Quận chúa biệt động giờ Thìn :
Nhâm Thân – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Mậu Thìn
Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Với kết quả tính toán này thì Tứ Trụ có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng.
Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn vào năm Nhâm Tý (1972) như sau :
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Theo kết quả tính toán trên thì Tứ Trụ này có Thân cường vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng (vì ở đây Thân mặc dù có tới 5 can chi nhưng nó nhỏ hơn 30đv và nó không lớn hơn Quan Sát 20đv, hơn nữa Quan Sát còn khắc gần được Nhật can).
Năm 1972 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Canh Tý, còn tiểu vận là Kỷ Sửu và Mậu Tý.
1 - Trong Tứ Trụ có ngũ hợp của Giáp trụ tháng với Kỷ trụ ngày không hóa được Thổ
(vì Giáp ở đây là Mộc sống do có nước trong đất ẩm cùng trụ là Thìn sinh cho, nên nó đâu có chết để mục lát thành đất mà hóa Thổ được).
2 - Vào vận Canh Tý và tính cả năm Nhâm Tý trong Tứ Trụ có 3 chi (là 2 Thìn và Thân) hợp với tuế vận hóa Thủy thành công. Vì trong Tứ Trụ có 3 chi (ít nhất phải có 2 chi) hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Thìn trụ giờ trong trường hợp này vẫn tham gia được vào tam hợp Thân Tý Thìn
(vì….).
Thủy có 1,96đv được thêm 2,32đv của Thân trụ năm, 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ thành 11,48đv. Thổ có 23,53đv bị giảm 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ còn 16,33đv. Kim có 2,32đv bị mất hết do Kim hóa thành Thủy. Ta thấy Thân vẫn lớn hơn Quan Sát trên 1đv nên Thân vẫn vượng.
Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần vẫn là Quan Sát là Ất tàng trong Thì trụ tháng.
Vì Thổ là kỵ 1 động nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận.
Thủy có 11,48đv được thêm 10đv của Tý đại vận, 2.10đv của Tý lưu niên và 2.10đv của Nhâm lưu niên (vì Nhâm lưu niên động do Mậu tiểu vận khắc) thành
61,48đv.
(
Chú ý : điểm vượng của can chi lưu niên được nhân gấp đôi nhưng khi tính lực tranh phá hợp của chi lưu niên với các chi khác thì không được tăng gấp đôi.)
Thổ có 16,33đv được thêm 4,1đv của Mậu tiểu vận (do Mậu khắc Nhâm lưu niên nên thành động) thành
20,43đv.
Các hành còn lại không thay đổi.
Ở đây ta thấy Thủy là hỷ dụng thần lớn hơn các hành là kỵ thần trên 40đv, nếu Thân không thay đổi thì Thủy vẫn là hỷ dụng thần thì tổng điểm hạn quá thấp là không thể chấp nhận được
(nếu theo cao thủ thuộc “Manh Phái” là Bành Khang Dân thì mới có thể chấp nhận được, vì ông ta đã khẳng định vào vận hỷ dụng thần sẽ gặp tai họa nặng). Do vậy sau khi nghiên cứu lại tất cả các ví dụ tương tự như ví dụ này, tôi đã đưa ra quy tắc mới cho phù hợp với tất cả các ví dụ này (trước đây tôi đã đưa ra các giả thiết cho các ví dụ này nhưng sai hay không chính xác về chúng, trong đó chủ yếu là ví dụ số 98 trong cuốn
“Giải Mã Tứ Trụ” của tôi) như sau :
“29a/(98/G; Quận chúa) - Nếu chi đai vận và lưu niên hợp với ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hay tam hội hóa cục mà sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận hành này lớn hơn các hành kỵ thần ít nhất 40đv thì Thân và dụng thần được xác định lại như bình thường nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi, còn nếu lớn hơn Tài tinh và Quan Sát của nó ít nhất 60đv thì thuộc cách Tòng theo hành này.”
Nếu áp dụng quy tắc mới này thì Thân trở thành nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Mậu ở trụ giờ.
3 – Thủy cục có (1,25.2 + 2.0,125)đh = 2,75đh (vì điểm hạn chính của Thủy cục được tăng gấp đôi và từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm 1/4đh của hành đó).
Chi Tý đại vận và lưu niên mỗi chi có 0,5đh (vì không được tăng gấp đôi).
4 - Dụng thần Mậu nhược ở tuế vận có 0đh.
5 – Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.
6 – Mậu trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận khắc Nhâm lưu niên và Nhâm trụ năm mỗi lực có 0đh (vì Mậu không có khả năng khắc 6 can chi trong đó có tam hợp hay tam hội cục có 5 chi) nhưng nó thành động nên có 1đh. Do vậy Nhâm lưu niên vượng ở lưu niên có 0,5đh can động và Nhâm trụ năm thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên nên có 0,5đh can động.
7 - Mậu tiểu vận nhược ở tiểu vận nên khắc Nhâm lưu niên có 0đh.
8 – Mậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh. Tý tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có +0,13đh.
9 – Lửa mặt trời trụ ngày có can thất lệnh còn nhược ở tuế vận nên khắc Lửa đèn trụ tháng có 0đh.
10 - Tam hợp cục có 5 chi, trong đó có ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ có -1,25đh (vì mỗi chi có -0,25đh) và được thêm -2,0,25đh = -0,5đh (vì từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm -0,25đh).
Câu số 10 trên viết nhầm xin sửa lại là :
10 - Tam hợp cục có 5 chi, trong đó có ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ có -1,25đh (vì mỗi chi có -0,25đh) và được thêm -2,0,13đh = -0,25đh (vì từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm -0,13đh).
Tổng số là
5,12đh. Số điểm này là quá cao nên không thể chấp nhận được. Vậy thì ta phải
“Ngụy Tạo” một chút
“Thô Bỉ Học” như thế nào để giảm được ít nhất từ 0,25 đến 0,5đh cho tổng số còn khoảng từ 4,6đh đến 4,8đh thì mới có thể chấp nhận được trong trường hợp này ?
Nếu ta giả sử Mậu trụ giờ đã không khắc được 2 Nhâm còn không đủ khả năng làm chúng động thì 2 Nhâm này không có điểm hạn can động. Nếu như vậy thì tổng số là 5,12đh – 1đh = 4,12đh. Số điểm này là quá thấp nên cũng không thể chấp nhận được. Nhưng điều giả sử này vẫn đúng vì ta thấy Kỷ hay Mậu tiểu vận không bị ảnh hưởng bởi hóa cục 5 chi này và chúng cũng không thể khắc được Nhâm trụ năm, vì vậy nó vẫn đủ sức khắc Nhâm lưu niên, làm cho Nhâm lưu niên có 0,5đh can động.
Từ đây ta đưa ra quy tắc mới là :
“29b/(Quận chúa) - Can không khắc được tam hợp hay tam hội cục có 5 chi và các can cùng hành với nó và không thể khắc làm cho các can của hành này động khi nó có ít nhất từ 2 can trở đi.”
Nếu sử dụng quy tắc này thì tổng số có 5,12đh – 0,5đh =
4,62đh. Số điểm là quá phù hợp với tai họa này (tai họa có thể tới bị ngất hay phải cấp cứu).
Các cao thủ Tử Bình chỉ biết
“Gõ Mõ Tụng Kinh” theo các sách
“Hàng Chợ” thì sẽ luận chung chung, đại khái là vào vận Thủy nhiều nên Thủy thành kỵ thần (tức dụng thần thay đổi theo vận), lại được
Mậu thổ trụ giờ sinh cho Canh kim đại vận, rồi Canh kim sinh cho 2 Nhâm thủy, 2 Nhâm thủy sinh cho Giáp mộc trụ tháng, Giáp mộc sinh cho Đinh hỏa tàng trong Mùi trụ ngày, Đinh hỏa lại sinh cho Mậu thổ trụ giờ, Mậu thổ lại sinh cho Canh kim, …..Với các cao thủ này thì luận càng nhiều vòng càng tốt vì khi đó kỵ thần Thủy càng vượng tướng mới càng dễ
“Ứng Kỳ” cho nên tai họa chắc chắn sẽ xẩy ra.
Rõ ràng cao thủ
Bành Khang Dân chỉ đáng sách dép cho các cao thủ này bởi vì các cao thủ này luận đúng theo
Tử Bình truyền thống là kỵ thần vượng tướng mới có thể gây ra các tai họa nặng... và dĩ nhiên các cao thủ này sẽ kết luận
“cho nên giờ Thìn ứng hợp lá số. không có gì sai sót”.
VULONG