Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#91 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/02/2018 - 20:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn chuyện đời của phố: Nhớ mãi chương trình Đố vui để học

22/02/2018

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê. Đến giờ, nhiều người ở lứa tuổi trên dưới 60 vẫn hào hứng khi được nghe nhắc lại chương trình này.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quang cảnh buổi thu hình chương trình Đố vui để học cá nhân kỳ thứ 78 tại phim trường Đài truyền hình Sài Gòn
Ảnh: Báo TGTD tập XVII số 12



Chương trình này bắt đầu phát năm 1966, do Trung tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo dục (miền Nam) thực hiện. Những người tham gia điều hành chương trình là: các thầy cô dạy trung học như Đinh Ngọc Mô (dạy Pháp văn, có biệt tài về kịch nghệ), Lê Thanh Hoàng Dân (Phó giám đốc Trường Quốc gia Sư phạm), Cao Thanh Tùng (dạy Việt văn), Huỳnh Kim Quế (đã qua một khóa huấn luyện về vô tuyến truyền hình tại Đài Loan) và các ông bà Nguyễn Văn Đồng, Huỳnh Độ, Nguyễn Tú Anh, Đặng Ngọc Hương, Dương Thủy Ngân.
Chương trình được mô phỏng tiết mục truyền hình của Mỹ Quiz Show và tiết mục Quitte ou double của Pháp, vừa có tính giải trí, vừa có tính giáo dục, tạo tinh thần thi đua học tập của học sinh, tập cho các em bình tĩnh, phản ứng nhanh, ăn nói mạnh dạn và lưu loát trước công chúng, khuyến khích các em ưu tú, tạo tinh thần học hỏi cho học sinh nói chung.
Ở giải cá nhân, học sinh nam hay nữ các lứa tuổi từ trung học trở xuống đều có thể ghi tên dự thi, có chứng minh bằng thẻ học sinh hay căn cước. Ban tổ chức ưu tiên cho học sinh các tỉnh xa, nhất là khi thí sinh được ban giám hiệu trường tiến cử đi thi. Mỗi thí sinh sẽ trả lời 9 câu hỏi từ dễ đến khó, thời gian cho mỗi câu là 30 giây. Tiền thưởng tăng từ thấp đến cao, từ câu đầu đến câu cuối, bắt đầu từ 5 đồng, sau đó gấp đôi ở câu sau cho đến khi trả lời cả 9 câu là 1.280 đồng.
Phần thi đồng đội là cuộc thi giữa hai trường khác nhau, cùng trình độ. Ví dụ đội của Trường cộng đồng Phú Vinh ở Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) với Trường cộng đồng Đồ Chiểu ở Gia Định. Mỗi đội gồm 3 thí sinh, có đội trưởng chịu trách nhiệm giới thiệu các bạn trong đội mình. Câu đố trong cuộc thi có 20 câu, mỗi câu 5 điểm nếu đáp trúng. Đáp được nửa câu hay một phần thì số điểm sẽ được ban giám khảo định. Câu hỏi vừa được đưa ra, đội nào bấm chuông trước được trả lời nhưng nếu sai, đội sau sẽ được trả lời. Nếu các thí sinh hai bên đều đáp chỉ gần đúng câu hỏi, ban giám khảo sẽ quyết định số điểm. Sau 20 câu, cộng điểm để xem ai thắng. Người chiến thắng được thưởng 13.000 đồng tính chung tiền mặt và tặng phẩm. Nhưng đội thua cũng được tặng 2.000 đồng.
Có mấy chi tiết về chương trình mà học sinh lúc đó rất thích là: Các giám khảo khi giải thích câu hỏi hay thí sinh trình bày câu trả lời thì dùng bút lông viết lên bảng giấy to, hết giấy sẽ xé trang đó để viết tiếp ở trang sau. Lúc đó trường học toàn dùng phấn viết trên bảng. Nhìn chương trình, thấy giấy khổ lớn rất đắt tiền mà viết lên, xé liên tục nên mọi người xuýt xoa tiếc của. Đã vậy, bút lông lúc đó cũng được xem là loại tối tân! Đâu dễ mua và xài sang như kiểu Mỹ!
Khi công bố giải thưởng, đám học trò mê sách thèm lắm. Có tên nhà hảo tâm được xướng lên thường xuyên, là Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân, thì hầu như chương trình nào cũng có tặng sách. Trong số phần thưởng có nhãn hiệu trà Đỗ Hữu. Đây là hình thức "xã hội hóa giáo dục", được khéo léo lồng ghép với quảng cáo thương hiệu, cũng là nét đẹp và dấu ấn khó phai của truyền hình giáo dục ngày trước.
Giọng điều khiển chương trình của Giáo sư Cao Thanh Tùng, một vị thầy đeo kính trắng có chiếc cằm vuông, rất được ưa thích vì thầy dẫn chương trình rất sinh động.
Tính từ khi phát chương trình đầu tháng 7.1966 đến đầu năm 1969, Đố vui để học phát được 79 chương trình cá nhân và 29 chương trình đồng đội, mỗi tuần một chương trình. Có khoảng 1.000 thí sinh dự thi, phần lớn là học sinh tiểu học. Cứ 100 thí sinh thì có 10 thí sinh đáp trúng tất cả 9 câu hỏi.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bình luận

khờ
Quảng Nam - 22/02/2018
Giáo dục ngày xưa hay lắm , Tôi cũng có tham gia chương trình này .
Nó kích thích học sinh chăm học nhưng vì các bộ trưởng các đời cứ cải tiến mãi thành lùi. Có môn học rất hay (giáo dục công dân ) về lòng yêu nước , niềm tự hào dân tộc
31 thích Trả lời Trả lời 0 thích

Bùi huong
TP H.C.M - 22/02/2018
Lúc đó tui còn nhỏ rất thích coi chương trình này , nhớ có một người hay dẫn chương trình là giáo sư Hà Vĩnh Long
0 thích

Hai Saigon
TP H.C.M - 22/02/2018
Lúc chỉ mười mấy tuổi, tôi còn nhớ trên truyền hình có lần ông Đinh Ngọc Mô khi điều khiển chương trình đến lúc tự giới thiệu tên mình đùa thêm " ... có người quen gọi tôi là Đi Na Mô" !"
21 thích

Thanked by 1 Member:

#92 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/02/2018 - 22:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn chuyện đời của phố: Khách sạn cổ nhất còn đến bây giờ

23/02/2018
Trong cuốn Đông Dương ngày ấy (1898 - 1908), tác giả Claude Bourrin cho biết khi ông ngụ tại Continental vào năm 1898 thì Nhà hát Thành phố đang được xây dựng. Khách sạn Continental đã được khánh thành trước đó 9 năm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khách sạn Continental thời kỳ hưng thịnh thập niên 1930 - 1940
Ảnh tư liệu
Từ năm 1907 - 1910 tầng dưới của khách sạn là nhà sách của F.H.Schneider. Ông Schneider là người sáng lập ra tờ Lục tỉnh tân văn (1907) do ông Trần Chánh Chiếu làm chủ bút.
Tác giả Horace Bleackley trong quyển A tour in southern Asia (1925 - 1926) viết về không khí khách sạn thời đó như sau: “Bữa ăn được phục vụ tại các bàn nhỏ, thắp sáng bởi các ngọn đèn thần tiên trên hàng hiên rộng được che phủ bởi cây cối của đường Catinat (nay là Đồng Khởi - NV), và từ chín giờ tối cho đến nửa đêm, cảnh tượng phảng phất như một nhà hàng tại Champs Élysées. Bên kia đường một nhóm ăn mặc bảnh bao bước ra từ hành lang của rạp chiếu bóng hàng đầu... và gia nhập bữa tiệc đêm tụ tập tại các chiếc bàn nhỏ trên vỉa hè đằng trước khách sạn. Một dòng xe và xích lô, chở đầy đàn ông và đàn bà ăn mặc nhẹ nhàng để đi hóng gió, lướt đi không ngừng dọc theo con đường. Có lẽ một cuộc khiêu vũ đang diễn ra trong phòng khách của khách sạn, quay mặt ra khoảnh sân vuông vức” (Ngô Bắc dịch).
Khách sạn trở thành nơi lui tới của những du khách danh tiếng, các nhà văn, nhà thám hiểm: André Malraux, Bodard, Jacques Laurent, James Jones... và sau này là các nhà báo nổi tiếng khác. Những năm trước 1945, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy lên Sài Gòn thường đến ngụ tại khách sạn Continental. Continental lúc đó đã là một biểu tượng của Sài Gòn.
Tác giả Horace Bleackley trong quyển A tour in southern Asia (1925 - 1926) viết về không khí khách sạn thời đó như sau: “Bữa ăn được phục vụ tại các bàn nhỏ, thắp sáng bởi các ngọn đèn thần tiên trên hàng hiên rộng được che phủ bởi cây cối của đường Catinat (nay là Đồng Khởi - NV), và từ chín giờ tối cho đến nửa đêm, cảnh tượng phảng phất như một nhà hàng tại Champs Élysées. Bên kia đường một nhóm ăn mặc bảnh bao bước ra từ hành lang của rạp chiếu bóng hàng đầu... và gia nhập bữa tiệc đêm tụ tập tại các chiếc bàn nhỏ trên vỉa hè đằng trước khách sạn. Một dòng xe và xích lô, chở đầy đàn ông và đàn bà ăn mặc nhẹ nhàng để đi hóng gió, lướt đi không ngừng dọc theo con đường. Có lẽ một cuộc khiêu vũ đang diễn ra trong phòng khách của khách sạn, quay mặt ra khoảnh sân vuông vức” (Ngô Bắc dịch).
Khách sạn trở thành nơi lui tới của những du khách danh tiếng, các nhà văn, nhà thám hiểm: André Malraux, Bodard, Jacques Laurent, James Jones... và sau này là các nhà báo nổi tiếng khác. Những năm trước 1945, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy lên Sài Gòn thường đến ngụ tại khách sạn Continental. Continental lúc đó đã là một biểu tượng của Sài Gòn.
Mua được khách sạn, Mathieu bắt tay vào việc sửa chữa và trang trí lại nó. Philippe kể trong sách về công việc của cha: “Chính Albertini, một tay trang hoàng người Corse, đảm trách công việc này. Gian phòng thông hàng hiên được chuyển đổi thành một nhà hàng cà phê lớn tiện nghi và thanh lịch, những chiếc cột hình trụ và những bức tường phủ lưới gỗ đan chéo nhau được sơn xanh lá cây, trần nhà được thắp sáng bằng những chiếc đèn áp tường miệng loe”.
Chắc hẳn bức tượng đồng Napoleon, một người cùng gốc đảo Corse như ông Mathieu Franchini được mua về trong thời gian này. Bức tượng hiện nay vẫn còn đặt ngay tại quầy nhận khách ở sảnh lớn của khách sạn.
Giữa thập niên 1950, nhà văn Anh Graham Greene đến ngụ ở khách sạn và viết cuốn sách Người Mỹ trầm lặng. Hiện nay, trước căn phòng 214 ông từng ở có gắn tấm bảng đồng ghi hàng chữ: The famous British writer, Graham Greene, stayed in this room when writing his novel “The quiet American”.
PHẠM CÔNG LUẬN

Sửa bởi tuphuongsg: 24/02/2018 - 22:15


Thanked by 1 Member:

#93 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/02/2018 - 22:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn chuyện đời của phố: Loại sơn 'tân kỳ' và 'mỹ diệu'

24/02/2018

Nghệ thuật vẽ tranh sơn mài được tìm tòi và phát triển nhờ các giáo sư và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, đã sớm có thành tựu với nhiều tác phẩm được yêu thích từ thời Pháp thuộc.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lớp làm tranh sơn mài tại Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn
Sau khi hai miền chia cắt năm 1954, sơn mài ở từng miền có hướng đi khác nhau. Ở miền Nam, số họa sĩ theo đuổi nghệ thuật sơn mài không nhiều, nổi tiếng nhất vẫn là họa sĩ tài danh Nguyễn Gia Trí.
Tiếp đó là các họa sĩ Ủ Văn An, Lê Thy, Trương Văn Thanh, Nguyễn Thành Lễ... Năm 1942, họa sĩ Ủ Văn An (cựu sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương) có tổ chức một triển lãm cá nhân tại khách sạn Continental với nhiều phác thảo cho sơn mài, là phong cảnh ông ghi chép trên đường từ VN đến Campuchia. Nhưng cuộc triển lãm lớn về tranh sơn mài ở miền Nam chính là của các giáo sư Trường Mỹ nghệ Gia Định là Lưu Đình Khải, Nguyễn Văn Long và Nguyễn Văn Anh (đều là cựu sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương), tổ chức tại sảnh phía trước Nhà hát Thành phố năm 1952.
Ngành mỹ nghệ ở miền Nam trước và sau 1954 tìm thấy ở nghệ thuật sơn mài cơ hội làm ra những tác phẩm tráng lệ, sang trọng như trước kia từng làm mê mẩn giới sưu tập nghệ thuật thời Pháp thuộc, nên họ đã tiếp tục lưu giữ và phát triển nó. Chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật ngày càng cao trong tác phẩm của các công ty mỹ nghệ lớn như Thành Lễ, Trần Hà ở Bình Dương và Công ty Mê Linh ở Sài Gòn.

Họa sĩ vẽ tranh sơn mài giai đoạn cuối thập niên 1950 cho đến 1975, nay hầu như không còn mấy người. May thay, trong số đó, chúng tôi gặp được họa sĩ Nguyễn Văn Trung, họa sĩ theo đuổi sơn mài khá bền bỉ từ sau 1954 cho đến sau này, để tìm hiểu thêm về hoạt động của giới làm tranh sơn mài trước 1975.
Năm 1958, đoàn đại biểu Nam VN đi dự triển lãm Công giáo quốc tế tại Bruxelles (Bỉ) đặt Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn làm vài tác phẩm để mang đi triển lãm. Trong đó, thực hiện một bộ tranh sơn mài bao gồm 12 bức tranh vẽ 12 giai đoạn cuộc đời của Chúa Giê-su mà Giáo sư Lê Văn Đệ giao cho 12 sinh viên thực hiện, và một bức tranh lớn diễn tả nỗi thống khổ của chúa Giê-su trong sự tích Công giáo dài tới 1,8 m, cao khoảng 1,2 m, gồm ba bức ghép lại.
Sau đó, lại có đặt hàng tranh sơn mài từ tổ chức Lao động miền Nam Việt Nam để tặng tổ chức Lao động quốc tế tại Thụy Sĩ. Đó là bức tranh rất lớn, ngang gần 3 m, dài 7 m lấy tên là Lao động Việt Nam. Khi thực hiện xong tác phẩm này, trường nhận được số tiền lớn, xây hồ nước, xây phòng ủ tranh gắn máy lạnh, mua vật liệu sơn mài. Bức tranh này sau được đưa sang thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) trưng bày trong một cuộc triển lãm của VNCH và có Tổng thống Ngô Đình Diệm sang khánh thành.

Sơn nhân tạo
Khoảng năm 1960, giới kỹ thuật ở Sài Gòn đã sáng chế ra một loại sơn nhằm thay thế nguyên liệu sơn ta giá cao, để làm tranh sơn mài. Đó là sơn nhân tạo của kỹ thuật gia Phạm Văn Thành.
Loại sơn này được báo chí lúc đó cho là “tân kỳ và mỹ diệu, có đủ màu như sơn dầu, dễ dùng, không đắt và rất bền”. Sơn này được giới thiệu là hợp chất của vài nguyên liệu nhập từ nước ngoài, pha trộn với vài thứ nhựa cây trong nước, có cả nhựa cây sơn (không nói là nhựa cây sơn từ đâu), giữ được nguyên thể của nhựa cây sơn nhưng mau khô hơn, chỉ 14 hay 15 tiếng là mài được, có thể dùng cọ hay thổi như sơn ta. Sơn này bóng láng như sơn mài, có thể cẩn trai ốc, khảm vỏ trứng, vẽ vàng bạc được, không cần ủ mài, sơn lên đồ gỗ, đồ sành đều được. Đã vậy khi khô sơn có thể chết như sơn ta, nghĩa là khi lớp này khô, lớp khác chồng lên thì khi mài đi, hai màu không bị lẫn lộn qua nhau.
Với nhiều ưu điểm như vậy, kỹ thuật gia này và một số người rất tin tưởng vào tương lai ứng dụng sơn trong ngành mỹ nghệ miền Nam. Đã có một cuộc triển lãm tranh và đồ mỹ nghệ thực hiện bằng sơn nhân tạo này tại Phòng Triển lãm Đô thành tại Sài Gòn vào tháng 1.1961 và họa sĩ Nguyễn Cường đã dùng sơn này sáng tác các họa phẩm trưng bày tại Câu lạc bộ báo chí Sài Gòn tháng 1.1962. Tuy nhiên, sau những hoạt động đó, không thấy ai nhắc đến phát kiến này nữa.
PHẠM CÔNG LUẬN

Thanked by 1 Member:

#94 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/02/2018 - 12:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn chuyện đời của phố: Thành phố mở rộng và đô thị hóa

25/02/2018
Trước năm 1954, vẻ hào nhoáng đẹp đẽ của TP.Sài Gòn chỉ tập trung ở các con đường sầm uất như Charner (Nguyễn Huệ), Bonard (Lê Lợi), Catinat (Đồng Khởi)... và một số đường lân cận.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Trương Minh Giảng năm 1970
Ảnh: J.B
Sài Gòn trở thành một đô thị rộng lớn như sau này chỉ từ năm 1954 trở đi, khi người Pháp rút về nước và thành phố bắt đầu được chỉnh trang.
Từ đó, thành phố này mở rộng ra các hướng và đô thị hóa với tốc độ cực nhanh. Phía đông, nhà cửa đã vượt qua bên kia cầu, tới Tân Thuận Đông, cách trung tâm 5 km, bên kia sông tới Thủ Thiêm, gần đến Giồng Ông Tố cách trung tâm 3 km. Phía bắc, khu đô thị tràn kín toàn bộ Phú Nhuận, lan ra tới Gò Vấp - Hóc Môn. Những khu vực như ngã ba Ông Tạ, Xóm Mới, ngã năm Chuồng Chó, ngã tư Bảy Hiền trước đó vắng vẻ thì tới năm 1963 đã dày đặc nhà cửa. Phía tây, nhà mọc đến Phú Lâm, Phú Định. Phía nam bên kia Kinh Đôi, nhà mọc tới Đông Phú, Bình Đông, Chánh Hưng...
Khu Pétrus Ký (đường Lê Hồng Phong) và bến xe lục tỉnh
Trước 1954 là khu nhà lá xây cất tạm bợ không hàng lối. Trước đó, có đến một cây số những chiếc xe đò đậu sát nhau từ ngã tư Nguyễn Trãi đến gần Trường quốc gia Hành chính (nay là Học viện Hành chính quốc gia). Xe từ ngã sáu chạy về lục tỉnh đã phải len lỏi qua những con đường nhỏ hẹp và đông xe cộ. Sau đó, bến xe ấy được giải tỏa. Từ dự án phóng đường lớn nối từ Trần Hưng Đạo đến đường Trần Quốc Toản (Ba Tháng Hai) để xe cộ có lối thoát đi lục tỉnh thuận tiện và nhanh chóng, bến xe ở ngã sáu Sài Gòn dời về đây. Khu Pétrus Ký trở nên phồn thịnh từ khi có bến xe. Đường vừa làm xong thì nhà cửa hai bên cũng xong. Cho đến thời điểm 1963 thì xe cộ lúc nào cũng ra vô huyên náo, từ 4 - 5 giờ sáng cho đến 12 giờ khuya.
Đường Đồng Khánh (Trần Hưng Đạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đến thời điểm 1963, đã có rất nhiều nhà mới mọc lên dọc theo đường. Vì là đại lộ chính của Chợ Lớn, các nhà hàng lớn và sang trọng đều được tập trung về đây. Trong số các thương gia Hoa kiều, có khá đông người mới di cư từ những đô thị lớn của Trung Hoa lục địa về nên họ đem theo tất cả các lề lối buôn bán ở những đô thị quốc tế như Thượng Hải, Bắc Kinh... Cách bày biện cửa hàng cũng như hàng hóa, cả bảng hiệu quảng cáo, đều được đổi mới.
Từ 1954, những tòa nhà mới xây có nhà hàng Đồng Khánh, nhà hàng Thủ Đô 7 tầng, Pháp Hoa ngân hàng với một dãy nhà 3 tầng mới cất ở giữa khu đại lộ.
Đường Trần Quốc Toản (Ba Tháng Hai)
Đây là một xa lộ mới mở của vòng đai đô thành để cho xe cộ qua lại, khi muốn vào bên trong thành phố hay từ bến tỏa đi các tỉnh. Đây cũng là con đường để xe đi từ các tỉnh miền Đông thẳng sang các tỉnh miền Tây, không cần ghé qua thành phố, giảm áp lực cho giao thông nội đô lúc đó đã bắt đầu tăng. Đường dài khoảng 5 km từ đầu nối ngã năm Yên Đỗ (Lý Chính Thắng), Hiền Vương (Võ Thị Sáu), Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám), Nguyễn Thượng Hiền thẳng tới Phú Lâm gặp đường Lục Tỉnh (Hùng Vương) để đi về các tỉnh miền Tây. Đường rộng có ba dòng xe đi và ba dòng xe về lúc nào cũng tấp nập xe chạy. Trên đường Trần Quốc Toản đối diện với khu Học viện Quốc gia Hành chánh đương xây cất, nhà dân đã mọc kín, toàn là nhà đẹp và đắt tiền.
Đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ)
Đây là con đường tiêu biểu cho sự nỗ lực xây dựng trong giai đoạn chín năm 1954 - 1963. Trước năm 1954, khi chưa phóng con đường này ra tới khu Lăng Cha Cả thuộc ngoại ô thành phố, đây là một con đường nhỏ hẹp băng qua các ruộng lúa, vườn cây, vườn rau. Chỗ sau này là chợ Trương Minh Giảng với khu phố lầu chung quanh là một bãi rác khổng lồ. Cả một dọc dài từ ngã ba đường Trương Tấn Bửu (nay là Trần Quang Diệu) trở đi đã được coi là một vùng quê xa xôi hẻo lánh, không ai muốn bước chân tới sau khi mặt trời lặn. Sau chín năm, dọc hai bên đường gần năm cây số đã thấy toàn là nhà mới cả. Các khu cư xá, tu viện Đa Minh, biệt thự lầu, Trường tiểu học Trương Minh Giảng, dãy phố buôn bán, rạp hát, chiếu bóng... được xây dựng trong vòng bốn năm từ 1959 - 1963.
Khu Ngã Bảy và xóm Bàn Cờ
Khu Ngã Bảy, nơi gặp gỡ của các con đường Lý Thái Tổ, Hùng Vương, Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú), Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ), Phạm Viết Chánh, Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai) là đầu mối giáp ranh giữa Sài Gòn và Chợ Lớn, song song với đầu mối khác tại ngã tư Cộng Hòa -Trần Hưng Đạo.
Ngã Bảy là một góc của khu Bàn Cờ, khu đông dân nhất Sài Gòn, với đường ngang dọc vuông vắn như ô bàn cờ. Các con đường mới mở trong khu Bàn Cờ cũng như các con đường phía ngoài như Cao Thắng, Bàn Cờ, Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Đốc Phủ Thạnh (Nguyễn Sơn Hà), Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu)... đều kín nhà, hầu hết là nhà buôn bán.

(Dựa vào tư liệu báo Sáng Dội Miền Nam số 48 tháng 6.1963)
PHẠM CÔNG LUẬN

Thanked by 1 Member:

#95 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/03/2018 - 20:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cuộc thi văn chương đầu tiên ở Việt Nam



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tờ báo Nông cổ mín đàm
ẢNH: L.M.Q
Không ai khác, chính người Sài Gòn, nói cách khác chính nền báo chí Sài Gòn đã năng động tạo ra sự gắn kết ấy.
Từ “sân chơi” quảng văn thi cuộc
Trong tập sách Văn chương Sài Gòn 1881-1924 - Văn xuôi I (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2017), nhà báo Trần Nhật Vy cho biết một chi tiết quan trọng: “Năm 1902, báo Nông cổ mín đàm ở Sài Gòn đã tổ chức cuộc thi thơ đầu tiên của lịch sử văn học VN với tên gọi Quảng văn thi cuộc (tr.10). Kiểm chứng lại từ tờ báo này, ta biết cuộc thi này chính thức diễn ra từ số báo 39 ra ngày 22.5.1902. Bổn báo có lời rao: Nay muốn mở cuộc thông đồng cho văn nhơn tài tử xa gần vui chơi với nhau cho dễ. Tuy xa cách mặc dầu, chớ cũng đồng thinh khí. Xưa nay ai nấy đều biết bài thơ Lão kỵ quy y là hay, không ai họa lại được cho bằng. Vậy nay đổi ngược lại ra đề như sau này mà làm thử coi có hay chăng: Thanh ny hồi tục. Xin chư dai nhơn tài tử có rảnh làm chơi, vận chi cũng được”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trần Chánh Chiếu, nhà văn có sáng kiến tổ chức cuộc thi tiểu thuyết của văn học VN hiện đại
ẢNH: T.L


Xin nhắc, Lão kỵ quy y (nay thường thấy ghi Kỹ nữ quy y, Lão kỹ quy y), là tác phẩm của Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1883), người đã cùng Phan Văn Trị bút chiến với Tôn Thọ Tường đã tạo thành dấu ấn văn chương lừng danh của miền Nam đầu thế kỷ 20. Theo Tự điển văn học (bộ mới), Huỳnh Mẫn Đạt là người Gia Định nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông quê Rạch Giá, dù gì thì Nông cổ mín đàm đã lấy thơ của thi sĩ người miền Nam. Bản tin trên còn cho biết, các từ đồng thinh (đồng thanh), dai nhơn (giai nhân) là cách viết/nói thuở ấy.
Không dừng lại đó, từ số 52 ra ngày 21.8.1902, cuộc thi được tổ chức lần 2 với “đề thi”: Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới là chân tu. Rõ ràng cuộc thi đã có tác động nhất định trong việc khơi dậy cảm hứng sáng tác cho các thi nhân miền Nam đầu thế kỷ 20. Theo khảo sát của nhà báo Trần Nhật Vy, từ cuộc thi này, đã có những tác giả “về sau trở thành những người có tên tuổi trong làng viết lách Việt” như các ông Trần Phong Sắc - nhà dịch thuật nổi tiếng đầu thế kỷ 20, Tống Hữu Định - người góp phần mở đường cho cải lương miền Nam, Đặng Lễ Nghi - người sáng tác nhiều truyện thơ…
Đến thi tiểu thuyết quốc âm thí cuộc
Khi biên khảo Đất Sài Gòn và sinh hoạt của người Sài Gòn xưa (NXB Hội Nhà văn - 2017), nhà nghiên cứu Lê Nguyễn cho biết một thông tin cực kỳ quan trọng cũng từ Nông cổ mín đàm: “Năm 1906, tờ báo thực hiện một sáng kiến hiếm thấy là mở một kỳ thi viết truyện với tổng số tiền thưởng đến 150 đồng. Đáng tiếc là sáng kiến này khá mới mẻ nên chỉ có một người dự thi” (tr.170).



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bản tin cuộc thi Quảng văn thi cuộc trên báo Nông cổ mín đàm


Thử hỏi, 150 đồng là nhiều hay ít? Chỉ biết chắc chắn rằng, bấy giờ một bữa ăn tại nhà hàng Tây và cà phê mở tại đường Jaccaréo (nay là đường Tản Đà, Q.5) chỉ tốn 1,4 đồng.
Cuộc thi này, cụ thể ra làm sao? Khảo sát từ tờ báo trên, ta có thể biết được nhiều thông tin lý thú. Trên số 262 ra ngày 23.10.1906, ông chủ bút Gilbert Chiếu (tức chí sĩ, nhà văn Trần Chánh Chiếu 1868 - 1919) cho đăng lời rao Quốc âm thí cuộc, có đoạn: “Nay bổn quán xin ra đề “Tiền căng báo hậu”. Người Lang Sa gọi là Roman nghĩa là lấy trí riêng mình mà đặt ra một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ, dường như truyện có thiệt vậy. Diễn dẫn ra một cuốn chừng 50 tờ giấy lớn. Cách nạp đơn: kể từ ngày nay cho đến ngày 15.11.1906 vị nào chịu ra thì phải vào đơn cho Bổn quán chấp. Quá hạn thì không chấp đơn nữa. Vào đơn rồi phải công ra diễn dẫn, hạn đến tháng 2.1907 nạp vở. Cách nạp vở: phải phong cuốn sách của mình lại cho kỹ. Ngoài bì, trên đầu đề một câu chữ riêng của mình ngụ ý, kế đó đề: “Nhựt trình Nông cổ mín đàm, số 199 đường Bourdais - Sài Gòn”.

Đây là cuộc thi tiểu thuyết đầu tiên trong lịch sử nền văn học Quốc ngữ nước ta. Trên số báo 280 ra ngày 5.3.1907, cuộc thi kết thúc với kết quả được công bố như sau: “Nguyên khi mở hội thi thì có 3 vị vào đơn xin. Song đến hạn nạp thì có 1 vị nạp mà thôi là M.Pierre Eugene Nguyễn Khánh Nhương ở Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Truyện của thầy này đặt tên là Lương Hoa truyện, lời nói vừa phải dễ nghe, không cao không thấp. Song việc tiền căng báo hậu còn sơ một thứ. Bổn quán nghĩ vì còn một vị nạp vở thì khó mà sánh tài lắm, cho nên Bổn quán định thưởng “khuyến công” cho M.N.K Nhương là 25 viên bạc (tức 25 đồng) và một năm nhật trình”.
Từ số báo này Lương Hoa truyện được đăng tải lên trên trang 8 của mỗi số báo. Nội dung có thể tóm tắt: Hai người bạn thân là Bổn và Huy hứa hẹn sẽ kết thông gia với nhau. Bổn có con gái là Hoa, Huy có con trai là Lương. Huy vì gia cảnh nên không đi học được, Huy giúp đỡ Bổn ăn học nên đỗ cử nhân. Khi Pháp đánh chiếm Nam kỳ, gia đình Huy bị cướp phá. Huy chết. Vợ con lưu lạc gặp nhiều tai ách gian truân. Rồi mẹ con lại gặp nhau, Lương đến nhà cậu nương tựa. Nhớ lời cha dặn, Lương tìm đến nhà ông Bổn để xin đính ước với Hoa, nhưng ông Bổn đã chết. Sau Lương thi đỗ được bổ làm thư ký ở Nam Vang (Phnom Penh), vẫn mang ý định tìm Hoa”.

#96 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 11/03/2018 - 21:39

Lục tìm sách cũ ở Sài Gòn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những cuốn sách học tiếng Anh có từ trước năm 1975 ở Sài Gòn được tìm thấy ở một tiệm sách cũ

( bộ English for Today được dịch ra tiếng Việt là Anh Ngữ Thực Dụng, tác giả là hai anh em là Giáo sư Lê Bá Kông và Lê Bá Khanh là bộ sách giáo khoa chính
cho trương trình trung học từ lớp 6 đến lớp 12 của học sinh chọn học sinh ngữ chính là Anh văn. Khi lên đến lớp đệ Tam ( lớp 10 bây giờ) thì chọn thêm một sinh ngữ phụ là tiếng Pháp với bộ Cours de langue française )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tại miền Nam Việt Nam, sau 30 tháng 4 năm 1975, những cuốn sách quí lần lượt bị mang ra đốt, bị ném hố rác, cuốn nào may mắn thì được gói giấy dầu lại để chôn.(*) Và chỉ trong chưa đầy 10 năm, đến năm 1985, dường như những đầu sách, những tên tác giả vốn từng quen thuộc với trí thức miền Nam trở nên vắng bóng và xa lạ với giới trẻ. Những cuốn sách quí tưởng như mất dấu và đi vào quên lãng lại xuất hiện đâu đó trong xó xỉnh Sài Gòn thời còn bị cấm cản, đến khi vấn đề kiểm duyệt văn hóa bớt gắt gao và sắt máu thì nó được nằm trên những kệ sách cũ, trong những tiệm sách cũ Sài Gòn.

Có một điều lạ là hầu hết những cuốn sách quí, văn học nước ngoài đều có thể tìm được trong các tiệm sách cũ trên đường Lê Thánh Tôn, quận 5 và đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, hay Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Sài Gòn. Có những cuốn sách hiện tại vẫn bị cấm lưu hành, nếu là người mua sách thường xuyên và quen biết với chủ hiệu sách, những cuốn sách không tìm thấy trên kệ sách cũ vẫn có thể tìm được bởi sách được cất kĩ và bán cho người cần tìm.

Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Trước năm 1975 thì em thích những cuốn sách dạy ngữ văn như cuốn English for today đây, gồm 6 bộ.”

Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung bán từ hồi trải dưới đất ngoài đường. Sau này mướn nhà rồi vô đây bán.”

Cái hay của các cửa hàng sách cũ là các chủ cửa hàng kết nối với các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập sách và tác giả để lưu giữ bản sách quí, nếu có người yêu một cuốn sách quí trước 1975 nào đó cất công tìm, nghĩa là sách đã tìm được bạn đọc, thì các nhà sưu tập, nhà nghiên cứu không ngần ngại chia sẻ cuốn sách của họ cho người đó với giá rất mềm, có trích một ít cho chủ hiệu sách. Dường như mối dây kết nối giữa sách và độc giả ở Sài Gòn vẫn chưa bao giờ đứt rời mặc dù có một thời sách trở thành mối nguy của trí thức.

Những đường sách cũ Sài Gòn như một dấu xưa, như một gạch nối giữa ký ức và hiện tại, giữa quá khứ bị lãng quên, thậm chí bị ruồng bỏ với hiện tại cuồng xoáy. Từ những cuốn sách được mua cân ký ở vỉa hè, giá rẻ hơn giấy lộn, người buôn sách đã tuyển chọn, lựa ra từng tác phẩm để tìm bạn đọc. Có thể nói rằng giá sách cũ ở Sài Gòn không hề rẻ, nhưng sách cũ Sài Gòn là nơi mà người ta có thể tìm được những cuốn sách quí trước 1975 sau khi đã đi mọi nơi để tìm.

Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Sách mà trước 75 thì sau một quảng thời gian giờ nó mai một nhiều, nguồn sách bây giờ không còn dồi dào như những năm 2000, chính xác là năm chín mấy.”

Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nhiều tác giả hay lắm, mấy người trẻ hay tới tìm Nguyễn Nhật Ánh. Nhiều nhà văn hay lắm, nhiều đầu sách hay lắm nhưng mình đọc không hết được. Còn nguồn sách thì mình mua những người nhà họ không đọc nữa nên đem bán, còn cửa hàng mở được 20 năm rồi. Vốn thì ít ít, mình mua dần dần rồi mình bồi lên thành ra nhiều.”

Thời đại công nghệ mạng, độc giả có thể lướt web để tìm những tác phẩm cần, điều này dẫn tới hệ quả các tiệm sách giảm doanh thu đáng kể, và sách cũ không ngoại lệ. Nhưng với một số bạn đọc và nhà nghiên cứu, thú vui lục tìm sách cũ, nghe mùi giấy cũ và lần theo những trang sách xưa để nguộc dọc lịch sử, khám phá cái mới mẽ ngay trong cái tưởng như cũ rích vẫn là điều thú vị. Và có những đầu sách chỉ có ở tiệm sách cũ, bởi tác giả và dịch giả đã qua đời, việc hiệu đính hay tái bản nó khiến người ta không gần nó bằng những bản cũ.

Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là nó mất một phần nhiều, hồi xưa người ta đọc sách nhiều nhưng giờ người ta lên mạng nên mình buôn bán khó khăn hơn.”

Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Triết học Tây phương hay văn học thì người ta vấn đang tìm tòi để phát huy văn hóa của thế hệ trước. Triết học Tây phương giờ vẫn có độc giả tìm tòi và người ta đọc rất nhiều, không phải là ít.”

Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Em thì thỉnh thoảng Thứ Bảy, Chủ Nhật mình đi kiếm sách, thú vui là ngày cuối tuần thư thái, nâng cao kiến thức. Như em kiếm sách giải trí như truyện tranh hoặc sách tiếng Anh, những cuốn sách này vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức.”

Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.

Một ngày cuối tuần hay một ngày nghỉ phép, ngày rảnh rỗi và cô đơn, băng qua những đường phố xe cộ ồn ào, tìm đến đường sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Trần Huy Liệu hay đường Trần Nhân Tôn, đường Cách Mạng Tháng Tám… tha hồ lục lọi và có thể ngồi đọc cả ngày… Điều đó như một cách để người ta giảm stress, quên đi mọi nhọc nhằng hoặc tìm cho mình một cõi riêng, cõi của những ẩn dụ màu giấy úa và những tự tình tưởng đã đi vào quên lãng. Có thể nói rằng, Sài Gòn sẽ chẳng còn gì đẹp nếu như không còn ai giữ thói quen uống cà phê vỉa hè và lục tìm sách cũ.Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#97 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 11/03/2018 - 22:46

Bộ English For Today mổi cuốn một màu, mổi lần lên lớp đổi cuốn kế tiếp giống như học võ lên đai hihi . Ngày xưa tôi dùng giấy trắng làm bao bìa để giữ sách cho tốt tụi bạn nói mày phải bỏ bao ra để khoe đẳng sách màu gì cho bảnh chứ che lại ai biết hihi . Cours De Langue thì hay đọc nhại là "cua xào lăn" .

Thanked by 3 Members:

#98 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/03/2018 - 20:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 11/03/2018 - 21:39, said:

Lục tìm sách cũ ở Sài Gòn

Tại miền Nam Việt Nam, sau 30 tháng 4 năm 1975, những cuốn sách quí lần lượt bị mang ra đốt, bị ném hố rác, cuốn nào may mắn thì được gói giấy dầu lại để chôn.(*) Và chỉ trong chưa đầy 10 năm, đến năm 1985, dường như những đầu sách, những tên tác giả vốn từng quen thuộc với trí thức miền Nam trở nên vắng bóng và xa lạ với giới trẻ. Những cuốn sách quí tưởng như mất dấu và đi vào quên lãng lại xuất hiện đâu đó trong xó xỉnh Sài Gòn thời còn bị cấm cản, đến khi vấn đề kiểm duyệt văn hóa bớt gắt gao và sắt máu thì nó được nằm trên những kệ sách cũ, trong những tiệm sách cũ Sài Gòn.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài gòn chuyện đời của phố III: Tiệm cho thuê sách, dấu ấn một thời




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sách cho thuê có sức cuốn hút rất lớn với dân Sài Gòn ghiền đọc sách - Ảnh: P.C.L

Ở Sài Gòn, không biết chắc khi nào có các tiệm sách, nhà sách cho thuê nhưng chắc chắn là trước 1954 đã có loại hình này rồi. Các tiệm cho thuê sách tồn tại song song với các nhà bán sách, đáp ứng rất tốt nhu cầu của người mê đọc sách nhưng ngân quỹ eo hẹp. Những người viết, giới xuất bản sách và chủ các nhà sách không thích các tiệm thuê sách vì động chạm đến quyền lợi của họ, nhưng các tiệm cho thuê sách ở Saigon vẫn tồn tại cho đến khi bị dẹp tiệm hoàn toàn vào năm 1975. Theo ước tính trên báo Thời Nay ra ngày 7.9.1974, đến thời điểm đó đã có khoảng 2 đến 4 ngàn tiệm cho thuê sách riêng ở Sài Gòn.
Trong một bài viết cũ thời blog còn phổ biến, một bác kể rằng trước phong trào di cư (tức năm 1954), việc cho thuê mướn sách đọc chỉ xuất hiện trước các cổng trường. Thuê bữa nay, ngày mai trả, giá chỉ vài cắc. Đến năm 1954, trên đường Nguyễn Kim có mở một tiệm cho thuê sách là dịch vụ chưa từng có ở vùng này. Tiệm cho thuê sách hiệu Thái Bình, do một phụ nữ người bắc trạc ngoài 40 làm chủ. Muốn thuê sách phải đặt tiền thế chân, khoảng 10 đồng một cuốn, tiền mướn 5 cắc.Tiệm cho thuê truyện Tàu và các tác giả nổi tiếng như Hồ Biểu Chánh, Vũ Anh Khanh...
Một tiệm cho thuê sách được cho là lâu đời có từ giữa thập niên 1950 tại Sài Gòn là tiệm Đức Hưng ở đường Trần Quang Khải, quận Nhứt. Tiệm này đáng nhớ vì có sáng kiến cắt các kỳ truyện kiếm hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Từ Khánh Phụng đăng phơi-ơ-tông trên báo, đóng thành từng tập để cho thuê khi các truyện này chưa xuất bản thành sách, nên độc giả rất thích... Lúc đó, chỉ có khoảng 10 tiệm cho thuê sách ở cả Sài Gòn.
Tuy nhiên, tiệm cho thuê sách lớn nhất Sài Gòn có lẽ là tiệm Cảnh Hưng, ở đầu đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), có tới năm tầng lầu chứa sách. Chủ tiệm sách là ông Huỳnh Công Đáng, một người Việt gốc Hoa rất am hiểu về sách. Đến năm 1971, số sách ông cho thuê đã lên tới 20 ngàn cuốn, đủ các thể loại. Tất cả sách của ông được đóng gáy, bìa bọc giấy dầu chắc chắn. tiệm đã sẵn năm cuốn mục lục sách dày cộm, kê theo số thứ tự cũ mới và tên tác giả. Nhờ sắp xếp hợp lý, khách đến thuê đông nhưng không phải chờ lâu. Khách nói tên sách là sau vài giây suy nghĩ, ông Đáng có thể nói số thứ tự và khu vực kệ để sách đó. Nhiều sinh viên đến đây tìm sách để tham khảo, nghiên cứu và họ rất nể ông Đáng, trân trọng gọi là từ điển sống hay pho tài liệu sống.
Ở Phú Nhuận trước đây có hai tiệm sách trên đường Nguyễn Minh Chiếu (Nguyễn Trọng Tuyển ngày nay) ngay khu chợ Lò Đúc. Tiệm Tân Dân cũ kỹ từ các dãy tủ kệ đến diện mạo từng cuốn sách giấy đen ngòm vì mồ hôi tay bao độc giả thấm qua sau bao lần đọc. Chủ tiệm là một phụ nữ lớn tuổi không lập gia đình gốc miền Bắc, luôn nở nụ cười có nét móm duyên như Đức Mẹ. Tiệm Toàn Hiệp có chủ nhân là hai vợ chồng già là dân có học cùng ba người con, ai cũng hiểu biết về sách. Anh Hai của tôi khoảng năm 1961 đang học Trường Sư phạm, mỗi buổi chiều đều phải ra sạp báo gần trường học Chánh Tâm cũ của người Tàu góc đường Trương Tấn Bửu - Nguyễn Minh Chiếu (Trần Huy Liệu - Nguyễn Trọng Tuyển) để mua báo có đăng phơi-ơ-tông truyện chưởng Kim Dung cho ba tôi. Sau đó anh vọt xe ra mướn sách ở hai tiệm trên. Rõ là nếu không thuê sách để đọc thì cả nhà tôi không thể xem được nhiều sách như vậy. Sách về mỗi ngày, từ các cuốn trong bộ Z.28 của Người Thứ Tám, truyện chưởng Kim Dung cho hai ông anh. Tiểu thuyết của Bà Tùng Long, Nghiêm Lệ Quân, Bà Lan Phương cho má tôi đọc khi ngồi sạp ở chợ. Tiểu thuyết Quỳnh Dao như Xóm vắng, Bên bờ quạnh hiu, Hải Âu phi xứ, Dòng sông ly biệt cho bà chị đang học Luật. Phần tôi thì đọc truyện tranh Lucky Luke, Xì trum, Lữ Hân Phi Lục và truyện trong tủ sách Hoa Đỏ, Hoa Xanh... Với tốc độ đọc như vậy thì mua sách là điều nan giải. Chỉ có đi thuê như mọi người.
Sau này, khi biết nhà ai có tủ sách lớn từ trước 1975, tôi biết họ thuộc gia đình trung lưu trở lên mới kham nổi. Sài Gòn tuy được nơi khác xem là thành phố mải mê “làm ăn”, “ăn chơi” thâu đêm suốt sáng nhưng nhu cầu đọc sách báo thì ai cũng biết là rất lớn và đặc biệt là giới bình dân thích xem sách xem báo không thua ai.
Loại sách nào được ưa thích nhất ?
Đó là truyện chưởng Kim Dung. Các bộ truyện của ông không có tác giả nào của VN so nổi về số lượng độc giả hâm mộ. Theo tác giả An Phong tường thuật trên báo Thời Nay, riêng bộ bảy tập tiểu thuyết kiếm hiệp Cô gái Đồ Long (sau này dịch tên chính xác là Ỷ thiên đồ long ký) của Kim Dung, tiệm Cảnh Hưng đã mua tới 100 bộ để cho thuê. Riêng các truyện khác như Tiếu ngạo giang hồ, Lục mạch thần kiếm, mỗi tựa mua trên 10 bộ. Xếp sau truyện chưởng là loạt tiểu thuyết gián điệp Z.28 của Người Thứ Tám. Xếp sau sách gián điệp, có lẽ khó phân loại cho chính xác. Tuy nhiên, căn cứ vào số lần mướn nhiều thì nhà văn Việt được đọc nhiều nhất là Duyên Anh, rồi đến sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Tuy nhiên, có khi hạnh phúc của người này là nỗi đau của người kia. Giới nhà văn cho là mình đang bị xâm hại quyền lợi. Một nhà văn gọi đích danh nghề cho thuê sách, hay cho mướn sách tùy theo người gọi là “hút máu văn sĩ”. Một nhà văn khác in thẳng lên trang sách đầu tiên của mình, cuốn Giờ ra chơi, hàng chữ “cấm cho thuê”.
Sau 1968, trận Mậu Thân với những xác chết trên đường phố Saigon khiến người dân thành phố này hoang mang lo lắng hơn bao giờ hết. Trong tậm trạng đó, họ càng chui đầu vào các thú giải trí như muốn quên đi thực tại và đi thuê truyện chưởng, trinh thám hay tình cảm mùi mẫn là hợp nhất. Việc làm ăn phát đạt, các chủ tiệm không ngừng mua sách vào trong khi số sách cũ đã hết khấu hao từ lâu, tiền vào đều đều trong khi đa số người dân thắt lưng buộc bụng. Tiệm Cảnh Hưng trở nên 1 kiểu thư viện với 20ngàn cuốn sách. Đến năm 1971, ước tính tiệm Cảnh Hưng thu được mỗi tháng khoảng 150 ngàn đồng thời ấy, một số tiền lớn.
Các tiệm cho thuê sách tồn tại đến năm 1975 thì chấm dứt. Lúc đó, ngành làm ăn này đã phát triển tới hồi thịnh nhất. Đến chiến dịch thu gom văn hóa phẩm chế độ cũ khoảng tháng 6.1975, các nhà bán lẻ sách và tiệm cho thuê sách của tư nhân ngưng hoạt động, sách bị thu gom.

Trên báo Tiền Phong ra ngày 24.6.1975, tác giả Kim Nguyên cho biết tiệm Cảnh Hưng đã nộp cho đội công tác sinh viên, học sinh Trường Trí Đức 36 ngàn cuốn sách các loại. Hai tiệm sách ở chợ Lò Đúc gần nhà tôi cũng bị dẹp. Lúc đó, người dân mới biết tiệm Tân Dân lâu nay chính là cơ sở hoạt động bí mật của chế độ mới. Tiệm còn lại, bị tịch thu ngoài số sách cho thuê, bị thu cả sách đọc và tự điển trên lầu nên đã phản ứng khiến một thảm kịch đã xảy ra ở đó mà bâu giờ dân vùng Phú Nhuận có người còn nhớ
Khoảng đầu thập niên 1990, loại hình kinh doanh cho thuê sách hoạt động trở lại và tồn tại cho đến ngày nay nhưng không còn trở lại thời hoàng kim như trước kia nữa.

Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:

“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.


Bình luận


Tayphong
Tiền Giang - 22/02/2016

Chúng ta đã mất những cái nên giữ lại, buồn.
11 thích

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đốt sách sau 75

Sửa bởi tuphuongsg: 14/03/2018 - 20:59


Thanked by 3 Members:

#99 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/03/2018 - 20:58

Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt với tranh Hai bà Trưng - Giỗ mùng 6 tháng 2 âm lịch








Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



·


Nhân dịp lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng (mùng 6 tháng 2 âm lịch), mời quý thành viên xem lại tranh bìa báo Tuổi Hoa cách đây đúng 50 năm qua nét cọ của họa sĩ Vi Vi.
@ Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa











Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ACE nhà ta xem bức tranh Hai Bà Trưng vẽ năm 1996











Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








ACE nhà ta ghi nhớ Ngày Lễ Giỗ Hai Bà Trưng Mùng 6 tháng Hai ÂL. Trả nợ nước thù nhà, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

#100 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/04/2018 - 20:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cải lương được ghi nhận khởi đầu vào năm 1918, như vậy tính đến nay đã tròn 100 năm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghệ sĩ Kim Cương (trái) và Phùng Há trong vở 'Mộng hoa vương'
Ảnh: Gia đình nghệ sĩ Kim Cương cung cấp
Một thế kỷ phát triển rực rỡ và thăng trầm xen lẫn, để rồi cải lương đã trở thành một di sản quý giá trong kho tàng văn hóa dân tộc.
Đâu là vở cải lương đầu tiên ?
Gần đây có vài tư liệu dẫn theo hồi ký 50 năm mê hát của học giả Vương Hồng Sển, cho rằng vở cải lương đầu tiên là vở Gia Long tẩu quốc diễn tại “nhà hát Tây” Sài Gòn vào ngày 16.11.1918, tuy nhiên không có thêm nhiều chi tiết về vở diễn này.
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng vở cải lương đầu tiên là vở Kim Vân Kiều do gánh hát thầy Năm Tú trình diễn tại Mỹ Tho vào năm 1918. Đạo diễn Hồng Dung, con gái của NSND Năm Châu, Phó chủ tịch thường trực Hội Sân khấu TP.H.C.M, giảng viên Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.H.C.M, cũng khẳng định: “Riêng tôi biết thì Kim Vân Kiều của ông Trương Duy Toản mới là vở cải lương đầu tiên. Lúc đó đang thịnh hành ca ra bộ, ông Trương Duy Toản viết nhiều lớp riêng lẻ cho nghệ sĩ ca, rồi sau ông ghép các lớp lại với nhau, bố cục lại chặt chẽ, thành ra một tuồng”. Thầy Năm Tú vốn dân du học ở Pháp nên thích lối diễn kịch của Pháp, vì vậy thầy ủng hộ ông Trương Duy Toản, thậm chí còn đứng ra dàn dựng bố cục. Và Mỹ Tho mới là cái nôi hình thành nên đờn ca tài tử, ca ra bộ, lẫn cải lương.
Dù chưa có sự thống nhất đâu là vở đầu tiên, song có thể thấy thời điểm cả 2 vở diễn xuất hiện đều là năm 1918. Như thế cả 2 vở đều đã tròn 100 tuổi.
Đến năm 1920, cách gọi những vở diễn canh tân hát bội và ca ra bộ là “cải lương” đã xuất hiện, với câu đối được lưu truyền đến ngày nay: “Cải cách hát ca theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”.
Những nghệ sĩ và gánh hát lừng danh
Trong giai đoạn mở đầu của cải lương, nổi lên một tên tuổi lớn, tài hoa. Đó là NSND Nguyễn Thành Châu (Năm Châu). Ông vừa là kép hát đẹp trai, vừa là soạn giả, đạo diễn, kiêm luôn bầu gánh và thầy dạy cho thế hệ nghệ sĩ thập niên 1950, 1960, 1970. Nói 5 trong 1 cũng không ngoa.
Năm Châu là người Mỹ Tho, tham gia gánh hát thầy Năm Tú từ năm 1922, đến 1925 ông sang gánh Tái Đồng Ban, 1929 sang gánh Huỳnh Kỳ của Bạch công tử Lê Công Phước, 1936 về gánh Trần Đắc và 1948 thành lập gánh Việt kịch Năm Châu của riêng mình. Trong mấy chục năm đó, ông đã sánh vai với NSND Phùng Há, cô đào tài sắc tuyệt vời, làm nên những trang rất đẹp cho cải lương.
Gánh Trần Đắc là nơi Năm Châu đã thăng hoa nhiều nhất với hàng loạt vở cải lương phóng tác từ tiểu thuyết Pháp như Giá trị và danh dự (từ Le Cid của Corneille), Bằng hữu binh nhung (Ba người lính ngự lâm của Alexandre Dumas), Túy Hoa Vương Nữ (Marie Tudor của Victor Hugo)... khác hẳn với các tuồng từ truyện Nôm VN hoặc từ tích truyện Tàu mà đa số gánh lúc bấy giờ hay diễn. Loạt tuồng này làm nền cho xu hướng “cải lương xã hội” sau này phát triển mạnh mẽ, và làm nền cho gánh Việt kịch Năm Châu của ông ra đời với phương châm “Thật và Đẹp”. Cải lương của Năm Châu rất hiện đại, tiết tấu nhanh, ít bài ca lê thê, bố cục chặt chẽ. Ông để lại 50 vở dài và vô số vở ngắn, mà Men rượu hương tình, Sân khấu về khuya là hai tác phẩm hay nhất. Ông còn kêu thầy giáo về dạy chữ cho nghệ sĩ trong gánh.
Gánh Trần Đắc và gánh Năm Phỉ còn có một tài năng khác là soạn giả Trần Hữu Trang. Ông để lại những tuyệt tác như Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu. Cây viết của ông xoáy vào những hiện thực xã hội cay đắng, đến bây giờ vẫn còn ăn khách.
Cũng không thể không nhắc tới gánh Phước Cương. Ông Nguyễn Ngọc Cương (cha của NSND Kim Cương) du học ở Pháp và mê kịch Pháp. Bên đó, ông quen với Bạch công tử Lê Công Phước, con của đại điền chủ miền Tây, cũng mê kịch như ông. Thế là khi về nước hai người hùn nhau lập gánh cải lương Phước Cương vào năm 1926. NSND Kim Cương nhớ lại: “Hồi đó lúc đầu ba tôi kêu mấy ông thợ hớt tóc ráp vô đờn ca chơi mỗi ngày, rồi soạn lời, soạn động tác cho cô Năm Phỉ, cô Năm Xoàn… ra bộ. Thợ hớt tóc nhưng là tay đờn thứ dữ chứ không phải nghiệp dư đâu. Bà nội tôi thấy vậy bèn chọn ngày chúa nhựt cho các nhóm lên biểu diễn tại bộ ván gõ trong nhà, ai tới coi thì chồng 10 đồng xu trả cho bà”. Từ đó thúc đẩy ông Lê Ngọc Cương lập luôn gánh hát. Gánh thu hút những tên tuổi ăn khách như Phùng Há, Ba Vân, Tám Danh, Năm Phỉ… Sau này khi Bạch công tử tách ra lập gánh riêng là Huỳnh Kỳ và cưới bà Phùng Há, thì ông Lê Ngọc Cương một mình quản lý Phước Cương. Lúc ấy dân gian có câu “Nam Cương, Bắc Ứng”, nghĩa là trong Nam nổi tiếng bầu Cương, ngoài Bắc nổi tiếng bầu Ứng, đều thuộc hàng đại bang. Ông Nguyễn Ngọc Cương còn có công đào tạo rất nhiều nghệ sĩ trẻ như Ái Liên, Bạch Mai, Mỹ Tiên, Năm Nghĩa, Năm Phồi, Bảy Bửu… NSND Bảy Nam, mẹ của Kim Cương, đã phụ với chồng lèo lái gánh Phước Cương, và khi ông mất thì bà một mình chèo chống, vừa làm bầu, vừa là nghệ sĩ biểu diễn, vừa viết tuồng, vừa nuôi con
HOÀNG KIM

Thanked by 1 Member:

#101 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/04/2018 - 21:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cải lương qua 1 thế kỷ: Giải Thanh Tâm và những ngôi sao


Giải Thanh Tâm là giải thưởng danh giá của cải lương, cho đến bây giờ những nghệ sĩ được trao giải vẫn chứng tỏ mình xứng đáng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NSND Bạch Tuyết và NSND Ngọc Giàu trong vở Kiều Nguyệt Nga
Ảnh: H.K
Giám khảo nghiêm khắc, thí sinh nghiêm túc
Thập niên 1940 - 1950, tờ báo Tiếng Dội do ông Trần Tấn Quốc làm chủ bút phát triển mạnh mẽ. Ông mở trang sân khấu nói nhiều về cải lương thu hút độc giả, báo bán chạy vô cùng. Lúc ấy, Trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn không còn mở lớp cổ nhạc nữa, nhà nước cũng không mở cuộc thi nào về cải lương, vì vậy ông Trần Tấn Quốc suy nghĩ về một giải thưởng riêng cho bộ môn này. Từ đó giải Thanh Tâm ra đời năm 1958.
Ban giám khảo lặng lẽ đi xem tất cả các vở diễn trong năm, lặng lẽ ghi nhận ý kiến, rồi họp nhau quyết định. Nghệ sĩ không biết ban giám khảo đi xem lúc nào, cho nên cả năm phải luôn ca diễn tử tế. Mà không chỉ nỗ lực về nghề nghiệp, nghệ sĩ còn phải nỗ lực về đạo đức, một chút xì căng đan là bị loại.
Lần chấm giải đầu tiên chưa ai nhìn thấy tầm quan trọng của giải này. Ban giám khảo gồm 5 người: ông chủ bút Trần Tấn Quốc, 3 nghệ sĩ lừng danh: Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nhiêu, và ông công chức Nguyễn Hoàng Minh đại diện khán giả. Tuy nhiên, ông chủ bút đã rất khôn khéo tuyên truyền cho giải bằng cách chọn nhà hàng Bồng Lai cực kỳ sang trọng tại Sài Gòn để phát giải, mời hết ký giả của các báo khác đến dự, có cả Đài phát thanh Sài Gòn và Nha Điện ảnh đến quay phim. Sự kiện này rất bất ngờ cho giới sân khấu lẫn báo chí, thông tin. Chưa hết, đoạn phim nghệ sĩ Thanh Nga lãnh giải được lồng vào chương trình thời sự của Ty Thông tin Sài Gòn chiếu rộng rãi khắp các rạp phim, khiến Thanh Nga nổi tiếng lừng lẫy. Người ta bắt đầu nhận ra giải thưởng quan trọng này và đua nhau theo dõi.
Những ngôi sao không tắt
Nghệ sĩ Thanh Nga lãnh giải đầu tiên năm 1958, lúc đó bà mới 17 tuổi.
Năm 1959, nghệ sĩ Lan Chi và Hùng Minh lãnh giải. Năm này, ban giám khảo có đến 13 thành viên, gồm 3 nghệ sĩ Phùng Há, Bảy Nhiêu, Duy Lân, 3 soạn giả Kiên Giang, Hà Triều, Viễn Châu, và 7 ký giả kịch trường. Lễ trao giải tổ chức giản dị tại Trường Quốc gia âm nhạc. Hùng Minh đẹp trai, cao to, ca hay, diễn giỏi. Sau này vì những cơ duyên mà ông chuyển sang diễn kép độc. Vai để đời của ông là Mã đô úy trong Tiếng trống Mê Linh. Giờ ông hơn 70 tuổi vẫn đi hát và đóng phim. Còn nghệ sĩ Lan Chi theo đoàn Phước Chung đi hát ở các vùng xa xôi nên tên tuổi bà dần lu mờ.
Năm 1960, nghệ sĩ Bích Sơn và Ngọc Giàu cùng lãnh giải. Ngọc Giàu mới 13 tuổi đã là đào chánh của gánh Kim Chưởng. Cặp soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng đã đo ni đóng giày cho bà biết bao nhiêu vai, từ già, trẻ, con nít, mùi, độc, lẳng, vai nào bà diễn cũng xuất sắc. Bích Sơn là cô đào miền Bắc hát được giọng nam, đứng trên sân khấu Kim Chung.
Năm 1961, nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa đoạt giải. Bà rất đẹp, phong thái sang trọng, nhu mì, sau này sinh con đặt tên là Thanh Thanh Tâm để kỷ niệm giải thưởng danh giá. Sau 1975, bà đi hát một thời gian ngắn rồi lui về ở ẩn, chăm sóc nhà cửa cho Thanh Thanh Tâm đi hát.
Năm 1962, nghệ sĩ Ngọc Hương và Ánh Hồng cùng đoạt giải. Giọng ca trầm độc đáo của Ngọc Hương làm nhói lòng người nghe. Sau khi đoạt giải, bà và soạn giả Thu An nổi tiếng đã thành vợ chồng và lập gánh Hương Mùa Thu cho ra đời nhiều vở tuồng hay. Bà Ánh Hồng hiện sống tại Long An với chồng là soạn giả Hữu Lộc.
Năm 1963, có đến 6 nghệ sĩ được giải, trong đó Tấn Tài, Bạch Tuyết, Diệp Lang là 3 nghệ sĩ còn đi hát cho đến tuổi xế chiều. Thanh Tú lừng danh với vai Nhuận Điền trong vở Bên cầu dệt lụa sau 1975. Trương Ánh Loan qua đời khi còn đang độ xuân sắc. Kim Loan chính là Mộng Tuyền, định cư nước ngoài, giờ vẫn về VN biểu diễn.
Năm 1964, Lệ Thủy và Thanh Sang lên ngôi. Sau khi nhận giải, bà cùng kép đẹp Minh Phụng trở thành đôi “bão biển” của đoàn Kim Chung. Sau 1975, bà lại đứng chung với Minh Vương thành một đôi nghệ sĩ được ái mộ. Lệ Thủy là cô đào có sức hút bền bỉ, bây giờ bà vẫn “chạy sô” thường xuyên khắp các tỉnh. Sau giải Thanh Tâm, Thanh Sang về với đoàn Thanh Minh, đứng chung với Thanh Nga như một đôi bạn diễn đặc biệt đến nỗi khi Thanh Nga mất đi, ông dường như không muốn đi hát nữa, thỉnh thoảng ai mời quá ông mới nhận lời. Ông đã mất mấy năm qua.
Thanh Tâm 1965 được trao cho Thanh Nguyệt và Bo Bo Hoàng. Thanh Nguyệt sau này ít hát mà đóng nhiều phim nhờ gương mặt đẹp phúc hậu. Bo Bo Hoàng chuyên trị vai độc lẳng rất có duyên.

Năm 1966, Phượng Liên và Phương Quang nhận giải. Phượng Liên rực rỡ một thời, sau này sang Mỹ định cư, vẫn về VN diễn thường xuyên. Phương Quang có giọng ca đẹp như Út Trà Ôn.
Thanh Tâm 1967 được trao cho Mỹ Châu, Ngọc Bích, Bảo Quốc, Phương Bình. Mỹ Châu sáng giá không tưởng nổi, nhưng bà quyết ở ẩn mười mấy năm nay, chỉ thỉnh thoảng thu âm các album và diễn cho đài truyền hình. Bà nói mình có một lời nguyền phải giữ. Bà định cư ở nước ngoài nhưng mỗi năm về VN 6 tháng để được sống không khí quê nhà. Bảo Quốc sau 1975 trở thành danh hài ăn khách bậc nhất, đến nay vẫn chạy sô đều đều ở VN lẫn Mỹ.
HOÀNG KIM

#102 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/04/2018 - 21:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bí ẩn xung quanh một tuyệt tác suýt là biểu tượng của Sài Gòn


Lăng Ông - lăng mộ đức Tả quân tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt nằm ở vị trí “long mạch”, vùng “sơn thủy chi giao” chứa nhiều điều bí ẩn, ít ai biết từng có thời được định chọn làm biểu tượng cho Sài Gòn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lăng Ông Bà Chiểu xưa
Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích TP.H.C.M
Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (số 126 đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh, TP.H.C.M), lăng Ông - còn có tên gọi phổ biến là lăng Ông Bà Chiểu, là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vùng đất Nam Bộ, có mặt chính hướng ra phía Cầu Bông. Ngày xưa nơi đây là vùng đất hoang rậm của thượng du Nghi Giang nên bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều loại cây xanh, gỗ quý như: dầu, giá tỵ, bằng lăng, thốt nốt… rợp mát bước chân du khách.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều lễ hội lớn được tổ chức ở lăng Ông Bà Chiểu
Ảnh: Trung tâm Bảo tồn tích TP.H.C.M


VÌ SAO LĂNG ÔNG MÀ LẠI CÓ MỘ… BÀ ?
Sử sách xưa ghi lại: “Tháng 7 năm 1832 (Nhâm Thìn), tả quân Lê Văn Duyệt mất được an táng tại làng Bình Hòa (bây giờ là Q.Bình Thạnh). Tuy nhiên, do mối tị hiềm với tả quân nên vua Minh Mạng đã ghép ông vào 11 trọng tội và “đến chỗ mả đắp, san làm đất bằng”, dựng bia khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử (Chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Đến năm 1841, khi Thiệu Trị con trai trưởng vua Minh Mạng lên ngôi thì nỗi oan khiên trên mới được giải. Vua cho xuất tiền kho xây đắp lại mộ cho tả quân Lê Văn Duyệt khang trang".



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lăng Ông từng có thời được định chọn làm biểu tượng của Sài Gòn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lối kiến trúc cổ xưa và nhiều hiện vật độc đáo
Ảnh: Quỳnh Trân

Mặc dù có tên gọi là lăng Ông nhưng bên trong khu lăng vẫn có... bà được chôn cất theo. Chánh thất tả quân phu nhân tên là Đỗ Thị Phận được song táng nằm song song với chồng. Hai ngôi mộ đều có hình thức, kích thước và chất liệu kỹ thuật giống hệt nhau. Thoạt nhìn như hai quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc úp trên hình chữ nhật có tác dụng như đế mộ, theo kiểu phối hợp tấm liếp (kệ bên dưới) và trứng ngỗng (phần úp bên trên). Điều khá bất ngờ là thực ra thời điểm đó bà Phấn cũng bị khép tội như chồng nhưng vì Lê Văn Duyệt có tật “ẩn thân” nên về lý không thể là vợ của ông, do đó triều đình mới tạm tha. Bà về ở với mẹ ruột trong một ngôi chùa ở Chợ Lớn, khi mất đi được người thân an táng tại khuôn viên trong vườn. Sau này, tả quân Lê Văn Duyệt mất các bộ hạ thân tín mới đem hài cốt của bà bí mật mang vào chôn bên cạnh ông để hai vợ chồng điền viên nơi chín suối.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nơi tôn nghiêm thu hút khách thập phương hàng ngày tới viếng
Ảnh: Quỳnh Trân


Toàn bộ tường xây xung quanh hai ngôi mộ hiện nay sử dụng đá ong trát xi măng gọi là Uynh Thành. Mặt ngoài bình phong tiền có chạm hình con chim đậu trên cành cây trong tư thế xõa cánh, còn mặt trong đắp hình hai con hổ: một lớn, một nhỏ. Bình phong hậu đắp nổi một mặt rồng, chân có bốn móng trông rất uy nghi, trang nghiêm.
HUYỀN THOẠI XUNG QUANH CUỘC ĐỜI TẢ QUÂN
Có nhiều huyền thoại và câu chuyện lưu truyền trong dân gian về cuộc đời của nhân vật đặc biệt xuất chúng của vùng đất Nam Bộ. Điều đó cũng hoàn toàn bình thưởng vì lúc còn sống, tả quân Lê Văn Duyệt là nhân vật rất có quyền uy, được người dân kính nể khi hai lần ông được vua triều Nguyễn cử giữ chức Tổng trấn Gia Định thành (1812 - 1815) và (1820 - 1832), cai quản cả một vùng rộng lớn của đất phương Nam.
Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Ngọc Trang trong cuốn Nghệ thuật kiến trúc, trang trí, lễ hội lăng Tả quân Lê Văn Duyệt: “Tả quân Lê Văn Duyệt có “tướng tinh”, nghĩa là con cọp bạch. Vì vậy, lúc ông chưa phò chúa Nguyễn khi ngủ có người thấy thấp thoáng bóng con cọp bạch hiện ra. Lại có truyền tụng rằng những con hổ mà Lê Văn Duyệt nuôi để mang đi giao đấu rất sợ và tuân lời ông răm rắp. Nhiều khi chúng đang nổi giận gặp cái gì cũng giày xéo nhưng thấy thấp thoáng bóng tướng quân là ngoan ngoãn, điềm tĩnh ngay lại”.
Chuyện xưa còn kể rằng, khi đang giữ chức tổng trấn, một lần đi lên núi Bà Đen (Tây Ninh bây giờ) viễn cảnh, ông được báo ứng biết trước hậu vận là sẽ bị hành hạ, mả mồ bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét rồi mới được minh oan mà sau này diễn tiến đúng y như thật.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tượng lân của khu mộ




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tượng trông uy ngiêm và dũng mãnh




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mặt trước của "Lê Công Miếu bi"




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều hoa văn chạm khắc tinh xảo trên các cánh cửa kiểu "đố bản"





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bộ mái nhà "Thượng công linh miếu"




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Toàn cảnh khu lăng Ông Bà Chiểu
Ảnh: Quỳnh Trân chụp từ tư liệu của Ban quản lý lăng Ông Bà Chiểu




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hàng ngày nhiều đoàn du khách đến viếng và tham quan rất đông

Việc ông tạ thế cũng có thêm huyền thoại, như sách đã dẫn: “Lúc Lê Văn Duyệt ngã bệnh, cột cờ trong thành Gia Định không có gió mà tự nhiên gãy. Một tháng sau, lúc có việc đi kinh lý biên giới, vừa ra khỏi thành thì con voi ông cưỡi thình lình nằm bẹp dí xuống đất, cất tiếng rống thảm thiết dù bắt ép thế nào cũng không đứng dậy. Cuối cùng ông phải dùng ngựa mà đi, Lê Văn Duyệt thấy có điềm lạ nên mới cho mọi người hay biết mình đang bị bệnh. Việc ông mất bị hàm oan, thể xác hành hạ và mồ mả bị xiềng xích cũng khiến cho khu lăng mộ này trở nên linh thiêng và huyền bí hơn”.
Được biết, trước đây có một thời và có người đã từng muốn lấy hình ảnh lăng tả quân Lê Văn Duyệt làm biểu tượng cho Sài Gòn nhưng rồi không thành. Tuy nhiên, hiện nay du khách mỗi khi đến TP.H.C.M đều muốn đến viếng và tham quan lăng Ông Bà Chiểu, một công trình di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia độc đáo, có một không hai của Sài Gòn và rất nhiều lễ hội hàng năm cũng được tổ chức tại đây, thu hút rất đông khách thập phương.
LÊ CÔNG SƠN



Thanked by 2 Members:

#103 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/04/2018 - 18:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cải lương qua 1 thế kỷ: Những đại gia đình lừng danh


Nhiều gia đình có đến mấy thế hệ theo nghiệp cải lương rất thành công. Dù về sau bộ môn nghệ thuật này lâm vào cảnh khó khăn nhưng họ vẫn không bỏ nghiệp tổ, kiên trì giữ lửa nghề.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thành Lộc, Bạch Lê trong vở Câu thơ yên ngựa
Ảnh: H.K
Gia đình Thanh Nga
Nghệ sĩ Năm Nghĩa là người có công phát triển bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu thành bản vọng cổ nhịp 8, từ đó làm tiền đề cho vọng cổ phát triển thành nhịp 16, nhịp 32 như bây giờ. Rồi ông tham gia gánh hát Phước Cương lừng lẫy do ông Nguyễn Ngọc Cương (cha của NSND Kim Cương) thành lập, sau đó tự mình lập gánh. Đến khi tái hôn với bà Nguyễn Thị Thơ, ông mới đổi bảng hiệu là Thanh Minh. Sau này, bà bầu Thơ thay chồng lèo lái gánh hát khi ông bệnh nặng và qua đời.
Thế hệ kế tiếp là NSƯT Thanh Nga và NSƯT Bảo Quốc. Thanh Nga là con riêng của bà bầu Thơ, nhưng ông Năm Nghĩa thương như con ruột, hết lòng truyền nghề hát. Thanh Nga vừa đoạt giải Thanh Tâm một năm thì ông Năm Nghĩa từ trần. Bảo Quốc là con của bà bầu Thơ và ông Năm Nghĩa, cũng đi hát với chị mình, đóng chung với Thanh Nga trong nhiều vở. Ông cũng đoạt giải Thanh Tâm, nhưng sau này chuyển sang đóng hài rất có duyên. Hiện ông gần 70 tuổi và vẫn đi hát cải lương, đóng kịch hài thường xuyên ở VN và Mỹ.
Con gái của nghệ sĩ Bảo Quốc là Hồng Loan, dù ở Mỹ nhưng vẫn giữ nghề cải lương. Cùng thế hệ với Hồng Loan là NSƯT Hữu Châu, con của kép Hữu Thìn và cô đào Thanh Lệ, cũng gọi bà bầu Thơ là bà nội. Hữu Châu dù rẽ sang kịch nói, nhưng nếu cần hát cải lương thì anh hát cái một, đặc biệt là vũ đạo thì nhuần nhuyễn vì hồi nhỏ đã sống trong cái nôi cải lương của gia đình.
Gia Bảo là cháu nội NSƯT Bảo Quốc, theo kịch nói nhưng thường tổ chức những đêm diễn cải lương hoành tráng tại các nhà hát lớn, diễn lại các vở kinh điển, quy tụ nhiều nghệ sĩ xưa như Phượng Liên, Ngọc Giàu, Hùng Minh, Lệ Thủy, Chí Tiên, Thanh Hằng…
Gia đình Minh Tơ
Đầu tiên là ông bầu Vĩnh lập gánh hát bội, rồi truyền lại cho con là ông bầu Thắng. Bầu Thắng có 5 người con đi hát là Minh Tơ, Khánh Hồng, Huỳnh Mai, Bạch Cúc, Đức Phú. Minh Tơ, Khánh Hồng, Đức Phú đi học cải lương rồi lập đoàn hồ quảng Minh Tơ nổi tiếng. Bà Huỳnh Mai kết hôn với ông Thành Tôn cũng là một kép hát lừng danh lúc bấy giờ.
Những người con của Minh Tơ nổi tiếng không kém. Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Minh Tâm, Công Minh, Thanh Sơn. Bên nhánh của Huỳnh Mai và Thành Tôn thì sinh ra một loạt nghệ sĩ Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc. Có thể kể thêm những người rể cũng là nghệ sĩ cải lương thành danh như Hữu Cảnh (chồng của Xuân Yến), Trường Sơn (chồng Thanh Loan) và Thanh Bạch (chồng Bạch Lê).
Thế hệ kế tiếp gồm Trinh Trinh (con của Xuân Yến), Quế Trân (con Thanh Tòng), Tú Sương, Ngọc Nga, Thanh Thảo (con Thanh Loan). Lại thêm những người rể cũng lừng lẫy kép chánh như Kim Tử Long (chồng Trinh Trinh), Điền Trung (chồng Thanh Thảo).
Hồng Quyên con của Tú Sương mới tuổi trăng tròn đã hé lộ là cô đào đẹp, ca hay, diễn giỏi. Kim Thư con của Ngọc Nga là cô đào nhí vào vai độc lẳng cực kỳ duyên dáng. Có lẽ đây là đại gia đình có lực lượng hùng mạnh nhất kiên trì giữ nghề.
Gia đình Huỳnh Long
Huỳnh Long cũng là một đại bang cải lương hồ quảng, sau gọi là cải lương tuồng cổ, suốt các thập niên từ 1970 - 1990. Ông bầu Ngọc Huỳnh và vợ là Ngọc Hương đều là những nghệ sĩ giỏi. Ông bà có những người con cũng nổi tiếng như Bạch Mai, Thanh Bạch, Hữu Tánh, Bạch Nga, Bạch Lan. Đức Lợi cưới Bạch Mai, trở thành đôi đào kép ăn ý đẹp đôi lúc bấy giờ. Còn Thanh Bạch thì cưới Bạch Lê của đoàn Minh Tơ.
Thế hệ thứ ba chỉ còn con của Bạch Mai và Đức Lợi là Chinh Nhân và Bình Tinh. Chinh Nhân là kép đẹp, ca hay diễn giỏi, nhưng không may bị bệnh mất sớm. Chỉ còn lại Bình Tinh gánh vác gia đình và nghề tổ với rất nhiều gian nan. Cuối cùng cô cũng toại nguyện, trở thành quán quân cuộc thi Sao nối ngôi trong sự khâm phục của mọi người. Bình Tinh có ngọn lửa nghề rất cảm động. Bao nhiêu nước mắt đã chảy khi con đường nghệ thuật lẫn hạnh phúc gia đình quá gập ghềnh, nhưng cô vẫn cắn răng chịu đựng và gìn giữ tình yêu cải lương.
Gia đình Thanh Ngân

Bà ngoại là nghệ sĩ Tư Hélene và mẹ là nghệ sĩ Kim Hoa đã tạo ra thế hệ thứ ba với 4 cô đào đẹp Thanh Hằng, Thanh Ngọc, Vân Quỳnh, Thanh Ngân. Thanh Hằng và Thanh Ngân đều rất nổi tiếng, tiếc rằng con cái chưa thấy ai theo nghề. Tuy nhiên, khi các bé lớn lên thì biết đâu sẽ có thêm những hậu duệ?
Nhìn chung, ở các gia đình cải lương hồ quảng thì sự truyền nghề, nối nghiệp có vẻ mạnh hơn những gia đình cải lương truyền thống. Nhiều gia đình cải lương đã rẽ sang kịch nói hoặc theo nghề khác, như gia đình Kim Cương.
HOÀNG KIM

Thanked by 1 Member:

#104 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/04/2018 - 20:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn taxi màu xanh dương


Chữ taxi đã được người Pháp dùng để chỉ xe chở khách từ thập niên 1930. Cuối thập niên 1940, Renault 4CV được nhập cảng vào Sài Gòn để làm phương tiện di chuyển cá nhân.

Taxi quay... tay!
Tuy nhiên phải đến sau 1954, taxi mới trở thành phương tiện dành chở khách. Taxi thời đó bị chết máy thì tài xế phải dùng tay quay maniven (thanh quay) để khởi động máy. Vì vậy, hồi ấy tài xế taxi được gọi là dân “ma ni ven”. Khách cần dùng taxi có thể đến mướn xe ở những bãi đậu - trước Sở Hỏa Xa (đường Hàm Nghi), đường Lê Lai cạnh ga xe lửa Sài Gòn xưa. Sau này đón dọc theo đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, hoặc vẫy tay dừng taxi trên phố.
Năm 1967, xe taxi đa phần là hiệu Renault 4CV (còn gọi là taxi con cóc) của Pháp với thân màu xanh dương đậm, mui màu trắng ngà. Trên mui có hộp mê ca kẻ chữ Taxi màu đỏ, tính tiền bằng đồng hồ ki lô mét. Xe không máy lạnh, không có radio, nhưng thời đó một bước mà lên chiếc xe màu xanh là cũng “oách càng cua” lắm rồi. Người dân rất dễ nhận diện một chiếc taxi vì tất cả taxi đều thống nhất mẫu màu xanh dương đậm dù cho chủ chiếc taxi đó thích màu khác cũng không được làm trái quy định của Tòa Đô chánh. Ngoài taxi thuộc dòng xe Renault 4CV, các dòng xe khác cũng được dùng làm taxi như Peugeot, Simca và Dauphine xuất hiện trên đường phố khoảng giữa thập niên 1960. Hầu hết các xe taxi thời đó đều viết khẩu hiệu tuyên truyền: “Không bỏ rác xuống đường” phía trong mui xe để giữ đường phố sạch đẹp.

Người chủ mua xe nhập cảng về rồi cho người muốn hành nghề lái taxi thuê lại. Tuần San Thương Mại Sài Gòn năm 1962 cho biết lúc ấy giá một chiếc taxi mới nhập về là 180.000 đồng, người chủ cho người lái thuê lại với giá 210 đồng/ngày. Giá thuê này do chính quyền quy định, giới chủ xe không được tự quyết định giá cho thuê. 6 năm sau bán xe cũ chủ xe chỉ thu được 50.000. Mỗi tháng chủ xe phải khấu trừ các sắc thuế đóng vào xe taxi, tiền mua phụ tùng tu bổ xe, trả tiền sửa chữa xe sau tai nạn... Năm 1962, Tòa Đô chánh đã cấp 6.580 giấy phép lưu thông nhưng chỉ có khoảng 4.500 chiếc taxi lưu hành vì số giấy phép còn lại đã được trả lại cho nơi cấp. Trong khi đó, Nghiệp đoàn Tài xế taxi đấu tranh đòi các ông bà chủ cho thuê xe taxi giảm xuống chỉ còn 200 đồng/ngày và chấp nhận người lái taxi là công nhân của chủ xe. Tất nhiên là cả hai phía đều không gặp nhau.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Taxi Renault 4CV trên đường phố Sài Gòn xưa
ẢNH: T.L


Một thời gian sau để giúp cho tài xế taxi được “hữu sản hóa”, các nhà nhập cảng taxi được bán xe cho tài xế bằng cách trả góp với điều kiện là người mua được một cơ quan lý tài bảo đảm. Tuy nhiên, không phải ai muốn mua xe hơi để chạy taxi đều được cho mượn tiền dễ dàng. Xe lam tương đối rẻ được ngân hàng cho vay dễ hơn. Việc cho vay mua xe taxi đòi hỏi nhiều điều kiện thế chấp khắt khe hơn nhiều. Có người thế chấp nhà cửa, có người phải có số tiền tiết kiệm trong ngân hàng hơn 50% số tiền mượn mua xe.
Nhờ taxi lấy được vợ
Chương trình “hữu sản hóa” đã giúp cho số lượng tài xế có xe tăng lên rõ rệt đến nỗi vào năm 1966 báo Phổ Thông đã viết: “Ở Sài Gòn, dân số 1 triệu rưỡi người, taxi hiện lưu hành 6.000 chiếc thì đổ đồng 250 người dân dùng một taxi. Trong khi ở Paris cứ 360 người dân xài một chiếc, New York 667 người/chiếc, Luân Đôn 1.350 người/chiếc. Vậy mà chờ có khi hàng giờ mới có một chiếc taxi”.
Tuần San Thương Mại Sài Gòn năm 1967 mô tả: “Những năm trước kia túi xủng xoẻng đồng tiền là yên trí, muốn vẫy xe nào lập tức có ngay. Nhưng vào thời buổi Sài Gòn xuất hiện những cô gái diện mini jupe khoác tay ngoại kiều thì chuyện xe cộ cũng bắt đầu thay đổi”. Tài xế taxi đã chê, không thèm rước khách “lô can” - người Việt vì có sự xuất hiện của lính Mỹ. Lính Mỹ chịu “bo”, trả nhiều tiền hơn khách Việt. Mỗi chiếc taxi đều có một cái bảng nhỏ được gọi là “cờ” ghi chữ “Có khách”. Dù xe đang trống nhưng gặp khách Việt, đa phần tài xế giương “cờ” lên. Vậy mà khi thấy khách Mỹ hoặc người có vẻ là “me” Mỹ thì tài xế taxi kéo “cờ” xuống gọi là “bẻ cờ”. Cuối năm 1954, xe taxi bị cấm chở bốn người, rồi không được chạy quá một giờ sáng. Vì vậy lúc ấy đã phát sinh ra một loại xe mới để chở khách về khuya với các thương hiệu như Ford Vedette, Citroen Traction, Peugeot... Xe nhà nhưng chủ nhân đem ra chở khách. Khách trả tiền theo thỏa thuận với tài xế kiêm chủ xe vì xe không có đồng hồ.

Chú Hai trong xóm của tôi mua lại chiếc xe cũ của chủ mà chú đã từng thuê với giá rẻ rồi gắn thêm radio để phục vụ khách. Đối với những khách hay nói chuyện chính trị thì cho nghe tin thời sự. Còn với những cô cậu đợt sóng mới thì cho nghe nhạc rock and roll, các cụ già thì nghe cải lương, hát bội... Không có khách thì chính radio là người bạn đường làm bớt buồn trong những chuyến xe đêm trên cung đường vắng. Chú Hai không bao giờ từ chối khách nội địa - nhất là những người khách có vẻ như đang phải gặp chuyện cấp cứu đến nhà thương. Còn chuyện đở đẻ cho sản phụ trong xe thì thỉnh thoảng cũng hay gặp. Hy hữu là có lần một sản phụ bị tình nhân bỏ rơi trong đêm mưa được chú đỡ đẻ, sau này đã trở thành thím Hai taxi.
Đầu những năm 1980, tôi gặp chú đang đậu chiếc xe taxi Renault 4CV tả tơi hoa lá trước Bệnh viện Bình Dân để đón khách. Chú Hai than thở: “Chắc phải bỏ nghề quá vì xe cũ, hư không có phụ tùng thay”. Dần dần những chiếc taxi đậu trước Bệnh viện Bình Dân biến mất vì “lão hóa”. Sau đó, taxi Sài Gòn gần như mất tích một thời gian dài cho đến khi các hãng taxi tư nhân được thành lập.

Sửa bởi tuphuongsg: 15/04/2018 - 20:33


Thanked by 3 Members:

#105 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/04/2018 - 20:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhạc sĩ Phạm Duy từng là đạo diễn điện ảnh

LÂM LÊ

Phạm Duy là nhạc sĩ có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ về sáng tác cũng như thể loại nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng có thời gian rẽ ngang, mong muốn trở thành đạo diễn điện ảnh và là một cây bút phê bình phim uy tín trên tờ tạp chí Điện ảnh vào những năm 1950.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhạc sĩ Phạm Duy
Ảnh: D.Đ.M
Chuyển sang điện ảnh để trốn… scandal
Năm 1956, sau vụ scandal ầm ĩ về tình cảm trên báo chí Sài Gòn và Hà Nội giữa Phạm Duy và một nữ ca sĩ, ông đã từng có thời gian “lánh nạn” sang ngôi nhà điện ảnh - thực ra cũng là niềm đam mê sau những năm du học ở Pháp. Trong cuốn Hồi ký Phạm Duy (tập 3), ông viết: “Sự buông thả không kiềm chế trong sáng tác cũng như trong đời sống hằng ngày đẩy tôi vào một cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để hoàn tất cuốn phim”.
Sau vụ tai tiếng tình ái nói trên và bị chỉ trích nặng nề, Phạm Duy dừng hợp tác với ban nhạc hợp ca Thăng Long và chuyển sang làm việc ở Trung tâm điện ảnh. Có lẽ đây chính là giai đoạn mà ông muốn thử sức với vai trò đạo diễn điện ảnh, thậm chí còn muốn trở thành nhà phê bình phim.
Trong Sổ tay Kịch ảnh của tác giả Viễn Kính trên tờ tạp chí Điện ảnh (nhà văn Nguyễn Ngọc Linh chủ biên), số ra ngày 3.1.1959, có đoạn: “Phạm Duy chỉ là phụ tá đạo diễn cho nhiều cuốn phim ngoại quốc quay tại đây và vừa qua mới chính thức làm đạo diễn cho cuốn phim ngắn Làm lại cuộc đời, nặng về phần chắp nối tài liệu hơn là điều khiển diễn xuất và thu hình. Vì vậy lần này Phạm Duy nhất quyết thực hiện một phim dài và được ông Đỗ Bá Thế, Giám đốc Đông Phương films, mời phụ trách đạo diễn cuốn phim Hai người mẹ sắp quay nay mai. Theo lời Phạm Duy thì đây là một cuốn phim tình cảm thực hiện khoảng 80% nội cảnh và 20% ngoại cảnh, nếu khởi quay trong tuần này thì hy vọng có thể chiếu tết được. Đã có lần người ta nghe Phạm Duy than phiền về nền điện ảnh trong xứ không nuôi nổi đạo diễn, tài tử, đã tưởng anh từ giã điện ảnh để xoay qua nghề khác, nhưng trái lại, trông anh lúc này lại có vẻ “hăng” hơn bao giờ hết. Mong rằng cuốn phim Hai người mẹ sẽ gặt hái được nhiều kết quả như ý để đạo diễn có thể hăng hái tiếp tục làm nghề mãi mãi, cho khán giả được thưởng thức tài nghệ”.
Đến nay không ai biết bộ phim Hai người mẹ thành công đến đâu và Phạm Duy có tiếp tục đạo diễn bộ phim nào nữa không. Tuy nhiên, trên tờ tạp chí Điện ảnh năm 1959, tôi tình cờ phát hiện ra nhiều bài phê bình những tác phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới, nằm trong chuyên mục Những tác phẩm điện ảnh và đều được ký tên Phạm Duy.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài viết về phim Xô nhau đi tìm vàng của Phạm Duy trên tờ Điện ảnh
Ảnh: L.L


Cây bút phê bình điện ảnh sắc bén
Sau vài năm du học ở Pháp và xem nhiều bộ phim xuất sắc của điện ảnh thế giới ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Sài Gòn, Phạm Duy có con mắt rất tinh đời khi lựa chọn hầu hết những tác phẩm lớn đã ra đời trước đó nhiều năm để viết bài bình như Kẻ cắp xe đạp (của đạo diễn Ý Vittorio De Sica), Công dân Kane (đạo diễn Mỹ Orson Welles), Xô nhau đi tìm vàng (Charlie Chaplin), Bác sĩ Caligari (đạo diễn Đức Robert Wiene), Ảo mộng lớn (đạo diễn Pháp Jean Renoir)...
Trên tờ Điện ảnh, số 14.2.1959, bài viết mở đầu cho chuyên mục Những tác phẩm điện ảnh, ông viết bài giới thiệu về bộ phim kinh điển Kẻ cắp xe đạp (1949): “Phim của De Sica không thuộc vào hàng tả thực, chuyên môn phô bày những cảnh hang cùng ngõ hẽm, bùn lầy nước đọng, đĩ bợm, ăn cướp, giết người. Ông đã theo truyền thống nghệ thuật của Ý Đại Lợi, với tinh thần bác ái và sự kêu gọi đau khổ trong những bức tranh cổ. Với Kẻ cắp xe đạp, De Sica đã làm vẻ vang cho nghề điện ảnh. Dưới bề ngoài rất đơn sơ, De Sica đã đưa lên rất nhiều vấn đề, ông gửi thế giới và con người vào một câu chuyện thống khổ đáng để cho ta phải suy nghĩ”.
Ở số báo tiếp theo, với bộ phim Xô nhau đi tìm vàng, ông viết: “Kể từ phim Charlot đi lính (1918), cho tới những tác phẩm gần đây của Charlie Chaplin, không lúc nào ông ngưng đặt vấn đề giữa con người, nghệ sĩ và tác phẩm… Không thể viết hoặc nói riêng một phim của ông mà không nhắc đến toàn thể sự nghiệp của ông. Nhìn thấy sự nhất trí trong việc tạo nhân vật, chúng ta thấy ông trung thành với quan niệm riêng của ông về cuộc đời… Xô nhau đi tìm vàng là một phim nổi tiếng của ông, phác lại cảnh cơ cực của đời người khi ảo vọng bị tan vỡ… Tuy là một phim khôi hài, nhưng Charlie Chaplin đã pha thêm rất nhiều vị chua cay và sau tiếng cười, người xem muốn khóc luôn”.

Về phim Công dân Kane (1941), Phạm Duy đánh giá: “Ngoài vấn đề về ngữ thuật điện ảnh, với Công dân Kane, Orson Welles còn làm cả một cuộc cách mạng về “kịch nghệ”, nếu ta nhìn vào cách bố cục của truyện này. Lẽ ra phải xây dựng dần dần câu truyện như người ta thường làm, Orson Welles đã làm trái lại, nghĩa là gỡ truyện ra như ta tháo một cái đồng hồ chẳng hạn, tháo ra để xem cách chạy của đồng hồ. Kể từ khi Công dân Kane ra đời cho đến nay, Orson Welles đã thực hiện thêm 9 phim nữa, tất cả đều xuất sắc như nhau và duy trì địa vị ông vào bậc nhất nhì của thế giới. Người ta đã kính phục ông, không phải chỉ vì giá trị riêng của tác phẩm mà do ông đã đem sinh khí mới mẻ cho điện ảnh, một nghệ thuật đang đi dần vào sự dễ dãi và sa đọa...”.
Trong những số báo tiếp theo, Phạm Duy còn tiếp tục phân tích những kiệt tác quan trọng khác của điện ảnh thế giới trong chuyên mục Những tác phẩm điện ảnh. Các bài phân tích của ông đều rất khúc chiết, dễ hiểu ngay cả với những người chưa xem phim.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |