Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
buiram, on 30/11/2011 - 22:58, said:
Cám ơn MrAnh nhiều. Mấy kiến thức trên tôi không biết gì. Bây giờ tôi đã hiểu được phần nào vì sao bạn viết rằng HTBQ là nền tảng của các môn lý số.
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI:
Phục Hy vạch quẻ thì lấy vạch liền làm phù hiệu cho khí dương và vạch đứt làm phù hiệu cho khí âm. Điều đó cho thấy đạo trời được diễn tả bằng âm và dương. Đạo đất được diễn tả bằng nhu và cương, đạo người được diễn tả bằng nhân và nghĩa. Đó là trong thuyết tam tài, ở quẻ Càn có 3 vạch vạch trên là đạo trời, vạch dưới là đạo đất, vạch giữa là đạo người và con người sinh ra giữa trời đất, âm dương, 8 quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái là do Phục Hy vạch quẻ và sắp xếp 8 hiện tượng trên trong thiên nhiên theo đúng qui luật của trời đất sinh ra nó, bởi vậy mới gọi là tiên thiên.
Trời thì sinh ra 4 cái động, đất thì sinh ra 4 cái tĩnh. Lấy các vạch dương và các vạch âm từ dưới lên cả 3 tầng ta lần lượt được 3 vạch nhưng vạch theo thứ tự từ dưới lên ta được 8 quẻ theo Tiên Thiên Bát Quái. Các quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc về bên trái từ 0h tới 12h. Các quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thuộc về bên phải. Trong viên đồ, 4 quẻ này theo chiều đi xuống từ 13h tới 0h. Điều này cũng cho thấy trong tiên thiên âm chủ giáng, dương chủ thăng, âm bên phải dương bên trái.
Sau khi trời đất định ngôi, âm dương xác lập thì trời trên, đất dưới, thiên cầu ở phương nam mà thiên cầu đối địa cầu thì quả đất ở phương bắc. Thuỷ hoả đối lập nhau nhưng thuỷ hoả chẳng diệt nhau, chúng tương tác với nhau để sinh công dụng, mặt trời thường mọc ở phương đông, nước chảy thường ở phía tây sang đông nên quÎ y ở phương đông, quÎ Khảm ở phương tây. Sấm gió thường xô xát nhau, gió nhiều ở tây nam, sấm nhiều ở đông bắc nên quẻ Tốn ở phương tây nam và quẻ Chấn giữ vùng đông bắc. Núi đầm thông khí, nơi có núi thường có đầm, có sông có suối, mà núi nhiều ở tây bắc, còn sông suối và đầm có nhiều ở đông nam vì vậy Cấn định vị ở tây bắc, và Đoài chiếm chỗ ở đông nam. Đó là những điều Phục Hy quan sát và nhận thấy nên ông vạch ra Tiên Thiên Bát Quái dựa trên lý lẽ của trời đất. Vì thế có câu Tiên Thiên Bát Quái là hình nhi thượng học nghiên cứu về thiên lý ( nghĩa là môn học đầu tiên nghiên cứu về lý lẽ của trời đất.).
HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Trong quẻ Phong Thiên Tiểu Súc, thoán từ viết: Tiểu Súc hanh, mật vân bất vũ, tự ngã tây giao nghĩa là: chứa nhỏ thì hanh thông, mây đen kịt mà không mưa ở cõi trời phía tây của ta. Trong quẻ này khuyên người quân tử nên hoạt động văn tài viết lách mà không nên làm việc chính trị. Quẻ này ứng vào số phận vua Văn bị Trụ Vương cho rằng có tài, tìm cách giết đi nhưng chưa có lý do nên giam vào ngục Dữu Lý trong 7 năm. Trong thời gian này, Văn Vương viết Kinh Dịch, sắp xếp lại các quẻ theo qui luật cuộc sống con người và xã hội, theo quan điểm thực tế hơn gọi là Hậu Thiên Bát Quái.
Vì vậy mới nói Tiên Thiên Bát Quái là hình nhi thượng học nghiên cứu về thiên lý, còn Hậu Thiên Bát Quái là hình nhi hạ học nghiên cứu về nhân sự, nói cách khác thì Tiên Thiên Bát Quái là một môn học đầu tiên nghiên cứu về lý lẽ của trời đất, còn Hậu Thiên Bát Quái là môn học sau này nghiên cứu về việc của con người. Tiên Thiên Bát Quái là nguyên thể, Hậu Thiên Bát Quái là công dụng, tiên thiên là bất dịch, hậu thiên là giao dịch và biến dịch, tiên thiên là vô hình, hậu thiên là hữu hình, âm dương là tiên thiên vì âm dương là vô hình, ngũ hành là hậu thiên vì ngũ hành là hữu hình. Trong âm dương cũng có âm dương tiên thiên và âm dương hậu thiên.
Cho nên Văn Vương sắp xếp lại vị trí các quẻ theo công dụng của nó là sự cần thiết và
trên thực tế, sau này nó được vận dụng trong châm cứu, làm lịch, nông nghiệp và người ta thường sử dụng Hậu Thiên Bát Quái. Tiên Thiên Bát Quái dựa theo số 9 của Lạc Thư, còn Hậu Thiên Bát Quái dựa theo vị trí 10 số của Hà Đồ. chỉ lấy số của lão dương là số 9 mà không lấy thiếu dương là số 7, vì già thì biến, nghĩa Như trên đã nói, Hậu Thiên Bát Quái được xếp đặt theo cách suy nghĩ của con người để phát huy công dụng của bát quái. Quẻ Ly là hoả, là mặt trời mọc ở phương đông nhưng độ nóng ở đây là cực tiểu, nó chỉ lớn hơn thiếu dương một ít, chỉ khi nào nó về phương nam, nắng vàng rực rỡ thì hoả mới phát huy công dụng, vì vậy quẻ Càn là biến dịch thì công dụng sinh ra, còn trẻ thì không biến nên chưa thấy được công dụng. Ly hoả ở phương đông thì sao mà phơi thóc và phơi khô các vật được, chỉ có ở phương nam ly hoả mới phát huy công dụng. Cũng như đời người khi còn trẻ, từ lúc đẻ ra tới lúc 16 tuổi thì mẹ chỉ hy vọng vào con cái, đến khi con đủ khôn lớn, tam thập nhi lập ( 30 – 32 tuổi ) thì lúc ấy mới tin tưởng mà giao trách nhiệm cũng như gia tài cho con cái. Vì vậy Văn Vương xếp quẻ Ly vào vị trí của quẻ Càn ở phía nam như con thay bố mẹ. Mặt trời ly hoả ở phương nam để soi sáng khắp nơi, để nghe ngóng thiên hạ thì khảm thuỷ là nước, là mặt trăng phải ở phương bắc để đối diện theo lẽ âm dương. ....
Bạn có thể tự mình tìm hiểu thêm, có rất nhiều tài liệu liên quan giải thích và viết về vấn đề này, tôi viết lại cho bạn, để nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về lý số thì nên tìm hiểu, tôi nghĩ chắc chắn tốt cho bạn nếu bạn muốn nghiên cứu tử vi.
Mranh
Sửa bởi MrAnh: 01/12/2011 - 00:01