Sau khi nghiên cứu lại toàn bộ các ví dụ tương tự như ví dụ này tôi đã đưa ra quy tắc mới hay sửa lại các quy tắc cũ cho chính xác hơn như sau :
“29a/(98/G; Quận chúa) - Nếu chi đai vận và lưu niên hợp với ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hay tam hội hóa cục mà sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận hành này lớn hơn các hành kỵ thần ít nhất 40đv thì Thân và dụng thần được xác định lại như bình thường nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi, còn nếu lớn hơn Tài tinh và Quan Sát của nó ít nhất 60đv thì thuộc cách Tòng theo hành này.”
“29b/(Quận chúa) - Can không khắc được tam hợp hay tam hội cục có 5 chi và các can cùng hành với nó và không thể khắc làm cho các can của hành này động khi nó có ít nhất từ 2 can trở đi.”
Điểm hạn của hóa cục :
113/(6; 7/G) - Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với 50% số điểm hạn của hành hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành) và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi mỗi chi được thêm 25%đh (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 13%đv) của hành này.
Điểm hạn được giảm :
264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và hóa cục này có ít nhất 4 chi có điểm hạn thì mỗi chi có điểm hạn được giảm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm 0,13đh) và khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh.
(Chú ý : Các chi trong tứ trụ của tam hợp cục đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh không có điểm hạn trong hóa cục này).
Sau đây là bài luận chính thức (vì hy vọng các quy tắc này không còn phải sửa nữa) :
Quận chúa biệt động giờ Thìn :
Nhâm Thân – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Mậu Thìn
Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Với kết quả tính toán này thì Tứ Trụ có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng.
Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn vào năm Nhâm Tý (1972) như sau :
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Theo kết quả tính toán trên thì Tứ Trụ này có Thân cường vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng
(vì ở đây Thân mặc dù có tới 5 can chi nhưng nó nhỏ hơn 30đv và nó không lớn hơn Quan Sát 20đv, hơn nữa Quan Sát còn khắc gần được Nhật can).
Năm 1972 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Canh Tý và tiểu vận Kỷ Sửu và Mậu Tý.
1 - Trong Tứ Trụ có ngũ hợp của Giáp trụ tháng với Kỷ trụ ngày không hóa được Thổ
(vì Giáp ở đây là Mộc sống do có nước trong đất ẩm cùng trụ là Thìn sinh cho, nên nó đâu có chết để mục lát thành đất mà hóa Thổ được).
2 - Vào vận Canh Tý và tính cả năm Nhâm Tý trong Tứ Trụ có 3 chi (2 Thìn và 1 Thân) hợp với tuế vận hóa Thủy thành công. Vì trong Tứ Trụ có 3 chi (ít nhất phải có 2 chi) hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm.
Thìn trụ giờ trong trường hợp này vẫn tham gia được vào tam hợp Thân Tý Thìn
(vì….).
Thủy có 1,96đv được thêm 2,32đv của Thân trụ năm, 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ thành 11,48đv. Thổ có 23,53đv bị giảm 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ còn 16,33đv. Kim có 2,32đv bị mất hết do Kim hóa thành Thủy. Ta thấy Thân vẫn lớn hơn Quan Sát trên 1đv nên Thân vẫn vượng.
Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần vẫn là Quan Sát là Ất tàng trong Thì trụ tháng.
Vì Thổ là kỵ 1 động nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận.
Thủy có 11,48đv được thêm 10đv của Tý đại vận, 2.10đv của Tý lưu niên và 2.10đv của Nhâm lưu niên (vì Nhâm lưu niên động do Mậu tiểu vận khắc) thành
61,48đv.
(Chú ý : điểm vượng của can chi lưu niên trong trường hợp này được tăng gấp đôi nhưng khi tính lực tranh phá hợp của chi lưu niên với các chi khác thì không được tăng gấp đôi.)
Thổ có 16,33đv được thêm 4,1đv của Mậu tiểu vận (do Mậu khắc Nhâm lưu niên nên thành động) thành
20,43đv.
Các hành còn lại không thay đổi.
Nếu ta áp dụng quy tắc
29a/(98/G; Quận chúa) thì Thân trở thành nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Mậu ở trụ giờ.
3 – Nếu ta áp dụng quy tắc 113/(6; 7/G) thì Thủy cục có (1,25.2 + 0,13)đh = 2,63đh (vì điểm hạn chính của Thủy cục được tăng gấp đôi và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi, mỗi chi được thêm 25%đh của hành đó).
Chi Tý đại vận và lưu niên mỗi chi có 0,5đh kỵ vượng (vì không được tăng gấp đôi).
4 - Dụng thần Mậu nhược ở tuế vận có 0đh.
5 – Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.
6 – Nếu áp dụng quy tắc
29b/(Quận chúa) thì Mậu trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận không khắc được Nhâm lưu niên và Nhâm trụ năm nhưng Mậu vẫn động và có 1đh can động, khi đó 2 Nhâm này không động nên không có đh can động.
7 - Mậu tiểu vận nhược ở tiểu vận không bị ảnh hưởng bởi Thủy cục nên nên mặc dù khắc Nhâm lưu niên có 0đh những vẫn đủ sức làm cho Nhâm động, vì vậy Nhâm lưu niên vượng ở lưu niên nên có 0,5đh can động.
8 – Mậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh. Tý tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có +0,13đh.
9 – Lửa mặt trời trụ ngày có can thất lệnh còn nhược ở tuế vận nên khắc Lửa đèn trụ tháng có 0đh.
Tổng số là
6,00đh.
Nếu áp dụng quy tắc 264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) thì tam hợp cục có 5 chi, trong đó có 3 chi trong Tứ Trụ có -5.0,25đh = -1,25đh (vì mỗi chi có -0,25đh mà cả 5 chi này đều có đh). Vậy tổng số là
(6 – 1,25)đh =
4,75đh. Số điểm này thật sự phù hợp với thực tế của người này.
Tai họa này không được coi là tai họa lao tù bởi vì không có 1 bằng chứng nào của tòa án kết tội người này bị tù cả. Cho nên tai họa này chỉ được xem như một vụ tai nạn giao thông hay bị bắt cóc tra tấn để đòi tiền hay trả thù mà thôi.
Tứ Trụ này có thông tin về khắc cha (vì Thân khá cường vượng còn nhiều Tỷ Kiếp)
và khắc anh chị em cùng con cái (vì trụ tháng là Thìn và trụ giờ cũng là Thìn nên hình hại nhau). Thực tế sống xa nhau nên sự khắc này được giảm đi nhiều nhưng về tổng quát vẫn là Tứ Trụ khắc người thân là chính xác (nếu sống gần nhau thì chắc chắn sẽ đáng sợ hơn nhiều).
VULONG
Sửa bởi tiachop007: 29/07/2016 - 16:38