở này tồn tại đến năm 1975 và đã trở thành Đài truyền hình TP.H.C.M.
Phải được phụ huynh hay chồng đồng ý
Điều rất bất ngờ và cũng có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người là chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, Đài THSG đã tổ chức cuộc thi tuyển lựa Hoa hậu truyền hình. Chi tiết này cho thấy sự năng động, sáng tạo: “nhằm mục đích góp phần linh động chương trình phát sóng hằng tuần của đài”; và nhanh nhạy tiếp thu cái mới: “như các đài ngoại quốc thường làm”. Thời gian cuộc tuyển lựa này diễn ra từ ngày 1.6 - 20.11.1967. Theo điều lệ là vậy, tuy nhiên sau 8 tuần thi, ban tổ chức thông báo cho biết “vì lý do kỹ thuật” nên vòng chung kết diễn ra vào tháng 9.1967.
Về thành phần ban tổ chức, có tất cả 52 người, đứng đầu là ông Đỗ Việt - Giám đốc Nha Vô tuyến truyền hình Sài Gòn. Ngoài ra, còn có 10 người trong ban giám khảo, trong số đó, nay có vài người mà công chúng vẫn còn nhớ đến như nhà văn Bình Nguyên Lộc, tài tử Đoàn Châu Mậu, họa sĩ Lưu Đình Khải - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Mỹ thuật… Ban giám khảo chấm 2 phần: “gương mặt” - khi thí sinh mặc áo dài, không đeo nữ trang, không mang tóc giả; “thân hình” - khi thí sinh mặc áo tắm, có thể trang điểm chút đỉnh…
Về phía thí sinh, phải có đơn xin và “Giấy cho phép của cha mẹ hay người giám hộ - nếu chưa chồng dù đã 21 tuổi; hoặc của chồng”. Gửi kèm theo 6 ảnh chân dung 4 x 6 chụp gương mặt; 6 ảnh 9 x 12 chụp nguyên người “mặc áo tắm một miếng che kín”. Khi thí sinh đến nộp đơn, các cô thư ký cuộc thi sẽ cân, đo chiều cao, vòng ngực, eo… để ghi vào đơn. Nay, nhìn qua ảnh các thí sinh, dễ dàng nhận ra áo dài thời ấy dài chấm gót, áo tắm 1 mảnh ôm sát.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Truyền hình năm 1967 Ảnh: L.M.Q chụp lại tư liệu


Giải thưởng hấp dẫn
Cần phải nói thêm một tính cách rất “chịu chơi” của ban tổ chức: những thí sinh trình diễn ghi hình, sau đó đều được nhận quà của đơn vị tài trợ. Ngay cả “các thí sinh được vào vòng phúc khảo sau khi trình diễn, dù vào chung kết hay không đều được đền bù số tiền là 700 đồng cho các sở phí linh tinh”. Về giải thưởng dành cho người đoạt giải cao nhất: “được cộng tác với Đài THSG”; ngoài cúp vàng, bạc còn có máy vô tuyến truyền hình và các “tặng phẩm giá trị hàng trăm ngàn đồng”.
Số tiền ấy ít hay nhiều? Lật lại sách 1967 Việc từng ngày (NXB Nam Chi tùng thư), ông Đoàn Thêm cho biết giá cả thời ấy: “Ngày 1.5.1967: gạo Nàng Hương giá mỗi ký 40$ (đồng - TN), giá mỗi ký lần lượt thịt heo nạc 220$, bít tết bò 200$, cá thu 200$, gà giò 210$, vịt 90$, rau muống 20$, xà lách Đà Lạt 150$, trứng gà 8$50 mỗi quả, đường trắng 30$/ký, sữa mỗi hộp 30$”. Bấy giờ, “giá chợ đen 1 Mỹ kim xanh 153/155$, 1 Mỹ kim đỏ 117/118$, giá vàng 8.100$ một lượng” (tr.96). Tôi nêu lại vài con số cụ thể trên cũng nhằm nhớ lại thời giá sinh hoạt tại Sài Gòn lúc diễn ra sự kiện văn hóa cách đây tròn nửa thế kỷ. Âu cũng là một liên tưởng thú vị.
Tuy nhiên, với thông tin trên, có thể nhiều người thắc mắc, không rõ thế nào là Mỹ kim xanh và Mỹ kim đỏ? Khi hàng chục vạn lính Mỹ xuất hiện tại miền Nam VN, sự chi tiêu của họ nói chung có ảnh hưởng đến vấn đề thị trường, tài chính và ngoại tệ, do đó, Mỹ cần phải có chính sách đảm bảo an toàn cho đồng đô la (xanh).
“Theo yêu cầu đó, từ năm 1965 Mỹ cho phát hành một loại đô la đặc biệt, in màu đỏ MPC (Military Payment Certificate - Chứng chỉ thanh toán trong quân đội, còn gọi là đô la đỏ) dùng để trả lương cho quân đội. Mệnh giá đô la đỏ và xanh giống nhau. Trong thực tế, đồng đô la đỏ vẫn được mua bán trên thị trường tự do ở miền Nam. Người VN và chính binh lính Mỹ lợi dụng sự ưu tiên của nó để mua bán hàng hóa PX kiếm lời hoặc trao đổi thành ngoại tệ chính thức kiếm lời” (Lịch sử Sài Gòn thời kỳ 1954 - 1975, NXB Tổng hợp TP.H.C.M - 2007, tr.165).
Trở lại với cuộc tuyển lựa hoa hậu, có một điều khiến tôi bất ngờ là trong ban huấn luyện và mạnh thường quân có mặt hầu hết các nhà may áo dài, ảnh viện và các nhãn hàng đã từng quen thuộc một thời. Có thể nhắc đến như: Nhà may áo dài Sài Gòn, Nhà may áo tắm Phi Phi, Bột ngọt Vị Hương Tố, Hãng guốc Đa Kao, Công ty kỹ nghệ Bình Đông, Nhà hàng Văn Cảnh... Danh sách khá dài, khó có thể liệt kê ra hết. Phải chăng, do cuộc thi đầu tiên, đột phá nên các cơ sở kinh doanh tại Sài Gòn đều hào hứng “đồng hành cùng chương trình”?
Lại thêm một thú vị không kém, khi xem lại các tài liệu về cuộc thi này, tôi đã thấy MC (bấy giờ gọi là xướng ngôn viên) đã vận dụng nhiều ca dao. Chẳng hạn: “Cổ tay em trắng như ngà/Con mắt em liếc như là dao cau/Miệng cười như thể hoa ngâu/Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Đấy là ngày xưa, các cụ coi người đẹp là thế đó. Còn ngày nay, người đẹp Hoa hậu truyền hình ra sao, xin các cô cứ tự ý tô điểm nhưng đừng quên sự quyết định của các cụ giám khảo”.
Câu này khiến ta phì cười, chẳng lẽ nhà văn Bình Nguyên Lộc lúc đó mới 53 tuổi, họa sĩ Lưu Đình Khải mới 57 tuổi mà đã lên chức “cụ”? Thiết tưởng cũng là một cách nói dí dỏm thôi.
Về thông tin cuộc tuyển lựa này, có điều lạ là khi tôi hỏi nhiều người vốn am tường về Sài Gòn xưa nhưng hầu hết đều… ngơ ngác, bởi họ không có tài liệu hoặc chưa từng nghe nói đến.
Và cũng thú thật, về cuộc tuyển lựa hoa hậu này, tôi không có thông tin cần thiết để biết cuối cùng giải hoa hậu, á hậu thuộc về thí sinh nào. Biết đâu, sau khi đọc bài báo này, có người bổ sung thêm thì tốt quá. Mong lắm thay.

Lê Minh Quốc



Thanked by 4 Members:

#70 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3297 Bài viết:
  • 7750 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 21:05

Hồi đó có bài hát nổi tiếng 60 năm cuộc đời của Y Vân .Thì kể ra 50 là già rồi ; trong ký ức của tôi các ông bà nội ngoại khoảng xấp xỉ 60 là trông ăn mặc như người già lúc đó cũng đã lác đác có vài người kêu bằng cụ .Bây giờ kêu ai U60 bằng cụ chắc sẽ bị nghe ... tiếng Đức.

Thanked by 3 Members:

#71 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 21:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nền công nghiệp Sài Gòn 50 năm trước

Chủ Nhật, ngày 21/5/2017

(PL)- TP.H.C.M là một trong các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, nền công nghiệp ấy thực sự kế thừa truyền thống công nghiệp đã có từ hơn 150 năm trước.
Có thể nói công nghiệp của TP Sài Gòn vào thời gian cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tuy chưa phát triển bằng châu Âu nhưng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì nó có quy mô và trình độ hơn hẳn. Điều đặc biệt là TP Sài Gòn chỉ mất có chừng 60 năm để hình thành nên một nền tảng công nghiệp nặng và nhẹ. Một quãng thời gian mà nhiều TP khác trong cả nước và trong khu vực không dễ gì đạt được. Nó không còn là thứ công nghiệp nhỏ bé, rời rạc, yếu ớt mà đã hình thành nên một hệ thống công nghiệp đa ngành, sản phẩm đa dạng, hướng tới thị trường toàn cầu một cách rất rõ rệt.
Nền công nghiệp hướng đến xuất khẩu
Một trong các đặc điểm quan trọng nhất và được coi là thế mạnh nhất còn duy trì cho đến ngày nay là sớm hình thành nên một nền công nghiệp hướng đến xuất khẩu. Đến cuối thế kỷ 18, Sài Gòn trở thành trung tâm thương mại lớn ở Việt Nam không đâu sánh bằng. Một trong những hàng hóa đầu tiên xuất khẩu ra bên ngoài với số lượng lớn và được coi là chủ lực vào thời bấy giờ là gạo.
Theo nghiên cứu của Lê Huỳnh Hoa trong luận án tiến sĩ lịch sử, trong 37 năm (1860-1896) Sài Gòn đã xuất đi hơn 11 triệu tấn gạo, tính trung bình một năm là gần 400.000 tấn gạo. GS Nguyễn Thừa Hỷ cũng ghi nhận về điều này: Năm 1862, cảng Sài Gòn tiếp nhận 111 tàu từ châu Âu và 144 tàu từ các nước khác có trọng tải 8.000-10.000 tấn đến cập bến Sài Gòn trước khi đi Hong Kong và Singapore. Các mặt hàng xuất khẩu gồm có gạo, cá khô, bông, tơ, đường, dâu, trâu bò sống, sừng ngà, lông vũ...
Năm 1900, số gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn lên tới hơn 700.000 tấn. Các hàng hóa xuất đi không chỉ có gạo mà sau này là các hàng hóa tiêu dùng như cao su, giấy, vải, thuốc lá, rượu, hóa chất... Nếu hàng hóa ở các vùng khác xuất đi còn ở dạng thô thì ở Sài Gòn đã có sự chế biến làm cho giá trị hàng hóa được nâng cao hơn.


Đóng tàu tại xưởng Ba Son, Sài Gòn. Ảnh: TƯ LIỆU


Hình thành nền công nghiệp nhẹ sản xuất hàng hóa tiêu dùng
Sài Gòn vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một vài cơ sở công nghiệp nặng, tuy chưa nhiều nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Trong số đó phải kể đến Nhà máy Ba Son được hình thành khoảng năm 1863. Nó có xưởng cơ khí, xưởng vỏ tàu, xưởng nồi hơi với chức năng là đóng mới và sửa chữa tàu biển, sà lan hạng nhỏ. Ngoài Ba Son ra thì có một số xưởng cơ khí dân sự có quy mô nhỏ, chủ yếu là của người Hoa, mãi đến năm 1921 trên địa bàn Chợ Lớn mới có cơ sở cơ khí Vĩnh Phát sử dụng khoảng 10 công nhân, đến năm 1927 mới có tám cơ sở cơ khí cũng của người Hoa ở Chợ Lớn.
Ngành công nghiệp nặng dân sự chính thức được hình thành vào năm 1928 với việc ra đời hãng SIMM của Pháp. Sau đó có thêm một số công ty chế tạo cơ khí ra đời có quy mô lớn như CARIC... Ngoài ra còn có một số hãng của Đức.
Mặc dù công nghiệp nặng ở Sài Gòn vào thời gian đầu thuộc Pháp không phát triển mạnh mẽ nhưng cũng cần phải ghi nhận vai trò nhất định của nó. Chính các nhà máy này là đại diện đúng nghĩa, đại diện cho nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, công nhân làm việc trong nhà máy này về sau là nòng cốt cho đội ngũ công nhân công nghiệp hiện đại của TP Sài Gòn mà ví dụ điển hình nhất là hàng ngàn công nhân của Nhà máy Ba Son cùng với công nhân ở các nhà máy khác đã góp phần tạo ra nền tảng vững chắc cho đội ngũ công nhân công nghiệp tiên tiến và nền công nghiệp Sài Gòn.
Do vùng Nam bộ rất ít tài nguyên khoáng sản như vàng, thiếc, sắt, đồng, than đá nên không có nhiều điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp nặng, các nhà máy công nghiệp nặng sau này chủ yếu sử dụng các vật liệu nhập từ nước ngoài như Nhà máy cán thép VICASA, Nhà máy rắp láp máy móc VIKIMCO. Các nhà máy phát triển sau này dựa trên nguồn tài nguyên tại chỗ chủ yếu là các núi đá, do vậy các nhà máy ciment, clanke phát triển khá nhanh.
Cùng với việc hình thành nên các cơ sở công nghiệp nặng và cơ sở sản xuất phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì Sài Gòn cũng sớm hình thành nên một nền tảng các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng hóa phục vụ cho đời sống, mà hầu hết trong số đó trình độ sản xuất đạt đến mức tiên tiến của châu Âu bởi vì máy móc và công nghệ được nhập khẩu toàn bộ dây chuyền từ Pháp, Đức.
Các ngành công nghệ nhẹ sau đây phát triển khá mạnh vào thời gian đó:
• Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống: Đây là một trong các ngành sản xuất và kinh doanh phát triển mạnh nhất ở Sài Gòn mà ảnh hưởng của nó còn duy trì đến ngày nay. Năm 1910, Công ty Rượu Đông Dương thành lập năm nhà máy, trong đó Nhà máy rượu Bình Tây là nhà máy có công suất lớn nhất, vào năm 1943 công ty này có vốn rất lớn, lên đến hơn 100 triệu franc. Hầu hết các nhà máy rượu bia của Pháp được xây dựng ở khu vực Chợ Lớn, cho đến trước năm 1954 ở Sài Gòn-Chợ Lớn có tất cả 17 hãng, nổi bật nhất là các nhà máy mang tên BGI.
• Công nghiệp sản xuất thuốc lá: Ở Sài Gòn, ngành công nghiệp nhẹ có quy mô lớn đứng sau rượu bia là sản xuất thuốc lá. Đây cũng là ngành phát triển rất nhanh chóng và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản Pháp. Tại Sài Gòn có bảy hãng thuốc lá danh tiếng, trong đó các hãng thuốc lá nổi tiếng là Mic, Cotab, Bastos, Mitac với tổng số vốn đầu tư là hơn 33 triệu franc và sử dụng hơn 2.500 công nhân. Sản phẩm của nó một phần sử dụng trong nước, phần khác xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và còn xuất sang các nước thuộc địa thuộc Pháp trên toàn thế giới.
• Công nghiệp dệt: Công nghiệp dệt cũng là một ngành phát triển khá mạnh mẽ. Năm 1924 Pháp thành lập Công ty Vải sợi Sài Gòn với hai nhà máy lớn, vốn đầu tư trên 12 triệu franc và tăng lên 20 triệu franc vào năm 1927. Cùng với các nhà máy của Pháp thì các nhà tư sản nhỏ người Việt cũng tham gia vào lĩnh vực dệt may. Ngành dệt may luôn được coi là làm ăn phát đạt vào các thời kỳ phát triển khác nhau của TP này, cho đến trước giải phóng và cả hiện nay ngành dệt may vẫn là một trong những ngành chủ lực của TP. Trước giải phóng, các nhà máy dệt của TP có tiếng tăm ở châu Á như dệt Phong Phú, Vinatexco, Vimitex...
• Công nghiệp chế biến mía đường: Đây cũng là ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Vào năm 1923 Công ty Đường Đông Dương ra đời, công ty này vừa trồng mía, chế biến đường tinh khiết, cồn và rượu. Nhà máy Đường Hiệp Hòa có công suất 1.500 tấn mỗi ngày, mỗi năm sản xuất được 17.000 tấn đường trắng và hàng triệu lít cồn, rượu, nhà máy cũng sử dụng khoảng 3.000 công nhân. Năm 1953 xây dựng thêm Nhà máy đường Khánh Hội có công suất 70 tấn/ngày.
• Công nghiệp hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất: Công nghiệp hóa chất là một trong các ngành được người Pháp chú ý phát triển. Vào năm 1909 người Pháp thành lập Công ty Hóa chất Oxygene và Acetylene. Tổng vốn đầu tư của công ty vào khoảng 20 triệu franc (1942). Nhà máy hóa chất ở Sài Gòn có sản lượng cao hơn gấp hai lần so với nhà máy chi nhánh của công ty ở Hải Phòng.
Một số ngành công nghiệp khác cũng khá phát triển ở Sài Gòn vào thời kỳ đầu chẳng hạn như giấy, tái chế giấy; thuộc da; xà phòng, kem đánh răng, ngành sản xuất này khá phát đạt. Trong số đó phải kể đến hãng xà phòng Trương Văn Bền với sản phẩm “xà phòng Cô Ba” rất nổi tiếng. Diêm, thủy tinh (năm 1927 trên địa bàn Chợ Lớn đã có 12 xưởng sản xuất thủy tinh có quy mô vừa và nhỏ).


Cho đến trước năm 1975, TP Sài Gòn có khoảng 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong số đó có 706 công ty, 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân, bao gồm nhiều ngành công nghiệp nhẹ như dệt, cơ khí tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, hóa chất, nhựa, thủy tinh, gỗ, giấy. Khu công nghiệp Sài Gòn-Biên Hòa tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của toàn miền Nam.


______________________


Bài viết này tham khảo từ Nguyễn Thái An, Nguyễn Văn Kích. 100 năm phát triển công nghiệp Sài Gòn - TP H.C.M. NXB TP H.C.M; Nguyễn Thừa Hỷ. Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn. NXB Thuận Hóa. PGS-TS NGUYỄN MINH HÒA




PGS-TS NGUYỄN MINH HÒA

#72 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/07/2017 - 20:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một thời xe điện Sài Gòn: Leng keng tiếng chuông reng

23/07/2017

TTO - Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2020, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có thể nói sau gần 70 năm, xe điện lại có mặt ở Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn trong ngày khai trương 27-12-1881 - Ảnh tư liệu
Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa phân định rất rõ hai chữ “tàu” và “xe”. Tàu là phương tiện chạy dưới nước và trên không. Còn xe thì có bánh chạy trên đất.
Cái gì có bánh, chạy được trên đất đều là xe, kể cả chiếc xe cút kít còn gọi là xe đẩy chỉ để chở hàng trên một đoạn đường gần.
Tuy nhiên, giờ đây cách gọi đã có thay đổi, dù được chạy trên đất nhưng người ta vẫn gọi phương tiện này là “tàu” điện ngầm (bởi có những đoạn chạy dưới lòng đất).
Từ “đường xe lửa 
mé sông” đến 
“tuyến đường cao su”
Xe điện ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1880. Do thuở ấy Sài Gòn chưa có hệ thống điện công cộng nên xe chạy bằng đầu máy hơi nước, lò đốt bằng than hoặc củi khi chạy vừa bốc khói vừa thỉnh thoảng phun hơi nước ra nên dân chúng gọi là “xe lửa”.
Còn người Pháp gọi là “tramway”. Công ty đầu tiên đầu tư vào hệ thống xe lửa nội đô Sài Gòn - Chợ Lớn là Société générale des tramways de vapeur de Cochinchine (SGTVC) và chính thức hoạt động vào ngày 27-12-1881.
Công ty này đã mở tuyến đường rầy xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn tại tuyến đường Trên, chạy từ đường Charner (Nguyễn Huệ) quãng trước chợ Sài Gòn (khu vực cao ốc Bitex) đi qua Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi vô Chợ Lớn.
Xe thường có một hoặc hai toa, tùy theo thời điểm đông hay ít khách. Mỗi toa có hai băng ghế dài sát vách toa xe, còn lại là khoảng trống hành khách có thể đứng, để đồ đạc...
Hành khách của xe điện hầu hết là người bình dân, người buôn bán.
Xe chạy rất chậm, có thể chạy theo nhảy lên, mỗi khi xe sắp ghé trạm hoặc rời ga thì có tiếng chuông leng keng.
Mười năm sau, năm 1890, Công ty đường sắt Đông Dương (Compagnie Francaise de Tramways de l’Indochine viết tắt là CFTI) ra đời.
Công ty này đầu tư đường xe điện ở đường Dưới (nay là đường Võ Văn Kiệt) mà dân chúng thường gọi là “đường xe lửa mé sông”, chạy từ đường Nguyễn Huệ dọc rạch Bến Nghé xuống Bình Tây.
Sau đó, từ năm 1892 đến 1913, CFTI đã mở nhiều tuyến xe điện Sài Gòn - Hóc Môn đi qua Đa Kao, Tân Định, Bà Chiểu; Sài Gòn - Phú Nhuận và tuyến Gò Vấp - Búng (Lái Thiêu), sau đó kéo dài lên tận Thủ Dầu Một (Bình Dương) và một đoạn lên tận Lộc Ninh để phục vụ việc chuyên chở cao su, thường được gọi là “tuyến đường cao su”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xe điện chạy trước Nhà hát Thành phố năm 1940 - Ảnh: LIFE
Tuyến đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn
Điều đáng chú ý là những thập niên cuối cùng của thế kỷ 19, Sài Gòn vẫn chưa có hệ thống điện công cộng mạnh để phục vụ cho xe điện nên các xe này chỉ chạy bằng đầu máy hơi nước.
Để có điện, CFTI đã hùn với Công ty Điện lực Đông Dương (CEEI) xây dựng nhà máy điện nhằm thay đổi cách điều khiển xe và giảm chi phí.
Năm 1896, nhà máy điện đầu tiên đã ra đời ở nơi mà nay là Công ty Điện lực Bến Thành, nằm phía sau Nhà hát Thành phố. Song nhà máy điện này cũng chưa đủ sức để điện khí hóa các xe điện.
Gần 20 năm sau, khi xây dựng xong Nhà máy điện Chợ Quán (dân chúng gọi là nhà đèn Chợ Quán) thì việc điện khí hóa mới hoàn thành.
Cũng trong thời điểm này, Công ty SGTVC bị phá sản do không thể cạnh tranh nổi với CFTI có vốn của nhà nước hỗ trợ, nên CFTI gần như độc quyền kinh doanh xe điện.
Sau khi đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) xây dựng xong nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, CFTI được khuyến khích của chính quyền với một hợp đồng béo bở kéo dài 30 năm, độc quyền kinh doanh, đã bỏ tiền xây dựng tuyến đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn trên đường mới này.
CFTI đã mua lại SGTVC và mở tuyến Sài Gòn - Chợ Lớn đi từ đầu đường Hàm Nghi đến chợ Bình Tây với bảy ga, bắt đầu hoạt động vào năm 1925.
Khoảng năm 1953, hệ thống xe điện Sài Gòn coi như ngưng hoạt động vì sự tranh chấp giữa chính quyền và nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn.
Và đến năm 1955 thì chính quyền Việt Nam cộng hòa chấm dứt các hợp đồng xe điện Sài Gòn với CFTI.
Và cũng từ đó, hệ thống xe điện Sài Gòn nói chung hoàn toàn ngưng hoạt động, dù hệ thống đường rầy mãi đến sau này mới được tháo dỡ hoặc lấp bỏ khi phát triển đô thị.
Thay vào đó là hệ thống xe buýt, nên có tin đồn rằng chính quyền Ngô Đình Diệm có “ăn chịu” với công ty xe buýt nên “giết” xe điện. Xem ra lời đồn này thiếu căn cứ và không có gì chứng minh.
Ga Sài Gòn có hình con cò trắng
Để bảo đảm việc kinh doanh, tránh đi lậu vé, CFTI đã in một loại vé xe điện riêng cho mỗi một ga.
Vé bằng bìa cứng, dài 6cm, ngang 3cm, màu xanh đậm, mỗi ga có logo riêng in trên một bảng trắng bằng kim loại tráng men.
Ga Sài Gòn có hình con cò trắng, ga An Bình có hình con khỉ, ga Cống Quỳnh (Arras) có hình cây cào cỏ, ga Chợ Lớn có hình xe cút kít, thường gọi là xe bồ ệch (brouyette).
Tài xế lái xe điện không ngồi mà đứng suốt, phía sau ông có hàng chữ bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp, Hoa “xin đừng nói chuyện với người coi máy”.
Bên hông xe thường có một số quảng cáo, thông dụng nhứt là quảng cáo “thuốc dưỡng thai Nhành Mai”, “dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín”...


TRẦN NHẬT VY

Thanked by 4 Members:

#73 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/08/2017 - 12:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phố đi bộ Bùi Viện - 'Con đường quốc tế' từ lâu rồi...

27/08/2017
TTO - Ngày 20-8, đường Bùi Viện thành phố đi bộ cuối tuần. Một con phố đi bộ trong khu Tây balô trước 1975, dân Sài Gòn gọi là Ngã Tư Quốc Tế, dường như 'số phận' đã giao cho đường Bùi Viện trở thành một 'con đường quốc tế'?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Bùi Viện ngày 20-8. Phố đi bộ sẽ hoạt động từ 19h đến 2h các ngày thứ bảy, chủ nhật, với hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở hai sân khấu từ 20h đến 22h - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngã Tư Quốc Tế là ngã tư nào? Tìm trên bản đồ ngày trước chẳng thấy “quy hoạch” khu ngã tư này ở đâu.
Thật ra, cụm từ “ngã tư quốc tế” chẳng có trên bản đồ, mà chỉ được nhà báo, nghệ sĩ dùng để nói về khu vực có năm con đường chung quanh rạp Nguyễn Văn Hảo là Bùi Viện (tên ngày xưa là Bảo Hộ Thoại), Đề Thám (Dismude), Đỗ Quang Đẩu, Trần Hưng Đạo (Galliéni) và sau cùng là Phạm Ngũ Lão.
Theo một số tài liệu, khoảng năm 1950-1951 nơi này đã xảy ra một vụ cháy lớn thiêu rụi toàn bộ những khu nhà lụp xụp trong khu vực Trần Hưng Đạo - Bùi Viện và Đề Thám.
Năm 1952, nhà đầu tư đã cho xây dựng hàng loạt căn hộ liền kề tại đây.
Điểm hẹn của các ký giả và đào, kép cải lương
Yếu tố địa lợi cho khu vực “quốc tế” này tập trung ở đường Phạm Ngũ Lão và Đề Thám.
Thời ấy, đường Phạm Ngũ Lão (tên cũ là Colonel Grimauld) - đoạn giữa Đề Thám và Đỗ Quang Đẩu - chỉ dài hơn vài trăm mét mà có rất nhiều nhà in.
Cũng trên con đường này, đối diện chợ Thái Bình là tòa soạn của một số nhật báo và tuần báo. Các tạp chí Văn, Tuổi Ngọc, Màn Ảnh, Kịch Ảnh và những tờ nhật báo, tuần báo, tạp chí... đa số đều sống “tầm gửi” theo các nhà in ở khu vực này.
Vì vậy, từ sáng đến trưa tại các quán cà phê tập trung các văn nhân, ký giả để tán chuyện, lấy tin và viết bài cho các tờ nhật báo ra buổi chiều.
Đủ thứ chuyện nóng hổi từ “Con ma vú dài trong khám Chí Hòa”, “Điền Khắc Kim vượt ngục hiếp dâm vợ Mỹ trả thù dân tộc”, “Mấy tướng lĩnh bị bắn chết trong Chợ Lớn là do máy bay Mỹ bắn lầm hay là Mỹ muốn thanh toán họ?” đến “Công chúa Baxi Bokassa là thiệt hay giả?”,...
Những tin tức trong nước đến quốc tế hằng ngày nóng sốt chưa thấy xuất hiện trên báo đã nghe bàn tán từ các ký giả tại các “tiệm nước” trong khu Đề Thám - Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão.
Đây cũng là nơi gặp nhau giữa các ký giả và các nghệ sĩ cải lương vì khu vực này có một rạp hát lớn thời đó án ngữ: Nguyễn Văn Hảo. Rạp Nguyễn Văn Hảo là “thánh đường” của dân mê cải lương, luôn được các đại ban như Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Thống Nhất... về đóng đô kéo màn hằng đêm.
Đào kép cải lương hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo thường ra đây cà phê trước giờ tập tuồng, sau khi vãn hát thì nhậu nhẹt.
Vì vậy ban đêm coi hát cải lương, sáng người mê cải lương đến khu này ăn cơm sườn để nhìn mặt nghệ sĩ trần trụi không son phấn...
Tại những quán cà phê, quán ăn trong khu vực này, ký giả và dân hóng chuyện hậu trường luôn được nghe những tin sốt dẻo về nghệ sĩ như “Thành Được bị Thanh Nga cho de nên cạo đầu?”, “Bạch Tuyết và Ngọc Giàu bị lật xe trên đường ra Vũng Tàu trình diễn”...
Có đầy đủ thành phần từ ký giả đến nghệ sĩ “tám” đủ chuyện tin tức từ nội địa đến quốc tế hằng ngày, nên các ký giả đã dùng cụm từ “ngã tư quốc tế” như một ký hiệu để chỉ một địa điểm hẹn nhau hằng ngày.
Đặt tên, biệt hiệu, chơi chữ là nghề của các chàng nhà báo. Chẳng bao lâu, cụm từ địa danh Ngã Tư Quốc Tế đã đóng đinh cho khu vực này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Nguyễn Văn Hảo trước năm 1975 - Ảnh tư liệu
Kép Ba Nghĩa và những cuộc hỗn chiến
Giới buôn chuyện nghệ sĩ cũng không quên nói về những cuộc hỗn chiến giành địa bàn làm ăn của những tay anh chị từ khu vực Cầu Kho - Cầu Muối - khu Nguyễn Thái Học.
Họ cũng truyền tụng nhiều về kép cải lương Ba Nghĩa của đoàn Thanh Minh. Kép Ba Nghĩa từng là cai tù Côn Đảo, nhưng sau này sám hối từ bỏ nghiệp cai tù, theo hát cải lương.
Trước kia dữ bao nhiêu, nhưng khi đi hát ông trở nên hiền bấy nhiêu dù gương mặt của ông vẫn còn nét dữ dằn - chỉ đủ để nhận những vai phản diện.
Sau khi ăn năn tự hối, với sức mạnh còn lại cùng vốn võ nghệ, ông chỉ bênh vực người cô thế bị hiếp đáp, nhất là nghệ sĩ.
Tại vũ trường Mỹ Phụng, một số nghệ sĩ, vũ công, nhà báo bị tay anh chị Ba C. hiếp đáp, nghệ sĩ Ba Nghĩa dẫn đầu một số vũ công mở trận chiến và đã đánh cho phe Ba C. đại bại.
Từ đó, giới soạn giả và nhà báo không còn bị cánh anh chị nào ở khu vực rạp Nguyễn Văn Hảo - Ngã Tư Quốc Tế đụng đến.
Từ “quốc tế” 
đến “Tây balô”
Bẵng đi đến sau 1975, chẳng còn ai nhớ đến khu vực ngã tư quốc tế này nữa vì đã vắng những “hồn muôn năm cũ” - những người làm nên “danh phận” cho nó.
Rạp Nguyễn Văn Hảo còn đó nhưng đã đổi tên là Công Nhân, những đại ban đình đám ngày xưa đã rã bành tô theo thời cuộc khi các gánh cải lương gần như chết ngắc.
Quán cà phê kho không tên ngày xưa ở góc Đề Thám - Bùi Viện mà trước cửa chủ quán đã cho treo tấm bảng viết hai câu lục bát: “Uống đâu cũng phải trả tiền/Uống đây giúp đỡ bạn hiền - cảm ơn” dành cho các nghệ sĩ nghèo, nhân viên kéo màn, hậu đài đã biến thành những quán nhậu có tên mà chủ không còn là dân nghệ sĩ cải lương...
Rồi bỗng dưng lác đác một vài quán cà phê có kèm “tua” du lịch ngắn ngày trong thành phố xuất hiện ở phố Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão dành cho Tây nghèo, chỉ có cái ba-lô và một ít đôla đi du lịch bụi.
Theo thời gian, khu ngã tư quốc tế “lô can” ngày trước trở thành ngã tư quốc tế thứ thiệt khi khu vực này đầy khách Tây khắp thế giới dập dìu trong những khách sạn, quán ăn, quán cà phê từ sáng đến tối.
Bây giờ, khung cảnh cũng chẳng khác nhưng nhà cửa khang trang, đẹp đẽ hơn và đầy người quốc tế. Người từng đến khu quốc tế thời xưa đến khu quốc tế... ba-lô thời nay không còn thấy đào, thấy kép cũng như những ký giả nội địa thích nói chuyện 
in-tẹc-ná-sòn-nồ!
Thời chỉ toàn người nội địa ngồi nói chuyện trên trời thì được gọi là quốc tế, còn bây giờ toàn dân khắp nơi trên thế giới đổ về thì lại gọi là khu Tây ba-lô...
Hay là thời trước có người nào đó vốn dĩ là dân sờ mu rùa biết rằng thế kỷ 21 khu Bùi Viện - Đề Thám - Phạm Ngũ Lão - Đỗ Quang Đẩu sẽ là một khu được người du lịch nước ngoài thích thú khi đến Sài Gòn, nên trong cơn thấu thị “lên đồng” đã gọi nó là Ngã Tư Quốc Tế?
Mà ừ nhỉ, sao bây giờ ta không gọi lại cái tên cúng cơm của khu này: Ngã Tư Quốc Tế? Quá đáng yêu đi!


LÊ VĂN NGHĨA

Thanked by 3 Members:

#74 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3297 Bài viết:
  • 7750 thanks

Gửi vào 27/10/2017 - 00:29

Ảnh các nghệ sĩ xưa ở Sài Gòn của ông Đinh Tiến Mậu
Sài Gòn xưa:
Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng gợi cảm qua tay máy Viễn Kính

26/10/2017 16:07 GMT+7
Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Thanh Lan, Mộng Tuyền - những cái tên gợi nhớ đến một Sài Gòn mơ mộng, biến động nhưng dập dìu tài tử giai nhân. Người chụp là thợ ảnh Đinh Tiến Mậu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những bức ảnh nằm trong cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn - Câu chuyện Viễn Kính của nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên. Ảnh do nhà nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu, chủ hiệu ảnh Viễn Kính, chụp. Bức ảnh của minh tinh Thẩm Thúy Hằng được tác giả coi là "chuẩn mực" về hình ảnh giai nhân Sài Gòn thời đó, từ vẻ đẹp của nhân vật, trang phục, dáng ngồi, cử chỉ, nụ cười và cốt cách quý phái toát lên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu Thẩm Thúy Hằng nổi tiếng với vẻ đẹp gợi tình thì Thanh Nga là hiện thân của đài các cao sang. Họ là hai giai nhân nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn thời đó. Trong cuốn sách, nhà nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu kể kỷ niệm Thanh Nga đến hiệu ảnh Viễn Kính để chụp ảnh thì bị công chúng nhận ra nên tụ tập rất đông xung quanh để ngắm nhìn ngôi sao cải lương. Vợ của ông Mậu phải dùng xe máy chở Thanh Nga đi đường khác để tránh đám đông hâm mộ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đến nay, bức ảnh ông Mậu chụp ca sĩ, diễn viên Thanh Lan vẫn là một trong những hình ảnh nổi bật nhất của bà thời trẻ. Tháng 7 năm nay, người đẹp Sài Gòn một thời gây chú ý với việc trở về Việt Nam ca hát sau 25 năm sang Mỹ định cư. Ngày trước, Thanh Lan nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn. Bà cũng là diễn viên trong Tiếng hát học trò, Ván bài lật ngửa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mộng Tuyền (tên thật Kim Loan) là Ảnh hậu sân khấu của nhật báo Trắng Đen trước năm 1975. Sau khi Thanh Nga qua đời, Mộng Tuyền thay thế hầu hết vai diễn nổi tiếng của Thanh Nga và bước lên đỉnh cao danh vọng. Những bức ảnh của ông Đinh Tiến Mậu luôn có sự khác biệt về thần thái so với nhiều hình ảnh khác của các ngôi sao, khiến họ luôn tìm đến ông để nhan sắc trời phú của mình được nâng lên một tầm cao mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong các giai nhân, ca sĩ Thái Thanh - "Đệ Nhất danh ca" nhạc tiền chiến và nhạc tình miền Nam trước 1975 - là người có mối quan hệ thân thiết với ông Đinh Tiến Mậu, nhưng là bạn tâm giao chứ không phải yêu đương. Ông Mậu kể, Thái Thanh có cuộc sống khó khăn. Nhiều tối đi hát về, bà lại qua hiệu Viễn Kính rủ ông đi ăn đêm ở Sài Gòn. Những cuộc trò chuyện không xoay quanh nghề nghiệp mà nói về cuộc sống với những rối ren đời người. Qua những lần tâm sự, ông rất thương quý nữ nghệ sĩ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bên cạnh Thẩm Thúy Hằng, Diễm Thúy chính là người đẹp Sài Gòn có phong cách hiện tại và trẻ trung nhất thời bấy giờ. Cô thường xuyên mặc trang phục gợi cảm khoe những đường nét thanh xuân phơi phới trên cơ thể đôi mươi. Phong cách ăn mặc của Diễm Thúy cũng tạo nên một trào lưu cho các cô gái Sài Gòn bấy giờ. Nhờ nét mặt điện ảnh, Diễm Thúy cũng được mời đóng phim Ngã rẽ tâm tình.






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những bức ảnh không chỉ là hình ảnh, mà còn là lịch sử. Người thợ ảnh Đinh Tiến Mậu cặm cụi làm công việc của mình, nhưng một cách tự nhiên, ông đã "ghi chép" lại lịch sử Sài Gòn giai đoạn 1960-1975 theo cách riêng đầy sống động của mình. Đó là một Sài Gòn, nơi hội tụ tài năng nghệ thuật từ các nơi đổ về. Lệ Thu, cô gái Hải Phòng vào Nam và trở thành ngôi sao của nền tân nhạc, là một trong số đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Duy Khánh là một trong bốn giọng ca nam được coi là "tứ trụ nhạc vàng" cùng với Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Các hình ảnh giai nhân của Đinh Tiến Mậu phổ biến hơn với đại chúng, nhưng trong bộ sưu tập của ông cũng có rất nhiều nghệ sĩ nam của thời đó. Chụp nam hay chụp nữ, ảnh Đinh Tiến Mậu đều khắc họa được nét nghệ sĩ hào hoa hiếm "thợ ảnh" nào chớp được. Ông thường dành rất nhiều thời gian ngắm nhìn nhân vật rồi mới bấm máy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Thành Được - "ông vua không ngai" của sân khấu cải lương Nam Bộ. Cùng với vợ là nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan, ông nổi tiếng qua các vở Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng nhất tại Sài Gòn trước 1975, chuyên hát các ca khúc bất hủ của Phạm Đình Chương và Phạm Duy. Để ghi lại hình ảnh chân thực của những bức ảnh gốc (vốn có kích cỡ quá lớn nên không thể scan thành file ảnh), tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã công phu chụp lại từng bức ảnh và in trên chất liệu giấy đẹp nhất để giữ được màu ảnh chân thực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#75 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/10/2017 - 12:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


60 năm trước Sài Gòn đã thi trẻ em khỏe đẹp

09:31 AM - 29/10/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một số em bé trong 300 em được các bà mẹ bồng tới dự thi
Ảnh: Tạp chí Gia đình
60 năm trước, ở Sài Gòn đã có một cuộc thi trẻ em ngộ nghĩnh rất đáng chú ý. Lúc đó, truyền hình chưa có, may mà có tờ báo Gia Đình đưa bài và ảnh khá rõ nét nên thể hiện được sự hấp dẫn của cuộc thi.
Cuộc thi này mang tên “Trẻ em lành mạnh và khéo nuôi”, được Bộ Y tế - Xã hội thời đó tổ chức tại Nhà bảo sanh (nay là bệnh viện phụ sản) Từ Dũ vào ngày 5.3.1957 nhân dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, và ngày Hội Phụ nữ VN khi đó.
Cuộc thi đã thu hút hơn 300 các bà, các cô bồng con em mình tới Nhà bảo sanh Từ Dũ để dự thi.

Tạp chí Gia Đình số 3 năm 1957 mô tả: Trong suốt 2 giờ rưỡi, cuộc thi được chia ra làm ba nhóm: Nhóm A gồm những trẻ em từ 6 đến 12 tháng. Nhóm B từ 13 đến 18 tháng và nhóm C từ 19 đến 24 tháng. Ban giám khảo cả ba nhóm đều là các bác sĩ, hầu hết là bác sĩ nữ. Tất cả hơn 300 em bé dự thi, bé nào cũng bụ bẫm, kháu khỉnh, dễ thương.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bé Nguyễn Văn Bách ở xóm Vườn Cau, Gia Định đoạt giải nhất cuộc thi


Các bé trong phòng thi thản nhiên cười toe toét, khóc vang trời và ngáp, trong tiếng cười của các bà mẹ, các bác sĩ và y tá.
Hai căn phòng rộng ở Nhà bảo sanh Từ Dũ được dùng làm nơi diễn ra cuộc thi. Các em bé lần lượt được các nữ y tá đem lên bàn cân, và được đem ra trước mặt ban giám khảo để chấm điểm. Mỗi bác sĩ giám khảo chấm về một mặt khác nhau, bao gồm cân nặng, bụ bẫm, khéo nuôi (nuôi bằng sữa bò hay sữa mẹ). Tổng số các điểm cộng lại chia ba lấy số trung bình để định đoạt thứ hạng.
Sau vòng loại, còn 170 bé vào chung kết. Bé nào cũng mập mạp, dễ thương, nên ban giám khảo lại càng cân nhắc trong việc quyết định các giải thưởng. Trong số các em dự thi có hai, ba cặp trẻ sinh đôi được cử tọa nhiệt liệt hoan hô.
Cuộc tuyển lựa kéo dài cho đến 6 giờ 30 chiều. Cuối cùng, bé Nguyễn Văn Bách chiếm giải nhất. Bé Nguyễn Thị Thu Hiền giải nhì và các giải ba. Giải nhất được một huy chương vàng y năm chỉ và một lắc vàng y ba chỉ. Giải nhì, ba đều được tặng lắc vàng. Những bé khác đều được giải an ủi gồm có một hộp Ovaltine và hai hộp sữa.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai bé gái sinh đôi rất kháu khỉnh đi dự cuộc thi đang mếu máo trước ánh đèn của nhiếp ảnh gia


Những giải chính thức đều được phát tại Tòa Đô sảnh Sài Gòn (trụ sở UBND TP.H.C.M ngày nay), còn những giải khuyến khích được phát ngay tại chỗ.
Cuộc thi xa xưa này lúc đó nhằm khuyến khích các bà mẹ quan tâm đến việc nuôi con khỏe mạnh theo đúng cách thức của khoa học dưỡng nhi. Có nhiều bà mẹ mang con đến tham gia, chứng tỏ phụ nữ Sài Gòn - Gia Định thời đó đã biết quan tâm đến việc chăm sóc con trẻ.
Những bé khỏe, bé ngoan thời đó, giờ đã bước qua tuổi 60, không biết có công dân Sài Gòn - TP.H.C.M nào còn nhận ra mình khi xưa ta bé ấy không?
Đăng Thuyên

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |