Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#106 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/11/2016 - 20:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Một số điện thoại Android bí mật gửi dữ liệu về Trung Quốc
  • 16/11/2016 11:50 GMT+7


TTO - Các chuyên gia an ninh của Mỹ vừa phát hiện một số mẫu điện thoại chạy hệ điều hành Android bí mật gửi tất cả tin nhắn của người dùng về Trung Quốc cứ mỗi 72 tiếng đồng hồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các chuyên gia an ninh mạng Mỹ phát hiện một số điện thoại Android bị cài phần mềm gián điệp của Trung Quốc - ảnh: AP
Theo nhật báo New York Times, phần mềm gián điệp cài trên một số điện thoại Android “Made in China” không chỉ đánh cắp tin nhắn cá nhân của người dùng, chúng còn theo dõi mọi chuyển động cũng như tất cả số điện thoại họ liên lạc.
Nhà chức trách Mỹ chưa rõ động cơ của các nhà sản xuất Trung Quốc là gì, đó có thể là vì mục đích quảng cáo hoặc thậm chí là tình báo.
Kryptowire là công ty an ninh phát hiện ra lỗ hổng bảo mật. Họ khẳng định phần mềm của công ty Trung Quốc Shanghai Adups Technology truyền nội dung đầy đủ của tin nhắn, danh sách liên lạc, danh bạ cuộc gọi, thông tin địa điểm và nhiều dữ liệu khác về một máy chủ ở Trung Quốc.
Đoạn mã được cài sẵn trên điện thoại khi bán ra và người tiêu dùng không được thông báo về việc bị theo dõi.
Kryptowire phát hiện ra vấn đề một cách hoàn toàn tình cờ. Một nhà nghiên cứu của hãng này mua một chiếc điện thoại rẻ tiền để đi du lịch nước ngoài. Trong lúc thiết lập điện thoại, ông phát hiện có hoạt động mạng bất thường diễn ra.
Trong tuần tiếp theo, các nhà phân tích để ý thấy chiếc điện thoại gửi tin nhắn về một máy chủ ở thành phố Thượng Hải đăng ký bở Adups. Công ty đã báo cáo phát hiện này cho chính phủ Mỹ và công bố rộng rãi hôm 15-11.
Một nhà sản xuất điện thoại của Mỹ - BLU Products – cho biết 120.000 điện thoại của họ bị ảnh hưởng và công ty đã phải cập nhật lại firmware (phần mềm hệ thống) để loại bỏ tính năng do thám.
Số lượng các thiết bị nhiễm mã độc trên toàn cầu hiện chưa thống kê được nhưng theo số liệu của Adups Technology, trên thế giới có hơn 700 triệu điện thoại, xe hơi và các thiết bị thông minh cài phần mềm của họ.
Adups là đối tác cung cấp phần mềm cho hai nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới là ZTE và Huawei có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo một văn bản giải trình gửi cho công ty BLU, Adups thừa nhận họ cố tình thiết kế phần mềm giúp nhà sản xuất điện thoại theo dõi người dùng nhưng phiên bản phần mềm đó “không dành cho thị trường Mỹ”.
Dù chưa thể khẳng định nhưng xì căng đan do thám của Adups không khỏi gây lo ngại về sự dính líu của chính phủ Trung Quốc.
Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp theo dõi internet và các cuộc đàm thoại online. Các hãng công nghệ Trung Quốc phải tuân theo những quy định quản lý rất khắt khe.


M.TRUNG

Thanked by 1 Member:

#107 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/11/2016 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Liên tiếp phát hiện khách Trung Quốc lục đồ người khác


TTO - Sáng 17-11, khi chuyến bay VN 164 từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi Hà Nội chuẩn bị cất cánh, ông Yang Yong (quốc tịch Trung Quốc) ngồi ghế số 28D đã lục túi xách của hành khách ngồi ghế số 19 gần với mình là anh N.T.H..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Yang Yong và hộ chiếu của mình - Ảnh: Đ.C.
Hành vi của ông Yang Yong đã bị những hành khách khác cùng chuyến bay bắt quả tang. Sau đó, lực lượng tiếp viên và an ninh trên máy bay đã lập biên bản bàn giao Yang Yong cho Cảng vụ hàng không miền Trung để thụ lý theo thẩm quyền.
Theo lực lượng chức năng, chỉ trong một thời gian ngắn lực lượng an ninh hàng không tại sân bay Đà Nẵng đã phát hiện và xử lý nhiều đối tượng có hành vi tương tự.
Trước đó ngày 14-11, chuyến bay VN 110 từ Sài Sòn đi Đà Nẵng, tổ lái đã giao Wang Ji Cheng (quốc tịch Trung Quốc) có hành vi lục túi xách của người khác.
Khi đó, hành khách có túi xách bị Wang Ji Cheng lục mất 15,5 triệu đồng và sau đó số tiền này được phát hiện trong toilet nhà ga sân bay.
Do nhân chứng chỉ xác định đối tượng đã lục túi của khách nhưng không bắt được quả tang khi lấy tiền nên cơ quan chức năng chỉ lập biên bản, cảnh cáo để răn đe.


ĐOÀN CƯỜNG

#108 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/11/2016 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hơn 3 triệu thiết bị Android giá rẻ dính phần mềm gián điệp Trung Quốc

10:02 AM - 21/11/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Ragentek Group là cái tên mới nhất liên quan đến các vấn đề bảo mậtẢnh IBTimes

Các nhà nghiên cứu an ninh mới đây đã xác định công ty Ragentek Group (Trung Quốc) phát triển firmware, tạo ra những lổ hổng bảo mật bên trong 3 triệu thiết bị Android


Theo IBTimes, gần 3 triệu điện thoại Android được tìm thấy dễ bị tổn thương với kiểu tấn công ‘người đứng giữa’ (MITM) thông qua một cửa sau bí mật được cài đặt sẵn trong các thiết bị chi phí thấp. Lỗ hổng này khiến thiết bị có thể bị đột nhập và điều khiển từ xa hoàn toàn, rất nhiều trong số đó đang được sử dụng tại Mỹ.
Các nhà sản xuất Android bị ảnh hưởng nhiều nhất là BLU Products (26%), Infinix (11%), Doogee (gần 8%), Leagoo và Xolo.
Lỗ hổng này khiến tất cả các giao dịch từ nhị phân đến các thiết bị đầu cuối của bên thứ ba diễn ra trong một kênh không được mã hóa, không chỉ làm lộ thông tin người dùng trong suốt quá trình này, mà còn cho phép những kẻ tấn công gửi ra các lệnh được hỗ trợ bởi giao thức.
BitSight cũng lưu ý thêm firmware được phân phối thông qua ‘một tập hợp các tên miền được cấu hình sẵn trong phần mềm’. Khi các lỗ hổng đã được phát hiện, chỉ có một tên miền đã được đăng ký, trong khi hai tên miền còn lại vẫn chưa đăng ký và dễ bị tấn công. Và nếu tin tặc nhận thấy điều này, chúng sẽ ngay lập tức thực hiện tấn công tùy ý vào hơn 3 triệu thiết bị mà không cần đến cách thức ‘người đứng giữa’.
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần qua các nhà nghiên cứu bảo mật gửi ra một báo động về điện thoại Android với backdoor được cài đặt sẵn.
Mới đây nhất, hãng nghiên cứu bảo mật Kryptowire cảnh báo về dữ liệu từ nhiều điện thoại Android âm thầm gửi đến máy chủ ở Trung Quốc.

Hiếu Trung



#109 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2016 - 21:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đưa văn chương Nam bộ xưa ra ánh sáng

10:00 AM - 22/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Nhà văn Trần Chánh Chiếu (ảnh trái); nhà văn Nguyễn Trọng Quản và tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của VN 'Truyện thầy Lazaro Phiền'Ảnh: Tư Liệu

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn chương quốc ngữ Nam bộ xưa, với vai trò và những giá trị độc đáo của nó, xứng đáng được xuất hiện nhiều hơn trong sách giáo khoa giảng dạy ở trường phổ thông.

Theo nhà nghiên cứu, PGS-TS Đoàn Lê Giang (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.....), tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ và được viết theo lối tiểu thuyết phương Tây ra đời rất sớm ở Nam bộ. Cuốn đầu tiên Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản được xuất bản tại Sài Gòn năm 1887, cùng lúc với tiểu thuyết Phù vân của Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc phải sau 30 năm mới có dạng tiểu thuyết viết theo lối phương Tây là Nhật ký người điên (Lỗ Tấn, 1918) và Vô tình, Nỗi bi ai của cậu bé (Lee Kwang-su, 1917).

Ông Giang khẳng định, không chỉ có tác phẩm xuất hiện sớm, đội ngũ sáng tác văn chương Nam bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 cũng rất đông đảo: “Cuối thế kỷ 19, ở Sài Gòn đã xuất hiện một thế hệ trí thức mới, được học hành bài bản: Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Chương... Đó là những người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học chữ quốc ngữ. Sau này dòng văn học chữ quốc ngữ Nam bộ có sự đóng góp của Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Đặng Thúc Liêng, các nhà nho chuyển sang dùng chữ quốc ngữ: Thượng Tân Thị, Lê Sum, Nguyễn An Khương, Trần Phong Sắc, Huyền Mặc Đạo Nhân, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị Bạch Vân, Nguyễn Thị Manh Manh, Mộng Tuyết... và nhiều trí thức Tây học: Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Tân Dân Tử, Biến Ngũ Nhi, Phú Đức, Đông Hồ, Trúc Hà, Lư Khê, nhiều nhà văn từ miền Trung, miền Bắc vào: Nam Kiều Trần Huy Liệu, Bửu Đình, Phan Khôi, rồi thêm nhóm trí thức cách mạng: Cao Hải Để, Trần Hữu Độ, Cao Văn Thỉnh, Nguyễn Văn Nguyễn, Kiều Thanh Quế...”.
Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết chữ quốc ngữ đầu tiên Quốc văn thí cuộc ở VN được tổ chức tại Sài Gòn do Trần Chánh Chiếu khởi xướng trên báo Nông cổ mín đàm năm 1906. Lương Hoa truyện của Pierre Eugène Nguyễn Khánh Nhương đoạt giải nhất, mở màn cho một loạt tiểu thuyết khác xuất hiện: Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiên Trung, Lâm Kim Liên của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (Trương Duy Toản), Chơn cáo tự sự (Machel Tinh), Hà Hương phong nguyệt (Lê Hoằng Mưu) và đặc biệt là nhà văn xuất sắc Hồ Biểu Chánh với: Ai làm được, Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, Ngọn cỏ gió đùa...
Thể loại ký cũng xuất hiện rất sớm. Quyển đầu tiên là Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký. PGS-TS Nguyễn Văn Kha (Trường ĐH Thủ Dầu Một) thông tin: “Bên cạnh thể tài xã hội - đạo lý, văn chương chữ quốc ngữ Nam bộ còn xuất hiện thể tài lịch sử - dã sử, trinh thám - võ hiệp với Ba Lâu ròng nghề đạo tặc, Ăn trộm của Chà của Biến Ngũ Nhy, rồi nhanh chóng thể loại này được Phú Đức, Bửu Đình, Nguyễn Thế Phương... hưởng ứng”.
Không chỉ viết tiểu thuyết, dịch truyện Tàu, truyện Tây, các tác giả còn viết bài ca, viết tuồng, làm thơ, phú... bằng chữ quốc ngữ in dày đặc trên báo chí, hình thành nền văn học chữ quốc ngữ ở Nam bộ phong phú về thể loại, số lượng tác phẩm và tác giả.
“Tiếc vì ít cơ hội giới thiệu với học sinh”
Thành tựu của văn chương chữ quốc ngữ Nam bộ xưa là cực kỳ lớn nhưng hiện nay việc đưa các tác phẩm vào giảng dạy trong nhà trường vẫn còn khá khiêm tốn, do đó số lượng người đọc hiện nay biết tới giai đoạn văn học này chưa nhiều.
Nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy cho rằng: “Do cuối thế kỷ 19 giao thông vẫn còn hạn chế nên tới năm 1920 - 1930, báo chí ở Sài Gòn mới phát hành ở Hà Nội nên ngay cả người chuyên nghiên cứu văn học đầu thế kỷ 20 ở miền Bắc cũng biết ít và đọc được rất ít những tác phẩm của Nam bộ xưa. Trong khi đó, chuẩn mực của tiểu thuyết khi ấy là văn chải chuốt, nội dung sang trọng, bay bổng, còn văn chương Nam bộ xưa viết như nói, thô ráp, gần gũi với đời thường, có lẽ vì thế nên ít được chú ý. Một nguyên nhân vô cùng quan trọng nữa là đối với người đọc ngày nay có lẽ chữ nghĩa văn chương Nam bộ xưa khá khó hiểu, ngay như tôi là người lục tỉnh trăm phần trăm nhưng khi đọc tiểu thuyết của tiền nhân nhiều đoạn tôi phải tra từ điển. Vì thế, những trở ngại trên mà nền văn chương Nam bộ xưa như viên ngọc quý báu bị bỏ lăn lóc trong góc tối”.
Cô Hồ Thị Phượng (Trường THPT Đốc Binh Kiều, Cai Lậy, Tiền Giang), đã có gần 30 năm dạy môn văn, nói: “Tôi thấy tiếc vì ít có cơ hội giới thiệu cho học sinh về những tác phẩm độc đáo của văn học Nam bộ xưa trong những bài giảng ở lớp. Lúc trước, tác phẩm Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh được đưa vào giảng dạy chính thức ở lớp 11 nhưng sách hiện nay chỉ còn ở phần đọc thêm. Khối 12 có Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và một bài đọc thêm Chạy giặc. Phần văn chương chữ quốc ngữ Nam bộ xưa như vậy là quá thiếu và ít, các nhà biên soạn nên sớm chọn lọc, bổ sung kịp thời, không nên để một khoảng trống văn học quá lâu như thế trong sách giáo khoa”.
PGS-TS Đoàn Lê Giang cho rằng: “Mặc dù sách giáo khoa hiện đã xuất hiện tác phẩm của một vài tác giả ở Nam bộ nhưng so với số lượng đồ sộ và vai trò quan trọng của nền văn học Nam bộ xưa thì vẫn còn quá ít ỏi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để nền văn chương chữ quốc ngữ Nam bộ xuất hiện nhiều hơn nữa ở sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường”.

Lê Công Sơn



#110 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2016 - 12:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhàn đàm: Sự bình yên ở lại

05:00 AM - 20/11/2016 Thanh Niên

Cái cắm bút ở ngay trong tầm nhìn và tôi thường dừng lại ở đó mấy giây, mỗi lần ngồi vào cái bàn viết quen thuộc của mình để làm việc. Đó là một món quà mà sơ Sayer đã tặng cho tôi vào năm 1965.


Sơ Sayer là người Mỹ, khi đó là một bác sĩ khoa nhi thuộc đoàn thanh niên chí nguyện quốc tế, được điều đến VN và phục vụ ở Bệnh viện Thánh Gia (Holy Family Hospital) Quy Nhơn. Sơ gầy, cao, hay cười, yêu trẻ con và cũng nói được tiếng Việt lõm bõm. Tôi, hồi ấy đang học lớp nhất (tức lớp năm bây giờ) và là một bé gái ốm yếu, bệnh tật quanh năm. Tháng nào tôi cũng phải vào - ra Bệnh viện Thánh Gia và chính bởi đó nên mới có nhiều cơ hội gặp gỡ, gần thân với sơ. Có lần, trong phòng khám, sơ hỏi lớn lên tôi thích làm gì và tôi trả lời ngay không cần suy nghĩ, là tôi thích đi tu. Tôi thích trở thành “ma soeur” như sơ Sayer. Nghe vậy, sơ mở to mắt, tròn miệng: “Ồ”, rất thích thú và lấy ngay cái cắm bút trên bàn tặng tôi. Món quà tuyệt vời quá và được tặng bất ngờ quá, khiến tôi sung sướng bắt run người và sau đó không đừng được, đã đi khoe khắp cùng. Cái cắm bút theo tôi từ lúc ấy và được tôi nâng niu cất giữ cho đến tận bây giờ. Kỷ vật của sơ Sayer rất độc đáo với hình Chúa Giêsu và Đức mẹ Maria được khắc bằng bạc hết sức tinh xảo. Ngày trước, hãy còn cái ống nhỏ để cắm bút cũng bằng bạc nhưng sau này bị mất và chỗ trống ấy được dán đè lên bằng chữ N (là vần đầu của tên tôi). Phía sau thấy có dấu ấn của tòa thánh Vatican.
Sau năm 1975, Bệnh viện Thánh Gia ngừng hoạt động. Tôi mất bặt tin tức của sơ Sayer và cũng không thực hiện được ước mơ thời trẻ dại của mình, là trở thành một nữ tu. Nhiều năm tháng đã trôi qua và có biết bao kỷ vật thiết thân của tôi đã bị mất đi nhưng hạnh phúc sao, cái cắm bút sơ tặng cho vẫn còn. Để mỗi lúc nhìn vào đó, tôi thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm hẳn đi. Lòng dậy lên bao yêu thương ấm áp. Cũng đã bao lần, ngồi trước kỷ vật này tôi bỗng nghĩ nhớ đến sơ và có dịp nhìn ngắm, soát xét, soi rọi lại chính mình một cách tỏ tường, thấu đáo, nghiêm khắc. Để tự hổ thẹn cho những ích kỷ, day dứt cho những nhỏ nhen, dằn vặt cho những sai lầm… Kỷ vật của sơ đặc biệt có ý nghĩa những khi tâm hồn tôi bị thương tổn vì một điều gì đó, cảm thấy ghét bỏ hay căm giận một ai đó. Khi mà sự cay độc lóe lên trong ý tưởng của tôi, khi mà sự nản chán xâm chiếm trí óc tôi và nỗi tuyệt vọng tràn lan hết cả con người tôi, tôi hay lại cái bàn viết thân thiết của mình, ngồi xuống và nhìn rất lâu vào kỷ vật. Nhìn cho tới khi những u uẩn ở trong tôi nhòa phai, tan biến mới thôi! Có thể niềm tin yêu nơi cuộc đời và tha nhân chưa kịp trở lại nhưng ít ra tôi cũng đã tìm được sự cân bằng cần thiết cho tâm hồn mình. Bởi kỷ vật của sơ hãy còn đây. Cũng có nghĩa sự bình an, chỉ đôi khi, bỏ tôi mà đi đâu đó trong thoáng chốc rồi lại về. Sự bình an không mất đi. Sự bình an luôn ở lại.

Nguyễn Mỹ Nữ



#111 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2016 - 12:37

Nhật xem xét triển khai THAAD: Đòn gió trước, đòn thật sau

08:57 AM - 27/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD dự kiến được Mỹ triển khai ở Hàn Quốc vào năm 2017Reuters

Việc Nhật Bản xem xét khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ nước này vừa mới mẻ lại vừa không lạ lẫm.

Sau những lần Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và hạt nhân trong năm nay, Mỹ và Hàn Quốc đã thỏa thuận và đang triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Nhật rất ủng hộ trong khi Nga lẫn Trung Quốc đều phản đối. Ngay từ khi đó, Tokyo đã xa gần đề cập khả năng tham gia và điều này rất phù hợp với chiến lược của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ đã triển khai THAAD trên đảo Guam, sắp có thêm ở Hàn Quốc và nếu được ở Nhật Bản nữa thì sẽ có cả mạng lưới đủ khả năng vừa làm lá chắn tên lửa ứng phó Triều Tiên vừa vươn tầm hoạt động về phía Trung Quốc và Nga. Hai nước này vì thế lo ngại sâu sắc và phản đối dữ dội, dù không thể phủ nhận nhu cầu của Mỹ và Hàn Quốc phải tăng cường quân sự để đối phó chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
Mặt khác, nếu soi vào những diễn biến mới đây nhất ở khu vực về chính trị và an ninh thì sẽ thấy dự định nói trên của chính phủ Nhật Bản lại mới. Nga vừa tuyên bố đưa vào hoạt động hệ thống tên lửa đối không và chống tàu chiến trên nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc.
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump từng tỏ ý xem xét lại cam kết bảo hộ an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì thế, Tokyo có nhu cầu ràng buộc Washington. Còn đối với Nga, ý định của Nhật trước hết là cú đòn gió nhưng sau này có thể trở thành đòn thật.

Thảo Nguyên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#112 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2016 - 21:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bắt thêm một người Trung Quốc trộm tiền trên máy bay

27/11/2016

TTO - Chen Chung Hong bị bắt quả tang khi đang lục hành lý xách tay của một hành khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Huế đi TP....., hành khách này thông báo mất hơn 10 triệu đồng.

Chiều 27-11, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết lực lượng an ninh hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bàn giao đối tượng Chen Chung Hong (43 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) cho Công an TP..... để điều tra, xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.
Được biết, chiều cùng ngày trên một chuyến bay của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) từ Huế đi TP....., Chen Chung Hong bị phát hiện khi đang lục hành lý xách tay của một hành khách khác trên máy bay.
Phát hiện nghi vấn, hành khách và nhân viên phi hành đoàn đã bắt giữ Chen giao cho lực lượng chức năng tại sân bay Tân Sơn Nhất khi máy bay hạ cánh.
Kiểm tra hành lý của hành khách bị Chen Chung Hong lục, trộm tài sản thì phát hiện mất hơn 10 triệu đồng.
Trong thời ngắn vừa qua, lực lượng chức năng của Việt Nam, đặc biệt là cụm cảng hành không khu vực miền Trung liên tục phát hiện và xử lý các đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản trên máy bay là người Trung Quốc.
Một cán bộ điều tra có nhiều kinh nghiệm của Bộ Công an cho biết, từ nhiều năm qua, lực lượng chức năng của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã xác định nhiều đường dây tổ chức trộm cắp tài sản chuyên nghiệp trên các chuyến bay nội địa và quốc tế tại khu vực này.
Các băng nhóm hầu hết là người Trung Quốc, tổ chức thành từng nhóm nhỏ, phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp trong hành lý xách tay của hành khách trên chuyến bay.
Các đối tượng mua vé trên nhiều chuyến bay và gần như liên tục di chuyển, đổi hãng hàng không để thực hiện hành vi.
Khi bị phát hiện, xử lý, các băng nhóm này có thể sử dụng hộ chiếu giả mang thân nhân khác cho thành viên của mình để tiếp tục mua vé lên các chuyến bay khác, nhằm trộm cắp tài sản.


GIA MINH

#113 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2016 - 22:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



'Lâu đài trắng' trên biển Vũng Tàu

02:42 PM - 27/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Hải đăng Aval chơ vơ trên mặt biển Vũng TàuẢnh: Mai Thanh Hải

Ai đi tàu cánh ngầm từ TP..... ra TP.Vũng Tàu, vừa thoát khỏi sông Lòng Tàu ào vào sóng biển Gành Rái sẽ thấy ngôi nhà sơn trắng ngói đỏ chơ vơ trên mặt biển.


Hỏi ra mới biết, đó là hải đăng Aval (hoặc Cần Giờ), thường được ngư dân gọi là “lâu đài trắng trên biển Vũng Tàu”, đã được xây dựng hàng trăm năm nay...
Hải đăng Aval được người Pháp xây dựng từ năm 1864, cách bờ biển Vũng Tàu 13 km, cao 22,5 m so với mặt biển, được đánh giá là đặc biệt quan trọng trong việc chỉ dẫn luồng lạch cho tàu thuyền ra vào cảng Sài Gòn.
Hải đăng xây bằng máu
Ít ai biết, ngọn hải đăng lâu đời này rất “lận đận”. Ông Phạm Đình Vận, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (BĐATHH) vẫn nhớ như in thời điểm đầu năm 1998, khi đó ông đang là Giám đốc BĐATHH khu vực 4 (phụ trách các hải đăng từ Kê Gà, Bình Thuận vào tận Hà Tiên, Kiên Giang) đã không thể giữ nổi ngọn hải đăng Aval, bởi lãnh đạo Công ty hoa tiêu khu vực 1 (khi đó thuộc Cục Hàng hải VN, năm 2011 mới sáp nhập vào Tổng công ty BĐATHH miền Nam với tên gọi Công ty TNHH MTV hoa tiêu hàng hải khu vực 1) cương quyết yêu cầu cấp trên phá bỏ với lý do... không có tác dụng.
“Chúng tôi rớt nước mắt bởi biết tầm quan trọng của ngọn hải đăng này. Y như rằng, sau khi phá bỏ, tàu thuyền ra vào cảng mắc cạn, đâm va liên tục và thậm chí đại diện nhiều hãng tàu trên thế giới đặt câu hỏi: “Hải đăng có tên trên bản đồ thế giới từ bao năm, tại sao VN lại phá bỏ?” - ông Vận kể lại vậy và lắc đầu: “Ròng rã kiến nghị trong các cuộc họp suốt 6 năm liền, mãi đến đầu năm 2004, lãnh đạo Bộ GTVT và Cục Hàng hải VN mới đồng ý xây dựng, khôi phục lại ngọn hải đăng Aval”.
Việc khôi phục được giao cho Công ty xây dựng công trình của BĐATHH VN (Bộ GTVT). Liên tục trong nhiều tháng trời, những người thợ xây dựng vật lộn với sóng gió, triều cường, nước mặn để xây lại từ cột bê tông cắm dưới đáy biển, cho đến hệ thống giàn neo làm giá đỡ cho ngôi nhà 3 tầng cao hơn 20 m. Trong quá trình phục hồi ngọn đèn, đã xảy ra tai nạn đường biển đặc biệt nghiêm trọng: Hồi 19 giờ 30 ngày 15.8.2004, tại khu vực vịnh Gành Rái (TP.Vũng Tàu), tàu hàng UNI FORWARD (quốc tịch Panama) trọng tải 18.000 tấn, chở container đang trên hành trình luồng Sài Gòn - Vũng Tàu đã đâm vào sà lan
SG-00994 đang thi công đèn Aval Cần Giờ, làm gãy và lật úp sà lan. Trên sà lan lúc ấy có 11 công nhân đang thi công. Các cơ quan chức năng tổ chức tìm kiếm nạn nhân và đến 3 giờ ngày 16.8 chỉ cứu được 4 người còn sống (trong đó 3 người bị thương nặng), 7 người còn lại mất tích.
Nguyên Tổng giám đốc Phạm Đình Vận cho rằng: “Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là lỗi của tàu UNI FORWARD. Nhưng phải rành mạch: Không có đèn chỉ đường - báo hiệu, họ khó có thể quan sát được tình hình mặt biển. Việc khôi phục lại Aval, chúng ta phải trả bằng tính mạng của 7 công nhân, chủ yếu quê Hải Phòng”.
Sợ nhất là sóng to gió lớn, tàu thuyền chạy ẩu

Buổi chiều ở hải đăng Aval, khi dàn đèn đường Trần Phú ven biển Vũng Tàu bừng lên rực rỡ, chúng tôi mới giật mình: Ngay sát đây, chỉ ngồi thuyền chạy lạch tạch vào bờ là sống trong thành phố đẹp. Những công nhân hải đăng, người lau đèn, người giật cần câu tóm con cá đối bé bằng ngón tay nấu bát canh vị chua me. Chỉ anh Hòa ngồi bó gối ngồi nhìn về phía Vũng Tàu, giọng ngàn ngạt: “Lát phải thắp hương cho 7 anh em đã nằm xuống khi xây lại đèn, đêm mới ngủ yên được. Chú về, cho tôi gửi lời thăm đất liền”. Gần 1 tháng trời chờ đợi và rồi chúng tôi cũng nhận được điện thoại của ông Trần Đại Nghĩa (Giám đốc Công ty BĐATHH Đông Nam bộ): “Ngày mai sóng dịu, có thể ra thăm anh em vài giờ”. Buổi sáng, anh Nguyễn Văn Nghĩa (Trạm trưởng BĐATHH Gành Rái) trong bộ đồng phục ngành đưa chúng tôi xuống chiếc thuyền câu chạy lạch tạch ra vịnh, miệng cười rất tươi: ‘’Mỗi tuần, tàu KS01 của công ty ra tiếp tế cho anh em ngoài đó một lần. Đi tàu trúng ngày sóng to thì chỉ có quay về” và kể: Trạm quản lý toàn bộ hệ thống báo hiệu luồng lạch ra vào vịnh Gành Rái vốn được gọi là “ngã sáu hàng hải” với
3 tổ công tác, trong đó tổ hải đăng Aval nằm xa nhất với 6 công nhân. Mỗi ca trực đèn gồm 3 người, liên tục 1 - 2 tuần mới thay 3 người khác.
Gần 1 tiếng đồng hồ vòng tránh những con tàu hàng khổng lồ, chúng tôi mới cập được “lâu đài trắng trên biển” với 3 mặt sàn cắm xuống biển bằng những cọc bê tông, mái ngói đỏ, tường sơn trắng nằm chơ vơ ngang sóng. Anh công nhân Nguyễn Văn Hòa (43 tuổi, quê Bình Định) kéo tuột chúng tôi qua lan can thép chống gỉ vàng khè, lên tầng 3 thăm nơi ăn ở, làm việc và thành thật: “Cả năm nay mới có khách ra thăm”. Cả diện tích gần 20 m2 đủ kê 3 chiếc giường tầng, 1 tủ sắt, bộ bàn ghế uống nước và nồi niêu xoong chảo. Thứ thấy nhiều nhất ở đây là áo phao. Công nhân Lâm Văn Tiễn (50 tuổi, quê Nam Định) giải thích: “Sống ngoài này, sợ nhất là sóng to gió lớn và tàu thuyền chạy ẩu, bất chấp luồng lạch lao thẳng vào đèn”.
Nói chuyện dự báo thời tiết, các công nhân hải đăng Aval lắc đầu quầy quậy bởi trong bờ cứ nghe đài nghĩ bình thường, nhưng ngoài khu vực đèn, sóng to cấp 5 - 6 đập tàu thuyền nghiêng ngả. Khi sóng cao 4 - 5 m trùm lên nhà ở, anh em lại mò mẫm ôm áo phao mò lên nóc, thót tim canh đèn, đếm từng phút mong biển yên. Có những khi biển động vài tuần liên tục, tàu sắt KS01 không dám lại gần tiếp tế vì sợ sóng lớn xô vào làm đổ đèn, lãnh đạo công ty trong bờ phải bấm bụng chi vài triệu đồng thuê thuyền gỗ nhỏ chở nước ngọt, rau xanh, đồ ăn, quần áo ra thăm.
“Ớn nhất là những tàu không có hoa tiêu, chạy ngang, đi tắt không đếm xỉa đến biển báo luồng lạch” - công nhân Lâm Văn Tiễn lắc đầu.
Theo Trạm trưởng Nguyễn Văn Nghĩa: Gọi vịnh Gành Rái là “ngã sáu hàng hải” vì đây là cửa ngõ từ đại dương ra vào các sông lớn (Sài Gòn; Thị Vải; Soài Rạp...). Dòng chảy phức tạp cùng sự giao cắt của các hành trình hàng hải lẫn thủy nội địa khiến khu vực này trở thành điểm nóng của đâm va, chìm tàu.
Đầu năm 2014, tàu Heung A Dragon (Hàn Quốc) bị tàu Eleni (quốc tịch Marshal Island) đâm chìm khiến 700 container trên tàu chìm xuống biển. Mới đây nhất giữa tháng 7.2016, một tàu hàng loại nhỏ chạy sai luồng đã đâm vào đáy hàng khơi của người dân trên vịnh Gành Rái làm sập hàng đáy, khiến cả chục lao động rơi xuống biển phải ôm cột chống vài tiếng đồng hồ mới có tàu phát hiện.
Nguyễn Văn Hòa là công nhân bám trụ qua 2 đời hải đăng Aval. Năm 1993, khi mới 20 tuổi anh đã ra canh hải đăng do Pháp xây dựng từ năm 1864 với một mặt sàn, kê trên những cọc sắt pha gang cắm xuống biển.
“Lúc tôi ra, hải đăng đã tồn tại 129 năm nên các thanh giằng bị nước biển ăn mòn, dần dần biến dạng và rơi rụng hết. Mỗi khi sóng to, cả khối nhà lắc như lên đồng” - anh Hòa nhớ lại vậy và nói: “So với hồi đó, anh em bây giờ đầy đủ, thuận tiện hơn rất nhiều. Có vất vả là về tinh thần, tâm lý”.

Mai Thanh Hải



Thanked by 1 Member:

#114 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/12/2016 - 21:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vay vốn dễ nhưng không rẻ

10:08 AM - 30/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay Trung Quốc bị chậm tiến độ, đội vốnẢnh: Ngọc Thắng

Phía sau mỗi đồng vốn ưu đãi với điều kiện vay dễ dãi của Trung Quốc luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đó là cảnh báo của các chuyên gia tại hội thảo “Đánh giá về tác động của vốn vay Trung Quốc” do Viện Kinh tế và Chính trị thế giới phối hợp với Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách - VEPR) tổ chức ngày 29.11.

Cần vốn nhưng có quyền lựa chọn
Báo cáo tại hội thảo cho thấy, trong vài năm qua Trung Quốc cung cấp tới 116,4 tỉ USD ra phạm vi toàn cầu. Tại châu Phi, vốn đầu tư của Trung Quốc chiếm 80% tổng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Một loạt các định chế tài chính gồm: Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (viết tắt AIIB, vốn điều lệ 100 tỉ USD); Quỹ con đường tơ lụa (SF, vốn ban đầu 40 tỉ USD), và Quỹ con đường tơ lụa xanh (vốn ban đầu 4,8 tỉ USD)... cùng với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (CHEXIM) đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp tài chính phát triển lớn nhất thế giới vào năm 2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chúng ta không đặt vấn đề phân biệt đối xử. Nếu có lợi thì làm, không có lợi không làm, trong đó cao nhất là lợi ích quốc gia, chủ quyền và hai bên đều có lợi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT)
Chiến lược “vung tiền” cho vay khắp thế giới của Trung Quốc khiến các quốc gia đang phát triển "thòm thèm" do điều kiện vay rất dễ dãi. VN không nằm ngoài xu hướng này, nhất là trong bối cảnh nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng trong 5 năm tới lên đến hàng chục tỉ USD (riêng lĩnh vực giao thông 48 tỉ USD, theo số liệu của Bộ GTVT). Tuy nhiên, vốn ưu đãi lại vay dễ luôn kèm theo nhiều rủi ro nên việc vay hay không vay đã gây ra cuộc tranh luận nhiều chiều.
Theo đánh giá của ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, đến tháng 7.2017, tất cả các khoản vay của VN có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên 2 - 3,5% do VN đã trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2010.
Lãi suất cao, ngân khố quốc gia eo hẹp buộc VN phải tính toán tới các nguồn vốn khác rẻ hơn. Tuy nhiên từ việc Quảng Ninh từ chối vay 300 triệu USD của Trung Quốc đầu tư cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) đánh giá, chúng ta có quyền từ chối hay lựa chọn vốn vay, vay Trung Quốc cũng là một nguồn. Cần xem xét trên các khía cạnh hiệu quả, lãi suất cho vay, tiến độ triển khai để cân nhắc lựa chọn. Mặt khác, VN cũng cần rút kinh nghiệm các dự án vay ODA có ràng buộc tổng thầu (EPC) để tránh điều kiện ràng buộc phải do tổng thầu Trung Quốc thi công, công trình Cát Linh - Hà Đông là một bài học. “Chúng ta không đặt vấn đề phân biệt đối xử. Nếu có lợi thì làm, không có lợi không làm, trong đó cao nhất là lợi ích quốc gia, chủ quyền và hai bên đều có lợi”, TS Lưu Bích Hồ nêu quan điểm của mình.
Tiền đi đến đâu đưa người đến đó
Chủ trì báo cáo này, TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), cho rằng sự xuất hiện của luồng tín dụng phát triển từ Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển nhưng cũng mang lại nhiều thách thức. Các điều kiện tiếp cận vốn Trung Quốc thường đơn giản hơn so với các định chế quốc tế hiện thời nhưng điều này có thể nuôi dưỡng tham nhũng và làm đầu tư kém hiệu quả.
Liên quan đến các điều khoản kinh tế và tài chính,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(tính cả về lãi suất và tỷ giá), ông Thành khẳng định, chắc chắn không hề rẻ. “Ngay cả khi họ sẵn sàng cung cấp các khoản cho vay với lãi suất gần như bằng 0 thì các điều khoản về việc chỉ định nhà thầu, sử dụng lao động Trung Quốc cho cả các hạng mục đơn giản nhất cũng đã hạn chế lợi ích tiềm tàng cho các công ty bản địa. Đặc biệt, các công ty Trung Quốc tham gia vào các dự án ODA của quốc gia này thường tính đội chi phí cho các hạng mục công việc. Và trên thực tế, lãi suất họ đưa ra cũng không hề thấp”, Giám đốc VCES phân tích.
Một đặc điểm khác của vốn vay từ Trung Quốc theo chuyên gia này là “tiền đi tới đâu thì người đi tới đó” khi có những dự án mang theo hàng chục ngàn lao động. Điều này tạo áp lực xã hội và kể cả xung đột văn hóa đối với người bản địa... Bên cạnh đó, vốn vay của Trung Quốc chưa xử lý được vấn đề phát thải ô nhiễm... "Trung Quốc có chính sách cho vay vốn trả bằng khoáng sản, nguyên liệu. Điều này đã được minh chứng tại Venezuela, Angola và một vài nước châu Phi khác. Điều này rất đáng lo ngại với các nước đang và chậm phát triển, lạm dụng vốn", ông Thành cảnh báo.
Hoa hồng 50% bôi trơn dự án
Vẫn theo Giám đốc VCES, những dự án phát triển của Trung Quốc có thể khiến tham nhũng tràn lan hơn. Bởi “một lập luận hay được đưa ra để biện minh cho vấn đề này là tham nhũng ở quốc gia nào cũng có và các dự án ODA từ bất cứ quốc gia nào cũng phát sinh hối lộ, tham nhũng. Thế nhưng chúng ta biết có những nhà thầu Trung Quốc từng tuyên bố chúng tôi có thể trả hoa hồng 50% mà dự án vẫn hiệu quả”, ông Thành nói.
Thực tế, chuyên gia này cũng nhận định ngay cả những dự án ODA của Nhật Bản cũng xảy ra tham nhũng, nhưng Nhật Bản xử lý rất nghiêm các cá nhân, tổ chức hối lộ ở nước ngoài. Điều này có tác dụng với cả những nhà cung cấp vốn của họ cũng như những quốc gia nhận vay tài chính từ Nhật Bản. “Nhật Bản đưa ra những chứng cứ hối lộ, tham nhũng rõ ràng và tuyên bố nếu không xử lý nghiêm sẽ cắt ODA”, TS Thành dẫn chứng.
Bình luận về nghiên cứu của VCES, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đồng ý với quan điểm vốn vay Trung Quốc dễ nhưng không rẻ của nhóm nghiên cứu. Bà Lan cho rằng, gánh nợ của Trung Quốc trên thực tế thường lớn hơn rất nhiều so với vốn vay ban đầu. Bà chứng minh từ dự án cao tốc Cát Linh - Hà Đông rất nhiều lần đội vốn, mới đây VN vừa vay thêm 250 triệu USD nữa để thực hiện. "Doanh nghiệp tư nhân không thể chịu nổi 50% chi phí bôi trơn như phía Trung Quốc. Vay vốn Trung Quốc là cách chèn ép doanh nghiệp bản địa không lớn lên được", bà Lan khẳng định.
TS Phạm Sỹ Thành khuyến nghị VN cần cân nhắc và thận trọng khi vay vốn từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và không nên quá sốt sắng về điều này. Bởi VN vẫn còn có nhiều nguồn vốn chất lượng cao từ Nhật Bản cũng như các định chế tài chính khác để giải quyết bài toán đầu tư.

Một số dự án vay vốn Trung Quốc chậm tiến độ, đội vốn
Dự án “tai tiếng” đầu tiên có thể kể đến là Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Gói thầu chính do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Được khởi công ngày 10.10.2011, kế hoạch hoàn thành ban đầu là tháng 11.2013 nhưng đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành và tiếp tục phải giãn tiến độ đến cuối năm 2016. Cũng vì chậm tiến độ, cùng với thay đổi thiết kế, tổng mức đầu tư của dự án đã tăng từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD. Mới đây, VN cũng đã phải ký vay thêm hơn 200 triệu USD.
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng là một siêu dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện để lại “tai tiếng” về chất lượng công trình. Công ty Hanoi International Group (HISG - Trung Quốc) - một nhà thầu chưa có kinh nghiệm xây dựng những công trình lớn, đã thắng thầu dự án năm 2001. Dự án có tổng mức đầu tư 69 triệu USD, trong đó, gói thầu của HISG là 59 triệu USD. Sân vận động đi vào hoạt động từ ngày 2.9.2003 và liên tục có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Tường khán đài nứt dọc nứt ngang, nhiều điểm sụt lún trên các khán đài, đường chạy điền kinh không thể hoạt động được... sau đó đã phải sửa chữa mất hàng chục tỉ đồng.
Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương, vốn đầu tư gần 2 tỉ USD, đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy vào cuối tháng 3.2016. Tổng diện tích của dự án là hơn 199 ha. Theo cam kết, nhà máy sẽ vận hành thương mại tổ máy số 1 vào tháng 12.2019 và tổ máy số 2 vào tháng 6.2020. Tuy nhiên, tiến độ dự án liên tục bị chậm khiến lãnh đạo tỉnh Hải Dương không khỏi sốt ruột và trong cuộc làm việc mới đây, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương quan tâm chỉ đạo nhà đầu tư - Tập đoàn Jaks Resources Bhd (Malaysia) và Tập đoàn điện lực Trung Quốc (China Power Engineering Consulting Group Co. Ltd - CPECC) khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án.

Anh Vũ



Thanked by 1 Member:

#115 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/12/2016 - 21:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người trẻ Việt đưa 'Hai Bà Trưng, Âu Cơ, Thánh Gióng...' lên bàn cờ vua

10:47 AM - 02/12/2016 Thanh Niên Online



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bộ cờ vua gồm các nhân vật lịch sử Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi "Vietnam Creative Festival 2016".Ảnh Lê Nam

Bộ cờ vua 'The Legends' rất độc đáo bởi các hình tượng các nhân vật Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Âu Cơ của nhóm sinh viên Đại học RMIT Việt Nam được nhiều người thích thú và đầy ngạc nhiên.


Ba bạn trẻ đó là: Nguyễn Anh Duy, Trần Lê Bảo Quân, Phạm Ngọc Hà những người đã giành giải Nhất trị giá hơn 70 triệu đồng tại Vietnam Creative Festival vào đầu tháng 10.2016.
Chia sẻ về cảm xúc khi đạt giải, Bảo Quân, thành viên nữ duy nhất của nhóm vui vẻ nói: “Thật sự là đến bây giờ mình vẫn rất vui khi nhớ lại khoảnh khắc nhận giải. Cả nhóm mừng đến nỗi không nói được lời nào, chỉ biết ôm chầm lấy nhau thôi. Ba mẹ mình còn nói đùa “trời ơi, không ngờ con mình lại có thể làm được như vậy”.
Được biết, cả nhóm đã mất hơn 3 tháng để lên ý tưởng, phác thảo, xây dựng bản vẽ chi tiết nhân vật, dựng mô hình bằng chương trình 3DS MAX và tạo các nhân vật trong phần mềm Cura để đưa vào máy in 3D. Tiếp đó là các thao tác thực hiện hoàn toàn bằng tay để hoàn thành sản phẩm như: tháo khung, chà nhám, mài giũa và lên màu cho từng chi tiết.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VIDEO: Bộ cờ vua mang đậm hồn Việt do nhóm bạn trẻ làm nên - Thực hiện: Lê Nam - Lưu Trân


Các bạn cũng kể thêm, thời gian đầu khi lên ý tưởng, phác họa nét vẽ có thể gọi là giai đoạn khó khăn nhất. “Vì lúc đó ai cũng có một ý tưởng riêng, và bản thân mỗi người trong nhóm đều cố gắng đưa ra nhiều lập luận để bảo vệ quan điểm của mình”, Anh Duy cho biết. Và để vượt qua được điều đó, các bạn trẻ đã học cách kiềm chế cái tôi cá nhân xuống để cùng đưa ra được hướng đi tốt nhất cho nhóm.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bộ ba tác giả đưa các nhân vật lịch sử Việt Nam lên bàn cờ vua Quốc tế Ảnh Lê Nam



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trần Lê Bảo Quân là nữ sinh duy nhất trong nhóm sinh viên trẻ Ảnh Lê Nam


“Vì đưa ra ý tưởng thật sự mới mẻ, sáng tạo và khác biệt đến với giới trẻ trong nước cũng như quốc tế thì việc đưa các nhân vật lịch sử Việt Nam vào mô hình cờ vua huyền thoại là cách tốt nhất tụi mình nghĩ ra. Đưa văn hoá truyền thống vào một sản phẩm sáng tạo nhằm thể hiện thông điệp: lịch sử không có ranh giới thế hệ, thời đại, ngôn ngữ lẫn chủng tộc, và văn hoá dân gian không bao giờ lỗi thời”, Anh Duy chia sẻ..




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lạc Long Quân là quân Vua; Âu Cơ là quân Hậu và Hai Bà Trưng là quân Tượng Ảnh Lê Nam



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thánh Gióng được coi là một trong những tạo hình kỳ công nhất bàn cờ Ảnh Lê Nam


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai Bà Trưng với chiếc khiên voi đầy uy nghi Ảnh Lê Nam


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thành Cổ Loa làm quân Xe Ảnh Lê Nam


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Yết Kiêu là quân Tốt Ảnh Lê Nam


Các nhân vật cổ tích và lịch sử Việt Nam như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Cổ Loa Thành Yết Kiêu đã lần lượt được nhóm sinh viên chọn để đại diện cho các quân cờ Vua, Hậu, Tướng, Mã, Xe và Tốt trong bàn cờ. Bên cạnh đó, đế cờ hình tròn được lấy ý tưởng từ trống đồng Việt Nam, cùng với các ô vuông trên bàn cờ thể hiện ý nghĩa “trời đất hòa hợp”.
Nói về nguyên nhân chọn cờ vua mà không phải một môn cờ nào khác, bạn Ngọc Hà cho biết: “Thực sự thì cờ vua là một môn cờ được phổ biến rộng rãi ở hầu hết các quốc gia. Chính vì vậy, nhóm mình chọn thực hiện bộ cờ vua in 3D “The Legends” và mong muốn sẽ góp phần đưa hình ảnh Việt Nam hội nhập với sự phát triển của thế giới”.
Bạn Kim Khuyên, sinh viên ngành Thiết kế vui vẻ nhận xét: “Bộ cờ vua này thực sự là một ý tưởng sáng tạo rất hay của các bạn. Nó kết hợp giữa công nghệ hiện đại với ý tưởng về truyền thống văn hóa Việt Nam. Đồng thời, sự tinh tế trong khâu chọn màu sắc, dựng background cũng rất hay. Trong bộ cờ này thì em thích nhất nhân vật Âu Cơ, vì có thêm đôi cánh hạc rất là đẹp”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhóm bạn trẻ Việt có 3 tháng để hoàn thành tác phẩm độc đáo trên Ảnh Lê Nam


Cũng theo chia sẻ của các thành viên, sự kết hợp giữa truyền thuyết và lịch sử Việt Nam trong tác phẩm nhằm mang đến một cái nhìn toàn diện và xuyên suốt về các thời kỳ từ lập nước đến giữ nước của Việt Nam cũng như hình ảnh những vị anh hùng được dân tộc tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn.
Nhóm bạn trẻ cũng nói thêm: “Tụi mình mong muốn sẽ có thể tạo ra được một làn sóng về việc làm đồ chơi có liên quan đến lịch sử Việt Nam để giới thiệu cho các bạn bè quốc tế. Và hy vọng có nhiều bạn muốn tham gia vào mảng này. Tụi mình cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư để có thể làm ra nhiều bộ cờ vua độc đáo như vậy. Hoặc nếu không có được sự hỗ trợ thì tụi mình sẽ cố gắng nghĩ ra phương án nào đó giúp giảm kinh phí thực hiện để bộ cờ có thể đến tay cộng đồng với giá thành hợp lý”.

Lưu Trân - Lê Nam



#116 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổng thống Obama sắp chặn thương vụ thâu tóm của Trung Quốc

10:24 AM - 03/12/2016 Thanh Niên Online

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang sẵn sàng chặn thương vụ thâu tóm công ty Đức Aixtron từ doanh nghiệp Trung Quốc.

Nếu có, đây sẽ là lần thứ ba trong hơn 1/4 thế kỷ Nhà Trắng từ chối khoản đầu tư của khách mua ngoại vì lý do an ninh quốc gia, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Tổng thống Barack Obama hôm 2.12 được cho là đang giữ khuyến cáo của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cho rằng việc bán nhà cung cấp thiết bị bán dẫn cho hãng Grand Chip Investment của Trung Quốc nên dừng lại.
Việc thương vụ 670 triệu EUR, tương đương 714 triệu USD, sẽ đánh dấu lần thứ nhì ông Obama từ chối một thỏa thuận vì lo ngại an ninh quốc gia. Lần đầu tiên Tổng thống Mỹ chặn thương vụ thâu tóm từ nước ngoài là khi hãng Đại lục Ralls Corp. ngỏ ý mua một trang trại gió gần căn cứ hải quân ở bang Oregon. Trước đó, vào năm 1990, cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush cũng chặn doanh nghiệp Trung Quốc MAMCO Manufacturing sở hữu một nhà sản xuất bộ phận máy bay.
“Chúng tôi đang liên lạc chặt chẽ với các cơ quan có liên quan. Chúng tôi vẫn đang chờ nghe quyết định”, phát ngôn viên Guido Pickert của Aixtron cho hay. Cổ phiếu hãng này giảm đến 6,5% hôm 2.12, hạ 5,8% lúc 9 giờ sáng trong phiên giao dịch tại Frankfurt (Đức). Cổ phiếu giảm giá 12% trong năm nay, tái định giá doanh nghiệp Đức ở mức 407 triệu EUR.


CFIUS đánh giá các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp Mỹ của khách mua nước ngoài và đặc biệt chú trọng đến các thương vụ mảng công nghệ, nhất là khi nó có ứng dụng trong quốc phòng. CFIUS có tiếng nói trong thỏa thuận mua bán hãng Aixtron vì doanh nghiệp có chi nhánh ở bang California và tuyển dụng khoảng 100 người Mỹ, tạo ra ở đây khoảng 20% doanh số bán hàng.
Công nghệ của Aixtron có thể được dùng để sản xuất đi-ốt phát quang, laser, bóng bán dẫn và nhiều sản phẩm khác. Chúng có thể có ứng dụng quân sự, trong thông tin liên lạc vệ tinh và radar. Northrop Grumman, nhà thầu quốc phòng Mỹ lớn, là một trong những khách hàng của Aixtron.
Quyết định chặn thương vụ đến vào giữa thời điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cáo buộc Đại lục tiến hành hoạt động thương mại thiếu công bằng, làm tổn thương người lao động Mỹ. Ông tuyên bố sẽ gắn mác Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ” và áp thuế quan với hàng hóa nước này. Trong khi đó, Đại lục đang đầu tư vào Mỹ nhiều hơn bao giờ hết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Mỹ đạt kỷ lục 15,3 tỉ USD năm 2015, theo số liệu từ Rhodium Group.
CFIUS không đưa ra bình luận về sự đánh giá của họ vì nó là thông tin bí mật. Đầu tư Trung Quốc tại Mỹ đã và đang thu hút mối lo ngại gia tăng ở Capitol Hill. Giới lập pháp thúc đẩy Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ xem xét việc liệu phạm vi của CFIUS có nên được mở rộng hay không. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer thuộc đảng Dân chủ ở New York cũng có thư cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, cho biết ông lo ngại về số lượng thương vụ thâu tóm, sáp nhập gia tăng của doanh nghiệp Mỹ và các khách mua thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Schumer hứa Quốc hội Mỹ sẽ làm việc về vấn đề pháp luật để mở rộng phạm vi giám sát của CFIUS.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


tin liên quan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(TNO) Hãng sản xuất chip quốc doanh lớn nhất Trung Quốc Tsinghua Unigroup vừa ngã giá 23 tỉ USD để mua lại hãng chip Mỹ Micron. Song Mỹ rất có thể từ chối lời đề nghị dự kiến sẽ là thương vụ thâu tóm công ty Mỹ lớn nhất của một doanh nghiệp Trung Quốc.

Thu Thảo



#117 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 19:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các 'ông kẹ' công nghệ Trung Quốc

02:00 PM - 04/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lenovo đã cài phần mềm chuyển thông tin người dùng về máy chủ của hãngAFP

Phát triển nhanh nhưng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc cũng liên quan không ít cáo buộc.


Mỹ và nhiều quốc gia khác đã không ít lần tỏ ra quan ngại nguy cơ gián điệp bởi hạ tầng viễn thông, điện thoại di động, máy tính cá nhân và cả camera giám sát mang thương hiệu Trung Quốc.
Chỉ trong tháng 11, truyền thông Mỹ có đến hai lần trích dẫn báo cáo từ công ty an ninh mạng và cơ quan chính phủ cảnh báo về nguy cơ các công ty Trung Quốc phối hợp sao chép dữ liệu trên điện thoại di động thông minh (smartphone) và máy tính cá nhân (PC). Cụ thể, giữa tháng 11, tờ The New York Times dẫn nguồn từ Công ty an ninh mạng Kryptowire (Mỹ) cho biết khoảng 700 triệu smartphone chạy trên nền Android bị cài phần mềm của Công ty Shanghai AdUps Technology (Trung Quốc) có kèm “cửa sau” nhằm sao chép và chuyển dữ liệu về Bắc Kinh.
Đến ngày 29.11, trang tin The Washington Free Beacon dẫn báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Công ty công nghệ thông tin Bo Yu Quảng Châu (Boyusec) đang tham gia dự án phát triển công cụ được dùng để cài đặt vào những thiết bị viễn thông và máy vi tính nhằm sao chép dữ liệu, điều khiển thiết bị để chuyển cho cơ quan quân sự Trung Quốc đại lục.
Trong cả hai cáo buộc này, Công ty viễn thông Huawei đều được nhắc đến và bị cho rằng có liên quan, nhưng Huawei đã lên tiếng bác bỏ cả hai. Không chỉ là nhà sản xuất smartphone đứng thứ 3 thế giới, tập đoàn này còn giữ ngôi đầu về hệ thống hạ tầng mạng viễn thông và bị cho là có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Hồi giữa năm nay, Canada đã từ chối đơn xin trở thành thường trú nhân của 4 người vốn đang làm việc cho Huawei. Lý do được đưa ra cũng là vì e ngại những người trên là gián điệp, theo tờ The Globe and Mail.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hikvision đang dẫn đầu thế giới về camera an ninh Ảnh: Hikvision


Nguy cơ máy tính bị thao túng
Tuy nhiên, đó không phải là những trường hợp duy nhất trong ngành công nghệ của Trung Hoa đại lục khiến giới chức nhiều nước lo ngại. Gần đây, Lenovo thường xuyên được nhắc đến liên quan các nghi án “bòn rút” thông tin phục vụ công tác tình báo.
Từng nổi tiếng thông qua các thương vụ thâu tóm mảng PC của IBM rồi đến mảng điện thoại di động của Motorola, Lenovo trở thành một người khổng lồ trong làng công nghệ thế giới. Tuy nhiên, Lenovo đang khiến nhà chức trách nhiều nước bị ám ảnh bởi việc cài phần mềm gián điệp vào PC do hãng này cung cấp.
Từ giữa năm 2015 đến đầu 2016, Lenovo liên tục bị nhà chức trách Mỹ cáo buộc đã cài phần mềm vào các dòng laptop. Phần mềm này tự động sao chép thông tin người dùng để chuyển về cho nhà sản xuất. Chính vì thế, nhiều cơ quan chính quyền Mỹ lo ngại các thông tin bị sao chép có thể được dùng cho mục đích tình báo. Sau đó, nhiều thông tin khẳng định các cơ quan quân sự Mỹ đã âm thầm loại bỏ thiết bị của Lenovo.
Về cáo buộc trên, đại diện Lenovo về sau giải thích chỉ sao chép một số thông tin rất cơ bản về cách thức dùng máy của người sử dụng nhằm “chăm sóc” khách hàng tốt hơn. Sau đó, hãng này còn cam kết tháo bỏ phần mềm trên ra khỏi các dòng máy tính xách tay.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 10, tờ The Washington Free Beacon một lần nữa dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc tiếp tục cảnh báo nguy cơ các hoạt động gián điệp được tiến hành bởi Lenovo. Bộ Quốc phòng Mỹ còn quan ngại nếu các thiết bị công nghệ thông tin bị chi phối bởi Trung Quốc thì nguy cơ bị tấn công mạng còn nguy hiểm hơn, bởi tin tặc có thể thao túng thiết bị nhờ vào sự hỗ trợ của nhà sản xuất. Nhiều đơn vị trực thuộc Lầu Năm Góc tiếp tục loại bỏ Lenovo, đặc biệt đối với các hệ thống máy chủ.
Nguy cơ camera giám sát
Không chỉ chiếm thị phần lớn về hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, Trung Quốc giờ đây cũng có cả đại diện dẫn đầu ngành camera giám sát - vốn ngày càng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Đại diện đó là Công ty Hangzhou Hikvision Digital Technology (gọi tắt Hikvision).
Ngày 23.11, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn thông báo từ Hikvision bác bỏ cáo buộc từ Đài VOA. Trước đó, ngày 21.11, VOA dẫn lời ông Stephen Bryen, một chuyên gia nổi tiếng thế giới về các vấn đề quốc tế và an ninh mạng, quan ngại về việc nhiều cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ trang bị camera an ninh do Hikvision. Đặc biệt, nhiều cơ quan ngoại giao của Washington ở nước ngoài cũng đang dùng thiết bị của Hikvision, tiềm ẩn nguy cơ bị thu thập hình ảnh chuyển về Bắc Kinh. Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận việc đặt mua camera của Hikvision cho đại sứ quán tại Kabul, nhưng chỉ lắp đặt ở các khu vực “ít nhạy cảm”. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán đã bị tạm hủy.
VOA dẫn thông tin từ Edward Long, cựu chuyên gia kỹ thuật của một công ty chuyên về camera an ninh ở Florida (Mỹ), khẳng định các máy quay an ninh của Hikvision thu thập dữ liệu hình ảnh gửi cho Trung Quốc. Về thông tin này, Frank Fisherman, Tổng giám đốc của công ty mà Edward Long từng làm việc, cũng cho biết máy quay của Hikvision nhiều khả năng có một “cửa hậu” để tấn công mạng ngay cả khi người dùng đã thay đổi mật mã và thiết lập tường lửa phòng ngừa.
Được thành lập năm 2001, có đến 42% cổ phần của Hikvision được sở hữu bởi chính quyền Trung Quốc. Năm 2015, trong chuyến thăm thủ phủ Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ Phổ Thế Lương - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của Hikvision. Trong khi đó, Phổ Thế Lương được cho cũng là giám đốc bộ phận thí nghiệm công nghệ của Học viện Cảnh sát Chiết Giang.
Bên cạnh đó, từ năm 2015, Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã cung cấp gói tín dụng ưu đãi 3 tỉ USD, lãi suất cực thấp, cho Hikvision. Suốt thời gian qua, Hikvision liên tục phát triển mạnh mẽ ở nhiều mảng máy quay phim, từ camera an ninh cố định đến các loại flycam (máy bay không người lái gắn camera) tích hợp nhiều loại cảm biến tối tân.
Cựu quan chức tình báo Anh - Nigel Inkster cũng đưa ra nhiều quan ngại đối với máy quay của Hikvision, vốn được lắp đặt khá phổ biến ở xứ sở sương mù. Trong khi đó, camera an ninh ngày càng phổ biến và được lắp đặt ở nhiều vị trí quan trọng như cơ quan chính phủ hay căn cứ quân sự.
Tháng 4.2016, tờ The New York Times cũng dẫn lời giới chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo liên quan đến các loại flycam mang thương hiệu DJI. Cảnh báo xoay quanh vấn đề hình ảnh có thể bị truyền về các cơ quan trực thuộc chính phủ ở Trung hoa đại lục.
Trong khi cả thế giới quan ngại về Trung Quốc, thì vừa qua nước này đưa ra quy định yêu cầu các công ty công nghệ muốn hoạt động tại đây phải chia sẻ mã nguồn và nhiều thông tin dữ liệu. Yêu cầu này vi phạm nguyên tắc bảo mật của nhiều công ty phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Chính vì thế, Washington và nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ lo ngại đây là một biện pháp gây khó cho hoạt động kinh doanh của họ ở thị trường có dân số hơn 1 tỉ người.

Ngô Minh Trí



#118 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 19:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bỏ giơ tay phát biểu ở Việt Nam được không?

10:18 AM - 04/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Cần tạo không gian năng động và sáng tạo hơn để học sinh tham gia vào bài học, chứ không đơn thuần chỉ là giơ tay phát biểu Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cho rằng hình thức giơ tay phát biểu ý kiến là lỗi thời, không đem lại lợi ích cho việc học tập của học sinh, Trường Samworth Church (ở Anh) đã ra lệnh cấm học sinh giơ tay phát biểu kể từ ngày 28.11. Liệu cách làm này có thể áp dụng tại Việt Nam?


Học sinh ngại giơ tay
Trong nội quy của nhiều trường, yêu cầu trong giờ học, học sinh (HS) phải hăng hái phát biểu xây dựng bài. Đây còn là một trong những tiêu chí để đánh giá ý thức học tập và hạnh kiểm của HS, phê vào học bạ.
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), nhìn nhận thực tế tồn tại một bộ phận giáo viên (GV) thường đặt ra những câu hỏi quá dễ, nội dung câu trả lời có sẵn trong sách giáo khoa. Thậm chí có GV đưa ra những câu hỏi rất buồn cười, vô duyên.
Các chuyên gia giáo dục cũng chỉ ra một thói quen mà nhiều GV mắc phải, là thường gọi HS khá giỏi. Nói về điều này, TS Giáp Văn Dương cho rằng: “Một nhóm HS khá giỏi không phải là đại diện chung cho cả lớp. Vì thế, muốn biết được chất lượng của bài giảng ra sao, HS có tiếp thu được hay không, thì cần có ý kiến của các nhóm đa dạng khác nhau”.
L.T, HS lớp 11 Trường THPT Trần Phú (Q.Bình Tân, TP.....), cho biết: “Em chẳng muốn làm “cỗ máy” giơ tay để rồi bạn bè trong lớp bảo trả lời câu hỏi mà ai cũng biết”.
Giơ tay phát biểu là nguyên tắc sư phạm
Theo PGS Văn Như Cương, để cho HS phát biểu ý kiến hay hỏi HS giơ tay phát biểu chắc chắn phải làm. Nếu không hỏi HS thì chỉ tồn tại sự trao đổi theo kênh một chiều, từ GV nói xuống HS, HS không có cơ hội bày tỏ thì không thể kiểm tra được mức độ chuyển tải bài giảng, liệu HS có hiểu bài hay không.


Một số trường trên thế giới bỏ giơ tay phát biểu
Viện Giáo dục thuộc Trường ĐH London (Anh) đã từng làm thử nghiệm suốt 1 học kỳ tại Trường trung học Hertswood (Anh). Thay vì để HS giơ tay phát biểu, thì HS viết câu trả lời lên tấm bảng và giơ lên cho GV xem. Kết quả là thu hút được sự tập trung của HS hơn và HS tham gia hào hứng hơn.
Tháng 6.2015, Trường trung học Frankston, Trường cao đẳng Toorak ở bang Victoria (Úc) cũng không áp dụng hình thức giơ tay phát biểu ý kiến. Thay vào đó, GV viết tên HS lên que kem, lựa chọn ngẫu nhiên HS trả lời. Còn GS Trần Hữu Tá thì cho rằng để HS giơ tay phát biểu là một nguyên tắc của sư phạm. Nhằm để HS tham gia vào bài giảng, động não với GV tham gia vào bài giảng và tiếp nhận kiến thức được tốt hơn, lớp sinh động hơn, tránh tình trạng độc diễn, độc thoại của GV. Ngoài ra còn giúp HS tạo thói quen chủ động, sự tự tin.
Theo TS Giáp Văn Dương, khuyến khích HS bày tỏ ý kiến của mình, tham gia khám phá tri thức, phản hồi lại cách dạy của GV là cần thiết. Cách phổ biến nhất là giơ tay phát biểu. Qua đó GV sẽ biết được chất lượng bài giảng của mình thông qua phản hồi của người học. Còn HS sẽ có cơ hội thể hiện mình, khám phá và phần nào là tạo ra tri thức cho mình.
Nếu HS không tham gia, thì sẽ trở nên thụ động, chấp nhận dạy sao học vậy, mà không được thể hiện mình, tạo cơ hội cho mình chững chạc trưởng thành hơn, hoặc làm cho việc nắm bắt tri thức sâu sắc hơn. Dần dà sẽ tạo ra một sự “dửng dưng” với các nội dung giảng dạy. Đây là điểm bắt đầu của sự thất bại trong giáo dục.
Cần nhiều cách sáng tạo hơn
Tuy nhiên, cũng theo TS Giáp Văn Dương, nếu chỉ có cách duy nhất là giơ tay để tham gia bài học thì sẽ nhàm chán, nếu giơ tay quá nhiều thì sẽ tạo cảm giác chiếm dụng không gian của người khác, HS yếu hơn sẽ bị bỏ rơi. Nếu lạm dụng việc giơ tay phát biểu, rất có thể người giơ tay, và cả thầy cô, sẽ vô tình tạo ra một sự bất bình đẳng trong giáo dục.
Chính vì thế, theo TS Dương thì GV trong những giờ thảo luận giống như người nhạc trưởng, có thể chỉ định, có thể lựa chọn ngẫu nhiên. “Việc khuyến khích HS tham gia xây dựng bài học là cả một nghệ thuật. Không nhất thiết chỉ có hình thức giơ tay. Giơ tay là cách thô sơ nhất để tham gia tiết học. Tham gia thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm, viết bài luận, thậm chí để các bạn giỏi lên giảng bài cho cả lớp nghe, đều là cách thu hút HS tham gia vào giờ học.
Nếu có những cách tham gia khác sáng tạo hơn, bình đẳng hơn, như thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp… thì GV nên ủng hộ cách đó, thay vì chỉ giơ tay chờ phát biểu đơn thuần. Như khi đi dạy, chỉ định người phát biểu, hoặc lựa chọn ngẫu nhiên, là cách mà tôi ít dùng nhất. Tôi thường chọn cách khuyến khích người học chủ động chia sẻ ý kiến, cảm nhận, hoặc khám phá của riêng mình, thay vì chỉ định họ phát biểu”, TS Dương nói.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP....., cho rằng mỗi GV cần có sự đầu tư cho mỗi tiết dạy, chọn phương pháp mô hình phù hợp để tạo nên không khí năng động, yêu thích của người học, không khí học tập hào hứng. Đồng thời, phát huy tính chủ động tích cực của người học, đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc tiếp thu tri thức cho HS.


Nhiều phương pháp dạy hay
Theo bà Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.....), một trong những tiêu chí để đánh giá giờ dạy tốt là GV phải quan tâm mọi đối tượng HS, động viên khuyến khích người thụ động. Nếu HS không giơ tay thì cũng phải gọi. Nếu HS nào giơ tay nhiều thì gọi HS khác. GV thay vì chỉ định HS khá giỏi thì hãy gọi theo số thứ tự, gọi theo ngày...
Tại trường, ngoài việc đặt câu hỏi, gọi HS phát biểu thì còn nhiều phương pháp để tạo ra những tiết học sinh động. Như cho HS làm việc theo nhóm, tự tìm đề tài, tổ chức thuyết trình. Sau đó cả lớp cùng thảo luận, bàn bạc...
Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.....), cho biết GV ý thức được việc mỗi tiết dạy phải gọi ít nhất 70 - 80% HS. Những HS thụ động, ít phát biểu, có sức học yếu càng được quan tâm. Ngoài việc đối đáp bằng cách hỏi, trả lời, thì trong trường còn có phương pháp trả lời bằng thẻ “Yes”, “No”. Khi GV đặt câu hỏi, tất cả HS đều tham gia trả lời bằng cách giơ thẻ.

Xuân Phương



#119 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 21:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mẹ Việt sinh con lấy quốc tịch: Trào lưu đi Mỹ của 'đại gia' đầy nguy hiểm

01:31 PM - 05/12/2016 Thanh Niên Online
Muốn con có quốc tịch Mỹ để thuận lợi du học, định cư sau này, nhiều bà mẹ đã bay xa vạn dặm “vượt cạn”. Sang Mỹ sinh con đang là xu thế dù rất “âm thầm nhưng rầm rộ” trong giới có điều kiện, khá giả ở Việt Nam.
“Nhét túi” ít nhất 35.000 USD để ở Mỹ sinh con
Sau 4 tháng bôn ba nơi đất khách, chị N.M.C. (28 tuổi, ngụ Q.3, TP.....) về nước với cậu con trai mới sinh mang quốc tịch Mỹ.
“Có quốc tịch Mỹ, gia đình mình sẽ không phải lo lắng về con đường du học và định cư ở Mỹ cho con sau này”, chị C. giải thích về lựa chọn của mình.
Hiện nay, càng có nhiều người sang Mỹ du lịch lúc đang có bầu và ở lại sinh con để con có quốc tịch Mỹ. Không chỉ bởi điều kiện y tế tốt mà điều cốt lõi là Hiến pháp Mỹ công nhận mọi em bé, bất kể ba mẹ là ai, sinh ra trên lãnh thổ Mỹ đều hiển nhiên có quốc tịch Mỹ.
Chính vì thế, sang Mỹ sinh con để con có quốc tịch Mỹ đang là xu thế “âm thầm nhưng rầm rộ” trong giới có điều kiện, khá giả ở Việt Nam. Một cuộc “vượt cạn” ngoại quốc ấy cũng lắm kỳ công và đòi hỏi điều kiện kinh tế.
Như chị C., kế hoạch “di cư” con sang Mỹ đã được gia đình chị xác định ngay khi vợ chồng có kế hoạch sinh con. Chị đã xin visa du lịch Mỹ từ khi hai vợ chồng lên “chiến dịch” có bầu. Khi mang thai được 6 tháng, chị C. qua Mỹ và sinh con ở đây.

“Vì Mỹ chỉ cho phép ở lại 3 tháng mỗi lần nhập cảnh với visa du lịch nên vừa sinh xong một tuần mình lại đi qua Canada. Một tháng sau, mẹ con cứng cáp rồi mới bay về Việt Nam”, chị C. kể.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều mẹ bầu đã bay sang Mỹ khoảng tháng 6-7 của thai kỳ để chuẩn bị "khai hoa nở nhụy" - Ảnh: Shutterstock


Trong khi đó, cũng sinh con ở Mỹ để con có quốc tịch xứ cờ hoa nhưng chị H.B.T. (ngụ Hà Nội) lại có hoàn cảnh khác. Chồng chị xin du học bên Mỹ. Chị sau đó qua thăm và chăm sóc chồng. Chị sinh con ở Mỹ. Thế là con của hai vợ chồng hiển nhiên có quốc tịch Mỹ.
Trong khi đó, chị T.T.V. (32 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.....), cho biết trường hợp của chị là đã có thẻ thường trú của Mỹ. Tuy nhiên, khi sinh bé đầu, chị V. chưa đủ điều kiện để có quốc tịch Mỹ nên chị phải qua Mỹ sinh để lấy quốc tịch Mỹ cho con.
Theo tính toán của chị V., để đi Mỹ sinh thì ít nhất phải “nhét túi” khoảng 35.000 USD. Với viện phí sinh thường khoảng 20.000 USD, nếu sinh mổ thì mức viện phí lên đến hơn 30.000 USD. Thêm vào đó là chi phí khám thai trong thời gian thai kỳ ở Mỹ. Như chị V. thăm khám thai từ lúc 15 tuần đến 36 tuần là khoảng 1.000-1.500 USD. Còn lại là chi phí ăn ở trong thời gian ở Mỹ.
Đó là chưa kể khoản chi phí để lo visa, các loại thủ tục nhập cảnh trước đó và vé máy bay.

Một mình “vượt cạn”
Chị B.M.T. (29 tuổi, ngụ Q.3, TP.....) cũng là một trong số những người mẹ ra nước ngoài sinh con để con có quốc tịch nước ấy. Đất nước chị T. đến lại là Canada bởi chị đã có thẻ thường trú nhân và nếu con được sinh ở đây sẽ được xét quốc tịch.
“Trên chuyến bay đến Canada để đi sinh đó mình cảm thấy rất lo lắng và đơn độc vì bụng mang dạ chữa đi một mình. Ông xã và mẹ mình rớt visa. Qua đó, mình ở nhà cậu và hầu như phải tự thân vận động tất cả trong thời gian chờ sinh và sau sinh. Lúc đó, mình luôn cầu mong cho mọi chuyện thuận lợi. May mắn là hệ thống chăm sóc y tế của Canada cho mẹ và em bé rất tốt”, chị T. kể.

Chị chọn sinh ở Canada vì có nhà cậu ở đây, ngoài ra khi cha mẹ có thẻ thường trú thì em bé sinh ra trên lãnh thổ nước này được quốc tịch Canada. Đồng thời, yên tâm con mình làm công dân Canada sẽ được hưởng các chính sách về giáo dục tại đây sau này.
Tự thân vận động là điều hầu như các bà mẹ phải chịu chấp nhận khi chọn sinh con ở “đất khách” vì tất nhiên sẽ không có người thân chăm sóc, phụ giúp.
“Sinh con ở Mỹ chỉ cực mỗi một việc là ít người phụ, may mắn thì có bà ngoại đi chung qua rồi phụ mình, chứ việc kiếm và thuê vú em là rất khó và mắc. Ở VN thì có nhiều người hơn”, chị T.T.V. (32 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.....), chia sẻ về chuyến “vượt cạn” ngàn dặm của mình.
Dù có nhiều điều phải đối mặt khi dám một mình 'vượt cạn' nơi đất khách quê người nhưng ít thai phụ hiểu rõ rằng: những trường hợp sinh được trên máy bay là cực kỳ hiếm và may mắn. Bay xa trong những tháng cuối của thai kỳ là sự mạo hiểm đáng sợ của thai phụ.

Rất nguy hiểm

Theo Tiến sĩ – bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng Khoa Sản M, Bệnh viện Từ Dũ (TP.....), mang thai là thời gian người phụ nữ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi cẩn thận và chu đáo. Trong đó, ba tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất, cần được an dưỡng vì giai đoạn này thai chưa ổn định. “Ngay cả không làm gì hết cũng có khả năng sẩy thai”, bác sĩ Hà nói.
Bác sĩ Hà cho biết: Mang thai trên 28 tuần, thai phụ không được đi máy bay xa. Mang thai trên 36 tuần, thai phụ không được đi tàu lửa. Khoảng 14-28 tuần là giai đoạn ổn định của thai kỳ, thai phụ có thể đi chơi, du lịch.

“Nói như vậy không có nghĩa là có thể bay lượn lung tung trên trời, an toàn để đi những chuyến bay dài dù trong giai đoạn thai kỳ cho phép”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Theo bác sĩ, khi đi máy bay, việc thay đổi áp suất có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngay người bình thường, khi máy bay cất cánh, hạ cánh còn cảm giác ù, đau tai do sự thay đổi này. Việc thay đổi áp suất, khi máy bay cất cánh, hạ cánh có thể làm rối loạn tuần hoàn nhau thai; gây nguy cơ chuyển dạ sinh non và nguy cơ băng huyết sau sinh khi chuyển dạ sinh con trên máy bay.
“Bản thân sinh non đã là một tình trạng rất nguy hiểm mà sinh non trên máy bay nữa thì còn nguy hiểm gấp bội, đe dọa sức khỏe bà mẹ và em bé. Kèm theo đó là nguy cơ băng huyết sau sinh. Trên máy bay không thể có những phương tiện cần thiết phục vụ, cấp cứu khi sinh nở, chăm sóc bà mẹ và bé”, bác sĩ Hà đánh giá.

Chưa kể, ở những chuyến bay xa, việc ngồi lâu, tư thế không thoải mái cũng gây mệt mỏi cho thai phụ. Việc đến một nơi xa lạ, thay đổi múi giờ, môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. “Nguy cơ bị thai lưu là có”, bác sĩ Thu Hà nhận định.

Theo bác sĩ Hà: “Những ca sinh nở thành công trên máy bay là rất hiếm và may mắn. Sinh nở là việc rất nguy hiểm, cần nhiều sự hỗ trợ mà điều kiện trên máy bay là không thể đảm bảo cho sản phụ và thai nhi an toàn, cũng như không có phương tiện để xử lý các tình huống có thể xảy ra khi sinh nở.
Thai phụ cần phải kiểm tra và hỏi ý kiến bác sĩ về sức khỏe của mẹ và cả em bé khi cần thiết đi máy bay. Chỉ đi khi bác sĩ đánh giá sức khỏe cho phép và tuân theo các khuyến cáo, lời khuyên của bác sĩ.

Nguyên Mi



#120 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 21:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện một bài thơ

09:02 PM - 08/12/2016 Thanh Niên Tuần San

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cuối năm 2016, báo chí trong nước có nhiều bài viết về bài thơ Nam quốc sơn hà in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 của Nhà xuất bản Giáo Dục.

Đây là bài thơ chữ Hán không có tựa đề, không xác định được tác giả, có nhiều dị bản. Bài thơ được đọc lên trong đêm danh tướng Lý Thường Kiệt chuẩn bị tấn công quân nhà Tống xâm lược nên được tương truyền là của Lý Thường Kiệt.
Bản phiên âm Hán - Việt của bài thơ như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bài thơ tràn đầy tình yêu nước, được đọc lên như một lời tuyên bố hùng hồn cảnh cáo kẻ xâm lược ngay trên chiến trường nên được ca ngợi là “tuyên ngôn độc lập đầu tiên”. Nhiều bậc túc nho đời sau đã dịch bài thơ ra tiếng Việt.
Ngay trong các bản dịch cũng có nhiều dị bản bởi cách biên tập và cách in của nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tuy vậy, bản dịch quen thuộc nhất đối với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên và nhà khảo luận văn học trung đại nước ta vẫn là bản của học giả Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở.
Rành rành phân định tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm.
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Nguyên tác Hán văn là bài thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch tiếng Việt của Trần Trọng Kim cũng là thơ tứ tuyệt. Toàn bài chỉ có 28 chữ, tính hàm súc, tính cô đọng của nguyên tác và bản dịch đều bảo đảm. Thế nhưng những người biên soạn sách giáo khoa văn lớp 7 không sử dụng bản dịch này, mà đưa vào bản dịch của Lê Thước và Nam Trân. Đưa một bản dịch khác để thay cho một bản dịch quen thuộc thì cũng là chuyện bình thường khi soạn sách giáo khoa.
Thế nhưng chuyện bất bình thường ở đây là các nhà biên soạn “biên tập” cắt bỏ câu số 1 trong bản dịch mới này là câu “Núi sông Nam Việt vua Nam ở”, lại đưa câu số 1 trong bản dịch của Trần Trọng Kim vào, thành ra bản dịch “tổng hợp” đầu Trần Trọng Kim mà lưng, mình và chân tay là… Lê Thước và Nam Trân:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở.
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây.
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân)
Phải công bằng mà nói, bản dịch của hai vị Lê Thước và Nam Trân có cái hay riêng, không kém gì bản dịch của Trần Trọng Kim. Tuy nhiên, biên soạn sách giáo khoa có nghĩa là làm văn hóa, học thuật. Nguyên tắc của văn hóa, học thuật là khi trích dẫn, phải nói rõ nguồn gốc, xuất xứ, tác giả của điều được trích dẫn để tránh cho người đọc, người học ngộ nhận, sai lầm kiến thức không đáng có.
Tiếc thay, các nhà biên soạn tập sách giáo khoa này đã làm một việc vừa nguy hiểm lại vừa tức cười là đưa một câu thơ dịch của Trần Trọng Kim vào và buộc học trò phải hiểu đó là thơ dịch của Lê Thước và Nam Trân! Kiểu làm đó thật phi khoa học và không sòng phẳng chút nào đối với nhà văn hóa Trần Trọng Kim.
Một nguyên tắc lớn của ngành sư phạm là chọn cái gì dễ đọc, dễ học, dễ nhớ để dạy cho trẻ con. Bản dịch của Trần Trọng Kim ra thơ tứ tuyệt vần bằng, đáp ứng được tiêu chí dễ đọc, dễ học, dễ nhớ. Ba câu dịch của bản dịch in trong sách giáo khoa vần trắc; khó đọc, khó học và khó nhớ.
Ta hiểu lý do vì sao mà các nhà thơ thường làm thơ vần bằng, ít khi làm thơ vần trắc; lịch sử văn học VN cũng ít có những bài thơ tứ tuyệt và bát cú vần trắc. Cách lý giải của người chủ biên biên soạn giáo khoa về chuyện tại sao phụ huynh và học sinh thích bản dịch vần bằng của Trần Trọng Kim hơn bản dịch vần trắc này là “do thích êm tai” cũng không đúng với nguyên tắc sư phạm.
Trần Trọng Kim (1883 - 1953), bút danh Lệ Thần, là một nhà sư phạm uyên bác. Ông viết 18 tác phẩm gồm đủ sách giáo khoa, khảo luận, lịch sử; thật sự là bậc thầy của thiên hạ trong giai đoạn nền tân học mới hình thành.
Tác phẩm Việt Nam sử lược của ông được coi là cuốn sử học mực thước, được nhiều thế hệ người Việt Nam xem trọng. Ba tập Quốc văn giáo khoa thư của ông được nhiều thế hệ học sinh xem là sách gối đầu giường. Nhà văn Sơn Nam nhận định: “Văn chương cứ réo rắt như đàn Nam xuân” (trong Hương rừng Cà Mau).
Nỗi đau duy nhất của cuộc đời Trần Trọng Kim là ông đã nhận lời của người Nhật và vua Bảo Đại, chịu đứng ra làm thủ tướng của nhà nước thân Nhật từ tháng 4.1945 tới tháng 9.1945. Một nội các được thành lập vội vàng như vậy được coi là tay sai Nhật. Người ta gọi ông là thủ tướng bù nhìn.
Giá như không vướng vào vai trò thủ tướng trong vòng năm tháng này thì hình tượng và tài năng nhà sư phạm, nhà sử học, con người uyên bác Trần Trọng Kim rực rỡ biết bao nhiêu. Thật là điều đáng tiếc.
Tuy nhiên, người đời sau chỉ có những con người do lịch sử để lại chứ không thể có con người như mình muốn có. Cũng vậy, chúng ta chỉ có thể thay đổi hiện tại và tương lai chứ không thể thay đổi những gì đã xảy ra trong quá khứ của lịch sử.
Chính vì vậy mà học thuật và văn hóa vẫn luôn luôn đi theo hướng mở, nghĩa là người đi sau căn cứ vào lịch sử người đi trước để mở ra một cái nhìn khoan dung, nhân hậu đối với người đi trước.
Nếu làm học thuật văn hóa mà cứ bỏ quên những đóng góp của một người đi trước cho nền học thuật văn hóa hay tạo ra những kiến thức sai lầm cho trẻ em hôm nay và mai sau thì thật là có lỗi đối với đất nước và không công bằng đối với người xưa.
Bài thơ dịch Nam quốc sơn hà của nhà sư phạm kiêm nhà văn hóa Trần Trọng Kim quá hay. Nếu các nhà soạn sách giáo khoa đưa vào giáo trình thì phải ghi rõ Bản dịch của Trần Trọng Kim còn không dùng thì cứ mạnh dạn đưa một bản dịch mới và tôn trọng nguyên văn của bản dịch mới đó chứ không nên cắt một câu của Trần Trọng Kim “ráp” vào ba câu dịch của Lê Thước và Nam Trân.
Các nhà làm sách giáo khoa mà “lắp ráp” kiểu này thì chính hai dịch giả Lê Thước và Nam Trân cũng chẳng vui chút nào bởi “tác phẩm ba câu” của họ hằng ngày vẫn bị trẻ con hiểu là bài thơ tứ tuyệt! Nếu các nhà soạn sách giáo khoa cảm thấy mấy chục bản dịch (sau bản dịch của Trần Trọng Kim) là chưa đạt yêu cầu thì nên dịch một bản mới để dạy trẻ con. Mà điều này thì các tác giả biên soạn sách giáo khoa phải làm cho được.
Sách giáo khoa môn văn - sách dạy trẻ con học làm người, luôn luôn cần đến những giá trị tình cảm, tư tưởng đạo đức, thái độ chính trị cao nhất. Hơn những nội dung giáo dục khác, học văn là học để làm con người trung thực.

Vũ Đức Sao Biển



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

9 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |