Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#136 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/04/2019 - 20:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tái bản sách võ hiệp của Việt Nam 'Một thời ngang dọc'

17/04/2019




Với sự trở lại bằng tiểu thuyết Một thời ngang dọc (do Saigonbooks và NXB Hội Nhà văn vừa ấn hành) của tác giả được xem là nhà văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xuất sắc của VN, độc giả sẽ còn có điều kiện gặp lại những tác phẩm một thời vang bóng của nhà văn Hoàng Ly.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà văn Hoàng Ly và con trai Đỗ Hồng Linh (năm 1971)
ẢNH: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
“Vua” Feuilleton

Nhà văn Hoàng Ly, tên thật Đỗ Hồng Nghi (1915 - 1981), sinh tại H.Hải Hậu (Nam Định) trong một gia đình có truyền thống Nho học và thi phú. Ông có hai người con đều là nhà thơ: Hoàng Linh và Mai Trinh Đỗ Thị. Hẹn gặp nhà thơ Đỗ Hồng Linh (Hoàng Linh) tại một quán cà phê ở TP.H.C.M. Ông và vợ ngồi hàng giờ kể say sưa cho chúng tôi về người cha tài hoa của mình.
Hoàng Ly đến với văn chương khi tuổi còn khá trẻ cùng khả năng viết nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, rồi đi làm báo. Với hai bút danh Trương Linh Tử và Hoàng Ly, người đọc thời đó say sưa với Chờ thời (kịch thơ trào phúng), Hờn Cai Hạ, Nhập đô thành (kịch thơ lịch sử)… Ông viết rất khỏe, liên tục cho ra đời hàng loạt feuilleton (tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên báo): Kỳ nữ sông kỳ cùng, Người điên áo thụng, Tiếng địch trên sông, Hận Loa Thành, Tráng sĩ không tên...
Nhà thơ Đỗ Hồng Linh kể: “Tiểu thuyết feuilleton của cha tôi được độc giả mê dữ lắm, thậm chí có số báo còn được đưa ra trang nhất, đủ nói lên sức hấp dẫn của truyện ông viết. Khoảng cuối thập niên 1940, cha tôi còn lấn sân tham gia hoạt động ở lĩnh vực sân khấu với vai trò thầy tuồng (đạo diễn) cho gánh hát Kim Phụng. Ông rất đa tài”.
Vào lập nghiệp tại Sài Gòn những năm đầu thập niên 1950, nhà văn Hoàng Ly mưu sinh thêm bằng nghề “gõ đầu trẻ” tại một trường tư thục. Thời gian này, ông tái xuất với những feuilleton đình đám trên các báo ở Sài Gòn thời đó: Nữ tướng biên thùy, Người đẹp liễu thôn... với hình tượng nhân vật “anh hùng lạc thảo”, nữ chúa rừng xanh “thấy chuyện bất bình” chẳng tha, đặc biệt tiểu thuyết Một thời ngang dọc đã đưa tên tuổi ông trở thành tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất VN. “Lúc cao trào, ông viết cùng lúc 5 đến 7 truyện feuilleton trên các nhật báo như: Giặc cái, Quỷ cái, Gái bán trời, Gái giặc biển, Giặc tình, Gió tử thần, Giặc tàu ô, Nhẩy đầu lâu... sau này in thành sách Lửa hận rừng xanh dày khoảng 2.400 trang”, nhà thơ Đỗ Hồng Linh kể tiếp. Nhiều feuilleton kinh dị, liêu trai dài hơi: Ma cà rồng, Quỷ nhập tràng, Người đẹp ma treo, Biên giới quỷ... của ông khiến người đọc say như điếu đổ, càng khiến tên tuổi Hoàng Ly nổi như cồn.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tác phẩm Một thời ngang dọc mới tái bản

Sẽ làm phim võ hiệp

Tiểu thuyết Một thời ngang dọc gắn liền với phong trào Cần Vương, khi vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp lưu đày sang Algeria, Tôn Thất Thuyết lánh nạn qua Long Châu (Trung Quốc) và quyết định cất giấu số vàng trong kho tàng triều Nguyễn ở một địa điểm không ai biết rồi vẽ tấm bản đồ bí mật lưu lại cho hậu thế. Nhân vật chính của truyện là Hồng Lĩnh có cha là chiến sĩ yêu nước bị Trần Tắc phản bội báo cho giặc Pháp bắt mang đi xử tử. Chàng trai trẻ rời quê nhà lên núi Thập Vạn Đại Sơn làm lạc thảo, được giang hồ đặt cho cái tên Thần Xạ Đại Sơn Vương. Anh gặp và cứu được Phượng Kiều - con gái của Trần Tắc bị bọn thổ phỉ bắt. Về sau Hồng Lĩnh trả mối thù xưa và lấy lại được nửa tấm bản đồ, đem ráp với thủ lĩnh người H’Mông để tìm ra kho báu của ông cha để lại, đánh giặc giữ nước.
Theo con trai nhà văn Hoàng Ly: “Sắp tới, gia đình đang tìm các đối tác để cho tái bản và thực hiện nhiều bộ phim võ hiệp về những tác phẩm của cha tôi: Lửa hận rừng xanh, Nữ tướng miền sơn cước, Nữ chúa hồ Ba Bể, Yêu truyền kiếp (viết chung với Đỗ Hồng Linh), Bát Ba Toong (trào phúng), Biên giới quỷ, Nữ chúa thác Ptầy Lùng, đồng thời chuẩn bị xuất bản Hẹn giờ chết gồm 8 truyện nhằm giới thiệu dòng văn chương tân phái võ hiệp đặc thù của VN cho giới trẻ, có nội dung đề cao đạo lý làm người. Với vốn sống phong phú, sự tích lũy dày dạn và hiểu biết văn hóa ở từng địa phương, điều đặc biệt nhất trong các tác phẩm của cha tôi là những câu chuyện đầy ắp tính nhân văn, tình đất tình người. Truyện võ hiệp đường rừng không chỉ hấp dẫn về mặt giải trí mà vẻ đẹp sơn thủy kỳ thú nơi thâm sơn cùng cốc, xét về khía cạnh văn hóa du lịch còn cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức tập tục, đặc tính độc đáo của từng vùng miền sơn cước mà càng đọc càng thích”.
LÊ CÔNG SƠN



Thanked by 1 Member:

#137 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/05/2019 - 20:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn có cây cao su...

12/05/2019
Không biết có người Sài Gòn nào buổi sáng, buổi chiều tập thể dục, hít thở ở công viên Gia Định (giáp ranh Phú Nhuận - Gò Vấp) có biết rằng nơi đây từng là một đồn điền cao su đầu tiên lớn nhất VN?
Từ văn chương sực nhớ

Cao su là một loại cây mà tôi không bao giờ có cảm tình. Dù rằng hồi nhỏ học hành chút ít cũng biết được rằng cây cao su là một loại cây công nghiệp có nguồn thu xuất khẩu rất lớn...
Rồi cũng có lúc ngồi đọc lại quyển truyện ngắn Ý nghĩ trên cỏ của ông thầy dạy triết - kiêm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thấy ông thầy mình viết: “Vậy là chúng tôi quay lại Sài Gòn. Khi xe bị hỏng ở góc đường Hiền Vương và Đoàn Thị Điểm, tôi thấy những trái cao su nứt nẻ lăn lóc trên mặt đường nhựa, dưới gầm xe và mấy cái hạt tròn tròn màu nâu có vân xinh đẹp rải rác bên vệ đường. Tôi phủi tay đứng dậy, ngước mắt nhìn trời. Tôi đang đứng dưới bóng của những cây cao su trong một thành phố ồn ào và nhức nhối” (Nguyệt - những trái cao su ở Sài Gòn).
Rõ là như vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã từng trồng cao su dọc theo con đường Hiền Vương (bây giờ là Võ Thị Sáu) như những hàng cây che bóng mát cho đường phố Sài Gòn. Nhưng cây cao su không được cảm tình của bình dân thiên hạ vì nó quá xấu. Nhà văn Minh Hương ta thán không biết tại sao cây cao su lại được trồng dọc theo một số đường phố Sài Gòn. Trông rất bơ vơ. Dáng cây không đẹp, cành giòn dễ gãy, lá thì chẳng có gì đặc sắc. Gốc cây thì chè bè, u bướu. Thân thì gồ ghề vặn vẹo trông chẳng giống ai. Có phải chăng vì vậy mà cây cao su biến mất ở Sài Gòn?
Một thời ở Sài Gòn

Thực tế trước kia toàn Nam kỳ chưa có cây cao su; khi mà Toàn quyền Đông Dương ra nghị định miễn thuế trồng cà phê, cao su vào năm 1897 thì Sài Gòn chính là nơi thí nghiệm trồng cây cao su đầu tiên. Tại vùng Phú Nhuận, Belland - cảnh sát trưởng Sài Gòn, từ năm 1897 đến năm 1901 đã trồng thí nghiệm 10.000 gốc cao su giống Brastil mua từ đảo Tích Lan (Sri Lanka).
Đây là vườn cao su đầu tiên trồng thí nghiệm với quy mô lớn tại VN và Đông Dương. Chính nông dân Phú Nhuận là những phu đồn điền cao su đầu tiên chứ không như ta tưởng là những người công nhân cao su ở các đồn điền Lộc Ninh, Tây Ninh, Xuân Lộc...

Sau đó, dưới sự khuyến khích bằng chính sách miễn thuế của chính quyền, một số người Pháp cũng như người Việt và Hoa đã đổ xô vào trồng cao su. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định những năm 1900 người Sài Gòn biết có những vùng trồng cây cao su như khu đồn điền ở đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt).
Nhiều cụ già xưa nhớ lại, từ Trường ĐH Bách Khoa lên đến ngã tư Bảy Hiền vào đầu thập niên 1950 là rừng cao su bạt ngàn... Đến đầu thập niên 1960, vùng chợ Tân Bình và ngã tư Bảy Hiền vẫn còn trồng cây cao su và đầu thập niên 1990, từ xa lộ Đại Hàn đi Thủ Đức vẫn còn vài vườn cao su của thời đồn điền Pháp sót lại...

Với sự phát triển của Sài Gòn những vùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không còn nữa. Nhưng vào thập niên 1970 lác đác vẫn còn sót lại trên một số con đường những hàng cây cao su đầy u nần phẫn uất vì không có ai cạo lấy mủ.
Cây cao su không cạnh tranh được với các loại cây khác về chuyện che mát, có vẻ đẹp như me, bàng... nên đã không còn thấy bóng dáng trên những con đường của thành phố. Như đồn điền cao su đầu tiên của Belland trở thành sân golf thời chế độ cũ và bây giờ đã trở thành công viên Gia Định.
LÊ VĂN NGHĨA

Thanked by 1 Member:

#138 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/05/2019 - 20:57

14/5/2019
TTO - Giữa phố xá sôi động của Sài Gòn, kiến trúc cổng cổ kính, nhỏ nhắn khoác trên mình màu vàng, nằm nép bên góc giao lộ Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng, trở thành đoạn tường rào của Trường THCS Trương Công Định (Q.Bình Thạnh)…

Trong một chuyến thực địa gần đây tại Sài Gòn - TP.H.C.M, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính - chuyên gia về kiến trúc cổ - nói ông cảm thấy vô cùng xúc động khi ngắm nhìn kiến trúc và dòng chữ Gia Định đắp nổi phía bên trên...


Dù nhỏ và không quá đẹp, nhưng kiến trúc như thế này được giữ lại trở thành khoảng lặng cho sự liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ, là điều vô cùng cần thiết để người dân TP.H.C.M hoài niệm về thành phố của mình.
TS.KTS LÊ VĨNH AN

Đi tìm gốc tích
Cô Lê Thị Hồng Thủy - phó hiệu trưởng Trường THCS Trương Công Định, đơn vị đang "sở hữu" kiến trúc này - cho biết: "Trong quá trình tồn tại của nhà trường từ trước năm 1975 đến nay, mọi người đã cố gắng bảo vệ, giữ lại dấu tích cổ quý cho thành phố!".
Gần như chưa có tài liệu "chính thống" xác định rõ gốc tích kiến trúc này. Khi ghé Nhà truyền thống quận Bình Thạnh gần đó, chúng tôi thật bất ngờ, trên bức tranh tường rất lớn thể hiện rõ kiến trúc cổng có tên Gia Định nói trên gắn liền với một ngôi nhà cổ lợp ngói kiểu xưa, trong không gian "Toàn cảnh trung tâm tỉnh Gia Định thời Pháp thuộc". Hỏi tác giả bức tranh, người trông nhà chỉ sang Trường ĐH Mỹ thuật TP.H.C.M phía đối diện...
"Chúng tôi tổ chức vẽ bức tranh đó, cơ bản vẽ những công trình đúng như ngày xưa nó có!" - họa sĩ Trung Tín, chủ tịch hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật TP.H.C.M, nói ngay. Vị họa sĩ cho biết khi tổ chức vẽ, ông dựa trên các bản đồ cổ thời Pháp, những bức hình chụp vào thập niên 1930 và hình ảnh đường xe điện chạy qua khu vực Lăng Ông - Bà Chiểu ngày xưa.
Có rất nhiều ý kiến khác cho rằng nó là cổng thành Gia Định ngày xưa. Nhiều người đặt vấn đề rằng quy mô kiến trúc hiện nay quá nhỏ bé so với một cổng thành thường thấy. Với lại hai chữ Gia Định bằng quốc ngữ liệu có hợp lý vào thời ấy? Lại nữa, thành Gia Định nằm cách đó khá xa. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Gia Định thành xưa tọa lạc trên các tuyến đường: Tôn Đức Thắng, Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn.
Cũng có thêm ý kiến cho rằng kiến trúc này mang dòng chữ quốc ngữ vốn của Trường vẽ Gia Định. Theo TS Nguyễn Thị Hậu - phó tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN, Trường vẽ Gia Định được xây đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc mới, mà cổng lại theo lối xưa, khác hẳn "cổng trường" như những trường học cùng thời. TS Hậu đồng thời cho biết thành Gia Định xưa không chỉ riêng thành nội, mà còn có những lũy thành bảo vệ bên ngoài. Kiến trúc cổng này nhiều khả năng là cổng của các lũy thành "vòng ngoài" đó. "Nếu đặt cổng trong những bản đồ người Pháp vẽ vào khoảng cuối thế kỷ 19 thì thấy cổng nằm ở khoảng tường thành hoặc lũy bao bọc bên ngoài thành Gia Định. Có thể sau này được sử dụng làm cổng của Trường vẽ Gia Định chăng?" - TS Nguyễn Thị Hậu đặt giả thiết.
Kiến trúc hoài niệm
Các nhà chuyên môn không đánh giá cao về giá trị nghệ thuật kiến trúc khá nhỏ nhắn này, nhưng đặc biệt lưu tâm về "yếu tố nơi chốn" của di sản mà nó in đậm dấu ấn. Cũng phải, bởi địa điểm này nằm trong khu vực tập trung khá nhiều kiến trúc cổ vốn tạo nên bộ mặt phố phường Sài Gòn - Gia Định một thời. Bên kia đường là tòa Bố Gia Định - một cơ quan hành chính của tỉnh Gia Định xưa có kiến trúc công sở kiểu Pháp, nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh; phía đối diện là lăng tả quân Lê Văn Duyệt mang dáng dấp kiến trúc truyền thống. Xa hơn là những dãy nhà có cổng vòm cổ đang là một cơ quan thuộc Công an TP.H.C.M, và cạnh đó là mấy dãy lầu của Trường Nguyễn Đình Chiểu theo lối kiến trúc thuộc địa...
TS.KTS Lê Vĩnh An, viện trưởng Viện kỹ thuật công nghệ Việt Nhật (VJIET) - ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), cho rằng cổng có sự pha trộn Tây - ta "một cách khá ngượng ngùng". Song, người thiết kế cũng cố gắng đưa vào các yếu tố "đấu" (trong đấu - củng, hai yếu tố của kiến trúc truyền thống) thể hiện bằng những khối vuông quanh mái để trang trí cho công trình. Đáng chú ý hơn cả là chữ Gia Định đắp nổi theo lối Roman nằm giữa khung nền của hoa văn "dâu tây" đặc trưng hồi đầu thế kỷ trước.
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đánh giá kiến trúc cổng "như chiếc đinh con đóng vào đô thị". Ông nói: "Một thành phố như thế này cần có sự ghi nhớ, ghi nhận, nhắc nhở, và kiến trúc cổng trở thành một phần bộ nhớ của đô thị. Việc tồn tại của nó như là sự nhặt nhạnh dĩ vãng để bổ sung, để gắn kết giữa quá khứ, hiện tại, để phát triển có định hướng, bền vững hơn trong tương lai".
CÔNG TRIỆU

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



GS Hoàng Đạo Kính bên kiến trúc cổng cổ Gia Định


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chiếc cổng trong bức tranh Toàn cảnh trung tâm tỉnh Gia Định thời Pháp thuộc - Ảnh: CÔNG TRIỆU chụp lại

Thanked by 3 Members:

#139 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/05/2019 - 20:45

Ngày xưa có ngôi trường tư

19/05/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TTO - Thèm bánh ướt, tôi chạy đến xe bánh ướt nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan vẫn còn được mang cái tên cũ mà thế hệ chúng tôi hay nhắc đến: bánh ướt Tân Văn. Tân Văn là tên của một trường trung học tư thục có xe bánh ướt bán trước cổng trường.

Vâng, đó là Trường trung học tư thục Tân Văn, thuộc hệ thống trường trung học tư thục khắp Sài Gòn và miền Nam ngày trước. Và ngôi trường đó một thời nằm trong chính ngôi biệt thự Phương Nam ở góc đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan đang được trùng tu.
Kỷ luật nghiêm minh
Trường trung học tư thục là trường do tư nhân bỏ tiền ra thuê mặt bằng, mướn giáo ban (thành phần giáo sư), phải đóng thuế và chưa bao giờ có cái tên mỹ miều là xã hội hóa, dân lập như ngày nay. Trường trung học tư xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu cần học của nhiều học sinh không thi đậu vào trường công lập, cũng như dành cho những người đã qua tuổi thi vào trường công.
Khi cho con vào học trường tư, các bậc cha mẹ thường chọn cho con những ngôi trường danh tiếng. Nếu là gia đình Công giáo, họ sẽ cho chọn những trường như Lasan Taberd (nam), Lê Bảo Tịnh và Nguyễn Bá Tòng hay Thánh Linh, Couvent des Oiseaux, Regina Pacis, Regina Mundi (nữ). Tổng giáo hội Thiên Chúa giáo sở hữu 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học tư thục.
Còn cha mẹ là Phật tử thường cho con theo học hệ thống trường Bồ Đề. Tính đến năm 1970, toàn miền Nam có 137 trường Bồ Đề (*).
Có những trường tư thục nổi tiếng do những cá nhân là nhà giáo tổ chức, như Trường Sơn (hiệu trưởng là nhà văn Nguyễn Sỹ Tế), Văn Học (hiệu trưởng là nhà thơ Nguyên Sa - Trần Bích Lan), Phan Sào Nam, Tân Văn - Tân Việt, Hưng Đạo, Huỳnh Khương Ninh, Văn Hiến... Những trường tư này ngoài có tiếng là kỷ luật nghiêm minh còn có một giáo ban hùng hậu. Thành phần giáo sư được chọn lọc từ những trường công uy tín, dạy tận tâm và có trách nhiệm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương kể: "Tôi học trường công Trần Quốc Tuấn ngoài quê năm lớp 10, vô Sài Gòn thi bằng tú tài phần thứ nhất (không học lớp 11), nên lên 12 phải học Trường Trường Sơn.
Không hiểu sao tôi học Trường Trường Sơn chỉ có một năm mà có nhiều ấn tượng và kỷ niệm đẹp. Có lẽ là nhờ quý thầy giáo: Nguyễn Sỹ Tế, Lê Trung Nhiên, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Chuyết, Lê Thế Thụ...
Ngoài ra, một điều cần ghi nhận là "trường tư thục thu học phí để đảm bảo hoạt động, nhưng có sự cạnh tranh giữa các trường và có cả tư thục tôn giáo nên mức thu học phí thấp, tạo điều kiện cho học sinh con em lao động nghèo vẫn đi học được".(*)
Tuy nhiên nói gì thì nói, nhìn một cách tổng thể, hệ thống trường trung học tư thục hàng năm đã tạo điều kiện học hành cho đa số học sinh không thi đậu vào trường công. Số liệu năm 1971 cho biết hệ thống trường này đã giải quyết cho 77,6% học sinh toàn miền Nam không được trường công dạy dỗ.(*)
Bây giờ đi ngang khu vực Trường Tân Văn nhớ bạn Lê Hoàng, ngang Trường Trường Sơn nhớ Nguyễn Thanh Chính, giáo sư Huỳnh Như Phương, ngang Trường Huỳnh Khương Ninh nhớ nhà thơ Trương Chính Tâm... cùng những người bạn khác. Những ngôi trường tư ngày xưa đã mất đi nhưng những học sinh tuổi xanh ngày xưa cũng ít nhiều đóng góp sự nghiệp của mình cho mảnh đất Sài Gòn khi trưởng thành. Học sinh trường tư cũng đâu có thua gì học sinh trường công đâu há!

Theo quy chế trường tư thục được ban hành theo dụ số 57/4 ngày 23-10-1956, trường tư thục trung, tiểu và đại học chỉ cần được bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục hay giám đốc Nha học chánh địa phương được bộ ủy quyền cấp phép. Học sinh chỉ cần đóng tiền là có thể vào học trường tư và sau một thời gian có thể chuyển trường theo ý thích, miễn là có học bạ chứng minh mình đã học xong lớp nào đó ở trường tư cũ. Học sinh giỏi trường tư có thể trở thành học sinh trường công.
(*) Giáo dục phổ thông miền Nam (1954-1975) do Ngô Minh Oanh chủ biên (NXB Tổng Hợp TP.H.C.M.
LÊ VĂN NGHĨA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngôi biệt thự cổ góc đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan đã một thời là Trường trung học tư thục Tân Văn - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thanked by 2 Members:

#140 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/05/2019 - 19:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngôi trường ở đường Nguyễn Du

26/05/2019
Đi ngang đường Nguyễn Du (TP.H.C.M) đầy những gốc me già che chở nắng mưa, đám bạn của thời 17 thả hồn về những buổi học chiều trong hội trường lớn mà lớp chúng tôi được sử dụng sân khấu để diễn những tiểu phẩm non nớt của mình.


Trường Quốc gia âm nhạc kịch nghệ Sài Gòn trên đường Nguyễn Du bây giờ là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Kịch sinh thuở đó

Thuở đó chẳng cô gái nào thôi kẹp tóc và chẳng đứa nào thôi học văn hóa khi trở thành kịch sinh của trường. Muốn trở thành kịch sinh thoại kịch (kịch nói) hay cải lương, người ứng tuyển chỉ cần tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp (tương đương THCS bây giờ) và phải qua một kỳ thi tuyển. Nhưng tất cả kịch sinh lớp tôi như Mai Trần, Hồ Minh Đạo, Hữu Nghĩa và sau này nữa như Phương Sóc, Minh Hoàng, Thương Tín... đều học xong lớp 11 khi thi vào trường. Mỗi thí sinh, sau khi hồ sơ hợp lệ, đều phải đến trường chọn đề thi rồi về nhà tự tập dượt. Có đứa thì đến học ở lớp của thầy Mỹ Tín, thầy Đinh Xuân Hòa, có đứa thì nhờ anh chị đang học tại trường hướng dẫn sơ sơ, còn có đứa thì tự tin vào sự diễn xuất của mình mà tự tập rồi tự diễn. Đến ngày thi, từng cô, từng cậu lên sân khấu biểu diễn đề thi của mình.
Còn nhớ, tôi bắt thăm trúng đề độc thoại của con quạ trong vở kịch Ngộ nhận của thầy Vũ Khắc Khoan. Khi bước lên sân khấu, tôi run gần chết, nhất là khi thấy thầy đang ngồi ghế giám khảo cùng với thầy Hòa, Hoàng Trọng Miên... Vừa xấu trai, vừa run khi diễn xuất nên sau khi thi xong tôi tự tin mình nên từ bỏ hy vọng trở thành kịch sĩ. Ủa, nhưng sau khi xem kết quả lại thấy tên mình trong bảng danh sách dán sau lưới mắt cáo!
Từ đó, tôi như những kịch sinh khác - buổi sáng là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Petrus Ký, Trưng Vương, Gia Long... nhưng buổi chiều lại là kịch sinh của Trường Quốc gia âm nhạc kịch nghệ Sài Gòn vì mỗi ngày trường chỉ dạy một buổi. Tất nhiên là không tốn khoản chi phí nào ngoại trừ tiền mua phân són, ủa lộn, son phấn cho môn học hóa trang.

Tiếng đàn tây xen lẫn cải lương, hát bội

Những thầy, cô dạy lớp chúng tôi đều là những kịch sinh tốt nghiệp khóa 1 (chiêu sinh năm 1960) của trường tại 112 Nguyễn Du. Ngôi nhà này vốn là trụ sở của Hội Hòa tấu nhạc cụ của thời Pháp (Société Philharmonique).
Theo tài liệu về trường còn ghi lại thì ban đầu những người học nhạc tây và nhạc ta chỉ được học ở Ban âm nhạc “ăn ké” trong Trường cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (Đại học Mỹ thuật). Đến năm 1955, chính phủ tách Ban âm nhạc ra khỏi Trường cao đẳng Mỹ thuật Gia Định theo Công lịnh số 352/GĐ/CL về Nha Kỹ thuật học vụ số 48 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu). Rồi thân phận của Ban âm nhạc được “thăng tiến” về Société Philharmonique - một phòng hòa nhạc vừa có chức năng dạy nhạc của Pháp thành lập năm 1896. Và thế là vào năm 1956 phòng hòa nhạc này trở thành Trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, hiệu trưởng đầu tiên là Giáo sư Nguyễn Phụng. Trường có hai ngành đào tạo: ngành quốc nhạc và ngành nhạc Tây phương gồm gần 20 chuyên ngành nhạc khí và lý thuyết âm nhạc.
Có những buổi thầy đến trễ, tôi và Hồ Minh Đạo lang thang dưới câu lạc bộ - tên gọi của một quán nước nhỏ trong khuôn viên trường. Ở đây, vang ra từ những phòng học tiếng ò e của những cây vĩ cầm, tiếng từng từng của cây đại hồ cầm chen lẫn tiếng đàn cò, tiếng hát bội từ lớp của thầy Đinh Bằng Phi và lời ca của bài tứ đại oán của những lớp cải lương.
Những người bạn của tôi trong ngôi trường nghệ thuật này - có người đã thành danh và suốt đời theo nghiệp, cũng có người rẽ đời theo hướng khác nhưng khi đi ngang con đường Nguyễn Du, nhìn thẳng vào cánh cửa dẫn vào hội trường chính hỏi ai cũng nói: lòng vẫn dâng lên chút gì đó nhớ.

Những tên tuổi lẫy lừng


Khoa cải lương đầu tiên có cùng lúc với khoa thoại kịch và hát bội từ năm 1960 do sự vận động của nhà báo Nguyễn Văn Tài, Ngọc Linh. So với thoại kịch, khoa cải lương có ban giảng huấn là những “ông thầy” của sân khấu cải lương thời đó như Trương Phụng Hảo (bà Bảy Phùng Há), Kim Cúc (ái nữ nghệ sĩ Bảy Nhiêu, phu nhân của nghệ sĩ Năm Châu), Kim Lan (ái nữ ông Bảy Nhiêu, em cô Kim Cúc, phu nhân nhạc sĩ guitare - mando Bảy Y), Bích Thuận, Nguyễn Thành Châu (Năm Châu), Lê Hoài Nở (soạn giả), Huỳnh Năng Nhiêu (Bảy Nhiêu), Duy Lân (soạn giả), Vi Huyền Đắc (soạn giả), Trần Tấn Quốc (nhà báo), Nguyễn Văn Tài (nhà báo)…
Chúng tôi thường tự hào về những thần tượng thoại kịch như Trần Quang, Bích Thủy, Huỳnh Thanh Trà, cải lương thì có Phương Ánh, Đỗ Quyên, Tú Trinh... đã xuất thân từ ngôi trường này. Ngành âm nhạc đã có biết bao tên tuổi như Phạm Thúy Hoan (thủ khoa đàn tranh năm 1962), nhạc sĩ Trần Quang Hải, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (tốt nghiệp vĩ cầm), Võ Tá Hân (guitare cổ điển), nhạc sĩ Anh Việt Thu, ca sĩ Họa Mi, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ... đã làm rạng danh trường cũng như đóng góp lớn cho đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Lê Văn Nghĩa


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhạc viện TP.H.C.M
Ảnh: Khả Hòa


Thanked by 1 Member:

#141 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/07/2019 - 21:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giải tỏa nghi vấn 'cổng thành Gia Định hay bót lính gác?'

Cổng thành Gia Định hay chỉ là bót lính gác?, nêu những hoài nghi của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử về cái gọi là 'cổng thành Gia Định' xưa nằm tại góc đường Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh, TP.H.C.M).
Sau khi báo đăng, Thanh Niên tiếp tục nhận được những thông tin từ bạn đọc và các nhà nghiên cứu về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

này.
Bạn đọc Phong Vũ (Hà Nội) cho rằng: “Chỗ đó là một bót lính gác của Ty Cảnh sát tỉnh Gia Định. Hồi bé, chiều nào bọn tôi cũng vào đá banh trên các bãi cỏ trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và nhìn xéo góc nơi ngã ba đại lộ Lê Văn Duyệt chấm dứt vào đại lộ Chi Lăng (hiện là đường Phan Đăng Lưu), là Tòa Tỉnh trưởng Gia Định trong địa giới xã Bình Hòa. Nhìn chữ có thể đoán khá chính xác thời điểm: Chữ "Gia-Định" có gạch nối tức vào thời khoảng nửa đầu thế kỷ 20, lúc đó chữ quốc ngữ phát triển trước ở Nam kỳ (vì các sĩ phu Trung và Bắc kỳ bảo thủ chống Latin hóa tiếng Việt), nhưng lúc đó văn phạm còn theo gốc viết chữ Hán đặt tính từ trước danh từ gọi là “Gia-Định tỉnh”, “Bình-Hòa xã”. Từ nửa sau thế kỷ 20 thì chữ Việt mới đổi dần văn phạm theo cách nói tiếng Nôm đặt danh từ trước tính từ và bỏ gạch nối giữa các chữ Latin ký âm một danh từ riêng”.
Tài liệu thú vị




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà nghiên cứu Lương Chánh Tòng (Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M) cung cấp cho Thanh Niên bản chụp hai bức thư mà ông phát hiện được có nội dung liên quan tới cái “cổng” này.
Ngày 8.11.1965, nguyên nghị viện Hội đồng hàng tỉnh Cần Thơ Trần Phước Khánh (trú ở số 64 Chi Lăng, Gia Định) có thư đánh máy gửi tới ông Giám đốc Viện Khảo cổ (Phòng Bảo tồn di tích, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn) hỏi:
“Số là tại ngã ba đại lộ Chi Lăng và đại lộ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Gia Định), ngay trước cửa chánh của Tòa Tỉnh trưởng Gia Định, ngang hông lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, tại vòng rào bằng gạch xây của Trường cao đẳng Mỹ thuật, có một cái cổng xưa. Tôi nói kiến trúc ấy là một cái cổng là vì hình thức nó, có chỗ lồi ra chỗ hũng vô, như hình cánh cửa dưới một thảo bạc. Trên lại có hình lỗ châu mai vòng quanh nóc. Có lẽ nó là một cái cổng của vòng thành Gia Định lúc trước cũng nên. Tôi nghĩ nó xưa là vì có chữ “Gia-Định”, chạm nổi trong hồ ở mé trước, và kiểu chữ là kiểu xưa. Vả lại cổng ấy rất thấp: thấp là đặc điểm các kiến trúc cổ của ta vì sợ bão bùng giông gió.
Chữ Gia-Định viết bằng chữ La Mã, nếu nói cổng xưa thì chắc chắn không trước 1860, 1865, thời gian cụ A-Lét-Xăng đờ Rốt phát minh chữ quốc ngữ cho mình. Tuy nhiên từ ấy những nay cũng được trăm năm rồi.
Nếu bình thường thì cổng này không gợi thành một vấn đề trình đến quý vị, nhưng nay nó bị một cây bồ đề hay da gì đó đe dọa tiêu diệt nó. Cây này mọc lên trên và chẻ tét nó ra. Nếu để lâu ngày sự tiêu hủy nguy hại hơn nhiều.
Tôi thành tâm nhìn nhận: Vấn đề tôi trình quý ông đây không biết nó thành một vấn đề chăng. Vì:
1/ Không biết kiến trúc đó có phải là cổng không; 2/ Nó có phải xưa không; 3/ Có cần bảo vệ một kiến trúc nhỏ như thế không.
Dầu sao với tấm lòng luôn luôn hoài cổ, và hoài cổ để xét mình và xét người xuyên qua lịch sử, tôi có mấy lời trên gọi là báo động đến quý ông để quý ông tùy nghi”.
Ngày 29.11.1965, Giám đốc Viện Khảo cổ khi đó đã có văn bản phúc đáp cho ông Trần Phước Khánh:
“Về cái cổng ở ngã ba gần Lăng Ông, Viện tôi xin trình bày cùng tôn ông như sau: Cổng này xét về phương diện kiến trúc được xây cất theo kiểu cách Tây phương, không theo kiểu ta. Thành Gia Định do các vua triều Nguyễn dựng lên, tuy gọi như vậy nhưng không ở Gia Định hiện nay mà thực sự ở bên Sài Gòn. Đến thời người Pháp lập cuộc đô hộ đã dỡ phá đi cả, còn cái cổng đề Gia Định ngày nay trông có tính cách quân sự thì chỉ có thể chỉ là một cái cổng nhỏ của trại lính tỉnh Gia Định, do người Pháp đã xây cất.

Vì vậy về phương diện văn hóa dân tộc, Viện tôi thấy không có gì quan trọng cần bảo vệ mà ngay thời chính quyền Pháp cũng không ghi vào danh sách cổ tích lịch sử cần bảo tồn. Trân trọng cảm tạ và kính chào ông…”.
Như vậy đã rõ, cái gọi là “cổng thành Gia Định xưa” (thành do Gia Long và sau đó là Minh Mạng cho xây) mà một số người nhầm tưởng thực sự chỉ là một bót lính gác hoặc một cổng nhỏ của trại lính tỉnh Gia Định do người Pháp xây cất.
Lê công Sơn



Trả lời Trả lời Trả lời 4 thích

Hung
TP H.C.M - 29/06/2019
Rất kính nể về tinh thần trách nhiệm của các cụ ngày xưa. Các công chức ngày nay nên lấy đó mà học tập và phục vụ nhân dân
4 thích

Hai Son
TP H.C.M - 29/06/2019
Tôi là người con của đất Tỉnh Gia Định được sinh ra tại 1 bệnh viện cách di tích này vài trăm bước chân, hai chữ Gia Định tại di tích ấy đã ăn sâu vào tôi, đi qua đi lại cái di tích này cả nữa thế kỷ,nếu bỏ đi thì thành phố này cũng chẳng nổi bật gì hơn,nếu để đó cũng chẳng ảnh gì dến mỹ quang. nếu bỏ đi hay để lai cho tôi xin 1 phiếu để lại vì ích ra cũng là 1 cái lịch sử nho nhỏ.


dat Huynh
TP H.C.M - 29/06/2019
Đọc thư của ông Khánh mà chạnh lòng, bây giờ thì : không được công nhận là di tích nên không cần gìn giữ, đập xây cái mới mặc dù nó cũng có tuổi gần một thế kỉ,gắn liền với bao thăng trầm của thành phố.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều người lầm tưởng đây là cổng thành Gia Định xưa
Ảnh: Quỳnh Trân

Thanked by 1 Member:

#142 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/07/2019 - 20:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khách Sài Gòn bay Hà Nội bằng hàng không từ năm nào, mất bao lâu?

21/07/2019
Lê Văn Nghĩa
Theo tác giả cuốn 100 năm phi trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Nguyễn Quốc Việt) thì vào ngày 19.4.1923, một sĩ quan không quân Pháp thuộc phi đội 2 ở Sài Gòn cùng một người thợ máy VN tên Bằng đã thực hiện thành công chuyến bay thẳng Sài Gòn - Hà Nội với tổng thời gian 8 giờ 30 phút.
Trước đó, Sở Hàng không Đông Dương (Service de L’Aviaiton de L’indo chine) do Toàn quyền Albert Sarraut ký quyết định thành lập ngày 13.7.1917 đã chính thức mở ra ngành hàng không trên đất Việt. Tiếp sau đó là Sở Hàng không dân sự Đông Dương (Service Civil de L’Aviation de L’indochine) được Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập ngày 6.1.1918.
Khách Sài Gòn đi Hà Nội bằng đường hàng không từ năm nào ?

Phi trường Tân Sơn Nhất chưa có tài liệu nào nói thật chính xác mà chỉ biết được xây dựng vào khoảng cuối năm 1929 hoặc 1930. Nhưng vào năm 1929 lại có đường bay chở hành khách và hàng hóa từ Sài Gòn ra Hà Nội. Theo Báo Phụ Nữ Tân Văn (PNTV), từ các ngày 8, 15 và 22 tháng 6 năm 1929, Hãng máy bay Société d’Études et d’Entreprises aérinnes định thử bay ba chuyến chở khách khứ hồi từ Sài Gòn ra Hà Nội và ngược lại.
Mang tiếng là bay từ Sài Gòn ra Hà Nội nhưng thực ra hành khách phải đi xe từ Sài Gòn ra Nha Trang và từ đây đáp máy bay đi Hà Nội: “... theo ngày giờ như vầy: Chuyến đi máy bay khởi hành từ Nha Trang những ngày 8, 15 và 22 Juin, sau khi xe lửa đêm ở Sài Gòn ra tới Nha Trang.
Chuyến về thì ở Hà Nội bay những ngày 11, 18 và 25 Juin tới Nha trang 5 giờ, kịp đi chuyến xe lửa 9 giờ đêm chạy vào Sài Gòn. Nghĩa là mỗi chuyến bay từ sáng đến tối là tới nơi” (PNTV, 13.6.1929). Độc đáo nhất là những chuyến bay này chỉ chuyên chở hai hành khách nên giá vé rất đắt: Nha Trang - Hà Nội là 300 đồng (giá một năm tuần báo PNTV chỉ có 6 đồng). Trong các chuyến bay này mỗi hành khách được đem theo 15 kg đồ “tùy tùng” không phải trả tiền, còn ngoài ra phải trả mỗi ký là 2 đồng.
Sau khi có đường bay dân dụng từ Sài Gòn đi xe lửa đến Nha Trang rồi leo lên máy bay đi Hà Nội là lúc thư tín bắt đầu có đóng dấu “Máy Bay” “Par Avion” từ Sài Gòn ra Hà Nội đỏ chói bắt đầu từ tháng 10.1929.
Mãi cho đến năm 1951 Air Việt Nam thành lập tại Sài Gòn với số vốn phân nửa là của chính phủ, phần còn lại là do một số công ty Pháp đóng góp, đã mở đường bay Sài Gòn - Hà Nội xuất phát từ Tân Sơn Nhất. Trong một hồi ký, họa sĩ Tạ Tỵ cho biết đi từ Sài Gòn ra Hà Nội mất 8 giờ bay...

Thanked by 2 Members:

#143 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/07/2019 - 12:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ miền Trung nói giọng Quảng ở Sài Gòn

28/07/2019


Bây giờ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở khu Bàu Cát đã đổi tên thành chợ Phường 11 (Q.Tân Bình, TP.H.C.M). Nhiều người bảo tên mới hơi hành chính “vô duyên”. Nhưng cũng không quan trọng gì vì ngoài cái bảng chính thức, hầu hết mọi người vẫn gọi cái tên quen thuộc.
kinh doanh, bà Hoa rất rộng rãi, thương người. Những người di cư (nhiều nhất là người Quảng Nam) đến đây lập nghiệp, được bà Hoa tạo điều kiện giúp đỡ để sinh sống, làm ăn. Theo bà Đinh Thị Kim thì khu vực xung quanh chợ là những dãy nhà trước đây bà Hoa xây bán hoặc cho thuê.
Bà Đinh Thị Ngất (cô của bà Kim) năm 1974 mua của bà Hoa một căn nhà giá 3 cây vàng. Khi thấy bà Ngất nhọc nhằn nuôi 7 đứa con, bà Hoa cho mượn 5 chỉ vàng mua hàng để bán. Nhiều người khác cũng được bà Hoa giúp đỡ vốn liếng. Những người lớn tuổi ở chợ còn nhớ rất rõ và tỏ lòng yêu quý, kính trọng bà Hoa.
“Bà Hoa to như người Pháp. Mà bả tội nghiệp lắm. Nhờ bả mà một số người dân Quảng Nam bỏ quê vô đây bán ở chợ mới có cái ăn để tồn tại đến bây giờ. Sau giải phóng, bà Hoa đi Mỹ định cư. Hồi trước lâu lâu bả về thăm bà con. Bây chừ nếu còn sống tính ra bà gần 100 tuổi rồi”, bà Nguyễn Thị Sáu, tên “thương mại” là Cô Sáu Mì Quảng (76 tuổi) tâm sự.
Chợ Bà Hoa hiện nay khép mình giữa khu dân cư đông đúc, đường sá chật hẹp, nhưng ngày xưa vốn rất thoáng đãng. “Xung quanh chợ nhà cửa còn ít lắm. Nhìn còn thấy đồng lúa, rừng cao su”, bà Sáu cho biết thêm. Vào những ngày đầu thành lập, chợ chỉ bày bán các mặt hàng phục vụ ngành may mặc như vải vóc, kim chỉ và hàng ăn uống. Sau đó, người Quảng Nam đến đây lập nghiệp, tạo nên “thủ phủ” dệt xung quanh khu vực Bảy Hiền, nhiều người bắt đầu chuyển hướng sang buôn bán đặc sản quê hương phục vụ cộng đồng.
Chợ phố mà hồn quê

Chợ Bà Hoa giữa Sài Gòn vẫn giữ nét bình dị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Sản phẩm ở đây hầu hết là đặc sản xứ Quảng. Có nghiên cứu cho rằng, vì người Quảng Nam rất bảo thủ nên cả khẩu vị họ cũng “bảo thủ” luôn. Họ đi đâu cũng nhất quyết đem những đặc sản quê hương dù ngọt bùi, cay điếng hay mặn “thụt lưỡi”... nhưng ăn là ghiền theo. Ngọt ngào là kẹo đậu phộng, kẹo mè xửng, bánh in, bánh ít, bánh tổ, bánh thuẩn, đường bát... Mặn mòi có mắm cái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá chuồn thính, mắm dưa... Thứ nồng cay có ớt sừng, ớt bột, củ nén... Rồi các đặc sản như mì Quảng, cao lầu, bánh đúc, bánh đập, mít trộn, rau thơm Trà Quế, hải sản “cố xứ”... đều không thiếu ở cái chợ này.
“Tui bán các loại bánh đặc sản của Hội An ở đây 26 năm rồi. Ở cái chợ ni, quê mình có chi là có hết”, bà Hoàng Thị Tính (65 tuổi) chia sẻ. Cạnh gian hàng của bà Tính là sạp rau của cô em ruột tên Chương. Chị Chương cho biết: “Hồi đầu bán bánh kẹo, khoai lang. Sau đó mua rau Trà Quế (Quảng Nam) vô bán thử. Ai dè đắt khách nên bây giờ tui chuyên hàng rau”.
Hồn quê được trình diễn không chỉ qua các mặt hàng quê hương xứ sở thiện lành mà còn ở phong cách mua bán chân thật và chất giọng “đặc sệt” Quảng Nam. Ở đây, hầu như người bán không nói thách. Kiểu khách tới hàng bà Nguyệt (67 tuổi) mua 50.000 đồng bánh đúc cho hai người ăn. Ngồi chò hỏ trên sạp, bà Nguyệt phán: “50.000 hai người ăn không hết đâu. 30.000 ăn tức bụng rồi. Ăn ngon bữa sau tới mua tiếp”. Hay hôm ghé sạp mắm bà Nguyễn Thị Sơn (77 tuổi) mua 4 con cá chuồn thính. Bà Sơn vừa gắp mấy con cá chuồn vừa nói: “Cá chuồn ni mặn lắm. Ăn đái không ra hột nhưng thắm cơm, quen miệng là ăn thủng nồi”.
Cách “tiếp thị” thiệt thà và giọng nói cũng là thứ “đặc sản” của chợ Bà Hoa mà không có chợ nào ở Sài Gòn có được. Bỗng liên tưởng vì sao ca sĩ Ánh Tuyết hát Chiều mưa kỷ niệm rằng: "Nhớ chiều nồ em đến tham anh, hơ bên đường phố đõa lên đèng...”. Phát âm sai bét như vậy lại làm “rụng rời” người nghe, nhất là người xứ Quảng. Bởi vậy, dân Quảng, người yêu xứ Quảng thích ghé chợ này không chỉ để mua mà còn để nghe: “Mua cái chi cô”, “Ba mư boa ngoàn”, “Khế ni chua té đái”, “Ớt tê cay tuột quần”... Nghe răng mà thương mà nhớ quá!
Quang Viên

Thanked by 2 Members:

#144 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/08/2019 - 20:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông chủ dãy nhà khu Chợ Lớn bỏ đi, từ phận khách trọ bỗng thành chủ nhà

Những người lớn tuổi ở hẻm Tô Châu Lý hay nói vui với nhau rằng, giờ muốn tìm ông chủ của dãy nhà để trả tiền thuê nhà cũng không ai biết ông ở đâu. Từ phận người thuê, những người ở trọ bao đời bỗng 'may mắn' trở thành chủ nhà ở hẻm Tô Châu Lý đường Trần Hưng Đạo B (P.6, Q.5, TP.H.C.M).
Hẻm Tô Châu Lý là hẻm số 47 đường Trần Hưng Đạo B (P.6, Q.5, TP.H.C.M). Con đường này ngày trước có tên là đường Đồng Khánh. Ông Cường - người chạy xe ôm đầu hẻm nói, ngày xưa nói hẻm Tô Châu nhiều người không biết, nhưng nói hẻm đối diện lò bánh mì Đồng Khánh thì ai cũng biết.
So với các tài liệu mà người viết đọc được trước đó về Tô Châu Lý, ngày nay con hẻm này đã có nhiều thay đổi, từ cách sinh hoạt của người dân đến những người sinh sống tại đây. Chỉ còn duy nét kiến trúc vẫn giữ theo những ngày đầu và các câu chuyện truyền tai nhau về ông chủ người nước ngoài bỏ đi, để lại cả dãy trọ.
Muốn tìm ông chủ dãy trọ cũng không được

Tô Châu Lý không nhộn nhịp như con hẻm Hào Sĩ Phường mà tôi đã đến trước đó. Cả hẻm 31 căn nhà đều đóng cửa im ỉm, chỉ có những người ngồi ở quầy nước ngay đầu hẻm ra vào làm không khí bớt ảm đạm đi đôi chút.
Viết về Tô Châu Lý trong Sài Gòn – Chuyện đời của phố, tác giả Phạm Công Luận cũng từng giới thiệu: “Ông Tô Châu là chủ của toàn bộ nhà hẻm này, chỉ nghe kể lại vậy chứ đám trẻ lớn lên không ai biết mặt mũi ông ra sao. Gia đình ông đã rời đi từ lúc chiến tranh đang diễn ra mấy năm trước 1975, nghe đâu cả nhà về Đài Loan. Ông để lại cả hai dãy phố người ta đang thuê của ông và để lại cái tên Tô Châu trên bảng hiệu đầu hẻm.
Bến đậu quen thuộc của ông Cường là ngay đầu con hẻm này. Nhân lúc ế khách, ông Cường ngồi hàn huyên về lịch sử của con hẻm. Theo lời ông, ngày trước, nhà ông cũng ở trong dãy trọ này, nhưng vì hoàn cảnh nên sau này ông đã bán căn trong này để chuyển qua quận 6 ở, số tiền lời dùng để trang trải các chi phí trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
“Ở đây không ai biết mặt ông chủ, chỉ nghe người lớn nói lại là ổng đi nước ngoài rồi. Ngày xưa toàn là người đi ở thuê, mà đột nhiên ông chủ đi nước ngoài biệt tăm tung tích nên mọi người mặc kệ cứ ở. Dần dần đóng tiền cho nhà nước để được làm giấy tờ đứng tên của mình, cũng nhờ vậy mà nhà bán được giá hơn”, ông Cường kể.

Khu hẻm Tô Châu Lý là hẻm cụt, theo hình chữ T. Các căn nhà đều có thiết kế giống nhau, ngang 4m, dài 20m. Mỗi nhà đều có 2 lớp cửa, là cửa sắt kéo và cửa sổ lá sách.
Ông Cường là người gốc Hoa, ở hẻm từ thời hẻm còn toàn người Hoa chỉ có vài gia đình người Việt. Tối đến, cả hẻm lại rinh ghế ra trước nhà ngồi nói chuyện, nhìn tụi con nít chạy nô đùa. Khung cảnh đó ngược lại hoàn toàn với ngày nay, số người gốc Hoa ở lại hẻm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Tôi nhớ hồi xưa đang đứng, xe tăng chạy ngay trước Trần Hưng Đạo B, lật đật chạy đi núp. Mỗi lần thấy xe tăng chạy qua là cha mẹ cũng bắt tụi tui trốn hết vì sợ chạy lăng quăng chẳng may dính lựu đạn là đi đời”, ông Cường cười hà hà nhớ về ký ức một thời.

Những người hàng xóm nhà ông Cường thời đó đến nay cũng chẳng còn ai ở đây. Từ con hẻm nhà nào cũng một màu sơn như nhau giờ đã thành đủ thứ màu sặc sỡ, nhưng vẫn có bàn thờ thiên và bàn thờ địa ở ngoài.
Cả một đời ở Tô Châu Lý

Lòng vòng cả buổi chiều, tôi mới thấy một nhà mở cửa. Xin phép vào nói chuyện, tôi được biết bà cụ chủ nhà tên là bà Ba. Bà Ba 84 tuổi, ở Tô Châu Lý từ năm 6 tuổi, nhưng tới nay bà Ba cũng không rành tiếng Việt, chỉ đủ đôi ba câu giao tiếp.
Chỉ lên trần nhà, bà Ba nói: “Nhà ngộ (tôi – PV) mới sửa lại đó, tại vì mối ăn các cây gỗ mục hết rồi. Các nhà người ta sửa lâu rồi nhưng nhà ngộ thì mới đây mới sửa được”.

Bà Ba cũng nói, những đứa trẻ cùng thời với bà nay chuyển đi đâu không rõ, một số thì đã chết hết. Căn nhà của bà Ba là nhà do ba má bà thuê, sau đó ông chủ đi đâu không rõ, nhà nước sửa sang lại nên bà đóng tiền hằng tháng cho nhà nước.
Bà Ba độc thân, ở một mình cùng người em ở hẻm từ nhỏ tới nay. Hằng ngày, bà ở nhà may sửa quần áo, nay thì cao tuổi rồi nên chủ yếu bà chỉ may sửa đồ trong nhà. Bà Ba cố gắng níu giữ hết những tập tục của người Hoa từ xa xưa bằng việc giữ nguyên bàn thờ, tết đến lại mua giấy đỏ về dán. Những chữ đỏ dán trong nhà có ý nghĩa là đông nam tay bắc hoặc năm mới phát tài,… tết lại mua chữ về dán để cầu cho một năm mới thuận lợi.
Độc đáo đám cưới đi bộ

Bà Năm (80 tuổi, người Việt) mua nhà lại từ một người gốc Hoa khoảng 20 năm trước cho biết cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong hẻm ngày càng khép kín hơn. Đi ra ngoài gặp nhau thì mọi người gật đầu chào hỏi chứ không ngồi tập trung nói chuyện như ngày trước
Cũng phải thôi, cuộc sống ngày càng vội vã, ai cũng bị cuốn vào guồng quay của công việc nên thời gian rảnh rỗi gần như không còn.
Điều khiến bà Năm nhớ nhất là có khi đám cưới mà nhà trai, nhà gái cùng trong hẻm. Cả xóm rủ nhau ra xem cảnh rước dâu đi bộ. “Nghi thức đám cưới của người Hoa cũng rất khác người Việt nên mọi người ra xem đông. Rồi tối đến đãi tiệc ở nhà hàng, cả xóm lại gặp nhau, người thì đi theo thiệp mời nhà trai, người đi theo thiệp mời nhà gái nhưng lại gộp chung lại ngồi hết, y như họp tổ dân phố”, bà Năm thích thú kể lại.
Theo bà Năm, khu vực này rất an toàn, nhà nào khóa cửa đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cả tháng về thấy nhà vẫn còn nguyên, vì là hẻm cụt nên chẳng có ai xa lạ bước vào hẻm. Phía cuối hẻm như có một ngôi nhà hoang, cây cối mọc um tùm, mà chẳng ai thèm dọn dẹp.
Nói thêm về đám cưới ở trong con hẻm này, xin trích dẫn thêm một đoạn của tác giả Phạm Công Luận trong Sài Gòn – Chuyện đời của phố:
“Vẫn còn nhớ những ngày cưới rất vui của cộng đồng người Quảng Đông trong hẻm này. Có nhiều đám cưới của hai nhà cùng sống trong hẻm. Lúc đó, bên chú rể không cần phải thuê xe rước dâu, chỉ đi bộ. Điều lạ là khi đi rước dâu, bên nữ của hai nhà dồn về phía cô dâu, bên nam của hai nhà dồn qua nhà chú rể cho dù là chị chú rể hay anh cô dâu cũng phải qua phía bên kia.
"Khi bên đàng trai tới, người lớn vào nhà hết và phía đàng gái bắt đầu trò chơi của mình. Họ ra điều kiện, muốn rước được cô dâu, tất cả người phía đàng trai phải làm theo yêu cầu của họ.
"Các trò đưa ra: hít đất với số lần tùy đàng gái, hát một bài, chú rể phải cõng một người nào đó đi quanh sân bao nhiêu vòng… Đàng trai làm theo các yêu cầu trong tiếng reo hò ầm ĩ của đàng gái và người trong hẻm. Ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại trong cái nắng Sài Gòn, chú rể và các anh con trai diện láng coóng bị tung áo, sút cà vạt, thở phì phò, hoa cầm tay héo rũ rượi.
"Bên đàng gái còn sẵn sàng bày ra nhiều trò tai quái nữa cho đến khi người lớn trong nhà giục sắp đến giờ rước dâu, họ mới tha cho nhưng ra yêu cầu về tiền lì xì. Số tiền cắc cớ, có thể là 9.999.999 đồng, không thiếu không thừa một đồng. Đàng trai đương nhiên đã chuẩn bị tiền theo phong tục nhưng vẫn phải đáp ứng đúng yêu cầu, kẻo bị từ chối.
"Dù sao, có “tay trong” là cô dâu, cuối cùng mọi chuyện sẽ qua vì chính cô dâu cho bỏ qua. Có khi chú rể nổi cáu: “Thôi, mệt quá rồi, không thèm rước dâu nữa!”. Có lúc đàng gái không mở cửa, chú rể nổi khùng lắc cửa rầm rầm. Cuối cùng mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ, như bao đám cưới đã diễn ra từ thời xa xưa ở cố hương của họ, được tái hiện trong cái hẻm nhỏ vùng Chợ Lớn này”.
Vũ Phượng - 2/8/2019



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tấm bảng tên con hẻm được viết bằng chữ Hoa được giữ lại "Tô Châu Lý"
Vũ Phượng



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Con hẻm rất ít người qua lại vì là hẻm cụt
Vũ Phượng



Thanked by 2 Members:

#145 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/08/2019 - 20:57

LTS: Hẻm Tô Châu và hẻm Thái Hồ đều là sản nghiệp của Vi Thiếu Bá ông chủ Hãng thuốc Nhị Thiên Đường. Nguyên khu có 99 căn hộ. căn nhà cuối ở hẻm Tô Châu Lý trong bài có 2 cửa chính, có thể thông qua hẻm Thái Hồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thương hiệu lớn từ hẻm nhỏ

29-04-2018

Những cửa lùa, song sắt, khung cửa hình vòm, bộ trà cáu bẩn, tấm hình trắng đen phóng to treo tường như nói lên lịch sử con hẻm đã ngót nghét trăm năm

Hồi nhỏ, sống ở miền Bắc, bà nội tôi luôn thủ sẵn trong người chai dầu nhãn hiệu "Vạn ứng Nhị thiên dầu" bao gói thô sơ, bất kể cảm sốt, nóng lạnh, ho, đau bụng, tiêu chảy, say xe, say nắng, "tứ thời cảm mạo" đều mang ra xoa, coi như "trị bá bệnh". Chai dầu nhỏ đi vào ký ức thời thơ ấu của tôi.
Toát lên nét cổ kính
Hẻm ở Chợ Lớn bây giờ đều mang quy cách chung là đánh số theo mặt tiền đường phố nhưng người Chợ Lớn chỉ nhớ tên hẻm mình ở, có khi chẳng rõ là nhà số mấy. Chẳng hạn, Hào Sỹ Phường mang số 206 đường Trần Hưng Đạo B, cổng chào do Chú Hỏa đề tự đã biến mất từ khi nào không hay, thay bằng chằng chịt biển quảng cáo.
Bảng hiệu những hẻm khác cũng đều được thay bằng chỉ dẫn các khu dân cư, khu phố văn hóa... Nơi còn giữ được bảng tên ban đầu e chỉ còn 2 hẻm Tô Châu và Thái Hồ.
Từ trung tâm TP theo đường Trần Hưng Đạo B về Chợ Lớn, đến giao lộ với đường Nguyễn Văn Đừng có 2 hẻm gần nhau là Tô Châu (số 37) và Thái Hồ (số 55; đều thuộc phường 6, quận 5), là 2 hẻm Chợ Lớn xưa được lưu lại hoàn chỉnh nhất.
Lối vào 2 hẻm này đều có chữ "Thái Hô Hạng" và "Tô Châu Lý" đúc bằng xi-măng, toát lên những nét cổ kính đã rêu phong theo dòng chảy thời gian. Ngoài cổng 2 hẻm vẫn là "lầu không đáy" (tầng trệt và hồi lang là lối đi công cộng). Những cửa lùa, song sắt, khung cửa hình vòm, bộ trà cáu bẩn, tấm hình trắng đen phóng to treo tường… như nói lên lịch sử con hẻm đã ngót nghét trăm năm.
Tương truyền, ông Tô Châu là chủ của toàn bộ nhà hẻm này. Nghe kể lại vậy chứ ở đây giờ không ai biết mặt mũi ông ra sao. Gia đình ông đã rời đi từ trước năm 1975, nghe đâu về Đài Loan, để lại cả 2 dãy phố người ta đang thuê và cả cái tên Tô Châu trên bảng hiệu đầu hẻm. Toàn bộ nhà trong hẻm đều xây theo một kiểu ống, ngang 4 m, dài 20 m, cửa sắt kéo, cửa sổ lá sách bên trong có chấn song. Đó là lý do bộ phim truyền hình "Đất khách" quay vào những năm 90 của thế kỷ trước đã chọn nơi đây làm ngoại cảnh. Đã hơn 20 năm trôi qua, tôi thấy căn nhà số 51C của bà Quan Tô Nữ được chọn làm nơi ở của Lệ Mai (Thanh Thúy đóng), từ ngoại quan đến nội thất vẫn cổ kính như xưa.
Món nợ âm ỉ
Cuộc sống tuy ổn định nhưng người cố cựu trong hẻm đôi khi nhắc nhớ một món nợ âm ỉ. Họ bảo nhau: "Ông chủ đã đi từ đời tám hoánh. Bây giờ muốn trả tiền thuê nhà cũng chẳng biết trả cho ai. Thôi thì cứ ở vậy!". Họ thầm biết ơn ông, nhắc lại như một huyền thoại ngày càng lùi xa trong ký ức.
Theo nữ nhà báo Đào Nhiên (Báo Sài Gòn Giải Phóng bản tiếng Hoa) - một người am hiểu về Chợ Lớn xưa - kể lại thì hoàn toàn khác. Hai hẻm trên gồm 99 căn hộ, thuộc quyền sở hữu của ông chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường Vi Thiếu Bá. Xưởng dầu đặt ở góc đường Đồng Khánh và Nguyễn Văn Đừng, dãy nhà từ số 31-57, bao gồm cả 2 hẻm Tô Châu và Thái Hồ, đều là tài sản của ông Vi Thiếu Bá, hình thành khu phố Xóm Dầu lẫy lừng một thời. Nhà báo này còn nhớ hồi nhỏ từng đi chơi ở "Công viên Nhị Thiên Đường" ngay sau 2 hẻm này.
Tôi tin Đào Nhiên vì câu chuyện bà kể "có mắt có mũi" hẳn hoi. Tôi cũng đã lân la tìm hiểu qua những bậc cao niên kỳ lão và sưu tầm được những tư liệu khá thú vị.
Ông Vi Kính Trang là người huyện Tam Thủy, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, đến Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ trước, hành nghề bói toán, đồng thời tinh thông nghề y. Ông sáng lập dòng thuốc "Hiệu ông Phật" có mặt tại Việt Nam vào những năm 1900, lấy vợ người Việt, sinh ra con trai là Vi Thiếu Bá. Cho nên, ông Vi Thiếu Bá là người Hoa bản địa đời thứ 2 có 50% dòng máu Việt.
Ông Bá tốt nghiệp trường kinh doanh và trường trung cấp y khoa của Pháp; thông thạo tiếng Pháp, Anh, Việt, Trung. Nhà thuốc được thành lập sau khi ông du học trở về Việt Nam. Ông này quan niệm "ân dĩ thực vi thiên (lời trong Đạo đức Kinh của Lão Tử), "dĩ dược vi đệ nhị thiên" (dân coi miếng ăn như trời, coi thuốc là trời thứ 2), nên đã lấy tên Nhị Thiên Đường, vẫn kế thừa nhãn ông Phật của cha.
"Nhị Thiên Đường Chế Dược Xưởng" có khoảng 350 công nhân, đặt ở khu đất số 31-57 Đồng Khánh. Do thời đó xưởng còn sản xuất bằng phương pháp bán thủ công nên mặt bằng nhầy nhụa, đó chính là nguồn gốc tên xóm Dầu của khu vực kể trên.
"Nhị Thiên Đường dược hãng" là trung tâm mua bán, đặt tại số 47 phố Quảng Đông (nay là đường Triệu Quang Phục, quận 5). Ba chữ "Nhị Thiên Đường" gắn ở tầng trên đã bị chủ sau đục nhưng nay vẫn còn dấu vết. Các sản phẩm dầu gió, cao nóng được giới quý tộc cũng như bình dân tin dùng. Việc phân phối sản phẩm được mở rộng từ Việt Nam sang các TP lớn ở Campuchia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Phi châu, Philippines và Trung Quốc... Năm 1930, hãng phát triển cơ sở sản xuất tại Hồng Kông, Quảng Châu (Trung Quốc) giống như mô hình ở Chợ Lớn. Ông Bá cũng đặt đại lý ở 76 phố Hàng Buồm - Hà Nội và số 18 Gia Hội - Huế. Các sản phẩm của hãng vào lúc thịnh hành gồm: Vạn ứng Nhị thiên dầu ve vuông, phát lãnh hoàn, sâm nhung bổ thận hoàn, phụ khoa kim phụng hoàn, sâm nhung vệ sinh hoàn.
Ông Bá từng được vua Bảo Đại và Vương quốc Campuchia trao thưởng Huân chương vàng. Năm 1932, ông được người Pháp trao "Long Bảo Tinh" về những cống hiến. Doanh nhân gốc Hoa ở hải ngoại được vinh danh như thế là hiếm có. Năm 1944, ông Vi mất ở Hồng Kông, hưởng dương 50 tuổi, để lại 2 vợ cùng 10 con trai, 14 con gái (cũng có nguồn cho rằng ông có 4 vợ, 12 con trai, 16 con gái); các con của ông như Cơ Trạch, Cơ Ân nối nghiệp cha. Năm 1946, Bệnh viện Trung Chánh được thành lập (nay là Bệnh viện 7A, quận 5), các con ông quyên tặng một tòa lầu, lấy tên "Thiếu Bá lâu" để kỷ niệm ông, nay đã dỡ bỏ.
Các con ông Cơ Trạch, Cơ Ân cũng nối nghiệp cha. Đến năm 1954, các cơ sở được hợp nhất thành Công ty TNHH Nhị Thiên Đường và duy trì thương hiệu đến sau này.
Vang danh một thời
Cầu mang tên "Nhị Thiên Đường" ở quận 8, bắc qua kênh Đôi (kênh Tàu Hủ), không những vinh danh người đã xây dựng giúp giao thông phía Tây Nam TP thêm thông suốt mà còn luôn khiến tôi hoài niệm về một thương hiệu dầu gió vang danh một thời của Đông Nam Á.
Đầu thế kỷ trước, vùng quận 8 bây giờ còn hoang vu, dân cư thưa thớt. Bên kia kênh Tàu Hủ là trại vịt, lò ấp vịt và nơi tập kết gà vịt từ miền Tây lên. Công nhân của Nhị Thiên Đường có nhiều người ở gần vùng trại vịt, ngăn sông cách trở. Thấy vậy, ông Vi Thiếu Bá liền bỏ tiền xây dựng cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường.
Những năm đầu sau 1975, cầu Nhị Thiên Đường vẫn còn đẹp lắm, có đường cong thướt tha khoác cho mình chiếc áo màu xanh lá cây mềm mại với những hàng trụ đèn được thiết kế thật thanh thoát, mỹ thuật, khiến tôi liên tưởng đến một cây cầu bắc ngang dòng sông Seine ở thủ đô Paris nước Pháp. Ông Bá đã thuê nhà thầu là Công ty Xây dựng Levallois Perret (Pháp) thiết kế, thi công, hoàn thành cầu này vào năm 1925.
Trên 2 tấm biển đúc bằng gang gắn ở 2 trụ đầu cầu có ghi rõ năm khánh thành và công ty xây dựng. Nhà văn Sơn Nam hồi còn sống kể rằng khắp xứ Đông Dương hồi ấy người ta chỉ làm cầu sắt, đây là cầu đầu tiên bằng xi-măng cốt thép. Toàn bộ vật liệu thép, xi-măng được đưa từ Pháp sang, chỉ có nhân công là người bản địa. Họ làm kỹ đến mức suốt gần trăm năm, sau bao nhiêu vật đổi sao dời, mưa nắng gió bão, cây cầu vẫn sừng sững khoe vẻ đẹp một cách kiêu hãnh.
Sau năm 1975, do kinh tế khó khăn, cầu không được chăm sóc, tu bổ bảo dưỡng nên xuống cấp rất nhanh. Những lan can gỉ sét chẳng ai sơn phết lại nên mục dần. Đèn chiếu sáng bị tháo trộm chỉ còn trơ trụ. Màu xanh nguyên thủy mát mắt của cầu biến thành màu bạc phếch. Trụ đèn từng một thời kiêu hãnh nay đứng buồn trầm mặc. Ban đêm tối om. Cầu cứ mỗi ngày một xuống cấp như một chứng tích về thời khó khăn, thiếu thốn sau giải phóng.


Nhị Thiên Đường tuy đã chấm dứt hoạt động sản xuất tại Việt Nam nhưng một cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường vẫn còn đó, hàng trăm căn nhà khu vực 31-37 Trần Hưng Đạo B được ông Bá cho người nghèo thuê với giá thấp sẽ mãi mãi lưu danh ông!


Giữ lại chút xưa
Bây giờ thì kênh Tàu Hủ đã có cầu mới, 2 cầu song song theo 2 chiều lưu thông nhưng vẫn cùng mang cái tên thân thương ấy. Cầu mới thứ nhất được thông xe giữa năm 2005, cầu mới thứ hai hoàn thành việc nối hai bờ vào cuối tháng 10-2017, chỉ có một số chi tiết nhỏ như lan can, trụ cột đèn cũ được bảo tồn, hẳn là giữ lại một chút Sài Gòn xưa cho người thích hoài cổ như tôi.
Bài và ảnh: Lữ Khách


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu Nhị Thiên Đường được xem là làm bằng xi-măng cốt thép đầu tiên ở Đông Dương

Thanked by 3 Members:

#146 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/08/2019 - 21:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



[center]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#147 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/08/2019 - 20:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cận cảnh Nhà thờ Thủ Thiêm tồn tại gần hai thế kỷ

Thu Thủy - 04/08/2019
Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá là một trong những công trình tôn giáo của vùng đất Sài Gòn - Gia Định - TP.H.C.M đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử.
Nhà thờ Thủ Thiêm đầu tiên được xây dựng vào năm 1859 còn Tu viện Thủ Thiêm của Dòng Mến Thánh giá thì đã tồn tại trước đó vào năm 1840. Tính đến nay tổng quan các công trình Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm đã tồn tại gần 2 thế kỷ.
Theo tài liệu lịch sử thì vào năm 1833 sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi triều vua Minh Mạng, có chỉ dụ bắt đạo Công giáo nên rất nhiều tu viện, nhà thờ bị tàn phá, theo đó các tu sĩ, giáo dân chạy nạn… Một bộ phận nữ tu Dòng Mến Thánh giá đã chạy đến Thủ Thiêm và lập tu viện tại đây để thuận lợi cho giáo dân và nữ tu tham dự thánh lễ.
Theo một số tài liệu từng công bố, nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã tồn tại gần 180 năm qua. Các công trình tôn giáo trên đã có mặt tại Thủ Thiêm từ thế kỷ 19. Trong đó, nhà thờ Thủ Thiêm đầu tiên được xây dựng vào năm 1859, còn Tu viện Thủ Thiêm của Dòng Mến Thánh giá có mặt từ năm 1840.
Các công trình nằm trong Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 4 héc ta, sát bên sông Sài Gòn. Các công trình bên trong được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp kết hợp văn hóa Á Đông. Màu sơn vàng đặc trưng, những ô cửa sổ, cây me, cây sứ... hàng trăm năm tuổi là những “chứng nhân” lịch sử và văn hóa đặc trưng của công trình văn hóa - tôn giáo này vẫn còn nguyên vẹn.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Nơi đây có hơn 300 nữ tu tu tập và sinh hoạt...

ẢNH: TRUNG DUNG




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tháp chuông...

ẢNH: TRUNG DUNG





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Mái ngói đặc trưng cho một nét kiến trúc tồn tại hơn 180 năm ở Nhà thờ Thủ Thiêm

ẢNH: TRUNG DUNG




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bên trong nhà thờ Thủ Thiêm các giáo dân vẫn sinh hoạt thánh lễ...

ẢNH: TRUNG DUNG






Thanked by 2 Members:

#148 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8349 Bài viết:
  • 6120 thanks

Gửi vào 10/08/2019 - 08:51

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…Vũ Thế Thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

· by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

· in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. ·

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như thì thầm kể chuyện, chẳng lý luận, triết lý gì cao siêu cả, nhưng rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 75, thời sách đồi trụy ph.... đ.... bị cấm và bị đốt ở Sài Gòn.

Vũ Thế Thành


Sách bị tịch thu, chất đống lên xe ba gác chở đi thì tôi chứng kiến, còn có đem đốt hay không thì tôi không thấy. Báo “Sài Gòn Giải phóng” số ra ngày 15/7/75 đưa tin:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Báo SGGP 1-7-75, tư liệu của Thư Quán Bản Thảo

Nhà máy sản xuất giấy Kissme hoạt động 24 trên 24 giờ đã sản xuất 50 tấn giấy vệ sinh và thấm nước trong tháng 6-75. Nguyên liệu làm ra giấy gồm 60% giấy vụn lượm lặt trong thành phố và 40% là gòn và lồ ô (cây nứa giống như tre trúc).

Tôi cũng phải “cúng dường” vài chục cuốn sách (cũng còn giấu được một mớ), trong đó có hai quyển của Remarque: “Chiến hữu” và “Một thời để yêu, một thời để chết”. Có phải thừa tiền đâu mà mua sách làm kiểng. Toàn là tiền “bán cháo phổi” ngoài giờ, cân nhắc lắm mới dám mua một quyển, còn không thì thuê sách đọc. Đêm chia tay, cạn nguyên xị rượu đế. Sách đồi trụy ph.... đ...., nọc độc văn hóa đế quốc Mỹ mà như tình nhơn, quẳng xuống, rồi lại cầm lên mân mê, thì thầm, Mai t*o sẽ chất đống ngoài cửa để người ta mang tụi mày đi hóa thân thành tro thành mẹ gì đó. Duyên đến đây là hết, nhưng nợ còn. t ao sẽ nhớ tụi mày. Nợ thằng nào nhiều, t ao nhớ thằng đó nhiều

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hơn 40 năm nay đâu có đọc lại Remarque, vậy mà dạo này thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ, dù nhớ tên người này xọ tên người kia, dù nơi này biến thành nơi nọ, nhưng đại khái tình tiết chưa quên sạch. Vẫn nhớ. Nhớ và ngẫm.

Sách khoa học kỹ thuật được phép giữ lại, nhưng cũng có cách ra đi của nó. Một trường hợp tôi biết, ảm đạm hơn là tôi chia tay “đồi trụy ph.... đ....”. Một giáo sư tu nghiệp ở Mỹ về một ngành kỹ thuật. Ông được xem là hàng đầu trong lãnh vực đó ở miền Nam lúc đó, khi về nước đem theo một số sách chuyên môn, coi như gia sản nghề nghiệp. Vài năm sau 75, ông âm thầm bán sách trang trải cuộc sống. Thằng bạn tôi, một kỹ sư trẻ, gom hết tiền dành dụm, rụt rè tìm đến nhà vị giáo sư mua quyển sách ao ước và cũng nhân thể ra mắt, trò chuyện với thần tượng. Giáo sư đóng cửa phòng, không tiếp, chỉ cho vợ ra, đưa sách và báo giá. Tên hậu bối trả tiền, cầm sách thờ thẫn ra về. Giao dịch diễn ra lặng lẽ đến nặng lòng, cứ như thời Đông Châu liệt quốc. Đời cơm áo sinh tồn, sao mặn chát thế này!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Với dân kỹ thuật thì sách technology và handbook của Mỹ sánh ngang hàng… thê tử. Có những ngày tháng tôi đã cày cục copy bằng tay, vừa viết, vừa dịch nhẩm trong đầu một quyển handbook mượn được, nên hiểu được loại sách đó trân quý với dân trong nghề đến cỡ nào. Vật bất ly thân mà phải chia tay thì còn tê tái nào hơn. Đã đành, bán cái mình sở hữu để sinh tồn đâu có gì phải thẹn, nhưng bán sách, bán cái gia sản nghề nghiệp, thì chẳng khác gì bán cả ước mơ, hoài bão… Ông giáo sư biết thẹn. Tên hậu bối biết thẹn, biết thẫn thờ, biết chia sẻ cái thẹn với tiền bối. Trí thức là người biết thẹn. Tôi gọi cả hai là trí thức.

Nhưng không phải “trí thức” nào cũng biết thẹn. Đâu cần phải ‘diện bích” cả chục năm như ai đó mới ngộ ra một chủ nghĩa sai hay đúng, hiện thực hay mụ mị. Mẹ tôi, một người đàn bà mù chữ (nghĩa đen), thấy người ta đấu tố nhau trong cải cách ruộng đất, con tố cha, vợ tố chồng… bà hãi cách mạng, hãi cho đến chết vẫn còn hãi. Với bà, nghèo chịu được, khổ chịu được, đói chịu được, nhưng đảo lộn luân thường đạo lý như thế thì không… Liệu cứu cánh có biện minh cho phương tiện được chăng? Mà cứu cánh gì? Là ấm no hay quyền lực?. Ngay cả về mặt kinh tế, trong thời chiến tranh lạnh người ta cũng đã thấy cái “ưu việt” của làm chủ tập thể và hưởng theo nhu cầu rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chiến tranh, đau thương, mất mát, độc lập, đói nghèo, số phận của một dân tộc đâu phải là chuyện lãng mạn.

Hoài bão hay lựa chọn của con người, nhiều khi khởi đầu bằng cảm xúc hơn là lý trí. Lý trí đến sau đó để hợp lý hoá hậu quả của cảm xúc. Nhưng lý trí cũng giúp con người phản tỉnh để nhận ra mình đã làm đúng hay sai. Sai lầm là thuộc tính của con người. Trí thức là người biết sai, biết thẹn để sửa sai.

Nhưng nhiều người tuyên bố, nếu được làm lại từ đầu, họ vẫn lựa chọn như cũ. Thật đẹp và lãng mạn! Thế ra, phản tỉnh chỉ bộc phát khi hậu quả của cảm xúc bị thiệt thòi thôi sao? Chọn cái xấu, đập cho chết cái ít xấu hơn là đúng, là đẹp?

Nhưng chiến tranh, đau thương, mất mát, độc lập (thật sự), đói nghèo, số phận của một dân tộc đâu phải là chuyện lãng mạn. Cuộc chiến kết thúc đã hơn bốn mươi năm, nhưng lịch sử chỉ đang bắt đầu viết lại. Những phóng viên trẻ thời chiến W. Burchett, Stanley Karnow, Neil Sheehan, David Halberstam… và vòng nguyệt quế Pulitzer chạy theo thời cuộc đã tạo ra góc quét gần 360 độ của cái gọi là quan điểm “chính thống” về chiến tranh Việt Nam, không thể đảo ngược. Một khi những cây đa cây đề đã xem đó là chân lý lịch sử, đụng vào quan điểm chính thống, họ sẽ nghiền nát.

Thế hệ trẻ sau này, với nhiều tài liệu được giải mật hơn, với phương pháp sử học chặt chẽ hơn, đã dám lật ngược “chính thống”. Sự thật đang hé dần, từ lật ngược đến lật tẩy chẳng còn bao xa, Mark Moyar với “Triumph Forsaken” chẳng hạn. Nghe nói có bạn trẻ gốc Việt ở nước ngoài đang làm luận án về truyền thông trong chiến tranh Việt Nam. Lịch sử sớm muộn sẽ tung cú đấm vào sự trí trá, xảo quyệt của ngôn ngữ và hình ảnh được chọn lọc của truyền thông có ý đồ trong thời chiến.

Sách đấy, tài liệu mới đấy. Đọc đi, hơn là cứ rù rì, tự an ủi mình và an ủi nhau với cái gọi là “oral history” cũ kỹ, nôm na là hóng chuyện không kiểm chứng, rồi cứ thế truyền miệng. Dù tránh né cách này hay cách khác, thì mọi mỹ từ, mọi lý luận, lý lẽ và cả lý sự đều là sự tiếp cận với ngụy biện. Nói êm ái hơn, đó là một cách xoa dịu nỗi đau “lạc đường”. Hào quang có được từ chút tự do của một chế độ, nhưng buộc phải tắt ngúm ở chế độ kế tiếp. Tiếc nuối làm gì! Ông Nguyễn Đổng Chi chỉ viết một bài phê phán Phan Khôi không đúng mà ray rứt, ân hận cho đến chết. Biết thẹn vẫn là yếu tính của trí thức.

Một bậc đàn anh đồng môn của tôi, trước 75 phụ trách vài mục âm nhạc, văn hóa cho đài phát thanh, mà cũng là tay sừng sỏ trong giới xuất bản. Sau 75, khốn đốn cực kỳ, nhưng đoạn tuyệt hẳn với nghề viết lách, làm chân lon ton, chạy vặt cho một nhà xuất bản. Vài năm trước, gặp ông giám đốc mới có mắt nhìn người, cất nhắc cho làm biên tập sách. Ông huynh trưởng mắc bệnh “muội đèn” của Cao Bá Quát, thấy đoạn văn hay nhưng phạm húy, tiếc, không nỡ cắt. Ông anh không cắt, thì đời cắt ông anh. Ông lại tiếp tục làm chân lon ton. Thân già bốn mươi ký lô, tính luôn giày dép và quần áo, đã bền bỉ chọn một thái độ sống như thế. Người ta có thể không cho viết, nhưng không thể bắt mình viết theo ý người ta. Ngòi bút có máu, báo chí sách vở còn lưu giữ cả đấy, không chơi bài ba lá với lịch sử được đâu.

Cô bạn tặng tôi quyển sách của E. M. Remarque là dân… “gia công”, một từ lóng để chỉ con cái của những người tập kết ra Bắc hồi năm 54. Bọn trẻ sinh ra ở Bắc và trở về Nam sau 75. Tôi hỏi đùa, thế em là dân Sài Gòn hay người Hà Nội? – Là dân Sài Gòn chứ! Hà Nội chỉ là nơi cha mẹ “gia công” ra em thôi. Em lớn lên ở Sài Gòn, học tiểu học ở Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn…

Tội nghiệp! Sài Gòn khi em lớn lên đã là thành phố buồn hiu, dè dặt và nhẫn nhục, một thành phố trầm cảm với dăm ba người mất trí nghêu ngao hát bên hè phố, hay những người một thời cầm bút cầm phấn, bây giờ đạp xích lô, vá xe đầu đường, bơm mực bút bi…
Đầu thập niên 80, sách cũ loại tự điển hay kỹ thuật được bày bán công khai, nhưng sách “đồi trụy ph.... đ....” thì phải lén lút. Hồi đó làm nghiên cứu, tôi thường ra… chợ trời sách ở đường Đặng Thị Nhu. Chỉ một sạp duy nhất có quyển “Handbook of Chemical Engineers”, giá bốn chỉ vàng. Khi cần tra cứu là tôi đến đó giả vờ xem sách, ráng nhớ mấy con số, rời xa xa khỏi sạp là rút sổ tay ghi lại. Đến riết, chủ sạp quen mặt biết ý, chỉ tay, Cầm lấy, đọc thoải mái! Có một cảm thông kỳ lạ giữa người mua, kẻ bán và tên đọc sách “cọp”.

Phước đức bảy đời là những người buôn bán sách cũ. Họ chứng kiến những khoảnh khắc chia tay não lòng của người bán, và những thèm thuồng tri thức của người mua. Chợ sách (cũ) khác chợ đời. Chợ buồn bã, trầm mặc như số phận đời người… Những dấu son chữ ký còn trên sách hẳn đã làm kẻ bán đoạn lòng, người mua nao lòng. Đọc mà lúc nào cũng bồi hồi nghĩ đến chủ nhân trước của sách…

Cô bạn tôi, Sài Gòn có gì để em tự hào về gốc gác? Cha mẹ em là cán bộ trí thức, nên nhà nhiều sách “ngụy” (để tham khảo) hơn là máy móc tiện nghi… Em đọc lén. Khổ thân em! Những gì em đọc khác với những gì em học ở trường. Đó là chưa kể họ hàng em nội ngoại, bên thua, bên thắng (cuộc)… Trong lớp học, em phải viết ra những điều không phải em nghĩ. Nói và làm, đúng và sai, khẩu hiệu và thực tế cứ lộn tùng phèo trong đầu. Những thực tế tréo ngoe làm em có đôi chút phá rào, cảm nhận đúng sai. Em tự hỏi, nhưng ai trả lời?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có những người giàu nhanh quá, siêu nhanh giữa bầu không khí ô nhiễm (đen lẫn bóng)

Làm việc ở nước ngoài gần hai mươi năm, ngày trở về, em thấy một Sài Gòn hào nhoáng hiện đại nhìn đâu cũng thấy building, cầu vượt… nhô lên từ những bãi nhà tôn, ổ chuột. Có những người giàu nhanh quá, siêu nhanh giữa bầu không khí ô nhiễm (đen lẫn bóng). Hàng rong bị săn đuổi giữa những hàng xe hơi lộng lẫy. Em đứng tần ngần ở quán cà phê đường Huỳnh Tịnh Của, ngắm nghía căn nhà cũ kỹ gần sáu bảy chục năm. Đẹp quá! Chẳng còn là bao những căn nhà xưa như thế này, cũng không còn những con phố yên tĩnh. Mọi thứ ồn ào và tương phản đến lạ lẫm. Em thở dài, Sài Gòn bây giờ như bức tranh lập thể siêu thực. Sài Gòn không còn là Sài Gòn của em nữa. Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn, thì Sài Gòn một thời của tôi ở đâu?

Có lần em buột miệng, May mà cha em mất rồi, chứ nếu còn sống… Em không phải là người duy nhất nói với tôi điều đó. Vài bạn bè tôi, cha mẹ họ thuộc hàng công thần, trong những lúc trà dư tửu hậu cũng nói thế. Độc lập là khát khao của cả dân tộc, chứ đâu phải của riêng ai. Độc lập bị tham vọng quyền lực đánh lận nên mới ra nông nỗi thế này. Người bạn (già) của tôi ở Hà Nội nói: Các anh bị đau một, chúng tôi bị đau những hai lần.

Em hỏi tôi có đọc sách triết không, về Sartre, Miller… gì gì đó. Tôi đã gạt mấy cha nội triết gia này ra khỏi đầu tôi hơn bốn mươi năm rồi em. Tôi muốn J. P. Sartre vô trại cải tạo để tự tìm ra con người ổng là ai. Muốn Henry Miller nói chuyện tay đôi với má mì ở quán bia ôm. Muốn Nietzsche đứng trên con thuyền nhỏ giữa sóng to gió lớn và hải tặc để ông ta hét toáng lên Thượng đế đã chết!…Cứ nhìn vào cuộc đời của mấy ông triết gia thì biết, điều họ nói và cái họ làm thật khác xa. Những lý luận của họ chỉ thích hợp ở trường học, ở tháp ngà nghiên cứu, nơi mà họ thư thả hệ thống hóa những luận thuyết.

Triết lý thực sự ở ngay chính cuộc sống của mình, của riêng mình trong mọi tình huống, mọi lẽ sống…Nhận thức được về nó. Không nhận thức được thì cảm nhận nó. Điều quan trọng là phải sống với nó, chứ không phải nói để người khác sống, còn mình thì sống kiểu khác.

Một khi con người còn biết chút chia sẻ, còn có chút lòng trắc ẩn thì đời đâu quá tệ, phải không? Không quá tệ, nhưng đi theo được nguyên tắc đó suốt đời mình không phải là điều dễ dàng. Tôi là độc giả thầm lặng của facebook “CLB cuộc chiến chống ung thư”, nơi những con người tuyệt vọng chia sẻ với nhau từng mẩu hy vọng. Trong đó có một status thế này: Cha tôi đã không qua khỏi, còn một ít thuốc giảm đau, bạn nào cần, tôi xin tặng lại. Đọc mà nhòe cả mắt…

Quyển sách cô bạn tặng, “Tình yêu bên bờ vực thẳm”, bản dịch của Huỳnh Phan Anh, chỉ lật vài trang đầu, tôi đã nhận ra một Remarque quen thuộc: … Hãy để tôi đi, nàng thì thầm. Ravic không nói gì, siết chặt tay nàng hơn nữa. Ravic có cảm tưởng nàng không trông thấy chàng, và xuyên qua chàng, dường như nàng đang nhìn vào cõi xa xăm nào đó, trong đêm tối trống vắng.

Con người trong tác phẩm của Remarque thường là những số phận bị săn đuổi, với những ước mơ, tính toán thật giản dị và tử tế. Tử tế với những người bạn tình cờ biết nhau một đêm, tử tế cả với chính kẻ thù của mình. Con người bị săn đuổi, nên lúc nào cũng vội vã, họ cảm nhận được giá trị của chia sẻ, của khoảng khắc tồn tại và yêu thương.

Một thời triết lý vụn đã qua, mọi thứ đã lụi tàn trong ngọn lửa “đồi trụy và ph.... đ....”. Hồi trước đốt sách, nhưng liêm sỉ còn kháng cự ít nhiều. Bây giờ liêm sỉ bị thiêu rụi bởi thực dụng, bởi đạo đức giả, bởi diêm dúa của đồng tiển và quyền lực. Con người bị cầm tù bởi hiệu ứng Stockholm mất rồi!

Trong “Một thời để yêu, một thời để chết”, tôi nhớ lõm bõm câu (đại ý): Không cần phải cứu vãn những giấc mơ, mà phải cứu vãn niềm tin. Niềm tin còn, thì giấc mơ tự nó sẽ phục hồi.

Bốn mươi ba năm rồi đấy! Cuộc đời có khi tràn ngập những tuyệt vọng, nhưng đúng là niềm tin cần được cứu vãn. Tôi cần niềm tin. Đất nước này cần niềm tin. Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.

Đà Lạt cuối tháng tư 2018
Vũ Thế Thành,


Source:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




.

Thanked by 3 Members:

#149 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/08/2019 - 19:34

CHOLON 1970 - Đường Nguyễn Trãi với một con hẻm đặc biệt: Hẻm Giá (hẻm 720 Nguyễn Trãi).

Đối diện với cột điện sắt bên kia đường Nguyễn Trãi là đường Nguyễn Án. Phía sau cột điện sắt bên phải hình và đi xuyên qua phía dưới căn nhà đầu tiên trong dãy nhà lầu cổ là Hẻm 720.

Con hẻm này có một câu chuyện ít người biết. Năm 1905, lãnh tụ Tôn Trung Sơn, người lật đổ chế độ phong kiến Trung Hoa, từng đến con hẻm này, ở lại nhà một người dân sinh sống bằng nghề làm giá tên Huỳnh Cảnh Nam. Sau này, con hẻm được đặt tên là hẻm Giá. Cách mạng Tân Hợi thành công năm 1911, Tôn Trung Sơn trở thành nguyên thủ quốc gia, con hẻm này được xem như một di sản của người Hoa tại CHOLON.
Đường Nguyễn Trãi ngày nay đã mở rộng về bên trái hơn so với hình cũ (từ ngã tư Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi) Cột điện sắt bên phải hình là đối diện với đường Nguyễn Án. Phía sau cột điện là một ngôi nhà lầu cổ, mà phía dưới là nơi một con hẻm đi qua: hẻm GIÁ
Hẻm Giá không hề có mái ngói, mà chỉ là sàn lầu của ngôi nhà cổ. Không hiểu vì sao có bài viết đã mô tả: ". . . Hẻm cạnh chùa Bà Thiên Hậu trên đường Nguyễn Trãi có mặt tiền được xây dựng như mặt tiền của một ngôi nhà với một số nét kiến trúc đặc trưng như mái nghiêng, lợp ngói ống đỏ, tường sơn màu vàng, cửa sắt xanh, hoa văn độc đáo. Những ngôi nhà bên trong cũng có nét kiến trúc tương tự.
ST
·


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#150 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/08/2019 - 20:55

Xưa Em Gắp Miếng Thịt Gà!...
Giống như người Hoa ở Hong Kong, ở Macau, người Hoa ở miền Nam Việt Nam mình, nhứt là ở Chợ Lớn, đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), kế đến mới tới tiếng Triều Châu; chứ không nói tiếng Quan Thoại, (Mandarin), tiếng Phổ Thông, trừ ra những ai có đi học trường Hoa mới biết.
Dân Sài Gòn thường chê những người ưa nói Thánh nói Tướng; nói Trời nói Đất; nói không đâu vào đâu là: “Đồ nói Quảng nói Tiều!”
Bà con người Việt rặt ri mình vốn tánh xởi lởi, không xét nét nhỏ mọn, chi li: ai là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam hay Khách Gia (người Hẹ) gì hết ráo. Mà gọi chung là: Các Chú, Chệt. (Đất lành chim đậu mà! Đến đây thì ở lại đây! Bao giờ bén rễ xanh cây hết về...)
Đàn ông thì mình gọi là Chú Ba; đàn bà thì mình gọi là Thiếm Xẩm. Chú và Thiếm hết ráo, coi như ai cũng bà con hết trơn hết trọi hè!
***
Sau nầy, bà con mình lưu lạc tới những nước nói tiếng Anh, câu chào hỏi đầu tiên là về thời tiết như: “Good morning! Good afternoon! Good evening!” Úc (vua làm biếng) chỉ G’day (Good day) khỏi cần sáng trưa chiều gì cho nó mất công!
Người Việt mình thì chú trọng về sức khỏe về tinh thần cũng như về vật chất nên gặp nhau thì: “Độ rày có phẻ hông?” Phẻ nầy cũng nhiều nghĩa, phẻ là có đau bịnh gì không? Mà phẻ cũng có nghĩa là làm ăn có đồng vô đồng ra đều đều hay không?
Riêng người Hoa, đâu cũng vậy: “Ăn cơm chưa?” Có thể suốt từ thời lập quốc tới giờ, người Hqa bị nạn đói cơm rách áo hoành hành nên bị ám ảnh triền miên về cái ăn hay chăng?
Và chắc cũng chính vì vậy mà người Hoa luôn để cái thú ẩm thực đứng hàng đầu, “số dzách” nên mới có câu: “Thực tại Quảng Châu, Y tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu”(Cơm ngon ăn tại Quảng Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh đẹp cưới ở Tô Châu, Hòm chết chôn không bao giờ mục ở Liễu Châu).
Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông đó! Như vậy người Quảng (Đông) là trùm về ăn uống.
Vô Chợ Lớn ghé một tiệm ăn là: “Hầm bà lằng kỷ tố?” (Tất cả hết bao nhiêu?) (broken Cantonese!), là phổ ky nó biết mình xạo... Dốt mà bày đặt nói tiếng của ngộ nhe! He he!
***
Ôi nhớ xưa! Tía của người viết có lần trúng xổ số kiến thiết quốc gia (giúp đồng bào ta xây cửa xây nhà), bèn dắt lóc nhóc một đám, vợ cùng con đi ăn cơm của người Hoa trong Chợ Lớn.
Gọi là ăn cơm thố (chưng cách thủy gạo trong thố). Canh hàng chục loại khác nhau, chỉ khác rau cải, heo gà nhưng có cùng chung một loại nước súp cho nó tiện, gọn bân hè!
Sau nầy, qua Úc, biết bao lần đi ăn đám cưới, trong thực đơn bao giờ cũng có món cơm chiên Dương Châu cũng từ Quảng Đông.
Cơm chiên Dương Châu khởi thủy chỉ là đồ dư thừa của bữa tiệc hôm trước được gom vô, chiên lại. Cơm là cơm nguội, thêm lạp xưởng, trứng chiên, đậu Hòa Lan, hành lá còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên!
Bà con người Việt mình cũng có cái tánh tằn tiện như người Quảng đó thôi. Sau đám cưới, đám giỗ quảy gì đó, thịt thà còn sót lại đổ hết vô một nồi gọi là xà bần để dành ăn dần cho tới Tết Congo mới hết!
***
Tui đọc báo thấy bài về Elizabeth Phu, cố vấn cho Tổng Thống Mỹ về an ninh Đông Á đã tháp tùng Barack Obama trở lại đất Sài Gòn mà 36 năm trước đã từng là một thuyền nhân mới lên 3 tuổi.
Phu mà có báo viết là Phú nên người viết tò mò muốn tìm hiểu thêm. Thì ra là Phù, viết tiếng Mỹ nên bị văng mất cái dấu huyền thành Phu! Mấy tay nhà báo ba xí ba tú thêm vô dấu sắc thành Phú!
Họ Phù gốc Đường Sơn trong lục địa Trung Quốc, rồi ra đảo Hải Nam, sống cũng không nỗi nên phải tha phương cầu thực qua nước Việt của mình và các nước khác trong vùng Đông Nam Á!
Họ Phù coi tên lót rất quan trọng; vì cho biết người ấy thuộc đời thứ mấy, vai lớn nhỏ, có tôn ti trật tự đàng hoàng trong giòng họ.
Tên lót hiện thời là Phù Khí hay Phù Thọ là đời thứ 32. Phù Chí hay Phù Quốc là đời thứ 33. Tức cả ngàn năm nữa mới tới đời thứ 66 là hết.
Sau đó nếu chưa tận thế thì bà con họ Phù họp lại tại bản thổ là Đường Sơn để làm thơ, đặt tiếp. Cái chuyện đó còn lâu mà!
***
Nhưng lý thú hơn là, người Hải Nam, họ Phù, có món cơm lừng danh trên chốn giang hồ từ Hải Nam tới Hong Kong, Ma Cau, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai cho tới tận Singapore (coi món cơm nầy là quốc bảo). Đó là cơm gà Hải Nam.
Dân Hải Nam thì mùng Hai và Mười Sáu âm lịch thường cúng gà, cúng bà La Sơn Thánh Mẫu. Không có thịt gà là không thành yến tiệc!
Cơm gà là phải có gà. Mà gà Văn Xương mới được, thả trên đồi cho ăn hạt cây, sâu bọ và cùi dừa! Sau 4 tháng thì bắt về nuôi trong chuồng thêm 2 tháng nữa để vỗ béo bằng bã đậu phọng, gạo và khoai nấu lẫn với nhau. Gà ú nu nhưng ít mỡ, ít ‘cholesterol’.
Gạo tám thơm vo sạch đổ vào nồi, sau đó cho thêm một ít mỡ gà, tỏi phi thơm vào khuấy đảo cho đều, rồi đổ nước luộc gà vào nấu, khi nấu chín hạt cơm không có nở tòe loe mà lại săn chắc, bóng dầu, thơm phức.
Nước chấm được pha chế với nấm đông cô, tỏi băm nhuyễn, gừng cà nhuyễn, gia vị thêm tiêu, ớt đường, dấm, các vị mặn, ngọt, chua tùy ý thích mà nêm nếm! Dưa chua ăn dặm thêm cho đỡ ngán gồm su hào, đu đủ và dưa cải.
***
Cơm gà Hải Nam theo đầu bếp họ Phù cũng tha phương cầu thực! (Bán cơm để có cơm mà ăn!). Đến mỗi nơi đổi một chút cho hợp với khẩu vị của người địa phương!
Đến Sài Gòn, vào Chợ Lớn, cơm gà Siu Siu Hải Nam cũng danh trấn giang hồ trên đường Nguyễn Duy Dương (tức Thiên hộ Dương, một đầu lĩnh nghĩa quân kháng Pháp ở Đồng Tháp Mười) gần Chợ An Đông.
Những dĩa thịt gà vàng óng, những dĩa cơm gà nóng bốc khói, một dĩa đùi gà thêm vài ba cái phao câu và một dĩa gồm gan, mề, lòng, mươi quả trứng non bé bé xinh xinh màu vàng ngậy!
Thực khách, hơi có tiền một chút, uống lave đầu con cọp hay bia 33 là cha thiên hạ rồi!
Nghề chặt thịt, ông chủ tiệm kiêm đầu bếp tiệm cơm đã quen tay, coi giống như là ông đang múa võ; còn hay hơn là Vương Vũ hay Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Tinh hay Sơn Điền Bảo Chiêu múa mã tấu hay kiếm trong phim kiếm hiệp Hong Kong thuở ấy.
Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao chặt cái bụp trên bụng, phân hai. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bốn đầu ngón tay trái chặn cái đùi gà! Rồi Phập! Phập! Bốn ngón tay lùi tới đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Xong!
Xúc bằng yếm dao những miếng gà đều đặn, sắp hàng gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên cùng với những chén cơm gà nóng vàng ngậy, bốc khói, thêm hai thứ nước chấm: một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm.
(Nghề chặt thịt siêu đến nổi có thằng nhỏ bị tật nói lắp, tức cà lăm, đến: “Bán...cho tui...ui...một dĩa cơm gà...à...!” Phập phập. Thằng nhỏ chưa dứt câu là mấy cái đùi gà đã xếp hàng ngay ngắn như lính sắp hàng chờ duyệt binh trên dĩa cơm còn bốc khói “Xong rồi Tửng! Hà cái lầy rinh về cho Tía mầy nhậu đi!”)
***
Ông bà mình thường nói nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh! Bất cứ nghề nào mà giỏi là giàu có mấy hồi. Nhất là nghề ẩm thực.Chỉ cần vốn ít, ngày nào cũng xoay xong một vòng hết ráo. Sáng mua, bán tới chiều. Tối gom tiền lại, gấp 2, 3 lần hồi sáng!
Nên xin đừng nghĩ kiểu xưa là: “Sĩ, Nông, Công, Thương”. Anh thương mãi bao giờ cũng đứng chót mà trật bàn đạp.
Người Hoa tha hương giờ đi khắp thế giới nhiều đến nỗi bà con mình thường nói: “Đâu có khói là nơi đó có người Hoa !” Khói là từ bếp của một tiệm ăn nào đó của họ, vươn lên trời xanh mời gọi khách đường xa trong một buổi chiều đói bụng quá ta!
Ghé một tiệm cơm gà Hải Nam trên dọc đường gió bụi, ăn một mình. Gọi dĩa cơm, kèm theo một chai bia! Ăn xong, no bụng rồi mới sực nhớ là ‘em yêu’ ở nhà phải ăn cơm với nước mắm kho quẹt quanh năm suốt tháng mà cảm thấy lương tâm mình cắn rứt! Nỡ lòng nào: Hột muối chia hai; mà cục đường anh lủm hết vậy cà?
***
Làm ăn chí thú, nên dầu chiến tranh ì ì như vậy mà ông chủ tiệm cơm gà Hải Nam Siu Siu nầy phất lên thấy rõ.Từ một cái quán nhỏ tí teo như trái dưa leo giờ ông hết nghèo, chơi trèo, mua một hơi 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương thành một nhà hàng bán cơm gà Hải Nam thật lớn.
Khá rồi nhưng vẫn không phụ nghĩa tình xưa, cái quán cơm Siu Siu thuở đầu hẻm, bàn ghế phải bày ở hàng hiên, vẫn còn nơi mà những khách quen từng lui tới biết chỗ để tìm về kỷ niệm, dắt em yêu hay má bầy trẻ cùng sắp nhỏ đi ăn thuở ấy.
Quán cơm gà Hải Nam Siu Siu gần Chợ An Đông ngày xưa đã không còn nữa nhưng trong kỷ niệm của người Sài Gòn, của người viết đây, vẫn còn sống riết, bám chặt vào tâm tưởng!
Nhớ ngày nào đôi ta còn rất trẻ, mới quen nhau, anh dắt em yêu ra quán cơm Siu Siu (ngày cũ). Em yêu khẽ khàng vén nhè nhè tay áo dài, gắp miếng thịt gà vàng ươm từ trên dĩa, chấm miếng nước mắm gừng bỏ vào chén cho anh.
(Dẫu bây giờ sau biết bao năm mặn nồng hương lửa, giờ em chỉ gắp cho em. Còn anh? Anh đành gắp cho anh vậy!) Nhưng kỷ niệm thời mới yêu nhau tràn về như sóng làm anh độ lượng mà tha thứ cho cái tật bỏ bê tình cũ của em yêu!
“Xưa em gắp miếng thịt gà. Gừng cay muối mặn tình già cũng hổng quên!” Hu hu!
Đoàn Xuân Thu

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |