

Góc thư giãn,
#481
Gửi vào 19/08/2016 - 22:31
Chuyện vui về Khổng Tử
Khổng Tử nói chuyện vớí học trò Tử Lộ:
Khi ta đúng mà kẻ nào nói ta đúng thì kẻ đó là bạn ta.
Khi ta sai mà kẻ nào nói ta sai thì kẻ đó là thày ta.
Khi ta sai mà kẻ nào nói ta đúng thì kẻ đó là kẻ thù của ta.
Học trò xin hỏi:
Thưa thày, nếu khi ta đúng mà kẻ nào nhất định nói ta sai thì sao?
Khổng Tử trả lời:
Thì kẻ đó đích thực là vợ ta chứ còn ai nữa!!!
Thanked by 4 Members:
|
|
#482
Gửi vào 19/08/2016 - 22:58
Em bán bất động sản, em chỉ cần 10 đơn một ngày thôi, anh đào tạo em nhé ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#483
Gửi vào 19/08/2016 - 22:59
Phải chi đừng nghi ngờ người ta là tuyên truyền cho "nước lạ" hay tham gia "tổ chức lạ" để chống phá thì bạn đã được nghe nhiều về kinh nghiệm sống của người ta.
NgocNuong, on 19/08/2016 - 21:16, said:
Trong rất nhiều băng giảng pháp sư Tịnh Không nhắc đi nhắc lại đạo Phật hiếu vi tiên, trong cuộc sống thường ngày phải biết giữ gìn thân mạng, thân thể nếu bị tổn hại khiến bậc cha mẹ rất đau lòng, đây là bất hiếu. Cúng dường bằng thân mạng há khiến cha mẹ chịu nỗi đau tột cùng mà nhân gian gọi đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.
Và Thích Ca Mâu Ni, ngài dạy :
-- Này Ananda, các cây sala song thọ tự nhiên TRỔ HOA TRÁI MÙA tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung **** trên thân Như Lai để cúng dường. Những THIÊN HOA MANDÀRAVA từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung **** trên thân Như Lai để cúng dường. BỘT TRỜI Chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung **** trên thân Như Lai để cúng dường. NHẠC TRỜI trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. THIÊN CA trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.
Nhưng, này Ananda, NHƯ VẬY KHÔNG PHẢI kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai.
Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nàoTHÀNH TỰU CHÁNH PHÁP VÀ TÙY PHÁP, SỐNG CHƠN CHÁNH TRONG CHÁNH PHÁP, HÀNH TRÌ ĐÚNG CHÁNH PHÁP, THỜI NGƯỜI ẤY KÍNH TRỌNG, TÔN SÙNG, ĐẢNH LỄ, CÚNG DƯỜNG NHƯ LAI VỚI SỰ CÚNG DƯỜNG TỐI THƯỢNG.
Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì ĐÚNG CHÁNH PHÁP. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.” (Hết trích)
Còn cái này là đúng chứ không sai, nhưng chỉ là hồ sơ nộp để xét tuyển xin vào hàng Thanh Văn & Duyên Giác mà thôi.
Tôi cũng sẽ rút lui vì bây giờ cũng bắt đầu tập " ừ gái đẹp" , "ừ đi mất".
Tôi rất ghét cái thứ xỏ xiên, tự cho mình là hiểu rõ bản chất ... tự cho mình là Thái tuế, rồi đi móc máy xỏ xiên người người khác.
Thanked by 2 Members:
|
|
#485
Gửi vào 19/08/2016 - 23:12
" Cúng dường có một ý nghĩa ban đầu là tin và theo "
Nguyên văn, không dám nói dài dòng nữa, sợ bị gõ đầu nữa.
Sửa bởi bandofbrothers: 19/08/2016 - 23:13
Thanked by 1 Member:
|
|
#487
Gửi vào 20/08/2016 - 08:00
Thanked by 1 Member:
|
|
#488
Gửi vào 20/08/2016 - 11:01
Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống của con người, từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi nhắm mắt và những đời sống kế tiếp. Nếu người Phật tử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành để đạt được tới chỗ an lạc, hạnh phúc trọn vẹn.
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối, cuốn hút chúng ta làm theo. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.
Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống của con người, từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi nhắm mắt và những đời sống kế tiếp. Nếu người Phật tử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành để đạt được tới chỗ an lạc, hạnh phúc trọn vẹn.
Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, và cũng chính chúng ta là chủ nhân chịu thọ quả báo. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình tạo ra, được sinh ra từ nghiệp, và bị nghiệp trói buộc trở lại. Bởi nghiệp là hành động, là thói quen, nên chúng ta có thể thay đổi được, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực và kiên trì, bền chí.
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa một chiều, hễ nói nghiệp thì phải là điều xấu, điều ác. Kỳ thật, nghiệp cũng có xấu và cũng có tốt, nghiệp cũng có nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp tuy không có hình tướng cụ thể, nhưng nghiệp có khả năng chi phối sai sử làm cho con người khốn khổ và si dại vì nó.
Báo là đền trả một cách công bằng và xứng đáng, không thiên vị, không sai lệch, không tiêu mất. Ai có cố ý, cố tâm hành động hoặc tốt, hoặc xấu sẽ gặt quả một cách bình đẳng. Nghiệp đã gieo dù trăm kiếp, ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.
Hình ảnh bà vợ thứ tư là chỉ cho nghiệp riêng của mỗi người chúng ta. Thường thì cuộc sống ở thế gian ít ai quan tâm đến vấn đề này, ta chỉ một bề trau chuốt làm đẹp, bồi bổ cho sắc thân, làm cho thật nhiều tiền nên bất chấp mọi thủ đoạn, miễn sao để có lợi cho mình, người thân, và bảo vệ họ hàng gần xa.
Ta lo lắng làm sao cho có thật nhiều tiền và tìm đủ mọi cách bảo bọc, che chở cho những người thân thuộc mà quên rằng, những gì ta đang làm đến khi chết không mang theo được một thứ gì dù là cái nút áo cũng bị cắt lại. Xưa có một gia đình nọ, người vợ thì sống hiền lương đạo đức, biết bổn phận và trách nhiệm, siêng năng làm việc, nuôi dạy con cái đàng hoàng, ngược lại ông chồng thì suốt ngày bê tha, rượu chè, cờ bạc.
Mỗi lần ông cờ bạc thua về nhà là ông kiếm chuyện chửi mắng, đánh đập để bà phải xì tiền ra đưa cho ông. Con cái, người thân, láng giềng, hàng xóm, ai thấy cũng đau lòng, thắc mắc tại sao bà không chịu ly dị cho rồi, cứ để ông hành hạ khổ sở như thế? Nhưng khi hỏi bà thì bà nói không thể ly dị vì bà còn thương, sợ ông khổ. Có nhiều gia đình có những đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, phá gia sản, cầm cố nhà cửa, làm hại đủ thứ. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từ bỏ, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con cái. Để thấy cái nghiệp riêng của người, mình là kẻ ngoài cuộc không có nghiệp đó thì không thể chấp nhận, không chịu nổi. Còn người đã có nghiệp, có nợ nần với nhau, dù bị chửi mắng, đánh đập, phá phách, đối xử tàn tệ, người ta vẫn chấp nhận chung sống, không thể xa rời nhau được.
Như vậy, nếu biết được mỗi người có cái nghiệp riêng thì chúng ta có thái độ sống hết sức dung hòa, không thắc mắc, không trách cứ những hoàn cảnh khó khăn, rắc rối mà người trong cuộc không thể giải quyết dứt khoát được, vì nghiệp riêng của họ. Cho nên, nghiệp theo ta như bóng với hình từ đời này sang kiếp nọ, đến khi hết nợ nần với nhau mới thôi.
Ấy thế mà, đa số chúng ta lại hay lãng quên mà giống như ông trưởng giả, chỉ lo lắng, quan tâm đến ba bà vợ trước, chờ khi quả khổ đến mới than vãn, trách móc, đổ thừa tại, bị, thì, là…, rồi kêu Phật trời cứu cho. Trời Phật nào giúp cho ta được chỗ này, bụng làm thì dạ chịu chứ cầu cứu ai thế cho mình được dù là thân thương như cha mẹ. Ta có niềm tin, ta có hiểu biết, ta có quán chiếu, ta có trái tim, mà không ai chịu vận dụng để thừa hưởng cái tinh hoa đó, ta cứ suốt ngày chạy theo công danh sự nghiệp, gia đình, người thân, cho đến khi ra đi chỉ mang theo nghiệp tốt hoặc xấu mà thôi. Tốt thì đi ba đường trên hưởng phước báo cõi trời, người và thần A Tu La, xấu thì bị đọa ba đường dưới địa ngục, quỷ đói và súc sinh, chịu nhiều ngu si và khổ đau vô cùng.
(Theo Thích Đạt Ma Phổ Giác)
Sửa bởi DucBichPham: 20/08/2016 - 11:08
Thanked by 4 Members:
|
|
#489
Gửi vào 20/08/2016 - 11:42
Bộ phim này tôi thấy hay, ở tập đầu mình cứ tưởng mấy tay đi đánh nhau là vì tiền, ai dè xem đến tập 9 rồi mới thấy nó hay.
Cái bà vợ ông tướng Đức bị chết trận ngày hôm trước khi bắt gặp Đại úy Nixon ở trong nhà mình còn vênh váo, ra vẻ kiêu sa tin là chồng mình là vì chính nghĩa mà hy sinh, ai dè ngày hôm sau đi đào hố chôn các xác nạn nhân trong trại tù, bắt gặp lại ánh mắt của ông Đại úy Nixon thì mới lấm lét, thẹn thùng, xấu hổ vì thấy được sự thật phũ phàng.
Còn chuyện cổ tích công chúa - hoàng tử thì thời nay thì chẳng gì hay bằng phim Gã chằng tinh Shrek.
Tôi xem kinh xong cứ khóc, tôi mới hỏi Thầy tôi là hiện tượng này lạ quá, không biết là đúng hay sai, Thầy tôi nói là :
" À thì cũng giống như người ta, đi xa lâu ngày, giờ quay về nhà thấy người thân của mình thì có người cười, có người khóc chứ có gì đâu là đúng với sai ở đây ".
Thanked by 1 Member:
|
|
#490
Gửi vào 20/08/2016 - 12:10
Xem cái này chẳng là vui hơn sao !
"Quả trứng" cuối cùng hiểu được Puss, nên quả trứng buông tay ra và rơi xuống.
Sửa bởi bandofbrothers: 20/08/2016 - 12:11
Thanked by 3 Members:
|
|
#491
Gửi vào 20/08/2016 - 13:02
Tình yêu.
Tình Bạn.
Thanked by 1 Member:
|
|
#492
Gửi vào 20/08/2016 - 19:46
#493
Gửi vào 20/08/2016 - 19:59
ậu bé ăn mày mù cuối cùng đã vui vẻ chấp nhận số phận của mình. Thì ra cậu đã biết được nguyên nhân vì sao mà bản thân phải chịu nhiều đau khổ đến vậy!
Ngày nọ, một người ăn mày mù bị một đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ sưng với vẻ mặt không hề tức giận. Vừa dùng tay xoa xoa chỗ đau, vừa cười cười. Một người ăn mày khác nhìn thấy vậy cảm thấy vô cùng khó hiểu, liền hỏi: “Cậu mỗi lần bị đánh đều vui tươi hớn hở. Lòng của cậu sao có thể độ lượng rộng lớn như vậy?”
Người ăn mày mù nói: “Tôi đang tìm lại phúc báo của mình!”
“Thật là khó hiểu?”, người ăn mày ngồi bên cạnh thốt lên.
Người ăn mày mù trầm ngâm một lát rồi nói: “Tôi sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện này thì cậu sẽ hiểu ngay!”
Nói rồi, người ăn mày mù bắt đầu cất lời kể:
“Trước đây rất lâu rồi, cách kinh thành không xa có một gia đình giàu có, chủ nhân tên là Lý Phóng. Mặc dù vô cùng giàu có nhưng mãi đến tuổi trung niên, vợ chồng họ mới có con nên vô cùng vui mừng và đặt tên là Đại Hỷ. Hai vợ chồng họ vui mừng quá không biết đối xử với đứa con này thế nào cho phải nên nuông chiều Đại Hỷ từ bé, muốn gì được đấy, thậm chí đứa trẻ muốn đánh ai thì đánh, cả gia đình và người ở đều vui vẻ tiếp nhận.
Khi Đại Hỷ lớn lên, cậu ta càng hoành hành ngang ngược, khiến cho hàng xóm láng giềng sống cũng không được yên thân. Mỗi ngày Đại Hỷ đều tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc.
Một ngày, Đại Hỷ đang đi trên đường thì gặp một cô gái xinh đẹp, hắn ta lập tức nảy sinh ý đồ xấu, có hành vi khiếm nhã với cô gái. Cô gái đang lúc sợ hãi thì gặp được một vị lão hòa thượng cứu đi.
Ngày hôm sau, Đại Hỷ tìm đến ngôi chùa mà vị lão hòa thượng kia sinh sống. Vừa bước vào cửa chùa thì lão hòa thượng cũng từ cửa chính đi ra. Đại Hỷ đoán rằng cô gái đó trốn ở bên trong nên muốn xông vào tìm nhưng bị lão hòa thượng ngăn lại. Đại Hỷ không nói không rằng, dùng gậy gỗ đánh vào đầu lão hòa thượng. Có lẽ, vì đánh trúng vào huyệt nên lão hòa thượng lăn đất bất tỉnh và qua đời.
Đại Hỷ bị quan phủ bắt và kết tội phải đền mạng. Hắn ta không những không hối cải mà còn đổ tội cho vị lão hòa thượng đã chiếm đoạt cô gái kia của anh ta. Gia đình vì muốn giải vây miễn tội cho con trai, nên đã bán sạch gia tài để nhờ quan huyện tha mạng cho. Ngay khi chuộc Đại Hỷ về, không ngờ đêm đó nhà họ bị cháy dữ dội, người mẹ bị lửa bốc lên làm mù mắt, người cha bị bỏng liệt người, rồi qua đời sau đó không lâu.
Cả người cả của đều bị tan biến mất, lúc này Đại Hỷ mới bừng tỉnh ngộ. Hắn ra sức làm mọi cách hiếu kính với mẹ, làm các việc mà xưa nay chưa từng làm như nấu cơm, giặt quần áo, đi làm thuê kiếm gạo. Cứ như vậy mãi cho đến khi người mẹ qua đời. Mấy năm sau, Đại Hỷ cũng vì bị bệnh tật không có tiền cứu chữa mà ra đi.
Đại Hỷ khi xưa chính là tôi ở kiếp này. Ngay từ khi ra đời tôi đã bị mù và bị cha mẹ bỏ rơi. Người nhặt tôi về nuôi chính là một người phụ nữ nhặt ve chai tàn tật. Tôi dựa vào sự chăm sóc của mẹ nuôi mà lớn lên. Sau đó, mẹ nuôi của tôi vì bị bệnh mà qua đời. Tôi lại trở thành đứa trẻ mù mồ côi.
Hôm ấy vì quá đau khổ, tôi đã đến bên mộ của mẹ nuôi tôi ngồi tựa vào đó mà khóc, tôi gào khóc đến chết đi sống lại, vừa khóc vừa trách mắng ông trời bất công, mãi cho đến lúc mệt quá mà thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc ngủ thiếp đi ấy, tôi đã gặp một ông lão tóc bạc phơ, mờ ảo hiện ra.
Ông lão ấy đưa tay vẽ một cái, làm tái hiện lên rất nhiều việc hung ác khiến tôi thấy sợ. Cuối cùng ông lão thở dài nói:
‘Tất cả những tội ác ban nãy ngươi chứng kiến, đều là ngươi đã làm ở kiếp trước đấy! Tội nghiệp của ngươi quá lớn, không những bắt nạt con trai, ức hiếp con gái, tiêu xài phung phí mà điều không thể tha thứ chính là phỉ báng, đánh chết ngươi người tu hành.
Tội nghiệp vô cùng sâu nặng, nhưng niệm tình ngươi cuối cùng đã biết tận hiếu với mẹ già nên ngươi mới được đầu thai làm người. Được làm người nhưng phải chịu tội, ba đời không có tiền bạc, ba đời không có hôn nhân, ba đời làm ăn mày mù.
Mẹ nuôi của ngươi ở kiếp này chính là mẹ của ngươi ở kiếp trước, bởi vì kiếp trước ngươi có hiếu với mẹ nên kiếp này bà ấy đã nhận nuôi ngươi khôn lớn. Ở kiếp này, nếu như ngươi có thể giữ được tâm tính làm người tốt thì mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng, khổ tận cam lai, kiếp sau sẽ có phúc báo!'”.
****
Người xưa thường nói: “Người đáng thương tất có chỗ đáng giận!”. Từ câu chuyện có thể thấy, thiện ác có báo là thiên lý. Hãy hành thiện tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!
Theo Daikynguyenvn
Thanked by 4 Members:
|
|
#494
Gửi vào 20/08/2016 - 20:11
Tháng 7-2011, Công an Trung Quốc đã bắt giữ và khởi tố 24 bị can, trong đó có 10 người Việt Nam về hành vi mua bán trẻ em, giải cứu 10 bé trai sơ sinh bị mua bán sang Trung Quốc. Tại thời điểm đó, cháu nhỏ nhất mới 10 ngày tuổi, cháu lớn nhất là 7 tháng tuổi. Sau đó, các bé đã được Công an Trung Quốc bàn giao lại cho Công an Việt Nam.
Cho đến nay, Công an Việt Nam đã xác minh được người thân của 2 bé, 8 bé còn lại đang được chăm nuôi tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Cục CSHS đề nghị gia đình, người thân các cháu hoặc những ai biết thông tin sự việc sớm liên hệ với Cục CSHS, Bộ Công an theo địa chỉ 14/55, Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), điện thoại 043.7236454.
Thanked by 3 Members:
|
|
#495
Gửi vào 20/08/2016 - 23:03
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
9 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












