Jump to content

Advertisements




Nghiệp


53 replies to this topic

#1 Rừng Lá Thấp

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1557 Bài viết:
  • 9279 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 02:33

Nghiệp không là số phận tiền định , Nghiệp phản ảnh nhân duyên , trong đó , không những là hành động chính ta mà cả các ý định động cơ của chúng. Khi nguyên nhân và điền kiện hội tụ , mặc dù kết quả chưa hề bấp bênh , nhưng tự do ý chí cho phép ta can thiệp vào dòng diễn tiến . Thế nên , dừng bao giờ suy diễn ta là tù nhân của thuyết Định Mệnh tuyệt đối trong đó quá khứ và tương lai biến thể thành một khối duy nhất . Tự do ý chí này sáng tạo hiện diện thường xuyên trong kinh nghiệm Đời thường .

Kinh Tăng Nhất A Hàm , Phật dạy :

Hành của ta là sở hữu của ta
Hành của ta là di sản của ta
Hành của ta là khuôn mẫu sinh ta
Hành của ta là trú ẩn của ta

Nghiệp, một khả tính , một thẻ tín dụng hoặc một số nợ, hơn là một tất yếu . Nhìn Nghiệp như một thứ luật tự nhiên có sự can thiệp của Tâm thức . Theo định Luật này , ý tưởng hay hành động tích cực ( Hành Thiện ) cho ta hạnh phúc , thống khoái viên mãn . Ý tưởng hay hành động tiêu cực ( Hành Ác ) thì khổ đau , tan nát đâu đó không xa .

Có thể chuyển hoá tiến trình Nghiệp trước khi một hành tạo ra quả vui hoặc khổ . Trước lúc cảm xúc tiêu cực đưa đến các quả , sửa chữa sai lầm dấn thân đối với vạn vật chung quanh , triệt hạ sân hận bằng nhẫn nhục , trừng trị tham dục bằng xả ly , bức phá tỵ hiềm bằng an lạc khi chứng kiến hạnh phúc của người . Ngiêp lực không buộc ta phải vĩnh viễn gánh chịu số phận lênh đênh và sinh hoạt trong vô thức . Từng khúc nhỏ thời gian , phải có kinh nghiệm chuyển hoá tác động hổ tương của quá khứ lên hiện tại ( đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu ) và ta nhận ra ta tự do xây dựng tương lai khi thể hiện tình thương hay hận thù .

già rừng .

Sửa bởi Rừng Lá Thấp: 10/03/2016 - 04:04


#2 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 03:01

Tôi đọc ở đâu đó nói về nghiệp ở kiếp này do tiền định ở kiếp trước, hay trước đó nữa (nếu trả không hết).
Ví dụ việc một số nạn nhân tai nạn máy bay ở kiếp n+1 là do nghiệp ở kiếp thứ n (e.g. từng là một toán cướp-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-lá cải). Toàn là những thứ tào lao vớ vẫn dùng tâm linh để răn đe con người, nhưng là trò mèo huyễn hoặc, thậm trí là đạo đức giả do kẻ cầm quyền lợi dụng.

Kẻ ác, kẻ tham đời đời vẫn tồn tại, e.g. giết 1 người là tội nhân, nhưng giam cầm vạn người trong sợ hãi thì có được thiên hạn, giết triệu người thì được làm vua...

Quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con người đâu phải lôi mấy cái đầu ông sư ra gõ tụng kinh, giảng giải truyền bá đạo đức mà thành tựu được. Dĩ Đức trị quốc thì dùng tôn giáo làm nền tảng (Max Weber), nhưng đâu có ai vỗ tay được bằng một bàn tay. Nếu không có pháp trị thì ra đó mà giảng kinh với chả sách.

Cái khốn khổ là Kinh này sách nọ do ông X thời nào hay đệ của đệ của.... của ông X đó viết ra, còn luật pháp thì do chính thể chế hiện tại dựng lên mà không ít trường hợp là nhằm mục đích duy trì sự cai trị của bọn cầm quyền. Nên các bạn thấy đấy, chúng ta sinh ra đã chịu gò bó trong cái luân lý luật lệ, mà nếu chúng nó tốt thì đã hay, đằng này đôi khi là một mớ hỗn tạp lặng xị ngậu. Thôi thì cuộc sống ngắn ngủi, nên độc giả, như Steve Jobs khuyên rồi đấy, hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ đi...

Sửa bởi AuTinh: 10/03/2016 - 03:11


#3 Anvui

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 917 Bài viết:
  • 917 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 04:26

bất cứ cuốn kinh sách nào đều có giá trị riêng mà người đọc có thể cảm nhận, điều này không thể phủ nhận, và nó cũng chẳng liên quan đến thể chế chính trị, ai cai trị thì cũng vậy.
hãy cứ đam mê, hãy cứ dại khờ...
vốn dĩ cái đam mê đó, cái dại khờ đó đã là một cái nghiệp, chẳng qua chỉ là nói cho nó hay và văn hơn, thực chất nếu không phải là nghiệp liệu có bỏ hết, vứt hết được mà đam mê, mà dại khờ không.

#4 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 04:44

Cái nào mà chẳng có tinh tuý, như Đạo của Lão Tử nói chỉ bằng một phần bao nhiêu đó của một cái lông cũng có cái cốt lõi.
Độc giả dám chắc mình lĩnh hội được cái cốt lõi hay cũng chỉ nhao nhao cháo lòng nhai lại thứ mà những người trước nói/chép

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi AuTinh: 10/03/2016 - 04:45


#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 04:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AuTinh, on 10/03/2016 - 03:01, said:

Tôi đọc ở đâu đó nói về nghiệp ở kiếp này do tiền định ở kiếp trước, hay trước đó nữa (nếu trả không hết).
Ví dụ việc một số nạn nhân tai nạn máy bay ở kiếp n+1 là do nghiệp ở kiếp thứ n (e.g. từng là một toán cướp-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-lá cải). Toàn là những thứ tào lao vớ vẫn dùng tâm linh để răn đe con người, nhưng là trò mèo huyễn hoặc, thậm trí là đạo đức giả do kẻ cầm quyền lợi dụng.

Kẻ ác, kẻ tham đời đời vẫn tồn tại, e.g. giết 1 người là tội nhân, nhưng giam cầm vạn người trong sợ hãi thì có được thiên hạn, giết triệu người thì được làm vua...

Quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con người đâu phải lôi mấy cái đầu ông sư ra gõ tụng kinh, giảng giải truyền bá đạo đức mà thành tựu được. Dĩ Đức trị quốc thì dùng tôn giáo làm nền tảng (Max Weber), nhưng đâu có ai vỗ tay được bằng một bàn tay. Nếu không có pháp trị thì ra đó mà giảng kinh với chả sách.

Cái khốn khổ là Kinh này sách nọ do ông X thời nào hay đệ của đệ của.... của ông X đó viết ra, còn luật pháp thì do chính thể chế hiện tại dựng lên mà không ít trường hợp là nhằm mục đích duy trì sự cai trị của bọn cầm quyền. Nên các bạn thấy đấy, chúng ta sinh ra đã chịu gò bó trong cái luân lý luật lệ, mà nếu chúng nó tốt thì đã hay, đằng này đôi khi là một mớ hỗn tạp lặng xị ngậu. Thôi thì cuộc sống ngắn ngủi, nên độc giả, như Steve Jobs khuyên rồi đấy, hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ đi...

Nghiệp vốn là 1 dòng tương duyên tương ứng tương liên tương tục. Nghiệp chẳng có chia cắt thời gian kiếp trước, kiếp sau, lúc nào vay nợ phải trả ...những cái này là cắt nghĩa theo đời thường cho nhân gian dể hình dung mà khuyến thiện ngừa ác .

"Kẻ ác, kẻ tham đời đời vẫn tồn tại, e.g. giết 1 người là tội nhân, nhưng giam cầm vạn người trong sợ hãi thì có được thiên hạn, giết triệu người thì được làm vua..." : Đây là kết quả cộng nghiệp từ một xã hội dân trí thấp (Si), thụ động vô cảm (Sân) và tham lam ích kỷ ; Một xã hội như thế sẽ là môi trường (duyên) cho những kẻ Gian manh Ác độc lên làm vua và tác nghiệp.

"Quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con người đâu phải lôi mấy cái đầu ông sư ra gõ tụng kinh, giảng giải truyền bá đạo đức mà thành tựu được. Dĩ Đức trị quốc thì dùng tôn giáo làm nền tảng (Max Weber), nhưng đâu có ai vỗ tay được bằng một bàn tay. Nếu không có pháp trị thì ra đó mà giảng kinh với chả sách."

Người tu hành có Giớí luật của người tu . Cũng vậy : xã hội đời sống phải có pháp luật.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 10/03/2016 - 04:57


Thanked by 1 Member:

#6 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 05:14

Cũng hay, nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với ý sau, mà đọc qua thấy nó khó tiêu như cái câu thơ của lão Tản Đà-đổ vấy tồn tại xã hội hết thảy lên phận dân đen:
"....Đây là kết quả cộng nghiệp từ một xã hội dân trí thấp (Si), thụ động vô cảm (Sân) và tham lam ích kỷ ; Một xã hội như thế sẽ là môi trường (duyên) cho những kẻ Gian manh Ác độc lên làm vua và tác nghiệp."


Read more: http://tuvilyso.org/.../#ixzz42Rja6fCk
TuViLySo.Org



Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn


Cho nên quân nó dễ làm quan- Tản Đà



Thanked by 1 Member:

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 05:38

"Một xã hội như thế sẽ là môi trường (duyên) cho những kẻ Gian manh Ác độc lên làm vua và tác nghiệp." :
Chẳng phải đổ lên đầu dân đen mà là một xã hội như trên thì bất cứ dân đen nào cũng có thể trở thành ông vua ông thánh nếu biết gian manh và tàn ác. Kẻ gian ác đó có thể là người hiền lành hay bình thường trong một xã hội văn minh.

Thanked by 1 Member:

#8 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 05:58

10 lý do để theo thuyết hiện sinh:
Think big, be free, have sex (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)...10 reasons to be an existentialist

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 06:48

Martin Heidegger trong triết học Tây phương giống như Einstein trong khoa học vật lý. Tác phẩm Hưủ Thể và Thời Gian (Being and Time) của ông giống như thuyết tương đối của Einstein , số người thật sự hiểu thấu đáo đếm trên đầu ngón tay và cã hai đều hâm mộ Phật pháp vì tất cã những gì họ biết cũng không ngoài Phật pháp.
Bạn có thể có hàng trăm lý do để theo thuyết hiện sinh hay bất kỳ thuyết nào đó nhưng rốt ráo (at the end of the day) trong tâm tư bạn vẩn thấy chưa trọn vẹn và tiếp tục cuộc tồn lưu sinh hiện kiếm tìm cho đến một thời điểm cơ duyên đưa bạn đến bến bờ đó là Ngộ trong Phật Pháp .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 10/03/2016 - 07:05


Thanked by 1 Member:

#10 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15463 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 12:13

Trong công cuộc đi tìm lý giải cho những sự kiện bí ẩn trong đời sống con người, các nhà Lý học đã chạm đến chữ Mệnh, nhưng họ không biết rằng, nếu đi thêm 1 bước nữa, họ sẽ thấy chữ Nghiệp.

Mệnh là do Tính
Tính là do Nghiệp

#11 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 12:38

Hiện sinh cũng có 2 nhánh, hữu thần và vô thần.
Những người theo quan điểm secularism thì không phải chống lại niềm tin hay giá trị của các tôn giáo, mà chỉ muốn độc lập từ nó.

#12 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 13:29

Phật pháp cũng chẳng phải là tôn giáo vốn thuộc lảnh vực tâm linh tinh thần thuộc về tha lực . Tôn giáo có thể giúp bước đầu khai ngộ nhưng không phải là điều kiện bắt buộc phải có để khai ngộ Phật pháp vốn chú trọng đến tự bản thân mình phải trải qua chứng nghiệm .

#13 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 15:02

" NGHIỆP " TRONG PHẬT PHÁP

Đối với quảng đại quần chúng , nghiệp đôi khi được hiểu như một thứ định mệnh, một hình phạt đeo sát người "tạo ra" nó như bóng với hình. Khi nghe nói đến nghiệp họ thường liên tưởng đến một cái gì đó thật tệ hại mà họ phải gánh chịu. Đối với những người có đôi chút kiến thức về Đạo Pháp thì nghiệp tượng trưng cho một khía cạnh vận hành nào đó của một quy luật tổng quát gọi là quy luật "nguyên nhân - hậu quả". Đây là một quy luật tự nhiên, mang tính cách tổng quát và không nhất thiết tượng trưng cho một sự áp đặt. Người tu tập đúng đắn chẳng những không sợ hãi quy luật ấy mà còn biết dùng nó để hành động một cách chân chính để thực hiện những quyết tâm và ước vọng của mình hầu mang lại hạnh phúc cho chính mình và người khác.

Tuy nhiên cách hiểu trên đây về nghiệp cũng đã được đơn giản hóa rất nhiều, vì thật ra nghiệp hàm chứa nhiều khía cạnh phức tạp liên quan đến nhiều khái niệm khác trong giáo lý Phật giáo. Thật vậy đối với Phật giáo, khái niệm về nghiệp không đơn thuần tượng trưng cho một chuỗi tiếp nối giữa những nguyên nhân ngẫu nhiên mang lại những hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu một cách thụ động, mà cũng không quan niệm nghiệp là một thứ định mệnh an bài mang tính cách tiền định và thiêng liêng. Thật vậy, nếu hiểu đúng những lời giáo huấn của Đức Phật thì nghiệp chính là một sự cảnh giác, một niềm hy vọng lớn lao, một cách ý thức trách nhiệm đối với chính mình và người khác.

Văn hóa Tây phương chịu ảnh hưởng nặng nề về một định đề triết học và tôn giáo lâu đời dựa trên nền tảng chủ nghĩa cá nhân, tức xem con người là duy nhất, khác biệt nhau và tách rời khỏi thế giới chung quanh. Sự hiểu biết về nghiệp của một số người Tây phương do đó đôi khi cũng trở nên đơn giản và máy móc. Thật vậy, ta sẽ không thể nào hiểu được nghiệp nếu chỉ biết đơn giản căn cứ vào sự phân biệt giữa "cái tốt" và "cái xấu", "cái đúng" và "cái sai". Cách suy luận như thế quả thật quá đơn sơ và thô thiển để có thể hiểu được khái niệm về nghiệp một cách thỏa đáng.

Trước hết nghiệp có nghĩa là một sự chủ tâm, một ý định , một tác động tâm thần mang tính cách duy ý còn gọi là tác ý , tiếng Phạn là cetana. Tác ý hay sự chủ tâm là một trong sáu khả năng căn bản của tâm thức gọi là tri thức tâm thần , năm tri thức kia là năm tri thức giác cảm. Tri thức tâm thần luôn luôn sinh động trong tâm trí của một cá thể và hàm chứa khả năng cảm nhận một vật thể hoặc một biến cố thuộc ngoại cảnh, hoặc một hình ảnh phát sinh trong tâm thức. Các đối tượng vừa kể khi được cảm nhận bởi tri thức sẽ làm nảy sinh ra xúc cảm. Xúc cảm hiển lộ dưới thể dạng một hành vi tâm thần, tức một sự duy ý hay tác ý và đấy chính là nghiệp.

Tóm lại sự chú tâm, ý định hay tác ý giữ vai trò hướng tâm thức vào một đối tượng thuộc bối cảnh bên ngoài hay một hình ảnh trong tâm thức, do đó người ta có thể định nghĩa nghiệp là một sự chuyển động hay một động tác. Sự chuyển động của nghiệp tác động liên tục trên dòng chảy của tâm thức. Vì thế nếu không chủ động được sự tác động của dòng lưu chuyển đó thì một cá thể sẽ liên tục tạo nghiệp cho chính mình. Thiền định là một cách làm giảm bớt đi hoặc ngưng hẳn dòng chuyển động và hình thành liên tục của nghiệp trong tâm thức.

Sửa bởi DucBichPham: 10/03/2016 - 15:08


Thanked by 2 Members:

#14 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 10/03/2016 - 19:10

Có ba thứ nghiệp: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp trong đó Ý nghiệp là quan trọng nhất. Thân khẩu nghiệp lại nương vào tứ đại. Tứ đại lại biến thành ngũ Căn là do nghiệp lực. Ngũ căn lại là cửa của ngũ Thức, mà ngũ thức lại do ý thức quyết định. Năm căn cũng gọi là hành ấm. Tất cả sự biến chuyển này đều do nghiệp lực. Sự biến chuyển hòa hợp hay không hòa hợp cũng tùy vào nghiệp lực mạnh hay yếu. Sự hòa hợp chính là sinh (thành) và trụ, sự không hòa hợp là hoại và diệt.

Thanked by 2 Members:

#15 Rừng Lá Thấp

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1557 Bài viết:
  • 9279 thanks

Gửi vào 11/03/2016 - 04:28

Điều luật Nghiệp Lực xác định là : nếu ta không can thiệp vào các hành của ta khi đã hoàn tất thì các Quả được tạo ra sẽ không bao giờ thiếu sót . Nếu gieo trong gió một nắm hạt , một nửa là cỏ độc , một nửa là hoa , cây lành , giao đó không tham dự gì nữa , khi hạt đã rời tay , tất nhiên , ta sẽ gặt hái một nửa là cây độc , trái độc , một nửa là cây lành trái ngọt , hoa lá tốt tươi . Phật dạy : nếu muốn biết điều gì ngươi đã làm , hãy nhìn mà nhận xét ngươi đang làm gì , và nêu muốn biết rồi ra ngươi sẽ thành cái gì , hãy nhìn xem điều gì ngươi đang làm ( Pháp Hoa ) .

Như thế , những gì đến với ta trên cõi Ta Bà nhọc nhằn này là hậu quả trực tiếp hành động và tư tưởng diễn biến trong các tiền kiếp . Bởi thế , niệm nghiệp tất yếu phải nối kết cùng khái niệm tái sinh trong nhiều đời liên tục . Niềm tin vào nhiều đời kiếp sẽ khiến ta vơi vơi nỗi sợ hãi cái chết . Buộc tội và trừng trị vôn xa lạ trong Đạo của Như Lai . Phản ứng như một lôi cuốn hận thù , đố kỵ hoặc đam mê thì na ná mắc bệnh tinh thần . Mục đích cuối cùng của Đạo Như Lai là diệt Khổ . Chả ích lợi gì khi hoàn toàn kiệt sức bởi cảm xúc phạm tội , nhưng nếu biết sám hối các sai trái thì sẽ thoát ra ngoài vòng kiềm toả của các đau khổ đó . Ngã là một sự lừa dối , Phật dạy .

già rừng .

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |