Góc thư giãn,
Đức Bích Phạm
07/10/2016
CÁNH CỬA KHÔNG BAO GIỜ KHÓA
Cô gái mới có 18 tuổi, cô - như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong một gia đình nền nếp. Cô chán lối sống khuôn phép của gia đình. Cô muốn rời khỏi gia đình:
- Con ko muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!
Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ bì ko tìm ra việc làm, cô phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình ta làm thứ để mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô già đi và cô con gái đó ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.
Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn về lối sống của con gái mình, bà đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản:
- Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây!
Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!"
Nhiều năm trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn cứu đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh nhìn những tấm hình và tự hỏi: "Có phải mẹ mình không nhỉ?".
Cô ko còn lòng dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kỹ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô rồi, với khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mái tóc bà cũng bạc đi nhiều theo năm tháng mỏi mòn trông đợi con. Và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!". Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.
Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô gái trẻ chạy vội lên buồn ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ mình dậy:
- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!
Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô gái nói với mẹ:
- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!
Bà mẹ nhìn con âu yếm:
- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!
Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!
(Sưu Tầm)
Sửa bởi DucBichPham: 07/10/2016 - 09:29
Cô gái mới có 18 tuổi, cô - như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong một gia đình nền nếp. Cô chán lối sống khuôn phép của gia đình. Cô muốn rời khỏi gia đình:
- Con ko muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!
Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ bì ko tìm ra việc làm, cô phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình ta làm thứ để mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô già đi và cô con gái đó ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.
Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn về lối sống của con gái mình, bà đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản:
- Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây!
Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!"
Nhiều năm trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn cứu đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh nhìn những tấm hình và tự hỏi: "Có phải mẹ mình không nhỉ?".
Cô ko còn lòng dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kỹ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô rồi, với khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mái tóc bà cũng bạc đi nhiều theo năm tháng mỏi mòn trông đợi con. Và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!". Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.
Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô gái trẻ chạy vội lên buồn ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ mình dậy:
- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!
Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô gái nói với mẹ:
- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!
Bà mẹ nhìn con âu yếm:
- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!
Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!
(Sưu Tầm)
Sửa bởi DucBichPham: 07/10/2016 - 09:29
menglan
07/10/2016
Tham lam chính là thứ độc dược hại mình hại người đáng sợ nhất
Trên đời này, lòng tham chính là thứ độc dược đáng sợ nhất, nó có thể hủy hoại một cá nhân chỉ trong nháy mắt. Bởi vậy, con người nếu muốn tránh tai ương, nhất định phải thông tỏ được chữ “tham” này.
Tham lam chính là thứ độc dược hại mình hại người. (Ảnh: Internet)
Trương tiên sinh và Lãnh Khiêm là đôi bạn thân. Trương tiên sinh dạy học ở một trường tư thục, thu nhập không nhiều, sống cuộc sống khá bần hàn.
Lãnh Khiêm là một phú ông, nhưng đối xử hòa nhã với mọi người, thích bố thí hành thiện. Trương tiên sinh trong lòng có chuyện gì, đều bộc bạch với Lãnh Khiêm.
Một hôm, Lãnh Khiêm đến thăm Trương tiên sinh, nhìn thấy Trương tiên sinh mặt mày ủ dột, bèn ôn tồn hỏi: “Huynh có tâm sự gì vậy? Có thể nói với tôi được không?”.
Trương tiên sinh lúng túng, lắc lắc đầu. Lãnh Khiêm nắm chặt tay của Trương tiên sinh: “Tôi thấy huynh mặt mày buồn bã, nhất định là có tâm sự gì rồi, không cần phải khách sáo, hãy cứ nói ra, biết đâu tôi có thể giúp được”.
Trương tiên sinh có được sự khích lệ của Lãnh Khiêm, liền lấy hết can đảm, nói nhỏ rằng: “Lúc nãy ra phố, nhìn thấy sạp trái cây có bán trái vải, nước miếng của tôi chảy không ngừng, nhưng mà, trong túi của tôi lúc đó lại không có lấy một đồng xu nào, thích ăn lắm nhưng chẳng có cách nào?”.
Lãnh Khiêm nghe thấy lời của Trương tiên sinh, lòng nghĩ ngợi một hồi, nói rằng: “Tôi có thể mời huynh ăn trái vải, huynh hãy đi chuẩn bị cho tôi một cái chậu sạch và một tấm vải”.
Trương tiên sinh đã chuẩn bị xong xuôi, Lãnh Khiêm liền đặt cái chậu lên trên bàn, lấy tấm vải đậy cái chậu lại. Lãnh Khiêm nhắm nghiền mắt lại, trong miệng niệm câu chú, niệm được một hồi, kéo tấm vải ra, quả nhiên trong chậu đã đựng đầy trái vải vừa đỏ vừa lớn.
Lãnh Khiêm nói: “Huynh ăn đi!”.
Trương tiên sinh giống như có được báu vật, liền bóc lấy một trái bỏ vào miệng. “Oa! Thật sự rất thơm ngon!”. Trương tiên sinh ăn luôn miệng hết trái này đến trái khác, trong lòng nghĩ thầm: “Nếu như đã có thể biến ra trái vải, vậy thì nhất định còn có thể biến ra những thứ khác nữa”.
Trương tiên sinh ăn hết trải vải xong, lấy giọng điệu thảm thiết nói với Lãnh Khiêm rằng: “Lãnh Khiêm, huynh đã có thể biến ra được nhiều trái vải ngon miệng như vậy, vậy thì nhất định có thể biến ra ngân lượng được chứ! Bây giờ tôi thật sự khổ đến chịu hết nổi rồi, mong huynh hãy biến chút ngân lượng tặng cho tôi được không!”.
Lãnh Khiêm không nỡ từ chối lời thỉnh cầu của Trương tiên sinh, bèn nói: “Được thôi! Được thôi!”
Lãnh Khiêm nói tiếp rằng: “Đời trước, huynh cũng từng là một đại phú ông, nhưng bởi quá tham lam, đã dùng hết rất nhiều thứ, rất nhiều cơ hội mà ông trời ban cho, vậy nên đời này mới chuyển sinh thành người nghèo khổ, nhưng mà, nếu như huynh có thể không khởi tâm tham lam nữa, tôi có thể giúp đỡ giúp đỡ huynh một chút”.
Trương tiên sinh chỉ tay lên trời thề rằng: “Tôi nhất định sẽ không làm kẻ tham lam nữa”.
Lãnh Khiêm nhắc nhở Trương tiên sinh rằng: “Tuyệt đối không được có niệm đầu tham lam. Nếu như huynh có niệm đầu tham lam, nhất định sẽ gặp phải báo ứng càng nghèo khổ hơn, thậm chí còn có thể liên lụy đến tôi nữa”.
Trương tiên sinh năm lần bảy lượt bày tỏ với Lãnh Khiêm rằng: “Tôi nhất định sẽ không có niệm đầu tham lam”.
“Được rồi, vậy tôi sẽ giúp huynh”.
Lãnh Khiêm cầm bút, vẽ một cánh cửa lên trên bức tường, rồi nói với Trương tiên sinh rằng: “Mở cánh cửa này ra, sẽ nhìn thấy rất nhiều ngân lượng. Những lúc huynh cần tiền tiêu xài, hãy lấy phần mà huynh cần dùng đến, tuyệt đối không được lấy quá nhiều. Nếu như làm đúng theo như lời tôi dặn, đời này kiếp này huynh sẽ không phải lâm cảnh túng thiếu. Còn nếu như huynh không nghe lời của tôi, lấy quá nhiều vàng bạc, nhất định sẽ rước lấy phiền phức”.
Lãnh Khiêm căn dặn thêm mấy lần nữa, Trương tiên sinh đều hứa rằng bản thân sẽ không khởi tâm tham lam, Lãnh Khiêm mới yên tâm trở về.
Lãnh Khiêm vừa mới đi khỏi, Trương tiên sinh hiếu kỳ đẩy cánh cửa ra, quả nhiên đập vào mắt Trương tiên sinh là vô số vàng thỏi, chói lòa cả mắt.
“A! Sao lại có nhiều vàng đến như vậy nhỉ! Mình phải lấy thêm một chút mới được!”.
Trương tiên sinh liền quên mất lời dặn của Lãnh Khiêm, nhét đầy số vàng vào trong túi quần túi áo, vô số vàng bạc khiến cho Trương tiên sinh nhìn mụ mẫm cả đầu óc. Vàng thỏi càng nặng ông càng cầm càng thấy thích thú.
Túi quần nhét đầy rồi, liền cởi áo ra bọc lấy số vàng, ngay lúc đang muốn rời khỏi, trong cửa có người la lên: “Có trộm! Có trộm!”.
Trương tiên sinh hoảng hốt bỏ số vàng lại, ba chân bốn cẳng bỏ chạy, nhưng đã quá muộn, quan sai đã đuổi theo kịp, bắt lấy Trương tiên sinh.
Quan huyện quát mắng Trương tiên sinh: “Quan khố canh phòng nghiêm ngặt, nhà ngươi làm sao có thể lén lén vào được”.
Trương tiên sinh vừa nghe nói là ngân khố của quốc gia, sợ đến mất cả hồn vía, thế là liền thành thật nói ra tiên thuật của Lãnh Khiêm. Quan huyện liền hạ lệnh cho sai nha bắt Lãnh Khiêm đến.
Lãnh Khiêm nhìn thấy có sai nha đến nhà, đoán chắc rằng Trương tiên sinh đã gây họa, liên lụy bản thân mình, ông phục tùng đi theo sai nha về nha môn.
Đến ngoài cửa nha môn, Lãnh Khiêm nói với sai nha rằng: “Có thể cho tôi xin một ly nước không?”.
Sai nha rất kính trọng Lãnh Khiêm, nói: “Để tiểu nhân đi lấy trà”.
Sai nha bưng đến một ấm nước và cái ly, rót cho Lãnh Khiêm một ly trà.
Lãnh Khiêm đưa tay đón lấy ly trà, cảm ơn nha dịch, uống lấy một ngụm, rồi “bụp” một tiếng, Lãnh Khiêm không thấy đâu nữa.
Sai nha ngơ ngác nhìn đông ngó tây, tìm kiếm khắp nơi cũng tìm không thấy Lãnh Khiêm, hoảng hốt kêu lên rằng: “Lãnh tiên sinh, ông ở đâu vậy!”.
Có âm thanh từ trong ấm trà vọng ra: “Tôi ở trong ấm trà này, xin hãy mang ấm trà này đi gặp quan huyện!”.
Nha dịch không biết làm sao bất đắc dĩ cầm ấm trà đến trước mặt tâu rõ với với quan huyện.
Quan huyện đặt ấm trà trên bàn, nghiêm túc kêu lên: “Lãnh Khiêm, ông hãy mau ra đây đi!”.
Lãnh Khiêm trả lời rằng: “Tôi đã phạm tội, không còn mặt mũi nào để gặp quan huyện”.
Quan huyện tức giận, quăng ngay ấm trà xuống sàn, “xoảng” một tiếng, ấm trà vỡ nát. Điều kỳ lạ là mỗi một mảnh vụn lại một Lãnh Khiêm, quan huyện càng tức giận hơn, nói: “Người đâu! Hãy đem những mảnh vụn này bỏ vào trong cối xay nghiền nát chúng thành bột cho ta”.
Khi những mảnh vỡ nghiền thành bột vụn, bỗng dưng số bột đó bay lên không trung, trên bầu trời xuất hiện một con hạc trắng, người đang cưỡi trên lưng con hạc lại chính là Lãnh Khiêm.
Lãnh Khiêm nói: “Ài! Lòng tham, quả thật là thứ quá đáng sợ!”. Lãnh Khiêm nói xong, bay thẳng lên trên trời, không ai nhìn thấy ông đâu nữa.
Trương tiên sinh bởi ăn trộm quốc khố, bị đưa ra xét xử, hối hận cũng đã muộn rồi!.
Trên đời này, lòng tham chính là thứ độc dược đáng sợ nhất, nó có thể hủy hoại một cá nhân chỉ trong nháy mắt. Bởi vậy, con người nếu muốn tránh tai ương, nhất định phải thông tỏ được chữ “tham” này.
Tham lam chính là thứ độc dược hại mình hại người. (Ảnh: Internet)
Trương tiên sinh và Lãnh Khiêm là đôi bạn thân. Trương tiên sinh dạy học ở một trường tư thục, thu nhập không nhiều, sống cuộc sống khá bần hàn.
Lãnh Khiêm là một phú ông, nhưng đối xử hòa nhã với mọi người, thích bố thí hành thiện. Trương tiên sinh trong lòng có chuyện gì, đều bộc bạch với Lãnh Khiêm.
Một hôm, Lãnh Khiêm đến thăm Trương tiên sinh, nhìn thấy Trương tiên sinh mặt mày ủ dột, bèn ôn tồn hỏi: “Huynh có tâm sự gì vậy? Có thể nói với tôi được không?”.
Trương tiên sinh lúng túng, lắc lắc đầu. Lãnh Khiêm nắm chặt tay của Trương tiên sinh: “Tôi thấy huynh mặt mày buồn bã, nhất định là có tâm sự gì rồi, không cần phải khách sáo, hãy cứ nói ra, biết đâu tôi có thể giúp được”.
Trương tiên sinh có được sự khích lệ của Lãnh Khiêm, liền lấy hết can đảm, nói nhỏ rằng: “Lúc nãy ra phố, nhìn thấy sạp trái cây có bán trái vải, nước miếng của tôi chảy không ngừng, nhưng mà, trong túi của tôi lúc đó lại không có lấy một đồng xu nào, thích ăn lắm nhưng chẳng có cách nào?”.
Lãnh Khiêm nghe thấy lời của Trương tiên sinh, lòng nghĩ ngợi một hồi, nói rằng: “Tôi có thể mời huynh ăn trái vải, huynh hãy đi chuẩn bị cho tôi một cái chậu sạch và một tấm vải”.
Trương tiên sinh đã chuẩn bị xong xuôi, Lãnh Khiêm liền đặt cái chậu lên trên bàn, lấy tấm vải đậy cái chậu lại. Lãnh Khiêm nhắm nghiền mắt lại, trong miệng niệm câu chú, niệm được một hồi, kéo tấm vải ra, quả nhiên trong chậu đã đựng đầy trái vải vừa đỏ vừa lớn.
Lãnh Khiêm nói: “Huynh ăn đi!”.
Trương tiên sinh giống như có được báu vật, liền bóc lấy một trái bỏ vào miệng. “Oa! Thật sự rất thơm ngon!”. Trương tiên sinh ăn luôn miệng hết trái này đến trái khác, trong lòng nghĩ thầm: “Nếu như đã có thể biến ra trái vải, vậy thì nhất định còn có thể biến ra những thứ khác nữa”.
Trương tiên sinh ăn hết trải vải xong, lấy giọng điệu thảm thiết nói với Lãnh Khiêm rằng: “Lãnh Khiêm, huynh đã có thể biến ra được nhiều trái vải ngon miệng như vậy, vậy thì nhất định có thể biến ra ngân lượng được chứ! Bây giờ tôi thật sự khổ đến chịu hết nổi rồi, mong huynh hãy biến chút ngân lượng tặng cho tôi được không!”.
Lãnh Khiêm không nỡ từ chối lời thỉnh cầu của Trương tiên sinh, bèn nói: “Được thôi! Được thôi!”
Lãnh Khiêm nói tiếp rằng: “Đời trước, huynh cũng từng là một đại phú ông, nhưng bởi quá tham lam, đã dùng hết rất nhiều thứ, rất nhiều cơ hội mà ông trời ban cho, vậy nên đời này mới chuyển sinh thành người nghèo khổ, nhưng mà, nếu như huynh có thể không khởi tâm tham lam nữa, tôi có thể giúp đỡ giúp đỡ huynh một chút”.
Trương tiên sinh chỉ tay lên trời thề rằng: “Tôi nhất định sẽ không làm kẻ tham lam nữa”.
Lãnh Khiêm nhắc nhở Trương tiên sinh rằng: “Tuyệt đối không được có niệm đầu tham lam. Nếu như huynh có niệm đầu tham lam, nhất định sẽ gặp phải báo ứng càng nghèo khổ hơn, thậm chí còn có thể liên lụy đến tôi nữa”.
Trương tiên sinh năm lần bảy lượt bày tỏ với Lãnh Khiêm rằng: “Tôi nhất định sẽ không có niệm đầu tham lam”.
“Được rồi, vậy tôi sẽ giúp huynh”.
Lãnh Khiêm cầm bút, vẽ một cánh cửa lên trên bức tường, rồi nói với Trương tiên sinh rằng: “Mở cánh cửa này ra, sẽ nhìn thấy rất nhiều ngân lượng. Những lúc huynh cần tiền tiêu xài, hãy lấy phần mà huynh cần dùng đến, tuyệt đối không được lấy quá nhiều. Nếu như làm đúng theo như lời tôi dặn, đời này kiếp này huynh sẽ không phải lâm cảnh túng thiếu. Còn nếu như huynh không nghe lời của tôi, lấy quá nhiều vàng bạc, nhất định sẽ rước lấy phiền phức”.
Lãnh Khiêm căn dặn thêm mấy lần nữa, Trương tiên sinh đều hứa rằng bản thân sẽ không khởi tâm tham lam, Lãnh Khiêm mới yên tâm trở về.
Lãnh Khiêm vừa mới đi khỏi, Trương tiên sinh hiếu kỳ đẩy cánh cửa ra, quả nhiên đập vào mắt Trương tiên sinh là vô số vàng thỏi, chói lòa cả mắt.
“A! Sao lại có nhiều vàng đến như vậy nhỉ! Mình phải lấy thêm một chút mới được!”.
Trương tiên sinh liền quên mất lời dặn của Lãnh Khiêm, nhét đầy số vàng vào trong túi quần túi áo, vô số vàng bạc khiến cho Trương tiên sinh nhìn mụ mẫm cả đầu óc. Vàng thỏi càng nặng ông càng cầm càng thấy thích thú.
Túi quần nhét đầy rồi, liền cởi áo ra bọc lấy số vàng, ngay lúc đang muốn rời khỏi, trong cửa có người la lên: “Có trộm! Có trộm!”.
Trương tiên sinh hoảng hốt bỏ số vàng lại, ba chân bốn cẳng bỏ chạy, nhưng đã quá muộn, quan sai đã đuổi theo kịp, bắt lấy Trương tiên sinh.
Quan huyện quát mắng Trương tiên sinh: “Quan khố canh phòng nghiêm ngặt, nhà ngươi làm sao có thể lén lén vào được”.
Trương tiên sinh vừa nghe nói là ngân khố của quốc gia, sợ đến mất cả hồn vía, thế là liền thành thật nói ra tiên thuật của Lãnh Khiêm. Quan huyện liền hạ lệnh cho sai nha bắt Lãnh Khiêm đến.
Lãnh Khiêm nhìn thấy có sai nha đến nhà, đoán chắc rằng Trương tiên sinh đã gây họa, liên lụy bản thân mình, ông phục tùng đi theo sai nha về nha môn.
Đến ngoài cửa nha môn, Lãnh Khiêm nói với sai nha rằng: “Có thể cho tôi xin một ly nước không?”.
Sai nha rất kính trọng Lãnh Khiêm, nói: “Để tiểu nhân đi lấy trà”.
Sai nha bưng đến một ấm nước và cái ly, rót cho Lãnh Khiêm một ly trà.
Lãnh Khiêm đưa tay đón lấy ly trà, cảm ơn nha dịch, uống lấy một ngụm, rồi “bụp” một tiếng, Lãnh Khiêm không thấy đâu nữa.
Sai nha ngơ ngác nhìn đông ngó tây, tìm kiếm khắp nơi cũng tìm không thấy Lãnh Khiêm, hoảng hốt kêu lên rằng: “Lãnh tiên sinh, ông ở đâu vậy!”.
Có âm thanh từ trong ấm trà vọng ra: “Tôi ở trong ấm trà này, xin hãy mang ấm trà này đi gặp quan huyện!”.
Nha dịch không biết làm sao bất đắc dĩ cầm ấm trà đến trước mặt tâu rõ với với quan huyện.
Quan huyện đặt ấm trà trên bàn, nghiêm túc kêu lên: “Lãnh Khiêm, ông hãy mau ra đây đi!”.
Lãnh Khiêm trả lời rằng: “Tôi đã phạm tội, không còn mặt mũi nào để gặp quan huyện”.
Quan huyện tức giận, quăng ngay ấm trà xuống sàn, “xoảng” một tiếng, ấm trà vỡ nát. Điều kỳ lạ là mỗi một mảnh vụn lại một Lãnh Khiêm, quan huyện càng tức giận hơn, nói: “Người đâu! Hãy đem những mảnh vụn này bỏ vào trong cối xay nghiền nát chúng thành bột cho ta”.
Khi những mảnh vỡ nghiền thành bột vụn, bỗng dưng số bột đó bay lên không trung, trên bầu trời xuất hiện một con hạc trắng, người đang cưỡi trên lưng con hạc lại chính là Lãnh Khiêm.
Lãnh Khiêm nói: “Ài! Lòng tham, quả thật là thứ quá đáng sợ!”. Lãnh Khiêm nói xong, bay thẳng lên trên trời, không ai nhìn thấy ông đâu nữa.
Trương tiên sinh bởi ăn trộm quốc khố, bị đưa ra xét xử, hối hận cũng đã muộn rồi!.
Đức Bích Phạm
08/10/2016
CẬU BẠN ĐẶC BIỆT
Kể từ đó tôi chẳng còn gặp cậu ấy một lần nào nữa cho đến chiều hôm qua.
Tự nhiên tôi nghĩ ra một chuyện, phải rồi, sao tôi không thử nhỉ?
1.Mỗi buổi chiều cuối tuần, tôi thường thả bộ lang thang trên các dãy phố để mua một vài thứ gì đó. Có thể là một quyển sách, một móc khóa, một gấu bông nhỏ treo lủng lẳng dùng để móc vào balô hay chỉ trưng trong tủ và ngắm…
Thường thì tôi đi một mình. Sau khi loanh quanh tăm tia một vài thứ, tôi sẽ mua một cốc café nhiều sữa và đến chiếc ghế đá quen thuộc gần sân bóng nghe Ipod và nhâm nhi. Nhưng hôm nay đi cùng tôi là con bạn thân.
Từ xa, Thiên tiến đến vuông góc với hướng chúng tôi đi. Không tự dưng, tôi hét toáng lên khiến con bạn thân giật mình suýt lọt thõm một chân xuống cái hố cống phía trước.
– Mọt Sách! Mọt Sách!
Nhưng có lẽ do tai đeo dây phone, cộng với xe cộ quá đông, cậu ấy không nghe và không trông thấy tôi. Sau khi đã hoàn hồn, con bạn thân dùng đôi mắt hệt rađa dò xét tôi.
– Ái chà chà, Mắm nhà ta gặp lại tình cũ rồi ha?
– Tình cũ đầu mày, cậu ấy tên Thiên. Một cậu bạn…đặc biệt.
Tôi im lặng trông về khoảng xa và đứng lên một mô đất cao có thể đón nhiều gió, trông ngóng từng kỷ niệm về mùa hè năm ấy đang ùa về…
2.Đó là một mùa hè năm lớp mười hai. Mùa hè cuối cùng tôi khoác trên mình chiếc áo trắng tinh tươm và chuẩn bị chia tay những nghịch phá, nhí nhố, những lúc lấp ló chuyền tay nhau bịch bánh tráng cay xè, những giận hờn vu vơ, những tiếng cười, những lúc mệt mỏi ôn thi và cả những giọt nước mắt chia tay cuối năm nữa.
Những dự định cho tương lai bắt đầu hình thành trong mỗi chúng tôi khi đã biết chính xác các môn thi tốt nghiệp. Nói là thế, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị ôn luyện từ rất lâu rồi.
Tôi chọn ban D: Toán, Văn, Anh. Bởi tôi học tạm Toán, khá Văn, ổn Anh và mù tịt các môn như Hóa, Sinh. Gần xác ngày làm hồ sơ đăng kỳ dự thi đại học, tôi bị stress kinh khủng. Việc học căng thẳng chỉ là một phần, phần quan trọng nhất tôi không biết mình sẽ điền tên trường nào và ngành gì vào hồ sơ.
Tôi lân la thăm dò ý kiến hội bạn thân. Chúng nó hầu hết đều có dự định trên con đường tương lai để tiếp tục bước tiếp và chinh phục ước mơ của bản thân. Có đứa sẽ theo nghiệp buôn bán gia truyền của gia đình. Có đứa sẽ không thi đại học ở Việt Nam mà sẽ bay đến một đất nước khác để theo đuổi lĩnh vực mình chọn. Có đứa đăng ký vào trường đại học và chọn ngành mình ấp ủ từ lâu…
Đến lượt tụi nó hỏi tôi. Tôi nhún vai trả lời một câu tưng tửng:
– Thi tốt nghiệp xong…t*o mới tính. – sau đó tôi lảng sang chuyện khác.
Sau khi nghe xong tâm sự, nhỏ bạn thân khuyên tôi:
– Trước tiên, mày phải biết mày thích gì, khả năng của mày là gì. Và quan trọng nhất mày phải biết bản thân mày muốn làm gì nữa…
3.Tôi thích viết, và tôi thích Văn. Nhưng chỉ là những bài nghị luận xã hội thôi, còn những tác phẩm văn học thì…tùy vào hứng nữa. Tôi muốn chọn ngành báo chí, nhưng với cái cách học nghị luận văn học kiểu này thì lấy đâu ra kiến thức để thi thố, huống chi nghị luận văn học lại cao điểm hơn thẩy.
Mẹ tôi thì bảo: Báo chí cực lắm, lương thì còm cõi không đủ sống, nhà văn nhà báo nhà giáo nhà nghèo. Mẹ muốn tôi thi vào Ngân hàng, Kinh tế, Ngoại thương…những ngành hot dễ hái ra tiền. Mẹ trông thấy các anh chị con của dì, chú, bác trong họ hàng người làm giám đốc, người làm trưởng phòng lương tháng tám con số. Nhưng mẹ đâu biết rằng, để có được như thế họ phải có năng lực thật sự hoặc đánh mất một vài thứ cũng không kém quan trọng khác.
Gia đình tôi khác gia đình bình thường. Ba tôi mất sớm, mẹ tôi tần tảo một mình lặn lội mưu sinh để nuôi tôi ăn học. Mọi thứ bà đều giành hết cho tôi. Để tôi được đầy đủ như bao đứa trẻ khác, mẹ ra sức kiếm tiền. Và không biết từ khi nào, mẹ tôi bị đồng tiền chi phối rất nhiều. Tôi không trách mẹ, tôi biết rằng từng cái áo, cái quần, chén cơm, và kể cả việc tôi được đi học là một bài toán khó không kết quả hữu hạn mà ngày nào bà cũng đều phải giải.
Tôi không có khả năng để đủ sức thi vào Kinh tế. Và tôi cũng dám chắc tôi chã có niềm say mê nào đối với công việc ấy..
Tôi hiểu nỗi lòng mẹ, vì thế nên tôi lại càng không muốn phải làm mẹ buồn.
4. Giờ ra chơi hôm nay bỗng vắng lặn, mọi học sinh đều tập trung trong lớp để ghi lưu bút, ký tên lên áo, chụp hình và làm một số việc như trang trí lớp học.
Tôi bị stress nặng. Nỗi thất vọng về bản thân cứ một to dần.Nhìn hồ sơ đăng ký trường vẫn trống trơn. Mỗi khi tôi muốn ghi mã trường Báo Chí vào thì hình ảnh lam lũ kiếm tiền của mẹ tôi lại hiện lên. Nó khiến tôi nghĩ mình là một đứa vô dụng không hơn không kém.
Tôi bỏ ra ngoài lớp và đến hành lang ban công ngắm xuống sân trường. Nắng rải đều xuống sân một màu vàng óng, dẻo quánh. Xa xa những chậu hoa trước phòng thí nghiệm đã nở vài búp nụ nhỏ. Những cánh phượng đỏ rực lâu lâu bị cơn gió vô tình thổi bay tung lên không trung rồi êm đềm đáp xuống mặt đất…
Từng giọt nước mắt nóng ấm rơi rơi trên gò má. Tôi khóc mà chẳng biết mình khóc vì điều gì. Sắp phải xa khung cảnh yên bình thơ mộng, nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm trước mắt. Hay vì sắp phải xa lũ bạn nghịch như quỷ nhưng đàon kết và dễ thương vô cùng. Hay vì bản thân bất lực trước những quyết định cho tương lai. Hay vì tất cả mọi thứThời gian ơi, nếu trôi như một quy luật thì xin chậm rãi vài nhịp…hoặc tạm ngưng một lúc cũng được…
– Không biết năm năm, mười năm sau, khung cảnh trước mắt tụi mình sẽ ra sao Huyền nhỉ?
Là Thiên, cậu bạn học chung lớp. Thú thật là tôi hơi bất ngờ trước câu nói bắt chuyện của Thiên, vì suốt ba năm học qua, tôi và cậu ấy chẳng có một lần nói chuyện cùng nhau. Thiên học khá các môn xã hội , tính tầm trầm lặng, hơi ít nói và trông chững chạc so với các bạn nam trong lớp. Lớp tôi gọi cậu ấy là Mọt Sách, vì hầu như ngoài cuốn sách trên tay cùng cặp kính cận trên mắt vào những buổi giải lao, hoặc ra chơi, hầu như cậu ấy chẳng xuất hiện trong các cuộc vui hoặc những hoạt động phong trào của lớp…
Không hiểu sao, khi cậu ấy nói xong và đang đứng sát bên tôi, tôi có thể nghe được từng nhịp thở chậm rãi của cậu ấy, cảm giác thật yên bình đến lạ.
Thời gian như ngừng hẳn, gió nhẹ nhàng len lỏi và cảm xúc cứ tuôn trào…
Tôi trả lời Thiên bằng một câu hỏi khác.
– Những đám mây xốp trên bầu trời kia đẹp quá cậu nhỉ, ước gì tớ có thể tóm lấy chúng như hái một cành hoa vậy…
Bây giỡ ngẫm lại, tôi thật không hiểu sao lúc ấy mình lại có thể hỏi một câu không thể vớ vẩn hơn như thế.
– Huyền này, có những điều không phải là do ta không thể thực hiện được, nhưng ta cứ sợ sệt thất bại sẽ đến hoặc một điều gì đó không rõ lí do. Nhưng một khi cậu đã tự tin vào chính mình, vượt qua mọi rào cản không đáng có và thực hiện điều mình muốn, chắc chắn cậu sẽ thành công.
Thiên kết thúc câu nói bằng một cái nhún vai và nụ cười răng khểnh hip cả mắt trong gọng kính ngộ ngộ…
Chiều hôm đó, Thiên gửi cho tôi một cây kẹo bông gòn trông hệt như một đám mây nhỏ, kèm theo một mảnh giấy.
“Hai mươi năm sau, bạn sẽ hối hận về những điều chưa làm hơn là những điều đã làm – Mark Twain.
Thi tốt và vững tin ở chính mình Huyền nhé ^^ “
Tôi mỉm cười: Cái đồ….Mọt Sách.
5. Có đôi lúc chúng ta hơi băn khoăn trước những lí do mà bản thân mình tự đặt ra để rồi quên đi cái mình thực sự muốn là gì. Những lúc ấy suy nghĩ thật chao đảo. Nhưng một khi đã vượt qua, ta lại nhận ra chỉ có sự đam mê nồng nhiệt của bản thân mới có thể thực hiện được mọi khó khăn của cuộc sống đặt ra.
Tôi nghe người lớn bảo: chọn nghề cũng giống như chọn vợ chọn chồng, không hẳn chỉ thích và hợp mà ta còn phải yêu nữa. Có thể công việc đó sẽ không mang đến cho ta những giá trị vật chất như ta hằng mong ước, nhưng xét cho cùng cái quan trọng nhất vẫn là được làm điều mình thích. Đó cũng có thể xem là một hạnh phúc. Bạn có nghĩ như tôi không ?
***
Tôi rớt đại học năm đó, nhưng xét điểm nguyện vọng hai tôi đủ điểm sàn vào cao đẳng một trường chuyên ngành Báo chí. Ngành mình yêu thích. Mẹ tôi sau khi nghe tôi tâm sự bà đã hiểu ra và ôm tôi vào lòng.
Bây giờ nhớ lại, tôi cũng chẳng biết lúc xưa do mình đã trưởng thành sau những nỗi buồn hay nhờ cậu bạn Mọt Sách ấy nữa. Chắc có lẽ là cả hai.
Kể từ đó tôi chẳng còn gặp cậu ấy một lần nào nữa cho đến chiều hôm qua.
Tự nhiên tôi nghĩ ra một chuyện, phải rồi, sao tôi không thử nhỉ?
6. Tối , tôi online Facebook tìm gặp lại cả nhóm bạn cấp ba, và cả Face của Mọt Sách nữa. Tôi vào Face cậu ấy tham quan khá lâu. Chà, anh chàng cũng là fan của Karik, Westlife, và đang nghiềm ngẫm truyện của Andersen… Status cập nhật toàn các danh ngôn, triết lý của Mark Twain. Gần đây nhất là câu:
Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.
Kindness is the language which the deaf can hear and the blind can see.
Tôi gõ vài dòng lên tường cậu ấy: “Mọt Sách đánh guitar dở tệ, chỉ có kẹo bông gòn hình đám mây là tuyệt thôi :-p”
Gõ xong tôi mới nhận ra một điều: Tôi vẫn vớ vẩn như xưa, bạn nhỉ?
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 08/10/2016 - 15:41
Kể từ đó tôi chẳng còn gặp cậu ấy một lần nào nữa cho đến chiều hôm qua.
Tự nhiên tôi nghĩ ra một chuyện, phải rồi, sao tôi không thử nhỉ?
1.Mỗi buổi chiều cuối tuần, tôi thường thả bộ lang thang trên các dãy phố để mua một vài thứ gì đó. Có thể là một quyển sách, một móc khóa, một gấu bông nhỏ treo lủng lẳng dùng để móc vào balô hay chỉ trưng trong tủ và ngắm…
Thường thì tôi đi một mình. Sau khi loanh quanh tăm tia một vài thứ, tôi sẽ mua một cốc café nhiều sữa và đến chiếc ghế đá quen thuộc gần sân bóng nghe Ipod và nhâm nhi. Nhưng hôm nay đi cùng tôi là con bạn thân.
Từ xa, Thiên tiến đến vuông góc với hướng chúng tôi đi. Không tự dưng, tôi hét toáng lên khiến con bạn thân giật mình suýt lọt thõm một chân xuống cái hố cống phía trước.
– Mọt Sách! Mọt Sách!
Nhưng có lẽ do tai đeo dây phone, cộng với xe cộ quá đông, cậu ấy không nghe và không trông thấy tôi. Sau khi đã hoàn hồn, con bạn thân dùng đôi mắt hệt rađa dò xét tôi.
– Ái chà chà, Mắm nhà ta gặp lại tình cũ rồi ha?
– Tình cũ đầu mày, cậu ấy tên Thiên. Một cậu bạn…đặc biệt.
Tôi im lặng trông về khoảng xa và đứng lên một mô đất cao có thể đón nhiều gió, trông ngóng từng kỷ niệm về mùa hè năm ấy đang ùa về…
2.Đó là một mùa hè năm lớp mười hai. Mùa hè cuối cùng tôi khoác trên mình chiếc áo trắng tinh tươm và chuẩn bị chia tay những nghịch phá, nhí nhố, những lúc lấp ló chuyền tay nhau bịch bánh tráng cay xè, những giận hờn vu vơ, những tiếng cười, những lúc mệt mỏi ôn thi và cả những giọt nước mắt chia tay cuối năm nữa.
Những dự định cho tương lai bắt đầu hình thành trong mỗi chúng tôi khi đã biết chính xác các môn thi tốt nghiệp. Nói là thế, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị ôn luyện từ rất lâu rồi.
Tôi chọn ban D: Toán, Văn, Anh. Bởi tôi học tạm Toán, khá Văn, ổn Anh và mù tịt các môn như Hóa, Sinh. Gần xác ngày làm hồ sơ đăng kỳ dự thi đại học, tôi bị stress kinh khủng. Việc học căng thẳng chỉ là một phần, phần quan trọng nhất tôi không biết mình sẽ điền tên trường nào và ngành gì vào hồ sơ.
Tôi lân la thăm dò ý kiến hội bạn thân. Chúng nó hầu hết đều có dự định trên con đường tương lai để tiếp tục bước tiếp và chinh phục ước mơ của bản thân. Có đứa sẽ theo nghiệp buôn bán gia truyền của gia đình. Có đứa sẽ không thi đại học ở Việt Nam mà sẽ bay đến một đất nước khác để theo đuổi lĩnh vực mình chọn. Có đứa đăng ký vào trường đại học và chọn ngành mình ấp ủ từ lâu…
Đến lượt tụi nó hỏi tôi. Tôi nhún vai trả lời một câu tưng tửng:
– Thi tốt nghiệp xong…t*o mới tính. – sau đó tôi lảng sang chuyện khác.
Sau khi nghe xong tâm sự, nhỏ bạn thân khuyên tôi:
– Trước tiên, mày phải biết mày thích gì, khả năng của mày là gì. Và quan trọng nhất mày phải biết bản thân mày muốn làm gì nữa…
3.Tôi thích viết, và tôi thích Văn. Nhưng chỉ là những bài nghị luận xã hội thôi, còn những tác phẩm văn học thì…tùy vào hứng nữa. Tôi muốn chọn ngành báo chí, nhưng với cái cách học nghị luận văn học kiểu này thì lấy đâu ra kiến thức để thi thố, huống chi nghị luận văn học lại cao điểm hơn thẩy.
Mẹ tôi thì bảo: Báo chí cực lắm, lương thì còm cõi không đủ sống, nhà văn nhà báo nhà giáo nhà nghèo. Mẹ muốn tôi thi vào Ngân hàng, Kinh tế, Ngoại thương…những ngành hot dễ hái ra tiền. Mẹ trông thấy các anh chị con của dì, chú, bác trong họ hàng người làm giám đốc, người làm trưởng phòng lương tháng tám con số. Nhưng mẹ đâu biết rằng, để có được như thế họ phải có năng lực thật sự hoặc đánh mất một vài thứ cũng không kém quan trọng khác.
Gia đình tôi khác gia đình bình thường. Ba tôi mất sớm, mẹ tôi tần tảo một mình lặn lội mưu sinh để nuôi tôi ăn học. Mọi thứ bà đều giành hết cho tôi. Để tôi được đầy đủ như bao đứa trẻ khác, mẹ ra sức kiếm tiền. Và không biết từ khi nào, mẹ tôi bị đồng tiền chi phối rất nhiều. Tôi không trách mẹ, tôi biết rằng từng cái áo, cái quần, chén cơm, và kể cả việc tôi được đi học là một bài toán khó không kết quả hữu hạn mà ngày nào bà cũng đều phải giải.
Tôi không có khả năng để đủ sức thi vào Kinh tế. Và tôi cũng dám chắc tôi chã có niềm say mê nào đối với công việc ấy..
Tôi hiểu nỗi lòng mẹ, vì thế nên tôi lại càng không muốn phải làm mẹ buồn.
Cậu bạn đặc biệt
4. Giờ ra chơi hôm nay bỗng vắng lặn, mọi học sinh đều tập trung trong lớp để ghi lưu bút, ký tên lên áo, chụp hình và làm một số việc như trang trí lớp học.
Tôi bị stress nặng. Nỗi thất vọng về bản thân cứ một to dần.Nhìn hồ sơ đăng ký trường vẫn trống trơn. Mỗi khi tôi muốn ghi mã trường Báo Chí vào thì hình ảnh lam lũ kiếm tiền của mẹ tôi lại hiện lên. Nó khiến tôi nghĩ mình là một đứa vô dụng không hơn không kém.
Tôi bỏ ra ngoài lớp và đến hành lang ban công ngắm xuống sân trường. Nắng rải đều xuống sân một màu vàng óng, dẻo quánh. Xa xa những chậu hoa trước phòng thí nghiệm đã nở vài búp nụ nhỏ. Những cánh phượng đỏ rực lâu lâu bị cơn gió vô tình thổi bay tung lên không trung rồi êm đềm đáp xuống mặt đất…
Từng giọt nước mắt nóng ấm rơi rơi trên gò má. Tôi khóc mà chẳng biết mình khóc vì điều gì. Sắp phải xa khung cảnh yên bình thơ mộng, nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm trước mắt. Hay vì sắp phải xa lũ bạn nghịch như quỷ nhưng đàon kết và dễ thương vô cùng. Hay vì bản thân bất lực trước những quyết định cho tương lai. Hay vì tất cả mọi thứThời gian ơi, nếu trôi như một quy luật thì xin chậm rãi vài nhịp…hoặc tạm ngưng một lúc cũng được…
– Không biết năm năm, mười năm sau, khung cảnh trước mắt tụi mình sẽ ra sao Huyền nhỉ?
Là Thiên, cậu bạn học chung lớp. Thú thật là tôi hơi bất ngờ trước câu nói bắt chuyện của Thiên, vì suốt ba năm học qua, tôi và cậu ấy chẳng có một lần nói chuyện cùng nhau. Thiên học khá các môn xã hội , tính tầm trầm lặng, hơi ít nói và trông chững chạc so với các bạn nam trong lớp. Lớp tôi gọi cậu ấy là Mọt Sách, vì hầu như ngoài cuốn sách trên tay cùng cặp kính cận trên mắt vào những buổi giải lao, hoặc ra chơi, hầu như cậu ấy chẳng xuất hiện trong các cuộc vui hoặc những hoạt động phong trào của lớp…
Không hiểu sao, khi cậu ấy nói xong và đang đứng sát bên tôi, tôi có thể nghe được từng nhịp thở chậm rãi của cậu ấy, cảm giác thật yên bình đến lạ.
Thời gian như ngừng hẳn, gió nhẹ nhàng len lỏi và cảm xúc cứ tuôn trào…
Tôi trả lời Thiên bằng một câu hỏi khác.
– Những đám mây xốp trên bầu trời kia đẹp quá cậu nhỉ, ước gì tớ có thể tóm lấy chúng như hái một cành hoa vậy…
Bây giỡ ngẫm lại, tôi thật không hiểu sao lúc ấy mình lại có thể hỏi một câu không thể vớ vẩn hơn như thế.
– Huyền này, có những điều không phải là do ta không thể thực hiện được, nhưng ta cứ sợ sệt thất bại sẽ đến hoặc một điều gì đó không rõ lí do. Nhưng một khi cậu đã tự tin vào chính mình, vượt qua mọi rào cản không đáng có và thực hiện điều mình muốn, chắc chắn cậu sẽ thành công.
Thiên kết thúc câu nói bằng một cái nhún vai và nụ cười răng khểnh hip cả mắt trong gọng kính ngộ ngộ…
Chiều hôm đó, Thiên gửi cho tôi một cây kẹo bông gòn trông hệt như một đám mây nhỏ, kèm theo một mảnh giấy.
“Hai mươi năm sau, bạn sẽ hối hận về những điều chưa làm hơn là những điều đã làm – Mark Twain.
Thi tốt và vững tin ở chính mình Huyền nhé ^^ “
Tôi mỉm cười: Cái đồ….Mọt Sách.
5. Có đôi lúc chúng ta hơi băn khoăn trước những lí do mà bản thân mình tự đặt ra để rồi quên đi cái mình thực sự muốn là gì. Những lúc ấy suy nghĩ thật chao đảo. Nhưng một khi đã vượt qua, ta lại nhận ra chỉ có sự đam mê nồng nhiệt của bản thân mới có thể thực hiện được mọi khó khăn của cuộc sống đặt ra.
Tôi nghe người lớn bảo: chọn nghề cũng giống như chọn vợ chọn chồng, không hẳn chỉ thích và hợp mà ta còn phải yêu nữa. Có thể công việc đó sẽ không mang đến cho ta những giá trị vật chất như ta hằng mong ước, nhưng xét cho cùng cái quan trọng nhất vẫn là được làm điều mình thích. Đó cũng có thể xem là một hạnh phúc. Bạn có nghĩ như tôi không ?
***
Tôi rớt đại học năm đó, nhưng xét điểm nguyện vọng hai tôi đủ điểm sàn vào cao đẳng một trường chuyên ngành Báo chí. Ngành mình yêu thích. Mẹ tôi sau khi nghe tôi tâm sự bà đã hiểu ra và ôm tôi vào lòng.
Bây giờ nhớ lại, tôi cũng chẳng biết lúc xưa do mình đã trưởng thành sau những nỗi buồn hay nhờ cậu bạn Mọt Sách ấy nữa. Chắc có lẽ là cả hai.
Kể từ đó tôi chẳng còn gặp cậu ấy một lần nào nữa cho đến chiều hôm qua.
Tự nhiên tôi nghĩ ra một chuyện, phải rồi, sao tôi không thử nhỉ?
6. Tối , tôi online Facebook tìm gặp lại cả nhóm bạn cấp ba, và cả Face của Mọt Sách nữa. Tôi vào Face cậu ấy tham quan khá lâu. Chà, anh chàng cũng là fan của Karik, Westlife, và đang nghiềm ngẫm truyện của Andersen… Status cập nhật toàn các danh ngôn, triết lý của Mark Twain. Gần đây nhất là câu:
Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.
Kindness is the language which the deaf can hear and the blind can see.
Tôi gõ vài dòng lên tường cậu ấy: “Mọt Sách đánh guitar dở tệ, chỉ có kẹo bông gòn hình đám mây là tuyệt thôi :-p”
Gõ xong tôi mới nhận ra một điều: Tôi vẫn vớ vẩn như xưa, bạn nhỉ?
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 08/10/2016 - 15:41
Người H'Mông
08/10/2016
Cô gái là minh chứng đích thực cho 'vẻ đẹp không tì vết'
Cô mẫu 17 tuổi khiến nhiều Facebooker Việt xôn xao vì tỷ lệ khuôn mặt chuẩn, ngũ quan tinh tế như điêu khắc.
Trên Fanpage chuyên đăng hình gái xinh, một thiếu nữ tóc vàng đang khiến hàng nghìn người dùng Facebook Việt "nhốn nháo" vì gương mặt đẹp hoàn hảo. Những bức ảnh chụp cô gái được cộng đồng mạng dành nhiều mỹ từ ca ngợi: "Tỷ lệ gương mặt quá hoàn hảo", "Vẻ đẹp không góc chết", "Mũi và môi như tạc", "Thiên sứ giáng trần"... Một bạn khác bình luận: "Người đẹp và màu ảnh khiến tôi cứ nghĩ đây là tranh vẽ chứ không phải ảnh chụp".
Mới đây, danh tính của người đẹp cũng đã được cộng đồng mạng tìm ra. Cô gái tên là Ringailė Demšytė, 17 tuổi, sinh ra ở Vilnius, thủ đô của Lithuania, hiện sống tại Tokyo, Nhật Bản. Cô là người mẫu tự do.
Bộ ảnh gây sốt trên được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Trung Quốc tên Ran Ya, chụp từ đầu năm 2015 khi Ringailė Demšytė đến Hàng Châu làm mẫu.
Những hình ảnh khiến người xem xao xuyến của Ringailė Demšytė:
Nguồn:
Cô mẫu 17 tuổi khiến nhiều Facebooker Việt xôn xao vì tỷ lệ khuôn mặt chuẩn, ngũ quan tinh tế như điêu khắc.
Trên Fanpage chuyên đăng hình gái xinh, một thiếu nữ tóc vàng đang khiến hàng nghìn người dùng Facebook Việt "nhốn nháo" vì gương mặt đẹp hoàn hảo. Những bức ảnh chụp cô gái được cộng đồng mạng dành nhiều mỹ từ ca ngợi: "Tỷ lệ gương mặt quá hoàn hảo", "Vẻ đẹp không góc chết", "Mũi và môi như tạc", "Thiên sứ giáng trần"... Một bạn khác bình luận: "Người đẹp và màu ảnh khiến tôi cứ nghĩ đây là tranh vẽ chứ không phải ảnh chụp".
Ảnh chụp cận mặt của cô nàng có vẻ đẹp "con gái nhìn còn mê mẩn" này được các bạn trẻ mê hội họa lấy làm mẫu vẽ.
Mới đây, danh tính của người đẹp cũng đã được cộng đồng mạng tìm ra. Cô gái tên là Ringailė Demšytė, 17 tuổi, sinh ra ở Vilnius, thủ đô của Lithuania, hiện sống tại Tokyo, Nhật Bản. Cô là người mẫu tự do.
Bộ ảnh gây sốt trên được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Trung Quốc tên Ran Ya, chụp từ đầu năm 2015 khi Ringailė Demšytė đến Hàng Châu làm mẫu.
Những hình ảnh khiến người xem xao xuyến của Ringailė Demšytė:
Tuệ Anh
Nguồn:
menglan
09/10/2016
Trong tiếng Anh, cụm từ “Carrying cross” (mang/vác thập giá) còn có nghĩa là chịu đựng một điều gì đó – ý nghĩa này xuất phát từ trong Kinh Thánh. Lấy cảm hứng từ cụm từ này, một tác giả đã sáng tác mẩu truyện ngắn với thông điệp: Thành công trong tương lai chỉ đến với người chịu đựng được sự vất vả ở hiện tại. Khổ tận, cam lai.
Khi bạn phải mang vác một gánh nặng nào đó trên vai, điều cần làm không phải là tìm cách đổ bớt chúng đi, mà phải trở nên mạnh mẽ hơn để tiếp tục cuộc hành trình. Việc tìm cách trút bỏ trách nhiệm, tìm những công việc nhẹ nhàng hơn những người có cùng hành trình với mình là một việc làm đáng xấu hổ. Vì cuộc sống này có nhân quả tồn tại, cho nên bạn cống hiến nhiều đến đâu sẽ nhận lại được nhiều đến đó.
- Tất cả mọi người đều có trên vai một cây thập tự giá nặng nề.
- Người thanh niên này cũng mang trên mình cây thập tự giá to lớn ấy và khó nhọc lê từng bước.
- Đến nửa đường, anh nói: “Chúa ơi, cây thập tự giá này nặng quá, con không thể đi nổi nữa rồi, xin Người cho con cắt một đoạn nhé.”
- Sau đó anh dừng lại và cắt đi một đoạn cây thập tự giá.
- Vì vậy anh dần dần đã vượt trước mọi người.
- Đi được không lâu, anh lại cầu xin Chúa: “Thưa Chúa, xin hãy để con cắt thêm một đoạn nữa, con sẽ vác nó được nhanh hơn.”
- Trong khi mọi người ai cũng mải miết đi thì anh ta dừng lại tiếp tục cắt bỏ đi một đoạn nữa.
- “Thật nhẹ, cảm ơn Người!”
- Anh rất vui mừng và nghĩ rằng mình có thể đi nhanh và xa hơn mọi người.
- Bỗng nhiên trước mắt xuất hiện vực thẳm…
- Những người khác dùng cây thập tự giá làm cầu và dễ dàng vượt qua.
- “Ngắn quá. Mình không thể qua bằng cái này được.”
- Anh chỉ có thể cúi đầu thất vọng.
Khi bạn phải mang vác một gánh nặng nào đó trên vai, điều cần làm không phải là tìm cách đổ bớt chúng đi, mà phải trở nên mạnh mẽ hơn để tiếp tục cuộc hành trình. Việc tìm cách trút bỏ trách nhiệm, tìm những công việc nhẹ nhàng hơn những người có cùng hành trình với mình là một việc làm đáng xấu hổ. Vì cuộc sống này có nhân quả tồn tại, cho nên bạn cống hiến nhiều đến đâu sẽ nhận lại được nhiều đến đó.
tuphuongsg
09/10/2016
Bị trả về Trung Quốc vì không bắt tay HLV. Tiền đạo đội tuyển Ý Pelle bị trả ngay lập tức về lại CLB ở Trung Quốc sau khi có hành động vô lễ không bắt tay HLV trưởng Ventura lúc bị thay ra trong trận hòa Tây Ban Nha 1-1 mới đây. Pelle từng hcơi ấn tượng ở Euro 2016, nhưng từ khi đến Trung Quốc thi đấu cho CLB Shandong Luneng thì tính khí thay đổi. Nhiều khả năng anh bị loại khỏi tuyển Ý suốt thời gian tới.
Tiền đạo tuyển Ý bị đuổi khỏi đội vì vô lễ với HLV
11:30 08/10.2016 0 Đức Trường
Graziano Pelle bị cắt suất ở tuyển Ý vì từ chối bắt tay HLV VenturaAFP
Chân sút Graziano Pelle của tuyển Ý đã bị gạch tên khỏi thành phần đội nhà chuẩn bị cho trận gặp Macedonia diễn ra rạng sáng 10.10 tới tại vòng loại World Cup 2018
Lý do Graziano Pelle bị cắt suất ở đội tuyển quốc gia khá hy hữu. Anh từ chối bắt tay với HLV Gian Piero Ventura sau khi được thay ra sân trong trận hòa 1-1 trước Tây Ban Nha (7/10).
Liên đoàn bóng đá Ý xác nhận Pelle sẽ được trả về đội chủ quản Shandong Luneng ở Trung Quốc, nơi anh nhận mức lương lên tới 260.000 bảng/tuần.
Pelle sau đó đã bày tỏ sự hối hận và đăng tải lời xin lỗi trên Instagram. Anh thừa nhận hành vị của mình không thể chấp nhận. Được biết, chân sút 31 tuổi được HLV Ventura xếp đá chính trong trận gặp Tây Ban Nha nhưng thi đấu không hiệu quả.
Anh bị thay ra sân vào phút 59, tức chỉ vài phút sau khi thủ thành Gianluigi Buffon mắc sai lầm dẫn đến bàn thua của tuyển Ý. Vì không hài lòng, Pelle đã bày tỏ sự bất mãn với HLV Ventura. Anh đi một mạch vào ghế dự bị mặc cho ông thầy ra hành động muốn bắt tay.
Cũng trong trận gặp Tây Ban Nha, tuyển Ý giành được 1 điểm nhờ bàn thắng gỡ hòa của Daniele de Rossi trên chấm phạt đền. Thế nhưng hành động vô lễ của Pelle mới trở thành điểm nhấn đáng chú ý nhất.
Graziano Pelle vừa bị đuổi khỏi tuyển Ý AFP Nói về cậu học trò, HLV Ventura cho biết: "Tôi không nghĩ Pelle tức giận vì bị thay ra sân. Anh ấy nổi đóa với màn trình diễn của mình. Tôi đã thấy nhiều lần những chuyện như vậy trong sự nghiệp. Điều đó thuộc về bóng đá, nhưng khi bạn khoác trên mình chiếc áo tuyển Ý, bạn phải luôn cẩn thận".
Không lâu sau phát biểu đó, Pelle bị trục xuất khỏi đoàn quân áo thiên thanh.
Tiền đạo tuyển Ý bị đuổi khỏi đội vì vô lễ với HLV
11:30 08/10.2016 0 Đức Trường
Graziano Pelle bị cắt suất ở tuyển Ý vì từ chối bắt tay HLV VenturaAFP
Chân sút Graziano Pelle của tuyển Ý đã bị gạch tên khỏi thành phần đội nhà chuẩn bị cho trận gặp Macedonia diễn ra rạng sáng 10.10 tới tại vòng loại World Cup 2018
Lý do Graziano Pelle bị cắt suất ở đội tuyển quốc gia khá hy hữu. Anh từ chối bắt tay với HLV Gian Piero Ventura sau khi được thay ra sân trong trận hòa 1-1 trước Tây Ban Nha (7/10).
Liên đoàn bóng đá Ý xác nhận Pelle sẽ được trả về đội chủ quản Shandong Luneng ở Trung Quốc, nơi anh nhận mức lương lên tới 260.000 bảng/tuần.
Pelle sau đó đã bày tỏ sự hối hận và đăng tải lời xin lỗi trên Instagram. Anh thừa nhận hành vị của mình không thể chấp nhận. Được biết, chân sút 31 tuổi được HLV Ventura xếp đá chính trong trận gặp Tây Ban Nha nhưng thi đấu không hiệu quả.
Anh bị thay ra sân vào phút 59, tức chỉ vài phút sau khi thủ thành Gianluigi Buffon mắc sai lầm dẫn đến bàn thua của tuyển Ý. Vì không hài lòng, Pelle đã bày tỏ sự bất mãn với HLV Ventura. Anh đi một mạch vào ghế dự bị mặc cho ông thầy ra hành động muốn bắt tay.
Cũng trong trận gặp Tây Ban Nha, tuyển Ý giành được 1 điểm nhờ bàn thắng gỡ hòa của Daniele de Rossi trên chấm phạt đền. Thế nhưng hành động vô lễ của Pelle mới trở thành điểm nhấn đáng chú ý nhất.
Graziano Pelle vừa bị đuổi khỏi tuyển Ý AFP Nói về cậu học trò, HLV Ventura cho biết: "Tôi không nghĩ Pelle tức giận vì bị thay ra sân. Anh ấy nổi đóa với màn trình diễn của mình. Tôi đã thấy nhiều lần những chuyện như vậy trong sự nghiệp. Điều đó thuộc về bóng đá, nhưng khi bạn khoác trên mình chiếc áo tuyển Ý, bạn phải luôn cẩn thận".
Không lâu sau phát biểu đó, Pelle bị trục xuất khỏi đoàn quân áo thiên thanh.
Đức Trường
tuphuongsg
10/10/2016
Phân chia giai cấp là gì hả bố?
Con hỏi bố:
- Bố ơi, phân chia giai cấp là gì hả bố?
Bố trả lời:
...
- Lấy nhà mình làm ví dụ, bố kiếm tiền thì bố là giai cấp tư bản, mẹ lãnh đạo thì mẹ là chính quyền, con là nhân dân, còn em con là tương lai, cô giúp việc nhà mình là giai cấp lao động.
Tối hôm đó, em bé ị đùn, cậu bé tìm mẹ thì mẹ đang ngủ say, sang phòng cô giúp việc thì thấy bố….
Sáng hôm sau, bố hỏi:
- Hôm qua bố giải thích thế con có hiểu không?
Con trả lời:
- Giai cấp tư bản thì đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động, trong khi đó chính quyền ngủ say không biết gì, tương lai thì ngập trong... phân còn nhân dân thì bất lực.
Sưu tầm
Con hỏi bố:
- Bố ơi, phân chia giai cấp là gì hả bố?
Bố trả lời:
...
- Lấy nhà mình làm ví dụ, bố kiếm tiền thì bố là giai cấp tư bản, mẹ lãnh đạo thì mẹ là chính quyền, con là nhân dân, còn em con là tương lai, cô giúp việc nhà mình là giai cấp lao động.
Tối hôm đó, em bé ị đùn, cậu bé tìm mẹ thì mẹ đang ngủ say, sang phòng cô giúp việc thì thấy bố….
Sáng hôm sau, bố hỏi:
- Hôm qua bố giải thích thế con có hiểu không?
Con trả lời:
- Giai cấp tư bản thì đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động, trong khi đó chính quyền ngủ say không biết gì, tương lai thì ngập trong... phân còn nhân dân thì bất lực.
Sưu tầm
menglan
11/10/2016
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên diện kiến bất tương phùng
Người xưa tin rằng mọi việc trên đời đều tuân theo một quy luật nhất định, chính là nằm ở chữ “duyên”. Vậy nên, mọi sự đều “tùy duyên”, đến và đi cũng thuận theo tự nhiên, không miễn cưỡng mà thản nhiên, điềm tĩnh đón nhận tất cả.
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên diện kiến bất tương phùng. (Ảnh: Internet)
Khi làm một việc nào đó mà bạn để tâm mong muốn đạt được kết quả tốt nhưng có khi lại trái lại không được như ý, làm bạn thất vọng hoặc dẫn đến tiêu cực và làm bản thân căng thẳng hơn. Vậy thì thuận theo tự nhiên nó cũng là một quy luật và cũng là cảnh giới của buông bỏ, không còn nghĩ nhiều về việc đó “làm mà chẳng cầu” đối đãi với hết thảy sự việc với tâm thái an hòa.
Con người thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Người xưa cũng có câu:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên diện kiến bất tương phùng…
Xin kể câu chuyện được nghe lại nguồn gốc xuất xứ của hai câu thơ này:
Ngày xưa, ở một thủ phủ thuộc tỉnh Triết Giang, có 1 viên ngoại giàu có. Vợ mất sớm, để lại cho ông cô con gái xinh đẹp. Viên ngoại rất mực thương yêu và chăm sóc cô con gái. Đến tuổi xuân hồng, cô gái rất xinh đẹp có tài, sắc, cầm, kỳ, thi, họa… đủ cả. Viên ngoại cũng bắt đầu kén rể, nhưng chưa có chàng trai nào làm ông hài lòng.
Một hôm, trong sân nhà viên ngoại xuất hiện cùng lúc ba chàng trai, người nào cũng khôi ngô tuấn tú. Đặc biệt, mỗi chàng đều có một biệt tài khó ai sánh bằng: Chàng trai thứ nhất có đôi chân thiên lý mã, có thể chạy cả ngàn dặm không biết mỏi. Chàng trai thứ hai có tài bắn cung bách phát bách trúng. Chàng trai thứ ba có tài làm thơ, có thể một lúc làm cả ngàn bài thơ hay với nét chữ rồng bay phượng múa…
Viên ngoại phân vân lắm… khi con gái chỉ có một. Ông hẹn cùng ba chàng trai, sáng mai có mặt ở sân nhà ông từ sớm để đua tài kén rể.
Sáng sớm hôm sau, khi ánh bình minh chưa lan hết sân nhà viên ngoại, thì ba chàng trai đã có mặt. Trong sân, cả đêm hôm qua, gia nhân nhà viên ngoại gần như không ngủ, để vót cho xong bó cung tên lớn, và mài cho đầy 1 nghiên mực tàu thật to…
Viên ngoại ra lệnh: Chàng trai thứ nhất, phải chạy đến kinh thành Tràng An, mượn cho bằng được chiếc trống Tràng An về cho ông. Chàng trai thứ hai, phải bắn cho rụng hết lá những cây ngô đồng trước ngõ nhà ông. Chàng trai thứ ba, phải viết cho xong 3.000 bài thơ trên giấy hoa tiên, không được trùng ý. Ai báo công trước nhất sẽ được ông chọn gả con gái.
Sau tiếng trống lệnh, loáng một cái, chàng trai có đôi chân thiên lý mã đã mất hút, không để lại dù một dấu bụi hồng. Thế rồi, người ta chỉ còn nghe từng âm thanh… vút… tách của cung tên tra vào nỏ… bắn đi… lá ngô đồng rụng lả tả…
Riêng chàng trai thứ ba, được mời đến dưới giàn hoa thiên lý, nơi đã để sẵn bút nghiên để chàng làm thơ. Bên hiên, giai nhân đang e ấp mỉm cười, nghiêng đầu thêu cặp gối rồng phụng cho ngày vu quy… Chàng trai cắm cúi múa bút, từng tờ giấy hoa tiên bay xuống như bướm lượn, gia nhân nhà viên ngoại cũng sẵn sàng đón lấy, xếp lại ngay ngắn…
Trời đã quá trưa, chàng thi sĩ vươn vai đứng dậy… Chàng vừa hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Nhìn ra ngoài ngõ, lá ngô đồng mới rụng hơn một nửa, bóng dáng người có đôi chân thiên lý vẫn mịt mù…
(Ảnh: Internet)
Cô gái cũng vừa nghỉ tay, nhẹ nhàng đến bên giàn hoa lý, mỉm cười cúi xuống rót trà mời chàng trai. Trước khung cảnh thơ mộng cùng nụ cười đẹp như thơ kia, chàng trai đã viết (tạm dịch):
Ung dung trời đã xế trưa
Thơ ba ngàn bản cũng vừa viết xong
Ngoài kia xa dấu bụi hồng
Bên hiên cành lá ngô đồng chưa vơi
Dấu yêu nhẹ mỉm môi cười
Ta nghe đồng vọng một lời phu thê!
Chàng thi sĩ tính ngâm tặng nàng, người mà chàng nghĩ chắc chắn là vợ mình. Nhưng chưa kịp. Thì… chao ôi… đất trời như sụp lở dưới chân…, bên tai chàng ầm vang tiếng trống cùng tiếng hét lên vui mừng của chàng trai có đôi chân ngàn dặm:
“Thưa nhạc gia, con đã đem được trống Tràng An về đây rồi!”
Cô gái nhìn chàng thi sĩ, ngậm ngùi, người mà mới vài phút trước thôi, cô cũng nghĩ sẽ là phu quân. Để an ủi chàng trai, cô đã tặng chàng 4 câu thơ:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên diện kiến bất tương phùng
Ẩm thị ngã trà hoàn ngã trản
Tràng An chi cổ dĩ bồng bồng
Tạm dịch:
Ngàn năm duyên may tình vẫn gặp
Vô duyên đối mặt sự không thành
Chàng uống trà xong, xin trả chén
Tràng An đã giục trống liên thanh!
Cổ nhân có câu “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu”, có ý rằng, khi điều gì đó đã được sắp đặt sẵn thì nó sẽ đến đúng thời điểm. Còn nếu điều gì không được sắp đặt trước rồi thì không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?
Làm người học được cách điềm nhiên đối đãi với hết thảy, dùng bình tĩnh để đối đãi với mọi sự bất công trong cuộc sống, thản nhiên tiếp nhận mọi sự an bài hợp ý và không hợp ý mình. Ấy mới là cách đối đãi của bậc trí huệ.
“Có duyên mà không có phận, có phận mà không có duyên” đều là một phần trong sinh mệnh, nó không nên trở thành bước đệm dẫn bạn đến bước đường cùng của cuộc đời. Đừng vì “duyên đi” mà sinh ra tâm oán thù, lòng oán hận.
Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự. Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.
Người xưa tin rằng mọi việc trên đời đều tuân theo một quy luật nhất định, chính là nằm ở chữ “duyên”. Vậy nên, mọi sự đều “tùy duyên”, đến và đi cũng thuận theo tự nhiên, không miễn cưỡng mà thản nhiên, điềm tĩnh đón nhận tất cả.
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên diện kiến bất tương phùng. (Ảnh: Internet)
Khi làm một việc nào đó mà bạn để tâm mong muốn đạt được kết quả tốt nhưng có khi lại trái lại không được như ý, làm bạn thất vọng hoặc dẫn đến tiêu cực và làm bản thân căng thẳng hơn. Vậy thì thuận theo tự nhiên nó cũng là một quy luật và cũng là cảnh giới của buông bỏ, không còn nghĩ nhiều về việc đó “làm mà chẳng cầu” đối đãi với hết thảy sự việc với tâm thái an hòa.
Con người thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Người xưa cũng có câu:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên diện kiến bất tương phùng…
Xin kể câu chuyện được nghe lại nguồn gốc xuất xứ của hai câu thơ này:
Ngày xưa, ở một thủ phủ thuộc tỉnh Triết Giang, có 1 viên ngoại giàu có. Vợ mất sớm, để lại cho ông cô con gái xinh đẹp. Viên ngoại rất mực thương yêu và chăm sóc cô con gái. Đến tuổi xuân hồng, cô gái rất xinh đẹp có tài, sắc, cầm, kỳ, thi, họa… đủ cả. Viên ngoại cũng bắt đầu kén rể, nhưng chưa có chàng trai nào làm ông hài lòng.
Một hôm, trong sân nhà viên ngoại xuất hiện cùng lúc ba chàng trai, người nào cũng khôi ngô tuấn tú. Đặc biệt, mỗi chàng đều có một biệt tài khó ai sánh bằng: Chàng trai thứ nhất có đôi chân thiên lý mã, có thể chạy cả ngàn dặm không biết mỏi. Chàng trai thứ hai có tài bắn cung bách phát bách trúng. Chàng trai thứ ba có tài làm thơ, có thể một lúc làm cả ngàn bài thơ hay với nét chữ rồng bay phượng múa…
Viên ngoại phân vân lắm… khi con gái chỉ có một. Ông hẹn cùng ba chàng trai, sáng mai có mặt ở sân nhà ông từ sớm để đua tài kén rể.
Sáng sớm hôm sau, khi ánh bình minh chưa lan hết sân nhà viên ngoại, thì ba chàng trai đã có mặt. Trong sân, cả đêm hôm qua, gia nhân nhà viên ngoại gần như không ngủ, để vót cho xong bó cung tên lớn, và mài cho đầy 1 nghiên mực tàu thật to…
Viên ngoại ra lệnh: Chàng trai thứ nhất, phải chạy đến kinh thành Tràng An, mượn cho bằng được chiếc trống Tràng An về cho ông. Chàng trai thứ hai, phải bắn cho rụng hết lá những cây ngô đồng trước ngõ nhà ông. Chàng trai thứ ba, phải viết cho xong 3.000 bài thơ trên giấy hoa tiên, không được trùng ý. Ai báo công trước nhất sẽ được ông chọn gả con gái.
Sau tiếng trống lệnh, loáng một cái, chàng trai có đôi chân thiên lý mã đã mất hút, không để lại dù một dấu bụi hồng. Thế rồi, người ta chỉ còn nghe từng âm thanh… vút… tách của cung tên tra vào nỏ… bắn đi… lá ngô đồng rụng lả tả…
Riêng chàng trai thứ ba, được mời đến dưới giàn hoa thiên lý, nơi đã để sẵn bút nghiên để chàng làm thơ. Bên hiên, giai nhân đang e ấp mỉm cười, nghiêng đầu thêu cặp gối rồng phụng cho ngày vu quy… Chàng trai cắm cúi múa bút, từng tờ giấy hoa tiên bay xuống như bướm lượn, gia nhân nhà viên ngoại cũng sẵn sàng đón lấy, xếp lại ngay ngắn…
Trời đã quá trưa, chàng thi sĩ vươn vai đứng dậy… Chàng vừa hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Nhìn ra ngoài ngõ, lá ngô đồng mới rụng hơn một nửa, bóng dáng người có đôi chân thiên lý vẫn mịt mù…
(Ảnh: Internet)
Cô gái cũng vừa nghỉ tay, nhẹ nhàng đến bên giàn hoa lý, mỉm cười cúi xuống rót trà mời chàng trai. Trước khung cảnh thơ mộng cùng nụ cười đẹp như thơ kia, chàng trai đã viết (tạm dịch):
Ung dung trời đã xế trưa
Thơ ba ngàn bản cũng vừa viết xong
Ngoài kia xa dấu bụi hồng
Bên hiên cành lá ngô đồng chưa vơi
Dấu yêu nhẹ mỉm môi cười
Ta nghe đồng vọng một lời phu thê!
Chàng thi sĩ tính ngâm tặng nàng, người mà chàng nghĩ chắc chắn là vợ mình. Nhưng chưa kịp. Thì… chao ôi… đất trời như sụp lở dưới chân…, bên tai chàng ầm vang tiếng trống cùng tiếng hét lên vui mừng của chàng trai có đôi chân ngàn dặm:
“Thưa nhạc gia, con đã đem được trống Tràng An về đây rồi!”
Cô gái nhìn chàng thi sĩ, ngậm ngùi, người mà mới vài phút trước thôi, cô cũng nghĩ sẽ là phu quân. Để an ủi chàng trai, cô đã tặng chàng 4 câu thơ:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên diện kiến bất tương phùng
Ẩm thị ngã trà hoàn ngã trản
Tràng An chi cổ dĩ bồng bồng
Tạm dịch:
Ngàn năm duyên may tình vẫn gặp
Vô duyên đối mặt sự không thành
Chàng uống trà xong, xin trả chén
Tràng An đã giục trống liên thanh!
Cổ nhân có câu “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu”, có ý rằng, khi điều gì đó đã được sắp đặt sẵn thì nó sẽ đến đúng thời điểm. Còn nếu điều gì không được sắp đặt trước rồi thì không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?
Làm người học được cách điềm nhiên đối đãi với hết thảy, dùng bình tĩnh để đối đãi với mọi sự bất công trong cuộc sống, thản nhiên tiếp nhận mọi sự an bài hợp ý và không hợp ý mình. Ấy mới là cách đối đãi của bậc trí huệ.
“Có duyên mà không có phận, có phận mà không có duyên” đều là một phần trong sinh mệnh, nó không nên trở thành bước đệm dẫn bạn đến bước đường cùng của cuộc đời. Đừng vì “duyên đi” mà sinh ra tâm oán thù, lòng oán hận.
Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự. Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.
Theo trithucvn.net
Đức Bích Phạm
11/10/2016
CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định : con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu là thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ nhu vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy.
Bài học ở đây là : cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng trước khó khăn.
( SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 11/10/2016 - 14:32
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định : con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu là thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ nhu vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy.
Bài học ở đây là : cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng trước khó khăn.
( SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 11/10/2016 - 14:32
tuphuongsg
11/10/2016
Năm 14 tuổi, ra quán net chơi, đúng lúc gặp phải đoàn kiểm tra, ông chủ quán net sợ lắm.
Nghe nói bắt được trẻ vị thành niên nào trong quán là bị phạt 2 triệu, mà rõ ràng người kiểm tra để để ý đến tôi rồi.
Đang định mở miệng, tôi đã lao vội đến chỗ quầy ông chủ quán net đứng, nói to: “Bố, cho con 10 nghìn!” Lão chủ quán cũng chỉ đơ ra tầm 3 giây thôi, sau đó rút 100 nghìn từ trong ví ra, ném cho tôi rồi quát: “Biến ngay!”
Nghĩ lại, công nhận mình thông minh thật. Thế là hôm đó tôi vô cùng hý hửng vì vừa giúp dc chủ quán, vừa có thêm tiền chơi game. Nhưng vừa bước ra khỏi quán thì gặp mẹ, bà đã đứng đó rất lâu rồi, mặt bà tái mét như người mất hồn, đặt tay lên vai tôi nói:
-Con biết lâu chưa?
sưu tầm
Đức Bích Phạm
12/10/2016
NHỮNG VẾT ĐINH
Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:"Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ".
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: "Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào".
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào.
Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:
"Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…"
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 12/10/2016 - 16:19
Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:"Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ".
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: "Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào".
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào.
Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:
"Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…"
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 12/10/2016 - 16:19
menglan
13/10/2016
Quy luật nhân quả báo ứng rất nghiêm minh không chút sai lệch. Người lòng dạ vong ân bội nghĩa, ắt sẽ phải trả giá; cả gia đình nhà Quế Thiên trong câu chuyện dưới đây cũng không ngoại lệ. Câu chuyện quả là một lời răn dạy sâu sắc cho người đời, rằng được ân nhớ trả cho người!
Vong ân bội nghĩa, bị đầu thai làm chó để trả nợ. (Ảnh: Internet)
Năm Thiên Thuận triều Nguyên, ở phủ Tô Châu tỉnh Giang Nam có một vị viên ngoại ưa làm việc thiện tên gọi Thi Tế. Bởi đi thi nhiều lần mà không đỗ nên ông ta một lòng kết giao bè bạn để giúp đỡ người nghèo, mong được nhờ đó mà nổi danh.
Cha của Thi Tế là Thi Giám vốn là một người giàu có nhưng luôn gìn giữ bổn phận, sống rất tiết kiệm, không bao giờ tiêu pha phí phạm một đồng. Nay người cha thấy con tiêu tiền như rác thì xót ruột quá bèn lén đem vàng bạc chôn giấu nhiều nơi, không cho ai biết, định bụng đến lúc sắp chết mới nói cho con hay.
Ông già nghĩ vậy nhưng có ngờ đâu người đang khỏe mạnh bỗng một hôm đang đêm đột ngột phải về trời, chưa dặn dò được con câu gì, thế là chuyện giấu vàng thành một bí mật mãi mãi.
Bấy giờ Thi Tế đã quá bốn mươi, còn chưa có con trai. Ông ta khấn nguyện với đức Quan Âm Bồ Tát nếu sinh được con trai, sẽ cúng ba trăm lượng bạc để tu sửa điện thờ ngài. Một năm sau, bà vợ là Nghiêm Thị quả nhiên sinh được một cậu bé. Hai vợ chồng nghĩ đến chuyện hoàn ơn Bồ Tát bèn đặt tên cho con trai là Thi Hoàn.
Hôm đứa bé được đầy tháng, Thi Tế mang ba trăm lượng bạc đến điện thờ Quan Âm ở núi Hổ Khâu để thực hiện lời hứa nguyện. Ông ta thắp hương xong, cúi đầu cúng, chợt nghe có tiếng khóc ở bên ngoài, bèn bước ra xem thì thấy người bạn học cùng thuở bé là Quế Thiên đang ngồi bên bờ ao nhìn xuống nước mà nức nở. Thi Tế bước tới hỏi vì sao, Quế Thiên chỉ nước mắt lã chã, không nói nên lời.
Thi Tế bèn kéo bạn vào trong miếu điện, hỏi đi hỏi lại mãi, Quế Thiên mới kể rõ nguồn cơn. Thì ra ông ta sai lầm nghe theo người ta, đem gia sản thế chấp để vay 300 lượng bạc về làm vốn liếng ra ngoài buôn bán, cuối cùng bị mất sạch, chủ nợ đến đòi, lãi mẹ đẻ lãi con, bắt cả nhà ông ta phải làm tôi tớ gán nợ. Ông ta cấp bách quá, đang đêm bỏ trốn, nhưng chẳng còn đường nào mà đi bèn chạy đến đây định nhảy xuống ao tự tử.
Thi Tế nghe xong, lập tức lấy 300 lượng bạc để cúng trả ơn đưa cho Quế Thiên, bảo ông ta mau đi cứu vợ con về. Quế Thiên mừng quá bèn bước tới trước điện Bồ Tát dập đầu thề rằng: “Con chịu ơn cứu mạng của ông Thi, nếu kiếp này không báo đáp được thì kiếp sau nguyện làm chó ngựa để đền ơn ông”. Thi Tế về nhà, lại lấy ra 300 lượng bạc khác đưa cúng đức Quan Âm.
Ba ngày sau, Quế Thiên dẫn đứa con trai lớn mười hai tuổi tên Quế Cao đến bái tạ. Thi Tế rất vui, làm cơm rượu khoản đãi. Rồi bảo với Quế Thiên rằng: “Cứu người phải cứu đến nơi, nhà tôi ở phía ngoài thành có một cái vườn trồng dâu, mấy gian nhà tranh và mười mẫu ruộng xấu. Nếu ông không ngại thì đến đó mà trồng trọt, cũng có thể sống được”. Quế Thiên vô cùng cảm động, rối rít tạ ơn rồi cùng con trai cáo biệt đi về.
Sau khi đến vườn dâu, Quế Thiên bảo vợ là Tôn Thị mang lễ vật đến nhà họ Thi tạ ơn. Tôn Thị biết ăn nói, dễ làm người nghe vui lòng. Vừa mới gặp Nghiêm Thị là đã tỏ ra thân thiết như thể chị em. Bấy giờ Tôn Thị đang có thai 5 tháng, Nghiêm Thị nói: “Chị đã có hai thằng con trai rồi, nếu lần này mà sinh được đứa con gái thì sẽ kết thông gia với nhau”. Tôn Thị về kể lại với chồng, hai người hết sức vui mừng. Sau quả nhiên mụ sinh được đứa con gái, Nghiêm Thị sai người đến thăm, từ đó hai nhà thường xuyên qua lại, như bà con với nhau vậy.
Ở chỗ vườn dâu mà vợ chồng Quế Thiên ở có một cây bạch quả mọc đã lâu đời, nghe đồn ở đó có thần linh hiển hiện, trước đây người coi vườn cứ đến mùng một tháng Chạp là đến thắp hương khấn cầu thần linh phù hộ. Năm đó, Quế Thiên cũng đến thắp hương. Bỗng thấy một con chuột trắng chạy quanh gốc cây một vòng rồi chui vào phía dưới biến mất. Quế Thiên nhìn kỹ, chỉ thấy dưới gốc cây có một cái lỗ to bằng miệng bát, bèn vội vàng bảo vợ mang xẻng đến đào sâu xuống. Đào được độ ba thước thì thấy ba cái hũ sành, mở ra thấy toàn là bạc nén trắng xóa.
Hai vợ chồng mang về nhà đếm, được khoảng một ngàn năm trăm lượng. Quế Thiên định lấy ba trăm lượng đem trả nhà họ Thi, nhưng Tôn Thị nói ngay: “Không được! không được!”.
Quế Thiên hỏi: “Vậy theo mình thì nên làm thế nào?”.
Tôn Thị nói: “Theo tôi thì nếu cứ dựa vào mười mẫu ruộng dâu này, ở nhờ nhà người ta cũng không thể lâu dài được, chi bằng đem số bạc này đến nơi khác mua ít ruộng rồi dần dần thoát thân khỏi đây, tự mình làm ông chủ, bấy giờ hãy trả ơn cho họ, vậy chẳng hơn sao?”.
Quế Thiên nói: “Đàn bà khôn ngoan, còn hơn cả đàn ông! Mình nói đúng đấy, tôi có người bà con xa ở huyện Cối Kê, phủ Thiện Hưng, có thể nhờ ông ta lo chuyện đất đai”.
Mùa xuân năm sau, Quế Thiên lấy cớ đi Cối Kê thăm bà con, ngầm mua ruộng đất ở đó rồi nhờ người trông coi, mỗi năm đến một lần tính toán tiền nong, khi về bao giờ cũng mặc quần áo cũ, không lộ vẻ người có tiền. Cứ như vậy năm năm, nhà họ Quế đã có một cơ ngơi lớn mà nhà họ Thi không hề hay biết.
Vì vong ân bội nghĩa, lời thề trước Bồ Tát tất sẽ linh nghiệm. (Ảnh minh họa)
Thời gian thấm thoắt, lại qua ba năm nữa, Thi Tế đột nhiên bị bệnh qua đời. Tôn Thị bèn thúc giục chồng thừa dịp bỏ đi. Nghiêm Thị cố giữ ở lại không được, đành nước mắt rưng rưng mà tiễn họ. Bởi Thi Tế là người khảng khái, sống rất rộng rãi, nên trong nhà từ lâu đã chẳng có gì, nay lại thêm chuyện tang ma nên mắc một số nợ. Nghiêm Thị lại không biết quản lý tiền nong, nên năm, sáu năm sau mẹ góa con côi thành nghèo túng đến nỗi không sao sống nổi.
Thi Tế khi còn nhỏ có người bạn học rất thân tên gọi Chi Đức. Vừa đúng lúc ông này từ quan trở về quê, nghe nói nhà họ Thi sa sút như vậy, lòng rất xót xa, bèn đặc biệt đến thăm. Thi Hoàn ra nghênh đón, rất là lễ độ. Ông Chi hỏi han, biết cậu này chưa đính ước với ai, bèn gả luôn con gái của mình. Mẹ con Nghiêm Thị vô cùng cảm kích.
Nhưng ông Chi tuy làm quan mà không giàu có gì, sống rất thanh liêm, bây giờ lại phải lo thêm cho nhà con rể nữa nên cũng khó khăn. Rồi chợt nghe nói chuyện Quế Thiên ở Cối Kê giàu lắm, mọi người đều gọi ông ta là Kế Viên ngoại, ông Chi bèn khuyên con rể nên đi Cối Kê một chuyến, chắc Quế Thiên nghĩ đến ơn huệ trước kia thế nào cũng báo đáp hậu hĩ. Thi Hoàn về bàn với mẹ, Nghiêm Thị nói: “Hồi ấy bà Tôn với mẹ tình cảm như chị em, bây giờ phất lên rồi, nhất định sẽ không xử tệ với mẹ con mình. Vậy mẹ cùng đi với con”.
Thế là hai mẹ con đến huyện Cối Kê. Chỉ thấy đúng là nhà họ Quế nhà cao cửa rộng, gia nhân đầy tớ tấp nập. Thế nhưng khi gặp mẹ con họ Thi, họ rất lạnh nhạt, hoàn toàn không nhớ gì đến ơn cứu mệnh ngày trước, chỉ cho hai mẹ con hai chục lượng bạc làm tiền lộ phí. Hai mẹ con rất giận, đành buồn bã ra về.
Nghiêm Thị bị cái đòn đó, lại thêm đi đường vất vả, mệt nhọc, về đến nhà là ngã bệnh không sao dậy nổi, được ít ngày thì qua đời. Để lo tang ma cho mẹ, Thi Hoàn đành phải đem bán ngôi nhà tổ tiên để lại rồi dọn đến ở nhà bố vợ. Lúc dọn đồ đạc, bỗng thấy trên trần phòng ông nội mình có một cuốn sổ, trong đó ghi rõ ràng, chỗ nào chôn bao nhiêu lượng bạc, chỗ nào chôn bao nhiêu, bao nhiêu. Thi Hoàn mừng rỡ vô cùng, trước hết đào chỗ ngạch cửa được hai ngàn lượng, đem đi chuộc lại ngôi nhà tổ.
Sau đó lại cứ theo sổ đào tiếp, đào hết được tất cả mấy vạn lượng bạc trắng. Chỉ có chỗ dưới cây bạch quả chôn một ngàn năm trăm lượng thì đào không thấy, chỉ còn lại ba cái hũ không. Từ đó nhà họ Thi lại trở thành nhà phú hào.
Lại nói chuyện Kế Viên ngoại là tài chủ giàu có ở Cối Kê nhưng do việc sai dịch phải làm cho phủ quán quá nhiều nên rất bực bội. Có người hàng xóm là Vưu Sinh khuyên ông ta nên bỏ tiền ra mua lấy chức quan. Làm quan chẳng những rạng rỡ cửa nhà mà còn được miễn chuyện sai dịch, thật là nhất cử lưỡng tiện. Quế Thiên tin lời, chuẩn bị ba ngàn lượng bạc trắng, cùng Vưu Sinh đi đến kinh đô. Đến nơi, Quế Thiên giao cả số bạc cho Vưu Sinh để hắn lo liệu.
Qua nửa năm Vưu Sinh dùng số bạc đó của Quế Thiên mua chức quan cho mình. Lúc này Quế Thiên mới biết mình bị lừa, căm giận không sao giết chết được Vưu Sinh đi. Nhưng đến đêm hôm đó, Quế Thiên nằm mơ, mơ thấy cả nhà mình biến thành chó hết, đến nhà họ Thi kiếm cái ăn. Lúc tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm.
Gặp cơn ác mộng quái lạ, Quế Thiên lo lắng bối rối, không nghĩ được chuyện giết chết Vưu Sinh nữa, vội vã trở về nhà. Về đến nơi thì hai đứa con trai đã chết, mụ vợ Tôn Thị cũng bệnh nặng mê mệt không biết gì. Quế Thiên la lên một tiếng thì mụ Tôn mở choàng mắt ra, kêu toáng lên: “Cha ơi, con là Quế Cao, con trai cả của cha đây. Vì nhà ta vong ơn bội nghĩa với nhà họ Thi, cha đã từng thề sẽ làm chó ngựa để đền ơn, cho nên Diêm Vương bắt hai anh em con cùng với mẹ ngày mai đến nhà họ Thi đầu thai làm kiếp chó. Cha thì chưa đến tuổi, đến tháng tám sang năm cũng sẽ đầu thai thành chó, chỉ có em gái con có duyên phận với Thi Hoàn nên tránh được nạn này”. Tôn Thị nói xong thì tắt thở chết.
Quế Thiên mới nghĩ lại những điều trong mộng, biết rằng đây là chuyện báo ứng, trong lòng vô cùng hối hận. Lo xong việc tang ma, ông ta đem con gái đi Tô Châu, mong kết thân với nhà họ Thi đồng thời tiếp tế cho hai mẹ con mẹ góa con côi chút ít. Ông ta nghĩ chắc nhà họ Thi nghèo túng lắm, cậu con trai chắc chưa lấy vợ. Nào ngờ, đến nơi thấy họ Thi giàu có hơn trước, chỉ có là bà Nghiêm Thị mất rồi. Quế Thiên thấy xấu hổ quá, vội tạ tội với Thi Hoàn và xin vào cúng Nghiêm Thị phu nhân. Ông ta vừa bày xong đồ cúng, bỗng có ba con chó đen chạy tới, quấn quanh rồi ngậm gấu quần ông ta mà sủa kêu liên tục như có điều gì muốn nói. Quế Thiên biết rằng đây là vợ con mình biến thành bèn khóc òa lên ngã lăn xuống đất.
Về sau, Thi Hoàn cưới con gái Quế Thiên làm thiếp. Quế Thiên cũng ở lại giúp việc trong nhà họ Thi. Rồi ông ta ăn chay niệm Phật, một lòng hối hận nên từ đó không hề bị bệnh tật tai nạn gì cả, sống đến hết tuổi già ở nhà họ Thi.
Vong ân bội nghĩa, bị đầu thai làm chó để trả nợ. (Ảnh: Internet)
Năm Thiên Thuận triều Nguyên, ở phủ Tô Châu tỉnh Giang Nam có một vị viên ngoại ưa làm việc thiện tên gọi Thi Tế. Bởi đi thi nhiều lần mà không đỗ nên ông ta một lòng kết giao bè bạn để giúp đỡ người nghèo, mong được nhờ đó mà nổi danh.
Cha của Thi Tế là Thi Giám vốn là một người giàu có nhưng luôn gìn giữ bổn phận, sống rất tiết kiệm, không bao giờ tiêu pha phí phạm một đồng. Nay người cha thấy con tiêu tiền như rác thì xót ruột quá bèn lén đem vàng bạc chôn giấu nhiều nơi, không cho ai biết, định bụng đến lúc sắp chết mới nói cho con hay.
Ông già nghĩ vậy nhưng có ngờ đâu người đang khỏe mạnh bỗng một hôm đang đêm đột ngột phải về trời, chưa dặn dò được con câu gì, thế là chuyện giấu vàng thành một bí mật mãi mãi.
Bấy giờ Thi Tế đã quá bốn mươi, còn chưa có con trai. Ông ta khấn nguyện với đức Quan Âm Bồ Tát nếu sinh được con trai, sẽ cúng ba trăm lượng bạc để tu sửa điện thờ ngài. Một năm sau, bà vợ là Nghiêm Thị quả nhiên sinh được một cậu bé. Hai vợ chồng nghĩ đến chuyện hoàn ơn Bồ Tát bèn đặt tên cho con trai là Thi Hoàn.
Hôm đứa bé được đầy tháng, Thi Tế mang ba trăm lượng bạc đến điện thờ Quan Âm ở núi Hổ Khâu để thực hiện lời hứa nguyện. Ông ta thắp hương xong, cúi đầu cúng, chợt nghe có tiếng khóc ở bên ngoài, bèn bước ra xem thì thấy người bạn học cùng thuở bé là Quế Thiên đang ngồi bên bờ ao nhìn xuống nước mà nức nở. Thi Tế bước tới hỏi vì sao, Quế Thiên chỉ nước mắt lã chã, không nói nên lời.
Thi Tế bèn kéo bạn vào trong miếu điện, hỏi đi hỏi lại mãi, Quế Thiên mới kể rõ nguồn cơn. Thì ra ông ta sai lầm nghe theo người ta, đem gia sản thế chấp để vay 300 lượng bạc về làm vốn liếng ra ngoài buôn bán, cuối cùng bị mất sạch, chủ nợ đến đòi, lãi mẹ đẻ lãi con, bắt cả nhà ông ta phải làm tôi tớ gán nợ. Ông ta cấp bách quá, đang đêm bỏ trốn, nhưng chẳng còn đường nào mà đi bèn chạy đến đây định nhảy xuống ao tự tử.
Thi Tế nghe xong, lập tức lấy 300 lượng bạc để cúng trả ơn đưa cho Quế Thiên, bảo ông ta mau đi cứu vợ con về. Quế Thiên mừng quá bèn bước tới trước điện Bồ Tát dập đầu thề rằng: “Con chịu ơn cứu mạng của ông Thi, nếu kiếp này không báo đáp được thì kiếp sau nguyện làm chó ngựa để đền ơn ông”. Thi Tế về nhà, lại lấy ra 300 lượng bạc khác đưa cúng đức Quan Âm.
Ba ngày sau, Quế Thiên dẫn đứa con trai lớn mười hai tuổi tên Quế Cao đến bái tạ. Thi Tế rất vui, làm cơm rượu khoản đãi. Rồi bảo với Quế Thiên rằng: “Cứu người phải cứu đến nơi, nhà tôi ở phía ngoài thành có một cái vườn trồng dâu, mấy gian nhà tranh và mười mẫu ruộng xấu. Nếu ông không ngại thì đến đó mà trồng trọt, cũng có thể sống được”. Quế Thiên vô cùng cảm động, rối rít tạ ơn rồi cùng con trai cáo biệt đi về.
Sau khi đến vườn dâu, Quế Thiên bảo vợ là Tôn Thị mang lễ vật đến nhà họ Thi tạ ơn. Tôn Thị biết ăn nói, dễ làm người nghe vui lòng. Vừa mới gặp Nghiêm Thị là đã tỏ ra thân thiết như thể chị em. Bấy giờ Tôn Thị đang có thai 5 tháng, Nghiêm Thị nói: “Chị đã có hai thằng con trai rồi, nếu lần này mà sinh được đứa con gái thì sẽ kết thông gia với nhau”. Tôn Thị về kể lại với chồng, hai người hết sức vui mừng. Sau quả nhiên mụ sinh được đứa con gái, Nghiêm Thị sai người đến thăm, từ đó hai nhà thường xuyên qua lại, như bà con với nhau vậy.
Ở chỗ vườn dâu mà vợ chồng Quế Thiên ở có một cây bạch quả mọc đã lâu đời, nghe đồn ở đó có thần linh hiển hiện, trước đây người coi vườn cứ đến mùng một tháng Chạp là đến thắp hương khấn cầu thần linh phù hộ. Năm đó, Quế Thiên cũng đến thắp hương. Bỗng thấy một con chuột trắng chạy quanh gốc cây một vòng rồi chui vào phía dưới biến mất. Quế Thiên nhìn kỹ, chỉ thấy dưới gốc cây có một cái lỗ to bằng miệng bát, bèn vội vàng bảo vợ mang xẻng đến đào sâu xuống. Đào được độ ba thước thì thấy ba cái hũ sành, mở ra thấy toàn là bạc nén trắng xóa.
Hai vợ chồng mang về nhà đếm, được khoảng một ngàn năm trăm lượng. Quế Thiên định lấy ba trăm lượng đem trả nhà họ Thi, nhưng Tôn Thị nói ngay: “Không được! không được!”.
Quế Thiên hỏi: “Vậy theo mình thì nên làm thế nào?”.
Tôn Thị nói: “Theo tôi thì nếu cứ dựa vào mười mẫu ruộng dâu này, ở nhờ nhà người ta cũng không thể lâu dài được, chi bằng đem số bạc này đến nơi khác mua ít ruộng rồi dần dần thoát thân khỏi đây, tự mình làm ông chủ, bấy giờ hãy trả ơn cho họ, vậy chẳng hơn sao?”.
Quế Thiên nói: “Đàn bà khôn ngoan, còn hơn cả đàn ông! Mình nói đúng đấy, tôi có người bà con xa ở huyện Cối Kê, phủ Thiện Hưng, có thể nhờ ông ta lo chuyện đất đai”.
Mùa xuân năm sau, Quế Thiên lấy cớ đi Cối Kê thăm bà con, ngầm mua ruộng đất ở đó rồi nhờ người trông coi, mỗi năm đến một lần tính toán tiền nong, khi về bao giờ cũng mặc quần áo cũ, không lộ vẻ người có tiền. Cứ như vậy năm năm, nhà họ Quế đã có một cơ ngơi lớn mà nhà họ Thi không hề hay biết.
Vì vong ân bội nghĩa, lời thề trước Bồ Tát tất sẽ linh nghiệm. (Ảnh minh họa)
Thời gian thấm thoắt, lại qua ba năm nữa, Thi Tế đột nhiên bị bệnh qua đời. Tôn Thị bèn thúc giục chồng thừa dịp bỏ đi. Nghiêm Thị cố giữ ở lại không được, đành nước mắt rưng rưng mà tiễn họ. Bởi Thi Tế là người khảng khái, sống rất rộng rãi, nên trong nhà từ lâu đã chẳng có gì, nay lại thêm chuyện tang ma nên mắc một số nợ. Nghiêm Thị lại không biết quản lý tiền nong, nên năm, sáu năm sau mẹ góa con côi thành nghèo túng đến nỗi không sao sống nổi.
Thi Tế khi còn nhỏ có người bạn học rất thân tên gọi Chi Đức. Vừa đúng lúc ông này từ quan trở về quê, nghe nói nhà họ Thi sa sút như vậy, lòng rất xót xa, bèn đặc biệt đến thăm. Thi Hoàn ra nghênh đón, rất là lễ độ. Ông Chi hỏi han, biết cậu này chưa đính ước với ai, bèn gả luôn con gái của mình. Mẹ con Nghiêm Thị vô cùng cảm kích.
Nhưng ông Chi tuy làm quan mà không giàu có gì, sống rất thanh liêm, bây giờ lại phải lo thêm cho nhà con rể nữa nên cũng khó khăn. Rồi chợt nghe nói chuyện Quế Thiên ở Cối Kê giàu lắm, mọi người đều gọi ông ta là Kế Viên ngoại, ông Chi bèn khuyên con rể nên đi Cối Kê một chuyến, chắc Quế Thiên nghĩ đến ơn huệ trước kia thế nào cũng báo đáp hậu hĩ. Thi Hoàn về bàn với mẹ, Nghiêm Thị nói: “Hồi ấy bà Tôn với mẹ tình cảm như chị em, bây giờ phất lên rồi, nhất định sẽ không xử tệ với mẹ con mình. Vậy mẹ cùng đi với con”.
Thế là hai mẹ con đến huyện Cối Kê. Chỉ thấy đúng là nhà họ Quế nhà cao cửa rộng, gia nhân đầy tớ tấp nập. Thế nhưng khi gặp mẹ con họ Thi, họ rất lạnh nhạt, hoàn toàn không nhớ gì đến ơn cứu mệnh ngày trước, chỉ cho hai mẹ con hai chục lượng bạc làm tiền lộ phí. Hai mẹ con rất giận, đành buồn bã ra về.
Nghiêm Thị bị cái đòn đó, lại thêm đi đường vất vả, mệt nhọc, về đến nhà là ngã bệnh không sao dậy nổi, được ít ngày thì qua đời. Để lo tang ma cho mẹ, Thi Hoàn đành phải đem bán ngôi nhà tổ tiên để lại rồi dọn đến ở nhà bố vợ. Lúc dọn đồ đạc, bỗng thấy trên trần phòng ông nội mình có một cuốn sổ, trong đó ghi rõ ràng, chỗ nào chôn bao nhiêu lượng bạc, chỗ nào chôn bao nhiêu, bao nhiêu. Thi Hoàn mừng rỡ vô cùng, trước hết đào chỗ ngạch cửa được hai ngàn lượng, đem đi chuộc lại ngôi nhà tổ.
Sau đó lại cứ theo sổ đào tiếp, đào hết được tất cả mấy vạn lượng bạc trắng. Chỉ có chỗ dưới cây bạch quả chôn một ngàn năm trăm lượng thì đào không thấy, chỉ còn lại ba cái hũ không. Từ đó nhà họ Thi lại trở thành nhà phú hào.
Lại nói chuyện Kế Viên ngoại là tài chủ giàu có ở Cối Kê nhưng do việc sai dịch phải làm cho phủ quán quá nhiều nên rất bực bội. Có người hàng xóm là Vưu Sinh khuyên ông ta nên bỏ tiền ra mua lấy chức quan. Làm quan chẳng những rạng rỡ cửa nhà mà còn được miễn chuyện sai dịch, thật là nhất cử lưỡng tiện. Quế Thiên tin lời, chuẩn bị ba ngàn lượng bạc trắng, cùng Vưu Sinh đi đến kinh đô. Đến nơi, Quế Thiên giao cả số bạc cho Vưu Sinh để hắn lo liệu.
Qua nửa năm Vưu Sinh dùng số bạc đó của Quế Thiên mua chức quan cho mình. Lúc này Quế Thiên mới biết mình bị lừa, căm giận không sao giết chết được Vưu Sinh đi. Nhưng đến đêm hôm đó, Quế Thiên nằm mơ, mơ thấy cả nhà mình biến thành chó hết, đến nhà họ Thi kiếm cái ăn. Lúc tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm.
Gặp cơn ác mộng quái lạ, Quế Thiên lo lắng bối rối, không nghĩ được chuyện giết chết Vưu Sinh nữa, vội vã trở về nhà. Về đến nơi thì hai đứa con trai đã chết, mụ vợ Tôn Thị cũng bệnh nặng mê mệt không biết gì. Quế Thiên la lên một tiếng thì mụ Tôn mở choàng mắt ra, kêu toáng lên: “Cha ơi, con là Quế Cao, con trai cả của cha đây. Vì nhà ta vong ơn bội nghĩa với nhà họ Thi, cha đã từng thề sẽ làm chó ngựa để đền ơn, cho nên Diêm Vương bắt hai anh em con cùng với mẹ ngày mai đến nhà họ Thi đầu thai làm kiếp chó. Cha thì chưa đến tuổi, đến tháng tám sang năm cũng sẽ đầu thai thành chó, chỉ có em gái con có duyên phận với Thi Hoàn nên tránh được nạn này”. Tôn Thị nói xong thì tắt thở chết.
Quế Thiên mới nghĩ lại những điều trong mộng, biết rằng đây là chuyện báo ứng, trong lòng vô cùng hối hận. Lo xong việc tang ma, ông ta đem con gái đi Tô Châu, mong kết thân với nhà họ Thi đồng thời tiếp tế cho hai mẹ con mẹ góa con côi chút ít. Ông ta nghĩ chắc nhà họ Thi nghèo túng lắm, cậu con trai chắc chưa lấy vợ. Nào ngờ, đến nơi thấy họ Thi giàu có hơn trước, chỉ có là bà Nghiêm Thị mất rồi. Quế Thiên thấy xấu hổ quá, vội tạ tội với Thi Hoàn và xin vào cúng Nghiêm Thị phu nhân. Ông ta vừa bày xong đồ cúng, bỗng có ba con chó đen chạy tới, quấn quanh rồi ngậm gấu quần ông ta mà sủa kêu liên tục như có điều gì muốn nói. Quế Thiên biết rằng đây là vợ con mình biến thành bèn khóc òa lên ngã lăn xuống đất.
Về sau, Thi Hoàn cưới con gái Quế Thiên làm thiếp. Quế Thiên cũng ở lại giúp việc trong nhà họ Thi. Rồi ông ta ăn chay niệm Phật, một lòng hối hận nên từ đó không hề bị bệnh tật tai nạn gì cả, sống đến hết tuổi già ở nhà họ Thi.
Đức Bích Phạm
13/10/2016
NGÀY HÔM NAY
- Ngày hôm nay, tôi sẽ tin rằng mình là người đặc biệt, một người quan trọng. Tôi sẽ yêu quý bản thân tôi với chính những gì tôi có và không so sánh mình với những người khác
- Ngày hôm nay, tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn. Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình. Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.
- Ngày hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ có một danh sách những việc cần làm. Tôi sẽ nỗ lực nhất để thực hiện chúng và tránh đưa ra những quyết định vội vã hay thiếu kiên quyết
- Ngày hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất. Tôi sẽ sống với những khát khao, mơ ước mà mình luôn ấp ủ.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ trải rộng lòng để cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, để yêu thương và tin tưởng những người tôi yêu quý, và những người thương yêu tôi. Tôi sẽ làm
Và hôm nay, ngay bây giờ, tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích - bất kể ngày hôm qua như thế nào. : , làm một việc tốt, giúp đỡ một ai đó, gửi một chiếc , ...
Bạn cũng vậy nhé!
Gieo suy nghĩ, bạn sẽ gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt tính cách. Và gieo tính cách, bạn gặt số phận.
Hãy gieo cho mình những suy nghĩ tích cực mỗi ngày để bạn có một tinh thần trong lành, mạnh mẽ.
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 13/10/2016 - 13:27
- Ngày hôm nay, tôi sẽ tin rằng mình là người đặc biệt, một người quan trọng. Tôi sẽ yêu quý bản thân tôi với chính những gì tôi có và không so sánh mình với những người khác
- Ngày hôm nay, tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn. Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình. Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.
- Ngày hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ có một danh sách những việc cần làm. Tôi sẽ nỗ lực nhất để thực hiện chúng và tránh đưa ra những quyết định vội vã hay thiếu kiên quyết
- Ngày hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất. Tôi sẽ sống với những khát khao, mơ ước mà mình luôn ấp ủ.
- Ngày hôm nay, tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ trải rộng lòng để cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, để yêu thương và tin tưởng những người tôi yêu quý, và những người thương yêu tôi. Tôi sẽ làm
Và hôm nay, ngay bây giờ, tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích - bất kể ngày hôm qua như thế nào. : , làm một việc tốt, giúp đỡ một ai đó, gửi một chiếc , ...
Bạn cũng vậy nhé!
Gieo suy nghĩ, bạn sẽ gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt tính cách. Và gieo tính cách, bạn gặt số phận.
Hãy gieo cho mình những suy nghĩ tích cực mỗi ngày để bạn có một tinh thần trong lành, mạnh mẽ.
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 13/10/2016 - 13:27
Đức Bích Phạm
14/10/2016
CHUYỆN VUI
Trời mưa. Một cặp vợ chồng đi ngoài phố. Người chồng cầm ô che mưa một mình, người vợ bực tức gắt.
- Anh chỉ biết có mình! Em bị ướt hết cả rồi mà anh không đau khổ sao?
- Em yêu! Em bị ướt anh rất đau khổ, còn nếu anh bị thì em lại đau khổ!... Vậy hãy để anh gánh chịu đau khổ một mình.
Ông bác sĩ hỏi cô gái đang lấp ló ở cửa phòng:
- Này cô, cô đến khám gì?
- Dạ, em không khám ạ! Em đến nhờ bác sĩ tí việc.
- Xin cô cứ nói.
- Dạ, em nhờ anh đọc hộ bức thư của người yêu em mới gửi về.
- Thư của cô sao lại nhờ tôi đọc, cô không biết chữ à?
- Dạ, em biết chữ, nhưng vì người yêu em cũng là bác sĩ nên mới đến nhờ anh
Trong một cuộc phỏng vấn những cặp vợ chồng hạnh phúc tiêu biểu, phóng viên hỏi:
- Có đúng là cuộc tình của anh chị kéo dài đến 15 năm mới đi đến hôn nhân?
- Đúng thế. Chúng tôi yêu nhau chính xác là 15 năm 2 tháng 1 ngày.
- Anh chị làm gì trong thời gian chờ đợi ấy?
- Chúng tôi đều lập gia đình riêng!
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 14/10/2016 - 14:24
Trời mưa. Một cặp vợ chồng đi ngoài phố. Người chồng cầm ô che mưa một mình, người vợ bực tức gắt.
- Anh chỉ biết có mình! Em bị ướt hết cả rồi mà anh không đau khổ sao?
- Em yêu! Em bị ướt anh rất đau khổ, còn nếu anh bị thì em lại đau khổ!... Vậy hãy để anh gánh chịu đau khổ một mình.
Ông bác sĩ hỏi cô gái đang lấp ló ở cửa phòng:
- Này cô, cô đến khám gì?
- Dạ, em không khám ạ! Em đến nhờ bác sĩ tí việc.
- Xin cô cứ nói.
- Dạ, em nhờ anh đọc hộ bức thư của người yêu em mới gửi về.
- Thư của cô sao lại nhờ tôi đọc, cô không biết chữ à?
- Dạ, em biết chữ, nhưng vì người yêu em cũng là bác sĩ nên mới đến nhờ anh
Trong một cuộc phỏng vấn những cặp vợ chồng hạnh phúc tiêu biểu, phóng viên hỏi:
- Có đúng là cuộc tình của anh chị kéo dài đến 15 năm mới đi đến hôn nhân?
- Đúng thế. Chúng tôi yêu nhau chính xác là 15 năm 2 tháng 1 ngày.
- Anh chị làm gì trong thời gian chờ đợi ấy?
- Chúng tôi đều lập gia đình riêng!
(SƯU TẦM)
Sửa bởi DucBichPham: 14/10/2016 - 14:24
menglan
15/10/2016
Lã Động Tân từng hỏi sư phụ của ông là Chung Ly Quyền: “Sư phụ! Tính ra sư phụ cũng được một ngàn một trăm tuổi rồi, vậy sư phụ đã độ được bao nhiêu người rồi?”
Vị sư phụ nói: “Ta chỉ độ được mỗi một mình con thôi!”
“Chỉ độ được một người?” Lã Động Tân nghĩ thầm trong bụng: “Sư phụ! Ngài quá khiêm tốn rồi!”. Sau đó, Lã Động Tân nói với sư phụ Chung Ly Quyền: “Con chỉ e Đạo môn chúng ta không chịu từ bi độ chúng sinh thôi chứ. Xin sư phụ cho đệ tử kỳ hạn ba năm, chỉ ở đất Trung Nguyên này, con sẽ độ được hơn ba ngàn người, làm hưng thịnh Đạo môn chúng ta cho sư phụ xem!”
Kết quả, ba năm sau, Lã Động Tân trở về, hổ thẹn nói với sư phụ: “Một người cũng không độ được!”
Độ nhân phải trải qua bao nhiêu khó khăn? Thế gian, con người có tâm chấp trước nhiều như mạng nhện vậy. Ở phương diện nào, những tâm chấp trước (chấp nhất) cũng buộc chặt con người lại khiến cho người ta có thể buông bỏ tâm chấp trước thật không dễ dàng chút nào. Huống chi là một người phải vung đao chặt đứt mọi tâm chấp trước để trở thành Thần tiên, thật là một việc nói thì dễ mà làm thì khó.
Nói về Lã Động Tân, bản thân ông cũng phải trải qua hết mười khảo nghiệm của sư phụ Chung Ly Quyền mới có thể bắt đầu con đường tu luyện của mình.
Dưới đây là câu chuyện xưa kể về mười khảo nghiệm của Chung Ly Quyền khi độ Lã Động Tân:
Khảo nghiệm 1: Quan sinh tử
Có một ngày Thuần Dương (tên hiệu của Lã Động Tân) từ bên ngoài trở về, đột nhiên thấy tất cả người thân đều bị bệnh chết hết. Thuần Dương bi thương, trong lòng cũng không nuối tiếc, lặng lẽ mua áo quan, làm tang lễ…Khi bắt đầu tang sự thì chỉ trong chốc lát tất cả người thân của ông đều sống lại. Chứng kiến cảnh ấy, trong lòng ông vẫn bình thản, không quá đỗi vui mừng.
Liệu có phải Thuần Dương vô tình? Hoàn toàn không phải, mà là bởi vì ông đã biết rằng sinh tử là có mệnh, đều là chỗ tinh tế, tỉ mỉ của nhân duyên. Khi đã hiểu thấu đáo thì không còn phải lo sợ nữa.
Khảo nghiệm 2: Quan vật chất
Thuần Dương đi lên thị trấn bán hàng. Sau khi đã thỏa thuận xong về giá cả, bên mua đột nhiên trở mặt và chỉ trả nửa giá tiền. Lã Động Tân không hề tranh cãi với người mua hàng, chỉ nhận tiền rồi để người mua nghênh ngang lấy hàng rời đi.
Trong giao dịch thương trường, mỗi khi phát sinh tranh cãi, gặp được người không giữ lời, chịu thiệt một chút có lẽ là hoàn trả món nợ đời trước! Cùng người so đo, tức giận chỉ làm tổn hại thân thể.
Khảo nghiệm 3: Quan nhẫn nhịn
Ngày mồng một tháng giêng, Thuần Dương đang chuẩn bị ra khỏi nhà thì có một kẻ ăn mày dựa vào cửa nhà ông xin ăn. Thuần Dương lập tức đưa cho ông ta một chút tiền. Tuy nhiên, người ăn mày vẫn tiếp tục đòi tiền và còn mắng chửi ông bằng những lời lẽ khó nghe. Thuần Dương chỉ mỉm cười và cảm ơn người ăn mày này.
Thiện tâm bố thí, lại còn bị mắng lại, một người bình thường khó nhẫn chịu được việc ấy, có khi nổi trận lôi đình mà đánh mắng người ăn mày. Nhưng Thuần Dương không như vậy, có thể thấy được sự khác biệt lớn giữa ông và những người bình thường khác.
Khảo nghiệm 4: Quan từ bi
Khi Thuần Dương đang chăn cừu trên một sườn núi thì đột nhiên một con hổ đói chạy tới truy đuổi đàn cừu. Thuần Dương vội vàng lùa đàn cừu trở lại xuống núi, lấy thân mình tiến lên ngăn con hổ lại để cứu đàn cừu. Con hổ đói bỏ đi.
Người đời có thể làm được việc không sát sinh, ăn chay tu hành quả thực cũng không nhiều lắm. Vậy mà Thuần Dương vì cứu đàn cừu đã xả thân, ngay cả hổ đói cũng cảm động mà rời đi. (Hình ảnh chân nhân Chung Ly Quyền)
Khảo nghiệm 5: Quan sắc dục
Khi Thuần Dương đang đọc sách trong lều cỏ ở trên núi thì một thiếu nữ xinh đẹp động lòng người đi đến trước mặt ông. Cô gái nói rằng cô đã bị lạc trên đường trở về nhà, trời lại sắp tối, nên muốn xin tá túc lại một đêm.
Thuần Dương bằng lòng cho cô gái ở lại. Đêm hôm ấy cô gái tìm mọi cách quyến rũ, dụ dỗ Thuần Dương ngủ cùng mình. Nhưng Thuần Dương trước sau đều giữ thần thái tự nhiên, không hề động tâm.
Khôn g bị động tâm bởi sắc dục, do vậy Thuần Dương đã vượt qua được quan này.
Khảo nghiệm 6: Quan không tham
Một hôm, khi Thuần Dương rời nhà ra ngoài thành, đến khi trở về thì đã thấy nhà của mình bị trộm đột nhập. Kẻ trộm lấy đi mọi thứ, không để lại chút gì. Thuần Dương không hề động tâm, không ủ rũ và cũng không báo quan, vẫn tiếp tục tự mình cày cấy nuôi thân.
Một ngày nọ, khi cuốc xới, ông cuốc vào một cái đĩnh bên trong có hơn mười thỏi vàng. Ngay lập tức, ông chôn lại chúng xuống , một thỏi cũng không lấy.
Tài vật bị lấy trộm, sau lại cuốc được vàng, phải chăng là ông trời ban cho? Thuần Dương không hề nghĩ như vậy, không phải là của cải do mình làm ra thì ông không lấy.
Khảo nghiệm 7: Quan thành thật
Một lần ở trên phố, Thuần Dương gặp một người bán đồng và mua về một vài miếng đồng. Tuy nhiên đến khi trở về nhà, ông thấy rằng chúng đều là thành vàng. Ông lập tức tìm lại người bán đồng ấy và trả lại toàn bộ số vàng.
Người quân tử không lấy tiền tài bất nghĩa, Thuần Dương không vì lợi mà tổn hại đức.
Khảo nghiệm 8: Quan độ lượng
Một lần có một đạo sĩ điên rao bán thuốc ngoài chợ, nói rằng ai uống thuốc vào sẽ lập tức chết ngay và chuyển sinh sang kiếp sau sẽ có thể đắc Đạo. Mười ngày trôi qua mà không có ai mua thuốc ấy.
Thuần Dương không tin, đến mua thuốc, đạo sĩ nói: “Ông hãy chuẩn bị hậu sự đi”. Tuy nhiên sau khi uống thuốc, Lã Động Tân vẫn bình an vô sự.
Thuần Dương có thể đủ dũng mãnh, trong lòng biết rõ đạo sĩ cuồng ngôn nên đã can đảm thử một lần.
Khảo nghiệm 9: Quan không sợ
Vao một ngày mùa Xuân, nước sông dâng cao, ngập lụt khắp hai bên bờ sông, khi ấy Thuần Dương đang cùng một nhóm người ngồi thuyền vượt sông. Khi họ đi tới giữa dòng sông, đột nhiên sóng lớn lại nổi lên, tất cả mọi người trên thuyền thập phần sợ hãi. Tuy nhiên Thuần Dương vẫn một mực ngồi ngay ngắn bất động.
Con người nếu đến thọ thì không đi không được còn nếu mệnh chưa hết thì Diêm Vương cũng không gọi, sao phải sợ?
Khảo nghiệm 10: Quan nhân quả
Một lần, Thuần Dương đang ngồi trong phòng thì đột nhiên trước mặt ông xuất hiện vô số ma quỷ hình thù kỳ quái. Một số muốn đánh, một số muốn giết ông, nhưng Thuần Dương vẫn không sợ hãi.
Một lát sau, một đám quỷ dạ xoa lại tới, áp giải một tử tù, máu chảy đầm đìa muốn đến lấy mạng ông: “Kiếp trước ông đã giết tôi, hôm nay ông phải trả lại mạng sống cho tôi”.
Thuần Dương trả lời: “Thiếu nợ thì trả tiền, giết người phải đền mạng”.
Nói rồi, Thuần Dương vẫn không động tâm, chợt thấy trên không trung có tiếng hét to, đám quỷ đều biến mất. Một người vỗ tay cười lớn hạ từ trên không trung xuống, đó chính là chân nhân Chung Ly Quyền.
Người xưa nói: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. Yêu ma quỷ quái không sợ, quỷ đến lấy mạng cũng không kinh, trên đời này có mấy người được như thế?
Cứ như vậy, Thuần Dương thông qua mười khảo nghiệm, Chung Ly Quyền rất hài lòng, đưa Thuần Dương tới Hạc Lĩnh núi Chung Nam truyền thụ bí quyết tu Đạo thực sự. Sau khi đã tu đắc đạo thành Tiên, ông thường xuyên xuống núi dạo chơi, phổ độ chúng sinh.
Vị sư phụ nói: “Ta chỉ độ được mỗi một mình con thôi!”
“Chỉ độ được một người?” Lã Động Tân nghĩ thầm trong bụng: “Sư phụ! Ngài quá khiêm tốn rồi!”. Sau đó, Lã Động Tân nói với sư phụ Chung Ly Quyền: “Con chỉ e Đạo môn chúng ta không chịu từ bi độ chúng sinh thôi chứ. Xin sư phụ cho đệ tử kỳ hạn ba năm, chỉ ở đất Trung Nguyên này, con sẽ độ được hơn ba ngàn người, làm hưng thịnh Đạo môn chúng ta cho sư phụ xem!”
Kết quả, ba năm sau, Lã Động Tân trở về, hổ thẹn nói với sư phụ: “Một người cũng không độ được!”
Độ nhân phải trải qua bao nhiêu khó khăn? Thế gian, con người có tâm chấp trước nhiều như mạng nhện vậy. Ở phương diện nào, những tâm chấp trước (chấp nhất) cũng buộc chặt con người lại khiến cho người ta có thể buông bỏ tâm chấp trước thật không dễ dàng chút nào. Huống chi là một người phải vung đao chặt đứt mọi tâm chấp trước để trở thành Thần tiên, thật là một việc nói thì dễ mà làm thì khó.
Nói về Lã Động Tân, bản thân ông cũng phải trải qua hết mười khảo nghiệm của sư phụ Chung Ly Quyền mới có thể bắt đầu con đường tu luyện của mình.
Dưới đây là câu chuyện xưa kể về mười khảo nghiệm của Chung Ly Quyền khi độ Lã Động Tân:
Khảo nghiệm 1: Quan sinh tử
Có một ngày Thuần Dương (tên hiệu của Lã Động Tân) từ bên ngoài trở về, đột nhiên thấy tất cả người thân đều bị bệnh chết hết. Thuần Dương bi thương, trong lòng cũng không nuối tiếc, lặng lẽ mua áo quan, làm tang lễ…Khi bắt đầu tang sự thì chỉ trong chốc lát tất cả người thân của ông đều sống lại. Chứng kiến cảnh ấy, trong lòng ông vẫn bình thản, không quá đỗi vui mừng.
Liệu có phải Thuần Dương vô tình? Hoàn toàn không phải, mà là bởi vì ông đã biết rằng sinh tử là có mệnh, đều là chỗ tinh tế, tỉ mỉ của nhân duyên. Khi đã hiểu thấu đáo thì không còn phải lo sợ nữa.
Khảo nghiệm 2: Quan vật chất
Thuần Dương đi lên thị trấn bán hàng. Sau khi đã thỏa thuận xong về giá cả, bên mua đột nhiên trở mặt và chỉ trả nửa giá tiền. Lã Động Tân không hề tranh cãi với người mua hàng, chỉ nhận tiền rồi để người mua nghênh ngang lấy hàng rời đi.
Trong giao dịch thương trường, mỗi khi phát sinh tranh cãi, gặp được người không giữ lời, chịu thiệt một chút có lẽ là hoàn trả món nợ đời trước! Cùng người so đo, tức giận chỉ làm tổn hại thân thể.
Khảo nghiệm 3: Quan nhẫn nhịn
Ngày mồng một tháng giêng, Thuần Dương đang chuẩn bị ra khỏi nhà thì có một kẻ ăn mày dựa vào cửa nhà ông xin ăn. Thuần Dương lập tức đưa cho ông ta một chút tiền. Tuy nhiên, người ăn mày vẫn tiếp tục đòi tiền và còn mắng chửi ông bằng những lời lẽ khó nghe. Thuần Dương chỉ mỉm cười và cảm ơn người ăn mày này.
Thiện tâm bố thí, lại còn bị mắng lại, một người bình thường khó nhẫn chịu được việc ấy, có khi nổi trận lôi đình mà đánh mắng người ăn mày. Nhưng Thuần Dương không như vậy, có thể thấy được sự khác biệt lớn giữa ông và những người bình thường khác.
Khảo nghiệm 4: Quan từ bi
Khi Thuần Dương đang chăn cừu trên một sườn núi thì đột nhiên một con hổ đói chạy tới truy đuổi đàn cừu. Thuần Dương vội vàng lùa đàn cừu trở lại xuống núi, lấy thân mình tiến lên ngăn con hổ lại để cứu đàn cừu. Con hổ đói bỏ đi.
Người đời có thể làm được việc không sát sinh, ăn chay tu hành quả thực cũng không nhiều lắm. Vậy mà Thuần Dương vì cứu đàn cừu đã xả thân, ngay cả hổ đói cũng cảm động mà rời đi. (Hình ảnh chân nhân Chung Ly Quyền)
Khảo nghiệm 5: Quan sắc dục
Khi Thuần Dương đang đọc sách trong lều cỏ ở trên núi thì một thiếu nữ xinh đẹp động lòng người đi đến trước mặt ông. Cô gái nói rằng cô đã bị lạc trên đường trở về nhà, trời lại sắp tối, nên muốn xin tá túc lại một đêm.
Thuần Dương bằng lòng cho cô gái ở lại. Đêm hôm ấy cô gái tìm mọi cách quyến rũ, dụ dỗ Thuần Dương ngủ cùng mình. Nhưng Thuần Dương trước sau đều giữ thần thái tự nhiên, không hề động tâm.
Khôn g bị động tâm bởi sắc dục, do vậy Thuần Dương đã vượt qua được quan này.
Khảo nghiệm 6: Quan không tham
Một hôm, khi Thuần Dương rời nhà ra ngoài thành, đến khi trở về thì đã thấy nhà của mình bị trộm đột nhập. Kẻ trộm lấy đi mọi thứ, không để lại chút gì. Thuần Dương không hề động tâm, không ủ rũ và cũng không báo quan, vẫn tiếp tục tự mình cày cấy nuôi thân.
Một ngày nọ, khi cuốc xới, ông cuốc vào một cái đĩnh bên trong có hơn mười thỏi vàng. Ngay lập tức, ông chôn lại chúng xuống , một thỏi cũng không lấy.
Tài vật bị lấy trộm, sau lại cuốc được vàng, phải chăng là ông trời ban cho? Thuần Dương không hề nghĩ như vậy, không phải là của cải do mình làm ra thì ông không lấy.
Khảo nghiệm 7: Quan thành thật
Một lần ở trên phố, Thuần Dương gặp một người bán đồng và mua về một vài miếng đồng. Tuy nhiên đến khi trở về nhà, ông thấy rằng chúng đều là thành vàng. Ông lập tức tìm lại người bán đồng ấy và trả lại toàn bộ số vàng.
Người quân tử không lấy tiền tài bất nghĩa, Thuần Dương không vì lợi mà tổn hại đức.
Khảo nghiệm 8: Quan độ lượng
Một lần có một đạo sĩ điên rao bán thuốc ngoài chợ, nói rằng ai uống thuốc vào sẽ lập tức chết ngay và chuyển sinh sang kiếp sau sẽ có thể đắc Đạo. Mười ngày trôi qua mà không có ai mua thuốc ấy.
Thuần Dương không tin, đến mua thuốc, đạo sĩ nói: “Ông hãy chuẩn bị hậu sự đi”. Tuy nhiên sau khi uống thuốc, Lã Động Tân vẫn bình an vô sự.
Thuần Dương có thể đủ dũng mãnh, trong lòng biết rõ đạo sĩ cuồng ngôn nên đã can đảm thử một lần.
Khảo nghiệm 9: Quan không sợ
Vao một ngày mùa Xuân, nước sông dâng cao, ngập lụt khắp hai bên bờ sông, khi ấy Thuần Dương đang cùng một nhóm người ngồi thuyền vượt sông. Khi họ đi tới giữa dòng sông, đột nhiên sóng lớn lại nổi lên, tất cả mọi người trên thuyền thập phần sợ hãi. Tuy nhiên Thuần Dương vẫn một mực ngồi ngay ngắn bất động.
Con người nếu đến thọ thì không đi không được còn nếu mệnh chưa hết thì Diêm Vương cũng không gọi, sao phải sợ?
Khảo nghiệm 10: Quan nhân quả
Một lần, Thuần Dương đang ngồi trong phòng thì đột nhiên trước mặt ông xuất hiện vô số ma quỷ hình thù kỳ quái. Một số muốn đánh, một số muốn giết ông, nhưng Thuần Dương vẫn không sợ hãi.
Một lát sau, một đám quỷ dạ xoa lại tới, áp giải một tử tù, máu chảy đầm đìa muốn đến lấy mạng ông: “Kiếp trước ông đã giết tôi, hôm nay ông phải trả lại mạng sống cho tôi”.
Thuần Dương trả lời: “Thiếu nợ thì trả tiền, giết người phải đền mạng”.
Nói rồi, Thuần Dương vẫn không động tâm, chợt thấy trên không trung có tiếng hét to, đám quỷ đều biến mất. Một người vỗ tay cười lớn hạ từ trên không trung xuống, đó chính là chân nhân Chung Ly Quyền.
Người xưa nói: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. Yêu ma quỷ quái không sợ, quỷ đến lấy mạng cũng không kinh, trên đời này có mấy người được như thế?
Cứ như vậy, Thuần Dương thông qua mười khảo nghiệm, Chung Ly Quyền rất hài lòng, đưa Thuần Dương tới Hạc Lĩnh núi Chung Nam truyền thụ bí quyết tu Đạo thực sự. Sau khi đã tu đắc đạo thành Tiên, ông thường xuyên xuống núi dạo chơi, phổ độ chúng sinh.