

ĐỌC BÁO DÙM BẠN
#466
Gửi vào 03/03/2019 - 19:54
Không chỉ là xung đột Ấn Độ - Pakistan
TS Satoru Nagao (Chuyên gia của Viện Hudson, Mỹ)
03/03/2019
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Kashmir ẩn chứa nhiều điều đáng chú ý đằng sau những vụ đọ pháo qua lại và chạm trán trên không giữa Ấn Độ và Pakistan.
Sau vụ nhóm vũ trang Jaish-e-Mohammed (JeM) ở Pakistan gây ra vụ đánh bom khiến 40 nhân viên Ấn Độ thiệt mạng hồi giữa tháng 2, New Delhi đã đưa chiến đấu cơ không kích các cơ sở của JeM trên đất Pakistan, dẫn đến xung đột bùng phát giữa 2 nước láng giềng. Những diễn biến vừa qua đã cho thấy 3 vấn đề.
Thứ nhất, dù từng lập ra kế hoạch tấn công nhưng Ấn Độ chưa từng vượt qua giới tuyến để tiến hành. Vì thế, xung đột hiện nay cho thấy New Delhi đang sẵn sàng thử nghiệm năng lực tấn công vượt qua biên giới.
Thứ hai, rõ ràng cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều đang kiềm chế phần nào các hoạt động quân sự để tránh bùng nổ chiến tranh quy mô lớn. Những lần đụng độ trong quá khứ cũng cho thấy dù ăn miếng trả miếng với nhau, nhưng hai bên đều tiến hành bằng các phương pháp tránh leo thang quá nhanh. Điển hình như cuộc khủng hoảng Kargil năm 1999, New Delhi chờ cơ hội đến 6 tháng sau mới đáp trả.
Thứ ba, cách phản ứng của quốc tế chỉ ra thêm một bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, nếu Mỹ, Nhật và Úc, Pháp… đều lên tiếng yêu cầu Pakistan trấn áp JeM thì Trung Quốc là nước duy nhất trong Hội đồng Bảo an LHQ từ chối xếp JeM vào danh sách khủng bố. Đây là cách Trung Quốc hỗ trợ Pakistan.
Chính vì thế, những gì đang diễn ra có thể không chỉ là giữa Ấn Độ và Pakistan, mà trở thành một cuộc đối đầu khác giữa nhóm tứ giác an ninh Mỹ - Nhật - Úc - Ấn với bên còn lại là Trung Quốc và Pakistan.
Thanked by 2 Members:
|
|
#467
Gửi vào 04/03/2019 - 20:04
Vì đâu hành lý máy bay bị nứt vỡ, mất cắp?
04/03/2019
Nhìn hình ảnh những chiếc thùng xốp bị rạch te tua lưu truyền trên mạng xã hội, anh M. cười, đoán chắc do nhân viên mới làm tay nghề kém, chưa có kinh nghiệm...
Hành lý ký gửi bị quăng quật, bị rách, móp méo; bị chôm chỉa ngay trên máy bay; nhân viên bốc xếp trộm đồ của khách... là những thực trạng của ngành hàng không khiến nhiều hành khách, đặc biệt khách bay các chuyến quốc tế luôn nơm nớp lo lắng.
Kiểm soát chặt, không thể lấy cắp
Không thể có chuyện các cấp quản lý không biết chuyện nhân viên ở dưới làm. Một anh tổ trưởng sẽ biết rõ nhân viên trong tổ như thế nào, anh đội trưởng biết rõ các anh tổ trưởng thế nào. Chuyện báo chí phản ánh hàng vài chục năm nay làm gì có chuyện người quản lý không biết. Chỉ là họ cố tình không muốn biết mà thôi.
Anh M. (cựu nhân viên an ninh soi chiếu sân bay Tân Sơn Nhất) Anh L.H.V, từng làm nhân viên bốc xếp trực thuộc công ty phục vụ mặt đất của một hãng hàng không tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), chia sẻ sau năm 2015 khi Bộ GTVT yêu cầu siết chặt lại giám sát hành lý, các khâu được làm chặt chẽ hơn, nhưng không khó để lấy nếu có ý đồ. Với các chuyến bay đến, nhân viên vệ sinh sẽ lên máy bay dọn dẹp vệ sinh trên khoang, ghế ngồi. Nhiều trường hợp nhặt được đồ giá trị hành khách bỏ quên từ ví, điện thoại, iPad... Không ít người trả lại đồ nhặt được, nhưng cũng có vài trường hợp “bỏ túi”. Dưới chân cầu thang máy bay luôn có nhân viên kiểm soát an ninh túc trực với gậy dò kim loại. Những trường hợp này sẽ bị phát hiện ra nếu kiểm soát an ninh làm chặt.
Hành lý trong hầm hàng máy bay đều được xếp trong các thùng hàng lớn bằng kim loại, mỗi thùng chứa vài chục vali, kiện hàng. Một nhân viên sẽ đứng trong máy bay chuyển cho nhân viên bên ngoài, đưa lên băng chuyền ra khỏi bụng máy bay. “Hầm hàng có camera di động, nhưng thực tế rất khó soi, nhân viên bốc dỡ chỉ cần đứng chắn tầm chiếu thì không thể quan sát được”, anh V. nói và cho biết hành lý sau đó sẽ được đưa lên xe chở vào khu vực băng chuyền trước khi về tới tay hành khách. Với các chuyến bay đi, hành lý sẽ được chở từ điểm cuối khu vực băng chuyền trong sân bay ra bằng xe, sau đó nhân viên bốc xếp sẽ xếp các hành lý lên băng chuyền chạy thẳng lên bụng máy bay. Đây cũng là khâu hành lý bị quăng quật “không thương tiếc”, dẫn tới bị móp méo, thậm chí bung rách.
Từ xe, hành lý sẽ được nhân viên bốc xếp lên băng chuyền bên trong sân bay để đưa ra khu vực đảo hành lý. Hệ thống băng chuyền rất dài, với các chuyến bay đến sẽ chạy thẳng ra khu vực nhận hành lý của hành khách, với các chuyến bay đi hành lý từ khâu check in (làm thủ tục) sẽ qua băng chuyền, qua khu vực soi chiếu hải quan, ra điểm cuối băng chuyền, từ đó bốc lên xe. Quy định với nhân viên bốc xếp, dọn vệ sinh khá chặt. Trước khi vào khu vực cách ly đều phải qua cửa nội bộ có soi chiếu, bắt buộc phải khai báo và ký tên xác nhận những tài sản có giá trị như iPad, điện thoại, máy tính xách tay...
“Mang đồ lấy được ra bên ngoài hay không tùy thuộc vào an ninh làm lỏng hay làm chặt, nếu kiểm soát chặt thì không thể đưa ra được”, anh V. nói.
Không có 1 kẻ trộm, có cả ê kíp ăn chia
Kể với Thanh Niên, anh M., một cựu nhân viên an ninh soi chiếu từng làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.H.C.M), khẳng định việc hành lý của khách bị rạch, chỉ có thể xảy ra ở khâu vận chuyển lên/xuống máy bay, do các nhân viên bốc xếp “dở trò”. Hơn 10 năm làm công việc kiểm soát an ninh tại sân bay, anh M. đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện về nghệ thuật “móc đồ” của các nhân viên bốc xếp.
Anh M. tiết lộ: Có những thứ trong vali của khách, qua máy soi an ninh còn phải nhìn kỹ mới thấy nhưng nhân viên bốc xếp chỉ cần lướt qua là biết được trong vali có đồ gì. Đấy gọi là “nghệ thuật”, kinh nghiệm đúc kết sau một thời gian “hành nghề”. Nhìn hình ảnh những chiếc thùng xốp bị rạch te tua lưu truyền trên mạng xã hội, anh M. cười, đoán chắc do nhân viên mới làm tay nghề kém, chưa có kinh nghiệm.
“Những người làm lâu năm họ luyện thành kỹ năng, rạch vali lấy đồ xong mà vali còn y nguyên, về nhà mở ra không thấy đồ mới biết bị mất. Vali khóa còn đơn giản hơn, khóa xe máy còn bẻ cái một chứ nói gì đến cái khóa vali bé tí”, anh M. cho hay và kể thêm rằng khu bốc xếp có lắp camera quan sát nhưng hoàn toàn có thể “xử lý” được vì tất cả camera đều có điểm mù. Nhân viên làm lâu sẽ biết được đâu là chỗ camera không thể quan sát tới, đâu là góc khuất để có thể thực hiện hành vi xấu.
“Camera chỉ có thể giám sát những người lương thiện, còn những người có ý đồ thì camera không có ý nghĩa gì. Chưa kể việc rạch trộm đồ của khách không thể chỉ do một cá nhân thực hiện. Phải có sự đồng lõa của cả đội, cả tổ, người này che chắn cho người kia làm, rồi ăn chia với nhau”, anh nói.
Thực tế, sau 2015, khi nhà chức trách hàng không quyết tâm xóa bỏ tình trạng rạch vali, ăn cắp đồ của hành khách, các cảng đã quy định trước khi ra về phải qua cổng kiểm soát. Nhưng anh M. đánh giá tất cả các biện pháp đưa ra chỉ nhằm đối phó, gây sợ về tâm lý, hầu như chưa có biện pháp triệt để nào. Nhân viên làm lâu năm, tường tận mọi ngõ ngách sẽ tìm ra phương thức để lách. Đơn cử như lấy đồ, giấu ở một vị trí nào đó trong sân bay rồi tìm cách mang ra sau, hoặc “móc ngoéo” với người ở bộ phận khác không bị kiểm tra để tuồn “hàng” ra ngoài.
HÀ MAI - MAI HÀ
Bình luận
Hùng
TP H.C.M - 04/03/2019
Quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Thay thế người đứng đầu khi không hoàn thành nhiệm vụ
63 thích
ngan ha
Bình Thuận - 04/03/2019
Mấy đứa đứng đầu đều là cháu t*o cả...kkk
78 thích
Thanked by 2 Members:
|
|
#468
Gửi vào 04/03/2019 - 21:57
tiểu thuyết Truyện Thầy Lazazo Phiền thuộc loại thuật sự,
cốt truyện như sau: Ðêm 12-1-1884, tác giả xuống tàu tại bến
Sàigòn đi Bà rịa, lúc lên pont (sàn) tàu, tác giả gặp một thầy tu
Lazazo Phiền, thầy Phiền có tâm sự buồn đi Vũng Tàu nghỉ dưỡng
bệnh. Thầy Phiền tâm sự năm 1850 Thầy được 13 tuổi thì mẹ mất,
sống với cha là Trùm họ đạo ở Ðất Ðỏ Bà rịa. Năm 1860, Pháp
đánh Biên Hòa các người có đạo bị bắt cầm tù, khắc trên mép tai 4
chữ “Biên Hòa tả đạo”. Năm 1862 Pháp đến Bà rịa thì nhà tù bị
quan Annam đốt thiêu ba trăm tù nhân, số còn sống chạy thoát
chừng 10 người trong ấy có thầy. Hai chân bị phỏng, thầy té xỉu
bên bụi cây, được quan ba Pháp cứu sống và nuôi dưỡng sau đó
quan ba Pháp về nước gửi thầy cho đức cha Lefèvre, Thầy được
học chữ Quốc ngữ đến năm 1864 vào học trường chữ La tinh. Ở
trong trường Thầy kết nghĩa với người bạn là Vero Liễu, Liễu có
người em bạn dì, sau cha mẹ Liễu gả cho Thầy. Thầy xuất thân
trường College d’Adran nên đi làm thông ngôn tại Bà rịa. Khi làm
thông ngôn, Thầy có quen quan Pháp nên hay vào đồn ăn cơm, có vợ
viên quan ba Pháp là người Việt sanh tâm yêu Thầy, Thầy trốn tránh.
Trong khi đó Liễu thôi làm việc ở Sàigòn, xuống Bà rịa buôn
ngựa hay ở nhà Thầy,
Thầy được thơ nặc danh tố cáo bạn và vợ
xằng bậy, nên Thầy lập tâm dẫn lính phục kích bắn chết Liễu, rồi
nữa tháng sau Thầy lại dùng thuốc độc của người Thượng dạy bỏ vào
siêu thuốc của vợ Thầy, vợ Thầy uống lầm bệnh ngày càng trầm
trọng hơn 11 ngày thì mất. Trước khi vợ Thầy mất, có lẽ hiểu được
mưu độc của Thầy, nhưng người đàn bà ấy đã nói: “ Tôi biết vì làm
sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin chúa thứ tha cho Thầy.”
Sau khi chôn cất vợ xong, Thầy Phiền xin thôi việc về Sàigòn xin
vào nhà dòng Tân Ðịnh tu và chuyến tàu ấy Thầy đi dưỡng bệnh.
Khi tác giả về đến Sàigòn ngày 27-1-1884 thì được thơ của
Thầy Phiền viết từ Bà rịa ngày 25-1-1884 thuật lại là khi Thầy về
đến nơi, người vợ của quan ba Pháp kia hối hận nên có được thư
của cô ta viết cho Thầy thuật lại là chính cô ta đã cáo gian cho vợ
Thầy và Vero Liễu và Thầy Lazazo Phiền chết ngày 27-1-1884.
Truyện nầy tác giả viết in ra 28 trang khổ 12 x 19 cm .
Trích 1 đoạn :
Ai xuống Bà rịa mà có đi ngang qua đất thánh ở trong cát tại
làng Phước Lễ thì tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây
thánh giá bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng gần một bên nhà thờ
những kẻ Tử đạo mà thăm mồ ấy kẻo tội nghiệp. Vì đã hai năm nay
không ai thăm viếng, không ai màng ngó tới.
Mồ đó là mồ một Thầy đã chịu lương tâm mình cắn rứt đã
mười năm, bây giờ mới đặng nằm yên nơi ấy.
...................
Ðồng hồ nhà thờ nhà nước (3) vừa đánh 8 giờ; đồ , tôi đã đem
xuống tàu mà đi Bà rịa rồi.
Chiếc Jean Depuis định 10 giờ mới chạy, nên còn 2 giờ chẳng biết
làm đi gì. Lên đến sân thấy trăng thanh gió mát (Rằm tháng chạp
Annam là 12 Janvier 1884), thì tôi lại đứng nơi be tàu mà hóng gió.
Ðứng đó lòng buồn một ít vì phải xa cách cửa nhà vợ con hơn
tám bửa cho nên dẫu mà trên bờ đèn sáng như ngày, kẻ qua người
lại xe ngựa rầm rầm, nhà hàng dẫy đầy những kẻ vui chơi, tôi
cũng chẳng đem trí mà xem các sự ấy, cứ một xem phía bên sông
Thủ Thiêm mà thôi; vì phía đó chẳng chơi sự sang trọng vui chơi,
chẳng tỏ bày sự phàm xác thịt. Nơi ấy là nơi nghèo khổ làm ăn ban
ngày, thong thả mà nghỉ ngơi ban đêm, nên còn một hai chỗ còn
đèn leo lét mà chỉ vài nhà chưa ngủ mà thôi.
Còn dưới sông mặt trăng dọi xuống làm cho nước giọng ra như
tấm lụa vàng có kim sa...
Ko biết có bạn nào có quyển tiểu thuyết này ko ?
Thanked by 2 Members:
|
|
#469
Gửi vào 04/03/2019 - 22:11
Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại
Tìm thấy trên net quyển này :
Thanked by 1 Member:
|
|
#470
Gửi vào 05/03/2019 - 19:51
Thách thức phủ bóng kỳ họp quốc hội Trung Quốc
05/03/2019
Hôm nay (5.3) khai mạc kỳ họp thường niên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc với sự tham gia của gần 3.000 đại biểu.
Trong phiên họp kéo dài 2 tuần, các đại biểu sẽ bàn thảo thông qua ngân sách quốc phòng mới cũng như một số dự luật quan trọng. Trong đó có dự thảo luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà đầu tư nước ngoài và lệnh cấm thúc ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, vốn là ngòi nổ cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh vừa trải qua một năm đầy biến động về đối ngoại trong khi nền kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại với tăng trưởng trong năm 2018 là 6,6%, thấp nhất trong gần 3 thập niên. Theo giới quan sát, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ thông báo giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay xuống mức 6 - 6,5%. Trong tình hình này, Trung Quốc đối diện sức ép phải đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ và sẽ là một trong những trọng tâm để quốc hội nước này phải tìm hướng giải quyết.
Ngoài ra, một thách thức khác cần phải xử lý là thúc đẩy sáng kiến “Vành đai - Con đường” đang gặp trục trặc khi một số nước như Malaysia, Myanmar... bắt đầu cảnh giác với nguy cơ rơi vào “bẫy nợ”. “Đây sẽ là một tình huống khó khăn hơn nhiều đối với Chủ tịch Tập Cận Bình so với năm ngoái”, nhà phân tích chính trị Willy Lam thuộc Đại học Hồng Kông nhận định.
Thanked by 1 Member:
|
|
#471
Gửi vào 10/03/2019 - 13:09
1.001 chuyện dở khóc dở cười khi đi máy bay
Thu Thanh
10/03/2019
Hôm nọ ngồi song song hàng ghế với một bà mẹ trẻ, ẵm theo đứa con chừng một tuổi. Để dỗ cho bé nín khóc, chị ta lấy một hộp khoai tây chiên ra cho con chơi, thế là đứa bé bốc khoai ra, bóp vụn rải đầy lối đi! Khi tiếp viên đến nhắc nhở (tôi thấy anh chàng tiếp viên này quỳ xuống trên lối đi để nói chuyện với người mẹ một cách rất lịch sự) - thì bà mẹ trẻ chỉ cười trừ, cho là vì con khóc quá nên phải làm vậy mà không một lời xin lỗi!
Chưa hết, khi anh tiếp viên vừa quay đi thì đứa trẻ tè ngay trên người mẹ nó, nước tiểu của đứa bé chảy tràn cả xuống ghế vì người mẹ không hề mang tã cho con dù thời gian bay là hơn một giờ rưỡi! Những hành khách ngồi xung quanh chỉ biết lắc đầu ngao ngán... Cũng chuyến bay đó, ngồi hàng ghế phía trước là một phụ nữ trung niên, vừa ổn định chỗ ngồi là chị lôi bịch hạt bí ra ăn. Hậu quả khi chị đứng dậy thì vỏ hạt bí vương **** từ trên ghế xuống sàn. Sau khi phủi hết vỏ còn vương trên quần áo xuống ghế, chị còn tiện tay vứt luôn chiếc khăn giấy ướt xuống sàn (!)
Có lần, khi máy bay chưa dừng hẳn, một thanh niên to khỏe đã vội vã đứng dậy với tay lên lấy hành lý. Chiếc ba lô to kềnh của anh ta còn kèm thêm chiếc mũ bảo hiểm móc bên ngoài. Lúc đeo ba lô, anh ta vô tình để chiếc mũ va vào mặt một người khách khác. Vị khách không may kia chỉ kịp kêu “ối” rồi vội lấy tay xoa xoa vào chỗ đau ở trán, trong khi anh thanh niên đeo ba lô tỉnh bơ như đó là tội của... chiếc mũ, còn mình vô can.
Lần khác, lại gặp cô gái trẻ, lên máy bay lập tức chiếm lấy ghế gần cửa sổ. Hành khách lên sau chìa vé có ký hiệu A... ra nhỏ nhẹ nói: “Chị ơi cho em xin lại ghế...”. Cô gái ngồi bên cửa sổ lập tức trợn mắt lên, cự lại: “A, B, C là người ta đánh số từ ngoài vào, tôi ngồi đây đúng rồi!”. Cô gái lên sau vẫn kiên nhẫn giải thích và chỉ lên phần đánh số thứ tự kèm ký hiệu ghi chú vị trí phía trên, lúc này cô gái ngồi bên cửa sổ xem chừng đuối lý, đành phải đổi chỗ nhưng vẫn bực bội làu bàu: “Nhiều chuyện, ngồi đâu mà chẳng được!”…
Nhiều người cho rằng đi máy bay, cốt đúng giờ, đi đến nơi về đến chốn an toàn là được, mấy chuyện vặt vãnh đó quan tâm làm gì. Nhưng những thái độ, hành vi, cách ứng xử nơi công cộng... đều ít nhiều thể hiện phông văn hóa của mỗi người.
bình luận:
Airbus
An Giang - 10/03/2019
Việt Nam xấu đi trong mắt quốc tế do có phần đóng góp không nhỏ của những loại người như thế này. Có tiền mua vé đi máy bay nhưng không có tiền mua văn hoá!
2 thích
Airbus
An Giang - 10/03/2019
Việt Nam xấu đi trong mắt quốc tế do có phần đóng góp không nhỏ của những loại người như thế này. Có tiền mua vé đi máy bay nhưng không có tiền mua văn hoá!
2 thích Báo nội dung xấu
Thanked by 1 Member:
|
|
#472
Gửi vào 10/03/2019 - 20:39
Nghĩ từ chuyện 'hôi' hoa tươi
09/03/2019
TTO - Hình ảnh một số người dân chen lấn, xô đẩy để lấy hoa trang trí trên đường phố sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều khiến dư luận hết sức bức xúc, bất bình.
Hôi” hoa trang trí trên tuyến phố Kim Mã (Q.Ba Đình, TP Hà Nội) - Ảnh cắt từ clip
Những hình ảnh xấu xí này diễn ra không lâu ngay sau những ngày chúng ta dọn nhà sạch đẹp để đón khách và cũng nhận được những lời khen ngợi.
Chuyện giẫm đạp lên hoa tươi ở các công viên, vườn hoa để chụp ảnh, "hôi hoa" hay "cướp hoa" từng xảy ra nhiều lần, sau các sự kiện lớn, ở nhiều địa phương.
Điều này đi ngược lại tất cả mọi nỗ lực xây dựng hình ảnh đất nước yên bình, tươi đẹp, con người thanh lịch, mến khách và nâng cao vị thế của Việt Nam.
Hành vi tranh, cướp hoa còn xâm hại đến tài sản công cộng. Lần này, nhiều chậu hoa đẹp, có giá trị cao được trang trí cầu kỳ, rất tốn công sức chốc lát đã được mang đi mất.
Nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra, nhưng đến khi dư luận lắng xuống thì... thôi. Và chuyện xấu lại tái diễn.
Cần có những chế tài xử lý nghiêm khắc, đúng mức đối với hành vi phản cảm trên. Tổ chức, cá nhân quản lý các công trình này cần làm tốt hơn với cây, hoa sau sự kiện vì đó cũng là của công, không ai có quyền lãng phí hay tự ý khuân về nhà mình.
PHẠM VĂN CHUNG
Thanked by 2 Members:
|
|
#473
Gửi vào 13/03/2019 - 19:43
Tôi đã giành giật lại sự sống từ thảm kịch máy bay rơi ở Việt Nam
12/03/19
Annett Herfkens đang đón chờ những ngày mai tươi đẹp. Thế nhưng, tai nạn máy bay năm 1992 tại Khánh Hòa đã khiến bà mất tất cả, và phải bắt đầu lại cuộc đời ở tuổi 31.
Đắm mình trong biển Nha Trang xanh ngắt. Vi vu lượn phố bằng xe máy. Thả mình trong kỳ nghỉ lãng mạn cùng hôn phu.
Đó là những gì tôi mường tượng đang chờ đợi mình khi bước lên máy bay đi từ TP.H.C.M đến Nha Trang. Thế nhưng, những gì diễn ra chỉ chưa đầy một tiếng sau đó quá sức tàn khốc và hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi.
Mở mắt ra sau khi máy bay rơi, đập vào mắt tôi thấy là cái xác bất động của Willem, người bạn trai trong suốt 13 năm và lúc đó đã là chồng sắp cưới. Hóa ra, nỗi sợ không phải là khi máy bay đâm vào núi và rơi xuống. Nỗi sợ khủng khiếp nhất là khi tôi phải đối diện với sự thật: Tất cả mọi người đều đã chết, chỉ còn mình tôi sống sót và bị kẹt giữa rừng.
Người duy nhất sống sót
Đó là một ngày giữa tháng 11/1992, Willem và tôi dự định sẽ có một kỳ nghỉ lãng mạn ở một resort trên bãi biển Nha Trang xinh đẹp. Willem sắp xếp mọi thứ, tôi chỉ việc làm theo. Nhưng lúc nhìn thấy chiếc máy bay sẽ đưa chúng tôi đi từ TP.H.C.M đến Nha Trang, thực sự tôi không muốn bước lên chút nào. Tôi mắc hội chứng sợ bị giam giữ (claustrophobic) trong khi chiếc máy bay trông quá cũ và nhỏ.
50 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đột ngột hạ độ cao. Mọi người bắt đầu la hét, còn Willem quay sang nhìn tôi đầy sợ hãi. Tôi cảm nhận được động cơ tăng tốc. Rồi sau đó chúng tôi đâm vào đỉnh núi. Chiếc máy bay mất một cánh, lộn nhào vài vòng và cuối cùng rơi xuống ngọn núi bên cạnh, lật ngửa, gãy thành ba mảnh: buồng lái, thân, và cánh còn lại.
Tất cả tối đen. Tôi ngất đi.
Trạng thái khi tỉnh dậy còn đáng sợ hơn nhiều so với lúc máy bay lộn nhào và rơi xuống.
Những mường tượng về một kỳ nghỉ ngọt ngào tan biến. Xung quanh tôi lúc này chỉ là rừng rậm, xác máy bay và xác người.
Tôi mắc kẹt trong chiếc ghế, và bị một “người khác”, hay đúng hơn là xác người, đè lên. Bên trái tôi là Willem, đã chết.
Tôi quá sốc, và lại ngất đi một lần nữa.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình văng ra khỏi máy bay, nằm ở ngoài rừng. Người tôi đau ê ẩm. Chỗ nào cũng thấy đau. Những cành cây cào vào chân, côn trùng bu xung quanh vết thương đang chảy máu. Trong tay tôi là một đống tro tàn. Một vài người khác cũng thoát ra mé rừng như tôi, rên rỉ. Nhưng phần lớn hành khách đều vẫn kẹt trong thân máy bay.
Bên cạnh tôi lúc đó là một người đàn ông vẫn thoi thóp. Ông ấy nói được một chút tiếng Anh. Tôi tuyệt vọng cầu xin ông đừng chết, hãy ở lại với tôi. Nhưng rồi ông ấy nhắm mắt và ngừng thở lúc khoảng 10 giờ sáng. Không một tiếng động hay bất kỳ cử động nào đến từ 30 người khác trên chiếc máy bay.
Tôi là người sống sót duy nhất.
Mình không thể chết
Bản năng sinh tồn trỗi dậy. Dù sao, tôi vẫn phải sống. Và không còn cách nào khác ngoài chấp nhận sự thật, đối diện với nó và hành động.
Tôi có niềm tin mình không thể chết, mình có thể sống sót được. Trong 8 ngày bị kẹt ở rừng, tôi làm “điều đúng đắn” để sống sót: quan sát, tin tưởng và chấp nhận.
Tôi có một kế hoạch và hành động theo từng bước một. Đầu tiên là phải có nước. Tôi trữ nước từ nước mưa, uống nước mưa để cầm hơi. Rồi sau mỗi lần hoàn thành một việc gì đó, tôi lại tự khen mình. Trong hoàn cảnh đó, lạc quan và một chút hài hước là cần thiết.
Tôi dành thời gian cảm nhận vẻ đẹp của cánh rừng thay vì cứ u mê trong đống xác chết kia. Thiền tông (Zen) đã giúp tôi rất nhiều không chỉ trong việc chịu đựng nỗi đau vết thương thể xác. Nói nôm na là dùng cái tâm để điều khiển mọi sự mọi vật xung quanh, rồi đến cảm xúc và con tim.
Tôi ý thức được rất rõ những điều xảy ra với mình, không cố chống trả mà chấp nhận nó. Đó là sự thật, có chối bỏ hay lẩn tránh cũng chẳng ích gì.
Tôi cố nghĩ thật thoáng và hành động theo trực giác. Khi tâm trí bị giới hạn, những gì trong đầu bạn sẽ chỉ có chiếc máy bay gãy cánh, người chết, vụ tai nạn hay nói cách khác là nỗi sợ.
Tôi nghiệm ra khi bạn mở lòng, bạn sẽ tìm thấy tìm thấy đức tin và bình yên.
Đòn tra tấn tinh thần đối với người thân
Mỗi lần hay tin những chuyến bay gặp nạn, tâm trí tôi lập tức hướng đến nạn nhân và gia đình họ. Lo lắng cho những hành khách trên chuyến bay đó là một phần, nhưng phần lớn sự cảm thông lại dành cho gia đình nạn nhân.
Sốt ruột, bất an, đứng ngồi không yên, không biết người thân của mình đang ở đâu, tình hình như thế nào là những gì tôi có thể hình dung và thấu cảm được, từ chính những gì gia đình tôi và gia đình hôn phu đã từng phải trải qua.
Gia đình tôi khi hay tin mỗi người phản ứng một kiểu. Mẹ tôi lúc nào cũng nuôi hy vọng, trong khi bố thì tham gia vào cuộc tìm kiếm dù ông biết khả năng tôi sống sót là rất, rất nhỏ. Chồng tôi sau này, khi đó còn là đồng nghiệp, thì không muốn tin tôi đã chết; anh ấy thậm chí bay đến Việt Nam để tìm tôi.
Những gì gia đình tôi phải trải qua, có khi còn tồi tệ hơn những gì mình phải chịu đựng. Bởi tôi biết rõ điều gì đã xảy ra với minh, trong khi cha mẹ và người thân tôi thì hoàn toàn không.
Đó chẳng khác gì đòn tra tấn tinh thần với họ.
Vừa đón nhận tin tức về một thảm kịch hàng không khác ở Ethiopia, nếu có cơ hội, tôi thật sự chỉ biết khuyên người nhà nạn nhân rằng hãy cảm nhận nỗi đau bằng trái tim. Đừng tự mãi dằn vặt mình bằng những câu hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra?”, “Nếu như”, “Nếu không thì sao?”.
Cũng đừng cố trốn chạy khỏi sự thật là người thân của mình có thể gặp chuyện chẳng lành. Thay vì tự oán trách hay dằn vặt, thử liên hệ với gia đình nạn nhân khác xem sao. Hãy chia sẻ nỗi đau và mở lòng mình.
Khi được cứu thoát trở về, tôi nhận ra mình là nạn nhân nhưng cũng là thân nhân. Tôi được cứu sống nhưng lại mất người mình yêu và mất luôn cả tương lai phía trước. Tôi có một thời gian đau buồn trước khi bắt đầu lại cuộc đời ở tuổi 31.
Ngày ấy chưa có mạng xã hội như bây giờ, tôi phải xin số điện thoại của gia đình nạn nhân và liên lạc với họ. Tôi muốn cho thân nhân của những hành khách đi cùng chuyến bay biết chuyện gì đã xảy ra.
Góa phụ người Thụy Điển bật khóc khi nói chuyện với tôi; bởi bà dằn vặt mỗi đêm không ngủ được khi tưởng tượng ra nỗi đau chồng mình phải chịu đựng. Người cha của một hành khách người Anh cũng vậy; sau này tôi và ông trở thành bạn tốt của nhau.
Không bất hạnh nào là mãi mãi
Thật sự mọi thứ không quá tồi tệ. Tôi viết sách Turbulence: A Survival Story (192 Hours: Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh) kể về sự sống sót của mình trong 8 ngày sau khi rơi máy bay.
Tôi viết những dòng này cũng để cho mọi người thấy, thực ra không có gì là quá khủng khiếp như chúng ta đã hình dung.
Không có mất mát, bất hạnh hay nghịch cảnh nào là mãi mãi. Nó mãi ám ảnh cuộc đời mỗi người hay sẽ qua đi tùy thuộc ở chính chúng ta. Hãy mở lòng mình, đừng kháng cự cũng đừng tự trách mình kiểu dạng như “Điều đấy đã không nên xảy ra”, những việc như vậy tốn rất nhiều năng lượng. Đối diện với sự thật, nhìn vào mặt tốt đẹp của cuộc sống và chia sẻ nỗi đau với người khác đó là những điều tôi có thể khuyên.
Tai nạn hàng không có thể thảm khốc và làm chết nhiều người cùng một lúc nhưng di chuyển bằng máy bay vẫn là phương thức an toàn nhất. Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), năm 2017 không có hành khách nào thiệt mạng bởi tai nạn hàng không dân dụng. Trong một nghiên cứu của Đại học Northwestern University (Mỹ), trong 1 tỷ dặm di chuyển, đường bộ có 7,2 người thiệt mạng, trong khi hàng không là 0,07.
Biến cố chưa bao giờ buông tha bất kỳ ai và tôi chắc chắn cũng không ngoại lệ. Bạn cảm thấy sợ hãi vì lo lắng rằng điều tồi tệ nhất sẽ thành sự thật. Nhưng chỉ cần có niềm tin và hy vọng, hy vọng vào những thứ hiện hữu trước mắt, mở lòng và nghĩ thoáng ra thì mọi thứ sẽ ổn. Bình yên sẽ đến.
Tuy vậy, mỗi chúng ta không cần đến một biến cố kinh hoàng như một tai nạn máy bay để mới có thể thấu hiểu và thương yêu những người thân của mình hơn. Tình thương và sự tin yêu không cần biến cố hay tai nạn nào để hiện hình – chúng luôn ở đó, ở từng khoảnh khắc trong cuộc sống này.
Annette Herfkens
Biên dịch: Hà Phương
Thanked by 2 Members:
|
|
#474
Gửi vào 13/03/2019 - 19:56
13/03/2019
Lúc ra về, cậu con trai nói với bố trong sự uất nghẹn: "Bố đẻ ra con bố đánh con đi. Sao bố lại đánh mẹ?". Sau đó, cậu kéo tay mẹ và nói lớn: "Bỏ đi mẹ, về thôi, 3 mẹ con mình không còn quan trọng nữa rồi" khiến những người chứng kiến vô cùng xót xa.
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh 3 mẹ con bắt gặp bố chở “bồ nhí” đi chơi. Được biết, sự việc xảy ra ở Hà Nội.
Theo đoạn clip ghi lại, khi phát hiện bố chở bồ nhí đi chơi, 3 mẹ con đã dừng xe và yêu cầu bố và cô bồ xuống nói chuyện. Tuy nhiên, cô bồ sợ hãi nên cố thủ trong xe ô tô, còn người bố xuống xe nói chuyện trong sự bức tức.
Thấy người vợ hung hăng đòi mở cửa xe bắt cô bồ nhí xuống nói chuyện, người chồng liền chạy đến ngăn cản và to tiếng, thậm chí vung tay đánh vợ.
Thấy vậy, cậu con trai bức xúc chạy đến vừa khóc vừa lớn tiếng với bố trước sự chứng kiến của nhiều người, còn cô con gái út lúng túng không biết phải xử lý tình huống thế nào.
Sau đó, trong lúc tức giận, cậu con trai lớn đã nhặt cây gậy đánh golf đánh liên tiếp vào kính xe ô tô, chửi thẳng mặt cô gái đã phá nát hạnh phúc gia đình.
Cậu con trai (cởi trần) tức giận cầm gậy golf đập xe ô tô của bố, người mẹ (áo đen) ngăn cản ông chồng (áo đen) đánh con trai. Cô con gái (áo hồng) cùng chứng kiến vụ việc bố chở bồ nhí đi chơi. Ảnh cắt từ clip. Cuối cùng, cậu con trai liền quay sang nói với bố trong sự uất nghẹn: “Bố đẻ ra con bố đánh con đi. Sao bố lại đánh mẹ?”. Sau đó, cậu kéo tay người mẹ và nói lớn: “Bỏ đi mẹ, về thôi, 3 mẹ con mình không còn quan trọng nữa rồi” khiến những người chứng kiến vô cùng xót xa.
Ngay sau khi đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xảy ra xoay quanh câu chuyện đáng buồn của gia đình này.
Thành viên Mai Hưng bình luận: “Thấy thương 3 mẹ con lắm, thương nhất là 2 đứa trẻ, đang tuổi ăn tuổi chơi phải đi chứng kiến cảnh bố mẹ đánh chửi nhau, thấy tội nghiệp lắm”.
“Ông chồng quá đáng quá, vợ đẹp con khôn, gia đình ổn định rồi còn đổ đốn cặp bồ cặp bịch. Bây giờ lại làm tổn thương người đầu ấp tay gối và 2 đứa con khôn, tội lỗi để đâu cho hết”.
“2 đứa trẻ sẽ hình dung về người cha rất tệ hại, chưa kể sự việc này sẽ ám ảnh chúng về sau. Còn đâu hạnh phúc gia đình ngày nào, còn đâu tiếng cười, niềm vui của cha con, vợ chồng. Cứ nghĩ tới tiếng khóc uất ức của cậu con trai mà mình cũng xót lòng lắm”, Loan Nguyễn.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, vợ chồng cũng nên về nhà bảo nhau, nhất là không để 2 đứa trẻ can thiệp vào chuyện người lớn.
Theo Yến Nguyễn/Saostar
Thanked by 1 Member:
|
|
#475
Gửi vào 13/03/2019 - 20:11
Nhắc nhở HDV, du khách Trung Quốc không xâm phạm hiện vật bảo tàng Đà Nẵng
13/03/2019
Ngày 13.3, Bảo tàng Đà Nẵng (24 Trần Phú, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho biết đã nhắc nhở các hướng dẫn viên về việc không để du khách Trung Quốc tham quan bảo tàng xâm phạm hiện vật.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nữdu khách Trung Quốc trèo qua dây ngăn cách và ngồi lên hiện vật xe lôi để chụp ảnh lưu niệm, mặc cho đã có bảng cấm.
Bị nhắc nhở, nữ du khách này vẫn thực hiện xong bức ảnh mới rời xe và tỏ thái độ khó chịu. Những hình ảnh phản cảm này khiến dư luận bức xúc.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc cho hay, sự việc xảy ra vào chiều 12.3 khi một đoàn du khách Trung Quốc tham quan bảo tàng.
Chiếc xe lôi này được phục chế theo nguyên bản, trưng bày ở khu chuyên đề đô thị Đà Nẵng trước năm 1975. Trước đây, mặc dù đã có bảng không chạm vào hiện vật, nhưng nhiều du khách vẫn tựa vào xe chụp ảnh, do đó bảo tàng đã làm dây ngăn cách xung quanh.
“Tuy nhiên, bước hẳn lên xe ngồi chụp hình như vậy thì rất hiếm du khách hành động”, ông Thiện nói.
Trước các lo ngại về việc các hiện vật có giá trị bị xâm hại; giám đốc bảo tàng cho rằng các hiện vật gốc, quý đã được bảo vệ cẩn thận và khóa trong tủ kính, còn các hiện vật lớn như xe kéo, xe cổ, ghe bàu thì luôn có nhân viên của bảo tàng túc trực.
“Nhưng có lúc khách vào quá đông, hơn 500 người cùng lúc, nhân viên quán xuyến 1.000 m2 sàn mỗi tầng, nên việc giám sát có khó khăn, xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Chúng tôi đã nhắc nhở các hướng dẫn viên cũng như nhân viên tăng cường quản lý khách” - ông Thiện nói.
Hình ảnh du khách leo vào xe lôi để chụp ảnh
Ảnh: Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp
Sửa bởi tuphuongsg: 13/03/2019 - 20:09
Thanked by 1 Member:
|
|
#476
Gửi vào 14/03/2019 - 02:59
Xả súng ở trường học Brazil, 25 người thương vong
Vụ xả súng diễn ra tại một trường học ở Sao Paulo (Brazil) vào ngày 13/3, khiến ít nhất 8 người chết và 17 người bị thương.
Thủ phạm của cuộc tấn công là 2 thiếu niên (hiện chưa xác định được danh tính) bịt mặt. Hai nghi can này đột nhập trường Raul Brasil tại Sao Paulo vào khoảng 9h30 hôm nay (giờ địa phương) và dùng súng tấn công đám đông các học sinh.
Sau khi điên cuồng nã đạn, hai đối tượng đã tự sát tại chỗ. Theo thông kê ban đầu của nhà chức trách, vụ xả súng này khiến ít nhất 8 người thiệt mạng, 17 người khác bị thương.
Hiện trường vụ tấn công
Hiện nhà chức trách đang tiến hành điều tra làm rõ động cơ vụ tấn công của hai nghi phạm kể trên.
Theo báo chí Brazil, nhưng vụ xả súng ở trường học hiếm khi xảy ra tại đất nước này. Vụ việc rúng động nhất xảy ra vào năm 2011, khi 12 học sinh bị một cựu học sinh bắn chết ở Rio de Janeiro.
THANH HUYỀN
Theo RT
Sửa bởi Expander0410: 14/03/2019 - 03:00
Thanked by 1 Member:
|
|
#477
Gửi vào 14/03/2019 - 03:12
Ngày này năm xưa: Thảm sát trường học kinh hoàng nhất lịch sử Anh
Thomas Hamilton mang hai khẩu súng lục 9 mm và hai khẩu Magnum 357 đi vào trường tiểu học Dunblane. Chỉ trong chưa đầy 5 phút, hắn bắn chết 16 học sinh và một giáo viên.
Vụ thảm sát ngày 13/3/1996 đã đi vào lịch sử nước Anh bởi tính chất dã man và tàn bạo của nó, khiến các nhà chức trách nước này ban hành lệnh cấm sở hữu súng ngắn.
Hung thủ Thomas Hamilton khi đó 43 tuổi, là người ở địa phương. Ngày gây án, hắn lái xe vào bãi đỗ của trường lúc khoảng 9h30 sáng rồi cắt hết các đường dây điện thoại cố định để nạn nhân không thể liên lạc với cảnh sát.
Học sinh lớp 1 Tiểu học Dunblane và cô giáo - 29 nạn nhân của vụ thảm sát.
Đội mũ che mắt và bịt tai, hắn xông vào phòng thể dục của trường Dunblane, nơi có 29 em học sinh lớp 1 đang học thể dục với giáo viên Gwenne Mayor. Hamilton xả đạn liên tục từ 4 khẩu súng trên tay, giết chết 16 đứa trẻ, khiến 12 em bị thương nặng và chỉ duy nhất một học sinh may mắn chạy thoát. Cô giáo Gwenne bị bắn chết tại chỗ khi đang cố lấy thân mình che chắn cho học trò.
Các nạn nhân trong cuộc xả súng của kẻ sát nhân Thomas Hamilton.
Một người lớn và một học sinh từ bên ngoài cố ghé mắt vào phòng thể dục xem có chuyện gì liền bị Hamilton nổ súng. Sau đó, hắn rời phòng, bắn về phía thư viện và bước vào một lớp học di động, nơi học sinh đang nằm trên sàn theo hướng dẫn của giáo viên. Hamilton quay lại phòng thể dục, bỏ súng xuống, chọn một khẩu khác rồi tự bắn mình.
Động cơ của kẻ thảm sát đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Chân dung kẻ sát nhân Thomas Hamilton.
Hamilton, sinh năm 1953, là trợ lý cho một huynh trưởng hướng đạo sinh ở tuổi 20 nhưng sớm bị nghi ngờ về hành xử với các bé trai. Vì bị nhiều than phiền, hắn bị đuổi khỏi hội nên rất tức giận. Hamilton liên tục xin ở lại và viết nhiều thư phản đối gửi tới các nhà chức trách, cho rằng mình bị hại.
Cùng khoảng thời gian này, hắn sưu tập súng và tổ chức các câu lạc bộ nam sinh tập luyện các môn thể thao, bắn súng và gym. Lúc đầu rất đông học viên tham gia nhưng cư xử lạ lùng của Hamilton làm cho phụ huynh và con em họ xa lánh dần, khiến các câu lạc bộ phải đóng cửa. Có một số thông tin cho rằng Hamilton xin làm tình nguyện viên của trường tiểu học Dunblane nhưng bị từ chối.
Sau vụ thảm sát, cư dân ở Dunblane đã mở chiến dịch Snowdrop (Hoa giọt tuyết - loại hoa nở vào thời điểm đó) để đòi chính phủ sửa đổi luật dùng súng. Hơn 750.000 người đã ký vào đơn và một bức thư của người mẹ mất con đã được hai tờ báo lớn đăng tải.
Vào tháng 2/1997, Quốc hội đã thông qua luật cấm sở hữu tư nhân đối với các loại súng ngắn cỡ nòng trên 22, và đến tháng 11/1997, lệnh cấm áp dụng cho tất cả các loại súng ngắn. Bên cạnh đó, các yêu cầu an ninh đối với các câu lạc bộ bắn súng cũng được mở rộng.
- Theo vietnamnet -
Thanked by 1 Member:
|
|
#478
Gửi vào 14/03/2019 - 20:44
Đà Lạt xô lệch và những nỗi buồn của thành phố sương
Sự phát triển không đồng bộ, nhanh quá mức kiểm soát đã khiến cảnh quan và môi trường của thành phố Đà Lạt chịu nhiều mất mát, xô lệch trong thời gian gần đây.
Những nóc nhà xuyên thủng màn sương
Đà Lạt là đô thị mang vẻ đẹp tự thân. Vốn liếng của thành phố nằm trên cao nguyên Lang Biang là địa hình đồi núi, khí hậu mát lạnh với những rừng thông cổ thụ tĩnh mịch. Chính thế nên khi người Pháp khám phá ra vùng đất này đã thận trọng biến nơi đây thành một “thành phố thư nhàn”, gắn liền với thiên nhiên. Ý đồ đó đã để lại cho Đà Lạt một di sản kiến trúc độc đáo.
Kiến trúc là một phần giá trị to lớn của Đà Lạt, nhưng sự phát triển không đồng bộ trong suốt nhiều năm, thiếu kiểm soát chặt chẽ đã khiến những gì từng có của thành phố chịu nhiều mất mát, xô lệch.
Điều dễ thấy nhất là sự mai một của những biệt thự cổ. Theo thống kê sơ bộ, thành phố trước đây sở hữu hơn 1.500 biệt thự cổ, hiện tại chỉ còn khoảng 400 căn, với gần 200 căn trong số đó thuộc sở hữu tư nhân.
Biệt thự cổ đã ít, nay lại càng ít hơn. “Thành phố ngày xưa có tận 1.500 biệt thự, nhưng bây giờ thì chẳng còn lại bao nhiêu. Giờ đây khắp nơi khách sạn, hàng quán chen nhau, tiếc vô cùng”, ông Luân, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Chí Thanh chia sẻ.
Thành phố từng được xây dựng thành một thể thống nhất, hòa hợp với nhau, bây giờ đã bị chia tách. Đà Lạt phát triển hơn, người tứ xứ đổ về sinh sống, nhà cửa chen chúc nhau tranh từng kẽ hở của không gian. Diện mạo kiến trúc của Đà Lạt giờ đây chỉ còn những ô màu lẫn lộn.
Nhiều cung đường vốn đại diện cho nét đẹp Đà Lạt như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, ấp Ánh Sáng... cũng chịu cảnh xáo trộn do quy hoạch không đồng bộ, nhà biệt lập chen chúc với nhà liên kế, biệt thự cổ nằm xen lẫn với nhà phố, quán cà phê.
Hàng dài các khu trung tâm thương mại, tòa nhà phức hợp chức năng đã, đang được xây dựng như: Dalat Center (Chợ Mới Đà Lạt), Đà Lạt Travel Mall...
Tiến sĩ - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, người từng tham gia góp ý đồ án "Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, chia sẻ: “Dân số tăng nhanh và đô thị hóa là hai yếu tố gây áp lực nhất với việc giữ gìn những giá trị kiến trúc của Đà Lạt”.
Ngay trên con đường di sản Trần Hưng Đạo, nơi thông ôm ấp những biệt thự cổ, một tòa trung tâm thương mại trắng toát đã sừng sững chiếm mất một khoảng trời với mong muốn “thu Đà Lạt vào trong tầm mắt”.
Kiến trúc đã từng là một trong những giá trị tạo nên một Đà Lạt tinh tế, bí ẩn. Nhưng thời điểm hiện tại thì bản sắc kiến trúc một thời dần dần biến mất, Đà Lạt đang phải khoác lên mình một chiếc áo mới như biến mình trở thành một Sài Gòn nhỏ trên cao nguyên.
Đà Lạt là thương hiệu gắn liền với thiên nhiên hài hòa, khí hậu mát mẻ, cảnh quan thơ mộng và kiến trúc độc đáo, đó là những giá trị nền tảng của thành phố.
Nếu thiếu đi bất kỳ yếu tố nào, Đà Lạt cũng sẽ đánh mất bản sắc của chính mình. “Phần lớn trách nhiệm thuộc về các cấp quản lý. Với một thành phố như Đà Lạt, quy hoạch cần thận trọng, thực hiện quy hoạch cần nghiêm khắc, có như vậy mới giữ được bản sắc của nó”, KTS Nam Sơn phân tích.
Một ngày thành phố không còn buồn
Dân số Đà Lạt năm 2010 là 210.000 người, đến năm 2018 là gần 300.000 người. Lượng khách du lịch đến với thành phố ngàn hoa trong năm 2018 là hơn 6,5 triệu lượt.
Đà Lạt đang trở thành nơi mọi người tìm đến để gửi gắm những buồn vui của mình. Thành phố trên cao nguyên Lang Biang trầm lặng trước kia giờ luôn tấp nập bước chân người. Người ta nói tới Đà Lạt như một thứ trào lưu tân thời, cứ mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, ai cũng “trốn lên Đà Lạt”, chỉ mỗi Đà Lạt là không biết trốn đi đâu.
Một đô thị vốn dĩ được quy hoạch để chứa 150.000 dân giờ mở lòng đón nhận gấp đôi từng đấy, phải tính đến là hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm.
Thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Lâm Đồng năm 2018 cho thấy doanh thu từ du lịch của Đà Lạt là một con số mà bất cứ nơi nào cũng ao ước: gần 12.000 tỷ đồng. Thế nhưng đổi lại, Đà Lạt đang dần quá tải.
Du khách bây giờ đến Đà Lạt lấy đi những vẻ đẹp tự nhiên, trả lại khung cảnh tan hoang phiền não, nhìn đâu của các khu du lịch cũng thấy từng đụn rác nhỏ.
Chợ Đà Lạt luôn ngập rác sau mỗi tối tiệc tàn, rác chỏng chơ trên khắp cung đường thản nhiên như thể nó vốn dĩ phải ở đó.
Có một Đà Lạt ở trong văn chương, thành phố sương là điều gì đó mỏng manh cần chở che và khám phá. Nhưng giữa thời đại mà tiền được tính bằng giây, ngày càng hiếm những lữ khách mang theo lòng kiên nhẫn tìm hiểu sự bí ẩn, tinh tế của thành phố. Nhiều người đến rồi đi thật nhanh, bỏ lại sau lưng là rác.
Thói quen sống nhiều năm của gia đình bà Thu (65 tuổi, trú ở đường Phạm Hồng Thái, Đà Lạt) cũng đã nhiều đổi khác khi Đà Lạt phát triển hiện đại không ngừng: "Giờ cô không còn đi chợ buổi sớm nữa mà mua đồ siêu thị, tuần một lần thôi. Trước cô hay đi bộ chơi buổi tối nhưng giờ đông đúc quá nên chuyển sang đi buổi sáng".
Cụ Dũng 80 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt vẫn giữ được những thói quen suốt nhiều năm nay. Mỗi sáng bận một bộ vest được là cẩn thận, cụ chống gậy đi bộ dạo quanh thành phố rồi dừng chân ở cà phê Bà Năm. Quán cà phê lâu năm cụ ngồi giờ lúc nào cũng đông khách du lịch, nên cụ dậy sớm hơn để được ngồi yên tĩnh.
Trước sự thay đổi chóng mặt của Đà Lạt, cụ nhẹ nhàng chia sẻ: “Bây giờ, hiếm khi thành phố thực sự yên tĩnh nữa, sáng tối lúc nào cũng đông đúc, phát triển thì vui nhưng mà nhanh quá”.
Trong đề án Quy hoạch Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố sẽ nới rộng mình để gánh vác thêm nhiều trọng trách: Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm du lịch, nông nghiệp kinh tế của Tây Nguyên. Một lượng tiền lớn đổ vào Đà Lạt để nâng tầm vóc nơi đây trở thành một đô thị đảm đương nhiều trách nhiệm, nhưng bản tính Đà Lạt mất dần theo từng đồng tiền đầu tư biến đổi thành phố.
Ai đã mang rừng thông đi
Đã có những tháng ngày, Đà Lạt kiêu hãnh bởi vô số rừng thông cổ thụ. Đà Lạt và thông như chẳng thể tách rời. Nhưng giờ đây, thông ở Đà Lạt luôn phải sống trong trạng thái lo sợ. Thông phải nhường chỗ cho các dự án đồ sộ, bị thay thế bởi những homestay mọc san sát, “trả lại” không gian cho các ngôi nhà hay những quán cà phê liên tục xuất hiện.
Theo quy hoạch từ trước đến nay, nhà cửa không được xây dựng quá 3 tầng để không che mất ngọn thông. Nhưng dưới sự phát triển quá nhanh của Đà Lạt, cánh rừng thông nội đô ngày nào giờ chỉ còn trơ trọi lại vài cây lác đác xen lẫn nhà.
Tới cả những cánh rừng thông còn được cất giữ bên Hồ Tuyền Lâm giờ cũng đang trên ngưỡng cạn kiệt. Nhiều khu biệt thự, resort luân phiên xuất hiện, thông cũng “thuận theo lẽ” mà biến mất. Tiếng thông reo ở Tuyền Lâm bị lấn át bởi tiếng động cơ xe tải, tiếng chát chúa từ các công trình xây dựng.
Theo đề án quy hoạch hồ Tuyền Lâm (Quy hoạch chung Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm - thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt) một nửa diện tích ở đây sẽ được khai thác thành các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, resort, khách sạn... nửa còn lại là không gian mặt nước và quy hoạch để phát triển thành các khu du lịch sinh thái. Theo ước tính, để “biến đổi” khu vực hồ Tuyền Lâm, người ta phải chặt bỏ hơn 98.000 cây thông.
Thông còn “hy sinh” vì canh tác nông nghiệp, từ những ngọn đồi đầy thông, bây giờ đã thay thế bởi nhà kính, vườn rau. Những căn nhà kính nằm uốn lượn từ dưới thung lũng lên đỉnh đồi, và trơ trọi giữa mênh mông nhà kính ấy là vài cây thông còn sót lại.
Phía ngoại ô và vùng phụ cận của Đà Lạt, thông cũng bị triệt tiêu dần. Người dân đầu độc cánh rừng thông bằng nhiều biện pháp để lấy đất canh tác. Thông ở Đam Rông, Lâm Hà, Lạc Dương bị đổ thuốc trừ sâu, đỏ cháy từ gốc lên ngọn, trở thành gỗ xây chuồng bò, những khoảng đất ven rừng thì người nông dân chuyển hóa thành những rẫy cà phê, cao su.
Khuyết mất thông, Đà Lạt mất hẳn một phần hồn, tên gọi “thành phố ngàn thông” rồi cũng sẽ rơi vào quá vãng.
Chúng ta đã đánh mất một Sa Pa lặng lẽ, và đang lấy đi của Đà Lạt một nỗi buồn.
Hoàng Việt - Hoàng Quỳnh
Sửa bởi tuphuongsg: 14/03/2019 - 20:48
Thanked by 1 Member:
|
|
#479
Gửi vào 23/03/2019 - 20:17
Thêm một VĐV điền kinh Nga bị tước huy chương vì chuơng trình bảo trợ doping
23/03.2019
Aleksandr Ivanov nhận án phạt do bj phát hiện sử dụng doping - CHỤP MÀN HÌNH
VĐV điền kinh đi bộ Nga Aleksandr Ivanov vừa bị truất quyền thi đấu trong 3 năm và sẽ bị tước huy chương vàng tại Giải vô địch thế giới 2013 do bị phát hiện sử dụng chất cấm và được cho là nằm trong chương trình bảo trợ doping của quốc gia.
Theo Liên đoàn Điền kinh Nga (RUSAF), Ivanov sẽ bị thu hồi tất cả những tấm huy chương mà anh từng đạt được trong thời gian từ tháng 6.2012 đến tháng 8.2014. Hãng tin Reuters dẫn thông tin của RUASF cho biết Ivanov sẽ bị truất quyền thi đấu trong 3 năm, tính từ ngày 2.5.2017, ngày mà VĐV này bị đình chỉ thi đấu trong án phạt lần trước.
Ivanov sẽ bị tước huy chương vàng đi bộ 20km tại Giải vô địch thế giới năm 2013 REUTERS
Theo RUSAF, kết quả kiểm tra cho thấy máu của Ivanov có chứa những chất bất thường. Ivanov từng đoạt huy chương vàng nội dung đi bộ 20km tại Giải vô địch thế giới 2013 diễn ra ở Nga, sau khi vượt qua Ding Cheng của Trung Quốc và Miguel Angel Lopez của Tây Ban Nha.
RUSAF đã bị cấm tham dự các giải đấu quốc tế thuộc Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) từ năm 2015 sau khi Cơ quan phòng chống doping quốc tế (WADA) tung ra bản báo cáo cung cấp những bằng chứng về chương trình doping quy mô lớn được chính phủ nước này bảo trợ.
Tuy nhiên, IAAF vẫn cho phép một số VĐV Nga, trong số đó có cả nhà vô địch chạy vượt rào 110m thế giới 2015 Sergey Shubenkov, tham gia tranh tài với tư cách VĐV trung lập sau khi chứng minh bản thân trong sạch, không dính doping. Mới nhất, IAAF vừa quyết định duy trì án phạt trên đối với Nga do chưa tuân thủ những điều kiện đặt ra trong việc phòng chống doping của tổ chức này.
Tây Nguyên
Thanked by 3 Members:
|
|
#480
Gửi vào 24/03/2019 - 20:15
Lắt léo chữ nghĩa: Từ vảy tê tê đến giãy tê tê
24/03/2019
Từ điển 270 con vật của Nguyễn Ngọc Hải (Hà Nội, 1993) đã viết về con tê tê (ảnh) như sau:
Ảnh: ENV
“Còn có tên là xuyên sơn giáp, con trút, có tới 10 loài. Tê tê chỉ sống ở vùng nhiệt đới châu Phi và Đông Nam Á, toàn thân và đuôi phủ vảy sừng như ngói lợp, trừ phía bụng. Chúng sống ở rừng núi đất, chân có móng sắc để đào hang và ngủ trong đó ban ngày. Tê tê thiếu răng, mồm nhọn, nhưng có lưỡi dài và nước bọt quánh, lưỡi có thể phóng ra xa để bắt kiến, mối và ong...
Ở VN có thể gặp tê tê ở khắp các tỉnh miền núi và trung du. Mỗi con tê tê trưởng thành nặng từ 5 - 7 kg. Tê tê đẻ mỗi lứa 1 - 2 con vào mùa xuân. Con mới đẻ có vảy mềm, mắt nhắm trong 9 -10 ngày. Tê tê là loài có ích, thịt ngon. Vảy tê tê có tác dụng chữa nhọt, thông sữa, thông tiểu tiện, điều kinh phụ nữ. Mật tê tê dùng chữa bệnh hen suyễn. Trong đời sống, tê tê mẹ khi gặp nguy hiểm liền ôm con vào lòng rồi cuộn tròn người lại thành một “quả bóng” bằng vảy sừng cứng rắn bảo vệ con, khiến cho con thú hung dữ nhất cũng phát ngán mà bỏ đi.
Tê tê bắt mồi rất tài tình (...) khi gặp đàn kiến đương bò trên đất hay thân cây, tê tê thè lưỡi liên tục quét dọc theo đường đi của kiến (...). Nó có thể leo lên cây phá tổ ong. Khi ong lao tới đốt, nó chủ động giương vảy nhử cho ong vào, sau đó cụp vảy lại, rồi bò xuống đất giũ vảy và ăn ong chết”. (Sđd, tr.154).
Trở lên là phần dẫn ra để giới thiệu con tê tê và cứ như trên thì liên quan đến con vật này chỉ có thành ngữ vảy tê tê mà thôi. Còn giãy tê tê thì chẳng có liên quan gì đến nó. Vảy tê tê là kiểu vảy xếp thành lớp như ngói lợp. Nhưng ở trong nam nhiều người vì không hiểu được nghĩa gốc của thành ngữ này nên đã đồng hóa từ “vảy” với từ “giãy” trong “giãy giụa”, vì trước kia người bình dân trong Nam phát âm V và âm GI như nhau, đồng thời cũng không phân biệt hỏi ngã. Khi vảy bị đồng hóa với giãy thì trong nhận thức của người miền Nam tê tê cũng trở thành một từ dùng để miêu tả động tác giãy tương đương với đành đạch trong phương ngữ miền Bắc. Hiện tượng trên đây được ngữ học gọi là từ nguyên dân gian hoặc từ nguyên thông tục.
Ở đây xin kể thêm một chuyện vui vui. Trước đây khi chúng tôi lưu ngụ tại H.Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, có lần cậu con trai của chủ nhà đi làm thủy lợi ngắn hạn đã nói với tôi như sau: “Đi có mấy ngày, em chẳng cần ba lô, bốn bị gì cả, anh ạ!”. Trong nhận thức của cậu ta thì ba ở đây là số từ còn lô là một danh từ cùng trường nghĩa với những rương hòm, tay nải, va li... Vì vậy cậu ta mới ghép thêm bốn để đối với ba và bị để đối với lô mà tạo ra thành ngữ độc đáo cùng kiểu với năm cha ba mẹ, năm châu bốn biển, ba đầu sáu tay... Có ngờ đâu rằng ba lô là một từ phiên âm từ tiếng Pháp ballot, rằng ở đây, ba và lô chỉ là những âm tiết vô nghĩa.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
17 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 17 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












