Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#646 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 15/10/2016 - 13:56

Xót xa thay !

Mẹ già bệnh nặng nhưng con nhất định xin bác sĩ cho thuốc về nhà uống để còn trông nhà,giữ cháu

-Bác sỹ có thể cho thuốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhập viện, nhà tôi đơn chiếc lắm
- Con bà đâu? Bà đi khám bệnh một mình à?
- Tụi nó đi làm hết rồi.
- Bận rộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi bệnh nặng đi khám bệnh một mình sao?
Mình hỏi xong tự dưng thấy có lỗi với bà cụ, bởi câu hỏi đó chỉ làm bà tủi thân và xót xa. Người cần nghe thì không có mặt ở đây.
Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ gầy guộc như cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Đường huyết 480 mg%, Na+ 157, Creatinin 2,5mg%, ECG : rung nhĩ đáp ứng thất nhanh....
Vậy mà ...
Mình biết cho thuốc gì bây giờ? Insulin ư? Bà cụ có chích insulin được không? Nhìn đôi mắt ngân ngấn lệ mà se sắt trong lòng.
Ngỡ như mình đang "kiệt" nước.
- Bà ơi, bà nghe lời con nhập viện đi. Bệnh bà nặng lắm. Bà có thể vào hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.
- Không được đâu. Bác sĩ cứ cho thuốc đi.
- Bà đọc số điện thoại con bà đi, con gọi cho. Bệnh của bà phải nhập viện.


Bà cụ nhìn mình một hồi rồi mới lập cập giở tờ giấy lận lưng có ghi số điện thoại con mình.
- Alo, phải chị là con bà Nguyễn Thị A không?
- Đúng rồi.
- Mẹ chị bệnh nặng lắm, phải nhập viện.
- Cho thuốc về được không? Bả còn phải coi nhà và hai đứa nhỏ nữa. Vợ chồng tui chiều nay có cuộc họp quan trọng.
- Chị nói đùa hay sao vậy? Tôi là bác sĩ đang khám cho bà đây.
Mình gần như quát lên trong điện thoại.
- Vậy thôi, nhập thì nhập. Mà ở bệnh viện đó có dịch vụ thuê người nuôi bệnh không? [/indent][indent]
Bây giờ mình mới hiểu được tại sao bà cụ không muốn nhập viện. Ôi ... giá như mình đừng hiểu, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người ....
Nhiều khi chúng ta mê mải với cuộc mưu sinh, mà quên còn mẹ ở bên, bạn nhỉ? Hay do tình yêu và sự hy sinh của mẹ quá thầm lặng, đến nỗi chúng ta không cảm nhận được!
Mỗi đêm chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc tivi xem trận đá bóng ngoại hạng, xem cô ca sỹ hở hang bốc lửa hát... mà quên hỏi mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không,mùa mưa về khớp xương có nhức mỏi hơn không?
Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một nhành hoa? Có bao giờ chúng ta chở mẹ lang thang phố, hay ghé vào một quán nào đó, ngồi lặng im bên mẹ và nhìn mẹ ăn?
Rồi một ngày không xa, chúng ta vội vàng đưa mẹ đến phòng cấp cứu trong cơn nguy kịch. Rồi một ngày bác sĩ nhìn chúng ta lắc đầu hỏi : Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?
Rồi chúng ta ngỡ ngàng hối tiếc ... Mẹ đã ra đi. Bây giờ bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiền của cũng không thể nhìn thấy thêm một lần nữa nụ cười hiền từ bao dung
của mẹ.


*********** Trở về sau cuộc cờ tàn.
Bàn chân con bước bao lần chông chênh.
Bao lần khó ngủ trong đêm.

Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?

***********
Lòng MẸ bao la như BIỂN THÁI BÌNH hiền hòa!
Ngày nào cũng là ngày của lễ VU LAN

(SƯU TẦM)

Sửa bởi DucBichPham: 15/10/2016 - 14:04


Thanked by 5 Members:

#647 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 17/10/2016 - 17:02

Nhân quả báo ứng, thiện ác hữu báo là quy luật bất biến của trời đất. Người tham lam chỉ muốn vơ vét của cải cho riêng mình ắt sẽ bị trừng phạt, còn người lương thiện, luôn lấy thiện đãi người sẽ được phúc báo. Kết cục của từng người trong câu chuyện về chiếc gương báu dưới đây là minh chứng cho điều này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lòng người Trời đều nhìn thấy rõ, thiện ác hữu báo phân minh không chút sai lệch. (Ảnh minh họa)
Năm Long Hưng đời Tống, ở huyện Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên có một người đánh cá tên là Vương Giáp. Vương Giáp không giàu có gì nhưng rất tốt bụng, hay làm điều tốt giúp đỡ mọi người. Một hôm đang cùng với vợ giăng lưới bắt cá, ông nhìn thấy dưới đáy nước như có vật gì sáng lóe, bèn vớt lên xem thì thấy một cái gương cổ, trên có khắc bốn chữ “Tụ bảo chi kính”. Hai vợ chồng đều không biết chữ nên không hiểu giá trị của cái gương, bèn cầm về nhà cất để đấy.
Lại một hôm khác, Vương Giáp một mình đánh cá ở bên sông, thấy trên bãi có hai hòn đá nhỏ bằng hạt sen, trong vắt và sáng lóng lánh. Ông bèn nhặt lấy đem về nhà, lấy vải bọc lại rồi đeo lên thắt lưng. Mấy hôm sau, có người Ba Tư qua nơi này, nhìn thấy Vương Giáp bảo ngay rằng trong người ông có báu vật. Đoán chắc người này biết xem ngọc, Vương Giáp bèn lấy hai viên đá nhỏ đó ra cho ông ta xem.
Người vừa nhìn thấy đã tấm tắc không ngớt, nói rằng đây là hai viên “đá lọc nước”, nó có thể làm nước đục thành trong, biến nước biển mặn thành nhạt. Rồi ông ta bỏ ra ba vạn đồng mua hai viên đá đó. Thấy ông ta đúng là người biết đồ cổ, Vương Giáp bèn lấy cái gương cổ ra. Người này nhìn thấy lập tức vái lạy nói: “Đây là cái gương quý, vô cùng kỳ diệu, ông phải cất giữ cho cẩn thận”. Vương Giáp bảo người đó hãy mua luôn cả cái gương này đi. Người đó nói: “Không phải bất cứ ai cũng có thể có được gương này. Tôi có được một báu vật đá lọc nước là đủ lắm rồi”. Nói xong từ biệt rồi bỏ đi. Vương Giáp nghe lời, cất thật kỹ cái gương cổ đi.
Kể cũng lạ, từ khi có được cái gương, Vương Giáp như được vận đỏ, vàng bạc của cải cứ tự nhiên tới. Chẳng bao lâu, trong nhà nào hũ nào bình, toàn để đầy vàng bạc. Thấy vậy, hai vợ chồng đâm lo. Một là vì suốt đời họ quen ăn uống rau dưa, chẳng cần gì nhiều vàng bạc như vậy; hai là số của này không phải tự mình làm ra, sợ rằng trời chẳng để yên. Họ bàn nhau mãi, cuối cùng đem tất cả vàng bạc ra bố thí cho người nghèo khó. Còn cái gương thì đem biếu Thiền viện Bạch Thủy ở núi Nga My. Thế là hai người ăn chay mười mấy ngày rồi chân thành mang cái gương đi tặng.
Sư trụ trì Thiền viện Bạch Thủy từ lâu đã nghe nói đến cái gương thần kỳ ở nhà Vương Giáp, bây giờ thấy vợ chồng Vương Giáp thành tâm đến tặng thì nảy lòng tham, định chiếm lấy làm của riêng. Đợi cho vợ chồng Vương Giáp đi khỏi, lão bèn tìm một người thợ giỏi làm một cái gương giống hệt như vậy. Lão trả rất hậu hĩnh cho người thợ đó và dặn rằng phải giữ bí mật. Lão đem giấu chiếc gương quý đi rồi đem gương giả đặt sau chỗ tượng Phật, tự nghĩ rằng sẽ chẳng ai biết được.
Vị sư trụ trì có được gương quý rồi, từ đó tiền của bạc vàng cứ tự nhiên đến. Lão bắt đầu xây cất, tu sửa ngôi chùa rất lộng lẫy, rồi lại mua rất nhiều kẻ hầu người hạ. Chỉ một thời gian, ngôi chùa trở nên thịnh vượng, giàu có không sao kể hết.
Còn Vương Giáp, từ sau khi dâng biếu cái gương rồi, nhà ngày càng càng sa sút, hai vợ chồng cũng đã lớn tuổi không có sức đi giăng lưới bắt cá nữa, cuộc sống ngày càng cực khổ. Nghĩ lại hồi trước cái gương đã mang lại cho bao nhiêu là tiền của, họ thấy tiếc. Thế rồi họ quyết định đi đến Thiền viện Bạch Thủy đòi lại chiếc gương để cuộc sống yên ổn lúc tuổi già.
Đến nơi, Vương Giáp cứ lo là vị sư trụ trì sẽ từ chối không trả lại, nào ngờ vừa nghe nói lão rất bình thản trả lời rằng: “Gương báu vốn là vật ngoài thân, bây giờ nên trở về với chủ cũ thôi”. Lão bảo Vương Giáp tự trèo lên bệ Phật lấy gương xuống. Vương Giáp nhìn kỹ cái gương thấy hoàn toàn giống cái gương trước, bèn yên tâm mang về nhà.
Về nhà rồi, hai vợ chồng ngày ngày mong ngóng gương quý mang lại vận đỏ cho mình, vàng bạc lại cứ tự nhiên mà tới, nhưng chờ mãi chẳng hề thấy vận đỏ nào. Họ vẫn sống rất khổ cực, trong khi đó Thiền viện Bạch Thủy vẫn cứ thịnh vượng, tiền của bạc vàng đổ vào như nước thủy triều dồn đến. Thấy vậy, có người nói có lẽ vị sư trụ trì Thiền viện đã giấu cái gương thật đi mà trả lại cái gương giả, vậy là tham quá! Người thợ làm gương kia trước đây không biết sư trụ trì bảo làm gương để làm gì, nay nghe người ta bàn tán như vậy mới biết điều bí mật, bèn nói toạc chuyện ra.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở phủ Thành Đô có một viên quan Đề hình tên là Hồn Diệu. Viên quan này cũng tham lam. Khi nghe nói ở Thiền viện Bạch Thủy từ khi có được cái gương báu đã vô cùng giàu có, lão nghĩ mình có quyền thế, nhất định sẽ chiếm được cái gương đó. Bèn sai một kẻ tâm phúc là Tống Hỷ đến Thiền viện để đòi gương. Tống Hỷ đến nơi, nói cho sư trụ trì biết ý muốn của quan Đề Hình. Vị sư nói Thiền viện Bạch Thủy trước đây quả có cái gương quý do thí chủ Vương Giáp cúng, nhưng bây giờ thí chủ đó đã lấy lại rồi nên chùa không còn cái gương nào cả. Rồi vị sư này ngầm đút cho Tống Hỷ rất nhiều bạc, bảo y cứ về nói với quan như vậy.
Hồn Diệu vừa nghe Tống Hỷ nói lại nổi trận lôi đình, quát: “Ta tra xét thấy có rõ ràng mà lão dám bảo là không có. Ngươi hãy đi lấy về cho ta, nếu lão không nộp, ta sẽ giết sạch lũ lừa lọc đó!”.
Tống Hỷ lại đành phải đến Thiền viện. Vị sư trụ trì vẫn khăng khăng nói là Vương Giáp đã đòi cái gương về rồi, trong chùa hiện không có gương báu. Rồi lão lấy một ngàn lượng vàng bảo Tống Hỷ đem về biếu quan Đề Hình.
Quan nhìn thấy vàng thì cười híp mắt lại, nhưng rồi lại nghĩ nếu như có được cái gương báu thì sẽ muốn gì có nấy, cần gì số vàng này? Còn lão sư kia, đã nói rành rành rằng gương báu đã trả về chủ cũ, tại sao lại còn đem nhiều vàng thế này hối lộ ta? Thế là quan Đề Hình kết tội vị sư trụ trì hối lộ quan, và cho rằng lão đang ở trong tay mình, ra lệnh bắt giam vào ngục. Nhân chứng, vật chứng đều đầy đủ, quan Đề Hình cho rằng thế nào vị sư trụ trì cũng phải chịu, nên ngày ngày cho người dùng nghiêm hình tra khảo bắt lão phải nộp gương báu. Thế nhưng sư trụ trì cứ một mực nói rằng gương báu đã trả lại cho Vương Giáp. Quan tức lắm, sai đánh sư trụ trì thừa sống thiếu chết, nhưng vẫn không biết cái gương đang ở đâu, bèn sai bốn tên công sai tới thẳng Thiền viện lục soát hết trong ngoài.
Sư trụ trì có một đồ đệ là Chân Không vốn rất khôn ngoan lanh lợi, xưa nay việc gì cũng làm theo sư phụ. Sư trụ trì xem y là người tâm phúc, chuyện gì cũng nói cho y biết. Hôm đó, Tống Hỷ vừa đi khỏi, sư trụ trì có linh tính là sẽ rắc rối to, bèn lập tức cùng Chân Không đem giấu kỹ tất cả mọi của cải vàng bạc trong chùa trong đó có cả cái gương báu. Lúc sư phụ bị công sai giải đi, Chân Không an ủi lão rằng: “Sư phụ cứ yên tâm, Chân Không này nhất định sẽ dùng vàng bạc đánh thông mọi khâu để cứu sư phụ”.
Thế nhưng, Chân Không là tên khẩu Phật tâm xà, y thấy sư phụ bị bắt như vậy thì như mở cở trong bụng: món tài sản lớn như thế, lại thêm cái gương báu nữa, đủ cho ta sung sướng suốt cả đời! Thế là ngay đêm ấy, y thu gom của cải quý giá trốn đi. Đến lúc Tống Hỷ và bốn tên công sai tới thì đã thấy trống không. Người trong chùa nói: “Chân Không gánh tiền của đi cứu sư phụ rồi”. Tống Hỷ chỉ đành tay không trở về bẩm báo.
Ở trong ngục, sư trụ trì ngày ngày trông ngóng đồ đệ đến cứu, bây giờ nghe cai ngục nói Chân Không đã vơ vét tất cả của cải trong chùa trốn đi rồi thì căm giận vô cùng, lại thêm suốt ngày bị nghiêm hình khảo đả, ông sư quen sống sung sướng đầy đủ này chịu sao cho nổi nên đêm đó đã lìa đời ngay trong ngục.
Chân Không trốn ra khỏi vùng, thuê một tên phu, rồi xuyên núi vượt khe, đi về hướng Lê Chân. Y định tìm một nơi yên tĩnh đẹp đẽ để sống thật thoải mái cuộc đời thế tục. Nhưng đang đi thì bỗng trời đất mù mịt tối sầm, không còn nhìn ra phương hướng nữa. Lúc đó, bỗng từ đám mây mù lóe lên một người. Người này trông rất uy nghi, tay cầm cây phương thiên họa kích, chặn đứng bọn Chân Không lại. Tên phu sợ quá vứt bỏ gánh đồ, co chân chạy. Chân Không hoảng hồn ôm lấy cái gương báu đâm đầu nhào về phía trước rồi loạng choạng lao vào rừng sâu. Bỗng một trận cuồng phong nổi lên, một con hổ dữ từ trong rừng xuất hiện cắn chết tươi Chân Không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hôm đó, vợ chồng Vương Giáp đi tìm người bà con, đến chỗ đầu khe suối bỗng nhìn thấy một gánh đồ vứt ở giữa đường. Đến gần nhìn thấy toàn là vàng bạc của cải. Hai vợ chồng nghĩ chắc là người gánh mệt quá đi tìm chỗ nào nghỉ chân. Họ cứ đứng canh cái gánh, mãi cho đến lúc mặt trăng đã lặn vẫn không thấy ai lại lấy. Vương Giáp bèn nhấc gánh đem về nhà. Họ đâu có biết số vàng bạc của cải đó đều là do cái gương báu đem lại.
Về đến nhà, hai vợ chồng đem số vàng bạc của cải đó phân phát hết cho những người nghèo khổ không nơi nương tựa, còn họ thì vẫn sống thanh bạch như cũ.

Mai Mai sưu tầm



Thanked by 2 Members:

#648 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 19/10/2016 - 14:41

Giúp người chính là giúp mình, hại người chính là hại mình

Có một người phụ nữ mỗi lần làm bánh cho gia đình, bà đều làm nhiều hơn một cái và đặt ở cửa sổ để người nào đói khát đi qua có thể lấy ăn. Dần dà, bà phát hiện ra, hàng ngày, người đến lấy bánh đều là một ông lão gù lưng.
Ông lão gù lưng này, mỗi lần lấy bánh xong không những không cảm ơn mà còn lầm bầm làu bàu một câu: Làm việc ác – lưu ở bên mình, làm việc thiện – trở về bên mình”. Nhưng người phụ nữ ấy chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa của câu nói này.
Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, ông lão gù lưng đều đến bên cửa sổ nhà bà, lấy bánh và lầm bầm câu nói đó rồi rời đi không một lời cảm ơn.
Thái độ của ông lão khiến cho người phụ nữ này có chút căm tức:
Ngay cả một câu cảm ơn cũng không có!
Đồng thời bà cũng cảm thấy khó hiểu:

Ông lão gù lưng này ngày nào cũng nói một câu nói đó, rốt cuộc là có ý nghĩa gì?
Thế rồi đến một ngày, người phụ nữ này quyết tâm loại trừ ông lão gù lưng kia để không còn phải nghe câu nói khó chịu ấy nữa, bà nghĩ:
Xem ra ta phải triệt để trừ bỏ ông lão này mới được…
Thế là, bà liền cho thuốc độc vào bên trong bánh.

Nhưng ngay khi bà cầm chiếc bánh chứa độc để lên cửa sổ, tay bà bắt đầu run rẩy.
Mình đang làm gì đây?
Bà đột nhiên bừng tỉnh và lập tức đem chiếc bánh ném vào lửa thiêu hủy đi. Rồi, bà lại làm một chiếc bánh khác như thường lệ và đặt ngoài cửa sổ.

Ông lão gù lưng lại đến lấy chiếc bánh và lại như mọi ngày lầm bầm câu nói đó mà không biết rằng người phụ nữ kia đang rất buồn bực trong lòng.
Kỳ thật, mỗi lần người phụ nữ mang bánh để ngoài cửa sổ, bà đều phát một tâm cầu nguyện cho người con trai đang mưu sinh ở phương xa. Con trai bà đi làm ăn đã mấy năm nay mà không hề có tin tức gì về nhà. Bà lo lắng nên cầu nguyện cho người con trai được bình an vô sự, sớm trở về nhà.
Thế rồi, vào đúng buổi tối hôm đó, bà nghe thấy tiếng gõ cửa, điều bà luôn mong chờ đã xảy ra, đó chính là con trai của bà đã trở về.
Bà nhìn thấy con trai mình, quần áo rách rưới, thân thể gầy gò, có vẻ như anh ta đã đói bụng trong một thời gian dài rồi.
Bà vội vàng nói:
Con chờ mẹ lát, mẹ đi lấy đồ ăn cho con ngay đây!
Người con trai liền kể:

Mẹ! Con có thể đứng ở đây đã là một kỳ tích rồi! Lúc ở cách nhà một đoạn xa xa, con đã đói khát đến mức không thể đi nổi và ngã vật xuống ven đường. Lúc này, một ông lão lưng gù đi ngang qua, con đã cầu xin ông ấy cho con một chút đồ ăn, dù là một miếng bánh vụn cũng tốt. Nhưng mẹ biết không? Ông ấy đã đưa cho con nguyên một chiếc bánh thơm ngon đấy! Ông ấy còn nói rằng: “Đây là đồ ăn hàng ngày của ta, nhưng hôm nay ta cho cháu, bởi vì cháu cần nó hơn!
Nghe đến đây, sắc mặt người mẹ trắng bệch! Bà dựa người vào tường và vịn tay vào cánh cửa, không nói được lời nào…
Cuối cùng thì bà cũng đã hiểu ra ý nghĩa của câu nói mà ông lão lưng gù kia vẫn nói.

Sưu tầm


Sửa bởi DucBichPham: 19/10/2016 - 14:46


Thanked by 4 Members:

#649 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 21/10/2016 - 11:08

Văn Chủng và Phạm Lãi là hai mưu sĩ đại tài của Việt vương Câu Tiễn. Có thể nói, không có Văn Chủng và Phạm Lãi thì không có sự nghiệp phục quốc vĩ đại của Câu Tiễn. Tuy nhiên kết cục số phận của 2 người họ lại hoàn toàn khác nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu. (Ảnh minh họa)
Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trải qua mấy năm cố gắng, khiến thực lực nước Việt trở nên hùng mạnh, nhà vua vô cùng mừng rỡ, thường cùng hai vị đại thần Phạm Lãi và Văn Chủng thương nghị việc thảo phạt nước Ngô.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bấy giờ, Ngô Vương Phù Sai do được làm bá chủ, nên tỏ ra vô cùng kiêu ngạo và đam mê hưởng lạc, Câu Tiễn vẫn thường xuyên cử người sang tiến cống và bày tỏ lòng trung thành đối với nước Ngô. Lão thần Ngũ Tử Tư thấy vậy mới trách vua Ngô rằng: “Đại vương năm xưa lẽ ra không nên thả Câu Tiễn về nước, Thần nghe nói Câu Tiễn sống cuộc đời nếm mật nằm gai, đang mài sắc ý chí, chúng ta không thể lơ là về điều này “. Nhưng Phù Sai nào chịu nghe theo.
Văn Chủng được biết Phù Sai ham mê tửu sắc, bèn khuyên Câu Tiễn hãy tuyển chọn mỹ nữ trong nước đem dâng cho Phù Sai, sau tìm được một mỹ nữ tên là Tây Thi, bèn lệnh cho Phạm Lãi đưa sang nước Ngô. Phu Sai thấy Tây Thi đẹp như hằng nga giáng trần thì mê mẩn tâm thần, rồi từ đó càng thêm lơ là việc nước.
Hai năm sau, nước Ngô đánh bại được nước Tề, Phù Sai càng thêm hý hửng, quan lại các cấp đều đến chúc mừng, duy chỉ có Ngũ Tử Tư thì nói rằng: “Việc đánh bại nước Tề đã thấm vào đâu, nước Việt mới là nguồn gốc gây ra tai họa, chỉ có diệt xong nước Việt, thì mới trừ được hậu hoạn”. Ngô vương Phù Sai nghe vậy cảm thấy rất cụt hứng.
Ít lâu sau, Phù Sai cử Ngũ Tử Tư đi sứ nước Tề, Ngũ Tử Tư cảm thấy việc vua Ngô mất nước đã gần trong gang tấc, nên đã gửi con cho một vị đại thần nước Tề nuôi hộ, đổi họ Vương Tôn Thị. Bá Tích biết được bèn đem mách với Phù Sai và đơm đặt Ngũ Tử Tư. Sau khi Ngũ Tử Tư về nước, Phù Sai bèn lập tức cử người đem một thanh kiếm sang bức Ngũ Tử Tư phải tự sát, Ngũ Tử Tư không biết nói sao mới dặn lại các tùy tùng rằng: “Ngày tận số của nước Ngô chẳng còn bao xa nữa, hãy khoét con ngươi ta đem treo ở trên cửa đông thành Cô Tô, ta muốn nhìn xem quân nước Việt tiến vào ra sao”.
Sau khi Ngũ Tử Tư mất, Bá Tích lên làm thừa tướng. Năm 482 trước công nguyên, Việt vương Câu Tiễn nhân lúc Ngô vương Phù Sai sang Hoàng Trì họp bang hội với các nước, bèn thống lĩnh 50 nghìn đại quân tiến đánh nước Ngô, chỉ trong ba ngày đã chiếm lĩnh được đô thành Cô Tô. Phù Sai được tin, liền vội vàng dẫn quân về nước rồi cử người sang cầu hòa với nước Việt, Câu Tiễn thấy nước Ngô bấy giờ còn khá mạnh, chưa thể nào diệt được nước Ngô, liền đồng ý lời cầu hòa rồi rút quân về nước.
Bốn năm sau, Câu Tiễn lại dấy binh tiến đánh nước Ngô, quân Ngô bị thất bại thảm hại, Bá Tích là người đầu tiên mở cửa thành ra đầu hàng, còn Phù Sai lấy vải che mặt rồi tự sát, nghe nói là không có mặt mũi nào để nhìn Ngũ Tử Tư.
Việt vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trả thù được nước Ngô, trong khi phong thưởng các đại thần thì chẳng thấy Phạm Lãi đâu. Thì ra Phạm Lãi đã đem theo nàng Tây Thi lên thuyền qua Thái Hồ trốn sang nước khác, ông còn để lại một câu trung ngôn cho Văn Chủng rằng: “Phi điểu tận, lương cung tàng, giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh”. Có nghĩa là: Chim bắn hết rồi thì cất cung, thỏ chết hết rồi thì tất mổ chó để nấu. Đây có ý khuyên Văn Chủng nên sớm lui về sống ẩn cư.
Nhưng Văn Chủng cậy mình có công, sẽ được phong quan tiến chức, nhưng nào ngờ Cẫu Tiễn đã cử người đưa cho ông một thanh kiếm, Văn Chủng nhìn kỹ thì chính là thanh kiến mà Ngũ Tử Tư tự vẫn năm xưa, bấy giờ mới hối hận mình đã không nghe lời khuyên của Phạm Lãi, đành ngửa mặt lên trời than rồi tự vẫn. Còn Phạm Lãi đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có, mà người thiên hạ gọi là Đào Chu Công, được thương nhân đời sau tôn thời là thần bảo hộ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phạm Lãi biết đủ biết dừng, đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có. (Ảnh minh họa)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lão Tử nói: “Tri túc, tri chỉ” , ý rằng biết đủ, biết dừng. Đó là hai cái biết khó nhất trên đời này. Chức tước biết thế nào là đủ để dừng lại, của cải biết thế nào là đủ để dừng lại.
Về mưu lược Phạm Lãi và Văn Chủng tài ngang nhau. Nhưng Phạm Lãi hơn Văn Chủng ở chỗ biết đủ biết dừng. Từng theo Câu Tiễn sang nước Ngô làm nô lệ cho Phù Sai bị đối xử như thú vật, cắn răng chịu đựng để đợi ngày báo thù. Và nước Việt đã đánh bại nước Ngô, mối quốc nhục đã được rửa, chí nam nhi thế là đủ rồi. Hai mươi năm rèn quân phục quốc, Phạm Lãi là quân sư của vua nước Việt, về chức tước thế cũng là đủ rồi. Và ở đời khi biết đủ thì phải biết dừng lại.
Nếu Phạm Lãi không bỏ đi thì Câu Tiễn phải thưởng công cho Phạm Lãi như thế nào? Đem nửa giang sơn chia cho Phạm Lãi chăng? Chia nửa vương quyền cho Phạm Lãi chăng? Không một ông vua nào có thể làm như thế. Mà không làm như thế thì phải giết đi. Đó là cái chết của Văn Chủng, một người không biết đủ biết dừng.

Mai Mai sưu tầm



Thanked by 2 Members:

#650 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 21/10/2016 - 15:04

CÂU CHUYỆN CHIẾC BÌNH
Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên: “Theo các bạn, bình đã đầy chưa?”. “Rồi ạ!”, các sinh viên trả lời.
Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng. Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “Có lẽ là rồi ạ.”

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ!”

“Hãy xem này, “ giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.

“Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.

Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê - những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ.

Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn - nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.“

“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng.

Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc. Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.”

Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì?”

Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia!”

Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và... đừng quên những cốc bia!


(SƯU TẦM)

#651 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 01:59

“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng.

Tôi đọc đâu đó câu này ngẫn thấy cũng chí lý : Đừng phung phí sức khoẻ của 30 năm tuổi trẻ lo kiếm tiền để rồi tuổi già 30 năm còn lại thì lại dùng tiền để mua lại sức khoẻ đã mất.

Thanked by 3 Members:

#652 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 02:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tu.hoa, on 21/10/2016 - 11:08, said:

Văn Chủng và Phạm Lãi là hai mưu sĩ đại tài của Việt vương Câu Tiễn. Có thể nói, không có Văn Chủng và Phạm Lãi thì không có sự nghiệp phục quốc vĩ đại của Câu Tiễn. Tuy nhiên kết cục số phận của 2 người họ lại hoàn toàn khác nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu. (Ảnh minh họa)
Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trải qua mấy năm cố gắng, khiến thực lực nước Việt trở nên hùng mạnh, nhà vua vô cùng mừng rỡ, thường cùng hai vị đại thần Phạm Lãi và Văn Chủng thương nghị việc thảo phạt nước Ngô.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bấy giờ, Ngô Vương Phù Sai do được làm bá chủ, nên tỏ ra vô cùng kiêu ngạo và đam mê hưởng lạc, Câu Tiễn vẫn thường xuyên cử người sang tiến cống và bày tỏ lòng trung thành đối với nước Ngô. Lão thần Ngũ Tử Tư thấy vậy mới trách vua Ngô rằng: “Đại vương năm xưa lẽ ra không nên thả Câu Tiễn về nước, Thần nghe nói Câu Tiễn sống cuộc đời nếm mật nằm gai, đang mài sắc ý chí, chúng ta không thể lơ là về điều này “. Nhưng Phù Sai nào chịu nghe theo.
Văn Chủng được biết Phù Sai ham mê tửu sắc, bèn khuyên Câu Tiễn hãy tuyển chọn mỹ nữ trong nước đem dâng cho Phù Sai, sau tìm được một mỹ nữ tên là Tây Thi, bèn lệnh cho Phạm Lãi đưa sang nước Ngô. Phu Sai thấy Tây Thi đẹp như hằng nga giáng trần thì mê mẩn tâm thần, rồi từ đó càng thêm lơ là việc nước.
Hai năm sau, nước Ngô đánh bại được nước Tề, Phù Sai càng thêm hý hửng, quan lại các cấp đều đến chúc mừng, duy chỉ có Ngũ Tử Tư thì nói rằng: “Việc đánh bại nước Tề đã thấm vào đâu, nước Việt mới là nguồn gốc gây ra tai họa, chỉ có diệt xong nước Việt, thì mới trừ được hậu hoạn”. Ngô vương Phù Sai nghe vậy cảm thấy rất cụt hứng.
Ít lâu sau, Phù Sai cử Ngũ Tử Tư đi sứ nước Tề, Ngũ Tử Tư cảm thấy việc vua Ngô mất nước đã gần trong gang tấc, nên đã gửi con cho một vị đại thần nước Tề nuôi hộ, đổi họ Vương Tôn Thị. Bá Tích biết được bèn đem mách với Phù Sai và đơm đặt Ngũ Tử Tư. Sau khi Ngũ Tử Tư về nước, Phù Sai bèn lập tức cử người đem một thanh kiếm sang bức Ngũ Tử Tư phải tự sát, Ngũ Tử Tư không biết nói sao mới dặn lại các tùy tùng rằng: “Ngày tận số của nước Ngô chẳng còn bao xa nữa, hãy khoét con ngươi ta đem treo ở trên cửa đông thành Cô Tô, ta muốn nhìn xem quân nước Việt tiến vào ra sao”.
Sau khi Ngũ Tử Tư mất, Bá Tích lên làm thừa tướng. Năm 482 trước công nguyên, Việt vương Câu Tiễn nhân lúc Ngô vương Phù Sai sang Hoàng Trì họp bang hội với các nước, bèn thống lĩnh 50 nghìn đại quân tiến đánh nước Ngô, chỉ trong ba ngày đã chiếm lĩnh được đô thành Cô Tô. Phù Sai được tin, liền vội vàng dẫn quân về nước rồi cử người sang cầu hòa với nước Việt, Câu Tiễn thấy nước Ngô bấy giờ còn khá mạnh, chưa thể nào diệt được nước Ngô, liền đồng ý lời cầu hòa rồi rút quân về nước.
Bốn năm sau, Câu Tiễn lại dấy binh tiến đánh nước Ngô, quân Ngô bị thất bại thảm hại, Bá Tích là người đầu tiên mở cửa thành ra đầu hàng, còn Phù Sai lấy vải che mặt rồi tự sát, nghe nói là không có mặt mũi nào để nhìn Ngũ Tử Tư.
Việt vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trả thù được nước Ngô, trong khi phong thưởng các đại thần thì chẳng thấy Phạm Lãi đâu. Thì ra Phạm Lãi đã đem theo nàng Tây Thi lên thuyền qua Thái Hồ trốn sang nước khác, ông còn để lại một câu trung ngôn cho Văn Chủng rằng: “Phi điểu tận, lương cung tàng, giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh”. Có nghĩa là: Chim bắn hết rồi thì cất cung, thỏ chết hết rồi thì tất mổ chó để nấu. Đây có ý khuyên Văn Chủng nên sớm lui về sống ẩn cư.
Nhưng Văn Chủng cậy mình có công, sẽ được phong quan tiến chức, nhưng nào ngờ Cẫu Tiễn đã cử người đưa cho ông một thanh kiếm, Văn Chủng nhìn kỹ thì chính là thanh kiến mà Ngũ Tử Tư tự vẫn năm xưa, bấy giờ mới hối hận mình đã không nghe lời khuyên của Phạm Lãi, đành ngửa mặt lên trời than rồi tự vẫn. Còn Phạm Lãi đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có, mà người thiên hạ gọi là Đào Chu Công, được thương nhân đời sau tôn thời là thần bảo hộ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phạm Lãi biết đủ biết dừng, đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có. (Ảnh minh họa)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lão Tử nói: “Tri túc, tri chỉ” , ý rằng biết đủ, biết dừng. Đó là hai cái biết khó nhất trên đời này. Chức tước biết thế nào là đủ để dừng lại, của cải biết thế nào là đủ để dừng lại.
Về mưu lược Phạm Lãi và Văn Chủng tài ngang nhau. Nhưng Phạm Lãi hơn Văn Chủng ở chỗ biết đủ biết dừng. Từng theo Câu Tiễn sang nước Ngô làm nô lệ cho Phù Sai bị đối xử như thú vật, cắn răng chịu đựng để đợi ngày báo thù. Và nước Việt đã đánh bại nước Ngô, mối quốc nhục đã được rửa, chí nam nhi thế là đủ rồi. Hai mươi năm rèn quân phục quốc, Phạm Lãi là quân sư của vua nước Việt, về chức tước thế cũng là đủ rồi. Và ở đời khi biết đủ thì phải biết dừng lại.
Nếu Phạm Lãi không bỏ đi thì Câu Tiễn phải thưởng công cho Phạm Lãi như thế nào? Đem nửa giang sơn chia cho Phạm Lãi chăng? Chia nửa vương quyền cho Phạm Lãi chăng? Không một ông vua nào có thể làm như thế. Mà không làm như thế thì phải giết đi. Đó là cái chết của Văn Chủng, một người không biết đủ biết dừng.

Mai Mai sưu tầm


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu.
"Về mưu lược Phạm Lãi và Văn Chủng tài ngang nhau. Nhưng Phạm Lãi hơn Văn Chủng ở chỗ biết đủ biết dừng. "

Phạm Lãi đã từng xem tướng Câu Tiển và biết tính khí Việt vương là người có thể cùng cam chịu khổ để mưu sự lớn nhưng chẳng thể cùng chia sẻ lúc thành công nhưng vẩn chịu khổ cùng Việt vương và dọn sẳn con đường qui ẩn sau khi thành công là vì Phạm Lãi có cái Tâm lo cho đại cuộc đất nước hơn là tư tâm chức vị giàu sang cho riêng mình, cái Tâm này đã giúp Phạm Lãi thoát nạn .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/10/2016 - 02:30


Thanked by 4 Members:

#653 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 09:55

NGƯỜI BẠN LẠ ĐỜI
Tôi với nó bản tính khác nhau một trời một vực, như đen với trắng. Thế mà định mệnh lại xui khiến tôi phải là bạn thân với nó suốt hơn mười năm trời, kể từ những năm đầu Tiểu học, cho đến ngày ghi danh vào Đại học. Bản tính khác nhau, chơi nhau là khó. Đàng nầy tôi và nó lại là đôi bạn thân suốt một thời gian dài, nghĩ cũng lạ.
Tôi thì chăm chỉ, cần mẫn; nó thì lưòi biếng, cẩu thả. Tôi thì keo kiệt, nhút nhát; nó thì rộng rãi, gan dạ. Tôi thì ưa câu mâu những chuyện nhỏ nhặt, còn nó thì không để ý những điều tiểu tiết. Nói chung, hai đứa không có cái gì hạp nhau, mà lại rất thân nhau,“biết” nhau, rõ thật lạ đời!
Tôi chưa thấy nó học bài ở nhà bao giờ. Khi thầy kêu trả bài, thì nó… mới bắt đầu học! Nhìn vẻ mặt khẩn trương của nó lúc nầy thật tội nghiệp. Nếu nó xui xẻo mà bị thầy kêu lên lần đầu tiên, thì “ăn trứng vịt” là cái chắc; nhưng nếu thầy kêu nó sau vài ba bạn thì nó đọc cũng khá xuôi tai! Dù thế nào, vẻ mặt thầy cũng tạm hài lòng với đứa học trò “siêng năng” nầy, bởi những con muỗi mà nó đập và kẹp vào tập mỗi tối, đã đủ chứng minh rằng nó đã có học bài!

Học hành cà tàng như vậy mà không kì thi nào nó bị rớt, kể cả Tú tài toàn phần nó cũng “Bảng hổ danh đề”!
Hồi xem kết quả Tú tài 2, thằng nào thằng nấy mặt mày vẫn còn xanh lè, vì những tháng thức khuya gạo bài trối chết; còn nó vẫn hồng hào mà còn có vẻ lên cân! Nó đến trước tự lúc nào. Nhìn cái bản mặt đầy thỏa mãn, và cái giọng láu cá của nó mà phát tức:
- Hà, hà! Chúc mừng tụi bây đậu hạng cao, và chúc mừng t*o đậu… hạng chót! Hì, hì!…
Hồi đó “hạng cao” là Ưu và Bình, dành cho những thí sinh xuất sắc ở mọi môn; kế đó là Bình Thứ rồi cuối cùng là Thứ. Sức học chúng tôi thuộc hạng xoàng, nếu đậu được Bình Thứ là cũng là chó ngáp phải ruồi, chứ nói chi “đậu cao” như nó mỉa mai. Nhưng đậu hạng nào cũng vui, “Đậu hạng chót còn hơn rớt hạng nhất” mà, nhất là cả bọn đều đậu, lại càng vui hơn.
Nó mời chúng tôi đi tẩm bổ, gọi là để ăn mừng (Hồi đó không ai dùng từ “bồi dưỡng”). Gãi đúng chỗ ngứa, chúng tôi khoái ra mặt. Một là được ăn miễn phí, hai là ăn… cho bỏ ghét cái tật xỏ ngọt hồi nãy của nó: “Tụi bây đậu hạng cao, t*o đậu hạng chót”.
Đậu thì ai cũng mừng, cũng như ăn chùa thì ai cũng khoái. Nhưng mấy thằng kia cũng hơi e dè. Biết ý, nó trấn an:
- Tụi bây khỏi lo. t*o cho tụi bây thả cửa một bữa. Nay má t*o cho tiền ăn mừng.
Nói “thả cửa”, nhưng thực ra không có gì lớn: Mỗi đứa một tô hủ tiếu và một chai nước ngọt cũng đủ no. Tôi háo ăn nên “thiếm xực” thêm cái bánh bao thì cành hông, đi muốn không nổi! Hồi đó các cậu Tú chúng tôi không ai uống rượu, hút thuốc, xem đó là sự sa đọa, nên một chầu ăn bốn người cũng chẳng tốn bao nhiêu tiền. Chả bằng các cậu lớp 8, lớp 9 ngày nay, rượu đế thì “chơi” trăm phần trăm, cụng ly côm cốp; thuốc thì phà như khói tàu, nói chuyện thì luôn “xổ nho”. Thật là “Hậu sanh khả uý”!
Chúng tôi bàn nhau về dự định tương lai. Thường thì cũng theo các đàn anh đi trước, là cứ thi đại vào Y, vào Dược, dù biết khó chen chân. Bởi chúng tôi tài sơ, lại thiếu “đức”… Trần Hưng Đạo! (*) Nhưng cũng thi để cầu may, ông bà ta cũng đã chẳng bảo “ Học tài thi phận” đó sao?
Chúng tôi ai cũng mơ được thành Bác sĩ, vì nếu là Bác sĩ thì kể như nắm được thần chú mở cửa kho tàng; và nếu cộng thêm một ít vô nhân, bôi đen lương tâm chút xíu nữa thì nhà lầu xe hơi có trong chớp mắt. Lại tha hồ nạt nộ bệnh nhân, những người mà hàng ngày vừa khúm núm, năn nỉ ỉ ôi, vừa dâng tiền cho mình. Bác sĩ thời ấy có người gọi là “Quan Thầy”, tức Ông Quan Thầy Thuốc; Kiểu như các Quan Ngự Y thời xưa vậy mà. Nhưng Quan Thầy thì oai phong hơn Quan Ngự Y trong phim nhiều, và cái mặt kênh kênh cũng đáng ghét hơn!

Nhớ một lần tôi sưng khớp gối, tới Bác sĩ. Vừa vào phòng, ông ta nhìn tôi với cặp mắt như là cặp mắt của… ác mẫu Tào Thị nhìn Tấn Lực:
- Cái gì đây? (Ý Quan Thầy hỏi: “Mầy bệnh gì ?”)
- Dạ! Cái đầu gối nó trật khớp sao mà đau quá!
Quan Thầy quát:
- Vô đây đừng có nói xàm! Đã biết trật khớp sao không ở nhà trị. Vô đây làm chi?
Từ đó tôi càng khoái cái nghề Bác sĩ hơn, bởi vừa có tiền, vừa nạt nộ con bệnh thoải mái.
Lại một lần nằm viện. Vừa đến giường tôi, Bác sĩ lệnh:
- Quay mặt bên kia nói chuyện!
Và sau khi ấn ấn vào bụng tôi mấy cái, thì cô Y tá đi theo vội xịt Alcool vào chiếc khăn trắng cho bác sĩ lau tay tiệt trùng. Vừa xấu hổ, vừa tủi thân. Tức cảnh sinh tình, tôi liền nghĩ ra “Chuyện cười một trăm chữ”, để khi nào chúng bạn đến thăm kể cho chúng nghe chơi. Chuyện đại khái như sau:
- Cái gì dơ nhất?
Tụi nó lao nhao: “Thiếu gì!”. Tôi lại hỏi:
- Vậy chứ cái gì sạch nhất?
Nó trả lời:
- Cũng hàng trăm thứ. Hay là mầy đố mẹo? Vậy thì là lau! Người ta không nói “Sạch như lau” là gì? Hi hi!
Tôi phục trí thông minh của nó; và cho luôn lời giải đáp:
- Bậy! Tiền!
- Mầy mới khùng! Tiền là chúa dơ. Nó qua tay không biết bao nhiêu người cùi… Nó dơ hơn tất cả mọi thứ.
- Hứ, Bác sĩ luôn rửa tay sau khi khám bệnh, sau khi vệ sinh, nhưng sau khi cầm tiền, có ai thấy bác sĩ rửa tay bao giờ đâu? Như thế không phải là tiền sạch nhất hay sao?
Đến nay hơn bốn mươi năm mà “tuyệt tác” nầy tôi vẫn lấy làm tâm đắc lắm.
Có câu “Lực bất tòng tâm”; lại có câu “Ghét của nào trời t*o của đó”. Tôi thích làm Bác sĩ, trời chẳng cho; nhưng ghét cái nghề viết, thì trời lại bắt phải dính vào!
Ngày ghi danh vào Đại học (Đại học Văn khoa và Đại học Luật khoa thời ấy khỏi thi tuyển), ai cũng tranh thủ để được ghi tên trước. Riêng nó thì đứng im lìm một góc, dáng suy tư. Chừng chúng tôi làm thủ tục xong, nó vẫn im lìm như gỗ! Hỏi vài lần nó mới nói:
- Tụi bây cố học thành tài. t*o không học đâu. Từ nay, có lẽ chúng mình khó gặp.
Cả bọn ngơ ngác vì quyết định bất ngờ của nó. Tụi tôi bảo:
- Mầy có bệnh (tâm thần) không vậy? Không học là đi lính đó.
Nó nhìn chúng tôi với đôi mắt cương quyết:
- Tụi mầy yên tâm, không có lính nào bắt t*o được đâu!

Trong bọn, tôi thân thiện với nó nhất, và cũng “biết” nó nhất (tri kỉ mà !). Nó là thằng “duy ý chí”, đã quyết định thì khó đổi thay. Biết can ngăn cũng vô ích, nên tôi đành nhìn nó băng qua đường. Nhìn nó đi đến khuất bóng mà dạ ngùi ngùi!
Tôi như mất một thứ gì quí giá lớn lao. Ngày sau tôi đến nhà tìm nó, hi vọng mong manh là nó đổi ý. Nhưng nó đã đi thật rồi!
Sau một đêm biển xanh còn biến thành ruộng dâu; thì với hơn bốn mươi năm, bọn chúng tôi không khỏi trải qua nhiều cuộc tang thương! Không đứa nào còn ở chỗ cũ. Có khi nhớ cũng muốn tìm, nhưng biển đời mênh mông, biết đâu tăm cá?
Một lần lễ chùa, tôi tình cờ gặp lại nó. Nó là… trụ trì tại một chùa X... ! Dù thân nó tròn trịa, mặt no đầy, da dẻ hồng hào khác hẳn thuở xưa. Dù nó đang “Đầu tròn áo vuông”, dù có dáng oai nghi của một nhà tu, tôi cũng nhận ra ngay. Tôi vừa bàng hoàng, vừa mừng. Mừng vì được gặp lại người bạn thân; bàng hoàng vì không biết ma đưa lối quỉ dẫn đường thế nào mà kéo nó đến cửa thiền!
Đợi lúc vắng khách thập phương, tôi nhẹ nhàng đến bên nó, chấp tay có vẻ cung kính, nhưng lời nói lại có phần đùa nhiều hơn :
- Bạch thầy! Thầy còn nhớ… con không?
Nó sững một giây, rồi vỗ mạnh vào vai tôi, lớn tiếng mừng rỡ. Như quên mình là nhà sư:
- Thằng quỉ, sao mầy lại ở đây?
Câu nầy đáng lý tôi hỏi nó mới đúng hơn. Tôi vẫn chấp tay, cười cười:
- Dạ !… con là Phật tử…
Nó nắm tay tôi kéo đi, dẫn tôi qua một dãy phòng. Đến môt phòng riêng biệt, trên có hàng chữ “Phòng Trụ Trì”, nó đẩy tôi vào. Đó là một phòng tương đối rộng, ngăn nắp sạch sẽ; bày biện đơn sơ, khác với bản tính cẩu thả và … “ở dơ” (!) của nó. Đảo mắt một vòng, tôi hỏi nó:
- Theo tôi biết, chỗ ngủ của trụ trì như hàng đại gia. Sao chỗ của thầy đơn giản quá vậy?
Nó không đáp, mà hỏi lại:
- Tụi bây thế nào rồi? Thầy bà gì! t*o thèm “mầy, t*o” lắm!
Tôi cười hì hì, cũng không trả lời, mà lại hỏi:
- Nếu thầy cho phép… Vậy chứ sao mầy là trụ trì ngang xương vậy?
Nó tự hào:
- Sao lại ngang xương? Đó là sự suy nghĩ đầy trí tuệ của t*o: Từ lúc tụi bây ghi danh vào Đại học, t*o nghĩ, dù tụi mình có học hết Đại học đi nữa, thì khi ra trường làm được cái gì với cái bằng Cử nhân Văn chương hay Cử nhân Luật? Là luật sư, nếu tụi mình có chút lương tri thì chẳng nói chi; bằng không thì sẽ vì tiền mà dùng miệng lưỡi cú diều thay đen đổi trắng, làm nghiêng cán cân công lý, thì tạo ác biết bao nhiêu? Nếu an phận thủ thường làm nghề “Bán cháo phổi” (dạy học), thì thường ngày phải hít bao bụi phấn, đến già không chừng cũng sẽ vô Viện Bài Lao! Đó là chưa nói không may thi rớt, bị sa vào lính, lại phải làm bia cho họng súng AK? Sống là một trường tranh đấu. Mạnh được yếu thua. “Khôn thì ăn trước ngồi trên, dại thì ra đứng hai bên cột đình”.
Tôi nóng mặt:
- Vì vậy mầy mới chọn nghề thầy chùa?
- Đúng vậy! Thì đã sao chứ? Làm nghề thầy chùa thì dù có chiến tranh khốc liệt thế nào, t*o cũng khỏi phải đi lính, nên luôn mang chữ thọ trước ngực! Cái ăn cái mặc khỏi chạy đổ mồ hôi. Tiền thì có người quỳ dâng tận tay, Cơm thì có người hầu hàng buổi. Chỗ ở thì đồ sộ nguy nga. Trăm kẻ kêu bằng thầy, vạn người xưng là con. Ở ngoài đời, dù cho kẻ có đại quyền, cũng chưa hẳn được tôn trọng như vậy. Có gì không tốt chứ?
- Chùa mầy giàu như vầy, sao chỗ ngủ cùa mầy bèo quá vậy?
Nó cười:
- Mầy cứ mãi giữ cái đầu non nớt của mầy, thì làm sao thấu lý chuyện đời? t*o xây biệt thự cho mẹ t*o hàng tỉ còn được, thì huống chi cái chỗ nằm cỏn con nầy? Thường thì con người ta có tiền thì hay phô trương, không ngoại trừ những kẻ “tu hành”. Vật dụng thì xài những thứ đắt tiền, đi xe máy đời mới, thậm chí sắm cả xe con. Đó là những thằng ngu! Bá tánh có hàng vạn người, nhưng có cả hàng triệu đôi mắt. Đừng bảo họ mệ muội mà lầm ! Họ cúng dường Tam Bảo là để trùng tu chùa chiền, hương hoa cho Phật, chứ nào để cho trụ trì lấy đó mà xài sang, xa hoa phung phí? Ai đời trụ trì mà kéo cả vợ con vào chùa, thật là chướng mắt ! Ai đời sau giờ công phu thì vứt áo cà sa đi nhậu với loại đàn bà goá điếm đàng. Thầy chùa gì mà vừa dứt tiếng mõ thì vội trốn về nhà hú hí với vợ con. Ai đời lại chiều chiều lại mặc quần sọt đi đánh Tenis như hạng thượng lưu…
- Vậy mầy sống thanh đạm thế nầy là để che mắt thế gian?
Như không để ý đến câu hỏi của tôi, nó tiếp:
- Trong đám sâu độc có thể làm hỏng hoa sen Phật giáo, thì cũng không thiếu những bậc đại sư hết lòng vì đạo, xả thân vì Pháp, nếu không thì làm gì Phật giáo tồn tại đến ngày nay? t*o không phải là chân tu, nhưng cũng biết dừng lại đúng lúc. Trước là t*o che mắt thế gian thực đó, nhưng giờ thì chưa hẳn. Trong mấy mươi năm niệm trì kinh chú, t*o cũng đã ít nhiều thấm nhuần giáo lý của Đấng Chí Tôn. Lấy tiền bạc của đàn na tín thí cúng dường mà làm của riêng mình, thì kiếp sau cũng phải mang lông đội sừng để trả nợ mà thôi! Mầy khỏi lo.
Tôi ầm ừ định hỏi nó một câu, thì nó lại hỏi tôi, như để cho không khí bớt ngột ngạt:
- Còn mầy sao rồi? Có viết lách gì không?
- t*o tự bỏ dạy. Làm đủ tứ nghề. Có viết chút đỉnh để kiếm tiền xài vặt.
Tôi nói “xài vặt” cho oai, chứ thực ra là để phụ thêm vào việc thu nhập ít ỏi của mình.
- Thu nhập?
Tôi ghét cái hất hàm có vẻ cao ngạo của nó nên trả đũa:
- Làm gì bằng cái nghề buôn thần bán thánh của mầy!
Chợt thấy mình hơi quá lố, tôi cười giả lả:
- Viết mà để lãnh nhuận bút thì chẳng bao nhiêu, nhưng t*o có thêm cái nghề bán chữ nên cũng tạm ổn.
Nó nhìn tôi, như muốn hỏi “bán chữ” là gì. Tôi giải thích:
- Như vầy : Có lắm tên nghèo chữ, mà lại giàu tiền, lại háo danh, nên nó mua bài của t*o, mỗi bài thường giá gấp năm lần nhuận bút! Hoặc có kẻ khoái nịnh, bảo t*o viết tán dương. t*o làm luôn. Thường thì mối nầy rất xộp.
- Được nhiều “mối” không?
- Kẻ háo danh lúc nào không có? Có khi còn rộ lên như một phong trào! Thằng nầy xuất bản tập thơ, thường thì để… cho, vì nếu bán cũng chẳng ai mua ! Thì thằng kia cũng phải cố làm cho bằng được, thế là t*o lại có chuyện làm! Lắm khi làm không xuể, t*o phải “chia hàng” cho bạn nghèo của t*o, mới xuể!
Nó cười sặc, ngụm nước trà bắn ra tùm lum:
- Văn chương mà mầy làm như mớ cá, mớ rau!
Không khí có vẻ dễ thở một chút. Nó lấy tay áo cà sa lau miệng, “giảng pháp”:
- Danh lợi là hai miếng mồi béo bở mà kẻ phàm phu nào cũng thích: Thùng “Cúng Dường Tam Bảo” của mỗi chùa thường là chỉ có tờ mười ngàn, hai chục ngàn, năm chục ngàn. Những kẻ cúng dường bạc triệu, thì đòi cho được gặp trụ trì để được ghi tên; như là một kí hiệu cho trụ trì biết, hầu lần sau được tiếp đón nhiệt tình! Hoặc để lên mặt, hay phơi bày một chút giàu sang cho người xung quanh thán phục. Hay để khoe mình đã tạo nhiều “phước đức”! Trong lúc đó, cha mẹ ở nhà, mới chính là Phật trước mắt, thì lại bỏ bê, không màng tới.
Cũng vì chữ lợi mà mầy ca tụng phường vô sỉ, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rồi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. Xét ra cũng là tội ác!

Tôi giật mình vì dường như nó nói đúng! Không ngờ cái thằng quỉ sứ nầy sau bốn mươi năm ăn tương chao lại có những lý luận sâu xa, sắc bén như vậy. Tôi thường dùng cụm từ “Những phường háo lợi háo danh” một cách khinh miệt. Nhưng nay, nhờ nó mà tôi phát hiện chính tôi cũng đã đồng hội đồng thuyền với bọn người ấy. Mắt tôi đã “tinh tường” thấy được hạt cát nhỏ bé trong mắt người khác, nhưng lại đui mù không thấy được cọng rơm tổ bố trong mắt của mình! Với bộ óc tí ti như óc tép riu của tôi, lại còn bất hạnh mang thêm cái tự ái lớn như đầu bò. Tôi tìm cách quơ quào của một người thua cuộc:
- Vậy chứ cái nghề bán lòng tin của mầy có phước lắm?
Nó lặng thinh. Trong cái im lìm đó, đã chứa đựng cả lòng vị tha to lớn, hay chứng tỏ lòng nó đã lắng mọi sân si. Tôi cũng chẳng nói lời nào. Nhưng sự lặng yên nầy lại mang nhiều xấu hổ của kẻ thiếu tài. Nó là một thằng thông minh từ còn bé tí; và tôi, lúc nào cũng thấp hơn nó một cái đầu.

Tác giả: Kha Tiệm Ly

Sửa bởi DucBichPham: 22/10/2016 - 09:57


Thanked by 3 Members:

#654 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 20:55

Vợ chồng lão Thái làm nghề đồ tể, sát sinh không biết bao súc vật, sát khí đầy mình. Tuy nhiên, một việc làm hành thiện đã giúp thay đổi vận mệnh của cả nhà ông.



Lão Thái là một đồ tể, có vợ là Tô thị, hàng năm có không biết bao nhiêu súc vật bị giết dưới tay ông. Ngày hôm đó, người hàng xóm là lão Vương mang đến nhà lão Thái một con chó đen, xem ra không phải là giống chó nuôi trong nhà ở vùng này. Lão Vương nói là bắt được con chó này ở trong núi, nay nhờ lão Thái làm thịt, xong sẽ tặng một chân giò coi như tiền công vất vả. Nhưng buổi sáng hôm đó Lão Thái có việc đi sang thôn khác, nên phải đợi đến chiều mới làm thịt được. Vì thế, đã đem con chó nhốt vào lồng sắt.

Buổi chiều Lão Thái trở về nhà, sai vợ nhanh chuẩn bị nước sôi để chuẩn bị làm thịt con chó đen kia. Con chó này lông toàn thân màu đen, ở giữa hai mắt có một đám lông màu bạc, nhìn qua giống như là có 3 con mắt vậy. Lão Thái mài dao, đưa con chó ra khỏi lồng chuẩn bị giết thịt. Thông thường vào lúc này, con vật đều sẽ giãy giụa gầm rú, nhưng con chó đen này đến một tiếng cũng không kêu, nhưng mà hai mắt nó mở to nhìn chằm chằm lão Thái. Vợ lão Thái thấy vậy thì cảm thấy có chút kỳ quái.

“Đợi một chút”, Tô thị bảo chồng dừng lại. Cô lại cẩn thận quan sát một chút con chó đen này, thấy cái bụng của nó hơi bành ra, bèn đưa tay sờ vào bụng con chó. “Con chó này đang mang bầu, thả nói đi thôi”, Tô thị nói xong mắt đỏ hoe xoay người đi vào phòng.

Nguyên là, vợ chồng lão Thái lấy nhau đã mười mấy năm, hiện đã ngoài 40 tuổi rồi mà vẫn không có lấy một mụn con, khiến hai vợ chồng vô cùng sầu não, mọi người trong thôn đều lén nhìn Tô thị mà chỉ trỏ lời ra tiếng vào. Tô thị nhìn thấy con chó này đang mang thai, không khỏi nghĩ lại chính mình, thấy mình còn không bằng một con chó, cảm thấy rất tủi thân. Lão Thái thở dài, dắt con chó đen đi về phía núi sau thôn, cởi bỏ dây thừng rồi nói với nó: “Đi thôi, cẩn thận không lại bị người ta bắt”.

Đến chập tối, lão Vương tới lấy thịt chó, lão Thái đành phải nhận lỗi rồi đền cho lão một chai rượu.

Tết Nguyên tiêu hai năm sau, có một đạo sĩ du phương đi qua nhà lão Thái, ghé vào xin ngụm nước. Uống nước xong, vị đạo sĩ nói với lão Thái: “Nhìn tướng mạo của ông, hẳn là đến nay vẫn chưa có con, có đúng không?”. Lão Thái nghe thấy vậy thì gật đầu lia lịa, đạo sĩ lại nói: “Trên người ông sát khí rất nặng, chắc đã làm rất nhiều việc sát sinh”. Lão Thái nghe xong thì giật mình kinh hãi, vội vàng quỳ xuống cầu xin đạo sĩ cho lời khuyên chỉ cách phá giải.

Đạo sĩ nói rằng bởi cả đời lão Thái đã giết chết rất nhiều sinh linh, hiện giờ sát khí khắp thân, đến nỗi không chỗ nào không có, nếu không kịp hối cải, về già khó tránh khỏi tai ương. Đạo sĩ lại khuyên lão Thái kể từ hôm nay đừng tiếp tục sát sinh nữa, vả lại mỗi ngày cần phải tắm rửa sạch sẽ, thành tâm đốt nhang cầu nguyện, suốt 3 tháng như vậy mới mong làm sạch sát khí trên người; sau đó một lòng hành thiện mới có thể hóa giải. Đạo sĩ nói xong, cáo biệt rồi nhẹ nhàng rời đi.

Lão Thái làm theo lời đạo sĩ dặn bảo, ngay ngày hôm sau quyết định bỏ nghề đồ tể, hai vợ chồng mỗi ngày ăn chay, cả ngày cả đêm thắp nhang cầu nguyện, chăm chỉ làm việc thiện. Đến giữa mùa thu năm đó, Tô thị cảm thấy thân thể không khỏe, lão Thái liền mời thầy lang tới xem bệnh. Thì ra là Tô thị đã mang bầu, nên mới bị ốm nghén như vậy. Đến lúc này, hai vợ chồng càng tín phụng vị đạo sĩ, coi đó là thần tiên, bèn lập bài vị, mỗi ngày đều kính cẩn thờ cúng.

Thu qua xuân tới, đảo mắt đã nhanh đến Tết Đoan ngọ, Tô thị cũng sắp đến ngày sinh nở, lão Thái sớm mời bà mụ về ở trong nhà của mình, tất cả đồ dùng đều đã chuẩn bị đầy đủ sẵn sàng. Ngày hôm đó, Tô thị cảm thấy trong bụng khác thường, bà mụ bảo là sắp sinh rồi, bèn vội vàng đỡ Tô thị vào trong buồng, chuẩn bị đỡ đẻ. Lão Thái đừng ngoài phòng sinh, đi đi lại lại, lòng như lửa đốt. Một lúc sau, bà mụ sợ hãi chạy ra nói với lão Thái là Tô thị khó sinh, rất nguy hiểm đến tính mạng, lão Thái hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng. Lão Thái lúc ấy mồ hôi lạnh ướt đẫm cả vạt áo, cảm thấy trời đất đảo lộn, té ngã xuống thềm đá không nhúc nhích.

Lại một lúc lâu sau, lão Thái mơ hồ nghe thấy vài tiếng chó sủa, ngay sau đó là tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Bà mụ vội chạy ra ngoài chúc mừng lão Thái, nói Tô thị đã sinh con trai, mẹ tròn con vuông. Nhưng mà trong mắt bà mụ không khỏi lộ vẻ nghi hoặc, dường như đối với chuyện Tô thị sinh khó, lại mẹ con vô sự nên có chút khó hiểu.

Về sau, lão Thái nghe Tô thị kể lại mới biết rõ sự tình. Nguyên là ngày ấy Tô thị khó sinh và bị hôn mê, cảm giác thân như đang ở trong một mảng sương mù, xung quanh đều là súc vật các loại, không ngừng tấn công Tô thị. Lập tức một con bò lao tới như muốn dẫm lên người Tô thị. Bỗng nhiên từ trong đám sương mù nhảy ra một con chó lớn có 3 mắt, xông tới đuổi đám súc vật kia, cứu Tô thị thoát chết trong gang tấc.

Lúc sau con chó đen này dẫn Tô thị đi ra khỏi đám sương mù, hóa thành hình dạng vị đạo sĩ trước đây, hướng tới Tô thị bái lạy một cái rồi liền biến thành một làn khói nhẹ bay đi. Tô thị lập tức tỉnh dậy, đồng thời cũng dễ dàng sinh hạ một bé trai.

Vợ chồng lão Thái hiểu được rằng chính là con chó đen năm kia đã chỉ điểm cho họ, đồng thời cũng là ân nhân cứu mạng 2 mẹ con Tô thị. Về sau, hai vợ chồng lại càng chăm chỉ làm nhiều việc thiện, rộng rãi kết thiện duyên, đã trở thành một nhà đại thiện nổi tiếng khắp vùng. Trong nhà vợ chồng đầm ấm hòa thuận, con cái hiếu thảo. Đến ngày con trai cưới được vợ hiền, rồi sinh hạ được 4 người cháu trai. Từ đó, nhà lão Thái con cháu đầy nhà, tận hưởng cuộc sống an lạc; lão Thái đến năm 70 tuổi, không bệnh mà mất.

Sửa bởi tu.hoa: 22/10/2016 - 21:10


Thanked by 2 Members:

#655 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 815 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 23:21

Still Loving You - Scorpions


Sửa bởi nguoiHmong: 22/10/2016 - 23:22


Thanked by 3 Members:

#656 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 23/10/2016 - 13:42

Chuyện Về Một Ông Thầy

Thêm một mẩu chuyện về một ông thầy.
Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà. Ngoài việc dạy học cho nhiều thế hệ học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử Yếu/ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển...) Ở đây chỉ có ý nhắc đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ trách giảng dạy môn văn học cho trường Bưởi ngoài Hà nội.

Khi còn là giáo sư ở trường Bưởi, thầy Hàm nổi tiếng là một ông thầy nghiêm, cả trường đều "rét" cái oai của thầy, hiếm khi thầy ban cho học sinh một nụ cười, phải nói là một ông thầy luôn có... "bộ mặt hình sự". Có lần một học sinh đã dùng com-pa vạch trên mặt bàn một vạch nhỏ để ghi dấu khi thầy Hàm nở nụ cười, dù chỉ là cười mỉm. Cho đến cuối năm học, anh chàng học sinh chuyên "sưu tập nụ cười thầy Hàm" đã làm "tổng kết" và công bố cho bạn bè đều biết là chỉ có... ba vạch mà thôi!1! Học với thầy là một ước mơ của những học sinh nào mê văn học, nhưng phải trả giá bằng cách gồng mình chịu những hình thức kỷ luật, suốt niên học phải chịu "rét" nhiều hơn là ấm áp.

Vậy mà một hôm, trong một lớp học của trường Bưởi, thầy Hàm đang say sưa giảng về một thể thơ gọi là "yết hậu" (một thứ thơ đường luật biến thể, gồm bốn câu: ba câu đầu có bảy chữ, và câu cuối chỉ có một chữ mà thôi). Cũng nên nói thêm là khi thầy Hàm giảng bài thì ông hay nói say sưa như lên đồng, đến không kịp... nuốt nước bọt. Có khi thì đang huyên thuyên như thế, bất chợt ông dừng lại... nuốt nước bọt đánh ực một phát, rồi mới nói tiếp. Đó là cố tật của thầy Hàm mà học sinh cả trường đều biết. Trở lại chuyện bài thơ yết hậu, sau khi giảng tất cả những niêm luật của thể thơ này, thầy Hàm đưa ra một thí dụ bằng một bài thơ do chính thầy cảm tác tại chỗ, bài thơ có nội dung mô tả một anh chàng bợm nhậu, khi chết xuống âm phủ được gặp mặt Diêm Vương mà trên tay vẫn còn cắp theo be rượu. Thơ rằng:

"Sống ở dương gian đánh chén nhè,
"Chết về âm phủ cắp kè kè
"Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?
"Be" (tức là be rượu. )

Sau khi ngâm nga dứt bài thơ ngắn đó, thầy hất hàm ra hiệu cho cả lớp và nói:
"Em nào cho tôi một thí dụ tương tự xem nào."

Một quảng im lặng kéo dài hơn một phút, rồi đột ngột từ hàng ghế cuối lớp có một cánh tay giơ lên, thầy ra dấu cho phép học sinh kia đứng lên để đọc bài thơ của mình.

Sau một lúc chần chừ, anh chàng mới bắt đầu cất tìếng:

"Sống ở dương gian chỉ nuốt đàm,
"Chết về âm phủ nói làm nhàm.
"Diêm vương phán hỏi rằng ai đó?

Cậu học sinh nọ chỉ vừa đọc dứt câu ba, thì không ai bảo ai, cả lớp đều đồng thanh hét thật to:
"Hàm!!"

Nghe đến đây, chắc bà con đều nghĩ rằng cả lớp sẽ bị "ông hung thần" nghiêm trị, còn anh chàng học sinh chủ xướng kia chắc không tránh khỏi một trận đòn tuốt xác ra. Vậy mà như một phép lạ. thầy Hàm lại mỉm cười, một nụ cười thật tươi và hoàn toàn mang vẻ đôn hậu, dễ thương đến tội nghiệp. Và thưa bà con, nếu như năm học đó có anh chàng nào muốn "sưu tập nụ cười", thì chắc chắn sẽ được... bốn vạch trên mặt bàn học đấy.

Hôm nay, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, tui muốn nhắc lại mẩu chuyện này, để tỏ lòng nhớ đến thầy Hàm, mong ông sẽ gặp toàn những người tử tế ở thế giới bên kia, đang say sưa giảng bài cho học sinh, môn Văn Học Việt Nam.

Một đôi lời ngắn ngủi, coi như một nén hương cho thầy, có gì thất thố, kính mong thầy lượng thứ.
Nguyễn Tấn Hồng

Thanked by 2 Members:

#657 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 25/10/2016 - 05:05

Bốn mùa cuộc đời

Ngày xưa, ở một gia đình nọ có 4 người con trai. Người cha không muốn các con mình có cái nhìn hời hợt và cách đánh giá phiến diện về cuộc sống, nên đã yêu cầu các con của mình lần lượt thay phiên nhau đi đến một cây đào mọc ở nơi rất xa.
Người con cả đến vào mùa đông, người con thứ hai vào mùa xuân, người con thứ ba vào mùa hạ và người con út vào mùa thu.


Sau khi tất cả mọi người trở về, người cha gọi họ đến và đề nghị họ mô tả lại điều họ nhìn thấy.
Người con cả nói rằng cây đào thật xấu, trơ trụi, và cành thì cong queo.

Người con thứ hai nói rằng cậu ấy nhìn thấy những nụ hoa khắp nơi, hứa hẹn sẽ cho ra những bông hoa đẹp
Người con thứ ba tả rằng cây đào ngập tràn những bông hoa với hương thơm dịu mát, đó là một khung cảnh thật sự đẹp và cậu rất thích thú khi được ngắm nhìn cây đào nở hoa như thế
Người con út bảo rằng không phải, anh ấy nhìn thấy những trái đào chín đầy sức sống khắp cây.
Người cha mới nói rằng, tất cả họ đều đúng, vì họ chỉ nhìn thấy được cây đào vào một mùa trong năm. Nếu con dừng lại hay từ bỏ vào mùa đông, con sẽ mất niềm hy vọng trong mùa xuân, vẻ đẹp của mùa hè và những trái chín vào mùa thu.


Và do đó, đừng đánh giá một cái cây, hay một con người bằng khoảnh khắc ít ỏi mà ta nhìn thấy họ. Họ là thế nào, chỉ có thể đánh giá khi tất cả những mùa trong cuộc đời họ đã đi qua.
Đừng để những gì không tốt của một mùa ảnh hưởng đến những điều tốt đẹp của những mùa khác.
Đừng đánh giá cuộc sống bằng một mùa thất bại.
Hãy kiên tâm vượt qua những khó khăn, và điều tốt đẹp chắc chắn sẽ đến.
Các con hãy sống đơn giản, yêu thương đong đầy, quan tâm đến người khác và luôn tìm ra cảm hứng trong cuộc sống.
Hạnh phúc sẽ khiến con trở nên ngọt ngào. Thử thách khiến con mạnh mẽ. Nỗi đau khiến con là một con người và thất bại sẽ rèn con tính khiêm tốn.


Tác giả: Thanh Tâm

Sửa bởi DucBichPham: 25/10/2016 - 05:11


Thanked by 4 Members:

#658 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 26/10/2016 - 06:08

Do máy bị lỗi lúc đăng bài, xin chép lại bài thơ trên.

Cậu bé đánh giầy

Ông nhà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dạo bước
Trên phố quen hoàng hôn
Gặp chú đánh giày buồn
Lam lũ gầy khổ sở

Chú bé năn nỉ mời
Ông đánh giày cho con
Kiếm vài đồng bạc lẻ
Mua cơm nuôi em nhỏ

Chạnh lòng thương trẻ khó
Ông lơ đãng gật đầu
Có đáng là bao nhiêu
Vài ba đồng tiền lẻ

Giày xong ông móc ví
Đưa tờ 200 ngàn
Chú bé cầm ngần ngừ
Ông chờ con đi đổi

5 đồng thôi ông hỡi
Đủ bữa tối hôm nay
Anh em con gặp may
Xin ông chờ một chút …

Đã qua 30 phút
Cậu bé không trở về
Ông lắc đầu : chán ghê
Trẻ nghèo hay gian lắm …

Cơm tối xong đứng ngắm
Trăng mới mọc gió hiu
Trong vườn hoa thơm nhiều
Quên bực mình trẻ gạt …

Chuông cửa reo, tiếng quát
Đi chỗ khác mà xin
Nghèo khổ biết phận mình
Lộn xộn t*o bắt nhốt …

Ông thong thả cất bước
Thấy một nhóc gầy gò
Đang mếu máo co ro
Giống thằng bé khi nãy …

Có việc gì đấy cháu
Từ từ nói ta nghe
Anh bảo vệ yên nha
Đừng làm trẻ con sợ …

Thằng bé con ấp úng
Hồi chiều nay anh tôi
Cầm tiền của ông rồi
Băng qua đường đi đổi

Chẳng may bị xe cán
Gãy mất chân rồi ông
"Một trăm chín nhăm đồng"
Bảo tìm ông trả lại

Anh tôi giờ nằm liệt
Chỉ muốn xin gặp ông …
Một lần nữa chạnh lòng
Rảo bước theo thằng bé

Đến ổ chuột xập xệ
Gặp thằng anh đang nằm
Mặt xanh tái như chàm
Thở ra tuồng hấp hối

Nói

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hơi như vội
Xin ông thương em con …
Cha mẹ đã không còn
Con đánh giày nuôi nó …

Nay không may con khổ
Chỉ xin ông việc này ! …
Cho em con đánh giày
Mỗi ngày cho ông nhé …

Kiếm lấy vài đồng lẻ
Mua cơm sống mà thôi …
Chợt thằng anh duỗi tay
Hơi thở lịm như tắt …

Ông già trào nước mắt
Ta sẽ lo em con
Cho ăn học bình thường
Như bao đứa trẻ khác

Cứ bình tâm an lạc
Bệnh viện tiền ta cho …
Thằng anh đã xuội lơ
Hồn bay về thiên giới

Nhân cách nghèo cao vợi
Môi nhợt thoáng nụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nó sống trọn kiếp người
Dù nghèo nhưng tự trọng
Bao người giàu-danh vọng
Đã chắc gì bằng đâu ! …

Sưu Tầm (Không rõ tên tác giả)

Thanked by 5 Members:

#659 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 26/10/2016 - 08:45

Tiền tài, danh vọng của một người là từ đâu mà đến?

Xưa kia, có một người bởi vì kiếp trước tích lũy được đại đức, phúc báo lớn nên kiếp này được đầu thai làm Thái tử tôn quý. Còn một người khác bởi vì kiếp trước keo kiệt bủn xỉn lại tham lam nên kiếp này đã trở thành một người ăn mày nghèo nàn cơ cực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phúc báo của một người là do nhân quả từ những kiếp trước mà quyết định. (Ảnh minh họa)
Thái tử bởi vì có thói quen sống làm việc thiện tích đức nên từ nhỏ đã là người hào phóng, rộng rãi. Anh ta luôn bố thí, quyên tặng thậm chí đem cả quốc khố của quốc gia để cứu tế dân nghèo. Không may rằng Quốc vương không đồng ý việc làm này của Thái tử, vì thế Quốc vương đuổi Thái tử ra khỏi hoàng cung.
Từ đó, Thái tử lưu lạc ngoài đường, không y phục, không đồ ăn thức uống chỉ có thể dùng cách hành khất mà kiếm sống. Về sau, Thái tử gặp người ăn mày kia và hai người trở thành bạn tốt của nhau. Hai người họ cùng nhau lang thang lưu lạc khắp bốn phương.
Ở một đất nước láng giềng, Quốc vương đột nhiên băng hà mà không truyền lại ngôi cho con trai nên các đại thần vô cùng lo lắng. Họ bắt đầu tìm kiếm trong dân chúng một người có đầy đủ phúc đức để kế nhiệm vương vị, trông nom quốc sự.
Bấy giờ, Thái tử cùng người ăn mày lưu lạc đến quốc gia này ăn xin. Thái tử vì quá mệt nên nằm ngủ thiếp đi dưới một gốc cây cổ thụ bên đường, còn một mình người ăn mày đi xin ăn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lúc ấy, mấy vị đại thần đi qua nơi đây, gặp Thái tử đang ngủ say dưới bóng râm của cây cổ thụ và phát ra một cảnh tượng kỳ lạ. Dù mặt trời đã di chuyển nhưng bóng râm của cây cổ thụ kia không thay đổi, vẫn vừa vặn che ánh nắng cho Thái tử ngủ.
Các đại thần vừa kinh ngạc vừa vui sướng tột cùng mà thốt lên rằng: “Chúng ta đã tìm được người đại đức đại phúc rồi!” . Thế là, họ bèn gọi Thái tử dậy, thỉnh mời ngài về làm Quốc vương.
Sau khi Thái tử lên đường trở về hoàng cung làm Quốc vương thì trong lòng vẫn luôn nhớ đến người ăn mày kia và muốn lo cho người ăn mày kia một cuộc sống giàu có sung túc. Nhưng nhất thời không thể tìm được người ăn mày ấy.
Cuối cùng, Thái tử suy nghĩ ra một cách cho người nướng những chiếc bánh mà bên trong nhân có chứa vàng, rồi sai thuộc hạ đi tìm người ăn mày ấy. Thuộc hạ của Thái tử cuối cùng cũng tìm ra người ăn mày kia và đưa toàn bộ số bánh ấy cho anh ta.
Người ăn mày sau khi nhận được những chiếc bánh ấy, thấy rất nặng bèn nghĩ rằng: “Những chiếc bánh này chưa chín!”. Vì thế, anh ta mang hết những chiếc bánh ấy trả lại cho người thuộc hạ kia và nói: “Tặng lại hết cho ngài đấy!”. Và thế là, mong muốn của Quốc vương không thành hiện thực, người ăn mày vẫn là một người ăn mày như vốn dĩ đã định…
Có thể thấy rằng, phúc báo của một người là do nhân quả từ những kiếp trước mà quyết định. Vị Thái tử kia tuy rằng mất đi quyền thừa kế Vương vị của mình nhưng cuối cùng lại vẫn lên làm Quốc vương ở đất nước láng giềng. Có được điều này chính là bởi vì Thái tử đã tích góp được đủ phúc báo từ kiếp trước. Người ăn mày bởi vì kiếp trước không tích đức cho nên kiếp này dù có được cho vàng cũng không có phúc hưởng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi người đều có phần tiền tài mà mình nên được hưởng, chúng đều là được quyết định bởi “Nhân” ở kiếp trước. Bởi vậy khi chúng ta có phúc báo đầy đủ thì cho dù không tranh giành thì tiền tài cũng sẽ không thiếu thốn. Còn nếu như khuyết thiếu phúc báo thì cho dù có ra sức tranh đoạt đi nữa thì tiền tài cũng không đến tay.
Trong cuộc sống này, chúng ta vẫn thấy có những người không quá khổ cực mà vẫn có đầy đủ cái ăn, cái mặc, cuộc sống sung túc hơn người. Trong khi đó, có những người ngày đêm làm việc nhưng cũng chỉ đủ ăn, thậm chí còn thiếu thốn. Có lẽ câu chuyện cổ trên đã phần nào giúp chúng ta lý giải điều này.

Theo Daikynguyenvn


Sửa bởi tu.hoa: 26/10/2016 - 08:48


Thanked by 2 Members:

#660 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 27/10/2016 - 17:02

Hóa Ra Cuộc Sống Thật Giản Đơn

1. Một người đi tìm việc làm, trên hành lang đến phòng phỏng vấn thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng. Vị phụ trách phỏng vấn vô tình nhìn thấy, bèn quyết định nhận anh vào làm việc.
2. Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức.

Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.

Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần được làm điều mình thích, vất vả một chút cũng chẳng sao.

3. Một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp!”

Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế?”

Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận!”.

Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.

4. Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.

Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển.” Ông chủ nói: “Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp.”

Hóa ra răn dạy con cái rất đơn giản, cứ để tụi nó chịu khổ chút xíu.

5. Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh:“Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ?

Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ.”

Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất.”

Kẻ khác lại nói: “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất.”

Đáp án huấn luyện viên đưa ra là: “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia.”

Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, cứ tuần tự, đừng nhảy vọt từ số 1 đến số 10.

6. Có một cửa hàng đèn thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền.”

Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, chẳng qua là chúng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi.”

Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần dám thay đổi là được.

7. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở”. Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả.”

Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.

Hóa ra để được an toàn thật đơn giản, chỉ cần tránh xa lười biếng.

8. Có một con gà nhỏ đang tìm cách phá vỏ trứng để chui ra, nó chần chừ e ngại thò đầu ra ngoài ngó nghiêng xem xét sự đời. Đúng lúc đó, 1 con rùa đi ngang qua, gánh trên mình chiếc mai nặng nề.

Thấy thế, con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng ngay lập tức.

Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng cũng thật đơn giản, dẹp bỏ cố chấp thành kiến là được.

9. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần; Thượng Đế cho mỗi em một chân đèn và dặn trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cho mấy cái chân đèn luôn sáng bóng.

Một ngày, hai ngày, rồi 1 tuần trôi qua, không thấy Thượng Đế quay trở lại. Tất cả các bé đều bỏ cuộc. Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng dù cho Thượng Đế không đến. Mọi người đều chê em dại.

Kết quả, chỉ có em được trở thành thiên thần.

Hóa ra để làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần có tấm lòng thật thà tận tụy.

10. Chàng thanh niên đến xin làm môn đệ một vị thần.

Đúng lúc ấy, 1 con trâu nghé chui lên từ vũng lầy, toàn thân lấm đầy bùn dơ bẩn.

Vị thần nói với chàng thanh niên: “Con tắm rửa cho nó dùm ta.”

Chàng kinh ngạc: “Con đi học chứ đâu đi chăn trâu ?”

Vị thần nói: “Con không chăm chỉ vâng lời, thì làm môn đệ của ta thế nào được.”

Hóa ra biến thành thần thật đơn giản, chỉ cần một lòng thành thật phục vụ.

11. Có một đoàn người đãi vàng đi trong sa mạc, ai nấy bước đi nặng nhọc, chỉ có một người bước đi một cách vui vẻ, người khác hỏi: “Làm sao anh có thể vui được trong hoàn cảnh này ?”.

Người ấy trả lời: “Bởi vì tôi mang rất ít đồ.”.

Hóa ra sống vui vẻ thật đơn giản, chỉ cần biết chấp nhận, thiếu một chút cũng chẳng sao.

Hóa ra cuộc sống cũng rất đơn giản, chỉ cần có thể hiểu được “trân quý, biết đủ, cám ơn” là anh đã có đầy đủ màu sắc của cuộc sống.

(Sưu Tầm)

===================================

Bình luận:

-Có những điều mà thường khi chúng ta hoàn toàn coi thường, giờ đây sẽ dường như quan trọng hơn và đặc biệt hơn bao giờ hết.
- Mỗi ngày trôi qua sẽ được tận hưởng như một món quà tặng và như một sự diệu kỳ đầy yêu thương.
-Hơn thế nữa, những chuyện vặt vãnh trước đây thường làm chúng ta bận tâm đến nhiều. Những điều bực dọc mà ta vẫn thường tập trung chú ý vào giờ đây giảm hẳn đi đáng kể
-Sự chú ý của có chúng ta lúc này sẽ tập trung cả vào sự quý giá của cuộc sống.
Như một nhà tư tưởng phương đông đã từng nói:

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...”

( Kahlil Gibran)

Sửa bởi DucBichPham: 27/10/2016 - 17:05


Thanked by 6 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

20 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 20 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |