

Góc thư giãn,
#496
Gửi vào 20/08/2016 - 23:49
" Hãy hành thiện tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!"
Mục đích rốt ráo của giáo lý nhà Phật là thoát khỏi luân hồi sinh tử trong lục đạo chứ không phải chỉ dừng lại ở mục đích : Hãy hành thiện tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!
Vì như vậy vẫn còn luân hồi sinh tử trong lục đạo.
Có những kẻ nhại theo lời Phật dạy, nhưng chưa một ngày nào hành đúng theo những lời Phật dạy nên họ không biết được những trạng thái xẩy ra của những người thực sự tu, thực sự hành theo lời Phật dạy, tu.hoa có nhận thấy không ?
Thanked by 5 Members:
|
|
#497
Gửi vào 21/08/2016 - 10:21
Còn người nói lại lời phật dạy, mục đích là gì? có thể là cho những người chưa biết được biết, còn sự hiểu của mỗi người là khác nhau, hay để nhằm lấy chút hư vinh phù phiếm cho bản thân trong khoảnh khắc. Có chịu làm theo hay không, có làm được hay không tuỳ mỗi người.
Có 1 số người, nhìn thấy người khác đang làm, họ ảo tưởng là họ làm, khi rời khỏi những người khác, họ lạc mất con đường của chính mình.
Sửa bởi tu.hoa: 21/08/2016 - 10:50
Thanked by 3 Members:
|
|
#498
Gửi vào 21/08/2016 - 14:21
Thanked by 2 Members:
|
|
#499
Gửi vào 21/08/2016 - 19:19
tu.hoa, on 20/08/2016 - 19:59, said:
ậu bé ăn mày mù cuối cùng đã vui vẻ chấp nhận số phận của mình. Thì ra cậu đã biết được nguyên nhân vì sao mà bản thân phải chịu nhiều đau khổ đến vậy!
Ngày nọ, một người ăn mày mù bị một đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ sưng với vẻ mặt không hề tức giận. Vừa dùng tay xoa xoa chỗ đau, vừa cười cười. Một người ăn mày khác nhìn thấy vậy cảm thấy vô cùng khó hiểu, liền hỏi: “Cậu mỗi lần bị đánh đều vui tươi hớn hở. Lòng của cậu sao có thể độ lượng rộng lớn như vậy?”
Người ăn mày mù nói: “Tôi đang tìm lại phúc báo của mình!”
“Thật là khó hiểu?”, người ăn mày ngồi bên cạnh thốt lên.
Người ăn mày mù trầm ngâm một lát rồi nói: “Tôi sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện này thì cậu sẽ hiểu ngay!”
Nói rồi, người ăn mày mù bắt đầu cất lời kể:
“Trước đây rất lâu rồi, cách kinh thành không xa có một gia đình giàu có, chủ nhân tên là Lý Phóng. Mặc dù vô cùng giàu có nhưng mãi đến tuổi trung niên, vợ chồng họ mới có con nên vô cùng vui mừng và đặt tên là Đại Hỷ. Hai vợ chồng họ vui mừng quá không biết đối xử với đứa con này thế nào cho phải nên nuông chiều Đại Hỷ từ bé, muốn gì được đấy, thậm chí đứa trẻ muốn đánh ai thì đánh, cả gia đình và người ở đều vui vẻ tiếp nhận.
Khi Đại Hỷ lớn lên, cậu ta càng hoành hành ngang ngược, khiến cho hàng xóm láng giềng sống cũng không được yên thân. Mỗi ngày Đại Hỷ đều tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc.
Một ngày, Đại Hỷ đang đi trên đường thì gặp một cô gái xinh đẹp, hắn ta lập tức nảy sinh ý đồ xấu, có hành vi khiếm nhã với cô gái. Cô gái đang lúc sợ hãi thì gặp được một vị lão hòa thượng cứu đi.
Ngày hôm sau, Đại Hỷ tìm đến ngôi chùa mà vị lão hòa thượng kia sinh sống. Vừa bước vào cửa chùa thì lão hòa thượng cũng từ cửa chính đi ra. Đại Hỷ đoán rằng cô gái đó trốn ở bên trong nên muốn xông vào tìm nhưng bị lão hòa thượng ngăn lại. Đại Hỷ không nói không rằng, dùng gậy gỗ đánh vào đầu lão hòa thượng. Có lẽ, vì đánh trúng vào huyệt nên lão hòa thượng lăn đất bất tỉnh và qua đời.
Đại Hỷ bị quan phủ bắt và kết tội phải đền mạng. Hắn ta không những không hối cải mà còn đổ tội cho vị lão hòa thượng đã chiếm đoạt cô gái kia của anh ta. Gia đình vì muốn giải vây miễn tội cho con trai, nên đã bán sạch gia tài để nhờ quan huyện tha mạng cho. Ngay khi chuộc Đại Hỷ về, không ngờ đêm đó nhà họ bị cháy dữ dội, người mẹ bị lửa bốc lên làm mù mắt, người cha bị bỏng liệt người, rồi qua đời sau đó không lâu.
Cả người cả của đều bị tan biến mất, lúc này Đại Hỷ mới bừng tỉnh ngộ. Hắn ra sức làm mọi cách hiếu kính với mẹ, làm các việc mà xưa nay chưa từng làm như nấu cơm, giặt quần áo, đi làm thuê kiếm gạo. Cứ như vậy mãi cho đến khi người mẹ qua đời. Mấy năm sau, Đại Hỷ cũng vì bị bệnh tật không có tiền cứu chữa mà ra đi.
Đại Hỷ khi xưa chính là tôi ở kiếp này. Ngay từ khi ra đời tôi đã bị mù và bị cha mẹ bỏ rơi. Người nhặt tôi về nuôi chính là một người phụ nữ nhặt ve chai tàn tật. Tôi dựa vào sự chăm sóc của mẹ nuôi mà lớn lên. Sau đó, mẹ nuôi của tôi vì bị bệnh mà qua đời. Tôi lại trở thành đứa trẻ mù mồ côi.
Hôm ấy vì quá đau khổ, tôi đã đến bên mộ của mẹ nuôi tôi ngồi tựa vào đó mà khóc, tôi gào khóc đến chết đi sống lại, vừa khóc vừa trách mắng ông trời bất công, mãi cho đến lúc mệt quá mà thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc ngủ thiếp đi ấy, tôi đã gặp một ông lão tóc bạc phơ, mờ ảo hiện ra.
Ông lão ấy đưa tay vẽ một cái, làm tái hiện lên rất nhiều việc hung ác khiến tôi thấy sợ. Cuối cùng ông lão thở dài nói:
‘Tất cả những tội ác ban nãy ngươi chứng kiến, đều là ngươi đã làm ở kiếp trước đấy! Tội nghiệp của ngươi quá lớn, không những bắt nạt con trai, ức hiếp con gái, tiêu xài phung phí mà điều không thể tha thứ chính là phỉ báng, đánh chết ngươi người tu hành.
Tội nghiệp vô cùng sâu nặng, nhưng niệm tình ngươi cuối cùng đã biết tận hiếu với mẹ già nên ngươi mới được đầu thai làm người. Được làm người nhưng phải chịu tội, ba đời không có tiền bạc, ba đời không có hôn nhân, ba đời làm ăn mày mù.
Mẹ nuôi của ngươi ở kiếp này chính là mẹ của ngươi ở kiếp trước, bởi vì kiếp trước ngươi có hiếu với mẹ nên kiếp này bà ấy đã nhận nuôi ngươi khôn lớn. Ở kiếp này, nếu như ngươi có thể giữ được tâm tính làm người tốt thì mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng, khổ tận cam lai, kiếp sau sẽ có phúc báo!'”.
****
Người xưa thường nói: “Người đáng thương tất có chỗ đáng giận!”. Từ câu chuyện có thể thấy, thiện ác có báo là thiên lý. Hãy hành thiện tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!
Theo Daikynguyenvn
Vì mục đích khuyến thiện nên tác giả của bài viết này đã viết như thế, nhưng khi đạt được mục đích khuyến thiện rồi thì phải tiến lên mục đích cao hơn. Đó mới gọi là sự tinh tấn.
Thanked by 3 Members:
|
|
#500
Gửi vào 22/08/2016 - 06:38
Tôi ham chơi nên chỉ học hết lớp 7, thằng bạn thì kiên trì hơn nên cũng lấy được bằng bổ túc tốt nghiệp phổ thông rồi nhờ chính sách ưu đãi của nhà nước mà nó được cử tuyển đi học khóa sơ cấp báo chí. Lúc thực tập, thế quái nào nó lại chui được vào TTXVN thực tập nên nghiệp vụ báo chí của nó cũng khá.
Tốt nghiệp ra trường, nó về Mù Cang Chải chui ngay vào một tờ báo của huyện công tác.
Năm nọ, nó làm bài phóng sự điều tra một vụ việc nhậy cảm. Vì sợ nguy hiểm nên khi đi điều tra lấy tin thì nó hay rủ tôi đi cùng nên tôi cũng biết sơ sơ vụ việc. Sau 1 tháng điều tra rồi 1 tuần hỳ hục ngồi viết ngày đêm thì báo cũng được đăng. Một buổi sáng, nó rủ tôi đi ăn sáng, tay cầm tờ báo đưa tôi nói là tặng giữ làm kỷ niệm vì trong có số đầu bài điều tra phóng sự dài kỳ của nó, tuy bút danh không trùng với tên thật nhưng tôi tin bài báo đó đúng là của nó. Chiều hôm đó nó lại rủ tôi đi uống bia sau khi lĩnh tiền nhuận bút, gọi là cảm ơn vì đã giúp nó trong quá trình điều tra. Mịa, ngồi ngay cửa quán bia nên bị hàng chục người bán báo dạo liên tục chào mời:
- Tin nóng hổi đây, báo Phụ nữ Mù Cang Chải, báo Nông Thôn Mù Cang Chải, báo Hội Khuyến Nông Mù Cang Chải, báo ... Mù Cang Chải đồng loạt đăng bài phóng sự điều tra về vụ việc...
Nghe mà hoảng, hơn chục tờ báo đều đăng tin vụ việc, quay nhìn thằng bạn thì thấy nó vẫn tỉnh bơ nâng cốc bia nhâm nhi, nghi ngờ có gì uẩn khúc, tôi mua tất cả những tờ báo có đăng bài về vụ việc đó. Liếc mắt xem tác giả thì thấy mỗi báo một bút danh khác nhau, đọc qua nội dung thì các báo cơ bản cũng phản ánh về một vấn đề đó nhưng mỗi báo lại có thêm một vài thông tin mới mà báo kia không có.
Tôi thất thần tỏ vẻ lo lắng quay sang nói với nó:
- Thế là mày với t*o toi công rồi, đâu phải chỉ mình mày điều tra vụ này, hàng chục thằng khác nó cũng điều tra đây này.
Thằng bạn tợp 1 ngụm bia lớn rồi cười khà khà, quay sang chửi tôi:
- Mày ngu lắm, t*o mà không xào xáo bài đem gửi các báo đăng thì làm éo gì có tiền mời mày uống bia.
Nghe nó chửi thì thấy tức lắm nhưng không làm gì được nó.
Sửa bởi nguoiHmong: 22/08/2016 - 06:53
Thanked by 4 Members:
|
|
#501
Gửi vào 22/08/2016 - 07:51
Thân: Giết, trộm, dâm;
Miệng: Nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt;
Ý: Tham, sân, si.
Người tạo Thập Ác tùy theo dụng tâm như thế nào mà chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cũng đều đủ tư cách vào địa ngục!
Có lẽ tác giả và người đăng lại bài này (Nhân quả báo ứng ba đời của người ăn mày mù lòa) vì mục đích khuyến thiện, nên xét tổng thể thì tạm dung. Chứ phạm tội Thập Ác thì đủ tư cách vào địa ngục!
Sửa bởi bandofbrothers: 22/08/2016 - 07:53
Thanked by 2 Members:
|
|
#502
Gửi vào 22/08/2016 - 09:35
Thân: Giết, trộm, dâm;
Miệng: Nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt;
Ý: Tham, sân, si.
Người tạo Thập Ác tùy theo dụng tâm như thế nào mà chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cũng đều đủ tư cách vào địa ngục.
Xét cho cùng đều khởi nguồn từ Ý niệm khởi lên, ra miệng thì thành lời nói ; ra thân thì thành hành động.
Vậy phá ngay từ Ý thì lấy gì để ra miệng hay ra thân.
Nên Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông đều là một chẳng phải là hai.
Thiền Tông : lấy niệm hằng giác hằng chiếu soi đầu tiên để dừng lại, không cho thức xen vào để rồi ra miệng hoặc ra thân.
Tịnh Độ Tông : Lấy câu niệm Phật - Nhất tâm niệm Phật thì thức có xen vào được đâu.
Rõ ràng cả hai Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông đều là một chẳng phải là hai. Tám vạn bốn ngàn Pháp môn Phật giảng đồng một thể tánh bình đẳng tuyệt đối, do vì căn nghiệp của mỗi chúng sinh có sai khác nhau nên nhìn, nghe, tập mà thấy Tám vạn bốn ngàn Pháp môn Phật giảng là có sai khác nhau.
Thanked by 3 Members:
|
|
#503
Gửi vào 22/08/2016 - 11:12
Bảo cho Xá Lợi Phất !
Người khinh chê kinh này
Nếu kể nói tội kia
Cùng kiếp nói chẳng hết
Vì bởi nhơn duyên đó
Ta vẫn bảo các ông
Trong nhóm người vô trí
Chớ nên nói kinh này
Nếu có người lợi căn
Sức trí huệ sáng láng
Học rộng và nhớ dai
Lòng mong cầu Phật đạo
Những hạng người như thế
Mới nên vì đó nói.
Nếu có người đã từng
Thấy trăm ngàn ức Phật
Trồng các cội đức lành
Thân tâm rất bền vững
Hạng người được như thế
Mới nên vì đó nói
Nếu có người tinh tấn
Thường tu tập lòng từ
Chẳng hề tiếc thân mạng
Mới nên vì đó nói
Nếu có người cung kính
Không có sanh lòng khác
Lìa xa các phàm ngu
Ở riêng trong núi chầm
Những hạng người như thế
Mới nên vì đó nói
Lại Xá Lợi Phất này !
Nếu thấy có người nào
Rời bỏ ác tri thức
Gần gũi bạn hiền lành
Người được như thế ấy
Mới nên vì đó nói
Nếu thấy hàng Phật tử
Giữ giới hạnh trong sạch
Như minh châu sáng sạch
Ham cầu kinh Đại Thừa
Những người được như thế
Mới nên vì đó nói
Nếu người không lòng giận
Chắc thiệt ý dịu hòa
Thường thương xót mọi loài
Cung kính các Đức Phật
Hạng người tốt như thế
Mới nên vì đó nói
Lại có hàng Phật tử
Ở tại trong Đại chúng
Thuần dùng lòng Thanh tịnh
Các món nhơn cùng duyên
Thí dụ và lời lẽ
Nói Pháp không chứng ngại
Những người như thế ấy
Mới nên vì đó nói
Nếu có vị Tỳ kheo
Vì cầu Nhất thiết Trí
Khắp bốn phương cầu Pháp
Chấp tay cung kính thọ
Chỉ ưa muốn thọ trì
Kinh điền về Đại thừa
Nhẫn đến không hề thọ
Một bài kệ kinh khác
Hạng người được như thế
Mới nên vì đó nói
Như có người chí tâm
Cầu Xá lợi của Phật
Cầu kinh cũng như thế
Được rồi đảnh lễ thọ
Người đó chẳng còn lại
Có lòng cầu kinh khác
Cũng chưa từng nghĩ tưởng
Đến sách vở ngoại đạo
Người được như thế ấy
Mới nên vì đó nói
Bảo cùng Xá Lợi Phất
Ta nói các sự tướng
Của người cầu Phật đạo
Cùng kiếp cũng chẳng hết
Những người như thế đó
Thời có thể tin hiểu
Ông nên vì họ nói
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
Mùa Vu Lan 2016
Thanked by 2 Members:
|
|
#504
Gửi vào 23/08/2016 - 08:45
Tuệ Tĩnh đường đầu tiên
Tọa lạc tại 229/24B Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, chùa Pháp Hoa được rất nhiều bệnh nhân nghèo “chọn mặt gửi vàng” vào sáng thứ 3,5,7 hàng tuần. Men theo đường ray xe lửa, chúng tôi tìm đến chùa khi hàng trăm bệnh nhân đang ngồi chật kín. Các thành viên của phòng khám làm không kịp trở tay. Thượng tọa Thích Hạnh Thu tại Tuệ Tĩnh đường.
Thượng tọa Thích Hạnh Thu cho biết, phòng khám từ thiện miễn phí thành lập ngày 10/1/1988. Trước đó, tại đại hội phật giáo tổ chức tại Hà Nội, cố GS.TS Đỗ Tất Lợi – UV Hội đồng giáo hội Phật giáo, nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng Việt Nam đã khởi xướng việc thành lập các Tuệ Tĩnh đường có tổ chức trong cả nước.
Tại TPHCM, ban điều hành hệ thống Tuệ Tĩnh đường được nhanh chóng thành lập do hòa thượng Thích Như Niệm (trụ trì chùa Pháp Hoa) làm trưởng ban, thượng tọa Thích Đạt Minh (trụ trì chùa Pháp Huệ, quận 6) làm phó ban, thượng tọa Thích Hạnh Thu làm ủy viên.
Dù từ trước có nhiều phòng khám từ thiện tại một số chùa nhưng Tuệ Tĩnh đường tại chùa Pháp Hoa là nơi đầu tiên trong cả nước thuộc hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến nay, có hơn 126 Tuệ Tĩnh đường trong cả nước, hoạt động rất sôi nổi với nhiều vườn thuốc nam được trồng ngay trong chùa. Với phương châm “đông tây kết hợp” để đạt hiệu quả cao nhất, phòng khám hiện có 24 người, ngoài tu sĩ là các lương y, bác sĩ tự nguyện đến chùa làm việc. Mỗi bệnh nhân có định mức 3 thang thuốc nam. Chùa chữa hiệu quả các bệnh: Viêm xoang, đau nhức, tiểu đường...
Thượng tọa Thu từng tốt nghiệp loại xuất sắc lớp lương y thừa kế (khóa 2000-2003) tại TPHCM. Ông tên thật là Phan Minh, SN 1948, xuất gia năm 1960. Hiện ông là trưởng ban từ thiện xã hội của Thành hội Phật giáo TPHCM – lớp thầy đáng kính của nhiều thượng tọa, đại đức khác của miền Nam.
Hơn 21 năm hành hiệp cứu người, ông nhớ nhất là trường hợp chữa cho bệnh nhân tên Nguyễn Thị Châu, ngụ quận 3, là một công chức nhà nước nhưng móng tay nổi cục, đau nhức xương khớp. Sau khi được nhà chùa chăm sóc, bà hết bệnh. Một người khác ở Long Khánh bị ung thư, được BV ung bướu trả về. Nghe người chỉ dẫn, bà tới chùa được cho thuốc uống hết bệnh. Thỉnh thoảng mỗi khi xuống Sài Gòn, bà hay ghé chùa để tặng ân nhân những trái sầu riêng vườn nhà. “Giúp đời cứu người, may mắn là được không chê, nên chúng tôi rất vui vẻ thoải mái, tâm bình thản, an lạc, hạnh phúc” – nhà sư tự hào.
Bà Nguyễn Thị Lài, 60 tuổi, nguyên là BS chuyên khoa nhi ở BV Hương Phú (Thừa Thiên Huế), nhà ở quận Gò Vấp cũng tự nguyện đến với phòng khám sau khi được một người quen giới thiệu. Ngoài bà, cơ sở còn 2 BS Thuận, Lê Hai đảm nhiệm các trách nhiệm của đông y. Phó phòng khám miễn phí, đại đức Thích Nguyên Hạnh về chùa làm công tác từ thiện 17 năm qua. Ông bảo nhiều người chữa khỏi bệnh luôn tạt qua chùa để ghé thăm là hạnh phúc nhất của đời người xuất gia.
Một ngày ở Hưng Gia Tự
Thuộc hệ thống tịnh độ tu sĩ, Hưng Gia Tự được xây dựng năm 1952 tại số 336 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh. Với phương châm của thầy tổ, mỗi nhà chùa là một nhà thuốc miễn phí, hiện có hơn 200 phòng khám từ Cà Mau đến Nha Trang.
Bốc thuốc nam tại chùa Hưng Gia Tự.
Người nghèo đợi khám bệnh từ thiện.
Tuệ Tĩnh đường tại tịnh xá trung tâm.
Lương y Cao Thanh Tượng, trưởng ban trị sự, chủ nhiệm phòng khám từ thiện cho biết, giờ đón tiếp bệnh nhân từ 7-11 giờ các sáng các ngày thứ 3,5,7. Buổi chiều, nhà chùa dành thời gian để bào thuốc. “Thuốc đông y chữa được những bệnh mãn tính, không gây tác dụng phụ. Đó là sự ưu việt hơn thuốc tây” – lương y nói. Những người tìm đến đây thuộc ba dạng: Nghèo, đi nhiều nơi nhưng không hết, người am hiểu đông y muốn trở về với tự nhiên. Hiện tại, thời tiết thay đổi nên xuất hiện nhiều bệnh: Thấp khớp, đau nhức, chữa thuốc nam rất hiệu quả.
Mỗi tuần, phòng khám phải bốc 330 - 380 thang thuốc, người ở xa được bốc 6 thang, trong thành phố thì 3 thang. Nguồn thuốc được huy động từ các nguồn: Mua ở Chợ Lớn, phật tử mang tới... Các bệnh chữa hiệu quả là cân bằng đường huyết, phong tê thấp, nhức mỏi. Những ca ung thư có khả năng kéo dài sự sống, không gây đau đớn. Sắp tới, nhà chùa sẽ làm cao đơn hoàn tán (thuốc viên) để người bệnh khỏi mất thời gian sắc uống.
Từ năm 1989 đến 1992, lương y Tượng học khóa lương y thừa kế ở Long An, sau đó ông học tiếp tại Viện y học dân tộc thành phố, rồi về nhà chùa làm phụ tá. Năm 1996, ông chính thức khám bệnh. Những người trong phòng khám chủ yếu làm công quả. Nguyên tắc là nhanh, kỹ, rút gọn thời gian để cô bác khỏi chờ.
Hoàng Hùng
(Nguồn: GĐ)
Sửa bởi DucBichPham: 23/08/2016 - 08:49
Thanked by 4 Members:
|
|
#505
Gửi vào 23/08/2016 - 14:33
Khổng Tử sau khi đến bái kiến Lão Tử, trở về nhà ba ngày trầm mặc không nói lời nào. Sau này, ông có viết một câu: “Triêu văn đạo, tịch khả tử” (buổi sáng được nghe Đạo, buổi chiều chết cũng cam lòng). Đạo gì mà Khổng Tử lại trân quý hơn cả sinh mệnh như vậy?
Lão Tử và Khổng Tử. (Ảnh: Internet)
Năm 538 trước Công nguyên, Khổng Tử cùng với đệ tử của mình là Nam Cung Kính Thúc sang nước Chu để thỉnh giáo Lão Tử. Lão Tử thấy Khổng Tử vượt ngàn dặm xa xôi mà đến thì cảm thấy rất hứng thú. Lão Tử bèn hỏi: “Ông cho rằng mình đã đắc Đạo rồi chứ?”.Khổng Tử trả lời: “Tôi tìm Đạo đã 27 năm nay nhưng vẫn chưa gặp được”.
Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình, có thể hiến cấp cho con người thì người ta sẽ tranh giành nó để dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được thì người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em mình.
Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền cho con cái mình. Nhưng những chuyện nhứ thế là không thể được. Nguyên nhân rất đơn giản, Đạo ấy là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người bình thường được”.
Được Lão Tử chỉ bảo, Khổng Tử học hỏi được rất nhiều điều, lưu lại nơi ấy mấy ngày rồi mới chào từ biệt Lão Tử.
Lúc đi đến bờ sông Hoàng Hà, thấy nước sông cuồn cuộn chảy, khí thế như vạn mã lên đường, thanh âm như hổ gầm sấm nổ, Khổng Tử đứng bên bờ sông một lúc lâu rồi bất giác cảm thán:
“Chảy hoài như thế ư, ngày đêm không ngừng nghỉ! Nước Hoàng Hà chảy mãi không thôi, năm tháng đời người trôi đi chẳng dứt. Nước sông chẳng biết chảy đi đâu, đời người chẳng biết sẽ về chốn nào!”.
Lão Tử nghe vậy liền bảo: “Đời người giữa trời đất là cùng trời đất mà hợp thành một thể. Trời đất là tự nhiên, đời người cũng là tự nhiên vậy; con người có ấu – thiểu – tráng – lão (trẻ con – thiếu niên – tráng niên – người già) cứ thế mà biến hóa, trời đất có xuân – hạ – thu – đông cứ thế mà tuần hoàn, có gì phải xót thương?
Sống là tự nhiên, chết là tự nhiên, thuận theo tự nhiên thì bản tính không loạn, làm trái tự nhiên thì bản tính trói buộc. Tâm chứa công danh thì sinh ra lo nghĩ, tâm chứa lợi dục thì gia tăng phiền não”.
Khổng Tử nghe xong bừng tỉnh, tự đáy lòng vô vàn cảm kích, lưu luyến không rời, mãi lâu sau mới cáo biệt Lão Tử quay về nước Lỗ.
Khổng Tử trở về nhà, ba ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ bèn hỏi thầy nguyên do. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể bay thì ta dùng cung tên để bắn, có thể bơi thì ta dùng lưới giăng bắt, có thể chạy thì ta dùng chó săn để đuổi theo. Còn như con rồng, ngao du huyền ảo, vô ảnh vô hình, ta không cách nào mà nắm bắt được.
Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi, khiến ta tâm thần bất định không biết ông ấy là người hay là thần. Lão Tử chính là vị thầy chân chính của ta!”.
Vài lời suy nghĩ: Khổng Tử học tập 27 năm nhưng vẫn chưa đắc Đạo, bởi vì rốt cuộc những tìm tòi nghiên cứu của ông chỉ là hiểu biết của con người, trái lại lời của Lão Tử lại hàm chứa nguyên lý của vũ trụ trong đó, học vấn của con người so với Đạo lý chân chính của vũ trụ thì còn cách rất xa. Thế nên cuối cùng Khổng Tử viết: “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”, buổi sáng được nghe Đạo, buổi tối chết cũng cam lòng.
Đạo ấy vì sao vĩ đại như vậy? Nó là lực lượng tối cao chi phối và dẫn dắt con người. Lão Tử nói: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Con người hành xử thuận theo tự nhiên, việc gì cũng không tranh đoạt cưỡng cầu mà để nó xảy ra theo lẽ tự nhiên, ung dung tự tại giữa đất trời, ấy là đang đến gần hơn với Đạo.
(Sưu Tầm)
Sửa bởi DucBichPham: 23/08/2016 - 14:36
Thanked by 3 Members:
|
|
#506
Gửi vào 23/08/2016 - 15:28
Nên cần chữa ngay cái tâm bệnh ( thông suốt ) thì cảm xúc nóng nảy đâu còn chỗ bám víu, bệnh ở thân sẽ từ từ thuyên giảm rồi hết.
Trong kinh đức Phật có nói " Muốn biết kiếp trước như thế nào thì hãy nhìn ở kiếp này. Muốn biết kiếp sau như thế nào thì cũng hãy nhìn ở kiếp này. "
Thanked by 4 Members:
|
|
#507
Gửi vào 23/08/2016 - 18:33
Đức Phật cũng không bắt buộc phải lìa bỏ, không phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ còn sống - Nhân đạo đã làm trái thì mong cầu gì ở Phật đạo !
Mỗi người hãy tự thắp lên trong tâm mình một hạnh nguyện, và hãy dùng hạnh nguyện đó làm ngọn đuốc soi đường cho chính mình.
Thanked by 2 Members:
|
|
#508
Gửi vào 24/08/2016 - 21:13
Thanked by 1 Member:
|
|
#509
Gửi vào 25/08/2016 - 18:18
Niềm vui lớn nhất chính là niềm vui khi thoát khỏi thế tục, vinh sự lớn nhất cũng chính là vinh dự thoát khỏi thế tục. Nếu có thể buông bỏ tiền tài, mỹ sắc, quyền lợi, vinh hoa của thế tục, thì chúng ta sẽ tìm thấy được niềm vui đích thực của cuộc sống.
Dụng ý chính của tư tưởng Đạo gia là tự nhiên và hài hòa, đạo pháp tự nhiên; tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là “Đạo”, cho rằng “Đạo” là căn bản của vũ trụ, cũng là phép tắc của tất cả sự vận động trong vũ trụ.
Như chúng ta đã biết, người đầu tiên khai tổ học thuyết Đạo gia là Lão Tử sống ở thời kỳ Xuân Thu, cách đây hơn 2.600 năm về trước.
1. Phác tố nhi thiên hạ mạc năng dữ chi tranh mỹ
Nếu có ai luôn giữ được bản tính thành thực, chất phác trong cuộc sống, thì họ chính là người hoàn mỹ nhất trên thế giới này.
2. Đạo ẩn vu tiểu thành, ngôn ẩn vu vinh hoa
Thành kiến chủ quan sẽ gây trở ngại cho việc theo đuổi chân lý đúng đắn, hoa ngôn xảo ngữ sẽ bóp nghẹt sự chân thành.
3. Chí nhạc vô nhạc, chí dự vô dự
Niềm vui lớn nhất là niềm vui thoát khỏi thế tục, vinh dự lớn nhất cũng chính là vinh dự thoát khỏi thế tục. Nếu bạn có thể buông bỏ tiền tài, mỹ sắc, quyền lực, vinh hoa của thế tục, thì bạn sẽ tìm được niềm vui đích thực của cuộc sống.
4. Cử thế dự chi nhi bất gia khuyến, cử thế phi chi nhi bất gia tự
Cho dù được toàn thế giới tán thưởng, cũng sẽ không vì thế mà nỗ lực hơn; cho dù bị toàn thế giới phản đối, cũng sẽ không vì vậy mà chán ngán thất vọng.
Xét về đạo lý thì lắng nghe ý kiến của người khác tuy rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn chính là làm việc dựa trên chuẩn tắc và cách nghĩ của mình, mà không chịu ảnh hưởng của bên ngoài.
5. Kỳ thị dục thâm giả, kỳ thiên ky thiển
Nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì trí tuệ của bản thân người này sẽ bị phong bế. Khi một người đắm đuối hưởng thụ tài sắc danh vọng, thì khả năng phán đoán của họ sẽ bị ảnh hưởng, thậm trí đánh mất luôn trí tuệ của mình.
6. Tuyệt tích dịch, vô hành địa nan
Không bước đi thì đương nhiên sẽ không để lại dấu vết nào, nhưng bước đi mà lại không để lại vết tích, thì là vô cùng khó. Mỗi ngày chúng ta đều phải làm, đều phải phụ trách rất nhiều việc, và làm việc thì không thể không nghĩ đến hậu quả, đây chính là “nhân quả”.
7. Tri bất khả nại hà nhi an chi nhược mệnh, duy hữu đức giả năng chi
Trong công việc cũng như trong cuộc sống, tất nhiên sẽ gặp những khó khăn không cách nào thay đổi. Bình tĩnh chấp nhận sự thực, đây chính là trí tuệ của người có đạo đức cao thượng.
8. Dĩ chúng tiểu bất thắng vi đại thịnh
Trong những vấn đề nhỏ, không phân bua thắng bại, giành được thắng lợi trong những chuyện lớn thì mới thực sự là thắng lợi. Chỉ vì chút đỉnh lợi ích nhỏ mà người tranh kẻ đoạt, là việc mà trí giả không muốn làm. Tâm thái phóng khoáng nhìn đến những mục tiêu cao hơn, mới có thể đạt được những thành công lớn.
9. Phu dĩ lợi hợp giả, bách cùng họa hoạn hại tương khí dã
Những người vì lợi ích mà đến với nhau, tất nhiên sẽ vì khó khăn mà vứt bỏ nhau. Tình hữu nghị có xuất phát điểm từ danh lợi, sẽ kết thúc vì các vấn đều liên quan đến danh lợi; còn tình hữu nghị đích thực, là đến từ sự tương đồng trong xu hướng và lý tưởng sống.
10. Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ; quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt
Quân tử vì nghĩa mà tương giao, giao tình giữa họ bình thản như nước; tiểu nhân vì lợi mà tương giao, giao tình giữa họ giống như vị ngọt ngào của rượu ngon, thiệt một chút là không được, rất dễ tan vỡ.
(Sưu Tầm)
Sửa bởi DucBichPham: 25/08/2016 - 18:20
Thanked by 3 Members:
|
|
#510
Gửi vào 25/08/2016 - 20:44
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












