Jump to content

Advertisements




Bàn về miếu vượng đắc hãm


680 replies to this topic

#331 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 03/01/2012 - 20:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Brokenheart, on 03/01/2012 - 20:34, said:

To Thatsat,
đúng vậy !!!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo
Cái mồm không vành nó méo tứ tung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đó mà.
Broken,
Thui tự sát luôn đi cha lụi...
Nếu không tui sẽ niệm chú "Kim Cang phẫn nộ" cho thần Kim cang dập ông tơi bời, đừng có vác cái quần tà lỏn của ông vào tử vi lý số nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi minhduc: 03/01/2012 - 21:01


Thanked by 1 Member:

#332 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 03/01/2012 - 22:22

NL cũng vừa học hỏi qua thảo luận.

AnKhoa said:

Nếu dùng phương pháp lập luận này để đánh giá lực của một thế đứng tinh đẩu thì em thấy còn nhiều khiếm khuyết. Bởi trong 60 thế đứng, có những bộ ba mà một anh hãm, còn hai anh kia lại miếu vượng.

Ví dụ Tử Sát miếu vượng tại Tỵ, Vũ Tham miếu tại Sửu còn Liêm Phá lại hãm tại Dậu. Lúc này, nếu dùng phương pháp lập luận dựa vào thế của tả hữu thì Liêm Phá với Quan là Vũ Tham miếu, Tài là Tử Sát miếu vượng thì lực không phải là nhỏ. Trong khi đó Liêm Phá chính thức là hãm địa tại Dậu.

Vậy, lúc này ta sẽ phải nhận định ra sao về mệnh Liêm Phá ? (tạm chưa xét tới tứ hóa và phụ tinh)

Đó cũng chỉ là một trong nhiều bước/kiểu để tìm hiểu về nó thôi. Cũng bởi vì thế đứng của nó mà hình thành nên cá thể riêng biệt của mỗi cách cục vậy.

Theo NL thấy thì cũng không có vấn đề gì. Cũng bởi trong các thế đứng ấy, Cứ tính theo hãm, và theo tính chất của bộ ấy mà xét, đồng thời gia giảm vào tổng cục. Ví như Tử Vi đều miếu địa tại Ngọ và Tỵ, nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt khá nhiều. Bởi do đâu? Phải chăng là bởi thế cục của nó, bởi những tinh đẩu đi cùng nó mà thành?

Liêm Phá sách nói là hãm địa. Lực "phá" của nó thì không cần phải nói, còn lực tốt, lực phát thì cũng chẳng tồi. Vậy lực này từ đâu ra. Lực này có phải bởi chính mình Liêm Phá, hay cùng là do Vũ Tham và Tử Sát tạo ra? (Như xét về thế Vũ Phá - Tử Tham - Liêm Sát, nếu chỉ đơn thuần dựa trên chính tinh thì thấy không được khá lắm, muốn tốt thì cần phải thêm Hóa, cát tinh …, không bằng thế Tử Sát - Vũ Tham - Liêm Phá. Thế TS-VT-LP nhìn thoáng qua thấy cũng ấm hơn. Do đâu?)

Có lẽ cũng cùng cái nghĩ như AnKhoa, nên trong cuốn "Tử Vi Khảo Luận" có cho rằng Liêm Phá trong thế Tử Sát là hãm địa thì có phần hơi khắt khe.

Nhưng có lẽ cũng chính vì Liêm Phá hãm địa nó lại cho ta cái nhìn về khía cạnh khác trong cách cục. Sỡ dĩ cơ bản của thế cục này bôn ba, thiếu thời gian nan, phát muộn là do đâu (tùy theo thế đứng phân nặng nhẹ, tốt xấu về điểm nào)? Có phải là vì Liêm Phá (vất vả, bôn ba), Vũ Tham (chậm muộn, ...), Tử Sát?

Ngược lại, giả sử như 2 cánh tả hữu của Liêm Phá có cách cục xấu, thì thế trận này sẽ ra sao, được ấm vậy không?

Thành thử, cần phải gia giảm vì thế cục nó ảnh hưởng lên nhau.

Đến đây, thử đặc câu hỏi ngược lại là cũng bởi vì biết Tử Sát, Vũ Tham miếu vượng ở 2 cánh nên mới biết lực của nó thế nào để gia giảm với Liêm Phá chứ. Ờ, nếu biết được rõ thì tốt, nhưng nếu không rõ Tử Sát miếu hay vượng tại Tỵ, Vũ Tham miếu hay vượng tại Sửu cũng chẳng sao. Bởi vì qua sách vở và qua trãi nghiệm người ta biết/cảm được tính lý và lực của nó rồi.

Sửa bởi NgoaLong: 03/01/2012 - 22:26


Thanked by 2 Members:

#333 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 03/01/2012 - 22:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 03/01/2012 - 22:22, said:

Theo NL thấy thì cũng không có vấn đề gì. Cũng bởi trong các thế đứng ấy, Cứ tính theo hãm, và theo tính chất của bộ ấy mà xét, đồng thời gia giảm vào tổng cục. Ví như Tử Vi đều miếu địa tại Ngọ và Tỵ, nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt khá nhiều. Bởi do đâu? Phải chăng là bởi thế cục của nó, bởi những tinh đẩu đi cùng nó mà thành?

Đến đây, thử đặc câu hỏi ngược lại là cũng bởi vì biết Tử Sát, Vũ Tham miếu vượng ở 2 cánh nên mới biết lực của nó thế nào để gia giảm với Liêm Phá chứ. Ờ, nếu biết được rõ thì tốt, nhưng nếu không rõ Tử Sát miếu hay vượng tại Tỵ, Vũ Tham miếu hay vượng tại Sửu cũng chẳng sao. Bởi vì qua sách vở và qua trãi nghiệm người ta biết/cảm được tính lý và lực của nó rồi.

Từ đợt đọc sách của Vương Đình Chi, AnKhoa bắt đầu bị nhiễm cái việc đánh giá tính chất của một lá số dựa vào sự hội tụ tinh đẩu. Ví dụ Tử Sát là đẹp bởi tính lý của anh Tử và anh Sát hợp nhau và hỗ trợ được khuyết điểm cho nhau, anh Tử Phá thì không hẳn bởi tính lý của hai anh này đả phá lẫn nhau, nếu có được trung tinh bổ trợ một bên chế áp được bên kia thì mới đẹp. Cách hiểu này nó rất thực tế và có thể diễn giải và áp dụng với cuộc sống thực tiễn hàng ngày.

Tuy nhiên, đó mới thiên nhiều về tính lý. Hình như còn cái gì đó nằm ở bên trong, cái thứ gây ra cái tính lý trên. Có mấy câu hỏi luẩn quẩn trong đầu thế này :

1. Chữ miếu vượng đắc hãm, hình thành do âm dương ngũ hành của một sao tại một cung ? (ví như trong bài anh thatsat trích của anh TKQ). Tuy nhiên, nếu chỉ là âm dương ngũ hành, quy tắc đã rất rõ ràng, tại sao lại còn có nhiều khác biệt giữa các tài liệu vậy?

Một ví dụ nữa: Cụ TTL cho rằng Hỏa Linh đắc tại các cung ban ngày, hãm tại các cung ban đêm, còn Đẩu số toàn thư (Trung Châu Phái cũng theo) lại ghi miếu tại Dần Ngọ Tuất (Hỏa cục), hãm tại Thân Tý Thìn (Thủy cục)... ?

2. Chữ miếu vượng đắc hãm là đánh giá năng lực của tinh đẩu tại một vị trí, chứ chưa hẳn là đánh giá được kết cục của lá số, vì phải xem tam phương tứ chính. Nếu năng lực tốt, nhưng tam phương không hỗ trợ thì cũng không phát được, còn nếu hỗ trợ tương xứng thì sẽ có thể đạt được thành quả tương xứng ?

3. Chữ "cách cục" là bao gồm cả "âm dương ngũ hành" và "sự hội tụ tinh đẩu" ?
Ví dụ, cách cục "Cực hướng ly minh" đẹp là do Tử Vi nhập miếu tại Ngọ, Phủ Tướng triều về, và phải không có lục sát xâm phá cách.

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 03/01/2012 - 22:55


Thanked by 1 Member:

#334 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 00:08

AnKhoa said:

Ví dụ Tử Sát là đẹp bởi tính lý của anh Tử và anh Sát hợp nhau và hỗ trợ được khuyết điểm cho nhau, anh Tử Phá thì không hẳn bởi tính lý của hai anh này đả phá lẫn nhau, nếu có được trung tinh bổ trợ một bên chế áp được bên kia thì mới đẹp. Cách hiểu này nó rất thực tế và có thể diễn giải và áp dụng với cuộc sống thực tiễn hàng ngày.

Ừa, đại khái là vậy! Gần thì tại chính cung, xa thì hợp chiếu.

Trích dẫn

1. Chữ miếu vượng đắc hãm, hình thành do âm dương ngũ hành của một sao tại một cung ? (ví như trong bài anh thatsat trích của anh TKQ). Tuy nhiên, nếu chỉ là âm dương ngũ hành, quy tắc đã rất rõ ràng, tại sao lại còn có nhiều khác biệt giữa các tài liệu vậy?

Có lẽ chưa đủ. Nhưng nói đủ thì cũng được, vì trong đó đã bao hàm nhiều cái. Trong "Tử Vi Khảo Luận" viết: "Nhận xét chung về phần này (12 thế cục của Tử Vi), chúng tôi thấy không thể áp dụng một công thức toán học nào một cách máy móc để ấn định chính xác các thế đắc hãm của các chính tinh.

Tựu trung thì căn cứ vào thế đứng của hai nhóm Tử Vi, Phá Quân trong 12 vòng, có vẻ hợp lý hơn là dựa vào xung khắc ngũ hành giữa sao và cung. Ngũ hành tuy cần thiết để đo lường cấp độ thích ứng giữa các sao, nhưng đối với tất cả các cung thì vị trí của 2 nhóm Tử Vi - Phá Quân mới là quyết định".

Trích dẫn

Một ví dụ nữa: Cụ TTL cho rằng Hỏa Linh đắc tại các cung ban ngày, hãm tại các cung ban đêm, còn Đẩu số toàn thư (Trung Châu Phái cũng theo) lại ghi miếu tại Dần Ngọ Tuất (Hỏa cục), hãm tại Thân Tý Thìn (Thủy cục)... ?

Chữ "đắc địa", ngoài là vị trí ra, còn đắc địa theo cách cục. Như cách Tham Linh/Hỏa vậy, gặp là tốt, là đắc cách. Tốt nhất là khi chính tinh miếu vượng, tức sao nhỏ lệ thuộc, phù trợ sao lớn. Đâu cần biết Linh/Hỏa tại Thìn Tuất Sửu Mùi là đắc hay hãm, hoặc Linh/Hỏa từ cung nào hội hợp lại, hể gặp Tham Lang miếu vượng thì hay rồi. Thành thử, cách cục là cái theo đuổi cuối cùng. Cũng như Đồng Âm tại Ngọ là hãm hoặc Tham hãm, Kình ở đây cực xấu, nhưng lại thành 1 cách hay. Là do đâu? Do Đồng Âm/Tham cùng Kình hay là do đâu khác? Dù là do Đồng Âm/Tham Kình hay là do Hóa (tức Kình tại Ngọ thì Lộc Tồn tại Tỵ, tức 2 tuổi Bính, Mậu, thì được Hóa), nó đều như nhau thôi, không quan trọng, chung cuộc thì nó trở thành cách hay.

Trích dẫn

2. Chữ miếu vượng đắc hãm là đánh giá năng lực của tinh đẩu tại một vị trí, chứ chưa hẳn là đánh giá được kết cục của lá số, vì phải xem tam phương tứ chính. Nếu năng lực tốt, nhưng tam phương không hỗ trợ thì cũng không phát được, còn nếu hỗ trợ tương xứng thì sẽ có thể đạt được thành quả tương xứng ?

Đại khái vậy. Khi có cái nhìn bao quát thì nó đều như nhau, chung qui thì cũng thuộc 1 thể thôi. Vạn pháp quy tông, đều là để xét lá số thôi, mà muốn xem một lá số thì bắt buộc phải xét tổng quan.

Trích dẫn

3. Chữ "cách cục" là bao gồm cả "âm dương ngũ hành" và "sự hội tụ tinh đẩu" ?
Ví dụ, cách cục "Cực hướng ly minh" đẹp là do Tử Vi nhập miếu tại Ngọ, Phủ Tướng triều về, và phải không có lục sát xâm phá cách.

Có thể cho là vậy!

Sửa bởi NgoaLong: 04/01/2012 - 00:21


Thanked by 1 Member:

#335 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 01:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 04/01/2012 - 00:08, said:

Chữ "đắc địa", ngoài là vị trí ra, còn đắc địa theo cách cục. Như cách Tham Linh/Hỏa vậy, gặp là tốt, là đắc cách. Tốt nhất là khi chính tinh miếu vượng, tức sao nhỏ lệ thuộc, phù trợ sao lớn. Đâu cần biết Linh/Hỏa tại Thìn Tuất Sửu Mùi là đắc hay hãm, hoặc Linh/Hỏa từ cung nào hội hợp lại, hể gặp Tham Lang miếu vượng thì hay rồi. Thành thử, cách cục là cái theo đuổi cuối cùng. Cũng như Đồng Âm tại Ngọ là hãm hoặc Tham hãm, Kình ở đây cực xấu, nhưng lại thành 1 cách hay. Là do đâu? Do Đồng Âm/Tham cùng Kình hay là do đâu khác? Dù là do Đồng Âm/Tham Kình hay là do Hóa (tức Kình tại Ngọ thì Lộc Tồn tại Tỵ, tức 2 tuổi Bính, Mậu, thì được Hóa), nó đều như nhau thôi, không quan trọng, chung cuộc thì nó trở thành cách hay.

Cái này chắc cũng phải đi rõ hơn. Đắc địa là đắc địa, còn cách cục là cách cục, cả hai đều có ứng dụng của nó.
Vì việc đoán lá số không đơn giản là hai thái cực hoàn toàn rõ rệt : hay - dở, tốt - xấu mà còn phải cân độ nặng nhẹ trong nhiều trường hợp khá nhập nhằng. Còn một hai trường hợp đặc biệt không đại diện cho tổng quan.

Ý của AnKhoa là, để đánh giá được một lá số, cả 3 thứ cần phải xét:
1. Miếu vượng đắc hãm
2. Cách cục hình thành
3. Tính lý tinh đẩu (hợp kỵ)

1 trong 3 mà chưa rõ thì còn nhiều khiếm khuyết.

Các sách đều ghi: sát tinh đã hãm thì tất hung (tác hại nặng), sát tinh mà đắc địa thì tính hung giảm nếu được nhiều cát tinh thì còn đắc dụng.

Ví dụ:
- Hỏa Linh đi với Tham Lang, ok, cơ bản là tốt. Trường hợp này thành cách thì dễ nhận ra rồi.
- Hỏa Linh đi với Cơ Lương tại Tuất hội cát tinh. Lúc này việc nhận định Hỏa Linh là đắc hay hãm cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến đại cục của lá số.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 04/01/2012 - 00:08, said:

Đại khái vậy. Khi có cái nhìn bao quát thì nó đều như nhau, chung qui thì cũng thuộc 1 thể thôi. Vạn pháp quy tông, đều là để xét lá số thôi, mà muốn xem một lá số thì bắt buộc phải xét tổng quan.

Thực ra trong mọi môn học đều cần chia nhỏ vấn đề ra để phân tích, trao đổi để hiểu rõ vấn đề hơn. Và tất nhiên khi đó phải tạm thời bỏ qua không xét một số yếu tố khác. Đành rằng, xét một lá số phải nhìn tổng thể, nhưng tổng thể về cơ bản cũng là tổng hợp từ những chi tiết nhỏ. Cái nhỏ không vững và rõ, e rằng cái tổng thể có thể sai một ly đi một dặm.

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 04/01/2012 - 01:21


#336 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 03:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhduc, on 02/01/2012 - 00:47, said:

Oh nếu vậy theo minhduc hiểu thì các cụ ngày xưa đã nghiệm tử vi từ Dịch, đặt tượng cho các sao cũng từ Dịch, rồi sau đó áp dụng vào giải đoán lá số.

Một lá số tử vi như vậy gói trọn tất cả không gian, thời gian... nói chung là mọi thứ nằm trong đó.

Dùng công cụ người xưa cần hiểu cái lý của bậc thánh nhân. Vì Thánh nhân đầu óc thường đơn giản, cho nên đừng có vẽ rắn thêm chân...

Có phải!?!?
Không phải các cụ ngày xưa đầu óc đơn giản. Mà là thâm sâu. Vâng, thâm sâu, nhưng không phức tạp. Kiến thức có tính hệ thống, sâu xa và tinh tế.
-Tính hệ thống. Là có lớp lang, suy dẫn, có nền tảng. Chẳng hạn như - nói ví dụ cho dễ hiểu - muốn giải phương trình vật lý, thì phải nắm được các phương pháp toán giải phương trình. Mà muốn nắm được phương pháp toán giải phương trình thì lại phải nắm được kiến thức toán học liên quan đến phương pháp đó, ... Ví dụ, giải phương trình chuyển động của hạt, đó là phương trình vi phân, thì phải nắm được phương pháp giải phương trình vi phân, mà muốn giải nó thì phải biết phép vi, tích phân, mà muốn biết vi tích phân thì phải nắm được giải tích toán, v. v. ...tử vi cũng vậy, chỉ vài chữ tôi viết về nhật nguyệt đó thôi, đã thể hiện đủ tính hệ thống của nó rồi.
-Sâu xa và tinh tế. Là căn bản của tính chính xác, tính khoa học, tính nghiên cứu. Khoa học tây phương cũng thế thôi. Học thì phải suy tư, nghiền ngẫm để hiểu, để nắm rõ phương pháp, hiểu khái niệm cho chính xác, phải thấy cho được cái thấy của đối tượng, để chứng minh cho tính đúng đắn - như phù hợp với thực nghiệm, với thực tiễn và có lô gíc, có đạo lý vậy.
Những tính chất như đã nói, cũng như đối với khoa học tây phương, huyền học cũng rất đồ sộ, phải học nhiều lắm mới có thể nắm được. mới có thể đủ để hiểu những lời nói, những câu của tiền nhân, nhiều khi chỉ là những câu ngắn gọn, đơn giản. Mặt khác, ngôn ngữ trong huyền học lại trúc trắc, nên càng khó học hơn nữa.
Hầu hết các bài viết của tôi, đều trọn ý, và cố gắng dẫn giải cụ thể.
Thân ái.

Sửa bởi vuivui: 04/01/2012 - 04:05


#337 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 08:16

Trích dẫn

Cái này chắc cũng phải đi rõ hơn. Đắc địa là đắc địa, còn cách cục là cách cục, cả hai đều có ứng dụng của nó.

Ừa. Ý NL muốn nói trong ví dụ đấy là cách cục, sự hội tụ của tinh đẩu nó quan trọng hơn, cũng như phái TL nói tử vi thế hơn tử vi tinh vậy.

Trích dẫn

Ý của AnKhoa là, để đánh giá được một lá số, cả 3 thứ cần phải xét:
1. Miếu vượng đắc hãm
2. Cách cục hình thành
3. Tính lý tinh đẩu (hợp kỵ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

- Hỏa Linh đi với Cơ Lương tại Tuất hội cát tinh. Lúc này việc nhận định Hỏa Linh là đắc hay hãm cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến đại cục của lá số.

Đồng ý. Nhưng thử nghĩ, nếu Hỏa/Linh dù hãm nhưng đi với cách cục phù hợp, hoặc đi với nhiều cát tinh thì sẽ thế nào. Hoặc ngược lại, dù đắc địa nhưng đi với những sao xấu, cách cục kỵ thì sẽ ra sao.

Thành thử, cách cục quan được ưu tiên trước.

Còn về Hỏa Linh thì có lẽ là bộ sao không những rắc rối về vị trí đắc hãm, mà còn về cách an (trước mắt biết có 3 cách an). Qua sách (hình như theo TVDSTT) thì thấy Hỏa Tinh có vẽ tính theo cục (miếu tại Dần Ngọ Tuất, đắc tại Tỵ Dậu Sửu, lợi tại Hợi Mão Mùi, hãm tại Thân Tí Thìn), còn Linh Tinh thì miếu tại Dần Ngọ Tuất, đắc tại Thìn Tỵ Mùi, hãm tại Dậu Hợi Tí Sửu. Qua bài ca được cho là của Hi Di về Hỏa Tinh có câu: "Thử tinh đông nam lợi, Bất lợi tây bắc sinh". Thành thử, có thể theo cách đắc hãm của TTL là kết hợp và loại bỏ. Nói chung cũng không cần xem nặng nó quá, cũng như Tả Hữu, Xương Khúc, Khôi Việt vậy, tuy có phân đắc hãm vậy chứ không tác dụng gì nhiều. Tả Hữu tại Sửu Mùi tốt hơn, mạnh hơn là vì nó miếu địa hay là vì ở đấy nó đồng cung?

Thanked by 1 Member:

#338 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 08:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 04/01/2012 - 03:32, said:

Không phải các cụ ngày xưa đầu óc đơn giản. Mà là thâm sâu. Vâng, thâm sâu, nhưng không phức tạp. Kiến thức có tính hệ thống, sâu xa và tinh tế.
-Tính hệ thống. Là có lớp lang, suy dẫn, có nền tảng. Chẳng hạn như - nói ví dụ cho dễ hiểu - muốn giải phương trình vật lý, thì phải nắm được các phương pháp toán giải phương trình. Mà muốn nắm được phương pháp toán giải phương trình thì lại phải nắm được kiến thức toán học liên quan đến phương pháp đó, ... Ví dụ, giải phương trình chuyển động của hạt, đó là phương trình vi phân, thì phải nắm được phương pháp giải phương trình vi phân, mà muốn giải nó thì phải biết phép vi, tích phân, mà muốn biết vi tích phân thì phải nắm được giải tích toán, v. v. ...tử vi cũng vậy, chỉ vài chữ tôi viết về nhật nguyệt đó thôi, đã thể hiện đủ tính hệ thống của nó rồi.
-Sâu xa và tinh tế. Là căn bản của tính chính xác, tính khoa học, tính nghiên cứu. Khoa học tây phương cũng thế thôi. Học thì phải suy tư, nghiền ngẫm để hiểu, để nắm rõ phương pháp, hiểu khái niệm cho chính xác, phải thấy cho được cái thấy của đối tượng, để chứng minh cho tính đúng đắn - như phù hợp với thực nghiệm, với thực tiễn và có lô gíc, có đạo lý vậy.
Những tính chất như đã nói, cũng như đối với khoa học tây phương, huyền học cũng rất đồ sộ, phải học nhiều lắm mới có thể nắm được. mới có thể đủ để hiểu những lời nói, những câu của tiền nhân, nhiều khi chỉ là những câu ngắn gọn, đơn giản. Mặt khác, ngôn ngữ trong huyền học lại trúc trắc, nên càng khó học hơn nữa.
Hầu hết các bài viết của tôi, đều trọn ý, và cố gắng dẫn giải cụ thể.
Thân ái.
Vâng, bác nói chính xác hơn em.

Kho tàng các cụ thâm sâu huyền bí, dùng cho hết đã là super man lắm rồi... huống chi sau này đẻ ra thêm tử vi "pha học", hậu nhân vẽ rắn thêm chân đủ thứ tự mình làm khổ lấy mình...

Em nhớ có bác nào trước 1975 có nói về cách an lá số dựa vào Tiên thiên, Trung thiên & Hậu thiên đồ... lý luận dựa vào bào thai trong bụng mẹ xoay 1 vòng tới lúc ra đời theo đúng chuyển vận của Tiên-Hậu thiên bát quái... tóm lại là quá hiển nhiên & siêu việt.Còn mấy cái thứ lý luận tùng phèo rồi gán cái mác pha học, nghe cái tên thấy hay nhưng tới chừng đọc xong thất vọng triền miên... Dịch lý của người Việt quả là hay, nhưng mấy ai được chân truyền, đọc được rồi mới thấy tâm ý người xưa, quả thật hết sức là đơn giản, nhưng mang vào áp dụng thì thấy vô cùng thâm sâu... bởi vậy Dịch là Đạo của người quân tử, của bậc thánh nhân vậy.

Sửa bởi minhduc: 04/01/2012 - 08:29


#339 rrr

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 49 Bài viết:
  • 23 thanks
  • LocationS

Gửi vào 04/01/2012 - 08:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MrAnh, on 29/12/2011 - 16:40, said:

- Thái Dương - Thái Âm tượng âm dương, sinh khí trời đất, sinh vạn vật, chẳng cần xét chi tiết thì cơ bản Thái Dương phải đóng ở ban ngày, chứ mặt trời mọc ban đêm, mặt trăng mọc ban ngày thì chết rồi.... còn đến chi tiết thì rắc rối hơn vì còn dựa vào bộ sao, nhiều vấn đề, đi vào sẽ rất dài dòng, ví dụ xét Thái Âm ở cung Tuất xem có hơn cung khác (Thân đến Tý) không thôi thì với tôi Thái Âm ở cung Tuất (quý thu thổ vượng), ở đây kim suy nhưng thủy quan đới nên khí thủy rất vượng gặp thổ ở đây lại thành tốt (thủy vượng gặp thổ trở thành ao hồ nên hữu dụng).... tất nhiên giải thích này chưa thể đầy đủ nhưng cơ bản là vậy.
- Thất Sát kim tính kim quá mạnh, ở tỵ là nơi kim sinh, ở ngọ là nơi kim mộc dục, nên thất sát ở đó lại hay bởi gặp Hỏa khắc Kim, Kim trở thành vật dụng lại trở lên thanh quý....
- Thiên Cơ mộc ở dậu thì phải để ý nó luôn đi cùng Cự Môn, Kim được Cự Môn để tiết khí, thủy Cự Môn lại sinh Thiên Cơ mộc....
.........
Hôm nay vẫn còn hưởng new year , ngồi cắn móng tay vừa xem "bàn về cách miếu vợng đắc hảm " dài cả cổ ,mới trúng ý .Bác Mr Anh lý giải cách này cũng khá hay .Nếu Mr Anh có vào Topic này , vui lòng lý giải tiếp các sao chính tinh còn lại nhé ??.
Happy new year mời mọi người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi traibuoi: 04/01/2012 - 08:59


#340 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 04/01/2012 - 09:14

Chịu khó ngồi luận là ra thôi.

Ví dụ: Vũ Phá hợi, Vũ kim sinh Phá thủy nhưng hợi là đất vượng thủy sinh thêm thủy thái vượng không tốt nên đề là hãm địa.

Luận ngũ hành đỡ cãi nhau.

Ví dụ bảo Tôn Trung Sơn Việt giải Không Kiếp còn bán tín bán nghi, cãi nhiều mệt ai dùng mới biết, cứ bảo mệnh hỏa nên không sợ Không Kiếp Hỏa Linh là xong.

Còn đằng sau sân khấu phải có đôi tay ma thuật, không thì đến lúc thực chiến vẫn ngã ngửa như thường.

Thanked by 1 Member:

#341 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 04/01/2012 - 11:26

Mình đang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sau khi đọc tới đây...Phù...

#342 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 15:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 04/01/2012 - 08:16, said:

Còn về Hỏa Linh thì có lẽ là bộ sao không những rắc rối về vị trí đắc hãm, mà còn về cách an (trước mắt biết có 3 cách an). Qua sách (hình như theo TVDSTT) thì thấy Hỏa Tinh có vẽ tính theo cục (miếu tại Dần Ngọ Tuất, đắc tại Tỵ Dậu Sửu, lợi tại Hợi Mão Mùi, hãm tại Thân Tí Thìn), còn Linh Tinh thì miếu tại Dần Ngọ Tuất, đắc tại Thìn Tỵ Mùi, hãm tại Dậu Hợi Tí Sửu. Qua bài ca được cho là của Hi Di về Hỏa Tinh có câu: "Thử tinh đông nam lợi, Bất lợi tây bắc sinh". Thành thử, có thể theo cách đắc hãm của TTL là kết hợp và loại bỏ. Nói chung cũng không cần xem nặng nó quá, cũng như Tả Hữu, Xương Khúc, Khôi Việt vậy, tuy có phân đắc hãm vậy chứ không tác dụng gì nhiều. Tả Hữu tại Sửu Mùi tốt hơn, mạnh hơn là vì nó miếu địa hay là vì ở đấy nó đồng cung?

Đúng là Hỏa Linh hơi rắc rối.
Nhưng em nghĩ việc đắc hãm của sát tinh thì cần được xem xét kỹ lưỡng hơn với sự đắc hãm của cát tinh.

Bởi đẩu số cốt tủy phú thuyết: "Tiên minh cách cục. Thứ khán ác tinh"

Việc nhìn sát tinh phân bổ trên lá số cùng với sự đắc hãm (hay nói cách khác là lực phá hoại nặng hay nhẹ) mà biết được cách cục của lá số vẫn được hình thành hay bị phá.

Tả Hữu Khôi Việt là các trợ tinh, nên sự đắc hãm không quan trọng.
Nhưng Xương Khúc thì khác, bởi nó cũng là sao rắc rối, nên trình an sao của lyso.vn vẫn đề đắc hãm của Xương Khúc.

Tuy nhiên, sự đắc hãm của lục cát thì Đẩu số toàn thư không bàn, nhưng lục sát thì lại bàn khá kỹ.

Kiểu như, trong một tổ chức, có một anh phá hoại, xem vào lực phá hoại của anh này và sự kiểm soát của tổ chức có thể đoán được tổ chức này về đại cục là thế nào. Anh phá hoại này mà làm to, đứng ở vị trí quan trọng, lại có người đỡ đầu thì cả đám người thông minh tốt lành khác cũng không thể xoay chuyển được cục diện.

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 04/01/2012 - 15:09


Thanked by 1 Member:

#343 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 04/01/2012 - 23:22

AnKhoa& said:

Đúng là Hỏa Linh hơi rắc rối.
Nhưng em nghĩ việc đắc hãm của sát tinh thì cần được xem xét kỹ lưỡng hơn với sự đắc hãm của cát tinh.

Hẳn nhiên rồi.

Còn ý NL ở trên là sự "miếu địa" hoặc "đắc địa" của Tả Hữu, Xương Khúc (hoặc Long Phượng, Quang Quý, v.v... tốt) [những bộ sao đôi] tại Sửu Mùi là do nó vốn đắc địa tại đây nên lực mạnh hay do "cộng lực" (đồng cung) mà ra. Ngay cả bộ Không Kiếp cũng vậy, miếu tại Tỵ Hợi, đắc tại Dần Thân (Tả Hữu tại Sửu Mùi Thìn Tuất]. Từ đó, NL nghĩ tới 1 phần là do cộng lực, phải xét thêm khi nó hội với các tinh đẩu khác. Cũng như Tham Linh Hỏa vậy. Khi nó đi cũng với sao tốt, theo cách cục thì cái (tính chất) tốt của nó tăng lên, cái xấu giảm xuống, hoặc ngược lại. Hoặc xa hơn là như Xương Khúc vậy, khi đi cùng với nhiều sao xấu, yếu đuối, dâm tinh thì nó trở nên xấu hơn. Đại khái vậy.

Trích dẫn

Tả Hữu Khôi Việt là các trợ tinh, nên sự đắc hãm không quan trọng.
Nhưng Xương Khúc thì khác, bởi nó cũng là sao rắc rối, nên trình an sao của lyso.vn vẫn đề đắc hãm của Xương Khúc.

Tại vì bản thân của Xương Khúc nhạy hơn, mang nhiều ý nghĩa, tính chất hơn chăng?

Sửa bởi NgoaLong: 04/01/2012 - 23:34


Thanked by 2 Members:

#344 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 04/01/2012 - 23:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 04/01/2012 - 23:22, said:

Còn ý NL ở trên là sự "miếu địa" hoặc "đắc địa" của Tả Hữu, Xương Khúc (hoặc Long Phượng, Quang Quý, v.v... tốt) [những bộ sao đôi] tại Sửu Mùi là do nó vốn đắc địa tại đây nên lực mạnh hay do "cộng lực" (đồng cung) mà ra. Ngay cả bộ Không Kiếp cũng vậy, miếu tại Tỵ Hợi, đắc tại Dần Thân (Tả Hữu tại Sửu Mùi Thìn Tuất]. Từ đó, NL nghĩ tới 1 phần là do cộng lực, phải xét thêm khi nó hội với các tinh đẩu khác. Cũng như Tham Linh Hỏa vậy. Khi nó đi cũng với sao tốt, theo cách cục thì cái (tính chất) tốt của nó tăng lên, cái xấu giảm xuống, hoặc ngược lại. Hoặc xa hơn là như Xương Khúc vậy, khi đi cùng với nhiều sao xấu, yếu đuối, dâm tinh thì nó trở nên xấu hơn. Đại khái vậy.
Đồng ý với NgoaLong. Có thể thấy thêm ở các câu phú về cách giáp hay nhị hợp thì luôn cần có cặp mới thành cách.

Thanked by 1 Member:

#345 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 05/01/2012 - 00:02

Ok. Vấn đề cộng lực em đồng ý, các sao thành cặp khi đồng cung, xung chiếu, tam hợp, cùng giáp một cung thì lực sẽ mạnh hơn.

Nhưng, chừng đó chưa đủ bao quát. Vậy, còn những trường hợp không phải như trên thì sao, có cùng một lực không. Nếu không xét tới đắc hãm thì e rằng coi là lực như nhau, nhưng nếu xét tới đắc hãm thì lại phân thành 2 trường hợp.

Ví dụ: Khúc tại Tý và Khúc tại Ngọ, đều độc thủ (không hội hợp Xương), vậy thì ý nghĩa và lực của tại hai cung thế nào. Hay xét một trường hợp "sạch" hơn là mệnh VCD có có một trung tinh là Khúc độc thủ, tam phương tứ chính không có sát tinh, thì cân nặng nhẹ hai trường hợp tại Tý và Ngọ ra sao ?

Ý em là muốn bàn cho nó chi ly và cụ thể cho nhiều trường hợp, không chỉ nhìn vào những cách cục hay trường hợp đã rõ ràng.

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 05/01/2012 - 00:06







Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |