Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#496 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/04/2019 - 22:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trương Vĩnh Ký - Thầy dạy chữ quốc ngữ đầu tiên

27/04/2019
TTO - Dù có rất nhiều ý kiến khác nhau về ông Trương Vĩnh Ký, song có lẽ không ai có thể phủ nhận rằng ông là người Việt đầu tiên "làm thầy giáo" chữ quốc ngữ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chân dung Trương Vĩnh Ký


Sách nầy để cho con trẻ mới vô trường, học những điều đại lược mà phá ngu. Hai nữa là để tập coi, tập đọc, tập viết tiếng An Nam trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ ràng...
Lời nói đầu của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong cuốn Vần quốc ngữ...
Chỉ riêng điều này, ông xứng đáng là "tiền hiền" trong số những người có công sáng tạo và phổ biến chữ quốc ngữ ở nước ta.
Pháp mở trường thông ngôn
Tháng 5-1862, sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, gồm Biên Hòa, Gia Định và Định Tường, phó đô đốc Charner đã ký lịnh thành lập Trường Thông ngôn (Collège des Interprèste) dạy hai thứ tiếng Pháp và quốc ngữ nhằm đào tạo thông ngôn cho quân đội viễn chinh.
Ngày xưa, trường được dân chúng và báo chí gọi là Trường Khải Tường, vì trường đặt trong khuôn viên chùa Khải Tường; và cơ sở đó nay là Trường Lê Quý Đôn.
Vì sao quân Pháp không sử dụng tiếng Pháp mà phải dùng cả chữ quốc ngữ ở Nam kỳ?
Thực tế, sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, quân Pháp phải dùng rất nhiều giáo sĩ Thiên Chúa để làm thông ngôn trong việc giao tiếp với dân chúng. Song không phải giáo sĩ nào cũng "hết mình" vì công việc. Một số thông ngôn đã lợi dụng công việc để truyền đạo.
Năm 1861, giáo sĩ Paulus Galy (tên Việt là Lý) được cử đến làm thông ngôn cho đồn Thuận Kiều đóng tại làng Thuận Kiều thuộc 18 thôn vườn trầu.
Đến năm 1863, không rõ công trạng làm thông ngôn của ông thế nào nhưng ông đã thành lập được giáo xứ Bà Điểm và lập nhà thờ sau chợ. Và cuối cùng vị giáo sĩ này trở thành chủ chăn ở giáo xứ Bà Điểm và rời bỏ công việc thông ngôn. Đó là một nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ hai là giới giáo sĩ Thiên Chúa lúc bấy giờ muốn "tham chánh" để chia sẻ quyền lực với quân đội Pháp. Đây là yêu cầu khó chấp nhận đối với giới quân đội.
Cuối cùng, một giải pháp trung dung được cả hai phía chấp thuận là "sử dụng chữ viết của công giáo ở Nam kỳ". Đó là chữ Annam viết bằng mẫu tự Latin, tức chữ quốc ngữ, chữ Việt ngày nay.
Trong suốt mấy trăm năm hình thành, chữ quốc ngữ, do chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn, luôn bị coi là thứ chữ "của người ngoại quốc" và chỉ phổ biến trong các nhà thờ và các xứ đạo Thiên Chúa.
Việc chánh quyền Pháp ở Nam kỳ chấp nhận cho phổ biến rộng rãi thứ chữ này là một bước đi quan trọng đối với các giáo sĩ. Và chính vì vậy Trường Thông ngôn ra đời.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Pháp in năm 1877 của Trương Vĩnh Ký
Vai trò của Trương Vĩnh Ký
Ngay khi Trường Thông ngôn thành lập, ông Trương Vĩnh Ký được mời làm giáo sư. Và ông trở thành người Việt đầu tiên làm thầy giáo dạy chữ Việt, một công việc không hề dễ dàng lúc bấy giờ. Và năm 1864, sau khi từ Pháp trở về, ông được bổ nhiệm làm giám đốc trường này.
Cái khó khăn đầu tiên là làm sao có được giáo trình một thứ chữ mới rợi đối với mọi người? Sau khi trở thành giám đốc, Trương Vĩnh Ký đã viết cuốn sách giáo khoa đầu tiên mang tên Ngữ pháp tiếng Annam (Abrégé de grammaire Annamite) in năm 1867.
Sau đó là hàng loạt sách giáo khoa như Chuyện tiếng An Nam và tiếng Langsa, Sách tập nói chuyện tiếng An Nam và tiếng Langsa, Phép lịch sự An Nam, Văn phạm tiếng An Nam, Chữ quốc ngữ và lịch sử An Nam...
Riêng cuốn Văn phạm tiếng An Nam đã dày 304 trang in. Sách giáo khoa của ông rất chi tiết, từ cách đánh vần cho tới những từ ngữ, các danh từ, động từ, tính từ... đều phân biệt chi tiết. Ví dụ "con ốc" là loài ốc nói chung, khác với "con ốc vặn" mà ta gọi là ốc vít. Còn con cò thì khác với cò súng, con ngựa khác với ván ngựa (bộ ván), con ngựa của cây đờn...
Sách của ông cũng dạy đặt câu sao cho trúng cách và phân chia từ thấp đến cao một cách có hệ thống và khoa học. Đây lại là công việc của một người quả là rất đáng nể!
Không chỉ viết sách dạy chữ, ông còn viết cả lịch sử, chuyển âm truyện thơ Lục Vân Tiên, Kiều, Trương Lương... cho học trò có sách để đọc tham khảo.
Trong lời nói đầu cuốn Vần quốc ngữ và lịch sử An Nam, ông viết: "Sách nầy để cho con trẻ mới vô trường, học những điều đại lược mà phá ngu. Hai nữa là để tập coi, tập đọc, tập viết tiếng An Nam trong chữ quốc ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ ràng...".
Ông đã làm thầy giáo trong suốt 22 năm kể từ năm 1864 cho đến năm 1886, thời điểm ông rời Sài Gòn ra Huế làm cố vấn cho vua Đồng Khánh theo đề nghị của toàn quyền Đông Dương Paul Bert.
Suốt thời gian này, ông có 9 năm trực tiếp ở các trường (từ 1864-1869 làm giám đốc Trường Thông ngôn, từ 1872-1876 làm giám đốc Trường Sư phạm) và đã viết khoảng 25 cuốn sách giáo khoa dành cho học trò học, trong số gần 200 tác phẩm của ông.
Đó là một số lượng rất lớn đối với một thầy giáo dạy chữ quốc ngữ trong điều kiện chưa có tiền lệ.
Thuở ấy, rất khó tìm được học sinh cho trường, do trong dân chúng truyền miệng nhau chữ quốc ngữ là thứ chữ của người ngoại quốc, học nó sẽ mất gốc hoặc bị Pháp bắt đi mất.
Ban đầu học sinh Trường Thông ngôn là lính Pháp, con em những người cộng tác với Pháp và con cháu của giới theo đạo Thiên Chúa. Về sau, để có học sinh, chánh quyền thực dân ra lịnh mỗi làng phải chọn một hay hai em trong lứa tuổi từ 10 đến 16 đi học.
Làng xã thường nhắm vào các gia đình có tiền của để bắt đi học, nên "kiếm người đi học mà như đi đánh giặc". Dù học nội trú, không tốn tiền, lại có tiêu vặt phí nhưng không mấy gia đình muốn con đi học. Sợ mất con, rất nhiều gia đình có tiền đã mướn người đi học thế.
Nghiệp làm thầy của ông Trương Vĩnh Ký để lại khá nhiều dấu ấn tốt đẹp. Một lớp khá đông học trò của ông, sau là những công chức mẫn cán của chế độ hoặc là những người có công lớn đối với nền văn học, văn hóa của nước nhà.
Nổi bật là các ông Trương Minh Ký (nhà báo, nhà văn, thầy giáo), Đặng Thúc Liêng (nhà báo, nhà văn), Nguyễn Khắc Huề (thầy giáo)...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một trang sách giáo khoa của Trương Vĩnh Ký


Trường quốc ngữ đầu tiên ở Sài Gòn
Trước đó, trường dạy tiếng Annam viết bằng mẫu tự Latin đã được giáo sĩ Puginier Phước thành lập đầu năm 1860 mang tên d’Adran (nay là khuôn viên Trường Võ Trường Toản và Trưng Vương) khi giáo sĩ này phụ trách Tiểu Chủng viện Sài Gòn.
Và giáo sĩ Puginier Phước cũng là người thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây và dạy chữ quốc ngữ cho các giáo dân ở đây, trong số đó có Trần Tử Ca và Trương Minh Ký.
TRẦN NHẬT VY

Thanked by 2 Members:

#497 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/04/2019 - 22:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những đứa con 'rơi' trên đường số 7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

t


27/04/2019


Mùa xuân năm 1975, trước tình hình chiến sự khốc liệt, hàng vạn người dân từ TP.Pleiku (Gia Lai) theo đường số 7 (bây giờ là QL25) chạy xuống Phú Yên. Trên đường chạy loạn, có hàng trăm đứa trẻ bị lạc gia đình...



Mùa xuân năm 1975, trước tình hình chiến sự khốc liệt, hàng vạn người dân từ TP.Pleiku (Gia Lai) theo đường số 7 (bây giờ là QL25) chạy xuống Phú Yên. Trên đường chạy loạn, có hàng trăm đứa trẻ bị lạc gia đình và trở thành những đứa con rơi, được người dân địa phương cưu mang, đùm bọc.
Đến nay, 44 năm sau cái ngày khói lửa đó, có nhiều đứa trẻ năm xưa đã tìm được gia đình. Nhưng còn đó những mảnh đời vẫn khắc khoải giấc mơ đoàn tụ với những người ruột thịt. Cũng có hàng trăm gia đình đang đỏ mắt tìm kiếm con em đi lạc năm xưa.
Hành trình đi lạc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã nhiều đêm mình mơ thấy mẹ, hình ảnh mẹ cứ chập chờn, hư ảo. Mình đã cố chạy thật nhanh đến bên mẹ, níu lấy áo rồi gào khóc thật to nhưng mẹ không quay lại. Mình cứ đuổi mãi, đuổi mãi nhưng chẳng bao giờ được thấy mẹ dù chỉ một lần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Anh Rơ Ô Sông Chúng tôi về thăm làng Biah (xã Ia Tul, H.Ia Pa, Gia Lai) vào một ngày tháng 3 nắng cháy. Trong chuyến đi lần này, chúng tôi muốn tìm hiểu hành trình tìm lại bố mẹ của những người con lưu lạc từ những ngày tháng chiến tranh.
Theo giới thiệu của các cán bộ xã, chúng tôi ghé thăm nhà chị Rơ Ô H’Tuynh, một trong những đứa trẻ đi lạc năm xưa. Nghe tiếng người lạ, chị H’Tuynh kéo cánh cửa chắp vá bằng mấy tấm ván mỏng bước ra chào rồi kéo khách vào nhà. Chị có nước da trắng, khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu nhưng già hơn hẳn cái tuổi 49 của mình. Điều đặc biệt là chị H’Tuynh chẳng hề biết tiếng Kinh nên chúng tôi phải nhờ một cán bộ xã phiên dịch.
Rót chén nước mát mời khách, chị bắt đầu kể về những ngày xưa cũ. Trước năm 1975, cha chị là lái xe cho các sĩ quan quân đội Sài Gòn. Đến tháng 3.1975, cha chị bỗng dưng mất tích không có liên lạc về cho gia đình. Vậy rồi mẹ chị gồng gánh thêm 4 đứa con vừa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vừa tìm chồng.
Khi đang di chuyển trên đường số 7, chiếc xe lam không may tông vào một gốc cây. Sau cú va chạm, chị H’Tuynh bị rớt xuống xe. Một xe Jeep của quân đội Sài Gòn đi ngang qua đã bế chị theo. Khi chiếc xe Jeep này đến tỉnh Phú Bổn (nay là TX.Ayun Pa, Gia Lai), những người lính trên xe nhận được lệnh quay lại. Vì vậy họ đem đứa trẻ 5 tuổi gửi cho một người đàn bà Jarai. Cũng từ đây chị bắt đầu hành trình lưu lạc.
Ở lại với làng

Lúc bấy giờ trong làng Biah có gia đình bà Rơ Ô H’Kut vì không có con gái nên đã nhận nuôi đứa bé đi lạc. Bà H’Kut đặt tên đứa trẻ ấy là H’Tuynh - nghĩa là nhặt được. Dù là con nuôi nhưng mẹ H’Kut yêu H’Tuynh lắm. Thế nhưng vì nhà nghèo nên H’Tuynh chẳng được đi học, chẳng được tiếp xúc với người Kinh, suốt ngày quanh quẩn trên nương trên rẫy hoặc đi sau đuôi con bò. Bởi vậy đến nay H’Tuynh không biết chữ và cũng không hề nói được nửa câu tiếng Kinh.

Bỗng một ngày H’Tuynh hỏi mẹ vì sao tên mình là “nhặt được”. Mẹ H’Kut biết chẳng giấu nổi nên đã kể lại toàn bộ sự việc. Ký ức của H’Tuynh ùa về, cô chợt nhớ ra tên mình là Nga. Thế nhưng đất trời rộng lớn, biết tìm mẹ ruột ở nơi đâu. Vậy nên H’Tuynh chỉ biết chôn chặt nỗi buồn.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô bé đi lạc ngày nào giờ đã thành mẹ. H’Tuynh đem chuyện mình kể lại cho những đứa con, mong rằng chúng sẽ giúp mẹ thực hiện nguyện vọng tìm lại người thân. Năm 2010, người con út của chị H’Tuynh đã gửi hồ sơ từ những ký ức góp nhặt của mẹ mình đến chương trình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Cũng bắt đầu từ đây có hàng chục người đến tìm, nhìn mặt H’Tuynh xong rồi lặng lẽ ra về. Mọi chuyện tưởng chừng chìm vào quên lãng cho đến một ngày tháng 3.2016, có 2 người phụ nữ đến trước bậu cửa nhà sàn chờ đợi. Họ đứng đó nhìn H’Tuynh ra mở cửa rồi vỡ òa trong nước mắt khi nhận ra em gái.
Sau khi xét nghiệm ADN và nhận được người thân của mình, H’Tuynh mới biết tên thật mà cha mẹ ruột đặt cho chị là Hồ Thị Nga. Mấy chục năm từ ngày mất con, gia đình chị vẫn không thôi hy vọng tìm lại. Nhận được gia đình, người thân, H’Tuynh theo họ về thăm nhà ở H.Đăk Đoa (Gia Lai) vài lần rồi trở về làng cũ.
Gia đình luôn thuyết phục H’Tuynh chuyển về H.Đăk Đoa cho gần chị gần em nhưng H’Tuynh không muốn đi, cái bụng nhớ làng, nhớ mẹ H’Kut lắm. Thương con, mẹ ruột chị cũng đành chấp nhận để chị toại nguyện và xem như con gái đi lấy chồng xa.
Chị H’Tuynh bảo: “Mình sống với người Jarai lâu quá rồi, quen với phong tục tập quán, giờ sống như người Kinh mình không làm được. Mỗi lần về nhà giỗ cha, mình chẳng biết làm gì, chỉ đứng nhìn các chị em nấu nướng. Mình cảm thấy lạc lõng lắm, không thoải mái, vậy nên mình quyết định ở lại với làng”.
Giấc mộng chập chờn

Chúng tôi tìm đến nhà anh Rơ Ô Sông, cách nhà chị H’Tuynh không xa, cũng là một trong những đứa trẻ đi lạc trong cuộc di tản trên đường số 7 năm ấy. Đón khách bên bậu cửa nhà sàn, người đàn ông mang họ Jarai nhưng máu thịt lại là người Kinh. Anh đứng trước mặt chúng tôi đầy vẻ khắc khổ, ánh mắt xa xăm và u uẩn.
Cuộc đời anh cũng chịu cảnh trôi nổi như nhiều đứa trẻ khác trong thời ly loạn. Tháng 3.1975, trong đoàn người di tản về Phú Yên, Rơ Ô Sông lúc đó mới chỉ là cậu bé 5 tuổi lững thững theo cha mẹ chạy loạn. Chạy đến chân một ngọn núi ở tỉnh Phú Bổn thì Rơ Ô Sông bị lạc bố mẹ. Cậu bé nằm đói lả bên một hồ nước.
Buổi trưa hôm ấy, khi không gian đã im bặt tiếng súng, người phụ nữ Jarai ở buôn Bíh B tên là Rơ Ô Tốt đi lấy nước thì nghe thấy tiếng trẻ khóc mỗi lúc một gần. Bà lặng người khi thấy bên đụn đất cạnh mép hồ, có một đứa trẻ đầu tóc, mặt mũi bám đầy đất cát. Người phụ nữ bế đứa bé về làng và nhận làm con nuôi.

Vậy rồi thời gian cứ thế trôi đi, cậu bé đi lạc ngày ấy chẳng còn một chút ký ức nào về cha mẹ đẻ. Đến cái tên của mình cậu cũng chẳng nhớ. Cùng ăn hạt cơm từ lúa rẫy, cùng uống cái nước ở sông Ba nhưng Rơ Ô Sông không giống với người con trai Jarai. Da trắng hơn, người cao hơn và đặc biệt là đôi mắt thì không thâm trầm, trong trẻo như mắt con trai Jarai.
Một ngày nọ, những người lớn trong làng mới buông lời trêu ghẹo: “Mày là người nhặt được, không phải sinh ra trong làng này đâu. Mày không phải con mẹ Tốt đâu”. Lúc ấy Sông giận lắm, nhưng chẳng biết phải nói thế nào, chỉ chạy một mạch về hỏi mẹ.
Người mẹ khi nghe đứa con trai hỏi dồn đành thú nhận đã nhặt được Sông trong thời loạn lạc. Từ đây Rơ Ô Sông bắt đầu hành trình đi tìm mẹ ruột, người thân đằng đẵng hàng chục năm trời. “Mấy chục năm nay tôi liên tục viết thư, với chỉ một nội dung vỏn vẹn tìm cha mẹ. Những lá thư ấy được gửi đi khắp nơi, để rồi lại chờ đợi trong vô vọng”, Rơ Ô Sông kể.
Rơ Ô Sông cũng đã nhiều lần viết thư gửi chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly trên VTV để tìm hy vọng gặp lại bố mẹ đẻ. Nhưng nhiều năm qua mọi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vẫn bặt tăm.

Anh kể rằng đã có hàng chục người đến tìm anh để nhận người thân, nhưng khi thử ADN xong họ lại lẳng lặng ra đi. Cũng có một số người vì thương cảm cho số phận của anh nên đã kết nghĩa anh em cùng giúp nhau tìm lại gia đình.
“Đã nhiều đêm mình mơ thấy mẹ, hình ảnh mẹ cứ chập chờn, hư ảo. Mình đã cố chạy thật nhanh đến bên mẹ, níu lấy áo rồi gào khóc thật to nhưng mẹ không quay lại. Mình cứ đuổi mãi, đuổi mãi nhưng chẳng bao giờ được thấy mẹ dù chỉ một lần”, anh Sông thở dài rồi ném ánh mắt buồn rười rượi ra ngoài khoảng sân nắng cháy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Anh Rơ Ô Sông (phải), một trong những đứa trẻ đi lạc trong cuộc di tản trên đường 7 vào năm 1975

Thanked by 1 Member:

#498 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/04/2019 - 21:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những nhân vật đầu tiên trong tiến trình chữ quốc ngữ - Kỳ 6: Nhà báo quốc ngữ đầu tiên

28/04/2019
TTO - Huỳnh Tịnh Của (1830-1908), người có tên đường ở phường 8, quận 3, TP.H.C.M và là tác giả bộ tự điển Đại Nam quấc âm tự vị vừa được tái bản lần thứ tư năm 2018.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tự điển Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của
Song điều rất ít người biết, ông là nhà báo viết chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Thông Hán tự, giỏi tiếng Pháp, Latin và chữ quốc ngữ
Huỳnh Tịnh Của còn gọi là Huỳnh Tịnh Paulus Của, hiệu là Tịnh Trai, bút danh là Paulus Của, sanh năm Canh Thân (1830) tại làng Phước Tụy, tổng Phước Hưng Hạ, tỉnh Bà Rịa (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu).
Là người theo đạo Thiên Chúa, năm 12 tuổi ông được sang học ở trường đạo Pinang (Mã Lai), thông Hán tự, giỏi chữ Pháp, Latin và chữ quốc ngữ. Khi lên đến chức thầy tư thì hoàn tục về quê cưới vợ. Trong đạo Thiên Chúa, để trở thành linh mục có sáu bậc, học hết bậc thầy sáu mới trở thành linh mục.
Năm 1861, ông ra làm thông ngôn cho Pháp. Năm 1865 ông làm chủ bút tờ Gia Định Báo. Năm 1873 ông làm việc tại phòng phiên dịch của Dinh Thượng thơ (Nha nội vụ), năm 1892 ông là ủy viên ủy ban cải tổ Trường Thông ngôn, có chân trong bán nguyệt san Revue Indochinoise, một tạp chí chuyên nghiên cứu về Đông Dương tồn tại từ năm 1893 đến 1925. Nhiều lần ông làm giám khảo trong các kỳ thi tuyển công chức. Ông được thăng hàm đốc phủ sứ năm 1881 và mất ngày 26-1-1908 tại Sài Gòn.
Gia Định Báo là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta, ra đời ngày 15-4-1865 do Ernest Potteau làm chánh tổng tài, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Công việc của ông là biên dịch tất cả những văn bản của chánh quyền ra chữ quốc ngữ, tổ chức trang báo, tổ chức nội dung và viết tin tức. Trong ba số báo được lưu lại tới ngày nay, chúng tôi đều thấy bài viết của ông dưới bút danh Paulus Của.
Xin chép nguyên văn vài tin với chữ quốc ngữ thời kỳ đó: "Tháng trước quan Thượng thơ có truyền cho quan Bố Sai phủ Saigon đi vào trong làng Bình Hòa Gò Vấp mà làm sổ, biên nam phụ lão ấu, biên sanh tử nghề nghiệp, ruộng đất, biên thử một ít làng cho quan trên đặng biết, chẳng phải có ý biên mà tấn thuế thêm hay là lấy vườn đất ai, mà có nhiều người nghi nan sợ hãi zấu đi, không muốn khai cho thiệt, trong nhà có nhiều người khai ít, ruộng đất nhiều khai chừng một đôi miếng mà thôi, sợ quan có lấy đất đi hay là có bắt người mà đem đi đâu, lại nghe có kẻ muốn đút tiền cho làng ăn cho được khai ít vậy, những người làm thế ấy thì đã mất tiền mà có khi lại mắt lấy tội zối quan, nào có ích gì, có làm sao mà phải làm đều zối trá như vậy..." (số 5 ngày 15-8-1865). "Tại Cần Giuộc, mới bắt đặng Huyện Đức là người của Quản Định cử để mà hay việc thâu thuế nội huyện Phước Lộc mà cấp cho quân giặc..." (số 6 ngày 15-9-1865).
Tuy nhiên, thời gian làm báo của ông dường như không lâu lắm. Không rõ thời kỳ 1869-1871, thời kỳ mà ông Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài, thì ông Huỳnh Tịnh Của còn làm việc ở Gia Định Báo không! Do không có những số báo từ năm 1866 đến 1870 nên chúng tôi chưa biết chắc. Song đến năm 1872 thì không còn thấy tên của Paulus Của nữa. Có thể từ những năm này ông đã chuyển sang làm công việc khác trong phòng thông ngôn của Dinh Thượng thơ.


“Muốn làm được như Huỳnh Tịnh Của đòi hỏi phải có sở học tốt, có khả năng về ngôn ngữ lẫn say mê ngôn ngữ, đồng thời phải thật yêu ngôn ngữ của dân tộc hết mực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện giải buồn - một trong các cuốn sách giúp học chữ quốc ngữ của Huỳnh Tịnh Của

Cổ xúy chữ quốc ngữ
Là một trong hai người Việt biết chữ quốc ngữ cộng tác với quân đội Pháp ở Nam kỳ, Huỳnh Tịnh Của luôn cổ động mạnh mẽ việc người Việt dùng chữ quốc ngữ, thứ chữ mà sau này chính người Pháp phải thừa nhận "đã trở thành vũ khí của người Việt", và cổ xúy cho văn hóa dân tộc.
Ngoài bộ Đại Nam quấc âm tự vị in vào hai năm 1895 và 1896, ông còn khoảng 25 tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ. Hầu hết những tác phẩm này đều chuyển ngữ từ chữ nho, Nôm sang quốc ngữ những tác phẩm văn học cổ hoặc sưu tầm các câu hát, chuyển tục ngữ, cổ ngữ... từ dân gian như Chuyện giải buồn, Tục ngữ cổ ngữ, gia ngôn, Quan Âm diễn ca, Gia Lễ, Chiêu Quân cống Hồ, Câu hát góp...
Song có lẽ gia tài đáng kể nhứt của ông chính là Đại Nam quấc âm tự vị. Bộ sách được chánh quyền bấy giờ tài trợ in ấn, với khổ lớn, 2 tập dày 1.200 trang in. Đây là cuốn tự điển chữ quốc ngữ và giải nghĩa bằng chữ quốc ngữ đầu tiên do người Việt viết.
Sự ra đời của cuốn sách này ngoài nhu cầu đương thời là "phổ biến chữ quốc ngữ", nhu cầu "tra cứu của các thông ngôn" còn có nhu cầu tự thân của tác giả nữa. Bởi không phải ai cũng có điều kiện làm tự điển và không phải ai cũng có thể làm tự điển và cuốn tự điển này đã chứng tỏ trình độ và tài năng của Huỳnh Tịnh Của.
Muốn làm được như Huỳnh Tịnh Của đòi hỏi phải có sở học tốt, có khả năng về ngôn ngữ lẫn say mê ngôn ngữ, đồng thời phải thật yêu ngôn ngữ của dân tộc hết mực. Chính điều đó đã giúp cho một công chức mẫn cán và có lẽ không có nhiều thời gian, đã làm được điều mà ngày nay nhiều người có điều kiện chưa chắc đã làm được.
Bộ tự điển đã giúp chúng ta giữ gìn được gia tài tiếng nói cổ xưa của tiền nhân ở đủ các lãnh vực từ thấp đến cao trong xã hội, đồng thời cung cấp một phần nào đó bộ mặt của xã hội Việt vào cuối thế kỷ 19. Chỉ riêng việc này thôi, Huỳnh Tịnh Của đã xứng đáng được tôn vinh là một trong những ông tổ có công phổ biến chữ quốc ngữ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Gia Định Báo - tờ báo Hùynh Tịnh Của làm chủ bút khi mới ra đời


Cuốn tự điển vượt trội
So với những cuốn tự điển trước đó do người Pháp viết (tự điển Bá Đa Lộc, tự điển Taberd) và những cuốn về sau này, Đại Nam quấc âm tự vị vượt trội hẳn. Đầu tiên là Đại Nam quấc âm tự vị chứa đựng một kho tàng chữ Nôm rất phong phú mà chưa quyển tự điển nào có được, bên cạnh đó là tiếng Hán.
Ngày nay, muốn học chữ Nôm chúng ta có thể tham khảo Đại Nam quấc âm tự vị. Đây là bộ tự điển Việt Nam đầu tiên giải nghĩa bằng tiếng Việt có cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong thời đại mà chữ nho vẫn còn thịnh hành (nhứt là ở miền Bắc và miền Trung), Đại Nam quấc âm đã quan tâm đến ngôn ngữ của người Việt và ghi chép hầu hết những tiếng Việt được sử dụng đương thời ở cả ba miền đất nước, dù tiếng Nam có trội hơn do tác giả sanh trưởng và sống ở miền Nam.
TRẦN NHẬT VY

Thanked by 2 Members:

#499 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/04/2019 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lái xe đi ngược chiều trên cao tốc bị tước giấy phép 5 tháng

28/04/2019
TTO - 12h20 ngày 27-4, hệ thống camera giám sát của Cơ quan quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ghi lại hình ảnh một ôtô hiệu Ford mang biển kiểm soát 30E-877.08 chạy ngược chiều về trạm thu phí quốc lộ 39 theo hướng đi Hải Phòng.

Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, phó trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền và điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an), cho biết một lái xe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vừa bị phạt 7,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 5 tháng.
Khi chiếc xe này di chuyển tới trạm thu phí quốc lộ 39, đơn vị quản lý đã ra tín hiệu cảnh báo. Tuy nhiên tài xế không chấp hành hiệu lệnh và tiếp tục đi lùi xe vào đường cao tốc rồi đi theo hướng Hà Nội - Hải Phòng.
Ngay sau đó, đơn vị quản lý cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã khóa thẻ đối với chiếc xe biển kiểm soát 30E-877.08; đồng thời cung cấp thông tin cho lực lượng tuần tra kiểm soát thuộc Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên tuyến cao tốc này.
Chiều 27-4, đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Phòng hướng dẫn công tác tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông đã mời ông Nguyễn Bá T. (34 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) là người trực tiếp điều khiển ôtô đi ngược chiều trên đường cao tốc lên làm việc.
Khi được xem lại hình ảnh và phân tích của cán bộ cảnh sát giao thông, ông T. thừa nhận mình là người điều khiển xe đi ngược chiều tại Km30 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Với hành vi này, ông T. bị phạt tiền 7,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 5 tháng.
Theo TTXVN

Sửa bởi tuphuongsg: 28/04/2019 - 21:26


Thanked by 1 Member:

#500 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/04/2019 - 21:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng Việt muốn vào Nhật phải đối xử tốt với người lao động

26/04/2019
TTO - Các nhà sản xuất Việt Nam muốn đưa hàng vào chuỗi siêu thị AEON cũng như xuất khẩu vào thị trường Nhật qua hệ thống này đều phải tuân thủ quy định phúc lợi cho người lao động.

Ông Ikeda, trưởng phòng quản lý chất lượng AOEN TopValu Việt Nam, khẳng định rằng "nếu doanh nghiệp vi phạm, dù hàng chất lượng cao cũng sẽ bị loại" khi trao đổi với 120 doanh nghiệp Việt Nam.
Họ đã trao đổi nhiều vấn đề tại hội thảo thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá, đồng thời kết nối với đại diện thu mua quốc tế của AEON Nhật Bản do Trung tâm Xúc tiến & đầu tư TP.H.C.M (ITPC) tổ chức ngày 26-4.
Ông Ikeda giải thích rõ quy trình bắt buộc này: các nhà thu mua từ siêu thị sẽ xuống kiểm tra nhà máy của các nhà cung cấp được chọn về mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường, đối xử với người lao động, không sử dụng lao động trẻ em... Điều này nhằm đảm bảo hàng hoá được lựa chọn tuân thủ pháp luật và phát triển bền vững.
Năm 2017, AEON đã xuất khẩu được 246 triệu USD hàng hoá Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tiếp tục có mức tăng trưởng 114% so với năm trước.
Theo ông Nishtohge Yasuo, tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam, trong số giá trị kim ngạch trên, gần 70% hàng Việt Nam được xuất khẩu là hàng dệt may với giá trị 139 triệu USD, còn lại là hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng gia dụng, thiết bị gia đình... của 2.625 nhà cung cấp địa phương.
Ngay tại hệ thống siêu thị này tại VN, các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chiếm 81%, rất nhiều thương hiệu Việt bán tốt nhờ thế mạnh am hiểu thị hiếu tiêu dùng.
Tuy nhiên, ông Shitani Yuichiro, tổng giám đốc AEON TopValu VVN, cho biết điểm yếu nhất của hàng VN là nguyên liệu đang bị phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nước ngoài.
Một yếu tố khác nữa là hàng Việt cần giữ được chất lượng ổn định khi bán hàng ở Nhật. Hiện nay, hàng VN chỉ có thể cạnh tranh về chi phí nhân công, đó không phải là cạnh tranh bền vững.
"Chúng tôi đang muốn chuyển nhà cung cấp Trung Quốc sang Việt Nam, có rất nhiều mặt hàng Việt Nam đang được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích và bán khá chạy như áo sơ mi. Từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 1 triệu sản phẩm này được xuất qua Nhật Bản. Nếu doanh nghiệp Việt Nam tự chủ được nguyên liệu thì sản lượng sang sẽ còn tăng cao hơn", ông Shitani Yuichiro nói.
N.BÌNH

Thanked by 1 Member:

#501 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/04/2019 - 21:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trương Minh Ký - Nhà văn viết chữ quốc ngữ đầu tiên

29/04/2019
TTO - Trương Minh Ký (1855-1900), bút danh Mai Nham, hiệu là Thế Tải, là người học trò nổi bật của Trương Vĩnh Ký.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Báo Nam Kỳ do Trương Minh Ký làm chủ bút

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

luôn bị cái bóng của thầy che mờ nên đời sau rất ít người biết về ông một cách đầy đủ.
Một người thông tuệ
Ông sinh năm 1855 tại Hanh Thông Xã (Gò Vấp) trong một gia đình buôn bán. Bảy tuổi, năm 1862, cũng là năm Nam Kỳ mất vào tay quân Pháp, ông mất mẹ. Cũng vì vậy mà ông được cha chăm sóc tốt, cho ăn học đàng hoàng.
Ông bắt đầu học chữ nho với cha và bà nội và học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với giáo sĩ Puginier Phước, người thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây cách nhà ông chừng hai cây số.
Là người cực kỳ thông tuệ nên Puginier Phước trước khi ra Bắc nhận nhiệm sở mới đã giới thiệu ông vào Trường Thông ngôn (Trường Khải Tường) ngay khi thành lập (tháng 5-1862). Và tại đó ông đã gặp thầy Trương Vĩnh Ký.
Năm 1872, ông ra trường và trở thành thầy giáo dạy chữ nho và chữ quốc ngữ ngay nơi mình đã học. Nối nghiệp thầy Trương Vĩnh Ký, ông trở thành một thầy giáo nổi tiếng và hai năm sau, năm 1874, ông được thăng hạng: "Trương Minh Ký, nguyên làm thầy giáo dạy giúp hạng ba lên hạng nhì, lương đồng niên ăn 1.400 quan tiền" (Gia Định Báo số 3 ngày 1-2-1874).
"Dạy giúp" là một thứ bậc trong nghề giáo thời ấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hai truyện văn xuôi đầu tiên đăng ngày 1-12-1881 trên Gia Định Báo của Trương Minh Ký
Năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ dân sự đầu tiên Le Myre de Vilers đã cử ông dẫn một đoàn học sinh gồm 11 em sang Alger du học bậc cao đẳng. Trong số 11 em này có một "em" sau này khá nổi tiếng trong giới thầy giáo lẫn báo chí là Diệp Văn Cương.
Diệp Văn Cương (1862-1929), đồng môn của Nguyễn Trọng Quản - tác giả cuốn truyện Thầy Lazaro Phiền in năm 1887, sau khi tốt nghiệp trở về làm giáo sư Trường Chasseloup Laubat (nay là Lê Quý Đôn) và từng là chánh tổng tài cuối cùng (1909-1910) của tờ Gia Định Báo.
Trong chuyến đi này ông Trương Minh Ký đã đi thăm Paris, khi trở về ông viết một du ký dài 2.000 câu bằng văn vần "Như Tây nhựt trình" (Nhựt ký đi Tây) in tại Sài Gòn năm 1889.
Sau chuyến đi, trở về ông được bầu làm ủy viên Hội đồng thành phố Sài Gòn và chuyển sang làm chủ bút tờ Gia Định Báo từ giữa năm 1881 đến năm 1896.
Từ năm 1897, ông làm chủ bút tờ báo tư nhân Nam Kỳ (còn gọi là Nam Kỳ nhựt trình) cho đến giữa năm 1900, báo đóng cửa. Tháng 8-1900, ông mất đột ngột ở tuổi 45. Trong năm 1889, ông được thống đốc Nam Kỳ cử làm phiên dịch cho phái đoàn Hoàng gia nhà Nguyễn do hoàng thân Miên Triện dẫn đầu đi dự hội chợ quốc tế tại Paris.
Trong chuyến đi, tại Paris, ông được hoàng thân Miên Triện ban cho cái tên "Thế Tải". Sau chuyến đi này về, ông xuất bản cuốn du ký Chư quấc thại hội dài 2.000 câu thơ song thất lục bát.


Nếu 16 năm làm chủ bút Gia Định Báo ông đã gieo mầm cho văn học Việt, thì chỉ ba năm sau cùng (1897-1900) làm chủ bút tờ Nam Kỳ, ông thể hiện rõ tài năng trong nghề báo.
Quá trình làm báo viết văn
Được đánh giá là người có kiến văn sâu rộng cả ba ngôn ngữ Việt, Pháp, Hán; ông làm thầy giáo dạy chữ quốc ngữ và chữ nho trong 8 năm.
Sau khi chuyển sang làm báo ông viết nhiều sách giáo khoa như Ấu học khải mông, Tập dạy học tiếng Phansa và tiếng Annam, Hiếu kinh diễn nghĩa, Pháp học tân lương, Quấc ngữ sơ giai, Tiểu học gia ngôn... và sáng tác, dịch thuật thơ truyện.
Cuốn sách 100 bài học tiếng Pháp (Pháp học tân lương) gồm bài giảng về từ ngữ, văn phạm tiếng Pháp và tiếng Việt mà ngày nay cũng có thể dùng được cho người muốn học tiếng Pháp.
Thời ông làm chủ bút tờ Gia Định Báo, tờ báo này chính thức trở thành công báo, hầu hết các trang báo đều đăng ròng các văn bản, nghị định... của chính quyền. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng Gia Định Báo thời Trương Minh Ký có hai thay đổi căn bản và rất có lợi cho việc tìm hiểu xã hội cuối thế kỷ 19.
Đó là phần Công vụ báo có đăng nguyên văn biên bản các buổi họp của Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (do vậy mà có khi báo tăng lên đến 20 trang). Đây là việc vô tiền khoáng hậu, bởi xưa nay các nhà chính trị không bao giờ muốn đưa những chuyện họ bàn bạc lên báo. Những phát biểu trong các buổi họp rất có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của họ và đôi khi để lại những di chứng không lành!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trương Minh Ký (người cầm gậy) chụp cùng phái đoàn Hoàng gia Huế dự Hội chợ quốc tế Paris 1889
Và ở phần Thứ vụ, Tạp vụ có dành một phần nhỏ cho những sáng tác văn học. Và đây là trang văn học đầu tiên trên báo chí quốc ngữ nước ta. Hai truyện ngắn văn xuôi Tên chăn bò và Thằng ăn trộm với con heo, viết lại theo nội dung thơ La Fontaine của Trương Minh Ký in trên số ra ngày 1-12-1881 là những truyện đầu tiên của nền văn học nước ta.
Với tiền lệ Truyện Kiều viết lại theo nội dung Kim Vân Kiều truyện bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân, thì hai truyện văn xuôi của Trương Minh Ký phải được coi là truyện sáng tác đầu tiên. Hai truyện này sau đó, năm 1884, được in chung với 128 truyện khác trong tập Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ của Trương Minh Ký.
Song ông cũng là một nhà báo tài năng. Nếu 16 năm làm chủ bút Gia Định Báo ông đã gieo mầm cho văn học Việt, thì chỉ ba năm sau cùng (1897-1900) làm chủ bút tờ Nam Kỳ, ông thể hiện rõ tài năng trong nghề báo.
Nam Kỳ là tờ báo tư nhân, do ông A. Schreiner, một doanh nhân, làm chủ. Tờ báo tuy chỉ sống có ba năm nhưng lại là một tờ báo "đúng nghĩa" so với các báo khác trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Mặt báo phong phú tin tức từ ngoài nước cho đến trong nước. Báo đã có mục giao lưu với bạn đọc xa gần và mức quảng cáo khá mạnh (8 trang trong số 16 trang). Đọc báo Nam Kỳ chúng ta có thể thấy được một phần nào đó xã hội thế kỷ 19, đặc biệt là xã hội Sài Gòn.
Báo này có rất nhiều sáng tác thơ văn và truyện dịch. Năm 1895, truyện Một ngàn lẻ một đêm được chuyển ra tiếng Pháp thì năm 1897 đã có bản dịch tiếng Việt trên Nam Kỳ. Để làm được tất cả những điều này, chủ bút Trương Minh Ký với bút danh Mai Nham đã phải mất rất nhiều công sức viết, dịch và lựa chọn các tin bài đưa lên mặt báo...


Vì sao?
Là nhà văn, nhà báo quốc ngữ lớp đầu tiên song Trương Minh Ký suốt 100 năm qua vẫn chưa được biết đến trọn vẹn. Với quá trình đóng góp cho chữ quốc ngữ và hoạt động báo chí văn chương, không hiểu vì sao ông bị xóa tên khỏi bản đồ đường phố Sài Gòn sau ngày 30-4-1975? Phải chăng vì ông là cháu họ của Trương Minh Giảng? Phải chăng vì ông luôn bị lầm lẫn với ông Trương Vĩnh Ký? Phải chăng vì ông cộng tác với Pháp?...
TRẦN NHẬT VY

Thanked by 1 Member:

#502 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/05/2019 - 20:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phạt 1 triệu đồng, tước giấy phép tài xế đi ngược chiều trên quốc lộ 1

30/04/2019
TTO - Chiều 29-4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định xử phạt 1 triệu đồng chủ xe khách biển số 36B - 029.22, tước giấy phép lái xe 2 tháng đối với tài xế chạy ngược chiều trên quốc lộ 1 chiều 28-4.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xe khách của nhà xe Tùng Lâm (Thanh Hóa) chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A - Ảnh: mạng xã hội
Trước đó, tối 28-4, trên Facebook xuất hiện clip ghi lại hình ảnh xe khách mang biển số 36B - 029.22 của nhà xe Tùng Lâm chạy ngược chiều trên quốc lộ 1 với tốc độ cao trong khi có nhiều xe đang chạy đúng làn đường.
Các xe đi đúng phần đường đã phải tránh chiếc xe khách đi ngược chiều để không xảy ra tai nạn. Địa điểm xe khách đi ngược chiều thuộc địa bàn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
Sau khi clip này xuất hiện, nhiều bình luận lên án hành động liều lĩnh, xem thường pháp luật và tính mạng hành khách, người và xe đi trên quốc lộ 1, đề nghị CSGT Thanh Hóa xử phạt nghiêm nhà xe và tài xế xe khách nêu trên.
Sáng 29-4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc xác minh, làm rõ vi phạm của nhà xe và tài xế xe khách.
Làm việc với CSGT Thanh Hóa chiều 29-4, tài xế Nguyễn Bá Nhật (39 tuổi, trú tại xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) - lái xe cho nhà xe Tùng Lâm - thừa nhận đã điều khiển xe khách chạy vào đường ngược chiều như clip phản ánh. Tài xế Nhật đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Chiều 29-4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt 1 triệu đồng đối với nhà xe Tùng Lâm, tước giấy phép lái xe 2 tháng đối với tài xế Nguyễn Bá Nhật; yêu cầu tài xế và nhà xe cam kết không tiếp tục vi phạm.
HÀ ĐỒNG

Thanked by 1 Member:

#503 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/05/2019 - 20:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vodafone thừa nhận tìm thấy 'cửa hậu' trong thiết bị Huawei

30/04/2019
Nhiều tháng qua, Huawei Technologies đối mặt với cáo buộc từ Mỹ về việc vi phạm lệnh trừng phạt Iran, ăn cắp bí mật thương mại từ đối tác kinh doanh và có thể cho phép Trung Quốc gián điệp nước ngoài thông qua thiết bị mạng.
Giờ đây, Vodafone thừa nhận với Bloomberg rằng họ tìm thấy nhiều lỗ hổng trong thiết bị do Huawei cung cấp cho hoạt động kinh doanh của nhà mạng tại Ý nhiều năm trở lại đây. Dù Vodafone cho hay vấn đề hiện đã được giải quyết, tiết lộ này vẫn có thể làm tổn hại danh tiếng biểu tượng sức mạnh công nghệ toàn cầu của Trung Quốc.
Nhà mạng lớn nhất châu Âu xác định cửa hậu ẩn trong phần mềm thiết bị Huawei, có thể cho phép hãng Trung Quốc truy cập trái phép vào mạng cố định của Vodafone ở Ý. Đây là hệ thống cung cấp dịch vụ internet đến hàng triệu gia đình và doanh nghiệp, theo tài liệu tóm tắt an ninh mà Vodafone đưa ra từ năm 2009 đến năm 2011.
Vodafone sau đó yêu cầu Huawei loại bỏ cửa hậu trong bộ định tuyến internet gia đình vào năm 2011, nhận được sự đảm bảo từ hãng Trung Quốc rằng vấn đề được khắc phục. Tuy vậy khi thử nghiệm thêm, hãng châu Âu nhận ra lỗ hổng bảo mật vẫn còn. Ngoài ra, họ còn xác định cửa hậu trong nhiều phần của mạng truy cập cố định được gọi là nút dịch vụ quang, chịu trách nhiệm chuyển lưu lượng internet qua các sợi quang, và bộ phận khác gọi là cổng mạng băng thông rộng, chuyên xử lý xác thực thuê bao và truy cập internet.

Cửa hậu, theo thuật ngữ an ninh mạng, là phương pháp bỏ qua các kiểm soát an ninh để truy cập vào hệ thống máy tính hoặc dữ liệu được mã hóa. Dù các cửa hậu có thể phổ biến trong một số thiết bị và phần mềm mạng vì nhà phát triển tạo ra chúng để quản lý sản phẩm, chúng có thể bị kẻ tấn công khai thác. Trong trường hợp của Vodafone, rủi ro bao gồm bên thứ ba có quyền truy cập vào máy tính cá nhân và mạng gia đình của khách hàng.
Năm ngoái và năm nay, khi bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc các vấn đề xoay quanh đến an ninh và gián điệp nhà nước, Huawei đều phủ nhận. Họ cho biết thiết bị của mình không có cửa hậu và doanh nghiệp không có nghĩa vụ gián điệp theo ý của Bắc Kinh.
Trong văn bản gửi Bloomberg, Vodafone cho hay hãng tìm thấy lỗ hổng với bộ định tuyến ở Ý vào năm 2011, làm việc với Huawei để giải quyết vấn đề trong cùng năm. Không có bằng chứng cho thấy dữ liệu đã bị xâm phạm. Hãng cũng xác nhận lỗ hổng với cổng mạng băng thông rộng do Huawei cung cấp tại Ý năm 2012 và vấn đề cũng được giải quyết cùng năm.
“Trong ngành công nghiệp viễn thông, không lạ khi các lỗ hổng trên thiết bị từ nhà cung ứng được bên thứ ba hoặc các nhà khai thác mạng xác định. Vodafone xem vấn đề an ninh, bảo mật cực kỳ nghiêm túc và đây là lý do vì sao chúng tôi kiểm tra độc lập thiết bị mà chúng tôi triển khai, phát hiện xem có lỗ hổng nào như thế tồn tại hay không. Nếu lỗ hổng tồn tại, Vodafone hợp tác với nhà cung ứng để nhanh chóng giải quyết”, Vodafone tuyên bố. Về phía Huawei, hãng thừa nhận các lỗ hổng được tìm thấy trong năm 2011, 2012.
Thu Thảo

Thanked by 1 Member:

#504 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/05/2019 - 21:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung Quốc đứng đầu về rót vốn FDI mới và nhập khẩu của Việt Nam

01/05/2019
Số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy nền kinh tế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 20,6 tỉ USD, giảm 2,6% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng, ước đạt 78,05 tỉ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Về thị trường hàng hoá nhập khẩu, 4 tháng,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,3 tỉ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 80,9%; máy móc, thiết bị tăng 28,5%; vải tăng 13,3%... Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản.
Về xuất khẩu 4 tháng, Mỹ đang là thị trường số 1 với kim ngạch 17,8 tỉ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ. Trong đó, điện thoại và linh kiện tăng 104,9%; giày dép tăng 9,4%; dệt may tăng 8,5%.
Tính chung, 4 tháng đầu năm 2019, ước tính nền kinh tế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

711 triệu USD, song con số này giảm rất mạnh so với 3,7 tỉ USD của 4 tháng năm 2018.
Liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài (FDI), từ đầu năm đến 20.4, Việt Nam thu hút 1.082 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký 5,34 tỉ USD, tăng 22,5% về số dự án, tăng 50,4% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số vốn đăng ký và cấp mới tăng thêm trong cả 4 tháng đạt hơn 7,4 tỉ USD. Vốn FDI thực hiện đạt 5,7 tỉ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 1,3 tỉ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

do quốc gia này đã triển khai dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR tại Tây Ninh, tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD.
ANH VŨ

Thanked by 1 Member:

#505 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/05/2019 - 20:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việt Nam vẫn đang dạy cái thế giới không còn dạy

03/05/2019
Tại buổi tọa đàm 'Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số' do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn vào chiều 2.5, nhiều ý kiến đã cho rằng Việt Nam hiện nay vẫn còn đang dạy cái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không còn dạy.
Kiến thức rất cũ và thiếu tính thực tế

PGS-TS Phạm Thế Bảo, giảng viên khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ nhiều tâm tư về việc dạy học tin học trong trường phổ thông hiện nay.
Ông Bảo nói: "Môt số giáo viên dạy tin học trường phổ thông cho tôi biết họ đang dạy môn ngôn ngữ lập trình Pascal, trong khi trên thế giới không còn nơi nào dạy chương trình này. Tuy nhiên họ không dám đổi chương trình, nếu đổi thì sẽ bị kỷ luật".

Cũng theo ông Bảo, sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin còn ngán môn lập trình trong khi chúng ta lại đưa vào dạy học sinh phổ thông như cơ sở dữ liệu, truy vấn dữ liệu... Điều này làm cho học sinh rất sợ môn học này.
Ông Bảo cho rằng cần có lộ trình và chính sách phù hợp với 2 môn học chìa khoá mở cửa công nghệ số là công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Ví dụ như ở Nhật Bản, học sinh lớp 2 bắt đầu học ngoại ngữ, lớp 4 bắt đầu học lập trình nhưng cách dạy của họ khác mình. "Chúng ta cần xem lại chương trình vì kiến thức chúng ta dạy đang rất cũ và thiếu tính thực tế", ông Bảo nhấn mạnh.

Giả bộ không thấy để các trường dạy cái mới

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.H.C.M, chia sẻ: "Có ý kiến phê bình đến thời điểm này trường học vẫn dạy ngôn ngữ Pascal nhưng nói thật có những thời điểm chúng tôi giả bộ như không thấy, không biết để các trường được dạy chương trình mới. Dù bỏ qua nhưng trong văn bản vẫn phải phê bình các trường chứ không thể làm khác quy định của Bộ".
Liên quan đến dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông, theo ông Hiếu, dù chương trình phổ thông mới đưa ngoại ngữ vào dạy từ lớp 3 nhưng TP.H.C.M đưa vào dạy lớp 1 từ 20 năm trước. Tuy nhiên hiện nay giáo viên người Việt dạy tiếng Anh trong trường học chỉ được phép trả 10% lương so với giáo viên người nước ngoài, khoảng 2,5-3 USD/giờ. "Chính vì vậy giáo viên ngoại ngữ của chúng ta, dù yêu nghề nhưng chấp nhận không dạy trong trường mà chuyển qua các trung tâm lớn và điều này rất khổ cho các trường", ông Hiếu tâm tư.

Trong khi đó PGS-TS Kiều Phương Chi, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng với cách kiểm tra, đánh giá như hiện nay thì chương trình phổ thông mới không đạt yêu cầu, ít nhất với môn toán.
"Hiện nay gần như chúng ta chỉ mới quan tâm đến chương trình và sách giáo khoa, không quan tâm tới kiểm tra đánh giá. Nếu như vậy rất khó thành công. Cần có kế hoạch về thay đổi kiểm tra, đánh giá", tiến sĩ Phương Chi đề xuất.
Hà Ánh

Thanked by 2 Members:

#506 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/05/2019 - 21:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lào, Hàn Quốc giảm giá điện cho dân ngày nắng nóng

30/04/2019

Với kết cấu giá đơn vị điện mới dự kiến sẽ có hiệu lực cho tới năm 2025, người dân Lào sẽ được sử dụng điện với giá thấp hơn, trang Vientiane Times đưa tin.
Chính phủ Lào xem xét giảm giá điện

Vừa qua, tại cuộc họp thường kỳ hàng tháng, nội các chính phủ Lào đã nhất trí về phương án xem xét lại kết cấu giá đơn vị điện nhằm giảm giá điện.
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Thủ tướng Lào, dự kiến kết cấu giá đơn vị điện mới, cho ra mức giá hợp lý hơn sẽ có hiệu lực tới năm 2025
Bên cạnh đó, cải thiện kết cấu giá điện cũng cân nhắc điều kiện để các nhà đầu tư trong ngành điện vẫn có lợi nhuận, duy trì bền vững việc đầu tư vào ngành này.
Trong cuộc họp thường kỳ tháng 4 do Thủ tướng Thongloun Sisoulith chủ trì, các thành viên nội các cũng đã nhất trí thông qua nghị định về việc tiết kiệm năng lượng, bảo đảm tiêu thụ điện hiệu quả, giảm chi tiêu vào điện và tác động tới môi trường.
Theo ông Franz Gerner, Trưởng nhóm Năng lượng, World Bank Việt Nam, giá điện tại Lào hiện đang ở mức 0,09 USD/kwh, thấp hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Philippines (0,19 USD/kwh), Thái Lan (0,11 USD/kwh), Indonesia (0,10 USD/kwh).
So với mức giá điện Việt Nam hiện hành (0,08 USD/kwh) giá điện Lào vẫn cao hơn khoảng 12%.
Hàn Quốc giảm giá điện tạm thời

Trước khi Lào đưa ra chính sách về điều chỉnh giá điện trong dài hạn, vào giữa năm 2018, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thực thi chính sách giảm giá điện tạm thời, để giảm tải gánh nặng tiền điện cho các hộ gia đình, nhất là các hộ có thu nhập thấp trong hai tháng nắng nóng cao điểm là tháng 7 và 8.
Theo Korea Times, điều chỉnh này đã tiết kiệm cho người dân khoảng 276,1 tỷ won (245,2 triệu USD), tương đương khoảng 20% tổng chi phí năng lượng cho mùa hè cao điểm.
Tại Hàn Quốc, hiện tại, các hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vẫn đang nhận được giảm giá 30% hóa đơn tiền điện mỗi năm. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã từng hứa sẽ lấy ý kiến của người dân và tham vấn Quốc hội để cải thiện hệ thống giá điện để tính giá khác nhau theo mùa và theo thời gian.
Trong khi đó tại Việt Nam, từ ngày 20/3/2019, giá điện đã tăng từ 0,074 USD/kwh lên 0,08 USD/kwh.
Giải thích về sự khác nhau và xu hướng tăng giảm của giá điện trên thế giới, vào tháng 3 vừa qua, ông Franz Gerner, Trưởng nhóm Năng lượng, World Bank Việt Nam đã phân tích: "Mỗi nước đều có tiềm năng về năng lượng và giá thành sản xuất điện khác nhau. Trong trường hợp Việt Nam, lượng điện có thể sản xuất từ các nguồn rẻ tiền như thủy điện, than, khí đã bị khai thác tới hạn. Tất cả sản lượng điện sản xuất mới từ than nhập khẩu và trữ lượng khí trong nước đều sẽ có giá thành cao hơn."
Ông cũng cho rằng việc tăng giá điện sẽ phản ánh đầy đủ hơn về chi phí sản xuất mà mọi người tiêu dùng có thể chi trả được, đồng thời bảo vệ nhóm có thu nhập thấp thông qua mạng lưới an sinh sẵn có.
THẢO AN

Thanked by 1 Member:

#507 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/05/2019 - 20:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khoan đục tháp Chăm treo bảng quảng bá du lịch: Không xin ý kiến lãnh đạo Sở

7/05/2019
Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho biết đã không xin ý kiến Sở Văn hóa Thể thao về việc khoan đục vào tháp Chăm để gắn ốc ít, treo bảng quảng bá du lịch.

Ngày 7.5, Giám đốc Bảo tàng Bình Định Đặng Hữu Thọ thừa nhận bảng quảng bá điểm đến của ngành du lịch Bình Định trên các tháp Đôi (ở P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn) và tháp Bánh Ít (ở xã Phước Lộc, H.Tuy Phước) là do Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định (thuộc Bảo tàng Bình Định) thực hiện.

Mục đích của việc gắn bảng quảng bá là để du khách có điểm chụp ảnh có câu slogan làm kỷ niệm, đồng thời giới thiệu cho du khách về tên tháp, giá trị mỹ thuật của tháp… “Ban đầu, chúng tôi định làm khung có 2 trụ ở hai bên nhưng thấy xấu nên mới cho anh em khoan mỗi đầu 4 cái lỗ nhỏ rồi gắn ốc vít vào tường tháp nhằm giữ bảng khỏi bị đổ”, ông Thọ nói.

Ông Thọ cho biết câu slogan gắn trên các tháp đã được Bảo tàng Bình Định xin góp ý của Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ và Sở Văn hóa Thể thao. Riêng việc khoan vào tháp là không xin ý kiến Sở Văn hóa Thể thao vì thấy đơn giản nên làm luôn.



TS Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, cho rằng đó là việc làm sai trái, một cơ quan bảo tồn di sản nhưng không hiểu nghĩ gì mới khoan vào di tích như vậy. Tháp Chăm ở Bình Định quá nổi tiếng rồi, ai cũng biết nên không cần đến những hình thức quảng bá như vậy.
Như Thanh Niên đã thông tin, từ chiều 5.5, nhiều người rất bức xúc, phản ứng gay gắt vì tháp Đôi và tháp Bánh bị khoan vào tường gạch, bắt vít sắt thép để gắn bảng giới thiệu tên di tích, quảng bá điểm đến cho ngành du lịch Bình Định. Đến sáng 6.5, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã cho tháo dỡ bảng quảng bá này.
BẢO THOA



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tháp Đôi bị khoan đục để gắn bảng quảng bá du lịch
ẢNH: BẢO THOA



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tường gạch tháp Đôi bị khoan đục để gắn ốc vít
ẢNH: BẢO THOA

Thanked by 2 Members:

#508 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/05/2019 - 21:30

Nghệ An yêu cầu trường trung học báo cáo vụ ‘ngày trở về của nhà báo quốc tế’

06/05/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao về buổi lễ tri ân hoành tráng của một người tên Lê Hoàng Anh Tuấn - xưng danh là nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ, tổng biên tập tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế, cựu học sinh khóa 1995-1998 tại Trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).

Theo thông tin được đăng tải trên một số tờ báo, tạp chí, sáng 27-2 Trường THPT Nghi Lộc 3 đã tổ chức buổi lễ "Ngày trở về" chào mừng một cựu học sinh khóa 1995-1998 THPT Nghi Lộc 3, được giới thiệu là nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn, tiến sĩ triết học danh dự từ Vương quốc Anh 2018, tổng biên tập tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế.

Tại buổi lễ, các em học sinh Trường THPT Nghi Lộc 3 được trực tiếp đặt câu hỏi, đồng thời lắng nghe những chia sẻ từ người này về con đường học tập và tinh thần cầu thị, luôn nỗ lực học hỏi, vượt qua mọi thách thức và hướng tới những giá trị nhân văn, tốt đẹp trong cuộc sống...

Tuy nhiên, sau khi báo đăng tải, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin, nội dung tố cáo liên quan tới nhân thân của người này, cũng như đặt ra nhiều nghi vấn về danh xưng "nhà báo quốc tế".

Sáng 6-5, tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 5 của tỉnh Nghệ An, ông Thái Văn Thành - giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An - cho biết sở đã yêu cầu Trường THPT Nghi Lộc 3 báo cáo vụ việc buổi lễ chào mừng cựu học sinh ngày trở về.
"Vì sự việc diễn ra ở sân trường, có đông học sinh tham gia nên chúng tôi yêu cầu nhà trường báo cáo hoạt động này có nằm trong chương trình dạy học, sinh hoạt hay không", ông Thành nói. Sau khi có thông tin, Sở GD-ĐT Nghệ An sẽ có báo cáo gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, cô Phạm Thị Tuyết Mai - hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 3 - cho biết việc trường cho tổ chức lễ tri ân của "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn tại trường là do người này trước đó đã gửi danh sách khách mời là những người có uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An… nên trường tin tưởng.

"Tấm phông và nội dung in trên tấm phông buổi lễ là do ông Tuấn mang đến. Lúc đầu tôi thấy tấm phông ghi chức danh nhiều, nhưng do có đoàn đại biểu từ trung ương và tỉnh nên trường cũng cho treo", cô Mai nói.

Theo cô Mai, vì ông Tuấn là cựu học sinh nên nhà trường cũng thấy vinh dự khi có học sinh trưởng thành, trở về trường để tri ân. Trước buổi nói chuyện có sự tham dự của hơn 1.200 học sinh toàn trường, ông Tuấn có chia sẻ với các em con đường học tập của mình. Buổi lễ chào mừng kéo dài chừng 45 phút.

Tại buổi lễ, một số đại biểu về dự tặng quà cho ông Tuấn, sau đó ông Tuấn tặng lại cho nhà trường kèm 20 triệu đồng vào quỹ khuyến học của trường.

Tuổi Trẻ Online đã liên hệ và đang chờ đợi câu trả lời chính thức từ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và Bộ Thông tin - truyền thông xung quanh sự việc này.

DOÃN HÒA


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh chụp ông Tuấn phát biểu tại Trường THPT Nghi Lộc 3 đăng tải trên tạp chí Mặt Trận - Ảnh chụp màn hình

Thanked by 1 Member:

#509 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/05/2019 - 19:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bó tay với 'đề xuất'

08/05/2019

Đã 1 tuần trôi qua nhưng dư luận vẫn chưa hết ồn ào xung quanh kiến nghị "tử hình phạm nhân bằng lá ngón để tiết kiệm ngân sách” của một cử tri ở Hà Nội.

Theo cử tri này, dùng lá ngón, hình phạt tự tử tù phải ăn, chỉ cần 11 lá ngón là thi hành án xong.
Đáng nói là những đề xuất “độc, lạ, chẳng giống ai” ngày càng nhiều. Ví như đề xuất “cấm các quán bán rượu bia không được có chỗ để xe cho khách” với lập luận nếu quán không có chỗ để xe, khách chỉ đi bằng phương tiện công cộng hoặc có người chở đến để giảm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của một luật sư.

Đặc biệt, những đề xuất ngược đời, vô lý từ các lãnh đạo, cơ quan nhà nước cũng không hề ít. Đầu tháng 3 vừa rồi, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã khiến báo giới tốn không ít giấy mực khi đề xuất “mất bằng lái phải thi lại toàn bộ để tránh tình trạng lợi dụng nhằm có thêm bằng lái thứ 2, 3”. Đề xuất của Bộ trưởng Thể vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân và các chuyên gia khi cơ quan quản lý công khai đẩy khó cho người dân.
Trước đó, đề xuất đổi từ thu phí thành thu giá cũng của bộ này đã phải rút lại vì sự vô lý đến tức cười của nó. Rồi mới hôm qua, dư luận lại không khỏi “giật mình” khi Bộ GTVT đề xuất đổi tên “trạm thu phí” thành “

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

”!?
Cuối năm 2018, dư luận cũng tá hỏa trước đề xuất “mặc đồng phục” cho khoảng 500 trụ sở xã - phường của Sở Xây dựng Hà Nội. Năm 2013, Bộ Y tế gây phẫn nộ khi đưa ra tiêu chuẩn “ngực lép không được lái xe”. Theo đó, vòng ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50 cc. Rồi quy định xe chính chủ của Bộ GTVT; chó mèo “chính chủ” của Bộ NN-PTNT để khống chế và loại bệnh dại; công chức thủ đô đám cưới không được quá 50 mâm...
Ngay lúc này, nhiều người lại choáng váng và khó hiểu trước đề xuất đánh thuế tiêu thụ điện thoại, nước hoa, mỹ phẩm của TP.H.C.M. TP.H.C.M lý giải đề xuất đánh thuế nước hoa và mỹ phẩm vì đây là sản phẩm cao cấp để điều tiết vào thuế thu nhập của những người có thu nhập khá. Còn điện thoại di động tuy là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin nhưng đánh thuế cũng để điều tiết một bộ phận dân cư thu nhập có thu nhập khá.

Thứ nhất, không phải ai dùng nước hoa, mỹ phẩm, điện thoại đều có thu nhập khá. Đây đều là những sản phẩm thông dụng trong đời sống người dân từ nhiều năm nay. Thứ hai, chúng ta có biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến. Thu nhập càng cao, nộp thuế càng nhiều. Còn chuyện “không nắm được kẻ trọc đầu” là chuyện của “nhà thuế”, không thể đánh đồng để đánh thuế tất cả người dùng mỹ phẩm, nước hoa, điện thoại di động hay dịch vụ thẩm mỹ.
Nên nhớ, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm mục đích điều hướng sản xuất, tiêu dùng vào các loại hàng hóa đó. Nói dễ hiểu hơn là hàng hóa, dịch vụ nào cần hạn chế tiêu dùng thì đánh thuế; đắt đỏ tự khắc người dân bớt sử dụng. Vì lẽ gì TP.H.C.M lại muốn hạn chế người dân sử dụng điện thoại, nước hoa, mỹ phẩm...? Hay chỉ là giải pháp để tận thu?
Vẫn biết chỉ là đề xuất, còn lấy ý kiến đóng góp, phản biện... nhưng đề xuất cũng phải dựa trên thực tế, có khảo sát chứ không thể “thích gì đề xuất đó”, nhất là với các cơ quan nhà nước. Có lẽ nên đề xuất đánh giá năng lực cho mỗi đề xuất vô lý, thậm chí ngược đời để hạn chế tình trạng này?
NGUYÊN KHANH

Thanked by 1 Member:

#510 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/05/2019 - 19:58

Đề nghị án tù cho 2 ngôi sao bóng đá Nga hành hung quan chức chính phủ

07/05.2019
Các công tố viên đã kêu gọi thẩm phán kết án các ngôi sao bóng đá Nga là Pavel Mamaev và Alexander Kokorin mức án tù lên đến 18 tháng trong phiên xét xử về các vụ hành hung người khác, trong đó có quan chức chính phủ nước này.
Mamaev - một tiền vệ của CLB Krasnodar, và tiền đạo Kokorin (CLB Zenit Saint Petersburg) đang bị xét xử ở Moscow sau khi họ tấn công hai quan chức chính phủ trong một quán bar ở thủ đô nước Nga trong một đêm say xỉn vào tháng 10 năm ngoài. Theo điều tra ban đầu, 2 cựu tuyển thủ Nga cũng đã đánh một tài xế trong một bãi đậu xe vào cùng một buổi tối.
Theo Hãng tin Interfax, trong phiên xét xử hôm 6.5, công tố viên Svetlana Tarasova đề nghị Kokorin phải chịu mức án phục vụ 1 năm và 6 tháng tù, còn Mamaev là 1 năm và 5 tháng tù. Tuy nhiên, theo báo giới Nga, các thẩm phán thông thường không tuyên án mức án cao hơn yêu cầu của các công tố viên.
Cả hai cầu thủ trên đều là những ngôi sao của tuyển Nga, trong đó Kokorin lần cuối khoác áo tuyển quốc gia vào cuối năm 2017, còn Mamaev được gọi lên tuyển lần cuối vào năm 2016. Cặp đôi này đã thực hiện một loạt vụ hành hung vào ngày 8.10 năm ngoái sau khi tàn cuộc chơi ở Moscow.
Họ tấn công tài xế của một người dẫn chương trình truyền hình và làm hỏng chiếc Mercedes của cô này. Người lái xe phải nhập viện với thương tích và một cuộc điều tra tội phạm đã được tiến hành. Sau đó, 2 cầu thủ có máu côn đồ bị phát hiện trên một đoạn video hành hung 2 quan chức Bộ thương mại Nga trong một quán cà phê ở Moscow. Trong đó, một trong những quan chức bị tấn công là Denis Pak - một người gốc Hàn Quốc, đã bị đánh bằng ghế khi đang ăn.
Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ ở Nga, đặc biệt là Mamaev và Kokorin từng bị chỉ trích về màn ăn mừng trác táng ngay sau thời điểm tuyển quốc gia bị loại khỏi EURO 2016. Liên đoàn Bóng đá Nga đã đình chỉ thi đấu cặp đôi này vào tháng 7.2016 sau khi một video xuất hiện từ một hộp đêm ở Monte Carlo, trong đó Mamaev và Kokorin bị cáo buộc đã chi đến 258.000 euro cho cuộc tiệc tùng trác táng ở thời điểm tuyển Nga vừa thất vọng chia tay EURO 2016 với thành tích tệ hại.

Tây Nguyên



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

15 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 15 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |