Gửi vào 17/02/2016 - 10:36
Không có gì trong những tập hồ sơ tiếng Pháp xác nhận ý tứ về “sự vinh quang” mà bản cáo phó của ông bà Chương mô tả rất nhiều năm sau.
Sự thực hoàn toàn trái lại. Tướng quân đội Pháp Georges Aymé miêu tả cha bà Lệ Xuân, ông Chương, là “người khá còi cọc,” một khí lực ẻo lả không làm thỏa mãn được vợ mình. Lời tử tế nhất tôi có thể tìm thấy về ông Chương trong văn khố miêu tả ông “thông minh, đúng hơn là tinh tế”. Điều đó có vẻ khác xa bức chân dung về một nhà ngoại giao lỗi lạc vào lúc chết.
Nhưng mô tả về bà Chương làm tôi sốc nhất. “Vợ ông Chương đẹp và rất hấp dẫn. Giữa người An Nam với nhau, người ta biết rằng bà là người chỉ huy, điều khiển chồng mình". Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Ngay khi hai bên thái dương đã điểm hoa râm, bà Chương luôn trông có vẻ vương giả và tự chủ trong những tấm hình mà tôi đã xem. Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một tấm hình nào lột tả khía cạnh hoang dại trong tính cách của bà - mà theo mật vụ Pháp, "nổi tiếng khắp Đông Dương". Bà cũng nổi tiếng không kém với “tham vọng lì lợm cũng như tính cách coucheries utilitaires - lang chạ với những người có uy thế thuộc bất kỳ quốc tịch nào".
Những báo cáo tiếng Pháp đã điểm danh những tình nhân của bà, bao gồm một con người xuất chúng và nguy hiểm nhất. Một thời gian sau khi đến, vào năm 1939, nhà ngoại giao Nhật Bản Yokoyama Masayuki đã phản bội người vợ Pháp của ông vì bà Chương; đổi lại, bà đã được miêu tả là còn hơn cả nhân tình của ông. Bà Chương đã trở thành “cánh tay mặt” của lãnh sự Nhật ở Hà Nội. Đối với người Pháp, việc một phụ nữ thông minh và tham vọng như bà Chương lựa chọn người Nhật thay vì người Pháp là một dấu hiệu đáng ngại. Bà đang làm những gì có thể để giúp giữ vững vị thế tốt đẹp của gia đình trên cồn cát chính trị biến động không ngừng.
Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn lên làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu được cử làm cố vấn đặc biệt. Đánh giá một cách công bằng, đây là nhân vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy quyền lực của chế độ Ngô Đình Diệm. Xuất giá tòng phu, Trần Lệ Xuân cũng nghiễm nhiên có được một vị trí nổi bật trong chính trường Sài Gòn khi đó.
Tuy nhiên, bản tính "sâu sắc như cơi đựng trầu", Trần Lệ Xuân đã có ảnh hưởng tiêu cực tới "nghiệp lớn" của gia đình chồng. Bà Trần Lệ Xuân được bầu vào quốc hội Sài Gòn, (tức là làm dân biểu), được giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thậm chí còn được gọi là đệ nhất phu nhân vì Ngô Đình Diệm không lập gia đình. Bản thân Ngô Đình Diệm cũng tương đối vì nể cô em dâu sắc sảo, bạo nói, bạo làm. Còn Ngô Đình Nhu thì khi ở thế thượng phong có thể bắt nạt cả thiên hạ nhưng trước mặt vợ vẫn luôn nhũn như con chi chi vì thực tâm rất ngại ầm ĩ chuyện riêng tư…
Ngồi ở cương vị cao và luôn bị thiên hạ trông vào như thế nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên cách hành xử rất nhiều khi khinh suất. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng chính bà Trần Lệ Xuân và cả giám mục Ngô Đình Thục đã "đổ thêm dầu vào lửa" khiến cho chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm sớm bị xóa sổ ở miền Nam.
=====================================
Mẹ đẹp
Con đẹp nhất (aka, madame Ngô Đình Nhu)
Con gái cũng đẹp vừa vừa
Còn bây giờ nhiều cô đẹp hơn bà Nhu lại còn sexy hơn