Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#151 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/02/2017 - 21:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bắt nghi can Trung Quốc trộm đồ trên máy bay

24/02/2017
TTO - Wu Waigang (37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị lực lượng an ninh hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất bắt về hành vi trộm cắp tài sản trên máy bay.

Chiều 24-2, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết, lực lượng an ninh hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất đã làm thủ tục chuyển giao đối tượng Wu Waigang (37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) cho Công an P.2, Q.Tân Bình để tiếp tục xử lý theo thẩm quyền về hành vi trộm cắp tài sản.
Thông tin ban đầu cho biết, trưa cùng ngày, khi các hành khách trên chuyến bay VN230 (từ TP..... đi Hà Nội) đang ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị cất cánh thì phát hiện nghi can này có dấu hiệu lấy hành lý của hai hành khách khác, lục lọi tiềm kiếm tài sản.
Hành khách và lực lượng chức năng đã phối hợp để bắt giữ nghi can này, đưa cả người và tang vật rời khỏi máy bay để lập hồ sơ ban đầu.
Theo lời khai của hai hành khách người Nhật Bản - chủ nhân của các hành lý bị nghi can này lục lọi - thì họ mất tài sản trị giá khoảng 1.000USD.
Nguồn tin cho biết, lực lượng an ninh hàng không Việt Nam xác định một số băng nhóm chuyên nghiệp, do một số đối tượng người nước ngoài cầm đầu, tổ chức chuyên hoạt động trên các chuyến bay nội địa và khu vực của Việt Nam để trộm cắp tài sản.
Lực lượng an ninh hàng không nhiều lần bắt giữ các đối tượng trực tiếp trộm cắp tài sản, chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên tình trạng trộm cắp trên máy bay vẫn xảy ra.


GIA MINH

#152 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/02/2017 - 11:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội xưa

06:50 AM - 26/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức tường với dòng chữ cấm đái ở một góc phố Hà Nội xưa Ảnh: Tư liệu
Hà Nội và nhiều thành phố khác trong cả nước hiện đã xử phạt nhiều trường hợp tiểu tiện không đúng nơi quy định. Chuyện tiểu tiện nơi công cộng và nhà vệ sinh từng được quan tâm từ xưa ở Hà Nội.

“Nhà vệ sinh đầm”
Đến đời vua Tự Đức, Hà Nội vẫn còn nhiều ao hồ, đất trống. Khu vực “36 phố phường” có sông Tô Lịch, hồ Cổ Ngựa, hồ Hàng Đào, các hồ này thông với hồ Hoàn Kiếm vì thế dân chúng các tỉnh về, dân đi chơi phố nếu “bí” có thể “phóng” ra hồ ao hay các bãi đất trống. Vệ sinh ở trong nhà dân còn đơn sơ, cứ vài ngày một lần họ thuê phu phen mang đổ ra sông Hồng. Với các khu nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm thì họ đi ngay xuống hồ.
Trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne au Tonkin), xuất bản tại Paris năm 1896, tác giả là bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp mô tả vệ sinh ở Hà Nội năm 1883: “Những túp lều dày đặc bao quanh Hồ Gươm, lối đi xuống hồ là những ngõ nhỏ nồng nặc mùi xú uế và nước tiểu. Thành phố này không có bất cứ nhà vệ sinh công cộng nào”.
Ngày 1.10.1888, vua Đồng Khánh ra chỉ dụ cắt đất Hà Nội cho Pháp và thành phố này thuộc Pháp. Năm 1889, chính quyền thành phố cho lấp khúc sông Tô Lịch và hồ Cổ Ngựa làm chợ Đồng Xuân. Ban đầu họ chỉ bao hàng rào quanh khu đất, rồi tiến tới dựng nhà khung sắt, làm hàng rào. Chợ đông dần, hàng hóa phong phú mang từ Sài Gòn ra, các tỉnh đưa về, nhập từ Hồng Kông, Pháp. Vào phiên chợ đông đúc kẻ bán người mua, rất đông vợ con binh lính, sĩ quan, công chức Pháp ở Hà Nội đi mua sắm. Họ phàn nàn không có chỗ đi vệ sinh nên năm 1891, đốc lý Hà Nội cho xây nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên nhà vệ sinh này chỉ dành cho “Tây đầm” nên dân chúng gọi là “nhà vệ sinh đầm”, và đây là nhà vệ sinh công cộng đầu tiên ở Hà Nội. Người An Nam đi chợ không có chỗ tiểu tiện, họ đành ra phía sau chợ (nay là khu vực chợ Cao Thắng) “tè” sau mấy gốc duối to. Khu vực này đẫm nước tiểu và phân khiến mấy cây duối cổ thụ bị chết héo. Vào hè, gió đông nam thổi, mùi xú uế theo gió lùa vào chợ khiến lúc nào cũng khăn khẳn, những người bán hàng trong chợ làm đơn kêu lên đốc lý Tirant Gilbert và chính quyền buộc phải xây nhà vệ sinh cho người An Nam.
Hà Nội khi đó sống theo luật Pháp quốc và để thành phố này văn minh như nước Pháp, ngày 29.3.1892, đốc lý Tirant Gilbert ra nghị định về vệ sinh công cộng và trật tự lục lộ. Điều 2 của nghị định bắt buộc các nhà mặt phố phải vệ sinh trước cửa nhà, khơi thông cống rãnh cho nước chảy, không được tiểu bậy. Xe ngựa đi trên phố phải có miếng vải đỡ phân phía sau, không được chăn thả gia súc, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt “theo luật Hình sự của nước Pháp”. Hằng ngày, cảnh sát lục lộ đi tuần xử phạt người vi phạm.
“Anh bắt đái” phố tố tịch
Tuy nhiên vì thành phố chưa có nhà vệ sinh công cộng nên lúc “bí” người đi đường vẫn lẻn vào ngõ vắng, các khu đất trống hay vườn cây hai bên phố đi trộm.
Năm 1902, quốc hội Pháp ra quyết định chọn Hà Nội làm thủ đô của liên bang Đông Dương thì Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua quy hoạch thành phố “phía đông nước Pháp”, mở rộng khu phố Pháp ở phía nam hồ Gươm, xây các công trình công cộng trong đó có nhà vệ sinh. Và theo thời gian, nhiều nhà vệ sinh công cộng mọc lên gồm: nhà vệ sinh phố Hàng Khay, Cửa Nam (góc ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học ngày nay), trước ga Hàng Cỏ, đầu phố Phùng Hưng... cho làm bảng chỉ dẫn bằng chữ Việt và chữ Pháp. Hằng ngày nhân viên của các công ty trúng thầu đổ thùng, quét dọn và dội nước. Tuy nhiên, người ở các tỉnh về không phải ai cũng biết chữ để đọc bảng chỉ dẫn nên tại nhiều tuyến phố vẫn diễn ra tình trạng tè bậy. Tố Tịch đầu thập niên 1920 là con phố nhỏ, tập trung thợ làm nghề tiện gỗ, phần tiếp giáp với Hàng Gai còn thưa nhà vì thế dân đi qua “mót” vẫn “tè” trộm. Ngày nắng, mùi xú uế bốc lên khiến các nhà quanh khu vực không chịu nổi, họ đã góp tiền thuê một người chuyên rình bắt kẻ tiểu bậy gọi là “anh bắt đái”. Anh này lảng vảng đầu phố, bắt quả tang ai thì giao cho cảnh sát lục lộ nhưng bắt không xuể. Thấy phương án “anh bắt đái” không hiệu quả, ông Kỳ Dương ở Tố Tịch đã nghĩ ra kế cho xây bệ nhỏ giả làm miếu thờ, hằng ngày hương khói nghi ngút, dân định vào ngõ đi tiểu thấy hương khói sợ bị “vật” lại quay ra, từ đó ngã ba này không còn nạn tiểu bậy.
Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lần đầu tiên đăng dài kỳ trên báo năm 1936 có hai nhân vật là Min Đơ, Min Toa, hai ông cảnh sát Pháp này hằng ngày mặc quần soọc đi các phố phạt những người đái bậy là nhân vật có thật. Chính quyền thành phố không tin cảnh sát người Việt vì đã có người nhận hối lộ rồi bỏ qua sai phạm nên cảnh sát hầu hết là người Pháp.
Đi vệ sinh thời bao cấp
Tiếp quản thủ đô năm 1954, dân số Hà Nội là gần 40 vạn, sau mấy năm tăng lên gần 50 vạn người nhưng không có thêm nhà vệ sinh công cộng nào. Năm 1956, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có bài Một ngày chủ nhật đăng trên báo Thời Mới, phàn nàn Hà Nội “nhếch nhác”. Rồi miền Bắc bước vào cuộc chiến tranh chống lại các cuộc không kích của máy bay Mỹ mà Hà Nội là trọng điểm đánh phá, và từ đây đã diễn ra nạn phóng uế, tiểu tiện sau gốc cây, cột điện, tường cơ quan công sở kéo dài cho đến hết thời bao cấp. Có thể kể ra những phố ở khu vực trung tâm bị ô nhiễm nặng như bên số chẵn đầu phố Tràng Thi, xung quanh Thư viện Quốc gia, khu vực Tòa án nhân dân tối cao, hầm tránh bom ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ)...
Ngày hè nóng rát hay tháng hanh khô nhưng các bức tường vẫn thấm đẫm nước tiểu, cột điện sắt ánh lên màu gỉ xanh lét dù có biển “Cấm đái bậy”. Những ngày diễn ra sự kiện lớn ở hồ Gươm, có bắn pháo hoa, đua thuyền, lướt ván thì các gốc cây quanh hồ sũng nước tiểu. Ở vị trí đặt đồng hồ hoa hiện nay (góc Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng bên phía bờ hồ) trước là một cây đa lớn bị chết vì úng nước tiểu.
Có giai thoại về phạt đái bậy. Một ông uống bia hơi xong buồn tè bảo cháu đợi rồi xông vào chỗ có biển “Cấm đái bậy” phóng hết cỡ vào tường. Vừa làm xong cái việc khoan khoái ấy quay ra thì gặp anh làm nhiệm vụ xé vé phạt, ông vui vẻ đưa 5 hào nhưng anh thi hành công vụ không có tiền lẻ trả lại, ông bèn bảo “thôi khỏi trả lại để cháu tôi tè nốt là đủ 5 hào tiền phạt”. Giai thoại hài hước ấy cho thấy quy định về văn minh không được thực hiện nghiêm.
Sau năm 1975, thành phố có xây thêm vài nhà vệ sinh công cộng như trước trụ sở UBND Thành phố song không đáp ứng nhu cầu vì dân số nội đô tăng cao và khách thập phương về Hà Nội ngày càng đông. Nguyên nhân của nạn tiểu bậy thời bao cấp không chỉ do thiếu mà còn vì nhà vệ sinh quá kinh khủng, nhân viên công ty môi trường đô thị hằng ngày dọn qua quýt, nhiều nhà vệ sinh không có nước, chỗ có nước thì gầu cao su thủng đáy. Cho đến nay tôi vẫn rùng mình khi nhớ lại chuyện đi vệ sinh thời bao cấp.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 3 Members:

#153 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/02/2017 - 11:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khách hàng Trung Quốc dùng gậy hành hung nữ nhân viên quán cafe

Lê Phi
25/02/2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phát hiện chị D có một mình trên tầng 2 của quán, vị khách người Trung Quốc đã bất ngờ dùng cây gậy dài đánh liên tiếp vào đầu, vào người nữ nhân viên này.

Vụ việc xảy ra khoảng 12h10, ngày 24/2 tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bình Minh (đường Thanh Niên, phường Duyên Hải, TP. Lào Cai).
Thời điểm trên, camera an ninh tại quán ghi lại hình ảnh người đàn ông đi từ siêu thị tầng 1 lên tầng 2, tại khu bán cafe phát hiện có một nữ nhân viên.
Bất ngờ người đàn ông này rút một cây gậy dài đánh liên tiếp vào đầu, vào người nữ nhân viên này.
Tiếp đó, đối tượng còn tiếp tục lấy con dao trên quầy bar của quán và dí vào cổ nạn nhân đe dọa.
Sau khi nghe tiếng kêu cứu, bảo vệ và người dân xung quanh đã kịp thời có mặt giải thoát và đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Ngay sau đó cơ quan công an đã có mặt và khống chế đưa người đàn ông này về trụ sở.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh cắt từ clip do camare an ninh ghi lại vụ việc.
Tại cơ quan điều tra, danh tính của người đàn ông được xác định là Vương Văn Trung (SN 1984, trú tại TP. Xích Phong, khu tự trị Nội Mông - Trung Quốc).
Nạn nhân là chị Bùi Thị D (SN 1999, trú tại xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Hung khí mà Trung dùng để hành hung chị D là cây gậy đấm lưng do Trung Quốc sản xuất.
Hiện chị D đã tỉnh, trên người có nhiều vết khâu tại vùng cổ, mặt, tay. Cơ quan công an đang điều tra làm rõ động cơ khiến người đàn ông này hành hung chị D.

Thanked by 1 Member:

#154 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/03/2017 - 20:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lại thêm người Trung Quốc trộm tiền của khách trên máy bay

02/03/2017
TTO - Lợi dụng lúc hành khách đang ăn sáng trên máy bay, nghi phạm lén lấy túi xách của khách, lấy tiền nhét vào ngực áo khoác rồi vào nhà vệ sinh.

Ngày 2-3, Dai Da Peng (26 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đã được công an TP..... tiếp nhận, điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
Sự việc xảy ra trên chuyến bay VN 217 từ Hà Nội về TP..... sáng 2-3. Nạn nhân là ông H.T.H bị mất hơn 13 triệu đồng.
Theo hồ sơ, ông H. ngồi tại ghế 15G, nghi phạm ngồi ghế phía sau ông H. Lợi dụng lúc ông H. đang ăn sáng trên máy bay, nghi phạm lén lấy túi xách của ông này, lấy tiền nhét vào ngực áo khoác rồi vào nhà vệ sinh.
Hành động của Dai Da Peng đã bị hành khách ngồi ghế phía sau ông H. chứng kiến và báo cho tiếp viên trưởng chuyến bay. Ngay khi vừa đi ra khỏi nhà vệ sinh, Dai Da Peng đã bị tổ bay xử lý.
Sau đó tổ bay đã kiểm tra nhà vệ sinh và phát hiện số tiền của ông H. được giấu tại đây. Tổ bay đã lập biên bản sự việc và đưa nghi phạm về công an quận Tân Bình để xử lý.


ÁI NHÂN

#155 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/03/2017 - 19:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quản lý vỉa hè xưa ở Hà Nội

06:16 AM - 05/03/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phố Tràng Tiền thập niên 1930 - 1940

Trong quy hoạch một đô thị văn minh, vỉa hè là khoảng công cộng dành cho người đi bộ. Còn theo kiến trúc, vỉa hè là đường diềm, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và nhà mặt phố.

Người Pháp đã làm những điều đó ở Hà Nội từ cuối thế kỷ 19.
Cho thuê vỉa hè, dân mặt phố phải dọn vệ sinh
Sau khi chiếm được thành Hà Nội năm 1882, chiếm Hà Nội năm 1883, Công sứ Bonnal đưa ra chủ trương cải tạo khu vực quanh hồ Gươm. Việc đầu tiên, Bonnal cho làm con đường quan trọng từ khu nhượng địa Đồn Thủy (nay tương ứng khu vực phố Phạm Ngũ Lão) vào thành để chở vũ khí, lương thực cho binh lính Pháp đóng ở đây. Con đường bắt đầu từ Đồn Thủy qua Hàng Khảm (nay là Tràng Tiền và Hàng Khay), Tràng Thi đến Cửa Nam rồi vào thành. Đường hoàn thành cuối năm 1885, rộng hơn 10 m, riêng đoạn Tràng Tiền hai bên có vỉa hè được lát gạch, trồng phượng để giảm bớt nắng nóng vào mùa hè ở xứ Bắc kỳ. Và vỉa hè Tràng Tiền là vỉa hè đầu tiên theo kiểu phương Tây ở Hà Nội.
Công việc cải tạo và xây dựng khu phố phía nam hồ Gươm cần nhiều thời gian và tiền bạc. Vì thế đến năm 1889 mới chỉ vài phố quanh hồ Gươm có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, song để Hà Nội nề nếp và quy củ, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra nghị định quản lý đô thị (đăng trên Công báo ngày 21.4.1890), trong đó điều 1 ghi rõ: “Những phố hiện có và sẽ được tạo nên có chiều rộng lòng đường và vỉa hè được chỉ định”, kèm theo là phụ lục gồm các phố đã có và các phố sẽ mở. Với các phố ở khu vực “36 phố phường”, vỉa hè hẹp nhất cũng phải 3 m, một số phố sẽ là 4 m. Với các khu phố ở phía đông và phía nam hồ Gươm như: Ngô Quyền, Lê Phụng Hiểu, Hàng Bài, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo... vỉa hè tối thiểu phải rộng 5 m, phố rộng nhất là 7,5 m.
Để nhà mặt phố hài hòa với vỉa hè, trong Quy chế lục lộ ban hành ngày 21.9.1891 ghi cụ thể: “Vỉa hè rộng 3 m thì bậc cửa ra vào chỉ được phép cao 10 cm, vỉa hè rộng 5 m thì bậc cửa là 15 cm và vỉa hè rộng 7,5 m thì bậc cửa cao 20 cm...”. Bên cạnh đó còn có quy định về chiều cao, cửa sổ, ban công... rất chi tiết. Quy chế cũng quy định: “Tất cả chủ nhà mặt phố, người thuê phải có trách nhiệm dọn vệ sinh hè phố trước cửa nhà, khơi thông rãnh thoát nước, nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo các điều của bộ luật Hình sự nước Pháp”. Cũng theo quy chế thì cánh cửa ra vào nhà mặt tiền phải mở vào trong, không được mở ra ngoài để tránh gây thương tích cho người đi lại.
Quy định về vật liệu làm vỉa hè rất cụ thể: “Vỉa hè được lát bằng đá hình vuông khổ 30 x 30 cm, dày 3 cm, trên mặt khía chéo để tránh trơn trượt cho người đi đường. Mép hè là đá xanh chôn sâu xuống mặt đường vừa làm bờ rãnh thoát nước vừa làm vật chắn phòng xe ngựa lao lên hè gây thương tích cho người đi bộ”. Trên vỉa hè bao quanh nhà Godard (nay là Tràng Tiền Plaza), trước lối vào có dòng chữ tiếng Pháp “Khu vực cấm để xe đạp” bằng đá trắng gắn chìm vào vỉa hè.
Để có nguồn vốn bảo trì vỉa hè mà không dùng ngân sách, ngày 20.12.1889, Đốc lý Hà Nội Landes đã ban hành một nghị định cho thuê vỉa hè để dân mở cửa hàng hay bán cà phê với giá 40 xu/m2/năm. Cùng với đó, chính quyền cũng đánh thuế ban công, thuế ô văng. Với biển quảng cáo, nếu là biển phẳng áp vào tường không gây nguy hiểm cho người đi bộ sẽ miễn thuế, nhưng nếu làm nhô ra sẽ thu thuế theo diện tích, số tiền này cũng được đưa vào quỹ bảo trì. Với cây xanh, sở lục lộ chọn cây thân thẳng, rễ cọc, chiều cao trên 10 m mới tỏa tán để đảm bảo tính mạng, tránh thương vong cho người trong mùa mưa bão. Hằng ngày, cảnh sát lục lộ đi tuần, họ đạp xe quanh các phố, nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt, nếu không có tiền sẽ đưa về bót.
Đầu thế kỷ 20, số khách sạn hạng sang xuất hiện ngày càng nhiều quanh khu vực hồ Gươm thì chủ khách sạn đã thuê vỉa hè mở quán cà phê dọc theo mái hiên. Không chỉ người Pháp sống ở Hà Nội, khách du lịch châu Âu đến thành phố này rất thích thú khi ngồi uống cà phê vỉa hè ngắm phố.
Thập niên 1930, dân số lúc này đã tăng lên 300.000 người, số lượng xe kéo tăng vọt, xe đạp xuất hiện trên phố nhiều hơn và trở thành phương tiện giao thông cá nhân chủ đạo. Trước sự lộn xộn của phương tiện này, ngày 25.5.1933, Đốc lý Louis Frédéric Eckert ra quy định: “Trước các cửa hàng phải có giá để xe đạp cho khách” (giá làm bằng sắt, hình bán nguyệt, để đưa bánh trước vào). Quy hoạch cũ đã lạc hậu, không còn phù hợp, năm 1936 Toàn quyền Đông Dương Silvestre quyết định cho quy hoạch lại Hà Nội. Trong bản quy hoạch Henri Ceruti được phê duyệt năm 1943, có một phần bắt buộc các trung tâm thương mại phải có chỗ đậu xe cho khách hàng, các bãi đất trống làm bãi đậu xe công cộng. Tuy nhiên, lúc này quân đội Nhật đã chiếm Đông Dương nên quy hoạch không được thực hiện.
Vỉa hè thành “chợ” từ khi nào?
Sau năm 1954, các quy định cũ về quản lý đô thị Hà Nội bị bãi bỏ, nhưng người dân cơ bản vẫn tự giác vệ sinh vỉa hè trước nhà theo nếp đã hình thành trước đó. Việc cho thuê vỉa hè cũng không còn và từ tài sản công do thành phố quản lý vỉa hè đã trở thành tài sản của nhân dân.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vỉa hè phố Hàng Khay thập niên 1930 - 1940 Ảnh: tư liệu


Khi Mỹ ném bom miền Bắc năm 1964, vỉa hè đẹp đẽ bắt đầu gánh vác một sứ mạng mới. Người ta cho đào các hầm trú bom cá nhân trên hè phố, mỗi hầm rộng khoảng 6 - 8 m. Người đang đi trên đường nếu nghe còi báo động từ nóc Nhà hát Lớn sẽ chui xuống hầm này tránh mảnh bom. Tháng 1.1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi VN và miền Bắc được sống trong hòa bình thì các hầm trú ẩn đa phần bị lấp. Ở các phố trung tâm, xí nghiệp quản lý vỉa hè cho láng xi măng lấp dấu vết hầm nhưng các phố khác thì nó trở thành hố trũng đọng nước mỗi khi trời mưa. Rồi nước sạch dùng cho sinh hoạt thiếu trầm trọng, nước từ đường ống chính không chảy nổi vào các vòi trong nhà nên dân hàng phố đua nhau đào bể trên vỉa hè lấy nước từ đường ống chính. Vỉa hè thành chỗ rửa rau vo gạo, giặt giũ quần áo, tắm táp vào mùa hè, luộc bánh chưng vào Tết Nguyên đán, là khách sạn “đờ la hiên” cho các bác xích lô quê. Vỉa hè các phố xa hồ Gươm lồi lõm, chỗ trơ đất, chỗ còn gạch, lở loét như bị nhiễm trùng.
Suốt thời bao cấp, buổi sáng vỉa hè là chỗ ngồi của mấy bà bán phở gánh, bán bún ốc, bán bánh cuốn, “đầu hè trung tá bơm xe, cuối hè thiếu tá bán chè đậu đen”, là nơi các ông chữa xe đạp chiếm cứ dưới chân cột điện, góc ngã ba ngã tư. Vỉa hè thực sự trở thành nơi họp chợ, vì thế dân gian mới có câu: “Hàng Bè chợ của thương nhân/Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng”. Từ tài sản của nhân dân, vỉa hè dần dần bị các nhà mặt phố cát cứ, biến thành lãnh địa riêng.
Trong lịch sử,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không chỉ dành cho người đi bộ mà còn là nơi kiếm sống của tầng lớp thị dân. Dĩ nhiên, xưa dân số Hà Nội ít, phương tiện giao thông không nhiều còn nay thì khác. Đó là một bài toán không dễ cho cơ quan quản lý.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 2 Members:

#156 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/03/2017 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xin hãy tôn trọng tổ tiên!

07:57 PM - 06/03/2017 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các quan lại thời phong kiến trong một buổi thiết triều Ảnh: T.L

Lâu nay, nhiều người có cái nhìn lệch lạc về tổ tiến.
Đã một thời, chúng ta rất xem thường quá khứ, coi nhẹ môn lịch sử.
Khi tu nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) năm 1987, tôi đã phát hoảng vì Đông Đức gần như phớt lờ lịch sử của cha ông. Trong khi Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức – nay là nước Đức thống nhất) dạy lịch sử rất căn cơ.
Việt Nam kịp thay đổi nhiều thứ, trong đó có việc nhìn nhận lại lịch sử cha ông, để thích ứng nên không chỉ đứng vững mà còn phát triển đến ngày nay.
Tuy vậy, dấu vết của tư duy xem thường lịch sử vẫn tồn tại trong các hoạt động du lịch. Từ việc thiếu đầu tư cho các bảo tàng, tùy tiện làm mới di tích đến việc lạm dụng tâm linh, nhố nhăng lễ hội. Nguy hại hơn cả là việc cho du khách thuê áo làm vua, chụp hình để khoe khoang, tự sướng.
Tôi không chịu đựng nổi cánh mấy ông Tây ba lô “quần soọc áo thun ba lỗ” xúng xính trong quần áo đại quan của các “Phụ mẫu chi dân” (“Quan chi dân phụ mẫu”) vênh vang bên những bàn tiệc thừa mứa. Nhân viên ngành du lịch thì trang phục truyền thống trang trọng phục vụ. Việt Nam chưa giàu nhưng không thể đưa cha ông ra để kinh doanh hạ sách như vậy. Tiền thu chẳng được bao nhiêu mà di hại khôn lường.
Trên thế giới chỉ Trung Quốc và Việt Nam có kiểu kinh doanh bôi bác tổ tiên như vậy. Không biết ai bắt chước ai.
Những du khách có lòng tự trọng, họ cũng không bao giờ tham gia vào những hành vi kém văn hóa kiểu đó. Hoàng cung và bảo tàng nhiều nước, đa phần cấm du khách chụp ảnh vì sợ đèn flash làm hỏng vật dụng. Ở điện Elysee (Pháp), khách không được dừng lại vì hơi thở của khách có thể tác hại tới hiện vật.

Nguyễn Văn Mỹ

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân trong ngành du lịch.

Thanked by 1 Member:

#157 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/03/2017 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phát hiện khu xây dựng không phép trông giống 'phố Trung Quốc' giữa Đà Nẵng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

10/03/2017
Được ngụy trang bên ngoài bằng bức tường rào bê-tông kiên cố, phía bên trong là hệ thống những ngôi nhà cổ kiểu dáng của người Hoa được xây dựng liền kề nhau.

Vào thời điểm kiểm tra hiện trường hôm 9/3, lực lượng chức năng đã phát hiện có năm người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo công trình. Một trong số này có mang hộ chiếu hình lưỡi bò của Trung Quốc.
Choáng ngợp trước khu phố giống phố Tàu trong hầm bê-tông
Từ những thông tin ban đầu, chúng tôi tìm đến công trường xây dựng tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành (Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những ngôi nhà cổ kiểu giống như nhà của người Hoa được xây dựng lén lút sau bức tường bê-tông che chắn kín đáo. Ảnh: TT
Dọc theo phía đầu đường Hoàng Đạo Thành là một dãy tường bê-tông kiên cố, cao hơn chục mét, kéo dài 500-600 mét, thuộc phần đất của Công ty VietMay.
Nhìn bề ngoài thì không ai nghĩ phía sau đó lại có một công trường đang thi công, xây dựng khá rầm rộ.
Tất cả những kiến trúc bên trong đều bị bức tường này che chắn, chỉ có hai cửa vào khá hẹp nằm ở hai đầu.
Ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân xác nhận, đây là công trình xây dựng chưa được cấp phép, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện gần đây.
Dẫn chúng tôi thâm nhập vào trong, có hơn chục ngôi nhà được xây dựng kín đáo, gần hoàn thiện.
Những ngôi nhà xây theo kiểu cổ của người Hoa, quây tròn với nhau thành hình chữ nhật trong một khuôn viên rộng.
Phía trước có sân nhỏ, được thiết kế ghế ngồi, “phố đi bộ”, đèn đường chiếu sáng. Nhà cổ được lợp ngói, có cả ban công, sân thượng phía trên. Một điểm khác thường là tất cả đều được bịt kín xung quanh bởi bức tường bê – tông dày, kiên cố.
</ifarme>
Những hình ảnh ghi lại tại khu phố giống như phố Trung Quốc trong hầm bê - tông giữa Đà Nẵng.
“Thông tin về công trình xây dựng không phép thì phường đã nắm lâu rồi nhưng không biết rõ nó xây dựng ở vị trí nào.
Sau khi họ đập bức tường bao bọc bên ngoài (ở số 3 đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành) thì mới lộ ra” ông Quyết nói.
Phát hiện năm người Trung Quốc ở công trình không phép
Theo tìm hiểu, phần diện tích xây dựng không phép này nằm trong phần đất của nhà kho công ty VietMay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các kiến trúc bên trong đã được xây dựng gần như hoàn thiện. Ảnh: TT
Đây là dự án có tên: “Trung tâm giới thiệu trà và đặc sản Việt Nam” do Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (trụ sở tại số 67 Ngô Thì Nhậm, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) làm chủ đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên, vào ngày 9/3, khi lực lượng chức năng của phường Hòa Xuân phát hiện ra việc xây dựng sai quy định nên xuống kiểm tra thì phía Công ty chỉ trình ra được bản vẽ thiết kế, còn không xuất trình được các giấy tờ hợp lệ khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hòa Xuân, ông Võ Linh Thể đã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Lý do là đã có hành vi vi phạm: xây dựng công trình không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Quyết định cũng nêu rõ, Trưởng Công an phường Hòa Xuân chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công xây dựng công trình vi phạm.
Phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc các cơ quan liên quan đảm bảo hiệu thực thi hành của quyết định này.
Kể từ ngày ban hành quyết định này (ngày 9/3), chủ đầu tư phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép xây dựng theo đúng quy định.
Trong thời hạn 60 ngày, chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền mới được tiếp tục thi công.
Nếu chủ đầu tư không chấp hành hoặc cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Ông Quyết cho biết thêm, vào thời điểm cơ quan chức năng xuống kiểm tra hiện trường thì phát hiện có 5 người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo, xem xét việc xây dựng.
Ngoài ra, còn có một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đi cùng với nhóm này.
“Theo quy định thì đây không phải là khu vực du lịch nên cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hoạt động của những người này” ông Quyết nói.
Trong số 5 tấm hộ chiếu Trung Quốc thì phát hiện một tấm hộ chiếu có in hình đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức tường rào bên ngoài đã che chắn kín đáo các vật mẫu kiến trúc bên trong. Ảnh: TT
Địa phương cũng đặt nghi vấn, nhóm người Trung Quốc này mới là chủ đầu tư thực sự. Họ đang mượn danh nghĩa công ty Việt Nam để đầu tư, xây dựng khu vực này.
Trong quá trình tìm hiểu, quay phim về “khu phố Tàu” không phép này, chúng tôi gặp một người tự nhận là của Công ty VietMay.
Người này cho rằng, đây là phần đất của Công ty đã được thành phố Đà Nẵng giao. Sau đó, VietMay cho thuê lại phần nhà kho này để kinh doanh.
Khi cho thuê thì ký kết với chủ là người Việt Nam. Họ nói sẽ cải tạo một xíu thôi - người này cho biết.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi vì sao họ lại xây dựng cả một công trình đồ sộ lớn như vậy mà chủ đất không biết thì ông này cho rằng đó là việc của họ (Công ty Liên Hợp Thế Duy) phải xin phép chính quyền, còn VietMay chỉ cho thuê đất.

Tấn Tài

Thanked by 1 Member:

#158 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/03/2017 - 21:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Viện thiết kế Trung Quốc lập quy hoạch hai bờ sông Hồng
20/03/2017

TTO - Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được mời làm tư vấn lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Từ việc chọn xong đơn vị tư vấn lập quy hoạch, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp hồ sơ, số liệu cho đơn vị tư vấn để nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng.
Những số liệu được UBND thành phố Hà Nội đồng ý để các cơ quan của thành phố cung cấp cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gồm: số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội ngày 14-3 nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đề nghị về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Cụ thể, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã chủ động mời Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng.
Đầu tháng 2-2017, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng Viện Thiêt kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội bàn giao tài liệu liên quan đến lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.
Đầu tháng 3-2017, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nộ, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đề nghị xin được cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn Công ty cổ phân Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội liên hệ với UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường để được cung cấp các số liệu trên.
Cũng theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, sau ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phân Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội, đề nghị UBND thành phố Hà Nội giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Sau đề nghị kể trên, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trước đó, trong đó có chỉ đạo tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan đến nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng, cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và đơn vị liên quan tổng hợp rà soát các hồ sơ, tài liệu hiện có, tài liệu chưa có cần bổ sung để phục vụ nghiên cứu lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng.


XUÂN LONG

Sửa bởi tuphuongsg: 20/03/2017 - 21:42


Thanked by 1 Member:

#159 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/03/2017 - 21:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



QUỸ PHAN CHÂU TRINH VINH DANH NHÀ VĂN HÓA PHAN KHÔI
24/3/2017

TTO - Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh vừa công bố quyết định tôn vinh nhà văn hóa Phan Khôi là “Danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại”, trong khuôn khổ lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao giải cho các cá nhân đoạt giải - Ảnh: L.Điền
Lễ trao giải vừa diễn ra đêm 24-3 tại TP......
Như vậy, nhà văn hóa Phan Khôi là người thứ 5 được Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tôn vinh là “Danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại”, sau các tên tuổi từng được tôn vinh là: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh, Phan Bội châu.
Phan Khôi - Tài năng kiệt xuất
Trong diễn từ vinh danh, nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch Hội đồng khoa học Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh - lược thuật cuộc đời và những cống hiến quan trọng thật đáng kể của Phan Khôi cho văn hóa nước nhà: “Phan Khôi quả là một tác giả hết sức đa dạng, một nhà phê bình văn học uyên thâm và sắc sảo, một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một nhà thơ tài hoa, một tác giả văn tự sự hấp dẫn, một tác giả xuất sắc của các thể loại tiểu phẩm, hoạt kê, châm biếm, một dịch giả tài năng, một nhà ngôn ngữ học tinh tế, cuối cùng là một nhà báo kiệt xuất”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Phan Trản - con trai nhà văn hóa Phan Khôi (trái) nhận quyết định tôn vinh cha mình là danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại - Ảnh: L.Điền
Bên cạnh đó, Giải Văn hóa Phan Châu Trinh năm nay cũng trao cho bốn hạng mục quen thuộc:
Giải Vì sự nghiệp văn hóa - Giáo dục trao cho GS Cao Huy Thuần “vì những đóng góp to lớn và sâu sắc cho sự nghiệp văn hóa và giáo dục Việt Nam; Giải Nghiên cứu năm nay trao cho hai tên tuổi lớn: GS Trần Đình Sử “vì những đóng góp to lớn và lâu dài trong lĩnh vực nghiên cứu văn học”, và GS Trịnh Văn Thảo (ở Pháp) “vì những đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và lịch sử Việt Nam cận và hiện đại”; Giải Dịch thuật thuộc về nữ dịch giả Nguyễn Hồng Nhung với những công trình dịch thuật công phu và đặc sắc về văn học và triết học Hungari; Giải Việt Nam học được trao cho nhà Việt Nam học người Canada Alexander Woodside “vì những công trình nghiên cứu uyên bác và đặc sắc về lịch sử Việt Nam”.
Mỗi giải thưởng trên được tặng kèm hiện kim 20 triệu đồng.
Tầm quan trọng của việc nhận thức bản sắc văn hóa
Giáo sư Cao Huy Thuần bày tỏ niềm bất ngờ khi nhận giải Vì sự nghiệp văn hóa giáo dục năm nay. Ông cũng có một diễn từ quan trọng tại buổi lễ, tập trung nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc nhận thức bản sắc văn hóa - căn cước trường cửu của dân tộc trong quá trình phát triển và giữ lấy tư thế đường hoàng của người dân một nước có văn hiến.
Ở đó, tinh thần canh tân của Phan Châu Trinh là một mấu chốt quan trọng cần lan tỏa, cần gìn giữ để ngăn cản đà xâm thực văn hóa từ bên ngoài trong quá trình hội nhập hiện nay.
Giải Việt Nam học năm nay không trao được trực tiếp cho GS Alexander Woodside vì lý do sức khỏe của ông. Ban tổ chức Giải đã dành cho ông diễn từ vinh danh nhắc lại con đường đến với Việt Nam học của GS bắt đầu từ luận án tiến sĩ “Mô hình Việt Nam và Trung Hoa” mở ra sự nghiệp nghiên cứu Việt Nam học ở “khu vực tiếng Anh”.
Đây là lần thứ 10 Giải Văn hóa Phan Châu Trinh được thực hiện như một hoạt động văn hóa nhằm vinh danh các cá nhân xuất sắc đã và đang có những nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp canh tân Văn hóa và Giáo dục Việt Nam, như ý tưởng và những khởi đầu của nhà văn hóa Phan Châu Trinh từ hơn một thế kỷ trước.
GS Chu Hảo - phó chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh - cho rằng những lời kêu gọi thống thiết của cụ Phan cách nay hơn một thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị thời sự, bởi chúng ta đang sống trong thời kỳ nhiễu nhương của nhân loại; dường như khắp nơi trên thế giới này cái ác đang lấn át cái thiện ở tầm vĩ mô, ngay tại cơ tầng văn hóa - giáo dục; dối trá và bạo lực lan tràn trong xã hội trên phạm vi toàn cầu. Và nước ta không là một ngoại lệ...


Nguyen quốc bảo 08:01 25/03/2017
Thế là sau hơn nửa thế kỷ, nhà văn hóa Phan Khôi mới được thừa nhận chỉ là một đại tài năng. Ôi, giá mà ông còn sống để thấy mình là một đóa trong trăm hoa đua nở ngày nào.

Sửa bởi tuphuongsg: 25/03/2017 - 21:14


Thanked by 1 Member:

#160 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/03/2017 - 12:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giao thông công cộng xưa ở Hà Nội

10:04 AM - 26/03/2017 Thanh Niên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tàu điện ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 Ảnh: T.L

Trước năm 1885, dân chúng Hà Nội đi lại trong thành phố chủ yếu là cáng, xe đẩy và thuyền vì sông Tô Lịch, Kim Ngưu và các hồ còn thông với nhau. Sau năm 1886 có thêm xe kéo tay.
Từ xe ngựa đến tàu điện
Vấn đề đi lại được cải thiện vào năm 1885 nhờ sáng kiến của viên chỉ huy trưởng TP khi ông này cho mở dịch vụ xe ngựa. Chiếc xe chở 4 người là phương tiện giao thông công cộng đầu tiên ở Hà Nội.
Báo Tương lai Bắc Kỳ số ra ngày 22.8.1885 đăng bài viết về chuyến xe khách công cộng này, tác giả cho đây là “sự tiến bộ của tiến trình đi lên của một xứ sở, một dân tộc”.
Lúc đầu xe chạy từ khu nhượng địa (phố Phạm Ngũ Lão hiện nay) qua Paul Bert (nay là Tràng Tiền và Hàng Khay) rẽ ra phố Nhà Chung. Một thời gian sau chính quyền mở thêm tuyến từ khu nhượng địa vào thành và ngược lại.
Tất nhiên khách trên xe là Tây. Lý do để giao thông công cộng Hà Nội ra đời là do các tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Gia Long (nay là Hàng Bài), Hàng Trống, Nhà Chung đã được cải tạo mở rộng.
Vì phố Nhà Chung hẹp, đi lại đôi khi bị tắc nghẽn nên ngày 28.8.1885, cảnh sát đã ra quyết định: “Nhà Chung là đường một chiều và chỉ được phép đi theo chiều từ Tràng Thi lên Nhà Thờ”. Cảnh sát cũng quy định, xe ngựa chở hàng của dân tránh đi cùng giờ với xe khách. Còn xe khách qua chỗ đông người phải rung chuông nhiều lần.
Tháng 5.1890, Công ty Điền địa Đông Dương thành lập nhà máy xe điện đặt trụ sở tại đầu làng Thụy Khuê. Vì tàu điện phải có đường ray, hệ thống dây điện, cột nên số tiền đầu tư rất lớn, do đó công ty đề xuất đổi đường ray lấy đất và công sứ Pháp đã chấp thuận.
Tuy nhiên phải 10 năm sau, ngày 13.9.1900, công ty mới cho chạy thử tuyến đầu tiên Bờ Hồ - Thụy Khuê. Năm 1901 khai trương tuyến Bờ Hồ - Ấp Thái Hà, sau đó năm 1915 làm thêm đường vào Bến xe Hà Đông. Năm 1906 khai trương tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ. Điện để chạy tàu do 3 máy phát hơi nước nhãn hiệu Alioth Buise cung cấp. Đến năm 1915, Hà Nội có 22 đầu kéo, mỗi đầu có công suất 25 mã lực.

Năm 1929 khai trương tuyến Bờ Hồ - Đại Cồ Việt và năm 1943 thì kéo dài tới trước cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Tuyến Bờ Hồ - Mơ ban đầu là đường ray đi qua phố Cầu Gỗ nhưng khi chỉnh trang khu vực này, chính quyền TP cho chuyển ra sát mép hồ. Từ bến chính Bờ Hồ, tàu điện tỏa đi 6 hướng (Hà Đông, Cầu Giấy, Mơ, Vọng, Bưởi và Yên Phụ).
Có một bài vè về tàu điện: “Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành/Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường/La ga thì ở Thụy Chương/Dây đồng, cột sắt thì đường cái quan/Bồi bếp cho chí bồi bàn/Chạy tiền ký cược đi làm sơ vơ (bán vé)... Ba xu ghế gỗ rẻ tiền/Toa sau thì để xếp riêng gánh gồng/Năm xu ngồi ghế đệm bông/Hỏi mình có sướng hay không hỡi mình”. Năm 1925, Nhà máy điện Yên Phụ hoàn thành thì tàu điện mới bỏ máy phát và sử dụng điện lưới.
Kể từ khi tàu điện ra đời cho đến năm 1954, các gánh xẩm chỉ được phép hát ở bến vì Tây không cho hát trên toa và Xẩm tàu điện là tên gọi chung để chỉ các gánh xẩm hát ở bến tàu. Sau năm 1954, các gánh xẩm được hát trên toa và cùng với xẩm là những người bán hàng rong, họ bán cao dán mụn nhọt, thuốc cam, thuốc sài đến thuốc hôi nách, thuốc ho, tăm tre, bấc đèn... Mỗi người một kiểu rao, mỗi loại thuốc họ rao một kiểu. Anh chàng bán thuốc ho rao: “Đàn ông ho ca nông/Đàn bà ho ca tút/Trẻ em ho gà ho vịt/Thanh niên nam nữ ho vì tình/Đến đứa trẻ giật mình cũng biết ho/Ai thuốc ho đê...ê...ê...ê”. Bà bán thuốc cam, sài đẹn: “Trẻ nóng trẻ đổ máu cam/Thuốc ông lang Tích 3 gam khỏi liền/Mua đi, mua nhanh kẻo hết nào”.
Tàu điện là cảm hứng sáng tác cho nhiều văn nghệ sĩ. Họa sĩ Lương Xuân Nhị có bức vẽ tàu điện được giới mỹ thuật đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ. Nhà văn Nguyễn Tuân có bút ký về tàu điện hay liên quan đến tàu điện khá nhiều. Trong bài Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp có câu: “Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya hướng ra Đống Đa, cầu Giấy”. Dù tàu điện không còn nhưng mỗi khi nghe lại câu hát này những người của một thời rưng rưng ký ức.
“Mỹ nhân kế” xe buýt
Trước năm 1954, Hà Nội bé nhỏ, dân số cũng không đông nên các tuyến tàu điện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và những người buôn bán nhỏ, vì thế chính quyền đã không phát triển xe buýt nội đô. Tuy nhiên, sau tiếp quản, dân số TP tăng cao, chính quyền mới mở rộng địa giới hành chính nên xe buýt đã ra đời.
Năm 1957, cán bộ miền Nam tập kết ra Hà Nội được Ban Thống nhất trung ương cấp vốn mua 10 ô tô khách lập Tập đoàn ô tô buýt Thống Nhất phục vụ đi lại của dân. Tháng 2.1958 mở tuyến Kim Liên - Hà Đông. Đến tháng 12.1962, Xí nghiệp xe khách Hà Nội và Tập đoàn xe buýt Thống Nhất hợp nhất thành Xí nghiệp xe khách Thống Nhất phục vụ giao thông công cộng của TP với 192 xe gồm 4.106 ghế.
Xe buýt nhanh chóng trở thành phương tiện đi làm chủ yếu của cán bộ công nhân viên chức, sinh viên đi học. Năm 1964 có 903 khách mua vé tháng. Cuối năm 1965, dù Mỹ ném bom miền Bắc nhưng Hà Nội đã có tới 300 xe buýt với 8 tuyến. Giá vé đồng hạng ở tất cả các tuyến, và TP bù lỗ nên vé rất rẻ vì thế nhiều người bỏ tàu điện đi xe buýt cho nhanh. Vào giờ cao điểm các tuyến đông nghẹt và lái xe bỏ chuyến diễn ra như cơm bữa. Sinh viên trường thương mại, sân khấu điện ảnh, trường múa, xiếc và diễn viên các nhà hát giao hưởng, ca múa nhạc dân tộc...
Đi xe buýt, thường xuyên phải dùng “mỹ nhân kế”, cử một ca sĩ hay diễn viên múa ra vẫy. Khi xe dừng lập tức vài chục con người nấp trong ùa ra. Biết vậy, nhưng cánh lái xe vẫn thích vì có các em xinh đẹp ngồi bên cạnh.
Khách chen chúc gây ra chuyện dở khóc dở cười, cặp lồng cơm mang đi ăn trưa bẹp dúm cơm, rau, trứng phòi ra ngoài. Thế nhưng tầm 9 - 10 giờ thì các tuyến từ ngoại thành về lại vắng khách. Trên chiếc Karosa dài ngoằng chạy từ Diễn, Nhổn ra Lò Đúc, từ đầu đến cuối xe ngổn ngang các thúng thịt chó của những người mang ra bán ở các quán bia hơi nội đô. Rồi xe đạp, xe máy tăng lên nhanh chóng do những người đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Liên Xô gửi về nên nhiều người bỏ xe buýt sử dụng phương tiện cá nhân.
Đến năm 1985, đi xe buýt chủ yếu chỉ là sinh viên, thói quen đi xe buýt mất dần. Cho đến đầu những năm 1990, Hà Nội tổ chức lại hệ thống xe buýt, dù xe gắn máy lạnh, giá vé rẻ song chỉ mấy người đi nên mới có chuyện người giúp việc dỗ con chủ nhà ăn bằng cách cho đứa bé lên xe buýt đi sang Nội Bài rồi lại đi về.

Nguyễn Ngọc Tiến


Sửa bởi tuphuongsg: 26/03/2017 - 12:39


Thanked by 2 Members:

#161 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3291 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 27/03/2017 - 15:26

BÓNG MA NÀO ĐẰNG SAU LƯNG “KONG”?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


27-3-2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dựng “Kong” tại Việt Nam là một cách mua chuộc thị trường tiềm năng Việt Nam? (ảnh: Variety)
“Kong” không chỉ là câu chuyện về một bộ phim giải trí nhảm nhí nhưng được tâng bốc hết lời, không chỉ về một phim bom tấn trước nguy cơ lỗ, không chỉ về “bộ phim Mỹ” kinh phí cao lần đầu tiên được quay ở Việt Nam. Đằng sau “Kong” là một “con khỉ đột” khổng lồ đang phủ bóng đe dọa không chỉ nền điện ảnh nội địa mà có thể cả nền văn hóa Việt Nam.
Dư luận Việt Nam rất hứng chí trước những phát biểu đãi bôi của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, chẳng hạn “sứ mệnh của tôi là đưa Việt Nam lên màn ảnh và cho thế giới biết đất nước này ngoạn mục như thế nào”. Jordan Vogt-Roberts – một đạo diễn gần như vô danh, nếu không nói là hạng bét thế giới (chỉ mới làm được… một “phim lớn” trước “Kong”, với doanh thu vỏn vẹn hơn 1,3 triệu USD) – không đủ tài cán để thực hiện một “sứ mạng” như vậy. Jordan Vogt-Roberts thuần túy là người làm thuê. Trong trường hợp “Kong”, Warner Bros là nhà phát hành. Nơi bỏ vốn sản xuất và có vai trò quyết định gần như tất cả, từ đạo diễn, casting, đến chọn cảnh… là Legendary và Tencent Pictures (Đằng Tấn ảnh nghiệp) của Trung Quốc.
Legendary vốn là hãng phim Mỹ, thành lập năm 2000, chuyên làm phim giải trí (Batman returns; The dark knight; Ninja Assassin; Clash of the Titans; Godzilla; Warcraft…), đã được tập đoàn Wanda (Đại Liên Vạn Đạt) của trùm bất động sản Trung Quốc Wang Jianlin (Vương Kiện Lâm) mua vào năm 2015 với 3,5 tỷ USD. Đầu năm nay, người sáng lập Legendary, Thomas Tull, đã bị Wanda ép nghỉ (thay bằng Jack Gao). Việc mua Legendary là một phần trong tham vọng thống trị điện ảnh toàn cầu của Wanda. “Cho đến năm 2020, Wanda sẽ chiếm 20% thị phần công nghiệp điện ảnh thế giới” – Wanda tuyên bố.
Năm ngoái, Wanda mua AMC Entertainment (dây chuyền rạp lớn thứ hai tại Mỹ) và Odeon & UCI (chuỗi rạp lớn nhất châu Âu). Họ cũng mua một khu đất Beverly Hills để dựng phim trường 1,2 tỷ USD; chưa kể việc “đóng góp” 20 triệu USD cho một viện bảo tàng đang được xây tại Los Angeles bởi Viện hàn lâm khoa học điện ảnh Hoa Kỳ (nơi trao Oscar), trong đó có một phòng triển lãm lịch sử điện ảnh được đặt tên “Wanda”! Wanda còn đàm phán mua cổ phần Lionsgate và Metro-Goldwyn-Mayer; đồng thời định mua chuỗi rạp Carmike Cinemas (nếu thương vụ này thành công, Wanda sẽ sở hữu dây chuyền rạp lớn nhất nước Mỹ).
Vương Kiện Lâm là cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc và cách mà Wanda vươn ra toàn cầu là một phần trong kịch bản xây dựng quyền lực mềm mà Bắc Kinh công khai hỗ trợ, từ chính sách đến tài chính. Trong thực tế, không chỉ Wanda. Alibaba và Tencent từng hùn vốn sản xuất “Mission: Impossible 6”, “Star Trek Beyond and Teenage Mutant Ninja Turtles”… Tháng 10-2016, Alibaba loan bố hợp tác với Steven Spielberg. Thậm chí một đài phát thanh nhà nước ở Hồ Nam cũng rót 375 triệu USD vào hãng Lionsgate (nơi sản xuất phim truyền hình nhiều tập “Hunger Games”); trong khi tập đoàn bất động sản Fosun bỏ 200 triệu USD vào hãng sản xuất Studio 8 mới toanh của Jeff Robinov.
Việc Trung Quốc đầu tư điện ảnh cũng như việc Hollywood thâm nhập thị trường Trung Quốc đang mang lại một ảnh hưởng rõ rệt: kịch bản phải được điều chỉnh theo tâm lý thị trường lẫn đường lối chính trị Trung Quốc. Trong “The Martian” (2015), cơ quan không gian Trung Quốc đã ra tay “cứu thế giới”. “Transformers 4” (2014) không chỉ được dựng ở Hong Kong mà còn có cảnh cho thấy “đảng và nhân dân” Trung Quốc đã “can đảm” đối đầu bọn người máy trong khi giới chức Mỹ tỏ ra “hoang mang”. Tất nhiên những đề tài về chủ quyền biển Đông, tin tặc Trung Quốc hoành hành, việc đòi độc lập của Tây Tạng, vấn đề “Một Trung Quốc” đối với Đài Loan… luôn phải tránh né. Đó là lý do tại sao “Doctor Strange”, được dựng từ truyện tranh trong đó có nhân vật nhà sư Tây Tạng, đã phải sửa thành một… phụ nữ Celtic!
Sự thâm nhập Trung Quốc vào Hollywood không phải không gây lo lắng tại Mỹ. Năm 2016, 18 dân biểu thuộc cả hai đảng, trong đó có chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện, đã yêu cầu giám sát chặt hơn các vụ đầu tư, trong đó có vụ Wanda mua Legendary. “Liệu định nghĩa về an ninh quốc gia có nên mở rộng để đề cập những mối lo về tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và các định chế quyền lực mềm”? – nhóm dân biểu hỏi, trong lá thư gửi lên Văn phòng kiểm toán chính phủ Hoa Kỳ. Sự đòi hỏi giám sát kỹ hơn đã ít nhiều có tác động, trong đó có việc Anhui Xinke New Materials hủy kế hoạch mua Voltage Pictures (nơi sản xuất “The Hurt Locker” – Oscar 2010 hạng mục phim hay nhất) với giá 350 triệu USD.
“Liệu định nghĩa về an ninh quốc gia có nên mở rộng để đề cập những mối lo về tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và các định chế quyền lực mềm?” – có bao giờ Quốc hội cũng như giới quản lý văn hóa Việt Nam đặt câu hỏi tương tự? Người ta có thể đay nghiến với một thái độ thù vặt nhỏ nhen khi bới móc “chiến trường là chiến trường nào?” để xét nét một ca khúc trong nước ra đời từ năm 1968 nhưng người ta chưa bao giờ nhìn thấy sự đe dọa hiển hiện của một ngoại bang đang thâm nhập vào nền văn hóa nước nhà, dù điều này không phải mới đây.
Trong cuộc trò chuyện ngày 25-3-2017, diễn viên Hồng Ánh và chuyên viên truyền thông điện ảnh Châu Quang Phước đã cùng đặt ra một câu hỏi bất ngờ: “Tại sao “Kong” được quay ở Việt Nam?”. Nếu chỉ vì cảnh đẹp, Trung Quốc có vô số địa điểm thậm chí đẹp hơn Quảng Bình. Legendary và Tencent vẫn quyết định chọn Việt Nam. Đây có phải là “kỹ thuật” mua chuộc một thị trường tiềm năng như Việt Nam? Là một màn ra mắt gián tiếp, làm bước đệm cho cuộc đổ bộ qui mô hơn của Wanda?
Điện ảnh nội địa vốn yếu lại đang được đối xử không công bằng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Diễn viên Hồng Ánh thở dài: “Phim Việt bị kiểm duyệt gắt gao nhưng phim Trung Quốc, như “Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2”, với đầy cảnh hở hang dung tục, lại được thoải mái ra rạp mà không bị cắt duyệt gì”. Điện ảnh Việt Nam “thất thủ” không chỉ bởi kiểm duyệt. Điện ảnh Trung Quốc lấn vào sân nhà Việt Nam, cần nhấn mạnh, còn nhờ một lực lượng truyền thông Việt luôn hăm hở quảng bá sản phẩm Trung Quốc, những người sẵn sàng đả kích sản phẩm “hài nhảm” nội địa nhưng gần như luôn khoái trá “review” cho sản phẩm, thậm chí tào lao hơn, của Trung Quốc.
Wanda trong thực tế đã vào Việt Nam. Đã có trang Facebook Wanda được dựng từ hồi nào. Trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, có một doanh nghiệp tên “Công ty trách nhiệm truyền thông Wanda” ghi địa chỉ số 3 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, Sài Gòn; với đại diện pháp luật là Huỳnh Kim Linh (được cấp phép ngày 19-11-2015 và ngày hoạt động 20-11-2015). Và cũng có website wanda.vn. Có vẻ như Wanda đã “nằm vùng” để chuẩn bị cho một cuộc xuất hiện chính thức.

Bằng việc sản xuất “Kong” tại Việt Nam, Wanda đã “mua” được thị trường lẫn tâm lý người Việt. “Kong” đang thất bại thảm hại về mặt doanh thu, tính toàn cầu. Điều đó không quan trọng. Sở văn hóa Hà Nội “đang xem xét” dựng mô hình “Kong” tại hồ Gươm. Báo chí và các “nhà bình luận điện ảnh” cũng khen “Kong” hết lời. Xét về “hiệu ứng xã hội”, “Kong” đang thắng đậm. Wanda chỉ cần có thế. Nếu một tập đoàn tiền nhiều như nước như Wanda đổ bộ vào Việt Nam, điện ảnh nội địa xem như chết đứng hoặc chỉ có thể tồn tại bằng cách làm thuê cho Trung Quốc. Đây không chỉ là vấn đề “đi buôn văn hóa”. Mà là tham vọng biến một nền văn hóa bản địa làm nô dịch văn hóa. Chẳng nơi nào trên thế giới mà Trung Quốc có thể làm được điều này dễ dàng như ở Việt Nam. Nói riêng ở lĩnh vực văn hóa, “Viet Kong” đã đầu hàng “China Kong” từ rất lâu rồi!
___

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#162 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khen tổ bay bắt hành khách Trung Quốc trộm 400 triệu trên máy bay

21/04/2017

TTO - Liên quan đến việc bắt quả tang hành khách người Trung Quốc trộm tiền gần 400 triệu đồng trên chuyến bay VN216 từ TP..... đi Hà Nội vào ngày 16-4, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã gửi thư khen.

Ngày 21-4 ông Trương Quang Nghĩa - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã gửi thư khen tiếp viên trưởng, đoàn tiếp viên và tổ bay trên chuyến bay VN216 của hãng Vietnamairlines đã có tinh thần, thái độ làm việc rất khách nhiệm.
Trong thư, Bộ trưởng mong muốn trong thời gian tới, mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động ngành hàng không, đặc biệt là các thành viên tổ bay, ngoài những nỗ lực trong công tác chuyên môn sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm an toàn cho mọi hành khách và tài sản của họ trên từng chuyến bay, với chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
Trước đó, vụ việc xảy ra trên chuyến bay số hiệu VN216 từ TP. .... đi Hà Nội khởi hành lúc 7h ngày 16-4-2017.
Tiếp viên trưởng phát hiện khách D. Y. J, 47 tuổi, quốc tịch Trung Quốc đã có hành vi trộm cắp tài sản của người khác trên cùng chuyến bay gần 400 triệu đồng.
Ngay lập tức, tiếp viên đã lập biên bản vụ việc phối hợp với nhân viên mặt đất bàn giao khách D.Y.J cùng tang vật cho nhà chức trách sân bay Nội Bài khi máy bay hạ cánh.
Hiện vụ việc đang được Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Hà Nội tiếp nhận, điều tra và xử lý hình sự.


CÔNG TRUNG

#163 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/04/2017 - 19:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Seoul không lo nghĩ chiến tranh

Thanh Niên





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lính Hàn Quốc trong khu DMZ và trên một chốt quan sát

Có người đùa, nhưng cũng nhiều người rất nghiêm túc băn khoăn khi biết chúng tôi đến Hàn Quốc lúc này. Bởi từ hơn 1 tháng qua tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng là những cụm từ: thử tên lửa, tấn công phủ đầu, tàu sân bay, vũ khí hạt nhân, diễn tập di tản công dân... khi nhắc đến bán đảo Triều Tiên.
Phụ nữ trang điểm, đàn ông biểu tình
Đỗ Ngân, du học sinh bậc thạc sĩ tại ĐH Kyonggi (Hàn Quốc), bật cười và lắc đầu khi nghe chúng tôi hỏi: “Mấy tuần qua có khi nào trường của bạn hay Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc phát đi thông điệp gì lưu ý du học sinh ở đây về những căng thẳng liên Triều không?”. Ngân nói lần duy nhất trong mấy năm qua kể từ khi bạn đến Seoul mà mọi người chung quanh có nhắc đến chủ đề này là hôm đầu tiên vào nhập học.
Thầy hướng dẫn giới thiệu với nhóm du học sinh mới đến: “Trường chúng ta rất gần với Nhà Xanh!” và mọi “ma cũ” trong lớp phá lên cười trước vẻ ngơ ngác của “ma mới”.

Nhà Xanh mà thầy nói đến là Phủ tổng thống Hàn Quốc, địa điểm ưa thích của các thông điệp liên quan đến tên lửa sẽ bay tới trước tiên mỗi khi căng thẳng liên Triều dâng cao. “Người Seoul không quan tâm đến chiến tranh! Phụ nữ trang điểm, đàn ông biểu tình - đó là những gì phác họa cho mối quan tâm cơ bản của xã hội Hàn Quốc hiện giờ...”, Ngân nói.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thật vậy, hoàn toàn (chứ không phải hầu như) không hề thấy có bất cứ biểu hiện gì của một cuộc xung đột sắp hay sẽ có nguy cơ diễn ra trên đất nước này. Ngoài công viên dọc sông Hàn, trai gái vẫn hẹn hò, cắm trại; trong các siêu thị hàng hóa ê hề, không có cảnh chen mua tranh bán; ở khu vực Phủ tổng thống Hàn Quốc vẫn mở cửa cho khách du lịch ghé ngang chụp hình.
Thậm chí khu vực công viên ở biên giới, dễ dàng bắt gặp các trường học từ nhiều địa phương đưa học sinh tiểu học về dã ngoại. Quảng trường trung tâm chỉ ồn ào và đông đúc vì các cuộc biểu tình ủng hộ hay chống Tổng thống Hàn Quốc vừa bị phế truất Park Geun-hye và vận động tranh cử tổng thống của các ứng cử viên.
Điểm khác biệt duy nhất nếu có so với thời gian trước đây là lượng khách du lịch giảm sút rõ rệt. Một hướng dẫn viên du lịch địa phương cho biết: “Bình thường vào siêu thị miễn thuế Lotte người đông như trẩy hội, thậm chí sang đảo Nami, muốn chụp ảnh với mấy hàng cây bối cảnh trong bộ phim nổi tiếng của điện ảnh xứ Hàn - Bản tình ca mùa đông mà không dính người khác là điều không thể. Nhưng bây giờ thì vô tư!”.

Du lịch Hàn Quốc giai đoạn này cực sướng vì khách không quá đông, đến đâu cũng không phải xếp hàng, nguyên nhân chính là do khách Trung Quốc không sang nữa bắt nguồn từ việc Trung Quốc phản đối Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng cách từ đầu tháng 3.2017 không cho phép các công ty du lịch nước mình bán tour sang Hàn, trong khi lượng du khách nước này chiếm khoảng 50% khách đến Hàn Quốc và 80% doanh số của các cửa hàng miễn thuế!




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Học sinh vẫn đến công viên ở biên giới trong những ngày căng thẳng


Đường hầm biên giới
Để bù đắp vào thị phần khách Trung Quốc giảm đột ngột, hiện nay đi du lịch Hàn Quốc từ VN dễ dàng hơn trước, thậm chí giá bán tour khá rẻ. Bù lại 1/3 thời gian tour sẽ đưa khách vào các cửa hàng mua sắm sâm, linh chi, thuốc hỗ trợ gan, dầu thông đỏ, mỹ phẩm từ ốc sên... được tổ chức rất bài bản, chuyên nghiệp và hẳn nhiên giá cũng rất chát. Nhưng quy trình giúp du khách xài tiền đó chỉ áp dụng đối với khách châu Á thích chụp hình check-in xong lao vào mua sắm, còn khách Âu, Mỹ mê khám phá, lịch sử, trải nghiệm... Hàn Quốc cũng có đủ tour để lấy tiền, mà trong đó chuyến đi tới DMZ (khu phi quân sự ở biên giới liên Triều) là một điểm thu hút khách Tây.
DMZ chỉ cách Seoul hơn 50 km, và giữa hai miền vẫn đang là tình trạng chiến tranh, nhưng dân Seoul hình như không ai nghĩ đến cả hai điều đó, ngoại trừ những du khách nước ngoài. Nhờ vậy Hàn Quốc khôn khéo biến một phần khu vực biên giới thành địa điểm tham quan như công viên Imjingak với các tượng đài, di tích, hiện vật cũ liên quan đến chiến tranh, thậm chí một cây cầu cũ đã đổ sập chỉ còn vài nhịp cũng được giữ lại, thêm thắt đôi chút và bán vé để du khách bước qua đứng ở nhịp cuối cùng còn sót lại chụp ảnh với điểm đánh dấu từ đây còn 208,4 km nữa tới Bình Nhưỡng (thủ đô Triều Tiên).

Điểm nhấn đặc biệt của tour DMZ chính là tham quan đường hầm số 3, nằm sâu trong khu phi quân sự. Đây được cho là đường hầm do phía Triều Tiên đào từ bên kia biên giới sang, phát hiện vào năm 1978 và sau đó Hàn Quốc biến thành điểm tham quan.
Muốn vào đây du khách phải mua vé và ngồi trên xe do phía quân đội phụ trách. Tuy nhiên qua từng trạm gác, xe đều phải dừng lại để quân cảnh lên xe kiểm tra hộ chiếu. Không hiểu do xe của quân đội hay để làm du lịch mà ở mỗi điểm gác xe qua, quân nhân đứng gác đều giơ tay chào cực kỳ nghiêm túc, như thể có sĩ quan cấp lớn trên xe!
Khác với lo lắng: khi tình hình hai miền căng thẳng, thậm chí phía Triều Tiên tập trận bắn đạt thật hoặc thử nghiệm phóng tên lửa liệu khu vực DMZ có thể sẽ đóng cửa với du khách vì mối lo an ninh - thì ngược lại, tại đây chưa hề ngưng nhận khách ngày nào trong thời gian gần đây, trừ ngày nghỉ đã công bố trước và thứ hai hằng tuần. Thậm chí ngay trong ngày phía Triều Tiên tuyên bố tập trận bắn đạn thật tuần rồi thì xe đưa du khách vào tham quan đường hầm số 3 vẫn đều đặn xuất bến 20 phút một chuyến tầm 45 khách.
Không như địa đạo Củ Chi hoặc địa đạo ở nhiều nơi tại VN là những đường hầm khoét trong lòng đất thịt, đường hầm ở khu vực biên giới liên Triều là đường hầm đào xuyên qua lớp đá hoa cương. Đường hầm số 3 nằm cách mặt đất 73 m, đến khi phát hiện đã dài 1.635 m. Theo các chuyên gia quân sự, với đường hầm này, phía Triều Tiên có thể đưa 30.000 binh sĩ vào Hàn Quốc trong vòng 1 giờ.
Nhận định này hoàn toàn có cơ sở vì lòng của đường hầm rất rộng, 2 - 3 người đi cạnh nhau thoải mái. Dù người đi trong hầm phải đội mũ bảo hộ để tránh va đầu vào đá mấp mô trên trần, nhưng cơ bản những ai dưới 1,6 m đi không phải cúi người.

Xuống đến điểm cuối đường hầm, nơi Hàn Quốc cho chặn lại bằng cánh cửa thép và hàng rào kẽm gai, không khí hoàn toàn vẫn rất dễ thở dù vách đá đẫm nước, nhìn qua khe hở của cánh cửa thép đoạn hầm bên kia nước ngập khá cao. Biển ghi chú trong hầm cho biết: Sau khi bị phát hiện, phía Triều Tiên nói đây là đường hầm khai thác than đá và khoáng sản, tuy nhiên chính quyền Hàn Quốc khẳng định khu vực này chỉ có đá granite mà thôi.
Cũng để làm du lịch, Hàn Quốc đã làm cả 2 con dốc nối xuống hầm để khách có thể tự đi bộ xuống hoặc có thể đi bằng xe điện dạng như máng trượt từ mặt đất xuống.
Đường hầm này được phát hiện nhờ một người đào tẩu từ phía Triều Tiên sang tố giác, có tài liệu nói ông này là một trong những kỹ sư (hay sĩ quan công binh) thiết kế. Để tìm kiếm, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đã tập trung một lượng lớn các thiết bị khoan dàn hàng ngang trên mặt đất ở các khu vực nghi ngờ, vừa khoan sâu vừa bơm nước khi đụng đến đường hầm, nước rút xuống thì khoanh vùng kiểm tra tìm kiếm.
Chuyến tham quan dọc đường hầm khiến du khách vừa kinh ngạc bởi sức lao động và ý chí của con người nỗ lực trong điều kiện phải bí mật tuyệt đối, nhưng cũng không khỏi cảm thấy thú vị bởi một ý nghĩ thoáng qua: thế là lại vô tình cung cấp cho những nhà làm du lịch Hàn Quốc thêm công cụ... moi tiền du khách.


Nỗi lo đường hầm xâm nhập






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường hầm số 3 Ảnh: DMZ


Cuối tháng 2 vừa rồi, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ông Nam Jae-joon, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia, hiện là ứng viên độc lập tranh cử tổng thống Hàn Quốc vào ngày 9.5 tới, đã phát biểu rằng có thể vẫn còn một tới hai đường hầm xâm nhập ở khu DMZ chưa được phát hiện.
Cho đến nay phía Hàn Quốc công bố đã phát hiện tổng cộng 4 đường hầm đào từ bên kia biên giới sang lãnh thổ của mình (trong đó có đường hầm số 3 mở cửa cho khách tham quan), đặc biệt đường hầm phát hiện tháng 3.1975 được cho là đủ lớn để xe tăng và pháo dã chiến đi qua. Đường hầm phát hiện gần đây nhất là vào tháng 3.1990, khi đó đã xuyên qua khu vực giới tuyến khoảng 1 km.

Trọng Phước



#164 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/05/2017 - 20:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lai Xá - làng chụp ảnh đầu tiên ở Việt Nam mở bảo tàng

14/05/2017

TTO - Lần đầu tiên ở Việt Nam, người dân một thôn làng tự nguyện quyên góp tiền để xây dựng bảo tàng nhiếp ảnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Để lưu giữ những nét truyền thống của nghề nhiếp ảnh từ hàng trăm năm nay, người dân làng Lai Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nhau góp tiền xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.
Bảo tàng sẽ được khánh thành ngày 15-5 (tức 20-4 âm lịch, ngày giỗ cụ Khánh Ký - người được dân làng tôn là cụ tổ của nghề nhiếp ảnh làng Lai Xá).
Chúng tôi rất muốn làng Lai Xá sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Khách đến đây có thể thăm Bảo tàng Lai Xá, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên hoặc thăm những gallery ảnh của người trong làng cùng với các di sản văn hóa sống như đình, miếu, ngôi nhà thờ họ, thờ thành hoàng làng... PGS.TS NGUYỄN VĂN HUY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bức ảnh ban hợp ca Thăng Long (Hoài Trung - áo đen, nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Thái Thanh) đang được lưu giữ tại bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá - Ảnh chụp lại
Làng nghề nhiếp ảnh duy nhất của cả nước
Càng gần ngày gấp rút chuẩn bị khai trương bảo tàng, ông Nguyễn Văn Thắng - chủ nhiệm làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá - càng bận rộn hơn.
Hầu hết thời gian của ông đều dành cho bảo tàng của làng. Ông là một trong những người khởi xướng và nhiệt tình vận động mọi người trong làng chung tay xây dựng bảo tàng.
Ông kể những năm 2008-2009, khi làng Lai Xá được công nhận là làng nghề nhiếp ảnh, các cụ bô lão trong làng bàn nhau xây dựng một phòng truyền thống để lưu giữ ký ức cho thế hệ mai sau. Nhưng khi đó làng chưa đủ điều kiện xây dựng.
Đến năm 2013, khi đời sống của người dân đã khá hơn, câu chuyện xây dựng nhà truyền thống của làng lại được đưa ra bàn thảo.
Khi các ý kiến vẫn chưa ngã ngũ thì PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đã về tư vấn cho người dân Lai Xá không nên làm nhà truyền thống, mà nên xây dựng bảo tàng.
“Lai Xá là làng nghề nhiếp ảnh duy nhất của cả nước, nên chúng tôi đã thống nhất xây dựng bảo tàng thay vì nhà truyền thống. Bảo tàng của làng sẽ không cần lớn lắm, nhưng quan trọng nhất là cách bài trí nội thất bên trong và cách thức tổ chức có chuyên nghiệp.
Anh Huy đã rất nhiệt tình đồng hành cùng chúng tôi từ những ý tưởng ban đầu đó” - ông Thắng nhớ lại.
Khi người dân Lai Xá đã cùng đồng lòng quyết tâm xây “bảo tàng cấp làng” đầu tiên trong cả nước, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đã mời các chuyên gia di sản và hai chuyên gia Pháp về thiết kế bảo tàng và trưng bày - đồ họa sang tư vấn giúp.
Những chú thích ảnh và hiện vật tại bảo tàng bằng tiếng Anh đều được ông Huy nhờ các chuyên gia Đại học Cambridge (Anh) thẩm định và biên tập lại tỉ mỉ.
“Chúng tôi bắt đầu làm, vừa làm vừa lo vận động kinh phí. Bảo tàng khởi công từ tháng 6-2015 với dự kiến lúc đầu là ba tầng, tổng số vốn khoảng 3 tỉ đồng.
Nhưng vì vừa làm vừa vận động vẫn không đủ, chúng tôi mới xây được hai tầng, còn một tầng nữa khi nào có kinh phí sẽ tiếp tục xây dựng” - ông Thắng chia sẻ chân thành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bức ảnh ca sĩ Chế Linh được được chụp tại hiệu ảnh của người làng Lai Xá - Ảnh chụp lại
Người dân chung tay dựng bảo tàng
Ý tưởng người dân chung tay xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá được truyền tai nhau từ ngôi làng bé nhỏ ven đô Hà Nội vào tận Sài Gòn, ra nước ngoài.
“Nhân dân trong làng mỗi người đóng góp một chút tùy tâm. Những người làng đang làm ăn xa quê nhưng nghe tin cũng gửi tiền, gửi hiện vật về quyên góp.
Vì thế chúng tôi chỉ mất tiền xây dựng, còn các hiện vật trưng bày trong bảo tàng đều do con em Lai Xá ở mọi nơi hiến tặng” - ông Đặng Văn Tích, năm nay đã 85 tuổi, từng là Vệ Út tham gia chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội mùa đông năm 1946, một trong những người đóng góp nhiều tâm sức nhất cho Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, kể lại.
Có những người con Lai Xá như Hợp tác xã Nắng Xuân ở Hà Nội đã hiến tặng bảo tàng tất cả máy ảnh cổ còn lưu giữ được đến giờ.
Cụ Phạm Nên - nguyên chủ nhiệm Hợp tác xã Nắng Xuân - không giấu được vui mừng: “Bảo tàng là điều tâm đắc nhất của tôi và cả gia đình”.
Những hội viên trong Câu lạc bộ nhiếp ảnh Lai Xá mỗi người cũng chung tay đóng góp một vài bức ảnh.
Ông Tích nói: “Mỗi người đóng góp ảnh cho bảo tàng đều phải được một hội đồng những nhà nhiếp ảnh, nhà phê bình nhiếp ảnh có uy tín lựa chọn, những ảnh nào đáp ứng đủ tiêu chí mới được trưng bày.
Các tác giả phải tự bỏ tiền túi in ảnh cỡ lớn, tự mua khung treo, vậy mà ai cũng vui vẻ, nhiệt tình. Nên hiện nay Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá đã có 500 bức ảnh và 150 hiện vật là máy ảnh cổ, dụng cụ làm ảnh từ xưa đến nay...
Một ngôi làng nhỏ bé ngoại thành Hà Nội mà người dân chúng tôi tự chung tay xây được một bảo tàng cũng là điều tự hào lắm chứ!”.
Không chỉ vậy, theo ông Tích, những bức ảnh được tặng cho bảo tàng cũng sẽ không được treo ở đó mãi mãi. Khi bảo tàng nhận thêm những bức ảnh mới đẹp hơn thì những ảnh cũ sẽ được thay thế.
Như vậy Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá mới thực sự là một bảo tàng sống.
Một câu chuyện kể về nhiếp ảnh Lai Xá
Theo thiết kế, tầng 1 của bảo tàng sẽ là nơi tiếp khách và giới thiệu chung về làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá.
Không gian trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện trên tầng 2 với nhiều chủ đề riêng. Không gian đầu tiên là Tổ nghề nhiếp ảnh Lai Xá, giới thiệu về cuộc đời cụ Nguyễn Đình Khánh với dấu mốc đặc biệt mở hiệu ảnh có tên Khánh Ký đầu tiên vào năm 1892 ở phố Hàng Da, Hà Nội.
Không gian thứ hai như một câu chuyện kể về các hiệu ảnh Lai Xá khi xưa: Phúc Lai, Central photo, Luminor photo, Minh Tân, Tân Lai, Hợp tác xã ảnh Nắng Xuân...
Ngay cạnh đó là một phòng tái hiện không gian in phóng ảnh thời xưa và một khu trưng bày với những phong cách ảnh đa dạng mang nét đặc trưng của người Lai Xá... Ngoài ra còn nơi trưng bày ảnh về đất và người Lai Xá hiện nay.
Tầng 3 của bảo tàng là nơi người dân dự định làm nơi thờ các “cụ hậu” đã khuất nhưng có công hiến đất để ngày nay xây bảo tàng và những người có công đóng góp cho làng nhiếp ảnh nơi đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hiệu ảnh Thăng Long, Hà Nội, năm 1951 do một người làng Lai Xá mở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chân dung các ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ được chụp tại những hiệu ảnh của người làng Lai Xá - Ảnh: V.V.T

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu trưng bày giới thiệu những hiệu ảnh xưa làng Lai Xá - Ảnh: V.V.T

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá - Ảnh: V.V.TUÂN


VŨ VIẾT TUÂN

Thanked by 1 Member:

#165 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 19:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Pháo gặp sự cố, 4 binh sĩ Indonesia thiệt mạng ở Biển Đông

06:00 AM - 18/05/2017 Thanh Niên Online


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các binh sĩ quân đội Indonesia Reuters

Sự cố xảy ra vào ngày 17.5 khi nhóm phản ứng nhanh của quân đội Indonesia đang tiến hành tập trận tại tổ hợp pháo phòng không 1/K ở Tanjung Datuk thuộc quần đảo Natuna trên Biển Đông.

Theo The Jakarta Post, khẩu pháo Giant Bow do Trung Quốc sản xuất bất ngờ gặp trục trặc và nã đạn vô tội vạ khiến 4 binh sĩ thiệt mạng và 8 người khác bị thương. Người phát ngôn quân đội Indonesia Denny Tuejeh cho biết những người bị thương đã được đưa đến điều trị tại bệnh viện gần đó.
Lãnh đạo quân đội cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân các binh sĩ hy sinh trong sự cố tại cuộc tập trận, đồng thời tiến hành một cuộc điều tra lý do hệ thống pháo chống máy bay này lại trục trặc và nã đạn vào binh lính.
Có thông tin cho rằng cuộc tập trận này là một phần chuẩn bị cho sự kiện duyệt binh vào ngày 19.5, tuy nhiên người phát ngôn Tuejeh bác bỏ. Ông cho biết đây chỉ là cuộc tập trận thông thường, và tai nạn đáng tiếc này xảy ra trong lượt tập thứ 2. Trước đó, lượt tập trận đầu tiên cùng ngày diễn ra suôn sẻ.
Ngọc Mai






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |