Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#121 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 21:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giới công nghệ Mỹ từ chối mã nguồn cho Trung Quốc
  • 07/12/2016 08:42 GMT+7


TTO - Microsoft, Intel và IBM là ba trong số những tập đoàn Mỹ đang phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc về quy định tiếp cận mã nguồn các phần mềm và sản phẩm công nghệ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tập đoàn Microsoft đã mở một trung tâm minh bạch ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Softpedia
Theo trang tin Softpedia dẫn nguồn tập đoàn Microsoft cho rằng, việc cho phép tiếp cận mã nguồn hoàn toàn mâu thuẫn với ý tưởng nâng cao độ bảo mật. Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ khác khẳng định cách làm này trên thực tế chỉ khiến sản phẩm của họ dễ bị tấn công hơn trước các đối thủ hoặc tội phạm công nghệ.
Được biết, Ủy ban Kỹ thuật 260, Cơ quan tiêu chuẩn an ninh mạng quốc gia Trung Quốc, đơn vị đang thúc đẩy thực thi những điều luật mới yêu cầu các tập đoàn công nghệ phải cung cấp mã nguồn của họ khi hoạt động tại Trung Quốc.
Các điều luật mới của Trung Quốc liên quan tới việc yêu cầu các tập đoàn công nghệ nước ngoài phải cung cấp mã nguồn phần mềm và các sản phẩm công nghệ của họ sẽ có hiệu lực từ tháng 6-2017.
Trong khi đó, tập đoàn Intel lý giải việc cung cấp mã nguồn có bản quyền "sẽ làm tổn hại tới tiến bộ công nghệ và giảm đi mức độ bảo mật của các sản phẩm".
Tập đoàn Microsoft cho biết bản thân tập đoàn này cũng đã từng thành lập một Trung tâm minh bạch tại thủ đô Bắc Kinh. Tại đó, Microsoft cho phép các bên quan tâm có thể tìm hiểu về mã nguồn của họ.
Tuy nhiên tập đoàn này nhấn mạnh, việc chia sẻ mã nguồn chỉ gây tổn thất cho khả năng bảo mật và khiến các sản phẩm của họ đối mặt với nhiều nguy cơ hơn.
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc tìm giải pháp để có thể truy cập vào mã nguồn của các sản phẩm do những tập đoàn nước ngoài phát triển.
*

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đầu năm nay, tập đoàn Apple cho biết chính phủ Bắc Kinh đã đề nghị Apple chia sẻ mã nguồn của hệ điều hành iOS, tuy nhiên tập đoàn này đã từ chối.
Luật sư của Apple, ông Bruce Sewell cho biết: "Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu chúng tôi. Chúng tôi đã từ chối. Tôi muốn nói rõ về vấn đề này. Chúng tôi không cung cấp mã nguồn cho chính phủ Trung Quốc".
Trước đó từng có những cáo buộc nói rằng Apple chấp nhận cung cấp mã nguồn của hệ điều hành iOS cho chính phủ Trung Quốc để đổi lấy những điều kiện nới lỏng hơn trong việc tiếp cận thị trường công nghệ hấp dẫn của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Mặc dù Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thúc đẩy việc thực thi những quy định an ninh mạng mới sẽ thúc ép những tập đoàn kiểu như Microsoft hay IBM phải chia sẻ mã nguồn có bản quyền, tuy nhiên giới quan sát và phân tích cho rằng, các tập đoàn này cũng không thể phản ứng quá gay gắt và hẳn nhiên họ cũng sẽ không đe dọa từ bỏ thị trường này khi những luật mới đó chính thức có hiệu lực.
Trung Quốc vẫn đang tiếp tục là một trong những thị trường công nghệ lớn nhất thế giới và tất cả các tập đoàn đều muốn tận dụng tốt cơ hội ở đây. Tuy nhiên cuộc tranh cãi giữa các tập đoàn công nghệ và Bắc Kinh chắc chắn sẽ chưa chấm dứt, nhất là khi hạn chót tháng 6-2017 đã sắp tới.


D. KIM THOA

#122 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 12:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mafia Trung Quốc lộng hành ở châu Mỹ Latin

11:05 AM - 11/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Buôn người, tống tiền và buôn bán ma túy là những thủ đoạn kiếm tiền phổ biến của các băng nhóm tội phạm Trung Quốc ở châu Mỹ Latin.
Hồi cuối tháng 11.2016, cảnh sát Argentina bắt giữ người đứng đầu Ủy ban Nhập cư quốc gia của nước này là Leonardo Javier Rende cùng 2 công dân Trung Quốc trong đợt truy quét các băng nhóm tội phạm tại thủ đô Buenos Aires và những vùng lân cận. Ông Rende bị cáo buộc nhận hối lộ để tiếp tay cho đường dây buôn người do tổ chức tội phạm Trung Quốc khét tiếng với cái tên Tỳ Hưu.
Vụ bắt giữ cũng hé lộ quy mô hoạt động phạm pháp cũng như sự xâm nhập các cơ quan nhà nước của băng nhóm này, theo InSight Crime, tổ chức chuyên về điều tra, phân tích băng nhóm xã hội đen ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe.
Hoành hành
Theo trang tin Infobae, trong quá trình điều tra Tỳ Hưu, cảnh sát Argentina phát hiện nghi phạm Rende có gần 30 cuộc điện thoại với một người trung gian làm việc cho băng nhóm này. Đáng chú ý, hồi tháng 5.2016, lực lượng chức năng giải cứu 8 phụ nữ Trung Quốc được cho là nạn nhân của đường dây buôn người. Sau đó, giới chức Argentina khẳng định có bằng chứng cho thấy Rende âm mưu giao những phụ nữ này cho Tỳ Hưu dưới vỏ bọc là “trả tự do” cho họ.
Đây là trường hợp đầu tiên một quan chức cấp cao của Argentina bị phát hiện câu kết với băng nhóm tội phạm Trung Quốc. Infobae dẫn lời các nhà điều tra cho biết đợt bắt giữ mới nằm trong chiến dịch truy quét quy mô lớn mang tên “Chiến dịch đầu rồng” do cảnh sát liên bang phối hợp với các đồng sự ở Buenos Aires và Đại sứ quán Trung Quốc tiến hành.
Trong vòng 5 tháng, 40 nghi phạm đã bị bắt do tình nghi dính líu tới Tỳ Hưu. Trong số này, có tới 34 người nhập cư Trung Quốc không có giấy tờ tùy thân hợp lệ. Họ bị cáo buộc phạm nhiều tội ác như tống tiền, buôn bán ma túy và sở hữu vũ khí bất hợp pháp. Cũng trong “Chiến dịch đầu rồng”, nhà chức trách đã tịch thu 14 khẩu súng, 4 xe hơi, 3.700 USD tiền mặt cùng một số lượng lớn ma túy và điện thoại di động.
InSight Crime dẫn lời các chuyên gia nhận định Tỳ Hưu không chỉ là tổ chức tội phạm do người Trung Quốc điều hành lớn nhất ở Argentina mà còn là một trong những băng nhóm mafia bành trướng nhất ở châu Mỹ Latin hiện nay.
Theo giới điều tra, băng này sử dụng một tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp người Hoa để che đậy những hoạt động phi pháp, bao gồm bảo kê, buôn người và ma túy. Băng này đòi phí “đăng ký thành viên” ban đầu là 50.000 USD/doanh nghiệp và sau đó thu khoảng 3.600 USD/tháng. Những ai không tuân theo sẽ liên tục bị quấy rối, đập phá cửa hàng và hành hung. Giới tư pháp Argentina ước tính mafia Tỳ Hưu kiếm đến 1,5 triệu USD/tháng tiền bảo kê từ gần 300 siêu thị, cửa hàng của người Hoa ở Argentina.

Rồng đỏ
Kết quả điều tra cho thấy băng Tỳ Hưu là một trong những hạt nhân của mạng lưới tội phạm Trung Quốc được gọi bằng cái tên chung là Rồng đỏ với địa bàn hoạt động trải dài từ các nước Nam Mỹ đến tận biên giới Mexico - Mỹ. Theo InSight Crime, hỗn danh Rồng đỏ xuất phát từ chiến lược tống tiền điển hình, trong đó, các tay anh chị gửi thư cho chủ doanh nghiệp người Hoa đòi nộp tiền để được “bảo vệ”. Những người tuân phục sẽ treo một bức tranh vẽ hình con rồng Trung Quốc trước cửa nhà hoặc địa điểm kinh doanh để làm dấu hiệu cho thấy đã “hoàn thành nghĩa vụ”.
Mặt khác, do hoạt động ở xứ người và cũng chùn chân trước sự tàn bạo, thiện chiến của các tổ chức tội phạm khét tiếng trong khu vực, như Los Zetas và Sinaloa của Mexico hay Los Urabeños và Los Machos (Colombia), nên Rồng đỏ cố gắng tránh tranh giành quyền thống trị những lĩnh vực béo bở nhất như buôn người và ma túy. Thay vào đó, tội phạm Trung Quốc tìm cách bắt tay với các đường dây xã hội đen địa phương để cùng trục lợi bất chính.
Theo Infobae, châu Mỹ Latin là điểm trung chuyển quan trọng đối với những công dân Trung Quốc tìm cách vào Mỹ mà không cần thị thực. Với sự câu kết của tội phạm bản địa, mafia Trung Quốc ráo riết đưa người nhập cư Trung Quốc vào những quốc gia Nam Mỹ ven bờ Thái Bình Dương như Ecuador, Colombia và Peru rồi tiếp tục chuyển họ tiến về phía bắc bằng đường bộ, qua các nước Trung Mỹ như Mexico trước khi vào Mỹ.
Các nguồn tin từ giới công lực cho biết bọn xã hội đen thu 60.000 USD/người và lợi nhuận từ đường dây này có thể lên tới 750 triệu USD/năm.
Về ma túy, các băng nhóm Trung Quốc nắm được cung đường tuồn cocain và ma túy tổng hợp từ Peru và Panama đến châu Âu lẫn châu Á. Trong khi thị trường Mỹ vẫn do các tổ chức Mexico và Colombia thống trị nên Rồng đỏ tạm hài lòng với nguồn lợi từ việc cung cấp cho “đối tác” các loại hóa chất dùng trong quá trình sản xuất ma túy đá.
Hiện giới hữu trách ở các quốc gia châu Mỹ Latin đang nỗ lực hợp tác với Trung Quốc để triệt phá các băng nhóm mafia có nguồn gốc từ nước này. Bên cạnh “Chiến dịch đầu rồng”, cảnh sát Argentina cũng đã phát triển hệ thống chia sẻ thông tin với giới công lực Trung Quốc để điều tra tốt hơn hoạt động tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây là cuộc chiến dài hơi và cam go.
Lực lượng an ninh các nước vẫn chưa có nhiều nhân viên biết tiếng Trung Quốc trong khi đa phần người Hoa không dám tố giác vì sợ bị trả thù. Mặt khác, Giáo sư Evan Ellis, chuyên gia về châu Mỹ Latin tại Trường Chiến tranh lục quân Mỹ, nhận định với InSight Crime rằng sự bành trướng của tội phạm Trung Quốc trong khu vực là “hệ quả tự nhiên” khi tương tác thương mại và con người giữa châu Mỹ Latin và Trung Quốc ngày càng tăng.
Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và khu vực đã tăng 20 lần và không có gì ngạc nhiên nếu tội phạm Trung Quốc lợi dụng để vươn vòi bạch tuộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trùm sòng bạc Trung Quốc Jack Lam The Rappler Hồi cuối tuần, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đã ra điều kiện cho trùm sòng bạc Trung Quốc Jack Lam (ảnh) quay trở lại nước này làm ăn. Theo đó, ông Lam phải đóng thuế 10% như quy định chứ không phải 1% như trước đây và bảo đảm hoạt động đúng luật pháp.
Trước đó, chính Tổng thống Duterte ra lệnh bắt giữ Lam với cáo buộc đưa hối lộ và phá hoại nền kinh tế Philippines, theo báo The Rappler. Trùm sòng bạc này bị tình nghi tìm cách hối lộ Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre II và Chủ tịch Công ty quản lý kinh doanh cờ bạc và giải trí Philippines Andrea Domingo sau khi cảnh sát bắt hơn 1.300 công dân Trung Quốc làm việc trái phép tại tổ hợp công viên giải trí và sòng bạc Fontana do ông làm chủ ở tỉnh Pampanga. Tuy bác bỏ mọi cáo buộc nhưng ông Lam đã nhanh chóng rời khỏi Philippines vào cuối tháng 11, vài ngày trước khi lệnh bắt được công bố.
Jack Lam bắt đầu hoạt động trong các sòng bạc ở Manila vào cuối thập niên 1990 và đến nay ông được đánh giá là vượt qua hầu hết nhà đầu tư nước ngoài ở Philippines về doanh thu, độ bao phủ mạng lưới kinh doanh và tầm ảnh hưởng. Ông hiện còn là thành viên Chính hiệp (tương đương Mặt trận tổ quốc - NV) tỉnh Quảng Đông, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức cộng đồng Hồng Kông - Quảng Đông và Giám đốc Hiệp hội Hữu nghị hải ngoại Trung Quốc, theo The Rappler.
Văn Khoa

Sửa bởi tuphuongsg: 11/12/2016 - 12:23


#123 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 12:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bằng giả và những cái chết thật!

02:36 PM - 09/12/2016 Thanh Niên Online
Thông tin về 50 giáo viên tại các cơ sở đào tạo lái xe ở Đắk Lắk sử dụng bằng tốt nghiệp THPT và Bổ túc giả vừa bị phát hiện một lần nữa gióng lên hồi chuông khẩn thiết cảnh báo tình trạng đáng lo ngại.

Lâu nay, chuyện sử dụng bằng giả để công tác trong các nghành nghề, thậm chí thăng quan tiến chức vốn không còn là chuyện lạ ở Việt Nam. Hầu như ở lĩnh vực nào cũng có người sử dụng bằng giả để chui vào, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, việc dùng bằng giả được phát hiện trong một lĩnh vực đặc biệt: Đào tạo lái xe – một nghề đặc thù, liên quan đến an toàn giao thông, đến tài sản và tính mạng của con người.
Ai cũng biết, tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra hằng ngày, không có dấu hiệu giảm xuống mặc cho các cơ quan hữu quan đã cố gắng thực thi nhiều biện pháp. Nguyên nhân được chỉ ra khá nhiều: Do mật độ xe ngày càng dày đặc trên đường, do cơ sở hạ tầng xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu lưu thông, do xử phạt chưa nghiêm… nhưng ít ai chú ý đến chất lượng đào tạo lái xe ở các trường dạy lái. Tôi từng tham gia học bằng lái xe hạng B2 tại một cơ sở đào tạo lái xe tại Tây nguyên. Nhìn chung, giáo viên giảng dạy ở đây được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau, không đồng đều. Đa số là các tài xế từng lái xe nên “quen tay biết việc”, họ hợp đồng giảng dạy với nhà trường và hưởng thù lao dựa vào số lượng học viên mà họ mời vào học, hoặc trên số lượng học viên họ được phân công đào tạo. Vì vậy, khả năng sư phạm của họ thực sự rất hạn chế. Chuyện thầy vòi vĩnh quà của học viên, chuyện cãi nhau giữa thầy và trò, bỏ xe xuống đi bộ giữa đường vì không phục là chuyện thường xuyên xảy ra.
Hầu hết học viên học lái xe cuối cùng đều được cấp bằng, ai cũng có tâm lý, học để thi lấy bằng, còn kỹ năng điều khiển thì cứ mua xe lái vài tháng rồi sẽ quen tay. Vậy nên, tất cả những khiếm khuyết của thầy, của chương trình đào tạo đều được tặc lưỡi bỏ qua.
Chúng ta không ngạc nhiên khi những tai nạn hết sức thương tâm của người điều khiển ô tô khi kỹ năng chưa thuần thục, cả việc chạy ẩu phóng bừa của những tài xế được đào tạo qua loa bởi các giảng viên khiếm khuyết kiến thức. Hậu quả là con số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm không ngừng tăng lên. Đằng sau những người thầy sử dụng bằng giả là rất nhiều sinh mạng có nguy cơ đối mặt với cái chết. Chưa bao giờ việc quản lý chất lượng giáo viên ở các trường đào tạo lái xe lại đáng báo động như hiện nay. Người dân đang sắm ô tô ngày càng nhiều, lượng học viên ngày càng đông, các cơ sở lái xe cạnh tranh nhau bằng mọi biện pháp, kể cả việc tuyển bừa các tài xế thất nghiệp vào làm giáo viên.
Tai nạn giao thông sẽ vẫn còn diễn biến nghiêm trọng, nếu các cấp quản lý vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh đội ngũ giáo viên nhộm nhoạm tại các cơ sở dạy lái xe, ở Đắk Lắk nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.

Y Thiện Niê






* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một thầy giáo dạy văn ở một trường cấp 3 tại Đắk Lắk.

#124 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 12:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nga bị tố can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ

07:00 AM - 11/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Một điểm bỏ phiếu tại Illinois, nơi có dữ liệu cử tri bị tin tặc xâm nhậpNBC News
Tình báo Mỹ cho rằng Nga đã nhúng tay nhằm giúp ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Tờ The Washington Post ngày 10.12 loan tin cuộc điều tra của Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) cùng nhiều đơn vị tình báo khác của Mỹ cho thấy Nga “đứng sau” vụ phát tán thư điện tử mật của đảng Dân chủ, góp phần gây mất uy tín của bà Hillary Clinton ngay trước cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11.
Tin tặc Nga cũng bị tố xâm nhập dữ liệu hệ thống cử tri tại các bang Illinois và Arizona. Tờ báo dẫn lời một số quan chức tình báo cấp cao giấu tên nói các nhà điều tra đã nhận dạng được những cá nhân “có liên hệ với chính phủ Nga” cung cấp cho tổ chức WikiLeaks hàng ngàn bức thư điện tử đánh cắp từ hệ thống dữ liệu của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Clinton là ông John Podesta cùng nhiều người khác. Mục tiêu chính là giảm cơ hội vào Nhà Trắng của bà Clinton. “Nga muốn giúp ông Trump thắng cử. Đây là quan điểm chung của chúng tôi”, một quan chức cấp cao nói.
Theo nguồn tin của Reuters, tình báo Mỹ nhận định Nga tin rằng ông Trump có quan điểm thân thiện với Moscow hơn đối thủ và nếu ông trở thành chủ nhân Nhà Trắng thì hai bên sẽ dễ thương thảo hơn về vấn đề lệnh cấm vận của phương Tây nhằm vào Nga.
Tuy nhiên các quan chức CIA cũng cho biết chưa có bằng chứng cho thấy Điện Kremlin trực tiếp chỉ đạo đợt xâm nhập và phát tán tài liệu vừa qua. Mặt khác, giới tình báo cũng kết luận rằng nỗ lực can thiệp nói trên trong thực tế không có nhiều tác dụng đối với kết quả bầu cử. Ngày 10.12, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên CIA cho biết cơ quan này sẽ không chính thức bình luận về cuộc điều tra.

Cùng ngày, phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz thông báo Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh điều tra một loạt cuộc tấn công mạng được cho là do tin tặc Nga thực hiện ngay trước thềm bầu cử. “Tổng thống xem đây là vấn đề nghiêm trọng và chúng tôi cam kết bảo đảm tính liêm chính của hệ thống bầu cử Mỹ”, ông Schultz tuyên bố, đồng thời cho biết thêm ông Obama muốn nhận được báo cáo kết luận trước thời điểm chuyển giao quyền lãnh đạo cho ông Trump vào tháng 1.2017.
Nga lâu nay luôn cương quyết bác bỏ mọi cáo buộc tấn công mạng và can thiệp vào bầu cử Mỹ. Bản thân Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 10.12 cũng gọi những thông tin nói trên là “chuyện nực cười”. “Cứ mỗi lần tôi làm điều gì là họ lại nói “Nga đứng sau” hay “Nga can thiệp”. Tôi không tin là Moscow đứng sau các vụ tấn công. Thủ phạm có thể là Trung Quốc hay một gã tin tặc nào đó sống tại New Jersey”, tạp chí Time dẫn lời ông Trump nói. Danh Toại

#125 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 20:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có một tháng mười hai rất cũ

05:00 AM - 11/12/2016 Thanh Niên
Hồi nhỏ, tôi ở khu Hai. Là xóm biển và sát bên một cái chợ, có tên chợ Xổm.

Vào khoảng này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, quán xá. Nhạc ở mấy chỗ ăn chơi vốn đã ồn ã càng thêm rập rình. Người Mỹ thường tặng quà cho trẻ em vào dịp này ở sân nhà thờ, trường học, bệnh viện... Theo các tổ chức, hoặc quân sự hoặc dân sự cũng có. Mà mang tính gia đình hoặc cá nhân cũng có. Hình ảnh những ông tây bà đầm ngồi thụp xuống đất, ân cần và tươi tắn, trao quà cho bọn trẻ chúng tôi là rất thường. Cũng rất thường, cảnh tượng ném đồ hộp và bánh kẹo xuống lòng đường từ mấy chiếc xe cam nhông chở lính.
Xóm tôi cũng thế! Đồ Mỹ từ trong nhà ném ra và có khi, trúng cả vào người. Cho, như một cách bố thí kèm theo tiếng cười ngầy ngật hơi men của các cô gái làm tiền. Sao mà tôi căm ghét đến thế, những tiếng cười hùa. Và có lần, tôi đứng lại trước một căn nhà, trừng trừng, giương mắt phẫn nộ ngó vào. Có một ai đó níu nhẹ tay tôi, kéo đi với tiếng nói rất nhỏ: “Thôi mà con. Về nhà đi kẻo ba mẹ trông”.
Người nói với tôi câu ấy là cô. Cô, chẳng hề giống ai trong cộng đồng làm điếm của mình. Cô mướn riêng, một mình một nhà ở giữa hẻm. Mỹ đen, Mỹ trắng... ra vô. Nhà cô có mấy chậu cây kiểng đặt phía trước, mấy giỏ hoa treo trên hàng rào. Sáng sáng, đi học ngang qua thấy cô quét sân và tưới nước cho cây. Liếc xéo vô trong, thấy nhà cô rất ngăn nắp, sạch sẽ. Cô không mặc quần áo lòe loẹt, nói tục, đùm túm bạn bè, hút thuốc, uống rượu bia, chửi lộn. Cô đi chợ, nhẹ nhàng chào hỏi mọi người và rất hay cười khi gặp trẻ con.
Giáng sinh nào nhà cô cũng làm hang đá, có cây thông treo đầy thiệp với những gói quà nhỏ xinh. Và mấy ngày trước lễ, cô thường chặn mấy đứa nhỏ trong xóm lại để cho kẹo bánh, chocolate... Tôi đã bao lần lén nhìn cái cách cô trao quà cho từng đứa, từng đứa một. Sao mà nâng niu. Sao mà trìu mến. Cô đặt hộp kẹo, gói bánh vào tận lòng bàn tay người nhận. Và nói ngập ngừng như là có lỗi vậy: “Nhận cho cô vui nghen”. Tôi rất thích một loại kẹo có giọt rượu ở bên trong với lại chocolate nhân đậu phộng. Thích cái cách cô mở lòng bàn tay mình ra và đặt quà rồi siết nhẹ. Tay cô sao mềm và ấm lạ lùng. Thích câu cô nói bằng một giọng Nam bộ hơi đẽo đợt nhưng nhiều âm điệu.
Rồi, một ngày cô lặng lẽ rời khỏi cái xóm hỗn tạp và nhếch nhác ấy. Cô ra đi mang theo tuổi thơ tôi cùng những mùa Giáng sinh ấm và ngọt. Một cô gái điếm mà ngay cả tên, tôi cũng chưa kịp biết. Để bây giờ, càng lớn tuổi càng nghĩ nhiều về ngày xưa cũ, nhớ đến cô và thắc thỏm mỗi khi tháng mười hai trở lại.

Nguyễn Mỹ Nữ



#126 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 21:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


1000 vận động viên Nga ‘dính doping’



10/12/2016 02:42:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hơn 1000 vận động viên Nga gồm cả người giành huy chương Olympics dùng doping nhà nước bảo trợ từ năm 2011 đến năm 2015, theo một báo cáo.

Image copyright PA
Tác giả báo cáo Richard McLaren (giữa)
Ít nhất 30 môn thể thao trong đó có bóng đá giấu mẫu xét nghiệm, báo cáo cho biết.
"Đây là việc che đậy xảy ra từ sự hỗn loạn bất kiểm soát cho tới mưu đồ để đoạt huy chương được làm bài bản và có hệ thống", tác giả của bản báo cáo, Richard McLaren cho biết.
Luật sư McLaren cho biết Thế Vận hội London 2012 "bị lừa gạt với quy mô chưa từng có".
Báo cáo cũng nói tới các vận động viên đoạt huy chương tại giải Vô địch Điền kinh Thế giới 2013 tại Moscow, và Thế vận hội mùa Đông 2014 ở Sochi.
Theo báo cáo, muối và cà phê đã được sử dụng để thao túng mẫu xét nghiệm của các vận động viên Nga.
Báo cáo nói thêm rằng hệ thống này được dùng tinh xảo hơn trong quá trình Thế vận hội 2012, 2013 Worlds và Olympic mùa đông để bảo vệ các vận động viên Nga có khả năng giành huy chương.
Nga đã giành được 72 huy chương tại Olympic London, 21 trong số đó là vàng, và 33 huy chương tại Sochi, 13 trong số đó là vàng.
Báo cáo thứ hai của McLaren bổ sung thêm nhiều bằng chứng hỗ trợ cho những phát hiện sơ bộ được công bố trong tháng Bảy nói rằng Nga điều hành một chương trình doping do nhà nước bảo trợ.
Nga bác bỏ báo cáo đầu tiên và kêu gọi thêm bằng chứng từ Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

#127 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/12/2016 - 21:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"

12/12/2016
TTO - Một ngày hai lần đi về trên xa lộ từ bờ tây Oahu đến thủ phủ Hololulu, tôi luôn có cảm giác khác lạ khi nhìn lên tấm biển chỉ đường màu xanh dương rực rỡ: đây là Pearl City (thành phố Trân Châu) và lối đi dẫn tới Pearl Harbor (Trân Châu Cảng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những du khách trầm ngâm chạm tay vào lịch sử và hẳn cũng như tôi với nghĩ suy “Chiến tranh không phải trò đùa” - Ảnh: Thủy Trần
Ngày 7-12-1941 cách đây 75 năm, đã có một trận chiến giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, trận Trân Châu Cảng, khởi đầu cho việc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
Một trận đánh úp đầy bất ngờ mà đế quốc Nhật Bản với tham vọng ngăn ngừa và giữ chân hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp vào cuộc chiến Nhật Bản đang âm mưu ở Đông Nam Á, gây thiệt hại không nhỏ về khí tài quân sự và sinh mạng lính thủy của hải quân Mỹ.
Nhưng kết quả không như đô đốc Nagumo Chūichi và Yamamoto Isoroku mong đợi, Hoa Kỳ đã lập tức tham dự vào mặt trận châu Âu và hải quân nhanh chóng phục hồi, trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc chiến.
Hàn gắn những vết thương
¾ thế kỷ đã trôi qua, thế giới đã chứng kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm ở công viên tưởng niệm Hòa bình Hiroshima ngày 27-5-2016, nơi Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên để tưởng nhớ những người đã mất.
Và mới đây thôi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ thăm Trân Châu Cảng trong chuyến công du đến Hawaii ngày 26, 27-12-2016, cũng để tưởng niệm những binh sĩ và dân thường đã thiệt mạng trong trận chiến lịch sử Trân Châu Cảng.
Hai vị lãnh đạo của hai cường quốc lớn đều đã và đang có những hành động tích cực để hàn gắn vết thương chiến tranh trong quá khứ, khép lại những trang sử bi kịch giữa hai quốc gia.
Với một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với toàn bộ vùng biển Bắc Thái Bình Dương, cách Hololulu, thủ phủ đảo Oahu, quần đảo Hawaii chừng 6 dặm về phía tây, Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lý tưởng.
Đó là một vịnh biển ăn sâu vào đất liền với nhiều vụng và luồng lạch kín đáo, với một cù lao ở giữa vịnh được gọi là đảo Ford, cùng sự phòng thủ vững chắc của những lực lượng đồn trú.
Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ George Marshall từng khẳng định: “Đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh nhất thế giới”.
Nhưng sau trận đột kích ngày 7-12-1941, pháo đài mạnh nhất thế giới ấy đã phải trả giá trên diện rộng từ tàu chiến, máy bay đến con người.
Những chứng nhân lịch sử

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sơ đồ vịnh Trân Châu Cảng tại trung tâm du lịch - Ảnh: Thủy Trần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Du khách nhìn về đảo Ford - Ảnh: Thủy Trần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một góc công viên USS Bowfin với những mô hình và chứng tích lịch sử - Ảnh: Thủy Trần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mỗi bia đá ghi lại lịch sử và mất mát của từng khí tài hải quân Hoa Kỳ đã tổn thất trong trận chiến Trân Châu Cảng - Ảnh: Thủy Trần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

... xa xa là đài tưởng niệm USS Arizona và tàu bảo tàng Missouri - Ảnh: Thủy Trần
Chiến tranh qua đi, Trân Châu Cảng ngày nay vẫn là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương, và một phần của nó đã trở thành chứng tích của lịch sử, trở thành điểm đến du lịch được nhiều người quan tâm ở đảo Oahu, quần đảo Hawaii.
Hằng ngày có hàng ngàn du khách ghé thăm những chiếc tàu chiến đã bị đánh chìm trong quá khứ, tìm hiểu về lịch sử bi tráng của Trân Châu Cảng, tưởng niệm những người lính hay cả dân thường đã thiệt mạng trong trận chiến bất ngờ.
Đã có những thiết giáp hạm và tàu tuần dương được hải quân Hoa Kỳ vá lỗ thủng, trục vớt và sửa chữa. Nhưng có những chiếc tàu như thiết giáp hạm Oklahoma dù được trục vớt thành công đã không bao giờ được sửa chữa.
Tàu Arizona và tàu mục tiêu giả Utah vẫn nằm lại dưới đáy biển, nơi chúng đã bị đắm.
Phía trên xác tàu Arizona ở vịnh nước cạn Trân Châu Cảng, người Mỹ cho xây dựng một đài tưởng niệm.
Ngoài ra còn có tàu bảo tàng Missouri neo trên bờ đảo Ford, Bảo tàng hàng không Thái Bình Dương, khu công viên và bảo tàng tàu ngầm USS Bowfin, mỗi nơi để tham quan và khám phá phải ước chừng từ 1-2 tiếng và có giờ mở cửa, đóng cửa riêng biệt.
Khu vực tưởng niệm tàu Oklahoma, tàu bảo tàng Missouri và bảo tàng hàng không Thái Bình Dương nằm trên đảo Ford, cứ khoảng 10 phút sẽ có một chuyến tàu đưa khách từ trung tâm du lịch Trân Châu Cảng tới.
Missouri là thiết giáp hạm nhanh cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo và hoàn tất, trên boong tàu này vào ngày 2-9-1945 đã ký kết văn bản đầu hàng vô điều kiện của đế quốc Nhật, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
[color=rgb(0,0,0)]"Chiến tranh không phải trò đùa"[/color]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một góc xanh của Trân Châu Cảng hôm nay - Ảnh: Thủy Trần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tàu bảo tàng USS Bowfin neo mình trong bình yên Trân Châu Cảng - Ảnh: Thủy Trần
Du khách vào Trân Châu Cảng không được mang theo bất kỳ túi xách tay hay balô nào, phải gửi đồ theo quy định nhưng được phép mang theo điện thoại và máy ảnh.
Cảm giác khi mình đang ở giữa Thái Bình Dương, trong một khung cảnh rực rỡ với nắng vàng và biển xanh, trên thảm cỏ mượt mà bình yên và dưới những tán dừa reo vui trong gió, với những mô hình lưu niệm về trận đánh lịch sử ngày 7-12-1941, thật lạ lùng.
Cũng như vô số khách du lịch đang ở đây, tôi đắm mình trong thông tin của từng chiến hạm, tàu ngầm đã bị hủy diệt trong quá khứ, số liệu được khắc trên bia đá, tên tuổi của những người đã nằm xuống.
Thật khó tưởng tượng được ta đang đứng trên chiến tranh, trên miền đất đã là một phần không nhỏ của lịch sử thế giới.
Tại Trân Châu Cảng, tôi nhìn thấy nhiều gương mặt trầm tư, những cái vuốt tay nhẹ nhàng vô thức trên mặt bia đá, những bức hình lưu niệm được chụp không ồn ào.
Hẳn nhiều du khách đến đây cũng như tôi đang suy nghĩ về hòa bình và phần nào thấu hiểu “chiến tranh không phải một trò đùa”, cho dù là bên nào cũng sẽ chịu tổn thất, mất mát và đau thương.


THỦY TRẦN

#128 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/12/2016 - 21:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



'Pao' – chuyện nhỏ mà thấm thía

10:01 AM - 12/12/2016 Thanh Niên Online



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Tác giả và cô bé PAO chiến thắng cạnh giày, dép, nón của khách dưới chân chùa Paang Thom ở núi KulenẢnh: Nguyễn Hữu Trí Đức
Phật dạy: Cái gì không phải của mình thì không được lấy!. Có lẽ nhờ thấm nhuần triết lý đạo Phật này mà người dân Campuchia trở nên đẹp hơn trong mắt du khách và trong chính cuộc sống của họ.
Pao – không phải là tên của cô gái H’ Mong trong phim “Chuyện của Pao” (Đạo diễn Ngô Quang Hải, 2006) mà là trò chơi dân gian của trẻ em Khmer ở Campuchia. Pao - giống hệt trò chơi “oẳn tù tì” ở Việt Nam. Oẳn tù tì thường được dùng để phân định ưu tiên trong các trò chơi con trẻ. Chỉ khác là trẻ em Khmer dùng Pao để “sắp xếp kinh doanh”.
Tôi vừa đưa đoàn anh em chơi tem cổ ở Sài Gòn đi một vòng xứ sở Chùa Tháp. Từ cố đô Sambor Preikuk (Kampong Thom) vào thế kỷ VI - VII đến di sản thế giới Preah Vihear. Từ thủ phủ của Khmer Đỏ ở Anlong Veng (thuộc tỉnh Oddar meancheay) đến cố đô Kulen và Dòng sông ngàn Linga vào thế kỷ IX - X. Từ quần thể Angkor đến cố đô Oudong (tỉnh Kampong Speu) đến Killing Field - Cánh đồng chết (tỉnh Kandal)… với nhiều ngạc nhiên kỳ thú. Nhưng ấn tượng nhất của đoàn là những đứa trẻ ở núi Kulen.
Du khách đến núi Kulen thường viếng Bàn chân thần xây đền Angkor và chùa Paang Thom, còn gọi là chùa Phật lớn. Chùa nằm trên khối đá khổng lồ cao 17m, khách phải để giày dép bên dưới để lên lễ Phật. Ngoài giờ học, trẻ con trên núi thường xin đi theo giữ giày dép, đồ đạc cho khách. Bù lại, khách cho các em ít tiền tùy hỉ để mua sách vở. Vừa xuống xe là các em ào tới, xin đi theo. Anh Trần Văn Bùi, trưởng lão của đoàn ái ngại: “Đông quá, làm sao biết chọn đứa nào?”. Yên tâm, các em sẽ Pao. “Pao là gì?”. Rồi sẽ hiểu. Tôi biết chuyện này từ mấy năm nay, nên đồng ý.
Cả nhóm chia thành mấy tốp để Pao (oẳn tù tì) và loại dần rồi chung kết để chọn em duy nhất theo đoàn. Chiến thắng lần này là bé Vich Chka, 9 tuổi, học lớp 2, nhỏ bé nhất trong nhóm. Trẻ con Khmer thường suy dinh dưỡng. Chka theo đoàn, các em khác lại chờ đoàn khác và cứ Pao để xác định ai được chọn. Tuyệt nhiên không có chuyện ăn gian, lớn ăn hiếp bé hay cãi cọ thường gặp trong các trò chơi trẻ con ở Việt Nam. Cũng không thấy chuyện tranh giành hoặc can thiệp của người lớn. Một sự minh bạch và công bằng đến kinh ngạc. Trẻ con Khmer được giáo dục từ nhỏ như vậy.
Lại nhớ chuyện cách đây hơn 5 năm ở bãi biển Ochheuteau (thành phố Sihanuok). Đang tổ chức trò chơi bãi biển cho khách thì thấy từ xa, người nhấp nhô như đi biểu tình. Tới gần thì thấy toàn trẻ em, có cả cảnh sát đi theo. Hỏi ra mới biết các em đi lượm rác vào sáng chủ nhật.
-Bãi biển đã sạch vì có xe quét rác hàng ngày mà? - tôi hỏi em lớn nhất, chừng 14 - 15 tuổi.
- Xe rác chỉ gom rác lớn, còn rác nhỏ vẫn lẫn trong cát.
- Ai bảo các con làm vậy?.
-Chẳng ai bảo. Tụi con nhặt rác cho bờ biển sạch hơn để khách tới đông hơn và tụi con sẽ bán được nhiều hàng hơn.
Anh cảnh sát đi cùng cho biết, các em đều bán hàng rong bãi biển. Các em tự rủ nhau nhặt rác chứ chẳng ai gợi ý. Ban đầu chỉ mấy em, sau tăng dần lên vài chục. Tôi theo các em, vừa lượm rác vừa trò chuyện; vui như trúng số vì bài học lý thú từ các bạn nhỏ.
Dọc quốc lộ 6, đoạn từ Siem Reap về Phnom Penh có hàng chục cây cầu đá ong cổ. Gặp cầu, là đường quốc lộ uốn cong để bảo tồn. Lạ là cầu cổ bảo tồn mà không có hàng rào che chắn. Cũng không có bảng cảnh báo hay cấm xâm hại. Vậy mà mấy trăm năm vẫn không mất một viên đá nào, dù quanh vùng không có núi. Dù dân rất cần đá để làm móng cột nhà và nhiều công dụng khác. Đem chuyện hỏi mấy người già, họ cười sảng khoái: “Có gì lạ đâu. Phật dạy: Cái gì không phải của mình thì không được lấy!”. Câu trả lời nhẹ tênh mà thấm thía.
Nhiều xứ khác cũng theo đạo Phật, thậm chí cuồng tín hơn, chùa chiền bề thế khắp chốn mà có làm được vậy đâu. Hèn gì ở Campuchia, gia cầm gia súc cứ thả rông mà không sợ mất trộm. Hèn gì lúa thu hoạch cứ phơi tự nhiên ngoài ruộng mà không sợ mất cắp. Xe hơi đầy đường mà không có nạn bẻ gương, gỡ mâm, tháo bánh… Nghe nói vẫn có nạn trộm cắp cả xe, chứ không lấy cắp phụ tùng vặt vãnh.
Còn nhiều chuyện nhỏ mà thú vị khác, nhưng cả đoàn thích và thấm thía nhất chuyện Pao của trẻ con ở núi Kulen.

Nguyễn Văn Mỹ


*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân sống tại TP......

#129 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/12/2016 - 21:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


​Cần hành động khẩn cấp để bảo tồn voi rừng ở Yok Don

17/12/2016
Tây Nguyên là nơi hiện có đàn voi rừng lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 70% quần thể voi rừng toàn quốc.

Theo Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam, trước nguy cơ tuyệt chủng của đàn voi rừng lớn nhất của Việt Nam tại Tây Nguyên, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam và Vườn Quốc gia Yok Don vừa khởi động Kế hoạch khẩn cấp bảo tồn voi rừng Yok Don giai đoạn 2016-2020.
Voi rừng giảm mạnh
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, quần thể voi hoang dã ở Việt nam đã giảm khoảng 95% sau 40 năm (1975-2015).
Riêng ở Đắk Lắk, trong vòng 8 năm (2009-2016) đã có ít nhất 23 cá thể voi rừng bị chết, gần 75% trong số voi chết là voi con dưới một tuổi.
Nạn buôn bán trái phép công khai các sản phẩm ngà voi, lông đuôi voi, da voi, đế chân voi ở các trung tâm du lịch, các quầy bán hàng lưu niệm trên toàn tỉnh và sân bay Buôn Mê Thuột cũng là một đe dọa đối với voi rừng Yok Don.
Voi đực bị săn trộm lấy ngà ảnh hưởng đến cơ cấu đàn, ảnh hưởng đến tập tính của cả đàn và về lâu dài voi sẽ tự tuyệt chủng.
Các hoạt động phát triển và sinh kế trên lâm phần của các công ty lâm nghiệp vốn là hành lang di chuyển của voi cùng vấn đề di dân tự do đang đẩy mâu thuẫn voi - người ở Đắk Lắk ngày càng thêm căng thẳng.
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam cho biết voi là loài thú lớn, đòi hỏi một sinh cảnh lớn và liền mạch để sinh sống và phát triển.
Sinh cảnh sống và hành lang di chuyển của voi rừng ngày càng bị thu hẹp và mất an toàn. Hành lang di chuyển của đàn voi đang vượt ra ngoài ranh giới của Vườn Quốc gia Yok Don.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cần hành động khẩn cấp
Tây Nguyên là nơi hiện có đàn voi rừng lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 70% quần thể voi rừng toàn quốc.
Đàn voi này cũng là nguồn hy vọng lớn nhất về bảo tồn do số lượng cá thể còn nhiều nhất, cơ cấu đàn cho thấy dấu hiệu phục hồi và nguy cơ đồng huyết, cận huyết ít hơn các đàn khác trong cả nước. Vì vậy cứu được đàn voi rừng Tây Nguyên là bảo tồn hiệu quả quần thể voi rừng châu Á của Việt Nam.
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh nhấn mạnh cần hành động khẩn cấp để cứu lấy đàn voi rừng, đây là cơ hội cuối cùng, nếu không số phận của chúng có thể sẽ giống như tê giác Java một sừng, tuyệt chủng tại Việt Nam năm 2010 hoặc loài hổ, hiện không tìm được dấu vết sinh sản nào ngoài tự nhiên trong những năm gần đây.
Trung tâm đã cùng Vườn quốc gia Yok Don xây dựng kế hoạch khẩn cấp và cùng phối hợp để thực hiện các cam kết này.
Song song với việc nâng cao kỹ năng và kiến thức cơ bản về thực thi pháp luật và tác nghiệp hiện trường cho lực lượng kiểm lâm, trung tâm sẽ hỗ trợ việc theo dõi đa dạng sinh học và tập tính di chuyển theo mùa của quần thể voi hoang dã, cảnh báo sớm sự xuất hiện của voi cho người dân và các biện pháp can thiệp thân thiện voi-người.
Công cụ theo dõi và báo cáo hiện trường sẽ được triển khai toàn diện ở Vườn Quốc gia Yok Don để thu thập dữ liệu, giám sát loài và quản lý hoạt động tuần tra một cách chuyên nghiệp.
Công cụ này đang được áp dụng hiệu quả ở các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới, trong đó có hai khu bảo tồn Sao La ở Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế.
Tổng cục Lâm Nghiệp đánh giá cao và đang có một chương trình riêng triển khai công cụ này ở tất cả các vườn quốc gia.
Vườn Quốc gia Yok Don chịu áp lực xâm hại rừng từ bốn phía do địa hình bằng và mở.
Với nguồn lực có hạn và diện tích vườn rộng nhất trong cả nước, hiệu quả tuần tra đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ rừng khỏi bị xâm hại.
Công cụ theo dõi và báo cáo hiện trường sẽ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý, điều hành và theo dõi chính xác tình hình tuần tra rừng, các điểm nóng về xâm hại rừng để ban lãnh đạo kịp thời có quyết định can thiệp.
Công cụ theo dõi và báo cáo hiện trường cũng thúc đẩy cán bộ kiểm lâm tự nâng cao ý thức kỷ luật, kỹ năng tuần tra, theo dõi đa dạng sinh học, sử dụng các thiết bị định vị và cơ sở dữ liệu, góp phần hiện đại hóa ngành kiểm lâm.


Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

#130 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/12/2016 - 12:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cà phê ca nhạc Hà Nội xưa

10:00 AM - 18/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khách sạn Gà Vàng giai đoạn 1917 - 1918

Thập niên 1990, Hà Nội xuất hiện các quán Hollywood ở phố Hồ Xuân Hương, Hồ Gươm Xanh ở Lê Thái Tổ, Aladin của nghệ sĩ Thanh Hoa... làm sống lại cà phê ca nhạc đất Hà thành một thời.
Nghệ sĩ VN đầu tiên chơi contrabass
Khách sạn Metropole khánh thành năm 1901, đây là khách sạn có kiến trúc kiểu Pháp sang trọng bậc nhất
Hà Nội thời kỳ đó. Ở tầng 1, gần quầy lễ tân là sảnh Grand Cafe - khu vực bán cà phê, rượu phục vụ khách nghỉ tại khách sạn và khách ở ngoài vào. Từ ngày khai trương cho đến 1954, Metropole luôn là nơi lựa chọn của khách nhiều tiền, chính khách ở các quốc gia đến Hà Nội. Xứ thuộc địa thời đó buồn tẻ, để khách có trò giải trí, khách sạn đã mời nhóm nhạc từ Pháp sang chơi ở Grand Cafe vào các tối, còn thứ bảy và chủ nhật thì tổ chức khiêu vũ. Giai đoạn đầu, chơi nhạc chỉ có hai người, một piano và một violin. Grand Cafe còn là nơi đầu tiên ở Hà Nội chiếu các bộ phim câm.
Rồi Hà Nội mọc lên hàng loạt khách sạn: Gà Vàng (Le Coq d’Or, ở góc phố Tràng Tiền - Ngô Quyền), Hà Nội (phố Tràng Tiền, sau 1954 đổi thành Dân Chủ nay là De L’Opera), Terminus (góc Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng), Bồng Lai Tiên Cảnh (Le Splendid) ở phố Lý Thường Kiệt... Cũng như Metropole, những khách sạn này đều có ban nhạc phục vụ khách hằng đêm tại khu vực bán cà phê, và cuối tuần tổ chức khiêu vũ. Chơi nhạc ở đây hầu hết là nhạc công đến từ Pháp, Philippines, Nga...
Năm 1936, lần đầu tiên một nghệ sĩ VN chơi contrabass ở khách sạn Gà Vàng là Nguyễn Xuân Khoát. Năm 1929, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Tình, Phạm Đăng Hinh, Lưu Quang Duyệt... cùng các sinh viên khác, tổng cộng 14 người được chính quyền Pháp cấp học bổng học tại Trường nhạc Viễn Đông ở Hà Nội. Tuy nhiên khóa học chỉ tồn tại được 1 năm vì hết kinh phí. Yêu âm nhạc phương Tây, lại có năng khiếu nên Nguyễn Xuân Khoát vào nhà thờ Công giáo xin thụ giáo các cha cố chơi trong dàn nhạc nhà thờ, tìm tòi ở sách và học thêm ở những người Pháp thành thạo contrabass, violin. Học đi đôi với hành, ông xin ngồi xem ban nhạc chơi ở khách sạn Gà Vàng.
Một tối, người chơi contrabass kẹt việc, ông được thế vào chơi bản Tạm biệt tình yêu (J’ai deux amours), các thành viên quá bất ngờ bởi tiếng đàn tuyệt vời của Nguyễn Xuân Khoát. Từ đêm đó, ông trở thành thành viên chính thức của ban nhạc này. Khi khách sạn Terminus bị đập bỏ để xây Ngân hàng Địa ốc, tại tầng 1, người ta mở quán bar lấy tên là Taverne Royale. Quán nhìn ra hồ Gươm lại có thêm nhạc sống nên thu hút rất đông khách Tây, khách ta. Nguyễn Xuân Khoát đã chơi nhạc ở đây thường xuyên trong nhiều năm. Không chỉ có Nguyễn Xuân Khoát, nhiều nhạc sĩ khác như Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Văn Diệp, Vũ Thành... cũng được các quán cà phê mời chơi nhạc.
Cà phê của người Việt
Đầu thập niên 1930, công chức Việt làm ở sở Tây, tầng lớp trung lưu Hà Nội đã quen ăn bánh Tây vào buổi sáng, uống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nên quán cà phê ra đời nhiều hơn. Số sinh viên du học ở Pháp về nước ngày càng đông, họ đòi hỏi những cái mới trong đời sống tinh thần, đĩa than có giọng ca Tino Rossi chưa làm họ thỏa mãn. Thế là phố Khâm Thiên xuất hiện nhiều tiệm nhảy đầm. Nhưng cà phê ca nhạc vẫn chưa có vì số nhạc sĩ VN còn quá ít, ca sĩ hát tân nhạc cũng chưa nhiều.
Đến thập niên 1940 mới xuất hiện quán cà phê ca nhạc của chủ người Việt, và một trong số đó là quán Nghệ sĩ ở đường Bờ Hồ (nay là phố Đinh Tiên Hoàng), do violinist số một Nguyễn Văn Diệp mở. Quán rất đông, không chỉ người trong giới văn nghệ mà còn có cả trí thức. Hát ở đây có nam ca sĩ Mai Khanh với bài Bên hồ liễu, nữ ca sĩ Bùi Thị Thái - sau này là vợ của ông Đinh Ngọc Liên (còn gọi là Quản Liên), Trưởng ban Quân nhạc Lính Khố Xanh (ngày 2.9.1945, Đinh Ngọc Liên được giao nhiệm vụ chỉ huy ban nhạc Giải Phóng tấu bài Tiến quân ca của Văn Cao trong lễ tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) chuyên hát bài Con chim lạc bạn. Thỉnh thoảng nhạc sĩ Dương Thiệu Tước tới đánh guitar hawaienne, còn nhạc sĩ Thẩm Oánh tới làm xướng ngôn viên. Có thể khẳng định nhạc sĩ Thẩm Oánh chính là MC dẫn chương trình ca nhạc đầu tiên ở Hà Nội, ông có biệt tài ăn nói và nói rất khúc chiết, âm điệu dịu dàng. Ông mặc quần áo đúng mốt, không mất đi vẻ sang trọng.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khách sạn Bồng Lai Tiên Cảnh Ảnh: tư liệu


Ở phố Hàng Bông có cà phê ca nhạc Thăng Long với các nhạc sĩ: Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Khắc Cung, Lương Ngọc Châu, Vũ Anh Thường. Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm có quán Tuyết Sơn với Vũ Thành thổi sáo. Hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy có đoạn: “Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng Kim Tiêu là người hát hay nhất. Trong khi tôi còn vác bài Buồn tàn thu đi lưu diễn ở trong nam thì ở Hà Nội, chính nhờ giọng hát của Kim Tiêu mà những bài Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao được nổi tiếng. Một thằng bạn của tôi tên là Đặng Trần Vận mở một phòng trà ca nhạc lấy tên Thiên Thai ở phố Hàng Gai, cái tên được đặt ra như vậy là vì tất cả dân chúng lúc đó đang ở trong tầm ảnh hưởng của bài hát rất trữ tình của Văn Cao”.
Sau này tài tử Ngọc Bảo kể lại, ban đầu đến Thiên Thai chỉ để nghe giọng ca Tino Rossi và dần dần tân nhạc ngấm vào người rồi ông trở thành ca sĩ hát ở quán này. Ở phố Lý Quốc Sư cũng có một quán, chủ tên Bằng, ông này mê văn nghệ sĩ nên hay mời ca sĩ đến hát. Còn quán Thủy Tạ có ban nhạc Lúa Vàng của nhạc sĩ Hoàng Trọng chơi xen kẽ với một ban nhạc Philippines đánh nhạc khiêu vũ. Nếu nghe nhạc ở các quán cà phê trong khách sạn chủ yếu là người Pháp thì tại các quán của chủ Việt, khách hầu hết là người Việt.
Sau 1954, chế độ mới quyết xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, thực dân nên không quán cà phê nào dám mời ca sĩ, ban nhạc đến chơi nữa.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến


Sửa bởi tuphuongsg: 18/12/2016 - 12:38


#131 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/12/2016 - 12:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Yangon - Thành phố không xe máy

10:08 AM - 18/12/2016 Thanh Niên Tuần San

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nằm ở ngã ba sông Yangon và sông Bago, Yangon là thành phố lớn nhất của Myanmar với mật độ dân cư ngày càng tăng, nhất là sau khi mở cửa hội nhập.
Nhằm phát triển ngành du lịch đồng thời kéo giảm mật độ lưu thông trên đường phố, chính quyền Yangon đã quyết định cấm toàn bộ xe máy lưu thông trong nội thành. Thành phố này từ đó chứng kiến những chuyển biến tích cực trong giao thông, nhất là phương tiện giao thông công cộng.
Do những năm trước 2009, Myanmar cấm nhập khẩu xe hơi nên đa số xe được lưu hành đều là xe cũ, chủ yếu xuất xứ từ Nhật Bản. Từ năm 2010, các công ty tư nhân đã được phép nhập khẩu, qua đó chủng loại xe cũng đã đa dạng hơn và chất lượng xe hơi cũng tốt hơn trước. Điểm đặc biệt là chính quyền cho lưu hành cả hai dòng xe hơi - cả tay lái thuận và tay lái nghịch. Xe thô sơ được phép lưu thông giữa hai làn xe hơi ngược chiều nhau.
Mặc dù mật độ xe trên đường phố khá dày, từ xe hơi riêng, xe taxi đến xe buýt, xe bán tải chở người… thường xuyên ken đặc trên nhiều tuyến đường nội thành, những người tham gia giao thông tại đây luôn chấp hành nghiêm luật giao thông, không lấn tuyến, vượt trái quy định.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khả Hòa
Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)
  • Lượt người thích
Nguyen Hoang Lan
TP .. ... .... - 18/12/2016
Nội thành Sài Gòn cũng nên cấm xe máy đi, để mọi người đi bộ hoặc xe công cộng. Ngoại thành thì nên xem xét lại đường có làn đường nhỏ dành cho xe đạp, cũng như trả lại vỉa hè cho người đi bộ.
3 thích

#132 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/12/2016 - 21:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhìn lại khủng hoảng tên lửa eo biển Đài Loan

10:00 AM - 18/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ từng băng qua eo biển Đài Loan trong cuộc khủng hoảng năm 1995 Reuters
Bất đồng liên quan đến chính sách “một Trung Quốc” từng khiến căng thẳng leo thang tại khu vực eo biển Đài Loan giai đoạn 1995 - 1996.
Ngày 15.12, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Jean-Marc Ayrault, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” là điều kiện tiên quyết cho các nước khác phát triển quan hệ với Trung Quốc và không có quốc gia nào có thể ngoại lệ, theo Tân Hoa xã.
Phát biểu này được xem là phản ứng nhằm vào việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 2.12 điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó tỏ ý Mỹ không nhất thiết phải tôn trọng “một Trung Quốc”
Chính sách “một Trung Quốc” được thống nhất trong cuộc gặp bán chính thức giữa đại diện Trung Quốc đại lục và Quốc dân đảng Đài Loan năm 1992. Kết quả cuộc gặp này thường được gọi là Đồng thuận 1992 và hai bên nhất trí rằng trên thế giới chỉ có một nước Trung Quốc, nhưng đó là CHND Trung Hoa hay Trung Hoa Dân Quốc thì mỗi bên giữ quyền diễn giải theo quan điểm riêng của mình.
Như vậy, các nước khác một khi đã thiết lập quan hệ chính thức với đại lục thì không thể làm tương tự với Đài Loan và ngược lại. Đến nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều tuyên bố tôn trọng chính sách này và giữ quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, đồng thời hợp tác không chính thức với Đài Loan.
Bản thân Mỹ năm 1972 cũng ra tuyên bố: “Mỹ xác nhận tất cả người Hoa ở bên này hay bên kia eo biển Đài Loan tuyên bố rằng chỉ có một Trung Quốc và rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”. Chính phủ Mỹ không thách thức lập trường này”. Đến năm 1979, tổng thống Mỹ Jimmy Carter cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với “chính quyền Trung Hoa Dân Quốc” ở Đài Loan.
Kể từ đó, Trung Quốc xem việc tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” là một trong những nền tảng của quan hệ với Mỹ và luôn phản ứng mạnh đối với những động thái mà nước này xem là “ủng hộ Đài Loan độc lập”. Hồi thập niên 1990, căng thẳng từng leo thang đến mức tưởng chừng như đụng độ có thể nổ ra bất cứ lúc nào, xuất phát từ cáo buộc Mỹ vi phạm chính sách “một Trung Quốc”.

Tên lửa gườm tàu sân bay
Tháng 6.1995, tổng thống Bill Clinton chấp thuận cấp thị thực cho lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy sang Mỹ dự một sự kiện do Đại học Cornell ở New York tổ chức. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một người đứng đầu chính quyền Đài Bắc kể từ năm 1979, theo báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP). Chưa hết, ông Lý là “cái gai” trong mắt đại lục khi luôn đẩy mạnh điều gọi là “độc lập và dân chủ cho Đài Loan”. Ngay lập tức, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ vi phạm chính sách “một Trung Quốc” và đe dọa trả đũa bằng các biện pháp như trừng phạt doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc hoặc hợp tác hạt nhân với Iran.
Trung Quốc thật sự “nổi trận lôi đình” khi trong diễn văn tại Đại học Cornell ngày 9.6.1995, ông Lý đưa ra những phát biểu bị cho là cổ súy cho Đài Loan độc lập, đặc biệt là câu: “Tôi biết rằng thế giới sẽ công nhận Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan là đối tác có năng lực và thân thiện vì tiến bộ”.
Một tháng sau, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu chiến dịch trả đũa, khởi đầu bằng đợt phóng tên lửa kéo dài 8 ngày với nhiều quả rơi xuống vùng biển cách đảo Bình Giai do Đài Loan kiểm soát chỉ khoảng 65 km và cách Đài Bắc chưa tới 160 km, theo SCMP. Sau đó, PLA tiếp tục phóng tên lửa lần thứ hai kết hợp với tập trận bắn đạn thật từ ngày 15 - 25.8 trước khi tiến hành diễn tập tấn công đổ bộ ở tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện với Đài Loan vào tháng 11. Trong suốt giai đoạn này, Tân Hoa xã và tờ Nhân Dân nhật báo liên tục chỉ trích ông Lý.
Tình hình căng đến mức vào tháng 12, tổng thống Clinton ra lệnh tung nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz đi qua eo biển Đài Loan, còn nhóm tác chiến tàu sân bay USS Independence trấn giữ khu vực phía đông đảo này. Đó là lần đầu tiên Mỹ cùng lúc triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tới châu Á kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, và cũng là lần phô diễn sức mạnh quân sự rầm rộ nhất của nước này trong khu vực trong vòng hơn 20 năm, theo SCMP.
Washington xem đây là lời cảnh báo rằng sẽ không dung thứ cho mọi hành động tấn công nhằm vào Đài Loan, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn sàng đối phó mọi tình huống. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng vũ lực can thiệp vào nội bộ.

Kỳ bầu cử nóng bỏng
Đến đầu năm 1996, căng thẳng có vẻ hạ nhiệt và lực lượng Mỹ rời khỏi khu vực. Tuy nhiên, tình hình lại trở nên phức tạp khi Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 23.3.1996. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, vì là lần đầu tiên ghế lãnh đạo Đài Loan sẽ do cử tri trực tiếp quyết định thay vì chỉ do các nghị viên bỏ phiếu như trước đó.
Theo SCMP, đại lục phát tín hiệu cảnh báo nếu ông Lý Đăng Huy tiếp tục đắc cử thì “sẽ đồng nghĩa với chiến tranh”. Cách ngày bỏ phiếu khoảng 2 tuần, PLA ào ạt phóng tên lửa từ 8 - 15.3, trong đó có nhiều quả rơi xuống vùng biển cách 2 thành phố cảng Cơ Long và Cao Hùng chỉ từ 40 - 56 km. Trung Quốc cũng liên tục thông báo tập trận bắn đạn thật cũng như tập trận đổ bộ từ 12 - 20.3 và từ 18 - 25.3.
Chính quyền tổng thống Clinton lại phải cấp tốc điều hàng không mẫu hạm USS Independence tới vùng biển quốc tế gần Đài Loan, đồng thời gọi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz đang tập trận ở vịnh Ba Tư trở lại khu vực.
CNN dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Warren Christopher đã chỉ trích các động thái của Trung Quốc là “đầy nguy hiểm” và “liều lĩnh”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Lake cảnh báo: “Nếu họ tấn công Đài Loan, sẽ có hậu quả nghiêm trọng”. Trong suốt thời gian này, tại Đài Loan rộ lên tin đồn đại lục sẽ tiến quân giành quyền kiểm soát một số đảo nhỏ và “chiến tranh sẽ nổ ra”. Vì thế, theo trang tin Ifeng, nhiều người Đài Loan hoảng loạn kéo nhau lên máy bay sang Mỹ và Canada.
Theo giới phân tích, các động thái của Trung Quốc đã không phát huy hiệu quả khi đa phần dư luận Đài Loan cho rằng mình “bị bắt nạt quá đáng”. Kết quả là lãnh đạo Lý Đăng Huy đắc cử thêm một nhiệm kỳ sau khi giành được 54% số phiếu. Sau cuộc bầu cử, các bên dần xuống thang và đến ngày 28.3.1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry tuyên bố cuộc khủng hoảng thật sự kết thúc.
Sự kiện này là một trong những chương đáng nhớ nhất trong quan hệ Bắc Kinh - Đài Bắc - Washington và có tác động chiến lược đến tận ngày nay. Sau cuộc khủng hoảng, chính giới Mỹ càng củng cố chính sách bán vũ khí cho Đài Loan và quan hệ an ninh giữa đảo này với Nhật Bản cũng được đẩy mạnh. Về phần mình, Trung Quốc nhận thức được nhu cầu phải nhanh chóng hiện đại hóa hải quân lẫn không quân.

Sóng gió mới ?
Lâu nay, đảng Dân tiến của đương kim lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn luôn phản đối “một Trung Quốc”, cho rằng đây là thỏa thuận riêng của Quốc dân đảng với đại lục, đồng thời đòi công nhận rằng hai bên bờ eo biển Đài Loan là “2 quốc gia độc lập tách bạch với nhau”.
Từ khi nhậm chức hồi tháng 5.2016 đến nay, bà Thái vẫn không đề cập việc thừa nhận “một Trung Quốc”. Hệ quả là vào tháng 6, Bắc Kinh tuyên bố đình chỉ cơ chế tiếp xúc, liên lạc với Đài Bắc, theo Reuters. Hồi tuần trước, Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Mỹ không cho phép bà Thái quá cảnh ở nước này trong chuyến thăm Guatemala vào tháng 1.2017.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó tuyên bố chuyện quá cảnh “phù hợp với bản chất quan hệ không chính thức giữa Washington và Đài Bắc”, theo Reuters. Những chuyến đi của các lãnh đạo Đài Loan, bao gồm cả người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu, tới châu Mỹ Latin thường được kết hợp với quá cảnh ở Mỹ để gặp gỡ các quan chức thân Đài Bắc.
Theo giới quan sát, Trung Quốc lo ngại những động thái của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thể hiện ủng hộ bà Thái Anh Văn có thể khuyến khích Đài Loan tăng cường đòi độc lập hoặc đạt được sự công nhận lớn hơn trên thế giới.
“Nếu bà Thái Anh Văn tuyên bố độc lập và cả thế giới công nhận điều này, Trung Quốc sẽ có hành động quân sự. Tuy nhiên, tôi không tin đó là ý định của bà Thái”, Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc ĐH Nhân Dân ở Bắc Kinh nhận định với tờ The New York Times. Hôm 13.12, Văn phòng lãnh đạo Đài Loan cũng nhấn mạnh chính sách xây dựng hợp tác tốt đẹp với cộng đồng quốc tế và duy trì ổn định quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.
Văn Khoa

Thanked by 1 Member:

#133 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/12/2016 - 20:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bloomberg: Người Trung Quốc đang đưa cả thế giới “từ bàn ăn ra nghĩa địa” như thế nào?

Dù các cơ quan chức năng của nhiều nước đã cố gắng nhưng những món tôm, thủy sản Trung Quốc giúp đưa người tiêu dùng từ bàn ăn đến nghĩa địa nhanh hơn vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường.

Nếu nhìn từ trên không, vùng đồng bằng sông Châu Giang-Trung Quốc nhìn chằng chịt những khối ao nuôi tôm cá của hàng trăm nghìn hộ dân nằm xen kẽ với hàng loạt các chuồng trại nuôi gia súc. Không có gì khó hiểu khi đây là cùng trung tâm của ngành nông nghiệp nuôi trồng thủy sản tại quốc gia sản xuất nhiều hải sản nhất thế giới.
Ngành nông nghiệp Trung Quốc hàng nghìn năm nay đã quá quen thuộc với hình thức vườn ao chuồng, khi những chất thải của chăn nuôi chuồng trại được làm thức ăn cho cá tôm nuôi. Tuy nhiên, với đà phát triển của kháng sinh cũng như sự đam mê lợi nhuận, mô hình này giờ đây đã bị ảnh hưởng mạnh.
Tại các trang trại ở Giang Môn hay một số vùng Quảng Đông-Trung Quốc, những người nông dân trộn rất nhiều kháng sinh vào thức ăn lợn và chất thải từ những chuồng lợn này với hàm lượng kháng sinh cực cao lại được để nuôi tôm cá.
Thông thường, nông dân Trung Quốc sẽ trộn tối thiểu 3 loại kháng sinh trong thức ăn lợn bao gồm cả Colistin, một chất kháng sinh bị cấm dùng cho chăn nuôi ở Mỹ.
Nếu nhìn những thùng rác quanh các trại chăn nuôi này, người ta có thể dễ dàng thấy vỏ hộp của khoảng 9 loại kháng sinh khác nhau. Trong đó 7 loại bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vỏ thuốc kháng sinh bị vứt bừa bãi quanh các trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi ở Quảng Đông.

Siêu vi khuẩn và cái chết không báo trước
Hiện tượng lạm dụng kháng sinh đang tạo nên những loại siêu vi khuẩn và bệnh dịch kháng thuốc làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Chính phủ Anh ước tính hàng năm có khoảng 700.000 người trên thế giới tử vong do vi khuẩn chống lại được kháng sinh. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn mà không có hành động từ chính phủ các nước, con số này có thể đạt 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, cao hơn cả số người bị tử vong do ung thư.
Năm 2015, các nhà khoa học đã công bố một thông tin chấn động toàn thế giới. Họ đã phát hiện ra một gen kháng Colistin ở Trung Quốc, qua đó biến hàng tá vi khuẩn và dịch bệnh ở nước này thành những siêu vi khuẩn chống lại kháng sinh hiện hành.
Tồi tệ hơn, kể từ đó đến nay người ta đã tìm được các gen này trong hàng loạt bệnh nhân, thực phẩm hay những mẫu môi trường tại hơn 20 nước khác nhau, đặc biệt là những quốc gia nhập nhiều thực phẩm từ Trung Quốc.
Theo giáo sư Mrtin Blaser của trung tâm y tế Langone-Mỹ và là Chủ tịch hội đồng cố vấn của Tống thống Obama về vấn đề siêu vi khuẩn nhận định chính nguồn thực phẩm Trung Quốc là nguyên nhân lớn nhất khiến cả thế giới bị lây lan rủi ro về siêu vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 90% kháng sinh trong thức ăn cho lợn được đào thải qua nước tiểu và phân, vốn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho chăn nuôi thủy sản ở Trung Quốc. Thêm vào đó, người nông dân cũng trộn cả kháng sinh cho thức ăn chăn nuôi thủy sản, khiến nồng độ thuốc trong tôm cá và nước ao hồ ở đây lên mức cao chưa từng có.
Nguy hiểm hơn, những dòng nước thải của các khu vực chăn nuôi này được xả thẳng ra sông hồ. Cụ thể, những trại chăn nuôi ở Giang Môn xả thẳng nước thải ra lưu vực sông phía Tây Trung Quốc, qua đó làm ô nhiễm toàn bộ vùng đồng bằng sông Châu Giang, bao gồm Quảng Đông, Hồng Kông, Macao, Thẩm Quyến...
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy mỗi năm khu vực sông hồ tại đây nhận khoảng 213 tấn kháng sinh xả thải hàng năm, một con số khiến nhiều người lo sợ.
Số liệu của Liên hợp quốc (UN) cho thấy kim ngạch thương mại thủy sản của Trung Quốc vào khoảng 90 tỷ USD và chiếm 50% giao dịch trên toàn thế giới. Quốc gia này cũng cung cấp khoảng 60% thủy sản cho thị trường toàn cầu và đang là nhà xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới.
Ngay cả chính phủ Mỹ cũng đã nhận ra được sự nguy hiểm từ thực phẩm Trung Quốc trong hơn 10 năm qua nhưng họ không thể ngăn chặn hoàn toàn. Một cuộc khảo sát năm 2006 của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đối với hàng thủy sản nhập khẩu Trung Quốc cho thấy có đến 1/4 số mẫu chứa các loại chất cấm hoặc những phụ gia không an toàn.
Vào cùng năm đó, chính FDA đã phải ban hành quy định tất cả các lô hàng tôm và hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc phải bị tạm giữ tại cảng chờ xét nghiệm rồi mới được thông qua.
Tuy vậy, quy định này cũng không khiến hàng thủy sản Trung Quốc an toàn hơn tại Mỹ khi các doanh nghiệp có vô vàn cách khác nhau để trốn tránh nhà chức trách, như cách họ đã làm với mặt hàng thép. Theo đó, các công ty này di chuyển mặt hàng thủy sản qua nhiều nước để xóa xuất xứ và nhập khẩu vào Mỹ, một hệ thống tinh vi mà các chuyên gia đánh giá là không khác gì các băng đảng tội phạm đang rửa tiền.
Chính phủ bất lực
Chính quyền Bắc Kinh cũng đã nhận ra tình trạng dùng kháng sinh vô tội vạ tại các trại chăn nuôi và từ năm 2011, Trung Quốc đã thực hiện các chương trình nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong y tế. Kể từ đó, tỷ lệ dùng kháng sinh tại một số nơi như thành phố Thượng Hải đã giảm 31% và mới đây còn có đề xuất cấm sử dụng Colistin trong chăn nuôi tại Trung Quốc.
Dẫu vậy, tình hình đã trở nên quá nghiêm trọng khi Trung Quốc đang là nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Khảo sát trên toàn Trung Quốc cho thấy 42-83% số người khỏe mạnh được thử nghiệm có chứa siêu vi khuẩn đủ khả năng chống lại kháng sinh Penixilin cũng như những biến thể của nó.
Trong khi đó, khảo sát thị trường tại Thượng Hải cho thấy hầu hết các sản phẩm thủy sản ngoài chợ có chứa những vi khuẩn không thể tiêu diệt bằng kháng sinh thông thường. Một nghiên cứu kéo dài trong khoảng 2006-2011 đã thu thập số liệu ở Thượng Hài và có kết luận 1/3 số hải sản ở đây chứa Sa;monella, loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ở người và điều nguy hiểm là 43% mẫu vi khuẩn tìm thấy ở Thượng Hải có khả năng kháng thuốc mạnh.
Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng sự lây lan của những siêu vi khuẩn chủ yếu thông qua bằng đường du lịch, vận chuyển khi những người nước ngoài tiêu thụ thực phẩm, thuốc ở những nước khác. Dù những nghi ngờ về thực phẩm Trung Quốc là nguyên nhân chính thay vì du lịch đã manh nha từ sớm nhưng chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh được điều đó cho đến năm 2015.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các cửa hàng bán kháng sinh chăn nuôi có khá nhiều tại Trung Quốc với khâu kiểm định chất lượng rất kém.

Khi đó, một nghiên cứu của phòng phân tích vi sinh học quốc gia NML-Canada cho thấy tất cả những mẫu dương tính với siêu vi khuẩn từ các sản phẩm thủy sản đều đến từ Đông Nam Á và Trung Quốc.
Kể từ thập niên 90, lượng tiêu thụ tôm hàng năm của người Mỹ đã tăng gấp đôi và trở thành một món ăn chủ đạo. Vào thập niên 80, phần lớn tôm Mỹ được nuôi trồng trong nước nhưng tình hình này đã phải thay đổi khi nhu cầu tăng quá mạnh.
Trong khoảng 1990-2006, lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 0,6 triệu tấn mỗi năm hiện nay và khoảng 90% số tôm trên bàn ăn người Mỹ hiện được nuôi trồng từ nước ngoài.
Năm 2003, tỷ lệ tôm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã đạt mức kỷ lục trong 11 năm trước đó với 16% thị phần và đến năm 2004, Bộ thương mại Mỹ đã phải áp thuế chống bán phá giá 112% cho sản phẩm này.
Một hệ thống không khác gì rửa tiền
Nhằm đối phó với các rào cản thương mại của Mỹ về thực phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng nên một hệ thống tinh vi nhằm xóa bỏ xuất xứ các hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, lượng nhập khẩu tôm từ Malaysia năm 2004 bất ngờ tăng gấp 10 lần sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá cho tôm từ Trung Quốc. Lượng tôm nhập khẩu này tăng đều và chiếm tới 5% thị trường tôm tiêu thụ tại Mỹ trong khoảng 2008-2011.
Hiện nhiều quan chức Mỹ cho rằng lượng lớn tôm nhập khẩu từ Malaysia thực chất là từ Trung Quốc bởi nước này sản xuất tôm tùy thuộc vào mùa vụ. Năm 2015, nước này chỉ sản xuất được 32.000 tấn tôm và khoảng 18.000 tấn đã được tiêu thụ trong nước, 12.000 tấn được xuất sang Singapore nên số còn lại không đủ để chiếm lĩnh các thị trường khác.
Một sự trùng hợp thú vị là lượng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc vào Malaysia lại tăng đột biến trong 10 năm qua với mức bình quân 20.000 tấn/năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Năm 2011, 75% số tôm chứa các chất cấm được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, chỉ 6% là từ Malaysia. Tuy nhiên năm 2015, có 77% số tôm chứa chất cấm nhập vào Mỹ là từ Malaysia.
Theo các nhà chức trách Mỹ, việc vận chuyển tôm từ Trung Quốc sang Malaysia và đổi giấy xuất xứ là chuyện vô cùng bình thường khi các công ty dịch vụ môi giới có thể hoàn thành thủ tục giấy tờ dễ dàng.
Tháng 4 vừa qua, FDA đã phải cảnh báo có thể sẽ bắt giữ và kiểm tra tất cả các lô hàng tôm, thủy sản từ Malaysia và một số nước để tiến hành xét nghiệm trước mỗi quan ngại làm giả giấy tờ cũng như xuất xứ của các mặt hàng này. Đáp lại, Bộ y tế Malaysia cam kết sẽ thắt chặt việc kiểm soát các nhà máy chế biến tôm cũng như thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ từ phòng thương mại.
Không dừng lại đó, mặt hàng đông lạnh thủy sản còn được các doanh nghiệp Trung Quốc xuất sang nhiều nước trước khi được xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh sự truy tra của các cán bộ hải quan khi Malaysia đã bị nghi ngờ. Một trong những nước được Trung Quốc nhắm đến hiện nay là Ecuador khi lượng tôm nhập từ Trung Quốc vào đây để tuồn vào Mỹ thời gian qua bắt đầu tăng lên.
Rõ ràng, lợi nhuận của ngành thủy sản khiến các doanh nghiệp Trung Quốc không từ thủ đoạn nào để tuồn những thực phẩm bẩn từ nước họ sang các thị trường khác. Dù các cơ quan chức năng của nhiều nước đã cố gắng nhưng những món tôm, thủy sản Trung Quốc giúp đưa người tiêu dùng từ bàn ăn đến nghĩa địa nhanh hơn vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường.

Theo Trí thức trẻ



#134 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/12/2016 - 21:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


rung Quốc bị tố 'phá hoại kinh tế' Indonesia

08:32 AM - 19/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ớt được bày bán tại một khu chợ truyền thống ở JakartaReuters
Bắc Kinh vừa phản ứng cáo buộc dùng “vũ khí sinh học” chống Indonesia sau khi 4 công dân Trung Quốc bị phát hiện trồng ớt nhiễm khuẩn.
Cuối tuần qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta ra thông cáo khẳng định những cáo buộc về âm mưu dùng “vũ khí sinh học phá hoại nền kinh tế của Indonesia” là không có cơ sở và “đang gây lo lắng”, theo Reuters.
Trong thông cáo, Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Tạ Phong nhấn mạnh chính quyền Trung Quốc “cực lực phản đối mọi ý đồ gán ghép hành vi cá nhân với những hành động của nhà nước”. “Chúng tôi hy vọng tình hữu nghị và quan hệ song phương giữa người dân Trung Quốc với Indonesia sẽ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này”, thông cáo viết.
Bắc Kinh đưa ra phản ứng sau khi truyền thông Indonesia đăng tin 4 người Trung Quốc bị giới chức bắt giữ với cáo buộc vi phạm quy định nhập cảnh. Theo điều tra, những công dân Trung Quốc này bị phát hiện trồng ớt bằng hạt giống do chính họ mang theo trên một khu đất thuê ở làng Sukadamai gần thành phố Bogor, cách Jakarta khoảng 60 km về phía nam. Theo trang Tribunnews.com,
Cơ quan Kiểm dịch nông nghiệp Indonesia đã tịch thu 5.000 cây ớt vì phát hiện chúng bị nhiễm khuẩn erwinia chrysanthemi, vốn không gây nguy hiểm sức khỏe cho người nhưng có thể phá hoại hoa màu. Đây là lần đầu tiên erwinia chrysanthemi bị phát hiện ở Indonesia, theo Hãng tin Antara dẫn lời người đứng đầu Cơ quan Kiểm dịch nông nghiệp Indonesia Banun Harpini. Giới chức Indonesia cũng phát hiện những hạt ớt do 4 công dân Trung Quốc mang vào nước này nhiễm khuẩn erwinia chrysanthemi và đã tiêu hủy chúng.

Rộ thuyết âm mưu
Trước thông tin nói trên, chính trị gia Yusril Ihza Mahendra đã kêu gọi giới chức tình báo điều tra vụ việc, cáo buộc 4 công dân Trung Quốc “xâm nhập” Indonesia với mưu đồ làm suy yếu nền kinh tế nước này, theo tờ The Jakarta Post.
Trong khi đó, những thuyết âm mưu về ý định của 4 công dân Trung Quốc trong việc mở nông trang gần thành phố Bogor lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. “Chẳng lẽ không ai nhận ra Trung Quốc đang tấn công đất nước này theo nhiều cách? Từ ma túy, lao động bất hợp pháp và bây giờ là ớt nhiễm khuẫn”, một người Indonesia viết trên tài khoản Twitter của mình.
Thông tin về ớt nhiễm khuẩn từ truyền thông Indonesia đã gây ra làn sóng chống Trung Quốc trên mạng xã hội trong một bộ phận người sử dụng internet. Trong thời gian gần đây cũng rộ lên những bình luận chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông trên mạng xã hội ở Indonesia, theo Reuters.
Trước làn sóng này, Bộ trưởng phụ trách vấn đề biển của Indonesia Luhut Panjaitan đã phải lên tiếng trấn an, cho rằng đó chỉ là phản ứng thái quá. “Đây là vấn đề đối với các mạng xã hội. Họ chỉ phổ biến tin đồn mà không kiểm chứng”, Bộ trưởng Luhut nói.


Indonesia khuyến khích trồng ớt
Indonesia là một trong những quốc gia mà người dân có truyền thống dùng ớt “nặng đô” và Bộ Nông nghiệp nước này đang nỗ lực khôi phục văn hóa trồng ớt trong nước để bảo đảm nguồn cung, theo báo Jakarta Globe. Ớt có vai trò quan trọng trong ẩm thực Indonesia nhưng giá bán của nó ở nước này lên tới 51.900 IDR (gần 88.000 đồng)/kg vào tháng 11, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. “Giá ớt phải hạ”,
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Amran Sulaiman tuyên bố khi phát động chương trình trồng 50 triệu cây ớt hồi tháng trước. Bộ này sẽ cung cấp miễn phí 10 triệu hạt ớt giống cho những hộ gia đình và cộng đồng ủng hộ chương trình trồng ớt. Hồi năm 2011, chính phủ Indonesia đã kêu gọi người dân bắt đầu trồng ớt tại nhà khi giá ở nhiều khu vực tăng lên tới 100.000 IDR/kg. Tuy nhiên, chỉ có vài hộ gia đình ủng hộ và số lượng hộ tham gia ngày càng giảm khi giá ớt trở lại mức bình thường trong vài tháng sau đó.

Văn Khoa



#135 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/12/2016 - 21:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngạc nhiên chuyện làm bài tập về nhà của trẻ con Việt ở Pháp

08:35 PM - 29/12/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Shutterstock
Chúng tôi sống tại một thành phố nhỏ ở Pháp, con gái lớn của tôi năm nay học lớp 4.
Từ ngày con bắt đầu vào tiểu học, hầu như con có rất ít bài tập về nhà, ít hơn rất nhiều so với mong đợi của tôi.
Ngày lớp 1, mỗi ngày cô giáo chỉ yêu cầu con xem lại bài 5 – 10 phút, để ôn lại những gì con đã học trên lớp. Theo cô, tuổi này các con rất dễ mất tập trung cũng như hay quên, vì thế lúc về nhà cần có bố mẹ giúp đỡ. Những năm tiếp theo, bài tập về nhà của con chẳng tăng thêm chút nào.

Lên lớp 2, 3, một tuần khoảng 2, 3 lần, thầy giáo giao cho về nhà đọc một đoạn văn ngắn, khoảng 1 nửa trang sách, bố mẹ hỏi vài câu để kiểm tra mức độ hiểu của con. Năm nay lớp 4, thầy giáo tiếp tục giao bài đọc, nhưng là đọc hẳn một quyển sách truyện dài, đọc xong đến lớp viết tóm tắt. Tuyệt đối không có bài tập toán về nhà.
Trong năm học kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 6, các con có 4 kì nghỉ lễ, mỗi kì dài 2 tuần. Đã gọi là nghỉ lễ hẳn nhiên không bao giờ có bài tập, các cô bảo các con cần được nghỉ ngơi để hết lễ tinh thần sảng khoái học lại càng có hiệu quả. Năm nay ngoại lệ, cô giáo có giao bài tập cho 2 tuần lễ, nhưng bài tập hết sức dễ thương.
Đó là các con đọc một cuốn truyện, sau đó mang sách đến lớp làm một bài thuyết trình, có chuẩn bị một poster hẳn hoi, để giới thiệu với các bạn về cuốn sách đó. Con gái tôi rất hào hứng, đã đọc xong 3 truyện nhưng vẫn chưa quyết định sẽ giới thiệu cuốn nào.
Không chỉ ở nước Pháp, tôi biết ở những quốc gia khác ở châu Âu, ở cấp tiểu học, các học sinh được giao rất ít bài tập về nhà. Từ rất lâu, nhiều quốc gia đã thực hiện quy tắc “mười phút”, có nghĩa là cứ tăng một lớp thì thời gian học ở nhà tang thêm mười phút.
Gần đây, các phụ huynh ở Tây Ban Nha đã biểu tình để các học sinh có ít bài tập hơn, vì 4-6 giờ làm bài tập về nhà trong một tuần, theo họ, là quá nhiều và ảnh hưởng đến con cái và cuộc sống gia đình họ.
Thậm chí có quốc gia như Phần Lan, đã loại bỏ hoàn toàn bài tập về nhà trong chương trình học. Theo họ, những gì cần học các học sinh đã được học ở trường, học nhiều hơn không có nghĩa là hiệu quả hơn.
Gần đây, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ qua mạng xã hội Facebook đối với 67 bà mẹ có con học tiểu học ở Việt Nam.
Kết quả cho thấy chỉ có 7 bà mẹ có con học ở nhà dưới 30 phút, có đến 30 mẹ cho con học trong khoảng 1 tiếng và 23 bé học từ 1 -2 tiếng mỗi ngày. Như vậy, có thể thấy, nhìn chung các bé tiểu học ở Việt Nam học khá nhiều so với các bé cùng độ tuổi ở Châu Âu.
Ngoài ra, việc các bà mẹ hàng ngày lên mạng xã hội Facebook để nhờ “bạn bè gần xa” giúp giải hộ bài tập toán của con đang trở nên dần phổ biến. Hầu như tâm lý bà mẹ nào cũng muốn giúp con hoàn thành hết bài tập cô giáo giao về nhà, dù đó là bài tập nâng cao, quá sức của con, mà thậm chí đến phụ huynh cũng không hề biết cách giải.
Vấn đề ở đây là tại sao các phụ huynh không để các cháu tự mình làm các bài tập cô giao. Trong trường hợp con không làm được, tại sao không để con đến lớp trình bày với cô về điều đó và nhờ cô giảng lại chỗ con không hiểu? Lý do các phụ huynh đưa ra thường là “lớp quá đông, cô giáo không thể quan tâm hết”.
Vậy thì việc phụ huynh giảng giải và giúp con làm những bài tập quá sức có cần thiết và hiệu quả lâu dài hay không? Hay chỉ nên để con học và tiếp thu đúng với năng lực của mình?
Chưa kể ngoài bài tập nâng cao, còn có những kì thi như Violympic, và phụ huynh vẫn thường lên mạng để “cầu cứu”, bởi có những bài tập phụ huynh cũng không biết cách giải. Không hiểu những kì thi này là dành cho học sinh hay dành cho người lớn?
Tôi được nghe một phụ huynh tâm sự rằng, trong một buổi họp phụ huynh đầu năm cho con, chị đề nghị cô giáo giao ít bài tập về nhà vào cuối tuần thôi. Vì cháu mới học lớp 2, cả tuần đi học cháu đã mệt rồi, cần thời gian nghỉ ngơi.
Cô giáo tươi cười nói rằng, nếu các phụ huynh khác đồng ý như thế thì cô giáo vui quá, cô cũng đỡ phải chấm bài. Nhưng cuối cùng chỉ có 2 phụ huynh giơ tay đồng ý với ý kiến đó, trên tổng số 50 phụ huynh.
Cho nên, tôi không rõ, áp lực về bài tập về nhà, bài tập nâng cao đến từ cô giáo, hay đến từ chính phụ huynh? Chính điều này đã khiến cho những năm đầu tiên tới trường của nhiều học sinh trở nên rất kinh khủng, dễ dẫn đến tâm lý chán ghét trường học.
Xin các phụ huynh hãy nhớ rằng, tuổi thơ của các con chúng ta rất ngắn, hay để con sống đúng với lứa tuổi và mức độ phát triển của mình. Hãy quên đi những điểm số, những thành tích, những bằng khen để con có được những ngày tháng thơ ấu đúng nghĩa.
Ngoài bài vở ra, con còn có rất nhiều thứ khác để học, học đàn, học hát, học múa, học vẽ, học chơi thể thao, học làm người tử tế. Vì thế, hỡi các phụ huynh, hãy giảm thời gian làm bài tập về nhà của con xuống, để con được làm những đứa trẻ hạnh phúc đúng nghĩa, và không ghét trường học.

Nguyên-Kan








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

11 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |